Nguyên- nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Kỳ 3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa

Phe Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?

Về sự kiện vua Bảo Đại “thoái vị”, giao ấn kiếm, biểu tượng quyền uy của Hoàng đế Đại Nam cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Sử gia Việt Nam thuộc phe Quốc gia biện hộ rằng, Bảo Đại thoái vị là do các báo cáo sai lạc của Khâm sai Phan Kế Toại (Khâm sai: commissaire impérial, là chức quan do vua phong để làm một phận sự nào đó). Sự kiện này kiểm chứng (từ các tài liệu và nhân chứng lịch sử) là đúng.

Nhưng có hai sự kiện khác quan trọng hơn mà không thấy sử gia nào nói tới.

Một là, đó là lực lượng Việt Minh do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo là “đồng minh của phe Đồng Minh chống Nhật”. Tức phe ông Hồ đứng về bên thắng cuộc Thế chiến thứ II.

Việt Minh do có hợp tác với đội OSS của Mỹ (OSS là tiền thân của CIA, thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược của Mỹ) từ khi Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhật. Đội quân này (có huấn luyện bộ đội Việt Minh) cùng hoạt động trên vùng biên giới Việt-Trung, mục đích yểm trợ các lực lượng chống Nhật ở vùng Hoa Nam.

Thời cơ đưa đẩy, lực lượng Việt Minh của ông Hồ đứng về “phe chiến thắng” trong Thế chiến Thứ hai.

Qua tài liệu phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), sáng lập đảng Tân Đại Việt, do GS Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại học George Mason, thực hiện tại Houston, Hoa kỳ năm 1987. Tài liệu này được GS Hùng viết lại và công bố trên trang web cá nhân ngày 24 tháng 6 năm 2022. Nguyên văn dẫn lại như sau:

“Vấn đề quan trọng nhứt là vấn đề Phan Kế Toại. Bởi vì con Phan Kế Toại là phe Cộng Sản. Hai người, tên là Phan Kế Ninh – một người tên Phan Kế Ninh, một người Phan Kế An hay gì tôi không nhớ rõ lắm. Nhưng mà hai người con Phan Kế Toại là cán bộ Cộng Sản, thành ra nó làm cho ông Phan Kế Toại nghĩ là Cộng Sản rất mạnh. Bởi vì nó đã mang những truyền đơn của Việt Minh nó bỏ trong phòng ngủ của ông Phan Kế Toại — là Khâm sai. Mà trong tất cả mấy gian phòng đều bỏ hết. Thành ra ông ông Phan Kế Toại yên trí là Việt Minh trong lúc đó, ông lên văn phòng của ông, ông nói là đến phòng của ông mà nó còn vào được thì nó phải mạnh ghê lắm. Vì thế cho nên ông Phan Kế Toại đã thiên về vấn đề đi theo Cộng Sản từ lúc đó. Và chính cái báo cáo của ông làm cho Bảo Đại phải phải bị lay chuyển mà chấp nhận thoái vị”.

Cũng theo GS Huy (tài liệu đã dẫn): “Báo cáo thiên vị Việt Minh của ông khiến Bảo Đại từ chức, tạo cho Việt Minh tư cách hợp pháp chính trị. Tính cách hợp pháp này và tư cách là “đồng minh của Đồng Minh” làm các đảng phái Quốc Gia bị lép vế trước và sau ngày 19/8. Tư cách này không còn nữa sau khi Pháp trở lại miền Nam”.

Tức là theo GS Huy, nguyên nhân thoái vị của Bảo Đại gồm hai lý do: 1/ Báo cáo của Phan Kế Toạt thổi phồng lực lượng Việt Minh đông đảo hơn phe Quốc gia và 2/ Việt Minh là “đồng minh của Đồng minh”. Tức Việt Minh đứng về “phe chiến thắng”.

So sánh với các nhân chứng là lãnh tụ các đảng chính trị như Việt Nam Quốc Dân đảng và đảng Đại Việt (qua các bản phỏng vấn của GS Nguyễn Mạnh Hùng công bố trên cùng trang web) ta thấy nội dung các điều trên không có sai biệt.

Bản báo cáo của Khâm sai Phan Kế Toại (do con cái đã theo Việt Minh) không đánh giá đúng lực lượng của Việt Minh. Theo GS Huy, cùng thời kỳ lực lượng của Đại Việt mạnh hơn Việt Minh.

Dữ kiện từ bài phỏng vấn GS Huy của GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Trường Lục quân Yên Bái do Trương Tử Anh lập với huấn luyện viên người Nhật. Trước ngày khởi nghĩa, ông Anh ra lệnh kéo quân từ Yên Bái về Hà Nội và hẹn với Trần Kim Thành của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội kéo quân từ Móng Cái về. Đến Hưng Yên thì bị vỡ đê, cả hai cánh quân đều không về được Hà Nội. Tới nơi thì Việt Minh đã cướp chính quyền”.

Yếu tố “đê vỡ nên không về được tới Hà Nội” so sánh lại thấy có mâu thuẫn với các nhân chứng khác. Dầu vậy, đây là sự kiện không quan trọng làm thay đổi thời cuộc.

Hai là, theo tôi, khiến các lực lượng quân sự của phe Quốc gia không về Hà Nội để “lấp khoảng trống quyền lực” sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đó là tất cả các phe phái quốc gia đều ủng hộ Nhật.

Sự kiện “vỡ đê” có thể chỉ là cái cớ. GS Huy cũng nhìn nhận rằng, lực lượng của phe Quốc gia không dám chiếm quyền lực là vì lo ngại bị Đồng minh “xử” chung với Nhật.

Tức là phe quốc gia đã chọn đứng về bên thua cuộc.

Nước Ý giờ thứ 25, mặt trận Châu Âu, Đức-Ý đã thua Đồng minh (từ tháng 6-1945) rồi. Nhưng đến tháng 8, thấy Nhật sắp thua, Ý bèn “tuyên bố chiến tranh” với Nhật. Mục đích chỉ để “đứng về phe thắng trận”. Nước Nga cũng vậy. Vấn đề là phe Quốc gia không ai thấy (biết) sự việc này để chọn phe.

Phe quốc gia mất “chính nghĩa” từ thời điểm này.

Về tuyên ngôn độc lập 12-3-1945 của Bảo Đại

Sau khi “đảo chánh” Pháp thì Nhật trả độc lập “Đế quốc Việt Nam” cho Bảo Đại. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại trao “tuyên ngôn độc lập” cho đại diện Nhật là Đại sứ Yokoyama. Nội dung Tuyên ngôn có đoạn:

Chiếu tình hình thế giới nói chung và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ và đất nước thu hồi độc lập chủ quyền quốc gia” (CRVN, page 162).

Câu hỏi đặt ra là, Tuyên ngôn này có “giá trị pháp lý” hay không? Theo tôi, một bên có thể đơn phương hủy bỏ kết ước, vì một lý do nào đó, như vì “hiệp ước bất bình đẳng”.

Trường hợp Việt Nam phức tạp vì hai đế quốc Pháp và Trung Hoa (nhà Thanh), hai đế quốc “bảo hộ” Việt Nam, có ký Hiệp ước Thiên Tân 1885. Nội dung hiệp ước, nhà Thanh đồng ý “nhượng” Việt Nam lại cho Pháp.

Mặt khác, theo các nguyên tắc “debellatio” trong chiến tranh, bên chiến thắng có quyền quyết định mọi tài sản, kể cả lãnh thổ và dân chúng của phe chiến bại.

Sau khi Nhật ký văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật phải tuyên bố từ bỏ tất cả các vùng lãnh thổ do Nhật chiếm đóng trước kia. Ngay cả lãnh thổ nước Nhật cũng phải giao cho Mỹ quản lý. Riêng các chính phủ do Nhật lập nên ở các vùng lãnh thổ (như Bảo đại ở Việt Nam) thì không được nhìn nhận.

Tức là “Đế quốc Việt Nam” của Bảo Đại là một thực thể chính trị không có tính chính danh và không được quốc gia nào nhìn nhận. Điều này khiến cho “danh nghĩa pháp lý”của phe Việt Minh khi nhận chiếu thoái vị của Bảo Đại bị khuyết tật.

Ông Hồ không thể nhận chủ quyền Đế quốc Việt Nam do Bảo đại trao cho. Nguyên tắc luật học “người ta không thể cho cái mà người ta không có”.

Về “giải pháp Bảo Đại”

Một dấu ngoặc nói về thủ tục “thoái vị”. Bảo Đại có thể “thoái vị” và “nhường ngôi” cho một vị hoàng thân quốc thích nào đó của nhà Nguyễn. Nhưng về nguyên tắc thì Bảo Đại không thể đơn phương tự lấy quyết định giao ấn kiếm, biểu tượng quyền lực nhà Nguyễn, giao cho một người hay một tổ chức không thuộc hoàng gia. Nhứt là khi hành vi này kết liễu triều đại nhà Nguyễn. (Tức là Bảo Đại tự kết liễu nền phong kiến chứ không do CSVN đánh đổ như họ đã tuyên truyền).

Tháng 4 năm 1949, Bảo Đại lại nhận lời Pháp, đứng ra lãnh đạo “Quốc Gia Việt Nam – Etat du Viet Nam”. Bảo Đại trở thành người thiếu lương thiện. Đã giao quyền lực “Đế quốc Việt Nam” (tức giao chủ quyền Việt Nam) tháng 8 năm 1945 cho ông Hồ rồi. Lý do gì lại ra lãnh đạo “Quốc gia Việt Nam” tháng 4 năm 1949 để cạnh tranh với ông Hồ?

Bảo Đại tự biện: “Bởi vì từ 1946 đến 1949, đó là sự trống rỗng chính trị toàn diện. Nếu tôi chưa xuất hiện, con người vốn sợ sự trống rỗng, thì nước Việt Nam sẽ đi về đâu?” (Dẫn từ Con Rồng Việt Nam, trang 354).

Bảo Đại làm như Việt Nam hết người. Đây là sự lựa chọn của người Pháp. Còn gọi là “giải pháp Bảo Đại”. Đơn giản vì Bảo Đại dễ bảo, thiếu kiến thức chính trị và nhứt là “ham chơi” hơn việc “trị quốc”.

Thực tế thì cũng có những giải pháp khác, như giải pháp Bảo Long (với hoàng hậu Nam Phương đóng vai nhiếp chính) hay giải pháp Vĩnh San (vua Duy Tân).

Quốc gia Việt Nam chỉ có một. Quyền lực chủ tể (chủ quyền) của Việt Nam cũng chỉ có một.

Nếu so sánh được, chủ quyền quốc gia Việt Nam như “sổ đỏ”, tờ chứng nhận chủ quyền của triều đại nhà Nguyễn trên ngôi nhà Việt Nam. Bảo Đại đã tự tiện giao “sổ đỏ” này cho Việt Minh rồi (ngày 30 tháng 8 năm 1945). Sau đó Bảo Đại nhận lại “sổ đỏ” chứng nhận sở hữu ngôi nhà Việt Nam khác, lần này do Pháp cấp.

Đã giao cho ông Hồ “Đế quốc Việt Nam” rồi, thì “Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại sau này là quốc gia Việt Nam nào?

Hai cuốn “sổ đỏ” phải có một là “giả, ngụy”. Sổ giả là sổ nào?

Vì vậy phía CSVN mới có cớ gọi “quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại là “ngụy”. Các nhà nước VNCH kế thừa Quốc gia Việt Nam sau này, vì vậy cũng đều là “ngụy”.

Phe Quốc gia đã có thể những làm điều gì để “giải Ngụy”?

Không ai phủ nhận cá nhân cụ Trần Trọng Kim cũng như thành quả của chính phủ Trần Trọng Kim sau 6 tháng làm việc. Nhưng càng củng cố tính chính đáng của chính phủ Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại thì phe quốc gia càng sa lầy vào vũng bùn “ngụy” do CS gài ra.

Ảnh: Tổng lý Nội các Trần Trọng Kim đọc bản tuyên cáo với quốc dân qua máy truyền thanh. Phía sau là các vị bộ trưởng. Huế ngày 8 tháng 5 năm 1945. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Vấn đề là “giải Ngụy” bằng cách nào? Đến nay, 49 năm lưu vong, vẫn chưa thấy sử gia, nhân sĩ quốc gia nào giải được.

________

(Tác giả Trương Nhân Tuấn đặc biệt gởi lời trân trọng cám ơn đến GS Nguyễn Mạnh Hùng vì các tài liệu đã công bố. Cũng xin cáo lỗi cùng GS Hùng vụ tự tiện dẫn các tài liệu mà không xin phép trước).


 

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 2)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 

Kỳ 2: Yếu tố tinh thần đấu tranh

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước, dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước, chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Một chuyên gia quân sự Tây phương, lúc bàn luận chiến sự Ukraine trên TV vài tuần trước, có nói câu đại khái như sau: “Người ta không sợ một đoàn quân sư tử do con cừu chỉ huy mà người ta chỉ sợ một đàn cừu do con sư tử lãnh đạo”.

Ta có thể hiểu rằng, chuyên gia ám chỉ đạo quân hỗn hợp dân-quân Ukraine là một “đàn cừu” được con sư tử Zelensky chỉ huy.

Trên chiến trường thực tế cho thấy dân và quân Ukraine cực kỳ lợi hại. Đúng trên quan điểm “cừu, sử tử” của chuyên gia quân sự. Nhìn lại hai đạo quân thân Mỹ ở Kabul và Sài Gòn. Các chiến binh của hai đạo quân này có nỗ lực chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ hay không? Hai đạo quân này do cừu hay do sư tử chỉ huy?

Theo tôi yếu tố dũng mãnh của cấp chỉ huy chưa đủ để thắng trận.

***

Sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội Afghanistan thân Mỹ ở Kabul, 30 tháng 8 năm 2021, nhiều người đã so sánh với trường hợp sụp đổ VNCH 30 tháng 4 năm 1975. Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, cũng như ở Afghanistan, bằng một “hiệp ước hòa bình”. Sự so sánh đầy ác ý nhưng không phải là không có lý do.

Tại Afghanistan, ngày mà Mỹ chính thức rút quân cũng là ngày quân đội Afghanistan tan hàng và chính phủ thân Mỹ ở Kabul sụp đổ.

Tháng 2 năm 2020, chính phủ Donald Trump thỏa thuận với Taliban về thời khóa biểu và các điều kiện để quân Mỹ rút lui. Người kế nhiệm Joe Biden ra quyết định “Chiến dịch di tản 17 ngày”, thời hạn chót là ngày 31 tháng 8 năm 2021.

Người lính Mỹ cuối cùng vào đến phi trường Kabul thì quân Taliban cũng đã đuổi theo tới cửa cổng phi trường.

Người ta đặt vấn đề, với biết bao nhiêu vũ khí cùng quân trang, quân dụng của Mỹ để lại, quân đội Afghanistan hầu như không giao chiến với quân Taliban một trận nào. Thấy lính Mỹ rút lui, họ bỏ súng chạy theo. Rốt cục Mỹ phải thương lượng với phe Taliban để cuộc thoái binh diễn ra không tiếng súng.

***

Chiến tranh Việt Nam, với Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ thỏa thuận với CSVN để được “kết thúc chiến tranh” và đem lại “hòa bình trong danh dự” cho nước Mỹ. Trong vòng 60 ngày, quân Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 29 tháng 3 năm 1973. Từ đó chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc “nội chiến”.

Tương tự quân Afghanistan, Mỹ cũng để lại cho VNCH nhiều vũ khí tối tân cùng quân trang quân dụng.

Trong thời gian hơn hai năm nội chiến, quân đội VNCH một mình phải đối phó trước một đạo quân thiện chiến (gồm Việt Cộng, tức quân Mặt trận Giải phóng Miền Nam và bộ đội miền Bắc) mà đại cường Mỹ đứng đầu thế giới (cùng với đồng minh) đánh không lại. Nên biết, người Mỹ đổ 50 vạn quân, trang bị vũ khí tối tân, được hỏa lực không quân, thiết giáp, pháo binh yểm trợ… Với chiến phí lên đến cả ngàn tỉ đô la. Trong suốt 8 năm ở Việt Nam, quân Mỹ đã không đánh bại đạo quân CSVN và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Quân VNCH còn chống quân CSVN và MTGPMN trong hoàn cảnh thế giới gặp khó khăn và phương tiện quốc nội eo hẹp. Năm 1973, Trung Đông đã có cuộc khủng hoảng lớn về dầu hỏa. Giá dầu thế giới tăng vọt lên (đến 10 lần). Quân xa, phi cơ, tàu bè, chiến xa… của Mỹ để lại đa số không sử dụng được. Do thiếu xăng dầu, hoặc do hư hỏng mà thiếu phụ tùng thay thế. Hoạt động của không quân, hải quân gần như tê liệt. Các đơn vị thiết giáp, pháo binh… cũng hạn chế chiến đấu vì thiếu đạn dược và nhiên liệu.

Quân Mỹ bỏ cuộc nhưng quân đội VNCH tiếp tục cuộc chiến tranh do chính người Mỹ đã gây ra (và để lại). Nhiều đơn vị VNCH chiến đấu cho tới khi súng hết đạn. Nhiều tướng lãnh VNCH tự sát. Quân VNCH tháo lui, và thất bại, vì những mệnh lệnh bất cập (như di tản chiến thuật Tây Nguyên) đến từ Dinh Độc Lập. Cuối cùng, cũng từ Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh yêu cầu quân lính “buông súng” đầu hàng. Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

***

Quân đội Afghanistan thân Mỹ đông đảo, trên 300 ngàn quân được vũ trang tận răng. Quân Taliban hay quân chính phủ Kabul thân Mỹ cũng đều là dân Afghanistan. Phải có lý do tâm lý nào đó mà một bên sẵn sàng ôm bom để chết, trong khi bên kia lại không muốn cầm súng bảo vệ quê hương của họ.

Tương tự, quân VNCH cũng như bộ đội miền Bắc, tất cả “máu đỏ da vàng”, giống nhau “một lá gan”. Không thể phê phán bên này can đảm, bên kia hèn nhát.

***

Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tinh thần chiến đấu của dân và quân Ukraine, dưới sự chỉ huy của tổng thống Zelensky, chứng minh được hiện tượng “châu đấu đá nghiêng xe”. Quân đội Nga với một lực lượng áp đảo so với quân Ukraine, hỏa lực cũng như nhân sự. Các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương quan lực lượng hai bên với tỉ số 10/1. Không ngoại lệ, tất cả đều tiên đoán Kiev sẽ sụp đổ trong vài ngày.

Thực tế trên chiến trường chứng minh tất cả đều đoán sai. Thần chiến đấu của dân và quân Ukraine thể hiện như là con gà mẹ dũng mãnh, liều chết, quyết chiến đấu chống lại con diều hâu hung tợn để bảo vệ đàn con. Các nhà quan sát quốc tế đồng thuận ở một điều là, yếu tố Zelensky đóng vai trò cốt lõi.

Dân và quân Ukraine, nếu không có một Zelensky cực kỳ thông minh, biết vận dụng mọi cơ hội để được sự ủng hộ của quốc tế, lúc sứ quán Mỹ đề nghị di tản Zelensky và gia đình, ông này trả lời sứ quán Mỹ rằng: “Chúng tôi cần vũ khí chớ không cần một chuyến taxi”.

Zelensky đã thành công trong việc kích động tinh thần “quốc gia dân tộc” trong toàn thể dân chúng Ukraine, cũng như xiển dương một “quốc gia Ukraine độc lập có chủ quyền” trước trường quốc tế.

Ukraine là một “quốc gia” mới được khai sinh, năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã. Trong khi dân Nga và dân Ukraine có cùng một nguồn gốc, cùng một “nation”.

Không có Zelensky chắc gì dân và quân Ukraine đã có được tinh thần “quốc gia dân tộc” mãnh liệt như hôm nay?

Không có một Zelensky chưa chắc quốc tế đã ủng hộ và viện trợ vũ khí cần thiết để cho Ukraine tự vệ như đã thấy.

Cuộc biểu quyết ở LHQ tháng 3 năm 2022, ta thấy, đại đa số các quốc gia lên án Nga “xâm lược” Ukraine. Dư luận quốc tế, ngay cả Tổng thống Biden, lên án Putin phạm tội ác diệt chủng (crime génocide). Dư luận quốc tế, thông qua ý kiến một cựu thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế, cũng lên án quân Nga phạm tội ác chiến tranh (crime de guerre).

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự dẫn trên, so sánh ba quân đội, đâu là cừu, đâu là sư tử?

Ý kiến của chuyên gia nhấn mạnh ở tinh thần chiến đấu của cấp chỉ huy.

Mỹ vào Việt Nam cũng như vào Afghanistan. Mạnh vì gạo bạo vì tiền, người Mỹ trực tiếp hay gián tiếp, chỉ huy tất cả. Cấp chỉ huy Mỹ có phải là những con sư tử dũng mãnh hay không? Chuyện này hãy để sử gia Mỹ thẩm định.

Rõ ràng quân đội thân Mỹ ở Kabul, những ngày cuối Mỹ rút quân, đã tan đàn rã nghé. Họ không có tinh thần chiến đấu.

Còn quân VNCH?

Quân VNCH thừa dũng cảm nhưng theo tôi, yếu tố dũng cảm của đạo quân không đủ để một bên giành chiến thắng.

Vấn đề đặt ra, VNCH và Afghanistan có sụp đổ hay không, nếu dàn lãnh đạo VNCH (và Afghanistan) có một nhân sự bản lĩnh như Tổng thống Zelensky?

***

Trường hợp Việt Nam, ý kiến cá nhân tôi, từ khi hiệp định Genève 1954, số phận của VNCH đã là “chiến trường”, sinh ra nếu không chiến thắng ắt là hủy diệt. Người Mỹ lật đổ ông Diệm năm 1963, sau đó đổ quân vào trực tiếp mở đầu cuộc chiến tranh. Sự tồn tại của VNCH đã bắt đầu tính ngày.

Hiệp định Genève 1954, các đại cường cam kết dân tộc (nation) Việt Nam là một khối duy nhứt, không thể phân chia. Lãnh thổ Việt Nam ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc về một quốc gia Việt Nam duy nhứt. Vĩ tuyến 17 chỉ là “lằn ranh quân sự tạm thời”.

VNCH cùng số phận với Đài Loan – Lục địa và Nam Hàn – Bắc Hàn, là những quốc gia bị phân chia (Etats divisés – States Divided). Khi mà một bên có thể vịn lý do thống nhứt (hay giải phóng) đất nước để gây chiến tranh thì bên kia (như VNCH) trước sau cũng sẽ trở thành bãi chiến trường.

Miền Nam và Mỹ “đồng sàng dị mộng” về nội dung Hiệp định Genève 1954. Mỹ không nhìn nhận nội dung Hiệp định vì đã bỏ qua “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam”. Tức là Mỹ hàm ý miền Nam đã là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Phía Quốc gia Việt Nam, Bảo Đại làm quốc trưởng, lại không nhìn nhận Hiệp ước vì điều khoản “chia đôi đất nước”. Tức là Bảo Đại muốn một Quốc gia Việt Nam bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Năm 1965, vịn vào “biến cố vịnh Bắc Việt”, Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Mỹ còn “đồng sàng dị mộng” với tất cả các đồng minh cật ruột.

Trong lúc Tổng thống Johnson tuyên bố, “chúng ta sẽ không thất trận. Chúng ta sẽ không thối chí”, thì quan điểm của thủ tướng Wilson nước Anh (tháng 2 năm 1965), “chỉ có sự tôn trọng toàn diện các điều ước của hiệp định Genève mới đưa tới sự đình chỉ cuộc chiến tranh, do đó chấm dứt cuộc xâm lăng miền Nam do CS miền Bắc chủ trương”. Tổng thống De Gaulle nước Pháp (tháng 7 năm 1964) biểu lộ lập trường về một hội nghị mới, tương tự Hội nghị Genève với những thành phần tham dự trước kia để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử cho Việt Nam… Tức De Gaulle cũng nói về việc tôn trọng Hiệp định Genève 1954…

Phía Cộng sản miền Bắc, qua tuyên bố của Phạm Văn Đồng 8 tháng 4 năm 1965, lập trường tương đồng với Anh và Pháp: Tôn trọng Hiệp định Genève 1954.

Riêng VNCH, thủ tướng Phan Huy Quát ngày 1 tháng 2 năm 1965 có tuyên bố: “Cuộc chiến đấu của VNCH rõ ràng là một trường hợp tự vệ chính đáng, chỉ có mục đích đập tan quân cộng sản xâm lăng…”.

Lập trường của VNCH và Mỹ, trước việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, đã không được sự ủng hộ của đồng minh và dư luận quốc tế.

Vậy thì, làm cách nào Zelensky, giả sử có tư cách lãnh đạo tối cao VNCH, có thể vận động LHQ để lên án miền Bắc “xâm lược” miền Nam?

Vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, các vụ pháo kích bừa bãi vào chợ búa, trường học, các vụ ám sát, đặt mìn… làm cách nào để LHQ lên án CSVN vi phạm “tội ác chiến tranh”?

Điều quan trọng hơn hết, làm cách nào để thuyết phục quốc tế viện trợ vũ khí cho VNCH “tự vệ”, sau khi Mỹ rút?

Không có cách nào hết. Hiệp định Paris 1973 đã trói tay tất cả. Bởi vì theo Hiệp định này Mỹ nhìn nhận nội dung Hiệp định Genève 1954, nhìn nhận “Nước – Nation” Việt Nam bất khả phân chia và lãnh thổ Việt Nam thống nhứt ba miền.

Luật quốc tế định nghĩa “xâm lược – agression”, quốc gia này đem quân xâm chiếm lãnh thổ quốc gia kia. Nam và Bắc Việt Nam cùng một “nation – dân tộc”, cùng một lãnh thổ Bắc, Trung, Nam, bất khả phân chia. Hiển nhiên không có vấn đề “xâm lược”.

Luật quốc tế cũng ngăn cản việc một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia khác. Mọi sự viện trợ của một quốc gia nào đó cho VNCH, sau khi Mỹ rút, đều vi phạm luật quốc tế.

Từ khi đất nước chia đôi, các thế hệ lãnh đạo VNCH chưa bao giờ xác định được “tinh thần quốc gia dân tộc” là gì, có ý nghĩa thiêng liêng ra sao.

Họ không xác định được vì Hiến pháp VNCH ghi rõ lãnh thổ Việt Nam từ “Nam Quan tới mũi Cà Mau”. Quốc gia Việt Nam bao gồm luôn miền Bắc.

Chiến sĩ VNCH chiến đấu đơn thuần vì lý do “chống cộng sản xâm lược” chớ không nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia”, “bảo vệ dân tộc VNCH” hay “bảo vệ lãnh thổ VNCH” như trường hợp Ukraine với Zelensky.

Từ sau năm 1954, các lãnh đạo VNCH đã bỏ qua nhiều cơ hội phòng ngừa chiến tranh, qua cách nương theo lập trường của Mỹ, qua việc tuyên bố miền Nam là quốc gia độc lập (từ vĩ tuyến 17). Năm 1955 ông Diệm trưng cầu dân ý lật đổ Bảo Đại nhưng ông Diệm không trưng cầu dân ý về một “Nam Việt dân quốc”.

Ông Diệm bị giết năm 1963, trong lúc đang vận động thống nhứt đất nước với miền Bắc. Sau này, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… cũng đều bỏ qua cơ hội phòng ngừa chiến tranh bằng cách tuyên bố quốc gia độc lập. Đài Loan hiện nay cũng muốn tuyên bố Đài Loan độc lập, mục đích để tránh việc lục địa “thống nhứt đất nước”.

Việc này để lại hệ quả sâu xa. Ngoài việc dành cho phía CS miền Bắc quyền gây chiến tranh để “thống nhứt đất nước” (và giải phóng dân tộc), còn có vấn đề khích động tinh thần “quốc gia dân tộc” trong khối dân chúng miền Nam, cũng như quân đội VNCH.

Rốt cục, VNCH tồn tại hay không tùy thuộc vào ý chí dân miền Nam có sẵn sàng hy sinh để bảo vệ “lối sống” khác biệt của mình hay không. Rõ ràng người dân và quân lính miền Nam đã không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ miền Nam độc lập, không cộng sản.

Số phận VNCH đã định trước. Bất kể cấp chỉ huy can đảm tới mức nào và quân đội dũng mãnh ra sao. Bất kể khi VNCH (từ 1973) có một Zelensky lãnh đạo hay không. Bắn hết đạn, quân VNCH ắt phải thua.

Nguyên nhân do dàn lãnh đạo chính trị VNCH, tất cả đều thiếu tầm nhìn.

***

Trường hợp Afghanistan. Đây chỉ là một “quốc gia tình cờ”, một loại “quốc gia trái độn – etat tampon”, không phải là một thứ “Etat-Nation” (Dân quốc, quốc gia thành hình trên một khối dân tộc có cùng ngôn ngữ, nguồn gốc, văn hóa và lịch sử. Thí dụ như Việt Nam). Afghanistan được thành hình do ý chí của Anh và Nga.

Lãnh thổ Afghanistan được “vẽ trên bản đồ”, trong văn phòng, bất chấp thực tế khu vực này bao gồm nhiều bộ tộc có tiếng nói, nguồn gốc, tập quán khác biệt nhau, thậm chí thù nghịch với nhau. Gộp họ lại tổ chức thành một quốc gia đã khó. Vấn đề dân chủ hóa lại càng khó.

Vì vậy, các bộ tộc ở Afghanistan không có chung một tinh thần “Quốc gia Qân tộc – Etat Nation” mà chỉ có niềm tin vào bộ tộc và tôn giáo. Họ sẵn sàng chống đối lẫn nhau, xâu xé lẫn nhau và sẵn sàng bán rẻ “đất nước” để phục vụ cho lợi ích bộ tộc, nếu có cơ hội. Còn các lực lượng khủng bố như Taliban, Al-Qaeda… sẵn sàng “ôm bom” tự sát để bảo vệ nềm tin.

Không có ý thức nào về “quốc gia dân tộc” thì việc cầm súng chỉ là “đánh mướn”. Còn trả tiền thì họ đánh. Hết tiền thì họ buông súng.

Zelensky liệu có thể thống nhứt ý chí các bộ tộc ở Afghanistan hay không? Có hòa giải được niềm tin tôn giáo và lợi ích quốc gia hay không? Rõ ràng là chuyện cực kỳ khó.

***

Trở lại câu nói của chuyên gia quân sự đã dẫn trên. Chuyên gia quân sự này ví Tổng thống Zelensky như một con sư tử. Đúng ra phải nói Zelensky là một con sư tử mạnh mẽ với trí thông minh của một con chó sói đầy kinh nghiệm.

Còn quân đội Kabul tương tự một đàn cừu mà người chỉ huy là con sư tử Mỹ. Con sư tử từ bỏ ngôi vị đầu đàn, hiển nhiên cả đàn cừu không còn can đảm để chiến đấu.

Còn quân đội VNCH, chiến đấu chống lại một đạo quân mà 50 vạn quân Mỹ không đánh lại. Họ chiến đấu trong điều kiện eo hẹp, bị đồng minh bỏ rơi và quốc tế không quan tâm. Họ chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Họ buông súng vì tổng thống ra lịnh họ buông súng.

Họ xứng đáng là đàn sư tử. Điều đáng tiếc, đạo quân sư tử này được lãnh đạo bởi những lớp lãnh đạo “cừu”, nếu không có tầm nhìn thì là phản phúc.


 

Kẻ đi tìm – chuyên mục: Có thực như thế không khi Tổng Trọng tuyên bố chưa bao giờ Đất Nước được như hôm nay? – Phần 3

Chưa bao giờ thế này:

* Y tế tồi tệ hơn thời Pháp Thuộc, bênh nhân nghèo không tiền thì chết.
* Lãnh vực điện toán số mất mấy chục triệu tài khoản vào tay tin tặc
* Gởi tiền Ngân Hàng bị rút lén 338 tỷ

Lời của TBT Trọng, “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”

Đối chiếu với thực tế thì Cơ nghiệp của Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản ra như thế nào, sau đây là các sự kiện mà  “Chưa bao giờ xảy ra như thế này”:

  • Đảng sáng suốt tới mức mỗi năm lại chọn chủ tịch nước mới, làm xáo trộn mọi cơ cấu chính quyền.
  • Tình trạng thay ngôi chóp bu liền tù tì cho thấy sự khủng hoảng niềm tin và uy tín trong nội bộ Đảng. Không còn ai trong sạch ở Trung Ương Đảng?
  • Hệ lụy của tình trạng mất niềm tin đã đến mức làm tê liệt bộ máy, thí dụ  như tình hình bộ y tế bị thiếu thuốc và y cụ vì không ai dám liều mua giá cao, mua trên giá định mức.
  • Còn ai dám tin vào hệ thống tư pháp CHXHCN nữa không khi mà người nhà Cán Bộ mang 11 ký ma túy không bị tội được tha bổng chỉ sau 1 tuần, thâm chí không bị  đối chất hay điều tra cội nguồn và quá trình phạm tội, … Thực ra, theo luật hình sự của Việt Nam thì  chỉ cần mang chuyển một trăm gram ma túy là bị tội tử hình rồi.
 

Xem lại phần 1, phần 2 của loạt bài.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 1)-Trương Nhân Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

1-4-2024

Kỳ 1: Yếu tố Phật giáo Trí Quang

Nhóm Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.

Người Mỹ đổ quân vào VNCH, không thông qua bất kỳ một hiệp ước nào. Cũng không có một sự đồng thuận của quốc dân (thông qua một cuộc trưng cầu dân ý). Việc “tự tiện” này của Mỹ giúp cho CSVN có được tính “chính danh” trong cuộc “chống Mỹ cứu nước” và “giải phóng miền Nam”. Từ đó đưa đến sự cáo chung của chế độ VNCH ngày 30-4-1975.

***

Phe Phật giáo của nhóm Hòa thượng Trí Quang cho rằng, chế độ ông Diệm đáng bị lật đổ vì đó là “chế độ độc tài gia đình trị”. Điều này cần phải nói lại, vì đây là một vấn đề chính trị.

Ông Diệm có độc tài hay không?

Về độc tài, nếu so sánh ông Diệm với ông Hồ, hay những lãnh đạo châu Á cùng thời như Marcos, Tưởng Giới Thạch, Sukarno, Mao Trạch Đông… thì rõ ràng là so sánh ly nước với biển cả.

Ông Diệm, vào thời điểm chủ nghĩa Mao Ít bành trướng mạnh mẽ ở châu Á, ông có thể hành động như lãnh tụ Sukarno của Indonesia. Năm 1965, Sukarno đàn áp rồi tiêu diệt gần 1 triệu đảng viên cộng sản Indonesia. Ông Diệm đã không làm như vậy.

Ông Diệm cũng không thể so sánh với ông Mao và ông Hồ. Hai ông này được “Sách đen cộng sản” nhắc tới. Ông Mao với “bước tiến nhảy vọt” làm chết từ 30 tới 40 triệu người. Ông Hồ thì (sơ sơ) 4 triệu.

Ngay cả với Tưởng Giới Thạch cũng làm hại đâu khoảng 28 ngàn người Đài Loan nhân vụ 28 tháng 2.

Biến cố “Phật giáo” năm 1963 do Hòa thượng Trí Quang lãnh đạo, có xảy ra vụ “thảm sát đài phát thanh 8 tháng 5”, làm chết 7 trẻ em. Vụ này có nhiều gút mắc, sẽ nói lại bên dưới.

Ngay cả bây giờ, nếu so sánh ông Diệm với ông Trọng, hay ông Mahathir [Mohamad] của Mã Lai hay đám quân phiệt Thái Lan và Miến Điện… thì ông Diệm vẫn “ít độc tài” hơn. Đất nước thời đó trong tình trạng chiến tranh (chiến tranh tự vệ ý thức hệ) mà trí thức, chính trị gia, tôn giáo… được hưởng các đủ quyền tự do cá nhân, còn hơn cả Mã Lai hay Indonesia bây giờ.

Việt Nam ngày nay người dân có được hưởng những quyền tự do như dưới thời ông Diệm hay không? Không có gì cả!

Đó là chưa nói tới phẩm chất về giáo dục, về đạo đức, thuần phong mỹ tục được bảo vệ… của nền cộng hòa ở miền Nam. Con người sinh ra ở đây là con người có “tâm”, có đạo đức. Người có học thì là có “thực học”. Học đường thầy ra thầy, trò ra trò. Xã hội tôn ti trật tự, luật pháp được tôn trọng.

Trật tự của xã hội này đã bị phá vỡ từ năm 1975. Các giá trị về con người, về nền pháp trị (trọng luật)… ở đây không bao lâu cũng bị tẩy xóa, rồi nhồi nhét vào những giá trị mới. Những giá trị này có bản sắc thế nào hẳn nhiên mọi người điều biết, không cần giải thích thêm.

Về vấn đề “gia đình trị”

Thực tế cho thấy ông Diệm phong cho bào đệ Ngô Đình Nhu chức cố vấn. Nếu bây giờ ta so sánh gia đình tổng thống Diệm với gia đình tổng thống John F. Kennedy hay gia đình tổng thống Donald Trump… các tổng thống này đều phong cho người nhà của mình chức vụ “cố vấn”.

Trong một xã hội dân chủ pháp trị, người ta chỉ dị nghị, hay phản đối, chỉ khi tổng thống làm những điều trái luật.

Việc phong cho bào đệ làm cố vấn là không hề vi phạm luật dưới thời Đệ nhứt Cộng hòa. Ngay cả việc bà Nhu, một phụ nữ Tây học vừa có nhan sắc vừa thông minh sắc sảo, ưa làm các việc xã hội… do đó bà thường bị (hay được) truyền thông nước ngoài nhắm tới. Điều này không khác với cuộc đời và sự sinh hoạt của các mệnh phụ phu nhân Melania Trump, Jacqueline  Kennedy, Brigitte Macron…

Với bấy nhiêu “bằng chứng” không ai có thể kết luận, nói chế độ đó là một chế độ “gia đình trị”.

Nếu ta so sánh, 56 năm sau, giữa chế độ gọi là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm với chế độ độc tài công an trị bây giờ. Bây giờ một người làm quan cả họ cũng làm quan. Đồng chí cha kê ghế cho đồng chí con. Điều này xảy ra hầu hết nơi cán bộ lãnh đạo CSVN hiện nay. Đồng chí chồng kê ghế cho đồng chí vợ. Đồng chí anh bảo lãnh cho đồng chí em. Chuyện của “đồng chí” Triệu Tài Vinh bí thư tỉnh Hà Giang cả họ 8 người đều làm quan trong một tỉnh là một thí dụ.

Vấn đề vi phạm hiệp định Genève nhằm xây dựng quốc gia miền Nam độc tôn Thiên Chúa giáo. Bây giờ tài liệu đã bạch hóa ra hết rồi mà vẫn còn nhiều “Phật tử” sử dụng những tài liệu tuyên truyền của cộng sản từ thời chiến tranh lạnh.

Có tác giả nhắc đến Hiệp định Genève 1954, cho rằng ông Diệm đã không tuân theo nội dung hiệp ước này về khoản “thống nhứt đất nước”. Ông Diệm có mục đích tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo… (Phong trào Phật giáo miền Trung – Huế, từ chấn hưng đến dân thân – Chu Sơn, Viet-studies).

Vấn đề Hiệp định Genève 1954

Không hề có vụ vi phạm “hiệp định Genève 1954” đơn giản vì cả hai VNCH và Mỹ đều từ khước ký vào hiệp định.

Và ngay khi ông Diệm từ chối vụ tổng tuyển cử, ông Hồ vịn vào lý do này để đánh miền Nam. Thì cuộc chiến tranh xảy ra sẽ phải là cuộc “nội chiến” mang tên “chiến tranh thống nhứt đất nước”.

Sự thật đã phơi bày từ hơn bốn thập niên qua mà sử gia Việt Nam vẫn không thay đổi cái nhìn của họ. Thứ nhứt, về bản chất cuộc chiến. Thứ hai, về cá nhân các lãnh đạo miền Nam.

Thời ông Diệm, Mỹ chưa đổ vô Việt Nam, thì làm gì có “chiến tranh giải phóng” với các chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”? Mỹ có mặt ở Việt Nam là “thay” Pháp, mỗi quân Pháp với một quân Mỹ, đúng theo nội dung Hiệp định Genève là không đổ thêm quân. Trong khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thì đã lập từ tháng 7 năm 1960.

Cuộc chiến như vậy không phải là “chiến tranh giải phóng” và chính quyền VNCH không phải là “chính quyền tay sai”.

Lịch sử đã bạch hóa: Anh em ông Diệm chết vì không cho Mỹ đổ quân vô Việt Nam.

Tài liệu khác cho thấy, trận Ấp Bắc, ông Nhu có mục đích “gài” Mỹ để thua trận này, hy vọng Mỹ (thấy khó khăn) sẽ không đổ quân. Ông Nhu cũng từng nói (trong tài liệu bạch hóa đó) là quân CSVN dầu gì cũng là “người Việt”. Tức là ông Nhu có ý định thương lượng với ông Hồ để tìm phương cách “thống nhứt đất nước”. Vấn đề là, Mỹ không thể không can thiệp vào Việt Nam (vì lo ngại cả Châu Á sẽ theo cộng sản, thuyết Domino sẽ nói ở dưới). Trận Ấp Bắc là cho chính quyền Mỹ thấy rằng nếu không đổ thêm quân, Mỹ và quân VNCH không thể thắng Việt Cộng.

Đến đây ta có thể phác họa sơ khai về vai trò của hòa thượng Trí Quang. Việc gây hỗn loạn xã hội bằng cách sử dụng Phật giáo khiêu khích nhà cầm quyền, qua những việc “thiêu” và “tự thiêu” các tu sĩ Phật giáo, cùng với sự phóng đại của báo chí. Chính quyền ông Diệm bị dư luận quốc tế lên án vì đàn áp tôn giáo, nhứt là ở Mỹ và Pháp. Việc này làm quần chúng Mỹ phẫn nộ và chính quyền Mỹ có cớ can thiệp, lật đổ ông Diệm để đổ quân vào Việt Nam.

Người ta đồn đãi Hòa thượng Trí Quang là nhân viên CIA của Mỹ, vì vậy là có căn cứ.

Việc xây dựng quốc gia VNCH độc lập

Nếu ta có tham khảo tập tài liệu “Why Vietnam”, còn gọi là tập bạch thư của Mỹ công bố thập niên 1960, giải thích vì sao Mỹ can thiệp vô Việt Nam. Ta thấy rằng các chính quyền của Mỹ có ý định ủng hộ một quốc gia VNCH độc lập với miền Bắc. Các đời tổng thống Mỹ nhiều lần hứa hẹn giúp cho ông Diệm, cũng như với ông Thiệu sau này, xây dựng một “quốc gia Việt Nam độc lập và phú cường”.

Việc này thất bại, vì đa số giới tinh hoa chính trị Việt Nam thời đó đều là người gốc Bắc di cư. Bằng chứng là sau này Hiệp định Paris 1973, Mỹ tái khẳng định Việt Nam là một quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền Bắc Trung Nam, theo đúng như nội dung của Hiệp định Genève.

Ông Diệm (hay ông Thiệu) có nhiều cơ hội để tuyên bố VNCH là một quốc gia độc lập. Ngay cả Liên Xô, đế quốc cộng sản đỡ đầu cho miền Bắc, đã từng đề nghị hai miền trở thành các quốc gia độc lập.

Và từ việc không thuyết phục được các lãnh đạo VNCH tuyên bố độc lập, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến Việt Nam.

Các liên minh như “liên phòng Đông Nam Á – SEATO” cũng như các đạo quân của Nam Hàn, Phi, Thái Lan… không thể ở lại Việt Nam để can thiệp vào cuộc chiến như dự định của Mỹ. Nguyên tắc của LHQ về “quyền tự vệ chính đáng” và quyền “tự vệ đa phương” chỉ áp dụng cho các quốc gia. VNCH chưa bao giờ là một quốc gia, vì vậy các lực lượng quân sự này lần lượt rút về. Hiệp định Paris 1973 ký kết thì Mỹ cũng không còn lý do ở lại Việt Nam. Vì vậy ông Nguyễn Tiến Hưng mới viết cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”.

Quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo

Ý kiến cho rằng, ông Diệm muốn tách miền Nam ra để lập một quốc gia là một ý kiến chủ quan, rất sai. Cho rằng quốc gia đó là quốc gia “độc tôn thiên chúa giáo” lại càng sai hơn.

Đến nay vẫn còn có những bài viết của các tu sĩ đó, cho rằng người theo đạo Thiên Chúa lấy tổ quốc là Vatican để phục vụ. Hoặc cho rằng đạo Thiên Chúa giáo là “ngoại lai”, là “thông đồng với giặc” vì du nhập từ Tây phương.

Những tu sĩ theo Hòa thượng Trí Quang rõ ràng đã kế thừa tinh thần của “bình tây sát tả”, phong trào tiêu diệt người theo Thiên Chúa giáo, thời Pháp mới vào Việt Nam. Những nhận định này vừa sai vừa nguy hiểm. Bởi vì ngoài đạo thờ ông bà, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều du nhập từ nước ngoài.

Theo tôi, theo đạo nào, Thiên Chúa hay Phật, tất cả đều là “dân tộc” Việt Nam hết cả.

Tất cả các quốc gia mà dân chúng đa số theo đạo Thiên Chúa giáo, chắc cũng khoảng phân nửa dân số địa cầu, ta không thấy quốc gia nào phụ thuộc chính trị vào Vatican. Đơn giản vì đó không phải là mục đích của Vatican và các quốc gia đó đều tách “thần quyền” ra khỏi “thế quyền”. Người theo đạo Thiên chúa hay theo đạo Hồi, đạo Phật ở các quốc gia này đều được đối xử bình đẳng về quyền và trách nhiệm. Tôn giáo hoàn toàn đứng ngoài bộ máy quyền lực của nhà nước.

Nguồn gốc của chiến tranh

Ông Cao Huy Thuần, một “đệ tử ruột” của thầy Trí Quang có bài viết đăng trên Viet-studies, BBC đăng lại, tựa đề “Thầy Trí Quang: Một trang lịch sử”. Trong đó ông có ý kiến rằng “Thừa kế Diệm tức là tiếp tục chiến tranh và dựa trên chiến tranh để nắm quyền“.

Ông Thuần có thể xem là “đại diện” của phe theo thầy Trí Quang?

Quan điểm xem ông Diệm như là “nguồn gốc của chiến tranh” là một quan điểm hồ đồ, đổi trắng thành đen.

Thực ra, theo tôi, thì ngay cả thay ông Diệm là Đức Phật thì chiến tranh cũng xảy ra. Bởi vì đảng CSVN đã chuẩn bị chiến tranh từ tháng 7 năm 1960, qua việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức này đã được thành lập theo nội dung nghị quyết Đại hội đảng lần thứ ba, trực thuộc Trung ương cục Miền Nam của đảng.

Trong cuộc chiến này, ông Diệm, và cả chế độ VNCH, là nạn nhân, đứng trong vai trò tự vệ. Phe Cộng sản miền Bắc là chủ mưu, mở màn cho chiến tranh, bằng những cánh tay nối dài, như các phong trào “hòa bình”, phong trào phản chiến, phong trào Phật giáo và Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Quân Mỹ đổ vô miền Nam không hề “cướp nước” và chính quyền VNCH không hề là chính quyền tay sai. Nếu viết như các giáo hữu Phật giáo thì quân Mỹ ở Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Tây Đức… trước kia không lẽ cũng là “quân cướp nước” và các chính quyền ở đó đều là “chính quyền tay sai”?

Tác giả khác, tên Chu Sơn, bài viết cũng đăng trên VietStudies, nhân dịp Hòa thượng Trí Quang viên tịch. Tác giả viết: “Sau gần một trăm năm kháng chiến với rất nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt Nam với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành lại độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại: miền Nam, nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”.

Thiệt tình, chiến sĩ văn hóa “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”. Nếu nói miền Nam “nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ” thì Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Tây Đức… đều nằm “trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ”. Những quốc gia này đã trở thành giàu mạnh thuộc hàng “đại cường” về kinh tế trên thế giới. Các quốc gia này được như ngày hôm nay là “nhờ” ở cái “niền kim cô” của Mỹ.

Trong khi miền Bắc, đến nay cái niền kim cô “chủ nghĩa cộng sản” còn chưa gỡ ra. Cuộc chiến “đánh Mỹ cứu nước” thực tế là “đánh Mỹ cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Miền Bắc vì vậy có tới ba cái niền kim cô có thực.

Còn về nhận định “độc lập chủ quyền trên một nửa đất nước”, cũng nên xét lại.

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ thời đó mọi thứ đều làm theo chỉ thị của “quốc tế vô sản”, mà thực tế tùy theo lúc “quốc tế vô sản” là Liên Xô hay là Trung Quốc. Trận Điện Biên Phủ từ cây súng cho tới viên đạn, tất cả đều đến từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có máu xương và lòng thù hận. Nếu Mao Trạch Đông không thắng được Tưởng Giới Thạch 1949 thì sẽ không bao giờ có “chiến thắng Điện Biên Phủ”. Vì vậy nói chiến thắng này là “đỉnh cao tự hào của dân tộc” là quá lố.

Ngay Hiến Pháp hiện thời, lời mở đầu cũng đã ghi nhận công ơn của “bạn bè thế giới”. Bạn bè này là ai, nếu không phải là Liên Xô và Trung Quốc? Đến nay Việt Nam vẫn chưa chế tạo được các thứ vũ khí đã dùng cho chiến trường Điện Biên Phủ. Dĩ nhiên không có sự hy sinh nào cao quý hơn máu xương, nhưng nếu không có vũ khí thì với “tầm vông vạt nhọn”, Việt Nam vẫn không làm được cái gì.

Các quốc gia Việt Nam, Đại Hàn, Đức, và Trung Hoa đều là những “quốc gia bị phân chia”, có hoàn cảnh lịch sử khá tương đồng và sự hiện diện của quân Mỹ ở các quốc gia này đều có chung mục đích là chống cộng sản xâm lược.

Mỹ có mặt ở Nam Hàn ban đầu là do Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Mỹ có mặt ở Nhật là do Hiệp ước hỗ tương từ 1951. Mỹ có mặt ở Đức do thỏa thuận “phân chia vùng ảnh hưởng” của các đại cường chiến thắng Thế chiến thứ II.

Thuyết Domino của Mỹ ra đời sau bốn biến cố liên tục ở châu Á, có liên quan đến cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

Năm 1949, Quốc Dân đảng thua, Tưởng Giới Thạch phải di tản ra Đài Loan. Năm 1950, Bắc Hàn xâm lược Nam Hàn, với sự trợ giúp của “chí nguyện quân” Trung Quốc. Năm 1954 nhờ sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, khí giới lẫn cán bộ cố vấn. Nhờ đó ông Hồ thắng Pháp qua trận Điện Biên Phủ.

Song song với việc giúp đỡ Việt Nam, Mao Trạch Đông cũng đã cho tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng ở các quốc gia như Phi, Thái Lan, Indonesia v.v…Vì lo ngại thừa dịp chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời lo sợ Trung Quốc lợi dụng địa bàn Việt Nam để trả thù cho chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục yễm trợ cho VNDCCH của ông Hồ để nhuộm đỏ miền Nam. Việc này xảy ra thì toàn khu vực Châu Á sẽ nhuộm đỏ. Vì vậy, Mỹ viện trợ cho Pháp để chống Việt Minh. Rốt cục Pháp thua và Mỹ muốn vào Việt Nam thế chỗ của Pháp.

Chướng ngại vật để Mỹ đổ quân vô Việt Nam, thứ nhứt là nội dung Hiệp định Genève, theo đó các bên không được đổ thêm quân. Thứ hai là ông Ngô Đình Diệm.

Về Hiệp định Genève, Mỹ là bên không ký. Chỉ còn lại Ngô Đình Diệm.

Ông Trí Quang đã đắc lực giúp cho người Mỹ dẹp bỏ ông Diệm.

Mỹ đổ quân vào Việt Nam như nhà không chủ, trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài Gòn.

Vì vậy người ta có lý khi cho rằng thầy Trí Quang là gián điệp CIA của Mỹ. Điều này khó có thể kiểm chứng vì cơ quan CIA (Trung ương Tình báo cục) của Mỹ không có thói quen tiết lộ lai lịch của người cộng tác.

Vấn đề là, khi Mỹ đổ quân vào rồi, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam mới có cớ dựng cờ “đánh Mỹ cứu nước” và hoạt động công khai. Quân miền Bắc cũng đồng thời bước qua vĩ tuyến 17 tiến vào miền Nam.

Nhiều người khác cũng cho rằng thầy Trí Quang là đảng viên, là “cán bộ xách động và tuyên truyền” của đảng CSVN gài vào miền Nam để quấy rối. Ý kiến này cũng thuyết phục.

Ta cũng không dễ lấy bằng chứng từ đảng CSVN. Nhưng từ những trang tự truyện của thầy, ta đã thấy có sự quan hệ giữa thầy và đảng CS. Lúc thầy Trí Quang đọc “Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt Minh” của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm “giải phóng dân tộc”, ta thấy giống y cái cảnh Nguyễn Tất Thành đọc bản “luận cương về các vấn đề dân tộc” của Lê nin. Nguyễn Tất Thành trở thành “đồng chí” Linov với nhiệm vụ “xách động và tuyên truyền – Agiprop”. Thì ta có thể suy luận tương tự Hòa thượng Trí Quang được đưa vào Nam để làm nhiệm vụ tương tự.

Và đây cũng là lý do giải thích vì sao thầy Trí Quang im lặng sau năm 1975. “Mission accompli”, nhiệm vụ đã hoàn tất thì vọng động nữa làm chi?

Ông Nguyễn Hữu Liêm có đề nghị (trên facebook) nhà nước CSVN phong thầy Trí Quang là “anh hùng dân tộc”. Rõ ràng cái nào cũng có cái lý của cái đó.

***

Một chuyện tuy bên lề nhưng cũng nên kể để minh họa cho vai trò “cán bộ chiến lược” của Hòa thượng Trí Quang. Khi ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống thì giới chính trị miền Nam lúc đó nói chơi với nhau là ông Trí Quang mới làm tổng thống. Ông Trí Quang có thực lực là quần chúng Phật giáo trong khi ông Minh không có gì cả. Vì tin tưởng Hòa thượng Trí Quang, nghĩ rằng ông này có “giải pháp” cho Miền Nam. Đến ngày cuối, người ta đồn ông Minh than rằng “thầy làm chết tôi rồi”! Ông Minh hy vọng với việc “bàn giao quyền lực” trên cương vị tổng thống thì chắc sẽ có một vai trò trong nhà nước mới. Vấn đề là Sài gòn sụp đổ, ông Minh không có “quyền lực” nào nữa, dầu là tượng trưng để mà giao.

Bài viết ông Thuần cũng có nhiều chi tiết cần xét lại. Chỉ đưa ra hai thí dụ. Thứ nhứt, về “ngọn lửa Quảng Đức là ngọn lửa từ bi” và nguyên nhân cái chết của bảy em bé trong “biến cố” đài phát thanh 8-5-1963.

Điểm 1, tài liệu, hình ảnh bây giờ đã được “giải mật”, đã công bố, Thượng tọa Thích Quảng Đức không hề “tự” thiêu, tức tự châm lửa đốt mình. Người ta cầm can xăng đổ lên người ông rồi đốt. Gọi đó là “lửa từ bi” hay “lửa sát nhân” đều đúng, chỉ khác góc nhìn.

Thứ hai, vụ bảy em bé, ông Thuần nói là bị lính ông Diệm “bắn chết”. Thầy Trí Quang viết “đống xương thịt máu huyết bị hất vào một góc tường, xương thịt máu huyết của những kẻ thân yêu mới cười nói với mình trước đó không quá 10 phút“.

Đạn nào mà bắn “dữ” vậy?

Chuyện này phải nhắc lại Biến cố “đài phát thanh 8-5-1963”, nguyên nhân đưa tới “phong trào Phật giáo miền Trung”.

Nguyên nhân là đài phát thanh Huế không đồng ý cho phát bài thuyết pháp của thầy Trí Quang, vì lý do chưa kiểm duyệt. Nghi vấn là tại sao lại có “quần chúng” với đông đảo con nít tụ họp trước đài phát thanh để đón nghe bài thuyết pháp này? Con nít tới đó nghe làm chi?

Khi đài không phát (vì chưa kiểm duyệt) thì “quần chúng” nổi dậy “làm cách mạng”. Vụ này làm cho bảy trẻ em bị chết. Phe “cách mạng” nói là do quân ông Diệm quăng lựu đạn. Ông Thuần thì nói bị đạn bắn. Nhưng theo nhiều tài liệu ghi lại, bảy nạn nhân không thể tử thương do “lựu đạn”, hay do bất kỳ một thứ vũ khí nào của VNCH có thời đó. Theo giảo nghiệm của bác sĩ người Đức thì thân xác bảy nạn nhân không thấy có miểng lựu đạn, hay đầu đạn. Kết luận của bác sĩ là các em chết vì một “sức ép cực mạnh khiến thân xác không vẹn toàn”. Vũ khí nào “sát thương” như vậy nếu không phải là C4, thường được điệp viên Mỹ sử dụng trong các điệp vụ?

Nói thầy Trí Quang là CIA vì vậy rất thuyết phục.

Kết luận:

Dưới mắt nhiều người dân Việt Nam thì từ năm 1963 đến nay là “một trang sử” đầy máu và nước mắt lẫn nhục nhằn. Trang sử viết dở dang, không ai biết sự thống khổ còn kéo dài bao giờ mới chấm dứt.

Một trang sử hàng chục triệu người dân chết bị bỏ quên. Có người chết trước cổng chùa. có người chết trên đường di tản. Có người chết trong bụng cá, chết ngộp giữa đại dương. Có người chết nhục nhã vì hải tặc. Và đến bây giờ vẫn có người còn tiếp tục chết. Chết vật vã đau thương trong thùng đông lạnh. Chết trên đường băng qua biên giới các xứ Đông Âu đầy tuyết giá…

Vì đâu chết?

Người “làm nên lịch sử” đến chết cũng không nói được nửa lời. Nói là tranh đấu cho “công lý”, cho “đạo pháp và dân tộc”. Nhưng rốt cục lại góp tay lật đổ ông Diệm, mở đường cho Mỹ vào. Đồng thời mở đường cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chính thức tuyên bố hoạt động ở miền Nam. Từ đó đưa tới VNCH sụp đổ. 


 

Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em (Gioan 20: 17)-Cha Vương

Chúc bạn và gia quyến một ngày thật gần gũi với Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 2/04/2024

TIN MỪNG: Đức Giê-su bảo bà Ma-ri-a Mác-đa-la: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” (Gio-an 20:17)

SUY NIỆM: Qua sự linh ứng của Chúa Thánh Thần bà Ma-ri-a Mác-đa-la NHẬN RA được Chúa Kitô là đấng đã được sống lại từ cõi chết mà lúc đầu bà tưởng là người làm vườn. Chúa Thánh Thần đã tác động trên bà và ban cho bà ơn can đảm để thuật lại tất cả những gì bà đã nghe và thấy. Điều then chốt ở đây là sự NHẬN RA. Bà đã nhận ra ai?  Bà đã NHẬN RA Thiên Chúa là đấng tự tỏ mình cho con người biết Thiên Chúa là ai, Người muốn gì… Nhờ đó, con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa và hiệp thông với Người qua việc “yêu mến Chúa và yêu tha nhân” để được cứu độ. Đây là một sự mặc khải trọn vẹn đi đến tột đỉnh qua biến cố Núi Sọ, Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Tất cả đều quy về Bạn, vì yêu bạn đó, bạn có nhận ra điều đó không?

LẮNG NGHE: Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mátthêu 25:40)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Phục Sinh, xin Chúa ban Thánh Thần làm cho con trở nên người mới để con sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng Ðấng Phục Sinh trong môi trường sống của con.

THỰC HÀNH: Bạn hãy xin Chúa soi sáng cho bạn NHẬN RA sự hiện diện của Chúa trên khuôn mặt của những người bạn gặp hôm nay nhé!

From: Do Dzung

Hãy Đưa Con Trở Về-Trung Quân 

CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN…- Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG

 8 SÀI GÒN

Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG

Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988:

* Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,

* Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa

* (Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)

Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.

Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).

Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.

Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật tiểu yến, thất nhật đại yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…

Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…

Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?

– Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…

– Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!

– Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…

– Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!

– Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…

– Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.

– Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm.

Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.

– Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…

Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”

– Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…

– Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng…

Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.

Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”

– Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.

– Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…

– Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…

– Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…

Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.

Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”

– Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…

Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:

Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.

Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La cigalle bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.

Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.

Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Đinh Mùi) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…

Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.

Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.

Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.

Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…

Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”

Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rác rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.

Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…

Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”

Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.

Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim, trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.

Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.

Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:

* Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;

Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;

Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;

Thôi, thôi;

Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;

Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.

Ô hô!

Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;

Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.

Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.

Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.

Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.

Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển & Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).

Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG

03/2018


 

Con Mỹ Gốc Việt-Trần kiêm Đoàn-Truyện ngắn

Hình minh họa

Trần kiêm Đoàn

– Tên họ cháu là gì?

– Tony Nguyễn.

– Vậy cháu là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American) ?

– Không, tôi là người Mỹ (American).

– Không có ai là người Mỹ “ròng” tại xứ Hoa Kỳ nầy cả. Chỉ có người Da Đỏ thường được xem là người Mỹ Nguyên Gốc (Native American) ở đây thôi. Nhưng thực ra họ cũng là người xứ khác đến đây sớm nhất mà thôi. Đây là đất nước hợp chủng nên mỗi dân tộc trước khi thành người công dân Mỹ đều có tên xứ gốc của mình đứng ở đằng trước như người Mỹ gốc Nhật, người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc Anglo…

– Tôi không cần biết chuyện của người khác. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ.

– Không thể được. Theo luật pháp, cháu không có quyền chọn lựa mà phải xác nhận mình là người Mỹ gốc Việt.

– Tôi không quan tâm luật pháp gọi tôi là giống dân gì. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ. Chấm hết!

Thằng bé 16 tuổi, nhưng trông tướng mạo già dặn như trên 20 tuổi. Nó nói tiếng Anh, không hề chêm một âm lai Việt, ngay cả khi nói đến họ Nguyễn của mình, nó cũng phát âm “Uyn” theo kiểu người Mỹ phát âm chữ “win”. Nó có vẻ hoàn toàn dị ứng với hết thảy những gì liên quan đến Việt Nam.

Suốt 18 năm làm việc cho chương trình “CPS” (Children’s Protective Services: Bảo Vệ Thiếu Niên) với nhiệm vụ điều tra cho tòa án Con Mỹ Gốc Việt…- Trần Kiêm Đoàn ề hành động phạm pháp ngược đãi con em của cha mẹ hay người nuôi dưỡng – theo luật pháp Mỹ – đây là lần đầu tôi gặp một thiếu niên Việt Nam cứng đầu và bất chấp đến như thế. Theo hồ sơ tòa án mà tôi được phân công điều tra và giải quyết, Tony Nguyễn là một thiếu niên “nạn nhân” của trường hợp bị cha mẹ “hành hạ, ngược đãi”. Đây là một gia đình Việt Nam định cư tại Mỹ đã trên hai mươi năm.

Chỉ có Tony sinh tại Mỹ và là con út trong một gia đình có 5 anh chị em, bốn người con lớn đều thành đạt. Tony muốn tự do cá nhân theo kiểu Mỹ; trong lúc cha mẹ lại muốn giáo dục con cái theo truyền thống Việt Nam bằng cách dùng những biện pháp nghiêm khắc “truyền thống” như la mắng thậm tệ, cấm cản khắt khe, yêu cho roi cho vọt… Sự xung đột văn hóa âm thầm nhưng mãnh liệt đã tạo ra những ngăn cách thế hệ và những khủng hoảng tâm lý. Lăng kính tiêu cực và chối bỏ mỗi ngày một đậm khi nhìn nhau. Cha mẹ kết tội con là “đồ Mỹ hóa”.

Trong lúc con cái phản ứng lại, xem cha mẹ như “lỗi thời, còn quá Việt Nam”. Tình cảm kết tụ bằng hiểu nhau và chia sẻ sẽ thành linh động và yêu thương. Cảm xúc chồng chất bằng khước từ và bảo thủ sẽ thành đóng băng và xung đột. Đang giữa năm học lớp mười, Tony bỏ nhà ra đi, gia nhập băng đảng “Asian Blood” và bị bắt khi đang xung trận đấu đá, thanh toán nhau với các băng đảng khác.

Tony bị đưa vào nhà tù thiếu nhi, đợi tòa án thiếu nhi điều tra và chờ ngày xử án.

Theo thủ tục cơ bản, tôi phải tiếp xúc với cả hai phía nạn nhân và can phạm. Thông thường trong một hồ sơ “trẻ em bị ngược đãi” thì cha mẹ hay người nuôi dưỡng là can phạm và đứa trẻ bị hành hạ là nạn nhân. Nhưng trong hồ sơ nầy, Tony vừa là nạn nhân vì bị cha mẹ ngược đãi trong gia đình, vừa là can phạm vì theo băng đảng gây bạo động ngoài xã hội.

Lần đầu tiếp xúc với Tony trong văn phòng phỏng vấn, tôi không ngạc nhiên vì chẳng lạ gì với tính cách thường làm ra vẻ “hảo hớn” của thiếu niên Mỹ vì biết rằng luật pháp xứ nầy bảo vệ thanh thiếu niên quá mức cần thiết. Điều làm tôi băn khoăn là thái độ quay lưng chối bỏ quyết liệt nguồn cội của mình. Với tâm trạng đó, hôm sau tôi đến nhà gặp cha mẹ của Tony.

Ông bà Nguyễn ở độ tuổi ngoài năm mươi. Gia đình trên mức trung lưu với nhà cửa khang trang và công việc làm ăn ổn định. Nói về trường hợp cậu con út Tony, ông Nguyễn phản ứng đầy giận dữ. Ông chỉ vào bốn khung ảnh lồng bằng cấp bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư của bốn người con lớn treo ở phòng khách như một bảo chứng điển hình cho khả năng làm cha mẹ đúng đắn của ông bà. Trong lúc bà Nguyễn khóc rấm rức, than thở nhớ thằng con út “đứt ruột đứt gan”!

Nhu cầu công việc và nguyên tắc thu thập dữ kiện không cho phép tôi đi xa hơn những vấn đề cần biết mà chỉ xoáy vào trọng tâm về cách dạy con trong gia đình ông bà Nguyễn có hay không những điều sai trái trên căn bản luật pháp Hoa Kỳ. Ông Nguyễn vẫn khăng khăng cho rằng, cách dạy con “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” áp dụng với đứa con út “Mỹ con” của ông là đúng. Theo ông, nếu cách dạy con của ông sai thì tại sao các con lớn của ông đều thành tài, ra trường là bác sĩ, kỹ sư. Vì không ở trong vị thế tham vấn, nên tôi chỉ ghi nhận lời xác định của ông đối với Tony để cho tòa án xét xử và phán quyết.

Những lần sau gặp và nói chuyện với Tony, tôi biết thêm những điều thú vị rằng, cậu bé nói được tiếng Việt kha khá và thích nhạc Việt vì được bà ngoại chăm sóc và nuôi lớn suốt thời hoa niên trong khi cha mẹ suốt ngày bận bịu với công việc làm ăn.

Những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ hai của những gia đình di dân trên đất Mỹ thường nhìn về quê hương nguồn cội của mình qua hình ảnh cha mẹ. Ông Nguyễn đóng vai trò then chốt trong gia đình là “bóng dáng quê hương” trước mắt đứa con gốc Việt sinh ra trên đất Mỹ. Bởi vậy, khi ông Nguyễn trở thành “kẻ ngược đãi” trước mắt Tony thì phản ứng chống đối và tâm lý chối bỏ người cha đã lan tỏa làm mờ mịt cội nguồn.

Chuyện tòa án, luật pháp, nguyên tắc… là những quy ước xã hội. Nhưng bên cạnh trách nhiệm hành xử một vụ việc theo quy ước như những chuyên viên đồng sự người Mỹ, tình cảm Việt Nam vẫn thường xuyên cựa quậy trong tôi. Tâm hồn người cha Việt Nam nửa đời đất khách và đứa con sinh ra ở Mỹ đều được tưới tẩm trong mỗi nền văn hóa Đông Tây. Muốn chung sống hòa hợp cần mở lòng chấp nhận sự khác biệt của nhau. Tôi đã đem điều tâm cảm nầy làm phương tiện hóa giải sự xung đột giữa ông Nguyễn và Tony.

Lễ Tạ Ân – Thanksgiving, với bốn ngày nghỉ liên tục –  là thời điểm mang ý nghĩa sum họp, đoàn tụ gia đình thiêng liêng nhất trong năm đối với người Mỹ. Trường hợp gia đình ông Nguyễn đã được giải quyết. Ông bà Nguyễn bị phạt theo luật định về tội “ngược đãi” con cái. Tony bị đưa vào trại Giáo dục Thiếu niên (Boys Ranch). Hồ sơ tạm đóng trong hệ thống công quyền Mỹ nhưng vẫn còn mở trong lòng tôi, tấm lòng của một người Việt Nam sống xa quê hương nhưng không xa tình tự dân tộc.Tôi đã chọn thời điểm nầy làm chiếc cầu nối giữa hai cha con ông Nguyễn.

Chiều Thanksgiving trời lạnh và mưa phùn lất phất, tôi lái xe chở bà ngoại của Tony đến Boys Ranch cách Sacramento chừng 50 cây số. Khu trại nằm lặng lẽ trong mưa ẩn sau rừng sồi già cỗi. Toàn cảnh vắng vẻ vì hầu hết các thiếu niên trại viên đã được gia đình bảo lãnh về nhà ăn lễ Tạ Ân. Người quản đốc trại, cũng là bạn quen lâu ngày trong công việc, đưa chúng tôi vào khu nhà ngủ của trại viên. Cuối hành lang xa hun hút là phòng của Tony.

Tiếng nhạc Việt “Xuân nầy con không về” vẳng ra từ căn phòng nhỏ nghe như âm hưởng lạc loài từ một không gian quá khứ. Từ bên ngoài khung cửa nhìn vào, hình ảnh Tony ngồi gục đầu trên chiếc bàn nhỏ cạnh cái Ipod đang phát ra lời hát Việt làm tôi nao nao. Từ phía sau, bỗng vang lên tiếng kêu thảng thốt đầy xót xa và thương cảm của bà ngoại lâu ngày không gặp cháu:

– Tony, con ơi! Ngoại đây nì!

Thằng bé ngạc nhiên đứng lên, quay đầu ra và bắt gặp ngay bà ngoại đang dang tay ùa tới ôm cháu. Tiếng kêu mừng rỡ và cảm xúc không còn khoảng trống cho một sự đắn đo ngăn trở. Tên du đảng hè phố Mỹ chợt hiện nguyên hình là đứa bé Việt Nam cả một thời thơ ấu được thấm đẫm tình yêu gia đình trong tiếng ru của bà ngoại. Nước mắt lưng tròng, nó thốt lên bằng tín hiệu trái tim:

– Ngoại!

Người quản đốc và tôi lãng ra ngoài phòng tiếp tân.

Theo sự dàn xếp trước với ông bà Nguyễn và gia đình, tôi bảo lãnh cho Tony về nhà năm ngày trong dịp lễ Tạ Ân. Khi chiếc xe rẽ vào sân trước vừa dừng lại, ông bà Nguyễn và cả gia đình ùa ra ôm chầm Tony. Trong phòng khách sáng lên với hoa đèn có đủ mặt gia đình, ông Nguyễn ôm vai Tony, với một chút khó khăn nhưng đầy thương yêu và quyết đoán, ông nói như chưa từng nói với con mình trong quá khứ:

– Ba xin lỗi con. Ba mẹ và cả nhà ai cũng thương con hết, con biết không?

Thằng bé cúi đầu, nói tiếng Việt như lần đầu biết nói:

– Dạ. Con xin lỗi ba mẹ…

Khi tôi khéo léo kiếu từ để trả lại không khí đầm ấm đoàn tụ của gia đình, Tony ngập ngừng, nói với:

– Bác ơi! Bác xin cho con về nhà. Con muốn đi học lại.

Môi trường xã hội như phương Tây, cha mẹ dạy con theo cách của mình như ông bà Nguyễn, hệ thống bảo vệ và giáo dục thanh thiếu niên như Hoa Kỳ là hình ảnh một “dĩa xà lách văn hóa” nhìn thì đẹp nhưng chưa chắc đã là ngon hay có khi khó nuốt nếu không cùng khẩu vị. Tony cũng như hàng vạn những người trẻ tuổi Việt Nam lớn lên nơi xứ người, mỗi ngày một xa lạ dần với nguồn cội. Đã có người ví người Việt tha hương cũng mang tâm sự của đàn cá Hồi, cứ năm năm theo sự luân chuyển của suối nguồn tự tại, bản năng tự nhiên lại thôi thúc quay về nguồn cội. Thác ghềnh, gió to, sóng dữ và những gian nguy sinh tử chờ chực khắp nơi trên đường về không ngăn được động lực sinh tồn vô hình vươn dậy.

Mùa Thanksgiving nơi xứ người, nghĩ về quê hương nguồn cội, mình lại lẩn thẩn tự hỏi mình đã ở đâu từ bốn nghìn năm trước và sẽ về đâu qua bốn nghìn năm sau. Dẫu là hư vô hay luân hồi chuyển hóa, lẽ đâu sự có mặt hôm nay lại chỉ là một cuộc tình cờ.

Trần kiêm Đoàn


 

 Giao Nguyễn, từ bệnh nhân tâm thần trở thành bác sĩ phục vụ cộng đồng

 Ba’o Nguoi-Viet

April 1, 2024

Kalynh Ngô/Người Việt

 WESTMINSTER, CA (NV) – Khi chàng thanh niên 17 tuổi Giao Nguyễn tạm biệt gia đình xuống tàu vượt biên, không bao giờ anh nghĩ rằng mình sẽ trở thành một bác sĩ tâm thần. Anh càng không nghĩ đến sẽ có ngày chính mình là một bệnh nhân phải chiến đấu với căn bệnh suốt năm năm dài. Nhưng chính vì thế, Bác Sĩ Giao Nguyễn trân trọng giá trị cuộc sống và hiểu rất rõ công việc mình đã chọn.

Bác Sĩ Giao Nguyễn ngày tốt nghiệp kỹ sư đại học Rice University. (Hình: Bác Sĩ Giao Nguyễn cung cấp)

Trả ơn

Buổi tối ngày cuối cùng của năm 2023, trong một ngôi nhà nhỏ ấm cúng, đơn giản ở Westminster, trong vùng Little Saigon, thủ phủ người Việt tị nạn ở Orange County, California, người đàn ông ngoài 50 tuổi ngồi chơi với cậu con trai nhỏ sau bữa cơm chiều. Ông vừa kết thúc một ngày làm việc dài ở bệnh viện Tibor Rubin VA Medical Center, Long Beach. Ông là Bác Sĩ Giao Nguyễn.

“Toàn bộ thời gian của tôi bây giờ là công việc và chăm sóc gia đình, chăm sóc chính bản thân mình,” ông nói.

Sở dĩ có dấu mốc thời gian “bây giờ” trong câu chuyện của ông vì: “Trong chục năm qua, tôi phải tập trung vào việc đương đầu với bệnh tật và những trở ngại khác trong cuộc sống (tài chính, sự nghiệp…) mà tôi đã gác lại mọi thứ khác.”

Bác Sĩ Giao Nguyễn đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhất kéo dài nhiều năm nên ông hiểu điều gì là quan trọng nhất với sức khoẻ tinh thần. Một trong những lý do ông về làm việc cho bệnh viện của Los Angeles County vì ông đã qua năm tháng là bệnh nhân của Fairfax County, Virginia.

“Lý do lớn nhất mà tôi có được ngày hôm nay là vì rất nhiều người đã giúp tôi,” ông nói.

Hơn 10 năm trước, ông quyết định về California sinh sống vì “hoạt động ngoài trời rất tốt cho sức khoẻ tinh thần, và thời tiết Nam California lý tưởng quanh năm cho điều đó. Nam California tập trung đông người Mỹ gốc Việt nhất, tôi muốn làm việc với cộng đồng này.”

Sinh tồn

Năm 1986, ông Giao là người duy nhất trong gia đình xuống tàu vượt biên. Những ngày nguy hiểm sống chết trên đại dương, chàng thanh niên 17 tuổi tự bảo vệ tâm lý của mình bằng cách nghĩ rằng những gì đang diễn ra xung quanh mình là không có thật. Sau khoảng sáu, bảy ngày lênh đênh trên biển, con tàu an toàn đến Indonesia, trước khi ông được định cư ở Mỹ.

“Những năm đầu ở Mỹ, tôi không biết tiếng Anh, không biết văn hóa Mỹ, cũng không tiền bạc. Ngày đầu tiên tôi đến Mỹ thì tôi đã bắt đầu lo lắng, trầm cảm rồi. Tôi đi học, đi làm. Sau đó tôi may mắn được nhận vào trường đại học Rice University ở Houston, Texas, ngành Kỹ Sư Điện Tử,” ông kể lại đời mình.

Bữa tiệc “thịnh soạn” nhất của gia đình Bác Sĩ Giao Nguyễn (hàng đứng, bên phải) khi còn ở Việt Nam. Sau hôm đó, ông xuống tàu vượt biên. (Hình: Bác Sĩ Giao Nguyễn cung cấp)

Đại học Rice University là trường tư. Phần lớn sinh viên là da trắng, con nhà khá giả trung lưu trở lên.

Ông nói: “Lúc đó ở trường tôi là người nói tiếng Anh dở nhất, mà kinh tế cũng nghèo nhất, không biết gì về văn hóa Mỹ, cái gì cũng kém nhất. Mình phải cố gắng rất nhiều. Có lẽ vì cố gắng quá nhiều mà bệnh trầm cảm, lo lắng của tôi ngày càng nặng hơn. Sau đó, từ Houston, tôi học cao học về Khoa Học Sức Khỏe Cộng Đồng – Chính Sách và Quản Trị ở trường cao học Harvard T.H. Chan School of Public Health thuộc đại học Harvard University, Boston, Massachusetts.”

Không ngờ đây lại là một áp lực khác. Nơi này mùa Đông kéo dài. Trời lạnh triền miên, ít ánh nắng mặt trời lúc nào cũng âm u. Nó làm cho bệnh của ông càng nặng. Ông vừa đi học vừa làm ban đêm. Cả hai gộp lại là áp lực lớn.

Kết thúc cao học năm 1994, ông ghi danh vào học y khoa đại học Tufts University, Boston, và ra trường năm 1999.

“Tôi là một người ít nói. Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên sự thật là học trường y là một khó khăn. Tôi phải luôn cố gắng vượt qua hàng rào ngôn ngữ để học và nói chuyện với bệnh nhân. Những áp lực tích tụ dồn lại. Đến khi làm nội trú ở Boston Medical Center, làm về nội khoa, sau đó chuyển qua khoa tâm thần, căng thẳng quá, tôi đã gục,” ông kể.

Đó là năm 2004. Một thời gian rất dài, ông không thể làm gì. Ông nghỉ học, nghỉ làm.

“Tôi về Việt Nam khoảng năm, sáu tháng nhưng không đi đâu cả, chỉ ở trong phòng suốt ngày. May mắn tôi có người chị giúp chăm sóc tôi để vượt qua những ngày tháng đó,” ông chia sẻ.

Khi quay về Mỹ, ông dọn về Virginia. May mắn còn một ít tiền để sinh sống. Ông giam mình trong phòng hết ngày này đến ngày khác, hết tuần này đến tuần khác.

“Thời gian đó tôi ăn toàn kẹo chocolate. Xung quanh giường của tôi toàn những miếng giấy bạc gói kẹo. Ăn kẹo và uống nước,” ông kể.

Theo ông nói, khi một người đang bị bệnh nặng, thì điều người ta nghĩ đến ngay là làm sao để giảm đau nhanh nhất. Do vậy mà trong những năm bị bệnh, ông uống rượu và hút thuốc rất nhiều.

“Vì rượu và thuốc lá là cách mà những người bệnh tâm thần tự điều trị để cảm thấy dễ chịu hơn mặc dù hậu quả là tác hại lâu dài của nó,” Bác Sĩ Giao nói.

Vào khoảng năm 2008, ông chính thức trở thành “homeless.” Nơi ông trốn cái lạnh cắt da của mùa Đông khắc nghiệt vùng Đông Bắc là trong chiếc xe hơi của mình.

“Mỗi đêm tôi phải mở ‘heat’ xe một lần để chống chọi với cái lạnh,” ông nhớ lại và nói.

Bệnh trở nặng, ông phải vào bệnh viện tâm thần Fairfax County của tiểu bang.

“Những ca nặng nhất mới nhập việc ở đó. Lúc đó, bệnh trầm cảm của tôi rất nặng,” ông nói.

“Đứng lên và đi tiếp”

Chính trong thời gian chống chọi, chiến đấu với căn bệnh để sinh tồn, ông nhận ra sự “xa cách” mà người đời dành cho những người như ông. Khi bệnh của ông không còn ở mức độ “nguy hiểm đến tính mạng,” ông được xuất viện và thấy “người ta nhìn tôi rất khác.”

“Có một lần tôi đi đến Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri, với anh và chị dâu của mình. Tình cờ gặp một người bạn học trung học ở Việt Nam. Lúc đó tôi bệnh nặng lắm, đầu tóc bê bối, nhiều ngày không tắm. Người đó thấy tôi như vậy, sau đó kể lại với những người bạn khác, và người này nói rằng tôi nói xạo, bộ dạng tôi như vậy mà làm sao học y được. Tôi hiểu cách người khác nhìn và đối xử với người khác như thế nào,” ông nói.

Năm 2009, do quyết tâm đến gặp các bác sĩ tâm thần, bác sĩ trị liệu tâm lý để cải thiện sức khoẻ, bệnh của ông thuyên giảm giảm dần. Đến khi nhận thấy có thể đi làm trở lại, ông được nhận vào làm ở Woodburn Place Crisis Care của tiểu bang Virginia ở Fairfax County.

“Ban đầu tôi làm 10 tiếng/tuần, sau đó 20 tiếng/tuần, rồi tăng lên. Khi hoàn toàn khoẻ mạnh, tôi tìm cách trở lại trường học tiếp y khoa. May mắn là tôi vẫn còn cơ hội để tiếp tục làm nội trú và trở thành một bác sĩ,” ông kể.

Ông nói: “Tôi hiểu bệnh nhân của tôi, hiểu những gì họ phải trải qua, những gì họ chịu đựng, những lời ăn tiếng nói suy nghĩ của người khác.”

Với Bác Sĩ Giao Nguyễn, thách thức lớn nhất đối với một bác sĩ tâm thần là sự kiên nhẫn.

Ông nói: “Bệnh nhân có la hét, chửi bới, đòi hỏi này kia, khó chịu… mình vẫn phải kiên nhẫn và lắng nghe họ. ‘Thấu cảm’ quan trọng hơn ‘thông cảm.’”

Bước ra ánh sáng sau năm năm dài trầm mình trong khối màu đen u uất là một cuộc chiến không đơn giản. Chắc chắn phải có một động lực to lớn giúp ông trở lại với cuộc đời.

Ông nói: “Đó chính là tình thương yêu mà bố mẹ tôi đã dành cho tôi.”

“Tôi nghĩ tôi phải cố gắng để đừng phụ lòng thương yêu mà bố mẹ tôi đã dành cho tôi. Thứ hai nữa tôi phải làm được điều gì đó trong cuộc đời của mình. Nếu mà buông xuôi hết thì uổng phí quá. Mình đã trải qua sự nghèo khổ ở Việt Nam, rồi vượt biên, rồi mười mấy năm đi học ở Mỹ. Tôi muốn tự cứu mình, rồi giúp cho những người giống như mình và cho xã hội này. Tôi phải đứng lên và đi tiếp,” bác sĩ chia sẻ.

Bác Sĩ Giao Nguyễn nói về “kẻ thù vô hình” của công đồng gốc Việt thuộc nhiều thế hệ. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Ông Daniel Swint, bạn học cùng với ông Giao ở đại học Rice University từ năm 1989 đến 1992, hiện đang là kỹ sư của H&T Blocks ở Kansas City, nói với nhật báo Người Việt: “Cảm nhận của tôi về Giao khi còn học ở Rice đó là một người rất nghiêm túc và nhiệt huyết. Giao làm việc rất chăm chỉ. Chúng tôi học cùng lớp và ở cùng ký túc xá. Nhiều lần tôi thấy Giao uống rất nhiều rượu trong các bữa tiệc. Rice University là môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chúng tôi hay chơi bida và bóng bàn. Việc Giao tốt nghiệp một chuyên ngành khó ở Rice là một điều bất ngờ.”

Theo ông Daniel, chỉ thời gian gần đây, ông mới biết về “giai thoại” vượt biên của người bạn mình.

Ông nói: “Chắc hẳn bạn tôi đã gặp nhiều khó khăn khi đến môi trường mới, ngôn ngữ mới, vào một đại học đòi hỏi cao, phải chịu sự nghèo đói và cố gắng tốt nghiệp sớm. Áp lực của Giao rất lớn.”

Rất khiêm tốn, ông Daniel cho rằng ông không nghĩ khi ấy mình đủ trưởng thành để giúp người bạn của ông vượt qua giai đoạn khó khăn thời sinh viên.

“Nhưng may mắn là bạn tôi đã có sự giúp đỡ. Tôi không biết sau khi học xong đại học anh ấy bệnh thêm bao lâu. Nhưng tôi biết chắc chắn bây giờ Giao đã vượt qua. Tôi nhìn thấy hạnh phúc trong ánh mắt của anh ấy,” ông Daniel nói.

Tôi hỏi Bác Sĩ Giao vì sao ông chọn một ngành học không đơn giản như thế này dù đã biết mình có vấn đề sức khoẻ tâm lý từ những ngày đầu tiên đến Mỹ?

Ông trả lời: “Gia đình tôi có di truyền về bệnh trầm cảm và lo lắng. Một người anh và một người chị của tôi hiện đang bệnh rất nặng. Tôi muốn giúp những người như họ và như tôi.”

“Tâm thần là một ngành học kết hợp hài hòa giữa nhiều môn học khác nhau, về y khoa, cơ thể con người, về bộ óc. Thứ hai nữa là phải hiểu biết về văn hóa cũng là một phần rất quan trọng trong ngành tâm thần. Tôi thích tất cả những điều này,” ông thêm.

Bác Sĩ Giao Nguyễn từng phân tích, 60% nguyên nhân của bệnh tâm thần là do di truyền.

Như vậy, ông có lo lắng cho đứa con trai nhỏ duy nhất của mình không? Bác Sĩ Giao từ tốn nói: “Chắc chắn là có. Phân tích kỹ thêm về góc độ khoa học thì con của tôi chỉ có 30% trong 60% đó. Tôi hy vọng 30% đó không đến nỗi nào. Tôi chỉ có một đứa con, nên tôi càng phải giữ sức khoẻ, không làm những gì mang đến áp lực cho mình và cho những người thân xung quanh mình.”

Để tránh những áp lực đó, thì phải làm gì?

Ông cho biết: “Hãy giữ sức khoẻ, tập thể thao, ăn uống điều độ. Nếu làm được, chúng ta không nên làm cho người khác ganh tỵ với những gì mình có. Bản thân con người luôn ganh đua, muốn bằng người này, hơn người khác. Nếu làm được, chúng ta đừng phô trương, mà thay vào đó là đồng cảm với nhau.”

Có vẻ như càng trải nghiệm cuộc đời bao nhiêu thì người ta càng biết quý trọng sự bình yên và trân trọng hiện tại bấy nhiêu. Bác Sĩ Giao Nguyễn tìm thấy hạnh phúc tinh thần và thể chất từ chính những năm chiến đấu để bước ra khỏi căn bệnh của mình. Ông cũng là người kính phục và lĩnh ngộ triết lý văn thơ của Thầy Tuệ Sỹ.

Khóc Tuệ Sỹ

Du thủ hồng trần đường xa chân mỏi

Lạc lối về ngừng bước hỏi trăng sao

Ngậm ngùi kiếp cỏ hoang bên đá sỏi

Nước mắt vàng thu lá rớt lao xao

Cổng niết bàn trong hư vô tịch mịch

Dạo vòng quanh tìm lối bước chân vào

Khoảnh khắc hội qua, nhang tàn lửa

Hạc mai thân xác thoát chiêm bao

Đây là bài thơ ông viết ngày 26 Tháng Mười Một, 2023 khi được tin Thầy Tuệ Sỹ viên tịch. Cách gieo vần, tứ thơ ảnh hưởng rất nhiều từ bài “Khung Trời Cũ” của Thầy Tuệ Sỹ.

Ngôi nhà nhỏ của gia đình Bác Sĩ Giao Nguyễn nhìn rất đơn giản, có lẽ như tính cách mà ông chia sẻ, “nhiều khi im lặng là thể loại âm nhạc tôi thích nhất, và sự cô độc là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của tôi.” [đ.d.]

(Bài viết này được thực hiện qua chương trình “Impact Fund for Reporting on Health Equity and Health Systems” năm 2023 của Annenberg Center for Health Journalism, thuộc đại học USC, bao gồm huấn luyện, hướng dẫn, và tài trợ cho tác giả).

Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com


 

MUỐN NHIỀU HƠN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Đừng giữ Thầy lại!”.

“Bạn có thể có được Thiên Chúa bao nhiêu tuỳ thích! Chúa Kitô trao chìa khoá kho tàng vào tay bạn. Nếu một người được phép vào kho vàng thỏi của ngân hàng, lấy bao nhiêu tuỳ thích; nhưng anh ấy chỉ lấy mấy cắc, thì lỗi tại ai mà anh ta nghèo? Hãy muốn thật nhiều! Và đừng quên, Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!” – Alexander MacLaren.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!”. Đó cũng là những gì Ngài muốn cho Maria trong Tin Mừng hôm nay. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho cô với dáng vẻ một người làm vườn. Cô muốn ôm chân Ngài; Ngài nói, “Đừng giữ Thầy lại!”. Tại sao? Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, lối xử với Ngài một cách hoàn toàn khác! Ngài ‘muốn nhiều hơn’ cho cô!

Maria hết lòng vì Thầy, bằng chứng là cô có mặt dưới chân thập giá; hoặc do lòng thương xót, Ngài đã trục xuất bảy quỷ cho cô! Mặc dù sự gắn bó và lòng sùng kính dành cho Chúa Giêsu đẹp đẽ và rất thanh khiết – tuy chưa hoàn thiện – Maria chỉ muốn Thầy Chí Thánh được trả lại cho cô theo cách cô muốn. Vì lý do đó, Ngài bảo, “Đừng giữ Thầy lại!”.

Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nói với Maria rằng, “Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn. Nó không còn ở cấp độ con người! Ta sẽ không chỉ là bạn của con; Ta ‘muốn nhiều hơn’ cho con. Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ở trong tim con, nên một với con, và trở thành Lang Quân của con cho đến đời đời!”. Đây là ‘một cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa trời với đất’, ‘một hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa’, ‘một tương quan mới giữa Đấng Cứu Chuộc với tội nhân’. Họ sẽ cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Chúa Giêsu đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh trên dương thế!

Sẽ rất bất ngờ khi bạn và tôi đọc lại những lời này – “Đừng giữ Thầy lại!” – với ý thức rằng, Chúa Giêsu ‘muốn được giữ lại’ hơn bao giờ hết! Ngài muốn ‘được ôm chặt’ với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Cha! Ngài muốn chúng ta ‘ôm chặt’ Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Ngài muốn chúng ta bám lấy Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở của mình; Ngài muốn ở cùng, trở nên mỗi người để biến đổi từng người theo cách thức riêng của Ngài. Maria đang tận hưởng hạnh phúc này; và quà tặng đó cũng đang được trao cho bạn và tôi ngay hôm nay chứ không đợi đến mai ngày trên thiên đàng.

Anh Chị em,

“Đừng giữ Thầy lại!”. Chúa Phục Sinh ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn và tôi! Ngài muốn chúng ta gói lấy “những vàng thỏi”, chứ không chỉ nhặt “mấy cắc”. Ngài muốn chúng ta yêu Ngài tha thiết hơn từng ngày, từng giờ; từ đó, sống cho Ngài từng phút, từng giây. Ngài không chỉ ‘muốn nhiều hơn’ trái tim yêu thương của chúng ta; nhưng thật bất ngờ, cả những tội lỗi cùng những gì ‘hơi hướng thế tục’ nơi mỗi người. Đó là tất cả những gì Ngài đang chờ, và đang muốn nhất. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả thập giá. Phải, cả thập giá! Thú vị thay, thập giá đó là sự ươn hèn, các tính hư nết xấu và cả tội lỗi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dạy con khôn ngoan ôm lấy ‘vàng thỏi’, đừng nhặt ‘tiền cắc!’. Để con yêu Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ cho Đấng hằng yêu con từng giây!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

 ‘Cháy đỏ trời’ nhiều nhà trong đêm gần cầu chữ Y, Sài Gòn

 Ba’o Nguoi- Viet

April 1, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một đám cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh Tàu Hủ ở đường Phạm Thế Hiển, ở Quận 8, Sài Gòn, trong đêm 1 Tháng Tư, giờ Việt Nam.

Loạt ảnh và video clip do các báo đăng tải cho thấy ngọn lửa bốc lên nghi ngút, đỏ rực cả góc trời và khúc kênh ở khu vực gần cầu chữ Y.

Lửa đỏ rực từ đám cháy lớn ở khu vực gần cầu chữ Y, quận 8, Sài Gòn. (Hình: ZNews)

Theo ghi nhận của tờ Tuổi Trẻ, khoảng gần 8 giờ tối, đám cháy bùng phát mạnh rồi lan nhanh sang nhiều căn nhà ven kênh Tàu Hủ.

Người dân xung quanh tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa bùng phát mạnh, thiêu rụi nhiều căn nhà trong khu vực.

Lực lượng cảnh sát cứu hỏa được điều động đến hiện trường và phun nước dập lửa từ cano chuyên dụng. Trong khi đó, một nhóm cảnh sát cứu hỏa khác đến gần hiện trường bằng đường bộ.

Bà Nghĩa, sống gần những căn nhà cháy cho biết đang coi tivi trong nhà thì nghe nhiều tiếng la hét thất thanh. Bà chạy ra thì thấy bầu trời đỏ rực giữa đêm tối. Bà chỉ kịp vơ vội một số món đồ có giá trị chạy ra xa ngọn lửa đang bùng mạnh.

Ông Nam, nhà ở gần hiện trường, nói rằng người dân đã nhiều lần phản ảnh với chính quyền về việc các nhà ven sông chứa nhiều đồ gỗ để buôn bán, dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Cùng thời điểm, theo tường thuật của báo VietNamNet, một đoạn đường Phạm Thế Hiển gần khu vực xảy ra cháy được phong tỏa nghiêm ngặt.

Tại cầu chữ Y, hướng Quận 1 và quận 5 về quận 8 xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.

Báo Dân Trí cho biết, vụ cháy khiến một phần khu vực phường 2, quận 8 bị mất điện.

Đến khoảng 10 giờ đêm 1 Tháng Tư, theo ông Tăng Xuân Phong, chủ tịch phường 2, quận 8, đám cháy đã được dập tắt, lực lượng cứu hỏa đang tiếp tục xịt nước làm mát.

Ông này khẳng định rằng vụ cháy “không có thương vong về người.”

Tuy nhiên, phóng viên báo Tuổi Trẻ cho rằng do lực lượng cứu nạn chưa vào được các căn nhà cháy nên không rõ thương vong.”

Cảnh sát cứu hỏa phun nước dập lửa từ ca nô chuyên dụng. (Hình: Thành Huy/Tuổi Trẻ)

Các báo ở Việt Nam cho biết thêm, Công An Thành Phố Sài Gòn đang mở cuộc điều tra vụ cháy.

Trước khi vụ cháy xảy ra, khu vực hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển được ghi nhận tấp nập người vận chuyển, mua bán đồ gỗ cũ.

Tại đây, có gần 20 cửa hàng thu mua, tái chế đồ phế phẩm, đồ gia dụng. Cả ngày địa điểm này nhộn nhịp tiếng búa, tiếng bào, tiếng người thợ đánh bóng vẹcni… (N.H.K) [kn]


 

Từ cõi chết, Đức Ki-tô đã phục sinh – Cha Vương

Mến chào một ngày mới. Đọc tin này bạn đừng buồn và cầu nguyện cho mình nhé, đây là bài suy niệm cuối cùng của mình vì mình mới bị té gẫy tay trong giếng rửa tội cho nên không đánh máy được nữa. Đau quá đi thôi! :((  Xin thông cảm….  April Fool!!! Nói chơi vậy thôi, đùa tí cho zui đó mà. Không có gì xảy ra đâu, 🙂

Hôm nay là ngày 1 tháng 4 hay được gọi là April Fool’s Day, nói một cách dí dỏm là ngày nói đùa (hay nói dối cho vui). Niềm vui trong ngày này là những người vui tính sẽ trao cho nhau những câu nói thú vị, khó tin, nhưng cũng hết sức tinh tế để người khác không nhận ra rằng đây là một câu nói không có thật để rồi cùng bật cười to lên với nhau. Chúc bạn một ngày vui qua những tiếng cười của ngày April Fool nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 01/04/2024

TIN MỪNG: Khi ấy, các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay…Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà : “Chị em đừng sợ ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Máthêo 28:8-10)

SUY NIỆM: Bạn đang sống trong thế giới mà công nghệ điện thoại di động và các thiết bị vi tính đang sốt. Nhờ đó mà tin tức mới được gởi đi thật nhanh và được cập nhập hàng giờ. Sau biến cố Phục Sinh,“Các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.” Họ không để sự sợ hãi ngăn cản họ loan báo tin vui của sứ điệp Phục Sinh. Đây là một sự chọn lựa thật táo bạo và can đảm. Sứ điệp của Đức Giêsu trao ban cho các phụ nữ cũng chính là sứ điệp cho bạn hôm nay, đó là: Đừng sợ! Hãy sống và loan truyền Chúa chịu chết, tuyên xưng Chúa sống lại cho mọi người, mọi nơi và mọi lúc. Vậy bạn hãy sử dụng những tiện nghi hiện đại đang có trong tay để loan báo tin mừng như các phụ nữ can đảm đó đi. Nếu hàng tỷ người  trên thế giới này, trong đó có bạn, biết sử dụng điện thoại di động của mình để loan báo những tin vui hoặc chỉ làm những điều tốt thì thế giới này đâu có những cảnh tang thương và chết chóc.

LẮNG NGHE: Từ cõi chết, Đức Ki-tô đã phục sinh, không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Alleluia. (Rm 6:9)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Phục Sinh, Chúa đã cho kẻ chết sống lại và đưa nhân loại vào cuộc sống muôn đời, xin ban sự sống muôn đời cho những người thân thương của con đã qua đời do lòng thương xót của Chúa.

THỰC HÀNH: Hôm nay Bạn hãy làm 1 trong những đề nghị sau đây:

(1) Hãy đừng sợ nói/tranh đấu cho sự thật

(2) Bạn có thể dùng phương tiện điện tử có sẵn để gởi đi những bài suy niệm hàng ngày cho bạn bè thân hữu

(3) Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực gây hoang mang sợ hãi

Chúa Giêsu nói với Bạn “đừng sợ!”

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=jjBnLQjLBFI

Hoan Ca Phục Sinh . Bà maria ơi trên đường bà thấy những gì

 

NỖI SỢ CỦA ÂN SỦNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”.

Cha William thăm một cô gái sắp mổ mắt. Nỗi sợ phải mù ám ảnh cô! Cô nói với cha, “Ôi, Chúa đang lấy đi thị giác của con!”. Cha xứ nghiêng mình thì thầm, “Đừng để Ngài lấy nó! Hãy dâng nó cho Ngài!”. Khuôn mặt cô gái rạng rỡ, “Con ước ao được như vậy!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nỗi sợ hãi xen chút vui mừng – dẫu ít ỏi – nơi cô gái trẻ đưa chúng ta về câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Các phụ nữ rời mộ Thầy, vừa “sợ hãi” vừa “vui mừng”. Thật thú vị, hai trạng thái đan xen! Làm sao một người vừa “sợ” lại vừa “vui?”. Chẳng phải sợ hãi luôn xói mòn niềm vui? Chẳng phải niềm vui không triệt tiêu được sợ hãi? Đặt mình vào tâm trạng của các cô, chúng ta sẽ hiểu được thế nào là trải nghiệm một ‘nỗi sợ của ân sủng!’.

Làm sao có thể không sợ khi thi hài của một người chết nay hiện ra sừng sững trước mặt họ? Làm sao một ‘thây ma’ nay lên tiếng chào họ? Ấy thế, nỗi sợ tự nhiên được thế chỗ bởi niềm vui của ân sủng! “Chào chị em!” tiếng Latin là “Exsultet!”, có nghĩa là “Mừng vui lên!”. Đây cũng là lời Gabriel chào Đức Mẹ trong ngày truyền tin, “Mừng vui lên, đấng đầy ân sủng!”. Giờ đây, không phải là lời của sứ thần nhưng là lời của ‘Chúa các sứ thần’ – lời Đấng Phục Sinh – nói cho cả nhân loại biết rằng, nó đang được đầy ân sủng!

Đây không phải là một nỗi sợ thông thường; đúng hơn, một ‘nỗi sợ của ân sủng’ đầy tôn kính, kinh ngạc và choáng ngợp, gây sốc thánh thiện; và cùng lúc, ngập tràn niềm vui. Bỗng nhiên, một sự hiểu biết chợt đến khiến các cô đầy ắp hy vọng rằng, Thầy đã ra khỏi mồ! Trải nghiệm này cho phép họ tin chắc một điều gì đó rất phi thường vừa mới xảy ra.

Đây còn là một trải nghiệm đáng ao ước nơi bạn và tôi! Ngày Phục Sinh, ‘ngày Chúa biến đổi tôi’, ‘ngày Chúa đã làm ra’, ngày mà tôi hoan hỷ mừng kính trong tám ngày liên tiếp và cao điểm là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Vì thế, trong những ngày này, chúng ta sẽ cố gắng ‘cùng trải nghiệm một kinh nghiệm’ mà các phụ nữ thánh thiện ấy đã trải qua. Rằng, Chúa Giêsu không còn trong mộ và tôi cũng đã ‘ra khỏi mồ’ với Ngài. Hãy chìm sâu vào mầu nhiệm Phục Sinh; học biết nó đúng như ý nghĩa tràn đầy của nó! Ngài đã tiêu diệt tội lỗi, huỷ diệt cái chết, sự ác; đồng thời, đang huỷ diệt tội lỗi của tôi, ban cho tôi sự sống mới trong sức mạnh Phục Sinh của Ngài. Không thể tuyệt vời hơn!

Anh Chị em,

“Tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”. Chúa Phục Sinh ước ao bạn và tôi có được trải nghiệm ấy mỗi ngày trong Lời Chúa, trong Thánh Thể, trong những con người, trong các biến cố. Ngài ‘đón đường’ từng người chúng ta, nói với mỗi người rằng, “Mừng vui lên!” vì cả vũ trụ này đang được đổi mới; và nhất là, ‘Con đang được đổi mới!’. Như các phụ nữ, bạn hãy cam kết một điều, chúng ta phải ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, ra khỏi những gì thuộc tầm thấp, ra khỏi những ước muốn thế tục; nhờ đó, có thể nhận ra ‘Đấng đón đường’ đầy yêu thương, quyền năng. Được như thế, chúng ta mới thật sự trải nghiệm ‘nỗi sợ của ân sủng’ đáng ao ước mà Đấng Phục Sinh mang lại, cũng là Đấng sai đi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dạy con biết ‘chìm sâu vào trong’ mầu nhiệm Phục Sinh; nhờ đó, con có thể ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, được biến đổi và được sai đi!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen