GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

cropped-Green-and-Gold-Luxury-Bridal-Boutique-Logo.png

PHỤNG VỤ

Phụng vụ không chỉ là hình thức "phụng thờ", hành động của con người dành cho Thiên Chúa, nhưng nó cũng là quà tặng của ơn sủng Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô làm cho tất cả Giáo hội.
Lời khẳng định về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng vụ xác định rằng, Phụng vụ là một thực tại đặc biệt, một "mầu nhiệm"...

  • Phụng Vụ Là Gì?

    Để hiểu rõ hơn về giá trị Phụng vụ mà chúng ta cử hành mỗi ngày, cần trở lại với câu hỏi căn bản của chúng ta: Phụng vụ là gì?

  • Phụng Vụ Lời Chúa

    Phụng Vụ Lời Chúa là một phần cấu thành của Thánh Lễ bởi vì chúng ta tụ họp để lắng nghe những gì Thiên Chúa đã làm và vẫn còn có ý định làm cho chúng ta. Trong Hội Thánh, khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng.

  • Phụng Vụ Thánh Thể

    Việc cử hành mầu nhiệm Chúa Giê-su chịu chết và sống lại vào mỗi ngày Chúa Nhật đối với các Ki-tô hữu tiên khởi là một nghi lễ ‘tưởng niệm và tạ ơn’.

BÍ TÍCH

Trong Kitô giáo, các Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Đức Kitô thiết lập và uỷ thác cho Hội Thánh, qua các Bí tích, sự sống thần linh được trao ban cho các tín hữu.

  • Bí Tích Thánh Thể Là Gì?

    Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ Chúa Giê-su đã lập để tiếp tục hy lễ thập giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi thiêng liêng cho con người. “Eucharistia” là tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tạ ơn”. Những Ki-tô hữu tiên khởi đã dùng từ này để chỉ Bí tích Thánh Thể

  • Các Bí Tích

    Thần học online do Dòng Đa Minh trình bày.
    Chúng ta cũng có thể sánh ví các bí tích là mùa xuân của ơn cứu độ, là mùa của ân sủng đơm bông kết trái trong cuộc đời của người Kitô hữu.
    Loạt bài về Các Bí Tích bao gồm nguồn gốc, lịch sử, hiệu quả và giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến bí tich.

LUÂN LÝ

Luật luân lý là những chỉ thị có tính bền vững, tổng quát và bắt buộc nhắm hướng hoạt động của con người về mục tiêu tối hậu (x. Bouquillon, Theologia Moralis undamentalis, 1900). Thần học luân lý không chỉ quan tâm đến những điều bó buộc mà thôi, nhưng còn lưu ý cả đến những lời khuyên bảo, nhắc nhở, những điều được phép.

  • Tổng Quát về Thần Học Luân Lý

    Điểm nhắm trước tiên của thần học luân lý là xác định tình trạng có tội hay không của hành động và những nguyên tắc nhằm giải quyết cho đúng các trường hợp. – Công đồng Trentô (1545-1563)

  • Tự Do Có Trách Nhiệm

    Phẩm giá của con người đòi họ phải hành động theo sự chọn lựa ý thức ... Tự do của con người vì bị tội lỗi làm tổn thương nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa. (GS 17).

  • Giáo Hội là Thầy Dậy Chân Lý

    “Theo ý định của Chúa Kitô, Giáo Hội Công Giáo là thầy dạy chân lý và có nhiệm vụ loan báo và truyền dạy chân lý là Chúa Kitô một cách chính thức, đồng thời phải lấy uy quyền mình mà công bố và xác nhận những nguyên tắc thuộc phạm vi luân lý, phát sinh tự bản tính con người.” (Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo – Digitatis Humanae số 14)

TÔNG TRUYỀN

Tông truyền (nói tắt của tông đồ truyền thừa) là phương thức thừa kế giáo quyền ở một số giáo hội Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo Rôma, Đông phương Chánh thống giáo, thông qua việc bổ nhiệm và truyền chức giám mục, từ đó chuyển giao sứ vụ và quyền hạn cho người kế vị.

  • Hội Thánh Tông Truyền

    Hội Thánh “tông truyền” nghĩa là:
    (1)Hội Thánh được xây dựng trên nền móng các Tông đồ;
    (2) Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn các Tông đồ;
    (3) Hội Thánh được hướng dẫn và thánh hóa nhờ những vị kế nhiệm các Tông đồ.

  • Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền

    Bốn đặc tính này nối kết với nhau một cách không thể tách biệt,264 và nêu rõ những nét căn bản của Hội Thánh và của sứ vụ của Hội Thánh.

  • Giáo Hội Tông Truyền

    Trải dài qua các thế kỷ, tính chất tông truyền nêu rõ căn tính của Giáo hội về phương diện đức tin, phụng tự và cơ cấu tổ chức.

GIÁO LUẬT & VĂN KIỆN

Bộ Giáo Luật được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983, hai mươi bốn năm sau khi vị Tiền nhiệm, Ðức Gioan XXIII tuyên bố quyết định tu chính.
Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.

  • Bộ Giáo Luật - The Code of Canon Law

    Mục đích của luật lệ không những chỉ nhằm duy trì trật tự trong Giáo Hội xét như là một cộng đoàn, nhưng nhất là nhằm phục vụ sứ mạng mà Ðức Kitô đã trao phó: thông truyền các ân huệ cứu rỗi, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí Tích.
    Bộ Giáo Luật gồm 1752 điều, và chia ra làm 7 quyển.

  • Văn Kiện Công Đồng Vaticano 2

    Tổng hợp các Văn kiện Công Đồng Va-ti-ca-nô II (1962 – 1965), bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2012).

Được xem 27 lần, bởi 5 Bạn Đọc trong ngày hôm nay