Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Lao Động, bị sờ gáy vì ‘dính’ AIC

March 8, 2024

Ba’o Nguoi-Viet

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Đào Ngọc Dung, 62 tuổi, bộ trưởng Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đề nghị kỷ luật vì có sai phạm trong vụ AIC.

Báo Tuổi Trẻ hôm 8 Tháng Ba dẫn thông cáo của cơ quan giám sát đảng viên nêu trên quy trách nhiệm cho ông Dung về việc “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để bộ vi phạm nghiêm trọng quy định của đảng trong thực hiện các gói thầu của công ty Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các doanh nghiệp con của AIC.”

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam. (Hình: Gia Hân/Tuổi Trẻ)

Công ty AIC thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người bị tòa án kết án khiếm diện 30 năm tù trong lúc bà đang ở ngoại quốc và khước từ lời kêu gọi về đầu thú của Bộ Công An Việt Nam.

Thông cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận rằng những vi phạm của ông Dung “làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước và nguồn nhân lực xã hội…”

Các báo ở Việt Nam dẫn nguyên văn thông cáo nêu trên mà không làm rõ chi tiết về các gói thầu của AIC với Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam, cũng như mối quan hệ của ông Dung với bà Nhàn, cũng như ông này được “lại quả” thế nào trong vụ việc.

Ông Đào Ngọc Dung được ghi nhận tại vị ghế bộ trưởng được gần tám năm, trước đó từng làm bí thư Tỉnh Ủy Yên Bái.

Việc bị quy kết dính vụ AIC là vụ bê bối thứ nhì của ông Dung.

Hồi năm 2006, báo Tuổi Trẻ đưa tin, tại buổi thi môn Hành Chính Công của kỳ tuyển nghiên cứu sinh trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia, thí sinh Đào Ngọc Dung đã bị lập biên bản do “dùng giấy nháp không có chữ ký của giám thị.”

Trụ sở Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam. (Hình: Chính Phủ)

Ông Dung, khi đó đã là ủy viên trung ương đảng, đã phản ứng bằng cách không ký vào biển bản này vì “không đồng ý với mức xử lý theo quy định của pháp luật.”

Do vụ bê bối này mà ông Đào Ngọc Dung đã đảng khiển trách và phân công công tác khác.

Tuy vậy, Học Viện Hành Chính Quốc Gia sau đó phát đi thông báo khẳng định thí sinh Đào Ngọc Dung “không gian lận đem tài liệu, ‘phao’ vào phòng thi.” (N.H.K)


 

Ai có đi ngang thì dừng lại chút nha!

Những câu chuyện ý nghĩaGóc nhìn báo chí – Công Dân ( Nhóm kiểm duyệt bài viết )

Ai có đi ngang thì dừng lại chút nha!

Bữa mình thấy anh Thảo đăng, rồi mới đây 8g tối mình đi khúc này vẫn thấy bà ngồi bán. Mong bạn bè người quen có dịp thì ủng hộ bà.

Bà Tư quê ở miền Tây, tóc bạc trắng, khoảng tuổi 70. Bà thường xuyên đem đồ quê (rau, trứng gà ta, cóc non, mắm ruốc…) lên Sài Gòn bán, giá mềm lắm. Vì hay bị đuổi nên bà chọn góc ngã tư Tú Xương – Nguyễn Thông hơi khuất, đèn đường thì mờ nên ít ai để ý.

Bà hay bán từ trưa đến tối khuya.

* Ảnh của anh Trần Hữu Thảo.

Cre: Lê Thu Hiền


 

Bí Thư và Chủ Tịch tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt thêm vào danh sách dài các Bí Thư, Chủ Tịch đi tù

Lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: ” Chưa bao giờ nước ta được như ngày hôm nay”

  • Lực lượng Ủy Viên Trung Ương Đảng vào tù đông đảo nhất lịch sử Đảng
  • Ủy Viên Bộ Chính Trị cũng vào tù vì tham nhũng.
  • Bí Thư  và Chủ Tịch Tỉnh, Thành Phố ở trong tù đông không kém, Bến Tre, An Giang, Lào Kai, Phú Yên, Thanh Hóa, và mới nhất là Vĩnh Phúc

Theo thông tin từ Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, ngày 8/3, sau khi VKSND tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét với 9 bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Trong số 9 bị can nêu trên, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Như thông tin từ Bộ Công an, việc triển khai các quyết định và lệnh khám xét đối với các bị can Hoàng Thị Thúy Lan, Lê Duy Thành đã được thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, theo ghi nhận của PV VietNamNet, từ khoảng 12h – 14h50 chiều nay, rất đông các lực lượng, trong đó có cả cảnh sát giao thông đã lập rào chắn, tạm phong tỏa khu vực phố Chiền, nơi có nhà riêng của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan.  

Cùng thời điểm, lực lượng công an cũng lập rào chắn, hạn chế đi vào khu vực đường Phạm Hồng Thái (TP Vĩnh Yên), nơi có nhà riêng của ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Người dân nhận được thông báo di chuyển theo hướng đường khác, vì nơi đây đang có cơ quan chức năng thực thi công vụ. Nhiều CSGT ứng trực để hướng dẫn phương tiện qua lại.

W-b237-thu-tinh-uy-vinh-ph250c.jpg
CSGT lập rào chắn tại ngõ 1, phố Chiền (TP Vĩnh Yên) không cho người dân vào khu vực các lực lượng làm nhiệm vụ. Ảnh: V.Hậu
W-z5229064736935-7406d94df5f8e7d7ae82f80492b404d5-1.jpg
Người dân được tạm mời ra khỏi khu vực lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Ảnh: Nhị Tiến 
W-b237-thu-tinh-uy-2.jpg
Người dân tập trung đông ở phố Chiền. Ảnh: Nhị Tiến

Hoàng Xuân Hãn, người đặt nền móng cho Giáo dục và Học thuật Việt Nam hiện đại

Nguyễn Ngọc Giao

O” tròn như quả trứng gà

ô” thì đội mũ, “ơ” thời có râu

(…)

I”, “Tờ” có móc cả hai,

i” ngắn có chấm, “tờ” dài có ngang.

(…)

Bạn đọc trẻ, thậm chí trung niên, chắc ít ai biết những câu thơ lục bát giản dị, thân thuộc như ca dao, càng khó hình dung ra tác động to lớn của chúng trong phong trào « bình dân học vụ » những năm 1945-47, nhờ đó, hàng triệu đồng bào đã thoát khỏi nạn mù chữ. Phong trào « bình dân học vụ » đã tiếp nối và khuếch trương hoạt động của hội « Truyền bá Quốc ngữ » do cụ Nguyễn Văn Tố và một số trí thức thành lập năm 1936, trong đó có Hoàng Xuân Hãn, giáo sư toán học giảng dạy tại trường Bưởi (tức là trường trung học Chu Văn An).

Tác giả những câu “ca dao” đã đi vào lịch sử ấy, chính là Hoàng Xuân Hãn.

Năm học 1945-46, trong lúc những em bé chăn trâu nắn nót viết « i tờ » bằng vôi trắng trên lưng trâu, những bà mẹ già, những thanh niên nam nữ đánh vần « o tròn », thì lần đầu tiên, học sinh trung học được học các môn bằng tiếng Việt, theo « chương trình trung học », và ở đại học, các bộ môn khoa học cơ bản (toán, lý, hóa, sinh học..) được giảng bằng tiếng Việt.

Người soạn thảo « chương trình Trung học », công bố mùa hè 1945 cũng là tác giả bộ « Danh từ Khoa học » (xuất bản năm 1942) : Hoàng Xuân Hãn.

Tình cờ, cuối năm 1975, về nước lần đầu tiên sau ngày 30 tháng tư, tôi được gặp và sống chung hai tuần với nhà báo lão thành Thép Mới. Được anh kể nhiều chuyện, tôi còn nhớ mãi chuyện « thời Mỹ ném bom Nhật » năm 1943-1944 : năm ấy, Thép Mới học năm cuối trung học, học toán « bác Hãn ». Mỹ ném bom đường chuyển quân và vũ khí của quân đội Nhật ở Đông Dương, trường Bưởi sơ tán, thầy trò về Thanh Hóa. Hình như anh không còn giữ kỷ niệm về những lớp học toán sơ tán, nhưng anh say sưa kể những buổi đi « rập bia » với thầy.

Tốt hơn cả, xin chép lời kể của chính “bác Hãn” :

« Tôi biết vùng (Thanh Hóa) có nhiều cổ tích, lúc không bận dạy học là đi tìm. Lóc cóc trên chiếc xe đạp, kèm sau nải chuối xanh. Tìm ra được bia cổ, lần đọc. Đọc xong cắt đôi quả chuối xát lên mặt bia, trải tấm giấy bản lên, rập lấy tư liệu. Chuối xanh dán dính mà không chặt, rập xong gỡ tờ giấy ra rất dễ, không rách ».

Trong thời gian ấy, bác đã phát hiện 4 tấm bia đầu thế kỷ 12, trong đó có ba nói về Lý Thường Kiệt. Các tấm bia ấy đã bị phá hủy trong những năm chiến tranh, ngày nay ta còn giữ được văn bản là nhờ những tờ « rập bia » của bác Hãn.

Một nguyên tắc của Hoàng Xuân Hãn khi đi vào nghiên cứu sử học và văn hóa dân tộc là « tôn trọng tư liệu, thu thập tối đa ». Gia phả các dòng họ, bằng sắc, giấy tờ còn giữ lại trên các bàn thờ, những trang giấy bản đem bán đồng nát, thậm chí những tờ rời, nằm trên vỉa hè Hà Nội cuối năm 1946-1947, có tờ đã được dùng làm giấy vệ sinh… Chính nhờ « con mắt xanh », nhận ra từ đó những tư liệu quý, mà ngày nay chúng ta có được đạo sắc do chính tay Quang Trung Nguyễn Huệ viết cho Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) – nay được lưu trữ ở Viện bảo tàng lịch sử.

Áp dụng tinh thần phê phán khoa học, Hoàng Xuân Hãn đã để lại cho chúng ta những công trình nghiên cứu gương mẫu như Lý Thường KiệtLa Sơn Phu Tử…

Cũng với nguyên tắc « sưu tầm tối đa » và tinh thần phê phán, trên cơ sở các bản nôm Chinh Phụ Ngâm (bản in và bản chép tay, cùng với những gia phả), Hoàng Xuân Hãn đã chứng minh một cách thuyết phục rẳng bản mà chúng ta được học ở nhà trường không phải là của Đoàn Thị Điểm, mà của Phan Huy Ích – và tác giả cũng đã tìm ra bản diễn ca đích thực của Đoàn Thị Điểm.

Tinh thần khoa học và sư uyên bác về toán học, thiên văn học cũng đã đưa Hoàng Xuân Hãn đến việc đối chiếu âm lịch và dương lịch, và nhất là tìm ra tại sao, trong một số thời kỳ, âm lịch Việt Nam khác với âm lịch Trung Quốc.

*

Tháng 5-1954, Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc. Lúc ấy, học giả Hoàng Xuân Hãn đang ở thủ đô Rôma nước Ý, theo lời mời của Tòa thánh Vatican để tham khảo những tư liệu chữ Nôm được lưu trữ từ thế kỷ 16. Qua báo chí, ông theo dõi diễn biến hội nghị, và suy nghĩ đến những nguy cơ chia cắt đất nước lâu dài nếu vì sao phải đi tới giải pháp phân vùng theo một vĩ tuyến cắt ngang lãnh thổ.

Ông muốn viết thư góp ý kiến với phái đoàn do phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao  dẫn đầu. Nhưng thư không thể viết bằng quốc ngữ hay tiếng Pháp, vì qua bưu điện, đối phương hay một bên thứ ba có thể đọc trộm được. Làm sao ? Biết rằng trong phái đoàn, có bộ trưởng Phan Anh, người bạn cố tri, đọc được chữ nôm. Thế là ông đã viết thư bằng chữ nôm, lá thư đã tới tay người nhận một cách an toàn. Giai thoại này làm chúng ta nhớ tới thời chiến tranh thế giới lần thứ hai : Đức quốc xã không « giải mã » được một số điện mật của quân đội Đồng Minh vì họ dùng ngôn ngữ Navajo, một tộc người bản địa Bắc Mỹ.

Giai thoại trên cho thấy Hoàng Xuân Hãn là một chuyên gia hàng đầu về chữ Nôm, nhờ sự uyên bác về Hán ngữ, và hiểu biết về biến chuyển của phát âm tiếng Việt theo dòng thời gian từ mấy thế kỷ nay (mỗi chữ Nôm gồm hai phần, phần nghĩa dùng chữ Hán, phần âm dùng một chữ Hán mà cách phát âm gần giống tiếng Việt, thí dụ : chữ Nôm « năm » (số 5) ghép chữ Hán « ngũ » và chữ Hán « nam », phát âm gần « năm » ; còn chữ Nôm « năm (tháng) » ghép chữ Hán « niên » (nghĩa) và « nam » (âm) ; cái khó của chữ Nôm là phần âm thay đổi theo thời gian và không gian – cách phát âm của mỗi vùng).

Nói dông dài một chút để bạn đọc hiểu tại sao say mê những năm cuối đời của học giả Hoàng Xuân Hãn là : đi tìm bản Kiều nào « sát gần » nhất nguyên tác của Nguyễn Du. Như ta biết, Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều vào đầu thế kỷ 19 (năm 1820, theo nhiều giả thuyết). Tác phẩm vĩ đại được truyền khẩu từ Bắc chí Nam, nhưng những bản in đầu tiên phải đợi đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện, cạnh đó là những bản chép tay lưu truyền trong một số dòng họ, mà đã chép tay thì dễ « tam sao thất bản ». Đi tìm nguyên bản có thể là không tưởng, nhưng chí ít cũng phải tìm ra bản nào « gần » nguyên tác. Đây là một công trình đầy khó khăn, trong đó ngoài sự uyên bác, Hoàng Xuân Hãn còn có lợi thế : người Hà Tĩnh, đồng hương với tác giả Truyện Kiều, có thể « giải mã » được những chữ Nôm mà phần âm sử dụng cách phát âm của phương ngữ Hà Tĩnh !

Công trình đồ sộ ấy tất nhiên chưa hoàn thành. Những di cảo và tài liệu của bác về chủ đề này, theo tôi biết, chiếm hơn một mét trong thư viện. Điều đáng mừng là tủ sách và di cảo của bác, trong một phần tư thế kỷ vừa qua đã được con rể của hai bác, nhà toán học Nghiêm Xuân Hải, gìn giữ cẩn mật. Anh Hải vừa mất đi (tháng 9.2023). Đáng mừng là các con anh rất trân quý di sản của ông ngoại, đã có thỏa thuận hợp tác với cơ quan nghiên cứu uy tín là Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) trước hết là số hóa và điều chỉnh những trang di cảo của học giả. Nhờ đội ngũ chuyên gia chữ Nôm và chuyên gia ứng dụng số hóa của EFEO, hy vọng trong một thời gian không xa lắm, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, có thể tham khảo qua mạng, và tiếp tục công trình nghiên cứu Kiều học của học giả Hoàng Xuân Hãn.

*

Ngày 20.2.1996 (mồng 2 tết Bính Tý), ông tới Đại sứ quán Việt Nam nhờ chuyển một bức thư tay cho đại tướng Võ  (« anh Văn »). Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, bức thư còn giữ nguyên tính chất thời sự. Chúng tôi xin trích đăng một số đoạn :

«  Thân gửi anh ,

(…) Chúng ta là những kẻ tủi-nhục cho nước khi trẻ, mà may-mắn hơn nhiều bạn, còn sống đến ngày nay, nhận thấy đất nước thống-nhất độc-lập. Nhưng lại sợ rằng lớp trẻ, hiện nay là sinh-lực của nước, sẽ chóng quên tủi nhục xưa và công lao những người như các Anh.

Tôi đã có lúc biện-luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại-xâm và sự giải-phóng đất nước. Nước ta chỉ có hai cuộc giải-phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 . Tự nhiên cả hai mặt phải nhờ gắn-bó giữa mưu-lược lãnh-đạo và kiên-cường nhân-dân. Khi ngoại-xâm thì nhân-dân ai cũng căm-tức và lo-sợ cho tương-lai; còn trong cuộc giải-phóng thì địch đã ở chung với nhân-dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền-lợi để chia rẽ và giảm tinh-thần nhân-dân. Vì vậy, cái cần-thiết nhất trong cuộc giải-phóng là cái ĐỨC của những người lãnh-đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua-chuộc mình và làm gương cho nhân-dân giữ lòng yêu nước

(…)  Nước ta nghèo ; mới độc-lập và thống-nhất. Vậy sự bảo-thủ đất-nước rất khó. Nước lại có nhiều dân-tộc thiểu-số, tuy tỉ-lệ nhỏ, nhưng ở những vùng kinh-tế quan trọng ở mé Bắc và và mé Tây, và cả tại trung-châu như Chàm và Khme khrom. Gương ngoại-bang xui-khiến hay giúp-rập không thiếu: Tchechene, Đông-Âu, Tây-Á. Phi-Châu. Tôi nghĩ rằng phải tôn-trọng và ứng-dụng văn-hoá địa-phương và coi đó là văn-hoá Việt-nam, đồng-hoá chóng về trình-độ kiến-thức và trà-trộn dân-tộc trong lúc tuyển-chọn cán-bộ. Nước Pháp đã giải-quyết được vấn-đề Bretons, Auvergnats, Alsaciens, Basques v.v. mà vấn-đề Irland ở Anh vẫn tồn-tại. (…)

Về mặt kinh-tế, sự mở cửa cho ngoại-quốc đầu-tư là một sự dĩ-nhiên để dân mình có việc làm, học kỹ-thuật, học quản-lý, kiến-thiết hạ-tầng cơ-sở, nâng dần đời sống, và nhờ đó báo-đáp ít nhiều công-lao lãnh-đạo và nhân-dân. Nhưng các Anh cũng đồng-ý với tôi thà chịu thiệt-thòi chút ít bây giờ, chứ không để nợ lớn lâu dài về sau cho con cháu, đến mức không bao giờ trả hết lãi.

Cuối cùng, tôi muốn nói qua về vấn-đề bom hạt-nhân. Pháp vừa tuyên-bố ngừng thử, Trung-quốc vẫn thí-nghiệm và làm. Nước ta không thể có; nhưng phải nghĩ đến lúc bất ngờ có địch-thủ lấy nó để đe-doạ mình thì làm sao? Đây không phải là một giả-thuyết suông. Trung-quốc hiện nay còn đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kỳ mà tỏ thái-độ ly-khai. Nếu lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kỳ có can-thiệp vào nội-trị nước khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch. »

Năm ấy ông 88 tuổi. Kèm theo bức thư, ông chép gửi tặng bạn bài thơ khai bút « Xuân Bính Tý » (1996) :

Tám chục may rồi sắp chín mươi

Sức chừng thêm đuối tính thêm lười

Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn

Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi

Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc

Tinh hoa thuả mới gắng đua người

Tuổi cao nhưng chí còn trai trẻ

Mắt đọc tay biên miệng vẫn cười.

Trên đường về, trượt chân té ngã, ông được đưa vào bệnh viện Orsay. Ít ngày sau, ông từ trần. Ngày 10.3.1996.

Hoàng Xuân Hãn đã sống gần trọn thế kỷ 20, nửa cuộc đời ở Việt Nam, nửa sau ở Pháp.

Ông sinh năm 1908 ở Yên Hồ, La Sơn, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học chữ Hán, trung học cấp một ở Vinh, cấp hai ở Hà Nội (Trường Bưởi rồi Lycée Albert Sarraut). Đỗ Thủ khoa Tú tài năm 1928, ông được học bổng sang Pháp, học lớp dự bị thi vào những « trường lớn ». Năm 1930, trúng tuyển vào hai trường nổi tiếng nhất : Ecole Normale Supérieure (ENS, Cao đẳng Sư phạm) và Ecole Polytechnique (Trường Bách khoa). Ông chọn trường Bách khoa (sau đó, Trường cao đẳng Cầu Đường (*)) với hy vọng có thể giúp nước với cương vị Kỹ sư. Nhưng dưới chế độ thực dân, không có chỗ đứng cho một Kỹ sư « bản xứ », ông trở lại Pháp năm 1934, theo học lớp dự bị thi Thạc sĩ (Master=Cao học) tại ENS và trúng tuyển Thạc sĩ toán học.

Về nước, ông giảng dạy lớp đệ Nhất Trường Bưởi. Tháng tư 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp (trước khi thất trận), tham gia nội các Trần Trọng Kim với chức vụ bộ trưởng Giáo dục – Mỹ thuật) cùng với bạn thân là Phan Anh (Bộ Thanh niên – Nhật không để cho chính quyền Bảo Đại trách nhiệm quốc phòng và ngoại giao), cả hai đều giao ước với ông Trần Trọng Kim, ngay khi Đồng Minh thắng trận, chính quyền phải nhường chỗ cho chính quyền cách mạng.

Tháng 5-1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Đà Lạt. Kháng chiến bùng nổ, Hoàng Xuân Hãn ở Hà Nội, giữ liên lạc với kháng chiến, nhà thuốc Hoàng Xuân Hãn (của vợ ông, dược sĩ Nguyễn Thị Bính) thường xuyên cung cấp thuốc men cho kháng chiến. Được thông báo chính quyền Bảo Đại tìm cách bắt ông, Hoàng Xuân Hãn sang Pháp năm 1951. Trong những năm làm việc ở Trung tâm Nguyên tử lực Pháp (CEA), và nhất là sau đó, ông dành thì giờ nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

(*) Năm 2011, ông được trường này (Ecole Nationale Supérieure des Ponts et Chausssées) vinh danh bằng cách đặt tên ông cho một giảng đường của trường.

Hinh trên bên chụp tấm bảng tóm tắt tiểu sử Hoàng Xuân Hãn đặt trước cửa giảng đường.

Nguyễn Ngọc Giao


 

ĐẾN MỨC TRÀN ĐẦY – Lm. Minh Anh, Tgp Huế

Lm. Minh Anh, Tgp Huế

“Chính nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Sống là sống với, sống cùng, sống các mối tương quan!”. Thế mà, tương quan giữa người với Chúa, giữa người với người xem ra luôn nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết. Vấn đề nằm ở phía con người! Lời Chúa hôm nay chỉ cho chúng ta con đường tình yêu, con đường Giêsu, con đường ngắn nhất để có thể hoàn thiện các mối tương quan ‘đến mức tràn đầy!’.

Bài đọc một nói đến một dân nửa vời, thiếu cam kết, đứt đoạn, nên đã gục ngã trong tội ác. Qua Hôsê, Thiên Chúa mời gọi Israel, “Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi!”; “Nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái”, nghĩa là “Nhờ Ta, ngươi sẽ sống ‘đến mức tràn đầy!’”.

Với bài Tin Mừng, nhân một kinh sư hỏi đâu là giới răn trọng nhất, Chúa Giêsu chỉ ra con đường ngắn nhất, “Hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực!”. Tại sao phải yêu mến Chúa? Sự thật là, cách duy nhất để yêu người khác và ngay cả yêu chính mình, là chọn yêu mến Chúa với tất cả những gì chúng ta ‘có’, chúng ta ‘là!’. Ngài là nguồn cội và là cùng đích của mọi tình yêu. Ngài phải được yêu trên hết và trước hết vì Ngài là trọng tâm duy nhất của mọi tình yêu. Điều đáng kinh ngạc là khi càng chọn yêu Thiên Chúa, chúng ta càng nhận ra rằng, mọi tình yêu trong cuộc đời mình – nếu có – là tình yêu do chính Ngài tuôn đổ ‘đến mức tràn đầy’.

Trái lại, nếu tìm cách chia cắt tình yêu, yêu nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết để chỉ dâng cho Chúa một phần trái tim, một phần linh hồn, một phần trí khôn, một phần sức lực, thì tình yêu của chúng ta không thể lớn lên ‘đến mức tràn đầy’. Hạn chế khả năng yêu mến Chúa, con người rơi vào ích kỷ! Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đây là giới răn trọng nhất; bởi lẽ, tất cả các giới răn khác bao hàm trong giới răn này. Giới răn trọng nhất định hướng và mời gọi các giới răn khác. Thiên Chúa là suối nguồn tình yêu, chân trời tình yêu! Đóng cửa và lấy đi chìa khoá của tình yêu, con người không bao giờ đạt đến sự cứu rỗi; và như thế, tình yêu của chúng ta đối với Chúa, với nhau, sẽ luôn nông cạn, hời hợt.

A.W. Tozer viết, “Kitô hữu xét cho cùng, là một con người kỳ cục nhưng không kém độc đáo! Họ cảm nhận một tình yêu ‘đến mức tràn đầy’ dành cho một Đấng mình chưa từng gặp; trò chuyện hằng ngày với Đấng mình chưa từng thấy. Họ bỏ mình để có một cuộc sống sung mãn; mạnh mẽ khi nhận mình hèn yếu; giàu có khi biết mình nghèo; hạnh phúc khi biết mình tồi tệ; và chết đi để sống một cuộc sống tràn đầy hôm nay và mai ngày!”.

Anh Chị em,

“Nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái”. Thập giá Chúa Kitô cũng là một cái gì “kỳ cục nhưng không kém độc đáo!”. Thập giá là biểu tượng của tình yêu, hoa trái của tình yêu, yêu đến cùng. Chúa Giêsu đã yêu Chúa Cha đến nỗi Ngài chỉ có một giấc mơ duy nhất, làm tất cả để vui lòng Cha; Ngài yêu con người đến nỗi chấp nhận hiến dâng mạng sống để cứu nó. Chính nhờ tình yêu ‘đến mức tràn đầy’ Ngài dành cho Cha; từ đó, cho con người, mà “chúng ta nhận được hết ơn này đến ơn khác”. Đúng, chỉ trong Chúa Kitô, bạn và tôi mới trổ sinh hoa trái trong các mối tương quan – với Chúa với người – ‘đến mức tràn đầy!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con yêu Chúa nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết! Dạy con yêu như Chúa yêu; từ đó, con lớn lên trong tình yêu Chúa, yêu người, đến mức sung mãn!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp Huế)

From: KimBang Nguyen


 

Những câu hỏi nhức nhối từ vụ Vạn Thịnh Phát

 Báo Tiếng Dân

Võ Xuân Sơn

7-3-2024

Khi vụ Vạn Thịnh Phát vỡ lở, những thông tin mà báo chí đăng về qui mô vụ án làm cho hầu hết chúng ta kinh ngạc. Một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đều đặt ra: Tại sao bà Trương Mỹ Lan đã có nhiều tiền, nhiều tài sản như vậy, mà vẫn tìm cách lừa đảo để cướp thêm tiền?

Đây thật sự là một câu hỏi mà không có mấy người có thể trả lời được. Cả nước Việt Nam này, có lẽ chỉ có vài người có số tài sản, tiền bạc, đủ để hiểu, tại sao bà Trương Mỹ Lan lại làm như vậy. Có lẽ hầu hết chúng ta, ngay cả khi mơ ước, cũng không dám mơ ước đến số tài sản, số tiền lớn như vậy. Ngay cả những câu chuyện thần thoại phương Đông như Alibaba và 40 tên cướp, thậm chí là cả ông Thần đèn, cũng không có số tài sản lớn như vậy.

Giống như mọi người, tôi không thể trả lời được câu hỏi đó. Nhưng tôi nhớ đến câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Bà vợ của ông lão muốn có một tòa lâu đài. Khi có tòa lâu đài, bà lại muốn làm Nhất phẩm Phu nhân. Rồi khi là Nhất phẩm Phu nhân, bà lại muốn làm Nữ Hoàng. Khi đã là Nữ Hoàng, bà lại muốn làm Long Vương, để trực tiếp sai khiến cá vàng… Lòng tham của con người ta không có điểm dừng. Có lẽ vậy.

Không lẽ chỉ một mình bà Trương Mỹ Lan có lòng tham không có điểm dừng. Tôi nghĩ số này thì nhiều, nhiều lắm. Nhưng tại sao chỉ có bà Trương Mỹ Lan (và có thể một số kẻ khác mà chúng ta chưa biết, nhưng chắc chắn là không nhiều), là đạt được đến mức độ khủng như chúng ta đã biết. Có lẽ là hầu hết mọi người đều bị nỗi sợ hãi không chế. Họ sợ pháp luật trừng trị, họ sợ quả báo…

Nhưng nếu chỉ có nỗi sợ không thôi thì có đủ khống chế những người có lòng tham không có điểm dừng không? Có lẽ chỗ này, bà Trương Mỹ Lan có điều kiện hơn nhiều kẻ khác. Đó là bà dễ dàng thực hiện các hành vi trái pháp luật, trái lương tâm, độc ác… để thâu tóm tiền bạc. Có thể cơ quan điều tra không biết, hầu hết chúng ta không biết, nhưng hàng chục ngàn nhân viên trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát biết, tại sao không có ai tố cáo?

Thực ra chúng ta không biết có ai tố cáo không. Nhưng chỉ thấy ngay sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, có mấy cái chết đột tử xảy ra ở những người nắm được các điểm mấu chốt của vụ án. Biết đâu trước đây cũng đã có người tố cáo, nhưng đã bị bịt đầu mối. Cái này chỉ là phỏng đoán thôi, nhưng nếu nó là thật, thì đây là một băng nhóm tội phạm hung ác và tàn nhẫn.

Nhưng nếu chỉ hung ác và tàn nhẫn, thì bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm có thể dễ dàng thu tóm tiền bạc được như vậy không? Câu trả lời chắc chắn là không. Dù có hung ác đến đâu thì bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm cũng chưa thể là đối thủ của hệ thống chuyên chính này. Vậy thì tại sao bà Trương Mỹ Lan lại có thể thâu tóm tiền bạc trái pháp luật suốt bao nhiêu năm trời, công khai trước bàn dân thiên hạ?

Đó là do cái định chế kiểm soát bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thoái hóa, thối nát. Nguyên một đoàn thanh tra gồm các thành viên Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, các thành viên của Kiểm toán Nhà nước, các thành viên của Thanh tra Chính phủ, các thành viên của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, và hàng loạt cán bộ cao cấp của Ngân hàng Nhà nước đều nhận hối lộ, và đều đồng ý ký vô một biên bản thanh tra, bao che cho sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB.

Từ khi công cuộc “đốt lò” được triển khai, chúng ta đã đi từ ngạc nhiên này đến kinh ngạc khác. Không biết tới đây còn chuyện gì kinh thiên động địa hơn nữa không? Thực ra, nếu chiếu theo TTX vỉa hè, thì bà Trương Mỹ Lan chưa phải là người giàu nhất. Thậm chí người ta còn đồn từ trước khi bà mua cái tài sản XYZ nào đó, rằng bà sẽ mua nó dưới tên bà, nhưng là mua cho ai đó khác, giàu hơn bả.

Mà người ta còn đồn, rằng cái kẻ giàu hơn bà Trương Mỹ Lan, được bả đứng tên mua cho các tài sản XYZ nào đó, cũng vẫn chưa có phải người giàu nhất. Thôi, đó là những chuyện người ta đồn đại. Chúng ta còn chưa đủ sức hiểu những gì đã được công bố, thì làm sao mà hiểu những thứ người ta đồn đại.

Xem them:

Hình ảnh mới nhất những khu ‘đất vàng’ Vạn Thịnh Phát thâu tóm

 Bị phạt 7,5 triệu vì đăng ảnh chồng với dòng chữ “bọn dốt nát xử người vô tội”

RFA
2024.03.07

Bức hình ông Nguyễn Ngọc Ánh trong phiên toà và Quyết định xử phạt hành chính

Công an tỉnh Bến Tre ngày 6/3 xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Châu vì đăng ảnh chồng là một tù nhân lương tâm lên mạng xã hội từ năm 2019 với dòng chữ “bọn dốt nát xử người vô tội.”

Chồng bà là ông Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1976, hiện đang thụ án tù sáu năm tại Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Ông bị bắt ngày 30/8/2018 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”

Ngày 06/3, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Công an tỉnh Bến Tre ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà Châu với lý do “cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 101 của Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,..

Bà Châu cho biết bà bị mời lên đồn công an thị trấn Bình Đại để ký nhận văn bản xử phạt. Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 07/3:

Thực chất đó là sự chụp mũ thôi chứ về an ninh mạng thì (chỉ) có đưa tin về chồng thôi chứ có đưa tin gì về xã hội đâu mà nó chụp mũ vậy! Tôi thấy ở trên mạng có hình của chồng tôi với dòng chữ ‘kẻ dốt nát xử người vô tội’ và nghĩ chồng mình vô tội nên mình tải về mình lâu lâu mình đưa hình lên thôi còn ‘bọn dốt nát’ thì không nói (ám chỉ) cơ quan nào hoặc là tổ chức nào đâu!

Trước đó, ngày 28/2, công an huyện Bình Đại đã mời bà lên để tra hỏi về bức hình ông Nguyễn Ngọc Ánh đứng trong phòng xử án giữa năm 2019, trong ảnh có dòng chữ màu đỏ với nội dung “bọn dốt nát xử người vô tội.” Bức hình này bà đã đăng trên trang Facebook của mình nhiều năm trước nhưng không hiểu tại sao giờ công an lại lôi ra.

Bà Châu là một trong những thân nhân của tù nhân lương tâm thường xuyên đưa thông tin về việc chồng mình bị đối xử hà khắc trong trại giam lên mạng xã hội Facebook. Nhiều lần, bà bị công an địa phương mời lên làm việc về việc đăng tải thông tin trên mạng.

Bà cho rằng mục tiêu của công an địa phương là không muốn bà đưa thông tin về chồng, chia sẻ và bình luận về các vấn đề xã hội trên Facebook.

Theo bà, việc xử phạt của công an Bến Tre vi phạm quyền tự do ngôn luận vốn được ghi trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành và có trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

“Điều luật của Việt Nam xử phạt mơ hồ, giống như (nhà chức trách- PV) muốn làm gì thì làm, người dân nói cái gì cũng không được. Quyền tự do ngôn luận cũng không có thì làm gì mà có chữ ‘độc lập tự do hạnh phúc’ ở Việt Nam!”

Theo quyết định xử phạt, bà Châu còn phải gỡ bỏ “thông tin sai sự thật” trên danh khoản “An Duong Nguyen Phu” trong vòng bảy ngày nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trong bài viết về việc bị xử phạt trên Facebook cá nhân, bà cho biết sẽ ký nhận biên bản xử phạt vì có nghĩa là “các anh (công an-PV) tự nhận mình là kẻ dốt nát, chứ trong dòng chữ đó không nói đến tên ai hay cơ quan nhà nước nào cả.”


 

TikToker “Tuấn Phò Mã” bị bắt

Đài Á Châu Tự Do 

Ông Hoàng Đình Tuấn sở hữu kênh TikTok “Tuấn Phò mã” với hơn 300.000 người theo dõi và hơn 3,7 triệu lượt thích.

Nội dung nhiều video clip được cho biết có nội dung hướng dẫn tài xế lài xe an toàn trên các tuyến đường; cũng như chia sẻ các tình huống tranh luận với cán bộ CSGT, CSCĐ trong quá trình làm nhiệm vụ, xử lý vi phạm.

https://vi.rfa.org/IWXHNu


 

Kế hoạch hiện đại hoá quân đội của Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”

Kế hoạch hiện đại hoá quân đội của Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”Ảnh minh họa: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các quan chức tham dự triển lãm quốc phòng Vietnam 2022 International Defense Expo ở Hà Nội hôm 8/12/2022.

ảnh của AFP

 

Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam được dự kiến là đạt mức hơn 10 tỷ USD vào năm 2029, theo tính toán của Global Data, một công ty chuyên về thống kê và phân tích dữ liệu.

Thông tin trên đã thu hút giới quan sát quân sự ở khu vực, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng trên khu vực Biển Đông, điển hình là việc Trung Quốc quân sự hoá hàng loạt các thực thể mà họ chiếm đóng. Hành động của Trung Quốc gây nên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang cấp khu vực.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ Việt Nam mới đẩy mạnh chi tiêu cho quân đội, trên thực tế quá trình hiện đại quá đã được bắt đầu ít nhất trong hai thập kỉ gần đây.

Dậm chân tại chỗ

Mở đầu bằng bản hợp đồng mua hai chiến hạm lớp Gepard của Nga hồi năm 2006, và theo sau là bản hợp đồng bom tấn mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga hồi năm 2009, Việt Nam sau đó thực hiện thêm các thương vụ mua máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa phòng không, và xe tăng.

Với mục tiêu đưa hai quân chủng Hải quân và Phòng không- Không quân “tiến thẳng lên hiện đại”, có thời điểm, quốc gia Đông Nam Á này trở thành tâm điểm của thị trường buôn bán vũ khí thế giới, khi liên tiếp thực hiện các thương vụ lớn.

Những tưởng chương trình hiện đại hoá quân đội của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì  đà tiến, tuy nhiên, kể từ năm 2016, thời điểm Việt Nam ký mua 64 xe tăng T-90 từ Nga, tình hình trở nên im ắng một cách đột ngột.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc – nước được cho là mối đe doạ số một đối với an ninh của Việt Nam, vẫn không ngừng xuất xưởng các thế hệ vũ khí mới trên quy mô lớn. Chỉ riêng trong năm 2021, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung vào biên chế thêm 28 tàu chiến.

Điều này dấy lên lo ngại Trung Quốc sẽ ngày càng bỏ xa Việt Nam về sức mạnh quốc phòng, khiến cho mọi nỗ lực gây dựng năng lực răn đe của Việt Nam trở nên vô nghĩa.

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã xảy ra đối với tham vọng hiện đại hoá lực lượng vũ trang của Việt Nam?

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự, cho biết nhận định của ông:

“Ngay sau kỳ Đại hội Đảng gần nhất thì Việt Nam đã công bố một chương trình hiện đại hoá quân sự tầm cỡ, với tham vọng hiện đại hoá từ gốc tới ngọn lực lượng quân đội, và thứ tự ưu tiên rõ ràng. Nhưng kế hoạch này hiện giờ đang bị khựng lại. Thay vì tiến lên phía trước thì hiện đang dậm chân tại chỗ.”

Chính trị nội bộ

Trong bài viết được đăng trang web của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành an ninh hàng hải tại trường đại học New South Wales, lý giải rằng sự ra đi của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là yếu tố chính trị nội bộ ảnh hưởng tới kế hoạch mua sắm quốc phòng của Việt Nam.

Hầu hết các hợp đồng mua vũ khí đáng chú ý nhất của Việt Nam trong hai thập niên vừa qua đều được xúc tiến khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức. Và kể từ khi ông này về hưu vào năm 2016, mà theo đồn đoán là bị hạ bệ bởi đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì hoạt động mua sắm khí tài cũng chùng xuống.

Hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Bộ Quốc phòng cũng xảy ra sau đó, dẫn đến việc hàng chục sĩ quan cấp tướng bị kỷ luật hoặc truy tố.

Một sự thay đổi đáng kể nữa theo ông Nguyễn Thế Phương, đó là nhận thức của giới lãnh đạo Việt Nam về tình hình an ninh khu vực. Trao đổi với phỏng viên đài RFA, ông nói thêm:

“Việt Nam có vẻ như khá tự tin về việc có thể quản lý tranh chấp với Trung Quốc, bởi vì kịch bản xấu nhất mà lãnh đạo quân sự sợ nhất là một cuộc xung đột hạn chế ở Biển Đông, chứ không phải một cuộc xung đột lớn. Và bản thân Việt Nam cũng nghĩ rằng khả năng (xảy ra xung đột) là không cao.”

Sở dĩ giới lãnh đạo Việt Nam đánh cược rằng xung đột với Trung Quốc sẽ không xảy ra, theo ông Phương còn cho biết, là vì đảng Cộng sản Việt Nam tự tin có thể dùng kênh chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với nước đồng chí phía bắc, chứ không cần dùng đến giải pháp quân sự.

Do vậy việc đầu tư quá nhiều vào quân đội là không cấp thiết.

“Với một cái cách đối xử với Trung Quốc và với vấn đề tranh chấp, thông qua việc sử dụng ngoại giao và kênh Đảng, với một sự tự tin như vậy, thì rõ ràng việc hiện đại hoá có gặp một số vấn đề thì vẫn chấp nhận được với Việt Nam ở thời điểm hiện tại.”

Khi đương chức, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã có những phát ngôn cương quyết về vấn đề Biển Đông, điển hình với câu nói “không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông”. Nhưng kể từ khi ông Dũng xuống, thì những lãnh đạo kế nhiệm ông đã tỏ ra thận trọng hơn.

vu khi b.jpeg
Gian hàng của Công ty vũ khí Nga Rosoboronexport tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, tại Hà Nội,, ngày 8/12/2023 (ảnh minh họa). Reuters

Tình hình thế giới thay đổi

Do phụ thuộc hoàn toàn vào vũ khí và học thuyết quân sự của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh, quân đội Việt Nam sau này dựa chủ yếu vào Nga, nước thừa hưởng nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô, để tiến hành hiện đại hoá.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hoà bình Stockholm thì hơn 80% số vũ khí mà Việt Nam mua trong khoảng từ năm 1995 đến 2021 là từ Nga.

Nguồn cung vũ khí từ Nga bị gián đoạn kể từ khi nước này tiến hành chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, dẫn đến bị các nước Phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt.

Mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022. Khiến phương tây triển khai các đòn cấm vận một cách khắc nghiệt hơn.

Không chỉ cấm cửa các công ty Nga khỏi hệ thống thanh toán và các định chế tài chính toàn cầu, phương tây còn đe doạ trừng phạt bất cứ công ty nước ngoài nào làm ăn với Nga. Việc này, theo giới quan sát là đã khiến Việt Nam e ngại.

Cuộc chiến mà Nga gây ra ở Ukraine còn tạo ảnh hưởng sâu rộng hơn đến giới lãnh đạo quân sự Việt Nam, thông qua sự thể hiện của vũ khí Nga trên chiến trường, theo giáo sư Carlyle Thayer:

Trước khi chiến tranh nổ ra thì Việt Nam đã ký hợp đồng mua xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga. Sau đó, chúng ta chứng kiến cảnh những cỗ xe tăng này bị bắn nổ tung bởi vũ khí chống tăng của Mỹ và đồng minh, ở thời điểm đầu cuộc chiến.

Tiếp theo chúng ta được chứng kiến việc sử dụng drone (phương tiện bay điều khiển từ xa). Rồi tự dưng chúng ta thấy ở ngoài biển thì Ukraine sử dụng xuống cảm tử không người lái đánh chìm tàu chiến Nga.

Quay trở lại với Việt Nam, tôi nghĩ lúc này họ đã nhận ra vấn đề của vũ khí Nga, và hiện đang phải tiến hành xem xét lại nhu cầu.”

vu khi a.jpegLính Việt Nam đứng cạnh các tên lửa được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 ở Hà Nội hôm 8/12/2022. AFP

Nguy cơ từ việc chậm trễ hiện đại hoá 

Với những tác động từ tình hình thế giới, Việt Nam đang đối diện với việc phải thay đổi chiến lược hiện đại hoá để phù hợp hơn với hoàn cảnh và thực tế mới.

Thế nhưng, theo giáo sư Carlyle Thayer thì vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam đã tìm ra lời giải:

“Ở thời điểm hiện tại chúng ta không biết là chiến lược mới sẽ trông thế nào và khi nào các quyết định sẽ được đưa ra.”

Và sự dậm chân tại chỗ như hiện nay, theo ông Nguyễn Thế Phương, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bảo vệ lợi ích của Việt Nam nếu tình huống xấu

Theo Hãng Thông Tấn Reuters

Việt Nam đang chú ý đến một sự thay đổi lớn về quốc phòng khi nước này tìm cách giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga và thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sản xuất trong nước, họ muốn bán vũ khí cho những người mua tiềm năng ở Châu Phi, Châu Á – và có khả năng thậm chí cả Matxcơva nữa.

 Việt Nam đang chuyển sang mua vũ khí từ các nhà cung cấp từ châu Âu, Đông Á, Ấn Độ, Israel và Mỹ, các nhà ngoại giao, quan chức và nhà phân tích cho biết. Các nhà phân tích và quan chức cho biết nước này cũng đã thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự trong nước với sự hỗ trợ từ Israel và các đối tác khác, đồng thời hy vọng xuất khẩu vũ khí.

Xu hướng giảm nhập khẩu vũ khí của Nga, vốn có giá trị lớn, đã bị giảm xuống chỉ còn 72 triệu USD vào năm ngoái (30% tổng lượng nhập khẩu) từ mức cao nhất năm 2014 là 1 tỷ USD, mà năm đó chiếm gần 90% tổng giá trị, theo SIPRI.

Theo Tạp Chí Quốc Phòng

Hội chợ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam, hay VIDEX, diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 12, 2022 tại Sân bay Gia Lâm ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Khoảng 170 tổ chức đã tham gia sự kiện này, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhà nước Viettel và chuyên gia công nghệ không người lái RT Robotics có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Viettel, do Bộ Quốc phòng Việt Nam điều hành, đã trưng bày nhiều loại vũ khí hạng nhẹ tại gian hàng trong nhà; Màn trình diễn ngoài trời của nó bao gồm một số radar phòng không gắn trên xe cũng như các hệ thống liên lạc và tác chiến điện tử. Chúng bao gồm các radar phòng không băng tần 3D S tầm ngắn và tầm trung và dòng hệ thống tác chiến điện tử AJAS-1000.

Mong muốn của Việt Nam thay thế các thiết bị cũ do Nga chế tạo cũng được thể hiện rõ, với các hệ thống thời Chiến tranh Lạnh – như xe trinh sát BRDM-2 và tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44 Redut-M – hiện diện tại các cuộc triển lãm ngoài trời.

Cùng tham gia với các hệ thống vũ khí hiện đại, không phải của Nga được Việt Nam mua trong những năm gần đây, bao gồm máy bay vận tải chiến thuật Airbus C295 của châu Âu cũng như các phiên bản tầm ngắn và tầm trung của hệ thống phòng không Spyder do công ty Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất.

Rafael : SPYDER™ FAMILY


 

 Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng

 Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng

Posted by BVN4

RFA

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Tổng cục Thống kê Việt Nam mới đây cho biết, bình quân 1 tháng có gần 31.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2024 là khoảng 63.000 doanh nghiệp.

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất tư nhân ở Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 4/3/2024 cho RFA biết thực tế:

“Tình hình sáu mươi mấy ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường thì cũng đúng thôi, vì kinh tế đi xuống. Nhưng hai tháng vừa qua cũng có khoảng 130 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới. Có đi cũng có đến, nhưng nói chung tình hình vẫn khó khăn. Thứ nhất là giá nguyên liệu tăng, thứ hai là giá năng lượng tăng, thứ ba là đầu ra hầu như hoàn toàn giảm sút rất lớn, tới khoảng 30-40%, lượng hàng xuất khẩu cũng rất ít… Còn thị trường trong nước thì điêu đứng, rơi vào tình trạng người bán thì có người mua thì không”.

Theo vị giám đốc này, hiện tại ở Việt Nam những mặt bằng lớn đẹp nằm giữa ngay trung tâm thành phố đều không có người thuê. Ông cho biết nguyên nhân:

“Do kinh doanh chịu không nổi, cái chính là do thu nhập người dân không có, đầu tư nước ngoài vào không có, việc làm không có, người dân không có tiền tiêu xài… nên sức mua giảm và kéo theo cả nền kinh tế. Đặc biệt là những hệ thống bán lẻ vất vả lắm. Tôi sợ tình hình còn bi đát hơn thời năm 2023. Mình hy vọng thôi, chứ thật sự đối với một nhà sản xuất nhỏ như tôi thì thật lòng mà nói rất bi đát”.

Vị này còn cho biết thêm, đối với ngân hàng, có vốn cho vay mà không ai vay, còn người vay thì không dám vay, vì vay không để làm gì. Theo vị Giám đốc này, hầu như toàn bộ hệ thống tiêu dùng, thu nhập của người dân lao dốc một cách khủng khiếp và khó khăn rất nhiều.

Ảnh minh họa chụp tại TP.HCM trước đây. AFP PHOTO

Không chỉ doanh nghiệp tư nhân, đầu năm 2023, hàng loạt  DNNN than lỗ từ vài trăm đến đến hàng chục ngàn tỷ đồng, xin được hỗ trợ hoặc tăng giá. Đơn cử như Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines dù có doanh thu trong năm 2022 phục hồi bằng hai năm trước đó cộng lại, nhưng vẫn than lỗ hơn 10 ngàn tỷ đồng với nguyên nhân được hãng này giải thích là do giá nhiên liệu và tỷ giá biến động mạnh.

Một DNNN độc quyền khác là Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN cũng cho biết năm 2022 lỗ đậm gần 29.000 tỷ đồng. Sau đó EVN cũng cho biết năm 2023 chịu lỗ 17.000 tỷ đồng.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, nhận định với RFA hôm 4/3/2024 về vấn đề này:

“Đây là một tình hình rất đáng quan ngại, bởi vì các doanh nghiệp đó tạo ra công ăn việc làm và đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Việc doanh nghiệp đóng cửa là bởi vì trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển tốt, nhưng công nghiệp của Việt Nam nhất là công nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn, do các sự kiện vận tải ở Biển Đỏ – Trung Đông, cũng như việc nhập các nguyên vật liệu và việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu có nhiều khó khăn”.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nhà nước có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng rất tiếc là các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đó chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Ông Doanh nói tiếp:

“Số doanh nghiệp đóng cửa lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký mới, vì vậy sức ép lên công ăn việc làm, cũng như là việc bảo đảm nguồn thu ngân sách từ khu vực kinh doanh trong nước là khó khăn. Trong khi đó thì diễn biến của đầu tư nước ngoài cũng không đạt”.

Đối với lĩnh vực ngân hàng thì theo ông Doanh đã có giảm đáng kể lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay mượn. Ngoài ra ông Doanh cho biết thêm:

“Các cơ quan nhà nước cũng đang cố gắng vận dụng chuyển đổi sang kinh tế số và chính phủ điện tử, để giảm bớt các chi phí về thời gian và tiền bạc trong khi thực hiện các thủ tục kinh doanh. Tuy vậy, cho đến nay số những giấy phép con vẫn đang ở mức độ rất lớn, khoảng 6.000 giấy phép con”.

Và theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, lời kêu gọi của Thủ trưởng Chính phủ là ‘phải xem xét loại bỏ các giấy phép con để cho người dân có thể tự do kinh doanh theo pháp luật’… là một lời kêu gọi cần phải được thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.

Còn theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA mới đây, nếu chính phủ tư nhân hoá các công ty nhà nước và cho phép một số công ty tư nhân khác tham gia vào cùng một lĩnh vực để tăng tính cạnh tranh… thì việc tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mới có thể thực hiện được.

Nguồn: RFA Tiếng Việt


 

BỨC THƯ MẸ GỬI CON TRAI GÂY BÃO CỘNG ĐỒNG

– Hiền Phạm post –

Con trai à,

Giờ này vợ chồng con và các cháu đã ngủ chưa. 10h đêm mẹ mới dọn hàng cá để về, trời mưa nên cá vẫn ế rất nhiều. Trên đường về nhà, mắt mờ nên mẹ chẳng nhìn rõ đường nữa, không may va phải một nhóm thanh niên, khiến quần áo của họ bị thùng cá đổ lên. Mẹ đã vội vàng giải thích và xin lỗi, nhưng nhóm người đó chỉ nhìn mẹ rồi nói:

”Chó thật, bà đi đứng thế à?. Biết bộ quần áo này đắt tiền thế nào không? Già rồi thì ở nhà đi, ra đường làm gì gây phiền phức cho người khác.”

Với người bình thường khi nghe câu đó chắc hẳn họ phải tức giận lắm, nhưng mẹ lại thấy bình thản, thậm chí là vui lắm. Lâu nay mẹ đều muốn làm một con chó, nhưng là con chó mà vợ chồng con vẫn đang nuôi ấy.

Con trai biết không, bố mất sớm, một mình mẹ với gánh cá cũng đã hơn 35 năm nuôi con khôn lớn. Ra trường con tìm được công việc ổn định, cưới vợ đẹp, có nhà, có xe. Mẹ mừng lắm, cuối cùng con trai mẹ cũng bằng người ta.

Nhưng căn nhà của con lộng lẫy quá, khác xa căn nhà cấp 4 mẹ đang ở, nắng thì oi bức mà mưa thì mẹ phải mang hết nồi niêu xoong chảo ra để hứng nước.

Mẹ nhớ con vô cùng, mỗi lần con gọi điện về mẹ vui mừng lắm. Còn bảo con có thể về đón mẹ lên chơi nhà con, thăm vợ chồng con và 2 đứa cháu nội được không.

Mẹ có thể nghe thấy tiếng thở dài, khó chịu và có chút hậm hực của con:

Mẹ lên đây làm gì, con bận bao nhiêu việc đâu thể về chăm sóc cho mẹ được. Hơn nữa giá xăng thì đang lên, con về chở mẹ lên thì mua được 5 kg thịt cho con Mực ăn rồi. Mẹ nhớ đúng không? Con mực là con chó mà con được đối tác tặng ấy, giá của nó là 40 triệu đấy.

Làm sao mà mẹ không nhớ được, hồi nhỏ con cũng rất thích nuôi chó. Nhưng lúc đó nhà mình nghèo, tiền ăn tiền học cho con mẹ còn phải chắt góp từng đồng thì sao đủ gạo mà nuôi chó được. Mẹ định bảo thôi không chở mẹ lên thành phố thì 1 tuần con gọi mẹ 2 lần cũng được. Nhưng chưa kịp nói thì đã thấy con Mực sủa lên đòi ăn thì con đã tắt máy để chăm sóc cho con chó rồi.

Từ cuộc điện thoại đó đến nay cũng 3 tháng rồi con chưa gọi cho mẹ lần nào. Bệnh đau khớp chân của mẹ lúc nào cũng tái phát, mẹ đau chẳng thể ngủ nổi. Nhưng mẹ không dám gọi làm phiền con.

Chờ mãi không thấy con gọi, cũng chẳng thấy con đưa vợ con về thăm mẹ. Thế là có đứa cháu ông Tư hàng xóm nhà mình lái xe lên thành phố nên mẹ nhờ chở mẹ đến thăm con, tạo bất ngờ cho con luôn.

Mẹ mang cá, rau, thịt mua ở quê mang lên cho các con ăn cho đảm bảo sức khỏe. Nhưng vừa thấy mẹ ở cổng tay xách nách mang con đã hậm hực:

“Mẹ lên sao không báo trước, mà mẹ ăn mặc kiểu gì thế? Trông quê không chịu được. Mấy mớ rau cá này mang lên làm gì, ai ăn đâu”.

Lúc đầu mẹ chỉ nghĩ con sợ mẹ không có tiền nên bảo vậy. Nhưng không, lúc nào con mang toàn đồ thức ăn mẹ mang lên ném vào thùng rác.

Đến giờ cơm trưa mẹ thấy con mang thịt bò, hải sản loại tốt mua ở siêu thị lớn để cho con Mực ăn. Cách con chăm sóc con chó khiến mẹ chạnh lòng. Con ơi, có thể nào con cũng chăm sóc cho mẹ giống như con chó của con được không. Mẹ định thốt lên như thế nhưng sợ con giận nên lại không dám nói gì.

Chiều đến con lại mang con Mực đi tắm, đi dạo rồi ôm nó vuốt ve. Nhà của con Mực cũng đẹp, còn có tấm nệm bằng lông cừu mà con khoe là mua tận bên nước ngoài lần đi công tác. Nệm của nó còn ấm và đắt hơn cả chiếc nệm mẹ nằm 10 năm nay nữa. Mẹ chợt nhận ra đã lâu con không ôm mẹ, những chuyện con kể với con Mực còn nhiều hơn với mẹ.

Lúc mẹ đói lả người, tìm đồ ăn nhưng đồ đạc nhà con toàn thứ hiện đại mẹ dùng chẳng quen. Tới lúc con Mực sủa lên vì đói thì mẹ thấy con trộn thứ cơm gì đó thơm ngon lắm, nhìn hấp dẫn vô cùng. Lúc này mẹ bèn xin con một bát thì con quát lên:

”Đến cơm của chó mẹ cũng đòi ăn sao? Nhà con đầy thứ ăn đó, mẹ không tự lấy được à?”

Con đi làm về câu đầu tiên không chào mẹ mà chạy đến ôm lấy con Mực mà vuốt ve nó, nựng yêu nó. Nó có bị ốm thì con cho đi bác sỹ, chăm sóc hết sức chu đáo. Nhưng tới lúc mẹ ốm thì con chẳng hỏi thăm, còn quát:

“Thôi mẹ về đi, lên đây không hợp khí hậu nên mới ốm. Vợ chồng con đi làm cả ngày, mẹ mà để lây bệnh sang chúng con thì làm sao có tiền đây. Thế này thì con Mực nó đói là chết con đấy”

Đêm đó mẹ nghĩ mẹ chẳng thể chịu đựng được nữa. Cách con quan tâm con chó, mẹ thấy sinh mạng của nó còn quan trọng hơn mẹ nữa.

Con trai à, nếu có kiếp sau, để mẹ được đầu thai làm con chó mà con nuôi được không?.

Câu nói này khiến tất cả những đứa con phải suy ngẫm: Kiếp sau mẹ muốn làm con chó của con có được không?. Bởi lẽ con chó còn được quan tâm, yêu thương hơn cả cha mẹ mình.

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển. Vậy mà có những người con coi trọng con chó hơn cả cha mẹ của mình. Đây là một trong số câu chuyện có thật ở ngoài xã hội kia. Cũng là câu chuyện tiêu biểu về tình thân trong gia đình.

———-

# Trithucuocsong. com

DieuLe_Sưu tầm


 

THIÊN CHÚA KIÊN NHẪN – TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

Kinh Thánh, Cựu ước cũng như Tân ước, đều trình bày Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn.  Ngài giáo dục con người với một lối sư phạm đặc biệt, đó là sư phạm của tình thương.  Không chỉ ở thời xa xưa, mà hôm nay, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn sửa dạy chúng ta, với mục đích cho chúng ta đạt tới tầm mức hoàn hảo, nhờ đó chúng ta được hưởng hạnh phúc.  Sách Sử Biên Niên trong Cựu ước gồm hai cuốn, được viết vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên và không rõ tác giả, nó là một nhân chứng quí báu về niềm hi vọng và về quan điểm thần học của Do Thái giáo trong gian đoạn đen tối sau lưu đày.  Có thể nói, Sử Biên Niên là một lối giải thích về lịch sử của vương quyền theo cái nhìn của các Lê-vi (các tư tế) sau thời lưu đày.  Đoạn sách chúng ta đọc trong Chúa nhật 4 mùa Chay, là một suy tư về những tai họa xảy đến trong quá khứ.  Đó là biến cố dân Do Thái bị lưu đầy ở Ba-by-lon.  Biến cố này xảy ra năm 587 trước Công nguyên.  Nguyên nhân của sự kiện đau thương này, theo góc nhìn của tác giả, là do vua cũng như dân đã bất trung phế bỏ Lề Luật của Thiên Chúa.

Nếu sử gia nói đến sự kiện lưu đày đau thương, thì ông cũng nhắc đến những biến cố huy hoàng.  Đó là việc hồi hương của người Do Thái sau gần 50 năm lưu đày.  Vua Ky-rô đã ban sắc lệnh chấm dứt thời lưu đày và cho dân Do Thái trở về cố hương.  Tác giả đã viết: “Chính Thiên Chúa tác động trên tâm trí Ky-rô, vua Ba-tư.”  Như thế, Thiên Chúa là Đấng giải phóng Dân Ngài.  Nếu tội lỗi dẫn đến kiếp lưu đày, thì tình thương đem lại sự tự do.  Biến cố trở về cố hương được ghi đậm trong lịch sử Do Thái, đồng thời là đề tài suy tư đạo đức áp dụng cho mọi thế hệ Do Thái cho đến hôm nay.

Nếu vua Ky-rô đã có công phóng thích người Do Thái khỏi cảnh lưu đày, thì Đức Giê-su đã đến trần gian để cứu độ nhân loại khỏi ách tội lỗi.  Trong lời ngợi khen của ông Da-ca-ri-a, là phụ thân của thánh Gio-an Tẩy giả, ông đã hát: “Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù, và cho ta chẳng còn sợ hãi…” (Lc 1.73).  Các tác giả Phúc âm đã thuật lại giáo huấn và những phép lạ của Chúa Giê-su, nhằm giải thoát con người khỏi tối tăm của tội lỗi và ách thống trị của ma quỷ.

Đoạn Tin Mừng được đọc trong Chúa nhật này được coi như trọng tâm của Tin Mừng Gio-an.  Trong cuộc đàm đạo với ông Ni-cô-đê-mô, là thành viên Công nghi Do Thái – tương đương với đại biểu quốc hội ở Việt Nam – Chúa Giê-su đã mạc khải về tình yêu thương và chương trình cứu độ của Chúa Cha.  Chúa Cha sai Chúa Con xuống trần gian để diễn tả tình yêu của Ngài đối với nhân lọai.  Tất cả những gì Chúa Con làm đều nhằm tới vinh quang Chúa Cha và ơn Cứu rỗi con người.

Nếu Chúa Cha sai Chúa Con xuống thế để đem hạnh phúc cho con người, thì con người phải thể hiện thiện chí của mình, để xứng đáng đón nhận hạnh phúc ấy.  Thiện chí ở đây được hiểu là đức tin.  Chúa Giê-su đã nói đến đức tin như một điều kiện để được sống đời đời: “Ai tin vào Con của Người (Chúa Cha), thì không bị lên án.”  Sống giữa thế gian, chúng ta bị giằng xé giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những điều lương thiện và những điều xấu xa.  Ai cố gắng nỗ lực vươn tới ánh sáng, sẽ dần dần thoát khỏi vòng cương tỏa của bóng tối.  Ánh sáng đích thực chính là Chúa Giê-su.  Người là Ánh sáng bởi Ánh sáng, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính.  Người là Ánh sáng thế gian, như chính Người đã tuyên bố.  Ai đi trong Ánh sáng huyền diệu này thì không còn phải đau khổ, vì họ được chiếu soi để biết đường đi nước bước và cách đối nhân xử thế, trở nên người vẹn toàn.

Mùa Chay là thời điểm để chúng ta nhìn lại việc theo Chúa.  Thiên Chúa yêu thương chúng ta.  Đức Giê-su là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.  Nhiều người mang danh Ki-tô hữu những có cuộc sống trái ngược với lý tưởng Ki-tô giáo, thậm chí còn là phản chứng của Tin Mừng.  Lòng thương xót của Thiên Chúa là nền tảng giúp chúng ta sống ngay lành.  Thánh Phao-lô giáo huấn các tín hữu Ê-phê-xô về lòng thương xót của Chúa Cha, và ngài khuyên: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa.  Chúng ta được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta” (Bài đọc II).

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.”  Hãy nhận ra lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với các tội nhân và đối với bản thân chúng ta.  Nếu Thiên Chúa kiên nhẫn đối với chúng ta thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn bao dung đối với những người xung quanh mình.  Làm như thế là chúng ta phản chiếu tình yêu của Thiên Chúa trong mọi môi trường sống của trần gian.

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim