Sống đạo hạnh phúc: Đôi lời chia sẻ với anh chị em Tân tòng

Sống đạo hạnh phúc: Đôi lời chia sẻ với anh chị em Tân tòng
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo
Đăng bởi lúc 12:47 Sáng 6/05/13
VRNs (06.05.2013) – Đồng Nai – Mối bận tâm của các cha xứ và của tất cả những ai đã đồng hành với anh chị em tân tòng trong hành trình Đức Tin là sự trung thành với Chúa và với Giáo Hội, nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Đây chắc chắn cũng là mối bận tâm lo lắng của chính các anh chị em tân tòng. Nhưng tôi nghĩ mối bận tâm chính yếu phải là làm sao sống hạnh phúc khi theo đạo Chúa. Người ta không thể trung thành với Chúa và với Giáo Hội nếu không hạnh phúc vì được biết Chúa và theo Chúa hay nói cách khác, nếu người ta hạnh phúc thì chẳng dại gì mà bỏ đi. Đây cũng chính là một trong những mục đích của Năm Đức Tin, tức là cần phải có một cuộc trở lại chân thật với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại (x. PF 6) để tìm lại được niềm vui và lòng hứng khởi vì được biết Chúa và gặp Chúa (x. PF 2).
Như vậy, để sống hạnh phúc trong đời sống đạo, cần phải tìm được nguồn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn. Đó là hai khía cạnh của các suy tư dưới đây.
1.                  Suối nguồn của hạnh phúc
Có hạnh phúc thực khi gặp được một người mình thương mến và người đó thương mến mình. Những lý do khác, chẳng hạn, giầu có, ăn uống, chơi vui giải trí, có thể làm cho niềm vui sống Đạo được dễ dàng hơn, nhưng cũng nguy hiểm có thể sẽ làm cho tắt mất niềm vui mới nhen nhúm. Người ta thường nói: “Hai trái tim vàng trong túp lều tranh”. Khi thương yêu nhau, dù chỉ có túp lều tranh cũng vui, cũng hạnh phúc; khi không có tình thương thì có ngồi trên nhung lụa và ăn bát bằng vàng cũng buồn, cũng chán và có khi còn đau khổ nữa. Do đó, theo Đạo sẽ có hạnh phúc nếu các anh chị gặp được Chúa và hiểu được là Chúa thương yêu mình và sống trong tình nghĩa với Ngài, chứ không phải chỉ tin vào mấy tín điều hay giữ mấy điều luật. Dĩ nhiên, chấp nhận các điều cần phải tin và tuân giữ các giới răn cũng quan trọng, nhưng chúng chỉ là những sự chuẩn bị, những điều kiện hay những đòi hỏi của việc gặp gỡ chính Chúa.
Vậy, tôi muốn hỏi các anh chị: Vì sao các anh chị theo Đạo?
–                      Để lấy chồng, lấy vợ?
–                      Để trả ơn một ân nhân là người công giáo?
–                      Vì nể bạn bè hay một người nào đó?
–                      Vì thấy đạo Công Giáo hay hơn mấy đạo khác?
Những lý do trên chỉ là bề nổi. Đàng sau tất cả những lý do đó, có một lý do khác là nền tảng cho tất cả. Đó là chính Chúa, qua người vợ, người chồng hay một ân nhân, một người bạn, một cuộc gặp gỡ tình cờ…, đã mời gọi các anh chị và các anh chị đã đáp lại tiếng mời gọi đó. Lúc đầu có thể chưa rõ, nhưng từ từ các anh chị nhận ra đó là tiếng của Ngài. Chúng ta có thể cắt nghĩa thực tại này qua mẩu truyện của một bà hiện nay định cư bên Hoa Kỳ: Bà Đoàn thị Phượng.
Gia đình tôi người Bắc, di cư vàoNam năm 54. Bố mẹ tôi là người Công giáo, rất ngoan đạo. Tôi còn nhớ lúc tôi vừa đến tuổi cặp kê, mẹ tôi luôn nhìn những gia đình đạo đức, có con trai lớn cỡ tuổi tôi, để ý xem chừng gả tôi vào gia đình đạo đức đó để cuộc sống lứa đôi không đổ vỡ, vì đạo Công giáo đã có câu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.”
Tôi cũng muốn vâng lời cha mẹ, và theo câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,” nhưng khổ nỗi cho tôi là những người mẹ tôi chấm thì tôi thấy họ rất quê mùa, đến nỗi các em tôi phải thốt ra để chọc tôi: “Sao trông anh ấy quê một cục!” Tôi lại còn tự nghĩ trong lòng: nhất quyết không lấy chồng, thà ở giá còn hơn làm vợ cái anh chàng nhà quê, nhà mùa đó.
Có lẽ Chúa và Đức Mẹ không kỳ thị tôn giáo, cho nên những người tôi có cảm tình, có thể tiến xa hơn thì toàn là những người không có đạo. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến… Ngày tôi lấy chồng không được làm phép cưới ở nhà thờ, vì chồng tôi không có Đạo, và cũng không chịu theo Đạo.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, vợ chồng tôi mỗi người giữ một đạo. Những ngày Chúa nhật, tôi lầm lũi đi nhà thờ một mình. Thấy tôi đi lễ một mình, nhà tôi cũng tội nghiệp cho tôi nên đôi lúc anh ở lại cùng với tôi dự lễ. Nghe cha giảng, thấy cũng hay hay, toàn là những điều tốt lành, nghe những bài thánh ca trầm bổng, giúp cho tâm hồn nhẹ nhàng, yêu đời và yêu người hơn.
Thế là mặc dù không vào Đạo, nhưng những lời giảng của cha xứ ở nhà thờ cũng là những lời tốt lành; thêm vào đó, tôi vẫn giữ đúng bổn phận người con dâu trong gia đình thờ cúng ông bà, giỗ chạp tôi đều nấu cỗ cúng, cũng mâm cao cỗ đầy, cũng hương hoa, cũng nhang đèn, cũng vái lạy. Tôi quan niệm cúng giỗ ông bà cha mẹ là để tưởng nhớ lại như khi còn sống. Khi đến trước bàn thờ lạy vái người quá cố, tôi vẫn khấn rằng: “Lạy Chúa, hôm nay là ngày giỗ của ông nội con, xin Chúa cho ông con được lên thiên đàng hưởng nhan thánh Chúa. Thưa ông nội, hôm nay con nấu cỗ cúng ông nội để tưởng nhớ đến ông ngày ông qua đời; ông nội lên thiên đàng xin nhớ đến chúng con.”
Phần các con tôi, tôi cho rửa tội, học Giáo lý, chịu phép Thêm sức…. Tạ ơn Chúa không có gì trở ngại. Phần nhà tôi, tôi luôn luôn xin nhà tôi có một điều duy nhất: “Em chỉ mong muốn có một điều duy nhất, là trước khi em chết, em được thấy anh rửa tội, vào Đạo. Mà sự chết đi nhanh như hơi thở, ai biết được mình chết lúc nào, cho nên anh càng trở lại với Chúa sớm ngày nào thì em vui mừng ngày nấy”. Đôi khi tôi còn đùa: “Chẳng lẽ mấy mẹ con em ở thiên đàng nhìn anh sa hoả ngục lại cầm lòng được sao?”
Tôi liên lỉ cầu nguyện. Trong cuộc sống tôi luôn tin có Chúa. Trong mỗi lời nói, tôi đều đưa tiếng “Chúa” vào. Trong phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách, thậm chí trong phòng vệ sinh, tôi đều để sách đạo, những mẩu chuyện ngắn hay hay, gương các Thánh, tôi đọc xong gập lại, và nhắn với nhà tôi: Anh bận không đọc nhiều – nhà tôi rất lười đọc sách -, em đã đọc xong, đoạn nào hay em đã gập sẵn, anh cứ mở ra đoạn đó hay lắm, chỉ cần 1 hay 2 phút thôi…
Đi phòng mạch chờ bác sĩ cả tiếng đồng hồ, tôi cứ việc tha một vài cuốn sách đạo, tôi một cuốn và nhà tôi một cuốn (cuốn đưa cho nhà tôi, tôi đã đọc qua và thấy nó hay), cho nên dù lười đọc sách nhưng chẳng thà đốt thì giờ qua cách đó còn hơn ngồi chờ sốt cả ruột. Thêm vào đó, tôi cố gắng làm gương sáng cho nhà tôi và các con trong mọi hoàn cảnh, những vui buồn trong cuộc sống tôi đều dâng cho Chúa, có những lúc gia đình khủng khoảng, tôi vẫn vững niềm tin nơi Chúa. Nhà tôi học phần nào sự phó thác của tôi, và thấy rằng cuộc sống người Ki-tô hữu có nhiều cái rất hay, tìm cho mình một thiên đàng ngay ở trần gian, hạnh phúc ngay cả trong lúc khổ đau. Những bực bội trong sở làm, những kèn cựa trong cuộc sống, tôi đều khuyên nhà tôi nhường nhịn và hòa nhã với mọi người, như vậy ở sở mình sẽ có nhiều bạn hơn thù, giúp được một người trong ngày, đó là niềm vui của một ngày hôm đó. Dần dà nhà tôi yêu Chúa lúc nào không biết. Rồi nhà tôi xin vào Đạo, học Giáo lý, rồi được rửa tội.
Người vui mừng nhất không phải là tôi, mà là mẹ của tôi, vì con rể của bà nay đã đúng là mẫu người lý tưởng của bà cách đây 20 năm về trước bà đã chọn cho tôi. Nay gia đình tôi cảm tạ Chúa đã nhậm lời tôi sau một thời gian thử thách. Với lòng nhiệt thành của tôi, với lời cầu nguyện hàng ngày dâng lên Chúa, với tấm gương sáng trong đời sống người Ki-tô hữu, nhà tôi đã trở lại Đạo, trở về với Chúa. Có một điều mà tôi sung sướng nhất là đối với con cái, người thân, bạn bè… mỗi khi nói về Chúa, nói về Đức tin, hoặc trong những công tác thiện nguyện, nhà tôi còn hăng say hơn tôi nữa, và được mọi người tin tưởng hơn cả tôi.
Trong câu truyện trên đây, xem ra ông chồng trở lại Đạo vì đời sống của vợ, vì tình yêu của vợ, nhưng thực ra, bà vợ chỉ là môi giới. Chính Chúa mới là lý do.
Câu truyện Tiệc Cưới Cana trong Tin Mừng thánh Gioan (Ga 2,1-11), xem ra Đức Mẹ là người đã giải quyết vấn đề cho đôi tân hôn, nhưng thực ra Đức Mẹ chỉ là người bầu cử, chính Chúa Giêsu mới là người giải quyết.
Vì vậy, để sống Đạo hạnh phúc, cần phải vươn lên khỏi các yếu tố phụ để tìm ra sợi giây thân tình riêng nối kết mình với Chúa Giêsu. Còn gì hạnh phúc hơn được làm con Chúa Cả Trời Đất! Còn gì hạnh phúc hơn khi biết mình được Chúa Cả Trời Đất thương yêu và yêu đến độ đã sai Con Một của mình xuống thế làm người để chia sẻ thân phận làm người để cứu vớt và để thông truyền đời sống thần linh cho những ai tin vào Ngài và đón nhận Ngài (x. Ga 1,12; Ga 3,16-18). Còn gì hạnh phúc hơn khi vì Chúa, mình có thể thương yêu, giúp đỡ và tha thứ cho những người chẳng phải máu mủ, ruột thịt gì với mình! Không hạnh phúc sao được, khi lòng mình như mở rộng ra cõi trời mênh mông bát ngát!
Để giữ được hạnh phúc trong mối tình thân thiết với Chúa, còn phải biết sống theo con đường Chúa đã chỉ. Đó là các giới răn của Chúa và các điều luật của Hội Thánh. Yêu nhau thì cùng đi trên một con đường, cùng chia sẻ những lựa chọn với nhau…
Để biết thêm con đường đó, cần phải học hỏi qua việc học giáo lý và chia sẻ kinh nghiệm sống với những anh chị em đang hạnh phúc bên Chúa.
2.  Làm sáng tỏ các nghi vấn
Các nghi vấn, các điều ngờ vực có khác chi những rác rưởi làm tắc nghẽn mạch nước. Tuy con sông đầy nước, nhưng vì cành lá cây cối bên bờ sông rơi xuống và tụ lại làm cho dòng nước không chảy ngon trớn được. Do đó, để sống hạnh phúc đời sống Đức Tin, còn cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn, mà thời nay lại rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời mấy vấn nạn mà các anh chị thường đặt ra.
a) Có người nói rằng Đạo Công Giáo là đạo nước ngoài, không phải đạo của người Việt Nam
Nếu nói theo địa dư thì Đạo Công Giáo phát xuất ở ngoài nước ViệtNamnên có thể nói là đạo nước ngoài. Nhưng đâu  phải chỉ có Đạo Công Giáo mới là đạo nước ngoài. Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ và vào ViệtNamqua hai ngả: Tàu và Cao Miên. Như vậy, đạo Phật cũng là đạo nước ngoài; Khổng giáo và Lão giáo đến từ nước Tàu, cũng là đạo nước ngoài; Hồi giáo đến từ Ả rập Trung Đông cũng là đạo nước ngoài.
Nếu nhìn sâu hơn thì thấy là trong một tôn giáo có hai phần: phần tinh anh là yếu tố thiêng liêng; phần cụ thể là những cách diễn tả yếu tố thiêng liêng. Phần tinh anh thiêng liêng thì không có trong có ngoài. Đâu có một con tim đón nhận thì đó là nhà. Cho dù có phát xuất ngay bên cạnh nhà, mà mình không đón nhận thì vẫn là ở ngoài, là ngoại lai. Còn những diễn tả cụ thể thì mang tính chất văn hóa của người đã sống và truyền cho mình. Do đó, đạo Công Giáo có những cách diễn tả theo văn hóa Do Thái và La-Hy; đạo Phật có những cách diễn tả theo văn hóa Ấn Độ và đạo Phật vào ViệtNamqua ngả Trung quốc thì có thêm những yếu tố văn hóa Tàu. Cứ xem các tượng Đức Phật coi, quần áo của Ngài mặc có gì là Việt Nam đâu; đạo Khổng và đạo Lão thì có cách diễn tả theo truyền thống Trung quốc…
Nhưng đâu có phải hễ cái gì của nước ngoài là xấu đâu. Ngày nay người ta còn chuộng đồ ngoại nữa là khác. Trong đời thường, đàn ông Việt Namđi giầy tây, đeo cravatte, đàn bà mặc váy đầm. Những thứ đó đâu có phải của ViệtNam, vậy mà người ta vẫn thích mặc và có người còn tỏ ra hãnh diện nữa. Dầu sao, mỗi người cần phải diễn tả cái phần thiêng liêng tinh thần của Đạo theo văn hóa của mình. Vì vậy, Đạo Công Giáo trên khắp thế giới, ngày từ những thế kỷ đầu, nhưng nhất là trong mấy chục năm vừa qua, đã cố gắng diễn tả Đức Tin theo văn hóa mỗi nơi. Tại Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo đã có rất nhiều cố gắng từ nhiều thế kỷ để diễn tả Đức Tin của mình theo cách thức Việt Nam, chẳng hạn, Dâng Hoa, Vãn Hoa, Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam, các bài hát đạo, các kinh bằng tiếng Việt… Khi tôi đi thăm viếng Thái Lan, một Đức Cha Thái kể với tôi là ngày lễ sinh nhật của Vua Thái, các tôn giáo họp nhau để cầu nguyện cho Vua Thái. Chỉ có người công giáo Thái là cầu nguyện bằng tiếng Thái, còn các tôn giáo khác cầu nguyện bằng tiếng nguyên gốc của tôn giáo đó, không phải là tiếng Thái. Người công giáo bị chê trách là theo Đạo nước ngoài, nhưng lại là những người duy nhất dùng tiếng của mình để cầu nguyện! Hoàn cảnh này, biết đâu cũng chẳng phải là hoàn cảnh ViệtNam?
b) Theo Đạo Công Giáo có phải từ bỏ ông bà, cha mẹ và bất hiếu không?
Người ta hay nói là theo đạo phải bỏ Ông Bà. Câu nói này nghe cứ như một truyện huyền thoại, nhưng người ta cứ lặp đi lặp lại mà không kiểm chứng hư thực. Theo Đạo Công Giáo, không những không được bỏ ông bà, cha mẹ, mà đạo hiếu còn là một bổn phận nền tảng được diễn tả bằng nhiều cách.
Đạo Chúa dạy phải thảo kính cha mẹ
Trong Kinh Thánh, có rất nhiều đoạn sách dạy các tín hữu phải thảo kính cha mẹ. Ở đây, chúng ta chỉ trích một đoạn của sách Huấn Ca, được đọc trong phụng vụ ngày lễ kính Thánh Gia Thất: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.  Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời. Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.” (Hc 3,2-6.12-16).
– Giới Răn thứ bốn
Đạo Chúa có 10 Giới Răn, trong đó 3 Giới Răn đầu nói về bổn phận đối với Thiên Chúa và 7 Giới Răn sau nói về bổn phận đối với loài người và Giới Răn đầu tiên của 7 Giới Răn này là Giới Răn thứ IV dạy phải “Thảo kính cha mẹ”.
– Cầu nguyện cho ông bà tổ tiên mỗi ngày
Ngày nào trong Thánh Lễ, linh mục cũng cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Trong Thánh Lễ, không những mỗi tín hữu cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình mà cả những anh em công giáo khác cũng cầu nguyện cho tổ tiên ông bà của mình và mình cũng cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Như vậy, chữ hiếu của người công giáo được nhân lên gấp nhiều triệu lần.
– Tháng các Linh Hồn
Mỗi năm Giáo Hội dành trọn tháng 11, gọi là Tháng các Linh Hồn hay Tháng các Đẳng, để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mọi người thân thuộc đã qua đời. Chiều ngày 1 hay 2 tháng 11, nghĩa trang người công giáo rộn ràng như ngày Tết, nhưng cũng linh thiêng và đầm ấm vì tất cả gia đình dắt nhau ra viếng mộ ông bà cha mẹ và đọc kinh cầu nguyện cho các ngài.
– Những dịp kỷ niệm
Trong năm, vào dịp kỷ niệm của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người công giáo thường xin lễ cầu nguyện cho các ngài.
– Ngày Mồng Hai Tết
Riêng tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đã quyết định dành ngày Mồng Hai Tết để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Thường tại các giáo xứ, giáo dân tham dự Thánh Lễ ban sáng tại nhà thờ để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ còn sống. Thánh lễ ban chiều, thường được cử hành tại nghĩa trang để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà, cha mẹ đã qua đời. Cũng như ngày mồng 2 tháng 11, vào dịp này, giáo dân tham dự Thánh Lễ rất đông, có khi còn đông hơn ngày mồng 2 tháng 11 vì là ngày nghỉ. Người ta có thể chứng kiến một khung cảnh rất cảm động, linh thiêng và đầm ấm gia đình. Trước Thánh Lễ, con cái, cháu chắt tụ họp chung quanh ngôi mộ của cha mẹ, ông bà cắm hoa, thắp hương và cầu nguyện trước Thánh Lễ.
Đạo Chúa cấm những hành vi, lễ nghi mê tín dị đoan
Giáo Hội cấm những lễ nghi, phong tục tôn kính tổ tiên có tính cách mê tín, dị đoan, chẳng hạn vấn đề dâng cúng đồ ăn cho tổ tiên. Trước đây Giáo Hội cấm hành động này vì trong tâm thức lúc đó, người dân tin là ông bà về ăn và người ta tôn thờ ông bà như một vị thần có quyền ban phát ơn huệ cho con cái, chứ không phải là những vị thánh tốt lành, có thể bầu cử cho con cháu trước Tòa Chúa. Bây giờ tâm thức của dân chúng đã thay đổi. Người ta coi đó là những cách tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Do đó, những nghi thức, phong tục này lại được Giáo Hội cho phép.
Như vậy, Giáo Hội không những không cấm mà còn khích lệ và bó buộc tỏ lòng tôn kính ông bà tổ tiên. Hơn nữa, trong khi đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam đặt nền tảng trên chính tổ tiên, đạo hiếu của người công giáo vươn lên hẳn một bậc: đây là lệnh truyền của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi người, kể cả các tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình.
Giáo Hội chỉ cấm các thái độ, phong tục và hình thức diễn tả mê tín, dị đoan đi ngược lại Đức Tin Công Giáo. Ở khía cạnh này, cũng có thể xảy ra những hiểu lầm về ý nghĩa của những phong tục, lễ nghi. Không những trong quá khứ mà ngay cả trong thời đại này, các ý kiến về ý nghĩa một số phong tục hay nghi lễ cổ truyền theo văn hóa cũng không luôn hòa đồng với nhau.
c) Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Tại sao lại phải theo Công Giáo?
Người ta hay nói: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Thực ra, không thể xác quyết cách chung chung như vậy được. Có những truyền thống tôn giáo không dạy ăn ngay ở lành; chẳng hạn, bắt giết những ai không tin theo đạo của mình. Vì vậy, cần phân tích rõ ràng những yếu tố cụ thể.
Ngoài ra, không phải các tôn giáo đều dạy mọi truyện như nhau, nhiều khi không những khác nhau mà trái ngược nhau nữa. Do đó, vấn đề đặt ra là lấy tiêu chuẩn nào, thước đo nào để phân biệt điểm tốt, điểm xấu? Đối với người Công Giáo thì chỉ có Tin Mừng của Chúa mới là tiêu chuẩn định đoạt.
Tuy nhiên, việc trở lại Đạo Công Giáo có một lý do khác nền tảng hơn. Đó là đón nhận Chúa Giêsu vào cuộc đời của mình. Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị sáng lập một tôn giáo, một vĩ nhân, một vị đáng kính. Ngài chính là Thiên Chúa mà vì tình yêu nhân loại đã xuống thế làm người để cứu nhân loại và chỉ đường cho nhân loại biết đường tìm đến Thiên Chúa Cha vì chỉ qua Ngài, nhân loại mới biết được Chúa Cha (Mt 11,27; Lc 10,22).
d) Tại sao Giáo Hội bắt giáo dân khi lập gia đình phải chung thủy một vợ một chồng trong khi đó lại cho phép linh mục được bỏ chức linh mục để lập gia đình?
Trước tiên, cần phải xác định cho rõ câu hỏi. Giáo Hội không bao giờ cho phép bỏ chức linh mục, mà chỉ cho phép hay, nói đúng hơn, bắt phải chấm dứt không được thi hành các tác vụ của chức Linh Mục.
Câu hỏi nói ra một vấn đề rất thực, nhưng lại diễn tả một não trạng tiêu cực, coi việc ly dị như một ân huệ và việc chung thủy như một gánh nặng. Giữ lòng chung thủy đối với giáo dân lập gia đình và linh mục tuyên hứa giữ đời sống độc thân là một hạnh phúc và nói lên sự trưởng thành của một người. Riêng đối với các đôi hôn nhân công giáo, đòi hỏi chung thủy là một ân huệ nói lên lòng tin tưởng vào Chúa vì Chúa trao cho các đôi vợ chồng công giáo sứ mệnh làm hình ảnh của tình yêu chung thủy của Chúa cho Giáo Hội và cho loài người. Nhưng Chúa không chỉ trao sứ mệnh, mà Chúa còn ban ơn, giúp cho các đôi vợ chồng chu toàn sứ mệnh Chúa trao. Do đó, Chúa lập tình yêu vợ chồng thành Bí Tích.
Sau khi đã định xong viễn tượng của vấn đề, chúng ta cũng cần cắt nghĩa để hiểu lý do của Giáo Hội. Bí tích Hôn Phối do chính Chúa thiết lập, nên Giáo Hội không thể thay đổi. Vì vậy, khi một đôi hôn nhân gặp khó khăn thì Giáo Hội tìm hết cách để trợ lực và an ủi, khích lệ. Còn đối với các linh mục, giữ độc thân không phải là bí tích, mà là điều kiện. Do đó, bên truyền thống Đông phương, Giáo Hội cũng truyền chức linh mục cho những người lập gia đình, còn bên truyền thông Tây phương, Giáo Hội chỉ truyền chức cho những người chấp nhận sống độc thân. Nếu một linh mục không giữ đời sống độc thân thì Giáo Hội không cho tiếp tục thi hành sứ vụ linh mục, nhưng vị đó vẫn còn là linh mục vì chức linh mục là bí tích. Phải nói đây là một thất bại đau thương cho vị đó, và dĩ nhiên cũng cho Giáo Hội nữa. Vì vậy, phải thương hại chứ không được ghen tị.
e) Giáo lý GH dạy phải sống công bằng không gian dối, nhưng ngày nay nếu không gian dối thì không kiếm được nhiều tiền, cuộc sống rất vất vả. Trước hoàn cảnh đó chúng con phải làm sao?
Để trả lời cho câu hỏi này, phải nói rất nhiều, nhưng để đơn giản hóa vấn đề, tôi xin nhắc lại đây hai câu Chúa đã nói trong các sách Tin Mừng, rồi sau đó, trích lại hai chứng từ. Hy vọng như vậy cũng tạm đủ.
* Lời Chúa:
– Được cả thế giới mà phải thiệt mất linh hồn mình, thì được ích gì?Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?Ai hổ thẹn vì Ta và những lời Ta dạy trước thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người. (Mc 8,36-37)
– Các con là muối cho đời. Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Các con là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời. (Mt 5,13-16).

  • Chứng từ
– Câu truyện một phật tử trở lại Đạo
Tại Đà lạt, có một bà rất sùng Phật, trong nhà lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Tuy biết thế, nhưng các bà trong Hội Đạo Binh vẫn tới thăm thường xuyên từ năm này qua năm kia, riết rồi các bà trở thành bạn của bà ấy. Tuy nhiên, bà không bao giờ ngỏ ý muốn theo đạo Công Giáo. Một ngày kia bà ngã bệnh và cơn bệnh khá trầm trọng. Bà nhờ các bà Đạo Binh mời cha tới và bà xin được rửa tội. Trước khi được rửa tội, bà kể: “Chính ra tôi đã theo đạo cách đây 30 năm. Nhưng lúc đó, tôi cho một gia đình người công giáo mượn một số tiền khá lớn. Họ nhờ số tiền đó mà mở một cơ sở làm ăn rất khá. Một thời gian, tôi xin họ trả lại số tiền thì họ tìm cách không trả, và còn đi nói xấu tôi. Thế là tôi bỏ ý định theo đạo Công Giáo. Nhưng bây giờ tôi thấy các bà đi lại với tôi mấy năm quí hóa quá, có bầu bạn, tôi lại muốn được rửa tội”.
– Hãnh diện xưng mình là công giáo
Tại vùng Long Khánh, một anh thanh niên đến mua đồ tại tiệm bán hàng của một gia đình công giáo. Anh thanh niên ra đi rồi trở lại, nói là đã để quên cái máy chụp và bắt gia đình này trao lại. Bà chủ tiệm tìm và không thấy. Người đó đi gọi công an. Công an đòi khám nhà. Bà chủ tiệm trả lời: “Anh muốn khám nhà tôi cũng được, nhưng anh phải biết: Chúng tôi là người công giáo, không nói dối, không ăn cắp”. Và người ta bỏ đi.
Ước chi có nhiều người công giáo biết sống theo luật Chúa và hãnh diện xưng mình là người công giáo. Họ sẽ là muối cho đời và ánh sáng chiếu soi cõi đời tăm tối hôm nay.
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục phụ tá – Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc
(Trích GIÁO DÂN HƯỞNG ỨNG NĂM ĐỨC TIN – Tập dài 2012)

Từ Bài Học Lịch Sử Của Người Mỹ

Từ Bài Học Lịch Sử Của Người Mỹ

Quo Vadis

Kỷ Niệm 30 Tháng Tư Đen

Cách nay 148 năm, khi cuộc chiến Nam Bắc Hoa Kỳ kết thúc năm 1865 thì thái độ và cách đối xử của người thắng trận đã nói lên tấm lòng bao dung quảng đại của người cùng 1 nước.

Cũng cách nay đúng 38 năm (ngày 30-4-1975), khi mà phía bên kia (tự nhận) là “bên thắng cuộc” đã đối xử và có chánh sách đối với các dân quân cán chánh và đối với dân chúng Miền Nam như thế nào, chúng ta ai cũng đều biết rõ.

Trong lịch sử của nước Mỹ, biến cố gây ảnh hưởng mãnh liệt nhất, có lẽ là cách mà tổ tiên của họ đã đối xử với nhau sau cuộc nội chiến Nam-Bắc chấm dứt vào năm 1865. Vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”. Không biết vô tình hay chủ ý, câu nói này tương tự như lời phát biểu của Tướng Ulysses Grant sau khi tướng Lee tuyên bố đầu hàng và Tướng Grant đã ghi lại trong quyển hồi ký của mình “Personel Memoir of U. S. Grant”: Trong cuộc chiến này, chỉ có nước Mỹ chiến thắng, chớ không có ai thắng ai thua.

Hai câu nói hình thức gần giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau hoàn toàn: Tướng Grant nói thật lòng mình để xoa dịu nỗi đau khổ của người bại trận sau cuộc nội chiến kéo dài bốn năm. Trái lại câu nói của tướng Trần Văn Trà là câu nói mị dân, nằm trong mục đích tuyên truyền của chế độ để gạt tất cả những quân dân cán chính của VNCH, tin vào chính sách “khoan hồng của Đảng”, tin rằng chỉ có 10 ngày “học tập”, nhưng sau đó ra đi không biết ngày trở lại và mãi đến hôm nay sự trả thù như thế vẫn chưa chấm dứt. Có một điểm đặc biệt là trong cách thể hiện lòng yêu nước của người Mỹ đều có chan chứa tinh thần hào hiệp mã thượng.Nói về tinh thần hào hiệp mã thượng của người Mỹ, cựu thủ tướng Tony Blair của Anh, trong quyển hồi ký “The Journey” mới xuất bản gần đây đã viết như sau:“Trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mã thượng hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, phát xuất từ tinh thần khai phá biên cương để lập nghiệp, và nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến đấu để dành độc lập, đến cuộc nội chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện tình cờ. Tất cả đã làm thành một nước Mỹ vĩ đại. Cái tinh mã thượng hào hiệp này, không có nghĩa là người Mỹ tử tế hay thành công hơn những dân tộc khác. Nó chính là cảm nghĩ của họ về đất nước của mình. Chính lòng nhiệt tình đối với xứ sở đã phá bỏ được những ngăn cách về màu da, giai cấp, tôn giáo hay quá trình trưởng thành. Lý tưởng của người Mỹ là những giá trị đạo đức mà họ ấp ủ. Lý tưởng này gồm có tự do cá nhân, tôn trọng luật pháp, dân chủ. Nó cũng nằm trong quá trình thành đạt của mỗi cá nhân: hễ giỏi là được trọng dụng, phải tự làm lấy và nếu siêng năng chịu khó tất sẽ thành công. Song có lẽ điểm quan trọng nhất phải nói là mọi người Mỹ đều ao ước duy trì cho được những giá trị trên và ráng bảo vệ những giá trị đó. Họ coi những giá trị đó là ưu tiên hàng đầu cho cá nhân mình, sau đó là cho đất nước. Chính những giá trị đạo đức này giúp cho nước Mỹ cương quyết sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách. Vì những lý tưởng đó mà binh lính Mỹ chấp nhận hy sinh. Vì nó mà mọi người Mỹ, dù giàu sang hay nghèo hèn đều sẵn sàng đứng nghiêm trang chào khi bản quốc ca “The Star-spangled Banner” được trỗi lên. Dĩ nhiên là những lý tưởng đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, song mọi người Mỹ đều cố gắng thực thi cho bằng được.

Nếu cuộc nội chiến Quốc-Cộng vừa qua đã để lại hệ lụy phân hóa kéo dài đến ngày hôm nay, thì sau cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ đã làm cho người Mỹ yêu nước hơn, đoàn kết hơn và hãnh diện về đất nước của mình nhiều hơn. Họ hãnh diện không phải chỉ vì bãi bỏ được chế độ nô lệ, đúng với nguyện vọng mà tổ tiên họ đã đề ra trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng”, mà còn hãnh diện vì tinh thần hào hiệp mã thượng được thể hiện bởi người chiến thắng lẫn người chiến bại sau khi cuộc chiến kết thúc. Không có một hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh tướng Robert E. Lee gặp tướng Ulysses S. Grant tại Thị Xã Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia ngày 9 tháng 4 năm 1864.Trước đó một ngày, tướng Lee chỉ còn trông chờ vào chiến thắng của một tướng trẻ can trường, để hy vọng tìm cách xoay chuyển được tình thế, nhưng khi hay tin tướng Gordon đã bị đánh bại, mọi hy vọng của Tướng Lee coi như tiêu tan. Quân của tướng Lee tại tiểu bang Virginia đang bị bao vây tứ phía, tiến không được mà lùi cũng không xong. Binh sĩ đã kiệt sức, lương thực đã cạn, đạn dược đã hết và nguồn tiếp tế cũng bị cắt đứt. Trong tình huống đó ông không còn chọn lựa nào khác là phải triệu tập bộ Tham mưu và nói thật ngắn gọn: “Tôi sẽ đến gặp tướng Grant, cho dù điều đó quá nhục nhã đối với tôi” (nguyên văn câu nói của ông: I will go and see General Grant and I would rather die a thousand deaths). Ngay lập tức ông đích thân soạn một lá thư gởi tướng Grant để yêu cầu sắp xếp một buổi gặp mặt càng sớm càng tốt vì ông không muốn hy sinh thêm bất cứ một sinh mạng nào nữa. Tại địa điểm hẹn gặp nhau, tướng Lee đến trước bằng ngựa với một sĩ quan tùy viên, hiên ngang trong trong bộ quân phục màu xanh dương, bên hông mang kiếm, thể hiện khí phách của người anh hùng dù bại trận vẫn không khuất phục. Khoảng nửa giờ sau tướng Grant, đại diện cho quân đội chiến thắng Miền Bắc tới. Ông mặc quân phục như một người lính bình thường, giày và quần vẫn còn dính bùn, không đeo kiếm. Hai người chào nhau, và tướng Grant tiếp tướng Lee thân mật như giữa một người Mỹ với một người Mỹ, chớ không phải giữa một người chiến thắng với kẻ chiến bại. Với ông làm nhục một người bại trận dù với bất cứ lý do gì cũng là làm nhục nước Mỹ. Sau này ông thú nhận là lúc đầu ông phải nói chuyện dài dòng với tướng Lee, nhắc lại những kỷ niệm xưa khi hai người cùng chiến đấu chung với nhau trong trận chiến Mexico, lý do là vì ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải nói với Tướng Lee về chuyện đầu hàng. Cuối cùng chính tướng Lee là người đã nêu ra mục đích của buổi gặp mặt, và yêu cầu tướng Grant đích thân thảo bản văn kiện đầu hàng. Thật sự thì văn kiện đầu hàng Tướng Grant đã soạn sẵn trước khi đến điểm hẹn và tự tay trao cho tướng Lee xem lại. Đọc qua xong, lần đầu tiên gương mặc của tướng Lee tươi hẳn lên khi biết rằng binh sĩ dưới quyền ông được trở về nguyên quán sinh sống như một người dân bình thường, không phải chịu bất cứ một hình thức trả thù nào. Ông nói: “Điều này có một tác động rất tốt đối với tất cả mọi người, đặc biệt là sẽ giúp rất nhiều cho người của chúng tôi. “Tuy nhiên ông có thêm 2 yêu cầu:

1/ Cho phép binh sĩ của ông được mang ngựa, lừa về quê quán để sử dụng trong nông trại, vì không giống như quân đội miền Bắc, đây là tài sản của riêng họ mang theo khi gia nhập quân đội.

2/ Ông đang giam giữ hơn một ngàn tù binh quân đội miền Bắc và không còn lương thực cho họ, ngay cả binh sĩ của ông cũng đang đói. Cả hai yêu cầu này của tướng Lee đều được tướng Grant đồng ý ngay lập tức. Riêng yêu cầu thứ hai, tướng Grant ra lệnh cung cấp ngay cho các tù binh và binh sĩ miền Nam 25,000 khẩu phần ăn.Tướng Grant hỏi: “Như vậy, đủ chưa?”Tướng Lee trả lời: “Thưa đại tướng, như vậy là quá đủ. “Nói xong tướng Lee đứng dậy bắt tay tướng Grant, nghiêng người chào mọi người rồi bước ra khỏi phòng họp

Bức hình lịch sử : Tướng Lee (trái) gặp tướng Grant

Bên ngoài hội trường các sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đang có mặt đều đưa tay kính cẩn chào vị tướng bại trận. Trên đường trở về doanh trại, các binh sĩ miền Nam nghiêm chào vị tướng lãnh mà họ ngưỡng mộ, có người đã bật khóc, tướng Lee cũng không cầm được nước mắt. Về đến doanh trại, trước mặt nhiều sĩ quan và binh sĩ đang chờ đợi, tướng Lee nói: “Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được. Các anh em hãy trở về quê quán bây giờ và nếu sống được như những công dân tốt như các anh em đã từng chiến đấu như những chiến sĩ thì các anh em sẽ thành công. Tôi luôn luôn hãnh diện vì các anh em. Chào tạm biệt. Thượng đế phù trợ cho tất cả. “ (Boys, I have done my best for you. Go home now. And if you make as good citizens as you have soldiers, you will do well. I shall always be proud of you. Goodbye. And God bless you all. ).

Tin đầu hàng của tướng Lee lan ra nhanh chóng, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên khắp nơi để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh phải ngưng ngay tức khắc: “Quân đội miền Nam đã đầu hàng. Chiến tranh đã chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ. ”Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12 tháng 4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc

. Tướng Grant giao việc này cho Đại tá Joshua Chamberlain phụ trách. Còn phía Miền Nam thì tướng Gordon nhận trách nhiệm. Ngày hôm ấy đã xảy ra một cảnh tượng hết sức cảm động. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đã ra lệnh binh sĩ của mình đứng nghiêm chào các anh hùng bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ lòng kính trọng. Sau này tướng Gordon đã ghi lại như sau: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng thì thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nhìn những hồn tử sĩ đi qua” và ông gọi Chamberlain là “người sĩ quan hào hiệp nhất của quân đội Miền Bắc. ”.

Sau 4 năm nội chiến đã làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề và đương nhiên cũng không khỏi những đắng cay của người bại trận. Nhưng những người lãnh đạo của bên thắng trận lẫn bên bại trận đều lấy tình dân tộc, sự bao dung rộng lượng và lòng hào hiệp để đối xử với nhau. Chính điều này đã làm cho người Mỹ vô cùng hãnh diện về xứ sở của mình. Sau cuộc chiến, những người lãnh đạo kế tiếp của nước Mỹ vẫn làm theo tinh thần của tướng Lee và tướng Grant, họ không bao giờ bàn đến đến chuyện ai đúng ai sai, ai chính nghĩa, ai không chính nghĩa, mà chỉ nghĩ đến làm sao để hàn gắn lại vết thương của chiến tranh và xây dựng lại đất nước. Các nghĩa trang dành cho liệt sĩ bắt đầu được dựng lên ở hai miền đất nước, bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức.Ngày nay khi viếng thăm Nghĩa Trang Arlington ở thủ đô Washington DC, chúng ta sẽ thấy khu nghĩa trang dành cho binh sĩ Miền Bắc và Miền Nam đều trang nghiêm giống nhau và trong tất cả các bảo tàng viện khắp nước Mỹ, hình ảnh quân đội hai bên được trưng bày trân trọng như nhau, để nhắc nhở người Mỹ xem đó như một bài học cho các thế hệ mai sau. Trên nóc Tòa Quốc Hội Hoa Kỳ hiện nay có một bức tượng phụ nữ cao 10 mét – tượng trưng cho hình ảnh bà mẹ của Miền Nam có con hy sinh trong cuộc nội chiến. Bốn năm sau cuộc nội chiến, tướng Grant đắc cử tổng thống và làm 2 nhiệm kỳ (1869-1877), còn tướng Lee vẫn tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ liên bang. Tướng Lee dù là tướng bại trận, không giữ được chức vụ cao như tướng Grant, nhưng bù lại, càng về cuối đời, tình cảm và lòng kính trọng của người Mỹ dành cho ông càng tăng lên, có thể nói còn cao hơn cả tướng Grant. Ngày nay tượng đài của tướng Lee có mặt nhiều nơi trên nước Mỹ và Robert Lee là tên đường quen thuộc trên một đất nước luôn luôn cố gắng lấy “lòng bao dung xóa bỏ hận thù”.

Nhận xét về con người của tướng Lee, sử gia Benjamin Harvey Hill đã viết như sau:“Tướng Lee là một đối thủ không có thù hận; một người bạn không phản bội, một người lính không tàn ác, một nạn nhân không than khóc. Một sĩ quan không sa đọa, một công dân không làm điều sai trái, một láng giềng không chỉ trích, một người Công giáo không đạo đức giả, một con người không thủ đoạn. Ông là một Caesar không có tham vọng, một Frederick không có chuyên quyền, một Napoleon không ích kỷ và một Washington không có phần thưởng. “(General Robert Lee is a foe without hate; a friend without treachery; a soldier without cruelty; a victor without oppression, and a victim without murmuring. He was a public officer without vices; a private citizen without wrong; a neighbour without reproach; a Christian without hypocrisy, and a man without guile. He was a Caesar, without his ambition; Frederick, without his tyranny; Napoleon, without his selfishness, and Washington, without his reward. ).

Thật khó có người nào được lời khen như thế, nhưng đó là con người thật của Robert Lee. Với những người lãnh đạo như thế đương nhiên quốc gia họ phải hùng mạnh.Tưởng cũng nên nhắc lại là khi cuộc nội chiến vừa mới xảy ra, tướng Lee được đề cử chỉ huy
quân đội Miền Bắc nhưng ông đã từ chối và gia nhập quân đội Miền Nam, vì ông
nói rằng ông không thể phản bội lại cái nơi mà ông đã sinh ra và lớn lên.

Cám ơn Nguyễn Phi Phượng gởi

Những tác dụng kỳ diệu của nụ cười

Những tác dụng kỳ diệu của nụ cười

Một toa thuốc có giá trị không cần prescription từ BS !

Ai cũng biết, cười sẽ khiến tâm trạng vui vẻ sảng khoái, nhưng ngoài ra nó còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mà ít người biết đến. Theo tạp chí Discovery, cười sẽ làm tăng chức năng hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, và giảm đau.

Cười giúp giảm căng thẳng

image

Lượng hoóc – môn cortisol và epinephrine tiết ra trong cơ thể có khuynh hướng giảm đi khi bạn cười. Đây là những hoóc – môn gây stress, ức chế hệ miễn dịch, tạo kẽ hở cho các viêm nhiễm, bệnh tật. Các nghiên cứu đã chứng minh, cười giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng miễn dịch, hay nói cách khác là tăng cường hoạt động của các tế bào “chiến binh” – đây là một loại bạch cầu chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus. Vì tác dụng to lớn đó của tiếng cười mà những bệnh nhân mắc ung thư hay HIV được khuyến cáo duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, cười nhiều.

Những căng thẳng thể chất và tinh thần có thể khiến các prolactin, insulin, tuyến giáp và các hoóc – môn khác hoạt động không bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể.

Vậy, lần tới, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi đọc những tin tức thời sự đang diễn ra trên thế giới, hãy tìm tới mục truyện cười để lấy lại tâm trạng vui vẻ.

Tiếng cười trong kỹ năng ứng phó tình huống khó khăn

image

Cuộc sống luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, những bất trắc đột ngột ập tới luôn khiến chúng ta bối rối và nản lòng. Xe đột ngột thủng lốp trên đường, một kết quả xét nghiệm không khả quan, hay một công việc thất bại… tất cả đều là những sự việc không mong đợi mà hiếm khi chúng ta chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận. Mặc dù không điều khiển được mọi việc trong cuộc sống, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng với những sự kiện đó. Cười là một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng do các tình huống xấu gây ra, giúp chúng ta vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng. Cười cũng sẽ giúp bảo vệ trí não, cơ thể và tinh thần, giải tỏa bầu không khí căng thẳng, khiến cho những người xung quanh cũng cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.

Vì vậy, khi gặp vận xui, thay vì nhăn nhó bực bội và mang cảm giác khó chịu đó trong suốt 1 ngày dài, hãy thử cười lên, rồi bạn sẽ thấy mọi chuyện lại tốt đẹp ngay.

Cười giúp máu huyết lưu thông, điều hòa huyết áp

image

Việc cười đối với sức khỏe tim mạch cũng quan trọng như kiểm soát nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu đã cho thấy, cười giúp làm giảm và cân bằng huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) về mối liên hệ giữa việc cười và sức khỏe tim mạch, cười sẽ khiến cho cơ màng trong của thành mạch máu giãn nở, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ khả năng tăng cường lưu thông và tăng oxy máu nên cười là một đồng minh mạnh mẽ của chúng ta trong cuộc chiến chống lại các bệnh tim mạch.

Cười có tác dụng như tập thể dục

image

Các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100 nụ cười thành tiếng thì có tác dụng tương đương với khoảng từ 10 – 15 phút tập luyện trên máy thể dục. Với hiệu quả như vậy nhưng bạn lại không cần phải hùng hục vã mồ hôi, hơn nữa còn cảm thấy rất vui vẻ, vậy tại sao bạn không cười nhiều hơn một chút.

Ngoài tác dụng tiêu thụ bớt năng lượng trong cơ thể, cười còn có tác dụng làm vệ sinh hệ hô hấp. Tương tự như khi tập thể dục, bạn thường hít thở thật sâu sau khi cười hết cỡ, việc hít thở này ngay lập tức sẽ làm thông thoáng các đường dẫn khí, gia tăng lượng oxy hít vào. Vì cười cũng có tác dụng như tập thể dục nên đó là lí do tại sao sau mỗi trận cười vỡ bụng bạn thường cảm thấy mệt lả.

Cười tốt cho bệnh nhân tiểu đường

image

Trong một số nghiên cứu, người ta đã phát hiện rằng việc cười có tác động tích cực đến nồng độ đường trong máu. Tuy chưa rõ cơ chế nào gây ra hiện tượng này nhưng khi tiến hành thí nghiệm trên một nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu nhận thấy, lượng đường trong máu của họ ổn định hơn khi xem một chương trình tấu hài so với khi nghe một giờ giảng buồn tẻ.

Một nghiên cứu khác theo dõi hiệu quả của liệu pháp cười đối với hệ thống renin-angiotensin ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Kết quả cho thấy, lượng men renin giảm đáng kể khi áp dụng liệu pháp này. Điều này có nghĩa, tiếng cười có thể giúp các bệnh nhân tiểu đường tránh được những biến chứng liên quan đến vi mạch máu.

Cười giúp giảm đau

image

Cười là liều thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất. Nó rất hiệu quả, lại miễn phí, chẳng cần ý kiến bác sĩ và hơn nữa lại sẵn có ở bất cứ đâu.

Có thể bạn sẽ chẳng nghĩ tới việc cười nếu chẳng may vừa bị ngã từ trên cao xuống hay cắt phải tay mình, nhưng hãy cố mà cười đi, vì nó sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau nhanh chóng nhờ vào phản xạ phóng thích endorphin trong não khi cười (một hoóc môn giảm đau có tác dụng như thuốc phiện). Cười giúp xua tan nỗi sợ hãi, hóa giải cơn tức giận, do đó chúng ta sẽ có thể giải quyết tình huống hiệu quả hơn.

Cười giúp thúc đẩy các mối quan hệ xã hội

image

Cười là một hiệu ứng dễ lây lan. Khi bạn cười, những người xung quanh thường có khuynh hướng cười cùng bạn (điều tương tự hiếm xảy ra khi bạn khóc). Mọi người đều thích gần gũi hay giao tiếp với người hay cười.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc cười sẽ giúp mọi người kết thân và giao tiếp với nhau. Càng cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh ai đó thì bạn càng dễ cười. Và theo các nghiên cứu, khi ở trong cộng đồng người ta thường cười nhiều hơn gấp 30 lần so với khi ở một mình.

Ngoài ra cười còn là một ngôn ngữ quốc tế vô cùng thân thiện. Nó là cách phá tan “băng giá” trong những buổi gặp gỡ tập thể, giúp mọi người thoải mái giao tiếp với nhau hơn.

Cười giúp giảm căng thẳng

image

Việc giải tỏa căng thẳng, bực tức, sợ hãi bằng tiếng cười mang lại nhiều lợi ích quan trọng về mặt tâm lý. Ngoài ra, cười còn làm giãn và giảm căng thẳng cho các cơ bắp, là cứu cánh cho những người mắc chứng đau cơ do co thắt. Đây là lý do trước khi tiêm, các bác sĩ hay y tá thường nói chuyện vui để người bệnh cười; làm như vậy để bệnh nhân không bị căng cơ lúc tiêm thuốc.

Cười giúp kích thích và tăng cường hoạt động của các cơ quan

image

Như đã đề cập phía trên, cười sẽ giúp máu huyết lưu thông, ức chế các hoóc môn gây căng thẳng, và tăng cường thể lực. Nói cách khác, việc cười sẽ có tác động tích cực đến các cơ quan như tim, phổi, não và kích thích chúng hoạt động.

Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cười còn có lợi cho hệ tiêu hóa, chẳng hạn như có tác động tích cực đối với chứng ruột dễ bị kích ứng hay bệnh viêm túi thừa (túi thừa ở ruột non nằm trong vùng bụng dưới phải, gần với vị trí của ruột thừa).

Cười giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch

image

Các nhà khoa học khẳng định, cười có tác dụng vô cùng tích cực và quan trọng đối với hệ miễn dịch. Họ còn cho rằng nên xếp việc cười ngang hàng với việc dùng vitamin tổng hợp và xà phòng diệt khuẩn. Với những tác dụng như giảm lượng hoóc môn gây căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu, tăng lưu lượng oxy qua hít thở, giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, cười sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Với những lợi ích to lớn như trên mà việc thực hiện lại hoàn toàn miễn phí và quá đơn giản, vậy bạn còn chần chừ gì nữa. Hãy quên hết lo toan mà vui vẻ cười lên đi!

Âm nhạc và tiếng cười giúp giảm huyết áp

Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh điều này.

Lắng nghe một giai điệu mà bạn yêu thích hoặc nở một nụ cười tươi và sảng khoái có thể giúp bạn giảm huyết áp. Hiệu quả mà nó mang lại còn lớn hơn cả việc phải bỏ ra 10 euro để chăm sóc sức khỏe.

Các nhà khoa học cho thấy những người tham gia vào nghiên cứu sau hai tháng sống trong môi trường âm nhạc và cười vui thoải mái đã có tác dụng giảm huyết áp tâm thu trung bình 5-6mmHg.

image

Ngược lại, ở nhóm đối chứng không có sự thay đổi chỉ số này. Họ được nghe nhạc, hát và thoải mái lựa chọn thể loại để nghe như nhạc pop, nhạc cổ điển, nhạc jazz. Họ cũng được khuyến khích nghe nhạc ở nhà, được nghe những câu chuyện hài hước, được khuyến khích cười cho tới khi cười một cách tự nhiên.

Sau ba tháng, huyết áp tâm thu của nhóm được nghe nhạc và chuyện cười giảm khoảng 5 hoặc 6 mmHg, trong khi không có sự thay đổi chỉ số này ở nhóm đối chứng. Hơn nữa, các phép đo được thực hiện ngay lập tức trước và sau mỗi buổi trị liệu cho thấy đôi khi huyết áp còn giảm sâu hơn, tới 7 mmHg.

Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù âm nhạc và tiếng cười tự nó không đủ để chữa bệnh cao huyết áp, nhưng “đây là công cụ tự nhiên tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, nhưng chúng tôi không khuyên bệnh nhân cao huyết áp sử dụng nó thay cho thuốc”, nó chỉ làm tăng khả năng khỏi bệnh và bổ trợ cho thuốc mà thôi.

Hiện cơ chế của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, một số nhà nghiên cứu cho rằng thư giãn có thể làm giảm lượng cortisol – một hocmon stress góp phần làm tăng huyết áp.

Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng âm nhạc và tiếng cười làm tăng kích thước lớp đệm bên trong mạch máu thêm 30%, từ đó làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.

CUỐN SÁCH VÀ GIỎ ĐỰNG THAN

CUỐN SÁCH VÀ GIỎ ĐỰNG THAN

Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
– Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
– Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
– Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

– Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
– Ông xem này . Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
– Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư… – Ông cụ nói – Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
– Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy

ĐỀN THỜ CAO QÚY NHẤT

ĐỀN THỜ CAO QÚY NHẤT

Một hôm, đang lúc đùa vui với các thiên thần, Thiên Chúa ra cho họ câu đố vui có thưởng.  Ngài nói: “Ta muốn chơi trò chơi cút bắt với loài người.  Các con nghĩ xem đâu là nơi ẩn trốn tốt nhất mà con người khó tìm ra Ta được?”

Thế là các thiên thần tranh nhau trả lời.  Vị thì nói là Chúa hãy ẩn trốn ở đáy biển khơi, khó tìm lắm! Vị khác lại nói là Chúa hãy ẩn mình trên những đỉnh núi cao, chẳng ai leo tới đó được!  Vị thì nói là Chúa hãy ẩn khuất giữa những lớp mây trời, loài người không ai nghĩ tới… “Thế nhưng Chúa chỉ cười và cuối cùng, Ngài nói: “Sai bét hết.  Chỗ ẩn nấp tốt nhất Ta có thể chọn để loài người không phát hiện được Ta, đó là ngay trong tâm hồn của họ!” (phỏng theo Cha Anthony de Mello)

 

***********************************

Ngày xưa thánh Augustino cũng khắc khoải đi tìm Chúa suốt ba mươi năm đầu đời.  Ngài miệt mài tìm Chúa trong văn chương, trong triết lý, trong những học thuyết sai lầm và cả trong những đam mê thế tục… nhưng chẳng gặp được nên cảm thấy khắc khoải buồn sầu.  Mãi đến tuổi ba mươi, ngài mới được ánh sáng chân lý chiếu soi và được đón nhận Chúa.  Bấy giờ ngài cảm thấy an bình hạnh phúc nhưng đồng thời cũng lấy làm hối tiếc vì biết Chúa quá muộn: “Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng. Chúa vẫn ở trong con, đang khi con mải lo tìm Chúa bên ngoài”.

Chúa ở trong con, còn con thì đi tìm Chúa bên ngoài!  Thật là trớ trêu và trái khoáy, giống như ta đang để chùm chìa khoá trong túi mà lại lục lọi tìm kiếm khắp nơi.

Cũng như thánh Augustinô xưa, nhiều lần trong cuộc đời, chúng ta lại đi tìm Chúa bên ngoài đang khi Chúa vẫn ở trong chúng ta.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy ta biết có Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong chúng ta: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy.  Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23); lại có cả Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cũng luôn hiện diện trong ta cùng với Chúa Cha và Chúa Con: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại những gì Thầy đã nói với anh em”

Thế là thân xác hèn mọn của chúng ta đã được nâng lên hàng vương cung thánh đường thiêng liêng cao trọng, vì đã được Ba Ngôi Thiên Chúa chọn lựa làm nơi cư ngụ của Ngài.

Đây là ngôi đền thờ thật cao cả, thật quý giá, cao vượt hơn hết mọi đền thờ khác trên thế gian.

Đem đền thờ bản thân người Kitô hữu so sánh với các đền thờ nổi tiếng do bàn tay con người xây dựng ngót hai ngàn năm qua, thì những đền thờ vật chất kia triệu lần thua kém.

Đền thờ nầy rất cao cả vì đây là đền thờ sống, được chính Thiên Chúa thiết kế và thi công, được dựng nên theo hình ảnh của Ngài; còn những đền thờ kia chỉ là gạch đá vô tri.

Đền thờ nầy rất cao cả vì được Chúa Giê-su đổ máu ra mà cứu chuộc.  Không đền thờ vật chất nào được diễm phúc như thế.

Đền thờ nầy rất cao cả vì được Chúa Giê-su hiến thánh bằng bí tích rửa tội, được Chúa Thánh Thần xức dầu qua bí tích thêm sức…

Và mai đây, ngôi đền thờ nầy sẽ được đưa lên cõi thiên đàng vinh hiển, trong khi những đền thờ bằng vật chất nguy nga đồ sộ và nổi tiếng trên mặt đất nầy, cho dù được xây bằng đá quý, được nạm bằng vàng ngọc kim cương sẽ tàn lụi với thời gian.

***********************************

Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết quý trọng thân xác con là ngôi đền thờ uy linh cao cả có Ba Ngôi Thiên Chúa hằng ngự trị.  Xin cho con biết thanh tẩy đền thờ đáng quý trọng nầy nếu nó bị ra nhơ uế vì tội lỗi và thói hư.  Xin cho con biết tôn tạo, nâng cấp đền thờ nầy bằng các nhân đức và phẩm chất cao đẹp.  Và nhất là xin cho con hằng biết đến gặp gỡ và kết hợp với Chúa đang hiện diện trong ngôi đền thờ là chính bản thân con. Amen!

LM Ignatio Trần Ngà

From: langthangchieutim

và Anh chị Thụ & Mai gởi

BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN

BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN

Trại phong Bến Sắn đã được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.

I. BÌNH AN GIỮA NHỮNG NGHỊCH LÝ.

Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.

Như một tuyên úy cho trại phong, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em trong trại, chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.

Nếu Chúa nói lên lời bình an, trao ban bình an giữa khung cảnh an vui, tấp nập người người tung hô Chúa, hay giữa cảnh đoàn đoàn lũ lũ người chạy đi tìm Chúa, hay giữa đám đông đang muốn tôn Chúa làm vua, thì lời ban bình an ấy còn dễ hiểu. Nhưng hôm nay, trong giờ phút thương đau nhất, giờ phút Chúa phải đối diện với sự phản bội của môn đệ; đối diện với sự thù hận của lòng người đã lên đến đỉnh điểm; đối diện với bạo lực kinh hoàng dành cho mình, đối diện với cây thập giá tủi nhục; đối diện với sự phản trắc của đám đông đã từng nhận hết ơn này đến ơn khác từ nơi Chúa…, thì Chúa lại trao ban bình an!

Một hoàn cảnh xem ra quá ngược, qua nghịch lý để có thể thốt lên lời bình an. Bởi cứ nhìn bằng đôi mắt phàm trần, đây là lúc Chúa không còn bình an, không có bình an. Làm sao mà một người đang đối diện với cái chết tàn nhẫn và khủng khiếp mà người ta dành cho mình, lại có thể có bình an? Làm sao mà một người biết mình sẽ kết thúc cuộc đời bi thảm đến cùng cực lại có đủ bình an mà trao ban cho môn đệ?

Nói như thế là ta đang áp đặt kiểu suy nghĩ của loài người. Bởi bình an mà Chúa trao ban không phải bình an mà “thế gian ban tặng”, nhưng là bình an của Chúa. Bình an giữa những khổ đau vây chặt mới thật sự là bình an. Người vẫn giữ nội tâm của mình bình an giữa những rát buốt mới thật là người vỹ đại. Hơn thế, người vẫn có thể thốt lên hai tiếng bình an và trao ban bình giữa cảnh tượng tàn khốc của sự dữ đang nhắm vào mình, đó mới thật là quà tặng vô giá cho người đón nhận.

Chúa Kitô là như thế. Giữa lúc vây bũa bởi đau khổ tứ bề giăng mắc đang tiến về phía mình, Chúa lại trao bình an cho kẻ khác. Đặc biệt, Chúa trao bình an cho ngay chính kẻ hãm hại mình, bình an của Chúa vì thế càng lớn lao, cao cả. Đó mới thật là bình an của Chúa. Đó mới thật là bình an mà thế gian còn không thể hiểu nổi, chứ đừng nói là thế gian ban tặng.

II. CHÚNG TA CẦN BÌNH AN CỦA CHÚA.

Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Từng cá nhân cần bình an ấy. Nhân loại cần bình an ấy. Bình an của Chúa, bình an giữa mọi thách thức, bình an làm sống trong lòng ta tất cả những can đảm, những chấp nhận, những tình yêu, những cảm thông, những say mê xót thương, những hạnh phúc nội tâm…

Bình an của Chúa đem chúng ta đến gần anh chị em, cho chúng ta được liên kết trong đau khổ với tất cả mọi người khổ đau, bị tước đoạt quyền sống, bị thất bại trong cuộc đời…; liên kết trong yêu thương với tất cả mọi người đang đói khát yêu thương, đói khát tự do, đói khát hòa bình, đói khát quyền được sống như một con người…; liên kết trong sớt chia với tất cả những ai cần được ủi an, những ai bị loại ra khỏi đời sống chung, bị rẻ rúng giá trị làm người…; liên kết trong yếu đau với tất cả mọi người bệnh tật, bị áp bức, bị bóc lột, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm, bị đối xử tệ bạc, bị tù tội, nhất là những ai bị những án tù oan khuất…; liên kết trong hy vọng với tất cả mọi người đang cố gắng vươn lên từ những vùi giập, vươn lên trong nỗ lực tìm lại căn tính của mình, cố gắng vươn lên và vượt thoát những hoàn cảnh như đang nhấn chìm bản thân mình…; liên kết trong sự hiểu biết với tất cả những ai đang đi tìm cho mình một định hướng, một chân lý không chỉ giúp sống mà còn giúp thăng tiến mình, thăng tiến mọi con người còn đang lạc hậu, khổ ngèo, bị tước bỏ nền văn hóa…; liên kết trong sự rộng lượng với tất cả những người bị khinh bỉ, bị bách hại vì mọi lý do chính trị, bị thách thức lòng tin, bị làm cho xói mòn tình người, xói mòn sự tương thân tương ái…

Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Bình an của Chúa giúp chúng ta vượt trên mọi khổ hạnh, thắp sáng lên sự mạnh mẽ của ý chí, của quyết tâm chiến thắng. Bình an của Chúa đem lại cho chúng ta hoa trái của vui tươi, đón nhận, đùm bọc, chở che, sống hết tình, sống hết mình vì đồng loại… Bình an của Chúa sẽ cho chúng ta nội tâm thanh thản trên số phận của mình, dẫu số phận ấy, nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ có bi đát, thất vọng, bất hạnh… Bình an của Chúa làm cho chúng ta, dẫu đớn đau cực độ qua từng nỗi đau của tinh thần lẫn thể xác, vẫn không nổi loạn, không đánh mất nhân tính, nhưng càng thấm thía sự bất tất vô cùng của thân phận mong manh…

III. LÒNG NGƯỜI TRỔ SINH BÌNH AN CỦA CHÚA.

Chúng tôi đã học được tất cả những bài học quý báu ấy nơi mọi con người và từng người trong trại phong Bến Sắn này. Vì thế, đến với họ, chúng tôi được mà không hề mất. Chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều, đến nỗi nhiều lúc phải hỗ thẹn. Anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, mà Chúa đã trao tặng chúng tôi.

Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.

Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.

Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.

Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.

Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.

Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.

Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.

Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.

Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mài gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…

Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…

Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!…

Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.

Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.

Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Đó chính là lời Chúa Giêsu thốt lên để ban bình an ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người đang lồ lộ phía trước: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27).

Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…

Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.

Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.

“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.

Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.

Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người, như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an ấy, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Người tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Người tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Người nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.

Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắng thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.

Đức TGM Leopoldo Girelli thăm trại phong
chiều ngày 16/11/2012, vào lúc 15h30’.

IV. MỘT LỜI CÁM ƠN.

Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…

Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.

Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.

Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.

Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.

Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Dã ngoại nhân quyền: ôn hòa vẫn bị đàn áp

Dã ngoại nhân quyền: ôn hòa vẫn bị đàn áp
huynhngocchenhblog-305.jpg
Các bạn trẻ phân phát tài liệu về quyền con người cho mọi người tham dự buổi dã ngoại hôm 05/5/2013 tại Sài Gòn
Photo courtesy of huynhngocchenhblog
Con người sống phải có nhân quyền, với mong muốn được chia sẻ và thể hiện quyền căn bản này; sáng hôm nay, có nhiều người đã tìm đến gặp gỡ nhau tại nhiều thành phố trong cả nước Việt Nam. Tình hình buổi dã ngoại tại Hà Nội diễn ra có vẻ thuận lợi, chúng tôi được một người ẩn danh trực tiếp tham gia buổi dã ngoại cho biết như sau:
Khoảng có gần 100 người đến tham dự buổi dã ngoại về quyền con người. Ngoài anh em Hà nội, còn có người ở các tỉnh về. Người ở Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang… nhiều tỉnh lắm.
Họ có cản trở một chút, không muốn cho mọi người vào công viên. Nhưng mọi người cương quyết tiến vào, vì công viên là nơi công cộng, nên mọi người vẫn vào được. Mọi người vẫn đang đi lại và trao đổi, không có vấn đề gì. Lực lượng an ninh hơi đông một chút; họ có chụp ảnh, nhiệm vụ của họ thì họ cứ việc làm. Họ khoảng cỡ hơn 100 người. Mình nói chuyện về quyền con người thì mình cứ nói chuyện.

“Vừa mới ra đến đầu hẻm, có một lực lượng công an khá đông mặc thường phục và chạy xe hai bánh, ào ào tiến đến. Họ độ khoảng hơn mười người, họ dùng xe bao quanh, chặn lại không cho tôi đi nữa.”
– BS. Nguyễn Đan Quế
Tuy nhiên tình hình buổi dã ngoại ở Sài gòn đã gặp trắc trở, chúng tôi đều không liên lạc được các số điện thoại quen. Để hiểu thêm sự việc, chúng tôi được ông Nguyễn Đan Quế, một nhân sỹ nổi tiếng tại Sài gòn có ý định tham gia buổi dã ngoại cho chúng tôi biết như sau:
Từ chiều tối ngày hôm qua, lực lượng công an đã bao vây tại nhà, sáng nay vẫn còn. Cho đến 8 giờ 20, tôi đón taxi đi lên công viên 30/4 để tham dự với anh em trẻ. Vừa mới ra đến đầu hẻm, có một lực lượng công an khá đông mặc thường phục và chạy xe hai bánh, ào ào tiến đến. Họ độ khoảng hơn mười người, họ dùng xe bao quanh, chặn lại không cho tôi đi nữa.
Có một chiếc taxi trờ tới, tôi lượn ra tính leo lên taxi. Lập tức họ chặn xe taxi lại và ra lệnh cho anh tài xế không được chở. Sự việc xảy ra ngay dưới đường, quần chúng đi ra xem khá đông… Lực lượng công an cương quyết không cho tôi đi, và họ nói rằng: hôm nay là ngày nhạy cảm, yêu cầu tôi phải ở nhà. Bằng mọi giá, lực lượng công an không thể để tôi đến đó được. Cứ đứng mãi một hồi lâu. Cuối cùng công an kéo đến ngày càng đông, họ cương quyết không cho tôi đi. Tôi đành phải trở về. Đường ra nhà tôi có 2 – 3 lối vào, đều bị công an chốt ở đó hết.
Có lẽ dấu hiệu phong tỏa của nhà cầm quyền đã xuất hiện tại thành phố lớn nhất miền Nam. Trong khi đó, tại điểm hẹn công viên Bạch Đằng của thành phố Nha Trang, rất đông công an và đoàn viên đã xuất hiện với dàn loa công suất lớn. Đây là lực lượng được chuẩn bị trước nhằm phá rối cuộc hẹn trao đổi về quyền con người ở thành phố biển này. Sau khi bị công an ép buộc vào quán cafe nhằm ngăn chặn không cho đến điểm hẹn tham dự buổi dã ngoại, blogger Mẹ Nấm vẫn tiếp tục nói về quyền con người, chị đã cho chúng tôi biết về ý nghĩa của các buổi dã ngoại nhân quyền là như sau:
Như trong thông báo, tuyên bố của nhóm chủ xướng các Công dân Tự do, đã là một người tự do thì không có lý do gì mình e dè hay rụt rè khi tuyên bố với người khác: tôi là con người.
Những sinh hoạt dã ngoại hết sức bình thường như thế này, sẽ là một khởi đầu giúp cho những người quan tâm đến xã hội, đến quyền con người… thấy được rằng là: đã đến lúc chúng ta ngồi lại công khai với nhau để nói lên những cái điều mình muốn. Khi mà chúng ta có sự trao đổi bằng mặt, bằng lời với nhau thì sự tin tưởng và động lực giúp cho mình vượt qua sợ hãi sẽ giảm dần đi. Lúc mình đã vượt qua sợ hãi rồi thì mình sẽ ý thức được trách nhiệm và tìm được con đường sẽ đi, nhằm đạt được mục đích mình mong muốn. Đó là mục tiêu duy nhất của hình thức công khai tổ chức các buổi dã ngoại như hiện nay.
Đàn áp khắp nơi
sg4-250.jpg
Cảnh bắt bờ, đàn áp. Photo courtesy of huynhngocchenhblog
Tại Hải phòng, trước tình trạng hơn 30 nhân viên an ninh bao quanh nhà, cô Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đến cho từng người và giải thích cho lực lượng an ninh nghe về quyền con người.
Đến khoảng 10 giờ sáng, tình hình ở Sài gòn đã trở nên tồi tệ hơn; các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng và Quốc Anh đã bị công an bắt giữ sau khi phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho các bạn trẻ. Về nỗi lo sợ trước khả năng có thể xảy ra các hành vi can thiệp có tính bạo lực từ phía nhà cầm quyền và những suy nghĩ về con người mà không có quyền con người, chúng tôi được ông Lã Việt Dũng, một người Hà Nội tham gia buổi dã ngoại tại công viên Nghĩa Đô cho biết:
Về lo sợ thì tôi không phải lo sợ gì về việc này. Vì thứ nhất thì tôi tin rằng chuyện trao đổi về nhân quyền là hoàn toàn đúng đắn và không có gì sai cả. Thứ hai là tôi tin rằng, sau khi có nhiều sự kiện xảy ra, chính quyền đã nhận thức được là những việc như trao đổi về quyền con người thì không nên can thiệp một cách quá bạo lực.
Về mặt cá nhân của một con người, nếu có quyền con người thì thực ra cũng không thể gọi là một con người được. Bởi quyền con người là những cái cơ bản có từ hàng ngàn năm nay, chúng ta phát triển từ động vật lên thành con người. Chúng ta phải được hưởng những quyền đó một cách rất bình thường.
Trước bối cảnh còn nhiều khó khăn trong việc bày tỏ chính kiến ở Việt Nam nói chung và nói riêng ở Sài gòn, ông Nguyễn Đan Quế đã có những nhận xét như sau:
Tôi thấy rằng là, sáng kiến tổ chức những buổi dã ngoại để các anh chị em có dịp gặp cùng nhau trao đổi về vấn đề nhân quyền; những quyền đã được Liên Hiệp Quốc, được hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận.

“Những anh em trẻ có lòng với đất nước, có lòng với dân tộc; người ta bênh vực những quyền căn bản nhất của một con người, khi lọt lòng ra đã có. Đáng lẽ phải khen họ; tại sao lại đi ngăn chặn, sách nhiễu người ta?”
– BS. Nguyễn Đan Quế
Chúng tôi rất ủng hộ sáng kiến và cách tổ chức này, ngày hôm nay, chính bản thân chúng tôi cũng đi kiếm để tham dự. Việc sách nhiễu đàn áp đã xảy ra. Trước tiên chúng tôi phải nói rằng, thế hệ trẻ Việt Nam càng ngày càng xứng đáng và đã giữ vai trò tiên phong chủ chốt trong việc đưa những quyền căn bản của người dân đến cả dân tộc mình. Để từ đó, mọi người ý thức được về quyền của mình, không ai được quyền cướp đi.
Ông Nguyễn Đan Quế tiếp tục chia sẻ cùng giới trẻ Việt Nam hôm nay:
Giới trẻ rất xứng đáng, tôi rất là khâm phục và khuyến khích. Đây là một cuộc chiến đấu, dĩ nhiên chúng ta khó khăn, các anh em cứ việc vững tiến lên. Ngoài ra tôi cũng thấy rằng, chính quyền của những người độc tài cộng sản đang cầm quyền tại Hà nội thật là đáng chê trách. Những anh em trẻ có lòng với đất nước, có lòng với dân tộc; người ta bênh vực những quyền căn bản nhất của một con người, khi lọt lòng ra đã có. Đáng lẽ phải khen họ; tại sao lại đi ngăn chặn, sách nhiễu người ta ?
Chuyện làm của Hà nội chỉ làm cho hình ảnh rất xấu xa của cái chính quyền Hà Nội trong vấn đề đàn áp chính người dân của họ. Và điều này, tôi nghĩ rằng có hại cho chính quyền Hà nội trong chuyện họ muốn ứng cử vào Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Về phía anh em trẻ thì tôi phải nói rằng, nếu chúng ta so sánh với 10 năm 20 năm trước đây, quả đây là một danh tiếng rất lớn của giới trẻ Việt Nam. Tôi rất lấy làm mừng và rất hãnh diện vì những hoạt động của họ.
Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền ở Sài gòn và Hà nội kết thúc vào khoảng 11giờ 30’. Đến lúc này chúng tôi vẫn chưa biết rõ các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng và Quốc Anh bị công an giam giữ ở đâu. Trong dư luận đang rộ lên thông tin, bạn Quốc Anh đã bị đánh như một con vật chỉ vì đã chia sẻ và phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

30 Tháng Tư, vì sao chưa thể quên?

30 Tháng Tư, vì sao chưa thể quên?
April 26, 2013
Song Chi/Người Việt
30 Tháng Tư 1975-30 Tháng Tư 2013. Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã 38 năm rồi, nhưng dường như nó vẫn chưa bao giờ thật sự trở thành “một chương đã qua, đã xong” trong lòng đa số người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Những người cùng khổ kiếm không đủ ăn vẫn chiếm đại đa số ở Việt Nam trong khi một
thiểu số ăn trên ngồi trốc thì tiền thừa mứa, bận rộn chuyện mua vàng cất giữ,
nhập cảng xe hơi bằng máy bay ở cái nước gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa”. (Hình:
AFP/Getty Images)

Ðối với “bên thắng cuộc” là đảng và nhà nước cộng sản, cuộc chiến tranh ấy tiếp tục được họ nhắc đi nhắc lại vào những ngày lễ 2 Tháng Chín, 30 Tháng Tư, cùng vô số ngày kỷ niệm khác, vẫn được tổ chức tưng bừng.

Khi những thất bại của mô hình thể chế chính trị hiện tại và trong toàn bộ sự điều hành lãnh đạo đất nước của nhà cầm quyền ngày càng không thể che giấu trước mắt người dân Việt và thế giới, họ càng cố bám víu vào những “hào quang xưa cũ” từ cuộc chiến. Họ càng cố “ăn mày dĩ vãng” để níu kéo lòng tin đã cạn kiệt của nhân dân và biện minh cho sự tồn tại của đảng, của chế độ.

Ðối với “bên thua cuộc”, lúc đầu chỉ là những người trực tiếp và gián tiếp liên quan đến chế độ miền Nam Cộng Hòa, tiếp theo là hàng triệu người bỏ nước ra đi vì không chịu nổi chế độ mới sau “giải phóng”… nhưng dần dần, cả dân tộc cay đắng nhận ra nhân dân Việt Nam chính là bên thua cuộc.

Và khi cuộc chiến càng lùi xa, những sự thật càng được sáng tỏ, cùng với sự thối nát của chế độ này ngày càng lộ rõ, thì tất cả nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh đã qua cùng với cái kết thúc ngày 30 Tháng Tư 1975 lại được nhớ lại. Trở thành nỗi day dứt đối với tất cả những ai quan tâm đến số phận đất nước, dân tộc.

Những câu nói “Nếu như… giá như…” lại dằn vặt người Việt Nam.

Khi từng ngày từng giờ chứng kiến thực trạng xã hội Việt Nam ngày hôm nay, sau gần 4 thập kỷ thống nhất đất nước.

Khi nhìn sang những quốc gia láng giềng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Nam Hàn… mà ở thời điểm cách đây 38 năm, về nhiều mặt còn thua hoặc không hơn miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ bao nhiêu, nay đã đi được một chặng đường rất dài. Trở thành những quốc gia thịnh vượng và khoảng cách với Việt Nam bây giờ là hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm.

Những quốc gia Ðông Âu cũ một thời cũng do các đảng cộng sản lãnh đạo, nay đã thay đổi rất nhiều chỉ sau hai thập niên đổi sang mô hình tự do dân chủ.

Và nhìn rộng ra trên toàn thế giới, để thấy vị trí của Việt Nam ở đâu, đời sống vật chất tinh thần của người dân Việt Nam so với người dân ở các quốc gia phát triển ra sao.

Có nhiều người tự hỏi vì sao người Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh đã kết thúc từ lâu?

Không có gì là khó hiểu. Ðối với nhà nước Cộng Sản Việt Nam, tuy tưởng là thắng cuộc nhưng càng ngày họ càng nhận ra họ không thể thu phục được nhân tâm “bên thua cuộc” cũng như lòng tin của nhân dân.

Càng ngày họ càng nhận ra họ không thể chiến thắng trong thời bình. Không thể đưa đất nước thành một quốc gia giàu mạnh, không thực hiện được khẩu hiệu “độc lập-tự do-hạnh phúc”, còn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì lại càng xa vời vợi.
Cho dù mù quáng, bảo thủ đến đâu, tự sâu trong thâm tâm, họ hẳn phải nhìn ra con đường mà họ đi là sai lầm, sự chọn lựa của họ là sai lầm và có tội với đất nước, dân tộc.

Lịch sử rồi sẽ phán xét công tội rõ ràng của đảng Cộng Sản Việt Nam.

38 năm sau ngày hân hoan mừng chiến thắng và ở trên đỉnh cao của sự kiêu ngạo, giờ đây, những gì người ta có thể nhận thấy ở nhà nước Cộng Sản Việt Nam là sự hoang mang, bế tắc, khủng hoảng về mọi mặt.

Ðối ngoại, hèn nhát, bất lực trước âm mưu bành trướng bá quyền xâm lược Việt Nam ngày càng lộ rõ của Trung Quốc. Ðối nội, bế tắc, bất lực trong điều hành quản lý về kinh tế, xã hội, trong cuộc chiến chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng, kể cả những cuộc tranh giành đấu đá nhau giữa các phe phái để giành ghế.

Sự lúng túng, mất phương hướng còn thể hiện qua hàng loạt động thái giả như kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, đổi tên nước, trong khi vẫn ra sức đàn áp, ngăn chặn mọi tiếng nói đối lập, mọi sự thay đổi theo chiều hướng dân chủ hóa trong xã hội.

Ðối với “bên thua cuộc” và cả nhân dân Việt Nam, nếu như sau 38 năm, đảng cộng sản đã thành công trong việc đưa đất nước trở thành một quốc gia hùng cường, độc lập về chính trị, bảo vệ toàn vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải, đem lại cuộc sống tự do, no ấm, công bằng cho nhân dân… Có lẽ nỗi đau về sự thua cuộc và cái giá quá lớn phải trả cho cuộc chiến sẽ qua đi.
Ngược lại, cuộc chiến tranh sẽ tiếp tục còn là nỗi ám ảnh khi Việt Nam vẫn còn là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, khi nhân dân Việt Nam chưa thật sự được hưởng quyền tự do, dân chủ, sự bình an trong đời sống.

Một nguyên nhân khác khiến cho quá khứ khó quên, là từ trong chính tính cách của người Việt Nam.

Không chỉ riêng nhà cầm quyền là những kẻ bảo thủ và không muốn thay đổi, dường như cái tính ít chịu thay đổi, thiếu rộng lượng, khoan dung cũng nằm trong mỗi người Việt Nam. Cứ nhìn cách người Việt chúng ta hành xử với nhau trong đời thường hay quan điểm của chúng ta trước hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống thì rõ.

Sở dĩ như vậy cũng bởi vì chúng ta phải sống quá lâu trong một chế độ độc tài ngu dân. Ðặc biệt khi chế độ đó lại kết hợp trong nó những cái tồi tệ nhất của chủ nghĩa phong kiến hủ lậu, chủ nghĩa tư bản thời man rợ và chủ nghĩa cộng sản khát máu, vô thần, như ở Việt Nam hay Trung Quốc.

Cái thiện, nhân tính trong từng con người bị hủy hoại đến tận cùng. Sự chia rẽ, nghi kỵ, thiếu khoan dung, vô cảm, tàn ác… những sản phẩm của một chế độ không tin ở con người, không tôn trọng con người, cũng vì thế mà nảy nở sinh sôi.

Ðã nhiều lần nhà cầm quyền nhắc đến cụm từ hòa giải hòa hợp dân tộc. Và cứ mỗi khi ngày 30 Tháng Tư trở về, vấn đề này lại được xới lại.

Thiết nghĩ, cách hòa giải hòa hợp hiệu quả nhất không phải nằm trên bề mặt ngôn từ hay một vài hành động tỏ ra thiện chí từ phía nhà cầm quyền, mà là hãy dũng cảm thay đổi. Dứt khoát chọn lựa một con đường đi đúng đắn để vực dậy đất nước khỏi sự tụt hậu, bế tắc, cả nguy cơ đánh mất chủ quyền và độc lập vào tay bá quyền phương Bắc.

Một khi Việt Nam đã thoát ra khỏi thời kỳ do đảng cộng sản lãnh đạo để xây dựng lại đất nước, vết thương về cuộc chiến tranh tức khắc sẽ lành.

Bởi không còn có cảnh cứ vào mỗi ngày 30 Tháng Tư người thì tiếp tục ăn mừng ngày giải phóng, ngày chiến thắng, người cay đắng gọi là ngày Quốc Hận, Tháng Tư Ðen. Sẽ không còn có những cuộc tranh cãi bất tận về cờ vàng cờ đỏ, ai mới thật sự giải phóng ai hay tên gọi đúng nhất của cuộc chiến là gì, v.v…

Quá khứ chỉ có thể qua đi khi hiện tại cả dân tộc đã ở trên một nấc thang khác, một bước phát triển khác.

CHÚA GIÊSU PHỤC SINH VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG THƯƠNG TÍCH

CHÚA GIÊSU PHỤC SINH VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG THƯƠNG TÍCH

1. Chúa Giêsu, khi sống lại rồi, đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của Người.

Các môn đệ Chúa, khi thấy Người hiện ra, đã tin nhận Thầy mình chính là Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu độ, Đấng Cứu chuộc. Người đến để cứu. Sự ác nguy hiểm nhất mà Người muốn cứu con người ra khỏi, chính là tội lỗi.

Đấng Cứu Thế hiện ra trước mắt họ, đã được chú ý đặc biệt do hai nét đẹp sau đây.

2. Nét đẹp thứ nhất là những thành tích về đời sống khó nghèo và khiêm nhường. Khó nghèo và khiêm nhường từ hang đá Belem, qua Nagiarét, đến những năm rao giảng đó đây, cho tới Núi Sọ. Bề dày thành tích khó nghèo và khiêm nhường đó vẫn còn nơi Chúa Phục Sinh. Các môn đệ nhận thấy Người vẫn đơn sơ, gần gũi, như một người nghèo, nhưng đầy yêu thương khiêm tốn. Người không kết án những kẻ đã muốn tiêu diệt Người. Người không thách thức những ai sau này dám bắt bớ Hội Thánh của Người. Người vẫn giữ phong độ người bạn của kẻ nghèo.

3. Nét đẹp thứ hai là những thương tích về cuộc tử nạn. Cuộc tử nạn của Người gắn liền với thánh giá. Nên thương tích nhắc đến nhục hình thánh giá là những dấu đinh ở chân tay Chúa và vết đâm ở cạnh sườn Người. Những thương tích ấy vẫn còn nơi Chúa Phục Sinh. Người mời gọi các môn đệ hãy nhìn vào và đụng vào, như những dấu tích của tình yêu.

4. Với những thành tích và với những thương tích ấy, Chúa Phục Sinh đã lôi cuốn tôi. Bởi vì, khi nhìn thấy những thành tích ấy và những thương tích ấy, tôi nhận ra tình thương của Chúa là vô cùng bao la.

Những thành tích ấy và nhất là những thương tích ấy nói lên rằng: Chúa, vì thương yêu, đã gánh tội thay cho người khác, đã đền tội thay cho người khác, đã chịu mọi khổ đau và chịu chết nhục nhã, để cứu những người tội lỗi trong đó có tôi.

5. Chúa Phục Sinh với những thành tích về đời sống khó nghèo khiêm nhường, kèm với những thương tích của cuộc tử nạn của Người đã là gương cho các môn đệ của Người.

Thánh Phêrô, thánh Phaolô đã rất nổi về sự theo gương ấy trong sứ vụ đứng đầu các cộng đoàn của Hội Thánh.

Thành tích về đời sống khó nghèo và khiêm nhường nơi các ngài được nhận ra ngay chính đời thường của các ngài, một đời chỉ lo cứu người khác bằng yêu thương chấp nhận hy sinh quên mình.

Thương tích về cuộc tử nạn nơi các ngài cũng được nhận ra ngay trong thánh giá thường ngày của các ngài, nhất là trong các biến cố Chúa muốn các ngài chết thay, để cứu những người tội lỗi khổ đau. Chết thay như một của lễ tình yêu vẹn tuyền, không pha chút gì là kiêu căng, thù hận và thách thức.

Thành tích và thương tích của Chúa Cứu Thế và của các tông đồ xưa vẫn được tiếp tục trong Hội Thánh, ở mọi nơi mọi thời.

6. Tôi rất vui mừng nhận ra gương sáng ấy trong thời đại này, ngay chính hôm nay, ở nơi hai Đức Giáo Hoàng hiện còn đang sống.

Ngày 23 tháng 3 vừa rồi, Đức Thánh Cha Phanxicô tại chức đến chào thăm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã từ chức. Tôi nhìn hai đấng và rất cảm động.

Cảm động của tôi phát xuất từ cái nhìn của tôi về Chúa Phục Sinh đang hiện diện nơi hai vị giáo hoàng, là hai môn đệ yêu dấu của Người.

Hai môn đệ này đều mang trong mình những thành tích về đời sống khó nghèo, khiêm tốn và những thương tích về cuộc tử nạn của Chúa.

7. Nếu tôi không lầm, thì Đức Bênêđictô XVI đã không giấu được những thương tích. Những thương tích ấy đã toát ra ở khuôn mặt của ngài, ở những bước đi của ngài. Còn Đức Phanxicô cũng đã không giấu được những thành tích về đời sống khó nghèo, khiêm nhường của một người nổi tiếng là bạn của kẻ nghèo.

Thành tích và thương tích đều có nơi hai Đức Giáo Hoàng. Mỗi vị có những mức độ riêng, với những hình thức riêng.

8. Điều quý giá tôi học được nơi hai Đức Giáo Hoàng là các ngài không hề tự phụ về những thành tích và thương tích của các ngài. Các ngài vẫn luôn coi mình là đầy tớ vô dụng trước mặt Chúa.

9. Các ngài, mặc dầu mang thành tích và thương tích của Chúa, vẫn không chống ai, cũng chẳng thách thức ai, cũng chẳng đe doạ ai, cũng không đòi ai phải làm như các ngài. Nhất là các ngài, tuy bị thương tích có thể do chính nội bộ và những người gần với mình, nhưng các ngài vẫn yêu thương đến cùng.

10. Thành tích về đời sống nghèo khó khiêm nhường và thương tích về cuộc tử nạn thánh giá vì yêu thương, hiện nay đang là những yếu tố cần nơi những người lãnh đạo dân Chúa. Nếu những yếu tố đó không luôn cần để dân Chúa tin tưởng, thì vẫn luôn cần để Chúa dùng ta vào chương trình cứu độ của Chúa.

Dân Chúa đang cần được cứu. Nhân loại đang cần được cứu. Chính Hội Thánh cũng đang cần được cứu. Gia đình chúng ta cũng đang rất cần được cứu. Tôi càng rất cần được cứu.

Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu chuộc. Chúa muốn mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Người.

11. Cộng tác, mà Chúa muốn, là hãy noi gương Chúa Giêsu, mà sống khó nghèo khiêm nhường và tham gia vào thánh giá, chỉ vì yêu thương.

Khó nghèo khiêm nhường nhờ cuộc sống đơn sơ, biết từ bỏ ý riêng để thuận theo ý Chúa nhất là ở sự gần gũi, chia sẻ và cảm thông với những người nghèo khổ bất cứ trong phương diện nào. Khó nghèo khiêm nhường rất cần cảnh giác trước chủ nghĩa chiến thắng hiện nay rất mạnh: Mình phải thắng, nó phải thua, bởi những kết án và thách thức kiêu căng. Dửng dưng trì trệ trước bổn phận cứu các linh hồn, đó cũng là điều mà khó nghèo khiêm nhường đòi phải hết sức tránh.

Tham gia vào thánh giá nhờ những hy sinh thường ngày và những hy sinh khác thường, mà Chúa muốn ta chịu. Nhưng không vì thế mà ta tự tạo nên cho mình và cho kẻ khác những khổ đau, rồi cho rằng Chúa muốn.

Chỉ vì yêu thương mà thôi. Như một của lễ tình yêu mà thôi. Tình yêu ấy rất khiêm nhường. Nếu ngược lại, bênh Chúa sẽ trở thành chống lại Chúa. Sẽ thực sự chống lại Chúa, khi muốn biến Hội Thánh trở thành một Hội Thánh thách thức, kích động, áp đặt và trịch thượng.

12. Tới đây, tôi nghĩ tới sự cần phải đào tạo nhân sự và chọn nhân sự để là môn đệ Chúa cho thời nay.

Lúc này, Hội Thánh Chúa tại Việt Nam, đang rất cần những môn đệ Chúa mang thành tích về cuộc sống khó nghèo và khiêm nhường của Chúa.

Lúc này, Hội Thánh Chúa tại Việt Nam, đang rất trân trọng những môn đệ Chúa mang thương tích của thánh giá Chúa trên mình.

Để được như vậy, thiết tưởng các môn đệ Chúa cần đón nhận Chúa Phục Sinh vào lòng mình và cần sống mật thiết với Người. Tôi vui mừng tin tưởng Chúa Phục sinh đang và sẽ làm những điều tốt đẹp nhất cho Hội Thánh của Người tại Việt Nam yêu dấu của tôi.

Lạy Chúa Phục Sinh, xin thương cứu chúng con.

Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 2013

+ GB. BÙI TUẦN

Anh chị Thụ & Mai gởi

Tương lai gần của Giáo Hội Công giáo

Tương lai gần của Giáo Hội Công giáo

Đăng bởi lúc 2:34 Sáng 29/04/13

TRẦM THIÊN THU

VRNs (29.04.2013) – IntegratedCatholicLife – Một cuộc đối thoại về tương lai không xa…

Chris hỏi người cha khi ra khỏi khuôn viên nhà thờ:

– Ai mặc đồ đen ngồi phía sau cha Miguel trong Thánh lễ vậy hả ba?

Anh thấy vợ có vẻ lo lắng và gật đầu nhanh trước khi ông trả lời cho cậu con trai 13 tuổi:

– Chris nè, con có thể nghe mẹ và ba thảo luận vấn đề này. Bộ Tôn Giáo đã tuyên bố rằng các tôn giáo phải có một nhân viên tham dự khi có bất kỳ nghi thức thờ phượng của tôn giáo nào đó. Họ không được nói điều gì xúc phạm tới tôn giáo khác hoặc đối nghịch với luật hôn nhân, hạn chế việc thờ phượng và thảo luận về Thiên Chúa nơi công cộng. Cha mẹ bảo vệ con khỏi ảnh hưởng các tin tức xấu, nhưng… cha mẹ nghĩ rằng đã đến lúc con cần biết sự thật.

– Ba ơi, con không hiểu. Làm sao người ta nghĩ đức tin Công giáo phá bỏ pháp luật chứ? Chúng ta là những người luôn bảo vệ sự sống, nâng đỡ tính thánh thiện của hôn nhân và phục vụ người nghèo. Đó không là những điều tốt sao?

Điều này khó lắm. Khó ngay cả khi nói ra. Nhưng trong mấy năm qua, có những đợt tấn công nhắm vào Giáo hội Công giáo từ phía chính phủ và các nhóm chống tôn giáo bắt đầu leo thang và càng ngày càng tệ hơn. Các tôn giáo khác cũng chịu đau khổ trong thời buổi rất khó khăn này.

Chris cũng cảm thấy bị “sốc” trong thời đại ngày nay, nhưng điều này không xảy ra thoáng qua. Vài năm trước, chính phủ đã đưa ra luật y tế mới ở Hoa Kỳ, kể cả cái mà người ta gọi là “ủy thác”. Điều này bắt những nhà tuyển dụng Công giáo, kể cả các bệnh viện Công giáo, các tổ chức Công giáo phi lợi nhuận và các doanh nghiệp do người Công giáo điều hành để đưa ra phương cách ngừa thai và phá thai cho nhân viên, ngược với các giáo huấn tôn giáo. Có cuộc đấu tranh quan trọng để ngăn chặn điều này xảy ra, nhưng Tòa án Tối cao đã đưa ra luật mới này.

Trong những năm sau đó, chính phủ bắt đầu theo dõi tôn giáo và bắt chối bỏ đức tin. Điều quan trọng kế tiếp chống lại các hội từ thiện của các tôn giáo nhằm đánh thuế và chính phủ trở thành nguồn hỗ trợ từ thiện ở trong nước. Họ thường ủng hộ các nhóm giúp đỡ chính trị. Các tôn giáo bị bách hại, thúc đẩy ngừa thai và phá thai, kể cả các vấn đề khác, nhưng Giáo hội vẫn kiên cường tái xác định giá trị hôn nhân.

– Đó là lý do để chúng ta có Bộ Tôn Giáo sao? Rồi điều gì sẽ xảy ra nữa?

– Không ai biết, nhưng Bộ Tôn Giáo càng ngày càng xóa bỏ dấu vết về tự do tôn giáo ở đất nước chúng ta. Có vẻ như điều xảy ra từ vài năm trước đang thành hiện thực: Chính phủ muốn thay thế Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Các giám mục và linh mục đang phản đối, nhiều người đã bị bắt. Đức giáo hoàng đã kêu gọi cầu nguyện và tích cực hành động từ những người Công giáo, nhưng e rằng chúng ta đã đi quá xa theo vết xe cũ.

Người mẹ cầm tay con trai Chris, nhìn vào mắt con trai và hỏi:

– Chris, cha mẹ yêu con và Chúa Giêsu yêu con. Con biết vậy chứ? Chúng ta sẽ gặp khó khăn đang chờ chúng ta ở phía trước, chúng ta phải kiên cường mà vững tin vào Đức Kitô và Giáo hội. Chính phủ sẽ vui nếu mọi người rời bỏ nhà thờ, chùa chiền và các nơi thờ phượng, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ làm vậy. Con hiểu không?

– Dạ, con hiểu. Con chỉ thắc mắc là tại sao chúng ta lại ở vào tình trạng này.

– Chris nè, cha mẹ thường nói chuyện về những điều tương tự như vậy. Chúng ta có thể nhìn lại mấy chục năm qua và thấy rõ ở đất nước này. Tuy chậm nhưng chắc chắn gia đình truyền thống sẽ không tan rã vì hôn nhân đã được tái xác định. Dễ dàng ngừa thai, phá thai và chủ nghĩa duy vật không được phục hồi đã ảnh hưởng nhiều tới thế hệ của chúng ta. Người ta càng ngày càng ích kỷ và tham lam vì chúng ta đã tạo nên những thần tượng giả tạo trên thế giới này chứ không chú trọng những điều tốt được hứa ban ở trên trời. Hậu quả là chúng ta càng ngày càng xa Chúa và kỳ thị tôn giáo. Sự lãnh đạm và vô cảm đã khiến chúng ta im lặng trước sự bành trướng của sự chuyên chế và bất công khi mà đáng lẽ chúng ta phải nói thẳng nói thật và hành động để ngăn chặn.

Câu trả lời không dễ dàng và chúng ta phải cầu xin ơn can đảm, sức mạnh và khiêm nhường. Chúng ta vẫn bám chặt vào Đức Kitô và Giáo hội dù gặp khó khăn và đau khổ. Chúng ta phải rạch ròi: Chọn Nước Trời hoặc Hỏa Ngục. Hỏa Ngục là đường dễ đi, chỉ cần quay lưng lại phía Đức Kitô. Tức là chúng ta để cho chính phủ làm những gì họ muốn, còn chúng ta không trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta có thể chọn Nước Trời. Chúng ta có thể yêu mến và phụng sự Thiên Chúa, ghi nhớ sự hy sinh cao cả mà Ngài đã thực hiện trên Thánh Giá vì chúng ta. Người ta có thể chọn điều tốt hoặc xấu, cuộc đời chúng ta cũng sẽ thay đổi, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ tìm được Nước Trời nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Chris nhìn cha mẹ rồi hạ giọng:

– Chúng ta có thể cầu nguyện ngay bây giờ để xin ơn sức mạnh và can đảm không? Chúng ta cần hỗ trợ nếu chúng ta gặp khó khăn và giúp đỡ Giáo Hội sinh tồn. Con không biết làm gì khác ngoài việc cầu nguyện.

Cha của Chris mau mắn cho xe vô khu mua sắm, dừng lại và lấy tràng hạt ra. Vợ và con trai ông cũng lấy tràng hạt ra và họ cùng làm dấu Thánh Giá: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”.

RANDY HAIN

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)