Tô Lâm chống đỡ trong Hội Nghị Trung Ương và Quốc Hội như thế nào?

Bầu cử Quốc hội khóa XV: Sáng suốt lựa chọn người có đức có tài

Quyền Bộ Trưởng Công An, Trần Quốc Tỏ

Chính phủ giao thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an- Ảnh 1.

Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an với ông Tô Lâm được thông qua với 465/465 đại biểu Quốc hội tán thành.

Từ ngày 22-5, thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an T.Ư, Thứ trưởng Bộ Công an điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định.

Tỏ mà làm Bộ Trưởng thì dù sao cũng đớ cho  Lâm hơn là để cho Phan đình Trạc làm. 

Vào phút chót, Quốc Hội dàn xếp để miễn nhiệm chức Bộ Trưởng của Tô Lâm không cho làm hai chức cùng một lúc và thao túng chiến trường.

Tô Lâm bị bất ngờ không kịp trở tay với màn hiểm này. Trong những ngày tới số phận của Tô Lâm xem ra khó xoay trở, chèo kéo hơn.

Tài năng đốt lò của Ông Tỏ sẽ quyết định việc tiếp tục được thăng chức Bộ Trưởng Cong An. Tuy nhiên, hiện ông Tỏ chỉ là tạm thời điều hành Bộ Công An nên có hạn chế và phải xin ý kiến của Bộ Chính Trị trong các quyết định.

Đài BBC nhận định:

Trong số các thứ trưởng hiện tại, ông Tỏ là thượng tướng duy nhất có trên một nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một điều kiện cần để trở thành ủy viên Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, ông Tỏ đã không nằm trong số ủy viên được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 9 vừa rồi. Vì vậy, ông khó có khả năng trở thành bộ trưởng Công an chính thức.

Bộ trưởng Công an là ủy viên Bộ Chính trị là một thông lệ, dù đây không phải là quy định bắt buộc.

Các đời bộ trưởng Công an từ sau 1975 tới nay đều có một điểm chung, đó là tất cả đều đã được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên làm bộ trưởng Công an.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cùng đoàn công tác dâng hương, dâng hoa tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên thuộc huyện Nam Đàn (Nghệ An) hồi năm 2023.

Ảnh của Học Viện Chính Trị, Công An.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, dâng hoa tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, năm 2023.

Thêm nữa, bộ trưởng Công an là chức danh đầy quyền lực, có thẩm quyền điều tra sâu rộng, nếu không có chân trong Bộ Chính trị thì sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước.

Vì vậy, trước mắt, ông Tỏ chỉ được phân công điều hành hoạt động của Bộ Công an chứ khó có thể trở thành bộ trưởng Công an chính thức, trừ khi sắp tới ông được bổ sung vào Bộ Chính trị.

 

…Khả năng cao Đảng sẽ chọn người trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị hiện tại.

Ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, còn có một số ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm: ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An; ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên – người từng là cán bộ công an cấp huyện.

Từ trái qua: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Phan Đình Trạc, ông Nguyễn Văn Nên, ông Trần Cẩm Tú

Chụp lại hình ảnh,Từ trái qua: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Phan Đình Trạc, ông Nguyễn Văn Nên, ông Trần Cẩm Tú

Ông Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng.

Một số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào “Tứ Trụ”, khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng Công an, dự kiến chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục “nóng”.

VOA nhận định:

Đáng chú ý, buổi lễ nhậm chức của ông Tô Lâm không có sự hiện diện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn theo thông lệ của Đảng phải có mặt, và cũng không có sự hiện diện của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng để chúc mừng người kế nhiệm.

Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được dự đoán sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 14 vào năm 2026, ông Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính là hai Ủy viên Bộ Chính trị đã phục vụ qua hai khóa và được cho là ứng cử viên tiềm năng để thay thế ông Trọng để trở thành người lãnh đạo tối cao của Việt Nam.

Sau các cuộc điều tra của Bộ Công an của ông Tô Lâm khiến cho các ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị mất chức, Giáo sư Abuza Zachary, chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Đại học Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington, từng nhận định với VOA rằng ông Tô Lâm ‘đã vũ khí hóa chiến dịch chống tham nhũng để vô hiệu hóa các đối thủ chính trị của mình’ và trong công cuộc đốt lò ở Việt Nam, ông Tô Lâm ‘là người chiến thắng’.

Được xem 7 lần, bởi 7 Bạn Đọc trong ngày hôm nay