NGƯỜI CHA – Truyện ngắn HAY

Công Tú NguyễnChuyện tuổi Xế Chiều

Vợ ông mất từ khi đứa con gái thứ 2 được 2 tháng vì bệnh tim. Ông một mình nuôi 2 con khôn lớn. Với đồng lương hạn hẹp của một giáo sư đại học lúc bấy giờ, ông thật vất vả để cho hai cô con gái một cuộc sống no đủ. Rất nhiều cô gái thanh tân, phần vì thương, phần vì ngưỡng mộ tài học, phần vì kính trọng nhân cách của ông, sẵn lòng về làm vợ ông để chia sẻ với ông, cùng nuôi dạy hai con. Ông cũng có ý muốn đi bước nữa khi hai con đã hết cấp 3.

Nhưng sự đời khó đoán, khi ông mới dẫn vợ chưa cưới về nhà, hai cô con gái phản ứng quyết liệt. Có thể do ích kỷ không muốn chia sẻ ông với ai, có thể sợ sẽ bị dì ghẻ đày đọa, một cô bỏ nhà đi, một cô đi nhảy sông tự tử, mà không chết. Ông bị choáng nặng. Ông không ngờ, hai cô con gái ngoan hiền ngày nào lại đối xử với mình như thế. Vừa thương vừa giận, có lẽ thương con sợ hai con gặp bất trắc, ông lần lượt bỏ qua biết bao nhiêu cơ hội của cuộc đời. Lặng lẽ nuôi và nhìn con trưởng thành, ông ít nói ít cười hẳn, chỉ khi lên giảng đường, ông mới được là chính ông.

Các cô con gái lần lượt lấy chồng, sinh con và hay tụ tập ở nhà ông vào tối thứ bảy và chủ nhật. Ông vẫn một mình cơm niêu nước lọ. Chăm chăm chờ đến ngày được gặp con cháu. Ít lâu sau, ông phát hiện mình bị parkinson, tay chân run, không tự làm được gì. Hai cô con gái hớt hải chạy tới. Ai cũng phải lo cho gia đình riêng, ai cũng phải đi làm, ai đâu mà chăm cha. Họ rụt rè nói với ông, hay bố cưới cô nào về làm vợ để phục vụ bố lúc tuổi già đi. Ông giận run người, lắp bắp. Các con thật ích kỷ, bây giờ bố 65 rồi, lấy ai, người ta vì chờ bố đến giờ này vẫn ở vậy, mấy chục năm cấm cản bố, xỉ vả người ta chẳng ra gì, bây giờ bố bệnh thế này mặt mũi nào hỏi cưới người ta. Hai cô gục đầu xuống khóc, khi cơn giận khiến ông bị tai biến phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện.

Ông được ra viện, ánh mắt ông thật buồn, thật xa vắng. Hai cô nhờ người thuê được một người đàn bà lỡ thì rất xinh đẹp tới chăm ông. Lúc đầu bà chăm ông bằng nghĩa vụ, lâu dần bà chăm ông như chăm một người bạn già. Hằng ngày, khi đã xong hết việc, ông ra hiệu cho bà lại gần, ông viết tên các cuốn sách hay trên giá và khuyên bà đọc. Rồi ông bập bẹ phân tích cốt truyện cho bà nghe, cho bà biết cái hay cái dở của cuộc sống trong đó. Ông dần bình phục sau tai biến. Sau 5 năm bè bạn cùng ông, từ một người đàn bà ít học, sống trong gia đình nông dân nghèo, bà đã có thể đàm đạo với ông, một giáo sư nổi tiếng về rất nhiều lĩnh vực.

Ông dạy bà cắm hoa, nghe nhạc, làm thơ và vẽ tranh.

Bà cảm phục và hết lòng yêu quý ông. Bà chủ động nhờ hai cô con gái nói giúp với ông cho phép bà được gá nghĩa trăm năm cùng ông. Hai cô đồng ý ngay, vì tình cảm của họ rất tốt. Bà thì thật thà, chân thành và dịu dàng. Từ lâu bà coi các con ông như con mình. Song, ông từ chối. Ông cười rất rất buồn và nói, cảm ơn cô đã có lòng với tôi, tôi già rồi và bệnh tật thế này còn mang lại hạnh phúc cho ai được đâu, cô còn trẻ và xinh đẹp, cô vẫn có thể xây dựng hạnh phúc với người khoẻ mạnh hơn tôi, hãy coi tôi như người bạn và đọc hết kho sách trong tôi đi, cô sẽ học thêm được nhiều điều có ích cho cuộc sống này.

Ngày ông trút hơi thở cuối cùng, bà khóc ngất đi. Bà quỳ xuống chân 2 cô con gái ông, xin các con cháu cho cô để tang ông ấy như để tang một người thầy, một người bạn tri kỷ và một người chồng duy nhất của cô. Hai cô con gái đỡ bà dậy, oà khóc, mẹ ơi…

Đưa đám ông xong, hai cô biếu bà căn nhà của bố, để con cháu có chỗ chạy đi chạy lại như khi ông còn tại thế. Hằng ngày,

bà vẫn bầu bạn cùng ông và vợ ông trên bàn thờ, chuyện trò cùng họ, bàn bạc về mọi tác phẩm bà đọc và chờ đến thứ bảy và chủ nhật được đón các con cháu ông về cùng bà ăn cơm gia đình.


 

Thánh Augustinô Zhao Rong – Cha Vương

Nguyện xin Chúa là sức mạnh và là nguồn an ủi đồng hành với bạn trong cơn bão táp của cuộc sống nhé.

Cha Vương

Thư 4: 9/7/2025

Hôm nay 9/7, Giáo hội cử hành thánh lễ tôn kính các vị tử đạo Trung Hoa. Các ngài là những người đã nêu gương anh dũng trong đời sống đức tin Kitô giáo dọc theo lịch sử của đất nước này. Thánh Augustinô Zhao Rong, đã anh dũng tử đạo để minh chứng đức tin, là một trong số 122 tín hữu Công giáo đã hy sinh suốt từ năm 1648 đến năm 1930.

    Vào năm 1815, một giám mục tên Gioan Gabriel Đufresse bị bắt. Lúc ấy, việc thực hành đạo Kitô bị coi là một hành vi chống lại luật lệ của đất nước Trung Hoa. Một anh lính Trung Hoa canh giữ đức giám mục rất đỗi khâm phục ngài bởi sự bình thản và lòng kiên nhẫn đối với cuộc bách hại. Sau khi giám mục Đufresse bị giết, người lính này đã xin gia nhập Giáo hội. Anh được chịu phép Thanh tẩy và nhận tên là Augustinô. Sau này, Augustinô gia nhập chủng viện và học làm linh mục.

    Thụ phong linh mục chẳng bao lâu, Augustinô cũng bị bắt vì là Kitô hữu. Người ta đã tra tấn Augustinô dữ dội hầu làm cho ngài chối bỏ niềm tin vào Đức Kitô. Thế nhưng, những đau khổ ấy lại chỉ giúp cho Augustinô Zhao Rong thêm can đảm và làm xác tín hơn niềm tin của ngài. Augustinô Zhao Rong bị lên án tử và tên ngài được ghi vào danh sách các tín hữu Trung Hoa anh dũng đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho niềm tin của mình.

    Danh sách các vị anh hùng này bao gồm 76 giáo dân, một số em thiếu nhi thậm chí mới bảy tuổi, 8 chủng sinh, 24 linh mục và 6 giám mục. Trong số này, có 88 vị là người gốc Trung Hoa và 34 vị là các nhà truyền giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng các vị đã nhận Trung Hoa là quê hương của mình. 

    Chúng ta hãy noi gương thánh Augustinô Zhao Rong và các bạn tử đạo Trung Hoa. Như các ngài, chúng ta hãy sống niềm tin của mình cách vui tươi. Chúng ta hãy can đảm sống cho sự thật dù đôi lúc đó không phải là điều dễ thực hiện. (Dịch giả: Đa Minh M Nguyễn Xuân Lộc, CMC)

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=7JNeASQXr84

HIỆP LỄ: BIỂN ĐỜI GIÔNG TỐ – Lm Thái Nguyên


 

MẮT CỦA TRÁI TIM – Truyện ngắn HAY

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

Gần nhà ngoại tôi có một đôi vợ chồng già mù.

Họ đã có với nhau một đàn con cháu đông đúc. Nghe ngoại nói, năm nay hai cụ đã ngót nghét tám mươi tuổi.

Ngoại kể, ngày xưa, khi lấy nhau, người chồng ngồi xe bò đi đón vợ.

Tuy cô dâu và chú rể đều không nhìn thấy gì, nhưng chú rể vẫn nhờ người cuốn đầy lụa điều lên chiếc xe và đầu con bò, như vậy cho giống đám cưới.

Khi cô dâu vừa về nhà chồng, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, khắp lượt các ngóc ngách trong  gia đình.

Rồi cũng từ đó, suốt hơn nửa thế kỷ, trong cái thôn nghèo chẳng mấy ai biết đến ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc.

Có lẽ trong tất cả công việc thì khó nhất vẫn là múc nước từ giếng lên. Lần nào cũng thế, hai người họ đều dắt nhau đi. Người vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Người chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên.

Có người nhìn thấy họ múc nước khó khăn ngỏ ý muốn giúp nhưng hai vợ chồng đều cảm ơn rồi từ chối.

Họ bảo: “Các ông bà giúp được chúng tôi một lần, nhưng không giúp được chúng tôi một đời”.

Cứ như thế, hai vợ chồng luôn tay dắt tay nhau đi lấy nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh được một gánh nước.

Dân làng đều cảm thấy lạ lùng.

Trong thôn cũng có nhiều trai gái trẻ từng vì đất trơn mà trượt chân ngã xuống giếng, nhưng đôi vợ chồng mù chưa lần nào té ngã. Càng lạ lùng hơn, dù không thể nhìn thấy nhưng vợ chồng họ vẫn có thể tìm ra nhau trong đám đông đang nói chuyện ồn ào.

Người chồng là một người thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê. Ông thường đến các đám cưới thổi những bài: “trăm con chim phượng hoàng”, “niềm vui đầy nhà” … Dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng có một yêu cầu, để người vợ mù của ông đi cùng. Ông nói, để vợ ở nhà một mình, ông không an tâm.

Mỗi khi tiếng kèn của người chồng cất lên, người vợ ngồi bên rất chăm chú nghe. Dường như những giai điệu ấy đều là ông thổi riêng cho bà.  Người ta bảo, những lúc ấy, khuôn mặt người vợ mù thường đỏ ửng lên, khiến ai nấy đều cảm thấy người phụ nữ đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết nhường nào.

Có lần, người chồng sơ ý bị ngã gãy chân. Những ngày chồng nằm bệnh viện, ba bốn hôm liền người vợ không ăn hột cơm nào vào bụng. Bà bảo, không có bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn.

Sau này, khi hai vợ chồng đều đã già và không cần đi ra ngoài nữa, họ bắt đầu trồng hoa trong sân nhà. Dù chẳng thể nhìn thấy được những đoá hoa tươi rực rỡ mình trồng lên, nhưng ông bà đều rất hạnh phúc mỗi khi đến mùa hoa nở.

Những người con của ông bà từng hỏi bố mẹ : “Nếu ông trời dành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có muốn nhìn nhau bằng mắt không?”

Ông tự hào nói: “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con, đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa từng trông thấy người đẹp nhất. Trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả.. cần mắt để làm gì!

Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh; nhìn cái gì hay hay là muốn có cái đó. Trên mặt người ta có một vết sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”

Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!.

Còn bà thì trả lời: “Người ta nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim. Tim sáng hơn mắt, thật nhất.”

Bởi chúng ta có mắt. Nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào mắt mà quên dùng trái tim.

Có lẽ người vợ mù đã nói đúng: Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!

(sưu tầm)


 

GẮN BÓ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ”.

Kỷ niệm 50 năm ngày cưới của Henry Ford, ‘vua xe hơi’, người ta hỏi ông bí quyết hạnh phúc và sự bền bỉ của hôn nhân. Ford trả lời, “Như trong kinh doanh xe, hãy gắn bó với một mô hình!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ơn gọi cũng có một mô hình, hãy ‘gắn bó’ với nó! Lời Chúa hôm nay cho thấy, nếu để xây dựng một ‘Israel cũ’, Thiên Chúa cần 12 con trai của Giacóp; để xây dựng một ‘Israel mới’, Chúa Giêsu cần 12 tông đồ. Họ phải ‘gắn bó’ với Ngài và sứ mệnh đã lãnh nhận!

Câu chuyện dài của Giuse cho thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa khi Ngài cho phép điều xấu nhất xảy ra – Giuse bị các anh bán sang Ai Cập như một nô lệ – bài đọc một. Tại đây, Giuse tuy thoát khỏi cám dỗ của bà chủ nhưng thay vào đó, ông bị tống ngục. Dẫu thế, vì ‘gắn bó’ với Chúa, ông được cứu; sau đó, được cất nhắc đến chức tể tướng nhờ tài giải mộng. Thánh Vịnh đáp ca là một lời cầu xin, đồng thời là một lời tạ ơn, “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài!”.

Cũng thế, Tin Mừng cho biết, khi thiết lập Vương Quốc, Chúa Giêsu từ chối ‘show diễn một người’, Ngài cần nhiều người. Ngài gọi nhóm Mười Hai; trong họ, chúng ta tìm thấy mô hình của mọi ơn gọi Kitô. Đó là những môn đệ ‘gắn bó’ với Thầy, sẽ truyền bá Tin Mừng của Thầy không chỉ bằng lời nói nhưng bằng cả cuộc sống và cái chết. Không có họ, không có Nước Trời, chẳng có Giáo Hội! “Không có các tông đồ, Nước Trời là một kho báu bị chôn giấu, và Giáo Hội là một căn nhà không người ở!” – Phanxicô Xaviê Thuận.

Nhiều người đã ở trên núi với Chúa Giêsu, khao khát được gần Ngài; nhưng, chỉ có mười hai người trở nên tông đồ. Mọi ơn gọi Kitô luôn khiến chúng ta có cảm giác mình được yêu cách riêng – đúng vậy – bạn và tôi được gọi đích danh bằng tên, nghĩa là Chúa Giêsu biết rõ từng người với mọi khiếm khuyết và yếu đuối. Điều quan trọng là bạn gắn bó với Ngài để múc lấy ân sủng. “Khi Chúa gọi bạn, Ngài đã nhìn thấy mọi lần bạn sẽ ngã – và Ngài vẫn gọi, vì Ngài cũng thấy mọi lần bạn sẽ đứng dậy nhờ ân sủng!” – Josemaría Escrivá.

Anh Chị em,

“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ”. “Tại sao Ngài gọi tôi?”; “Tại sao tôi ở đây?”. Dù thuộc bậc gia đình hay bậc tu trì, không bao giờ chúng ta hiểu được đầy đủ lý do; chỉ Thiên Chúa mới biết được chiều sâu của sự khôn ngoan nơi chính Ngài. “Tôi không biết tại sao Chúa chọn tôi ở con đường này, nhưng tôi biết chắc một điều – Ngài không nhầm!” – Têrêxa Lisieux. Vì thế, “Xin vâng” là lời duy nhất mà người môn đệ thuộc mọi ơn gọi thưa lên mỗi ngày; đồng thời, sống ‘gắn bó’ với Đấng đã gọi mình là điều họ phải tìm kiếm suốt đời; mọi thứ khác chỉ làm chậm trễ sứ vụ. “Chỉ có một câu trả lời đáng giá cho tiếng gọi của Chúa: một lời ‘xin vâng’ vô điều kiện – và một cuộc đời gắn bó không rút lại!” – Edith Stein.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không ‘gắn bó’ với Chúa, con sẽ ‘gắn bó’ với các thứ khác. Đừng để con quên, ‘gắn bó’ với Chúa, con nên thánh; ‘gắn bó’ với các thứ, con đánh mất sứ vụ!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

********************************************

 Thứ Tư Tuần XIV Thường Niên, Năm Lẻ

Anh em hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 10,1-7

1 Khi ấy, Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

2 Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ : đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông ; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông ; 3 ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô ; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế ; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô ; 4 ông Si-môn thuộc nhóm Nhiệt Thành, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người. 5 Đức Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng :

“Anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của người Sa-ma-ri. 6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. 7 Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần.”


 

ĐỪNG ĐỂ LẠNH BÊN TRONG (Lê Thị Thanh Tâm)

Thầy Lê Văn Thông

 (Lê Thị Thanh Tâm)

Tôi bị chứng đau nửa đầu, có lẽ di truyền từ cha tôi. Với niềm tin đó, tôi không chữa bệnh, vì nghi bệnh di truyền nên có chữa cũng bị lại. Nhưng khi sang Nhật tôi không chịu nổi và quyết định đi khám.

Một người bạn Nhật đưa tôi đến phòng khám ở khu Kunitachi, Tokyo. Bước vào nhà của bác sĩ, tôi thấy ấm áp với nụ cười phúc hậu của bà. Tôi được đưa vào một căn phòng nhỏ xinh xắn, đơn sơ, có tiếng nhạc rất nhỏ, dịu dàng.

Bác sĩ nói một thứ tiếng Anh lịch thiệp. Bà hỏi tôi về chứng đau đầu. Tôi hồn nhiên khoe tôi đã bị đau 20 năm nay, giờ thì rất mệt mỏi. Tôi có một tháng không ngủ, một tháng ngủ được hai tiếng một đêm, và một tháng ngủ được 4-5 tiếng.

Bác sĩ nói bà chưa từng gặp bệnh nhân nào như vậy. Tôi nghĩ chắc bà sẽ khám cho tôi như các bệnh viện mà tôi từng đi.

Không phải. Bà lấy khăn quấn vào đầu tôi và đặt hai tay lên đó. Tôi thấy hơi nóng bắt đầu tăng dần nơi tay bà. Sau đó, người tôi rất ấm và dễ chịu. Lát sau, bà lại đổi tư thế, phủ khăn lên mắt tôi, đặt hai tay vào đó. Cứ như thế đến 30 phút, hết nơi này đến nơi khác trên cơ thể tôi.

Rồi bà bỏ khăn ra và nói chuyện với tôi.

“Có ai làm cô tức giận lắm à? Cô đã đau khổ tức giận quá lâu, gan cô lạnh ngắt, suy yếu. Vì thế, nó ảnh hưởng đến mắt và gây đau đầu liên tục”.

Tôi cười phá. Tôi nói ai chẳng có lúc tức giận. Bà cũng cười tươi và nói: “Nhưng cô tức giận nhiều quá, lâu quá”.

Bỗng dưng nước mắt tôi ứa ra. Tôi vẫn cười và nói: “Nhưng tôi sống rất nhẹ nhàng”. Bà nhìn tôi lém lỉnh: “Nhẹ bên ngoài, bên trong thì nổi giận”.

Tôi không nghĩ buổi đi khám bệnh của mình lại như thế này. Tôi không muốn “nội tạng”, “nội tâm” của mình bị phơi bày ra ngoài. Rồi lúc đó, tôi cũng chợt nhận ra “hình như tôi đang nổi giận bằng cách cười rất tươi”.

Tôi chấp nhận phương pháp của bác sĩ và tiếp tục nằm để bà khám tiếp. Lát sau, bác sĩ nói:

“Cô có gì buồn bã quá hay sao? Phổi phía sau của cô rất lạnh”.

Tôi cười nhưng không cãi lại như lúc đầu. Sau đó, bác sĩ xoa tay vào vùng bụng của tôi và nói:

“Lá lách của cô cũng đang bị mệt, cô đã lo nghĩ quá nhiều”.

Đến lúc này, tôi hết chịu nổi lại phá lên cười to. “Ôi, bác sĩ ơi, thế thì bên trong hỏng hết rồi ạ?” – tôi hỏi.

Bác sĩ cũng cười với tôi, nhưng rồi bà thì thầm: “Con gái cô đang ngồi chờ cô ngoài kia. Khi cô vui vẻ bên ngoài và đau đớn tức giận bên trong, con gái cô sẽ hiểu hết, và nó sẽ sống theo cách đó”.

Tôi không cười nữa. Tôi hỏi: “Thế bây giờ tôi phải làm sao?”. “Hãy thay đổi suy nghĩ của cô” – bà nói.

Tôi băn khoăn: thay đổi điều gì nhỉ? Bác sĩ nói tiếp: “Đơn giản thế thôi, hãy thay đổi suy nghĩ”.

Tôi không phải không biết điều đó. Thay đổi suy nghĩ thì sẽ thay đổi thái độ sống và cải thiện được sức khỏe. Nhưng ai có thể tránh được tức giận, lo âu, buồn bã?…

Tôi nằm yên trong căn phòng của người bác sĩ phúc hậu. Bàn tay ấm áp của bà đã vuốt bên ngoài những món nội tạng hỏng hóc của tôi. Tôi suy nghĩ. Sao tôi có thể tưởng tượng một ngày nào đó tôi nằm ở đây, trên nước Nhật, để nghe một người Nhật xa lạ nói về nỗi đau của lòng mình. Chẳng lẽ tôi lại kể tiếp những câu chuyện “cười ra nước mắt” nơi quê nhà. Tôi quyết định im lặng.

Rồi trí óc tôi lướt qua những ngày tháng cũ ở nước Nhật, khi vợ chồng tôi cùng em bé đứng 10 tiếng ở ga Kokubunji chờ cứu nạn khi vùng đông bắc nước Nhật bị thảm họa kép động đất, sóng thần.

Chúng tôi là người nước ngoài, trong cơn hoạn nạn, người Nhật đã nhường chúng tôi cái sofa duy nhất trong phòng tạm trú qua đêm dư chấn. Họ im lặng, không kêu la, than vãn, nhường chỗ nằm và thức ăn cho người nước ngoài, cho các em bé và người bệnh.

Suốt đêm ấy, mặt đất vẫn chao lắc dữ dội. Các đội cứu trợ vẫn trực sẵn sàng hỗ trợ người dân. Thiên nhiên nổi giận, chỉ có lòng người là điềm đạm, ân cần.

Tôi nhìn khuôn mặt người bác sĩ Nhật, đúng là họ đã ít khi nổi giận. Làm sao họ có được tinh thần ấy, điều mà tôi nghiên cứu, dạy học và thực hành mãi cũng không làm được. Dân tộc này, từ người gác cổng, người khuân vác, rửa xe cho đến những người trí thức, tất cả đều có chung một sự nhẫn nại kỳ lạ và vô hạn. Họ khám bệnh cho người nước ngoài mà chia sẻ cả sự ấm lạnh của cuộc đời.

Tôi ngồi dậy và thấy người đã rất nhẹ nhõm. Bác sĩ cười nói với tôi:

“Không có gì nghiêm trọng đâu. Tôi đã làm ấm cho cô rồi. Tôi tặng cô mười gói giữ ấm này nhé. Cố gắng đừng để lạnh bên trong”.

Chỉ một cơn cuồng nộ đi qua, tôi đã để gan ruột mình lạnh như tảng đá. Tôi nghĩ đến bài quốc ca ngắn nhất thế giới của người Nhật, chỉ có hình ảnh sỏi đá và rong rêu. Ôi, làm sao tìm lại được những vết thương xưa, làm sao biết cái gì đã phủ rêu lên những hòn đá nặng trĩu bóng thời gian.

Tôi cảm ơn bác sĩ và ra về. Và nhận ra ở đâu đó niềm hy vọng cho những đổi thay, dù dai dẳng nhọc nhằn.

(FB Dao Thuy.)


 

Sài Gòn bây giờ…!- Đỗ Hồng Ngọc

Kimtrong Lam                                                 

Đỗ Hồng Ngọc

4 tháng 7, 2025

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ…

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi, trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa.

Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thẳng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẻ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!

Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy ngẫm.


 

Điều răn thứ nhất—Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi.- Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Xin một lời cầu nguyện cho nạn nhân bị lũ quét ở hạt Kerr, miền trung nam tiểu bang Texas.

Cha Vương

Thứ 3: 8/7/2025

GIÁO LÝ: Điều răn thứ nhất—Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi. Ngươi không được có thần lạ trước mắt Ta. “Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi”(Ex 20, 2) nghĩa là gì? 

Vì Đấng Toàn năng đã mặc khải mình cho ta như là Thiên Chúa và là Chúa, nên ta không được đặt bất cứ cái gì trên Người, coi cái gì quan trọng hơn Người, dành cho người và vật nào ưu tiên hơn Người. Nhận biết, phụng sự và thờ phượng Người, phải là ưu tiên tuyệt đối trong đời sống của ta. (YouCat, số 352)

SUY NIỆM: Thiên Chúa chờ đợi ta hết lòng tin Người, đặt tất cả hy vọng vào Người, hướng tất cả tình yêu vào Người. Điều răn mến Chúa là điều quan trọng hơn hết mọi điều răn khác, và là chìa khóa của các điều răn. Vì thế Chúa là trên hết mọi người. Còn phần ta, hãy yêu mến Chúa vì Chúa yêu ta trước. (1 Ga 4,19)

❦ Khi Thiên Chúa lớn lên, con người không bị hạ thấp đâu, con người cũng được lớn lên và thế giới sáng sủa ra. (Đức Bênêđictô XVI 11-09-2006) (YouCat, số 352 t.t.)

❦  Ngợi khen Thiên Chúa đã cứu độ tôi. Thánh Têrêsa Avila

LẮNG NGHE: Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.9 Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca.10 Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.11 Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men. (1 Pr 4:8-11)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin giúp con yêu Chúa với trọn trí óc, trái tim và con người của con. Xin cho con cũng yêu người như Chúa đã yêu con.

THỰC HÀNH: Thời gian mà ai đó dành cho bạn chính là biểu hiện của tình yêu họ dành cho bạn. Nếu bạn yêu Chúa, hãy dành thời gian để cầu nguyện, ca ngợi và chúc tụng Chúa.

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=BFdx_i4FM70

Giêsu Giêsu (St: Lm Thành Tâm) | Lm Giuse Quang Minh – Khánh Ngọc – Chí Sơn – Anh Thiên

VẬT LỘN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Họ lầm than vất vưởng”.

Năm 480 trước Công Nguyên, Leonidas – vua Hy Lạp – chuẩn bị nghênh chiến với Ba Tư. Một sứ giả Ba Tư xuất hiện, người này thuyết phục Leonidas đầu hàng, “Quân đội chúng tôi rất hùng mạnh, lực lượng cung thủ thiện xạ đông đảo; tên của họ bay làm tối mặt trời!”. Leonidas trả lời, “Càng tốt, chúng tôi sẽ vật lộn với quân thù dưới bóng râm!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến những cuộc ‘vật lộn’: vật với Chúa, vật với mình. Ngạc nhiên thay, Thiên Chúa có mặt ở cả hai chiến địa và Ngài muốn bạn ‘toàn thắng!’.

Trước hết, cuộc ‘vật lộn’ không mấy đúng luật của ‘Ai đó’ với Giacóp, vì đối thủ đạp vào đùi ông. Đó là cuộc đọ sức mà cuối hiệp, Giacóp vỡ lẽ, ông đã vật với Chúa – bài đọc một. Hoàn hồn, ông nói, “Tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng!”. Thánh Vịnh đáp ca dâng lời tạ ơn, “Lạy Chúa, con sẽ được trông thấy mặt Ngài!”. Với trình thuật này, Charles Péguy viết, “Ta đã thường chơi với con người, hỡi ngươi, đồ khờ! Trong cuộc chơi này, ai thắng thì thua, ai thua thì thắng. Thử hỏi, ngươi cứ cố thắng, làm sao Ta ẵm ngươi và chữa ngươi lành? Hỡi con người, tên ngươi là ‘Khờ Khạo!’”.

Tin Mừng nói đến những người đến với Chúa Giêsu. Họ là những con người ‘vật lộn’ với đủ loại hình trong thể xác và tâm hồn; “họ lầm than vất vưởng” và điều này khiến Ngài day dứt. Có lẽ bạn và tôi cũng đang ở trong đoàn người tan nát, bẽ bàng và bị bỏ rơi đó. Ai trong chúng ta cũng có những ‘lầm than’ thầm kín và đôi khi, cảm thấy ‘vất vưởng’, mất phương hướng; và chúng ta sẽ ‘vật lộn’ với bản thân cho đến khi biết mình ‘thuộc về ai’. “Tôi đã mệt mỏi với chính mình – với những ảo tưởng, nỗi lo sợ, những cố gắng tự cứu. Và rồi tôi buông mình vào vòng tay Chúa, nơi tôi thực sự thuộc về!” – Têrêxa Lisieux.

Trước hết, ‘lầm than’ có thể đến từ nhiều phía: một ký ức, một mối quan hệ tan vỡ, một tội trọng, một cơn giận… Vì thế, câu hỏi đầu tiên là liệu tôi đang có ‘một trái tim lầm than?’. Cả những vị thánh cũng sẽ tìm thấy mình trong một số ‘chiến địa’. Tôi đang ‘vật lộn’ trong chiến địa nào? Thứ đến, cảm giác ‘vất vưởng’; đó có phải là do một tội lỗi? Chỉ khi nhận được ơn tha thứ và lớn lên trong cầu nguyện, bạn mới toàn thắng. “Bạn có thể thắng một trận chiến bằng trí khôn, nhưng bạn chỉ thắng đời mình khi đã quỳ xuống để Chúa thứ tha!” – Phanxicô Xaviê Thuận.

Anh Chị em,

“Họ lầm than vất vưởng”. Chúa Giêsu biết bạn “lầm than vất vưởng” cách nào đó, và Ngài không mệt mỏi cất bước đi tìm. Với tư cách mục tử, Ngài muốn ùa tới, gánh lấy mọi lo âu và dọn đường cho chúng ta tái khám phá địa vị của mình trong đoàn chiên. Ngài đến, mang theo một trái tim đầy xót thương; Ngài sẽ chữa lành và làm cho tâm hồn bạn và tôi – co quắp, yếu nhược và tội lỗi – được tươi mới. “Trong toà giải tội, linh hồn được rửa sạch và nhẹ như gió. Những gì co rúm vì tội lỗi được giãn nở trong lòng thương xót!” – Faustina Kowalska. Đừng sợ, hãy đến với Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con sẽ vật lộn với quân thù dưới bóng râm của Thánh Thể; và con sẽ toàn thắng trong vòng tay thương xót của Chúa ở toà giải tội!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

**********************************************

Thứ Ba Tuần XIV Thường Niên, Năm Lẻ

Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 9,32-38

32 Khi ấy, người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám. 33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng : “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ !” 34 Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo : “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”

35 Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. 37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng : “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. 38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”


 

 CÓ MỘT NGƯỜI LẶNG LẼ ĐỨNG SAU CUỘC HÔN NHÂN CỦA TỔNG THỐNG PHÁP VÀ VỊ PHU NHÂN HƠN ÔNG 24 TUỔI

Chuyện tuổi Xế ChiềuVanhoa Nguyen

 Cuộc hôn nhân của Tổng thống Pháp Macron và phu nhân hơn ông 24 tuổi, và đằng sau đó là ‘sự hy sinh’ của người chồng cũ

Năm 15 tuổi, ông yêu một nữ giáo viên hơn mình 24 tuổi; năm 30 tuổi ông cưới bà làm vợ và ngay lập tức có 1 gia đình với 3 người con và 7 người cháu riêng của vợ; năm 39 tuổi, ông đưa vợ mình trở thành đệ nhất phu nhân Pháp. Nhân vật chính của câu chuyện là Tổng thống Pháp Macron, nhưng đằng sau đó còn có một “nhân vật phụ” với những hy sinh thầm lặng…

Loại cốt truyện tưởng như chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết và phim ảnh, nhưng thực tế lại là một câu chuyện có thực tại Pháp.

Mối quan hệ vượt tuổi này, đã bỏ qua sự phản đối từ phía cha mẹ của ông Macron và gia đình của bà Brigitte – làm nên một câu chuyện tình yêu lệch tuổi.

Như mọi người đều biết, lý do khiến họ có thể tạo nên một tình yêu “lãng mạn” như vậy, là bởi phía sau đó có một người đàn ông đã chấp nhận nhẫn nhịn, đó là chồng cũ của bà Brigitte – ông Andre Luis Ochiil.

Một gia đình hạnh phúc

Bà Brigitte sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha làm nghề kinh doanh, từ nhỏ bà được học hành tử tế, sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở thành giáo viên dạy tiếng Latinh cho một trường trung học cơ sở.

Thời trẻ, bà Brigitte không chỉ có sự nghiệp ổn định mà còn gặp được người đàn ông hết mực yêu thương mình. Đó là người chồng đầu tiên của bà, ông Andre Luis Ochiil.

Xuất thân của ông Andre cũng rất đáng tự hào. Cha ông là một nhà ngoại giao và bản thân ông cũng rất giỏi. Ông bắt đầu làm việc trong một ngân hàng sau khi tốt nghiệp đại học, và trở thành một nhân viên ngân hàng xuất sắc khi còn trẻ.

Cặp đôi Brigitte và Andre nhanh chóng bước vào “cung điện” của hôn nhân. Có thể nói, họ là đôi trai tài gái sắc. Sau khi kết hôn, Andre càng yêu thương, chiều chuộng vợ Brigitte hơn khiến mọi người xung quanh ngưỡng mộ.

Trong 3 năm, họ đã có với nhau một cặp con kháu khỉnh, đáng yêu và cuộc sống của gia đình 4 người vô cùng hạnh phúc.

Để tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho gia đình, ông Andre đã cố gắng làm việc chăm chỉ hơn, trong khi bà Brigitte lựa chọn cuộc sống gia đình và chăm sóc các con.

Sau đó, họ sinh được thêm một cô con gái xinh xắn và sống một cuộc sống hạnh phúc.

Sau khi bọn trẻ lớn lên, Brigitte không muốn ở nhà cả ngày, bà muốn trở lại công việc của mình và theo đuổi cuộc sống có giá trị hơn. Ông Andre rất tôn trọng quyết định của vợ và hỗ trợ vợ việc gia đình, vì vậy bà có thể theo đuổi ước mơ của mình.

Brigitte luôn có một giấc mơ văn chương còn dang dở. Vì vậy, sau khi trở lại làm việc, bà đã tìm được công việc giảng dạy tại một trường học ở Amiens, Pháp; đồng thời tổ chức một câu lạc bộ kịch cùng các đồng nghiệp của mình.

Được làm một công việc yêu thích, có một người chồng yêu thương và 3 đứa con xinh xắn, đây là cuộc sống mà bao người mơ ước.

Tuy nhiên, vào năm 1990, một thiếu niên đã xuất hiện, và gia đình hạnh phúc này dần đi đến hồi kết. Người này là Tổng thống Pháp Macron.

Mối tình lệch tuổi

Macron năm đó mới 15 tuổi, học tiếng Pháp và tiếng Latinh ở Amiens. Tại đây, cậu thiếu niên đã gặp cô giáo Brigitte của mình. Macron là học sinh lớp văn của bà Brigitte, và bà cũng là người hướng dẫn lớp kịch tự chọn của Macron.

Cô giáo Brigitte đã giúp đỡ và hướng dẫn chàng thiếu niên Macron rất nhiều trong lĩnh vực này, họ ngưỡng mộ tài năng của nhau, nhưng không ai nghĩ rằng cuối cùng sự cảm kích này lại biến thành tình yêu.

Dù chênh lệch nhau tới 24 tuổi, nhưng cả hai đã sớm nảy sinh “quan hệ ngoài hôn nhân”.

Kể từ đó, Brigitte ngày càng thờ ơ với chồng, hoàn toàn như một con người khác.

Ông Andrei không phải là người ngốc nghếch, khi thấy vợ phản bội trong hôn nhân, thay vì tranh cãi, đánh nhau, ông bắt đầu tìm ra vấn đề từ chính bản thân mình, và cho rằng do mình quá bận rộn trong công việc nên đã lơ là việc chăm sóc vợ. Đó là lý do tại sao vợ lại yêu người khác.

Do đó, Andre bắt đầu chuyển dần trọng tâm sang gia đình, vừa chăm sóc con cái vừa mong vợ trở về.

Giấy không gói được lửa, mối quan hệ giữa Brigitte và Macron nhanh chóng lan rộng. Nước Pháp dù là đất nước lãng mạn, nhưng kiểu tình yêu này vẫn gây sốc vô cùng.

Sau đó, một số người bắt đầu viết thư nặc danh cho cha mẹ của Brigitte, thậm chí có người còn nhổ nước bọt vào cửa nhà họ.

Tin đồn lan sang bố mẹ Macron, bố cậu thiếu niên Macron rất sốc, lập tức làm thủ tục chuyển trường và cho cậu sang Paris học với hy vọng cắt đứt tình cảm “cặp đôi” bằng cách này.

Macron 17 tuổi, chưa độc lập về kinh tế, không thể trái ý cha nên phải đến Paris.

Tuy nhiên, trước khi rời đi, Macron trìu mến thề với Brigitte: “Dù thế nào đi nữa, anh sẽ cưới em!”

Ông Andre tội nghiệp nghĩ rằng sự ra đi của Macron sẽ giúp vợ ông trở về với gia đình và quay trở lại vòng tay của mình. Nhưng ai có thể ngờ rằng điều này không thể khiến vợ ông thay đổi, Brigitte đã chìm trong vòng xoáy của tình yêu…

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Trogneux tham dự lễ duyệt binh truyền thống ngày Bastille trên đại lộ Champs-Élysées vào ngày 14 tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp.

Sự quay lưng của người vợ

Sau khi chia cắt hai nơi, Macron và Brigitte vẫn duy trì liên lạc thân thiết, thường xuyên nói chuyện điện thoại trong vài giờ.

Không lâu sau khi Macron rời đi, Brigitte, người không thể chịu đựng được nỗi đau thất tình, quyết định từ chức và sau đó đến Paris để gặp người tình. Sự quay lưng của người vợ Brigitte khiến trái tim ông Andre “chết hoàn toàn”.

Tuy nhiên, trước người vợ lừa dối của mình, ông Andre không hề kêu ca, cũng không nói xấu vợ trước mặt ai, sau đó, ông tập trung toàn bộ sự quan tâm vào 3 đứa con.

Dưới sự chăm sóc của cha, các con ông cũng rất ngoan. Người con trai tốt nghiệp đại học và trở thành kỹ sư, con gái lớn được nhận vào trường y khoa và trở thành chuyên gia tim mạch, còn cô con gái nhỏ trở thành luật sư.

Trong những năm bà Brigitte ra đi, ông Andre không tìm kiếm tình yêu khác, có lẽ ông vẫn mơ về một ngày nào đó vợ mình sẽ nguôi ngoai và trở về với gia đình.

Thật tiếc khi những mong ước của ông “tan thành mây khói”.

Năm 2006, bà Brigitte cuối cùng cũng quay lại, nhưng không phải để trở về mà là để ly hôn. Biết rằng sự chờ đợi của mình là vô nghĩa, ông Andre đã đồng ý chấm dứt cuộc hôn nhân hư danh này.

Sau khi bà Brigitte ly hôn 1 năm, ông Macron đã thực hiện lời hứa của mình và chính thức kết hôn với Brigitte, người lớn hơn ông 24 tuổi.

Một quý ông đích thực

Sau khi ly hôn, ông Andre không bao giờ làm phiền cuộc sống của Brigitte, ông chuyển đến sống ẩn dật ở Paris, và tránh gặp Brigitte ngay cả trong các bữa tiệc có các con.

Cuộc hôn nhân thất bại này khiến ông bị tổn thương quá nhiều, ông chỉ có thể ẩn mình, chậm rãi xoa dịu vết thương.

Macron và Brigitte đã sánh bước cùng nhau như họ mong muốn. Câu chuyện tình yêu huyền thoại này lưu truyền khắp thế giới, nhưng không ai nhắc đến ông Andre bị tổn thương.

Vợ chồng Macron sống một cuộc sống hạnh phúc ngọt ngào, và bà Brigitte có lẽ đã hoàn toàn quên đi quãng thời gian hạnh phúc bên chồng cũ.

Năm 2015, bà Brigitte ngừng giảng dạy và bắt đầu tập trung hỗ trợ sự nghiệp của chồng. Ông Macron cũng nói trong chiến dịch tranh cử: “Nếu không có Brigitte, sẽ không có tôi bây giờ”.

Năm 2017, ông Macron thắng lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp.

Có thời gian, báo chí rầm rộ đưa tin về đời tư của ông, thậm chí còn dò hỏi về nơi ở của ông Andre và vội vàng “ra tay trước”. Nhưng trước những dò hỏi của phóng viên, ông Andre không bao giờ nói xấu, ông chỉ bày tỏ một số kỳ vọng vào tổng thống với tư cách là người của công chúng. Đối mặt với chuyện tình cảm đã qua, ông giữ im lặng.

Vào tháng 12 năm 2019, ông Andre qua đời và thậm chí đám tang được tổ chức trong bí mật. Mãi đến ngày 7 tháng 10 năm 2020, con gái Tipun Ozier của ông mới thông báo tin cha mình qua đời.

Cô nói trong một tweet: “Cha tôi đã qua đời. Vào ngày 24/12/2019, ông ấy đã được chôn cất trong sự bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất. Tôi rất ngưỡng mộ cha. Ông là một người đặc biệt. Ông nói rằng ông không muốn làm phiền quá nhiều sau khi mình qua đời. Vì vậy, chúng ta phải tôn trọng mong muốn của ông”.

Người chồng cũ này không bao giờ khuấy động chuyện phản bội của vợ cũ, ông đã chọn cách rời xa thế giới theo cách riêng tư nhất, với lòng vị tha của mình.

Một mình ông gánh vác phần cô đơn nhất của một gia đình, để lại tình yêu và hạnh phúc cho những đứa trẻ và người vợ cũ..

Ông Andre, một quý ông đích thực!

Thanh Vân


 

Câu chuyện cho những ai đã là vợ chồng- My Quyen Nguyen

Chuyện tuổi Xế Chiều –  Công Tú Nguyễn

My Quyen Nguyen

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.

Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” – chị trả lời.

Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?

Xem thêm:  Khi giận, không quyết định làm bất cứ điều gì. Khi vui, không được hứa với ai bất cứ gì.

Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :“Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

“Em yêu,

Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.

“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình.

Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em.

Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.

Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán.

Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em.

Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em…

Vì vậy, em yêu, trừ khi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…/.”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.

Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.


 

Họ đã lộ rõ chân dung – Đoàn Bảo Châu

Ba’o Tieng Dan

07/07/2025

Đoàn Bảo Châu

Ảnh: Các bạn của tác giả đến dự ra mắt sách một ngày đầu xuân. Nguồn: Đoàn Bảo Châu

Mấy hôm trước, tôi nhận được tin chừng 20 người, gồm công an, đại diện Viện kiểm sát đã ập vào nhà. Họ mang theo lệnh bắt, khám xét và quyết định khởi tố tôi. Căn nhà nhỏ nơi chúng tôi từng viết, dạy, nuôi con và giữ gìn những điều tử tế – bỗng chốc trở thành chiến trường của sự đe doạ.

Tôi – Đoàn Bảo Châu – một võ sư, nhà văn, nhà báo tự do – nay bị truy lùng như tội phạm, không vì vũ khí, không vì tổ chức chính trị, mà chỉ vì những lời nói thẳng và những cuộc phỏng vấn công khai đặt câu hỏi về công lý, đạo lý và phẩm giá con người.

Khi lời nói bị coi là tội ác

Cơ sở để khởi tố tôi là những video phỏng vấn, mà chính tôi đã công khai đăng tải trên mạng xã hội. Trong đó, tôi:

– Phỏng vấn các luật sư về những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong vụ án Đồng Tâm.

– Trò chuyện với chuyên gia về Công ước Quốc tế Chống Tra tấn, mà Việt Nam đã ký nhưng chưa thực thi nghiêm túc.

– Bình luận về những bất công nhức nhối: Dân oan mất đất, tù nhân lương tâm bị đối xử vô nhân đạo, nhà hoạt động chống BOT bẩn bị hành hung, người dân chết oan vì xả lũ không báo trước.

– Phỏng vấn cô giáo từng dạy Phạm Đoan Trang, một người bị bỏ tù vì viết về nhân quyền.

Mọi lời tôi nói đều có thể kiểm chứng. Mọi ý kiến tôi nêu đều dựa trên sự thật, tình người và tinh thần xây dựng.

Tôi xin hỏi thẳng: Tôi đã phạm tội gì?

“Trong thời đại của sự dối trá phổ quát, nói sự thật là một hành động cách mạng.”

George Orwell

Chân dung của sự độc tài

Cái gọi là “pháp luật” chỉ còn là công cụ. Luật không được dùng để bảo vệ công lý, mà để đàn áp người tử tế. Họ cấm tôi xuất cảnh, truy lùng tôi, khởi tố tôi – không phải vì tôi nguy hiểm – mà vì tôi đặt câu hỏi đúng chỗ, vào những chỗ mà họ muốn che giấu.

Họ không còn giấu giếm bộ mặt thật. Chân dung độc tài đã lộ nguyên hình: Một bộ máy chính trị bất chấp đạo lý, bất cần đúng sai, dùng súng đạn và nhà tù thay vì đối thoại, lấy sự sợ hãi để thay thế lý lẽ, lấy bắt bớ thay cho tranh luận.

Tôi từng nghĩ: Nếu tôi nói rõ ràng, trình bày thấu đáo, gọi điện để trao đổi, có lẽ họ sẽ hiểu. Nhưng tôi đã nhầm. Sự cẩn trọng không về nhà, không ra mặt, không phải trốn tránh mà là một lựa chọn đúng đắn. Vì tôi biết: Họ không muốn nghe lời tự bào chữa, họ chỉ muốn dập tắt tiếng nói.

Tôi là ai?

Tôi là một người viết, người dạy, người sống tử tế. Tôi không tham gia đảng phái. Tôi không tụ họp chính trị. Trong các lớp võ, lớp tiếng Anh tôi dạy – và thậm chí cả trong bữa cơm gia đình – tôi không bàn chuyện thời sự để không làm người thân lo lắng. Tôi chỉ sống đúng với võ đạo: “Mạnh mẽ là để bảo vệ người yếu thế.”

Vậy mà, họ vẫn truy cùng đuổi tận.

Tiếng nói của công lý – Không thể bị dập tắt

Tôi không viết để xin tha thứ. Tôi viết để tự bào chữa, để nói với công luận rằng tôi không hối tiếc. Tôi tự hào vì đã không cúi đầu trước bất công.

Mỗi cái like, mỗi lần share của các bạn không chỉ là ủng hộ tôi, mà là ủng hộ một xã hội nơi sự thật không bị trừng phạt. Nếu bạn còn nghi ngờ, xin hãy xem lại các video, các bài viết tôi đăng – từng câu chữ, từng gương mặt tôi phỏng vấn – và hãy tự hỏi mình: Tôi sai ở đâu?

Tôi tin rằng một xã hội chỉ thay đổi khi người tốt không còn im lặng. Sự ủng hộ của các bạn – dù nhỏ – là ngọn lửa trong bóng tối, là phản kháng mềm mại nhưng sâu sắc nhất với cái ác.

“Chúng ta là những người tạo ra số phận của chính mình.”

Plato

Tôi – Đoàn Bảo Châu – vẫn đứng đây, dù bị gọi là “đã đi quá xa,” nhưng tôi biết: Xa đến đâu cũng phải đi tiếp nếu đó là con đường của công lý.

Tôi viết bài này không chỉ để bảo vệ mình, mà để vẽ lên chân dung của sự thật và của một chính thể sợ sự thật.

Đoàn Bảo Châu

Ngày 6 tháng 7 năm 2025

Ảnh: Các bạn của tác giả đến dự ra mắt sách một ngày đầu xuân. Nguồn: Đoàn Bảo Châu

_________

They Have Revealed Their True Face

A few days ago, I received news that shook me to the core: a group of about 20 people, including police and representatives from the Procuracy, stormed my home. They came armed with an arrest warrant, a search order, and a decision to prosecute me. The small house in Hanoi, where my family and I wrote, taught, raised our children, and cherished simple acts of kindness, suddenly became a battlefield of intimidation.

I, Đoàn Bảo Châu—a martial arts master, writer, and freelance journalist—am now hunted like a criminal. Not for wielding weapons, not for political organizing, but for speaking plainly and conducting public interviews that dare to question justice, morality, and human dignity.

When Words Are Deemed a Crime

The basis for my prosecution lies in the interview videos I openly posted on social media. In them, I:

– Spoke with lawyers about serious procedural violations in the Đồng Tâm case.

– Discussed with experts the International Convention Against Torture, which Vietnam signed but has not fully honored.

– Commented on glaring injustices: landless farmers struggling to survive, prisoners of conscience treated inhumanely, activists against corrupt toll booths beaten, and citizens killed by unannounced floodwater releases.

– Interviewed a teacher of Phạm Đoan Trang, a woman imprisoned for writing about human rights.

Every word I spoke can be verified. Every opinion I expressed is rooted in truth, compassion, and a desire for constructive change.

I ask directly: What crime have I committed?

“In a time of universal deceit, telling the truth is a revolutionary act.”

—George Orwell

The Portrait of Tyranny

What they call “the law” is now merely a tool. It is not used to uphold justice but to crush the decent. They banned me from leaving the country, hunted me, and prosecuted me—not because I am dangerous, but because I asked the right questions, probing the very things they wish to conceal.

They no longer hide their true face. The portrait of tyranny stands exposed: a political machine that disregards morality, ignores right and wrong, and uses guns and prisons instead of dialogue, fear instead of reason, and arrests instead of debate.

I once believed that if I explained clearly, presented my case thoroughly, and spoke with them over the phone, they might understand. I was wrong. My caution—not returning home, not showing my face—was not cowardice but a wise choice. I knew they had no interest in hearing my defense; they only wanted to silence my voice.

Who Am I?

I am a writer, a teacher, a man who lives with integrity. I belong to no political party. I do not engage in political gatherings. In my martial arts and English classes—and even at my family’s dinner table—I avoid discussing current events to spare my loved ones worry. I live by the code of martial arts: “Strength is for protecting the weak.”

Yet, they still pursue me relentlessly.

The Voice of Justice Cannot Be Silenced

I do not write to beg for mercy. I write to defend myself, to tell the public that I have no regrets. I am proud to stand against injustice without bowing.

Every like, every share from you is not just support for me but a stand for a society where truth is not punished. If you have doubts, I urge you to watch my videos, read my posts—every word, every face I interviewed—and ask yourself: Where did I go wrong?

I believe a society only changes when good people refuse to stay silent. Your support, however small, is a spark in the darkness, the softest yet most profound resistance against evil.

“We are the ones who make our own destiny.”

—Plato

I, Đoàn Bảo Châu, stand here, though they say I have “gone too far.” But I know: no matter how far, I must keep going if it is the path of justice.

I write this not only to defend myself but to paint the portrait of truth and of a regime that fears it.

Đoàn Bảo Châu

July 6, 2025

Photo of friends attending my book launch


 

Kim Loại Đất Hiếm: con dao hai lưỡi của Trung Cộng

Theo TTX Reuters

ẢNH TẬP TIN: Công nhân vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 31 tháng 10 năm 2010. Ảnh chụp ngày 31 tháng 10 năm 2010. REUTERS/Stringer/Ảnh tập tin© Thomson Reuters

(Reuters) – Các hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã khiến một số bộ phận của chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu phải dừng lại và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phải vào bàn đàm phán. Nhưng ở trong nước, chúng lại là vấn đề đau đầu đối với các công ty vốn đã phải vật lộn với nền kinh tế đang chậm chạp của Trung Cộng.

Bắc Kinh đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm và nam châm vào tháng 4 để trả đũa thuế quan của Hoa Kỳ, làm giảm doanh số bán hàng ở nước ngoài của các nhà sản xuất nam châm trong khi họ phải đối mặt với áp lực từ nền kinh tế yếu kém và thời kỳ khó khăn tại một trong những thị trường chính của họ, đó là xe điện nội địa.

How Rare Earth Magnets Are Used In Electric Vehicles: From Motors To ...

Việc hạn chế xuất khẩu đã khiến lượng xuất khẩu nam châm giảm 75% trong hai tháng sau khi lệnh hạn chế được áp dụng và buộc một số nhà sản xuất ô tô toàn cầu phải tạm dừng một số hoạt động sản xuất.

Sàn giao dịch Baotou có trụ sở tại Nội Mông, một trong những trung tâm đất hiếm của Trung Quốc, cho biết vào tháng 5 rằng các hạn chế này đã gây ra “cuộc khủng hoảng” cho một số nhà sản xuất nam châm địa phương.

Trong khi Trung Quốc sản xuất 90% nam châm đất hiếm được sử dụng trên toàn thế giới và tiêu thụ phần lớn trong số chúng, thì xuất khẩu chỉ chiếm từ 18% đến 50% tổng doanh thu vào năm 2024 trong số 11 nhà sản xuất lớn nhất.

Ellie Saklatvala, giám đốc định giá kim loại tại công ty cung cấp thông tin hàng hóa Argus, cho biết: “Doanh số bán hàng của họ hiện đang bị ảnh hưởng từ cả hai phía – xuất khẩu bị gián đoạn và nhu cầu trong nước suy yếu”. “Họ đã tạm thời mất đi một bộ phận khách hàng quan trọng và không chắc chắn khi nào họ sẽ lấy lại được.”

Giống như nhà sản xuất chip Nvidia của Hoa Kỳ, các nhà sản xuất nam châm đất hiếm của Trung Quốc đang là nạn nhân của chính tầm quan trọng của họ.

Bị kẹt trong cuộc chiến địa chính trị giữa thuế quan của Washington và sự trả đũa của Trung Quốc, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất nam châm niêm yết đã giảm mạnh vào tháng 4 sau khi lệnh hạn chế xuất khẩu được công bố. Tuy nhiên, giá đã tăng trở lại từ mức thấp nhất trong ba tháng qua.