THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN và BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ #

From:   Trần Bang
 

CHÀO MỪNG PHIÊN TOÀ XỬ ĐINH LA THĂNG đăng lại
THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN và BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ # 

FB Pham Nguyen Truong

Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mà đổi mới sáng tạo với cố ý làm trái các quy định của nhà nước chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và ngày 20 tháng 12 năm 2017, ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông # không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này.

Chính nỗi ám ảnh về việc phải quản lý tất cả mọi người và mọi việc, mà không quản lý được thì cấm – trong khi cuộc sống cần tự do, cuộc sống là trật tự tự phát, dường như được sắp đặt bởi bàn tay vô hình – của những người cộng sản đã làm cho dân khổ, nước nghèo và là cái bẫy vô cùng hiệu quả để bẫy chính họ.

Thế kỉ trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ giáo điều cách chức, phải sau khi chết mới được minh oan.

Ông Võ Văn Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt trở thành người có công.

Đinh La Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim Ngọc hay Võ Văn Kiệt. Tôi không có ý so sánh họ với nhau. Nhưng hoàn cảnh buộc họ phải hành động thì cũng như nhau: Vi phạm cơ chế do chính tổ chức của mình đặt ra. Họ là nạn nhân của cơ chế phi lý và phi nhân.

Những người bị tù tội, bị đọa đầy, có thể không nhiều, nhưng tất cả những người nằm trong cơ chế này đều trở thành nạn nhân của nó: Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức. Méo mó và suy đồi đến mức, ngay lúc này đây, nhiều người vẫn đang nghĩ rằng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã đi “nhầm cửa” chứ không cho rằng tham nhũng là có tội. Thậm chí chính Đinh La Thăng và các đồng phạm đang đứng trước tòa cũng nghĩ chư thế chứ không biết rằng, trong khi hàng triệu trẻ em, trong những ngày gía rét này không có áo ấm để mặc, nói gì đến cơm thịt và sữa, trong khi chính ông thủ tướng phải nói rằng tài sản của cả gia đình người dân không tới 500 ngàn đồng, mà mình ăn cắp của dân hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD là trái với bản chất của con người, là tự hạ thấp nhân phẩm của mình, là đưa mình xuống ngang hàng với súc vật. Đấy là theo Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Chỉ có những người đã thoát ra khỏi hệ thống và có ý thức phản tỉnh nhận thức được vực thẳm đạo đức mà hệ thống này đã tạo ra và đấy cũng là di sản khủng khiếp nhất mà nó để lại, sau khi đã bị vứt vào sọt rác của lịch sử.

Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là không chỉ nói về # mà phải nói… Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi.

Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay