NIỀM ĐAU KHÔN NGUÔI

Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person
Thien Thai

 

29-4-2020.

NIỀM ĐAU KHÔN NGUÔI.

Tôi mới nhận được một email, từ người bạn, ở Hoa Kỳ, viết về cha Anthony Phạm Hữu Tâm và hôm nay, 29-4-2020, tôi muốn chia xẻ lại với gia đình Facebook.

Tôi được hân hạnh gặp ngài lần đầu và cũng là lần chót ở Forth Worth, bang Texas, năm 2002, dịp tôi qua Mỹ lần đầu tiên.

Cuộc đời ngài có những khúc rẽ khá đặc biệt:

Ngài sinh năm 1965 tại Sài gòn, vượt biên sang Mỹ năm 1980.
Đầu tiên, học đại học ở Cali; rồi học Y ở Thủ đô Washington.
Ngài là một Phật tử, cha mẹ và anh em ngài cũng là Phật tử.
Sau đó gặp được Chúa, xin gia nhập Giáo hội.

Lãnh nhận bí tích rửa tội xong, ngài tiến thêm một bước quyết liệt nữa: xin gia nhập tu hội Tận Hiến ICM, để chuẩn bị làm linh mục.
Ngài được gửi học Triết và Thần học ở Louisiana.
Cuối cùng, thụ phong linh mục ở Texas và tiếp tục học Y, trở thành bác sĩ, mở phòng mạch tại Houston, Texas.

Đứng trước đại dịch Vi-rút Vũ Hán và thể theo lời kêu gọi của Thống Đốc bang New York, ngài đã tạm đóng cửa phòng mạch trong 3 tuần, tới New York, tình nguyện chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Elmhurst, thành phố Queens, là tâm dịch tại Hoa Kỳ, đồng thời, có dịp xức dầu và ban bí tích giải tội cho những bệnh nhân Công giáo.

Trong một cuộc phỏng vấn do đài VOA thực hiện, ngài đã cho biết những nỗi đau của các nạn nhân, trước cái chết do vi rút Vũ Hán mang lại, như sau:

“Khi bệnh nhân vào nhà thương thì coi như cắt đứt với bên ngoài, không có thân nhân vào thăm được. Khi bệnh nhân còn tỉnh táo thì còn có thể gọi điện thoại để nói chuyện chút đỉnh với gia đình. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ nặng hơn, không thở được phải đặt ống thở, rồi hôn mê, gây mê cho họ… coi như gia đình không còn liên lạc với bệnh nhân được, cũng như không biết tin tức gì về bệnh nhân đó nữa.

Đối với những bệnh nhân nguy kịch, chúng tôi phải gọi cho gia đình. Cập nhật tình trạng bệnh nhân cho gia đình. Thật sự những cuộc điện thoại đó toàn là tin xấu. Tôi hỏi ý kiến gia đình rằng nếu tim bệnh nhân ngừng đập thì có nên làm thủ thuật hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân [Do-Not-Resuscitate order] hay không? Thật ra nếu làm thủ thuật đó thì cũng không có kết quả khả quan lắm, và chỉ kéo dài sự đau đớn của người bệnh mà thôi. Khi đi vào bệnh viện thấy có biết bao nhiêu con người trong đó đang phải đối diện với nguy hiểm. Không phải chỉ có y tá, bác sĩ, mà những người lao công làm nhiệm vụ dọn dẹp, lấy rác từ phòng bệnh nhân bị nhiễm bệnh, những người mang thức ăn…có rất nhiều người đang âm thầm hy sinh làm việc.

Chúng tôi như những người xông pha ra chiến trường đứng trước đầu tên mũi đạn. Chúng tôi nguyện làm hết sức mình vì trách nhiệm đối với bệnh nhân, với đồng đội.
Mỗi người chúng ta đều có một tôn giáo và đức tin, chính niềm tin trong tôn giáo giúp chúng ta có thêm sức chiến đấu, và sự phấn khởi, hy vọng và lạc quan.
Chúng ta cùng cầu nguyện với ơn trên, người theo Phật giáo cầu nguyện với Phật, người theo Công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa… để ơn trên ban phúc lành, bảo vệ chúng ta, cầu mong sớm chấm dứt dịch bệnh này.”

Nỗi đau trên, không phải chỉ đè nặng trên người bệnh, mà còn cả trên những thân nhân của họ.

Lạy Chúa, xin hãy lau khô mọi giọt lệ, trên khuôn mặt những người anh em đau khổ của chúng con…

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay