Bí Quyết Sống Lâu.

 Bí Quyết Sống Lâu.

                                                                                                   Bs. Tề Quốc Lực

   GS Tề Quốc Lực là một người Mỹ gốc Hoa. Ông đã từng làm việc cho Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhiều năm. Mới đây ông được Bộ y tế Trung Quốc mời về Bắc Kinh nói về sức khỏe. Bài nói của ông được công chúng hoan nghênh và đã được đãng tải trên nhiều tờ báo của Trung Quốc.

Hiện nay tuyệt đại đa số là chết vì bệnh, rất ít người bị chết vì già. Lẽ ra phải tuyệt đại đa số chết vì già, còn thiểu số chết vì bệnh. Hiện tượng cực kỳ bất bình thường này đòi hỏi chúng ta phải mau chóng sửa chữa. Gần đây Liên hiệp quốc biểu dương nước Nhật Bản vì tuổi thọ của họ đạt quán quân thế giới. Tuổi thọ trung bình ở nữ giới của họ là 87.6 ; còn ở Trung Quốc chúng ta thập kỷ 50 là 35 tuổi, thập kỷ 60 là 57 tuổi, hiện nay là 67.88 tuổi; kém Nhật Bản đúng 20 tuổi.

Kinh nghiệm của Nhật Bản là lấy xã khu làm đơn vị, mỗi tháng giảng bài một lần về sức khỏe, ai không đến nghe thì phải học bù. Chúng ta không có chế độ đó, ai muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Sau khi về nước, tôi có hỏi nhiều người rằng nên sống bao lâu ? Có người bảo tôi 50 – 60 tuổi là tạm được rồi, điều này chứng tỏ tiêu chuẩn của chúng ta quá thấp. Đại bộ phận họ không biết gì đến giữ gìn sức khoẻ, sống được sao hay vậy, vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi đã công tác ở bệnh viện 40 năm, tuyệt đại bộ phận người chết bệnh là rất đau khổ. Tôi đến đây mục đích rõ ràng, tôi được sự uỷ thác của khoa học, tuân theo chì thị của bộ y tế, mong rằng mọi người đều coi trọng công tác giữ gìn sức khoẻ.

Thật ra trên thế giới, người ta họp ở Vic-to-ri-a có ra một tuyên ngôn, tuyên ngôn này có 3 cái mốc. Mốc thứ nhất gọi là ăn uống cân bằng, thứ hai là vận động có o-xy, thứ ba gọi là trạng thái tâm lý.

1. ĂN UỐNG CÂN BẰNG

Có lẻ có người từ lâu nghĩ rằng giữ gìn sức khoẻ thì có gì mà phải nghe, lại chẳng qua là ngủ sớm dậy sớm là khoẻ chứ gì. Tôi xin thưa với bạn, ở thời nhà Đường thì có thể nói vậy, chứ ngày nay nói vậy thì cực kỳ thiếu hiểu biết, có nhiều điều đã thay đổi. Nói ăn uống cân bằng, có hai chuyện là ăn và uống.

Trước hết nói về uống.

Khi ở Đại Học Bắc Kinh, tôi hỏi sinh viên: Đồ uống nào tốt nhất? Sinh viên đồng thanh trả lời: Côca cola, Côca cola, Mỹ không thừa nhận, quốc tế cũng không thừa nhận, nó chì có thể giải khát, chứ không có bất cứ tác dụng nào cho giữ gìn sức khoẻ. Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ là gì, mọi người nên biết, nó phải có khả năng chữa bệnh. Cho đến bây giờ, tuyệt đại bộ phận người Trung Quốc chúng ta còn chưa biết thế nào là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Ở các hội nghị quốc tế người ta đã định nghĩa ra 6 loại đồ uống bảo vệ cho sức khoẻ: trà xanh, rượu vang đỏ, sữa đậu nành, sữa chua (người ta không nói đến sữa bò nói chung, bạn nên chú ý), canh xương, canh nấm.

– Vì sao nói canh nấm ? Vì canh nấm có thể nâng cao công năng miễn dịch. Một văn phòng luôn có người bị cảm, có người không ốm bao giờ, vì sao vậy? Vì công năng miễn dịch khác nhau. Uống canh nấm có thể nâng cao sức miễn dịch, cho nên đó là sản phẩm giữ gìn sức khoẻ.

– Vì sao nhắc đến canh xương? Trong canh xương có chất uyển giao (một chất keo), uyển giao kéo dài tuổi thọ, cho nên hiện nay trên thế giới các nước đều có phố canh xương nhưng Trung Quốc chưa có. Chúng tôi đã điều tra, gần đây ở các thành phố Tô Châu, Nam Kinh có rồi, Bắc Kinh vẫn chưa có. Cho nên dừng coi thường canh xương, nó có thể kéo dài tuổi thọ vì có uyển giao.

– Vì sao nhắc sữa chua? Vì sữa chua cân bằng vi khuẩn.

Nói cân bằng vi khuẩn được duy trì có nghĩa là vi khuẩn có ích thì sinh trưởng, vi khuẩn có hại thì tiêu diệt, cho nên ăn sữa chua thì có thể ít mắc bệnh.

Ở Châu Âu, sữa chua rất phổ biến, nhiều cô gái chúng ta thích ăn sữa chua, nhưng họ không hiểu vì sao.

Chúng tôi rất lấy làm lạ, lượng tiêu thụ sữa chua ở Trung Quốc rất thấp, còn lượng tiêu dùng sữa bò thì rất lớn.

Bản thân sữa bò, chúng tôi không phủ nhận tác dụng của nó nhưng nó kém xa sữa chua.

– Vì sao uống trà xanh? Ngày nay rất nhiều người biết uống trà, nhưng thanh niên ít uống.

Vì sao trà xanh có tác dụng bảo vệ sức khoẻ? Nguyên nhân trong trà xanh có chứa chất trà dà phân, mà trà dà phân có thể chống ung thư. Nhật Bản làm tổng điều tra rất tốt.

Sau tổng điều tra, người trên 40 tuổi chẳng ai không có tế bào ung thư trong cơ thể.

Vì sao có người mắc ung thư, có người không? Điều này có liên hệ đến việc uống trà xanh.

Nếu anh uống mỗi ngày 4 chén trà xanh, thì tế bào ung thư không bị chia cắt, mặc dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên. Cho nên ở Nhật Bản, học sinh tiểu học hằng ngày đi học đều uống một chén trà xanh.

Thứ hai xin chú ý, trong trà xanh có chứa fluor, nó chẳng những có thể làm bền răng mà còn chữa được sâu răng, diệt vi khuẩn. Sau bữa ăn 3 phút, đốm khuẩn răng đã xuất hiện. Hiện nay rất nhiều người chúng ta không có răng tốt, chẳng những không súc miệng bằng nước trà, mà nước trắng cũng không. Vì thế có người 30 tuổi đã bắt đầu rụng răng, 50 tuổi thì rụng hết.

Thứ ba bản thân trà xanh chứa chất trà cam ninh, chất này nâng cao độ bền huyết quản, khiến huyết quản khó vỡ. Rất nhiều người bị mạch máu não bất ngờ đến Bắc Kinh chữa, trong bệnh viện cứ 4 người chết là có một người bị xuất huyết não. Xuất huyết não thì chưa có cách chữa, kỵ nhất là tức giận, hễ tức giận đập bàn trợn mắt mạch máu não đứt ngay. Các vị ạ! đến tuổi các vị nên uống sớm đi, đến lúc các vị có đập bàn trợn mắt vài cái thì cũng không lo.

– Trong các đồ uống, đứng thứ hai là vang đỏ: Vốn là trên vỏ quả nho đỏ có một thứ gọi là nghịch chuyển thuần (cồn chuyển ngược). Chất này có tác dụng chống suy lão, còn là thuốc chống ô-xy hoá, người hay uống vang đỏ thì ít mắc bệnh tim. Thứ hai nó có thể giúp ta phòng ngừa tim đột nhiên ngừng đập, chúng ta gọi là ngừng đột ngột.Trong trường hợp nào tim có thể ngừng đập? Một là vốn có bệnh tim, hai là tăng huyết áp, ba là mỡ máu cao. Mấy hôm trước tôi đến Trường Đại Học Sư Phạm hội chuẩn, một vị tiến sĩ mới 35 tuổi, buổi sáng còn chạy nhảy tưng tưng chiều đã chết rối. Vì sao? Mỡ máu quá cao.

Bây giờ tôi xin báo cho các vị kết quả tổng điều tra của thành phố Bắc Kinh, cán bộ tại chức cứ hai người thì có một người mỡ trong máu cao, tỷ lệ này là một phần hai. Mỡ máu cao nguy hiểm ở chỗ nào?

Tim có thể đột nhiên ngừng đập. Có một chàng trai 20 tuổi, máu của cậu ta lấy ra có dạng bùn, hết sức nguy hiểm. Chúng tôi hỏi cậu ta, cậu ta bảo ăn tốt quá. Không phải cậu ta ăn tốt quá mà là ăn quá bất hợp lý. Chúng tôi có một ca bệnh: một người mua một chiếc bánh ga-tô lớn ở ngoài thành phố, vừa cứng, vừa dẻo, vừa nóng chạy về nhà, vào đến cửa liền bảo bà cụ ăn ngay kẻo nguội, bà cụ vừa ăn được mấy miếng thì tắc thở. Anh ta cõng bà cụ chạy ngay đến bệnh viện, đến nơi chúng tôi hỏi có bệnh gì, anh ta kể lại đầu đuôi. Thế chẳng phải chết vì thiếu hiểu biết đó sao?

Không cứu được. Rượu vang đỏ còn có một tác dụng nữa là hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Vang đỏ có mấy tác dụng lớn như thế nên ở nước ngoài người ta bán rất chạy. Tôi không quảng cáo tiếp thị cho rượu vang đỏ đâu, tôi chì truyền đạt tinh thần của hội nghị quốc tế. Nhiều người sẽ hỏi: chẳng phai cấm rượu sao? Tổ chức y tế thế giới nói rằng cai thuốc lá, hạn chế rượu, chứ có nói cấm rượu đâu, hơn nữa còn nói rơ hạn lượng rượu : rượu vang nho mỗi ngày không quá 50 – 100cc, rượu trắng mỗi ngày không quá 5 – 10cc, bia mỗi ngày không qúa 300cc. Nếu anh vượt qua khối lượng đó thì sai lầm, không quá lượng đó thì tốt. Có chị nữa sẽ hỏi: Tôi không biết uống rượu thì làm thế nào? Chị không biết uống rượu, há lại không biết ăn nho sao? Ăn nho há lại không biết ăn cả vỏ sao ? Nhưng nho trắng không có nghịch chuyển thuần, bạn ăn cũng vô ích.

Bây giờ ở Châu Âu đã có bánh ngọt bằng nho rồi. Tôi đã thử rồi, nho đỏ rửa sạch đi mà ăn, nuốt cả vỏ rất thích không sao cả. Cho nên người có tiền uống vang đỏ, người không có tiền ăn nho đỏ không bỏ vỏ đều giữ được sức khoẻ như nhau. Còn có người bắt bẻ tôi. Tôi không có tiền thì làm thế nào? Tôi xin nói với các bạn, ở hội nghị quốc tế người ta đã điều tra rồi, các khu vực trường thọ trên thế giới đều ở vùng ít tiền, thứ nhất là ở Ai-rơ-han thuộc Pakistan, thứ hai là A-zec-bai-zan của Liên Xô (cũ) và Kha-la-han ở Ê-quado đều là những vùng nghèo. Như vậy thì có lạ không? Kẻ có tiền ngày ngày nhậu nhẹt tiệc lớn nhỏ, gà vịt thịt cá thì đều bụng phệ, bằng đầu bằng đuôi. Tôi đã điều tra rồi, những người như vậy rất ít sống được quá 65 tuổi.

– Vấn đề tập thể dục buổi sáng: tôi thấy nhiều ông bà già 5 – 6 giờ sáng đã xách bảo kiếm đi ra ngoài.

Đến tối không thấy mấy ông bà già nữa, họ đều ở nhà xem tivi. Đó là vì họ không biết rằng tập thể dục buổi sáng rất nguy hiểm.

Sáng sớm dậy, quy luật của đồng hồ sinh học trong con người là nhiệt độ cơ thể cao, huyết áp tăng, hơn nữa nội tiết tố thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, nêu vận động mạnh sẽ rất dễ xay chuyện dễ làm tim ngừng đập.

Tôi không phản đối đi bộ, tập thể dục, đi Thái cực quyền, luyện khí công buổi sáng sớm… điều đó không có gì sai cả.

Nhưng nếu người già và người trung niên sáng sớm vận động mạnh, chạy đường dài, leo núi, thì chì có trăm điều hại, không một điều lợi.

Bây giờ đến vấn đề thứ hai là ăn.

Mọi người nên biết kim tự tháp ở Châu Á là tốt nhất.

Kim tự tháp là gì ?

Loài cốc, loài đậu, loài rau. Ngủ cốc, đậu và rau là rất tốt. Ở hội nghi. San Francisco, nhiều bác sĩ nước ngoài đã nêu rằng: người Trung Quốc bây giờ không ăn ngũ cốc, đậu và rau nữa rồi, họ bắt đầu ăn bánh Hăm-bơ-gơ của chúng ta rồi. Tôi về nước, một lần đến Mac Donald, bị chen bật ra, anh nói có ghê không, đó là việc hiếm thấy ở nước ngoài. Thanh niên ta mừng sinh nhật, mở tiệc, đều là Mac Donald.

Tôi rất phục Mac Donald, một năm người ta lấy của chúng ta hơn 2 tỷ, người ta thật biết làm ăn!

Theo tôi nắm được, sở dĩ người ta gọi nó là thực phẩm rác chính vì nó là một loại thực phẩm kích thích lệch, hậu quả là người bằng đầu bằng đuôi, cứ như một bó hành lư.

Người ta không ăn vì ăn xong lại phải đi giảm béo. Chúng mình không biết, ngày nào cũng Macđonan, đặc biệt là thế hệ thứ hai, quả là đến mức không có Macđonan không sống nổi.

Chúng ta nên biết đó là thức ăn kích thích lệch, không phù hợp với ẩm thực của chúng ta.

Cốc ở các hội nghị quốc tế người ta xưa nay không nói đến gạo, bột mì trắng, cũng không nói đến Macđonan.

THỰC VẬT.

Trong loài cốc trước tiên nói đến ngô, gọi đó là cây vàng. Lai lịch của ngô, hội nghị y học Mỹ đã có điều tra phát hiện rằng người Mỹ nguyên thủy, người Inđi-an không ai bị tăng huyết áp, không ai bị xơ vữa động mạch. Từ đó về sau, nước Mỹ đã thay đổi, Châu Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, Quảng Đông của Trung Quốc, sáng đều ăn bánh ngô. Bây giờ nhiều người ăn noãn lân chi để làm gì? Chính là hy vọng không bị xơ vữa động mạch.

Nhưng họ không biết rằng trong ngô già có rất nhiều, không phải tốn tiền nhiều.

Tôi đã điều tra ở Mỹ, một bắp ngô 2.5 đô-la, còn ở Trung Quốc chì có một đồng bạc chênh nhau 16 lần.

Nhưng rất nhiều người chúng ta không biết, không ăn.

Sau lần điều tra này, tôi lập tức đổi ngay ở Mỹ tôi đã kiên trì 6 năm ăn cháo ngô hàng ngày.

Năm nay, tôi đã ngoài 70 tuổi, thể lực sung mãn, tinh thần dồi dào, giọng nói vang vang đầy khí thế, hơn nữa mặt không có nếp nhăn.

Nguyên nhân nào vậy? Do húp cháo ngô đấy, tin hay không tuỳ bạn.

Bạn cứ việc uống sữa bò, tôi cứ việc húp cháo ngô, xem ai sống lâu hơn ai.

Loại cốc thứ hai là kiều mạch: tại sao nhắc đến kiều mạch?

Người ta hiện nay thường có 3 cao: huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao.

Kiều mạch là 3 hạ: hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường máu.

Tôi hỏi sinh viên Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh) kiều mạch là gì? Đáp rằng không biết, chì biết hăm-bơ-gơ. Trong kiều mạch có chứa 18% xen-lu-lô, người ta ăn kiều mạch không bị viêm dạ dày, đường ruột, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng đều không mắc. Trong số những người ngồi văn phòng mắc bệnh có đến 20% là ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.

Loại cốc thứ ba là các loại khoai: khoai lang trắng, khoai lang đỏ, củ từ khoai tây.

Những thứ này trong hội nghị quốc tế có nhắc đến.

Vì sao? Vì chúng có 3 hấp thụ: hấp thụ nước, hấp thụ mỡ và đường, hấp thụ độc tố.

Hấp thụ nước làm trơn đường ruột, không bị ung thư trực tràng, kết tràng. Hấp thụ mỡ và đường, không mắc bệnh tiểu đường. Hấp thụ độc tố: không mắc chứng viên dạ dày, đường ruột.

Tôi cũng da điều tra ở Mỹ, người Mỹ ăn khoai là chế biến thành các loại bánh, ăn cũng không ít.

Mong mọi người ăn nhiều khoai vào, trong lương thực chính nên có các loại khoai.

Trong cốc còn có yến mạch: nước ngoài đã biết từ lâu. Trung Quốc rất nhiều người chưa biết.

Nếu bị tăng huyết áp, nhất định phải ăn yến mạch, yến mạch lát.

Nó có thể hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Loại cốc cuối cùng là kê: Sau khi về nước tôi hỏi: Vì sao chúng ta không ăn kê nữa? Nhiều người bảo tôi: Cái thứ đó chì có đàn bà đẻ mới ăn ! Thật ra, bản thảo cương mục đã nói rất rơ: Kê có thể trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, an miên (ngủ yên) ; ích lợi lớn như thế mà anh không ăn? Bây giờ rất nhiều người ngồi văn phong, đêm mất ngủ, mắc các chừng uất ức, chứng chức năng thần kinh, có người uống đến 8 viên thuốc an thần nhưng vẫn không ngủ được. Tôi khuyên mọi người đừng nên uống thuốc nữa.

Có hai giáo sư y học nổi tiếng sau khi uống an thần, đầu óc tối tăm choáng váng rồi ngã.

Tôi đã quan sát kỹ, người ta ngủ được là nhờ ăn cháo kê.

Cho nên bây giờ tôi đã thay đổi, sáng một bát cháo ngô, tinh thần phấn chấn,

tối một bát cháo kê, ngủ khì khì. Chữa bệnh bằng ăn tốt hơn chữa bệnh bằng thuốc.

Vì sao chúng ta không giải quyết vấn đề bằng cái ăn, mà cứ nhất định phải dùng thuốc. Mười thứ thuốc thì chín thứ là độc, chưa từng nghe nói dùng thuốc để giữ gìn sức khoẻ. Tôi cũng phải nói rơ: tôi không hề phản đối dùng thuốc. Tôi phản đối dùng thuốc bừa bãi, tôi chủ trương dùng thuốc trong thời gian ngắn, uống thuốc bình yên, nhanh chóng ngừng thuốc.

Dưới đây xin nói về đậu: Kết quả điều tra của chúng tôi là tất cả dân Trung Quốc thiếu protein ưu chất. Cho nên chúng ta chơi bóng nhỏ thì luôn luôn thắng, nhưng chơi bóng lớn thì không thắng. Vì sao? Trên sân bóng đá một cú đá, một cú va chạm là ngã lộn nhào. Hiện nay, tiền thuốc của chúng ta cao gấp 10 lần của Mỹ nhưng thực tế không bằng người ta.

Người Trung Quốc thiếu protein ưu chất thì làm thế nào ? Hiện nay Bộ y tế đã đề ra kế hoạch hành động đậu tương, nội dung là một nắm rau, một nắm đậu, một quả trứng gà cộng thêm một ít thịt. Protein của một lạng đậu nành bằng hai lạng thịt nạc, bằng ba lạng trứng gà, bằng bốn lạng gạo, vậy nên ăn cái gì hơn?

Đậu nành là hoa của dinh dưỡng là vua của các loại đậu.

Trong đậu nành có ít nhất 5 loại chất chống ung thư, đặc biệt là di hoàng đồng chất có thể phìẳng

và chữa ung thư tuyến vú, ung thư trực tràng và ung thư kết tràng.

Cho nên đối với người da vàng chúng ta thích hợp nhất là sữa đậu nành.

Bắc Kinh và Thiên Tân chúng ta gần nhau như thế, nhưng ở Bắc Kinh người ung thư tuyến vú đặc biệt nhiều,

còn Thiên Tân rất ít. Anh có biết vì sao không?

Thiên Tân ăn sáng bằng sữa đậu nành và óc đậu.

Người Bắc Kinh huyết áp cao, mỡ máu cao nhiều như vậy do bữa ăn sáng rất đa dạng nhưng rất không khoa học.

Sữa bò tốt hay sữa đậu nành tốt ? Ở hội nghị quốc tế của liên hiệp quốc người ta nói, trong sữa bò có nhiều nhũ đường, mà hai phần ba số người trên thế giới không hấp thu được nhũ đường, người da vàng ở Châu Á có 70% số người không hấp thu được nhũ đường.

Sữa đậu nành có ưu điểm gì ? Trong sữa đậu nành có chứa quả đường, mà quả đường hấp thu 100%.

Bây giờ nói đến rau:

Loại rau nói đến đầu tiên là cà-rốt: Vì sao nói đến cà-rốt?

Sách bản thảo cương mục của Trung Quốc viết đó là loại rau dưỡng mắt.

Tối nhìn không thấy, đặc biệt là chứng quáng gà, ăn là khỏi. Nó bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt lâu ngày thì ít bị cảm mạo.

Người Mỹ cho cà – rốt là thứ rau làm đẹp người, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc.

Người thường xuyên ăn cà – rốt quả là đẹp từ trong ra ngoài.

Khái niệm đẹp người này phải là trong ngoài hài hoà.

Nhiều cô gái của chúng ta bị mắc lừa, các cô ấy son phấn vào, còn dễ coi, đến khi bỏ son phấn ra,

còn khó coi hơn ban đầu. Người Mỹ rất chú ý đen điều này, họ ăn cà – rốt đều.

Lúc ở U-rum-si, người ta mời tôi ăn bánh chẻo (thứ bánh nhân thịt bọc bột mì) nhân cà-rốt,

họ gọi là bánh chẻo Nga, tôi ăn thấy rất ngon.

Thứ nhất nó dưỡng niêm mạc, ít bị cảm mạo.

Thứ hai nó đẹp khỏe mạnh.

Thứ ba nó có chút tác dụng chống ung thư, hơn nữa rất tốt cho mắt.

Châu Âu đã có bánh ngọt cà-rốt.

Ở nhiệt độ cao chất bổ trong cà-rốt không bị giảm sút.

Loại rau thứ hai phải nói đến là bí đỏ:

Nó kích thích tế bào tuỵ sản sinh ra Insulin.

Cho nên người thường xuyên ăn bí bỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường.

Trong các loại rau còn nhắc đến khổ qua (mướp đắng).

Tuy nó đắng nhưng nó tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường.

Bí đỏ, khổ qua người ở lứa tuổi chúng ta nhất định phải ăn luôn.

Ngoài ra người ta còn nhắc đến cà chua.

Ở Mỹ, hầu như gia đình nào cũng trồng cà chua, ăn cà chua, mục đích là khỏi mắc ung thư.

Đó là đều mới được biết đến 5-6 năm nay. Ăn cà chua không mắc bệnh ung thư, bạn đã biết chưa? Nhưng không phải ăn cà chua một cách tuỳ tiện.

Trong cà chua có một chất gọi là chất cà chua, nó kết hợp chặt với protein làm một,

xung quanh có xen-lu-lô bao bọc rất khó ra.

Cho nên phải làm nóng lên, nóng đến mức nhất định nó mới ra được.

Tôi mách các bạn, cà chua xào trứng gà là đáng giá nhất và canh cà chua hoặc canh trứng gà cà chua cũng rất tốt. Cà chua ăn sống không chống được ung thư, xin mọi người nhớ cho.

Tôi vừa nói tỏi ăn nhu thế nào? Có người nói ngay cái món đó phải ăn nóng.

Sao cái gì bạn cũng muốn ăn nóng? Tôi xin thưa với các bạn: tôi đun nóng lên thì bằng dê-rô!

Người Sơn Đông, người Đông Bắc rất thích ăn, cứ bọc từng nhánh mà ăn, còn nói tỏi không bị ung thư, nhưng chẳng mấy hôm anh ta bị ung thư trước.

Nguyên nhân là gì? Xin thưa quý vị, trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, sau khi nó kết hợp với dưỡng khí mới sản sinh ra chất tỏi (đại toán tố).

Bản thân tỏi không chống được ung thư, đại toán tổ mới chống được ung thư, hơn nữa là vua chống ung thu;.

Hôm nọ tôi thấy có người ăn tỏi, anh ta lấy một bát mì rồi nhanh chống bóc tỏi ra,

ăn từng nhánh tỏi, không đầy năm giây đồng hồ đã ăn xong.

Thậm chí không đến 5 giây !

Ăn như vậy không có ít gì hết.

Nếu sợ tỏi có mùi thì ăn một quả sơn tra, nhai nắm lạc rang, hoặc ăn chút lá chè là hết mùi ngay,

ở nước ngoài tuần nào người ta cũng ăn, sao chúng ta lại không ăn !

Bây giờ nói về mộc nhĩ đen.

Mọc nhĩ đen có tác dụng gì ?

Bây giờ cứ đến tết, người chết vì nhồi máu cơ tim ngày càng nhiều, càng ngày càng có nhiều người chết trẻ, thậm chí ở cả tuổi 30 ! Vì sao đến tết chết nhiều ? Có hai nguyên nhân, một là máu đặc cao ngưng thể chất.

Người cao ngưng thể chất cộng thêm thức ăn cao ngưng, cho nên vào dịp tết người chết vì nhồi máu cơ tim đặc biệt nhiều, không kể tuổi nào.

Chết nhồi máu cơ tim tuy không có cách gì chữa được, nhưng hoàn toàn có thể dự phòng.

Có bác sĩ khuyên bạn uống Aspirin, vì sao ? Có thể khiến máu đông đặc lại !, không bị nhồi máu cơ tim.

Nhưng hậu quả là gì ? Hậu quả của việc uống nhiều aspirin là đáy mắt xuất huyết. Bây giờ rất nhiều người xuất huyết đáy mắt.

Tôi khuyên mọi người đừng uống aspirin nữa. Hiện nay ở Châu Âu không uống aspirin nữa rồi.

Vậy thì làm thế nào ? Ăn mộc nhĩ đen.

Ăn mộc nhĩ đen có hai tác dụng, trong đó có một tác dụng là khiến máu không bị dông đặc lại.

Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông đã đoạt giải Nobel.

Sau khi ông ta phát hiện, tất cả người Châu Âu người có tiền và có địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa.

Người thế nào là người cao ngưng thể chất ?

Xin trả lời là người thấp, to béo, đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ chuyển đổi tuổi.

Hơn nữa người thuộc nhóm máu AB càng dễ bị máu đặc cao ngưng và cổ càng ngắn thì cáng dễ bệnh.

Thứ nhất là tết đừng ăn đồ biển nhiều, thứ hai nên uống một chút trà ngon,

hoạt huyết tiêu ứ, thứ ba nhất thiết chớ tức giận,

hễ tức giận là máu đặc lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc máu, muốn uống thì uống vang đỏ, không quá 100ml.

Nếu cho anh ăn lạc nhất thiết đừng ăn.

Mà có ăn thì bóc vỏ đi. Anh xem lạc Trung Quốc, lạc ngũ hương, lạc rang, lạc chiên đều nguyên cả vỏ.

Anh sang Châu Âu mà xem, tất cả các thứ lạc đều bóc vỏ hết, người ta biết không nên ăn vỏ.

Có người hỏi: Cái vỏ lụa ấy chẳng phải có dinh dưỡng sao ?

Ai nói vậy, tôi xin nói với các vị, vỏ lạc không có dinh dưỡng nó chì có thể trị huyết ngưng phiến,

nâng cao huyết tiêu bản ; dùng để cầm máu.

Người trung niên và người già chúng ta không nên ăn.

Và xem tivi phải chú ý, tivi hay thì xem một lát, tivi dở thì đừng xem.

Vì sao ? Vì ngồi lâu, độ ngưng huyết sẽ lên cao.

Tôi lo nhất là gì ? Là người vốn lùn, to, béo, không có cổ, lại đang thời kỳ chuyển đổi tuổi,

lại nhóm máu AB, ăn đồ biển bửa bãi, rồi lại tức giận, lại uống rượu trắng, xong rồi ăn lạc không bóc vỏ,

người như vậy mà không chết vì nhồi máu cơ tim, thì tôi xin giải nghệ bác sĩ.

Dưới đây nói một chút về phấn hoa.

Tổng thống Ri-gân từng một lần bị bắn trọng thương, đã một lần bị u ác tính, ông ta đã cao tuổi như vậy mà bây giờ vẫn sống, chì có đều mắc chứng lú lẫn của người già. Chính là phấn hoa có tác dụng rất lớn cho cơ thể ông. Bây giờ ở Châu Âu, Châu Mỹ đều thịnh hành phấn hoa.

Sau khi về nước, tôi tra lại lịch sử thì ra chúng ta ( Trung Quốc) đã có từ lâu.

Vơ Tắc Thiên đã ăn phấn hoa, Từ Hi Thái Hậu cũng ăn phấn hoa.

Mọi người đều biết, phấn hoa là tinh tú của thực vật, nói thay nghén sự sống,

dinh dưỡng rất phong phú, là cái tốt nhất trong thực vật.

Cổ đại đã có rồi nhưng chúng ta quên mất.

Các vị đã từng mua phấn hoa ở ngoài phố, phấn hoa bán ngoài phố có vỏ cứng, chưa phá vách.

Phá vách cần có xử lư khoa học kỹ thuật cao.

Thứ hai phấn hoa mọc dại, dễ ô nhiễm, phải sát trùng.

Thứ ba, nó là protein phải thoát mẫn. Phấn hoa phải có 3 điều này mới dùng được: xử lý, tiêu độc, thoát mẫn.

Phấn hoa ở Nhật Bản: được dùng nhiều lắm, ở tuổi nào cũng dùng nó để làm đẹp. Người mẫu ở Pháp không ai không dùng. Có một lần, suốt một tháng liền, đêm nào tôi cũng dậy 3 lần :

Thấy nguy quá, tôi ăn phấn hoa, một tháng sau trở lại bình thường.

Tài liệu ghi chép cho biết tỷ lệ chữa bệnh của phấn hoa là 97%.

Nếu dùng phấn hoa chữa không khỏi thì thuốc cũng không giải quyết được, cuối cùng công năng thận suy kiệt.

Lại còn chứng rối loạn đường ruột phụ nữ mắc rất nhiều, bí đái có tính chất tập quán.

Rất nhiều người uống thuốc đi ngoài mà mắc ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.

Phấn hoa có một tên gọi là cảnh sát đường ruột, sau khi ăn phấn hoa, cảnh sát có thể duy trì trật tự đường ruột. Thu ba, nó làm đẹp khoẻ mạnh, duy trì thể hình.

Ba tác dụng lớn của phấn hoa không thể coi thường.

ĐỘNG VẬT

Người ta nói ăn động vật bốn chân không bằng ăn con hai chân,

mà ăn con hai chân không bằng ăn con nhiều chân.

Nếu trong bữa ăn có cả thịt lợn và thịt dê, thì ăn thịt dê, có thịt dê và thịt gà thì ăn thịt gà ;

có gà và có cá thì ăn cá ; có cá và tôm thì ăn tôm.

Đó không phải là làm khách.

Động vật càng nhỏ thì protein càng tốt.

Dinh dưỡng học dạy chúng thô sơ thì chì xem con vật to hay nhỏ ; đem phân từ thức ra thì người ta không hiểu. Tôi còn chưa nói cho chuột, ở hội nghị quốc tế người ta nói protein của bọ chét là tốt nhất.

Con bọ chét, đừng thấy nó nhỏ, nó có thể nhảy cao một mét, anh có tin không ?

Nếu phóng đại nó lên bằng cơ thể con người, thì nó có thể nhảy lên mặt trăng ấy chứ !

Cho nên đã có mấy bác sĩ Mỹ đang nghiên cứu làm thế nào để có thể ăn được bọ chét.

Bây giờ WHO, Liên hiệp quốc đề nghị mọi người ăn nhiều gà và cá.

Tại sao không khuyến nghị ăn tôm ? Không phải là không khuyến nghị mà là tôm quá đắt khó phổ cập.

Nếu có tôm, thì ăn tôm là tốt.

Giờ đây tôi nắm một nguyên tắc thế này: nếu có tôm thì tôi ăn vài con tôm.

Vài con đó đủ nhiều protein hơn anh ăn đầy một bụng thịt bò.

Cá thì dễ phổ cập hơn. Protein của cá một giờ là hấp thụ được, tỷ lệ hấp thụ là 100%, còn protein của thịt bò là 3 tiếng đồng hố mới hấp thụ được.

Cá đặc biệt thích hợp cho người già, đặc biệt là người cơ thể suy nhược.

Tất nhiên là tôm tốt hơn cá. Quốc tế đã điều tra vùng tuổi thọ nổi tiếng nhất là Nhật Bản, vùng tuổi thọ của Nhật Bản là ven biển, mà ven biển tuổi thọ cao nhất là vùng địa phương ăn cá.

Đặc biệt là ăn cá bé, tôm bé, đặc biệt phải ăn cả con cá (ăn cả đầu lẫn đuôi) vì có chất hoạt tính, mà chất hoạt tính thì ở đầu và bụng cá bé, tôm bé. Đấy là khoa học, chứ không phải mua cá chọn con to là tốt.

Còn một nguyên tắc nữa là phải nắm vững lượng, chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt.

Trên quốc tế có quy định: ăn no 7 phần 10, suốt đời không đau dạ dày, ăn 8/10 là tối đa, nếu ăn no 10/10 thì 2/10 kia vô ích.

Cho nên quốc tế khuyến nghị tỷ lệ vàng là 0.618 : lương thực phụ 6, lương thực chính 4 ; lương thực khô 6, lương thực tinh 4 ; thực vật 6, động vật 4, cân bằng vật chất có một quy luật tôi xin giới thiệu qua.

Trẻ sinh ra cho tới 5 tháng ăn sữa mẹ là tốt nhất, ngoài 5 tháng sữa mẹ không đủ,

cần thêm 42 loại thức ăn trở lên. Người ta tới tuổi già lại càng khó.

May thay có một bác sĩ người Pháp tên là Climent, khi du lịch sang Châu Phi thấy người ở Hồ Zầm lớn Châu Phi khỏe mạnh sống lâu hơn chúng ta. Họ ăn cái gì ?

Ăn rong biển, phơi khô làm bánh bao ăn, sau đó uống canh rong biển.

Bác sĩ ấy đem về Paris thí nghiệm, thì ra là rong biển, rong xoắn ốc.

Rong xoắn ốc này phát hiện năm 1962, phát hiện này làm xôn xao thế giới.

Vì sao ? Một gram nó bằng 1000 gram tổng hợp tất cả các loại rau, dinh dưỡng đặc biệt phong phú, rất toàn diện, phân bổ dinh dưỡng rất cân bằng hơn nữa là thức ăn kiềm tính.

Ở Nhật Bản, mỗi năm họ tiêu thụ 500 tấn rong xoắn ốc,

họ đi du lịch Trung Quốc người nào cũng mang theo. Chúng tôi hỏi họ, vì sao mang rong xoắn ?

Họ bảo 8 gram rong xoắn là có thể duy trì sự sống 40 ngày.

Ngoài ra nó rất quan trọng đối với một số bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường…

Ưu điểm lớn nhất của rong xoắn là khiến cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không bị biến chứng,

có thể ăn uống như người binh thường.

Bệnh nhân tiểu đường thiếu năng lượng, lại không được ăn đường,

rong xoắn là đường khô, hấp thu đường khô vào là có năng lượng.

Bệnh nhân tiểu đường, đường máu không ổn định, sau khi dùng rong xoắn có thể dần dần ngừng thuốc, sau đó dần dần có thể ngừng rong xoắn, cuối cùng khống chế bằng rong mềm.

Đối với bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, rong xoắn có chất diệp lục có tác dụng khôi phục đối với niêm mạc dạ dày.

Rong xoắn còn có tác dụng phòng bức xạ.

Khi trạm điện hạt nhân của Liên Xô bị nổ, chuyên gia Nhật Bản đi cứu người mang theo rong xoắn,

tác dụng chống bức xạ của nó rất mạnh.

Tôi tổng kết một chút, bức xạ ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta.

Nhưng có mấy cách có thể dự phòng: thứ nhất uống trà xanh ; thứ hai là ăn rau xanh, cà-rốt ; thứ ba là ăn rong xoắn ; thứ tư là ăn tảo phục khang.

Tảo phục khang là tốt nhất.

Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mình mà chọn lấy một cách, thực sự không được ăn rau xanh, cà-rốt.

Bức xạ thì ai cũng có thể tiếp xúc.

Quốc tế đã từng cảnh cáo : nhất thiết chớ để đồ điện trong phòng ngủ.

Nhất là lò vi song, đối với chúng ta nguy hại lớn nhất, trong vòng 7 mét nó có thể bức xạ đến chúng ta.

Và các đồ điện, không nên mở cùng một lúc.

Vừa có tivi vừa có tủ lạnh, lại vừa có lò vi sóng, bạn làm thức ăn ngay bên cạnh,

thì bạn mắc ung thư là không oan uổng gì.

2. VẬN ĐỘNG ÔXY

Có một kinh nghiệm thành nguyên tắc, nhất thiết đừng luyện tập sáng sớm.

Xin khuyến nghị các vị tập luyện vào chiều tối.

Các nhà khoa học đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận động.

Mà người già vận động đi bách bộ là được, chì cần đi 20 phút. Muốn giảm béo không dùng phương pháp này,

nữa giờ đến một giờ trước bữa ăn, ăn 2-4 hạt rong xoắn,

sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn mà lại không thiếu dinh dưỡng.

Người Châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn, ở trong nước (Trung Quốc) ăn ít,

đi ngoài nhiều là không đúng cách.

Thứ hai là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng để bạn kham khảo.

Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định là 9-11 giờ, buổi chiều là 2-4 giờ. Vì sao ? Vì sau 9 giờ, không khí ô nhiễm lắng xuống, chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực.

Các vị chú y cho, sáng dậy mở cửa sổ, đừng có thở nhiều ở đó, vì chất gây ung thư, chất phản lực đều chạy hết vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi.

Quốc tế đã cảnh cáo, 6-9 giờ sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm nhất.

Không thể nói chung chung rằng ngủ sớm dậy sớm là khoẻ.

Cả đêm bạn đã hít đầy bụng khí cacbonic ở trong nhà, trong đường hô hấp đã có hơn 100 loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây, buổi sáng trong rừng cây lại toàn là cacbonic.

Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ sở cao, thân nhiệt cơ sở cao, thượng thận tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều tối, người có bệnh tim bẩm sinh rất dễ sinh chuyện.

Trong rừng cây, phải đợi khi mặc trời lên, ánh mặt trời có phản ứng với chất diệp lục mới có thể sản sinh ô-xy.

Lúc trong rừng toàn khí cacbonic, rất dễ trúng độc, rất dễ mắc ung thư.

Trong sách Hoàng Đế nội cung có nói: “không có mặt trời thì không tập luyện”.

Tôi đề nghị các vị, mùa hè ngủ sớm dậy sớm, mùa đông không nên đi tập buổi sáng sớm mà đổi sang tập buổi tối. Cũng không phải là người như thế nào cũng đều ngủ sớm, dậy sớm khoẻ người cả,

người cao tuổi đừng có bật dậy mạnh.

Có người bật một cái là dậy, thoắt một cái là nhồi máu cơ tim chết luôn.

Quốc tế người ta nói, người ngoài 70 tuổi nên dậy thông thả, duỗi tay duỗi chân cử động vài cái,

rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi hẵng đứng lên.

Như vậy sẽ không làm sao cả. Cho nên tuổi tác khác nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì phải đối xử khác nhau.

Dưới đây, xin nói về ngủ trưa. Quốc tế quy định rồi, ngủ trưa hay không ngủ trưa khỏi phải tranh luận.

Trước kia, Nhật Bản không chủ trương nếu đêm hôm trước không ngủ tốt thì nên ngủ trưa.

Thời gian ngủ trưa nên là nữa giờ sau bữa ăn trưa,

và tốt nhất nên ngủ một tiếng đồng hồ, ngủ lâu quá không có lợi chó sức khoẻ.

Không nên đắp chăn dày.

Buổi tối đi ngủ vào lúc nào ? Xưa nay chúng tôi không đề xướng ngủ sớm dậy sớm.

Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ.

Nếu 7h tối đi ngủ, 12h đêm dậy lục đục vớ vẩn thì không ích gì.

Chúng tôi chủ trương 10-10h30 đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế người ta đã quy định, một giờ đến một giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất, như thế thì 12h đêm đến 3h sáng, 3 tiếng ấy sét đánh cũng không nhúc nhích, không có làm gì hết, 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu.

Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy tinh thần sẽ rất thoải mái.

Nếu anh ngủ sau 4h, thì đó là giấc ngủ nông.

Biết cách ngủ và không biết cách ngủ là rất khác nhau.

Chúng tôi chủ trương từ 12h đến 3h sáng ngủ say như chết và trước khi đi ngủ tắm nước nóng 40-50oC, như vậy chất lượng giấc ngủ rất cao.

Các bạn đánh bài tôi không phản đối, nhưng phản đối đánh bài từ 12h đến 3h sáng.

Ở Thẩm Quyến có 4 thanh niên đánh bài mà chết, báo đã đưa tin.

3. TRẠNG THÁI TÂM LÝ

Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện cũng vô ích.

Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết.

Trường đại học Stan-pho đã làm một cuộc thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống mũi đặt lên mũi cho anh thở, rồi sau đó lấy ống mũi đặt lên bãi tuyết 10 phút.

Nếu băng tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh, tự nhiên, nếu băng tuyết trắng lên chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt, nếu băng tuyết tím đi chứng tỏ anh tức giận.

Rút lấy 1-2cc chỗ băng tuyết tím đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút sau chuột con sẽ chết.

Tôi khuyên các bạn, ai muốn trêu tức bạn thì bạn đừng có tức.

Nếu bạn không nhịn được, bạn hãy xem đồng hồ, đừng để quá 5 phút,

quá 5 phút là hổng chuyện, máu sẽ tím đi.

Thí nghiệm này đã được giải Nobel.

Tâm ly học có thể đề xuất 5 phương pháp tránh tức giận: một là tránh đi ; hai là chuyển đi, người ta chửi thì anh cứ đánh cờ, câu cá, không nghe thấy ; ba là thả ra, nhưng phải chú y, người ta chửi anh, anh lai đi chửi người khác thì không chẳn gọi là thả ra, mà phải đi tìm bạn tri âm để nói chuyện, thả ra hết (giải toa?) nếu không, cứ để bụng, thì sẽ sinh bệnh ; bốn là thăng hoa, tức là người ta càng nói, anh càng ra sức làm ; năm là khống chế, đây là phương pháp chủ yếu nhất, tức là mày chửi thế nào, ông cũng không sợ.

Điều này rất quan trọng ”

 Nhịn một lúc gió yên sống lặng, lùi một bước biển rộng trời cao“.

Nhẫn nại không phải là mục đích mà là sách lược.

Nhưng người thường không làm nổi, mới nói một câu đã lồng lộn lên. tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu (Không nhịn được điều nhỏ thì sẽ rối loạn cả mưu chí lớn) Châu Âu có một kinh điển bác học : cái lý khó giảng thì nên dừng, con người khó đối xử thì nên xử hậu, việc khó xử thì nên làm buông thả, công việc khó thành thì nên khôn khéo.

Câu đầu tiên trong 4 câu ấy có nghĩa là: Lý lẽ khó thì khoan hãy nói. Triết lý rất sâu sắc, rất có ích.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du, rốt cuộc đã khiến Chu Du tức giận mà chết.

Tại Chu Du hay tại Gia Cát Lượng ? Kết luận là tại Chu Du, khí lượng ông ta hẹp hòi quá.

Tức giận nguy hại rất lớn cho người ta.

Hiện nay có một lý thuyết mới, tất cả các động vật đều không có công năng cười, duy loài người có công năng đó. Nhưng loài người chưa biết sử dụng công năng đó.

Xưa có câu: một nụ cười trẻ ra 10 tuổi. Không phải chì tuổi tác mà chì tâm thái, miệng hay cười, người hay khoẻ. Tác dụng của cười rất lớn, cười tránh được rất nhiều bệnh.

Thứ nhất không bị thiên đầu thống, thứ hai không bị đau lưng, vì khi cười vi tuần hoàn phát triển.

Thông tắc bất thống (thông thì không đau), bất thông tắc thống (không thông thì đau).

Lại nữa, thường xuyên cười đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hoá.

Có thể làm thí nghiệm, anh cứ sờ vào bụng và bắt đầu cười, mỗi ngày cười to 3 lần bụng lọc sọc 3 lần thì không táo bón, không bị ung thư dạ dày, đường ruột.

Anh tập tay, tập chân nhưng tập dạ dày đường ruột vào lúc nào ?

Không có cơ hội, chì có cười mới tập được dạ dày đường ruột.

Cười đã trở thành tiêu chuẩn của sức khoẻ.

Tôi đã điều tra nhiều lần, giải Nobel thứ hai về cười đã được trao.

Cười là thứ thuốc tê thiên nhiên.

Nếu bạn bị viêm khớp, xin đừng lo cứ nhìn vào khớp mà cười ha há, một chốc là không đau nữa.

Cười có nhiều ích lợi như thế, sao chúng ta lại không cười nhì.

Mới đây thành phố Bắc Kinh đã có tổng điều tra rồi, tuổi thọ của người ta bạn có biết là cụ ông thọ hơn hay cụ bà thọ hơn không ? Tôi xin mách các vị, cụ bà thọ hơn cụ ông, bình quân thọ hơn cụ ông 6 năm rưỡi.

Tình cờ gặp một cụ ông, tại sao cụ lại tập luyện một mình ?

Ông cụ bảo lão không ghép được đôi, các bà lão đều tập với nhau, luyện tập từng đôi ở đầu phố.

Ưu điểm lớn nhất của nhiều cụ bà là tai khi còn trẻ đã rất thích cười, các ông không cười.

Đã kém người ta sáu tuổi rưỡi rồi đó, đến bao giờ mấy ông mới cười.

Cho nên từ giờ, mỗi người hãy mau cười đi.

Các vị hôm nay đến đây, các vị cười mấy tiếng là sống thêm được mấy năm.

Có người nói thế nào cũng chẳng cười.

Cấp bậc càng cao càng không cười, tôi biết làm thế nào được ?

Chẳng những đã không cười, lại còn có một logic : Nam nhi hữu lệ bất khinh đàn

(Đàn ông có nước mắt nhưng không dễ gì chảy).

Nước mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân tiể̉u đường thì ngọt, nước mắt đau buồn thì đắng, trong đó có peptide (pép-tít) có hóc môn.

Nếu lâu ngày không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị ung thư đấy.

Dù có khỏi khối u thì cũng bị loét hoặc viêm kết tràng mãn tính.

Cho nên, nếu các vị đau buồn thì phải chảy nước mắt ra, giữ lại không ích gì đâu.

Ở hội nghị quốc tế, người ta đã cảnh cáo chúng ta.

Chúng ta hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng vận động và dừng quên luôn luôn cười vui.

Mong rằng mỗi người đều chú ý đến cân bằng ẩm thực, vận động có ô-xy và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng khóc thì nên khóc, lúc đáng cười thì cười.

Tôi tin rằng chúng ta nhất định vượt qua được tuổi 73, qua tuổi 81, đến 90, 100 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.

                                                                                                   Bs. Tề Quốc Lực
 

.

Lần cuối…

Lần cuối…

carrying-the-cross.jpg

 “Em nói gì?” anh chồng la lên, “hôm qua anh mới nói chuyện với nó mà.”

“Sáng nay nó bị tai nạn qua đời rồi!” vợ đáp lại.

“Anh hẹn nó cuối tuần này đến nhà mình ăn cơm nhưng bây giờ…”

++

“Năm tới mình đi chơi chỗ đó nha.” Bé háo hức lên kế hoạch.

Kế hoạch ấy phải huỷ bỏ vì anh đã tạm biệt thế giới này.

++

Chị nằm im bất động sau cơn đột quỵ. Anh chỉ còn biết đứng nhìn xót xa. Chị đã ao ước được đi xem phim trong rạp chiếu dưới phố với anh vì nơi ấy đầy ắp kỉ niệm một thời yêu đương. Nhưng anh mải miết chạy theo công danh sự nghiệp mà khất lần với vợ. Bây giờ, hối hận thì hết cơ hội rồi.

++

Ba ngày trước, Tư Bo bực tức: “Cái thằng chết tiệt, tao mà không kiềm chế lúc đó thì nó no đòn.”

Ba ngày sau, Tư Bo hai dòng nước mắt: “Tại sao mày bỏ tao đi trước vậy? Không có mày thì tao thế nào đây? Tại sao?”

Tư Bo lúc này chỉ biết khóc, chẳng còn nhớ gì đến chuyện gây gổ hôm ấy. Cuối cùng, phải chăng khôn ngoan là biết khắc sâu những kỉ niệm đẹp lên đá và biết để gió cuốn đi những hạt bụi bất hoà bất mãn trong đời?

++

Bác sĩ nói tình trạng của em bây giờ là “sống thực vật”, nghĩa là em chỉ nằm đó thở, sống và có thể cảm nhận nữa, nhưng em sẽ không còn nói được lời nào. Trước khi người ta phát hiện ra em bị bất tỉnh và đưa em đi cấp cứu, em rất muốn nói là em đã hiểu nỗi khổ tâm của anh, em đã tha thứ cho anh, em thương anh lắm và em hạnh phúc vì có anh trên đời này. Nhưng bây giờ em nằm đây. Anh đứng lặng lẽ nhìn em, đau khổ. Nếu hôm ấy em quảng đại hơn một chút để nói với anh những lời kia thì anh (và cả em nữa) giờ này đã bình an.

++

“Alô, dạ con chào bác gái. Cách đây ít lâu con nghe nói bác trai bị bệnh gì đó nhưng bận quá con chưa hỏi thăm được. Hôm nay bác trai sao rồi ạ?”

“Cám ơn con hỏi thăm. Bác trai khuất núi hai tuần trước rồi con ơi…”

Thực ra thì nó đã có thể gọi điện hỏi thăm bác nhiều lần. Giá mà nó không…làm biếng.

++

“Tôi thấy con nhỏ đó cầm điện thoại của tôi. Đúng là đồ lăng nhăng. Tôi không nghe đâu! Bye.” Chị giận dữ bỏ đi một mạch. Anh chỉ biết bất lực đứng nhìn theo. Anh muốn gọi chị nhưng không thể thốt nên lời. Kể từ đó, chị không nghe tin gì của anh nữa.

Mấy tuần sau, nhỏ bạn của chị không biết quan hệ giữa chị với anh thật thà kể: “Tui thấy tội ổng P ghê. Là con trai mà khóc nức nở khi kể chuyện với tui. Bà biết không, trước ngày Valentine (ngày lễ tình hồng), ổng phải bán gấp cái điện thoại là vật duy nhất có giá trị trên người cho một người bạn để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ đau nặng ở quê. Ngặt một cái, điện thoại ấy là do bạn gái ổng tặng. Nghèo quá, lại đang thất nghiệp nên hổng biết xoay sở thế nào. Tội ghê. Hổng biết bây giờ ổng đang trôi dạt phương nào?”

++++++++++

Lần gặp gỡ nào cũng có thể là lần cuối cùng.

+++

Trong lần gặp có thể là cuối cùng ấy, ta có hai lựa chọn rõ ràng: để lại ấn tượng tốt đẹp của yêu thương hay đánh mất đi cơ hội rồi hối tiếc.

+++

Thật ra, giận hờn, trách móc, oán than, cố chấp… cũng chẳng đem lại lợi ích cho ai.

+++

Đây cũng có thể là một trong những bài cuối cùng mình viết. Bởi thế, cho phép mình cùng bạn tự vấn một chút để tụi mình sống trọn vẹn hơn ‘lần có thể cuối cùng’ và để sẵn sàng cho ‘lần cuối cùng chắc chắn’, bạn nhé. Mời bạn cùng lặng xuống với những tự vấn sau đây:

+ Lần cuối cùng tôi hỏi thăm một người thân quen là khi nào?

+ Lần cuối cùng tôi gạt bỏ tự ái để giữ hoà khí yêu thương là lúc nào?

+ Lần cuối cùng tôi sáng suốt tận dụng cơ hội bày tỏ sự quan tâm của tôi cho một người thân yêu cách đây lâu chưa?

+ Đâu là lần cuối cùng tôi bước ra khỏi định kiến của mình để chỉ lắng nghe và đón nhận người khác “như họ là”?

+ Lần cuối cùng tôi kiên nhẫn cho người khác cơ hội để giải thích là khi nào?

+ Lần cuối cùng tôi cho mình một cơ hội để nghe thấu đáo mà không nóng vội kết luận là lúc nào?

+ Đâu là lần cuối cùng tôi đã dùng tình yêu Chúa trong tim tôi để chiến thắng cám dỗ xung khắc với người khác?

+ Lần cuối cùng tôi học cảm thông và đón nhận anh chị em là khi nào?

+ Trong cuộc gặp gỡ của tôi hôm nay với một ai đó, tôi có để lại ấn tượng của yêu thương?

+ …

++++++++

Thầy Giêsu khuyên thực tế thế này: “Anh em hãy luôn tỉnh thức vì anh em không biết lúc nào giờ ấy sẽ đến.” (Mc 13:33, Mt 24:42)

Giuse Việt, O.Carm.

 

Nguồn : dongcatminh.org

CẦU NGUYỆN BẰNG CẢ TẤM LÒNG VÀ ĐƯỢC NHẬM LỜI

CẦU NGUYỆN BẰNG CẢ TẤM LÒNG VÀ ĐƯỢC NHẬM LỜI

                                                                         tác giả: Kim Hà

                                                                      www.memaria.org



Trong buổi họp nhóm Canh Tân Đặc Sủng ngày 5/7/2012 vừa qua, có một người chia sẻ cảm nghiệm là nhóm họ có trên 10 người cùng nhau đi  hành hương vùng Long Beach, California để xin Đức Mẹ Maria những ơn lành cần thiết cho từng gia đình.

Lúc ấy khoảng độ 11:30 giờ đêm nên bầu khí rất linh thiêng. Sau khi cầu nguyện xong thì một người trong nhóm leo lên cao để nhìn qua bức tường mà viếng một tượng Đức Mẹ Maria nữa ở trong khuôn viên của nhà Chùa vì Tượng Đức Mẹ Maria trong chùa thì quay lưng lại bức tường. Ở đó có hai thánh tượng: một tượng quay ra mặt biển mà ai cũng có thể đến viếng, còn một tượng thì quay lưng lại bức tường và mặt biển. Tự nhiên anh ta thấy mặt Đức Mẹ quay lại và nhìn anh. Anh hoảng hốt kêu mọi người đến chiêm ngắm thì cả trên 10 người đều nhìn thấy mặt Đức Mẹ quay ngược lại để nhìn mọi người. Ai cũng cảm động vì được Mẹ ban cho một ơn lạ lùng.

Đến lúc kể cho cả nhóm nghe mà người chứng còn cảm thấy mình đang nổi gai ốc vì cảm động.

Đây là tượng Đức Mẹ Maria đứng trong một hình vỏ con sò, Mẹ đã từng ban nhiều ơn lạ cho những ai đến hành hương  thăm Mẹ. Địa chỉ: Ở ngoài một ngôi chùa:

3361 E. Ocean Blvd,
Long Beach, CA 90803
(Góc Redondo và East Ocean Blvd, Long Beach)

Trong tuần qua, nhóm cầu nguyện của chúng tôi cũng lên viếng Mẹ vào buổi chiều tối. Tại đó, người ta đến lũ lượt đọc kinh và ca hát mừng Mẹ. Trong chuyến xe đi chung, chúng tôi được nghe rất nhiều cảm nghiệm của một phụ nữ trẻ là cô Kathy. Cô là người đạo mới nhưng có đức tin vững vàng và cô kể ra những ơn lành mà cô xin và được Chúa và Đức Mẹ nhậm lời cô. Xin kể ra một số những ơn lành mà cô Kathy nhận được:

“Con xin làm chứng cho Chúa và Đức Mẹ Maria về những ơn lành mà con có như sau:

1. Cách đây 5 năm, vợ chồng con sang Georgia mở nông trại nuôi gà. Công việc vất vả và con bị ông chủ hãng giao gà làm khó dễ và chèn ép con nhiều. Con muốn bán trại gà để về lại California nhưng không có người mua. Vì thế, những lúc có thì giờ thì con đi chầu Thánh Thể và khóc như mưa trước Chúa Giêsu Thánh Thể.  Con xin Chúa giúp đỡ con ra khỏi tình trạng bế tắc ấy nếu không thì con chết vì tuyệt vọng. Rồi con bắt đền Chúa và phàn nàn đủ thứ như một đứa con nít bắt đền cha mẹ nó. Bỗng dưng con thấy trong mặt nhật hiện lên hình ảnh Chúa Giêsu đang bị đóng đinh và Chúa đau đớn quằn quại. Con thấy rõ được gương mặt đau khổ của Chúa Giêsu. Thấy vậy, con sợ quá nên khóc vì thương xót Chúa. Sau lần ấy, con về được một thời gian thì ông chủ hãng ấy bắt đầu đổi thái độ và cách cư xử tốt hơn. Rồi con bán được trại gà. Con tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhậm lời con và tỏ cho con biết rằng những nỗi thống  khổ của con không là gì so với những nỗi thống khổ của Chúa trên thánh giá.

2. Cách đây mấy năm, con có thai và khi đi khám thai thì bác sĩ cho con biết là thai nhi này lúc sinh ra sẽ bị bịnh down syndrome và sẽ bị nhiều bịnh khác mà có thể bé phải bị điều trị cả đời trong bịnh viện. Vị bác sĩ đề nghị con hãy phá thai để khỏi phải nuôi đứa con tàn tật. Con nhất định không chịu phá vì con nói rằng luật của Chúa  không cho giết người.

Thế rồi con đến viếng Đức Mẹ Maria và khóc với Mẹ. Con trao phó số phận của thai nhi cho Đức Mẹ và xin Mẹ ban một giải pháp nào thỏa đáng mà con không phải mang tội giết người. Ngày nào con cũng khóc và cầu nguyện tha thiết với Đức Mẹ. Con xin Mẹ cứu giúp con. Nếu thai nhi ra đời mà đau ốm thì sẽ là gánh nặng cho hãng bảo hiểm, cho nhà nước và cho gia đình con. Xin Mẹ định liệu cho con.
Rồi sau đó, con đi khám thai lần nữa thì lần này bác sĩ nói rằng thai nhi chết trong bụng con đã được mấy ngày nhưng con không thấy triệu chứng gì khác lạ. Rồi bác sĩ mổ để lấy thai nhi ra. Con chỉ biết cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Maria đã quan phòng và đưa thai nhi về để con không phạm tội giết con. “

Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ Maria đã thương ban những ơn lành cho chúng con! Amen.

Kim Hà

Hình ảnh gia đình

Hình ảnh gia đình

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long                                                       7/14/2012

                                                                                   nguồn: vietcatholic.net

Việc làm và tình yêu trong đời sống con người là hai yếu tố góp phần xây dựng con ngưòi cùng xã hội. Nhưng hai hình ảnh này theo lý luận phân tích lại như đi ngược chiều nhau.

Tình yêu dẫn đến sự sinh sôi nẩy nở thêm con người; công  việc làm ngăn cản vướng trở tình yêu. Hai điều căn bản trái ngược nhau trong đời sống xã hội ngày hôm nay.

Công việc làm mang đến lợi nhuận, tiền bạc. Tình yêu thì hao tốn tiền bạc. Việc làm sản xuất ra hàng hóa và mang lại tư bản sở hữu. Còn tình yêu sản xuất ra con cái và mang lại sự thua lỗ tốn kém.

Từ việc làm nảy sinh viết ra những sách báo thực dụng chỉ dẫn phát minh. Còn từ tình yêu nảy sinh đưa đến viết sách báo tiểu thuyết.

Việc làm và tình yêu như thế phân chia đời sống xã hội ra làm đôi, trong đen và đỏ, chen lẫn vào số phận con người.

Theo phân tích lý luận thì khô cứng như thế. Nhưng giữa việc làm và tình yêu còn có yếu tố thứ ba nữa. Yếu tố này được xây dựng thành hình, nếu hai yêu tố kia cùng chung hợp với nhau.

Đó là gia đình.

1. Từ khởi thủy đã có…

Đọc trong Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế có câu: „Từ khởi nguyên Thiên Chúa sáng tạo trời đất.“. ( St 1,1). Trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa có cả con người Nam và Nữ.

Rồi chính Thiên Chúa cũng đã muốn con người sống chung hợp thành gia đình với nhau: „ Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều…Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó…..Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.“ ( St 1-2).

Như thế gia đình là sự sống chung hợp của hai người Nam Nữ với nhau không chỉ dựa trên nền tảng làm việc hay chỉ tình yêu, hay chỉ trên yếu tố sinh lý vật học cùng trên tầng thần kinh cảm gíac, nhưng còn trên niềm vui hạnh phúc, sự tròn đầy đời sống họ mang lại cho nhau.

Gia đình có thể nói là ơn Kêu Gọi của hai người Nam và Nữ cùng nhau xây dựng mái ấm căn nhà tình yêu cùng hỗ trợ nhau đưa đến sự trọn vẹn đời sống của nhau. Tình yêu của họ trao cho nhau là sứ điệp tin mừng giúp họ khám phá ra điều còn ẩn dấu nơi mỗi người, món qùa tặng của Thiên Chúa.

Gia đình là ơn kêu gọi hướng về tình yêu và như món qùa tặng cho đời sống.

Yếu tố gia đình giúp không chỉ xây dựng đời sống hai người mà còn cho hoa qủa là con cái của họ do Trời cao ban cho. Và như vậy cho cả xã hội con người nữa.

Yếu tố gia đình giúp họ vượt qua rào cản phân tích đi vào ngõ bí ích kỷ khô cứng giữa hai bên chỉ thuần túy tình yêu và chỉ thuần túy việc làm.

Phải, xưa nay có nhiều cách thế nhìn cùng suy tư về gia đình. Nhưng yếu tố gia đình theo nếp sống trong dân gian xưa nay là căn bản cho đời sống xã hội.

2. Từ căn bản

Gia đình xưa nay trong đời sống xã hội vào mọi thời đại, ở mọi đất nước nền văn hóa nhân loại có chức năng liên quan ra tới ngoài xã hội nữa. Gia đình nào cũng là một xã hội thu nhỏ có cha, có mẹ, con cái. Xã hội nhỏ này nối kết với những xã hội nhỏ khác làm thành xã hội to lớn. Trong xã hội nhỏ gia đình, em bé bạn trẻ nhận được trước hết tình yêu sự chăm sóc âu yếm đùm bọc của cha mẹ ngay từ khi em thành hình là bào thai trong cung lòng mẹ.

Trong bầu không khí đó em bé bạn trẻ phát triển lớn lên thành người quân bình cả về thể xác lẫn tinh thần. Vì mỗi con người không phải chỉ có thân xác với đầu mình và tứ chi, nhưng còn bao gồm cả trí khôn tinh thần nữa. Tinh thần lành mạnh nơi thân xác khoẻ mạnh.

Trong bầu không khí đó em bé bạn trẻ khám phá ra thế nào là tình liên đới giữa con người với nhau, và con người cần nhau như thế nào.

Trong bầu không khí đó em bé bạn trẻ được đào tạo giáo dục từ căn bản về ăn uống, học nói, đi đứng, nằm ngồi, ngủ nghỉ, tắm rửa, mặc quần áo, giữ vệ sinh, học đọc chữ, nhất là học biết khám phá về nếp sống đạo giáo tinh thần, biết bỡ ngỡ vẻ đẹp trong thiên nhiên.

Trong bầu không khí đó em bé bạn trẻ phát triển lớn lên dần nhận ra thế nào là điều hay lẽ phải, thế nào là một nếp sống tốt đẹp có lễ phép, có tư cách, có nguồn gốc.

Những căn bản đó là hành trang cần thiết giúp em bé bạn trẻ lớn lên đi vào trường đời sống cùng học hỏi mở mang thêm ra, cùng làm việc xây dựng, và cùng yêu mến đời sống xã hội.

Trong cuộc gặp gỡ gia đình thế giới lần thứ bảy ở Milano bên Ý hôm 01.06.2012. Đức Hồng Y Ravasi, đã có suy tư về gia đình theo ba hình ảnh„ Gia đình là một căn nhà có ba phòng: phòng đau khổ, phòng làm việc và phòng mừng lễ. „

Thiết nghĩ, những căn phòng này không phải là số phận phải hứng chịu, nhưng là cơ hội giúp đời sống có kinh nghiệm trưởng thành vững mạnh hơn. Và như thế đời sống gia đình khác nào là trường đào luyện cho con người trước khi ra trường đời sống.

Nhưng dẫu vậy, con người xưa nay vẫn luôn có những thắc mắc hoài nghi, có khi chao đảo, khi nhìn thấy những thực tế về cảnh gia đình trong xã hội.

3. Từ thắc mắc hoài nghi

Không chối cãi, hình ảnh gia đình không chỉ có mặt tích cực, mà còn có cả mặt tiêu cực nữa;

Không chỉ có phương diện theo truyền thống xưa nay, mà còn cả phương diện cách mạng đổi mới chạy theo thời đại nữa;

Không chỉ có khía cạnh đạo đức như được thánh hóa, mà còn có cả khía cạnh bị tục hóa nữa;

Không chỉ có mặt gía trị cao đẹp, mà còn cả mặt bị hạ gía coi nhẹ thường nữa;

Không chỉ được ca tụng là cần thiết, mà còn bị tương đối hóa nữa;

Không chỉ được nhìn nhận là thánh thiêng Ơn Kêu của Trời cao, mà còn bị cho là một sản phẩm nhu cầu của thời đại.

Không chỉ là một giao ước nền tảng của hai vợ chồng trung thành gắn bó với nhau suốt đời, mà còn có cảnh sống thử tìm hiểu nhau một thời gian, hay ly dị xóa bỏ giao ước chia tay nhau nữa.

Không chỉ là một hôn nhân giữa hai người Nam và Nữ theo luật thiên nhiên, mà còn có cả hôn nhân giữa hai người cùng phái tính nữa theo đòi hỏi của con người ngày hôm nay.

Không chỉ là cùng chung vui cộng khổ trong gia đình giữa cha mẹ với nhau, mà còn có cảnh người cha đẩy những gánh nặng lo âu cho người mẹ một mình gánh chịu nữa, hay ngược lại.

Không chỉ có những người con do cùng một dòng máu tế bào của một cha và của một mẹ sinh ra. Nhưng còn có những người con hoặc của riêng cha, hoặc của riêng mẹ, hoặc được nhận làm con nuôi.

Không chỉ là chiếc nôi tổ ấm như xưa nay vẫn hiểu vẫn ca tụng. Nhưng càng ngày gia đình như đang trở thành một „Garage“ chiều tối cho xe chạy vào đậu nghỉ lấy nước đổ xăng nhớt cho khoẻ tươi tỉnh trở lại, rồi sáng hôm sau lại chạy đi tiếp vào đời sống.

Không còn thuần túy là tổ ấm để trẻ con thơ bé được đùm bọc lớn lên phát triển, cảm nghiệm được tình âu yêm của cha mẹ. Nhưng đang dần dần gia đình là nơi chốn ngủ nghỉ ban đêm sau giờ làm việc của cha mẹ. Vì trẻ con ngay khi còn thơ bé từ lúc hai hay ba tuổi bị đưa gửi vào nhà trẻ, rồi lớn lên đi học ở nhà trường cả ngày, làm việc liên miên không ngừng nghỉ, và cả lúc tuổi gìa cũng còn phải bồi dưỡng đi học tiếp ở đại học, ở những lớp „Seminare“ nữa… Chiếc ghế nhà trường theo đuổi đẩy con người từ lúc tuổi thơ bé vào vườn trẻ cho tới tuổi gìa.

Phải, những cảnh trái ngược nhau về hình ảnh đời sống gia đình không thể nào kê khai ra cho hết đầy đủ được.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những hình ảnh trái ngược đó, nhiều người sẽ không muốn tạo lập gia đình nữa. Nhưng rào cản trong đời sống không phải là không vượt qua được, lẽ dĩ nhiên là phải cố gắng mệt nhọc. Và trong đời sống làm gì mà không có thử thách, không có cám dỗ, không có khó khăn.

Đời sống đâu chỉ gồm có những điều tiêu cực thất vọng, mà còn có mặt tích cực niềm hy vọng nữa. Chính điều này mà gia đình dù trải qua xưa nay trong cơn lốc khủng hoảng vẫn luôn còn đứng vững với gía trị của nó.

Dẫu hình ảnh gia đình có nhiều biến đổi, có khi bị chao đảo lung lay tận gốc rễ. Vì cung cách đời sống, cung cách suy tư thời đại thay đổi nhanh lẹ. Nhưng con người vẫn luôn đi tìm kiếm một hình ảnh đúng thích hợp, một hình ảnh nền tảng vững chắc cho đời sống con người và xã hội.

Bộ áo tô điểm bên ngoài có thể thay đổi. Nhưng nội dung hình ảnh gia đình, nhất là những gía trị cao đẹp, luôn cần phải được duy trì củng cố cho vững mạnh trong sáng. Nhờ thế, xã hội con người vẫn tiếp tục tồn tại cùng phát triển vươn lên.

*******************

Cùng trong dòng sông đời sống đó, Giáo Hội Chúa ở trần gian cũng nhờ đó mà triển nở. Và Giáo Hội có nhiệm vụ là người cùng đồng hành, là trạng sư, cổ võ khuyến khích cùng bảo vệ che chở hình ảnh gia đình như Thiên Chúa từ khởi thủy đã tạo dựng nên.

“Gia đình là trường học tốt nhất, nơi đó con người sống cùng học hỏi được những gía trị cao đẹp làm nên phẩm gía mỗi con người. Những gía trị cao đẹp đó góp phần xây dựng cho các dân tộc trở nên hùng cường lớn mạnh. Ngoài ra, trong bầu khí gia đình con người chia sẻ với nhau niềm vui cùng nỗi buồn đau khổ. Vì nơi đó mọi người là thành viên gia đình cảm nhận ra mình được yêu thương che chở.” (Đức Giáo hoàng Benedictô 16., Kinh truyền tin ngày Chúa nhật 27.12.2009)

Xã hội con người cần đến Giáo Hội là  “lương tâm” làm phương hướng đi tìm những gía trị luân lý đạo đức trong đời sống. (Mục sư Martin Luther King)

Mùa Hè 2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

SỰ CHẾT – CUỘC NHẬP TỊCH SAU CÙNG.

SỰ CHẾT – CUỘC NHẬP TỊCH SAU CÙNG.

                                                                                    Lm Bùi Trọng Khẩn

                                                                                  nguồn:thanhlinh.net

Sự định cư của con người trên trần gian giống như hành trình của người du mục. Họ được sống trong thời đại và muốn nên giống thời đại qua những phương diện nổi bật nhất.

Nhưng họ chỉ được phép nhập tịch vào một thời đại nào đó mà không có thể định cư trong mọi thời đại.  Chính yếu tố không gian và thời gian quyết định cho họ phải như thế.

Người ta thường dễ dàng sống cho một lý tưởng, một cuộc sống hiện thực như ng ít ai dám sống vì lý tưởng chết! Mặc dù trong lý thuyết của niềm tin dạy họ sống vì cái chết sau cùng.

Sự chết là một hành trình đưa người ta vào một cuộc nhập tịch trong một “thời đại” mới mà nơi ấy họ sẽ định cư vĩnh viễn chứ không phải như  người du mục. “Thời đại” ấy chính là một thế giới khác mầu nhiệm đã được chuẩn bị cho con người trước khi tạo dựng vũ trụ. Cũng như  đời sống con người phải nhập tịch vào một thời đại rõ ràng thì sự chết cũng bắt người ta phải nhập tịch theo một kế hoạch đã được Thiên Chúa an bài trong trật tự của Ngài . Đây là điều giúp cho con người tin tưởng vào thế giới mới không là một huyền thoại, không là một ảo ảnh, không là một sự ru ngủ nhau! “Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu thương Con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 17, 24) là một lời mạc khải đầy vui mừng và hy vọng của Đức Giêsu cho chúng ta về hành trình con người sẽ đi tới.

Chết chính là lúc được sinh ra và nhập tịch vào thế giới mới. Như nước trở về nguồn để hòa tan trong một khối mênh mông nơi nó được xuất ra thì con người ta cũng thế, tất cả phải đi đến và trở về với vĩnh cửu. Vĩnh cửu là cha của mọi loài thọ sinh.  “Thầy từ Chúa Cha mà đến  và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha” (Ga 17, 28).

Cuộc nhập tịch của Đức Giêsu qua cái chết đã kéo theo một cuộc nhập tịch của tất cả mọi loài thọ tạo, đấy là một ý định cứu rỗi của Thiên Chúa. “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người” (Cl 1, 19). Hiện diện thế nào được nếu không có sự nhập tịch. Viên mãn thế nào được nếu không có ơn cứu rỗi. Trở về thế nào được nếu không có người mở đường cho mà đi. Như thế Đức Giêsu muốn bày tỏ cho thế giới thụ tạo thấy một con đường đẹp mà chính Người là đường là sự thật và là sự sống (Ga 14, 6) được minh chứng trong cuộc vượt qua của Người. Người giúp thụ tạo khám phá ra bản chất thực của mình, đồng thời cũng giúp ta hiểu rằng không một sức mạnh, không một sự xấu xa nào có thể phá vỡ chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

Cuộc nhập tịch sau cùng của con người là một hành trình đi với Thiên Chúa trên con đường mang tên là Giêsu . Con đường Giêsu đã cắm những mốc trên lộ trình trần gian qua cuộc sống 33 năm trời với những “đèn xanh”, “đèn đỏ” ở những giao lộ để hướng dẫn cho người ta một lối đi có chọn lựa. Người ta sẽ được trở nên chính mình trong con đường của Đức Giêsu và được sống sự sống của Ngài khi được nhập tịch trong thế giới mà Đức Giêsu đã đi vào. Thế giới của thần linh là đích điểm mà con người hằng khao khát và đạt tới sẽ diễn ra trong niềm tin của họ như một “tấm thẻ” để bảo đảm cho thủ tục của cuộc nhập tịch sau cùng được trọn vẹn.
 

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

www.trongkhan.net

BỐN KHÔNG Ở SINGAPORE

BỐN KHÔNG Ở SINGAPORE

                                                                                     trích Ephata số 518

Singapore là thành viên của Hiệp Hội các nước ASEAN không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn được đánh giá có một Chính Phủ trong sạch. Singapore có bốn kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả. Tamnhin.net xin giới thiệu đến độc giả bốn kinh nghiệm của Singapore trong chống tham nhũng.

1. Làm cho quan chức không dám tham nhũng

Ở Singapore khi một người được tuyển vào làm c  ông chức, quan chức Chính Phủ thì hằng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau tăng dần. Người có chức vụ càng cao, thì phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà Nước quản lý. Bất kỳ công chức, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra khỏi ngạch công chức thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm bị trưng thu. Quan chức càng to thì số tiền bị trưng thu càng lớn. Vì vậy, mỗi quan chức khi nảy ý định tham nhũng đều phải tính toán: Nếu tham nhũng, nhận hối lộ mấy trăm, thậm chí cả ngàn đô mà bị tịch thu hàng chục ngàn đô, bị sống trong hoàn cảnh không lương bổng cho đến lúc chết thì mất lại nhiều hơn được. Vì thế, đại đa số chọn giải pháp không tham nhũng; quan chức cấp càng cao, lương càng nhiều càng sợ không dám tham nhũng.

2. Làm cho quan chức không thể tham nhũng

Chính Phủ Singapore quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà Nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ ( chồng ) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà Nước còn quy định: Quan chức Chính Phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương. Singapore có thị trường mua bán cổ phiếu, nhưng quan chức Chính Phủ muốn mua cổ phiếu phải được lãnh đạo cơ quan chủ quản đồng ý và chỉ được phép mua cổ phiếu của công ty trong nước. Với cổ phiếu của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Singapore cũng được phép mua, nhưng với điều kiện các công ty đó không có quan hệ lợi ích với Chính Phủ. Công chức và quan chức Chính Phủ không được phép đến các sòng bạc, nhà chứa.

Luật Báo Chí Singapore quy định những điều khoản nhằm chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Theo đó, các nhà báo, ký giả muốn gửi bài viết của mình ra nước ngoài phải qua tổng biên tập xem xét. Khi được trả tiền nhuận bút, nhà báo đó phải báo cáo với cơ quan chức năng của Chính Phủ trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được tiền v.v…

3. Làm cho quan chức không cần tham nhũng

Singapore có chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Thu nhập thấp nhất là người bảo mẫu mỗi tháng 400 đô la ( Singapore ). Nữ công nhân lắp ráp điện tử mỗi tháng từ 600 đến 900 đô la. Công chức cơ quan Chính Phủ tất cả đều tốt nghiệp đại học, lương khởi điểm khoảng 1.300 đô la. Cấp thứ trưởng lương tháng từ 10.000 đô la đến 20.000 đô la. Thủ Tướng lương tháng hơn 40.000 đô la ( Thời điểm năm 2000. Với mức lương như vậy, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đình mà không cần tham nhũng. Hơn nữa cách trả lương như vậy công chức và quan chức Chính Phủ luôn có sự so sánh: Mình được trả lương cao hơn người lao động bình thường rất nhiều. Nếu mình tham ô, tham nhũng nữa thì là kẻ vô đạo lý, mất hết liêm, sỉ. Sự so sánh và tự vấn đó đã làm cho quan chức tự tiêu huỷ những tham vọng không trong sáng của mình.

4. Làm cho quan chức không muốn tham nhũng

ở Singapore muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lãnh đạo cơ quan, nếu đồng ý mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận thì phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính Phủ.

Chuyện kể rằng, một phái đoàn quan chức của Chính Phủ Singapore được cử sang một nước nọ để ký một hiệp định liên doanh sản xuất. Nhận thấy hiệp định này đem lại nhiều lợi ích cho mình, giới chức nước chủ nhà đã tặng những món quà lưu niệm có giá trị cao cho quan chức đoàn Singapore. Bởi sự quá nhiệt thành của chủ nhà, họ không sao từ chối được. Nhưng cứ nghĩ đến việc khi về nước lại mang quà biếu này đến cơ quan khai báo, phải mua lại và chuyển tiền vào tài khoản quỹ “nộp phạt” thì quả là phiền toái. Cả đoàn đều phải “đành lòng” viết thư cảm ơn và gửi lại quà ở sân bay trước khi trở về Singapore.

Trích bài viết của Ts. PHAN HUY TÍCH

Thiếu Nữ Được Ơn Chữa Lành Tại Medjugorje

: Thiếu Nữ Được Ơn Chữa Lành Tại Medjugorje
Thứ Sáu, Ngày 16 tháng 12-2011                                   nguồn: memaria.org
                                                                                          Nguồn: Spiritdaily.com(Hình cô Silvia Busi, người được ơn chữa lành tại Medjugorje năm 2005)

Cô Silvia Busi người Ý bị bịnh lúc 16 tuổi và phải ngồi xe lăn vì đôi chân của cô không bước đi được. Nhưng 9 tháng sau, cô bỗng dưng hết bịnh vì cô tham dự một buổi Đức Mẹ Maria hiện ra với thị nhân Medjugorje là anh Ivan Dragicevic.

Lúc này cô Silvia được 23 tuổi, và cô tuyên bố:

“Món quà đức tin là hồng ân lớn lao nhất mà tôi nhận được.”

Từ tháng 10 năm 2004 thì cô Silvia, một học sinh ở Padua, nước Ý bắt đầu đau bịnh, nhưng đến tháng 6 năm 2005 thì cô đi hành hương và tại đỉnh đồi Hiện Ra ở Medjugorje lúc cô đang tham dự một buổi Đức Mẹ Maria hiện ra với anh Ivan thì cô bỗng dưng đứng lên và bước đi.

“Đầu tháng 10 năm 2004, tôi là một cô gái bình thường đến trường, có bạn bè, đi nhảy đầm và bơi lội. Bỗng dưng chỉ trong vài ngày, tôi bị đau và bỗng thầy mình phải ngồi xe lăn. Gia đình tôi và tôi đã trải qua những giây phút đau đớn nhất. Những tháng sau đó, tôi sụt cân, và bị bịnh kinh phong, đến nỗi tôi đau khổ và xuống tinh thần nhiều.“

“Mẹ tôi cảm thấy cần đến với Chúa để xin Chúa chữa lành cho tôi. Mẹ tôi là sức mạnh của tôi. Trong 9 tháng tôi ngồi xe lăn, mẹ tôi gia nhập một nhóm cầu nguyện làm giờ đền tạ Đức Mẹ Maria. Nhóm quy tụ mọi người vào mỗi ngày thứ sáu để đọc chuỗi kinh Mân Côi, tham dự thánh lễ và chầu Thánh Thể. Cha mẹ tôi đều tham dự nhóm và cả tôi nữa vì tôi không thể ở nhà một mình được.”

“Vào tháng 5 là tháng Hoa của Đức Mẹ Maria nên mẹ tôi quyết định phải tham dự nhóm để cầu nguyện và dự thánh lễ hàng ngày chứ không là hàng tuần. Lúc đầu tôi cảm thấy khó khăn nhưng rồi tôi cần tham dự nhóm để cảm thấy bình an.“

“Chúng tôi quyết định đi hành hương Medjugorje cũng đột ngột như căn bịnh của tôi và sự chữa lành Chúa ban cho tôi. Vào ngày 20 tháng 6, người y tá bảo tôi rằng bà ấy cùng với mẹ tôi đi hành hương Medjugorje. Tôi hỏi xem liệu tôi có được đi chung với họ không. Thế là 3 ngày sau, chúng tôi cùng ngồi xe bus đi Medjugorje, có cả ba tôi đi theo nữa. Chúng tôi đến nơi vào ngày 24 tháng 6, đó là ngày lễ kính Thánh Gioan Tiền Hô, và cũng là ngày kỷ niệm Đức Mẹ Maria hiện ra ở Medjugorje. “

“Khi tôi biết rằng thị nhân Ivan Dragicvevic có một buổi hiện ra với Đức Mẹ Maria và anh ta cho mọi người tham dự chung vào buổi tối thì tôi quyết định đi đến đó dù biết là xe lăn không thể đưa tôi lên đồi Hiện Ra được. Tuy nhiên, người ta đã khiêng tôi lên đỉnh đồi lúc 8 giờ tối, tức là trước khi Đức Mẹ Maria hiện ra khoảng 2 tiếng đồng hồ.“

“Tại đỉnh đồi ấy, tôi bước đi vào đêm 24 tháng 6 năm 2005. Sau hai tiếng đồng hồ cầu nguyện, tôi được người trưởng nhóm bảo tôi hãy xin ơn Đức Mẹ Maria vì Mẹ sẽ từ Thiên Đàng xuống trần gian để lắng nghe lời cầu nguyện của mọi người hiện diện. Lúc ấy tôi xin Đức Mẹ Maria hãy cho tôi thêm sức mạnh để bình an chấp nhận thử thách của một cuộc sống trên xe lăn vì tôi chỉ mới có 16, 17 tuổi mà thôi và tương lai thì quá dài, thật là đáng sợ.”

“Trong khi Đức Mẹ Maria hiện ra với anh Ivan thì tôi thấy một luồng ánh sáng ở bên trái, màu trắng sáng láng và một tiếng động lớn. Khi nhìn thấy vậy, tôi sợ quá nên cúi đầu xuống, không dám nhìn lên. Tuy vậy, trong suốt buổi hiện ra, tôi vẫn thấy luồng ánh sáng qua kẽ mắt của mình.”
 
Sau buổi hiện ra những người khiêng Silvia không còn thấy cô ấy nữa vì cô ngã xuống trên đống đá của ngọn đồi. Tuy nhiên Silvia không cảm thấy đau mà cô lại được chữa lành.

“Tôi nhớ lại giống như mình nằm trên tấm nệm mềm chứ không phải trên những tảng đá nhọn và sắc. Tôi cũng nhớ rằng có một giọng êm ái nói với tôi và làm cho tôi cảm thấy bình an. Vài phút trôi đi, tôi mở mắt và thấy ba tôi đang khóc, nhưng đó là lần đầu sau 9 tháng, tôi thấy đôi chân mình nhúc nhích được. Tôi nói với ba tôi rằng:

“Ba ơi, con được chữa lành rồi, con có thể đi lại được rồi!”

“Rồi tôi thấy có một bàn tay đưa ra và tôi nắm lấy. Tôi bật khóc vì không thể tưởng tượng được sự chữa lành cao cả ấy. Tôi bắt đầu bước đi, đôi chân tôi teo lại nhưng tôi không té vì tôi biết rằng hình như có một sợi dây vô hình giữ tôi lại ở đàng sau.”

“Sáng hôm sau, khoảng chừng 5 giờ sáng, tôi leo lên núi Krizevac để cầu nguyện và đi đàng thánh giá chung với nhóm của tôi. Khi tôi từ Medjugorje trở về thì tôi vẫn còn bị kinh phong, tôi phải cần đi hành hương Medjugorje lần nữa để được chữa lành hoàn toàn.”

“Tôi tiếp tục bị kinh phong. Mới đầu tôi mắc cở nên không chịu làm chứng về ơn chữa lành Chúa ban cho tôi, và tôi bị kinh phong nhiều lần trong một ngày. Rồi linh mục Ljubo Kurtovic từ Medjugorje đến Turin để gặp gỡ nhóm cầu nguyện và ngài bảo tôi rằng:

“Con cần phải cảm tạ và vinh danh Thiên Chúa về những hồng ân mà Chúa đã ban cho con!”

Khi ở Medjugorje thì vị linh mục Dòng Phanxico tên là cha Ljubo Kurtovic thường hay liên lạc với dân làng và khách hành hương. Vì thế cô Silvia Busi xem cha Ljubo là một máng thông ơn cho việc chữa lành hoàn toàn của cô. Cô lần chuỗi kinh Mân Côi và làm chứng như sau:

“Trước khi từ giã thì cha Ljubo cầu nguyện và chúc lành cho tôi. Mấy ngày sau, tất cả bịnh kinh phong biến mất. Sau một năm, tôi không cần phải uống thuốc nữa. Cảm tạ Chúa tôi đã được chữa lành toàn bộ.”

Dù cho cô Silvia Busi được Chúa chữa lành thể xác hoàn toàn nhưng cô cho rằng ơn lành lớn nhất là sự chữa lành phần hồn:

“Món quà lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho tôi và cho gia đình tôi là tái khám phá ra hồng ân của Thiên Chúa, đức tin và hoán cải. Con đường rất dài và chúng tôi mới bắt đầu và sẽ tiếp tục đi trong suốt cuộc đời. Những sự khó khăn còn đó nhưng với quyền năng của đức tin và lời cầu nguyện, chúng tôi có thể lướt qua và đối diện với những khó khăn ấy.”

Với ơn hoán cải này, hình như Chúa đã thắp sáng một ngọn lửa trong tôi. Nhưng lửa cần được bắt đầu với củi, nên đức tin cần được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện, bằng cách tham dự thánh lễ,  chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, lần chuỗi kinh Mân Côi, đọc Thánh Kinh, ăn chay, và xưng tội thường xuyên ít nhất mỗi tháng một lần. Với những việc sùng kính ấy, ngọn lửa sẽ không tắt và dù cho có gió cũng không sao.“

Đối với tôi, được chữa lành hồn xác thật sự là điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong cuộc sống. Tôi cầu nguyện với trọn trái tim và mỗi ngày tôi cảm nghiệm thêm rằng:

“Tình yêu của Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria cành cho tất cả chúng ta thật là bao la và không giới hạn.”

Kim Hà
16/12/2011
 

BA TÔ MÌ

BA TÔ MÌ

 

 Những người khách này đang chờ đợi bên ngoài cửa tiệm để được ăn món mì ramen truyền thống. 

Câu chuyện cuối năm: Ba bát mì

                                                                             Línhthủy,sưu tầm và minh họa.


Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là “Câu chuyện bát mì”.Chuyện xảy ra cách đây khoảng năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản. Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào, đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời. – Xin mời ngồi! Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói: – Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

 

 Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú. – Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây. Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: – Cho một bát mì. Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói. – Mẹ, mẹ ăn thử đi – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ. Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán. – Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ – ông bà chủ cùng nói. Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái. – Có thể… cho tôi một… bát mì được không? – Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp: – Cho một bát mì. Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: – Vâng, một bát mì! Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng: – Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không? – Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý. 

 

  Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!” Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán. – Thơm quá! – Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! – Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy! Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình. – Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ! Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều. – Mời vào! Mời vào! – bà chủ nhiệt tình chào đón. Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: – Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không? – Được chứ, mời ngồi bên này! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì” – Vâng, hai bát mì. Có ngay. Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây. – Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con! – Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ? – Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng. – Chuyện đó thì chúng con biết rồi – đứa con lớn trả lời. Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe. – Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi! – Hả, mẹ nói thật đấy chứ? – Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi. – Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé. – Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên! – Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều! – Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự. – Có thật thế không? Sau đó ra sao? – Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe, mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !” Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài. – Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời. – Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao? – Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.” Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo: – Cám ơn! Chúc mừng năm mới! Lại một năm nữa trôi qua. 

 

 Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ. “Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua. Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà. Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: – Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?   Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói: – Các vị… các vị là… Một trong hai thanh niên tiếp lời: -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này. Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói: – Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên! Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: – Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì. Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: – Có ngay. Ba bát mì. Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả. Có người nhận xét rằng : “Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt.” Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động (*).  

Línhthủy,

sưu tầm và minh họa.

Pedro Calungsod, vị Hiển Thánh thứ 2 người Phi luật Tân

Pedro Calungsod, vị Hiển Thánh thứ 2 người Phi luật Tân

 

                                                                                       Văn Chính SDB chuyển ngữ

 

Chân phước Pedro Calungsod của Cebu, người đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II phong chân phước vào năm 2000, sẽ được phong hiển thánh trong Giáo Hội Công giáo Rô-ma vào ngày 21.10.2012.

Tin này đã được công bố vào ngày 20.12.2011 trên Website của Vatican, sau khi Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI đã chính thức ký nhận vào sắc chỉ tấn phong hiển thánh cho Calungsod và 6 vị khác nữa với những phép lạ đã xảy ra.

Calungsod là một nhà truyền giáo người Cebu đã chịu tử đạo tại Guam vào năm 1672. Ngài sẽ là vị hiển thánh thứ hai người Phi luật Tân, sau thánh Lô-ren-xô Ruiz, người đã được nâng lên hàng các thánh vào năm 1987.

Calungsod sinh năm 1654 tại Visayas. Ngài đã bị giết ở tuổi 18 vào hôm trước Chúa nhật Lễ Lá ngày 02.04.1672 trong khi đang thực hiện sứ mệnh truyền giáo tại Guam.

Sáu người khác được phong thánh cùng với Calungsod là Giovanni Piamarta, một linh mục người Ý và cũng là Đấng Sáng lập Hội dòng Thánh Gia Na-da-rét và Hội dòng Các Nữ tu Tôi tớ Khiêm tốn của Thiên Chúa; Jacques Berthieu, một linh mục tử đạo người Pháp thuộc Hội dòng Tên; Maria del Carmen, người Tây Ban Nha, Đấng Sáng lập Hội dòng Các Nữ tu Thừa sai; Maria Anna Cope, Nữ tu người Đức thuộc Hội dòng Các Nữ Tu dòng Ba của Thánh Phan-xi-cô ở Syracuse; Kateri Tekakwitha, một phụ nữ thổ dân Mỹ; và Anna Schaffer, một phụ nữ người Đức.

Nguồn: donboscoviet.org

Chỉ cần mang theo YÊU THƯƠNG sang bên kia Thế Giới …!

 Chỉ cần mang theo YÊU THƯƠNG

          sang bên kia Thế Giới …!

 Glitter Image

TÌNH BẠN TRONG ĐỜI

Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này !
Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.
Sẽ không còn nữa những ngày Xuân hiền hòa, ấm áp.
Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với Thế giới này.
Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?
Quan trọng không phải là những thứ Bạn mang theo bên mình, mà là những gì Bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.
Quan trọng không phải là những thứ Bạn nhận được mà là những gì Bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công Bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ Bạn học được, mà là những gì Bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của Bạn, mà chính là tính cách – là những gì mà Bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà Bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi Bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỹ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương Bạn. 
Quan trọng đâu chỉ là Bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về Bạn (tốt hay xấu).
Quan trọng không phải là Bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất Bạn trong đời.
Vậy thì, Bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, Bạn ạ.


HSN – [ Sưu tầm ]

 

CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU

CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU

 

                                                                                               Lm. John Nguyễn, New York.

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2009, theo tờ Dallas Morning News đã đưa tin, bà Carrie Gehling, 45 tuổi, đã bị mất cả hai chân vì bệnh tiểu đường, đau tim, và cần được ghép thận sau nhiều năm lọc thận.  Bác sỹ cho biết bà đang gặp nguy cơ đến tính mạng.  Trong lúc bệnh tật và khó khăn, Bà Gehling chạy đến Đức Ông và cũng là cha xứ Mark Seitz tại nhà thờ Saint Rita ở Dallas, tiểu bang Texas, để nhờ ngài tìm kiếm quả thận cho bà.  Khi nhận được tin này, Đức Ông Seitz đã suy nghĩ, tại sao không phải là tôi?  Sau đó, ngài quyết định tặng quả thận của mình cho bệnh nhân, ngài coi việc hiến tặng này là biểu lộ tình yêu và nhiệm vụ của linh mục.  Ngài nói rằng: “Tôi noi gương Chúa Giê-su vì Ngài đã hy sinh mạng sống cho tôi, thì tôi cũng có thể cho đi một quả thận cho người đang cần được sống”.

 

 Hơn nữa, ngài rất ngưỡng mộ lòng dũng cảm của bà Gehling khi phải đối phó với căn bệnh khủng khiếp này, nhưng bà ấy luôn vẫn tin tưởng vào lòng nhân từ và tình yêu của Thiên Chúa khi tiếp cận với những người khác.  Để có được đức tin mạnh mẽ như thế, thì bà ta cũng đã trải qua một kinh nghiệm về quá khứ của tuổi trẻ.  Như lời bà Gehling nói với Dallas Morning News rằng: Khi được 20 tuổi, bà đã bị mất niềm tin một thời gian sau khi người cha qua đời vì căn bệnh đau tim.  Một ngày kia, tôi tỉnh dậy và nghĩ rằng, mình thật là điên khùng.  Bà nói tiếp: Nếu cha tôi còn sống sau cơn đau tim, thì ông ta chỉ sống như một loài thực vật.  Vậy những gì Chúa đã làm là tốt nhất.  Lời sau cùng, bà Gehling nói rằng: Không có từ ngữ nào có thể nói lên lời cảm ơn.  Làm thế nào để có thể nói lời cảm ơn với một người đã cho bạn một cuộc sống mới!  Bà đã gọi đây là quả “thận thánh”, trong khi đó vị linh mục Seitz nói, món quà ấy chỉ là một cố gắng sống theo gương của Chúa Kitô.

 

Gương mục tử hiến tặng quả thận có thể dẫn đưa chúng ta đến gần với trang Tin mừng hôm nay về sự từ bỏ, quên mình và làm chứng cho Tin mừng, cho tình yêu Thiên Chúa một cách sống động và thiết thực hơn.  Cha Seitz đã chia sẻ sự sống của mình cho bà Gehling, một người đang khát khao để được sống.

 

Khi Chúa Giê-su sai các Tông đồ đi rao giảng, thì Ngài ban cho các ngài được quyền chữa trị trên các thần ô uế, và chỉ thị đầu tiên của Ngài đối với các Tông đồ là không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không mang lương thực, bao bị, tiền bạc v.v… Khi nghe những lời căn dặn này, chúng ta nghĩ rằng, nó không thực tế trong bối cảnh của xã hội ngày nay.  Bởi vì, chung quanh chúng ta đâu có ai nghèo đến nỗi không có hai áo, giày dép, bao bị, tiền bạc, ngay cả các linh mục, tu sỹ cũng ăn mặc đàng hoàng, và có những điều kiện tối thiếu để sinh hoạt hàng ngày, đằng khác có người còn dư thừa không chỉ có hai bộ mà có cả tủ quần áo thì sao!  Chúng ta có lý do để cho rằng, lời dặn của Chúa Giê-su không phù hợp với những gì con người đang có, sử dụng và hưởng thụ.

 

Cho nên, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn trong bối cảnh của đoạn Tin mừng.  Lúc bấy giờ dân chúng đang sống trong cảnh lầm than, đói khổ, bệnh tật và hoạn nạn, bị áp bức và thống trị, cho nên họ cũng mong được giải thoát khỏi cảnh khốn khổ lầm than.  Chúa Giê-su là nhà cách mạng cho công lý, cho sự thật, cho hòa bình trước khổ đau của con người.  Lời căn dặn và chỉ thị của Ngài mang ý nghĩa nhân sinh hơn, bởi vì lời rao giảng đó phải được gắn liền với việc làm.  Nếu các Tông đồ không sống, không thực hiện đời sống khó nghèo thì giáo lý của Chúa Giê-su rao giảng cho ai?  Khi Chúa trao cho các ông có quyền trong tay, rồi chuyện gì sẽ xảy ra, vì lòng tham của con người là vô tận.  Đằng sau lời căn dặn đó, Chúa Giê-su muốn các Tông đồ đừng bám víu vào của cải vật chất, phải siêu thoát và từ bỏ, thì mới có thể rao giảng và làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng từ bi và nhân ái.  Ấy thế mà vẫn có Giu-đa bán Thầy vì tham tiền.

 

Có lẽ bài học được rút ra từ Lời Chúa cho chúng ta hôm nay, bài học đó không chỉ dừng lại trên phương việc sử dụng của cải vật chất sao cho hợp lý, mà còn là bài học của cái tâm biết thương người.  Giáo hội cần có tấm lòng quảng đại của những vị mục tử tốt lành dám hy sinh vì đoàn chiên bệnh tật, nghèo nàn, đau khổ, và tất cả mọi người kitô hữu mang danh Chúa Kitô dám sống và làm chứng cho tình yêu.  Nếu chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người nghèo khổ, bệnh tật, bị áp bức là lúc chúng ta sống với giá trị của Tin mừng.

 

Cho dù, những lời chỉ thị của Chúa Giê-su cho các Tông đồ ngày xưa trong hoàn cảnh khác xa với hiện tại ngày nay, nhưng lời đó vẫn tiếp tục mời gọi mọi người chúng ta thực hiện trong cuộc sống hôm nay.  Như lời cha Seitz nói: “Việc làm của tôi là cố gắng theo gương Chúa Giê-su”. Và Mẹ Têrêxa Calcutta thì nói: “Không ai nên Thánh một mình, và không ai lên Thiên Ðàng một mình”.

 

Lạy Chúa, mọi người chúng con được Chúa sai đi làm chứng nhân tình yêu Thiên Chúa giữa dòng đời, thì xin cho chúng con biết sống yêu thương, chia sẻ, cảm thông, và biết tìm kiếm Nước Trời là cùng đích của cuộc đời chúng con.

 

Lm. John Nguyễn, New York.

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

                                                                                 nguồn:  VOA

 Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Trà Mi-VOA

13.07.2012

Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm mà Tạp chí Thanh Niên hân hạnh giới thiệu đến quý vị trong chương trình hôm nay.
 

Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt thu tóm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đã phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya thì sang phụ việc cho một hãng đóng giày, còn thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Có lúc trong nhiều ngày liền ông không có được một giấc ngủ. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đã lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.

Ông vào làm việc cho công ty Hughes Aircraft Company và trở thành Khoa học gia Trưởng của bộ phận chuyên trách lĩnh vực truyền thông bí mật và vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm của hãng. Khi công ty hội nhập với tập đoàn danh tiếng Raytheon, ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp của Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, trung tâm nghiên cứu của ông tách rời ra khỏi Raytheon để thành một công ty riêng có tên là TelASIC, ông đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Kỹ nghệ Hệ thống của công ty này. Tại đây ông đã nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hãng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động. Hiện ông là Phó giám đốc Cao cấp phụ trách về Công nghệ Di động Toàn cầu của hãng MTI, có nhiệm vụ khuếch trương trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của công ty ở Mỹ và Đan Mạch.

Định cư tại bang California, Tiến sĩ Khiêm đang sở hữu hơn 25 bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vưc truyền thông-tín hiệu và nhiều giải thưởng, trong đó có các giải thưởng của hãng Hughes dành cho kỹ sư trẻ xuất sắc và dành cho phát minh xuất sắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết đăng trên các đặc san khoa học kỹ thuật. Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Khiêm sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về bí quyết thành công của mình.
   
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi cũng chỉ có một thành công rất khiêm nhường thôi, không có gì quan trọng lắm, nhưng dĩ nhiên là ai cũng phải đi qua những chặng đường khó khăn, vất vả để đạt được kết quả mình muốn. Đó là chất xúc tác để mình cố gắng hơn. Tôi nhớ năm 1975 khi tôi đến Mỹ, có khoảng thời gian tôi phải làm việc suốt mà không có được phút nào ngủ cả vì lúc đó tôi phải làm 2 công việc. Tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng và làm trong một hãng đóng giày. Tối tôi làm nhà hàng, khuya tôi đi đóng giày, ban ngày tôi phải học để thi cuối khóa. Làm đóng giày tôi kiếm được khoảng 1,25 đô la/giờ. Lương làm nhà hàng chủ yếu nhờ vào tiền ‘tip’. Sau đó, trường đại học Purdue ở bang Indiana cho tôi học bổng vào chương trình cao học nên tôi không phải trả học phí. Trường lại trả lương cho tôi làm nghiên cứu khoa học. Cho nên, trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ việc cắp sách đến trường. Hồi tưởng trở lại, tôi cũng không thấy gì gọi là nặng nhọc lắm. Có lẽ nhờ thời tôi ở Việt Nam, tôi có sức chịu đựng rất cao. Người ta thường đi xe Honda hay xe đạp đến trường, tôi hằng ngày đi bộ 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới trường. Học xong đi bộ về nhà 1 tiếng rưỡi nữa. Tôi muốn tự ép mình chút xíu về sức chịu đựng. Tôi cảm thấy đó là một sự tranh đấu cần thiết để rèn luyện sức chịu đựng của mình một chút. Khi tôi vào đại học Phú Thọ, ban ngày tôi đi đạp xe đi dạy kèm 2, 3 chỗ vì kế sinh nhai. Những điều đó tạo cho mình một sức chịu đựng và sau này trở thành những lợi thế cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn hơn.

Trà Mi: Một người Việt ngồi vào ghế điều hành cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ uy tín hàng đầu của Mỹ, cảm giác của tiến sĩ như thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Ước mơ của tôi là tìm ra một hướng đi, một cái nhìn mới trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Năm tôi 35 tuổi, họ mời tôi vào chức vụ Khoa học gia Trưởng. Công ty khoảng 60 ngàn nhân viên chỉ có 9 Khoa học gia Trưởng thôi. Tôi bước vào vị trí này giữa những người tóc bạc, tôi rất ngạc nhiên và hơi bàng hoàng lúc ban đầu. Tôi đặc biệt cảm ơn quốc gia này vì họ có cái nhìn rất cởi mở. Nếu họ cảm thấy mình có thể làm được việc, họ sẽ mở cánh cửa cho mình bước vào. Nói về cảm tưởng, tôi cảm thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi và cho những người làm việc chung với tôi. Mình lại có một trách nhiệm cao hơn, làm sao có thể thỏa mãn được những trách nhiệm đó thì mình cảm thấy vui rồi. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Bên cạnh tôi là những cộng tác viên luôn đem lại cho tôi những giây phút hào hứng làm việ c chung.

Trà Mi: Từ các vị trí cao cho tới những bằng phát minh và các giải thưởng, những thành tích có ý nghĩa thế nào đối với tiến sĩ?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Những bằng cấp hay bằng phát minh đó, khi mình phát minh rồi, nó trở thành những phần tử chết, tức là những cái đã xảy ra rồi. Nó có thể đem lại cho tôi những hồi ức vui vẻ trong giây phút thôi, nhưng những cái làm tôi phấn chấn nhất là những bài toán mà chúng tôi đang đương đầu trong hiện tại và tương lai. Thành ra, nhiều khi tôi cũng không quan tâm lắm đến các thành quả đã đạt được vì đó là những cái đã đạt được rồi. Nhiều khi mình quan trọng hóa các thành quả cũ đó cũng làm mất đi ý nghĩa vì những phần tử mớ, phần tử sống nằm ở hiện tại và tương lai. Tôi chú tâm và muốn tìm những hạnh phúc mới của tôi trong những giờ giải những bài toán mới.

Trà Mi: Có thể nói đối với tiến sĩ, thành công và thành tựu là quá trình phấn đấu không ngừng, không có điểm dừng.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Dạ vâng.

Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã đi qua bằng một từ ngắn gọn để mô tả về nó, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chặng đường đó mỗi người phải tự tìm ra mục đích, hướng đi, và hạnh phúc của mình nằm ở đâu. Nếu chúng ta không thích làm việc đó, thì chắc chắn sự thành công nếu có cũng chỉ giới hạn thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra sự thích thú trong công việc.

Trà Mi: Nhiều người ngày nay đánh giá sự thành công dựa trên hai yếu tố chính. Một là học vấn. Hai là có vai trò lãnh đạo. Liệu có phải đây là thước đo chính xác? Có thể có những con đường thành công khác hơn ngoài hai bàn đạp là học vấn và lãnh đạo hay không? Vừa là một nhà khoa học, vừa trong vị trí một người lãnh đạo, cái nhìn của ông về vai trò và tầm quan trọng của học vấn và tinh thần lãnh đạo đối với giới trẻ ra sao?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Người Việt Nam đặt sự thành công vào vấn đề khoa bảng. Nghĩa là muốn thành công phải đi qua con đường học vấn, dùng đó làm bàn đạp tới thành công. Điều đó không chắc hẳn như vậy. Tại Mỹ như chị cũng biết có các trường hợp, như ông Bill Gates chẳng hạn, trở thành những người thành công nhất. Tôi cho rằng có nhiều phương pháp dẫn tới sự thành công, chứ không dứt khoát phải đi qua chương trình học. Tuy nhiên, khi chúng ta đi học, chúng ta còn học cách làm người nữa. Cho nên, tôi nghĩ bước đường đi học rất quan trọng, giúp chúng ta biết cách ngoại giao, cách làm việc, cách suy nghĩ. Nếu chúng ta theo khuôn mẫu tạo thành công qua học vấn hay quản trị thì đó cũng chỉ là những cái giới hạn thôi. Thành công đối với tôi là đạt được những cái mà mình muốn giúp ích cho xã hội.

Trà Mi: Người Việt tại Mỹ có rất nhiều gương thành công, thành danh mà câu chuyện của tiến sĩ Khiêm đóng góp một phần trong đó. Ông có cảm nghĩ thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi biết chắc là người Việt của chúng ta có rất nhiều người thành công. Có một chút đóng góp, tôi cũng cảm thấy rất hãnh diện và cảm thấy rất vui. Người Mỹ đã mở những cánh tay rất rộng đối với tôi, cho tôi những cơ hội này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Môi trường tại Mỹ giúp chúng ta đạt được những thành công cao hơn. Ví dụ như ở Việt Nam có một hạn chế là những người đảng viên hay con cái của đảng viên mới được nắm giữ những chức vụ quan trọng. Điều này hạn chế số người thành công rất ít. Môi trường làm việc ở Mỹ mở rộng hoàn toàn, đào tạo ra rất nhiều người thành công và mọi người cảm thấy thoải mái. Đó là một chất kích thích giúp nước Mỹ này thành công. Theo tôi, chúng ta nên mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người, nên sử dụng những người có khả năng. Như cách làm việc của người Mỹ ở đây, tôi cảm thấy rất thoải mái.

Trà Mi: Tiến sĩ vừa nói tới ‘chất kích thích’ mà xã hội Mỹ giúp các cá nhân trong xã hội có được cơ hội thành công hơn, tức là mọi người có nhiều cơ hội đa dạng khác nhau. Còn về ‘chất kích thích’ giúp cho một nhà khoa học có nhiều bằng phát minh sáng chế như tiến sĩ đây là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chất kích thích đó là mình phải có sự đam mê tìm kiếm những điều mới lạ trong công việc. Có một số người chỉ vui vẻ làm công việc cho xong. Có những người muốn giải quyết công việc xong rồi mới về nhà. Làm khoa học đòi hỏi phải có sự đam mê. Chất kích thích đối với tôi là tìm ra phương pháp mới. Thời tôi còn đi học chương trình tiến sĩ ở đại học Purdue, có một bài toán nan giải trong luận án của tôi. Hằng đêm, trước khi đi ngủ và trong giấc ngủ của tôi, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đó. Tôi tìm ra lời giải khoảng 2-3 giờ sáng và ngồi dậy viết lên giấy. Khi tôi làm cho công ty Hughes, có một số bài toán khó, tôi đã bỏ 6 tháng trời để tìm ra lời giải hầu đưa tất cả hệ thống truyền thông kết hợp lại với nhau.

Trà Mi: Nếu có một lời khuyên đối với giới trẻ từ câu chuyện thành công của mình, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Đầu tiên, nói về phương pháp để thành công, chúng ta cần phải giữ một tư cách đàng hoàng, một thiện chí làm việc, và cố gắng trau giồi kiến thức. Những người xung quanh thấy mình có khả năng, họ sẽ đưa mình vào một vai trò làm việc thăng tiến hơn. Người Mỹ có câu vai trò quản trị là vai trò của sự tin tưởng. Mình tạo sự tin tưởng qua những việc mình làm, tư cách làm việc, và thiện chí làm việc của mình. Họ thấy mình có thể làm việc được, họ sẽ cho mình những cơ hội. Nếu những người xung quanh không mở cánh cửa cho chúng ta đi, chúng ta không thể vào vườn hoa xinh đẹp nào cả. Thứ nhì, mình phải tìm mục đích, hướng đi, và những người cộng tác để cùng làm việc và chia sẻ những thành quả với nhau. Có những người làm việc chung cố dấu những ý nghĩ của họ để giữ phần thưởng riêng cho họ. Những điều đó sẽ trở nên rất tầm thường và không vui. Phải nên thích làm việc với những người cộng tác xung quanh mình.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Khiêm đã dành cho Tạp chí Thanh Niên của đài VOA cuộc trao đổi này.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Cảm ơn quý vị thính giả đã theo dõi.