GIÁO HOÀNG HÔN CHÂN

GIÁO HOÀNG HÔN CHÂN
“Vì ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống,
ai hạ mình xuống, sẽ được cất nhắc lên.”
(Lu-ca 14:7-14)
Giáo Hoàng khiêm hạ hôn chân
Các em niên thiếu phạm nhân tội tình
Giê-su tế hiến thân mình
Làm người chia sẻ đoái nhìn xót thương
Phàm hèn yếu đuối tơ vương
Trái tim Cứu-Chúa cậy nương tháng ngày
Xin cho con được vơi đầy
Bình an trong cõi lưu đày trần gian
Không còn sầu khổ thở than
Lữ hành cất bước mênh mang vui mừng
Ăn năn sám hối chẳng ngừng
Vượt lên hoàn thiện mỗi từng phút giây
Thế là viên mãn ngất ngây
Tri ân Thượng Đế trời mây bạt ngàn!
* Nguyễn Sông Núi
(Westminster, Quận Cam, CA, Apr. 6, 2013)
*   *   *   *   *
Thân Mời Viếng Thăm “TRANG MẠNG MẸ TA“:
—————————————————————————-
Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, hình ảnh truyền đi khi ngài đến thăm nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma, không chỉ thăm, ngài cử hành Thánh lễ, và ngài đã cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi giáo. (Chúa Ở Quanh Ta; Lm Vĩnh Sang, DCCT)
Anh chị Thụ & Mai gởi

TIN! LÀ ĐI THEO ĐỨC GIÊSU

TIN! LÀ ĐI THEO ĐỨC GIÊSU

Đức tin là ân ban của Thiên Chúa. Nhờ có đức tin, chúng ta đón nhận cách mạnh mẽ những chân lý, mạc khải của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu và Giáo Hội của Ngài. Thật diễm phúc cho những ai sống trong đức tin. Khi sống trong đức tin, họ được dìm mình vào trong ân sủng của Thiên Chúa, và có khả năng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi cuộc sống thường ngày qua mọi chiều kích. Nói như thánh Luca: sống trong đức tin là sống liên lỉ, hành động và hiện hữu trong Thiên Chúa (x. Cv 17,28). Bởi vì qua đức tin, chúng ta đi vào sự sống của Thiên Chúa và cuộc sống của Chúa Giêsu; chính qua đức tin mà Thiên Chúa bắt đầu sống trong chúng ta. Đức tin chính là nguyên nhân đệ nhất vượt lên trên mọi nguyên nhân thứ yếu để ta gặp được Thiên Chúa.

Lần giở lại Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Giêsu đã kêu gọi một số người cách đặc biệt để cùng với Ngài thi hành sứ mạng cứu độ mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Tuy nhiên, ngày nay, Ngài vẫn còn tiếp tục mời gọi chúng ta và trao truyền cho chúng ta sứ mạng mà xưa kia Ngài cũng đã trao phó cho các Tông đồ.

1. Ngày xưa, Đức Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài trên lộ trình cứu độ

Khi Đức Giêsu đến, Ngài đã thông truyền và khai mở lòng tin cho những ai Ngài muốn mời gọi để đi vào sự hiện hữu của Ngài: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lậy Cha, đó là điều đẹp ý Cha” ( Mc 10, 21). Hành trình ấy được khởi đầu bằng việc Ngài mời gọi các tông đồ. Theo Kinh Thánh, thì vào rạng đông trên hồ Galilê, nơi đó có Simon và Anrê đang quăng chài dưới biển, Đức Giêsu tiến lại gần họ, Ngài dừng lại, giơ tay vẫy chào và lên tiếng gọi họ: “Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”. Cũng trong buổi sáng hôm đó, Ngài đi dọc bờ biển, và Ngài lại thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là Gioan, hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Đức Giêsu lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Đức Giêsu (x. Mt 4, 18-22). Còn trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta cũng thấy Đức Giêsu gặp ông Philípphê và Ngài cũng cất tiếng mời gọi: “Anh hãy theo tôi” (Ga 1,43). Hôm khác, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi tại trạm. Ngài bảo ông: “Anh hãy theo tôi! ” “Ông đứng dậy đi theo Người” (x. Mt 9, 9-13).

Đức Giêsu đã gọi các Tông đồ, để các ông lên đường với Ngài, khởi đầu cho một hành trình cứu độ mà Ngài đã đón nhận từ Thiên Chúa Cha. Thật vậy, các ông đã mau mắn đáp lại lời mời gọi ấy và sẵn sàng ra đi để đến với muôn dân. Tinh thần đáp trả của các Tông đồ cách triệt để như vậy thể hiện một niềm tin tưởng trọn vẹn nơi Đức Giêsu. Cuộc sống của các ông giờ đây chính là một cuộc đời có Chúa. Các ông xác tín điều đó, nên mặc dù Đức Giêsu sống nay đây mai đó như lời Ngài đã nói: con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu, thế mà các ông vẫn cứ theo. Mặt khác, trên lộ trình ấy, có những lúc thuận tiện cũng nhưng cũng không thiếu những lúc bất tiện cho hành trình của Thầy –trò, nhưng các ông vẫn tin và đi theo. Cuối cùng, cái chết của các môn đệ để bảo vệ chân lý, niềm tin vào Đức Giêsu chính là lời chứng hùng hồn để nói cho con người mọi thời rằng: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống.

Ngày nay, Đức Giê su cũng cất tiếng mời gọi chúng ta “Hãy theo Ngài”

Ngày hôm nay, chắc có nhiều người nói: chúng ta không được diễm phúc như các Tông đồ khi xưa là được Đức Giêsu đến và đích thân mời. Nhưng, vẫn Đức Giêsu ấy, Ngài cũng đang mời gọi chúng ta là: “Hãy theo Thầy”. Lời mời gọi ấy ta thấy trong chính từng trang Kinh Thánh. Bởi lẽ: “mọi sự có qua đi, nhưng Lời Chúa thì vẫn tồn tại mãi mãi”. Điều quan trọng là chúng ta có nhạy bén để nhận ra Ngài và đáp lại lời mời gọi để đi theo Ngài như các Tông đồ khi xưa hay không?. Nếu chúng ta nhận ra ân sủng đó, thì cũng là lúc chúng ta đi vào trong sự hiện hữu; hay nói cách khác, chúng ta đang sống cuộc sống của Đức Giêsu, mà hiện hữu trong Đức Giêsu và sống cuộc sống của Ngài là gì nếu chẳng phải là vâng theo ý của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã nói: “Lương thực của Thầy là vâng theo ý Chúa Cha”. Trên hành trình ấy, chúng ta có thể gặp được hoa thơm, nhưng cũng không ít cỏ dại làm cản bước chân ta. Nói cách khác, trên hành trình theo Chúa của mỗi chúng ta, chúng ta cũng sẽ bắt gặp những người hay nhóm người nhiệt tình ủng hộ ta cách “tuyệt đối”, cuộc sống và công việc của ta là của họ. Tuy nhiên, lại có một hay nhóm người khác tìm mọi cách loại bỏ chúng ta ra khỏi “cuộc chơi” của họ cách phũ phàng…và cũng lại không thiếu những con người dửng dưng sống theo chủ nghĩa “mặc bay”. Tất cả những phản ứng đó, chúng ta lần giở lại các trang Kinh Thánh nói về cuộc đời của Chúa Cứu Thế, chúng ta cũng thấy nó luôn xuất hiện trong sứ vụ của Ngài. Vì vậy, khi nói chúng ta theo Chúa để trở thành môn đệ của Ngài, thì Ngài đi con đường nào, người môn sinh cũng sẽ đi con đường đó, bởi lẽ ta đi theo chứ không phải là đi trước. Mà đã đi theo thì sẽ cùng chung số phận với Thầy: “vì Thầy mà anh em bị bắt bớ…”. Nhưng điều quan trọng là theo Chúa đến cùng, ta mới được phục sinh: “ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ”.

Như vậy, Đức Giêsu là người đi bước trước để mời gọi những ai Ngài muốn. Ngài cất tiếng gọi họ, thì cũng có nghĩa là Ngài ban cho họ một khả năng để đón nhận lời mời gọi ấy như một mạc khải. Khả năng đó ta có thể gọi là “ơn đức tin” mà Thiên Chúa phú bẩn và trao ban cho con người. Khi những người được gọi đã đi vào trong lộ trình đức tin ấy, thì họ sẵn sàng sống – chết vì lý tưởng. Điều đó chứng minh rằng, khi đã nghe được tiếng Chúa mời gọi, họ đi theo và sẵn sàng dấn thân vì biết rằng có Chúa là có tất cả trong cuộc đời của họ rồi. Như vậy, tắt một lời: tin là đi theo Đức Giêsu và sống những giá trị đức tin ấy trong cuộc sống thường ngày.

_____

(1) Lm. Hồng Phúc, CSsR. Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo, mục “Đức Tin”, tr. 190.

(2) Xc. Tadeusz Dajczer, Hồng Ân Đức Tin, Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O.Cist chuyển ngữ, nhà xuất bản tôn giáo, năm 2012, tr. 9-11.

Tác giả: Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời

nguồn:VOA

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher (hình năm 2010)

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher (hình năm 2010)

08.04.2013

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã qua đời ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ.

Nữ thủ tướng duy nhất của Anh từ trước tới nay là một người phụ nữ cứng rắn và thẳng thắn.

Bà đã lãnh đạo đảng Bảo thủ tới ba chiến thắng trong các cuộc bầu cử từ năm 1979 tới năm 1990.

Đây là thời kỳ nắm quyền liên tục và dài nhất của một thủ tướng Anh kể từ đầu thế kỷ 19.

Hàng trăm nghìn người biểu tình ủng hộ ứng viên tổng thống đối lập

Hàng trăm nghìn người biểu tình ủng hộ ứng viên tổng thống đối lập

nguồn: RFI

Ứng cử viên tổng thống của phe đối lập Venezuela, ông Henrique Capriles (giữa) trong chiến dịch tranh cử tại Caracas ngày 07/04/2013.

Ứng cử viên tổng thống của phe đối lập Venezuela, ông Henrique Capriles (giữa) trong chiến dịch tranh cử tại Caracas ngày 07/04/2013.

©Reuters.

Anh Vũ

Còn một tuần trước ngày bầu cử tổng thống Venezuela, phe của ứng cử viên đối lập Henrique Capriles hôm qua 07/04/2013, đã huy động một lực lượng quần lớn hàng trăm nghìn người đổ về thủ đô Caracas biểu thị sự ủng hộ với ứng cử viên của họ. Ông Henrique Capriles, ứng cử viên từng bị cố Tổng thống Hugo Chavez đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 10 năm ngoái, lần này sẽ phải đối mặt với ứng cử viên Nicolas Maduro, đang nắm quyền Tổng thống Venezuela từ sau khi Hugo Chavez qua đời.

Chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên chỉ kéo dài trong 10 ngày trước khi bước vào cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 14/4 tới. Những người ủng hộ ông Henrique Capriles rất lạc quan tin vào chiến thắng.

Từ Caracas thông tín viên Pierre Philippe Person tường trình :

“Các khẩu hiệu vẫn như hồi tháng 10 năm ngoái và tinh thần lạc quan cũng vậy. Hàng trăm nghìn người đã đổ về trung tâm thủ đô Caracas hô vang cái tên Henrique Capriles, ứng cử viên của phe trung hữu.

Iolenda Lopez, một nhà sản xuất truyền hình trẻ cùng với các bạn của cô có mặt trong đoàn người biểu tình. Giữa Nicolas Maduro, ứng cử viên của phe ủng hộ Chavez, từng là tài xế taxi và Henrique Capriles, một luật sư trẻ 40 tuổi, cô đã có sự lựa chọn từ trước và cô tin tưởng vào chiến thắng của ứng cử viên của mình.

Cô nói : « Chavez đã chết, không còn nữa vì thế chúng tôi đang đứng trước một cơ hội chiến thắng. Không có ông ta thì sẽ dễ dàng hơn. Tôi có những người bạn ủng hộ Chavez nhưng không bỏ phiếu cho Maduro. Họ thích Capriles hơn vì cảm thấy ứng cử viên này thuyết phục hơn, ông ta có học vấn cao và hấp dẫn “.

Để giành thắng lợi, nhiều người ủng hộ Capriles như ông Ricardo, một người đã có gia đình, thì đặt hy vọng vào sự chia rẽ trong phe Chavez và sự vắng mặt của cử tri ủng hộ Chavez. Ông cho biết : « Tôi nghĩ là ngay cả những người thuộc phe Chavez cũng ý thức được rằng ứng cử viên của họ không có được sức lôi cuốn dân chúng hay tài năng như Hugo Chavez. Rất nhiều người trong số họ sẽ không đi bỏ phiếu hoặc có đi thì lại bầu cho Capriles ».

Mặc dù những người ủng hộ đông đảo và lạc quan nhưng Henrique Capriles vẫn bị đối thủ vượt lên trên trong một cuộc thăm dò gần đây nhất.

KHI MỘT LUẬT SƯ NGOÀI XÃ HỘI THAM GIA BẢO VỆ SỰ SỐNG

KHI MỘT LUẬT SƯ NGOÀI XÃ HỘI THAM GIA BẢO VỆ SỰ SỐNG

Trích: Ephata 556

Mỗi khi nói tới BVSS thì người ta nghĩ ngay đến một bộ phận của giới Công Giáo mà nổi bật nhất có lẽ là một số Linh Mục và Tu Sĩ DCCT. Tôi cũng thường cho là như thế. Do đó, tôi rất bất ngờ khi đọc bài dưới đây của luật sư Robert Mullin. Có lẽ ông khá xa lạ với đa số người Việt Nam không có nhu cầu xuất cảnh du học hay định cư. Công ty  Robert Mullins International thành lập từ năm 1987, được rất nhiều người tin cậy về các dịch vụ bảo lãnh đoàn tụ và du học. Ông đưa ra ý kiến kèm theo luận cứ rất thuyết phục về đại họa sắp tới mà nhân loại sẽ gặp phải nếu quý bà không chịu khó sinh nhiều con thêm nữa.

XIN VUI LÒNG ÐẺ THÊM CON ! ( 2/12/2013 – người xem: 6672 )

http://rmiodp.com/D_1-2_2-61_4-658_15-2_5-10_6-1_17-373_14-2/xin-vui-long-de-them-con-lich-cap-chieu-khan-di-dan-thang-3-2013.html

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ tư, từ 7:00 – 8:00 giờ.

Theo một bài viết mới đây trên trang điện tử Immigration Daily ( Nhật Báo Di Trú ), tình trạng dân số thấp dần đang xảy ra ở những quốc gia phát triển và đang lan rộng trên toàn cầu. Dân số thế giới kỳ vọng lên đến khoảng từ 9 đến 10 tỷ nhưng đã bắt đầu tụt xuống dần dần. Ðiều này sẽ phương hại đến vấn đề xã hội và di trú toàn cầu.

Nếu mỗi phụ nữ giữ tỷ lệ sinh con 2.1 sẽ có thể duy trì sự cân bằng dân số trên thế giới. Việc sinh sản ở Âu Châu đã xuống thấp hơn tỷ lệ sinh con 2.1. Ở Ðức là 1.36. Với chỉ số xuống thấp như vậy, dân số Tây Âu sẽ giảm từ 460 triệu xuống 350 triệu người vào cuối thế kỷ này. Nga và Trung cộng sẽ tệ hơn và sẽ giảm một nửa dân số. Những quốc gia có truyền thông sinh sản cao cũng đang tụt dần mức sinh sản nhanh chóng: Từ năm 1960 đến năm 2009, mức sinh sản của Mexico giảm tỷ lệ 7.3 xuống còn 2.4 và Ấn Ðộ giảm tỷ lệ từ 6.0 xuống còn 2.5. Cả hai nước này có thể rớt tỷ lệ xuống còn 2.1.

Lịch sử cho thấy, khi mức sinh sản của một nước tụt xuống dưới mức bình thường thì vấn đề di dân ra khỏi nước này giảm xuống rất nhiều. Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh sản đã giảm xuống dưới tỷ lệ 2.1. Hiện nay, tỷ lệ sinh sản ở mỗi phụ nữ Việt Nam chỉ còn là 1.89.

Người ta tiên đoán rằng việc giảm tổng dân số toàn cầu sẽ đi kèm với sự thay đổi mạnh mẽ về thành phần dân số. Việc gia tăng thành phần dân số lớn tuổi sẽ lên cao, và thành phần dân số ở tuổi lao động sẽ giảm mạnh mẽ. Chỉ trong một thập niên, việc tìm kiếm người ở tuổi lao động khắp thế giới sẽ tăng nhanh chóng. Các nước sẽ cạnh tranh nhau để thu hút người di dân từ những nước vẫn còn tỷ lệ sinh sản nhiều.

Một số người tiên đoán rằng một ngày nào đó trong tương lai, một số nước giàu có ở Âu Châu, Bắc Mỹ và ngay cả Úc Châu ( hiện Úc có dân số dưới 25 triệu người ) có thể chọn cách khích lệ tài chánh cho những người trẻ nào đồng ý trở thành công dân của những nước này.

Danh sách tỷ lệ sinh sản của 223 quốc gia đã được công bố. Ðứng đầu danh sách này là nước Niger ở Tây Phi, với tỷ lệ sinh san của mỗi phụ nữ là 7.52. Dĩ nhiên, tỷ lệ sinh sản cao này đã bù đắp số trẻ em tử vong cao và tuổi thọ người dân xuống thấp. Những nước có tỷ lệ sinh sản cao hầu hết ở phía Tây và Nam Phi Châu, cũng như ở Trung Ðông.

Tỷ lệ sinh sản ở mỗi phụ nữ Việt Nam là 1.89 và Việt Nam đứng hạng 140 trong số 223 quốc gia. Lào đứng hạng 57 trong số 223 quốc gia với tỷ lệ sinh sản 3.06 ở mỗi phụ nữ. Cam Bốt đứng hạng 71 với tỷ lệ sinh sản là 2.78. Tỷ lệ sinh sản thấp nhất thế giới thuộc về nước Singapore, với tỷ lệ sinh sản 0.78 ở mỗi phụ nữ. Hoa Kỳ có tỷ lệ sinh sản là 2.06, đứng hạng 183 trong số 223 quốc gia.

Dân số Việt Nam nay đã trên 90 triệu người, cao hơn những nước ở Ðông Nam Á, ngoại trừ Indonesia. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu mức sinh sản ở Việt Nam tiếp tục ở mức 1.89 hoặc ít hơn, và mức cần thiết tối thiểu để duy trì cân bằng dân số là 2.1 ? Hiện nay, 25% dân số Việt Nam dưới 15 tuổi và 69% dân số ở khoảng tuổi 15 đến 64. Nhu cầu cần người lao động sẽ gia tăng khi dân số trẻ lớn tuổi dần, và dân số người cao niên cũng sẽ tăng cao, sẽ đòi hỏi vấn đề chăm sóc y tế và những nguồn cung cấp khác. Tuổi trung bình ở Việt Nam là 28 tuổi và tuổi thọ là 70 tuổi ở đàn ông và 75 tuổi ở đàn bà.

Theo thống kê của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, tình trạng biết đọc biết viết ở Việt Nam là 94%. Một số thống kê khác năm 2000 nói rằng số người quá cân lượng ở Việt Nam ít hơn hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo phì là 0.5%, ít hơn 1% dân số so với Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ 34% dân số được xem là là béo phì.

– Hỏi: Nếu những tiên đoán trên mạng điện tử internet đúng, khi nào tình trạng thiếu người làm việc trên toàn cầu sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng ?

– Ðáp: Giả thử rằng những tiên đoán này là đúng, cũng phải qua ít nhất một hay hai thế hệ nữa trước khi tình trạng thiếu hụt nhân công bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế của thế giới.

– Hỏi: Nếu các nước khác cố gắng thu nhận nhân công ở ngoại quốc, liệu điều này có mang lại cơ hội cho người Việt Nam có việc làm ở nước ngoài không ?

– Ðáp: Một trong những lý do có quá nhiều người Philippines đang làm việc ở nhiều quốc gia là hầu hết những người này có thể nói tiếng Mỹ. Khả năng Anh ngữ sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thu nhận nhân công ở Việt Nam. Hiện nay, hầu hết nhân công người Việt Nam không thể làm việc tốt trong những môi trường đòi hỏi biết Anh ngữ.

NGUYỄN TRUNG dịch và tổng hợp

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”

“Tự an ủi mình, khi cắn nỗi sầu đau.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Ga 21: 1-19

Đợi như tôi, đâu cần “cắn nỗi sầu đau” bao giờ! Đợi như người, có vị lại hành xử giống như thơ. Đợi Thơ ở nhà Đạo, là đợi chờ một hành xử giống hệt như thánh cả, rất Phêrô.

Trình thuật thánh Gioan, nay mô tả thánh Phêrô bằng vào hành xử tựa như thế. Nhưng trước hết, hãy xem thánh Mát-thêu diễn giải thế nào về Phêrô thánh cả của Hội thánh. Với thánh Mát-thêu, cuối bài giảng trên núi có nói “người khôn xây nhà trên đá”. Và, thánh Mát-thêu lại cũng diễn tả Phêrô thánh cả như đá tảng trên đó Chúa xây dựng Hội thánh. Xem thế thì, người khôn đây là Đức Chúa, còn đá tảng đó là Phêrô cũng từng chảy nước trước biến cố khó xử.

Thánh Mát-thêu viết trình thuật, lại nối kết Đức Giêsu với Môsê trong đó có đá tảng chảy những nước là nước cho dân uống. Và, thánh-sử cũng nói về thánh Phêrô nghi ngờ/kháng cự ý nghĩ về đá tảng giống như thế. Sự thật thì, thánh Phêrô cũng đã đem nước của “sự sống” đến với thánh Hội, nhưng làm thế chỉ biểu trưng cho tình thương/tương quan với mọi người, chứ không chỉ kể về nền tảng của Hội thánh, thôi.

Là đá tảng vẫn chảy nước, thánh Phêrô đôi lúc cũng âm thầm hoặc công khai đối kháng ý định của Thày mình. Thánh Mát-thêu lại cũng viết về thánh Phêrô những là: đắng cay, chảy nước mắt lúc Thày chấp nhận Thương khó trước cả lúc thánh Phêrô thực hiện công cuộc thừa tác, cho Chúa. Bởi nếu không, thánh-nhân cũng chỉ là “đá sỏi ở bên đường” nơi đó không hạt giống nào nhú mọc được, cách tốt tươi. Xem thế thì, đá tảng khóc đầy nước chẳng là “đá góc tường” hoặc “đá nền” bền bỉ để Chúa xây dựng cộng đoàn Hội thánh của Ngài.

Đá tảng chảy nước ròng, hoặc “đá nền” bền bỉ chỉ biểu trưng về cách gìn giữ những gì được trân quý, đệ đạt. Đặc trưng ổn định cuộc sống sau thời lưu lạc tựa hồ Môsê đập gậy vào đá, thấy đá chảy nước khóc ròng. Nói thế, có nghĩa: giai đoạn chuyển tiếp đã bắt đầu và diễn tiến đến giai đoạn không còn xảy ra như thế nữa. Thêm vào đó, chẳng đá nào dát vàng ròng trong cùng chỗ như thế.

Người đập gậy vào đá những hai lần, là muốn có nước để uống múc ngay tức thì, hoặc vẫn không tin vào khả năng chảy nước ròng từ đá tảng khô cứng, tức: vị ấy những muốn gỡ bỏ tiến trình chờ đợi để sự việc chóng đến với mình, mà thôi. Thiên Chúa không muốn những chuyện như thế xảy đến với con người. Xảy ra như thế, tức: con dân Ngài nay chẳng tin tưởng điều gì hết. Trên thực tế, đã có lệnh cấm thờ bò vàng làm từ đá quý hay lệnh cản ngăn tạo nước uống rất mau chóng; hoặc, có thể cũng khước từ lệnh truyền phải tiến thẳng đạt tới đích điểm. Làm thế, sẽ chẳng đạt Đất Lành Chúa hứa, dù tổ phụ Môsê hay những ai thuộc thế hệ kế tiếp, tiến hành vào Đất Lành, Ngài hứa hẹn.

Cũng nên nhớ: thánh Phêrô khi trước, không là đấng bậc có văn hoá/văn minh La-Hy, thị thành. Thánh Luca khi kể về thánh Phêrô, lại đã mô tả thánh cả là người “không biết gì về ngữ pháp” tức chẳng biết đọc/biết viết, rất sai sót rồi bị sửa sai, nên không thích. Thánh Mác-cô lại đã viết: Chúa quở trách thánh Phêrô khi thánh cả cứ nghĩ Thày mình là Đức Mêsia cao cả như vua cha ngoài đời. Riêng thánh Gioan lại kể về thánh Phêrô là đấng bậc tuy cao cả nhưng vẫn chối Chúa, chối Thày, khi bị người tớ gái hỏi han về tiểu sử, đến ba lần. Tiếp đó, thánh Phêrô lại ra ngoài khóc sướt mướt hơn cả đá tảng chảy nước ròng, nhiều lúc. Nói thế có nghĩa: thánh Phêrô đã biết khóc ròng khi phạm lỗi.

Trình thuật, nay kể về Đức Chúa tỏ hiện với các thánh, trong đó có Phêrô thánh cả và khi Chúa hỏi thánh cả có thương Thày hơn mọi người không, thánh Phêrô thấy đau lòng tự hỏi: sao Thày mình lại hỏi thế. Bởi, dù sao, ai cũng biết thánh Phêrô thương Thày biết chừng nào.

Đọc trình thuật, người người mường tượng cảnh huống thánh Phêrô đã khóc hết nước mắt, như đá tảng chảy nước ròng, hệt như thế. Như thế là: ở đây, ta có đá tảng chảy nước ròng; và trên đá ấy, Đức Chúa Phục sinh đã tin tưởng vẫn trao ban vai trò cai quản, dựng xây chiên đàn của Chúa, là Hội thánh.

Có thể nói, không ai làm được việc ấy, mà lại không trải qua kinh nghiệm từng mất tinh thần đến tột cùng tột độ, bật thành nước. Và có thể nói: cung cách thánh Phêrô biết rõ và cảm kích Thày mình đã Phục Sinh trỗi dậy qua việc nhận ra Thày là Đấng thông hiểu lòng mình, khiến mình khóc hết nước mắt.

So sánh hai trình thuật thánh Mátthêu và Gioan kể về thánh cả Phêrô, ta thấy các vị nối nghiệp thánh cả cũng đã sẻ san công việc của đấng lãnh đạo Hội thánh, khá thích thú. Sự thật thì: lần đầu tiến đến Rôma, thánh Phêrô đã không xử sự theo cung cách của đấng bậc làm đầu như ta vẫn nhìn và trông đợi nơi vai trò của các Giáo hoàng, mọi thời đại.

Thật sự thì, từ ban đầu, Hội thánh chẳng có ý định dựng xây dinh thự gì cao cả, vững chắc. Dân con Chúa lúc ấy chỉ tụ tập quanh các “nhà-dùng làm nguyện đường”, có thế thôi. Có thể, thánh Phêrô lúc ấy cũng có giáo xứ/giáo đoàn phụ đỡ trong việc dẫn dắt nhóm hội/đoàn thể, khá bề thế. Có thể, thánh cả Phêrô cũng lập được dăm ba thày sáu giúp quản trị từ thiện hoặc huấn luyện tân tòng bằng giảng dạy. Cũng có thể, thánh Phêrô lại đã nhờ vả một hai vị để quan hệ với xã hội bên ngoài, mỗi khi cần.

Mãi đến thế kỷ thứ tư, các Giám mục kế tục ngôi giáo hoàng, mới có các “công chứng viên” chuyên trách giấy tờ và thừa-tác-vụ để liên hệ với các giáo hội địa phương. Đó là thời điểm giáo hội mình xây đền thánh Latêranô và các nguyện đường khác ở Rôma. Lúc ấy, cũng có các “Vương Cung Thánh Đường” rộn rã, nhưng độc nhất vẫn chỉ có một “Nhà Thờ Chánh Toà, mà thôi. Nhà thờ ấy, là nơi Giám mục chủ quản giáo phận sở tại; và, Vương Cung Thánh Đường khi ấy cũng tựa hồ như dinh thự của vua quan/lãnh chúa bề thế ở đời thường.

Kịp đến thế kỷ thứ 13, Giáo triều La Mã mới có vị “Chưởng Ấn” giúp quản cai Hội thánh cách hữu hiệu hơn nhiều. Vào thế kỷ thứ 14, thì vị “Chưởng Ấn” của Giáo hội đã làm việc với các nhóm/hội mang tên gọi khác nhau. Nhưng, tính từ thời gian đầu thành lập, mọi người trong đó có thể gọi thánh bộ ngoại giao như hiện nay. Các thế kỷ sau đó, lại cũng có các hồng y, tương tợ nghị viện La Mã thời cổ xưa vẫn nhóm họp một tuần những ba lần để nghị-sự và/hoặc bầu chọn các giáo hoàng mới.

Lịch sử chứng minh: nhiều vị giáo hoàng đã không ngừng giảm bớt quyền thế của các hồng y. Và, một số giáo hoàng thời đó đã rút lại cho mình quyền hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp và ít cho phép thuộc viên/cấp dưới được kiểm soát hoặc cân bằng quyền thế với các ngài. Các vị giáo hoàng khi ấy, lại đã phấn đấu chống trả các vua quan/lãnh chúa ở đời suốt nhiều thế kỷ khi các vị này tìm cách gây ảnh hưởng lên giáo quyền.

Đến thế kỷ thứ 18 và 19, vua quan/lãnh chúa ở đời mới bị cất bỏ quyền hành hoặc uy tín giảm sút đến độ chỉ tượng trưng sau nhiều biến chuyển ở Châu Âu. Hậu quả thấy rõ nhất, là: mọi quyền bính khi ấy đều tập trung vào Hội thánh Công giáo La Mã, ở Vatican. Và Đức Giáo Hoàng cùng các thánh bộ của ngài đã tạo nên thể chế gọi là Giáo triều La Mã. Và, các triều đại Giáo hoàng quyền uy cứ thế gia tăng, bền bỉ. Nhiều bằng chứng cho thấy: tâm não người đi Đạo vẫn coi sự việc này như chuyện thực thi ý định của Chúa quyết kế nghiệp ngai vàng từ thánh Phêrô, không thể bỏ.

Ngày hôm nay, điều hay nhất cho vị thế Giáo hoàng, Giám mục và các linh mục, là: cũng nên đứng cùng hàng với đấng thánh cả chuyên khóc ròng nhưng đã biết thiết lập thánh hội của ngài thành chốn miền cảm thông thương mến, như Thày Chí Ái từng mong chuyện ấy sẽ xảy ra, ở mọi thời.

Cảm nghiệm tinh thần Chúa trao ban quyền uy cho thánh cả, ta ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa

Tự an ủi mình, khi cắn nổi sầu đau.

Tình một hai năm…chưa bạc mái đầu

Chưa tuyệt vọng (bởi vì chưa hy vọng)

Và hôm nay, mưa nhiều trên tóc nhuộm

Xơ xác người, tôi thấy buồn chưa tôi?

(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

Xơ xác người, nhưng đâu là tâm trạng của thánh cả. Thánh rất cả, dù khóc ròng/chảy nước cũng nhiều khi. Những khi và những lúc Chúa quyết định để Hội thánh nhớ mãi: đá tảng mà còn chảy nước, rất sướt mướt. Vẫn khóc ròng, nhưng không tuyệt vọng như nhà thơ đời, rất ở đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Tư Phục Sinh Năm C 21-4-2013

Trời còn làm mưa vùi trên nỗi đau,”
“Lời ru ấy mãi cho u sầu.
“Bàn chân nuối tiếc thương lạc loài,
“Trời còn làm mây buồn qua mắt ai.”

(Ngô Thụy Miên – Mắt Thu)

(Rm 14: 16-17)

Vâng. “Mắt Thu”, mà bần đạo mạn bàn ở đây, hôm nay, không là “mắt ướt mùa thu: của tiên giáng trần nào đó, mà chỉ muốn nói đến tâm tình, cùng trạng huống của các cụ đang đi vào tuổi “Mắt Thu”, tức vào lúc tuổi đời có nước mắt chảy xuống nhiều như mùa Thu, thôi!

Bàn về tuổi đời đầy “Mắt Thu” này, không gì bằng ta cứ bàn và cứ luận về lời thơ/câu ca lã chã, đầy tình tiết như sau:

“Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em,
Làn môi thắm hết ru bao chiều,
Vùng ân ái chết trong mây hồng.
Một lần vào thu mình đang có nhau,
Hàng cây lá rớt trên mi thường,
Và tay trắng đan tình với tay.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nếu bạn và tôi, ta chỉ mỗi trích dẫn lời ca/ý nhạc thôi, thì chắc hẳn lời lẽ thơ văn ta mạn bàn sẽ đẹp như tiên giáng trần, chẳng cần gì thêm. Đằng này, bàn về tuổi tác lác đác những “Mùa Thu” với “Mắt Thu”, là bàn về những chuyện sầu buồn đang xảy đến với giới chức/đấng bậc không còn trẻ nữa, và khi đó tôi và bạn, ta lại sẽ thấy vấn đề, ở ngay trước.

Vấn đề ở trước mắt, là vấn đề bắt gặp được vào những ngày kịp nghe tin Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 thông báo ngài sẽ từ chức vì lý do sức khoẻ, thì sau đó, lại có bài báo trên mạng, viết về lập trường của vị Bộ trưởng Tài Chánh người Nhật là ông Taro Aso có nói với Hội đồng Cải cách An sinh Xã hội đôi lời mạnh bạo như sau:

“Thiên đàng sẽ cấm cửa không cho quý ngài vào, nếu quý ngài buộc phải sống thêm nhiều tháng ngày hơn nữa, khi mình chưa muốn chết. Buổi sáng thức dậy, tôi thấy mọi sự vẫn cứ tệ hại hơn, khi biết rằng việc chữa chạy cho cơ-thể-nay-đã-già của tôi, lại do chính phủ đài thọ hết mọi thứ. Thành thử, khó khăn tài chánh sẽ không giải quyết cho thoả đáng trừ phi quý ngài hối thúc các vị cao niên/tật bệnh hãy nhanh chân đi vào cõi chết, cho đỡ phiền.” (xem Marcus Roberts, Hey! Old People! Stop Being a Burden on The Rest of Us, MecatorNet 19/2/2013)

Tệ hại hơn, khi lời bàn của vị đại diện chính phủ Nhật Bản ở trên không muốn trả tiền cho người già/yếu sẽ không giải quyết ổn thoả, nếu “Các vị ấy không nhanh chân lên mà chết tốt”.

Nhật báo The Guardian ở Anh, lại bàn tiếp: lời của vị bộ trưởng ở trên, lại đã mang tính “xỉ vả” người già làm cho vấn đề tài chánh/an sinh của chính phủ càng thêm rối rắm; chí ít là khi con số người có tuổi trên 60 đang sống ở các nước có khó khăn về kinh tế, vẫn sợ rằng khó khăn ấy sẽ gia tăng đến 40% tính bình quân trong vòng 50 năm nữa.

Nhưng, vấn đề không phải như thế. Vấn đề là ở chỗ: sự thật ở trên lại do ông bộ trưởng người Nhật vừa mới nhậm chức nhưng nay cận kề cập tuổi 72, thế mới chết. Còn vấn đề khác nữa, là: có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết an sinh cho người già, không phát xuất từ người nói mà lại do người nghe cứ hiểu khác đi. Trong số những người hiểu cách khác, nổi bật nhất, có ý kiến sau đây:

“Điều trớ trêu mà tôi nhận ra được từ phát biểu của ngài bộ trưởng, là ông đã thốt ra lời vào thời khắc không thích hợp với vua quan, lãnh chúa, hết mọi người. Tôi thông cảm là ông chỉ phát biểu ý kiến của riêng mình về một chọn lựa chính trị hơi khe khắt, chỉ thế thôi”;

Và ông bộ trưởng rất tài và cũng rất chánh, lại đã sửa sai lời mình nói, như sau:

“Điều tôi nói, là nói những gì tôi suy nghĩ theo ý riêng chứ không cố ý bảo rằng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người đang đi vào đoạn cuối cuộc đời, phải ra như thế đâu. Điều quan trọng, là quý ngài có khả năng sống những tháng ngày cuối đời mình một cách an bình hài hoà hay không, mới là vấn đề.” (x. Marcus Roberts, bđd)

Ít ra thì, cuối cùng “ông bộ trưởng” người Nhật nói như thế còn nghe được, chứ cứ thẳng ruột ngựa như lời bàn của báo chí, làm sao nuốt?

Có những tình huống trong đời, thật khó sống và có những lời bàn cũng chẳng dễ nuốt chút nào, nhưng ý/lờitựa hồ ca từ của nghệ sĩ đã diễn tả ở trên và ta nghe cũng nhiều lần, như:

“Em có nhớ không, một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi…
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai.”

(Ngô Hụy Miên – bđd)

Nói rộng hơn, thì: đời người xưa nay, đâu cần dựa vào lời của ai đó, mà chỉ cần đặt căn bản vào tình người đối với nhau và với các vị cao niên đang sống với mình hoặc ở gần mình, dù các đấng ấy có quan hệ giòng họ với mình hay không, thôi.

Nói rộng hơn đôi chút, còn là nói thêm và hát thêm lời ca của nghệ sĩ ở trên để thêm ý tưởng mà bàn nhiều hơn nữa. Nói và hát, là hát và nói những lời sầu đau nhè nhẹ đến rất mau, như sau:

“Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo thu tàn
Người về đấy xin chọn giấc mơ.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nói và hát rồi, giờ đây ta đi sâu vào phần lạm bàn có ý kiến/ý cò của nhiều vị tai to mặt lớn “trong làng” từng bày tỏ, như:

“Nam Hàn, lâu nay nổi tiếng là con rồng xanh đỏ về kinh tế, hoặc từng có nữ vận-động-viên chơi golf, ai cũng biết. Nhưng có điều ít người biết tới, là: đất nước này đang làm một điều chưa hay/chưa đẹp cho lắm, đó là: việc chăm sóc các vị cao niên của mình. Giá trị gia đình theo nho học ở Châu Á đang trên đà phá sản khi xã hội ở các nước có truyền thống này đang thi nhau tập trung vào các thành-tựu kinh-tế và cá thể, nhiều hơn trước.

Theo bài báo xuất hiện trên tờ New York Times mới đây, thì “hợp đồng xã hội” theo kiểu Khổng Phu Tử xưa nay xây dựng trên mặt bằng thật vững chắc, cho rằng: bậc cha mẹ quyết làm bất cứ thứ gì để lo cho con cái mình có được nhiều thứ  –lâu nay đã và đang tự băng hoại cuộc sống và lỡ tiết kiệm chuyện ăn mặc của riêng mình, hầu giúp con cái được học hành tử tế– nhưng cuối cùng, các vị lại đã kết thúc cuộc đời chỉ mỗi vào việc chăm sóc con cháu mình, mà thôi. Họ chẳng cần gì hệ thống an sinh xã hội; và, viện dưỡng lão ở đây cũng đã thưa thớt dần…

Hiện tượng giới trẻ Nam Hàn từ thôn làng xa xôi nhỏ bé kéo nhau về thị thành ùn ùn như nước chảy trong mấy thập niên vừa qua, khiến họ phải quần quật làm việc nhiều hơn nữa trong môi trường cạnh tranh thi đua, cốt tạo nên phép lạ cực kỳ đẹp đẽ cho hệ thống kinh tế của quốc gia họ. Cũng từ đó, bậc cha mẹ có tuổi đã bị bỏ lại đằng sau, không ai chăm sóc. Chính vì thế mà, nay đang có hiện tượng các vị cao niên xứ này đang sống trong tình trạng cực kỳ đói khổ tại các vùng sâu/vùng xa, buồn bã như thành phố ma, đầy chết chóc.

Mới đây, một cụ bà 78 tuổi đã đến trước trụ sở quốc hội Nam Hàn mở chai thuốc độc ra uống ừng ực vào bụng, để phản đối chuyện tiền an sinh/cấp dưỡng của cụ bị cắt bỏ. Giới cầm quyền lại đáp trả rằng: họ không thấy có bổn phận phải hỗ trợ cho cuộc sống của cụ, vì con rể cụ đã tìm được việc làm. Xem ra, hiện trong số các cụ có tuổi đời trên 65 đang tìm cách tự kết thúc sự sống nay gia tăng gấp bốn lần kể từ năm 2000 đến 2010, tức đang từ con số 1,161 cụ lên đến 4,378 cụ. Kể từ những ngày buồn thảm ấy, cộng thêm vào tình hình đó, lại xuất hiện cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Hãy trông nom Mẹ Già của tôi đi!” đang trở thành một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất nước Đại Hàn, trong nhiều năm.” (x. Carolyn Moynihan, Korea’s Elderly Turn to Suicide as Family Bonds Fray, MercatorNet 21/02/2013)

Càng kể thêm nhiều trường hợp của các cụ già khó sống ở các nơi, càng làm cho các đấng cao niên, thích đọc sách/xem phim để giết thì giờ còn lại, càng thấy ngán ngẫm thêm. Ngán và ngẫm, vì con cái các cụ phải lo cho đàn con nheo nhóc đã thấy mệt, còn đâu hơi sức để nhớ đến bố mẹ già, nữa chứ?

Về lại tình trạng “già nua” của Hội thánh, nhân có sự kiện từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, người đọc ở khắp nơi nay cũng thấy: Hội thánh mình đã có vấn đề về chuyện sống sao cho sinh động/hấp dẫn do số tuổi của các vị cầm đầu Giáo triều nay lên cao. Nói khác đi, thì: nhu cầu trẻ trung hoá  -ít là về lập trường tư tưởng- trong giáo triều đã được nêu lên, rất nhiều lần. Qua nhiều thời đại, chứ không chỉ từ ngày có Công Đồng Vatican II, mà thôi.

Từ thời tiên khởi, thánh Phaolô cũng từng nhắn nhủ người của Hội thánh, như sau:

“Vậy đừng để cho thiên hạ chê bai

điều mà anh em cho là tốt.

Vì Nước Thiên Chúa

không phải là chuyện ăn chuyện uống,

nhưng là sự công chính,

bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.”

(Rm 14: 16-17)

Bỏ qua một bên phần bình luận về lời nhắn nhủ của đấng thánh hiền nhà Đạo, để bạn và tôi, ta có thì giờ mà tìm đến với nhận định của các đấng bậc vị vọng trong thánh hội, hôm nay.

Một trong các đấng bậc vị vọng ấy, từng viết những giòng suy niệm rất chí lý sau đây:

“Những năm về sau này, thánh Phaolô từng cảnh báo dân con nhà Đạo về cung cách nệ cổ, xưa cũ của lề luật. Như: lề thói cắt bì, và những tập tục thông thường khác của người Do thái. Trong thư gửi giáo đoàn Galát, thánh-nhân còn nói rõ: Anh em đã được giải phóng thật sự rồi, sao vẫn còn muốn trở về với lề thói xưa cũa ấy?

Khuynh hướng như thế, hiện đang xuất hiện khá nhiều trong hội thánh hôm nay. Nhiều vị trong thánh Hội vẫn muốn vặn ngược kim đồng hồ, để trở về với quá khứ. Các vị cứ muốn làm sống lại các thói tục cổ xưa. Và, còn ép buộc người khác áp dụng nó nữa. Những người như thế, có khuynh hướng dẫn đưa Hội thánh đi vào đoạn kết, một cuộc đời. Hội thánh trước nhất là cỗ xe. Là, phương tiện chuyển tải kinh nghiệm yêu thương của Đức Chúa trải dàn đến với mọi người. Và, Hội thánh muốn sống trung thực có Thần Khí Chúa ở cùng, cũng nên mở lòng mình ra với thế giới. Bởi, như thần-học-gia nọ có lần viết: “Thế giới nay đang viết lịch trình để Hội thánh mình ngang qua.”

Chính vì Hội thánh biết nghe và biết nhìn vào tình cảnh của những người không phải là Do thái đã hồi hướng trở về, nên Hội thánh biết rằng mình đang được Thần Khí Chúa dẫn dắt. Một khi Hội thánh tự đóng kín lại thành nhóm người được tuyển chọn rồi cứ ngồi ở trên mà phán xuống cho thế giới thi hành, thì khi ấy Hội thánh không còn là thánh hội, do Chúa thiết lập nữa.” (x. Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm Lời Ngài)

Ngoài ra, có vị lại vin vào các hành xử sai trái của một số giáo sĩ ở vài nơi để gán cho Hội thánh cái tội lòng vòng, không dứt khoát, rồi đặt vấn đề:

“Kể từ ngày có sự việc Giuđa Iscariốt bán Chúa, phản Thầy, các hành xử đầy sai phạm của một số giáo sĩ trên thế-giới đã làm phiền lòng Hội thánh. Thế nhưng, thẩm quyền đạo đức của Hội thánh không dựa trên hành xử của cá nhân nào trong hàng ngũ giáo sĩ và/hoặc giáo phẩm, nhưng dựa trên sứ điệp của Đạo. Sứ điệp ấy, là Lời dạy của Đức Kitô nếu được tuân giữ, cuối cùng rồi cũng giúp đỡ con người vượt qua mọi sơ xuất của chính mình để đạt tình trạng lành thánh. Cho đi là con người luôn yếu đuối thấy rõ, điều làm mọi người ngạc nhiên không phải là hỏi rằng có bao nhiêu vị giáo sĩ từng sa ngã mà là con số ấy ít như thế nào. Từ góc cạnh thần học nào đó, cả trăm cả ngàn người phạm lỗi đã chứng minh rằng Hội thánh vẫn là con người bằng xương bằng thịt như bất cứ thể chế nào khác, trên thế giới. Và, có vị thánh hiền nhà Đạo từng chứng minh rằng điều đó chứng tỏ Thần Khí Chúa đã và đang hiện diện với Hội thánh, trong Hội thánh….

Tác giả Ruth Grant thuộc Đại Học Duke có lần tuyên bố trong cuốn sách do bà viết về đề tài “Giả Hình và Chính Trực”, rằng: “Làm điều phải lẽ, đôi khi cũng đòi nhiều nhượng bộ. Một số nhượng bộ có thể thực hiện được mà chẳng cần nhượng bộ các chính trị gia nào hết. “Làm điều phải lẽ” cũng có thể đòi mình phải dối trá hoặc có tư thế nào đó về đạo đức, hoặc cả hai. Lại cũng có loại giả hình được chấp nhận hoặc khen thưởng cách tuyệt vời nữa là khác.(xem Michael Cook, Scotland’s Spiritual Scandal, MercatorNet 9/3/2013)

Nói về Hội thánh trong lúc này, mà lại đề cập chuyện “Chính trực và Giả hình” theo kiểu nhà mô phạm, có lẽ cũng phải mất khá nhiều trang giấy. Thôi thì, đề nghị bạn đề nghị tôi, ta về lại với thi ca/âm nhạc để có thêm nhiều giây phút tưởng nghĩ về giòng chảy tâm tình, nhiều người hát:

“Làm tan biến giấc mơ hoang đường

Rồi buồn trôi theo giòng mưa xuống.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nghĩ lại rồi sẽ thấy, giấc mơ về Hội thánh không phải là “giấc mơ hoang đường” bị tan biến, thế cho nên, ta cũng chẳng sợ sự việc “trôi theo giòng mưa xuống”, cũng rất buồn. Thật ra thì, có buồn hay sợ tan biến cho lắm, thì Hội thánh vẫn là thế. Vẫn là hội của các vị tuy là thánh những vẫn còn là người, với niềm vui, nỗi buồn.

Nghĩ đến đây, bất chợt bần đạo nhận được một truyện kể, do bạn bè/người thân đề nghị sử dụng là câu truyện để mình hoạ cho tình thế của Hội thánh, thời bây giờ. Truyện để kể, như sau:

“Có thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học về kiếm thuật. Anh hỏi vị sư phụ đang dạy mình, rằng:

-Thưa thày, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?

-Có lẽ đến 10 năm!

-Cha của con nay đã già và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa, thì mất bao lâu?

Sự phụ của thanh niên ấy suy nghĩ một lúc, rồi nói:

-Trường hợp này, có lẽ phải mất 30 năm.

Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng, bèn nói tiếp:

-Trước, thì thầy bảo phải 10 năm, bây giờ lại 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn ngủi nhất.

-Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm nữa…

Vị sư phụ cứ thế mỉm cười nhìn đệ tử nôn nóng ra đi.”

Kể xong câu truyện về tính nôn nóng của người đệ tử muốn thành đạt rất mau chóng, người kể bèn có lời bàn thêm rằng: Học kiếm thuật mà người thầy còn đòi đệ tử mình phải có sự kiên nhẫn đến như thế, huống hồ chuyện Hội thánh cần nhiều thời gian và huệ lộc để tu luyện con dân mình, còn gay go đến thế nào. Thế nhưng, vẫn còn đó, con đường dài để mọi người mở rộng lòng mình ra mà đón Thần Khí Chúa đến với mình mà tu luyện. Rất nhiều năm.

Nghĩ thế rồi, tưởng cũng nên mời bạn/mời tôi, ta nghe tiếp đôi câu trong bài hát vừa trích dẫn để lại suy thêm về tình người, tình mình, rất như sau:

“Em có nhớ không, một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi…
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Nghe và hát thế rồi, bần đạo lại sẽ tiếp tục nhìn về phía trước, sẽ thấy đời mình và đời của thánh hội còn trải dài trước mắt, nhiều nhắn nhủ. Rất như thế.

Trần Ngọc Mười Hai

Đôi lúc thấy mình cũng nên

tự nhắn nhủ mình

bằng giòng chảy tư tưởng ra như thế.

Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu 41 Năm Trước…

Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu  41 Năm Trước…
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..

(VienDongDaily.Com – 04/04/2013)

Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell
hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.

(ảnh TP chụp lại từ gia đình).

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…


Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )-

ảnh TP/VĐ chụp lại.

Gặp Lại Cố Nhân


Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

Giây phút đầy xúc động

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)

Thanh Phong/Viễn Đông

**********************************
Tài liệu bổ túc
do BMH sưu tập

** Hình ảnh khi Cô còn mang cấp bậc Hải Quân Thiếu Tá (LCDR)

Tiểu sử Kimberly M. Mitchell

Mitchell

Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy

LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.

Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.

Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.

LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.

LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.

http://presence.mail.aol.com/mailsig/?sn=amsfv

** Cuộc hành trình tìm về quê hương của cha, mẹ ruột…

Adopted U.S. Navy Officer Makes First Return to Vietnam

Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left) and Sister Vincent in Danang.

Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left)
and Sister Vincent in Danang.

HANOI, August 26, 2011 – She was once known only as Baby #899, an abandoned infant in Danang’s Sacred Heart Orphanage.  With more than a bit of luck, as she now acknowledges, Baby #899 was eventually adopted by a U.S. Air Force Tech Sergeant and his wife in 1972, and brought up on a farm in rural Wisconsin.

U.S. Navy Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell now works at the Pentagon, as Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support, and recently made her first trip back to Vietnam.  “I wanted to try to reconnect with the unknown of my past,” said LCDR Mitchell after meeting with officials at the U.S. Embassy in Hanoi. “I’ve been talking about coming back for years, but it was like a soccer ball that I kept kicking down the field.”

LCDR Mitchell returned to Vietnam and visited Ho Chi Minh City and Hanoi—but the most moving part of her week-long homecoming was in Danang, where she found the Sacred Heart Orphanage (now a monastery) and tracked down one of the nuns, Sister Mary, who worked in the orphanage four decades ago at the time that Baby 899 was adopted.

“Sister Mary was able to tell me about the name they gave me, Tran Thi Ngoc Bich—and that it meant precious pearl,” said LCDR Mitchell. “It was the trip of a lifetime. I certainly won’t wait another 40 years to return.”http://presence.mail.aol.com/mailsig/?sn=amsfv

BMH

Washington, D.C

Những hiểm họa bất ngờ cho người cao tuổi

Những hiểm họa bất ngờ cho người cao tuổi


Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học (biological clock) của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

Không nên đứng co một chân để mặc quần

Xương của người già thường bị xốp do thiếu calcium. Nếu không bị xốp thì xương cũng dòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

Không nên quá ngửa cổ về phía sau

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa, có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào bệnh viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

Không nên thắt dây lưng quá chặt

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel. Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần lưng thun rộng rãi, không nên mặc quần Tây cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh-mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

Không nên nói nhanh, nói nhiều

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người, mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

Không nên xúc động

Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết vì thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

ST

Anh Nguyễn văn Chương gởi

Lời chứng của Nick Vujicic

Lời chứng của Nick Vujicic

Đăng bởi lúc 3:57 Sáng 7/04/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (07.04.2013) – Facebook – Tôi tên là Nick Vujicic và tôi xin ca tụng Chúa vì Người đã dùng chứng tá của tôi để đánh động hàng ngàn con tim trên khắp thế giới !

Tôi được sinh ra không tay không chân, và về mặt y học các bác sĩ không thể giải thích “khuyết tật” bẩm sinh này. Như các bạn có thể hình dung, tôi đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức.

“Anh em thân mến, anh em hãy tuyệt đối hân hoan khi phải chịu thử thách tứ bề.” Xem nỗi khổ đau và sự tranh đấu của mình là niềm hân hoan tuyệt đối ư ? Vì cha mẹ tôi là người Kitô giáo, và cha tôi còn là mục sư trong hội thánh chúng tôi, nên cha mẹ tôi biết rất rõ câu trên.

Dù sao, vào ngày 4 tháng 12 năm 1982 tại Melbourne (Úc Châu), cha mẹ tôi không thể nào nghĩ đến ba từ “Ngợi khen Chúa !” được. Đứa con đầu lòng của hai vị được sinh ra không tay chân ! Hai vị không có thời gian và cũng không được báo trước để chuẩn bị đón nhận điều này.

Các bác sĩ cũng ngỡ ngàng và không thể nào giải thích nổi ! Cho đến bây giờ cũng chẳng có lý do nào về mặt y học để giải thích tại sao điều này lại xảy ra và bây giờ thì tôi lại có một em trai và một em gái được sinh ra bình thường như bao nhiêu trẻ em khác.

Cả hội thánh khóc thương cho số phận của tôi và cha mẹ tôi thì bị mất tinh thần hoàn toàn. Mọi người đều đặt câu hỏi: “Nếu Chúa thật sự là Thiên Chúa Tình Yêu, vậy tại sao Người lại có thể để cho một sự dữ như thế xảy ra, Người không nhằm vào bất cứ ai khác, mà lại là đúng vào người Kitô giáo nữa chứ ?”

Cha tôi nghĩ là tôi sẽ sống không được bao lâu, nhưng các kết quả xét nghiệm cho thấy tôi là một bé trai khỏe mạnh, chỉ có hơi thiếu tay chân mà thôi.

“Và chúng ta biết rằng trong mọi sự Thiên Chúa sẽ làm điều tốt nhất cho những người yêu mến Người.” Câu này đi sâu vào lòng tôi và làm tôi xác tín rằng nếu những “sự dữ” như thế này xảy đến trong đời chúng ta thì

không bao giờ là do may rủi, tình cờ hay trùng hợp ngẫu nhiên mà ra.

Tôi hoàn toàn bình an khi biết là Chúa không bao giờ để xảy ra điều gì trong cuộc đời mình mà lại không có mục đích tốt cho nó. Tôi hoàn toàn phó mình cho Chúa ở tuổi 15 sau khi đọc phúc âm thánh Gioan đoạn 9. Đức

Giêsu nói lý do ngưòi đàn ông sinh ra bị mù từ lúc lọt lòng mẹ “là để vinh quang của Chúa được thể hiện qua ông ấy.“ Tôi thật sự tin là Chúa chữa lành cho tôi để tôi có thể trở thành một nhân chứng đắc lực cho Quyền năng tuyệt diệu của Người.

Sau đó, tôi được ban cho ơn khôn ngoan để hiểu rằng, khi chúng ta cầu xin một điều gì, nếu đó là ý Chúa, thì nó sẽ xảy ra vào thời điểm Ngài muốn. Nếu Chúa không muốn để điều đó xảy ra, thì tôi tin là Người có một dự định khác tốt đẹp hơn cho tôi.

Bây giờ tôi hiểu là vinh quang Người được thể hiện khi tôi như thế nào thì Người dùng tôi như thế ấy và theo những đường lối mà Người không thể dùng được nơi những người khác.

Năm 23 tuổi (2005) tôi tốt nghiệp bằng cử nhân Thương Mại, với chuyên môn là Kế hoạch Tài Chính và Kế Toán. Tôi cũng là một diễn giả nhiệt thành và tôi rất thích đi ra ngoài để chia sẻ câu chuyện và chứng tá của tôi

khi có dịp. Tôi đã đi nói chuyện nhiều để làm bạn với các sinh viên học sinh và động viên tinh thần họ qua những đề tài đang làm cho các thanh thiếu niên ngày nay ưu tư. Tôi cũng là diễn giả hay đến nói chuyện với các hội đoàn. Tôi có đam mê đến với giới trẻ và Iuôn sẵn sàng làm bất kỳ những gì Chúa muốn tôi làm, và Người đưa tôi đi đâu thì tôi cũng xin theo.

Tôi có nhiều ước mơ và cũng đề ra nhiều mục tiêu mà tôi phải đạt được trong cuộc đời. Tôi muốn trở nên người làm chứng tốt nhất theo khả năng mình cho Tình Yêu Chúa và lòng Trông Cậy.

Tôi muốn trở nên một diễn giả quốc tế có khả năng khích lệ mọi người và làm ích lợi cho cả người trong Kitô giáo lẫn người ngoài Kitô giáo. Tôi muốn được độc lập về tài chính vào năm 25 tuổi, nhờ vào đầu tư địa ốc. Tôi muốn chế biến một chiếc xe để tôi có thể tự lái được, và được phỏng vấn cũng như được chia sẻ câu chuyện của tôi trên chương trình “Oprah Winfrey Show”!

Một trong những ước mơ nữa của tôi là viết nhiều sách ăn khách nhất và tôi hy vọng viết xong quyển sách đầu tiên của tôi trước cuối năm nay. Sách sẽ có tựa đề là: “Không tay, không chân, không lo âu !”.

Tôi tin rằng nếu các bạn mong muốn và có đam mê làm một điều gì, và nếu đó là ý Chúa, thì các bạn sẽ thực hiện được điều này vào lúc thích hợp. Với bản chất con người, không vì lý do nào cả, chúng ta luôn đặt giới hạn cho mình. Tệ hơn nữa là chúng ta đặt giới hạn cả cho Chúa là Đấng có thể làm được mọi sự. Chúng ta để Chúa vào một cái “hộp” rồi.

Xin Chúa ban phúc lành cho các bạn, Hiệp thông trong Chúa Kitô.

Nick Vujicic

CHÚA Ở QUANH TA

CHÚA Ở QUANH TA

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

nguồn:conggiaovietnam.net

Trong tất cả các trình thuật về biến cố Chúa Giêsu hiện ra sau khi đã phục sinh : Buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần (Ga 20, 11 – 18); buổi chiều với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24, 12 – 35); buổi sáng nơi bờ biển với các môn đệ sau một đêm đánh cá (Ga 21,1 – 19). Không lần nào chúng ta thấy Chúa xuất hiện trong dáng vẻ của người cao sang quyền thế, trong y phục lộng lẫy sang trọng, bên những đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ngược lại, buổi sáng hôm ấy nơi tha ma nghĩa địa, Chúa làm cho bà Maria Magdalena lầm tưởng là người làm vườn, ắt hẳn rằng Chúa đã mặc áo quần cũ kỹ, đã khoác lên người những mảnh vải bạc màu, đã giản đơn với đôi dép nhẹ, đã để lộ đôi bàn tay sần sùi chai cứng. Ắt hẳn buổi chiều hôm đó, cả một đoạn đường dài từ Giêrusalem về hơn 11 cây số, Chúa đã “thất thểu” trong bộ dáng người lữ khách, áo phong sương nhuốm bụi đường, bình thường đến độ quá tầm thường vì không di chuyển bằng xe, bằng lừa ngựa, nhưng làm người khách bộ hành nghèo đường xa. Sáng hôm đó nơi bờ biển vắng lặng, ắt hẳn Chúa đã đi lại trên bờ thế nào, dáng vẻ tềnh toàng kèm theo lời xin “có gì ăn không ?” (Ga 21, 5) để các đồ đệ của mình lầm tưởng “người ăn xin” lang thang nào đó !

Chúa Giêsu không chỉ làm người nghèo trong thời gian sinh sống làm người giữa nhân loại, nhưng ngay cả khi đã phục sinh vinh hiển, thì chất nghèo vẫn quyện lấy Con Thiên Chúa làm người dù đã vinh thắng. Chắc chắn chọn lựa này của Thiên Chúa không phải là một chọn lựa tình cờ, cũng chẳng phải là một chọn lựa nhất thời, nhưng là một chọn lựa mang tính dứt khoát và quyết liệt. Thiên Chúa quyết định hoá thân và định cư vĩnh viễn nơi người nghèo. Phải hiểu và xác tín như vậy, không còn cách nghĩ nào khác khi trong Mt 25 Thiên Chúa tuyên bố:

“ Khi xưa Ta đói ngươi đã cho ăn,

Ta khát ngươi đã cho uống….”

Càng không ngần ngại khẳng định : 

“Việc gì ngươi làm cho một người anh em bé mọn nhất ấy làm làm cho chính Ta”.

Ngay khi khởi đầu sứ vụ, Chúa dõng dạc lên tiếng :

“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ”.(Mt 5)

Hình ảnh vị tân Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục làm thế giới rúng động, không chỉ là tin tức nhưng có cả hình ảnh kèm theo. Một đôi lần ngài đã không dùng xe riêng nhưng di chuyển cùng với đoàn tuỳ tùng bằng xe chung, vẫn tấm áo dài trắng nhưng ngồi chung với anh em, không cách biệt. Hàng ngày vẫn sống trong căn hộ dành cho khách của Toà Thánh nơi nhà trọ Thánh Mattha và chỉ chấp nhận dọn lên một căn hộ có hai phòng vì cần phải tiếp nhiều vị khách. Hàng ngày vẫn ăn cơm với các Hồng y, các nhân viên đang trú ngụ tại nhà trọ Thánh Mattha và vẫn dâng lễ mỗi sáng với mọi người cho các nhân viên đang phục vụ cùng tham dự. Với bằng đó thông tin trên các phương tiện truyền thông kể cả trên báo chí của nhà nước Việt Nam (báo Pháp Luật, Tuổi Trẻ, Người Lao động …) là những cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản vốn dĩ “xa lạ” với Giáo hội Công giáo Roma, chúng ta có thể nghĩ ngài như vẫn là một vị Hồng y đến sinh sống và làm việc ở Vatican chứ không phải là vị lãnh đạo tinh thần số một của Giáo hội Công giáo.

Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, hình ảnh truyền đi khi ngài đến thăm nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma, không chỉ thăm, ngài cử hành Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngài đã cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi giáo. Cái gì vậy ? Chúng ta có mơ ngủ không ? Nếu Đức Thánh Cha rửa chân cho phạm nhân vị thành niên, hôn chân phụ nữ Hồi giáo thì chúng ta sẽ phải làm gì ?

Khi tôi còn phụ trách một họ đạo, tôi đề nghị rửa chân cho những thanh niên “hư hỏng” trong cộng đoàn (chỉ thanh niên thôi không dám là phụ nữ), họ là những người rượu chè be bét, họ là những người vướng vào ma tuý, cờ bạc, tôi đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của những người đạo đức và gương mẫu trong cộng đoàn, khi tôi cương quyết thực hiện họ tìm cách đe doạ và gây áp lực cho những người được chọn không thể đến, đã có năm tôi chỉ có sáu người để rửa chân, ngày ấy tôi mang tiếng là ông cha cấp tiến, chướng ! Cũng may việc này đã làm cho một số anh em được rửa chân suy nghĩ lại và sửa chữa đời sống.

Đức Thánh Cha đã chọn lựa một cách hành động thể hiện tinh thần nghèo, khiêm tốn và thuộc về người nghèo. Qua lá thư nhận định và góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (01/03/2013), Hội Thánh Việt Nam cũng đã chọn lựa đứng về phía người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị tước đoạt những quyền lợi căn bản.

Còn chúng ta, chúng ta đã dứt khoát đứng về một phía với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa ? Chúng ta có dứt khoát chọn lựa như vị cha chung của chúng ta đã chọn lựa chưa, hay chúng ta chỉ đọc lá thư nhận định và góp ý cho có đọc, chỉ xem tin tức cho có xem, hoặc chỉ ca ngợi nhưng không hề chuyển biến, lương tâm người Kitô hữu tra vấn chúng ta.

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

Phục Sinh 2013.