Vào cửa quan

Vào cửa quan

Lần đầu tiên làm cái việc đi đút lót mà trên sách báo, văn bản người ta hay gọi là hối lộ, đối với hắn quả là khó khăn. Việc này trước đây hắn thường đùn đẩy cho vợ.

Nhưng hôm qua, vợ hắn bảo:

– Tới đây cái Ly đẻ, em sẽ đi Sài Gòn một thời gian trông con cho vợ chồng nó. Anh phải thay em làm tất cả nên tập lo dần là vừa. Ngày kia, anh đi nộp đơn, em đã chuẩn bị tiền nong đầy đủ.

Hắn ngạc nhiên:

– Đi nộp đơn, lít xăng, chén nước cùng lắm là vài cốc bia, có gì mà phải chuẩn bị.

– Giời ạ. Anh như người trên mây ấy. Bây giờ đi làm cái gì cũng phải có tiền, không thì đừng nghĩ đến chuyện được việc gì.

Hắn vẫn chưa thông:

– Nhà thằng Manh chiếm đất nhà mình, phạm pháp rõ ràng mà kiện nó vẫn phải mất tiền là sao. Tưởng nó muốn giảm tội thì mới phải đút lót chứ?

– Anh chẳng hiểu gì cả. Thằng bị kiện phải đút, thằng đi kiện
cũng phải đút, đứa nào đút nhiều hơn thì mới mong thắng. Đúng sai là ở họ chứ
đâu phải ở pháp luật. Người ta coi luật pháp là cái gì đâu.

Hắn tìm cách thoái thác:

– Anh không đi đâu, ngượng lắm. Người ta làm việc đã được trả lương. Mình làm thế, chẳng hóa ra coi thường người ta, xúc phạm đến nhân phẩm của họ, coi uy tín, danh dự cán bộ nhà nước chỉ bằng mấy triệu đồng sao?

Vợ hắn cáu:

– Chúng nó làm quái gì có nhân phẩm mà xúc phạm. Anh mà biết ngượng thì đừng sống ở cái xã hội này nữa.

Độ này vợ hắn ăn nói bừa bãi quá, mở miệng ra là nói đến tiêu cực xã hội. Hắn đi học, người ta dạy hắn rằng đó là tàn dư của chủ nghĩa tư bản. Thế mới phải trải qua thời kỳ quá độ. Vợ hắn suốt ngày lo chạy chợ rồi chúi đầu vào việc hầu hạ chồng con, làm
sao hiểu được những điều sâu xa ấy.

Từ trước đến nay, bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra làm thiệt hại cho nhà hắn mà toàn do người khác gây nên cả. Vợ chồng hắn gửi đơn từ đi khắp nơi nhưng cuối cùng không cơ quan nào giải quyết. Hỏi riết thì họ trả lời rằng nội dung đơn kiện của nhà hắn “không có cơ sở” hoặc là chuyển đơn về chính cái cơ quan bị nhà hắn kiện để trả lời hắn. Những ai thạo đời thì bảo nhà hắn thua bên kia vì tiền.

Lần này, nhà hắn bị hàng xóm phá tường chiếm mất chục mét vuông đất. Vợ chồng hắn lại phải làm đơn kiện. Chẳng lẽ cứ để cho đứa nào muốn làm gì nhà hắn thì làm.

Hôm đi nộp đơn, vợ hắn dặn dò thật kỹ, còn lường trước tất cả những tình huống
có thể xảy ra. Cô làm sẵn cho hắn mấy cái phong bao mỏng để xử lý ở các cửa.

Hắn tới cổng cơ quan, thấy mở liền dắt xe vào. Một tiếng gọi giật giọng:

– Anh kia! đi đâu?

Hắn giật mình đánh thót:

– Dạ! em vào nộp đơn …

– Đơn gì?

Nhớ đến lời vợ dặn, hắn vội móc ra chiếc phong bì nhét vào túi anh gác cổng. Anh ta chẳng cần đọc xem đơn gì, trả hắn rồi chỉ cho cho hắn lối vào nơi cần nộp đơn tên người cần gặp một cách cặn kẽ.

Hắn nhận chiếc vé gửi xe làm bằng vỏ bao thuốc lá vinataba, rụt tè hỏi:

– Thế để xe ở đâu anh.

Tay gác cổng nhìn cái dáng vẻ ngờ nghệch của hắn, thương hại:

– Anh mới đến lần đầu à. Cứ đi vào, để ở đâu cũng được.

Thế thì tiện, chứ cơ quan rộng mênh mông thế này, đi bộ có mà chết. Xung quanh
lại có tường bao, thật an toàn. Cổng thì đã có bảo vệ kiêm thu tiền. Hắn thấy
nhiều người ra vào nhưng không lấy vé, chắc là người trong cơ quan. Hắn nghĩ:
vậy là cái vé của hắn là vé vào cổng chứ đâu phải là vé gửi xe. Hắn có tự trông
được thì người ta vẫn bắt lấy vé cơ mà. Chẳng lẽ cả cơ quan này là một bãi giữ
xe. Nhưng thôi, đấy là việc của họ, mấy nghìn đồng tiền vé chưa ảnh hưởng gì
đến bát cơm nhà hắn. Hắn đang lo một việc quan trọng hơn nhiều cơ.

Hắn dựng xe trước phòng tiếp dân rồi ngồi chờ. Lúc này có sáu người ngồi ở hàng ghế kê ngoài hành lang. Cửa phòng tiếp dân bịt bằng kính trong suốt nhưng bên trong lại được che bằng rèm màu xanh lơ dìu dịu, cứ mấy phút lại hé cho một người ra để người tiếp theo vào. Kể cũng nhanh. Chừng 30 phút sau thì đến lượt hắn.

Lúc này thì hắn đã có chút kinh nghiệm. Tránh bị quát phủ đầu,
hắn kẹp luôn cái phong bì vào tờ đơn. Cán bộ tiếp dân nhìn đơn đọc tên, địa chỉ
của hắn rồi ghi vào giấy biên nhận. Không thấy anh ta hỏi giấy tờ tùy thân.
“Chắc cái phong bì đã thay cho chứng minh thư” – tự nhiên hắn có ý nghĩ đen tối
thế.

Hắn thăm dò:

– Đơn của em giải quyết có nhanh không ạ?

– Cái đó còn tùy, có thể nhanh, có thể chậm.

Hắn hiểu ý, đặt lên một chiếc phong bì nữa.

Anh ta ra chiều suy nghĩ một lúc:

– Thôi được, đơn của anh tôi sẽ trình ngay. Chắc chỉ trong vòng dăm ngày anh sẽ nhận được giấy mời.

***

Bốn ngày hôm sau thì hắn nhận được giấy mời đến phòng số 21 tầng 2 nhà D3 gặp ông Lưu để giải quyết. Trước khi đi, vợ hắn nhét 300 đô la vào phong bì đưa cho hắn.

Tới nơi, hắn lại bị hỏi y như lần trước. Hắn ranh mãnh:

– Sếp gọi em đến để giải quyết cái đơn hôm trước mà. Chắc anh quên em rồi.

Tay gác cổng nhớ ra, giúi vào tay hắn chiếc vé gửi xe rồi cho hắn vào.

Đến chân cầu thang, hắn gặp thằng Manh, cái thằng đã cướp đất của hắn sáu hôm trước đi xuống. Không  biết nó đi đâu. Chẳng lẽ nó cũng đi kiện hắn, vừa ăn cướp, vừa la làng chăng. Nó nhìn hắn, vẻ mặt vênh váo đầy thách thức. Tất nhiên chẳng đứa nào hỏi đứa nào.

Hắn tới cửa phòng làm việc có gắn số 21, gõ nhẹ hai tiếng rồi đứng chờ.

Một tiếng nói lạnh lùng và đanh gọn:

– Mời vào.

Hắn run run đẩy cửa vào:

– Dạ, chào anh … báo cáo anh, em …

Rồi khúm núm đưa giấy mời ra, lập bập trình bày nội dung sự việc.

Ông cán bộ tên Lưu hỏi:

– Đất nhà anh có sổ đỏ chưa?

– Dạ chưa, nhưng là đất ở lâu năm. Chúng em vẫn đóng thuế nhà đất hàng năm đầy đủ …

Ông ta phẩy tay ra hiệu cho hắn ngừng nói:

– Vấn đề là ở chỗ ấy. Anh chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nghĩa là nhà nước chưa công nhận quyền sử dụng đất cho anh. Thằng kia nó chiếm đất của anh, ai cũng biết. Nhưng về mặt pháp luật, bảo là đất của nhà anh thì không có cơ sở.

“Lại không có cơ sở” – hắn chán nản nghĩ.
Vậy là mình dại rồi. Đúng ra hôm ấy, hắn phải đánh nhau với nhà thằng Manh
không cho nó chiếm đất. Nó có kiện nhà hắn đánh nhà nó thì dựa trên cơ sở nào.
Ai quay phim, chụp ảnh để làm bằng chứng.

Ấy là lúc điên điên lên thì hắn nghĩ thế thôi chứ làm sao mà hắn
dám đi đánh nhau với người khác vì hắn là con người được giáo dục tử tế. Và
chính cái sự tử tế ấy đã hại hắn, làm hắn khốn khổ bao nhiêu rồi.

Sực nhớ ra, hắn rút cái phong bì khẽ khàng đặt lên bàn.

Ông Lưu mở luôn phong bì ra. Đếm xong, ông ta đặt xuống bàn rồi lấy trong ngăn
bàn một cái phong bì khác, rút ra xòe cho hắn xem sáu tờ bạc mệnh giá 100 đô là
Mỹ:

– Của thằng kia đấy. Nó sai nhưng cái lý của nó (ông vỗ ba đầu ngón tay vào cái phong bì của thằng kia) gấp đôi lý của anh (vỗ vào phong bì của hắn). Cái chỗ đất ấy anh bảo của anh nhưng nó cũng cãi là của nó. Thế thì tốt nhất là nên hòa giải, hai bên chia
đôi. Nếu anh đồng ý thì tôi cho gọi cả hai bên đến. Vậy là mỗi bên được một nửa
mà tiền nó lại mất nhiều hơn anh, thế là coi như anh thắng nó. Được cái thuận
cho các anh là hai bên đều biết “giá thị trường”. Nếu phải quay về lấy thêm thì
mất một lần đi lại nữa. Còn nếu anh không nghe, đi kiện đâu thì đơn cũng về đây
thôi. Tôi thấy anh có vẻ thật thà nên tôi cũng nói thật.

Trước khi hắn về, ông ta còn cẩn thận sờ hai túi quần của hắn xem có máy ghi âm, máy ảnh gì không rồi đẩy hắn ra, đóng sập cửa lại.

Hắn khoe với vợ:

– Thắng rồi em ạ. Mà nó lại phải mất nhiều tiền hơn mình. Tưởng
thế nào chứ đút lót cũng dễ. Hết bao nhiêu, người ta nói thẳng, may mà hôm nay
vừa đủ. Nếu thừa chắc họ trả lại. Đỡ phải băn khoăn. Thế mà em cứ dạy anh mãi.

Vợ hắn toe toét:

– Em đã bảo mà. Cái gì cũng có giá của nó. Giá cả rõ ràng như vậy lại hóa hay. Những lần trước mình  thua chỉ tại vì không biết giá. Hóa ra cơ chế bây giờ cũng thoáng thật. Nói toạc, không úp mở.

Rồi cô bắt hắn kể tỉ mỉ diễn biến đưa đến cái chiến thắng hôm nay như thế nào. Nghe hắn kể xong, cô rít lên:

– Giời ơi! thế mà bảo thắng là sao?

Hắn nhớ đến lời phân tích của ông Lưu, liền giải thích lại cho vợ:

– Thì nó được năm mét vuông, mình cũng được năm mét vuông. Mà tiền nó lại mất gấp đôi mình, chả thắng là gì.

– Nó bịp anh rồi. Sao đầu óc anh tối tăm thế. Cả mười mét vuông ấy là đất của mình. Mình sử dụng ổn định từ trước khi có Luật đất đai. Nó chỉ mất sáu trăm đô mà được năm “mét”. Còn mình mất không năm “mét” cho nó lại còn tiền phong bao mấy hôm nay nữa. Vậy thắng ở đâu?

Ừ nhỉ. Tại lúc ấy hắn sợ quá nên không nghĩ ra. Hắn tức lắm. Chợt nhớ tới lời
ông Lưu nói, hắn thách lại vợ:

– Nếu em không nghe thì cứ việc kiện đâu thì kiện. Cuối cùng đơn
cũng về tay ông ta thôi.

Sự thật cay đắng đó không phải là vợ hắn không biết vì chính nhà hắn đã từng nhiều lần gặp phải cũng như biết bao dân oan khác. Nhưng việc hắn nhắc lại lời ông Lưu đã làm cho cô nhụt chí.

Vợ chồng hắn ngao ngán nhìn mảnh đất nhà hắn ngày càng bé đi. Liệu rồi hắn có giữ nổi phần đất còn lại không? Ai là người bênh vực hắn?

Nhưng chờ đến bao giờ?

Hắn chợt nghĩ: ”hay là bán nhà đi chỗ khác ở”. Nhưng hắn vội gạt ngay: đi đâu bây giờ? Tài cán của hắn chỉ cho phép hắn loanh quanh trong biên giới này thôi. Thôi thì đành cố chịu, chờ cho qua cái thời kỳ gọi là quá độ. Nhưng chờ đến bao giờ?

Nguyễn Tường Thuy

Xin cám ơn Anh  Nguyễn văn Triếu gởi

Ngày đầu Xuân đọc Đường hy vọng

Ngày đầu Xuân đọc Đường hy vọng

Đăng bởi lúc 6:01 Sáng 10/02/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (10.02.2013) – Sài Gòn – Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
(Fx.Thuận) viết cho các đồ đệ của mình: “Ân sủng và bình an Chúa ở với con trên
đường hy vọng”, ngay cuối lời nói đầu của tác phẩm Đường Hy Vọng (ĐHV). Một tác
phẩm được viết trên các tờ giấy lịch, ngắn gọn, trọn niềm tin, trọn tình người,
trong nơi lao tù ở Việt Nam.

Tuy ngắn gọn, nhưng cũng có tới 1001 câu. Mỗi câu diễn lại một kinh nghiệm cụ thể của quá khứ oai hùng, và hiện tại lao tù; của một con người có nhiều ước vọng và khả năng, cùng với một con người không được quyền đi đâu, không được quyền làm bất cứ gì mình muốn; của con người muốn phụng sự Thiên Chúa và tha nhân, cùng con người bừng sang khi nhận ra chỉ có Chúa làm gì đó được cho mình chứ mình không thể làm gì cho Chúa.

Khi 16 hay 17 tuổi gì
đó, một anh bạn trao cho tôi quyền ĐHV của Fx. Thuận rồi bảo đọc đi. Đọc đến
câu 56b, tôi ném quyển sách vào góc nhà rồi nghĩ về dư luận. Mọi người xem Fx.
Thuận là vĩ đại, vì ngài sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 tại Phủ Cam, Huế, và đến
ngày 13 tháng 4 năm 1967, đã được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Giáo phận Nha
Trang, khi chưa tròn 39 tuổi đời. Và nhiều thành tích khác. Còn tôi, lúc ấy,
xem ngài chẳng biết gì về tâm lý khi viết: “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà
thêm tin Chúa” (c. 56b). Một người sống hạnh phúc có thể không tự tin sao? Một
người thành công lại có thể kém tự tin à? Một người lãnh đạo không tự tin thì
dẫn những người thuộc về mình đi đâu về đâu?… ?

Những khi tuổi đời của
tôi đã lớn hơn tuổi của Fx. Thuận, lúc ngài làm giám mục, đã có kinh nhgiệm
chút ít về thành công và thất bại từ thể xác đến tâm linh, tối mới bắt đầu hiểu
và thấm thía điều ngài đã viết ra: “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà thêm tin
Chúa” (c. 56b).

Ngày 15 tháng 8 năm
1975, chính quyền cách mạng bắt Fx. Thuận và giam giữ ngài tại nhiều nơi khác
nhau: nhà tù Nha Trang (từ ngày 19 tháng 3 năm 1976), biệt giam ở Miền Bắc,
quản chế tại Giang Xá (Sơn Tây), Phùng Khoang (Hà Đông) mà không qua một phiên
tòa xét xử về tội danh nào. Đến ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì được thả tự do và
bị quản chế tại tòa giám mục Hà Nội. Tổng cộng Fx. Thuận bị ngục tù 13 năm, 3
tháng, 8 ngày.

Với bốn bức tường, tài
hùng biện của ngài dùng vào việc gì? Khả năng nói được nhiều ngôn ngữ có ích gì
cho ngài khi chung quanh chỉ là bốn vách tường? Những dự án, những ý định và
tâm huyết phát triển Giáo hội, gầy dựng thanh niên Việt Nam ai cho áp dụng mà
áp dụng? Chung quanh ngài chỉ là vách đá. Khi ấy mọi tài năng, khả năng thủ đắc
được của con người trở nên rác cả. Nhiều người tài giỏi trong hoàn cảnh đó đã
trở nên tâm thần.

Trong bối cảnh như thể
mọi cái “có” trở nên “không” một cách bất đắc dĩ, chứ không phải là kết quả của
thiền định hay tình trạng đón nhận để đi vào mầu nhiệm tự hủy (x. Pl 2, 6-11).
Nó như thể bị tước đoạt tất cả, bị cướp trắng mọi sự.

Lúc ấy có vẻ tài năng và
bất tài không hơn gì nhau, ngu dốt hay thông minh cũng vậy cả. Tất cả chỉ còn
là ân huệ của Thiên Chúa, mà cái này chỉ có thể đón nhận bằng niềm tin. Lời
khuyên “Mỗi ngày [con] hãy bớt tự tin mà thêm tin Chúa” (c. 56b) của Fx. Thuận
rất thật và rất chính xác.

Con rắn lừa lọc, gian
xảo và gian ác luôn sẵn sàng đưa con người vào bẫy để bị hủy diệt (x. St 3).
Ngày đầu năm, đối diện với con rắn, và sẽ sống trong suốt năm nay với nó, tôi
lo lo. Vô tình đọc lại chương 3 của ĐHV: “Bền Chí”, tôi an tâm.

“Bạo dạn không phải là
phiêu lưu, bất khôn. Muốn đi đến cùng đường hy vọng con phải bạo dạn. Có mấy
người đứng bên Chúa dưới thánh giá?” (c. 39). Theo Chúa để được ăn ngon và no
nê thì có tới năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ (x. Mt 14,
21), tức rất đông những người có địa vị có thế giá, không kể những người ăn
theo, nhưng khi Chúa bị đóng đinh trên thánh giá, chỉ có Gioan, một tông đồ có
vẻ yếu đuối nhất (x. Ga 19).

Trong cuộc họp của linh
mục đoàn cuối năm vừa rồi ở Sài Gòn, một vị có trách nhiệm quan trọng của Tổng
giáo phận đã nói rằng, đất nước Việt Nam phải đa đảng, không thể độc đảng mãi.
Ngài cho biết, đã có tham gia kiến nghị gởi đến nhà cầm quyền về vấn đề nay.
Niềm hy vọng bị giấu kín bắt đầu được hé mở làm cho con đường hy vọng đầy nhọc
nhằn khiến nhiều người sợ hãi và khiếp nhược đã trở nên đông vui hơn, vì có
Giáo hội cùng bước. Đến hôm nay chỉ mới hơn 50 giáo sĩ ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992,
có bàn đến việc đa đảng, nhưng sau công bố của ngày họp cuối năm vừa qua, chắc
chắn sẽ có nhiều vị khác chính thức lên tiếng, để đất nước Việt Nam sớm vươn
lên đỉnh hy vọng. Mặc dù có thể sau đó họ sẽ phải đối diện với việc “đứng dưới
chân thánh giá Chúa”, nhưng không chỉ có mình Gioan, mà còn có cả các tông đồ
khác và đoàn dân đông đúc.

An Thanh, CSsR

Chúc năm mới vừa đủ:

Chúc năm mới vừa đủ:

– Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.

– Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.

– Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo.

– Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc.

– Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.

– Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.

– Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi.

– Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn.

– Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan.

– Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

Quà Tết

Quà Tết

Hãy lao công đừng vì lương thực hư nát, nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời, mà Con Người sẽ ban cho các con(Ga 6, 27)


Trong nh
ng ngày này, ai ny đu bn rn lo thu xếp công vic đ đón mng năm mi. Nào là mua sm, dn dp nhà ca, mua hoa trang trí trong nhà, ln ngoài
sân, may qu
n áo mi đ sa son bước vào năm mi.

Ly Chúa Giêsu, chc Chúa cũng thy lòng nhn nhp phn nào khi thy con cái Chúa vui vy. Nhìn người ta hăm h, con nghĩ đến Tết nơi quê nhà, nht là được lì xì. Cha m trao cho con cái nhng bao lì xì, người ln lì xì người nh. Con bng nghĩ đến quà thưởng hay là quà Tết, mà Cha Trên Tri s ban cho chúng con.

Không ph
i ch nhm vào ngày Tết, mà là mi gi, mi ngày, mi tháng, mi năm, Chúa luôn ban cho chúng con, đó là ân sng Chúa. Còn lương thc mà Chúa ban cho, chúng con chng cn phi lao công mi có được, đó là chính Mình Máu Chúa trong mi Thánh L dâng lên Chúa Cha trên bàn th.  Món quà “Tết Vĩnh Cu’’ này được ban cho nhưng không, bt c khi nào chúng con mun nhn lãnh.
Con còn nh mi ln gn Tết, thì ba má con ha s lì xì cho con nhiu, nếu trong năm con ngoan ngoãn nghe li cha m, hc gii, hiếu đ, d bo… Đó cũng là mt li khuyến khích và cũng có th nói là mt điu kin đ được quà. Còn Chúa, vì yêu thương nhân loi mà Chúa đã ban cho món quà vô giá, Chúa li chng đòi hi gì t chúng con. Chúa ch mong sao chúng con chp nhn Món Quà ca Chúa, đó là chính Mình Chúa.  Vy mà phn đông Chúa li b chi t!

Quà này s
không hư nát như tt c nhng gì chúng con có được thế gian này, đó là Bánh Hng Sng t tri xung, là chính Chúa.

M
i ngày con được rước Chúa vào lòng con, và nhng gì ca Chúa đu là ca con. Ước gì con biết sng hip nht vi Chúa đ Chúa biến đi con thành chính con người ca Chúa. Thánh Phaolô  nói rng: “Không phi tôi sng, mà chính Chúa
Giêsu s
ng trong tôi”.

Được Chúa sng trong con là con được lãnh phn thưởng không bao gi hư nát, đó là cuc sng vĩnh cu trên Thiên đàng.

Nh
ưng tht bun thay Chúa ơi, trn gian này vi nhng quyến rũ ca nó, đã làm cho con không coi trng món quà quý giá này, mà Chúa sn sàng ban cho con. Ngày Tết,  hình như con ch lo cho thân xác này được đp hơn, nhà ca khang trang hơn, đ đón tiếp người nhà và bn bè tp np.
Con đã quên lo cho linh hn con, và cũng chng nh mi người khách quan trng nht, đó là Chúa Giêsu tt lành, hôm nay, ngày mai và mãi mãi.

Phi, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, Chúa vn luôn tt lành nhưng cũng vn là người b chi t, b lãng quên. My ai nh đến Chúa trong nhng ngày đi l này h Chúa?  Có chăng là theo l, đu năm thì dâng l, đi nhà th, đ xin ơn Chúa ban cho năm ti.  Còn tình yêu và tm lòng tri ân đi vi Chúa, thì hình như con đã quên, vì mt năm qua đi, con vn sng trong bình an và sung túc, tưởng chng như đó là chuyn t nhiên mà thôi.

Ly Chúa Giêsu, ngày đu năm, con s ôn li nhng gì đã xy ra cho con trong năm
qua, nh
ng gì con lãnh nhn được t Chúa, và c nhng gì con đã t chi Chúa.

T
chi ban phát yêu thương, t chi sng bác ái vi tha nhân, t chi tha th, t chi sng đi cu nguyn, đ kết hip vi Chúa và M Maria, t chi thường xuyên rước Chúa vào linh hn con qua Bí Tích Thánh Th.

Ôi, l
y Chúa Giêsu, xin Chúa đng đếm nhng gì con chi t Chúa, s làm Chúa đau bun lm!  Xin Chúa mãi luôn rng lượng th tha cho con nhé Chúa, và ban ơn cho con trong năm ti này, mt ơn rt trng, đó là ơn “không t chi Chúa điu gì, và cũng có nghĩa là luôn vâng theo Thánh ý nhim mu ca Chúa.

Cm t Chúa vì bao ơn lành Chúa đã thương ban cho con và nhng người thân yêu, cùng nhng người con cu nguyn cho.

Cm t M Maria đã ban cho chúng con, người Anh C tt lành này bng hai tiếng Xin Vâng ca M ngày nào, nơi ngôi làng nh bé Nazareth. Xin M tiếp tc phù trì, dn dt nhân loi đi theo con đường mà Anh C Giêsu đã vch sn cho chúng con. Amen.
MenYeuGiêsu!
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.
nguon:Conggiaovietnam.net

Sau nhiều năm vì hoàn cảnh, hôm nay tôi được diễm phúc trở lại vùng đất Tây Nguyên – vùng đất tập trung khá nhiều anh em đang dõi bước cha anh phục vụ công cuộc truyền giáo cho anh chị em dân tộc thiểu số.

Đến Gia Lai, màn đêm buông xuống, hình ảnh thành phố thân thương ngày nào đang hiện dần trước mắt. Thay đổi khá nhiều bởi lẽ cuộc sống ngày càng đổi thay. Người anh tôi thăm viếng không ở gần thành phố cho lắm, chạy từ thành phố vào non đủ 50 cây số. Sau hơn một giờ, xe đưa hai anh em tôi vào đến buôn làng nơi anh đang phục vụ. Cảnh cũng quen quen nhưng phần nào đã đổi bởi lẽ sau nhiều năm người anh tiền nhiệm đã gầy dựng từ con số không trên mảnh đất thân thương làng Khop này. Khá mệt, tôi chìm vào giấc ngủ đêm với khí trời se lạnh.

Tờ mờ sáng, tiếng các em dân tộc được
người anh cưu mang ríu rít với nhau cạnh bên chiếc nhà sàn cổ nhất. Cổ nhất
không phải là xa xưa lắm nhưng cổ ở đây chính vì đây là căn nhà sàn đầu tiên mà
người khởi xướng gầy dựng ở nơi đây. Sau khi hoàn thành việc khởi xướng, người
anh này rời bỏ nơi đây để phục vụ một nơi khác cũng trên mảnh đất Tây Nguyên. Giờ
đây anh lại bỏ nơi xưa đi xa hơn nữa để giúp làm trung tâm hành hương Đức Mẹ
tận Kontum.

Khởi đầu ngày mới là vài gói mì tôm.
Hỏi cô bé Boai là người phục vụ mới biết đây là món chính của cha con người dân
tộc ở cái nhà thờ làng Khop này. Cha chưa nuôi đủ bản thân mình lại cưu mang
thêm gần chục đứa nhỏ nên chuyện mì gói muôn năm cũng chẳng có gì là lạ. Những
gói mì tuy đạm bạc nhưng đã bắn bó tình nghĩa cha con nơi vùng đất giáp ranh
biên giới nghèo này.



Mì gói xong, tôi cùng anh và bà con dân
tộc cùng nhau lên chiếc xe có một không hai của vùng này, không dám quá lời, nó
cũng là chiếc xe có một không hai của nước Việt. Nó đặc biệt bởi lẽ đây là
chiếc xe 25 chỗ ngồi hiệu Asia được mua lại từ nguồn hàng phế liệu, nhờ người
giáo dân người Kinh tốt bụng ở Thị Trấn Đức Cơ chỉnh sửa để chở các em học sinh
đi học. Hay nhất là trên xe không còn hàng ghế nguyên thủy mà thay vào đó là
một chồng ghế nhựa cho tiện dụng. Chiếc xe vẫn vui vẻ đưa học sinh đi học mỗi
ngày hôm nay được tận dụng đi đám tang trong làng xa. Cầm lái chiếc xe cổ này
vẫn là người anh linh mục có lòng yêu thương dân tộc khá đặc biệt.

Phải dừng lại một tí để nói về chiếc xe
đặc biệt này. Nó chỉ “được phép” chạy vòng vòng ở trong cái huyện Đức
Cơ chứ đừng hòng béng mảng ra khỏi Thị. Chỉ “được phép” ở Đức Cơ bởi
lẽ nó không còn hạn kiểm định nữa và cũng chẳng còn cơ may đi kiểm định. Nhìn
chiếc xe chỉ còn cái xác bên ngoài chứ bên trong không còn là chiếc xe nữa.
Nghèo nên phải tận dụng những gì người ta phế thải để phục vụ những người
nghèo. Cha anh kể lại rằng có hôm anh bận việc, nhờ người dân tộc lái, công an
gọi lại nhắc nhở và hôm sau anh lái. Anh chủ động dừng lại gặp công an và công
an vui vẻ cho xe chạy cùng lời an ủi “phục vụ cộng đồng tốt lắm!”.

Qua chặng đường dài bụi bay mù mịt
chúng tôi đến với đám tang người dân tộc mới qua đời.

Cụ ông Giuse qua đời ở cái tuổi 87.

Mọi sự để chuẩn bị cho Thánh Lễ
đã sẵn sàng.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự
nghi thức nhập quan cũng như Thánh Lễ an táng cho người dân tộc Jrai.

Hết chuyện lạ này sang chuyện lạ khác bởi nét văn hóa của người Jrai. Trong những chuyện lạ đó, nét văn hóa hay nói đúng hơn nền văn minh tình thương của người Jrai được thể hiện nhiều hơn cả. Mỗi người cầm theo phần của mình đi dự đám tang. Họ cùng chia sẻ của ăn, thức uống với nhau trong những ngày tang lễ. Nghèo nhưng họ yêu thương nhau quá !

Lễ xong, rời đám tang, chúng tôi lại cùng nhau lên xe chia sẻ chút quà tết cho làng sâu bên trong hơn nữa.

Lúc này, chúng tôi được ngồi trên chiếc xe cũng có một không hai của vùng này. Xe này nguyên thủy của Tòa Giám Mục Kontum. Cũng qua nhiều đời chủ nay nó không còn được sử dụng bởi ai cũng chê nó cũ kỹ. Thấy vậy, người anh thân thương thuê xe khác kéo xe này về và lại nhờ người giáo dân kia sửa lại để chở đồ cho người dân tộc ở trong vùng sâu. Sau khi thay cái máy khác, chiếc xe này đã trở thành “hàng chính chủ” của người anh linh mục phục vụ tại làng Khop này.

Đi vào tận trong sâu để gặp gỡ trực
tiếp những người có thân phận kém may mắn.

Tình thương người nghèo và đặc biệt
người dân tộc thiểu số đã làm cho cái đói, cái mệt đi vào quên lãng. Ở cái vùng
đất nghèo này thì chẳng có thời gian và cũng chẳng có không gian. Không biết có
quá lời không khi các làng dân tộc nghèo ở rải rác khắp nơi trong một diện tích
rộng và nếu tính thời gian thì không thể nào phục vụ cho những người nghèo ở
đây được.

Chiều về, dẫu mệt nhưng nhớ đến những
người nghèo ở trong các làng để rồi cái mệt chạy đi đâu mất.

Cơm nước đạm bạc xong, nghỉ ngơi một
chút thì bà con lại quy tụ với nhau trong ngôi nguyện đường thật khiêm tốn.
Ngôi nguyện được ngày được người anh tiên khởi đến đây thiết kế để phục vụ cho
người dân tộc J’rai ở đây khá phù hợp với cái vẻ đơn sơ và mộc mạc.

Tiếng kinh râm rang được cất lên thật nhịp nhàng.

19 g 20 phút, Thánh Lễ được cử hành.
Tham dự Thánh Lễ ở cái làng Khop này làm cho tôi liên tưởng rằng mình đang ở
đâu đó ở nước ngoài bởi lẽ tiếng J’rai làm sao tôi hiểu được. Cùng hiệp nguyện
với cộng đoàn phụng vụ trong lời kinh tiếng hát. Hiểu chút chút với phần nghi
thức sám hối, đặc biệt là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi
đàng” bằng tiếng J’rai.

Lễ xong cộng đoàn ra về.

Chúng tôi được một đêm yên hàn sau một ngày mệt nhọc.

Tờ mờ sáng hôm sau, tiếng trống báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Thánh Lễ tạ ơn và cầu bình an cho ngày mới được cử hành trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Điều khá ngạc nhiên ở đây là Thánh Lễ tối qua cũng như sáng nay được khá nhiều người tham dự. Cũng là điều đáng mừng cho ngôi nhà nguyện khiêm tốn ở đây chứ không thì buồn lắm vì lẽ nhà nguyện sẵn có mà lại chẳng có ai. Ngôi nhà nguyện ở đây phù hợp với cái làng nghèo này. Nhiều nơi buồn lắm bởi lẽ nhà nguyện hay nhà thờ thì cao chót vót và thật hoành tráng nhưng số người dự lễ thật thưa thớt. Vẫn là điều nghịch lý bấy lâu nay cho những công trình xây dựng để đời ngay tại nhưng nơi mà bà con giáo dân còn phải chạy ăn từng bữa hay là bữa đói bữa no.

Lễ xong, cộng đoàn các sơ và các em được cha cưu mang cùng cha ở lại đọc kinh Phụng Vụ. Giữa cái vùng đất nghèo này vang lên lời kinh của Hội Thánh thật dễ thương.

Kinh xong, một ngày mới lại bắt đầu với những công việc không tên.

Được biết một cha kia ngày xưa đã từng
đến phục vụ ở vùng nghèo này khi còn làm thầy nay trở lại chia sẻ chút quà cho
bà con ở làng xa. Chiếc xe mới ngày hôm qua chở tôi đi vào làng nay lại nằm một
chỗ. Chẳng lạ gì vì nó là đồ phế thải mang về chạy tạm. Tội nghiệp cho người
thợ giáo dân thương mến cha đặc trách vào tận bên trong làng để sửa mang về.
Mãi đến chiều tối chiếc xe mới chịu nổ máy để đưa các em dân tộc tháp tùng về
lại nhà thờ.

Lấm lem bụi cộng với dầu nhớt làm cho hình ảnh nắng sương của các em làm cho các em thêm phần bụi bặm hơn. Tranh thủ rửa tay và vào dùng bữa bởi lẽ cả ngày chẳng có gì trong bụng với chiếc xe nằm đường.

Cha đặc trách lại phải ngược xuôi với
những công việc của ngày cuối năm. Chốc chốc lại chạy ra công trường để xem
nhân công đang làm bờ rào cho khuôn viên nhà thờ. Cũng chẳng nghĩ đến chuyện
rào chắn nhưng kẻ trộm đã không khước từ ngay cả nơi nhà Chúa nên Cha bấm bụng
làm cho xong chuyện. Ngại lắm mới có cái chuyện làm hàng rào hàng cửa chứ chẳng
ai nghĩ đến chuyện rào chắn nơi cái vùng đất nghèo này. Nhưng có lẽ đến lúc
cũng phải làm để chặn ngăn những kẻ không còn chút lương tri là vào tận nhà xứ
để rinh đồ.

Chiều tối, sau khi ăn vội chút cơm
chiều, cha anh lại đưa tôi ra ngoài phố để chuẩn bị cho cuộc trở về Sài Thành
trong những ngày giáp Tết.

Lại tạm xa cái làng Khop thân thương để trở về với những công việc thường nhật.

Ngồi trên xe trên hành trình về lại nhưng hình ảnh của những người dân tộc nghèo và hình ảnh của người anh linh mục đang phục vụ nơi đây vẫn còn trong tâm thức.

Họ nghèo, anh đến với họ và anh sống nghèo, sống lam lũ với họ trong ơn gọi tận hiến của Hội Dòng. Anh tôi đã đến đây và sống nghèo cùng họ.

Thật lòng ngưỡng mộ anh cũng như biết bao nhiêu cha anh khác đang âm thầm phục vụ cho người nghèo ở cái vùng hẻo lánh như vùng hẻo lánh nơi đây.

Vẫn còn bạt ngàn cho cánh đồng truyền giáo và vẫn cần những người thợ gặt tận tâm tận tình với những con người nhỏ bé ở nơi đây.

Giữa một thế giới văn minh, giữa một đất nước chuyển mình nhưng lại vẫn còn những người nghèo ở cái mảnh đất ven biên giới này. Họ nghèo cả tinh thần lẫn vật chất. Bao nhiêu năm nay họ vẫn chìm trong cảnh thiếu trước hụt sau, bữa đói bữa no.

Biết đâu được đây là bước dò đường cho cuộc đời tận hiến còn lại.

Có chăng cả cuộc đời còn lại sẽ được ở nơi những con người nghèo này.

Mệt nhoài cho thân xác bởi lẽ phải lo toan đủ thứ đủ điều nhưng đêm về ngon giấc không còn phải nghĩ suy.

Có thể Chúa lại rẽ hướng cho tôi đến với những con người nghèo nơi đây chẳng nên.

Tất cả là hồng ân ! Tất là là Thánh ý của Chúa trong cuộc đời.

Tạ ơn Chúa với biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên tôi trong suốt cả cuộc đời và gần nhất là trong năm cũ gần qua. Những ngày ngắn ngủi trên mảnh đất này đã để lại những hình ảnh của những người nghèo, của người anh linh mục đang dấn thân nơi đây.

Vẫn mong đâu đó có những tấm lòng sẻ chia phần nào đó về tinh thần và vật chất cho những người nghèo ở nơi đây.

Những ngày giáp Tết Quý Tỵ

Anmai, CSsR

Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng

Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng

thứ năm, 7 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

LS Lê Công Định tại tòa

Việc Luật sư Lê Công Định được trả tự do trước thời hạn hơn 1 năm đã được hoan nghênh trong nhiều giới.

Ông Định ra tù sáng thứ Tư 6/2 và hiện còn phải chịu 3 năm quản chế tại địa phương.

Phản ứng trước sự kiện này, ông Lê Thăng Long, người cùng bị xét xử một đợt với ông Lê Công Định nhưng vì án nhẹ hơn nên được trả tự do năm ngoái, nói với BBC:
“Tôi thực sự rất vui mừng trước sự trở về của anh Định”.

“Tôi cho đây là tín hiệu rất tích cực trong quá trình đổi mới về chính trị của Việt Nam, nó cho thấy các tác động của cả từ bên trong lẫn bên ngoài, cũng như
của những thay đổi trong môi trường chính trị toàn cầu và chính ngay
trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Ông Lê Thăng Long cũng cảnh báo LS Định rằng “cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp tục, con đường phía trước chắc chắn còn nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn”.

Tuy nhiên, theo ông, sự đóng góp của ông Lê Công Định, người mà ông nhận xét là “rất trăn trở về bản Hiến pháp Việt Nam” ngay trong quá trình thu thập ý kiến
đóng góp về sửa đổi Hiến pháp 92 là một điều tích cực.

“Tôi hy vọng và tin tưởng rằng đây là cơ hội cho anh Định đóng góp một cách công khai và hợp pháp cho đất nước.”

Người còn ở trong tù

Trong khi đó, ông Trần Văn Huỳnh, cha của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người cũng bị xét xử cùng đợt với các ông Định và Long những lãnh án tù nặng nhất 16 năm, nói: “Nghe tin mừng của Lê Công Định, tôi nghĩ ngay đến con
tôi”.

“Tôi hy vọng các tổ chức quốc tế và dư luận trong nước tiếp tục ủng hộ, vận động để các tù nhân lương tâm như con trai tôi sớm được trả tự do vì họ không làm gì
có tội.”

Trong phiên xử ngày 20/1/2010,  bốn người là các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận án tù nhiều năm vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ông Lê Công Định, theo cáo trạng, còn là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam vốn không được phép hoạt động.

Đảng này, ngay sau khi ông ra tù, đã ra thông cáo cho hay LS Lê Công Định là Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam từ ngày 1/6/2009.

“Việc trả tự do cho hai ông Lê Công Định và Nguyễn Quốc Quân khiến người ta nghĩ rằng Việt Nam đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ.”

GS Carl Thayer

“Đảng Dân chủ Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam tiếp tục trả tự do cho các đảng viên và cộng sự của Đảng Dân chủ còn đang bị giam cầm trái phép. Trả tự do cho các tù nhân chính trị chính là hành động thiết thực để thể hiện tinh thần thật tâm hòa hợp toàn dân tộc, tôn trọng sự thật và công lý, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền.”

Thông cáo cũng viết rằng “đối thoại trên tinh thần xây dựng là cách tốt nhất nên có nhằm thay đổi tích cực hình ảnh của Việt Nam, hướng đến lợi ích chung của quốc gia và dân tộc”.

Phản ứng quốc tế

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng về sự kiện LS Lê Công Định được trả tự do.

Phát ngôn viên cho Đại sứ quán Mỹ, Christopher Hodges, được hãng thông tấn AP dẫn lời nói: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do nhân đạo cho LS Lê Công Định”.

“Nhân quyền, kể cả việc kêu gọi thả tất cả các tù chính trị, tiếp tục là một phần quan trọng trong quan hệ song phương của chúng tôi với Việt Nam.”

Tuần trước, Việt Nam cũng đã thả ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân, người bị bắt từ tháng Tư năm ngoái.

Bão tuyết lớn ở đông bắc Hoa Kỳ

Bão tuyết lớn ở đông bắc Hoa Kỳ

thứ bảy, 9 tháng 2, 2013

nguồn: BBC

Bản đồ di chuyển của bão tuyết

Miền đông bắc nước Mỹ đang chịu bão tuyết lớn, với mức tuyết rơi ở một số nơi dự đoán có thể lên tới 91cm.

Các chuyến bay đi và tới New York đã bị hủy và có cảnh báo sẽ cắt điện, khi bão tuyết từ vùng Great Lakes tràn xuống nhiều nơi ở New England.

Người dân được cảnh báo không ra ngoài đường, mua trữ lương thực thực phẩm và các đồ dùng cần thiết khác.

Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia nói sự kết hợp giữa hai hệ thống thời tiết hình thành từ các dòng chảy cực bắc và cận nhiệt đới có thể tạo ra cơn bão “lớn
lịch sử”.

Cảnh báo bão tuyết đã được đưa ra tại một số nơi ở New Jersey, New York, Massachusetts, Rhode Island và Connecticut, sau được mở rộng ra New Hampshire và Maine.

Ở Canada, tuyết dày 25cm và gió mạnh được dự báo sẽ xảy ra tại phía nam tỉnh Ontario, cũng như ở Quebec.

Ít nhất đã có ba người chết tại Ontario.

‘Không ra đường’

Các bang Massachusetts và Connecticut đã cấm giao thông trên các con đường từ tối thứ Sáu.

Ít nhất 4.200 chuyến bay đã bị hủy ở toàn nước Mỹ vì đợt bão.

Amtrak cũng tạm dừng dịch vụ xe lửa từ New York tới Boston vào chiều thứ Sáu.

Ở Boston, nơi các trường học đã đóng cửa từ thứ Sáu, Thị trưởng Thomas Menino kêu gọi các doanh nghiệp cho nhân viên ở nhà để giảm nguy cơ.

Tuyết rơi dự báo có thể lên đến hàng chục cm

Thống đốc Massachusetts Deval Patrick thì ra lệnh cho tất cả các nhân viên công quyền nếu không thậ̣t cần thiết cũng nên ở trong nhà.

Boston có thể có tuyết rơi dày gần 1 mét, hơn hẳn mức cao nhất từ trước tới nay là 70cm, hồi năm 2003.

Các lái xe đổ xô đi mua xăng tại các nơi từ Connecticut đến New York City, trong khi có cảnh báo sẽ thiếu nhiên liệu.

Tại New York City, Thị trưởng Michael Bloomberg nói các xe dọn tuyết và 250.000 tấn muối đã được chuẩn bị sẵn.

Người ta lo ngại sẽ có cắt điện trên diện rộng, với nước ngập ở nhiều khu duyên hải.

Một số khu dân cư vẫn còn đang phải khắc phục hậu quả của bão Sandy, cùng mưa lũ hồi tháng 10 năm ngoái.

Các quan chức ở Brick Township, New Jersey, đã khuyến cáo sơ tán tự nguyện đối với người dân.

Trong khi hiện các trường học và giao thông vẫn đang hoạt động, ông Bloomberg khuyên người New York dự trữ nhu yếu phẩm và thuốc men.

“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”

Suy tư tuần thứ I mùa Chay, năm C, cũng có giòng chảy, cứ thường bảo:
“Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng”
Mở rộng rồi, cả anh và em, cả dân con Hội thánh lại nghĩ suy về câu hát:
“Đau! Từ đáy trái tim, ta buồn đau…”
Thế tức là, dù có “ngâm nga”, “mở rộng cửa lòng”, rồi lại thấy đau từ đáy lòng, cũng rất buồn.
Sự  thật thì, có đau hoặc có buồn, cũng đâu phải ý/lời của nhà Đạo mình ở
mùa Chay. Chay mùa tâm tịnh vẫn là dịp để tâm cho thật tịnh, dù rất đau
hoặc có mở rộng lòng, với ai đó.
Thế đó, là tâm tình xin được gửi đến người anh, người chị ở thánh hội, rất hôm nay. Một mùa Chay.
Mai Tá

“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”

“Cho trăng xuân tràn trề, say chới với.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lk 4: 1-13

Lời anh ngâm, chẳng là thi ca tràn trề, say chới với. Để mở rộng cửa lòng, của ai đây? Điều em học, vẫn là Lời Vàng Chúa nói ở trình thuật, để cửa lòng mở rộng đón Chúa hôm nay.

Lời vàng trình thuật, là Lời Kinh Sách được thánh sử dẫn giải về việc Chúa chịu thử thách những 3 lần. Thử thách Ngài chịu nơi sa mạc 40 đêm ngày, tưởng chừng dài. Nhưng thật ra, số 40 chỉ là biểu tượng rất đặc trưng thôi. Nói đúng hơn, thử thách ấy công khai kéo dài cả  một đời Ngài sinh hoạt, vì con người. Thử thách suốt một đời, vào mọi lúc, mãi đến ngày Ngài đầm mình những mồ hôi và máu trên thập giá ở Calvariô. Thử thách Ngài chịu, mang hình thức mê hoặc về những gì mình sống, hoặc như một khuyến dụ hãy làm những chuyện rất “rối” mà tự bản chất chuyện ấy cũng không tệ.

Thử thách lớn Chúa chịu, là: tỏ cho mọi người biết Ngài là Đấng Mêsia. Điều không chắc, là thử thách đề ra cho Ngài, có như chọn lựa thực tiễn không? Hay, vẫn chỉ là cung cách thánh sử kể với người đọc về những gì nói thay cho Đấng Mêsia thời buổi đó và như thế, sẽ đánh bóng cả một diễn biến hoàn toàn khác việc Chúa đã đảm nhiệm.

Là Đấng Mêsia, có ba thử thách để
thực hiện. Thứ nhất, tham gia cuộc chiến đấu giành quyền lực với đế quốc La Mã;
tức: thử thách chính với chúng dân thời buổi đó, do quyền uy thế lực rày trải
rộng khắp dân gian, loài người. Thử thách, là thách thức Đấng Mêsia thi đua với
La Mã để rồi chính mình sẽ trở thành Hoàng đế, toàn thế giới.

Thử thách tiếp, là giải quyết khó
khăn của người nghèo cùng những người vẫn cứ đói do đế quốc tạo ra. Thử thách
này, còn là sức cám dỗ/khuyến dụ người chịu đựng phải giải quyết kinh tế, tạo
cuộc sống lành mạnh cho mọi người. Và, thử thách cuối, là khuyến dụ bản thân
mỗi người và mọi người hãy cứ “mũ ni che tai” với mọi chuyện; chỉ nên lo việc
thiêng liêng, đọc kinh lần chuỗi để rồi Chúa sẽ giải quyết hết mọi sự từ trên
xuống dưới, trong ra ngoài. Đó là “thử thách” gặp ở Tin Mừng thánh Mátthêu.

Thử thách thứ ba ở Tin Mừng Mátthêu
và nơi đây là thức thách rất rõ về quyền lực. Rất rõ, là vì đế quốc La Mã ngày
đó đã có đủ quyền và lực sẵn trong tay. Rất rõ, là: đế quốc La Mã từng sử dụng
nó cách mạnh bạo khiến người dưới trướng bị khuynh loát đến độ khó sống và
không thể sống. Thử thách,  là hạ gục những người có quyền hành ở La Mã,
bằng chính trò chơi họ đề ra hầu có quyền sử dụng mà dựng xây dựng cuộc sống có
chất lượng cho mọi người, cả thế giới có văn hoá. Nói cách khác, đế quốc La Mã
sử dụng quyền lực theo cung cách quá tệ bạc nên ta phải giành quyền và làm thay
cho tốt hơn.

Người người đều muốn thế. Quyền và
lực, tự bản chất không dẫn đến sử dụng cho tốt vì lợi ích của mọi người. Đức
Giêsu từng từ chối coi Ngài như luật trừ, không tham ô/nhũng lạm như quyền và
lực ở đời thường vẫn làm. Chúa khước từ đường lối Quyền lực từng sử dụng. Ngài
chỉ trích, không chỉ mỗi đế quốc La Mã đã sử dụng quyền hành rất tệ lậu. Ngài
còn chỉ trích đích danh quyền lực của trần gian. Ngài chọn tư cách không có
quyền để ở với người chẳng có quyền gì, nơi thế giới.

Thử thách khác ở Tin Mừng Mátthêu, là thách thức giải quyết chuyện đói kém và người đói nghèo ở xã hội. Không còn nghi ngờ gì, là: người nghèo như thế đã có từ thời Chúa sống. Họ không đủ bánh ăn, vẫn bị bệnh tật hành hạ, lại chết sớm khi còn trẻ. Các vấn đề như thế, do Hêrôđê tạo ra. Ông từng có chương trình rất lớn quyết hoàn thành bằng dựng xây nhanh chóng, qua việc đổ thuế lên đầu thường dân có đời sống yên hàn, rất tử tế. Bởi cứ lo đẽo đá xây dựng đền, nên nào có bánh ăn.

Thử thách, là thách thức tiêu diệt  người chống lại Hêrôđê. Những ngưòi dám nổi lên phá vỡ các đá tảng ông lo chuyện dựng xây, để có được bánh ăn. Là thử thách, bởi ta vẫn cứ nói: thế thì sao? Phải chăng con người chỉ cần đủ bánh ăn là được? Phải chăng ta cũng muốn trở nên giống những người mà mình chống đối, và tệ hơn nữa? Chúa từ chối không coi chính Ngài là Đấng cung cấp chất liệu cho mọi người. Ngài tin rằng để được hạnh phúc cần có nhiều hơn thế nữa. Và, Ngài chọn cung cách khác để trở thành
Đấng Mêsia, theo nghĩa đích thực.

Thành thừ, hãy cứ xem thử thách cuối gồm những gì, ở Tin Mừng thánh Mátthêu, tức thử thách thứ ba trong ba thử thách, ta vừa bàn. Thử thách đây, không là quyền lực lấy được từ nhóm tuyển chọn. Cũng không phải là chuyện đáp ứng nhu cầu cho người bị bỏ rơi. Thế, còn chuyện linh thiêng, linh đạo, phụng vụ thì sao? Thế thì chuyện viện cớ làm điều thiện để rồi bắt buộc và thử thách Chúa phải can thiệp giải quyết các khó khăn của thế giới, thì sao? Và, phải ngay tức khắc. Hoặc, cứ dùng đền thờ, hội
đường, nhà nguyện nhà thờ Hồi giáo hoặc sống đời đạo đức rồi bắt Chúa phải
chỉnh sửa mọi thứ, sao? Những người sống vào thời của Chúa như người ở Qumran
và các vị theo thánh Gioan Tẩy Giả cũng đều sử dụng phương án này.

Với họ, thử thách là dám khống chế
quyền lực linh thiêng của Thiên Chúa và kiểm soát cả lòng xót thương của Ngài
nữa. Thử thách họ gặp, là dám thách thức coi lòng đạo linh thiêng của mình còn
hơn cả Chúa. Đức Giêsu lại bảo: nếu thế thì, Chúa đâu còn là Chúa nữa. Tức: nếu
Ngài làm thế, thì đâu còn là Thiên Chúa đích thực. Nên, Chúa không chọn con
đường thực hiện những chuyện đạo đức thêm vào niềm tin mà Ngài lại chọn đồng
hành với Thiên Chúa đích thực, theo cung cách của Thiên Chúa-là Cha, chứ không
theo ý riêng của Ngài. Chính đó là chọn lựa cũng rất khác.

Không hạ gục đối phương trong trò
chơi quyền lực. Không đáp ứng mọi nhu cầu trong hỗ trợ trò chơi. Không tìm lợi
nơi Thiên Chúa trong trò chơi đạo đức, thánh thiện. Như vậy là gì?

Là, sống trong tình trạng không
quyền bính. Sống hạn chế với những gì là căn bản để sống và sống có tương quan
mật thiết với nhau… chỉ mỗi thế mà thôi. Thế nhưng, phải bao gồm hết mọi người,
để không ai bị bỏ rơi hết, kể cả Thiên Chúa, để Thiên Chúa cũng ở trong
nhóm/hội của mình. Sống như thế, tức có mang theo niềm hy vọng. Có cả tình
thương yêu con người cùng với nhau, những người vẫn có tất cả mọi khó khăn,
nhưng vẫn có thể giải quyết xuyên suốt. Đó mới là đường lối Chúa thực hiện.

Chúa không bị thử thách bởi đường
lối nào khác. Ngài nhìn thấu tất cả, ngang qua cuộc sống của Ngài, nên Ngài vẫn
trở về với các điều căn bản ấy. Những điều ấy là những gì Chúa từng sống và
từng làm. Thật sự thì đó là lý do tại sao người nghèo đã quay lưng chống lại
Ngài. Tại sao đế quốc La Mã lại tìm cách giết hại Ngài. Và, cũng là lý do
Thiên-Chúa-là-Cha đã có thể can thiệp để đáp lại lời cầu nhưng lại chưa từng
nghe Ngài cầu nguyện.

Trình thuật hôm nay lại cũng mang
đến cho Hội thánh một thông điệp. Thông điệp ở đây, là: Hội thánh lâu nay vẫn
cứ ganh đua với việc trần tục hoá nên cứ tìm cách lấy lại quyền hành về chính
trị mình để mất và muốn có lại ảnh hưởng trên dân chúng. Thường thì, Hội thánh
vẫn cứ bon chen với các Hiệp hội trợ giúp. Cứ muốn chúng dân kính tôn mình vì
mình từng ban phát bố thí tiền bạc cho nhiều người. Hội thánh còn tìm đường
thiêng liêng linh đạo rồi bắt Chúa phải đồng hành men theo con đường mình đang
đi. Thật sự, thì Hội thánh đang gặp thử thách giống như Đức Giêsu vào thời trước.

Chúng ta cũng thế. Ta vẫn muốn trở
thành những người tốt lành giải quyết được tất cả mọi sự và lôi kéo Chúa về phe
để Ngài thực hiện những gì mình muốn Ngài làm. Cũng dễ cho ta để vứt bỏ những
thử thách ấy. Có những lúc, ta biết mình chỉ là những con người bé nhỏ. Biết
rằng mình vẫn phải sống với những khó khăn mình gặp mà không thể bỏ phế bỏ
chúng. Và, ta cũng biết mình không là nhà tư vấn của Chúa. Còn gì tuyệt vời
bằng ta đã nhận ra được chuyện ấy. Bởi, tuyệt vời một điểm là ta đã có Đức
Giêsu và Thiên Chúa đích thực.

Ta vẫn thuộc về quần chúng không tên
tuổi, nhưng được Chúa đoái hoài, thương yêu. Ta được Chúa phú ban cho những gì
để nhờ đó có thể sống hùng, sống mạnh và sống tốt lành. Dù, những thứ ấy không
là cơm, là bánh. Ta được dạy bảo: hãy cứ để Chúa sống đích thực là Thiên Chúa.
Rồi ra, ta sẽ khám phá ra rằng ta vẫn được Chúa thương yêu.

Hãy cứ cảm tạ Chúa vì Đức Giêsu đã
lướt thắng các thử thách Ngài từng gặp. Hãy cứ nguyện cầu cho Hội thánh cũng
được như thế. Và, hãy nguyện chúc cho nhau điều may mắn/tốt đẹp để mình có thể
lướt thắng được chính mình. Nguyện chúc rồi, ta cứ hiên ngang bước vào mùa
Chay, cũng rất thánh.

Trong nguyện cầu như thế, ta lại sẽ ngâm nga câu thờ còn bỏ dở ở trên rằng:

 

“Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng,


Cho trăng xuân tràn trề say chới với.


Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi;


Cho em buồn trời đất ứa sương khuya.”


(Hàn Mặc Tử ­ – Trường Tương Tư)

Trời đất ứa sương khuya, nhưng đừng buồn. Bởi, Chúa cũng từng gặp thử thách như thế giống mọi người. Và, Ngài lướt thắng tất cả, để mọi người sẽ thắng lướt như Ngài. Và khi đó, “nắng vườn (sẽ) vấn vương muôn ngàn sợi”, rất chới với, nhưng vẫn “mở rộng cửa lòng”. Cho Chúa. Cho mọi người.

 

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

 

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Nhất Mùa Chay Năm C 17-02-2013

 

“Đau! Từ đáy trái tim, ta buồn đau!

“Đau! Suốt bấy lâu, ta vẫn đau

Vẫn mang u sầu, Nhìn nắng hắt hiu.

Ôi nắng yêu, theo nhau khoe mầu.

Bay trên trời cao nắng chiếu!..”

(Christophe: Mal – Lời Việt: Phạm Duy – Cơn Đau Tình Ái)

(Lc 4: 24)

“Bên Trên Trời Cao Nắng Chiếu!”Chao ôi. Lời nhạc sao hay quá là hay.
Vâng,. Hay là thế, nhưng giả như có bạn đạo nào đó lại cứ so với sánh rồi coi
“Trời Cao Nắng Chiếu” là Mặt Trời biểu hiện nơi quốc kỳ của nước Nhật hoặc như
Hội thánh/Nước Trời ở trần gian, vẫn chiếu sáng thì sao?

Sao, nghĩa là sao? Bần đạo đây, thật ra cũng chẳng biết, nhưng vẫn xin
bạn đọc với bạn đạo ở các nơi, ta nghe thử một vài cảm nghiệm về đất nước có cờ
hiệu “Trời Cao Nắng Chiếu” như sau:

“Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường, chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.

Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế
của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó
tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách
phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi
hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành
hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách. Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn
tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt
vời. Trung thực.

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”. Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người
bán” tại Osaka. Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ,
tự “scan”mã vạch, tự trả tiền. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ
vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng
gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm
yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng
tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở
Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào.

Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài. Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị “No noise”,
tức: không ồn. Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật.
Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị
ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn
đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản
chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”. Phi trường
quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư. Tại các
cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng
loa tay, quảng cáo với từng khách.

Tính nhân bản.Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Về bình đẳng. Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi. Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường. Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến
tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những
ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như
những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung
ý chí, chung tinh thần lao động. Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt
hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc
nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ
tướng. Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của
chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được
hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc
đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng
tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề
cao, tôn trọng.

Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.” (Bài viết trên mạng có tựa đề: “Nhật Bản, những
phẩm chất Trời cho, có lẽ muốn học cũng không được
)

Sở dĩ hôm nay bần đạo dài dòng g iới thiệu với bạn đạo và bạn đọc đôi giòng nói rất hay và rất đẹp về nước Nhật là, có ý bảo: bần đạo đây có dịp đi Nhật vào đầu năm 2013. Nhưng lại không nghĩ như tác giả thông tin ở trên, mà chỉ nghĩ về Nước Nhật và
người Nhật như thời bần đạo còn ở Nhà Trường, tức: nhà tu, mà thôi.

Quả thật, Nhật Bản không khác gì chốn tu trì là bao do bởi cái gì cũng ngăn
nắp. Đúng giờ. Mọi chuyện đâu vào đấy. Bần đạo thấy nước Nhật chỉ khác chốn tu
trì mỗi điểm này, là: cung cách sinh sống ở Nhật, của người Nhật thật sự ít hấp
dẫn, chứ không như nhà tu, ở nước mình. Không tin, bạn cứ thử nghĩ thế này:
nước Nhật dù có giống chốn tu trì/Hội thánh thế nào đi nữa, cũng không thể có ý
tưởng và nhận định về thánh hội của mình, đến độ ta so với câu hát sau đây:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên người xa.


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa

đã khiến ta hững hờ, vì nhớ tiếng ca

Em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà

Câu ca làm rung cõi nhớ. Đau!”

(Christophe: Mal – bđd)

 


“Ta vẫn thương ta
, nói thế có thể là vì: ta và Hội thánh cùng với con
dân, vẫn là một. Chứ cứ bảo: “Vì xót xa em trong áo hoa, đã khiến ta hững
hờ, vì nhớ tiếng ca…”
thì chỉ mỗi nghệ sĩ lão thành họ Phạm
nay-đã-ra-người-thiên-cổ, mới dịch lời hát ra như thế, mà thôi. 

Chí ít, là: nghệ sĩ lão gia nhà ta lại cứ mời ca sĩ Elvis Phương hát mãi câu ca cứ như là:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên người xa,


Ta thương ta, vì vì xót xa em

trong áo hoa khiến ta hững hờ..”


(Christophe: Mal – bđd)

Nhà Đạo của ta hẳn cũng thế chứ? Cũng thế, là cứ như thể hững hờ. Thờ ơ. Hết
biết. Bởi, nếu để ý một chút, bạn và tôi ta sẽ thấy nhiều bạn đạo hoặc người
đời cứ nói đến Hội-thánh-Nước-Trời, là xục xạo tìm đến câu nói hay luật rất Đạo
ra mà bênh vực hoặc chỉ trích, dễ thôi.

Về Hội thánh thời đương đại, lại vẫn có những câu ca/nhận định rất ư là
thực tế, như tác giả nọ từng viết những giòng chảy sau đây:

“Vẫn biết là: nói về Hội thánh mà lại so sánh như Bệnh viện chuyên lo cho bệnh nhân sắp sinh thì, cũng là điều ít ai chấp nhận được. Cũng như thế, nếu lại bảo: suy tư thần học theo nghĩa rộng, là loại hồi ký viết nhiều về tiểu sử cá nhân mình thôi, cũng ai nào chịu đựng được như thế. Do đó, khi sánh ví Hội thánh với Bệnh viện lại đã nảy sinh trong tôi một hình ảnh về kinh nghiệm bản thân sau những ngày chứng kiến thân mẫu tôi qua đời. Kinh nghiệm này khiến tôi đồng cảm với những người chống đối lại buổi nói chuyện về bệnh viện, trong đó có thân mẫu của tôi là vua chống đối những chuyện như thế kể cả chuyện ra đi về cõi chết. Bởi, bà cũng đã chiến đấu rất nhiều ngày trước khi Bà đành chấp nhận sự chết. Bà là người chuyên môn chối bỏ mọi sự và thương thảo mọi chuyện; luôn tìm kiếm thêm ý kiến của đệ tam nhân và có khi cả đến đệ tứ hoặc đệ ngũ nhân cũng không chừng. Bà vẫn cho là mình vẫn nghe lời bác sĩ riêng của bà đấy chứ. Nhưng, Bà chỉ nghe những điều bà thực sự muốn thế. Bà uốn éo một cách tài tình và chủ động trong mọi cuộc cãi vã/bàn thảo để đưa bà vào bệnh viện. Có lần bà từng nói: “Sở dĩ Mẹ làm thế là vì nghĩ rằng nếu Mẹ chào thua mọi sự tức có nghĩa rằng Chúa không thể làm được phép lạ, đâu!”

Thực sự, thì Chúa sẽ làm phép lạ,
nhưng không phải là phép lạ mà ta có thể trông ngóng, đợi chờ. Đó là loại hình
hy vọng mang tính ngôn sứ về Hội thánh và chức năng của linh mục mà tôi muốn
diễn tả ngang qua hình ảnh về “Bệnh viện”. Bởi lẽ kinh nghiệm giúp tôi nhớ lại
những ngày mà các công-nhân-viên ở bệnh viện nọ từng quây quần bên mẹ tôi và
gia đình tôi một cách rất chân tình và dễ thương. Với động thái vững chãi nhưng
dịu dàng, họ đã giúp chúng ta chuyển dịch vượt quá hành xử cứ bám vào cuộc sống
mong manh như ta vẫn biết nó chấm dứt cũng rất chóng. Nó giúp ta chấp nhận sự
thể là mình không tài nào thoát khỏi mọi mất mát và tái lập chuyện khép kín và
đóng khung một tiến trình và coi đó như kinh nghiệm sống trọn vẹn hiện tại ta
đang có, để nắm giữ hiện tại ấy cho thật chắc.

Chắc chắn là, Chúa sẽ để cho phép lạ
được xảy ra, nhưng không phải như ta trông đợi. Tôi không hoàn toàn thấy chắc
về những gì mang ý nghĩa cụ thể cho Hội thánh. Tôi cũng chẳng có được “thần học
về bệnh viện” được triển khai một cách hoàn toàn hoặc trọn vẹn. Tôi thấy thoải
mái khi nghĩ về sự thể trở thành ngôn sứ theo nghĩa tinh thần và ý thức hơn là
thực tại. Thế nhưng, tôi nghi ngờ rằng: cũng giống như các công-nhân-viên ở
bệnh viện, anh em linh mục chúng ta đang đứng với người sắp chết, tức với Hội
thánh và chính chúng ta là thành viên- trong hy vọng, đoàn kết và yêu thương để
giúp Hội thánh và giúp nhau mà sống theo cung cách trọn vẹn trong khi mình đang
chết dần mòn. Một ví dụ cụ thể, là như nhân viên nọ ở bệnh viện có nói với
chúng tôi là: mẹ tôi sẽ sống một số ngày rất vui vào những tuần lễ cuối trong
đời bà; và chúng ta phải biết vui hưởng những ngày ấy cách trọn vẹn, chứ! Cũng
thế, là thành viên hội thánh, hàng ngũ linh mục chúng ta có khả năng và phải
vui hưởng “những ngày vui” như thế, chẳng hạn: ngày chịu chức, tuyên thệ hoặc
quyết định chọn gia nhập đoàn ngũ các đấng bậc từng đáp ứng lời mời gọi của
Chúa và làm thế mà chẳng chối từ một kết thúc không tránh khỏi được. Với tâm
tình suy nghĩ về bệnh viện , ta cũng có thể đồng hành với Hội thánh vào những
ngày quá tệ quá xấu, cùng đứng cạnh với Hội thánh trong những ngày sôi nổi,
sáng tạo và trung thành triệt để mà không rơi vào tình trạng tuyệt vọng đến độ
không còn quyền uy sức mạnh gì nữa.”
(x. Lm Bryan N. Massingale, See,
I Am Doing Something New!! Prophetic Ministry for a Church in Transition, 20th
Annual Spring Assembly of Priests Archdiocese of Milwaukee , 16/12/2004)

Thế đó, là những lời lẽ chân tình của đấng bậc mục tử rất đáng để ta nghĩ suy.
Nhưng đây, là lời lẽ của nghệ sĩ lão gia từng dịch nhạc của Christophe, vẫn như
thế. Như thế và như thể, tình ái cuộc đời của thánh hội vẫn có cơn đau, rất như
sau:

“Đau! Bằng sóng biếc cao, nơi biển xanh.


Đau! Với áng mây bay vút mau


Khiến ta u sầu nhìn nắng hắt hiu, Ôi nắng yêu


Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu…”


(Christophe: Mal – bđd)

“Theo nhau khoe màu bay trên trời cao..”, phải thế không? Phải chăng Hội
thánh của ta, nay vẫn thế? Vẫn cứ khoe màu, “với áng mây bay vút cao”. “Bằng
sóng biếc cao”, “Nơi biển xanh”
, lanh chanh một cõi. Cõi vô thường nhưng
rất thường mà vẫn cứ tranh cứ giành, dù chỉ một hão huyền, hoặc tiền bạc?

Phải thế không là Hội thánh trần gian vẫn mang nặng quá nhiều “tham, sân
si” của gian trần nhiều mầu mỡ? Phải thế không, Hội thánh/Nước Trời ở trần thế,
nhưng không còn đứng cạnh và đứng với những người trần, vẫn rất tục?

Hỏi là hỏi thế, có những câu hỏi được gửi các đấng bậc, để rồi lại sẽ có
câu đáp trả, vẫn rất hay như sau:

“Giả như Đạo Chúa -do Hội thánh truyền bá khá rộng- được coi là văn hoá rất riêng, hầu sống đời lý tưởng, thì đó cũng không chống đỡ được thế giới phàm tục. Đọc trình
thuật thánh Luca đoạn 4 câu 21-30 sẽ thấy thánh-nhân mô tả Hội thánh Chúa là
thức ăn bổ dưỡng hết mọi người. Thánh-nhân không mấy đặt nặng việc diễn tả Chúa
như Đấng Mêsia chịu nạn cho bằng Ngài là Đấng đã Phục Sinh quang vinh. Ngài đã
chiến thắng khổ đau và nỗi chết của chính Ngài và cả thân mình Ngài là thánh
hội nữa. Chết, theo nghĩa chia cách/tách rời và Phục Sinh với nghĩa rộng gồm
tóm mọi người bao gộp cùng sống trong yêu thương, chung đụng.


Điều mà thánh Luca vẫn làm, là: cho thấy mô hình chính yếu qua đó mọi cái
hay/cái đẹp không thể do Hội thánh và thế giới này mà ra. Đó chỉ là biểu tượng.
Biểu tượng rất đặc trưng dạy ta cách sống không theo cung cách đặc thù nào đó,
nhưng sống thực. Thánh Luca muốn chứng tỏ rằng những gì thuộc về quá khứ do từ
Hội thánh mà ra thôi đâu, nhưng thánh-nhân còn muốn hướng ta trở về với đặc
trưng “dân dã” khá cởi mở và chiêm nghiệm với thế giới có cuộc sống rất dân
gian hoà trộn các kẻ tin với những người còn ngờ vục sự thánh thiện của Hội
thánh, để rồi ta học cách sống có tự do, biết lắng nghe và hiểu thấu dấu chỉ
của thời đại mà tham gia cuộc sống ở bên ngoài. Chính đó là Hội thánh rất Nước
Trời, ở trần gian.”
(trích Lm Kevin O’Shea CSsR Suy niệm Chúa Nhật thứ 4
mùa thường niên năm C 03.02.2013)

Hiểu và thông cảm Hội-thánh-Nước-Trời ở trần gian như thế rồi, chắc hẳn bạn và tôi, ta cứ hiên ngang mà nghe lời hát của nghệ sĩ lão thành từng chiêm niệm về “Cơn đau
tình ái” ở đời mà có thêm câu hát, rất như sau:

 

“Ta vẫn thương ta,vì nhớ mãi một tên, người xa.


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa


Đã khiến ta hững hờ


vì tiếng ca Em ôm ấp ta


Đêm dạ hội ngọc ngà, câu ca làm rung cõi nhớ…”


(Christophe: Mal – bđd)

Hiểu và thông cảm những lời của người đời rất “nghệ sĩ” như thế rồi ta lại sẽ cảm thông với đấng bậc vừa có lời ở trên lại nói thêm:

“Riêng tôi  vẫn nghĩ rằng Hội thánh-đã-đổi –mới nay đang đến. Có thể Hội thánh sẽ đen đủi hơn, nghèo hèn hơn, dễ có cảm xúc, bén nhạy và nữ tính hơn. Cũng có thể, Hội thánh tương lai ít bớt hàng giáo sĩ, nhưng lại mang tính tập thể/tập đoàn hơn.
Hội thánh ấy, có thể ít quan tâm hơn về chuyện bác ái hoặc bố thí, nhưng lại để
ý nhiều về công lý và hoà bình hơn, đa văn hoá đa ngôn ngữ, và cởi mở, bớt tập
trung vào một mối rất trung ương như khi trước. Nhưng Hội thánh ấy sẽ phản ánh
tốt hơn về tính đa dạng trong đời sống của Chúa Ba Ngôi, hơn. Nhưng có điều
chắc rằng: Hội thánh ấy sẽ mới mẻ… chỉ có thể trở thành hiện thực mà xuất hiện với
sự qua đi của Hội thánh hiện tại. Và tôi dám đề nghị mỗi vị thành viên trong
Hội thánh hiện tại phải làm sao để Hội thánh đương đại nhất định qua đi ngõ hầu
mới có thể giúp cho Hội thánh mới mẻ được nảy sinh. Nói theo cách nghịch
thường, thì: công-nhân-viên của bệnh-viện-là-Hội-thánh trong tương lai cũng
đồng thời là cô mụ/cô đỡ của sự sống mới, rất phục sinh.”
(x. Lm Bryan
N. Massingale, bđd)

Hiểu và cảm nghiệm những gì là “cơn đau tình ái” rất Hội thánh ở trần gian, vẫn có
lời bàn của đấng thánh ở trình thuật lời Chúa, vẫn nói rằng:

“Tôi bảo thật các ông:

không một ngôn sứ nào được chấp nhận

tại quê  hương mình.”

(Lc 4: 24)

Hiểu và thông cảm cho Quê-hương-Hội-thánh ở trần gian, cũng đều thế. Tức: chẳng
ngôn sứ nào của Hội-thánh-Nuớc-Trời hôm nay lại sẽ được chấp nhận. Chấp nhận,
theo cung cách của đấng bậc được sai đi mà giảng rao về Tình Ái “có cơn đau
mà nghệ sĩ nhà ta diễn nghĩa bằng câu: “Ta thương ta”, “vì xót xa”,
“Em trong áo hoa, khiến ta hững hờ.”

Hiểu và cảm thấy “Cơn đau tình ái” ấy, khi tác giả Christophe lại cứ
viết đôi câu tiếng Pháp rất như thể: “Ta nhớ tên Người Yêu, nhớ lời hát năm
xưa có những câu/những lời từ ngục tù…”
Dĩ nhiên, ca sĩ Christophe chẳng cố
ý bao hàm chữ “ngục từ” ở đây có nghĩa trần gian hay “Hội thánh”, đâu. Có thể,
ông cũng chẳng cảm nghiệm Nước Trời đến độ thế. Bởi, Nước-Trời-Hội thánh đâu tệ
bạc đến như thế. Như thế, tức: đâu là ngục tù có lời ta thán, vãn than, lan man
vẫn rất buồn.

Nghĩ thế rồi, hẳn bạn và tôi, ta lại sẽ ngâm nga lời ca của
Christophe, những hát rằng:

 

“Ta vẫn thương ta, vì nhớ mãi một tên nguời xa


Ta thương ta, vì xót xa Em trong áo hoa


khiến ta hững hờ…”


(Christophe: Mal – bđd)

 

Cũng có thể, hôm nay và mai ngày, lời người nghệ sĩ lại cũng ám chỉ
những Em và những Anh trong Hội-thánh-Nước-Trời vẫn có tâm trạng rất như
thế. 

Tâm trạng mình ra sao, tâm tư mình có thế nào đi nữa, hãy cứ nhớ Lời
vàng, Ngài vẫn bảo: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận, ở quê mình.” Hãy
cứ hy vọng: điều đó sẽ không xảy đến ở Quê-Hương-Nước-Trời, là Hội thánh.

 

Trần Ngọc Mười Hai

Cứ nghĩ mãi về lời ca có cả lời vàng

ở Nước Trời Hội thánh

rất gian trần.