Hạnh Các Thánh Tháng 8

Hạnh Các Thánh Tháng 8

  01. Thánh Alphongsô Ligôri, Giám mục Tiến sĩ (1696-1787)

Công đồng Vatican II nói rằng Thần học Luân lý (THLL) nên được nuôi dưỡng xuyên suốt bằng Kinh thánh, Công đồng còn cho thấy tính cao quý của ơn gọi Kitô giáo của các tín hữu và trách nhiệm của họ là sinh hoa kết quả trong đức ái đối với cuộc sống trần gian. Thánh Alphongsô được ĐGH Piô XII tôn vinh là bổn mạng các nhà thần học luân lý năm 1950. Suốt đời ngài đấu tranh cho sự giải phóng của THLL khỏi sự khắt khe của tà thuyết Gian-sen (*). THLL của ngài, được xuất bản 60 lần sau khi ngài qua đời, tập trung vào các vấn đề cụ thể và thực tế của các mục tử và các vị giải tội. Nếu một sự tuân thủ luật pháp và tính tối thiểu nào đó luồn lách vào THLL, nó không nên được quy vào kiểu chừng mực và sự nhẹ nhàng này.
Tại ĐH Naples, lúc mới 16 tuổi, ngài đã nhận bằng tiến sĩ về Giáo luật và Dân luật, nhưng ngài mau chóng bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài thụ phong linh mục và tận tụy với việc mục vụ, giải tội, và thành lập những nhóm Kitô giáo. Ngài lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Đó là một đoàn thể linh mục và tu sĩ sống đời cộng đoàn, cố gắng noi gương Chúa Kitô, và hoạt động chủ yếu về các nhiệm vụ phổ biến dành cho dân nghèo ở các vùng quê. Việc cải cách mục vụ vĩ đại của ngài tòa giảng và tòa giải tội. Ngài có tài viết lách, đi khắp vùng Naples, và rao truyền các nhiệm vụ phổ biến.
Ngài được bổ nhiệm giám mục lúc 66 tuổi, dù ngài cố từ chối, và ngài liền cho xây các cơ sở trong khắp giáo phận. Ngài bị khập khiễng và kém thị lực, ký các văn bản và bị lừa.
Lúc 71 tuổi, ngài bị thấp khớp không chữa được nên bị vẹo cổ. Ngài chịu suốt 18 tháng về cảnh “đêm tối”, sợ hãi, bị cám dỗ chống lại các bài viết về đức tin và nhân đức, nhưng vẫn có những khoảng sáng và khuây khỏa là những lúc thường xuyên xuất thần.
Ngài không chỉ nổi tiếng về THLL, ngài còn viết nhiều về lĩnh vực thần học tâm linh và tín lý. Cuốn Glories of Mary (Vinh quang Mẹ Maria) là một trong các tác phẩm lớn của ngài, và cuốn Visits to the Blessed Sacrament (Viếng Thánh Thể) của ngài được tái bản 40 lần ngay khi ngài còn sống, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành sự tận hiến trong Giáo hội.
——————————
(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại một tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.
 
 02. Thánh Êusêbiô Vercelli, Giám mục (283?-371)

 
 
Thánh Êusêbiô là người bảo vệ Giáo hội trong lúc khó nguy nhất.
Ngài sinh tại đảo Sardinia, là thành viên giáo sĩ Rôma và là giám mục tiên khởi của GP Vercelli ở Piedmont. Ngài cũng là người tiên phong liên kết đời tu với giáo sĩ, thành lập linh mục đoàn giáo phận theo nguyên tắc: “Cách tốt nhất để thánh hóa giáo dân là phải cho giáo dân thấy giáo sĩ vững mạnh nhân đức và sống cộng đoàn”.
Ngài được ĐGH Libêriô cử đi thuyết phục hoàng đế kêu gọi thành lập hội đồng để giải quyết các vấn đề giữa Công giáo và tà thuyết Arian (*). Khi được cử tới Milan, Thánh Êusêbiô miễn cưỡng đi, ngài cảm thấy khối Arian sẽ có cách riêng, dù người Công giáo đông hơn. Ngài từ chối cùng lên án với thánh Athanasiô (giáo phụ, giám mục Hy Lạp, 293-373); ngài đặt tín điều công đồng Nicê lên bàn và cương quyết rằng phải ký trước khi tiếp tục các vấn đề khác. Hoàng đế ép buộc ngài, nhưng ngài cương quyết là thánh Athanasiô vô tội và nhắc hoàng đế nhớ rằng không được dùng quyền lực thế gian để gây ảnh hưởng quyết định của Giáo hội. Mới đầu hoàng đế dọa giết ngài, nhưng sau lại đày ngài đi Palestine. Có những người theo thuyết Arian kéo ngài đi trên các con đường và nhốt ngài vào một phòng nhỏ, chỉ thả ngài ra sau khi bỏ đói ngài 4 ngày. Không lâu sau ngài được phục chức.
Nhưng rồi ngài lại bị tiếp tục đi đày ở Tiểu Á và Ai Cập tới khi hoàng đế mới cho ngài về tòa giám mục ở Vercelli. Ngài tham dự Công đồng Alexandria với thánh Athanasiô và tỏ ra nhân hậu với các giám mục đã bị nao núng. Ngài cũng làm việc với thánh Hilary Poitiers để chống lại tà thuyết Arian. Ngài qua đời an bình tại giáo phận khi tuổi cao sức yếu.
——————————
(*) Arianism: thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.
 
 03. Thánh Phêrô Julian Eymard, Linh mục (1811-1868)

 
 
Ngài sinh tại La Mure d’Isère ở Đông Nam Pháp quốc, hành trình đức tin của ngài đưa ngài từ một linh mục giáo phận Grenoble (1834) gia nhập Dòng Marists (1839 – Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ do Lm Jean Claude Colin thành lập tại Pháp năm 1817, chuyên việc giáo dục), rồi ngài lập Dòng Thánh Thể (Congregation of the Blessed Sacrament, viết tắt SSS từ Latin là Societas Sanctissimi Sacramenti) năm 1856.
Ngài còn đối phó với sự nghèo đói, với việc cha ngài phản đối ơn gọi của ngài, bệnh nặng, sự bành trướng của giáo phái Gian-sen (xem chú thích ở ngày 1-8), những khó khăn của giáo phận, nhưng sau đó được ĐGH phê chuẩn dòng mới của ngài.
Những năm ngài là tu sĩ Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ, ngài thấy đắm mình trong việc sùng kính Thánh Thể, nhất là khi ngài giảng Bốn Mươi Giờ ở các giáo xứ. Mới đầu ngài được linh hứng bởi tư tưởng phạt tạ vì sự lãnh đạm với Thánh Thể, cuối cùng ngài bị thu hút vào tâm linh tích cực hơn đối với tình yêu tập trung vào Chúa Kitô. Các tu sĩ của Dòng Thánh Thể xen kẽ đời sống tông đồ và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Ngài và Marguerite Guillot thành lập Dòng Nữ tỳ Thánh Thể (Congregation of the Servants of the Blessed Sacrament).
Lm Phêrô Julian Eymard được phong chân phước năm 1925 và được phong thánh năm 1962, một ngày sau khi kết thúc khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II.
 
 04. Thánh Gioan Vianney, Linh mục (1786-1859)
 


Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn vượt qua mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể. Ngài khao khát làm linh mục, nhưng ngài phải cố vượt qua sức học yếu kém của mình, không đủ điều kiện vào chủng viện.
Ngài không học nổi tiếng Latin nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục.
Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. 1815. Tài mọn, học kém, nhưng ngài vẫn được thụ phong linh mục năm 1815. Sau 3 năm ở Ecully, ngài được bổ nhiệm về xứ Ars. Khi quản nhiệm xứ Ars, ngài gặp nhiều người lạnh nhạt và sống khá thoải mái. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít ban đêm: Một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.
Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm. Ngày kia, một giáo sư thần học, thừa lệnh Đức Giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục không. Tuy đã cố hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy. Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Vianney, anh dốt đặc như con lừa! Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì”?
Gioan Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời: “Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3.000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?”
Và “con lừa” Gioan Vianney đã làm nên trò trống là làm rạng danh Thiên Chúa và mưu ích cho Giáo hội. Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài lập La Providence (Chúa quan phòng), một nhà dành cho các cô gái. Ngài tín thác Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi nhà “Chúa Quan Phòng” là nhà của mình.
Ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn giải hòa người ta với Thiên Chúa. Có những ngày ngài giải tội 11 tới 12 giờ/ngày vào mùa Đông, và 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.
Ngài sinh tại Dardilly và qua đời tại Ars, Pháp. Ngài được ĐGH Piô X phong chân phước, và được ĐGH Piô XI phong thánh. Ngài được tôn phong là bổn mạng các linh mục, nhưng nhiều linh mục chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ như Ý Chúa!
 
 05. Cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả

 
 
Trước tiên phải cảm ơn ĐGH Libêriô hồi giữa thế kỷ IV, Đền thờ Libêriô được ĐGH Sixtô III xây dựng ngay sau Công đồng Ephêsô xác nhận tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa năm 431. Lúc đó tái dâng hiến Mẹ Thiên Chúa, Đền thờ Đức Bà Cả (St. Mary Major) là đền thờ lớn nhất thế giới được dành để tôn kính Thiên Chúa qua Đức Mẹ.
Đền thờ Đức Bà Cả là 1 trong 4 đền thờ lớn của Rôma in memory of the first centers of the Church. Đền thờ Thánh Gioan Latêranô là đền thờ tiêu biểu của Rôma, Đền thờ Thánh Phêrô; Thánh Phaolô Ngoại thành (St. Paul Outside the Walls), Tòa giám mục Alexandria, được coi là tòa giám mục của thánh Máccô; Đền thờ Thánh Phêrô, Tòa giám mục Constantinople; và Đền thờ Đức Bà Cả, Tòa giám mục Antiôkia, nơi Đức Mẹ được coi là đã sống phần nhiều cuộc đời.
Sau năm 1000, có một truyền thuyết khác: Đức Mẹ Tuyết (Our Lady of the Snows). Theo truyền thuyết này, hai vợ chồng giàu có người Rôma đã dâng tài sản cho Mẹ Thiên Chúa. Để xác quyết, Đức Mẹ đã làm phép lạ tuyết lở và bảo họ xây một nhà thờ ngay tại nơi đó. Truyền thuyết này được kỷ niệm bằng cách làm mưa những cánh hoa hồng trắng từ trên mái đền thờ hàng năm vào ngày 5-8.
 
 06. Chúa Giêsu biến hình


 
Cả ba Phúc âm Nhất lãm (Synoptic Gospels) đều thuật lại câu chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor (Mt 17:1-8; Mc 9:2-9; Lc 9:28-36). Cả ba đều đặt ngay sau lời tuyên tín của thánh Phêrô rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và lời tiên báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc Khổ nạn và cái chết của Ngài. Lòng hăng hái của thánh Phêrô muốn dựng ba lều ngay tại chỗ cho thấy việc Chúa biến hình xảy ra trong trong tuần Lễ Lều (Feast of Tents) của người Do Thái.
Thật khó xác định sự trải nghiệm của các tông đồ lúc đó, theo các học giả Kinh thánh, vì các Phúc âm dẫn chứng cách mô tả của Cựu ước về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trên núi Sinai và các lời tiên báo của Con Người. Chắc chắn thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan đã có khái niệm về thiên tính của Chúa Giêsu đủ để không sợ hãi. Sự trải nghiệm như vậy bất chấp mọi cách diễn tả. Chúa Giêsu cảnh báo họ rằng vinh quang và đau khổ của Ngài sẽ được liên kết chặt chẽ – chủ đề mà thánh sử Gioan làm nổi bật xuyên suốt Phúc âm của ngài.
Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã ấn định ngày 6-8 là lễ Chúa Giêsu Biến hình. Giáo hội Đông phương cũng mừng lễ này vào khoảng thời gian đó. Khoảng thế kỷ thứ VIII Giáo hội Tây phương mới mừng lễ này.
Ngày 22-7-1456, Thập tự quân đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Belgrade. Tin tức chiến thắng đưa về Rôma ngày 6-8, và năm sau ĐGH Callistô III thêm lễ này vào lịch La Mã.
 07. Thánh Cajetan, Linh mục (1480-1557)

 
 
Cũng như chúng ta, thánh Cajetan có đời sống “bình thường”. Đầu tiên ngài là luật sư, rồi là linh mục lo việc của giáo triều Rôma (Roman Curia).
Cuộc đời ngài có bước ngoặt quan trọng khi ngài gia nhập Hội Hùng biện về Tình Chúa (Oratory of Divine Love) ở Rôma, một nhóm tận hiến sống đạo đức và bác ái, không lâu sau khi ngài thụ phong linh mục lúc 36. Lúc 42 tuổi, ngài mở bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân nay y tại Venice. Tại Vicenza, ngài gia nhập cộng đoàn gồm những người đàn ông thuộc tầng lớp thấp kém và được mọi người chú ý, họ nghĩ hành động của ngài phản ánh gia đình ngài. Ngài tìm kiếm những người bệnh và những người nghèo trong thành phố và phục vụ họ.
Nhu cầu lớn nhất lúc đó là cải cách Giáo hội gồm các thành viên “bệnh hoạn về tư tưởng”. Ngài và ba người bạn quyết định rằng tốt nhất để cải cách là phục hồi tinh thần và lòng nhiệt thành của các giáo sĩ. Một trong bốn người sau đó là ĐGH Phaolô IV). Họ cùng nhau lập Dòng Theatines (*). Họ chuyển tới Venice sau khi nhà ở Rôma bị quân đội của vua Charles V tàn phá năm 1527. Các tu sĩ Dòng Theatines nổi bật trong các phong trào cải cách Giáo hội Công giáo trước khi có cải cách của Tin Lành. Ngài thành lập quỹ Monte de Pieta (Núi Sùng Kính) ở Naples – một trong nhiều tổ chức từ thiện cho vay tiền không lãi đối với những vật cầm cố. Mục đích của quỹ này là giúp người nghèo và bảo vệ họ khỏi những người cho vay nặng lãi (usurers). Cuối cùng, tổ chức nhỏ bé của thánh Cajetan trở thành Ngân hàng Naples (Bank of Naples), với nhiều thay đổi về chính sách.
——————————-
(*) Tiếng Latin là Teatinus, cư dân vùng Chieti, thuộc Teate Chieti, Ý. Dòng Giáo sĩ Chuẩn mực (Order of Clerks Regular) được thành lập năm 1524 tại Ý, các vị sáng lập dòng này là thánh Cajetan và Gian Pietro Caraffa – các nhà cải cách luân lý Công giáo và đấu tranh với thuyết Lute (Lutheranism).
 
 08. Thánh Đa Minh, Linh mục (1170-1221)

 
 

Nếu không đi với Đức Giám mục của ngài thì thánh Đa Minh có thể vẫn sống đời chiêm niệm. Sau chuyến đi đó, ngài biến đời sống chiêm niệm thành đời sống hoạt động tông đồ tích cực.
Ngài sinh tại Castile, Tây Ban Nha, được người chú bác là linh mục đào tạo làm linh mục, học mỹ thuật và thần học, và trở thành giáo sĩ của nhà thờ chính tòa ở Osma.
Trên hành trình với giám mục đi khắp nước Pháp, ngài gặp tà thuyết độc hại Albigensian (*) ở Languedoc. Những người theo thuyết Albigensian (Cathari, “thanh khiết”) giữ theo 2 quy luật “Thiện và Ác”. Các vấn đề đều là xấu – do đó họ từ chối mầu nhiệm Nhập Thể và các Bí tích. Cùng quy luật đó, họ tránh sinh sản và ăn uống rất ít. Phạm trù nội tâm điều hành những gì phải được gọi là đời sống anh dũng về tính thuần khiết và khổ hạnh không được những người bình thường theo thyết này chia sẻ.
Thánh Đa Minh thấy Giáo hội cần chống tà thuyết này, ngài là thành viên Thập tự quân đi rao giảng chống thuyết này. Ngài thấy lý do rang giảng không thành công: dân thường vẫn khâm phục và theo gương khắc khổ của những người theo phái Albigensian. Cũng dễ hiểu khi họ không theo những người rao giảng Công giáo đi ngựa và có tùy tùng, ở những quán trọ sang trọng và có người phục vụ. Thánh Đa Minh với 3 tu sĩ Xitô bắt đầu rao giảng Phúc âm. Ngài tiếp tục cong việc này trong 10 năm, thành công với dân thường nhưng không thành công với các nhà lãnh đạo.
Bạn bè đi rao giảng của ngài dần dần thành một cộng đoàn. Năm 1215, ngài lập nhà dòng ở Toulouse, khởi đầu của Dòng Đa Minh (OP, Order of Preachers – Dòng thuyết giáo).
Lý tưởng của Thánh Đa Minh, và của Dòng Đa Minh, là sống kết hiệp với Chúa, học tập và cầu nguyện bằng mọi hình thức, đồng thời cứu thoát mọi người bằng Lời Chúa. Lý tưởng của ngài là “contemplata tradere” (“tiếp tục hoa trái của việc chiêm niệm” hoặc “chỉ nói về Thiên Chúa hoặc với Thiên Chúa”).
——————–
(*) Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ của Manichaeism [Manichaeism: Tôn giáo nhị nguyên (Dualistic religion) thời Trung cổ do Mani thành lập tại Persia hồi thế kỷ thứ 3. Được linh hứng bởi thị kiến thiên thần, Mani thấy mình là người cuối cùng trong số các tiên tri gồm Adam, Đức Phật, Zoroaster (sáng lập Bái hỏa giáo), và Chúa Giêsu] ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ 12 và 13. Thuyết này có đặc tính của thuyết nhị nguyên (dualism – đồng hiện hữu hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác), bị coi là tà thuyết trong thời Inquisition (Tòa án Công giáo La Mã cổ, 1232-1820).
 
 09. Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, Nữ tu (1891-1942)

 
 
Tên cúng cơm của bà là Edith Stein. Bà một triết gia giỏi đã từng không tin vào Thiên Chúa lúc 14 tuổi, nhưng bà đánh động khi đọc tiểu sử thánh nữ Teresa Avila và bắt đầu hành trình tâm linh, rồi bà được rửa tội năm 1922. Năm 1934, bà bắt chước Teresa Avila bằng cách đi tu Dòng Kín, và có tên dòng là Teresa Benedicta Thánh giá.
Bà sinh trưởng trong một gia đình Do Thái nổi trội ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan), bà bỏ Do Thái giáo (Judaism) hồi còn là thiếu niên. Khi là sinh viên ĐH Göttingen, bà bị thu hút vào hiện tượng học (phenomenology), một phương pháp tiếp cận triết học. Nổi trội khi được Edmund Husserl bảo trợ (Edmund Husserl bảo trợ là nhà hiện tượng học hàng đầu), bà có bằng tiến sĩ triết năm 1916. Bà tiếp tục là giáo sư đại học tới năm 1922 thì bà chuyển sang trường Đa Minh ở Speyer, bà được bổ nhiệm làm giảng sư tại Viện Giáo dục Munich cho tới khi bị áp lực của Đức quốc xã (Nazis).
Sau khi sống ở Cologne Carmel (1934-1938), bà chuyển sang Dòng Kín ở Echt, Hà Lan. Đức quốc xả chiếm giữ đất nước năm 1940. Khi trả thù vì bị các giám mục Hà Lan tố giác, Đức quốc xã bắt tất cả những người Do Thái gốc Hà Lan theo Kitô giáo. Teresa Benedicta và người chị em Rosa, cũng theo Công giáo, chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz ngày 9-8-1942.
Chân phước Giáo hội Gioan Phaolô II phong chân phước cho bà năm 1987 và bà được phong thánh năm 1998.
 
 10. Thánh Lawrence, Phó tế Tử đạo (qua đời năm 258?)


Ngài là phó tế ở Rôma, triều đại ĐGH Sixtô II. Bốn ngày sau khi vị giáo hoàng này chịu tử đạo, thánh Lawrence và 4 giáo sĩ khác cũng chịu tử đạo, có thể trong thời bách hại của hoàng đế Valerian.
Là phó tế ở Rôma, thánh Lawrence có trách nhiệm quản lý tài sản của Giáo hội và phân phát cho người nghèo. Ngài biết mình sẽ bị bắt như giáo hoàng nên ngài tìm những người nghèo, góa phụ và trẻ mồ côi ở Rôma để cho họ tiền ngài đang có, thậm chí ngài bán cả các chén thánh.
Sau 3 ngày, ngài quy tụ rất nhiều người mù, người tàn tật, người cùi, trẻ mồ côi, và những người quá bụa. Ngài nói: “Đây là kho tàng của Giáo hội”. Sau đó ngài bị bắt và bị nướng. Chịu đau đớn lâu, ngài nói một câu nổi tiếng: “Bên này chín rồi, lật qua bên kia và ăn đi!”. Giáo hội xây một đền thờ dâng kính ngài, và là một trong bảy đền thờ ở Rôma được hành hương nhiều nhất.
 
 11. Thánh Clara, Trinh nữ (1194-1253)

 
 
Từ chối kết hôn lúc 15 tuổi, thánh Clara được đánh động nhờ lời giảng của thánh Phanxicô Assisi. Hai người trở nên bạn thân tâm linh.
18 tuổi, bà trốn khỏi nhà vào ban đêm, gặp các tu sĩ đang cầm đuốc đi trên đường, vào nhà thờ nhỏ Portiuncula, nhận áo nhặm và được cắt tóc. Thánh Phanxicô gởi bà vào Dòng Biển Đức, nơi mà người cha và người chú của bà đến làm dữ. Bà cứ bám vào bàn thờ, bỏ khăn ra cho cha và chú thấy bà đã xuống tóc.
Hơn hai tuần sau, người chị em của bà là Agnes đến tu với bà. Nhiều người khác cũng xin gia nhập. Họ sống giản dị, nghèo khó, khổ hạnh, biệt lập với thế giới bên ngoài, chuyên cần theo tu luật thánh Phanxicô đã trao cho họ là Dòng Nhì (còn gọi là Dòng Clara Khó nghèo). Lúc bà 21 tuổi, thánh Phanxicô truyền cho bà phải làm Mẹ bề trên, một chức vụ bà làm cho đến chết.
Các nữ tu đều đi chân không, ngủ trên nền đất, không ăn thịt và hầu như giữ im lặng hoàn toàn. (Về sau thánh Clara, cũng như thánh Phanxicô, thuyết phục chị em điều chỉnh điều khắt khe này: “Cơ thể chúng ta không được làm bằng đồng”). Dĩ nhiên, điều nhấn mạnh nhất là sự nghèo khó Phúc âm. Họ không sở hữu tài sản, ngay cả giữ chung, chỉ sống nhờ vào những của bố thí hằng ngày. Thậm chí khi Đức giáo hoàng thuyết phục bà giảm bớt điều này, bà vẫn tỏ ra cương quyết: “Con cần được tha thứ tội lỗi, nhưng con không muốn miễn giảm trách nhiệm theo Chúa Kitô”.
Bà chăm sóc các bệnh nhân, hầu bàn, rửa chân cho các chị em khi họ đi hành khất về. Bà bị bệnh nặng suốt 27 năm cuối đời. Ảnh hưởng của bà mạnh đến nỗi các giáo hoàng, hồng y và giám mục thường đến tham vấn bà. Thánh Phanxicô vẫn là người bạn tâm linh vĩ đại, bà luôn vâng lời thánh Phanxicô và sống theo lý tưởng Phúc âm. Bà rất sùng kính Thánh Thể. Bà luôn nói với các chị em: “Đừng sợ. Hãy tí thác vào Chúa Giêsu”.
 
 12. Thánh Louis Toulouse, Giám mục (1274-1297)

 
 
Cha ngài là vua Charles II của Naples và Sicily, mẹ ngài là Mary, con gái vua nước Hungary. Ngài có liên quan thánh Louis IX về bên nội, và thánh Elizabeth nước Hungary về bên ngoại.
Hồi nhỏ, ngài thường đem thức ăn cho người nghèo. Lúc 14 tuổi, ngài và 2 người anh em bị bắt làm con tin tại triều đình vua Aragon về việc chính trị có liên quan cha ngài. Tại triều đình, ngài bị các tu sĩ Dòng Phanxicô hành hạ vì ngài tiến bộ nhiều trong việc học tập và tâm linh. Cũng như thánh Phanxicô, ngài có lòng yêu thương đặc biệt đối với những người phong cùi.
Khi bị bắt làm con tin, ngài quyết định từ bỏ danh hiệu hoàng gia để trở thành linh mục. Lúc 20, ngài được ra khỏi triều đình vua Aragon. Ngài từ bỏ danh hiệu hoàng gia cho em trai Robert, và năm sau ngài thụ phong linh mục. Không lâu sau, ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Toulouse, nhưng ĐGH chấp thuận yêu cầu của ngài là trở thành tu sĩ Dòng Phanxicô trước khi nhậm chức giám mục.
Tinh thần Dòng Phanxicô thâm nhập ngài. Ngài luôn nói: “Chúa Giêsu Kitô là sản nhiệp của tôi, chỉ mình Ngài đủ cho tôi rồi”. Ngay cả khi làm giám mục, ngài vẫn mặc tu phục Dòng Phanxicô, đôi khi ngài còn đi hành khất. Ngài chỉ định một tu sĩ sửa sai ngài công khai, nếu cần, tất nhiên tu sĩ này phải vâng lời.
Ngài dành 75% thu nhập của giám mục để cho người nghèo và duy trì các nhà thờ. Hằng ngày ngài đồng bàn ăn với 25 người nghèo. Ngài được ĐGH Gioan XXII, thầy dạy cũ của ngài, phong thánh năm 1317.
 
 13. Thánh Pontianô và thánh Hippolytus, Tử đạo (qua đời năm 235)

 
 
Hai vị thánh này đã bị đối xử tồi tệ ở đảo Sardinia. Một vị là giáo hoàng trong 5 năm, và một vị là ngụy giáo hoàng trong 18 năm. Cuối cùng họ đã giải hòa.
Pontianô. Ngài là người Rôma, làm Giáo hoàng từ năm 230 tới 235. Trong triều đại giáo hoàng, ngài đã triệu tập một công nghị xác định vạ tuyệt thông đối với thần học gia lỗi lạc Origen ở Alexandria. Ngài bị hoàng đế Rôma bắt đi đày năm 235, và ngài từ chức giáo hoàng để có người khác kế vị tại Rôma. Ngài được đưa về từ đảo Sardinia trong tình trạng sức khỏe yếu kém, rồi qua đời năm 235. Thi hài của các ngài được đem về Rôma và an táng bằng nghi lễ long trọng là các vị tử đạo.
 Hippolytô. Là tư tế ở Rôma, Hippolytô (tên ngài nghĩa là “con ngựa bất kham”) trước là người thánh thiện. Ngài chê giáo hoàng không đủ cương trực với một tà thuyết – gọi giáo hoàng là dụng cụ trong tay của Callistô, một phó tế – và biện hộ cho chính tà thuyết của mình. Khi Callistô được bầu làm giáo hoàng, Hippolytô kết án ngài quá khoan dung với các hối nhân, và tự phong giáo hoàng cùng với một nhóm người theo mình. Ngài cảm thấy giáo hội phải có những tâm hồn trong sạch tách biệt khỏi thế giới, và nghĩ rằng nhóm của mình thích hợp. Ngài vẫn ở trong tình trạng ly giáo trong 3 năm. Năm 235, ngài bị đày tới đảo Sardinia. Sau đó ngài hòa giải với giáo hội, và đồng chịu khổ với giáo hoàng Pontianô.
Thánh Hippolytô là người mạnh mẽ, nghiêm khắc và cương trực đối với cả giáo lý chính thống và thực hành không đủ liêm khiết. Tuy nhiên, ngài là một thần học gia quan trọng bậc nhất và viết nhiều sách tôn giáo trước thời Constantine. Các tác phẩm của ngài đầy những kiến thức về phụng vụ La Mã và cấu trúc giáo hội hồi thế kỷ thứ II và III. Cá tác phẩm của ngài gồm nhiều bài chú giải Kinh thánh, những bài bút chiến chống các tà thuyết và một cuốn lịch sử thế giới. Tượng ngài bằng cẩm thạch (ngồi trên ghế), có từ thế kỷ III, được phát hiện năm 1551. ĐGH Gioan XXIII đã đưa tượng ngài về thư viện Tòa thánh.
 
 14. Thánh Maximilian Mary Kolbe, Linh mục Tử đạo (1894-1941)

 
 
Cha mẹ ngài nói: “Tao không biết mày sẽ làm nên trò trống gì nữa!”. Maximilian Mary Kolbe nói: “Con cầu xin rất nhiều với Đức Mẹ cho con biết những gì sẽ xảy ra với con. Đức Mẹ hiện ra, cầm 2 triều thiên trong tay, một trắng và một đỏ. Đức Mẹ hỏi con thích cái nào – một cái tượng trưng sự thanh khiết, một cái tượng trưng sự tử đạo. Con đã nói con chọn cả hai. Đức Mẹ mỉm cười và biến đi”.
Ngài vào Dòng Phanxicô ở Lvív (lúc đó thuộc Ba Lan, nay là Ukraina), gần nơi ngài sinh, ngài mặc áo dòng lúc 16 tuổi. Sau đó ngài có học vị tiến sĩ về triết học và thần học, ngài cũng rất say mê khoa học, thậm chí ngài còn phác họa tàu hỏa tiễn (rocket ships).
Ngài thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, ngài coi sự lãnh đạm tôn giáo thời đó là chất độc nguy hiểm nhất. Nhiệm vụ của ngài là đấu tranh chống lại điều đó. Ngài thành lập Đạo binh Vô nhiễm (Militia of the Immaculata), mục đích là chống lại ma quỷ bằng đời sống tốt lành, cầu nguyện, làm việc và chịu đau khổ. Ngài cũng đã ấn hành tạp chí Hiệp sĩ Vô nhiễm (Knight of the Immaculata), một tờ báo tôn giáo nhờ sự bảo trợ của Mẹ Maria để rao truyền Tin Mừng khắp các quốc gia. Ngài thành lập Thành phố Vô nhiễm (City of the Immaculata) – Niepokalanow – gồm 700 tu sĩ Phanxicô. Sau đó ngài thành lập một nhà khác ở Nagasaki, Nhật. Cả Đạo binh và Tạp chí đều đạt mức 1 triệu thành viên và ấn bản. Tình yêu ngài dành cho Chúa qua lòng sùng kính Đức Mẹ.
Năm 1939, Đức quốc xã xuất hiện khắp Ba Lan. Niepokalanow bị đánh bom. Thánh Kolbe và các tu sĩ bị bắt, rồi được thả sau 3 tháng, nhằm ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm. Năm 1941, ngài lại bị bắt. Mục đích của Đức quốc xã là triệt tiêu những người đã chọn lựa, những nhà lãnh đạo.
Một tù nhân bỏ trốn. Viên cai tù ra lệnh 10 người khác phải chết thay. Hắn chọn: “Thằng này. Thằng này”. Tử tù mang số 16670 tiến lên: “Tôi xin thay người này. Anh ta còn có vợ con”. Cai tù hỏi: “Mày là thằng nào?”. Thánh Kolbe nói: “Tôi là linh mục”. Tên cai tù đá trung sĩ Phanxicô Gajowniczek ra khỏi hàng và ra lệnh cho LM Kolbe đứng vào chỗ thứ 9. Các tử tù bị lột trần và bị bỏ đói cho chết dần chết mòn. Không một tiếng than thở, la hét, nhưng họ hát vang. Vào chiều lễ vọng Mẹ Mông Triệu, có 4 người còn sống. LM Kolbe đang cầu nguyện ở góc phòng. Tên cai tù đến chích cho ngài một mũi axít carbolic. Họ đốt xác ngài cùng với các tử tù khác. LM Kolbe được giáo hội phong chân phước năm 1971 và được phong thánh năm 1982.
 
 15. Mộng triệu (Mẹ lên trời)
 

Ngày 1-11-1950, ĐGH Piô XII tuyên bố việc Đức Mẹ lên trời là tín điều: “Giáo hội xác quyết đây là tín điều về Mẹ Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, đã hoàn tất hành trình trần gian, hồn xác MMẹ được hưởng vinh quang thiên quốc”.
Chúng ta tìm thấy những bài giảng về Đức Mẹ lên trời từ thế kỷ VI. Các thế kỷ sau, Giáo hội Đông  phương đã kiên quyết với tín điều này, nhưng một số tác giả Tây phương vẫn do dự. Tuy nhiên, hồi thế kỷ XIII đã có sự đồng thuận toàn cầu.
Kinh thánh không nói về việc Mẹ về trời. Tuy nhiên, sách Khải huyền chương 12 có nói về một phụ nữ chiến đấu giữa điều thiện và điều ác. Nhiều người coi phụ nữ này là người của Thiên Chúa. Vì Đức Mẹ là hiện thân của cả Cựu ước và Tân ước, việc Mẹ về trời có thể coi là một minh họa về chiến thắng của phụ nữ này. Vả lại, trong thư 1 Corintô 15:20, thánh Phaolô nói về sự phục sinh của Chúa Kitô là hoa trái đầu mùa của những người còn ngủ mê.
Đức Mẹ kết hợp mật thiết với các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu, thì không lạ gì khi Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt Giáo hội tin vào việc đồng hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Mẹ gần gũi với Chúa Giêsu trên thế gian, chắc hẳn Mẹ phải gần gũi với Ngài trên trời cả hồn và xác.
 
 16. Thánh Stêphanô Hungary (975-1038)

 
 

Lúc 10 tuổi ngài được rửa tội cùng với người cha, trưởng nhóm người Magyars – nhóm người di cư tới vùng sông Danube hồi thế kỷ IX. Lúc 20 tuổi, ngài kết hôn với Gisela, em gái hoàng đế và là thánh Henry. Khi kế vị cha, ngài ấp ủ việc Kitô hóa đất nước vì lý do chính trị và tôn giáo. Ngài kiềm chế những cuộc nổi loạn của người ngoại giáo và liên kết những người Magyars thành một nhóm hùng mạnh. Ngài tới Rôma để tổ chức hàng giáo sĩ và cũng xin giáo hoàng ban tước vua cho ngài. Ngài được trao vương miện vào lễ Giáng sinh năm 1001.
Ngài thiết lập hệ thống thuế thập phân (tithes) để nâng đỡ giáo hội và các mục tử, đồng thời làm khuây khỏa dân nghèo. Mỗi thành phố trong 10 thành phố đầu phải xây nhà thờ và hỗ trợ các linh mục. Ngài bãi bỏ các tập tục của dân ngoại bằng cách nào đó, ra lệnh cho mọi người kết hôn, trừ giáo sĩ và tu sĩ. Ngài sống thân thiện với mọi người, đặc biệt là người nghèo.
Năm 1031, con trai ngài là Emeric chết, ngài luôn băn khoăn về việc tìm người kế vị. Các cháu của ngài đã tìm cách thủ tiêu ngài. Ngài qua đời năm 1038 và được phong thánh cùng con trai năm 1083.
 
 17. Thánh Joan Thánh giá, Nữ tu (1666-1736)

 
 
Cuộc gặp gỡ một bà cụ nghèo khổ đã giúp thánh Joan dành cả đời mình cho người nghèo. Đối với thánh nữ, là một thương gia chú trọng thành công về tiền bạc, thì đó là một bước ngoặt quan trọng.
Sinh năm 1666 tại Anjou, Pháp, thánh Joan hành nghề kinh doanh rất sớm với một cửa tiệm nhỏ của gia đình ở gần một đền thờ. Sau khi cha mẹ mất, bà quản lý cửa tiệm. Bà mau chóng “được” mọi người biết về tính tham lam và vô cảm của bà đối với những người ăn xin.
Joan được đánh động bởi một bà cụ xa lạ, bà cụ này yêu cầu Joan nên sống thân thiết với Chúa. Joan có bản chất tốt nên đã trở thành một con người mới. Bà bắt đầu cham sóc trẻ em cơ nhỡ, người nghèo, người bệnh và người già nua, những người đến nhờ bà giúp đỡ. Một thời gian sau, bà bỏ kinh doanh để có thể dành cả thời gian làm việc thiện và ăn năn đền tội.
Cuối cùng bà đã lập Dòng Thánh Anna Chúa Quan phòng (Congregation of St. Anne of Providence). Lúc đó bà lấy tên dòng là Joan Thánh giá. Bà qua đời năm 1736, đến lúc này bà đã thành lập được 12 tu viện, nhà tế bần và trường học. Bà được ĐGH Piô XII phong chân phước ngày 5-11-1947, và được. Bà được Chân phước Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 31-10-1982.
 
 18. Thánh Jane Frances Chantal, Nữ tu (1562-1641)
 

Jane Frances là vợ, là mẹ, là nữ tu và sáng lập dòng. Bà mồ côi mẹ khi mới được 18 tháng tuổi. Cha bà là nghị sĩ trưởng ở Dijon, Pháp, có ảnh hưởng nhiều tới việc giáo dục cô con gái Jane Frances. Bà phát triển thành một phụ nữ đẹp, khéo léo, hoạt bát và vui vẻ. Lúc 21 tuổi, bà kết hôn với nam tước Chantal, rồi sinh 6 đứa con, nhưng 3 đứa chết từ nhỏ. Sống trong lâu đài sang trọng nhưng bà vẫn giữ thói quen đi lễ hàng ngày, và làm nhiều việc bác ái. Sau 7 năm kết hôn, chồng bà bị giết chết, bà thu mình trong vỏ ốc ưu sầu 4 tháng tại nhà mình. Cha chồng dọa không cho các con bà thừa hưởng thừa kế nếu bà không trở về nhà chồng. Lúc đó cha chồng bà đã 75 tuổi nhưng vẫn tự phụ, hung dữ và phung phí. Bà vãn vui vẻ dù cha chồng là người ngược ngạo.
Lúc 32 tuổi, bà gặp thánh giám mục Phanxicô Salê, người linh hướng cho bà. Bà muốn đi tu nhưng thánh Phanxicô Salê thuyết phục bà trì hoãn ý định đó. Bà thề không tái hôn và vâng lời cha linh hướng.
Sau 3 năm, thánh Phanxicô Salê  cho bà biết về kế hoạch của ngài là thành lập một dòng nữ. Dòng này chuyên chăm thực hành các nhân đức của Đức Mẹ khi thăm viếng thánh Êlidabét, do đó dòng có tên là Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, sống khiêm nhường và hiền lành, theo tu luật của thánh Augustinô.
Thánh Phanxicô Salê viết một cuốn sách nổi tiếng cho dòng này là cuốn Treatise on the Love of God (Luận thuyết về Tình yêu Thiên Chúa). Khi lập dòng chỉ có 3 nữ tu, thánh Jane Frances lúc đó 45 tuổi. Bà chịu đựng nhiều điều mất mát: Thánh Phanxicô Salê qua đời, con trai bà bị giết chết, đại dịch hoành hành nước Pháp, con dâu và con rể bà cũng qua đời. Bà động viên chính quyền địa phương nỗ lực vì các nạn nhân bị dịch bệnh và bà phân phát tài sản của nhà dòng cho những người bệnh.
Có những lúc bà đã phải chịu đựng về tinh thần: đau khổ nội tâm và khô khan tâm linh. Bà qua đời khi đang đi thăm các nhà dòng thuộc hội dòng của bà.
 
 19. Thánh Gioan Eudes, Linh mục (1601-1680)
 
Ngài sinh tại một nông trại ở miền Bắc nước Pháp. Thời đó ngài là một tu sĩ, một nhà truyền giáo, người sáng lập 2 cộng đoàn tu sĩ và là người thúc đẩy lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Maria (Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ).
Ngài vào Dòng Hùng Biện (*) và thụ phong linh mục lúc 24 tuổi. Trong những năm đại dịch, từ 1627 tới 1631, ngài tình nguyện chăm sóc những người nhiễm bệnh trong giáo phận.
Lúc 32 tuổi, ngài trở thành nhà truyền giáo. Ngài có biệt tài giảng thuyết và giải tội. Ngài giảng thuyết ở hơn 100 giáo xứ truyền giáo, có những nơi ngài giảng trong vài tuần hoặc vài tháng.
Ngài quan tâm việc thay đổi tâm linh giáo sĩ, ngài thấy rằng đó là nhu cầu lớn nhất đối với các chủng viện. Ngài được phép của Bề trên tổng quyền, Giám mục và Hồng y Richelieu để bắt đầu công việc này, nhưng Bề trên tổng quyền kế vị lại không chấp thuận. Sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến, ngài quyết định rời khỏi tu viện. Cùng năm đó, ngài thành lập một dòng mới gọi là Dòng Eudists (Dòng Chúa Giêsu và Đức Mẹ – Congregation of Jesus and Mary), chuyên đào tạo giáo sĩ bằng việc linh hướng các chủng viện. Việc này được các giám mục đồng thuận, nhưng cũng gặp đối lập ngay, nhất là từ phía tà thuyết Gian-sen (*) và một số bạn đồng liêu cũ. Ngài mở vài chủng viện ở Normandy, nhưng không được Rôma phê chuẩn (một phần vì ngài không khéo léo trong giao tế).
Trong việc truyền giáo, ngài bị quấy nhiễu bởi gái làng chơi, do họ muốn thoát cảnh sống khốn khổ. Các nhà mở tạm thời được thành lập nhưng sắp xếp không được ổn thỏa. Một người tên Madeleine Lamy, chăm lo cho một số phụ nữ, đã nói với ngài: “Ngài đi đâu bây giờ? Thiết nghĩ ngài hãy tới một nhà thờ nào đó mà ngài thấy trong hình và nghĩ mình sùng đạo. Điều luôn cần ở ngài là mở một nhà cho những sinh vật khốn khổ này”. Những lời đó đã đánh động ngài. Thế là một cộng đoàn tu mới được thành lập, đó là Dòng Tiểu muội Bác ái Trú ẩn (Sisters of Charity of the Refuge).
Có thể ngài được biết nhiều do các chủ đề trong các tác phẩm của ngài: Chúa Giêsu là nguồn sự thánh thiện, Mẹ Maria là mẫu gương đời sống Kitô giáo. Ngài rất sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Maria, ĐGH Piô XI tôn vinh ngài là tổ phụ của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài qua đời lúc 79 tuổi.
——————————
(*) Dòng Hùng Biện (Congregation of the Oratory) do thánh Philip Neri thành lập tại Rôma năm 1575, gồm các cộng đoàn linh mục triều độc lập sống đức vâng lời nhưng không tuyên khấn.
(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.
 
 20. Thánh Bênađô Clairvaux, Viện phụ, Tiến sĩ Giáo hội (1091-1153)

 
 

Thánh Bernard Clairvaux là cố vấn của các giáo hoàng, người giảng thuyết của Thập tự quân Đệ nhị (Second Crusade), người bảo vệ đức tin, người chữa lành ly giáo, người cải cách đời sống đan viện, học giả Kinh thánh, thần học gia và nhà thuyết giảng lưu loát.
Năm 1111, lúc 20 tuổi, ngài vào Dòng Xitô (Citeaux). Năm anh em ngài, hai người thúc bá và khoảng 30 người bạn trẻ đều theo ngài đi tu. Trong 4 năm, cộng đoàn đang suy yếu đã hồi phục nhanh đến nỗi mở thêm tu viện mới ở thung lũng Wormwoods gần đó, và ngài là Viện phụ. Thung lũng này được đổi tên thành Clairvaux – nghĩa là thung lũng ánh sáng.
Ngài qua đời ngày 20-8-1153.
 
 21. Thánh Piô X, Giáo hoàng (1835-1914)

 
Có lẽ ĐGH Piô X được nhớ đến nhiều nhất vì ngài khuyến khích rước lễ thường xuyên, nhất là đối với trẻ em.
Là con thứ hai trong 10 anh chị em trong một gia đình người Ý nghèo, Giuse Sarto trở thành ĐGH Piô X lúc 68 tuổi, một trong các vị giáo hoàng vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Ngài biết phận mình nên ngài nói: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, tôi sẽ chết nghèo hèn”. Ngài lúng túng vì một số nghi thức long trọng đăng quang giáo hoàng. Ngài nói trong nước mắt với các bạn già: “Nhìn kìa! Người ta cho tôi mặc đẹp biết bao!”. Ngài nói với người khác: “Phải chấp nhận như thế là việc đền tội. Họ dẫn tôi đi với lính tráng vây quanh như Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt trong vườn Gếtsimani vậy”.
Quan tâm tới chính trị, ngài khuyến khích người Công giáo Ý quan tâm tới chính trị hơn. Một trong các hành động trong triều đại giáo hoàng của ngài là chấm dứt quyền được coi là của chính phủ can thiệp vào việc bầu giáo hoàng – một động thái làm giảm tự do của mật viện.
Năm 1905, khi Pháp từ bỏ thỏa hiệp với Tòa thánh và đe dọa tịch biên tài sản giáo hội nếu chính phủ không có quyền kiểm soát giáo hội, ngài vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu vô lối của Pháp.
Dù không có những tông thư nổi tiếng như những vị tiền nhiệm, ngài vẫn tố cáo những cách cư xử tồi tệ với những người Ấn tại các đồn điền ở Peru, ngài còn gởi phái đoàn cứu trợ tới Messina sau khi động đất và cho họ tị nạn bằng chính tiền riêng của ngài.
Dịp kỷ niệm năm thứ 11 trên cương vị giáo hoàng của ngài, Âu châu chìm trong thế chiến I. Ngài đã biết trước điều đó. Ngài nói: “Đây là nỗi đau khổ cuối cùng mà Chúa sẽ đến thăm tôi. Tôi vui mừng dâng Chúa sự sống của tôi để cứu các trẻ em nghèo trong tai họa khủng khiếp này”. Ngài qua đời sau khi thế chiến xảy ra được vài tuần.
 
 22. Đức Maria Trinh vương
 

ĐGH Piô XII thiết lập lễ này năm 1954. Nhưng lễ Đức Maria Trinh vương có nguồn gốc từ Kinh thánh. Khi sứ thần Gabriel báo tin Con Mẹ sẽ nhận Vương triều David và cai trị đời đời. Mẹ đi thăm chị Elizabeth, Mẹ được gọi là “Mẹ Thiên Chúa”. Trong mọi bí ẩn cuộc đời Mẹ, Mẹ luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu: Thiên chức Nữ vương là chia sẻ Thiên chức Quốc vương của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhớ lại trong Cựu ước, mẹ của vua có ảnh hưởng nhiều trong việc triều chính.
Thế kỷ IV, thánh Ephrem gọi Đức Mẹ là “Lệnh Bà” và “Nữ vương”, rồi các Giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội vẫn tiếp tục dùng danh hiệu này. Các bài thánh ca (hymns) hồi thế kỷ XI và XIII đều tôn xưng Mẹ là Nữ vương: “Kính mừng Nữ vương”, “Kính mừng Nữ hoàng Thiên quốc”, “Nữ vương Thiên đàng”. Chuỗi Mân côi của thánh Đa Minh và triều thiên của thánh Phan Sinh cũng như nhiều lời cầu trong Kinh cầu Đức Bà (Mary’s litany) đều nhắc đến chức Nữ vương.
Lễ này theo sau lễ Đức Mẹ Mông triệu một cách hợp lý và được mừng vào ngày thứ tám sau lễ Mông triệu. Trong tông thư “Nữ hoàng Thiên quốc” (To the Queen of Heaven), ĐGH Piô XII nói rằng Đức Maria xứng đáng nhận danh hiệu này vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sống kết hợp mật thiết với công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu với cương vị là Eva mới, vì Mẹ hoàn hảo trổi vượt và vì Mẹ có quyền bầu cử cho chúng ta.
 
 23. Thánh Rôsa Lima, Trinh nữ (1586-1617)
 

Đây là vị thánh tiên khởi của Tân Thế giới. Bà đã bị chống đối hơn là được khâm phục và bắt chước vì bà hành xác quá nhiều.
Bà sinh trưởng trong một gia đình người Tây Ban Nha ở Lima, Peru, lúc mà Nam Mỹ đang lúc được Phúc âm hóa hồi. Bà noi gương thánh Catarina Siena, dù bị cha mẹ và bạn bè chế nhạo.
Các vị thánh luôn có tình yêu vĩ đại dành cho Thiên Chúa đến nỗi có vẻ kỳ lạ đối với chúng ta, thậm chí chúng ta còn coi thường. Vì Rôsa đẹp nên được nhiều người ái mộ và thích nựng, thế nên bà lấy tiêu xoa mặt để mặt bà bị những vết sưng tấy cho xấu đi. Sau đó, bà đeo những khoen bạc trên đầu có những đinh nhọn đâm vào đầu như mạo gai vậy.
Khi cha mẹ bà gặp rắc rối về tài chính, suốt ngày bà lao động ngoài vườn và may vá vào ban đêm. Cha Mẹ muốn bà kết hôn nhưng bà không chịu và bà phải đấu tranh suốt 10 năm. Họ không cho bà đi tu, nhưng bà vẫn tiếp tục đền tội, vào Dòng Ba Đa Minh và khấn giữ mình đồng trinh tại gia. Bà khao khát sống như Chúa Giêsu nên bà dành nhiều thời gian sống cô tịch ngay tại nhà.
Trong vài năm cuối đời, bà dành một phòng để chăm sóc các trẻ em cơ nhỡ, người già và người bệnh. Đây là khởi đầu cho công việc xã hội ở Peru.
Bà có một tình yêu rất mãnh liệt đối với Thiên Chúa, dù bà bị cám dỗ dữ dội và kém sức khỏe. Bà qua đời khi mới 31 tuổi, cả thành phố tuôn ra đường đưa tang bà. Những người khiêng quan tài bà là những đàn ông giỏi giang xuất chúng.
 
 24. Thánh Batôlômêô, Tông đồ
 

Trong Tân ước, tánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả xác định ngài với Nathanael, một đàn ông người Cana ở Galilê đã được Philipphê nói cho biết về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khen ông: “Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối” (Ga 1:47). Khi Nathanael hỏi Chúa Giêsu làm sao biết ông, Chúa Giêsu nói: “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi” (Ga 1:48). Điều mặc khải lạ lùng là Nathanael tuyên xưng: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!” (Ga 1:49). Chúa Giêsu nói: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa” (Ga 1:50).
Nathanael đã thấy những điều lớn lao hơn. Ngài là một trong các tông đồ được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tibêria sau khi phục sinh (x. Ga 21:1-14). Họ đã đánh cá suốt đêm mà vô ích. Đến sáng, họ thấy một người đứng trên bờ nhưng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã bảo họ thả lưới, họ làm theo và đánh được rất nhiều cá. Rồi Gioan nói với Phêrô: “Thầy đấy”.
Khi họ cho thuyền vào bờ, Chúa Giêsu bảo họ nướng cá, và cùng họ dùng bữa. Biết là Thầy rồi nên các ông không dám hỏi xem đó là ai. Thánh Gioan nói đó là lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ.
 
 25. Thánh Louis, Vua nước Pháp (1226-1270)

 

Khi đăng quang là vua nước Pháp, thánh Louis tuyên thệ sẽ ăn ở xứng đáng một người được xức dầu của Thiên Chúa, là người cha của dân tộc và là vua yêu chuộng hòa bình. Dĩ nhiên các vua khác cũng tuyên thệ như vậy. Nhưng vua Louis khác vì ngài làm nhiệm vụ trong ánh sáng của đức tin. Hai triều đại trước đầy bạo lực, nhưng triều đại của vua Louis lại đầy hòa bình và công lý.
Ngài lên ngôi lúc mới 12 tuổi, sau khi phụ vương ngài băng hà. Mẫu hậu ngài là Blanche Castile đã cai trị nhiếp chính khi ngài còn nhỏ. Năm ngài 19 tuổi, ngài kết hôn với Marguerite Provence (lúc đó phu nhân mới 12 tuổi). Đó là cuộc hôn nhân lâu dài, không gặp thử thách. Họ có 10 người con.
Lúc 30 tuổi, vua Louis cầm Thánh Giá cho một Thập tự quân. Quân đội của ngài chiếm Damietta ở Nile, nhưng không lâu sau, do bị kiết lỵ và yếu sức, ngài bị bắt. Ngài được thả nhờ trả lại thành phố Damietta. Ngài sống ở Syria 4 năm.
Ngài luôn tuân phục Đức Giáo hoàng, nhưng ủng hộ các mối quan tâm của hoàng gia nghịch ý các giáo hoàng và không chấp nhận lời kết án của ĐGH Innocent IV chống lại hoàng đế Frederick II. Ngài tận tâm với mọi người, mở các bệnh viện, thăm viếng bệnh nhân theo gương thánh bổn mạng ngài là thánh Phanxicô, chăm sóc các bệnh nhân phong cùi.
Hàng ngày ngài ăn chung với 13 “vị khách đặc biệt” là những người nghèo, và nhiều người nghèo khác được phục vụ bữa ăn gần hoàng cung. Trong mùa Vọng và mùa Chay, ai đến cũng được ngài cho ăn uống, và đích thân ngài phục vụ họ. Ngài luôn có danh sách những người nghèo khổ, và ngài thường xuyên giúp đỡ họ.
Bị Hồi giáo quấy nhiễu ở Syria, năm 1267 đích thân dẫn quân đi chiến đấu, khi đó ngài 41 tuổi. Thập tự quân của ngài chuyển sang Tunis theo ý người anh em của ngài. Quân đội bị bệnh mất 1/10 chỉ trong vòng 1 tháng, và chính ngài cũng băng hà trên đất khách quê người ở tuổi 44. Sau 27 năm, ngài được phong thánh. Vua Thánh Louis là một trong những thánh bổn mạng của Dòng Ba Phanxicô.
 
 26. Thánh Giuse Calasanz, Linh mục (1556-1648)

 
Giuse Calasanz sinh tại Aragon, rồi sang Rôma, cũng tại đây ngài qua đời lúc 92 tuổi. Cuộc đời ngài nhiều thăng trầm. Ngài là một linh mục có bằng cấp về giáo luật và thần học, được kính trọng vì sự khôn ngoan và giỏi quản lý. Ngài bỏ mọi sự vì quan tâm giáo dục trẻ em nghèo. ĐGH Clementô VIII hỗ trợ ngài mở trường học, và việc này kéo dài tới thời ĐGH Phaolô V. Các trường khác cũng được mở thêm. Nhiều thanh niên bị thu hút vào công việc này, và năm 1621 cộng đoàn này được công nhận là dòng tu, gọi là Học viện Giáo sĩ hoặc Dòng Piarists – cũng gọi là Dòng Scolopi. Không lâu sau, ngài được bổ nhiệm làm bề trên.
Vì thành kiến, tham vọng chính trị và thủ đoạn khiến cho học viện bị xáo trộn. Một số người không ủng hộ việc dạy trẻ em nghèo, vì giáo dục như vậy khiến những người nghèo không thỏa mãn với nhiệm vụ đối với xã hội! Một số người khác cho rằng một số tu sĩ đã được sai đi để hướng dẫn Galileo (một người bạn của Giuse Calasanz) làm bề trên. Sự phân chia các thành viên thành những nhóm đối lập. Liên tục bị các Ủy ban Tòa thánh kiểm tra, ngài bị giáng chức, còn các tu sĩ Dòng Piarists bị áp bức. Mãi đến sau khi ngài qua đời người ta mới chính thức công nhận nhóm của ngài là một tu viện.
 
 27. Thánh Monica (322?-387)

 

 
Thánh Monica bị coi là một người vợ hay cằn nhằn, là con dâu đau khổ và là người mẹ thất vọng, nhưng bà không đầu hàng trước mọi nghịch cảnh. Dù bà là một Kitô hữu, cha mẹ vẫn bắt bà kết hôn với người ngoại giáo tên là Patrixiô, dân thành phố Tagaste ở Bắc Phi. Patrixiô có vài đặc điểm bù lại, nhưng ông rất nóng tính và phóng túng. Monica phải chịu đựng bà mẹ chồng cực kỳ khó tính. Patrixiô phê bình vợ vì tính bác ái và đạo hạnh, nhưng vẫn luôn tôn trọng bà. Lời cầu nguyện và gương lành của Monica đã khiến chồng và mẹ chồng trở lại Công giáo. Patrixiô mất năm 371, sau khi được rửa tội 1 năm.
Thánh Monica có 3 người con. Con cả là Augustinô, người nổi tiếng nhất. Lúc người cha mất, Augustinô 17 tuổi và đang là sinh viên khoa hùng biện ở Carthage. Thánh Monica rất buồn khi biết con trai mình theo tà thuyết Manichean (*) và sống vô luân. Bà không cho Augustinô ăn uống hoặc ngủ trong nhà. Một đêm kia, bà thấy thị kiến chắc chắn Augustinô sẽ trở lại. Từ đó bà luôn theo sát con, cầu nguyện và ăn chay vì con.
Lúc 29 tuổi, Augustinô quyết định đi Rôma để dạy khoa hùng biện. Thánh Monica quyết định đi theo. Một đêm nọ, Augustinô nói với mẹ là sắp đi tạm biệt một người bạn. Nhưng không, Augustinô lại lên tàu đi Rôma. Thánh Monica rất đau khổ khi biết con lừa dối mình, nhưng bà vẫn đi theo. Bà vừa đến Rôma thì biết tin con trai “trời đánh” Augustinô đã đi Milan. Dù việc đi lại khó khăn, thánh Monica vẫn theo con tới Milan.
Tại Milan, Augustinô chịu ảnh hưởng một vị giám mục là thánh Ambrôsiô, đồng thời là linh hướng của thánh Monica. Bà nghe lời khuyên của thánh Ambrôsiô và khiêm nhường từ bỏ mọi sự. Thánh Monica trở thành trưởng nhóm của các phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi bà ở Tagaste.
Bà tiếp tục cầu nguyện cho Augustinô. Lễ Phục sinh năm 387, thánh Ambrôsiô rửa tội cho Augustinô và vài người bạn của Augustinô. Ngay sau đó, nhóm của Augustinô đi Phi châu. Biết mình không còn sống bao lâu nữa, bà nói với Augustinô: “Con này, không gì trên thế gian này làm mẹ vui. Mẹ không biết có gì còn lại cho mẹ làm hoặc tại sao mẹ lại vẫn ở đây, mọi hy vọng trên thế gian này mẹ đã được mãn nguyện”. Sau đó bà lâm bệnh, và sau 9 ngày bệnh nặng thì bà qua đời. Hầu như những gì chúng ta biết về thánh Monica là nhờ các tác phẩm của thánh Augustinô, đặc biệt là cuốn Tự Thuật (Confessions).
——————————
(*) Manichean là thuyết nhị nguyên, có nguồn gốc từ Persia (Ba Tư) hồi thế kỷ thứ III, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism).
 
 28. Thánh Augustinô, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội (354-430)
 

Ngài vào đạo lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, và làm giám mục lúc 41 tuổi. Ngài là một tội nhân trở thành thánh nhân.
Đó là nhờ nước mắt của người mẹ là thánh Monica, sự hướng dẫn của thánh giám mục Ambrôsiô, và nhất là chính Thiên Chúa đã nói với thánh Augustinô qua Kinh thánh để soi dẫn Augustinô từ tình-yêu-cuộc-sống đến cuộc-sống-tình-yêu.
Trong những năm đầu đời, ngài đắm chìm trong kiêu ngạo và tội lỗi, nhưng ngài đã trở lại và sống thánh thiện, chống lại mọi thủ đoạn của ma quỷ thời ngài – suy đồi về chính trị, xã hội và luân lý. Chính kinh nghiệm đời ngài mà ngài đã để lại cho chúng ta những câu nói bất hủ.
Cũng như tiên tri Giêrêmia và các tiên tri khác, thánh Augustinô cũng không thể im lặng: “Có lần con tự nhủ: “Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa”. Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!” (Gr 20:9).
 
 29. Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết


 
Thánh Gioan được gọi là Tẩy giả vì ngài đã làm Phép Rửa cho Chúa Giêsu. Ngài là vị ngôn sứ “giao thời” giữa Cựu ước và Tân ước, là ngôn sứ vĩ đại nhất và chịu số phận hẩm hiu như nhiều vị ngôn sứ thời Cựu ước: Bị chống đối và bị giết chết. “Tiếng kêu trong sa mạc” đã không ngại ngùng kết án kẻ tội lỗi, can đảm nói sự thật.
Ngài là nhà cải cách tôn giáo vĩ đại được Thiên Chúa sai đến để chuẩn bị lòng dân cho Đấng Thiên Sai. Sức mạnh duy nhất mà ngài tuyên xưng là Thần Khí của Giavê: “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và Lửa” (Mt 3:11).
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng nhiều người đi theo thánh Gioan để hy vọng, có thể là được tham dự quyền thiên sai nào đó. Ngài không bao giờ cho phép mình tiếp nhận những người này vì vinh danh mình. Ngài biết mình được gọi để chuẩn bị. Thời giờ đã điểm, ngài dẫn các môn đệ tới gặp Chúa Giêsu: “Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su” (Ga 1:35-37). Chính thánh Gioan Tẩy giả đã chỉ cách đến với Đức Kitô. Cuộc đời và cái chết của ngài là việc hiến dâng cho Thiên Chúa và mọi người. Đời sống giản dị của ngài là cách sống tách khỏi mọi thứ vật chất. Tâm hồn ngài tập trung vào Thiên Chúa và lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong tâm hồn mình. Tin vào hồng ân Thiên Chúa, ngài can đảm kết tội, kêu gọi sám hối và nói về ơn cứu độ.
 
 30. Chân phước Jeanne Jugan (1792-1879)
 


Chân phước Jeanne Jugan sinh trong một gia đình nghèo ở Brittany, Pháp. Bà phải làm việc vất vả khi còn nhỏ. Mẹ bà là góa phụ nhưng biết dạy con biết giá trị của đức tin. Lúc 16 tuổi, Jeanne đi nấu ăn cho một gia đình nọ, gia đình này hay đưa Jeanne đi thăm người bệnh và người nghèo. Dần dần Jeanne cảm thấy yêu thương người già, nhất là các góa phụ nghèo.
Lúc bà 47 tuổi, vài phụ nữ khác đến ở chung nhà với bà và lập thành cộng đoàn tu trì. Họ cùng nhau cầu nguyện và chọn Jeanne làm bề trên. Họ nâng đỡ nhau trong công việc nhà, lúc rảnh họ dạy giáo lý cho trẻ em và giúp người nghèo theo khả năng. Sau một thời gian, cộng đoàn của bà trở thành Dòng Tiểu muội Người nghèo (Congregation of the Little Sisters of the Poor), chuyên giúp đỡ người già và người nghèo. Dòng có 4 lời khấn: Khó nghèo, Vâng lời, Khiết tịnh và Hiếu khách.
Nữ tu Maria Thánh giá tỏ ra là người có tài và biết tổ chức gây quỹ, nhưng lại ganh tỵ và buộc Jeanne phải từ chức bề trên. Cha linh hướng khuyên bà “sống ẩn dật ở nhà mẹ”. Suốt 27 năm cuối đời, bà sống âm thầm. Bà lặng lẽ giám sát công việc của các thỉnh sinh, những người không hề biết chuyện gì về bà, một nữ tu lớn tuổi luôn yêu thương và động viên họ. Bà còn sống và được ĐGH Lêô XIII phê chuẩn tu luật Dòng Tiểu muội Người nghèo năm 1879. Nhưng mãi 14 năm sau khi bà qua đời, người ta mới biết nữ tu Jeanne Jugan là vị sáng lập Dòng Tiểu muội Người nghèo. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho bà năm 1982.
 
 31. Các thánh Giuse Arimathêa và Nicôđêmô


 
Những hành động của hai nhà lãnh đạo Do Thai có thế lực này cho thấy mức độ thu hút của Chúa Giêsu và các giáo huấn Chúa dạy, và cả mức độ nguy hiểm có thể liên lụy tới những ai theo Chúa.
Giuse  Arimathêa là một nhà lãnh đạo đáng kính, giàu có, và đã trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu chết, ông Giuse xin Philatô cho lấy xác Chúa, tẩn liệm rồi an táng. Vì thế, ông Giuse được coi là bổn mạng của những người mai táng. Quan trọng hơn là sự can đảm mà ông chứng tỏ khi xin xác Chúa từ Philatô, dù Chúa Giêsu là một tử tội bị xử tử công khai. Theo một vài truyền thuyết, ông Giuse đã bị phạt và bị tù vì hành động liều lĩnh đó.
 

Nicodemô là người Pharisêu và, cũng như Giuse Arimathêa, là nhân vật quan trọng của Do Thái hồi thế kỷ I. Chúng ta biết rất ít về ông Nicodemô. Chúng ta chỉ biết qua Phúc âm của thánh Gioan: Nicodemô đã bí mật đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm để hiểu rõ hơn về các giáo huấn của Ngài về Nước Trời. Sau đó, Nicodemô mạnh dạn nói về Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt và đã giúp an táng Chúa Giêsu.


 
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

Nguyễn Kim Bằng gởi

Thánh Alphonsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

 Thánh Alphonsô Maria Liguori, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

                                                                                              Ngày 1/8:

 

Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em. Ngay từ trong nôi, Ngài là giáo điểm tập hợp ân huệ đáng mơ ước như trí thông minh, danh giá, tài sản, thiên khiếu nghệ thuật và một tấm lòng đại độ. Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng: Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều.

Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hylạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và lòng đạo đức của mình.

Alphongsô thành công rất sớm. 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của Ngài hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn Ngài tới lỗi lầm với hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, Ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lý lẽ vững chắc, làm cho cả tòa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà Ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đã tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của Ngài.

Thất bại, Alphongsô rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng: Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao…? Bỏ nghề, Ngài nói: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa”

Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi: Ngươi làm gì ở thế gian này? Nhìn chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm Linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói: Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa.

Nghe tin này cha Ngài giận dữ nói: con quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của con sao? Ngài đã trả lời rằng: đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ý định và cha Ngài không thèm nhìn đến Ngài nữa. Năm 1726, Ngài thụ phong Linh mục.

Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về, ông nói: Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa.

Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà còn lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một Linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội dòng đã bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội dòng cũng khởi sự tốt đẹp và phát triển. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.

Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được Đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp.

Năm 1762 Đức Giáo hoàng Clementô XIV đặt Ngài làm Giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 Ngài được Đức Giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.

Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong “đêm tối của linh hồn” Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: “Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt”. Cuối cùng Ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.
Thánh Alphongsô Maria Liguori đã nêu gương cho chúng ta về đời sống hy sinh, hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa. Xin cho mỗi chúng ta cũng biết noi gương Ngài quảng đại dâng hiến cho Chúa tất cả những gì chúng ta có. Để Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài ngang qua cuộc đời của ta.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Thánh Ignatiô Loyola Linh mục

Ngày 31/7:

Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1491 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.

Trong cuộc chiến Pháp-Tây Ban Nha năm 1521, quân đội Pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài, Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ở Loyola. Nơi đây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau. Thời gian dưỡng bệnh lâu dài, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói:

– Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phanxicô và Dominico đã làm chăng?

Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn toàn đối với cha giải tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hướng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để “điều khiển đời sống mình”, một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Chúa để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về “sự chọn lựa” và đòi hỏi làm mọi sự để “vinh danh Chúa” (Ad Majorem Dei gloriam).

Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sửa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, Ngài đã bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.

Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1524, bảy anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch nơi đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Vienitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trung Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Vienitia. Đức Giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Vientia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong Linh mục. Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu “dòng Chúa Giêsu” dưới quyền sử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đó vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà Cả, Ngài soạn thảo hiến pháp mới của dòng và đến trình diện Đức Giáo hoàng Phaolô III. Đức Giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ:

– Đây là bàn tay Thiên Chúa.

Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận Hội dòng. Hội dòng đã thêm 1 lời khấn đặc biệt vào 3 lời khấn Phúc âm: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.

Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức Giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.

Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng Hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày 3 tháng 7 năm 1556, Hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.

Thánh Ignatiô được tôn phong hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.

 

Thánh Ignatiô đã nêu gương cho chúng ta về lòng nhiệt thành vì Chúa, vì Giáo hội. Xin Chúa cho chúng ta cũng luôn biết hăng say và trung thành với Chúa qua ơn gọi của mình, theo kế hoạch của Thiên Chúa.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Phêrô Chrysologus

Thánh Phêrô Chrysologus
(406-450?)

                                                                                                 30 Tháng Bảy

 

Thánh Phêrô Chrysologus sinh ở Imola, nước Ý, ngài được rửa tội, được giáo dục và chịu chức phó tế bởi Ðức Cornelius, là Giám Mục của Imola.

Thánh Phêrô có biệt danh là “Chrysologus” (lời vàng) bởi tài hùng biện ngoại hạng của ngài. Vào năm 433, Ðức Giáo Hoàng Sixtus III tấn phong ngài làm giám mục của Ravenna. Ngài thi hành nhiều công việc bác ái về thể xác cũng như tinh thần, và chăn dắt đàn chiên với sự cần cù và thận trọng.

Ngài tẩy sạch mọi vết tích của việc sùng bái ngẫu tượng cũng như các lạm dụng khác được phát sinh trong giáo đoàn, ngài cũng cảnh giác họ về việc khiêu vũ thiếu đứng đắn. Ngài nhận xét, “Ai muốn đùa giỡn với ma quỷ thì không thể hoan hỉ với Ðức Kitô.”

Thánh Phêrô Chrysologus từ trần ở Imola năm 450, và năm 1729 ngài được đặt làm Tiến Sĩ Hội Thánh vì các bài giảng đơn sơ, thực tiễn và rõ ràng của ngài hiện còn lưu truyền đến ngày nay.
Lời Bàn

Chắc chắn rằng thái độ của Thánh Phêrô Chrysologus đối với việc học đã đem lại cho ngài tài hùng biện. Theo quan điểm của thánh nhân, ngoài việc trau dồi đức tính, việc học hỏi là sự thăng tiến lớn lao cho trí óc con người và giúp hỗ trợ tôn giáo. Sự ngu dốt không phải là một đức tính, và cũng không giúp gì cho trí óc. Kiến thức là nguồn hãnh diện không khác gì khả năng của thể xác, về hành chánh hay tài chánh. Là một con người đích thực thì phải phát triển kiến thức — dù kiến thức đạo hay đời — theo khả năng và cơ hội của mỗi người.
Lời Trích

Eutyches, người lãnh đạo lạc giáo từ chối nhân tính của Ðức Kitô, sau khi bị Giáo Hội kết án, ông tìm sự hậu thuẫn của các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội, trong đó có Thánh Phêrô Chrysologus. Thánh nhân thành thật nói với ông ta: “Vì lợi ích cho đức tin và sự bình an, chúng ta không thể phán xét vấn đề mà không có sự đồng ý của vị giám mục Rôma.” Ngài thúc giục Eutyches hãy đơn sơ chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể và ngài nhắc cho ông biết rằng, nếu sự bình an trong Giáo Hội khiến thiên đàng vui mừng thì sự chia cắt chắc chắn sẽ đem đến lo buồn.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi

Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi

                                                      nguồn:chuacuuthe.com

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

                                                                    

 VRNs (30.07.2012) – Sài Gòn – Trước đây tôi không hề tin có Chúa.

Với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của mình, thậm chí cách đây 2 năm tôi không hề biết đến Đạo Thiên Chúa. Một phần do tôi không để ý và một phần do gia đình tôi chỉ thờ tổ tiên ông bà. Tôi rất mê mẩn với những chuyện tâm linh và cũng là một người khá mê tín nhưng tôi không tin có Chúa. Tôi nhớ là lần đâu tiên tôi biết về Người là thông qua một người bạn học cao đẳng cùng tôi. Bạn đó có Đạo và gia đình bạn là Đạo Công giáo gốc.

Tôi cảm thấy thật phiền phức và rắc rối nếu mỗi tuần phải đến nhà thờ. Trước những lời xuyên tạc mà tôi nghe người ta nói về Đạo công giáo, tôi cảm thấy không thích những người Công giáo. Họ không được thờ lậy cha mẹ, không được cúng giỗ tổ tiên mà chỉ thờ lạy Chúa. Tôi cảm thấy như vậy thì thật không nên. Họ có cái nước bùa gì đó mà khi uống vào, ăn vào con người ta bị thôi miên, mê mẩn và tôn sùng Đạo mà quên mất chính thân mình… Đó là những điều mà tôi nghe được trước khi tôi biết về Chúa.

Sau khi biến cố gia đình xảy đến, tôi hụt hẫng và hoang mang. Cùng lúc đó, trong số đông những người quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình tôi có các Cha và nhiều giáo dân Công giáo. Tôi thấy thật là lạ, tôi đã nghe rất nhiều điều không tốt về những người này, về Đạo này, nhưng khi tiếp xúc với họ tôi thấy họ đâu có xấu. Tôi thấy họ cũng như tôi, như mọi người, từ một số người tôi biết còn cảm nhận được sự chân thành, tốt bụng và thân thiện.

Rồi thì tôi hiếu kỳ, tôi tìm hiểu và tôi đang sắp trở thành con của Người. “Không phải anh em chọn Thầy mà chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16), đúng vậy, chính Chúa đã chọn tôi làm con của Người. Câu nói này đến bây giờ, sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, tôi mới hiểu được hết ý nghĩa của nó. Thật là khó nói hết ra những điều kỳ diệu mà Chúa đã mang đến cho tôi, thật sự nó rất huyền bí.

Nhưng cũng không phải tôi chưa bao giờ khước từ Chúa. Tôi đã chối bỏ Người rất nhiều lần, hết lần này tới lần khác, nhưng Người vẫn bao dung tôi, Người tha thứ và lại đón nhận tôi về bên Người.

Khi tôi cảm giác thấy Người đang đến gần tôi, tôi đã cố gắng để giả như không có điều đó, tôi phủ nhận Người có mặt nơi tôi. Tại vì tôi hốt hoảng và chưa thể tiếp nhận khi Chúa chọn mình. Tôi nói với những người bạn của mình, tôi học Đạo để hiểu thêm về Đạo nhưng tôi sẽ không theo Đạo. Tôi đã từng quả quyết và chắc chắn như vậy đấy. Mỗi tiết đến giờ học giáo lý hay mỗi khi tôi đi nhà thờ, cơn buồn ngủ của tôi lại tìm đến, tôi rất cố gắng để chiến thắng nó và nghe lời cha giảng. Trong khoảng thời gian đó liên tục xảy ra những việc khiến việc học Đạo của tôi bị ngắt quãng, có lẽ đó là những thử thách mà Chúa muốn tôi trải qua.

Tôi đã được học và tôi được hiểu, tôi đã nhận ra những điều tôi được nghe trước đây là những điều dối trá, là sự xuyên tạc và xúc phạm Chúa. Một trong 10 điều răn lớn của Chúa với các con chiên của Người là phải thảo kính với cha mẹ, ai nói người theo Đạo Công giáo là phải từ bỏ cha mẹ, tổ tiên của họ? Thậm chí họ còn có thể ngày ngày, hàng tuần hướng đến và cầu nguyện cho những người thân yêu của họ khi họ cùng tham gia nghi thức phụng vụ Chúa vào ngày Chúa Nhật. Còn thứ mà người ta cho là bùa mê đó, chính là Mình Máu Thánh, thứ mà một người con của Chúa khao khát được rước. Đâu phải ai cũng có thể được rước mà cho rằng đó là bùa chú con người ta. Mình Máu Chúa chỉ dành cho những ai tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Người.

Có rất nhiều cơ duyên để tôi gặp được những người bạn tốt, truyền cho tôi Đức tin và sự hiểu biết. Một cô bé kém tôi một tuổi, một người bạn, con của Chúa nói với tôi rằng: “Đạo Thiên Chúa không dạy gì ngoài tình yêu thương, điều mà Chúa mong muốn chỉ là hãy biết cách sống yêu thương nhau”. Tôi cứ nhớ mãi những lời cô bé nói. Còn một người bạn khác thì thủ thỉ vào tai tôi “Chúa nói với chị Chúa rất yêu thương em”. Tôi hạnh phúc biết bao khi nghe những lời đó.

Nhưng tôi đến với Chúa không bởi những điều người ta nói với tôi. Tôi đến với Chúa vì Người đã chọn tôi. Tôi đã thấy Người những khi tôi đau khổ, những khi tôi yếu đuối. Có khi ngồi trước linh ảnh, nhìn thấy những vết thương trên thân thể Người, nhớ về những điều tôi đã và đang trải qua, tôi khựng lại, trái tim tôi nhói lên và đau buốt.

Và bây giờ:

Tôi không thể sống tốt mà không có tình yêu thương của Chúa.

Mônica Trịnh Kim Tiến

Thánh Leopold Mandic

Thánh Leopold Mandic
(1887-1942)
                                                                    

                                                               28 Tháng Bảy

 

 Kitô Hữu Tây Phương đang nỗ lực hoạt động để thông cảm hơn với Kitô Hữu Chính Thống Giáo, có thể đó là nhờ lời cầu bầu của Thánh Leopold Mandic.

Thánh Leopold sinh ở Castelnuovo, một hải cảng nhỏ ở Croatia và là người con thứ mười hai trong gia đình. Khi rửa tội, cha mẹ đặt tên cho ngài là Bogdan, có nghĩa “con-Chúa-ban.”

Mặc dù sức khỏe rất yếu kém và bị tật nguyền, ngay từ nhỏ ngài đã cho thấy một sức mạnh tâm linh và sự đoan chính. Vào năm 16 tuổi, Bogdan từ giã quê nhà để sang Ý là nơi ngài theo học với các tu sĩ Capuchin ở Udine với khao khát được gia nhập Dòng này.

Vào tháng Tư 1884, ngài được gia nhập đệ tử viện Dòng Capuchin ở Bassano del Grappa và lấy tên là Thầy Leopold. Bất kể sự khắc khổ của đời sống tu sĩ Capuchin, ngài vẫn can đảm theo đuổi và đắm chìm trong Linh Ðạo Thánh Phanxicô mà nhờ đó ngài trở nên một trong những gương mẫu tốt lành nhất.

Sau khi chịu chức linh mục, Cha Leopold muốn thể hiện giấc mơ từ nhỏ là đi truyền giáo ở Ðông Âu đang tan nát vì tranh chấp tôn giáo, nhưng bề trên từ chối vì sức khỏe yếu kém của ngài.

Từ 1890 đến 1906, Cha Leopold làm việc tại một vài nhà dòng trong tỉnh Venetian. Năm 1906, ngài được bổ nhiệm về Padua là nơi ngài sống cho đến suốt đời, ngoại trừ một năm phải ở tù trong thời Thế Chiến I, vì không chịu từ bỏ quốc tịch Croatia.

Chính ở Padua là nơi ngài đảm nhận việc Giải Tội và Linh Hướng, một công việc mà Thiên Chúa đã dùng đến người tôi tớ Chúa là Cha Leopold trong gần bốn mươi năm trời, và cũng nhờ đó mà cha nổi tiếng. Mỗi ngày ngài dành cho công việc mục vụ đó có đến 15 giờ đồng hồ. Một vài giám mục cũng tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh.

Vào tháng Chín 1940, Cha Leopold mừng Kim Khánh Linh Mục. Nhưng sau đó, sức khoẻ của ngài tàn tạ dần. Ngài từ trần ở Tu Viện Padua ngày 30 tháng Bảy 1942. Sau đó không lâu, sự mến mộ ngài ngày càng gia tăng và đã đưa đến việc phong chân phước cho ngài vào năm 1976 và sau cùng, ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1983.
Lời Bàn

Thánh Phanxicô khuyên nhủ các môn đệ “hãy theo đuổi điều mà họ phải khao khát trên hết mọi sự, đó là có được Thần Khí Thiên Chúa và cách làm việc thánh thiện của Chúa” (Quy Luật 1223, Chương 10) — đó là những lời mà Thánh Leopold đã sống. Khi bề trên tổng quyền dòng Capuchin viết thư cho các tu sĩ nhân dịp phong chân phước cho Cha Leopold, ngài nói đời sống của Cha Leopold đã chứng tỏ “sự tiên quyết của điều được coi là thiết yếu.”
Lời Trích

Thánh Leopold thường hay tự nhủ: “Hãy nhớ rằng ngươi được sai đi là vì ơn cứu độ của nhân loại, không phải vì ngươi có công trạng gì, vì chính Chúa Giêsu chứ không phải ngươi đã chết để cứu chuộc các linh hồn… Tôi phải cộng tác với sự thiện hảo siêu phàm của Chúa là Người đã đoái hoài và chọn tôi, để qua sứ vụ của tôi, lời Chúa hứa sẽ được thể hiện, đó là: ‘Sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên'” (Gioan 10:16).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đơn giản và phức tạp

Đơn giản và phức tạp

http://25.media.tumblr.com/tumblr_m54h8cBrLR1qaordwo1_1280.jpg

Khi còn nhỏ thì đơn giản, lớn lên trở nên phức tạp. 
Khi nghèo khó thì đơn giản, lúc giàu có trở nên phức tạp.
Khi thất thế thì đơn giản, lúc có địa vị thì trở nên phức tạp.
Tự nhận bản thân đơn giản, đánh giá người khác phức tạp.

Thật ra, thế giới này rất đơn gỉan chỉ có lòng người là phức tạp. 

Mà suy cho cùng thì lòng người cũng đơn giản, 

chỉ có lợi ích chi phối nên con người mới trở nên phức tạp. 

Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người.
Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.  

http://24.media.tumblr.com/tumblr_m4v7tvfapt1qaordwo1_1280.jpg

Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ. Người vui vẻ, không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế. Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ. 

Muốn quản lý tốt tâm trạng của bản thân thì cần phải quên đi những điều làm mình không vui, đừng coi trọng những mâu thuẫn, hiểu lầm phát sinh trong cuộc sống, mà hãy xem đó như là một yếu tố giúp chúng ta mài dũa đời sống tâm linh của mình vững chắc hơn. Chỉ có như thế thì nỗi đau khổ của mình như gió thoảng mây trôi mà thôi.

nguồn: Từ chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Cha và con

Cha và con

 

Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã. “Khách sạn công viên” trước Cung thiếu nhi, khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi… Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện, có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn, giúp lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: “Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào”. Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

 

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:

Con mẹ nào đây?

Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.

Hắm dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.

Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.

Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:

– Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?

– Chỗ nào của mầy?

– Thì đây chứ đâu?

– Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.

Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:

– Dám chừng tui là con ông lắm à?

– Nói bậy! – Hắn nạt thật sự – Mầy con của ai?

– Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất. Rồi bả cũng chết luôn. Còn mình tui.

– Vậy mà nói là con tao?

– Biết đâu được?

– Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?

– Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuya mới về đây ngủ.

– Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?

– Ông khờ quá! – Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo – Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất ai muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.

– Mầy giỏi hơn tao – Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp – Mầy làm đủ sống không?

– Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.

– Quá xạo!

– Hổng tin thì thôi – Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.

Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:

– Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.

 

Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:

Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắnm.

– Ở đâu?

Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.

Hắn thở dài trong bóng tối:

– Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?

– Tui ghét mùi thuốc sát trùng.

– Tao cũng vậy.

Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.

Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: “Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn”.

Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.

Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:

– Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?

Hắn gượng cười:

– Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.

Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:

– Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy “hưởng xái” với tui cái bánh bao nè.

Hắn ngồi lên sượng sùng:

– Mầy sang quá.

– Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.

– Làm gì? – Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.

– Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?

Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

– Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?

– Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.

– Làm gì?

– Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe – Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!

Một năm ở tù, tao lao động tốt mà – Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.

– Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.

Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:

– Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?

– Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?

– Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.

– Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách – Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.

– Tao mua cho – Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.

Thằng Tèo nhăn mặt:

– Chưa có việc làm mà sài sang quá vậy ba?

Hắn nghiêm mặt:

– Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.

– Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?

– Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.

 

Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.

Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng một ngộp thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày “cha con” nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.

Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.

Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.

Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:

– Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?

Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:

– Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?

– Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?

Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:

– Mầy có lấy tiền của bà chủ không?

– Tui thề có trời, tui không lấy.

Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt, khi thực bụng hắn thương nó như con.

Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:

– Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: “Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về”.

Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:

– Ba ơi, ba bỏ con sao ba?

Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:

– Con kêu ba hả Tèo?

Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.

 

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:

– Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.

Vậy là “ba” thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:

– Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!

Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:

– Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.

Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy “con””

– Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.

– Ông nói cái gì? – Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.

Hắn lặp lại:

– Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong lên người.

Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:

– Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?

Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:

– Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ.

Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: “Gió nhiều thật dễ thở”


Nhân dịp

Father’s Day 2012

Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria

 Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria

Ngày 26/7:

 

 Cha mẹ của Đức Maria, tức ông bà ngoại của Đức Giêsu, đã không được nêu tên trong Tân Ước, cũng không có trong bản gia phả của Phúc Âm thánh Matthêu hay của thánh Luca.

Danh tánh Gioakim và Anna được gặp thấy lần đầu tiên trong một tác phẩm ngụy thư được viết để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria vào khoảng năm 200. Danh tánh bà Anna (Hanna) gợi cho chúng ta nhớ đến người mẹ của ngôn sứ Samuel (1Sm 1); bà được chồng yêu mến và được Thiên Chúa chúc phúc.

Thánh Anna được Giáo Hội Đông Phương tôn kính từ thế kỷ thứ V; và hiện tại, người Hy Lạp hằng năm vẫn kính nhớ trong 3 ngày lễ. Lễ kính thánh Anna được phổ biến ở Giáo Hội Tây Phương vào thế kỷ thứ X. Thánh Gioakim thì mãi đến thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện. Dù vậy, có một sự lên xuống trong thánh lễ mừng kính hai vị thánh này:

– Đức Giáo Hoàng Piô V (+ 1572) loại bỏ thánh lễ kính thánh Anna;
– Đức Giáo Hoàng Giêgôriô XIII (+ 1585) cho tái lập lại;
– Đức Giêgôriô XV (+ 1623) lại loại bỏ;
– Đức Lêo XIII (+ 1903) cho tái lập và nâng lên bậc II;

Từ đó phụng vụ có:
– Ngày 26 – 7 mừng lễ thánh Anna
– Ngày 16 – 8 mừng lễ thánh Gioakim.
Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI (+ 1978) canh tân phụng vụ, từ đó hai vị thánh được mừng chung vào ngày hôm nay: 26-7

Nguyện xin hai thánh cầu bầu cùng Chúa, giúp chúng ta biết sống xứng đáng và phụng thờ Chúa với tất cả tình yêu mến.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Giacôbê Tông đồ

 

Thánh Giacôbê Tông đồ

Ngày 25/7

 

Thánh Giacôbê (Tiền), con của ngư phủ Dêbêđê và bà Salômê, anh của Tông đồ Gioan. Phúc âm thường nhắc đến hai anh em này. Vì thấy hai anh em có tính nóng nảy, Đức Giêsu đã gọi họ là “Con của thiên lôi” (Mc 3,17).

Giacôbê là nhân chứng cuộc biến hình và những giây phút cầu nguyện của Chúa trong Vườn Cây Dầu. Ngài là người đầu tiên trong Nhóm 12 đã lấy máu đào làm chứng cho Chúa Giêsu: Vua Hêrôđê Antipas đã ra lệnh chặt đầu Ngài vào năm 44 (Cv 12,2 so Mt 20,22-23).

Theo truyền thuyết của Tây ban Nha, xác Ngài được chôn cất tại Santiago de Compostela.

Chúng ta hãy xin Chúa hoán cải chúng ta như hoán cải thánh Giacôbê Tông đồ. Đồng thời xin cho chúng ta cũng biết lắng nghe và để cho Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài ngang qua cuộc đời chúng ta.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi 

 

 

Khát khao công lý sẽ gặp Chúa

Khát khao công lý sẽ gặp Chúa

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

25/07/12 Maria Tạ Ph. T.

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (24.07.2012) – Sài Gòn – Ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi. Chúng ta cùng nhau cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Giáo Hội đã cho chúng ta niềm tin và sự sống, đặc biệt chị muốn cám ơn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã làm cầu nối để chúng ta đến được với Chúa. Bất cứ ai tha thiết với công lý, sự thật và tình thương đều có thể gặp được Chúa, qua kinh nghiệm của chúng ta, chị tin như thế.

Các em Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi và Trịnh Kim Tiến thương mến.

Chị xin được xưng là “chị” và gọi các em là “em” vì: Các em “sinh ra làm con của Chúa” sau chị. Các em có biết được là chị mừng như thế nào khi được tin các em chịu phép thanh tẩy để theo Chúa không? Trong ngục tối mà lòng chị sáng rực, trong hoàn cảnh con người lạnh lùng với nhau mà lòng chị ấm áp, trong nỗi cô đơn buồn phiền mà tâm chị hân hoan.

Huỳnh Thục Vy

Chị tưởng tượng ra niềm vui và hạnh phúc mà các em vừa được tận hưởng, nghĩ mà chị trào nước mắt. Thục Vy thật diễm kiều rạng rỡ trong ngôi nhà thờ quê hương của em, từ nay em có tên trong danh sách những người con của Tam Kỳ có Đức Tin, tràn đầy sự sống. Hoàng Vi sung sướng bên người mẹ đỡ đầu nhân hậu, chị biết bà và quí mến bà từ lâu, một phụ nữ trung trinh, kiên cường, đơn sơ và quảng đại, em thật có phước, chị “ghen”với em đó. Chúa Nhật tới này đến lượt Kim Tiến, em đi hết một dọc đất nước để tìm kiếm Chúa, em đi loanh quanh bao nhiêu vòng thủ đô bất hạnh của chúng mình để cuối cùng gặp được Chúa trong nỗi đau cao ngất đời em, rồi em sẽ tiếp tục theo Chúa trong hành trình đi tìm sự công bằng cho bố em, chị nghe nói người vú đỡ đầu cho em là một phụ nữ hiểu biết và can trường của Đức Tin, chúc mừng em.

Bốn chị em mình mỗi người được gặp Chúa theo nhiều kiểu khác nhau. Chị khác các em, chị bước ra từ vũng lầy của tuổi trẻ sai định hướng, chị đến với Chúa trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, tuổi xuân của chị có quá nhiều sai lầm mà ngày ấy chị ngỡ tưởng mình đúng hướng. Hăng say cuồng nhiệt trong công việc, chị như con ngựa bị bịt hết các hướng nhìn, tự hào một cách lố bịch ngu ngốc, tưởng mình có lý tưởng, tưởng mình có lập trường đúng đắn, chị đã sai lầm. Ngày bước chân vào trường luật, chị ngu xuẩn nghe người ta nhồi sọ, chị hời hợt theo chúng bạn nhạo báng tôn giáo, ngôi trường chị học là ngôi nhà thờ Công giáo, các phòng chức năng dành cho việc lễ nghi tôn giáo, các tượng ảnh của nhà thờ dùng trong việc thờ phượng, người ta tước đoạt một cách thô bạo, báng bổ niềm tin của người khác, đánh lừa tuổi trẻ tụi chị theo sự báng bổ họ tuyên truyền. Chị thật xấu hổ khi nghĩ đến những hành vi dại khờ ngày ấy, đùa nghịch một cách vô ý thức trên các tượng ảnh. Lạy Chúa rất nhân từ, lạy Mẹ Maria giàu xót thương, tha thứ cho con, tha thứ cho tuổi xuân dại khờ ngu ngốc của con.

Nguyễn Hoàng Vi

Rồi một ngày vì nghề nghiệp, chị có dịp nghiên cứu hồ sơ của “vụ án Thái Hà”, chị có dịp gặp gỡ những người Công giáo xưa nay là rẻ mạt đáng khinh dưới con mắt của chị, chị còn có dịp gặp cả “bọn cha cố cần phải loại bỏ” của đạo Công giáo, chị gặp được cả cái “đạo thuốc phiện lừa bịp nhân loại”. Mắt chị bừng mở, chị như người mù vừa được sáng mắt, chị thấy được cả hai mặt thiện ác của cuộc đời và chị nhận thức rõ đâu thiện đâu ác, đâu tà đâu chánh, đâu sai đâu đúng. Chị bị choáng ngợp và bắt đầu thay đổi cuộc đời.

Các em cũng như chị, mỗi người trong chúng ta được gặp Chúa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hình như có cùng một quá trình cuộc sống. Tất cả chúng ta đều được gặp Chúa trong hành trình tìm kiếm chân lý, sự thật và công bằng. Thục Vy chỉ đơn giản trình bày quan điểm của mình trên trang blog, nhưng người ta vây đánh em vì người ta không cho phép ai được quyền nói khác cái người ta nói, thô bạo và hèn nhát khi bạo lực với một người con gái chân yếu tay mềm như em. Hoàng Vi chạm mặt với thực tế, với sự bất công và gian dối, không chấp nhận hèn mạt, em bị người ta đày đọa. Kim Tiến mong manh như trang giấy trắng vào đời, ngờ đâu sự độc ác xô đẩy em đứng dậy chỉ thẳng vào mặt bọn giả dối cường quyền, thét lên tiếng kêu gào yêu nước thương nòi Việt Nam. Trước sự thất vọng lớn lao của bọn mình, Chúa xuất hiện mang lại niềm vui cho dù chúng ta đã và sẽ còn phải đánh đổi rất nhiều thứ để có niềm vui đó. Chúa củng cố niềm tin của chị em mình, Chúa ban cho chúng mình sức mạnh để đi tới.

Trịnh Kim Tiến

Các em thân mến, ngục tù không làm chị nản lòng, khổ đau không làm các em chậm chân bước. Sức mạnh của chúng ta là sự thật, là tình thương, là công lý. Chưa bao giờ chị hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, chị luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi chị bước đi. Chúng ta cùng nhau cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Giáo Hội đã cho chúng ta niềm tin và sự sống, đặc biệt chị muốn cám ơn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã làm cầu nối để chúng ta đến được với Chúa. Bất cứ ai tha thiết với công lý, sự thật và tình thương đều có thể gặp được Chúa, qua kinh nghiệm của chúng ta, chị tin như thế.

Hiệp thông với các em, cầu nguyện cho chị.

24 tháng 7 năm 2012

Những ngày trong ngục tối,

Maria Tạ Ph. T.

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

 

                                                                        Tác giả Đỗ Tân Hưng

                                                                           nguồn: DungLac.org

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Thuở nhỏ, tôi ở gần cầu Bến Ngự, bên kênh đào Phú Cam. Đối diện bên kia sông là nhà cụ Ưng Trình, thân sinh của linh mục Bửu Dưỡng. Tuy nhiên, tôi chưa lần nào được diện kiến cha Bửu Dưỡng vì vào thời điểm đó, cha ở Đà Lạt.
Người em út cùng cha khác mẹ của linh mục Bửu Dưỡng là Bửu Tôn, học chung với tôi lớp “septième” ở Trường Providence Huế, do các linh mục Thừa Sai Paris đảm trách. Xét về tuổi tác, Bửu Tôn rất cách xa cha Bửu Dưỡng vì hồi đó, Bửu Tôn chỉ trên mười tuổi, nhưng cha Bửu Dưỡng đã ngoại tứ tuần. Bửu Tôn không theo đạo Công giáo.
Tôi còn nhớ hồi đó, một bạn học của tôi đã hỏi Bửu Tôn: «Tại sao cha Bửu Dưỡng có đạo, còn mầy thì không». Bửu Tôn chỉ cười và nói: «Cũng không biết nữa». Sự « không biết» đó – hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là sự «vô minh» – đã đưa đẩy Bửu Tôn đi vào một ngã rẽ cuộc đời mang nhiều hệ lụy với cơn «biển động » ở miền Trung sau nầy. Kể từ năm 1963 trở đi, Bửu Tôn là một bộ mặt năng động trong phong trào đấu tranh Phật giáo của sinh viên Đại Học Huế.
Trong quyển “Từ Ánh sáng Mặt Trời Tình Yêu” Tập II, Lê Ngọc Bích và Nữ tu Mai Thành, đã sưu tập tài liệu để viết về cuộc đời cha BỬU DƯỠNG, dưới nhan đề “Từ Ác Cảm Đến Hiến Thân”, được lược tóm như dưới đây. 

TIẾT MỘT
THỜI NIÊN THIẾU
Dòng dõi hoàng tộc

Cậu ấm Bửu Dưỡng thuộc dòng dõi hoàng gia triều Nguyễn, là cháu trực hệ đời thứ năm của vua Minh Mạng. Thân phụ là cụ Ưng Trình, đại thần Cơ Mật viện và đại thần Tôn Nhơn Phủ (1936) và Thượng Thư. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Như Uyển, cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư..
Cậu Bửu Dưỡng là con trai thứ năm, sinh ngày 19/3/1907. Thiếu thời, cậu học trường Quốc Học Huế, rồi trường Cao Đẳng Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, cậu trở về Huế làm thông phán sở Bưu Chính cho đến lúc “duyên Trời” ấn định.
Ác cảm với Đạo Công Giáo
Sinh trưởng trong gia đình hoàng tộc, tôn sùng đạo Phật, linh mục Bửu Dưỡng viết trong “Cuộc hành trình của đời tôi” như sau:
“Trước kia tôi rất ghét Kitô giáo và không muốn có một liên hệ nào dù xa dù gần với các linh mục hay người có đạo. Tôi không bao giờ đọc một cuốn sách báo nào dính dáng đến đạo Công giáo. Cái ấn tượng ghét đạo đã khiến tôi trở thành cực đoan một cách vô lý, đến độ mỗi khi nhìn thấy chữ ‘Thiên Chúa’, tôi cảm thấy khó chịu và nếu có thể, tôi sửa thành chữ ‘Trời’. Khi dạy học cho các trẻ em, tôi chống lại việc dùng chữ Thiên Chúa. Lòng ác cảm đã khiến tôi trở thành điên rồ.
Có những thời gian tôi cảm thấy bất an trong đời sống, dường như tôi đang trải qua những cơn khủng hoảng của đời sống, cái tâm trạng nầy kéo dài trong suốt ba năm liền…Những lần tôi không giải trí với các bạn trong giờ giải trí, những đêm dài mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng, sau khi nghe vài bản nhạc buồn…
Tất cả những tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: ‘Có phải Kitô giáo là một tôn giáo thật và tôi phải theo hay không?’ Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Dù nó đúng nó trật, nó hay…nhưng ‘ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’”.
Ác cảm do thành kiến
Nhưng dần dần thanh niên Bửu Dưỡng nhận thấy mình bất công đối với Kitô giáo và phải chăng Phật giáo có gốc Ấn Độ và Khổng Tử là người Trung Hoa, còn Chúa Giêsu đâu phải là gốc Âu châu mà là gốc Do Thái. Ác cảm của “Mệ Bửu Dưỡng” chẳng qua do thành kiến của người công tử hoàng gia của một nước bị Pháp đô hộ mà các nhà truyền giáo thời đó phần đông là người Pháp, còn rất xa lạ với phong tục và văn hóa Việt Nam.

TIẾT HAI
THỜI GIAN TÌM HIỂU
Người bạn thân tên S.

Trong bản tường thuật “Cuộc hành trình của dời tôi”, linh mục Bửu Dưỡng nhắc nhiều đến một người bạn thân tên S. trọ tại nhà mình vào năm cuối cùng bậc trung học. Hai người cùng học một lớp nhưng khác trường: cậu Bửu Dưỡng là học sinh trường Quốc Học còn anh S. thì học trường Pellerin của các thầy dòng Lasan, hiểu biết về đạo Công giáo, nhưng không phải là tín hữu Công giáo:
“Chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp qua các đề tài học hành và giải trí, nhưng khi vô tình đề cập đến vấn đề đức tin, chúng tôi không tránh được việc cãi cọ, nói là cãi cọ không đúng lắm, thường tôi hay đáp trả bằng những lời lẽ khá nặng nề…Một buổi tối, chúng tôi như những thanh thiếu niên nói chuyện trong lúc nhàn rỗi…Rồi chẳng biết từ đâu, vấn đề tôn giáo xen vào, bắt nguồn từ những người coi tử vi và bói toán mà chúng tôi đã tìm gặp để nhờ xem về kết quả kỳ thi cuối năm.”
Tôi mở đầu:
“Mặc dù nhà Phật được quảng bá sâu rộng, nhưng Đức Phật không phải là Đấng Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng Trời đã dựng nên và nuôi dưỡng chúng ta, nhưng chúng ta lại không thờ Trời. Chúng ta chỉ dâng lễ vật lên bàn thờ Phật và rồi sống theo ý riêng mình. Chúng ta cũng kính thờ Khổng Tử và tin tưởng vào tử vi và bói toán. Con người thật lạ lùng.”
Anh S. phản ứng ngay:
“Người Kitô hữu không giống vậy. Họ tin Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng và Đấng Sáng Tạo. Họ không tin và thờ Thiên Chúa một cách vô lý như chúng ta. Giống như người Do Thái, nhưng người Do Thái vì giải thích Cựu Ước theo ý riêng của họ nên vẫn đang mong đợi Đấng Cứu Thế, trong khi người Kitô hữu tin Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế đã đến.
“Thật ra nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, các tiên tri trong thời Cựu Ước đã loan báo về thời gian và nơi chốn Ngài sẽ được sinh ra. Họ còn nói chi tiết hơn cả về đời sống khó nghèo, sự đau khổ và cái chết bi thảm của Ngài. Người Do Thái tin những lời tiên tri nầy, nhưng từ chối không tin vào con người Giêsu”.
Những lời lẽ nầy khiến tôi suy nghĩ nhiều.
Tiếp cận sách vở báo chí
Ngoài anh S., cậu Bửu Dưỡng còn được biết Kitô giáo qua một số bạn bè khác và qua những cuộc tiếp cận đây đó hoặc qua sách vở báo chí…đã vô tình gợi lên nơi cậu ước muốn tìm hiểu Chúa Kitô.
Nhân một ngày đẹp trời, sau khi đậu trung học, cậu thư sinh Bửu Dưỡng thích thú đến một tiệm sách mua hai cuốn “Le genie du Christianisme” (“Ưu tính của Kitô giáo”) của Chateaubriand và “Pensées” (“Tư Tưởng”) của Pascal. Cậu thư sinh mua không phải vì nội dung tư tưởng mà vì thích lối hành văn của hai tác giả nổi tiếng trong nền văn học Pháp.
Mua rồi quên lãng cho đến một hôm khi chuẩn bị hành trang ra Hà Nội học Cao Đẳng, cậu Bửu Dưỡng mới mở ra đọc cuốn “Pensées” của Pascal: “Tôi chú ý vì đoạn văn có nhiều ý nghĩa. Đồng thời, cùng lúc ấy có một sức mạnh lạ thường nào đó chen vào tâm hồn tôi, thế là tôi quyết định đem hai cuốn sách đó đi theo”.
Đọc những trang sách “Pensées” của Pascal, cậu Bửu Dưỡng không thể nào không khám phá ra chiều kích siêu việt và linh diệu của Kitô giáo…Tác phẩm nổi tiếng nầy là một tổng thể đồ sộ gồm những chủ đề cốt lõi, siêu linh, sâu sắc về tầm vóc vô biên của con người, về Thiên Chúa nhập thể, về bác ái và mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm Tình Yêu, về Chân Lý của trái tim, với lời bất hủ của Pascal: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết đến”…
Hẳn là qua những trang sách nầy, tâm hồn cậu Bửu Dưỡng đã cảm nghiệm đưọc một “sức mạnh lạ thường” thúc đầy cậu tiến xa hơn trên con đường tìm hiểu Kitô giáo….
“Càng ngày tôi càng tin tưởng hơn vào chân lý nơi Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không nghĩ đến việc sẽ rửa tội. Mỗi lần ý nghĩ rửa tội xuất hiện là tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nhìn những người Công giáo Việt Nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một tôn giáo ngoại bang, nó xa lạ khác thường với phong tục tập quán dân tộc nhiều quá, nó có vẻ ‘Tây’ quá”.
Nhưng Ơn Chúa đã giúp cậu Bửu Dưỡng vượt qua những trở ngại bên ngoài đó để chạm đến cốt lõi Tình Yêu Thiên Chúa qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ, đặc biệt là qua chứng từ của một nhà sư Phật giáo.

TIẾT BA
KHÚC RẼ CUỘC ĐỜI
Lên núi Phước Sơn

“Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”
Thượng tuần tháng 5/1928, cậu Bửu Dưỡng lên đường ra Quảng Trị, tìm lên vùng núi Phước Sơn, xin học giáo lý để nhận bí tích Rửa tội và…gia nhập dòng Xitô. Linh mục Bề Trên là Henri Denis (Cố Thuận) trực tiếp dạy giáo lý.
Lễ Rửa tội được cử hành ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15/8/1928. Tân tòng Bửu Dưỡng nhận thánh danh Bonifacius, có nghĩa là “Bộ mặt đẹp”. Bề Trên Dòng chủ lễ, bên cạnh là thầy phó tế Tađêô Lê Hữu Từ – một vị giám mục tương lai. Quan khách dự lễ rất đông vì hôm đó cũng là ngày kỷ niệm 10 năm dòng Xitô được thành lập ở Phước Sơn. Trong các vị quan khách có sự hiện diện của cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.
Sau lễ Rửa tội, linh mục Bề Trên Dòng cử hành nghi thức mặc áo thỉnh sinh để tân tòng Bonifacius nhập dòng Xitô với tên Théophane mà chính thầy Bửu Dưỡng dịch là Thiên Phong. Đây là tên thánh của một linh mục truyền giáo người Pháp Theophane Vénard bị xử trảm ngày 2/2/1861 thời vua Minh Mạng. Thầy Bửu Dưỡng rất mộ mến vị thừa sai trẻ tuổi dũng cảm chịu tử hình vì trung thành với Thiên Chúa.
Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon
Sau một năm ở tập viện Xitô Phước Sơn, tu sinh Bửu Dưỡng vì sức khỏe yếu, đau bao tử, bị chứng tê thấp, lại bị mụt nhọt ở chân, được Bề Trên cho về nhà nghỉ dưỡng bệnh tại gia đình ở Huế. Trong thời gian nầy, thầy Bửu Dưỡng có nhiều quan hệ với Dòng Chúa Cứu Thế, với ý muốn nhập dòng nầy, nhưng không thành…
Trong khi dịch giùm cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế một số bài giảng, thầy được đọc sách của Thánh Tôma Aquinô, thầy say mê triết lý và thần học của vị tiến sĩ nổi tiếng thuộc Dòng Đa Minh và có ý muốn theo chân ngài trong một dòng tu chuyên nghiên cứu và thuyết giảng đạo lý Kitô giáo.
Linh mục Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế giới thiệu thầy với Dòng Đa Minh mới đến Hà Nội lập dòng và thầy được chấp nhận để thử một thời gian. Mọi sự đều êm xuôi. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng và được gởi đi du học tại Pháp ở Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon.
Sau một năm tập viện, ngày 26/11/1936, tu sinh Bửu Dưỡng là người Việt Nam đầu tiên của tỉnh Dòng Đa Minh Lyon được tuyên khấn dòng. Mặc dù mụt nhọt ở chân trở nên trầm trọng, thầy Bửu Dưỡng phải chịu giải phẩu cưa một chân, gắn chân giả. Bề Trên Dòng vẫn nhận phong chức linh mục cho thầy vì khả năng trí tuệ đặc biệt của thầy.
Lễ phong chức được cử hành ngày 2/2/1940. Từ nay linh mục con dòng cháu giống của vua chúa triều Nguyễn không còn gì trăn trở băn khoăn mà thẳng đường trực chỉ dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cho đến trọn đời.
Để vừa tạ ơn vừa tạ tội với vị tử đạo kiệt xuất Théophane Vénard – thánh quan thầy của mình – tân linh mục Bửu Dưỡng đã tìm về cái nôi sinh trưởng của ngài ở Saint Loup sur Thouet nước Pháp, dâng Thánh Lễ tạ ơn đất quê hương đã sinh ra thánh nhân và ngỏ lời xin lỗi cộng đoàn Công giáo nơi đây vì vua nước Việt Nam đã hành quyết một vị thánh trẻ tuổi hiến thân cho Thiên Chúa đến giọt máu cuối cùng.
Linh mục Bửu Dưỡng tiếp tục học thần học ở Pháp và năm 1945 lấy bằng tiến sĩ thần học. Năm 1947, cha hồi hương về Việt Nam và vào tháng 2/1951, nhậm chức Bề Trên Tu Viện Đa Minh Hà Nội.

TIẾT BỐN
NHỮNG NĂM THÁNG PHỤC VỤ
Hội cấp tế nạn nhân

Đã từng mục kích những đau thương do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra ở Âu châu, linh mục Bửu Dưỡng về Việt Nam giữa lúc khói lửa chiến tranh ác liệt. Giáo dân người Nùng, Thái, Tài, Mường từ giáo phận Lạng Sơn chạy về Hà Nội tị nạn khá đông.
Linh mục Bửu Dưỡng tập họp những người thiện chí Công giáo cùng các tôn giáo bạn thành lập “Hội Cấp Tế Nạn Nhân Chiến Tranh” ra đời ngày 25/9/1949… Hội chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ cấp tốc nạn nhân chiến tranh, thăm viếng tù nhân ở các trại giam, can thiệp trả tự do và trợ cấp những gì cần thiết cho họ: giúp nhắn tin, chuyển thư từ, chuyển đồ tiếp tế của thân nhân gửi, thăm viếng, cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo, lập khu tạm trú cho đồng bào tản cư, lập nhà cho cô nhi quả phụ…
Những hoạt động của Hội vang dội ra nước ngoài. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang Hà Nội thăm viếng. Đức cố Giáo Hoàng Piô XII mấy lần gởi tiền giúp Hội. Năm 1951, linh mục Bửu Dưỡng sang Roma, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến và lắng nghe các hoạt động của Hội.
Giáo xứ Du Sinh
Sau hiệp định Genève, linh mục Bửu Dưỡng dẫn ba thầy trợ sĩ và ba sinh viên thỉnh tu vào Nam, tạm trú tại đường Pasteur Đà Lạt. Ngài lập một trại nhập cư mang tên là Du Sinh trên một vùng đồi diện tích rộng, gần thác Cam Ly, quy tụ những gia đình di cư ngày càng đông: 1000 người năm 1955 và 2500 người năm 1963…
Linh mục Bửu Dưỡng giúp họ ổn định cuộc sống, rồi khởi công xây cất nhà thờ, khánh thành vào lễ Giáng Sinh 1957. Cha có nhiều sáng kiến trong việc thiết kế tháp chuông và tường thành với những hoa văn theo kiến trúc Á Đông. Tên “Du Sinh” cũng do chính ngài phiên âm Việt hóa tên Thánh “Giuse”, vừa diễn tả nguồn gốc “du hành” của những giáo hữu di tản từ Bắc vào Nam.
Công tác mục vụ và giáo dục
Không chỉ có nhà thờ, cha Bửu Dưỡng còn mở trường tư thục Mai Khôi, một trường dạy nữ công gia chánh, một nhà nuôi trẻ mồ côi, xây bệnh xá, đặt hệ thống dẫn nước. Tiếc thay những công trình giáo dục và xã hội trên đây không còn tồn tại. Vừa đảm trách giáo xứ, cha vừa nhận dạy học tại Đại Học Đà Lạt, Saigon, Huế.
Ngày 27/8/1959, linh mục Bửu Dưỡng đi Roma yết kiến Đức Thánh Cha, qua Paris nghiên cứu các phương pháp giáo dục của Pháp rồi đi Mỹ tìm hiểu các dự án định cư người tị nạn chiến tranh, phát triển canh nông, các cơ sở văn hóa, xã hội để về quê hương xây dựng trại định cư mẫu mực hơn. Quả ngài là một mục tử vừa trí tuệ, vừa tận tụy lo lắng cho đoàn chiên cùng ngài “du hành” từ đất Bắc đến vùng cao nguyên Dalat.
Năm 1964, ngài được chuyển về xứ đạo An Hòa (Đức Trọng) thay cho linh mục Henri Nerdeux đổi về Cần Thơ. Linh mục Bửu Dưỡng vừa là chánh xứ An Hòa, vừa dạy triết ở trường trung học Adran của các sư huynh Lasan Dalat.
Đến năm 1969, ngài nhận phụ trách giáo xứ Tùng Nghĩa cũng là một xứ đạo nhập cư quy tụ các giáo dân người Thái, Nùng, Mán…Tại đây ngài hoàn chỉnh công trình của linh mục tiền nhiệm và triển khai một kiến trúc mới, gồm có tháp chuông, thành tường kiên cố, mua thêm đất nới rộng khuôn nhà thờ.
Năm 1970, chuyển về Saigon, cha Bửu Dưỡng hợp tác với hội Minh Trí thành lập Đại Học Minh Đức, với năm phân khoa: Triết Lý, Y Tế, Kinh tế, Thương Mại, Khoa Học Kỹ Thuật, Kỹ Thuật Canh Nông. Không có môn nào mà ngài không quan tâm.
Năm 1974, linh mục chịu đại tang cụ thân sinh Ưng Trình tạ thế. Mặc dù là linh mục, trong tang lễ, ngài vận khăn tang và mặc áo tang như mọi thành viên trong gia đình, với tinh thần tôn trọng nghi lễ phụng tự của truyền thống gia đình.

TIẾT NĂM
LÁ RỤNG VỀ CỘI
Nước Trời vĩnh cửu

Sau năm 1975, linh mục Bửu Dưỡng sống với cộng đoàn học viện Đa Minh ở Thủ Đức. Sức khỏe yếu dần, chân đi lại rất khó khăn nên ngài đến nghỉ tại “Gia Đình Na Gia” rồi chuyển đến một ngôi nhà giữa cánh đồng thoáng mát gần Bình Triệu. Mặc dù yếu mệt, ngài không ngừng tiếp khách, bàn luận, giảng giải với nhiều người đến thăm.
Ngày 1/5/1987, sau khi tiếp chuyện hơn một giờ với một linh mục, trao đổi về vấn đề Giáo Hội, ngài trở về phòng và chết gục trên bàn giấy. Ngài quả là linh mục trung kiên bàn luận và diễn giảng cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài hưởng thọ 80 tuổi.
Thánh Lễ an táng được cử hành trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, cha Nguyễn Văn Lập chánh xứ Bình Triệu, cha Ánh giám tỉnh Dòng Đa Minh là linh mục chủ tang, cha Lịch giảng, với sự hiện diện của Đức Cha Lãng, địa phận Xuân Lộc cùng với 80 linh mục, xung quanh rất nhiều cựu môn sinh, sinh viên, bạn bè thân hữu…Ngài được an nghỉ giữa anh em Đa Minh của ngài tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, có khoảnh đất dành cho Dòng Đa Minh.
Di sản thiêng liêng và văn hóa
Ngoài công trình đa dạng của cố linh mục về mục vụ, nghệ thuật kiến trúc, nhất là về mặt giáo dục và giảng dạy, ngài còn để lại một di sản thiêng liêng và văn hóa khá dồi dào gồm nhiều tác phẩm:
–     Tôn giáo: Chúa Cứu thế: “Ngài là ai?” Ngài muốn gì? Ngài ở đâu?
–     Triết học quan: Các triết lý Đông, Tây, Kim, Cổ, gồm ba cuốn: Quan niệm triết học (Triết học nhập môn). Quan niệm người đời (siêu hình, tâm lý, luân lý). Quan niệm đời người (đạo đức, xã hội, chính trị).
–    Vấn đề đau khổ (đối chiếu các tư tưởng tôn giáo, triết học, văn nghệ và khoa học).
–    Tứ Thư Giải Luận (phiên âm, dịch nghĩa, giải thích và bình luận Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
–    Tùng Thiện Vương (tiểu sử và thi văn): viết chung với thân phụ là cụ Ưng Trình.
–    Sưu tập, giải thích ca dao, tục ngữ Việt Nam, sắp theo thứ tự A,B,C. Sưu tập nầy được thực hiện vào những năm cuối đời của ngài, nhưng còn dở dang…
Nhận định
Linh mục Bửu Dưỡng là một học giả hàn lâm của văn hóa Việt Nho và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đi từ ác cảm đến hiến thân trọn vẹn cho Chân Lý Tin Mừng của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thế.
Theo linh mục Hoàng Đắc Anh, cựu Bề Trên Dòng Đa Minh nhánh Lyon ở Việt Nam, linh mục Bửu Dưỡng đã sống trọn vẹn đến tận cùng đặc sủng của Dòng Đa Minh thuyết giáo, đã say mê chiêm niệm, nghiên cứu, chấp bút và giảng dạy để loan báo Tin Mừng trọn đời, không ngừng nghỉ.
Phải chăng linh mục Bửu Dưỡng là một tổng hợp Đức Tin và triết lý nhân bản, văn hoá Đông và Tây, Triết Lý nhân sinh và Thần Học siêu linh, khoa học và nghệ thuật, lý thuyết và thực hành…Suốt đời linh mục luôn hướng về thế giới siêu linh của Tin Mừng cứu độ phổ quát cho tất cả nhân loại mà không hề mất gốc Á Đông và Việt Nam mang dòng máu con Hồng cháu Lạc. Ngài vừa là một “Du Sinh” miệt mài rảo bước xây dựng Nước Trời ở trần thế, vừa là “Thiên Phong”, ngọn gió cao hướng về Nưóc Trời vĩnh cửu.

Tác giả Đỗ Tân Hưng