Khủng Hoảng Di Dân

Khủng Hoảng Di Dân

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Đây là vấn đề văn hóa, bản sắc và an ninh quốc gia

* Kẻ xóa người xây, còn bọn ngây ngây biểu tình! *

Tuần qua, Tổng thống Donald Trump ban hành ba sắc lệnh hành pháp (executive orders) nhằm giải quyết hai hồ sơ là di dân lậu và nạn dân vào Mỹ và gây tranh luận tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Trước khi tranh luận, hay phản ứng, có lẽ người ta cần hiểu rõ hơn về sự thật, là điều hơi khó cho nhiều nhà báo!

Sắc lệnh thứ nhất là không cho ngân sách liên bang tài trợ các thị xã đã lập khu tạm trú cho di dân bất hợp pháp (sancturaty city) hoặc từ chối trục xuất di dân nhâp lậu đã có tiền án. Nhiều chính quyền địa phương trong tay đảng Dân Chủ lấy quyết định phi pháp ấy vì lý do chính trị, hốt phiếu thiểu số di dân, nhân danh lý tưởng nhân đạo. Chính quyền Liên bang khó can thiệp vào từng quyết định của địa phương, nhưng vẫn có thể sử dụng biện pháp ngân sách chống lại hành vi nổi loạn và không tôn trọng luật pháp liên bang.

Sắc lệnh thứ hai cho biết ý định xây dựng một bức tường ngăn di dân từ lãnh thổ Mexico (Mễ Tây Cơ) xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ: ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử trong khi nhiều người không để ý rằng biên giới Mỹ-Mễ dài khoảng 3.150 cây số đã có nhiều hàng rào nhưng chưa kín – chỉ được hơn 900 câu số – và thiếu nhân lực kiểm soát.

Sắc lệnh thứ ba mới quan trọng, và rắc rối, vì gồm ba phần. Thứ nhất là cấm mọi nạn dân đến từ Syria; thứ hai, tạm ngưng tiếp nhận mọi nạn dân trong 120 ngày; thứ ba là tạm cấm trong 90 ngày mọi công dân từ bảy nước là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, dưới diện nạn dân hay không. Lý do là để tăng cường thủ tục thanh lọc cho kỹ càng hơn.

Nội dung của ba sắc lệnh bao trùm lên nhiều vấn đề nhưng có mâu thuẫn hay luộm thuộm trong việc áp dụng. Một tai nạn điện toán trên mạng lưới thông tin của hàng không Delta càng gây thêm hỗn loạn trong ngày đầu tiên. Phản ứng chống đối của dư luận gây ra hỗn loạn chính trị nên người ta nói đến nạn khủng hoảng di dân của Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội tìm hiểu và theo dõi tình trạng hỗn loạn của nhiều nước Âu Châu từ hai năm qua trước làn sóng di dân và nạn dân từ Trung Đông thì người ta đã có thể bình tĩnh hơn.

Nhưng truyền thông Hoa Kỳ không chú ý đến những gì xảy ra ở nơi khác, và truyền thông Việt Nam nhiều khi chỉ là dịch bản, đôi khi sai mà không biết, của những gì truyền thông Hoa Kỳ loan tải. Nếu bình tĩnh hơn, chúng ta có thể thấy ra một vụ khủng hoảng khác của Hoa Kỳ, với những hậu quả sâu xa hơn.

Trong mục tiêu trình bày lại bối cảnh của các vấn đề phức tạp, bài này sẽ tập trung vào chuyện khủng hoảng đó chứ không nói về loại phản ứng ngoài da của nhiều người có đầy nhiệt tình.

***

Người Việt chúng ta từng là nạn dân, là dân tỵ nạn chính trị, rồi di dân, và ngay trong hiện tại, không thiếu gì người có thể đợi dăm ba năm, thậm chí 15 năm, để được nhập cư hợp pháp vào Mỹ. Hoa Kỳ có chánh sách thanh lọc di dân áp dụng chung dưới các chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa, nhưng không chủ trương “chống di dân từ Việt Nam”. Những vụ ngư phủ của ta bị hành hung bức hiếp mầy chục năm về trước chỉ là những ngoại lệ ngắn ngủi không thuộc diện chánh sách.

Ngày nay, Chính quyền Donald Trump chỉ chú trọng tới hai vấn đề được ông coi là ưu tiên giữa nhiều hồ sơ khác, là 1/ di dân gốc Hồi giáo và 2/ dân nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.

Về bối cảnh, Hoa Kỳ là quốc gia thành hình từ di dân, và trong lịch sử từ thời lập quốc, cứ một hai thế hệ lại có mâu thuẫn giữa thành phần di dân định cư từ lâu với thành phần mới nhập cư sau này. Dân Mỹ gốc Anh trở thành “quý tộc” từ thời lập quốc thì nghi ngờ dân Scots-Irish tới sau như bọn tứ chiếng giang hồ, bên trong có nhiều kẻ bất hảo. Sau đấy, cả hai thành phần gốc “Bắc Âu” đó đều e ngại làn sóng Trung Âu đến từ Đức, Nga, hay từ Đông Âu bên trong có dân Do Thái, người gốc Balkan, rồi làn sóng Nam Âu còn nghèo hơn nữa, điển hình là dân Ý theo Công giáo. Làn sóng di dân gốc Ý và Do Thái lên tới cao trào trong 40 năm từ 1880 tới 1920, và mâu thẫn cũng có xảy ra: mỗi thế hệ cũ lại thấy nghi kỵ lớp người mới. Nhưng rồi mới cũ gì cũng đều hội nhập vào dòng chính, nhiều khi chỉ cười cợt nhau như dân Ba Lan hay say rượu, Do Thái thì keo bẩn, dân Ý là tổ sư “mafia”, v.v….

Nếu có cơ hội tìm hiểu thì “khủng hoảng di dân” đã xảy ra một cách thường trực trong lịch sử Hoa Kỳ, được các chính trị gia và truyền thông báo chí từng thời khuếch đại như tin động trời. Thành thử, chữ khủng hoảng rất ăn khách cho truyền thông có khi là chữ bị lạm dụng nhất!

Có hai trường hợp đáng chú ý ở đây là di dân gốc Á, đến từ hai nước nghèo và đông dân nhất mà cũng thành công nhất tại Hoa Kỳ. Đó là Ấn Độ và Trung Quốc.

Trường hợp di dân gốc Ấn là một thành tựu chói lọi của Hoa Kỳ mà ít ai nhắc tới. Người Ấn vào Mỹ mà không gây phản ứng nghi ngờ hoặc chống đối, dù màu da khác hẳn dân Mỹ lập quốc đa số da trắng, và họ thành công mạnh nhất về kinh tế. Trong các thành phần sắc tộc, dân Mỹ gốc Ấn chỉ có bốn triệu (bằng dân số gốc… Phi Luật Tân) nhưng là sắc dân giàu hơn mọi sắc dân khác, kể cả người da trắng.

Ngày nay, người Mỹ-Ấn có mặt trong đại học ở các vị trí cao nhất, đã đoạt nhiều giải Nobel; trên doanh trường thì họ ngồi ở cấp chỉ huy, nam như nữ. Chính trường đã có Thống đốc, Nghị sĩ gốc Ấn. Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc hiện nay là bà Nikki Haley nguyên là Thống đốc South Carolina. Vậy mà có ai nói đến cộng đồng gốc Ấn? Họ thành công mà không ồn ào!

Qua đến chuyện kia thì có dân số gần năm triệu (chưa kể chừng 190 ngàn người gốc Đài Loan, theo thống kê của US Census Bureau), người Mỹ gốc Hoa là trường hợp còn đáng chú ý hơn nữa.

Nhập cư từ giữa thế kỷ 19, người Hoa là lực lượng lao động được tuyển mộ để xây dựng đường hỏa xa tại miền Viễn Tây và đã có lúc “đọ sức” với thợ thuyền gốc Irish, đến từ Ái Nhĩ Lan. Tại Hoa Kỳ, người Hoa bị bóc lột, khinh thường mà còn không có quyền nhập tịch, nhiều người Mỹ quên hẳn đạo luật Chinese Exclusion Act năm 1882! Rồi trăm năm sau, kể từ quãng 1970, người gốc Hoa mới bắt kịp dân Ấn: dù chưa giàu bằng dân Mỹ gốc Ấn, dân Mỹ gốc Hoa cũng là một thiểu số thành công tại Hoa Kỳ.

Dù kín đáo thành công như dân gốc Ấn hoặc đã từng bị ngược đãi như người gốc Hoa, hai cộng đồng thiểu số này không hề bị kỳ thị. Nếu dân Mỹ có tinh thần kỳ thị chủng tộc, từ đám da trắng cực đoan chẳng hạn, thì hai cộng đồng da màu đó phải bị chiếu cố trước tiên! Chuyện ấy không xảy ra. Các cộng đồng da màu khác, như Phi, Việt, Miên, Lào cũng vậy.

Nếu Donald Trump muốn khai thác phản ứng kỳ thị của một thiểu số da trắng, như ông đang bị xuyên tạc, thì tại sao cộng đồng di dân gốc Á lại lọt ra khỏi tầm nhắm? Cho nên, vấn đề không thể là tinh thần kỳ thị di dân của những người ủng hộ Donald Trump, hoặc là quốc sách của Tổng thống thứ 45.

Thế thì tại sao lại có sự quan tâm về dân Hồi giáo hay người gốc Mễ? Câu trả lời thật ra cũng đơn giản.

Từ năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ là quốc gia lâm chiến với làn sóng Hồi giáo cực đoan trong một thế giới có hơn một tỷ 300 triệu theo đạo Hồi.

Trong thời chiến, tâm lý quần chúng thường có ác cảm với người dân xuất phát từ các nước đối thủ. Dân gốc Đức từng bị nghi ngờ như vậy trong Thế chiến I và Thế chiến II. Không chỉ tâm lý quần chúng, chánh sách công quyền cũng thế. Trong Thế chiến II, Chính quyền Franklin Roosevelt của đảng Dân Chủ không chỉ nghi ngại mà còn ra lệnh tập trung các công dân Mỹ gốc Nhật vì sợ họ là nội tuyến hoặc phá hoại hậu phương. Thời Chiến Tranh Lạnh, người Mỹ gốc Nga hay gốc Đông Âu từ khu vực Xô viết cũng bị cơ quan FBI nghi ngờ theo dõi.

Việc nghi ngờ và canh chừng đối thủ trong thời chiến là điều thường tình. Khi nghi ngờ thì nên canh chửng di dân xuất thân từ các quốc gia đang khai chiến với Hoa Kỳ.

Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta nhao nhao chửi ông Trump?

Chuyện dân Mễ còn phức tạp hơn.

Chiến tranh Mỹ-Mễ đã bùng nổ nhưng kết thúc từ lâu. Người Mỹ không nghi ngờ dân Mễ vì cuộc chiến đó dù dân số gốc Mễ đã lên quá 32 triệu trong số 50 triệu thuộc diện “Hispanic hay Latino”. Ngày nay, chuyện dân Mễ đang gây tranh luận chỉ vì hiện tượng di dân nhập lậu, và vì nỗ lực hợp pháp hóa cư dân bất hợp pháp trong khi di dân vào ngả chính thức thì phải đợi nhiều năm.

Quốc hội Hoa Kỳ đã có đạo luật quy định thể thức đón nhận di dân chính thức, nhưng khi giới dân cử trong cơ chế lập pháp đó lại lấy những quyết định trái ngược để xử lý khoảng năm triệu người Mễ đã đột nhập phi pháp bằng cách bảo vệ họ và xuyên tạc những ai không đồng ý thì vì nhân nhượng ta cũng phải nói đến tội đạo đức giả. Yếu tố kinh tế, là lợi ích của dân lao động bất hợp pháp, là điều còn có thể bàn cãi, nhưng không thể là lý do xé luật được. Khi bộ máy công quyền còn uyên áo dùng chữ như “di dân không có giấy tờ” (undocumented immigrants) để tránh nói đến “di dân bất hợp pháp” (illegal immigrants) thì người Mỹ bình thường cũng có thể nổi đóa.

Phản ứng nổi đóa này không là phát minh của Donald Trump.

Ngược lại, nhiều người nổi đóa chống lại Donald Trump vì bầt cứ lý do gì – nhiều lắm – thì lại có cơ hội nói nhảm về chuyện di dân. Một số khá giả trong thành phần này thì chỉ biết tới di dân nhập lậu khi thuê người làm trong nhà mà chẳng biết rằng họ sống trong cõi ảo và có khi ủng hộ việc hợp pháp hóa thành phần phi pháp vì lý do kinh tế – cho đỡ tiền thuê gia nhân.

Gian hay ngoan thì tùy quan điểm!

Nhưng xã hội Mỹ có nhiều người nổi đóa và ủng hộ ông Trump không vì họ là tỷ phú giàu có mà chỉ là đám trung lưu thấp. Công việc làm và lợi tức của họ bị hoạn nạn từ lâu mà chẳng ai biết hoặc khỏi cần biết, nhưng khi “thành phần quý tộc” và ưu tú của nước Mỹ đùng đùng bảo vệ đám di dân nhập lậu vì lý do nhân đạo hay lý cớ kinh tế, có gia nhân và công nhân rẻ tiền, thì họ càng nghi ngờ các chính khách “phải đạo” đã lo cho di dân hơn là công dân.

Mà vấn đề không chỉ có vậy.

An ninh của nước Mỹ bị đe dọa với di dân hay nạn dân Hồi giáo, bản sắc của Hoa Kỳ cũng vậy, với di dân nhập lậu. Kỷ cương quốc gia là gì khi biên cương được mở rộng cho những người không tôn trọng hay hãnh diện là công dân Hoa Kỳ? Vì vậy, sâu xa hơn chuyện an ninh còn có vấn đề văn hóá. Hoa Kỳ có còn là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng không khi nhận cả di dân bất hợp pháp trong khi những người xin vào theo thủ tục chính thức thì đợi ở ngoài?

Hoa Kỳ đang có chiến tranh với nhiều người theo đạo Hồi và quyết định hạn chế để thanh lọc mới chỉ nhắm vào bảy quốc gia trong số hơn 40 nước có đa số dân chúng theo Hồi giáo. Từ đó mà nói nước Mỹ hay chính quyền Trump có chánh sách kỳ thì Hồi giáo, người ta đã nhảy quá xa.

Hoa Kỳ cũng chỉ nêu vấn đề về di dân nhập lậu từ miền Nam và đang có chánh sách di dân thực tiễn hơn, qua ngả chính thức. Chính quyền Trump bị kẹt ở giữa hai sự phẫn nộ. Nguyên do phẫn nộ nào là chính đáng khi nước Mỹ dưới thời George W. Bush đã muốn cải tổ chánh sách di dân, từ hơn 10 năm trước, mà chưa xong?

Ai là người phá hoại nhu cầu cải cách đó?

NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI

NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT
TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI


Trần Mỹ Duyệt

 

Giáo dục là một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cần học hỏi, tìm cầu, và cố gắng. Trong lãnh vực giáo dục con cái, không phải hễ là cha mẹ thì tự động biết về giáo dục, cũng như tự động biết phải hướng dẫn các con như thế nào để giúp con cái hướng về tương lai, sống thành tài, thành đạt, nhưng nhất là thành nhân. Sau đây là 6 điểm giúp các phụ huynh đạt được thành quả tốt trong việc giáo dục con cái rút ra từ những khảo cứu của Đại Học Harvard. Những hướng dẫn gợi ý này mục đích chính là hướng vào việc giáo dục và huấn luyện một đứa trẻ tốt, đứa trẻ thành nhân. Kết quả tiếp theo, dĩ nhiên, đứa trẻ với những săn sóc, yêu thương, và giáo dục như vậy cũng sẽ là đứa trẻ thành công trên đường đời sau này khi khôn lớn.

1. Thời giờ dành cho con

Đây là một đòi hỏi căn bản và cần thiết.

Phụ huynh phải thường xuyên dành thời giờ với con cái, chơi đùa với chúng cũng như ở bên chúng mỗi khi chúng gặp những khó khăn cần giúp đỡ.

Đặc biệt là lắng nghe con cái để hiểu xem chúng đang cần gì, muốn gì.

Phụ huynh không chỉ đòi hỏi phải quan tâm đến từng cá tính mỗi đứa con,

mà còn phải hướng dẫn chúng bằng hành động của mình: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.

Con cái luôn nhìn lên cha mẹ như những mẫu gương để chúng noi theo và bắt chước. Qua việc gần gũi của cha mẹ, con cái sẽ hiểu ra mình quan tâm và lo lắng cho chúng như thế nào.

2. Cho con biết nó mang ý nghĩa gì đối với bạn

Theo khảo sát của các nhà tâm lý, nhiều trẻ em không hiểu rằng chúng là người rất quan trọng đối với cha mẹ cũng như đối với mọi người. Các em cần biết và nghe những lời nói ấy của các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ đừng quên thường xuyên nhắc lại những điều này để con em mình cảm thấy được an toàn, được yêu thương, và có giá trị.

3. Dậy con tự giải quyết những khó khăn thay vì bỏ cuộc

Đời là một bãi chiến trường”. Ai sinh ra vào đời cũng cần phải có ý chí, can đảm, và bền bỉ để vượt thắng những khó khăn, thử thách. Cách tốt nhất để huấn luyện cho con biết đối diện và giải quyết những thử thách là hỏi con mình lý do gì mà bỏ cuộc, nhượng bộ khó khăn, và liệu mình có thể giúp được gì.

Sau cùng, nếu em nhất định bỏ cuộc, thì hãy đưa ra một hướng đi khácgiúp em thăng tiến trong tương lai.

Điều này có nghĩa là dậy cho con biết chuyển hướng những quyết định của mình chứ không bỏ cuộc. Thua keo này, ta bày keo khác như ca dao đã từng nói: “Thất bại là mẹ thành công”.

4. Dậy con phụ giúp mình trong những việc thường ngày, và cảm ơn vì sự cộng tác, đóng góp của các em

Theo kết quả của khảo, những người biết diễn tả lòng biết ơn thường dễ thông cảm và có lòng xót thương đối với những người khác. Họ cũng dễ quảng đại, thích giúp đỡ người khác.

Do đó, trong đời sống thường nhật, phụ huynh hãy tập và khuyến khích con cái làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ. Tập quán tốt này sẽ rất hữu ích cho các em sau khi chúng khôn lớn, trưởng thành và có đời sống tự lập. Các nhà tâm lý cũng nhấn mạnh đến việc phụ huynh cần nhận thức và tỏ ra biết ơn những việc mà các con đã làm cho mình.

5. Giúp con giải quyết những cảm tình tiêu cực của chúng

Các nhà tâm lý đều đồng ý rằng khả năng để giúp đỡ người khác là phải biết thắng lướt những cảm tình tiêu cực như nóng nẩy, giận hờn, xấu hổ, hoặc ghen tỵ của chính mình.

Để giúp con cái biết kiềm chế những cảm tình tiêu cực ấy, phụ huynh nên biết và giúp các em giải quyết những xung khắc nội tâm của các em.

Thí dụ, tính tình nóng nẩy, giận hờn, ghen tỵ, ích kỷ đối với anh chị emtrong gia đình, hoặc bạn bè.

Giúp con biết nhận xét và tự kiểm thảo để các em trở thành những người biết cảm thông, lo lắng, và quan tâm đến người khác. Hãy giúp các em phát triển những tiềm năng tâm lý này.

6. Cho con biết rằng thế giới này rộng lớn và phức tạp, cũng như có nhiều điều kỳ diệu hơn các em có thể nghĩ

Theo tâm lý chung, đa số trẻ em chỉ thích thú, hài lòng quanh quẩn với thế giới gia đình và bạn bè. Do đó, các em cần biết thêm những điều khác từ nhiều người, từ những biến cố quanh cuộc sống để nhận ra những khác biệt của xã hội, văn hóa, và địa dư. “Sự thật và mặt trái cuộc đời rất phức tạp.”

Phụ huynh có thể giúp các em ở điểm này bằng cách biết nhẫn nại lắng nghe. Tập tự đặt mình vào vai trò và cuộc sống của người khác để hiểu họ. Nhất là đừng bao giờ hài lòng khi so sánh mình với người khác qua những thành công ít ỏi của mình.

Nguồn: 6 tips from harvard psychologists who studied what it takes to raise ’good’ kids. Based on materials from upworthy.com

 

TT Trump ký sắc lệnh cấm chuyển Kiều Hối, Việt Nam bị ảnh hưởng …

From facebook:   Honolulu Nguyen
TT Trump ký sắc lệnh cấm chuyển Kiều Hối, Việt Nam bị ảnh hưởng …

Cấm chuyển Kiều Hối ra khỏi Hoa Kỳ.

Donald Trump ký sắc lệnh cấm chuyển Kiều Hối gây sốc hàng triệu người Việt !
19/02/2017 07:35

Theo các hãng tin Thông tấn lớn dẫn nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc, ngay sau khi ký liên tiếp 2 sắc lệnh về cắt giảm các quy định để “cởi trói” cho ngành Tài chính Ngân hàng Mỹ, đổi lại Tổng thống Donald Trump vừa ký thêm sắc lệnh bổ sung, cấm các tổ chức Ngân hàng, Tài chính của Mỹ chuyển tiền ra nước ngoài theo dạng Kiều Hối, đã gây sốc toàn cầu.

Sắc lệnh bổ sung này còn yêu cầu Bộ Tài chính của Mỹ áp đặt hàng loạt quy định để giới hạn tối đa việc chuyển tiền ra khỏi nước Mỹ, nhằm giữ nguồn vốn để đầu tư trở lại nước Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân như ông Trump đã hứa.

Sau hàng loạt sắc lệnh hành chính gây sốc như: sắc lệnh cấm nhập cư khiến công dân nhiều nước, và những người đã có Quốc tịch Mỹ, và có Thẻ xanh, phải khốn đốn khi bị cấm nhập cảnh, 2 sắc lệnh Ngân hàng cắt bỏ nhiều điều khoản trong đạo luật Dodd-Frank “cởi trói” cho các Ngân hàng Mỹ vì “giới hạn các doanh nghiệp và gia đình vay tiền ngân hàng”. Giới chủ ở Phố Wall tỏ ra vui mừng cho rằng: Nới lỏng các quy định sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng thúc đẩy hoạt động tín dụng, qua đó tạo việc làm cho người dân.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer lên tiếng phản đối sắc lệnh rà soát đạo luật Dodd-Frank, và cho rằng: Việc hủy bỏ văn kiện này sẽ mở đường cho giới Tài chính “lộng quyền”. Tiếp nối chiến lược “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Donald Trump lại đưa ra thêm một sắc lệnh bị cho là vi hiến.

Ngược lại, sắc lệnh mới chặn dòng tiền ra khỏi nước Mỹ, buộc các Ngân hàng hành động “vì nước Mỹ”, đánh thẳng vào miếng cơm manh áo của nhiều kiều dân.

Không khí hoang mang không chỉ dậy lên trong lòng người Việt hải ngoại, mà lệnh cấm chuyển tiền ra nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu gia đình ở Việt Nam, có người thân đang sinh sống, và học tập ở Mỹ. Thậm chí, còn gây sốc mạnh cho các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nữa. Dòng Kiều Hối về Việt Nam chắc chắn sẽ giảm mạnh, thậm chí là bị khựng lại.

Theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng Kiều Hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 582 tỷ USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về nhà lượng Kiều Hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận Kiều Hối từ Mỹ lớn nhất là: Mexico; TC; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn.

Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân hàng ở Việt Nam .

Như chúng ta chứng kiến thời gian qua, nhiều trường hợp người Việt không làm sao được nhập cảnh vào Mỹ. Rồi lượng người Việt ở Mỹ về thăm quê hương cũng đã giảm mạnh, thậm chí tới đây còn có nguy cơ không được mang ngoại tệ ra khỏi nước Mỹ đem về Việt Nam nữa.

Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các Ngân hàng ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ nhận và chuyển tiền Kiều Hối có kết nối với các Ngân hàng tại Mỹ như: JPMorgan Chase & Co, Ngân hàng hợp tác Mỹ, Citigroup, Wells Fargo & Co, Goldman Sachs Group, và Morgan Stanley. Người dân ở Việt Nam muốn nhận được tiền từ người thân chỉ còn cách chuyển tiền qua các dịch vụ “chợ đen”, dịch vụ ngầm. Tức là các dịch vụ chuyển tiền chui, không qua hệ thống Ngân hàng, tuy nhiên, độ rủi ro cao.

Bản đồ: Kiều hối từ Mỹ và các nước tiếp nhận (năm 2015). Lượng kiều hối nhận tỷ lệ thuận với độ đậm trên bản đồ. Mỗi độ đậm tương ứng với một lượng kiều hối. Việt Nam ở trong số nước có màu đậm nhất.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng Kiều Hối về Việt Nam trong năm 2016 đã giảm chỉ vào khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn tới 25% so với mức dự báo tràn lạc quan là khoảng 12 tỷ USD. Ngay tại Sài Gòn, nơi có đến vài triệu người có thân nhân ở ngoại quốc, tập trung đến 50% lượng Kiều Hối chuyển về Việt Nam cũng chỉ nhận được khoảng 4.3 tỷ USD thấp hơn dự kiến đến 10%.
Ngoài ra, dòng Kiều Hối đổ về Việt Nam còn phải chịu thêm lực cản rất lớn từ việc Fed tăng lãi suất USD, cùng với chủ trương nâng giá trị USD, và không tham gia TPP của Tổng thống Donald Trump, khiến các nhà đầu tư, hay những người trước đây chuyển tiền về Việt Nam, thì nay sẽ giữ USD để gửi tiết kiệm tại các quốc gia có lãi suất tiền gửi USD cao hơn là gửi về Việt Nam. Lượng Kiều Hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam nhằm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh để đón đầu TPP, thì nay cơ hội này không còn.

Tới đây, cùng với lệnh nhập cư của Trump đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý người Việt hải ngoại, thì nay lệnh cấp chuyển kiều hối mà Donald Trump vừa ký chắc chắn là cú sốc cho nhiều người Việt.

Không chỉ ở Việt Nam, tại những quốc gia đang phát triển khác, lượng Kiều Hối cũng bị sụt giảm mạnh do tác động của chính sách mới của Mỹ. Báo cáo mới nhất của World Bank cho hay, nguồn Kiều Hối đổ vào Ấn Độ – quốc gia có lượng Kiều Hối lớn nhất thế giới đã giảm 5% trong năm 2016. Kiều Hối đổ vào các quốc gia khác như: Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka cũng lần lượt giảm 3,5%; 5,1% và 1,6%.

Bên cạnh chính sách quản lý ngoại hối, chính sách đối với người Việt Nam của Mỹ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc ngăn dòng Kiều Hối vào Việt Nam. Trước đây, vấn đề được các kiều bào rất quan tâm là mang tiền về đầu tư vào đâu, thì nay dù có chỗ cần đầu tư, thì họ cũng không thể đầu tư được vì sắc lệnh mới.

Sắc lệnh về Kiều Hối bất ngờ bắt đầu gây lo ngại lớn cho giới bất động sản Việt Nam. Bởi vì, đây là một nguồn tiền đáng kể cho thị trường địa ốc. Việc suy giảm bất ngờ của Kiều Hối cũng gây ra những lo lắng khác, vì nó còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…
Dòng kiều hối còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…

Dòng Kiều Hối còn chảy cả vào lĩnh vực sản xuất, thị trường chứng khoán, vàng…

Những năm qua, dòng Kiều Hối là một trong những nguồn vốn bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, giữ ổn định tỉ giá, làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, góp phần lớn vào dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Nay nguồn tiền này bị chặn, sẽ đảo lộn cuộc sống của hàng triệu gia đình, và nền kinh tế của Việt Nam.

Để đối phó lại với thực trạng đi xuống không phanh của Kiều Hối, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện gấp các chính sách ưu đãi cho người nhận tiền từ nước ngoài để cứu vãn dòng Kiều Hối về nước.

90 triệu người bị móc túi nhưng chỉ 1 người đàn ông lên tiếng?

From facebook:   Suong Quynh and 2 others shared Nguyễn Nữ Phương Dung‘s post.
Image may contain: 2 people, people dancing and people standing
Nguyễn Nữ Phương DungFollow

90 triệu người bị móc túi nhưng chỉ 1 người đàn ông lên tiếng?

Trưa nay 20/2/2017 anh Hoàng Huy Vũ 1 công dân hành nghề tài xế tại SG, đã căng biểu ngữ tại Bộ Công Thương chi nhánh phía Nam với nội dung: TĂNG GIÁ XĂNG LÀ CƯỚP CƠM DÂN NGHÈO.

Biểu ngữ được căng lên vài giây thì đã bị bảo vệ giật lấy và vò nát.

Hiện tại giá xăng tại VN đã gánh hơn 7000₫/lít tiền thuế phí. Lần tăng giá xăng gần đây nhất là tăng 504₫/lít.

Được biết giá xăng tại Mỹ hiện nay tương đương khoảng 10,000₫/lít, xăng VN hơn 18,000₫/lít. Vậy so với Mỹ, giá xăng ở VN đắt gần gấp đôi.

Nền giáo dục không biết xấu hổ

Nền giáo dục không biết xấu hổ

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Ảnh minh họa: Học sinh trong một lớp học ở Việt Nam.

Có một câu chuyện như thế này: tại một trường học, cô hiệu trưởng đi taxi vào thẳng trong sân trường đâm phải một học sinh khiến em học sinh ngã gãy xương đùi phải vào viện. Tuy nhiên thay vì lắng nghe, trực tiếp giải quyết vấn đề thì cô hiệu trưởng này lại chối biến bằng cách đi phát phiếu thăm dò. Kết quả: 100% giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các em học sinh khác đều khẳng định không có chiếc taxi nào chạy vào sân trường. Vụ em học sinh lớp 2 bị thương là do em chạy chơi và tự ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra và tìm được chiếc taxi gây tai nạn cùng nhận được lời khai của một số nhân chứng, cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích chính thức nào từ phía hiệu trưởng về vụ này.

Một câu chuyện khác, xuất phát từ Facebook của một nhóm tâm sự giấu mặt (hay còn gọi là Confession) tại một trường học cấp 3 có tiếng ở Hà Nội, khi học sinh này kể về việc mình bị chấn thương trong một vụ nổ phòng thí nghiệm, dẫn đến bỏng cấp độ 3, không thể đến trường dù đang trong giai đoạn ôn thi vào đại học. Vấn đề là vụ nổ được em nhắc tới bị nhà trường giấu nhẹm và không một ai dám đả động đến. Câu chuyện này đã gây hoang mang và nhận được nhiều sự chú ý quan tâm từ cộng đồng học sinh trung học tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng không có một tin tức chính thức nào từ đại diện của trường.

Trong khi đó, một tờ báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài phát hiện một điểm dạy thêm học sinh cấp 1 tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo được viết dưới dạng điều tra chụp lén từ ngoài cửa với hình ảnh nhiều đôi dép học sinh để ở tầng trệt, hay đôi khi có phụ huynh thả con cái trước cửa nhà bị nghi là địa điểm dạy thêm không giấy phép. Tác giả bài báo còn đề nghị UBND Q1 vào cuộc để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong giáo dục như thế này. Cũng cần phải nhắc lại luật cấm dạy, học thêm mới được Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành vào năm ngoái để tránh việc thầy cô và học sinh lơ là, coi nhẹ thời gian học chính thức trên trường lớp.

Nhìn vào thực trạng chìm nổi của giáo dục Việt Nam mà cảm thấy hoang mang vô cùng. Nguyên nhân gốc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giáo viên, học sinh như chương trình học chính quy, các hình thức thi tuyển hay môi trường giáo dục thì không bao giờ được quan tâm và tìm cách giải quyết. Trong khi đó luôn luôn thấy những câu chuyện đáng kinh ngạc như vừa kể xuất hiện. Nền giáo dục Việt đang xuống cấp trầm trọng không phải ở riêng việc thiếu chuyên môn, thiếu tổ chức mà là thiếu tư cách đạo đức – một nhân phẩm cần có nhất của nghề dạy học. Những câu chuyện mà phụ huynh phàn nàn về trường lớp những thập niên về trước mới chỉ xoay quanh việc đổi mới chương trình học, lo ngại con cái mình trở thành “chuột bạch” cho các dự án cái cách giáo dục thất bại. Đến nay, chúng ta còn phải đặt thêm câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm của thầy cô. Nhớ lại cách đây không lâu cả nước phẫn nộ với những đoạn clip cô giáo trông trẻ dọa nạt, đánh mắng trẻ nhỏ tại nhà mẫu giáo tư thục Lan Anh tại Sài Gòn, nhớ những cái tát trời giáng hay véo rách tai hoặc khía thước vào tay học trò khi phạm lỗi đã từng được đồng loạt đưa lên báo cách đây 5,7 năm về trước. Cho đến bây giờ, có khác chăng là cách ngược đãi tinh vi hơn, và những kẻ mang danh “thầy” danh “cô” ấy không còn màng đến trách nhiệm và sự xấu hổ về hành vi của mình. Và từ đó từng lứa học trò trẻ Việt Nam khi bước ra đời, khi sống với thế giới xung quanh, làm sao để chúng biết xấu hổ khi chối bỏ trách nhiệm là việc duy nhất mà những kẻ làm nghề giáo đã từng dạy dỗ? Mà cũng chẳng biết hy vọng sao đây khi ở đất nước Việt trong thời đại mới, cha mẹ cũng lo chăm chăm đi tìm một trung tâm du học có uy tín thay vì đấu tranh để xây dựng cho con một ngôi trường có môi trường học tốt. Con đi du học nước nào cũng đều được cả, vì chắc chắn là vẫn tốt hơn Việt Nam. Và những kẻ đã đi, thì chẳng khi nào muốn quay trở về, buồn thay, bởi họ biết xấu hổ!

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/nen-giao-duc-khong-biet-xau-ho/3729562.html

Thảm họa Formosa: Đỏ chọi Xanh ở Việt Nam

Thảm họa Formosa: Đỏ chọi Xanh ở Việt Nam

Thời Mới/ The Economist

Khương An dịch

16-2-2017

Ảnh: Michael Morgenstern

Việc đảng Cộng sản không thể kiểm soát ô nhiễm đang bào mòn quyền lực của đảng

Tàu đánh cá ở Đồng Hới, một tỉnh lỵ thanh bình ở vùng biển miền trung Việt Nam, được trang trí bằng những nhánh xương rồng. Những miếng bùa đầy gai này được cho là bảo vệ thủy thủ trước bão tố và những mối hiểm họa khác, nhưng chúng không trừ được vận rủi ập xuống thành phố này mùa xuân năm ngoái. Vào tháng Tư, thủy triều tống hàng ngàn xác cá chết lên các bờ biển của Đồng Hới. Chính quyền chần chừ hàng tháng trời mới chịu nêu tên thủ phạm: một nhà máy thép mới gần biển có những đường ống xả chất thải độc hại xuống biển.

Gần một năm sau, Đồng Hới—giống như tất cả khu dân cư dọc vùng biển dài 200 cây số bị ảnh hưởng—vẫn còn tính thiệt hại của thảm họa này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngư dân của vùng này, với những chiếc thuyền đỏ và xanh dương túm tụm neo đậu lặng lẽ trên con sông rộng của thành phố này. Dân địa phương có người không chịu ăn cá do ngư dân đánh bắt, vì sợ độc tố còn sót lại; có người hứa chỉ ăn cá đánh bắt ngoài khơi xa, hay ở những độ sâu được cho là tránh được chất độc. Kho đông lạnh của nhiều nhà hàng hải sản nay trữ thịt gà và thịt heo.

Thảm họa này cũng đã phá hoại du lịch. Thành phố này bị san bằng trong cuộc chiến với Mỹ (ngoại trừ một mặt chính nhà thờ cháy sạm, nay được bảo tồn thành một đài tưởng niệm), nhưng đã hưởng lợi từ những hang động khổng lồ được khám phá ngay tại địa phương. Trong những hang động đó có Sơn Đoòng, được xem là hang lớn nhất thế giới, chỉ mới bắt đầu đón du khách từ năm 2013. Nhưng mùa hè năm ngoái, rất nhiều người hủy chuyến du lịch của họ vì sợ xoải chân trên đất nhiễm độc. Những khách sạn và căn hộ xây dở dang nằm rải rác vùng ngoại ô thành phố, bị những nhà đầu tư lo ngại nên bỏ rơi.

Nạn ô nhiễm tàn phá nhiều phong cảnh đẹp sững sờ của Việt Nam. Việc xây đập, đào giếng và canh nông với cường độ cao đang bào mòn Đồng bằng Sông Cửu long, nơi trồng khoảng một nửa lượng lúa của quốc gia. Mỗi năm đất đai vùng này mỗi mặn hơn do nước biển giạt vào ngập những dòng nước ngày càng yếu dần của vùng này. Màn khói bụi bức bách làm ngột ngạt thủ đô Hà Nội. Theo một số ước tính gần hai phần ba nước thải công nghiệp của Việt Nam xả xuống các sông hồ. Năm 2015 chính quyền đã xác định nhiều làng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao khác thường, có lẽ là do nước máy nhiễm chì.

Trong danh sách này sẽ sớm có thêm một loại vấn nạn môi trường khác không hẳn là do Việt Nam gây ra. Với bờ biển dài hơn 3.200 cây số, Việt Nam đặc biệt dễ bị tác hại của sự biến đổi khí hậu. Theo một số ước tính, một phần năm Sài Gòn, đại đô thị miền nam đang mở rộng nhanh chóng, có thể nằm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Thời tiết khắc nghiệt hơn và nạn lũ lụt trầm trọng hơn có thể phá hoại các khu dân cư dọc bờ biển dài.

Những mối lo ngại như vậy đang ngày càng ngấm dần vào chính trị Việt Nam, gây ra những thách thức cho chế độ cai trị đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Một báo cáo của chính phủ nói rằng ít nhất 200.000 người đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa năm ngoái. Một số người trong số họ cả gan biểu tình phản đối tại nhà máy chịu trách nhiệm—thuộc sở hữu của công ty Đài Loan—hoặc trước tòa án địa phương. Họ nói rằng số tiền 500 triệu đô-la mà công ty này phun ra để đền bù là quá ít ỏi, và đòi quyền kiện. Càng đáng ngạc nhiên hơn nữa là sự phẫn nộ của những người Việt mà bản thân họ không bị ảnh hưởng của vụ nhiễm độc này. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, một phát ngôn viên của Formosa nói ám chỉ rằng không thể cùng lúc vừa chọn công nghiệp và ngư nghiệp. Người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn phản đòn: “Tôi chọn cá.”

Tinh thần dân tộc khuếch đại nỗi phẫn nộ về môi trường. Năm 2014, nhà máy thép của Formosa bị đốt bởi những người nổi loạn phản đối quyết định của Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp cách bờ biển Việt Nam không xa (bất chấp thực tế Formosa là công ty Đài Loan). Phần lớn người Việt nghĩ rằng giới lãnh đạo đất nước mềm yếu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng là nước cựu thù và nước đang tranh chấp nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông. Việc CSVN cho phép một công ty (đại loại là) Trung Quốc làm nhiễm độc vùng biển là điều vô cùng nhục nhã.

Tất cả những điều này quả là đáng sợ đối với CSVN, vốn đã chứng kiến các phong trào môi trường ở Đông Âu vùi dập các chế độ cộng sản ở đó, và CSVN xưa nay đã đối xử một cách côn đồ với những người đứng đầu các cuộc biểu tình. Việc chụp mũ những người đấu tranh dân quyền là tay sai của các chính phủ nước ngoài nay khó hơn khi chính CSVN bị tố cáo là bảo vệ những kẻ gây ô nhiễm ngoại quốc. Trong lúc tìm kiếm những nước bạn mới để giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, giới lãnh đạo ở Hà Nội cũng lo lắng về uy tín của Việt Nam. CSVN muốn người ngoại quốc xem Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chứ không phải là một nước cổ hủ tôn thờ một lãnh tụ quá cố trong một lồng kính.

Vì vậy giới lập pháp Việt Nam đang có thiên hướng bảo vệ môi trường hơn. Việt Nam có luật lệ môi trường khá toàn diện, theo nhận định của Stephan Ortmann, tác giả của một cuốn sách mới về chủ đề này—nghiêm ngặt hơn luật lệ do giới cầm quyền Trung Quốc soạn cẩu thả, và được ban hành với tốc độ nhanh hơn. Việt Nam đã hứa cắt giảm carbon khỏi nền kinh tế của mình (dù chả ai hiểu nổi chuyện này ăn khớp ra sao với những kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy nhiệt điện). Hồi tháng 11/2016, nhà nước tổ chức một lễ rình rang trình diễn nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, loại bỏ hàng tấn ngà voi bị tịch thu trong một đống lửa cháy rừng rực trông rất mãn nguyện.

Sương khói mịt mù chẳng biết đâu mà lần

Tuy nhiên vẫn còn nói nhiều hơn làm, và két tiền cạn của nhà nước chỉ là một phần nguyên nhân. Tăng trưởng kinh tế—vốn là yếu tố duy nhất để CSVN có được tính chính danh do không có những cuộc bầu cử có ý nghĩa—lấn át mọi thứ khác. Giới chức uy quyền ở các tỉnh thành phớt lờ các luật lệ được đặt ra ở Hà Nội, và các công ty quốc doanh uy quyền thường dường như bất khả xâm phạm. Một hệ thống tư pháp xử lý những người bất đồng một cách nhanh chóng và tàn nhẫn nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi luật lệ thông thường. Trong khi giới chức chống nạn khói bụi ở Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn việc sử dụng xe hơi, giới tai to mặt lớn ở Hà Nội vẫn chật vật ngăn cản người đi xe máy đậu xe trên lề đường. Tâm lý bất bình âm ỉ về nạn ô nhiễm sẽ khiến CSVN khó đương đầu với các cú sốc chính trị hay kinh tế hơn.

Trong khi đó, các triển vọng của Đồng Hới tùy thuộc vào việc du khách có trở lại vào mùa hè năm nay. Chính quyền nói rằng vùng biển này đã an toàn để tắm biển trở lại, nhưng không phải ai cũng tin họ. Một ngư dân nói rằng ông đã đi biển trở lại một thời gian, nhưng trong 5 hay 10 năm tới sẽ không cho mấy đứa con nhỏ của mình ăn cá do chính ông đánh bắt.

Nguồn: Red v green in Vietnam, The Economist, 16/2/2017.

Tân Sơn Nhất: Sao mãi vòng vèo, không dám nói thẳng là do quân đội chiếm dụng đất?

ân golf của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư bên trong sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lợi ích quân đội này và lợi ích người dân ngày càng gay gắt

Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.

Nói về nạn “tắc sân bay”, việc cùng lúc 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời để chờ hạ cánh do sân bay quá tải không hề hiếm mà thường xuyên lặp lại hàng ngày, trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh/hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Mới đây, Cục hàng không VN vừa gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco lên kế hoạch đưa máy bay “trú đêm” về sân bay Cần Thơ. Quyết định này nghịch lý ở chỗ, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc cục bộ, không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải tính đến việc đưa đi “đậu nhờ” ở Cần Thơ và các sân bay phụ cận thì hơn 157 ha đất sân bay giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho giới đại gia lắm tiền nhiều của lại không hề được đá động gì, thậm chí, những người ra quyết định còn cố tình “làm ngơ”, cứ như trên đời này chả tồn tại cái sân golf nào chiếm đất của sân bay và nằm trong lòng TP.HCM, đe dọa tính mạng của người dân thành phố cả.

Bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất: khi nhóm lợi ích (Tập đoàn Him Lam được quân đội hậu thuẫn) mâu thuẫn với lợi ích người dân Trước

Mặc kệ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có nguy cơ “chết chìm” trong biển nước mỗi khi mưa về, mặc kệ hàng triệu hành khách nằm la liệt vì hàng chục chuyến bay phải dời / hủy mỗi khi mưa lớn khiến sân bay ngập như một bể chứa nước khổng lồ của thành phố, mặc kệ ngành hàng không Việt Nam vừa chớm phát triển đã đối mặt với nguy cơ “chết yểu” vì gia tăng chi phí khi phải “đậu qua đêm” ở một sân bay cách đó vài trăm cây số, trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hãng bay nước ngoài. Biết đâu đấy, một ngày không xa sẽ không còn ai nhắc đến Vietjet Air, Jetstar Pacific nữa.

Ấy vậy mà, LẠ LÙNG THAY, các cuộc tranh luận để tìm ra giải pháp giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất vẫn một mực xoay quanh các vấn đề.. kỹ thuật, loay hoay tính đường “vẽ” thêm các dự án cầu vượt, mở đường vài nghìn tỷ, vài chục nghìn tỷ, mà lờ đi căn nguyên chính của vấn đề. Không một tờ báo chính thống nào dám nói thẳng về nguyên nhân chính gây kẹt Tân Sơn Nhất chính là việc ông Dương Công Minh, đứng sau là nhóm lợi ích quân đội, đã từ nhiều năm qua ăn chia, chiếm dụng đến 157 ha đất của sân bay này để làm sân golf và đủ thứ công trình dịch vụ kinh doanh.

Ngay cả ông Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM HASCON cũng chỉ khẳng định nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không phải do hành khách tăng lên, mà là do những bất cập về phân bố trục giao thông, để cuối cùng chỉ dám đề xuất “cớ sao không mở một đoạn đường vài ba chục mét để nối bãi xe quốc nội trước đây với bãi xe quốc tế, mà lại bắt xe hơi đi vòng vèo để gây thêm ùn tắc trên đường Trường Sơn?”… Không rõ đề xuất của ông sẽ giải quyết tình trạng sân bay thiếu chỗ đậu máy bay, thiếu đường băng cất/hạ cánh dành cho máy bay, sân bay ngập nặng sau mỗi cơn mưa vì lượng nước khổng lồ đổ từ sân golf bên cạnh thế nào? Xin nhờ ông giải thích rõ.

Ảnh chụp vệ tinh của khu đất được Bộ Quốc phòng “tận dụng”. Quy mô vượt hẳn Tân Sơn Nhất

Dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế, nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được “bảo kê” để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Gần đây, đã có nhiều sự thay đổi trong dàn lãnh đạo của Tổng công ty 319, đơn vị quản lý nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Dương Công Minh chịu “nhả” phần đất đã chiếm dụng của sân bay. Thay vào đó, tất cả đều đổ cho vướng mắc kỹ thuật, thậm chí có doanh nghiệp đã mưu tính xin thêm tiền ngân sách để mở đường và làm cầu vượt… Vụ việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, an toàn của người dân nhưng đang có dấu hiệu “chìm xuồng”, như bao điều bất công, “chướng tai gai mắt” đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này, khu sân golf vẫn nằm đó thách thức dư luận, sự sống còn của các hãng hàng không. Sức mạnh dư luận, sự phẫn nộ của người dân đến thời điểm này vẫn lọt thỏm giữa không trung, không thể lay chuyển được cái sân golf “chết tiệt” kia. Đau đớn thay!!!

Nam Anh

TNS McCain, TT Trump và ‘những kẻ độc tài’

TNS McCain, TT Trump và ‘những kẻ độc tài’

VOA


Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo An ninh Munich lần thứ 53 ở Munich, Đức, ngày 17/2.

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại lễ khai mạc Hội thảo An ninh Munich lần thứ 53 ở Munich, Đức, ngày 17/2.

Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa từ tiểu bang Arizona trả lời như vậy sau khi ông Trump lên Twitter để cáo buộc truyền thông là “kẻ thù của người dân Mỹ”.

Trả lời phỏng vấn của chương trình “Meet the Press” của kênh NBC, phát sóng sáng 19/2, ông McCain, người từng nhiều lần chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói rằng trật tự quốc tế sau Thế Chiến II được thiết lập một phần dựa trên tự do báo chí.

“Tôi ghét báo chí. Tôi đặc biệt ghét anh”, ông McCain nói với người phỏng vấn Chuck Todd từ một hội thảo an ninh quốc tế ở Munich. “Nhưng thực tế là chúng ta cần anh. Chúng ta cần một nền báo chí tự do. Chúng ta cần phải có nó. Đó là điều sống còn”.

Tổng thống Donald Trump trong buổi họp báo hôm 16/2, trong đó ông công kích truyền thông.

Tổng thống Donald Trump trong buổi họp báo hôm 16/2, trong đó ông công kích truyền thông.

Thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ nói tiếp: “Nghiêm túc mà nói, nếu chúng ta muốn duy trì nền dân chủ như chúng ta đều biết, thì ta phải có một nền báo chí tự do, và nhiều khi, đối nghịch. Và nếu thiếu nó, tôi e rằng về lâu dài, chúng ta sẽ đánh mất đi nhiều quyền tự do cá nhân. Đó là cách những kẻ độc tài khởi sự”.

“Chúng khởi sự bằng cách đàn áp tự do báo chí. Nói một cách khác, một sự củng cố quyền lực. Khi ta nhìn lại quá khứ, điều đầu tiên những kẻ độc tài làm là bịt miệng báo chí. Tôi không nói là Tổng thống Trump đang tìm cách trở thành một kẻ độc tài. Tôi chỉ nói rằng chúng ta cần phải học bài học lịch sử”, ông McCain được Reuters dẫn lời nói.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jeanne Shaheen thuộc Đảng Dân chủ từ tiểu bang New Hampshire, nói tại cuộc hội thảo ở Đức rằng bà cũng quan ngại về các phát biểu của ông Trump.

“Mối nguy thực sự là chuyện tổng thống chỉ trích truyền thông. Một nền báo chí tự do là điều rất quan trọng dể duy trì dân chủ, và nỗ lực của tổng thống nhằm gây tổn hại và kiểm soát báo chí là điều rất nguy hiểm”, bà Sheheen nói.

Bình luận của các nhà lập pháp Hoa Kỳ được đưa ra vài ngày sau cuộc họp báo của ông Trump, trong đó Tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp chỉ trích các tin tức về tình trạng hỗn loạn tại Nhà Trắng, cũng như việc để lộ nội dung các cuộc điện đàm giữa ông với các nhà lãnh đạo của Mexico và Australia.

Long An: Bệnh viện gây chết người rồi chối tội

Long An: Bệnh viện gây chết người rồi chối tội

Nguoi-viet.com

Bệnh viện nơi mổ ruột thừa làm chết người. (Hình: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

LONG AN (NV) – Một bà ở huyện Đức Hòa, Long An, bị đau bụng được bệnh viện chuẩn đoán bị ruột thừa và tiến hành mổ nhưng thất bại làm chết người. Tuy nhiên, bệnh viện đổ thừa cho rằng bà này chết là do “vỡ mạch máu não.”

Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 16 Tháng Hai dẫn lời, ông Phan Văn Sanh (79 tuổi), xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tức giận cho biết: Khoảng 17 giờ chiều ngày 7 Tháng Hai, con gái ông là bà Phan Thị Mao (31 tuổi), bị đau bụng kéo dài nên gia đình chở đến bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa để khám bệnh.

Tại đây, sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết bà Mao bị đau ruột thừa nên ngày hôm sau tiến hành mổ nội soi.

Không rõ ca phẫu thuật tiến hành ra sao, nhưng ngay sau khi mổ bệnh nhân chuyển biến nặng phải chuyển lên bệnh viện Trưng Vương, Sài Gòn điều trị. Thế nhưng, sáng ngày 9 Tháng Hai, bà Mao qua đời.

Thấy bà Mao chết không rõ nguyên nhân, người thân trong gia đình đã kéo đến bệnh viện Hậu Nghĩa yêu cầu gặp Ban Giám Đốc để làm rõ, nhưng những người có trách nhiệm không trả lời cụ thể mà cho biết bà Mao chết vì vỡ mạch máu não!

Ông Sanh cho biết, chiều 10 Tháng Hai, đại diện của ngành y tế huyện Đức Hòa tìm đến gia đình “hỗ trợ” 50 triệu đồng, nói là 20 triệu đồng lo mai táng, 30 triệu đồng phụ nuôi con bà Mao. Do nhà quá nghèo, ông Sanh đã nhận để lo hậu sự, nhưng cho biết: “Nếu bệnh viện và ngành y tế huyện không trả lời thỏa đáng vì sao con gái tôi bị chết, thì gia đình sẽ kiện lên cơ quan cấp trên,” ông Sanh khẳng định.

Nói với phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, bà Võ Thị Dễ, phó giám đốc Sở Y Tế tỉnh Long An xác nhận “Sở Y Tế đã chỉ đạo cho ngành y tế huyện Đức Hòa rà soát kỹ lại sự việc, sau đó báo cáo về nguyên nhân vì sao bệnh nhân này chết.”

Tin cho biết, bà Mao chết bỏ lại con chưa đầy 2 tuổi và người chồng thì bị bệnh thần kinh từ nhỏ. Hoàn cảnh gia đình thuộc diện nghèo ở địa phương. (Tr.N)

Hậu Giang: Thầy-trò dùng sách vở đánh nhau tơi bời trong lớp học

Hậu Giang: Thầy-trò dùng sách vở đánh nhau tơi bời trong lớp học

Nguoi-viet.com

Hình ảnh thầy và nữ sinh đánh nhau được cắt ra từ clip. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

HẬU GIANG (NV) – Sau khi bị thầy giáo dùng sách bạt vào đầu, nữ sinh hét lớn rồi cầm vở đánh trả và ném vào mặt thầy trước sự chứng kiến của toàn bộ học sinh trong lớp, song không ai phản ứng, thậm chí còn cười khoái trá.

Truyền thông Việt Nam dẫn tin, ngày 17 Tháng Hai, ông Đồng Văn Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cho biết, đã chỉ đạo Sở Giáo Dục làm rõ và xử nghiêm vụ thầy giáo và học sinh trường trung học phổ thông Tầm Vu, huyện Châu Thành A dùng sách đánh nhau trong lớp học.

Theo báo Tuổi Trẻ, trước đó một clip dài 23 giây lan truyền “chóng mặt” trên mạng xã hội cảnh một thầy giáo và nữ sinh dùng sách, vở đánh vào đầu nhau ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác trong lớp học.

Ông Nguyễn Phước Bình, trưởng Phòng Giáo Dục huyện Châu Thành A, đi cùng công an huyện để xác minh cho biết: Sự việc xảy ra tại lớp 10A3, trường Tầm Vu, lúc 11 giờ ngày 15 Tháng Hai giữa thầy Ngô Quang Kỉnh, chủ nhiệm lớp và học sinh Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nguyên nhân ban đầu do em Ngân nói chuyện, gây mất trật tự trong giờ học nên bị thầy Kỉnh nhắc nhở. Song, nữ sinh này đã phản ứng kèm những lời lẽ, hành động mất dạy dẫn đến sự việc trên.

Trong khi đó, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, giám đốc Sở Giáo Dục tỉnh Hậu Giang, cho biết đã yêu cầu những người có liên quan làm tường trình bằng văn bản. Phòng Giáo Dục huyện Châu Thành A đã thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét vụ việc. Riêng công an huyện cũng đã vận động học sinh gỡ bỏ clip suy đồi đạo đức, gây phản cảm dư luận này đã đăng trên mạng xã hội. (Tr.N)