CHƯA CÓ LUẬT THÌ DÂN CÓ ĐƯỢC BIỂU TÌNH KHÔNG?

From facebook :Trần Bang added 5 new photos.

1.CHƯA CÓ LUẬT THÌ DÂN CÓ ĐƯỢC BIỂU TÌNH KHÔNG?

Điều 25 (Hiến Pháp 2013):

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. ”

Một số người nói vì chưa có Luật biểu tình nên chưa được Biểu tình, có đúng không?
Thế, nếu chưa có Luật sống thì Dân có được sống không?

Khi chưa có luật Thương mại thì Dân có được mua bán không?
Các cụ ta không buôn bán sao rành đến mức có thành ngữ “phi thương bất phú”, “thuận mua vừa bán”, “đắt sắt ra miếng”, “của rẻ là của ôi”, “buôn có bạn, bán có phường”, “cò kè bớt một thêm hai”, ” buôn tài không bằng dài vốn”, ” một vốn bốn lời” ,..,và ở địa phương nào từ mấy trăm năm trước cũng có chợ Huyện, chợ Tỉnh… là để làm gì?

Trước năm 1990 chưa có Luật xây dựng, thì Dân không được làm nhà ở, và toàn ở ngoài trời sao?…

Khi chưa có Luật hôn nhân gia đình thì người ta không được lấy vợ lấy chồng sao?

Vậy quyền của con người, là do tạo hóa ban cho con người, (hay do Chúa, do Trời ban) từ khi sinh ra. Quyền con người không nằm trong tay kẻ làm luật, dù kẻ đó có là cơ quan lập pháp (Quốc hội).

Vậy Quyền con người không phải đợi QH ra Luật người dân mới được thực thi.

Lưu ý, nếu có ra Luật là để trừng trị những kẻ lạm quyền để cản trở quyền của người dân, hoặc là một bộ khung quy tắc để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh khi người dân thực hiện quyền của mình.

Nhưng ở thể chế XHCN (chuyên chính vô sản) VN, thì các nhà làm Luật hiểu sai về chức năng công lý, đạo đức, văn hóa của Luật pháp.
Họ coi Luật như công cụ của kẻ cai trị, như là một thứ Nghị quyết (phẩy) của Đảng CS (độc tài ), Luật như là thứ văn bản thứ cấp của Nghị quyết đảng.

Nên họ thòng vào Điều 25 HP2013, và nhiều Điều khác trong Chương Quyền con người câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. “,
là dễ bề cho các nhà cai trị (ĐCS mượn danh QH, CP, Tòa) đưa ra các điều Luật ( quy định) sau HP, Nghị định sau Luật, Nghị quyết… nhằm xiết, cướp Quyền của dân theo ý của TU đảng cs.

Do vậy nếu QH cộng sản có ra Luật biểu tình thì đó chỉ là các quy định của đảng CS để bảo vệ đảng CS cầm quyền nhân danh “Bảo vệ (chế độ) nhà nước XHCN”, để ăn cướp Quyền của dân trong đó có Quyền biểu tình ?!

Ở đây thấy rõ nhất là Quyền đình công của công nhân được đưa vào Luật lao động năm 2015 ( ở Mục 3, Điều 203 đến 206; Mục 4 từ Điều 209 đến Điều 234 Luật lao động), nhưng những điều Luật này chỉ làm cho công nhân không thể đình công được mà thôi. Nên từ năm 2015 đến nay có hàng ngàn cuộc đình công, nhưng mang đối chiếu thì không cuộc đình công nào làm theo đúng Luật lao động mà có thể nổ ra được.

Nhiều nước đã đưa vào Hiến Pháp Điều cấm Nhánh lập pháp ( Quốc Hội) thông qua những Luật, Điều luật vi phạm hay cản trở quyền Tự do Nhân quyền, như Tu chính số 1 của Hiến pháp Mỹ là ví dụ.

2. CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN một người dân sống trên đất VN cần đọc trước tiên là sách gì?

Một cuốn sách mỏng không thể mỏng hơn, khổ giấy 13×19 cm, tính cả bìa có 72 trang. 
Nhưng bạn chỉ cần đọc kỹ 4,5 trang, tổng số chữ còn ít hơn 2 trang A4, có khoảng 350 chữ ở Chương 2 Quyền Con Người, HP2013, là bạn đã thấy sống một cách khá tự tin, không còn sợ hãi, và dám làm những điều công chính cho bản thân và cho XH.

Cuốn sách này bán khá hữu nghị, giá 14.000đ (mười bốn ngàn đồng), ít tiền hơn 4 lần gửi xe máy, chỉ tương đương một ly cà phê bệt bán ở vỉa hè.
Bạn cũng có thể đọc nội dung cuốn sách này trên internet.

Đó chính là cuốn “Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam 2013″

Chú ý khi đọc HP 2013, bạn phải có khả năng phân tích, thấy những tiến bộ như đã đưa Chương Quyền con người vào HP 2013. Nhưng có những Điều, những Khoản, những câu cản trở hoặc phản lại Tự do Nhân quyền, Dân chủ. Như câu thòng sau các Điều trong Chương Quyền con người ” Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. “, hay Điều 4 HP2013 cũng thế.

“Điều 19

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. 
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.” (Trích Hiến pháp 2013)

P/s – Ảnh 4 người dân Hồng Kong biểu tình đòi nhân quyền Dân chủ dưới sự dẫn dắt của nhóm sinh viên trẻ, mà một trong các thủ lĩnh là SV Hoàng Chí Phong khi đó (2014) mới 17 tuổi.

– Ảnh 5, người HN đi cầu xin lộc, cầu may rất “thành tâm” ở HN đầu năm 2017. ( Nguồn copy internet)

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, crowd and outdoor
Image may contain: 17 people, people smiling, crowd

 

Phúc trình Bộ Ngoại Giao Mỹ: Việt Nam vẫn độc tài, đàn áp nhân quyền

 Phúc trình Bộ Ngoại Giao Mỹ: Việt Nam vẫn độc tài, đàn áp nhân quyền

Nguoi-viet.com

Dân Hà Nội biểu tình ngày 1 Tháng Năm, 2016, chống công ty Formosa ở Hà Tĩnh xả chất độc ra biển giết chết mọi loài sinh vật biển. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Việt Nam vẫn là một nước độc tài do đảng Cộng Sản nắm quyền cai trị và chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền dưới nhiều hình thức.

Bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền thế giới công bố ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Ba, cho hay như vậy.

Phần tường trình riêng về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2016 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dài 33 trang nói rằng vấn đề nhân quyền tiêu biểu nhất ở nước này là nhà cầm quyền giới hạn nghiêm ngặt quyền tự do chính trị của người dân “đặc biệt là quyền thay đổi chính quyền qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.”

Trong phần tổng quát, phúc trình nói Việt Nam tiếp tục “giới hạn các quyền dân sự bao gồm cả tự do hội họp, lập hội, phát biểu cũng như không bảo vệ đầy đủ cho quyền người dân được tiến hành tố tụng công bằng, kể cả việc bảo vệ người dân đối với các hành vi bắt giam độc đoán.”

Bên cạnh đó, những vi phạm nhân quyền khác của nhà cầm quyền CSVN còn “gồm cả độc đoán và tước đoạt mạng sống bất hợp pháp, công an tấn công và đánh đập, ngang nhiên bắt giữ và giam cầm các người hoạt động chính trị, đối xử hung bạo khi bắt giữ hay giam cầm, kể cả việc dùng sức mạnh chết người trong khi tình trạng nhà tù thì khắc nghiệt, từ chối quyền của người ta được xét xử công bằng và nhanh chóng ở tòa án.”

Bản phúc trình nhân quyền 2016 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói hệ thống tư pháp của Việt Nam “mờ đục và thiếu độc lập, tác động chính trị và kinh tế (hối lộ) thường ảnh hưởng đến kết quả tố tụng.”

Phúc trình tố cáo rằng chính quyền Việt Nam giới hạn quyền tự do phát biểu và đàn áp những người bất đồng chính kiến, kiểm soát và kiểm duyệt báo chí, giới hạn truy cập Internet và giới hạn tự do tôn giáo, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động và tiếp tục giới hạn quyền tự do riêng tư cũng như tự do hội họp, lập hội và đi lại.

Nhà cầm quyền tiếp tục siết chặt việc thành lập hội đoàn gồm cả những tổ chức nhân quyền. Nhà cầm quyền cản trở các cuộc thăm viếng của các tổ chức thiện nguyện ngoài chính phủ, các cơ quan thông tin nước ngoài, nếu không chấp nhận để nhà cầm quyền giám sát. Theo bản phúc trình, tham nhũng rất phổ biến trong hệ thống công quyền CSVN đặc biệt là ngành công an. Quyền tự do nghiệp đoàn bị giới hạn thành lập và gia nhập trong khi tình trạng chỗ làm của công nhân không an toàn và vệ sinh. Lao động trẻ em vẫn tồn tại đặc biệt trong nông nghiệp.

Phúc trình Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cáo buộc, tuy nhà cầm quyền đôi khi có một vài hành động sửa chữa gồm cả truy tố đối với các viên chức công an vi phạm pháp luật, nhiều khi lại để họ tự do hành động mà chẳng trừng phạt gì.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu ra các dẫn chứng cụ thể về nhân quyền Việt Nam năm 2016 từ bắt tù những người bất đồng chính kiến đến đàn áp người dân biểu tình chống Formosa, dung túng công an giết người, giải thích luật lệ hình sự tùy tiện, đàn áp tôn giáo, không bảo vệ người lao động v.v…

Khác với những năm trước và các ngoại trưởng tiền nhiệm, năm nay, tân Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson không xuất hiện và đọc bài phát biểu khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình nhân quyền thế giới. Ông bị Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida), thành viên Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, đả kích. (TN)

Hãy dành chút thương cảm cho “nạn nhân” Đoàn Thị Hương

Hãy dành chút thương cảm cho “nạn nhân” Đoàn Thị Hương

Hải Âu (Danlambao) – Qua phương tiện truyền thông, tôi rùng mình khi theo dõi vụ án sát hại Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un. Vụ án mạng xảy ra tại Malaysia nhưng một trong hai nữ nghi phạm là người mang quốc tịch Việt Nam, đó là Đoàn Thị Hương. Một cô gái có dáng người nhỏ bé, sinh ra và lớn lên trong một gia cảnh thuộc diện khó khăn. Mẹ của Hương đã qua đời vào năm 2015, cha của Hương là một thương binh 2/4 của bộ đội Bắc Việt. Hương là em gái út trong một gia đình có năm người con. Dù được gia đình hết mực yêu thương chăm sóc nhưng Hương đã sớm lạc lỗi khi em một mình bước chân vào cuộc sống lẻ loi trong một xã hội đầy dẫy cạm bẫy.
Có lẽ lúc này rất nhiều người dành cho Hương một thái độ oán trách, ghê sợ, khinh miệt, và cho rằng Hương là một nữ sát thủ. Riêng tôi, tôi cảm thương với Hương, sự thương cảm ấy không bắt nguồn từ lòng thương hại, không hình thức như một kẻ đạo đức giả. Tôi cảm thương em vì em cũng là một trong vô số những “nạn nhân” của xã hội ngày nay. Một cô gái vốn hiền lành, học hết cấp 3 thì phải xa gia đình để lên Hà Nội tiếp tục theo học. Cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình thân cùng với những cám dỗ từ sự xa hoa ảo vọng nơi đất khách chính là nguyên nhân dẫn đến kết cục bất hậu của Hương ngày hôm nay.

Một xã hội đang khuyến khích giới trẻ chỉ nghĩ đến chuyện hưởng thụ. Một cuộc sống được định hình từ những game show truyền hình nhăng nhít, lố bịch. Một Nhân cách được tôi luyện trong môi trường đầy dẫy sự dối trá và đối kỵ. Nó đã khiến một cô gái đơn độc mất kiểm soát và sa chân vào những ma lực của đồng tiền. Và để rồi chính ma lực của đồng tiền đã điều khiển em trở thành một người đang bị cáo buộc là một nữ sát thủ. Theo như lời khai của Hương thì em bị dụ dỗ tham gia vào một cuộc chơi khăm trên game show truyền hình. Đổi lại em sẽ nhận được 90 USD và sự nổi tiếng. Chưa thể xác định đúng sai trong lời khai của em, nhưng rõ ràng những ảnh hưởng từ cuộc sống đã góp phần biến em thành người “nổi tiếng” với vụ án có sức ảnh hưởng lớn trên truyền thông thế giới.

Hương tham gia vào vụ sát hại Kim Jong Nam vào ngày 14/2/2017. Và sự “nổi tiếng” của Hương tại Việt Nam chỉ thật sự bắt đầu khi Bộ ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ việc. Tuy nhiên bà Nguyễn Phương Trà, phó Phát ngôn của Bộ ngoại giao nêu rõ: “Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi tội phạm dưới mọi hình thức và mọi mục đích. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nước trong công tác phòng chống, đấu tranh với các loại tội phạm”. Có lẽ vì phát ngôn ấy nên cho đến giờ phút này, Hương vẫn chưa thể có luật sư từ Việt Nam sang để hỗ trợ pháp lý cho em. Dù rằng tòa án của Malaysia đã chính thức cáo buộc tội danh giết người dành cho em.

Có thể Hương sẽ phải đối diện với án từ hình nhưng khi tòa án của Malaysia chưa đưa ra phán quyết cuối cùng thì em vẫn phải được xem là một công dân Việt Nam vô tội. Trước một vụ án ảnh hưởng tới chính trị và hình ảnh của quốc gia nhưng phía nhà nước cộng sản Việt nam tỏ ra chậm chạp khi đưa tin cũng như lựa chọn những biện pháp hỗ trợ pháp lý cho công dân của mình. Phải chăng chỉ vì Hương là một nghi phạm giết người, là một dân đen tầm thường trong xã hội.

Một ngày nào đó có thể Đoàn Thị Hương sẽ phải đối mặt với một kết cục đen tối nhất trong cuộc đời. Nhưng một lần nữa tôi vẫn sẽ dành sự thương cảm cho em dù không cổ súy cho bất cứ hành động nào dẫn đến tội ác. Bởi cá nhân một người không thể tạo ra một xã hội vì mỗi người chỉ là một tế bào trong xã hội ấy mà thôi. Nhưng xã hội Việt Nam ngày nay đang tạo ra những con người máu lạnh sẵn sằng hành hạ, sát hại lẫn nhau mà không hề tỏ ra run sợ. Những cuộc xô xát, chém giết ấy vẫn thường xuyên diễn ra từ học đường cho đến thương trường, từ cao niên cho đến những em học sinh tuổi đời còn quá ngây thơ. Đó là kết quả của một quá trình tàn phá nhân cách sống dưới sự lãnh đạo của nhà nước cộng sản Việt Nam. Để rồi con người sống trong cai thiên đường xã hội chủ nghĩa ấy chỉ còn nghĩ đến cá nhân mình, chỉ mong thỏa mãn nhu cầu của bản thân và bất chấp tất cả.

04.03.2017

Hải Âu

danlambaovn.blogspot.com

ĐƠN TỐ CÁO – CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN KHỞI KIỆN CÔNG TY FORMOSA

 ĐƠN TỐ CÁO – CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN KHỞI KIỆN CÔNG TY FORMOSA

GB. Nguyễn Đình Thục

3-3-2017

h1Kính gửi: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

– Ban Tôn giáo Chính phủ
– Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
– Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
– Bộ Công an
– Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
– Sở Công an tỉnh Nghệ An

Kính thưa quý cơ quan,

Tôi là Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, sinh ngày 10/4/1978, CMND số 182359543, cấp ngày 24/11/2015, nơi cấp: công an tỉnh Nghệ An. Tôi đang quản xứ Song Ngọc thuộc địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Trước tiên, tôi xin gửi đến quý cơ quan lời chào trân trọng. Sau đây tôi trình bày sự việc diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Với tư cách đại diện những người dân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An tham gia khởi kiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tôi cũng sẽ nêu rõ quan điểm và yêu cầu đối với quý cơ quan.

TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC

1. Thảm họa môi trường và thiệt hại của chúng tôi đều do Công ty Formosa gây ra

Vào tháng 04/2016, báo chí và dư luận phát hiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (sau đây gọi là “Công ty Formosa”) đã xả nước thải chứa độc tố phenol và xyanua ra biển, làm cá chết hàng loạt, bắt đầu từ Khu Kinh Tế Vũng Áng, Thị Xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng và gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống nhân dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và an ninh trật tự tại bốn tỉnh miền Trung, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Những người ngư dân ven biển chúng tôi thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn về đời sống kinh tế và sức khỏe.

Vào ngày 18/06/2016, người đại diện theo pháp luật của Công ty Formosa là ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Nguyên Thành đã công bố Văn bản số 1606101/CV-FHS về “sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung Việt Nam”, trong đó thừa nhận và xác nhận cụ thể trách nhiệm của Công ty Formosa trong thảm họa này. Sự việc đã được đại diện Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thông báo và xác nhận trong buổi họp báo công khai và chính thức với báo giới vào chiều ngày 30/06/2016.

Quan trọng hơn, các cơ quan chính quyền tỉnh Nghệ An cũng đã công nhận điều đó. Cụ thể là ngày 27/10/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã đưa ra Báo cáo số 2791/ SNN-CCTS về thiệt hại của người dân do Công ty Formosa gây ra. Ngày 02/11/2016, ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã báo cáo trước Quốc hội rằng Nghệ An cũng bị thiệt hại nặng nề trong thảm họa này.

Tin tưởng vào lời hứa của Chính phủ về việc chi trả bồi thường thiệt hại từ Công ty Formosa, các nạn nhân chúng tôi đã gửi đơn đề nghị Chính phủ chi trả tiền bồi thường. Tuy nhiên, sau hơn bốn (4) tháng chúng tôi vẫn chưa nhận bất cứ khoản tiền bồi thường nào, ngay cả một thư hồi đáp tối thiểu để chứng tỏ Chính phủ quan tâm đến thiệt hại của người dân cũng không có.

2. Sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017

Sự im lặng của Chính phủ và chính quyền địa phương trước mọi thỉnh cầu hợp lý của nạn nhân cho thấy thái độ vô trách nhiệm và xem thường dân của nhà cầm quyền. Vì vậy, hơn 600 nạn nhân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An đã quyết định khởi kiện Công ty Formosa để đòi công lý cho mình dù thừa biết sự bao che mà các cấp chính quyền vẫn dành cho kẻ thủ phạm này.

Chúng tôi khẳng định rằng khởi kiện dân sự là quyền cơ bản của người dân theo luật định. Khoản 1, Điều 4 của Bộ luật Tố tụng Dân sự ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016 quy định như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”

Dưới đây chúng tôi tường thuật lại toàn bộ sự việc chính quyền tỉnh Nghệ An ngăn cản và tấn công bằng bạo lực các nạn nhân đi kiện Công ty Formosa ngày 14 tháng 2 năm 2017 như sau:

Vào tối ngày 13 tháng 2, các nạn nhân thuê xe để chuẩn bị khởi hành sáng hôm sau. Đoàn xe trên đường vào Song Ngọc thì bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.

Vào sáng ngày 14 tháng 2, một số xe nỗ lực chạy vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và tìm mọi cách ngăn chặn không cho các xe vào. Thấy tình hình khó khăn, bà con quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, hơn 100 người không có xe máy đã chọn phương cách đầy can đảm là đi bộ, nhất quyết không chịu ở nhà. Chỉ khoảng 10 người già sức khỏe yếu phải ở lại.

Khoảng 7 giờ 30, đoàn người đi kiện xuất phát từ Nhà thờ Giáo xứ Song Ngọc trong niềm hân hoan, sau khi đã cầu nguyện, nhận phép lành và mỗi người nhận chuỗi Mân Côi làm hành trang đi đường. Ban đầu cảnh sát giao thông cố gắng dẹp đường để việc di chuyển của đoàn người đi kiện được thuận lợi.

Đến cầu Giát, ông Nguyễn Đức Hải – Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – xuất hiện, chấp thuận cho chúng tôi thuê một chiếc xe chở 30 người đi, và yêu cầu số người còn lại (khoảng 70 người) không có xe quay về. Tuy nhiên, chỉ hai bà mẹ có con nhỏ chịu quay về, số còn lại tiếp tục đi bộ. Các xe ô-tô và xe máy đều đi với vận tốc rất chậm, để chờ và hỗ trợ người đi bộ. Đoàn người đi trong ôn hòa, trật tự và đầy niềm vui, với sự chào đón của bà con dọc theo lối đường.

Khoảng 12 giờ trưa, đoàn người đi kiện dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại Giáo xứ Yên Lý. Khoảng 14 giờ 15, sau giờ kinh chung tại Nhà thờ Yên Lý, mọi người lên đường tiếp tục cuộc hành trình.

Khoảng 16 giờ, đoàn người đi kiện đến đoạn đường cách Trạm 5, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu chừng 1 km, thì thấy rất nhiều công an giao thông, trong đó có ông Cao Minh Phượng – Trưởng phòng CSGT tỉnh Nghệ An – đứng phân luồng giao thông và tìm cách tách đoàn đi kiện sang một bên riêng biệt.

Khi đến Trạm 5, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, công an dùng gậy chuyên dụng uy hiếp và ép mọi người tập trung vào một bãi đất trống bên đường. Khi tôi – Linh mục Nguyễn Đình Thục – đến nơi thì ông Phan Đình Sửu, công an tỉnh Nghệ An, giới thiệu ông Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An là Nguyễn Hữu Cầu với tôi. Tôi đã bắt tay ông Nguyễn Hữu Cầu với lời chào thân thiện.

Bỗng nhiên cả một đám công an mặc thường phục lao vào tấn công tôi và làm tôi bị thương ở miệng và gây đau đớn thân thể. Bà con đứng gần đã kéo tôi ra khỏi đám công an côn đồ này. Giả sử đám người côn đồ đó không phải là công an, thì vì sao ông Giám đốc Công an và nhiều công an mặc sắc phục đã không ngăn cản hành động côn đồ tấn công người khác ngay trước mặt họ.

Cùng lúc đó, công an đã truy bắt nhiều người cầm điện thoại hoặc cầm máy để quay phim chụp hình. Nhiều người bị đánh tàn nhẫn, bị cướp hoặc bị phá hoại các phương tiện truyền thông. Nghiêm trọng hơn, họ còn bị cướp tiền bạc và tài sản khác. Nhiều người bị đưa đi rất xa và bỏ lại nơi hoang vu mà không còn tài sản gì. Chiếc xe của tôi cũng bị xe cảnh sát đến cẩu lên và chở đi. Công an đã đấm vào kiếng xe, bẻ gãy thanh gạt nước… khiến xe bị hư hỏng.

Tại thời điểm đó, ngoài số người cùng nhập vào đoàn đi kiện trên suốt đoạn đường từ sáng, đã có thêm nhiều người thuộc nhiều giáo xứ khác lân cận đã can đảm tìm đến khi biết tin đàn áp xảy ra.

Khoảng 16 giờ 30, công an đề nghị tôi làm việc với ông Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – nhưng tôi dứt khoát từ chối vì tôi cho rằng, chính ông ta vừa chỉ đạo lực lượng công an côn đồ lừa vây nhốt và đánh đập bà con đi kiện. Sau đó, linh mục Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh và linh mục quản hạt Đồng Tháp thuyết phục tôi, và chúng tôi (tôi cùng bà con đi kiện) chấp thuận đến một khoảng đất trống khá lớn để làm việc với ông Lê Xuân Đại.

Khi đến nơi, ông Lê Xuân Đại liền xuất hiện, nhưng lại không nói với tôi lời nào. Chúng tôi lập tức nhận ra rằng chiêu trò làm việc chỉ là cái cớ để họ đưa mọi người đến nơi thuận tiện cho việc đàn áp đẫm máu lần thứ hai. Khoảng 17 giờ, cách xa nơi chúng tôi tập trung chừng 150m, chúng tôi nhìn thấy nhiều gạch đá tung lên trời và nghe rất nhiều tiếng nổ kinh hoàng. Rồi ngay lập tức hàng trăm cảnh sát cơ động truy đuổi và đánh đập bà con một cách tàn nhẫn, không kể người già hay trẻ em, đàn ông hay đàn bà.

Trước tình thể đó, tôi khuyên bảo bà con ngồi xuống đọc kinh để không bị hoảng loạn. Nhưng nhiều tiếng nổ ngay sát bên cạnh làm nhiều người yếu tinh thần phải bỏ chạy. Cảnh sát cơ động chỉ chờ có người bỏ chạy để truy sát. Hàng trăm người đã bị đánh, trong đó khoảng 30 người bị đánh trọng thương. Nhiều người bị bắt và cướp tài sản.

Khoảng 30 phút sau, khi thấy tình hình ổn hơn, cảnh sát cơ động không còn vây quanh đoàn người nữa, chúng tôi di chuyển vào Giáo xứ Đông Tháp. Khoảng 20 giờ 30, Giáo xứ Đông Tháp cử hành giờ chầu trọng thể và thắp nến cầu nguyện cho chúng tôi, với sự tham dự của cha xứ và giới trẻ Giáo xứ Vạn Phần. Sau giờ chầu, chúng tôi được cộng đoàn Giáo xứ Đông Tháp ân cần mời về các gia đình để nghỉ ngơi.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 15 tháng 2, Linh mục quản hạt, quản xứ Đông Tháp đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho đoàn người đi kiện, cho tổ quốc Việt Nam, cho công lý được tôn trọng và riêng cho các nạn nhân của vụ đàn áp ngày 14 tháng 2 năm 2017. Sau đó, khoảng 7 giờ 30 sáng, nhận được ý của Đức Giám mục Giáo phận Vinh, mọi người trở về nhà để tránh sự đàn áp đẫm máu mà nhà cầm quyền đe dọa sẽ thực hiện nếu tiếp tục đi kiện.

3. Công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An do ông Lê Xuân Đại ký tên

Sau sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017, ông Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ký tên và gửi Công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của UBND tỉnh Nghệ An đến Giám mục Giáo phận Vinh và Ban Công lý và Hòa bình thuộc Tòa Giám mục Vinh (sau đây gọi là “Công văn 1022”).

Nội dung được trình bày trong Công văn 1022 thể hiện một cách nhìn lệch lạc, hoàn toàn bóp méo sự thật, nhằm mục đích vu khống và bôi nhọ tất cả những người tham gia khởi kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cá nhân tôi – Linh mục Nguyễn Đình Thục.

Hơn 600 con người đi kiện Công ty Formosa vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 đều có thể làm nhân chứng việc công an tỉnh Nghệ An dùng vũ khí tấn công người đi kiện, bởi tất cả nạn nhân bị bạo hành là chính họ. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Nghệ An nói ngược lại rằng công an bị người dân tấn công theo sự chỉ đạo của Linh mục Nguyễn Đình Thục.

Điều đáng nói, trong Công văn 1022, nhiều nội dung thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên – ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU

1. Quan điểm của chúng tôi

1.1 Về sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017

Những người dân đi kiện Công ty Formosa đã bị lực lượng công an chặn lại tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu một cách vô cớ khi đang đi trên đường. Họ đã bị công an đánh đập dã man, tài sản bị cướp bóc. Nhiều người đã ghi lại các hình ảnh một cách đầy đủ, trung thực nhất.

Không những thế, rất nhiều những người dân xung quanh đã bị hành hung một cách vô cớ; trong đó có cả người già và trẻ em. Nghiêm trọng hơn, nhiều người bị bắt giữ một cách trái phép và tra tấn trong trụ sở Công an huyện Diễn Châu và Trạm CSGT số 5. Tiền bạc, giấy tờ và điện thoại cá nhân trên người họ bị cướp và tước đoạt một cách trắng trợn, vô pháp. Nhiều người được thả ra với thương tích nặng nề và phải chữa trị lâu dài trong bệnh viện.

Chính quyền không thể phủ nhận một cách trơ trẽn như thế về những hành vi tàn ác với nhân dân của mình. Dù có trơ trẽn chối cãi hay trắng trợn tìm cách vu khống ngược lại chúng tôi, thì sự thật vẫn không hề thay đổi. Điều đó chỉ làm cho lòng tin hiếm hoi của người dân vào những người cầm quyền trở nên cạn kiệt.

Dưới ánh sáng của công lý và sự thật, mọi tội ác sẽ được phơi bày. Những cá nhân trực tiếp và gián tiếp phạm tội vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 sẽ bị lịch sử ghi lại một cách đầy đủ và công bằng nhất.

1.2 Về Công văn 1022

Công văn 1022 mặc nhiên thừa nhận hành vi phạm pháp, đồng thời thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam.

Thật vậy, Công văn 1022 có các đoạn nêu như sau:

“UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 767/UBND-NC ngày 13/02/2017 gửi Tòa Giám mục, đồng thời cử ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trực tiếp trao đổi với Giám mục Giáo phận Vinh; các ban ngành huyện Quỳnh Lưu đã trực tiếp trao đổi với Linh mục Nguyễn Đình Thục để thông báo và đề nghị không tổ chức đông giáo dân kéo vào Hà Tĩnh dễ xảy ra phức tạp về an ninh, trật tự.” (Chúng tôi nhấn mạnh phần gạch chân)

“Quá trình đoàn di chuyển vào Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng một số Linh mục đã có mặt tại hiện trường để tuyên truyền, vận động, nói rõ sẽ trực tiếp nhận đơn khởi kiện Công ty THHH Hưng Nghiệp Formosa của bà con giáo dân để gửi đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh giải quyết, […]; đồng thời đề nghị Linh mục Thục và giáo dân xứ Song Ngọc quay về, thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế cử người đại diện.” (Chúng tôi nhấn mạnh phần gạch chân)

Với nội dung nêu trên, Công văn 1022 đã thể hiện hai điều quan trọng sau đây:

Thứ nhất, mặc nhiên thừa nhận hành vi tìm cách ngăn cản người dân đi kiện Công ty Formosa khi liên tục thông báo và đề nghị người dân quay về, không cho đi vào tỉnh Hà Tĩnh để đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Nói cách khác, đó là hành vi ngăn cản người dân thực hiện quyền công dân cơ bản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các cấp chính quyền Nghệ An, cụ thể theo và cần phải tiến hành khởi tố hình sự vụ việc theo mức độ nghiêm trọng của hành vi này.

Thứ hai, thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên – ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Điều 190 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, việc gửi đơn khởi kiện dân sự chỉ nộp cho Tòa án, cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn kiện Công ty Formosa.

Theo Điều 20 và 21 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có bất cứ quy định nào về việc thay mặt các tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện dân sự của người dân.

Quan trọng hơn, theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thủ tục khởi kiện đòi bồi thường phải do chính người khởi kiện thực hiện, không được khởi kiện theo cơ chế người đại diện.

Cần lưu ý, cơ chế người đại diện một tập thể chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp khiếu nại và tố cáo, như tôi đang hành xử theo Đơn Tố Cáo này, trong khi việc khởi kiện dân sự của các nạn nhân Công ty Formosa là quyền của những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trước tòa án.

Thú thật, chúng tôi không hiểu UBND tỉnh Nghệ An và ông Lê Xuân Đại đã dựa vào quy định pháp luật nào để đề nghị người dân khởi kiện theo cơ chế người đại diện, hay quý vị tự tiện đặt ra luật hoặc diễn giải luật pháp theo ý riêng của mình (?).

2. Yêu cầu của chúng tôi

2.1 Quyền tố cáo của công dân

Công dân có quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố Cáo được ban hành ngày 11/11/2011, cụ thể tại Khoản 1, Điều 2 như sau:

“1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

Nguyên tắc xác định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định trong Điều 12 của Luật Tố Cáo, như sau:

“1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”

Bởi những căn cứ pháp lý nêu trên, chúng tôi theo đây đề nghị quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo này của chúng tôi và tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Chúng tôi nêu cụ thể nội dung tố cáo dưới đây.

2.2 Tố cáo hành vi xâm phạm quyền khiếu nại và hành vi can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự

Bất kể mọi lý do bảo vệ an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông mà chính quyền tỉnh Nghệ An nêu ra trong Công văn 1022, việc ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, sử dụng lực lượng công an (có và không mặc sắc phục) cản trở người đi kiện thuê phương tiện di chuyển, chặn đường và lùa mọi người vào địa hình bất lợi để tấn công và cướp phá tài sản, nhằm mục đích gây cản trở và xâm phạm quyền khiếu nại của các nạn nhân Công ty Formosa, rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải bị xử lý nghiêm minh.

Thật vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 132 về “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo” như sau:

“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thêm vào đó, Điều 496 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc “xử lý hành vi can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự”.

Do vậy, chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo” đối với ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, như đã trình bày ở trên.

2.3 Tố cáo hành vi vu khống

Chính quyền tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông địa phương vu khống và bôi nhọ tất cả những người tham gia khởi kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cá nhân Linh mục Nguyễn Đình Thục. Công văn 1022 do ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ký tên cũng chứa đựng nhiều nội dung vu khống và bôi nhọ như vậy.

Hành động nói trên rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với nhiều tình tiết tăng nặng, cần phải bị xử lý nghiêm minh. Thật vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 122 về “tội vu khống”, như sau:

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Do vậy, chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội vu khống” đối với ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, như đã trình bày ở trên.

KẾT LUẬN

Với tư cách là người hướng dẫn các nạn nhân tiến hành khởi kiện Công ty Formosa, đồng thời là nạn nhân trong vụ đàn áp tàn bạo của chính quyền tỉnh Nghệ An vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại Diễn Châu, bằng văn bản này, tôi – Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An – cùng nhiều nạn nhân khác, theo đây:

Tuyên bố lên án và tố cáo hành động đàn áp bằng bạo lực của chính quyền tỉnh Nghệ An đối với những người dân thực hiện quyền cơ bản của công dân theo luật định, đồng thời phản đối và tố cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông vu khống và bôi nhọ chúng tôi bằng cách bóp méo sự thật.

Chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo này của chúng tôi, tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân nêu tên ở trên, đồng thời thông báo công khai cho chúng tôi biết kết quả xử lý. Chúng tôi tin rằng một chính quyền chính danh luôn phải tôn trọng ý nguyện của công dân và hành xử trên cơ sở luật pháp.

Lập tại Nghệ An, ngày 3 tháng 3 năm 2017

Linh mục quản xứ Song Ngọc

GB. Nguyễn Đình Thục

Tại sao Kim Jong Un tự cho phép “lộng hành”?

Tại sao Kim Jong Un tự cho phép “lộng hành”?

RFI

3-3-2017

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thăm đơn vị 966 của quân đội Nhân Dân Bắc Triều Tiên. Ảnh do KCNA công bố ngày 01/03/2017.KCNA/via REUTERS

Cuộc điều tra vụ ám sát Kim Jong Nam vẫn được cảnh sát Malaysia tiếp tục với tình tiết mới là khởi tố hai nữ nghi phạm người Indonesia và Việt Nam. Bình Nhưỡng không hợp tác và chỉ khẳng định nạn nhân là một công dân Bắc Triều Tiên mang hộ chiếu ngoại giao với tên Kim Chol. Còn Hàn Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ đều khẳng định đó là người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Vụ ám sát xảy ra ngay giữa sân bay quốc tế Kuala Lumpur đông hành khách qua lại, khiến không ít người đặt câu hỏi lớn : Tại sao nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên tự cho mình quyền làm mọi việc ?

Theo một bài báo được đăng trên tờ Dongfang Ribao (Đông Phương Nhật Báo) phát hành tại Hồng Kông và được Courrier International trích dịch ngày 23/02/2017, lý do chính là sự « nương tay » của cả Bắc Kinh và Washington.

Kim Jong Un thách thức cả thế giới khi cho người ra tay ám sát anh trai ngay giữa thanh thiên bạch nhật và trước bàn dân thiên hạ. Trong khi giới chuyên gia còn đang tìm cách phân tích động cơ, lý do chọn thời điểm và địa điểm hành động để Bình Nhưỡng loại bớt một mối đe dọa, chắc Kim Jong Un đang cười đắc thắng « Các người làm gì được ta ? »

Trung Quốc dung túng Bắc Triều Tiên để thách thức Hoa Kỳ

Các cơ quan truyền thông Trung Quốc không đề cập nhiều đến tình tiết vụ ám sát và tiến trình điều tra. Tại sao ? Vì chính tại Bắc Kinh và Macao là nơi Kim Jong Nam chọn để « ở ẩn ». Tuy nhiên, tất cả đều đồng loạt nhấn mạnh đến việc nạn nhân là một người ủng hộ chính sách đổi mới và mở cửa, giống người chú Jang Song Thaek (từng là nhân vật số hai của chế độ trước khi bị xử tử năm 2013). Kim Jong Nam là một quân át chủ bài của Trung Quốc trong việc thuyết phục Bắc Triều Tiên tiến hành cải cách. Thế nhưng, với vụ sát hại tại Malaysia ngày 13/02/2017, chẳng còn ai dám hỏi người nào có thể đứng ra bảo vệ được Kim Jong Nam.

Từ hơn một nửa thế kỷ nay, ngành ngoại giao Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công lớn nhưng vẫn tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát tình hình chính trị nội bộ của các nước đồng minh. Dĩ nhiên, nhiều người sẽ cho rằng đó là chính sách tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nước khác, nhưng lịch sử chứng minh rằng trên thực tế, hoặc ngành ngoại giao Trung Quốc bị trì trệ, hoặc chơi hai mặt. Hơn nữa, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, trong vòng 30 năm gần đây, còn được thúc đẩy bởi sự phát triển tâm lý Sô-vanh nước lớn và xu thế luật rừng.

Phải nói là Trung Quốc « gây hấn » với hầu hết các nước láng giềng : để miền bắc Miến Điện rơi vào cuộc chiến du kích ở vùng biên giới, nuôi tham vọng ngày càng lớn với quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản quốc hữu hóa và gọi là Senkaku, gay gắt chỉ trích Tokyo không thừa nhận vụ thảm sát Nam Kinh và khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Chỉ có mỗi chuyện gây sức ép với Bắc Triều Tiên hoặc thay đổi nước này là làm cho Trung Quốc phải « câm nín » về các thành tích của mình.

Để biện bạch cho lập trường ủng hộ chế độ của Kim Jong Un, xã hội Trung Quốc từng đưa ra rất nhiều luận điểm, trong đó phải nhấn mạnh đến « tình đoàn kết không gì lay chuyển được trước một mối nguy hiểm chung » song dường như « bảo bối » này không còn hiệu nghiệm, hay thuyết cùng nằm trong « khối xã hội chủ nghĩa ». Ngoài ra cũng có nhiều luận điểm mới xuất hiện, như « Trung Quốc chẳng được lợi lộc gì nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất », nếu vậy thì phải chăng có điều gì đó hơi mất thể diện đối với một quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới, và đang cố vươn lên hàng đầu như Trung Quốc, lại phải lo ngại sự cạnh tranh của nước láng giềng nhỏ bé hơn. Đương nhiên, Trung Quốc phải tìm cách bảo vệ các lợi ích của mình, nhưng tại sao Bắc Kinh cứ khăng khăng bảo vệ di sản mà Hoa Kỳ và Liên Xô để lại từ sau Thế Chiến II ?

Cũng có người nói rằng sức mạnh bá chủ của Trung Quốc càng hùng hậu nếu có thêm một kẻ « coi trời bằng vung » đứng ra thách thức Hoa Kỳ. Thế nhưng, thách thức của kẻ này (cụ thể là các cuộc thử nghiệm hạt nhân) có vẻ như là một thủ đoạn nhắm tới Hoa Kỳ, nhưng lại đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc.

Bắc Triều Tiên tự do hành động vì toan tính của các cường quốc

Trên thực tế, nếu như một nhà lãnh đạo độc tài như Kim Jong Un tự cho mình thách thức mọi điều hay lẽ phải của nhân loại, các quy tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế và quyền lực của Liên Hiệp Quốc, đó là nhờ vào những quan điểm trái ngược của các cường quốc. Chắc chắn sẽ có người hỏi tại sao Hoa Kỳ không trừ khử luôn Kim Jong Un như đã từng làm với Saddam Hussein và Muammar Kadhafi ? Nhưng nên nhớ là vào những thời điểm đó, Hoa Kỳ đã viện vào lý do chiến tranh ở Irak và cuộc nổi dậy ở Libya để can thiệp.

Một lý do quan trọng hơn là dù Hoa Kỳ có tức giận vì nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân bị vi phạm, nhưng trên thực tế, mối đe dọa vũ khí nguyên tử ở những phần còn lại của thế giới hoàn toàn có thể kiểm soát được. Chắc chắn Mỹ nằm trong tầm bắn của vài chục quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng « Chú Sam » có các phương tiện kỹ thuật để phòng ngừa. Vì vậy, mối đe dọa hạt nhân hay những lời đe dọa khủng bố của Bắc Triều Tiên nhắm vào Mỹ chỉ mang tính tượng trưng mà thôi.

Nếu đúng như vậy, bản thân Kim Jong Un, chế độ toàn trị của Bắc Kinh và những hành động khiêu khích ở bên ngoài không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc nội Mỹ và trật tự ở vùng Đông Bắc Á. Thực vậy, với Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên không đáng sợ bằng Trung Quốc và động thái của Bình Nhưỡng đang gây bất lợi cho Bắc Kinh. Đây mới chính là điều Washington tính toán và cũng là lý do giải thích tại sao thái độ « bao dung » của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên không khiến Hoa Kỳ phẫn nộ.

Dù tổng thống Donald Trump đưa ra nhiều ý tưởng đặc biệt đang làm xáo trộn xã hội Mỹ trong những ngày đầu của nhiệm kỳ, nhưng hồ sơ Bắc Triều Tiên không nằm trong danh sách ưu tiên cần giải quyết của ông chủ Nhà Trắng. Điều này có thể hiểu là có rất ít khả năng Hoa Kỳ dùng đến sức mạnh quân sự để giải quyết triệt để mối đe dọa hạt nhân này.

Điểm cuối cùng, nếu Kim Jong Un vẫn có thể hành động một cách ngông cuồng và bắt người dân Bắc Triều Tiên chịu khổ cực, không phải vì ông ta là một thiên tài, mà do các nước khác để nhà lãnh đạo độc tài đó cơ hội hành động. Chừng nào còn đất diễu võ giương oai, Kim Jong Un còn hả hê thể hiện.

Leilla de Lima: Tổng thống Duterte sẽ trả giá về hành vi giết người

Leilla de Lima: Tổng thống Duterte sẽ trả giá về hành vi giết người

RFA

2017-03-03

Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte

Tng Thng Philippines Rodrigo Duterte

 AFP photo

“Tổng thống Duterte sẽ phải trả giá về hành vi giết người mượn danh chống ma túy của ông ta”. Đó là lời lên án của bà Leilla de Lima viết trên trang Facebook của mình khi đang bị tạm giam trong nhà tù của Manila.

Bà Lima là một nghị sĩ Philippines từng chống đối mạnh mẽ tổng thống Duterte về chính sách giết nghi can có hành vi buôn bán, tàng trữ ma túy bất kể người đó là ai. Những cuộc bố ráp và bắt giữ gây nên sự chống đối khắp nơi trong cũng như ngoài nước vì Tổng thống Phi cho phép cảnh sát nổ súng vào nghi can, kẻ cả những người vô tội mà không cần xin phép tòa án.

Nhà tù tràn ngập người bị tình nghi ma túy, mấy ngàn người bị giết sau khi ông Duterte được bầu lên.

Bà Lima bị bắt vào tuần trước với cáo buộc dính líu tới đường dây ma túy sau khi công khai chỉ trích việc làm mà bà cho là lợi dụng quyền lực để giết người.

Chỉ hai tháng từ đầu năm đến nay có tất cả 8 trường hợp xảy ra cho người dân ( chết hay bị thương nặng) do công an Việt nam gây ra:

Chỉ hai tháng từ đầu năm đến nay có tất cả 8 trường hợp xảy ra cho người dân (chết hay bị thương nặng) do công an Việt nam gây ra:

  • 1) Công an vô cớ “vây bắt” và đánh 5 người, 2 người nhập viện

07/01/2017

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170107/cong-an-vo-co-vay-bat-va-danh-5-nguoi-2-nguoi-nhap-vien/1248613.html

  • 2) Công an đánh chết người ở Bình Ðịnh: ‘Chết do chạy quá sức’

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cho-hinh-cong-danh-chet-nguoi-o-binh-dinh-chet-chay-qua-suc/

  • 3) Công an Vĩnh Phúc: Cầu cứu dư luận vì người thân bị công an đánh chết

http://baocalitoday.com/breaking-news/vinh-phuc-cau-cuu-du-luan-vi-nguoi-than-bi-cong-an-danh-chet.html

4) Người đàn ông nhập viện bất thường sau khi rời trụ sở công an.

http://danviet.vn/phap-luat/nguoi-dan-ong-nhap-vien-bat-thuong-sau-khi-roi-tru-so-cong-an-737737.html

5) Bị đa chấn thương sau khi làm việc với công an?

http://www.baomoi.com/bi-da-chan-thuong-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an/c/21307438.epi

6) Vụ 2 mẹ con chở thuốc lá lậu thương vong: Bị công an đạp ngã?

http://www.phapluatso.com/vu-2-me-con-cho-thuoc-la-lau-thuong-vong-bi-cong-an-dap-nga.html

  • 7) Anh Nguyễn Thành Ngôn tử vong tại trụ sở công an xã là do treo cổ tự tử.

ngày 07/02/2017

http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/nghe-an-nguoi-dan-ong-tu-vong-tai-tru-so-cong-an-xa-trong-tu-the-treo-co-131266

Khánh An-VOA

Bà Nguyễn Thị Ái, mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, người tử vong trong lúc bị công an phường Cầu Ông Lãnh, Q.1

http://www.voatiengviet.com/a/chet-trong-luc-tam-giam-than-nhan-bi-canh-cao-khong-duoc-cau-ket-phan-dong/3748525.html

Đừng reo hò khi đảng cầm quyền hạ thủ một con mồi.

From facebook: Hoang Le Thanh
Giết một con chuột để cứu hàng vạn con chuột.

Đừng reo hò khi đảng cầm quyền hạ thủ một con mồi.

Ls. Lê Công Định

Sự kiện báo chí công cụ của đảng cầm quyền được bật đèn xanh vạch trần khối tài sản khổng lồ của một quan chức cấp cao của đảng đáng để chúng ta suy ngẫm ở những khía cạnh sau đây:

1) Quan chức cộng sản ai chẳng tham nhũng, sao báo chí không vạch trần hết lai lịch tài sản của tất cả họ, mà chỉ lâu lâu đánh một vài người thôi?

2) Chống tham nhũng chỉ là một vũ khí đấu đá nội bộ của người cộng sản để loại trừ kẻ không cùng phe cánh mình hoặc phe đã bị thất sủng.

3) Báo chí được đảng cầm quyền nuôi cơm và sử dụng như chó săn, khi cần giết con mồi nào thì tung ra vồ chết kẻ đó.

4) Xử lý vài quan chức tham nhũng chỉ là trò mèo giải toả tâm lý bức xúc của dân tình, chứ chưa giải quyết dứt điểm gốc của vấn đề, đó là ngày nào cái đảng tham nhũng này còn tồn tại thì ngày đó treo cổ một thằng quan tham không phải là chuyện đáng để reo hò của thiên hạ.

5) Hiểu những điều trên để đừng bao giờ góp vào tiếng reo hò mà đảng cầm quyền muốn tạo ra trước khi hạ thủ một con mồi, và đừng biến mình thành một công cụ bị lợi dụng như báo giới bưng bô đảng cầm quyền.

Luật sư @Lê Công Định

LE CONG DINH

GS Ngô Bảo Châu và Đoàn Thị Hương

From facebook:Hằng Lê added 3 new photos.
GS Ngô Bảo Châu đuợc nước Pháp đào tạo năm 1992 tại trường đại học Paris Xl, đến năm 2003 ông được nước Pháp phong hàm giáo sư và được giảng dạy tại chính ngôi trường ông học.

Để cảm ơn nước Pháp, tháng 2 năm 2010 (18 năm ở Pháp) ông nhập quốc tịch Pháp và tất nhiên ông đã trở thành công dân của đất nước Pháp từ đây.

Ngày 19-8-2010 ông đuợc tặng huy chương field danh giá thì bắt đầu từ đây, đảng csVn ca ngợi, tôn vinh, mời chào ông về nước. Họ ra tận chân cầu thang máy bay đón ông, họ mua nhà tiền tỷ cho ông, họ giao cho ông cái viện «tán» học nào đó, họ cố tình không biết ông đã có quốc tịch bên Pháp, họ làm như họ đã đào tạo ông thành người tài giỏi như hôm nay….

Ngày 13-2-2017, cãnh sát Malaysia bắt giữ Đoàn Thị Hương, quốc tịch VN và 1 công dân của Indonesia vì tình nghi giết người. Ngay lập tức, chính phủ Indonesia cử ngay 5 luật sư bay qua Malaysia để hỗ trợ pháp lý cho công dân của mình. Còn Đoàn Thị Hương thì cô độc, bơ vơ ở nơi mà ngôn ngữ cũng bất đồng !

Nêu lên điều này để các vị thấy cái khốn nạn, cái lưu manh của chính quyền csVn nó ở tầm nào mà phục vụ cho nó tương xứng!

(Ngô Trường An)

Image may contain: 1 person, standing
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

Bắt khẩn cấp 1 lao động nữ Việt Nam ăn cắp số lượng lớn hàng hóa tại Nhật Bản

 Bắt khẩn cấp 1 lao động nữ Việt Nam ăn cắp số lượng lớn hàng hóa tại Nhật Bản

Một nữ lao động Việt Nam đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt khẩn cấp vì ăn trộm số lượng lớn hàng hoá mỹ phẩm, thực phẩm chức năng các loại tại một cửa hàng thuốc tại Tokyo.
 

NGUYEN NGOC LAN

 

 

 

 

 

 

 

Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Lan 23 tuổi ăn cắp số lượng lớn gồm 113 các loại mỹ phẩm và thuốc các loại

Vào cuối tháng 12/2016 tại một cửa hàng thuốc và mỹ phẩm ở quận Nerima-Tokyo, cảnh sát đã bắt một nữ lao động Việt Nam tên Nguyễn Thị Ngọc Lan グエン・ティ・ゴグ・ラン (23 tuổi) đã ăn cắp số lượng lớn gồm 113 các loại mỹ phẩm và thuốc các loại, cất giấu trong chiếc valy du lịch. Theo cảnh sát thì nhóm này còn có thể liên quan tới hơn 10 vụ ăn cắp khác, và sau khi thực hiện hành vi trên chúng đã đem hàng về Việt Nam để tiêu thụ.

Video được cung cấp từ http://news.tv-asahi.co.jp/

httpv://www.youtube.com/watch?v=4FS71buGkoA

Theo thống kê cho thấy riêng tại Tokyo thì số lượng người Việt Nam ăn cắp bị bắt trong vòng 20 năm qua đã TĂNG LÊN 30 LẦN. Cảnh sát đang đưa ra các hành động cấp bách cho vấn đề này.
Rất mong tin tức này được chia sẻ để mọi người có thể hiểu được tội phạm Việt Nam ở Nhật đang càn quét trên đất Nhật khủng khiếp như thế nào.

Mọi thứ bại hoại là do cái chế độ này mà ra

From facebook:Lê Hữu Nghiệp shared Sun Nguyen‘s post.
Mọi thứ bại hoại là do cái chế độ này mà ra , ra tay quyết liệt để dẹp đến đâu mà không lo dẹp thứ độc tài căn cơ tạo ra nó thì có 100 năm nữa cũng thế thôi. Xem Singapore cấm nhã kẹo cao su bé tí tẹo người ta còn cấm được vì nước người ta không có đảng cs quang vinh nào lãnh đạo cả. Nói thế cho nó vắn .

Thân nhân người chết bị cảnh cáo ‘không cấu kết phản động’


Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Bà Nguyễn Thị Ái, mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, người tử vong trong lúc bị công an phường Cầu Ông Lãnh, Q.1, TPHCM, bắt giữ, kể lại cho VOA về trường hợp của con bà:

“Hôm 15/1/2017, con trai em và 3 thanh niên gây lộn trên phố, rồi bị công an phường Cầu Ông Lãnh bắt. Hai ngày sau thì con mất”.

Theo lời bà Ái, ngày 6/2, cơ quan chức năng đã gọi bà lên để trả kết quả khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho biết anh Phạm Ngọc Nhung chết do chấn thương sọ não.

Cụ thể, anh bị gãy 2 xương sườn và gãy xương quai hàm bên phải, dập sọ, trên người có 9 vết thương. Mỗi vết dài từ 3 đến 8-9 cm.

Bà Ái khẳng định với VOA con trai bà “cao 1,71 mét, nặng trên 70 kg và không có vấn đề về sức khỏe” trước đó.

Tin cho hay hai người dân tham gia bắt Nhung vì tưởng là cướp đã được thả ra vì camera và lời khai cho thấy không có dấu hiệu những người này đã gây ra chấn thương cho Nhung.

Bà Ái cho biết từ khi bị bắt cho đến khi con trai chết, gia đình bà không hề nhận được thông báo từ cơ quan chức năng. Bà nói: “Tôi chỉ buồn là tại sao công an bắt con tôi, nhân viên của trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TPHCM, mà sao con tôi bị mất tích 7 ngày, gia đình và nhà trường đi tìm, máy của con tôi mở 24/24 mà công an bắt về không ai báo cho tôi, cho gia đình cả. Sau đó họ đem con tôi đi bệnh viện, con tôi chết xong họ mổ, để trong nhà xác. Mấy ngày sau, anh em trong nhà trường đi kiếm cũng không biết. Rồi qua một người bạn báo về cho bạn gái của con trai tôi, nói là con tôi bị tai nạn mất rồi”.

Người mẹ đơn chiếc cho biết bà hiện đang tá túc tại một ngôi chùa ở TPHCM do hoàn cảnh khó khăn. Bà nói trong tiếng khóc: “47 ngày mà tôi vẫn chưa được gặp con. Các cháu xin được cho vào gặp thì tôi cũng không đủ can đảm vào gặp con. Hận mình không bảo vệ được con. Khi con chết, tôi cũng không gặp được. Gần 2 tháng rồi mà tôi cũng chưa gặp được con để nhìn một cái…”

Sau khi vụ việc được đưa lên mạng xã hội, một số luật sư đã làm đơn kiến nghị gửi Bí thư TPHCM Đinh La Thăng để yêu cầu xem xét, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Phạm Ngọc Nhung.

Trước Tết Nguyên Đán, ông Đinh La Thăng đã trực tiếp làm việc với các luật sư và gia đình nạn nhân Phạm Ngọc Nhung. Ông cũng chỉ đạo công an thành phố làm rõ nguyên nhân tử vong theo đơn đề nghị của gia đình.

Luật sư Nguyễn Quynh, một trong số các luật sư tham gia vụ án, hôm 27/2 thông báo trên mạng rằng sau khi bị cản trở không cho gia đình và các luật sư vào làm việc tại Viện kiểm sát TPHCM, cuối cùng nhờ đấu tranh, các luật sư đã được Viện kiểm sát mời vào làm việc. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cam kết, đồng ý trưng cầu giám định tử thi Phạm Ngọc Nhung và sẽ thông báo trong vài ngày tới.

Trả lời VOA tối 3/3, bà Ái cho biết hiện bà vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng. Ngược lại, bà bị cảnh cáo không được cấu kết với “bọn phản động”. Nếu không sẽ bị “tù mọt gông”.

“Họ bảo tôi là phản động. Đi nói với bọn phản động rồi bị bắt, đi tù mọt gông. Tôi mới bảo là ‘Xin lỗi anh, tôi là dân đen ở Nghệ An vào. Anh chỉ cho tôi ai là người phản động để tôi tránh, chứ giờ tôi cũng chả biết ai phản động, ai không phản động cả. Tôi là một người mẹ không biết chữ. Con tôi chết thì tôi cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác để xin mọi người cứu mẹ con tôi”.

Những năm gần đây, Việt Nam bị nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích về các trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ. Ước tính đã có hơn 200 người bị chết trong lúc bị giam giữ tại các đồn công an Việt Nam trong những năm qua.

Xem thêm: Chỉ hai tháng từ đầu năm  đến nay có tất cả 8 trường hợp xảy ra cho người dân ( chết và bị thương nặng) do công an Việt nam  gây ra:

  • 1) Công an vô cớ “vây bắt” và đánh 5 người, 2 người nhập viện

07/01/2017

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170107/cong-an-vo-co-vay-bat-va-danh-5-nguoi-2-nguoi-nhap-vien/1248613.html

  • 2)  Công an đánh chết người ở Bình Ðịnh: ‘Chết do chạy quá sức’

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cho-hinh-cong-danh-chet-nguoi-o-binh-dinh-chet-chay-qua-suc/

  • 3)  Công an Vĩnh Phúc: Cầu cứu dư luận vì người thân bị công an đánh chết

 http://baocalitoday.com/breaking-news/vinh-phuc-cau-cuu-du-luan-vi-nguoi-than-bi-cong-an-danh-chet.html

4) Người đàn ông nhập viện bất thường sau khi rời trụ sở công an.

http://danviet.vn/phap-luat/nguoi-dan-ong-nhap-vien-bat-thuong-sau-khi-roi-tru-so-cong-an-737737.html

5)  Bị đa chấn thương sau khi làm việc với công an?

http://nld.com.vn/phap-luat/bi-da-chan-thuong-sau-khi-lam-viec-voi-cong-an-20170111212428485.htm?utm_source=dapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

6)  Vụ 2 mẹ con chở thuốc lá lậu thương vong: Bị công an đạp ngã?

http://www.phapluatso.com/vu-2-me-con-cho-thuoc-la-lau-thuong-vong-bi-cong-an-dap-nga.html

  • 7)  Anh Nguyễn Thành Ngôn tử vong tại trụ sở công an xã là do treo  cổ tự tử.

ngày 07/02/2017

 http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/nghe-an-nguoi-dan-ong-tu-vong-tai-tru-so-cong-an-xa-trong-tu-the-treo-co-131266

Khánh An-VOA

Bà Nguyễn Thị Ái, mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, người tử vong trong lúc bị công an phường Cầu Ông Lãnh, Q.1

http://www.voatiengviet.com/a/chet-trong-luc-tam-giam-than-nhan-bi-canh-cao-khong-duoc-cau-ket-phan-dong/3748525.html