FORMOSA TIẾP TỤC HẠ ĐỘC BIỂN VIỆT NAM

From facebook:  Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm‘s post.
Image may contain: text
Nguyễn Hoàng-Thanh TâmFollow

FORMOSA TIẾP TỤC HẠ ĐỘC BIỂN VIỆT NAM
Nhưng Bộ Tài-Môi Vẫn Bao Che

Báo Thanh Niên hôm nay, 1/3, cho hay kết quả phân tích nước biển tại khu vực nhà máy Formosa, Vũng Áng cho thấy nồng độ Phenol, một độc tố nguy hiểm, đã vượt xa mức độ cho phép đến 10,3 lần so với Quy Chuẩn Quốc Gia.

Ngoài ra, về Amonia cũng vượt 91,5 lần mức quy chuẩn. Đây là kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Cũng cùng bản tin, phóng viên trích lời Bộ Tài nguyên – Môi trường vẫn khăng khăng bao che cho Formosa và cho rằng vệt nước đỏ xuất hiện ở cảng Vũng Áng và Cảng Sơn Dương của Công ty Formosa là do hiện tượng TẢO NỞ HOA, hay còn gọi là THỦY TRIỀU ĐỎ.

Điều tra mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nhà báo được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2017

Điều tra mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nhà báo được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2017

Ông Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra độc lập và là tác giả của cuốn “Đại thảm sát” (The Slaughter), vừa được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2017 vì nỗ lực phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng người tập Pháp Luân Công trên diện rộng trong các bệnh viện thuộc nhà nước Trung Quốc.

Ông Ethan Gutmann nói về việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng tại Washington. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Ethan Gutmann nói về việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng tại Washington. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Ethan Gutmann cùng với luật sư nhân quyền David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada ông David Kilgour đã công bố một báo cáo vào mùa hè năm ngoái có tựa đề “Thu hoạch đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật” (“Bloody Harvest/The Slaughter: an Update”), trong đó mở rộng cuộc điều tra đã công bố trong bản báo cáo năm 2006 của hai ông David Matas và David Kilgour mang tên “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody harvest) và cuốn sách “Đại thảm sát” (The Slaughter) năm 2014 của ông Ethan Gutmann.

Bản báo cáo mới cho thấy có từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép tạng được tiến hành hàng năm tại Trung Quốc trong suốt 15 năm qua, và số ca ghép tạng cao hơn từ 6 đến 10 lần so với công bố trước đó của chính quyền Trung Quốc.

Chính quyền nước này vẫn luôn phủ nhận cáo buộc giết tù nhân lương tâm để lấy nội tạng cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng. Ông Gutmann tin rằng bản báo cáo năm 2016 đã tạo nên một sự khác biệt.

Năm 2008, ông Gutmann đã công bố một bản điều tra độc lập về hoạt động thu hoạch nội tạng của nhà nước Trung Quốc. Ông đã phỏng vấn hơn 100 bác sĩ, di dân, và những thành viên của ban hành pháp. Dự án này được mở rộng từ sự quan tâm đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà ông bắt đầu viết về nó từ năm 2002, khoảng 3 năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp.

“Đại thảm sát”, cuốn sách được xuất bản năm 2014, trong đó bao gồm những tường thuật của các bác sĩ biết hoặc tham gia vào hành động thu hoạch nội tạng từ những người tập Pháp Luân Công đang sống.

“Tôi nợ sự thật rằng có một câu chuyện đáng kể với thế giới vì những nhân chứng – những di dân đến từ các trại lao động, nhà tù và những bác sĩ như Enver Tohti và Ko Wen-je,” ông nói. Bác sĩ Ko đã giúp xây dựng hệ thống tình nguyện hiến tạng ở Đài Loan.

Trong cuốn “Đại thảm sát”, ông Gutmann tường thuật chi tiết việc bác sĩ Ko đến Trung Quốc và tình cờ phát hiện ra nguồn gốc nội tạng cấy ghép đến từ những người tập Pháp Luân Công bị bắt giam phi pháp.

“Tất cả những gì tôi phải làm là nói ra câu chuyện này, kiên trì, viết, và công bố nó,” ông Gutmann nói. “Tôi đã có một bản hợp đồng ngầm với những nhân chứng. Tôi đã hoàn thành nó. Đó là lý do tôi sẽ ngủ ngon, không chỉ vì tôi được đề cử cho giải thưởng.”

Tuyết Mai

Tưởng nhớ một người anh em: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống

Tưởng nhớ một người anh em:

Đức cha Giuse Vũ Duy Thống

  1. Thứ Tư Lễ Tro, 1-3-2017, Hội Thánh phủ lên mình màu tím của sám hối và bắt đầu bước vào Mùa Chay thánh. Cũng ngày hôm ấy, Giáo phận Phan Thiết khoác lên mình màu trắng của khăn tang vì mất đi người cha chung của giáo phận. Hội đồng giám mục Việt Nam vừa tiễn đưa Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa đáng kính, nay lại càng đau buồn vì mất đi một thành viên luôn vui tươi, nhiều tài năng, giàu nhiệt huyết. Và bản thân tôi mất một người bạn. Dường như cả không gian đang phủ kín một màu tang tóc, u buồn.
  2. Nhưng chính thời điểm Mùa Chay thánh lại ban tặng ánh sáng và ý nghĩa mới. Bởi lẽ kết điểm của Mùa Chay không phải là sự buồn thảm của Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng là niềm vui chan chứa của Chúa nhật Phục Sinh. Mầu nhiệm Phục Sinh ban tặng ánh sáng mới để trong ánh sáng đó, người ta khám phá ý nghĩa mới và động lực mới cho cuộc đời: những cánh cửa đóng kín nay mở toang (x. Ga 20,19-23), những bước chân buồn thảm xuôi về Emmaus nay trở thành những bước chân vội vã quay lại Giêrusalem để loan báo tin vui (x. Lc 24,13-25).

Cũng ánh sáng ấy đã quật ngã một người trẻ có tên Saulê khỏi lưng ngựa và biến đổi toàn diện con người anh (x. Cv 9,1-19), để từ kẻ thù của ông Giêsu, anh trở thành người say mê Đức Kitô đến độ nói được rằng: “Sống, đối với tôi, là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, và “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi… Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ” (2Cr 5,14-15).

  1. Dọc suốt chiều dài lịch sử Hội Thánh, có hàng triệu người trẻ cũng được thúc bách như thế, dù âm thầm nhưng không kém mãnh liệt, và một trong những người trẻ đó có tên gọi Giuse Vũ Duy Thống. Được tình yêu thúc bách nên xin vào Tiểu chủng viện Têrêxa, Long Xuyên. Đã từng rời chủng viện để về đời nhưng rồi lại tiếp tục vào một nhà dòng vì dòng ấy rõ ra là dòng của Chúa Giêsu (Dòng Tên). Trong hoàn cảnh mới của xã hội, lại xin vào chủng viện và là sinh viên xuất sắc về nhiều mặt. Người trẻ đó cuối cùng hiến dâng đời mình trong sứ vụ linh mục và sau này là giám mục.

Cũng vì tình yêu thúc bách nên Đức cha Giuse vận dụng năng lực trí thức và năng khiếu nghệ thuật Chúa ban để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Những suy tư và cảm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, những vũ điệu của ngôn từ và hình ảnh, những dòng nhạc mượt mà lắng đọng… tất cả chỉ vì tình yêu thúc bách. Dẫu có lúc chất nghệ sĩ dường như lấn át vai trò điều hành, thì tự thâm tâm vẫn luôn là ước mong theo chân Đức Kitô, từng bước một thôi, để rao giảng Tin Mừng gỡ rối cho đời như nút vòng xoay, để gieo yêu thương và hạnh phúc cho người như hạt nắng vô tư.

  1. Vậy thì, cùng với tiếng khóc than vì thương nhớ, hãy hân hoan đọc lại lời Kinh Thánh: “Và tôi thấy trời mới đất mới vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn. Và tôi thấy Thành thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: Đây là Nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ ở với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,1-5). Những ai để cho tình yêu Đức Kitô chiếm hữu thì người ấy sẽ được tình yêu ban tặng sự sống mới và dẫn đưa vào thế giới mới, trời mới đất mới.
  2. Và làm sao có thể quên Đức Mẹ Tàpao? Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu nhìn vào Mẹ Maria và nói với thánh Gioan: “Đây là Mẹ của con”. Và “kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Đức cha Giuse đã rước Đức Mẹ về ngôi nhà giáo phận Phan Thiết. Tiếp nối công trình của các vị tiền nhiệm, ngài đã dành biết bao năng lực và công sức để chỉnh trang, xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao thành trung tâm hành hương lớn nhất trong giáo tỉnh Sài Gòn, ở đó biết bao tín hữu Công giáo – và cả những anh chị em ngoài Công giáo – tìm lại được nghị lực trong yếu đuối, niềm vui khi đau khổ, và bình an trong cuộc sống cá nhân cũng như gia đình.

Đức cha Giuse đã “rước bà về nhà mình”, chắc chắn Mẹ Maria cũng đang đồng hành với ngài trên đường về quê: “Trên con đường về quê mà có bóng Mẹ, con vững tin cậy trông, bước trong bình an”.

Vâng, anh Thống, anh hãy đi bình an và xin nhớ đến người còn ở lại.

02/03/2017
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

——-

Nguồn:  VÒNG TAY SONG NGUYỀN

Cậu bé tìm mua Thượng Đế với 1 đô la.

Cậu bé cầm 1 đô la đi mua Thượng đế, ông chủ tiệm nói 1 câu khiến cuộc đời cậu thay đổi mãi mãi…

MUA THUONG DE

Tình người, tình đồng loại chính là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Nó có thể vượt qua mọi khoảng cách, mọi mặc cảm thân phận. Lòng bao dung đó thậm chí có thể cứu vớt cả một sinh mệnh. Câu chuyện ý nghĩa sau đây sẽ khiến bạn phải suy ngẫm.

Một ngày nọ, có một cậu bé nhặt được 1 đô la. Cậu liền đến một cửa hàng bên cạnh đường hỏi: “Xin hỏi, ở đây bác có Thượng đế bán không ạ?”. Người chủ cửa hàng không nói gì, ngại cậu bé quấy rối nên đã mời cậu ra khỏi cửa hàng.

Trời đã sắp tối đen rồi, cậu bé lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng sau. Không ngờ, đến cửa hàng thứ 29 thì cậu cũng được người chủ tiếp đón nhiệt tình. Ông chủ cửa hàng thứ 29 mà cậu bé vào hỏi là một ông lão hơn 60 tuổi, đầu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. Ông nhìn cậu bé rồi hỏi: “Này cháu! Hãy nói cho ông biết, cháu mua Thượng đế để làm gì vậy?”. 

Cậu bé chảy nước mắt rồi nói với ông lão rằng: “Cháu tên là Bonnie. Cha mẹ của cháu đã mất từ khi cháu còn rất bé. Chú Rupp của cháu đã nuôi dưỡng cháu từ nhỏ đến bây giờ. Chú của cháu là một công nhân xây dựng, nhưng mới đây chú đã bị ngã từ trên cao xuống đất nên bị hôn mê bất tỉnh. Bác sĩ nói rằng, chỉ có Thượng đế mới cứu được chú của cháu mà thôi. Cháu biết rằng Thượng đế chắc phải là một thứ vô cùng kỳ diệu nên cháu muốn mua về để cho chú của cháu ăn. Như thế chú mới nhanh khỏi bệnh được ạ!”.

Ông lão đỏ hoe mắt hỏi: “Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào?”. 

Cậu bé nhanh nhảu đáp: “Cháu có 1 đô la ạ!”. 

Ông lão vội nói: “Ôi thật may quá! Giá của Thượng đế đúng bằng 1 đô la đấy cháu ạ!”.

Nói xong, ông đi vào ngăn kéo và lấy một chiếc chai đồ uống có nhãn hiệu “Nụ hôn của Thượng đế” và đưa cho Bonnie. Ông nói: “Cầm lấy đi cháu! Chú của cháu uống hết chai này là sẽ khỏi bệnh rồi!”. Bonnie vô cùng mừng rỡ, ôm chai nước vào trong ngực rồi lập tức trở về bệnh viện. Vừa bước vào phòng bệnh, cậu vui vẻ nói to: “Chú ơi! Cháu đã đem Thượng đế đến rồi đây! Chú sẽ nhanh chóng khỏe lại thôi!”. 

Mấy ngày hôm sau, một nhóm các chuyên gia y học có trình độ cao nhất đã đến bệnh viện tiến hành hội chẩn cho chú Rupp của cậu bé Bonnie. Họ sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới để chữa bệnh và cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra, chú Rupp của cậu bé đã hoàn toàn hồi phục. Khi chú của Bonnie ra viện, nhìn số tiền viện phí quá lớn được ghi trên hóa đơn, anh đã suýt ngất xỉu.

Tuy nhiên, phía bệnh viện đã nói với chú của Bonnie rằng: “Mấy hôm trước, có một ông lão đã đem tiền đến thanh toán hết tiền viện phí cho anh rồi. Ông lão ấy là một tỷ phú giàu có. Trước đây, ông ấy là chủ tịch của một tập đoàn đa quốc gia nhưng bây giờ đã về nghỉ ngơi và mở một cửa hàng tạp hóa bán qua ngày. Nhóm chuyên gia y học có trình độ cao kia cũng là do ông ấy đã bỏ ra một số tiền lớn để thuê đến đấy”. 

Anh Rupp sau khi nghe xong đã cảm kích vô cùng, lập tức cùng cháu trai của mình đến tạ ơn ông lão kia. Khi họ đến nơi, mới biết được ông lão đã đóng cửa tiệm tạp hóa và ra nước ngoài.

Sau này, anh Rupp đã nhận được một lá thư do ông lão kia gửi đến. Trong thư ông viết: “Anh bạn trẻ! Anh có người cháu trai Bonnie, thực sự là quá may mắn đấy! Vì cứu anh, cậu bé đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để mua Thượng đế. Hãy cảm tạ Thượng đế! Là Thượng đế đã cứu tính mạng của anh!”. 

Nhiều năm sau, cậu bé năm nào đã trưởng thành và còn thi đỗ vào trường Y. Nhớ lại câu chuyện cũ và về ân nhân năm xưa, cậu đã cố gắng hết mình cứu chữa được rất nhiều bệnh nhân và trở thành một bác sĩ tốt. Bonnie đã đền đáp lại tình nghĩa của ân nhân cũ theo một cách không thể tuyệt vời hơn. Nếu không có câu chuyện cầm 1 đô la đi mua Thượng đế năm xưa và cuộc hội ngộ đầy bất ngờ với ông lão tỷ phú nọ, không thể nói trước rằng cuộc đời Bonnie đã rẽ sang hướng nào.

Câu chuyện khép lại ở đúng thời điểm đẹp nhất nhưng nó chưa kết thúc. Lòng bao dung, tình yêu thương sẽ còn lan tỏa mãi không ngừng. Ông lão tỷ phú đã cứu mạng người chú của Bonnie nhưng không chỉ vậy ông còn cứu vớt cả chính cậu bé. Ông gieo vào lòng cậu bé một đức tin về cái tốt, cái đẹp, đức tin vào Thượng đế. Đôi khi, một lời nói dối có thể mang đến hy vọng cho người khác. Nhất là khi lời nói dối ấy xuất phát từ lòng bao dung, thiện tâm.

Người xưa nói “Thiện ý một câu ấm ba đông“. Tình yêu thương đã gắn kết những tâm hồn vốn xa lạ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đời người chẳng phải lúc nào cũng đủ đầy, sướng vui. Trong những ngày bão tố, những hố sâu tuyệt vọng, chỉ một câu nói, một hành động yêu thương cũng như ngọn lửa thắp lên giữa đêm đông. Khi lòng tốt được nhân rộng, gieo trồng như thế, khắp thế gian này sẽ chỉ còn là tình yêu. Điều đó chẳng phải quá tuyệt vời ư?

Mai Trà – Hữu Bằng.

Anh trở lại con đường lên núi biếc,

Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ Nhất mùa Chay năm A 05/3/2017

 

Tin Mừng: (Mt 4: 1-11)

 

Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Ngài ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Ngài thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Ngài và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Ngài trên nóc đền thờ, rồi nói với Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

Đức Giêsu đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

Quỷ lại đem Ngài lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.”10 Đức Giêsu liền nói: “Xatan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

Thế rồi quỷ bỏ Ngài mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Ngài.

                *    *     *      *

“Anh trở lại con đường lên núi biếc,

thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

          Mai Tá lược dịch

Đường lên núi biếc, dù mây bay từ đó vẫn cô đơn. Cô đơn, với nỗi niềm Chúa cảm nghiệm cảnh tình người phàm khi Ngài vật vã với băn khoăn, rất thử thách.

Trình thuật tuần đầu Mùa Chay hôm nay, kể cho ta nghe tâm tình của Chúa khi Ngài bị thử thách/cám dỗ, đến như thế. Thử thách/cám dỗ, là những thử và thách suốt 40 ngày đêm nơi hoang vu, sa mạc. 40 ngày đêm, nói lên chuỗi ngày dài một đời, Chúa từng trải nhiều thử thách/cám dỗ mãi đến ngày Ngài kết tận hành trình nơi đồi cao chốn vắng, rất Calvary.

Chốn vắng Calvary xưa, có thử thách/cám dỗ đưa Chúa vào với mê say để Ngài không thực hiện được ý định Cha đưa ra. Mê say, còn là thử thách/cám dỗ đặt ra với Chúa, rất nhiều lần.

Thử thách/cám dỗ đặt ra, qua cung cách Cha muốn Ngài thực hiện vai trò của Đấng Mêsia có quyền uy trên cả hoàng đế La Mã, như thánh Mátthêu từng ghi. Thử thách/cám dỗ là thách đố khả năng giải quyết khó khăn do đế quốc La Mã đem lại. Thử thách/cám dỗ, còn là thách thức chức năng Chúa nhận từ Cha, hầu giúp con dân loài người sống yên hàn, lành lặn. Thử thách/cám dỗ, còn là thách đố và thử xem Chúa có nhắm mắt làm ngơ nỗi đau của mọi người, để rồi sẽ trao cho Cha giải quyết mọi việc.

Thử thách/cám dỗ cướp tay trên quyền uy của đế quốc, để rồi Ngài cũng sẽ hành xử hệt như thế. Thử thách/cám dỗ đặt ra với Đức Giêsu, là thách Ngài giành lại quyền uy của hoàng đế La Mã, rồi cũng sẽ ăn trên ngồi chốc, bức bách dân con lớp người ở dưới. Bởi, một khi đã có quyền hành là có quyền để hành người khác, hệt như vậy. Bởi thế nên, Đức Giêsu chối bỏ mọi lợi lộc dành cho kẻ có quyền. Ngài chối bỏ quyền đối xử với mọi người theo cung cách ấy. Ngài đả kích không chỉ giới cầm quyền La Mã thôi, nhưng Ngài còn chỉ trích chính những uy và quyền ấy nữa. Ngài chọn đường lối không quyền lực, nhưng vẫn sống. Sống với người không quyền, trong “Vương Quốc” của Ngài.

Thử thách/cám dỗ thứ hai, là thách đố khả năng giải quyết tình trạng nghèo đói trên thế giới. Thời của Chúa, có đến 95% người dân Galilê ở dưới mức tối thiểu, để sống còn. Dân lành thời đó, không đủ cơm bánh và cá, mà qua ngày. Họ cứ lần lượt rơi vào vòng lao lý, tật bệnh hoặc chết yểu. Một số trường hợp, do Hêrôđê tạo ra. Ông lập chương trình xây cất nhiều toà nhà đồ sộ. Lại đánh thuế cao khiến dân đen chịu không nổi đến độ không còn gì để ăn và để sống nữa.

Thử thách/cám dỗ cuối cùng đến với Đức Giêsu, là thách đố để xem Ngài có khả năng kích động dân đen, khiến họ căm phẫn quyết chống lại quyền uy của vua quan/lãnh chúa, thời ấy không? Thử thách/cám dỗ, là dỗ dành Chúa đòi lại cơm áo gạo tiền cho dân lành hèn hạ thấp cổ bé họng, ở bên dưới. Thử thách/cám dỗ đưa ra với Chúa, là xem Chúa có hành xử như vua quan mọi thời. Hoặc, Ngài sẽ còn đối xử tệ bạc hơn cả vua quan thời đó, khi có quyền. Nhưng, Đức Giêsu đã chối từ quan niệm coi mình như Đấng ban phát mọi thứ, hầu thoả mãn đòi hỏi của mọi người. Ngài chọn đường lối khác hẳn mọi vua quan/lãnh chúa, ngõ hầu trở nên Đấng Mêsia do Cha định đoạt. Ngài không chấp nhận đường lối của vua quan ở trần gian chỉ biết hưởng thụ, cho thoả thích.

Với Tin Mừng thánh Mátthêu, thử thách/cám dỗ lớn nhất đưa ra với Chúa, là chỉ lo chuyện lành thánh, cốt khuynh loát những điều do Cha định đoạt, mà chỉ theo ý mình. Khuynh loát, để Cha phải can thiệp mà giải quyết các khó khăn chốn gian trần. Và, buộc Cha Ngài phải làm thế, ngay tức thì. Thử thách/cám dỗ này nguy hiểm hơn thứ gì hết, vì đụng chạm đến đền đài thánh thiêng, lẫn nguyện đường, và cả cuộc sống ngoan hiền, ngõ hầu dẫn dụ Cha sửa đổi mọi chuyện để thuận theo ý Con, chứ không theo ý Cha.

Người đời thời của Chúa, vẫn muốn tuân theo đường lối giản đơn, rặt như thế. Họ là những người ở Qumran. Những kẻ từng dấn bước theo chân Gioan Tẩy Giả, cả vào lúc khó khăn, đầy bức bách. Và, thử thách/cám dỗ đây, là muốn chế ngự quyền uy thánh thiêng của Chúa. Là, kiểm soát lòng thương xót của Ngài. Thử thách/cám dỗ đây, là nghĩ rằng lòng đạo của mình còn lớn lao/cao cả hơn lòng xót thương của Cha. Và, Đức Giêsu nhận ra rằng: nếu thế thì Chúa Cha không là Thiên Chúa đích thực là Cha của Ngài. Ngài thực sự đã chọn đồng hành với Cha Ngài. Và kết cục, Ngài chọn thuận theo ý Cha, chứ không theo ý riêng của chính Ngài. Và, chọn lựa này mới thật là chọn lựa khác biệt.

Nếu Đức Giêsu không chọn quyền hành để đánh bạt đối thủ là đế quốc La Mã rất sừng xỏ, không chọn ban phát mọi sự hợp nhu cầu/đòi hỏi của mọi người, cũng chẳng cướp tay trên quyền uy có từ Cha, thì thử thách/cám dỗ đưa ra cho Ngài, là thách thức gì? Thử thách/cám dỗ ấy là sống đích thực đời người phàm. Đời, của những người con không có quyền cũng chẳng có uy. Những kẻ luôn thiếu thốn đủ mọi thứ. Chọn lựa của Ngài, là cùng chung số phận với những người nghèo hèn ấy. Ngài chọn lựa sống như họ, để rồi Ngài đi vào tương quan đích thực với dân đen, hèn kém, chẳng trông đợi vào ai.

Điều này, thoạt nghe chẳng có gì mới mẻ, hoặc hấp dẫn. Nhưng, mục tiêu Đức Giêsu nhắm đến là như thế. Là, thâu thập dân con mọi người vào với tình thương của Cha. Là, sẽ không một ai bị gạt ra ngoài nhóm hội/cộng đoàn thân thương để chung sống. Nhóm ấy, cộng đoàn ấy vẫn có Chúa, có Cha vào mọi lúc. Bởi, chính Cha đang ở ngay trong nhóm. Bởi, chính cộng đoàn là nhóm hội của Cha, đã có được tình thương yêu, hy vọng. Hy vọng, mọi người sẽ sống chung và sống cùng. Cùng sống, cùng lướt vượt mọi khó khăn, rất đồng đều. Đó chính là đường lối Chúa chọn sống.

Ngài lướt vượt mọi thử thách/cám dỗ Ngài theo đường khác. Cám dỗ ấy, Ngài thấy rất rõ, suốt đường đời Ngài từng trải. Và, nay Ngài trở về với những gì là căn bản của chính con người. Trở về với con người đích thực, trước/sau mọi thử thách/cám dỗ. Ngài trở về, cả vào lúc những người khó nghèo/bần hàn kia đã quay lưng chống lại Ngài. Vì thế, đế quốc mới giết hại Ngài. Vì thế, Chúa Cha mới không kịp nghe tiếng Ngài kêu cầu, nơi vườn cây Dầu.

Và đây chính là thông điệp gửi đến với Hội thánh, hôm nay. Thông thường, Hội thánh vẫn muốn thi đua với thế gian, ngoài đời. Vẫn muốn đấu tranh tạo phần thắng, hầu lấy lại quyền uy chính trị, từng luột mất. Lấy lại quyền, để tạo uy hùng dũng mãnh, trên chúng dân. Thông thường, Hội thánh vẫn muốn thi đua với các tổ chức bác ái, quyết lấy lại uy tín bằng việc ban phát các phẩm vật cho dân đen nghèo hèn. Thông thường, Hội thánh từng tìm cách tỏ ra mình những muốn sống đời lành thánh để kéo Chúa về cùng phe, để Ngài sẽ đi theo con đường mình đang thực hiện. Quả là, Hội thánh nay cũng gặp thử thách/cám dỗ như Đức Giêsu, ở thời hôm trước.

Bản thân ta cũng thế. Ta vẫn muốn trở thành nhân vật quan trọng có khả năng giải quyết mọi vấn đề; để rồi, sẽ lôi kéo Chúa vào phe mình, mỗi khi cần. Thông thường, ta cũng muốn chối bỏ những thử thách/cám dỗ, rất tương tự. Bởi thế nên, hãy đề cao cảnh giác cả vào khi ta đã khá giả và trở nên mạnh mẽ, cũng nên biết mình chỉ là kẻ hèn mọn, vẫn phải sống với những khó khăn không dứt bỏ. Bằng không, nhiều lúc ta vẫn cứ nghĩ mình là kẻ sở hữu cả Đức Chúa, chăm lo cho Chúa, rất nhiều điều. Vì nghĩ thế, nên ta cứ cho rằng mình đang theo Đức Giêsu và chính mình đang là Chúa, nữa không chừng?

Thật sự, hãy nhớ rằng mọi người cũng như ta, chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt trong đám đông quần chúng. Cũng chỉ là phận hèn loài người được Chúa đoái thương. Được Chúa ban phát đôi điều để có thể sống sót, sống còn với mọi người. Có thể những gì Chúa ban cho ta, không là bánh/là cá, như người Do thái khi xưa từng học biết. Nhưng, ta học biết để Chúa trở thành chính Chúa. Và, qua học hỏi, ta khám phá ra rằng ta được Chúa đi bước trước, là để Ngài vẫn thương ta, vẫn muốn ta về với Ngài

Hãy cảm tạ Cha đã để Đức Giêsu lướt thắng mọi thử thách/cám dỗ, được như thế. Hãy nguyện cầu, để Hội thánh của ta cũng được thế. Hãy chúc nhau có được cơ may lướt thắng được chính con người mình. Lướt thắng mọi thử thách/cám dỗ vẫn xảy đến với mình, vào mọi lúc. Có thế, ta mới an tâm bước vào Mùa Chay thánh. Có thế, ta mới thấy vui được Chúa dẫn đưa ta ra khỏi mọi thử thách/cám dỗ, rất trần gian.

Trong hân hoan dấn bước như thế, ta hãy cùng dân con ở đời ngâm nga đôi lời thơ ý nhị, rằng:

“Anh trở lại, con đường lên núi biếc,

Thương mây bay, từ đó vẫn cô đơn.

Những bông hoa, còn có nửa linh hồn,

Những lá cỏ, nghiêng vai tìm mộng ảo.”

(Đinh Hùng – Cánh Chim Dĩ Vãng)

Rất chí lý. Bông hoa kia, có khi chỉ còn nửa linh hồn vẫn cứ “nghiêng vai tìm mộng ảo”, thì tôi và anh sẽ chẳng tìm lối đi không thử thách. Để, sẽ thấy Chúa, thấy Cha ở phía trước đang giơ tay đón chờ. Chờ tôi, chờ anh bấy lâu nay ở mọi thời.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn,

         Mai Tá lược dịch.

Ai nói yêu em đêm nay?

httpv://www.youtube.com/watch?v=GmsrjY54OR8

Ai nói yêu em đêm nay Tuấn Vũ & Ngoc Lan

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ I mùa Chay năm A 05/3/2017       

“Ai nói yêu em đêm nay?”
Ai nói yêu em đêm mai?
Ai sẽ yêu em sau này?
Son phấn nào giết ngây thơ?
Ánh đèn nào màu đơn côi?
Lệ sao nhiều hơn mưa lũ.”

(Y Vân – Ai Nói Yêu Em Đêm Nay)

(Mt 7: 24-28) 

Trần Ngọc Mười Hai

Sao anh lại cứ hát: yêu em mỗi đêm nay? Thêm nữa, nếu hiểu chữ “Em” đây là Hội thánh Nước Trời, thì sao đây? Và, sao chỉ nói yêu Em đêm nay chứ không phải “Yêu Anh đêm nay”, hoặc ngày mai? Yêu em hoặc yêu anh là yêu ai trong đời người thế?

Đó, là những câu hỏi vụt lên trong đầu bần đạo, vào một đêm không ngủ vốn nảy sinh trong đầu quá nhiều “dự án”, nhớ không hết. Thôi thì, bần đạo nhớ gì viết nấy, nghĩ sao làm vậy, thôi nhé.

Vâng. Viết phiếm tuần này, kể cũng hơi hơi khó. Khó, là bởi các chủ-đề nảy sinh trong đầu lâu nay, đều đã viết và đã phiếm hết cả rồi. Mà đã phiếm, thì phải phiếm những gì hơi hơi mới một chút, thiên-hạ mới chịu đọc. Chứ, viết đi viết lại mãi những chuyện Giáo hoàng với giáo tông, kinh với kệ thì có ai chịu mở sách ra đọc đâu. Nghĩ thế nên, bần đạo bèn nhắn nhủ bạn đọc rằng: nếu lần này bần đạo có viết những gì không hay cho lắm, thì xin bạn đọc bỏ qua cho, kẻo phiền.

Vậy, giờ đây mời bạn và tôi, ta đi vào vùng trời đầy những phiếm bằng truyện kể đầu như sau:

Thuở xưa có một tên trộm. Một hôm sau một mẻ trộm, chưa được gì hết đã bị phát giác. Anh ta chạy thục mạng loanh quanh tìm chỗ trốn, bước đường cùng đến một đập nước đành nhẩy vội xuống bờ đập. Nhìn quanh quất không thấy có một lùm bụi nào để chui vào ẩn trốn, anh đành ngồi đại xuống đám cỏ đầy bùn. Xa xa đám người rượt theo tìm anh đang chạy tới. Bí quá, anh nhắm mắt lại không dám nhìn họ, cũng không dám nhúc nhích. Đám đông chạy tới nơi, ngạc nhiên thấy một người ngồi an nhiên giữa đám bùn.

Họ bảo nhau:

“Ông này là ai?” 

Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia:

“Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” 


Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi:

-Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy. 


Từ nẫy giờ thầy có thấy một người nào chạy ngang qua đây không? Chúng con đang truy tìm một tên trộm.” Anh trả lời: “Ờ… tôi không để ý, không nghe thấy gì hết.” Thế là đám đông kéo nhau đi. Chừng một đoạn đường họ quay trở lại chỗ anh ngồi. Anh vẫn còn ở đó vì chưa biết đi đâu. Thấy anh im lặng, không nhúc nhích, họ rất kính nể, sụp xuống xá lậy và mời anh về trụ ngôi chùa làng đến bây giờ chưa có vị tăng nào về. Trong lúc ngặt nghèo như thế, anh chỉ biết nhận lời để chờ thời.

Tuy ở trong chùa, nhưng máu ăn trộm nơi anh vẫn mạnh. Anh định bụng chờ cơ hội thuận tiện, trộm một mẻ kha khá rồi trốn biệt qua tỉnh khác thật xa.

Sáng sớm hôm đó, anh vào chánh điện, tóm gọn cho vào tay nải nào lư hương, đèn đuốc… những món đồ thờ phụng cổ kính đắt giá, sửa soạn ra đi. Thình lình một Phật tử đến than khóc vì một người thân mới qua đời đêm qua. Ông ta đến chùa nhờ anh cầu siêu. Anh để vội tay nải xuống, lấy khăn lông lau lau chùi chùi mấy món đồ, làm như đang lau dọn bàn thờ. Anh an ủi ông Phật tử vài câu, ghi tên kẻ quá vãng vào tờ giấy và hứa sẽ đến nhà tụng kinh. Thế là mưu toan ăn trộm một lần nữa lại bất thành! Anh thở dài, ngao ngán. Xếp vội các món đồ thờ trở lại lên bàn, anh lót lòng đỡ mấy miếng bánh còn lại từ chiều hôm qua, xong chuẩn bị đến nhà Phật tử. Cũng may anh tìm được nghi thức tụng kinh cầu siêu trong tủ kinh sách, nên yên lòng khoác áo ra đi.

Và như thế ngày này qua ngày nọ, anh ẩn nhẫn trong chùa đợi thời cơ. Nhưng chẳng gặp được cơ hội thuận tiện. Rồi người thì hỏi đạo, kẻ thì thỉnh đi tụng đám, anh không có thì giờ tính kế mưu nữa, chỉ biết tìm tòi trong tủ kinh những sách Phật pháp đọc và học để trả lời câu hỏi của Phật tử. Rồi anh tập ngồi thiền, niệm Phật cho khỏi suy nghĩ lo lắng đến tương lai. Lâu ngày cuộc sống của anh “đạo tặc” bất đắc dĩ phải nương náu của chùa này cũng êm xuôi, dần dần anh cảm thấy an ổn hơn. Và thấm thoát đã hơn năm.

Thói quen mới của anh bây giờ là theo thời khóa của nếp sống nhà chùa, từ miếng ăn miếng ngủ đến lao động và công phu sáng chiều. Anh vui với công việc hàng ngày: quét dọn vệ sinh nhà cửa, trồng trọt chút rau chút bắp. Anh vui với những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn, chia xẻ với họ từng niềm vui nỗi buồn, thúng nếp họ gặt, đám khoai anh trồng. Nghĩ lại thời gian qua anh đã sống quá tệ hại, không biết đến công lao cần cù khó nhọc của họ, mà nỡ trộm cướp thành quả dành dụm chắt chiu của họ. Thật tội lỗi biết bao! Anh cảm thấy hối hận vô vàn. Và từ đó anh dành nhiều thì giờ bái sám.

Kể từ đây dấu vết thói quen của cuộc đời một tên trộm thực sự tan biến. Anh bây giờ là một con người mới, con người hiền thiện và là chỗ nương tựa tâm linh cho dân làng.” (Truyện kể do bạn bè dịch từ Anh Ngữ có đầu đề là “The Buddha in mud”)

 Truyện kể ở trên, có phải duy nhất chỉ thấy ở nhà Phật chốn tụng niệm lễ bái ở chùa chiền? Thế còn, ở nhà Đạo chốn khổ tu/khắc kỷ có vị nào tương-tự như thế không? Trả lời câu hỏi này mà không am-tường lịch sử đạo-giáo há nào trả lời cho có, rất lấy lệ.

Thế nhưng, nếu xét chuyện dân gian thời Babylon hoặc truyện kể Trung Hoa, Ấn Độ thời nào đó, vẫn có những truyện khá giống nhau ở cốt truyện. Chỉ khác mỗi cung-cách viết lách và kể lể cho phù-hợp với văn-chương, văn hoá của người nghe hoặc với tâm-trạng và thời khắc lúc người kể viết ra trên giấy bút.

Lại nữa, có một truyện kể dân-gian chốn người phàm ở trời Đông, bên nước “Đại Cồ Việt” hoặc ở nước Trung Hoa người Đại Hán na ná cốt truyện và lối kể của Kinh Sách thời xưa/cổ, như bên dưới, xin nghe thử:

“Truyện rằng:

Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi những người mắc nợ đến để yêu cầu thanh toán nợ nần.

Ông phán bảo những con nợ rằng: nếu các ngươi không thể trả nợ cho ta ở đời này thì các ngươi phải cam kết thề hứa một cách trọng thể là sẽ hoàn trả các món nợ của các ngươi ở kiếp sau, ta sẽ đốt hết các tờ khế ước mà các ngươi đã ký kết với ta. Nghe vậy, người thứ nhất mắc nợ ông 10 lượng vàng đến quỳ gối thưa:

– Thưa ông, trong kiếp sau con hứa trả nợ cho ông bằng cách làm con ngựa để ông cưỡi lên và con sẽ đưa ông đi bất cứ nơi nào ông muốn.

Người thứ hai mắc nợ ông 100 lượng vàng cũng đến quỳ gối và thưa:

– Thưa ông, trong kiếp sau con xin chấp nhận làm trâu kéo cày, kéo xe chở đồ cho ông để hoàn trả

món nợ đời này.

Người phú hộ ưng nhận lời hứa của hai người này và bằng lòng đốt tờ khế ước xóa nợ cho họ.
Sau cùng, người thứ ba với món nợ cũng rất khổng lồ là 1000 lượng vàng cũng đến quỳ gối trước mặt ông và thưa:

-Thưa ông, để hoàn trả món nợ khổng lồ của con với ông từ trước đến nay, kiếp sau con sẽ làm cha của ông.

Nghe vậy, người phú hộ tức giận, ông truyền đem roi sắt đến đánh cho một trận nhừ tử vì tội vô lễ và bất kính, nhưng người này bình tĩnh giơ tay ngăn cản người phú hộ và xin được phân trần sự việc. Ông nói:

-Thưa ông, con vốn biết món nợ của con lớn lao lắm, cho dù kiếp sau con có làm thân trâu ngựa cũng không đủ trả nợ cho ông, nhưng con sẵn sàng làm cha của ông, vì chắc hẳn ông cũng quá rõ trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với con cái mình. Con sẽ làm việc ngày đêm để lo cơm ăn áo mặc cho ông. Con sẽ che chở cho ông như cha mẹ che chở đứa con thơ và chăm sóc ông những khi ông đau ốm cho tới tuổi già. Con sẽ không ngại bao gian khó hy sinh nào, cho dù có phải hy sinh tính mạng để ông được no ấm và không thiếu thốn gì, và khi chết, con sẽ để lại cho ông tất cả gia tài mà con đã tích lũy được với sức lao động và mồ hôi nước mắt của con. Ông thử nghĩ xem đó có phải là cách đẹp nhất để con trả món nợ khổng lồ kia cho ông sao?

Người giàu có lim dim đôi mắt trầm tư lắng nghe. Một lúc sau ông gật gù mỉm cười rồi đứng dậy đốt bỏ khế ước, tha món nợ khổng lồ của hắn như đã tha cho hai người trước. (St sưu tâm)

 Đi từ sự thể ở cốt truyện rồi rút ra một kết luận để học-hỏi, xem ra có quá đáng không?

Nói gì thì nói, hỏi gì thì hỏi, hôm nay bần đạo nói và hỏi cũng hơi nhiều, cốt để nói lên một hiện-trạng xảy đến với nhà Đạo mình, rất nhiều năm, cả ở thời quá khứ, hiện-tại lẫn tương-lai. Hiện-trạng, là trạng-huống hiện-tại của nhiều vị khi nghiên-cứu Kinh Sách lại hay có thói-quen hơi “quá lời”, thường đưa ra nhiều kết-luận chưa được kiểm chứng.

Nói và hỏi, cùng kể lể câu chuyện hơi dài giòng, cũng chỉ để kể về hiện-trạng mà có lần bạn-bè trong chốn thân quen cứ là hay thắc mắc: tại sao Hội thánh kể lại nhiều truyện oái-oăm, kỳ-khú ở Cựu Ước, như: truyện vua Đavít cướp vợ người khác, hoặc những chuyện bê-bết của thành Sôđôma và Gômorê tệ là thế, mà kể xong người người lại cứ bảo: “Đó là Lời Chúa!” Câu hỏi đặt ra hôm nay cho nhiều vị, là: Phải chăng các lời kể trong Kinh Sách đều là “Lời Chúa” hết?

Để trả lời cho câu hỏi ở trên, hôm nay bần đạo lại sẽ dựa vào chứng-cứ do giáo-sư thần-học nổi tiếng đưa ra như sau:

 “Trong chương đầu của cuốn sách thứ 3 do tôi viết, tôi có nhấn mạnh lên tổng-hợp cơ-cấu hiểu biết về các kinh-nghiệm từng trải của con người. Tôi bàn nhiều về kinh-nghiệm niềm tin ở Kinh Sách được hiểu không như nền thần-học lời Chúa, bởi: lời của Chúa là lời con người nói về Thiên-Chúa. Tôi nói về chuyện ấy chỉ cốt bảo rằng: nếu ta cho rằng Kinh Sách là Lời Chúa, thì điều đó đơn-giản không phải là sự thật.

 Điều đó chỉ nói một cách gián-tiếp về Lời của Chúa, mà thôi. Mọi điều được viết trong Kinh Sách là những chứng-từ của con người đối với Thiên-Chúa, do những người từng sống trong lịch-sử và từng trải-nghiệm về Thiên-Chúa, thôi.

 Khi Kinh Sách viết: “Thiên-Chúa đã nói thế, Đức Kitô đã nói như vậy…” tức: không phải Thiên Chúa hoặc Đức Kitô là Đấng từng nói thế theo nghĩa tuyệt-đối/chính-xác, mà chính con người là phàm-nhân lâu nay nói về kinh-nghiệm của họ về Thiên-Chúa. Kinh-nghiệm của những người như thế đến từ Thần Khí và theo nghĩa chính xác này, ta có thể nói một cách không sai chạy rằng Kinh Sách là Bản-văn được thần-hứng, có Thần-Khí tạo nguồn hứng trong đó.

 Tuy nhiên, cùng lúc ta cũng nên nhớ đến sự trung-gian mang tính nhân-bản, lịch-sử, nhất-quán. Là phàm-nhân, con người chẳng bao giờ có được cuộc đối-đầu trực-tiếp với Thiên-Chúa hết. Đối hay giáp-mặt là cuộc chạm trán mặt-đối-mặt. Đối đầu/chạm trán này luôn xảy đến qua các trung-gian. Tất cả chỉ là người phàm mắt thịt nói về Thiên Chúa, mà thôi.

 Đây là điều cực kỳ quan-trọng khi ta nghiên-cứu thần-học và tìm-tòi để hiểu về sự tiến-hoá của các tín-lý/giáo-điều nhà Đạo. Không thể hiểu được thần-học mới nếu không hiểu ý-niệm này khi ta gặp được mặc-khải do lịch-sử là trung-gian/hoà-hợp nói về kinh-nghiệm diễn-giải của phàm-nhân. Khi con người chúng ta không chấp-nhận được sự trung-gian hoà-hợp này, chắc chắn ta sẽ không thể tránh khỏi được sự việc trượt té vào với chủ-nghĩa căn-bản, rất triệt-để.” (X. Lm Andrew Schillebeeckx, I Am a Happy Theologian, SCM Press Ltd 1994 tr. 41-43)

Cứ theo những điều được trích-dịch ở trên, thì giả như bần đạo là nghệ sĩ chuyên ca hát hoặc viết nhạc, hẳn sẽ phải tìm đến nhạc-bản vừa trích-dẫn để hát riêng cho mình, những ca-từ dễ thương khả dĩ áp-dụng vào nhiều trường-hợp, rất như sau:

 “Ai dìu bước em đêm nay?
Ai dìu bước em đêm mai
Ai dìu bước em tương lai?
Nhịp chân nào . . . đưa rã rời?
Ôi tiếng kèn nghẹn như tiếng khóc
Thương cho người một kiếp vô duyên
Rồi từng đêm . . . từng đêm
Qua biết tay . . . bao người
Một lần son . . . nhạt môi
Cay đắng thêm . . . trong đời
Tàn một . . . cơn mê
Bẽ bàng một . . . mình ai
Nghe như trong lòng
Giông tố . . . đang buốt sâu.”

(Y Vân – bđd)

Có hát hò hoặc lý-luận chuyện đạo-hạnh, tưởng đó cũng là cung-cách hoặc đường-lối suy-tư chuyện gì đó, thần-học hoặc học hỏi chuyện thần thiêng, đạo-đức rất lành thánh, hạnh đạo? Bạn cứ tự hỏi cho nhiều rồi tự tìm kiếm cho mình câu trả lời thật đích-đáng. Có như thế, mới nhớ dai, nhớ hoài, nhớ mãi mãi những chuyện cần thiết để nhớ cho riêng mình và cho người.

Nhớ hay quên, cũng đề nghị bạn/đề-nghị tôi, ta thử về với Kinh Sách có những giòng chảy khuyên nhủ hoặc kể lể thế nào đó, để hướng dẫn tâm-linh của riêng mình đi vào một suy-tư, biện-luận lành thánh, rất để đời. Về, là về với Lời của bậc lành thánh rất như sau:

“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành,

thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.

Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào,

nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.

Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành,

thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.

Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.
28 Khi Đức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong,

dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người,

vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền,

chứ không như các kinh sư của họ.”

(Mt 7: 24-28) 

Gọi những câu trên là Lời Chúa, nghe cũng được. Không có gì là quá đáng. Nhưng, hát những lời dưới đây, có ăn-nhập gì với đề tại mình đặt ra cho mọi người không chứ? Hát, là hát những lời nghe qua hơi “âu yếm”, nghe lại thấy thấy cũng êm-ả một đường-lối sống rất hạnh đạo, rằng:

Ai nói yêu em đêm nay?
Ai nói yêu em đêm mai?
Ai sẽ yêu em sau này?
Khi bóng chiều thẫn thờ rơi
Vũ trường chợt bừng cơn say
Ai nói yêu em đêm nay?
Đời chẳng mong . . . chờ ai
Sắp đến trong . . . tay người
Đời chẳng mong . . . chờ ai
Không vấn vương . . . tơ chùng
Tàn một . . . đêm sau
Qua một bàn . . . cờ vui
Tương lai tan thành
Sương kín . . . trong nửa khuya
Ai nói yêu em đêm nay?
Ai nói yêu em đêm mai?
Ai sẽ yêu em sau này?
Khi xế chiều phấn son phai
Rã rời cuộc đời buông say
Ai nói yêu em đêm nay?

(Y Vân – bđd)

“Tương-lai tan thành sương kín …trong nửa khuya”. Hoặc: “Rã rời cuộc đời buông say” đêm nay”, âu cũng chỉ là giòng chảy đầy ý-nghĩa của một cuộc sống có yêu, có thương rất nhiều “đêm”, mà thôi.

“Đời chẳng mong chờ ai!” “Không vấn vương tơ chùng”… âu cũng là những lời và lời của người đời. Chứ chẳng thể nào là “Lời Chúa” hết. Dù “lời” ấy có nói về tình-tự thương yêu, đằm thắm rất con người, chỉ thế thôi.

Xem thế thì, câu hát cứ mải miết hỏi rằng: “Ai nói yêu em đêm nay? Ai nói yêu em đêm mai? Ai sẽ yêu em sau này?” nếu cứ vang-vẳng mãi trong tai người nhà Đạo, hẳn sẽ làm người nghe chết khiếp đi được. Không chết, cũng sẽ ngồi lại mà suy-nghĩ, tư-lự thật nhiều rồi cũng sẽ quyết-định đi đến hành-động có những quyết-tâm, thật không nhỏ.

Thế đó, là hiệu-quả của việc phiếm hoài, phiếm mãi lai rai cả vào thời sau này, để rồi đạo-giáo của ta sẽ khá hơn thời trước và thời về sau, những là tương-lai/mai ngày nhiều hưng-phấn. Nghĩ thế rồi, mời bạn/mời tôi ta cứ thế trực chỉ về đằng trước mà ra đi. Đi, mà không ngoái lại về phía sau vì đã có câu trả lời ở trong bụng cho câu hỏi “Ai sẽ Yêu em đêm nay”, hoặc mai ngày rất vĩnh cửu.

Trần Ngọc Mười Hai

Chỉ dám hỏi mình/hỏi người

những câu hỏi

nhè nhẹ như thế,

mà thôi.       

Đổi tiền lấy tự do!

From facebook:  Trần Bang‘s post.
Image may contain: text
Image may contain: 6 people, people sitting

Trần Bang added 2 new photos.

Nếu Đảng cộng sản VN vì nhân dân VN, vì Tổ quốc VN thì một bản tin Đặc Biệt (…) làm nức lòng nhân dân VN lan truyền chóng mặt vào tối ngày CC, tháng M, năm 2017 như sau:

– Sáng Ngày ( CC) TƯ Đảng cộng sản VN họp ra một Nghị quyết duy nhất: trả lại quyền lực cho toàn dân VN, “ĐCSVN không là đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội VN”

– Chiều ngày CC Quốc Hội CHXHCN VN họp phiên toàn thể đặc biệt thông qua những vấn đề quan trọng (để chuyển giao quyền lực trong ôn hòa) của đất nước:
1. Biểu quyết xóa bỏ vĩnh viễn Điều 4 HP 2013, đạt 87% số phiếu đồng thuận.

2. Thành lập Hội Đồng bầu cử Quốc gia gồm 200 thành viên. Các thành viên được chọn từ các Tổ chức chính trị, XHDS (không phải đảng cộng sản và tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản) tham dự, mỗi tổ chức không vượt quá 40 thành viên (20%) và không ít hơn 2 thành viên (1%), Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chánh án tối cao, Chủ tịch QH và các Bộ trưởng đương nhiệm được tham dự như các thành viên đương nhiên.

3. Đảng CS từ trung ương đến địa phương trả lại toàn bộ tài sản ( bất động sản, động sản) như văn phòng, trụ sở, hội trường, xe cộ, nhà cửa, tiền tệ, cổ phần, cổ phiếu, công ty, xí nghiệp, trường đảng… và các dạng tài sản khác mà ĐCSVN đang nắm giữ trả lại cho Quốc gia, chính quyền các cấp tương đương kiểm kê và nhận bàn giao.

4. Giải tán QH.

5. Bầu Quốc Hội lập hiến, do Hội đồng bầu cử Quốc gia đảm nhận.

6. Trong thời gian Bầu cử Quốc Hội lập hiến, và Thông qua Hiến pháp mới. Mọi hoạt động của Nhà nước VN từ TU tới địa phương vẫn thực hiện theo Luật hiện hành, trừ những điều trái với Bộ luật Nhân quyền Quốc tế.

7. Thời gian chuyền tiếp, để Bầu cử QH lập hiến, và thông qua Hiến pháp mới là 300 ngày kể từ ngày CC.

8. Những người làm ở các cơ quan đảng CSVN từ TƯ đến địa phương mất việc sẽ được hưởng mọi chế độ như trường hợp người lao động bị mất việc (khi công ty bị phá sản) theo Luật lao động hiện hành.

Bỏ điều 4 HP 2013, các cơ quan gọi là Đảng đoàn, TU, Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Huyện uỷ, Đảng ủy, Chi bộ tự động mất chức năng (tự kỷ) lãnh đạo ba nhánh Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Ngân sách nhà nước không trả lương và không chi trả các chi phí hoạt động “lãnh đạo” của ĐCSVN vì thế những người làm việc ở đó mất việc.

(Và Hiến pháp 2013 cũng không có quy định các cơ quan đảng chồng lên nhà nước TƯ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương.)

P/s: Không thể quá ưu ái như bản đề xuất của FBker Phạm Phú Thứ bên dưới, vì như thế sẽ lại tạo ra bất công xã hội. ảnh 1 copy từ FB Đinh Văn Hải.

Một Mảnh Đất Lành

Một Mảnh Đất Lành-   S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Tôi thấy lũ trẻ “phượt” ào ào nên cũng vội vã phóng theo (chớ ở nhà hoài buồn quá) dù chả có chút ý niệm gì, về những nẻo đường sắp tới.

Đi đâu đây cà?

Ngần ngừ chút xíu rồi tôi quyết định là mình nên khởi sự bằng cách trở lại một chốn đã quen – Thái Lan – nơi mà tôi bắt đầu cuộc đời tị nạn, gần bốn mươi năm trước!

Vì không biết rằng tiếng anh có từ ngữ “guest house” nên tôi gu gồ (đại) “bangkok hotel” và tìm ra một cái  khách sạn, ở giữa thủ đô, với giá 40 U.S.A dollar mỗi ngày. Kể cũng chả mắc mỏ gì, nếu so với loại phòng bình dân ở California.

Ngủ qua đêm, sáng hôm sau đi lơn tơn mới thấy trên cùng một dẫy phố nhưng có rất nhiều nhà trọ mà chỉ phải trả 18 Mỹ Kim hà. Thế là tôi lật đật xách ba lô, chạy sang chỗ mới.

Qua đêm sau nữa, tôi “khám phá” ra rằng không chỉ ở mặt tiền mà trong những con hẻm (lủa tủa) hai bên cũng có cả đống guest house. Giá cả, tất nhiên, nhẹ nhàng hơn thấy rõ: mười hai đô la chẵn. Còn nếu “chịu” ở chung (ở dorm) với vài ba mạng nữa thì chỉ nửa giá đó thôi – breakfast included !

Tôi “chịu” liền. Tưởng gì chớ “chung đụng” thì có hề chi. Số trại lính, trại tù, trại cải tạo, trại tị nạn … mà tôi từng sống qua – trên những cái giường đôi – nếu chỉ tính bằng đầu ngón tay, không kể ngón chân, dám thiếu!

Thêm vài ba bữa, sau khi la cà với một mớ đồng hương (mấy anh chị tị nạn, cùng với những em nhỏ chạy bàn, phụ hồ, bán kem, bán nước dừa, bán trái cây …) tôi được cho hay là có rất nhiều cao ốc, ở ngoại ô Bangkok, phòng thuê hàng tháng chưa tới ba ngàn tiền baht – tròm trèm chỉ cỡ 100 MK thôi – tính luôn wifi và điện nước.

Loại chung cư này thường cao tới bẩy tám tầng, nằm cạnh bên nhau, tạo nên những con hẻm nhỏ song song, vô cùng xầm uất. Hàng quán san sát, thức ăn ê hề, rẻ rề, ngon miệng, và chưa nghe có ai bị ngộ độc phải vô nhà thương hết trơn hết trọi. Vào giờ cao điểm, xe cộ – đôi khi – phải di chuyển cùng với tốc độ của …  khách bộ hành nhưng không nghe tiếng còi và cũng không có tiếng người chèo kéo/mời mọc hay cãi cọ gì ráo trọi.

Tôi dọn vô thử. Ở tuốt trên tầng sáu. Tuy thang máy chậm, phòng hơi chật và hành lang hơi tôi tối nhưng sạch sẽ, và yên tĩnh đến không ngờ. Cũng như người Lào, người Thái không ồn. Tiếng duy nhất mà tôi nghe suốt ngày, từ sáng sớm đến chiều, chỉ là tiếng chim thôi.

Ảnh chụp tháng hai 2017

Dân Thái tin rằng chim chóc mang lại điềm lành nên để chúng được sống hoàn toàn tự do, và tha hồ ca hót. Nhiều loại chim lắm. Có con líu lo, có con rủ rỉ, có con tíu tít không ngừng nhưng tôi nhận ra ngay tiếng ríu rít quen thuộc của những con se sẻ.

Loài chim này có lẽ hiện diện khắp địa cầu. Tiếng kêu thân quen của chúng, trong những lùm cây, vào lúc chiều tàn,  đã nâng đỡ cho tâm hồn đa cảm và yếu ớt của tôi – không biết bao lần – suốt cả cuộc đời lưu  lạc. Cứ nghe se sẻ huyên náo chuyện trò là tôi lại trạnh nhớ tiếng chim ngày cũ, dù bao kỷ niệm (không mấy êm đềm) đều đã phôi pha.

Từ một trại cải tạo heo hút, tôi nhận được giấy “tạm tha” cho trở về nhà, vào năm 1978. Mùa mưa nào mà Đà Lạt chả buồn nhưng mùa mưa năm ấy, tôi không chỉ buồn mà còn đói nữa. Ở tù bị đói, đã đành; ở nhà, ai ngờ, cũng đói!

Lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang, tôi không biết làm chi với cuộc đời mình nên đành chỉ nằm nghe mưa và chờ nắng. Mong có chút xíu nắng thôi cho trời bớt lạnh, cho bầy se sẻ túa lên mái nhà (âu yếm rỉa lông, rỉa cánh cho nhau) và tíu tít mừng vui, đón chào nắng ấm.

Đà Lạt hay có những cơn bão rớt, và những trận mưa dầm dề lê thê kéo dài cả tuần chứ không phải cả ngày. Tuy thế, vẫn có những lúc mặt trời cũng lấp ló ở một nơi nào đó. Nắng cũng làm sáng, và làm ấm phố phường đôi chút nhưng tiếng chim kêu rộn ràng (như những ngày xưa cũ) thì không còn nữa.

Thỉnh thoảng mới có tiếng kêu thương lạc lõng của một con chim se sẻ, trên mái ngói, rồi tiếng đáp trả nho nhỏ buồn buồn (nghe cũng cô đơn và não lòng không kém) từ một căn nhà xa xa nào đó.  Cả một dãy phố mà dường như chỉ còn sót vài đôi chim bé bỏng thôi.

Cái đói của chính mình giúp cho tôi đoán được chuyện gì đã xẩy ra cho loài chim này trong mấy năm qua. Sự khắc nghiệt của chế độ hiện hành, hoá ra, không chỉ ảnh hưởng riêng chi đến con người.

Tôi không hiểu là loài se sẻ chết dần vì đói, hay chúng rời đi đến một phương trời nào khác, bỏ tôi ở lại với đói lạnh và buồn. Buồn quá, tôi cũng đi luôn và chưa bao giờ lần dò trở về chốn cũ.

Ảnh chụp tháng hai 2017                                                

Gần nửa thế kỷ đã qua, không biết bây giờ thì bầy sẻ nhỏ ra sao nhưng đồng bào hay đồng hương của tôi thì vẫn vậy – vẫn cứ tiếp tục ra đi bằng mọi giá và mọi cách. Từ Việt Nam, luật sư Võ An Đôn mới buồn bã cho hay:

Tôi vừa nhận được tin gia đình chị Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc đang trên đường vượt biên từ Việt Nam qua Úc bằng đường biển, hiện tại ghe chở người vượt biên đã qua khỏi lãnh hải Indonesia, tiến vào hải phận nước Úc.

Cả 3 gia đình trước đây đã một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015. Tòa án tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Cụ thể: chị Loan 36 tháng tù giam, anh Hồ Trung Lợi (chồng chị Loan) 24 tháng tù giam, chị Lụa 30 tháng tù giam. Riêng anh Lợi đang chấp hành hình phạt tù được 20 tháng, chị Loan và chị Lụa được hoãn chấp hành hình phạt tù 1 năm, đến tháng 7/2017 thì đi tù.

Nếu lần vượt biên này bị Úc trả về thì chị Loan sẽ đối mặt với bản án 7 năm tù giam và chị Lụa 6 năm tù giam (Cộng bản án cũ và bản án mới).

Qua điện thoại chị Loan và chị Lụa cho biết: Nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận hai chị tị nạn mà trả về nước, thì hai chị sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ 2.

Cầu mong cho ba gia đình thượng lộ bình an và sớm đến được bến bờ tự do!

Ủa, chớ “bến bờ tự do” có gì quyến rũ mà dân Việt –  từ thế hệ này sang thế hệ khác – cứ mãi khát khao đi tìm mãi thế? Tôi đang sống ở Thái Lan, một đất nước “tự do” đây, có thấy chi hấp dẫn lắm đâu?

Chả qua chỉ là một căn phòng nho nhỏ, vừa đủ cho đôi vợ chồng son, với những tiện nghi căn bản – trong một khu chungcư ở ngoại ô – mà số tiền phải trả hàng tháng chỉ bằng một phần tư lợi tức của một người công nhân, dù với đồng lương tối thiểu.

Nơi đây, tuy phần lớn chỉ là những người lao động có lợi tức thấp nhưng đời sống riêng tư của họ được tôn trọng hoàn toàn và tuyệt đối. Không có ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, hay chị hội trưởng phụ nữ (dấm dớ) nào lai vãng cả! Cũng chả thấy bóng dáng đám công an giao thông, cảnh sát cơ động, hay lực lượng dân phòng  lảng vảng (xớ rớ) kiếm ăn ở chung quanh!

Dọc theo mấy dẫy chung cư là một dòng sông nhỏ, nước tuy bẩn nhưng cá vẫn còn sống được. Kiên nhẫn ngồi câu, chừng hai ba tiếng, cũng chỉ kéo được hơn chục chú cá rô con.

Phần lớn bờ sông là đất trống, bỏ hoang, mọc tá lả đủ thứ loại trái cây thông thường của vùng nhiệt đới: vú sữa, mít, ổi, chuối, xoài, mãng cầu, đu đủ … Với tay phía nào cũng có thể bẻ được một chùm tầm ruột, vừa mới chín hườm hườm, hay một quả khế (không biết chua/ngọt) vàng ươm.

Bên kia bờ sông –  đôi chỗ – cũng thấy nhô lên một toà biệt thự kín cổng, cao tường. Còn phần lớn đều chỉ là những căn nhà nhỏ, vách ván đơn sơ, sắc mầu lộn xộn. Từ ngoài nhìn vào cũng có thể thấy hết đồ vật luộm thuộm bên trong: giường tủ, ghế bàn, tuyềnh toàng, cũ kỹ.

Cái nghèo cũng được bầy ra qua những mâm cơm chiều thanh đạm, dọn ngay trước sân nhà: cá khô, rau luộc, rổ đậu, đĩa trứng chiên nhỏ xíu, và mấy xâu thịt nướng mỏng tang, cùng vài chai bia (hoặc rượu) địa phương – ma dze in Thai.

Tuy thế, trông người Thái nào tôi cũng cảm được là họ đang sống rất bình an. Nỗi an bình của một của cả một dân tộc chưa từng “dám” đánh thắng một đế quốc to nào ráo, đế quốc nhỏ cũng chưa!

Dân Thái – chắc chắn – chưa bao giờ nghe nói đến những thứ (thổ tả) đại loại như chủ nghĩa mác xít lê nin nít vô địch muôn năn, cải cách ruộng đất, hợp tác xã, đánh công thương nghiệp, đổi tiền, vượt biên, trại cải tạo, nợ công, lạm phát, vỡ qũi bảo hiểm xã hội, sự cố môi trường biển, Hội Nghị Thành Đô …

Cộng lại tất cả những cái “chưa” này của dân tộc Thái Lan thì thành một giấc mơ xa vời (và mỗi lúc một thêm xa) của người dân Việt!

LIÊN HỢP QUỐC CHÍNH THỨC VÀO CUỘC VỤ ÁN XÂM HẠI TRẺ EM Ở VŨNG TÀU

LIÊN HỢP QUỐC CHÍNH THỨC VÀO CUỘC VỤ ÁN XÂM HẠI TRẺ EM Ở VŨNG TÀU

LS Lê Ngọc Luân

2-3-2017

Rất nhanh chóng, chiều hôm qua (01/03), người của Liên Hợp Quốc đã liên hệ với tôi ngay sau khi nhận được lá thư của GOLD KEY. Họ gửi lời cảm ơn và xác minh các thông tin, sau đó sẽ có ý kiến chính thức gửi đến các Cơ quan Chính quyền ở Việt Nam.

Chỉ sau 4 ngày, kể từ ngày gửi thư, phía Liên Hợp Quốc đã nhanh chóng vào cuộc. Điều đó cho thấy họ quan tâm đến vụ án xâm hại trẻ em này như thế nào. Ở các nước khác, hành vi xâm hại trẻ em bị xử lý rất nặng. Trường hợp cụ thể là Minh Béo bị nằm trong danh sách trọn đời dành cho những tội phạm tấn công tình dục của Mỹ, vĩnh viễn không được vào nước Mỹ sau khi thụ lý án phạt tại nước này.

Hình ảnh trong bài báo là lúc ông lão mua gói bim bim cho cháu bé, có hành vi xâm hại tình dục và ông Vijay (người Ấn Độ) chứng kiến, đưa máy hình lên chụp thì ông lão bỏ vào chung cư. Trong đơn tố cáo gửi Công an TP. Vũng Tàu, ông Vijay cũng khẳng định điều này.

Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Ông Chủ tịch nước.

P/s: Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Liên Hợp Quốc.

____

PNVN

Gửi thư đến Quỹ Nhi đồng LHQ về vụ trẻ bị xâm hại ở Vũng Tàu

Chính Trực

2-3-2017

‘Bằng kinh nghiệm tư vấn pháp luật của mình, chúng tôi nghi ngờ vụ án này có ‘dấu hiệu tiêu cực’ khiến cho sự việc xâm hại trẻ em không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật’, lá thư cho biết

Vụ án Dâm ô trẻ em tại Vũng Tàu hiện có thêm tình tiết mới, khi Hãng luật GOLD KEY do luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn Luật sư TPHCM) làm giám đốc – nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cháu bé T.N.T – nạn nhân trong vụ việc – đã vừa gửi thư trực tiếp đến Ngài Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, trước tình thế vụ án có nguy cơ bị “chìm xuồng”.

h1Bức ảnh ông N.K.T thời khắc ôm và có hành vi dâm ô bé gái 5 tuổi được nhân chứng ViJay chụp.

Như PNVN đã có loạt bài phản ánh, năm 2014, anh ViJay, 1 người quốc tịch nước ngoài sống tại chung cư Lakeside Vũng Tàu, đã nhìn thấy tận mắt ông N.K.T, sinh năm 1940 cùng ngụ tại chung cư Lakeside đang ôm và thò tay vào quần, vị trí bộ phận sinh dục của 1 bé gái 5 tuổi (không phải là bé T.N.T, người đã viết đơn tố cáo – PV).

Ngay lập tức anh tới gần, đưa máy lên chụp hình. Ông T đã lập tức bỏ tay ra khỏi quần cháu bé và đi lên nhà.

Sau đó, anh ViJay được người bạn đưa tới Công an phường Nguyễn An Ninh để gửi Đơn tố cáo. Công an phường sau đó đã xuống hỏi han, nhưng cho biết không tìm thấy em bé ở đâu. Trong khi hình ảnh mà anh ViJay cung cấp khá rõ ràng. Hiện nay em bé vẫn đang sống tại địa phương.

Lá đơn mà anh ViJay gửi thời điểm năm 2014 được Công an phường Nguyễn An Ninh cho biết đã bị thất lạc, không tìm thấy.

Khi chị Trần Thị Thu Thủy, mẹ cháu T.N.T thấy con gái đêm đêm không ngủ, quấy khóc khi gặp ác mộng thì đã hỏi han và biết được rằng có ông già “đeo kiếng, tóc bạc” nhiều lần dùng tay và miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bé.

Chị Thủy đã dắt con xuống sân chung cư, và con gái đã chỉ cho mẹ người đàn ông này. Ngay lập tức, chị Thủy gửi Đơn tố cáo đến Công an phường Nguyễn An Ninh và đăng tin trên mạng xã hội tố cáo ông T. Khi đọc được các thông tin, anh ViJay đã tìm tới chị Thủy và cho biết anh đã nhìn thấy ông già này đi cùng với bé T. ở phía khuôn viên phía sau nhà. Trên tay bé T. cầm bịch bánh snack. Anh ViJay cũng đưa máy chụp hình lên chụp ông N.K.T thì ông này đã nhanh chóng bỏ đi.

h1Ông T. (người đánh dấu x) đã lập tức bỏ đi khi thấy anh ViJay đưa máy ảnh lên chụp.

Ngày 2/7/2016, anh Vijay lại lần nữa làm Đơn tố cáo gửi Công an phường Nguyễn An Ninh yêu cầu làm rõ hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông N.K.T. Thế nhưng, sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, chính quyền nơi đây lại mời các bên tới để hòa giải dân sự.

“Đây là việc làm xem thường luật pháp và coi rẻ nhân phẩm, danh dự của trẻ em, bởi theo luật pháp Việt Nam, hành vi dâm ô với trẻ em phải được xử lý bằng pháp luật hình sự (chính quyền không được phép tổ chức hòa giải). Nếu bị kết án, người có hành vi phạm tội có thể phải chịu hình phạt tối đa lên đến mười hai (12) năm tù giam (Điều 116 Bộ luật Hình sự). Sau khi tiếp nhận vụ án này, chúng tôi nhận được nhiều hồ sơ, tài liệu, lời khai và file ghi âm cho thấy có chín (9) trẻ em là nạn nhân do ông N.K.T xâm hại. Trên thực tế, có thể có nhiều nạn nhân (trẻ em) khác chưa bị phát hiện”, lá thư phân tích.

Quá trình thụ lý giải quyết vụ án, Công an TP Vũng Tàu có những dấu hiệu sai phạm trong hoạt động điều tra và Hãng luật GOLD KEY đã có các văn bản phân tích dấu hiệu sai phạm của CQĐT. Lá thư cho biết: “Sau khi có văn bản của chúng tôi, chính quyền mới tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như cho nạn nhân bị xâm hại (bé T.N.T) và người bị tố cáo (ông N.K.T) đối chất; xác nhận địa điểm nơi nạn nhân bị xâm hại; và lấy lời khai của người làm chứng.

Trên cơ sở đó, CQĐT xác định có dấu hiệu tội dâm ô trẻ em nên ngày 21/8/2016, chính quyền ban hành Quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, đã hơn 6 tháng, kể từ ngày có quyết định khởi tố vụ án, gia đình cháu bé bị xâm hại và chúng tôi không hề nhận được bất cứ thông tin phản hồi gì từ các cơ quan có thẩm quyền tại TP Vũng Tàu”

Bằng kinh nghiệm tư vấn pháp luật của mình, chúng tôi nghi ngờ vụ án này có “dấu hiệu tiêu cực” khiến cho sự việc xâm hại trẻ em không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, Hãng luật GOLD KEY viết trong thư gửi đến Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.

Báo PNVN sẽ tiếp tục cập nhật các diễn tiến của vụ án này.

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

BBC

2-3-2017

Quyền biểu tình được cho là một khía cạnh của dân chủ. Ảnh: FB

Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.

EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.

Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.

Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại:

  • Thực sự dân chủ: 19 nước
  • Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
  • Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước
  • Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước

Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 – cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là “năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ”.

Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU

Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:

I. quy trình bầu cử và đa nguyên;

II. các quyền tự do của công dân;

III. hoạt động của nhà nước;

IV. sự tham gia chính trị; và

V. văn hóa chính trị

và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.

So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.

Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015.

Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).

Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.

Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng.

Các đặc điểm khác là:

  • Những vi phạm quyền tự do dân sự bị bỏ qua.
  • Truyền thông đặc trưng là thuộc sở hữu nhà nước hoặc do các nhóm có liên hệ với chính phủ cầm quyền kiểm soát.
  • Có tình trạng đàn áp những chỉ trích chính phủ và kiểm duyệt nặng nề.
  • Không có hệ thống tư pháp độc lập.

Không bao giờ bị mất ngủ nữa ..

Không bao giờ bị mất ngủ nữa ..

THU GIAN
Không bao giờ bị mất ngủ nữa, cứ nằm trên giường thế này… Phương pháp này tôi đã hướng dẫn rất nhiều người, 99% đã thành công. Còn bạn? Đợi gì mà không thử!

 

1: Đầu tiên nằm trên giường, tứ chi vươn ra thoải mái như hình chữ đại “大”, cơ thể hoàn toàn thư giãn, bao gồm cả cơ bắp và tinh thần;

2: Nhắm mắt lại và tập trung suy nghĩ vào huyệt ấn đường giữa lông mày, trong thiền tâm (tức là ý niệm, mong muốn) “Đầu tôi hoàn toàn thư giãn và dần chìm vào giấc ngủ”, bạn có thể trải nghiệm cảm giác sau khi thư giãn, tiếp theo;

3: Một vài giây sau đó, ý niệm dồn qua tay phải, rồi thiền định, “tay phải của tôi hoàn toàn thỏai mái và dần chìm vào giấc ngủ.”;

4: Hãy để những ý niệm chuyển đến chân phải, thiền định, “chân phải của tôi hoàn toàn thỏai mái và dần chìm vào giấc ngủ.”;

5: Sau đó chuyển các ý niệm qua bên trái “, chân trái của tôi hoàn toàn thỏa mái và dần chìm vào giấc ngủ.”; tiếp theo đó là “tay trái của tôi hoàn toàn thỏai mái và dần chìm vào giấc ngủ.”;

6: chuyển xong một vòng, lại bắt đầu một vòng mới.

Làm theo ý niệm này, cũng chính là bạn đang nói với mỗi bộ phận trên cơ thể: “Tôi muốn ngủ rồi.” Tôi đã thử qua, không quá ba lần là ngủ thiếp đi. Khi chuyển lượt, nếu bạn thuận tay trái hãy bắt đầu lần lượt từ bên trái. Hầu hết mọi người làm theo hướng bên phải.

THU GIAN 2

Cách này có thể có vẻ đơn giản, nhưng hiệu quả rất kỳ diệu. Nguyên nhân chinh của mất ngủ là do cơ thể bị đơ cứng, căng thẳng, không thể thư giãn. Một số người cứ mất ngủ là uống thuốc ngủ, thức dậy vào ngày hôm sau, cơ thể thường cảm thấy mỏi nhừ và mất sức. Việc sử dụng phương pháp “Ý niệm chuyển vòng”, cho phép bạn thư giãn cơ thể trong khoảng thời gian ngắn nhất. Khi bạn nằm ngủ trong tư thế chữ Đại “大” thì hệ thần kinh và toàn bộ cơ bắp sẽ căng ra với diện tích lớn, giúp cơ thể thư giãn nhanh nhất.

Phương pháp này tôi đã hướng dẫn rất nhiều người, mười lần chẳng sai nhé!

Phương pháp “Ý niệm chuyển vòng” không chỉ có thể điều trị chứng mất ngủ mà còn giúp chúng ta loại bỏ chứng cao huyết áp, bệnh tim, trầm cảm, lo âu, buồn chán và nhiều cảm xúc tiêu cực khác cũng sẽ biến mất.

Chị Yen To gởi

Ghi chú thêm:Tôi có cách khác nữa là khi lên giường nằm , tôi phó thác mọi sự trong tay Chúa, tôi đã cố gắng làm phần đầu còn phần sau Chúa lo,cái gì tôi không làm được bất lực tôi giao cho Chúa bằng cầu nguyện. Tôi đọc kinh Lòng thương xót Chúa , hết 50 kinh chưa ngủ lại đọc tiếp như vậy, thường là chỉ ngủ sau khi đọc chừng 20 hay 30 kinh mà thôi. Đó là phương pháp dỗ giấc ngủ tuyệt vời.

Phùng văn Phụng

TỪ BỎ ĐỂ SỐNG MÙA CHAY

TỪ BỎ ĐỂ SỐNG MÙA CHAY

TRẦM THIÊN THU

Thứ Tư Lễ Tro là khởi đầu Mùa Chay. Mùa Chay tới, nhiều người nghĩ phải cố gắng từ bỏ điều gì đó để bước theo Đức Kitô. Tuy nhiên, những điều này lại thường ít ảnh hưởng đến cuộc sống, chúng ta “khôn lỏi” lắm!

Dưới đây là 40 thứ có thể từ bỏ để sống Mùa Chay. Không phải là những thứ liên quan việc ăn uống, nhưng chúng thực sự cần từ bỏ. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, mỗi ngày cố gắng từ bỏ 1 điều. Trong 40 điều này, có những điều không chỉ từ bỏ trong Mùa Chay mà phải từ bỏ suốt cả đời.

  1. SỢ THẤT BẠI – Bạn không thành công nếu chưa trải qua thất bại. Đúng như tục ngữ Việt Nam nói: “Thất bại là mẹ thành công”.
  1. VÙNG AN TOÀN – Đó là “vùng thoải mái”, sợ khó. Dám ra ngoài “vùng”này thì chúng ta mới có thể khám phá những điều mới lạ.
  1. CẢM THẤY HOÀI NGHI – Có lúc chúng ta nghi ngờ rằng không biết Tạo Hóa có tạo dựng nên mình hay không.Hãy xác định như tác giả Thánh Vịnh:“Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi. Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự”(Tv 139:13-16).
  1. THIẾU KIÊN NHẪN – Thời giờ của Thiên Chúa là thời giờ hoàn hảo. Mọi thứ đều đúng hẹn, đúng kỳ theo ý Ngài tiền định và quan phòng.
  1. SỐNG ẨN DẬT – Còn hít thở, chúng ta còn sống với người khác và tương tác với họ vì Đức Kitô. Công việc của chúng ta luôn ảnh hưởng người khác.
  1. LÀM VUI LÒNG NGƯỜI KHÁC – Không ai có thể làm vừa lòng mọi người, nhưng chúng ta phải luôn cố gắng làm vui lòng người khác, còn họ có vừa lòng hay không là phần của họ.
  1. SO SÁNH – Một là cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác, hai là cảm thấy mình “ngon lành” hơn người khác. Dạng nào cũng không được.
  1. TRÁCH CỨ – Chúng ta có xu hướng không dám nhận lỗi, và luôn muốn đổ lỗi cho người khác.
  1. PHẠM TỘI – Nhân vô thập toàn. Mặc dù chúng ta là tội nhân, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, và Chúa Giêsu đã chết vì chúng ta. Hôm nay là ngày mới, hôm qua đã không còn.
  1. MẤT TỰ CHỦ – Do đó chúng ta khó có thể hoàn tất công việc và làm tốt hơn.
  1. THIẾU DỰ ĐỊNH – Các quyết định khôn ngoan hiếm khi trở thành vô ích.
  1. KHÔNG MINH BẠCH – Một là không minh bạch về điều này hoặc điều nọ (khuất tất), hai là không trong sạch (nhân đức).
  1. TỰ QUYỀN – Thiên Chúa không mắc nợ chúng ta điều gì, thế giới cũng chẳng mắc nợ chúng ta điều gì. Hãy cố gắng sống trong ân sủng và khiêm nhường.
  1. LÃNH ĐẠM – Cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ. Không quý mến nhau thì cũng đừng kèn cựa nhau. Tranh chấp nhau, giành giật nhau, hơn thua nhau làm gì?
  1. GHEN GHÉT – Hãy cảnh giác kẻo mắc lừa ma quỷ, bởi vì chúng rất ranh mãnh. Kinh Thánh căn dặn: “Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác”(Rm 12:21).
  1. TIÊU CỰC – Hãy cố gắng quan hệ hòa nhã với mọi người. Tránh né người khác là tiêu cực, mà cũng chỉ vì chúng ta không coi trọng người khác nên mới tránh né họ.
  1. MÊ VẬT CHẤT – Hãy nhớ rằng có Thiên Chúa là có tất cả, mất Thiên Chúa là mất tất cả: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì”(Tv 23:1).
  1. SỐNG MÁY MÓC – Càng đầu tư nhiều thì càng có lợi nhiều. Về tinh thần và tâm linh cũng vậy.
  1. THAN PHIỀN – Đừng cằn nhằn, khó tính, than thân trách phận hoặc trách móc người khác, hãy cố gắng xử lý và giải quyết vấn đề cho thấu đáo.
  1. BẤT CẦN – Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc cả đời này và đời sau. Đó là niềm vui sống. Đừng buông xuôi, bất cần đời!
  1. GAY GẮT – Đó là tự làm khổ mình, và tất nhiên cũng làm khổ người khác. Tâm bất an thì không thể nào sống vui và sống khỏe, bệnh tật phát sinh từ đó.
  1. CHIA TRÍ – Cuộc sống có nhiều thứ khiến chúng ta chia trí, vì thế cần phải tập trung vào mục đích của mình.
  1. MẶC CẢM – Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta, dù chúng ta xấu xa và tội lỗi: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa thì hãy còn có Chúa đón nhận con”(Tv 27:10).
  1. TẦM THƯỜNG – Cuộc đời chúng ta có thể không ai biết đến, không có gì khác thường, sống rất bình thường, nhưng tuyệt đối đừng sống tầm thường.
  1. GÂY CHIA RẼ – Chia rẽ là chết, đoàn kết mới sống. Khuyến khích nhau là điều cần thiết, mọi nơi và mọi lúc: “Phải khuyến khích nhau, nhất là khi anh em thấy Ngày Chúa đến đã gần”(DT 10:25).
  1. BẬN RỘN – Đó là “huy hiệu danh dự” của người mê công việc mà bỏ bê những thứ cần thiết khác.
  1. CÔ ĐỘC – Có Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không cô độc. Ngài luôn hiện diện và đồng hành với chúng ta.
  1. BẤT HÒA – Xung đột là mối nguy cho cuộc sống, cả đời thường và tâm linh. Xung đột xảy ra thì không thể hợp tác. Sự cộng tác và đồng tâm nhất trí rất cần: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”(Mt 18:19).
  1. VỘI VÀNG – Dục tốc bất đạt. Dù to hay nhỏ, cái gì cũng cần có thời gian, không thể một sớm một chiều.
  1. LO LẮNG – Thiên Chúa kiểm soát mọi sự, chúng ta có lo lắng cũng chẳng thay đổi được gì: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy”(Mt 6:33-34).
  1. THẦN TƯỢNG HÓA – Đừng thần tượng hóa bất cứ ai, bắt chước là ngu xuẩn, hãy cứ là chính mình! Chỉ có Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo mà thôi.
  1. CỐ CHẤP – Cuộc sống luôn phải thay đổi để thích nghi mọi thứ. Cố chấp là ích kỷ, là hèn nhát.
  1. KIÊU NGẠO – Thiên Chúa hạ bệ kẻ kiêu ngạo, nhưng nâng cao người khiêm nhường (Lc 1:51-52).
  1. NÔNG CẠN – Đừng nói rằng vấn đề khó quá, chính vấn đề khó đó cho chúng ta biết Thiên Chúa vĩ đại.“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(Nguyễn Thái Học).
  1. ĐỐ KỴ – Người Pháp có câu nói chí lý: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác”. Mọi người đều là anh em và là con một Cha trên trời.
  1. VÔ ƠN BẠC NGHĨA – Cuộc sống là những ngày tháng chúng ta mắc nợ Thiên Chúa mọi thứ, chúng ta cũng mắc nợ tha nhân và xã hội nhiều thứ. Do đó, chúng ta không thể không biết ơn Thiên Chúa và cuộc đời.
  1. THAM LAM – Thiên Chúa có kế hoạch riêng dành cho mỗi người: “Ta đã gọi ngươi đích danh, đã ban cho ngươi một tước hiệu, dù ngươi không biết Ta”(Is 45:4). Hãy cố gắng làm trọn công việc Ngài giao phó.
  1. TỰ MÃN – Chúa Giêsu là sức mạnh của chúng ta: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết”(Pl 4:13). Có Ngài thì chúng ta mới làm được công kia việc nọ, không có Ngài thì chúng ta chẳng làm nên trò trống gì đâu:“Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”(Ga 15:5).
  1. ƯU SẦU – Buồn thì cứ khóc, xong rồi thôi. Đừng giam mình trong vòng ưu sầu. Mọi sự sẽ qua, cứ tín thác vào Thiên Chúa: “Hỡi những kẻ tín trung, hãy đàn ca mừng Chúa, cảm tạ thánh danh Người”(Tv 30:5b).
  1. CUỘC ĐỜI – Thế gian là cõi tạm, rồi sẽ qua đi. Đừng coi nặng vật chất, kể cả cuộc sống của chúng ta, tất cả chỉ là bụi tro mà thôi. Chúa Giêsu đã nói: “Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”(Ga 12:25).

TRẦM THIÊN THU

(biên soạn theo GreaterThingsToday)

Khởi đầu Mùa Chay – 2017

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi