Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Thứ năm, 15 tháng 11, 2012

nguồn: BBC

Bệnh nhân tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh

Cả bệnh nhân và bác sĩ đều nói người nhà bệnh nhân đưa
phong bì vì cho rằng “có đưa mới yên tâm”

Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi “không đưa phong bì” tại diễn đàn Quốc Hội vào hôm qua, khiến dẫn tới tranh luận về nguyên nhân của tình trạng tiêu cực này và vai trò trách nhiệm Bộ Y tế và nhà nước trong vấn đề này.

Các bác sĩ nói muốn chấm dứt phong bì thì  cần nâng lương cho nhân viên y tế, giải quyết quá tải ở tuyến trung ương và nâng cao nhận thức người dân.

Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Minh Hải tại Hà Nội cho rằng thực hiện việc này là rất khó và hiện nay có thể nói là mới đang ở giai đoạn “hô khẩu hiệu” vì một khi mức lương của y bác sĩ còn quá thấp, không đủ sống, thì khi được biếu phong bì dù biết là sai họ vẫn phải
nhận.

Tuy nhiên bác sĩ Hải cho biết một số bác sĩ mở phòng mạch tư khám thêm ngoài việc đi làm tại bệnh viện và khi với mức thu nhập cao hơn, đủ sống, trên thực tế họ đã không còn nhận phong bì từ bệnh nhân.

Ngoài ra còn là chuyện đã thành thói quen từ phía gia đình bệnh nhân là đã vào bệnh viện là “người nhà bệnh nhân cứ đưa, có đưa thì mới yên tâm”, bác sĩ Hải nói thêm.

“Nhưng văn hóa phong bì không phải chỉ có ở ngành y tế, đến xin học cho con cũng phải có phong bì,” bác sĩ Hải nói.

Muốn chấm dứt tình trạng đưa phong bì như kêu gọi của Bộ trưởng Y tế thì ngoài chuyện cần nâng lương cho nhân viên y tế, còn phải có các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trung ương và đồng thời nâng cao nhận thức của người dân.

“Giáo dục và Y tế là hai ngành có tính đặc thù vì thế cần có những chính sách của nhà nước như tăng lương cho ngành y tế,” theo quan điểm của bác sĩ Hải.

Việc bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này.

Bệnh nhân tại Việt Nam giải thích tâm lý theo nhau đưa phong bì cho bác sĩ, y tá vì cho rằng như thế mới được đối xử tốt.

Ngoài ra để thay đổi được một thói quen đã định hình từ lâu này chính người dân cũng cần được nâng cao nhận thức mới có hy vọng “nói không với phong bì” như lời Bộ trưởng Y tế kêu gọi.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thủy, một người chuyên trông người ốm tại bệnh viện và cũng từng đưa con đi bệnh viện, nói với BBC Việt Ngữ mọi người thường cho rằng phải đưa phong bì mới được bác sĩ đối xử tốt và cho thuốc tốt.

Chị Thủy giải thích việc chữa bệnh theo con đường qua bảo hiểm thường rất chậm và rất nhiều thủ tục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh chọn “đưa phong bì” để có thể được điều trị nhanh hơn và tốt hơn.

“Tình trạng đút lót phong bì như vậy không thể gọi  là cảm ơn được. Nếu mua quà như hoa quả chẳng hạn để tặng cả một kíp trực, hay kíp làm việc của Khoa đó thì mới gọi là cảm ơn,” chị Thủy nói.

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

 
Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.

Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.

Reuters

Thụy My

nguồn: RFI

“Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần”.

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay
không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?

Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.

Sự kiện lần đầu tiên có một đại biểu Quốc hội đặt vấn đề từ chức với Thủ tướng Việt Nam đã được dư luận rất chú ý. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý trao đổi với chúng tôi về những cảm nhận của ông trong vấn đề này.

RFI : Kính chào Luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện có một đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng về việc từ chức ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi
cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng
từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam
mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước,
chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của
một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng,
trong khi mình lại hành xử khác đi.

Lòng tự trọng ăn sâu vào nếp văn hóa rồi, do giáo dục từ nhỏ, trong đó có cái gọi là « văn hóa xấu hổ », thấy mình làm không được thì thôi, mình rút lui. Điều này đã ăn sâu vào những nước có thể chế dân chủ và có một nền giáo dục tốt, trước tiên là giáo dục về con người.

Tôi nhớ là trước đây tôi đi học, thì nền giáo dục chế độ cũ dạy cho tôi mấy điều thôi. Đó là yêu gia đình – ông bà cha mẹ, rồi yêu thiên nhiên, và yêu đất nước, yêu tổ quốc. Yêu con người nữa – người ta lỡ bước thì mình phải giúp đỡ, vân vân.

Chính nền giáo dục đã hình thành nên tâm hồn con người, và con người sẽ biết xử lý như thế nào. Trong khi thật ra nền giáo dục của chúng ta nó nặng về chính trị, phục vụ yêu cầu trước mắt, không phải đào tạo vì con người và cho con người. Do đó có thể nói văn hóa ứng
xử rất dở, trong đó có vấn đề từ chức.

Tôi nghĩ các vị lãnh đạo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về điều này. Mà tiền lệ thì cũng có trường hợp ông Lê Huy Ngọ, từ chức do trách nhiệm về vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng từ trước đến giờ chưa có một vị cấp cao nào từ chức cả, mặc dù rõ ràng so với trách nhiệm, thì trong nền kinh tế hiện nay thất thoát rất nhiều tài sản của nhân dân.

Thế thì ai phải chịu trách nhiệm ? Thậm chí tại sao không nói thẳng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đó là ai ? Tôi thì trong Đảng cũng được giáo dục là phải có địa chỉ cụ thể, mà đến phiên các vị thì các vị lại không nói cụ thể, mặc dù cả nước – toàn dân và trong Đảng đều
biết vị ủy viên Bộ Chính trị đó là ai.

Điều đó làm cho Nghị quyết trung ương 4 vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ hô hào nói thẳng và nhìn thẳng vào sự thật, mà sự thật sờ sờ ra đó thì lại không chấp nhận. Khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri chất vấn thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại nói là đồng chí X, thành ra là một ẩn số. Nó làm cho người dân càng mất tin tưởng hơn nữa. Và
nghị quyết này, nghị quyết kia cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi, không thể nào trở thành hiện thực được. Bởi vì cấp cao nhất không làm gương, thì làm sao các cấp dưới noi theo được. Ví dụ tình hình chống tham nhũng chẳng hạn.

Thành ra tôi nghĩ là các vị phải mạnh dạn và có lòng tự trọng. Mình đã gây đổ vỡ cho nền kinh tế, đổ vỡ cho đất nước, thì mình phải từ chức. Ví dụ trong lãnh vực giao thông vận tải, biết bao nhiêu sự cố xảy ra, nhưng ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải vẫn tại vị. Trong
khi ở Hàn Quốc hay một số nước, chỉ cần một tai nạn gì đó là từ chức ngay. Hay
mới đây ông giám đốc CIA của Mỹ, chỉ dính líu tới vụ bê bối tình cảm thì cũng
từ chức.

Như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân. Đó là thái độ cách mạng của người cán bộ, thái độ thẳng thắn, chân thật. Chứ còn gây ra tai họa cho nền kinh tế mà vẫn bình chân như vại thì không được. Do đó đại biểu Dương Trung Quốc có gợi ý đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, mà nhiều người cũng nêu chứ không chỉ ông Dương Trung Quốc không
thôi.

Nhưng tôi nghĩ là, thôi, chuyện đã qua rồi. Bây giờ đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì nên bằng hành động, vực dậy nền kinh tế, chứng minh rằng đã thấy thiếu sót của mình, và có những biện pháp hiệu quả, để đưa nền kinh tế đi lên. Chứ còn
bao nhiêu lời hứa hẹn, quyết tâm, nói đến lòng tự trọng này nọ… nhưng mà không có những hành động cụ thể thì người dân không tin nữa.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho là chủ trương phát triển kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh lớn là do Đảng thông qua. Đành rằng Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không thể bắt ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh trách nhiệm một mình. Ông nghĩ sao về ý kiến này ?

Thì vấn đề xây dựng các tập đoàn đâu phải tự dưng ông Nguyễn Tấn Dũng làm được, phải thông qua Bộ Chính trị. Thành ra trách nhiệm về vấn đề tham nhũng là của cả tập thể Bộ Chính trị. Tôi nói « lỗi hệ thống » là ở chỗ đó.

Nhưng nói gì thì nói, chứ cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm ! Khuyết điểm của Bộ Chính trị là ở chỗ là thông qua chủ trương mà không giám sát, theo dõi để phát hiện những sai sót, không dám đấu tranh để chấn chỉnh lại. Để cho một mình tự tung tự tác, thì sẽ dẫn đến tai
hại cho nền kinh tế của chúng ta.

Tôi nghĩ, bình thường nếu một người không được giám sát chặt chẽ, dù là trước đây tốt – ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có quá trình – nhưng do không được giám sát nên có những thiếu sót, như Bộ Chính trị trong hội nghị trung ương 6 đã phân tích.

Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.

Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người.

Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất.

Mới đây rất đau lòng : một bà cụ ở Thanh Hóa, qua xô xát với công an đã bị chết ở Hà Nội. Thì đấy, những cái chết rất là bi thảm ! Trong văn bản 157 người ký về vụ Phương Uyên, thì chúng tôi rất lo ngại. Sau nghị quyết trung ương 6, làm sao Đảng và Nhà nước phải ngăn
chặn khuynh hướng dùng bạo lực, dùng các lực lượng cảnh sát, công an để đàn áp dân, để bắt bớ khi người dân có tiếng nói khác với mình.

Cái tình trạng này rất là nghiêm  trọng – tình trạng công an đánh chết dân gây xúc động rất lớn ! Hay là cái hình ảnh lôi tuồn tuột hai mẹ con trần truồng ở đồng bằng sông Cửu Long…

Phải chứng minh là sau nghị quyết trung ương 6 thì Nhà nước đã có khắc phục những thiếu sót, bằng cách làm sao cho dân người ta làm chủ thật sự. Làm sao tôn trọng các quyền tự do dân chủ, và không được đàn áp những người biểu tình, đàn áp những người có ý kiến khác. Bởi vì thật ra người ta làm trong khuôn khổ của luật pháp.

Ngay cả em Phương Uyên cũng vậy thôi. Những cuộc họp báo vội vã vừa rồi cũng làm nhiều người nghi ngờ, không biết có phải thật sự như vậy hay không. Vấn đề ở chỗ là, tại sao lại đẩy những con người như em Phương Uyên, như nhạc sĩ Việt Khang đến một sự chống đối như vậy.

Tôi nghĩ là do thiếu sót của mình.  Bởi vì ai tham nhũng? Rõ ràng là Đảng tham nhũng chứ ai nữa! Ai yếu ớt, nhu nhược trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Thì cũng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứ ai! Các em nói như thế là nói lên một cái thực tế, mà là thực tế
nhức nhối hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được. Thay vì đối thoại với các
em thì mình lại đi trấn áp, bắt bớ.

Vì vậy mà bên cạnh “văn hóa từ chức”  thì còn phải xác định trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Và khi có sự cố gì xảy ra thì phải xử lý thật nghiêm minh chứ không thể bỏ qua được.

RFI : Có vẻ công việc trước mắt còn rất là bề bộn… Dân  khiếu kiện khắp nơi, càng đưa ra xử những vụ bị nhà nước gọi là « âm mưu nổi dậy chống chính quyền » thì lại càng có thêm những tiếng nói phản đối. Lúc nãy ông có nói, vấn đề bây giờ là hành động, thì liệu Thủ tướng Việt Nam có dễ dàng sửa chữa sai lầm bằng hành động phù hợp lòng dân hay không ?

Vấn đề xin lỗi trước dân, từ trước đến nay (chưa có) thôi thì người dân người ta thấy cũng được. Không phải nói như ông Dương Trung Quốc trước đây là « an tâm ». Người ta không an tâm đâu, nhưng người ta thấy tình thế trước những sai lầm rất nghiêm trọng, lần đầu tiên
các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải nhận thiếu sót trước dân và xin lỗi dân. Điều đó không thể không làm được. Đáng lẽ phải có kỷ luật, phải cách chức …

Nhưng vấn đề ở đây là người ta trông chờ, xem thử những lời xin lỗi đó thể hiện được trên thực tế ra sao. Xin lỗi thì rất dễ, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể trong quản lý kinh tế, trong điều hành đất nước như thế nào.

Tôi cho đây là một thách thức rất lớn đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ở chỗ là sau nghị quyết trung ương 6, nếu không có những biện pháp hiệu quả, nếu giữa lời nói với việc làm không đi đôi với nhau thì người dân lại càng mất lòng tin.

Và thật ra mới có những ý kiến phản đối chứ dân chưa có ai nổi loạn đâu. Người ta có ý kiến thế này thế kia, thì tôi nghĩ rằng không nên đàn áp. Phải tôn trọng và lấy đối thoại làm chính.

Ví dụ tại sao các nhân sĩ trí thức, gồm những người có tên tuổi – và trong kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây, có cả gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu. Thì Nhà nước phải trả lời ! Đó là văn hóa – người dân người ta có kiến nghị thì phải trả lời được hay không được.
Đó là một cái lịch sự tất nhiên, cái văn hóa của người lãnh đạo.

Trong khi hô hào xây dựng nền văn hóa, nhưng bản thân cách hành xử của Nhà nước và chính quyền chúng ta lại không có văn hóa. Cái điều mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gọi là « sự im lặng đáng sợ », rất là kỳ. Ngay cả với đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà thư của đại tướng cũng không được báo chí đăng, rồi cũng không được trả lời ! Như vậy là
các vị lãnh đạo đã rất coi thường dân, coi thường nhân sĩ trí thức, và kể cả coi thường những vị khai quốc công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp.

RFI : Thưa ông, còn một ý kiến khác là theo nguyên tắc thì Thủ tướng phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì liệu có khuôn mặt nào khác được người dân tín nhiệm hay không ?

Bởi vì phương thức của mình nó cũ kỹ quá rồi. Từ Đảng chỉ định qua thì cũng chỉ có từng ấy người. Chứ nếu chúng ta dùng phương thức bầu cử, thì tất nhiên trong xã hội có những người tài, người ta sẽ ra ứng cử. Còn nếu tiêu chuẩn phải là ủy viên Bộ Chính trị thì hẳn nhiên là 14 vị đó thôi. Nếu mà bầu cử thật sự – vừa rồi bầu cử ở Mỹ, thì nó công khai
minh bạch để người dân người ta lựa chọn.

Mà tôi nghĩ không phải là Việt Nam không có nhân tài, không phải là không có người có thể đứng ra quản lý đất nước. Nhưng do định chế chính trị hiện nay như vậy đó.

Ví dụ hội nghị trung ương vừa rồi, một trong những nội dung bàn là quy hoạch các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban chấp hành trung ương, Ban bí thư…Thì như vậy có nghĩa là Đảng đã lựa chọn trước rồi. Từ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương giới thiệu qua chính quyền, mà chính quyền, Quốc hội đại đa số là đảng viên, thì bầu cử sẽ vô nghĩa. Thành ra
người ta nói là « Đảng cử, dân bầu ».

Một thể chế dân chủ thì không thể đi bằng con đường như vậy được.

Vì vậy trong góp ý sửa đổi Hiến  pháp, Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng có đề nghị là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thì phải như thế nào, và ai kiểm soát Đảng, ai giám sát ? Chứ Đảng không thể là một thứ siêu quyền lực, đứng ngoài và đứng trên luật
pháp được. Và đảng viên không phải là điều kiện để được làm lãnh đạo. Lãnh đạo thậm chí phải tổ chức thi tuyển đủ thứ, thông qua bầu cử… thì lúc đó nhân tài sẽ xuất hiện.

RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

nguồn: VOA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bị kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém
trong lãnh đạo

 

14.11.2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang gặp nhiều khó khăn lần đầu tiên bị Quốc hội Việt Nam kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém trong lãnh đạo đã đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.

Bản tin của Hãng thông tấn AFP hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên một vị thủ
tướng của Việt Nam bị một đại  biểu của Quốc hội gồm 500 ghế của nhà nước
độc đảng kêu gọi từ chức.

Trong chất vấn tại Quốc hội sáng thứ Tư, ngày 14 tháng 11, Ðại biểu Dương Trung
Quốc  nói:

“Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin
lỗi. Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của
mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn
tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại
– là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều
mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.”

Ðại biểu Dương Trung Quốc nói tiếp:

“Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là
một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người
có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45, sau khi nhận trách nhiệm chính trị
về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn
đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị  tổng bí thư, kịp góp phần
khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.”

Ông Dương Trung Quốc đúc kết chất vấn của ông bằng hai câu hỏi chính:

“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng,
mà nhẹ trách nhiệm với dân? Và hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho
một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn
tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

Cũng theo tin của AFP,  Ðại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói những sai sót của
Thủ tướng Dũng trong việc lập kế hoạch đưa kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn
đã gây mất niềm tin trong công chúng đối với sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.

Ðáp lại những công kích công khai hiếm thấy, Thủ tướng Dũng, tự hào với 51 năm
tuổi đảng của mình, nói:

“Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có
xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ
khác.Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ
nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”

Ông Dũng quả quyết rằng ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng như được đảng tín nhiệm
giao phó:

“Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp
tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ
phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn
sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương
đảng, của Quốc hội”.

Quốc hội Việt Nam hiện đang xem xét một nghị quyết có thể sẽ bắt buộc các nhà
lãnh đạo cấp cao cần phải chiếm được phiếu tín nhiệm để tiếp tục tại vị, song
không rõ liệu phiếu tín nhiệm như vậy có thực sự mang lại thay đổi thiết thực
nào, hay chỉ là một hình thức chiếu lệ.

Ba phụ nữ trẻ Việt Nam được trao giải Nhân quyền 2012

Ba phụ nữ trẻ Việt Nam được trao giải Nhân quyền 2012

Từ trái: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy
05.11.2012
Ba phụ nữ trẻ dấn thân cổ xúy cho nhân quyền và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam được
vinh danh Giải Nhân quyền Việt Nam 2012.
Ban tổ chức giải thưởng, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Hoa Kỳ), cho biết 3 nhà hoạt động gồm Phạm Thanh Nghiên, nhà báo tự do Tạ Phong Tần đang bị cầm tù, và blogger Huỳnh Thục Vy được bầu chọn từ 24 đơn đề cử trong và ngoài nước.
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên từng tham gia biểu tình và viết bài chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa đang bị quản thúc tại gia ở Hải Phòng sau khi mãn án 4 năm tù hồi tháng 9 năm nay về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Cô Phạm Thanh Nghiên chia sẻ cảm nghĩ khi được vinh danh Giải Nhân quyền Việt
Nam năm nay:
“Tôi rất lấy làm vui mừng và vinh dự khi là một trong ba nữ chiến sĩ nhân quyền được nhận giải thưởng này. Đối với tôi, giải thưởng này có ý nghĩa rất to lớn. Nó ghi nhận những công sức rất nhỏ bé của chúng tôi đóng góp để cải thiện và tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Thứ hai, nó cổ vũ tinh thần rất lớn cho không chỉ riêng cá nhân tôi, mà cho những người đã, đang, và sẽ đấu tranh vì quyền con người. Và tôi vẫn kiên định con đường đấu tranh bất bạo động vì quyền con người để đòi lại những cái quyền của bản thân mình và cho những người khác.”
Blogger Huỳnh Thục Vy là tác giả của các bài viết chống Trung Quốc và phản đối bất công
xã hội. Cô nói Giải thưởng Nhân quyền cô nhận năm nay là một niềm khích lệ cho những người tranh đấu nhân quyền trong nước nói chung trước tình hình nhân quyền đang ngày càng xuống cấp tại Việt Nam:
“Sự vinh danh này em muốn chia sẻ lại cho tất cả những người đang phải chịu đàn áp, tù đày ở Việt Nam. Em không nghĩ là mình có thể đóng góp được gì nhiều, chỉ là lên tiếng để nói lên sự thật mà mình cho là đúng để bảo vệ tự do và công lý.”
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đang thụ án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi có các hoạt động và viết bài chống Trung Quốc, chỉ trích nhà nước, cũng như phản ánh nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội.
Giải Nhân quyền Việt Nam là giải thưởng thường niên ra đời từ 10 năm nay nhằm vinh danh thành tích tranh đấu bất bạo động của những người dấn thân cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam.
Trong số các nhân vật từng được tuyên dương Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam có
Thượng tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ
luật Cù Huy Hà Vũ.

Mỹ quan ngại trước án tù của nhạc sĩ Việt Khang,Trần Vũ Anh Bình

Mỹ quan ngại trước án tù của nhạc sĩ Việt Khang,Trần Vũ Anh Bình

Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhấn mạnh việc Hà Nội ngăn cấm quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công dân mà điển hình gần đây nhất là vụ án của Việt
Khang và Anh Bình là không phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế về nhân quyền

 

Trà Mi-VOA

02.11.2012

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 1/11 ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam kết tội và tuyên án hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Việt Khang bị kêu án 4 năm tù và Anh Bình lãnh 6 năm tù hôm 30/10 sau khi sáng
tác các ca khúc phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, chất vấn cách hành xử
của chính quyền, và phản ánh bất công xã hội, những bài hát mà chính quyền Hà
Nội cho là ‘chống nhà nước’.

Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Mark Toner, nói bản án của hai nhạc sĩ
trẻ này là hành động mới nhất của chính quyền Việt Nam trong hàng loạt các vụ
bắt giam và kết tội những người chỉ thể hiện quan điểm cá nhân một cách ôn hòa.

Ông Toner nhấn mạnh việc Hà Nội ngăn cấm quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công
dân mà điển hình gần đây nhất là vụ án của Việt Khang và Anh Bình là không phù
hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế về nhân quyền.

Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trước tình hình nhân
quyền đang xuống dốc tại Việt Nam, Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Hà Nội nhìn nhận
thực tế này và sửa sai, thể hiện qua các hành động như phóng thích hai nhạc sĩ
Việt Khang, Anh Bình cùng tất cả tù nhân lương tâm khác và tuân thủ ngay các
cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế.

Trước đó, ngay trong ngày Việt Nam tuyên án nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, đại
sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do
ngôn luận của công dân và kêu gọi trả tự do cho những người bị giam cầm chỉ vì
bày tỏ quan điểm bất đồng với nhà nước.

80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc

80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc

Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York
(Hoa Kỳ). Ảnh chụp ông Thắng với sách toàn đồ 1933 tại tiệm bán đồ cổ, New York
01.10.2012
Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:
“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”
Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
​​Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể  từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện – Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm  1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.
Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo
quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho
Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.
Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang
phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa – Trường Sa, phát biểu:
“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những
người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp
phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ
những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”
Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.

HS Nghỉ Để Trường Làm Đám Cưới

HS Nghỉ Để Trường Làm Đám Cưới

(10/01/2012)

trích Vietbao.com

HANOI — Chuyện hết sức lạ ở quê nhà: học sinh tại 2  trường học — một ở Hà Nội,  một ở Vĩnh Phúc — phải nghỉ học để nhường khuôn viên trường cho các đám cưới.

Báo Lao Động kể về ngôi trường ở Hà Nội, và báo Pháp Luật & Xã Hôi kể về ngôi trường ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo Lao Động gọi đó là “Dở khóc dở cười lớp học thành nơi tổ chức đám cưới,”
trích như sau:

“Sáng 24.9, Lao Động nhận được điện thoại của một số phụ huynh có con học tại
điểm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (nằm trong ngõ 18 Hàm Long, Hoàn Kiếm), bức xúc
phản ánh: Con em họ đang phải học ngoài sân trường vì phòng học đã được trường
cho thuê làm đám cưới.

Có mặt tại điểm trường này, chúng tôi khá bất ngờ khi thấy phản ánh là có thật.
Hai phòng học của lớp 2E và 2G nằm trong ngõ 18 phố Hàm Long đã được trưng
dụng, trong đó phòng của lớp 2G đã được trang trí thành phòng tổ chức tiệc
cưới, có cổng hoa bên ngoài cửa lớp, ở vị trí bảng đen là phông cưới đỏ chót. Các
bàn học được phủ khăn trắng, ở trên bày bánh kẹo, hoa quả và có lác đác người
nhà của chú rể ngồi ở đó. Phòng của lớp 2E thì khóa chặt…”

Trong khi đó, báo PL&XH viết bản tin tựa đề “Bắt học sinh nghỉ học để lấy
khuôn viên trường làm nơi tổ chức đám cưới,” trích như sau:

“Nhiều người dân ở xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã gọi điện
cho PV phản ánh về việc cán bộ địa chính xã được hiệu trưởng nhà trường cho
mượn trường và lớp học để tổ chức đám cưới. Nghe có vẻ khó tin nhưng quả thật
người dân phản ánh không sai. Toàn bộ mấy trăm học sinh phải nghỉ học chỉ vì lí
do một ông “quan” xã mượn trường tổ chức đám cưới cho con.

Chúng tôi đến trường THCS Tân Tiến vào buổi chiều 26-9, cũng là lúc mà gia chủ
đang hân hoan đón khách vào dự tiệc cưới tại cổng trường THCS Tân Tiến. Trong
khuôn viên trường, một đám cưới hoành tráng đang diễn ra, loa đài bật lên inh
ỏi, khách khứa cười nói rôm rả. Hỏi ra mới hay  đó là đám cưới con trai ông  Lê Mạnh Hùng – Cán bộ địa chính xã Tân Tiến được ông Vũ Việt Thắng – Hiệu trưởng trường THCS Tân Tiến bắt học sinh phải nghỉ học để mượn khuôn viên trường. Nhiều phụ huynh dù là khách mời nhưng vẫn bức xúc vì con họ phải đi học bù vào thứ Bảy, Chủ nhật chỉ vì việc riêng của một cán bộ xã…”

Quả nhiên, đó là chuyện bí hiểm của thiên đường xã hội chủ nghĩa….

 

Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian

Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian

Thứ năm 20 Tháng Chín 2012

Tú Anh nguồn: RFI

Vụ hỏa hoạn thiêu sống 14 công nhân Việt Nam trong một xưởng may bất hợp pháp ở Yegoreev và tai tiếng bóc lột nhân viên như nô lệ ở hai công ty Vinastar và Victoria đã đánh động công luận Nga. Cảnh sát nhập cuộc điều tra trong khi chờ đợi quốc hội điều chỉnh luật lao động nhập cư để ngăn chận tệ nạn bốc lột nhân công như nô lệ.Theo một nguồn tin thông thạo, có khoảng 3000 xưởng may « đen » do người Việt làm chủ tại Nga.

Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với ba nữ nhân công vừa được chủ « trả » về Việt Nam với hai bàn tay trắng sau hai năm làm việc không lương.

Sự thật về các công ty may mặc do một số người Việt làm chủ tại Nga đã phơi bày. Sau vụ « nổi dậy » của công nhân Vinastar hồi tháng 4 năm nay, đến lượt một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cầu cứu hồi đầu tháng 8. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.

Cũng ngay ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết
cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thông Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau :

Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris,
nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.

Họ bị chết trong lúc đang làm việc. Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện
trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những
công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài.”

Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở
tình trạng bị thương nặng đã được dưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.

Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina
Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện ” hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi”.

Sau vụ cháy này, cảnh sát Nga đã khởi tố vụ án theo điều 219 bộ luật hình sự của Nga là
không tuân thủ luật an toàn chống cháy, gây nên cái chết của nhiều người. Cảnh sát đang truy tìm người chủ của xưởng may này, nhưng theo những nguồn tin khác nhau, chủ xưởng đang ở Việt Nam.

Ngày 13-9, bộ ngoại giao của Nga cũng đã lên tiếng chia buồn với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cơ quan chức năng của nga phải điều tra cụ thể, tìm ra thủ phạm và có những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tai nạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Chủ tịch quỹ “Di dân thế kỷ 21” ông Viacheslav Postavnin, cựu phó chủ tịch Cục di
trú Liên Bang Nga, cho biết, ông sẽ để nghị thay dổi một loạt các điều luật để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trái phép. Hạ viện Saint Peterburg sẽ tiến hành các thủ tục đề nghị, và sau đó sẽ chuyển lên Hạ viện của Liên bang để xem xét và thông qua.

Áp lực từ nạn nhân và công luận đã làm cho Vinastar và Victoria để cho những công nhân này trở về Việt Nam.

Tuy nhiên 5 công nhân của xưởng Victoria đã không được ông chủ « Lập đen » trả lương. Họ cho biết đã phải về lại quê hương với bàn tay trắng sau một thời gian dài, người ba năm kẻ 18 tháng, phục vụ không công cho những «đại gia» thế kỷ 21 nhưng bị đối xử tệ hơn thời Trung cổ.

RFI đặt câu hỏi với ba trong số các nạn nhân : chị Trần thị Thu Nga ở Phú Thọ, chị Bùi Thị Mịa ở Ninh Bình và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, quê ở Bến Tre.

Chị Thu Nga : « Đầu năm 2012 này thì ( Victoria) có tất cả là 150 người nhưng có hơn 30 người tìm cách trốn thoát được…. khi có tin một công ty bị cháy thì cháu xem TV nhưng
không rõ cháy vì lý do gì, nhưng các anh chị điện về cho biết thì chỗ cháu làm thì vì công an đến kiểm tra nên phải sơ tán mất hai ngày. Bên đó mỗi lần công an kiểm tra thì tụi cháu bị lùa lên phòng, chèn chặt cửa bên ngoài. Lúc ấy, chúng cháu cũng nghĩ là lúc ấy mà có hỏa hoạn thì không thể chạy thoát
…. »

Tại Nga có rất nhiều công ty do người Việt làm chủ như xưởng giày, xưởng mộc hoặc cửa hàng buôn bán công khai nhưng con số này rất ít. Phần đông công nhân tập trung vào
xí nghiệp may mặc mà theo giới thạo tin có thể lên đến 3000. Các đường dây của họ sử dụng miếng mồi « lương cao » để thu hút dân quê Việt Nam chất phác, vì nghèo nên sẵn sàng hy sinh đi xa để nuôi sống gia đình. Chị Thúy Nga cho biết là qua tận nơi mới biết bị lừa và bị lừa tối tâm mày mặt : giấy tùy thân bị tịch thu, làm việc không có thời lượng và an ninh bản thân không được bảo đảm :

« Vì nghèo nên nuốn đi bươn chải nhưng không may qua bên ấy thì vất vả quá làm việc mười mấy tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng, ăn xong lại làm khi nào mệt quá thì xin quản lý cho nghỉ nhưng mà không có ấn định tuần làm mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, đêm cũng như ngày chỉ ở trong nhà không biết lúc nào là đêm, lúc nào là ngày, chỉ biết đi làm, không biết người Nga làm luật lao động ra sao …”

Theo luật lao động Nga thì đồng lương tối thiểu của một công nhân Nga không có tay nghề là 12.000 rúp (400 đô la Mỹ) và thời gian lao động mỗi tuần là 40 giờ. Tại sao các ông chủ Việt Nam lại bắt nhân viên người Việt lao động 16 giờ mỗi ngày và không có ngày nghĩ hàng tuần ?

Công nhân bị đặt trong tình trạng cá chậu chim lồng phải chăng là chủ có dụng ý không tính chuyện lâu dài mà chỉ chờ đến lúc vắt chanh xong thì bỏ vỏ ?

Chị Bùi Thị Mịa : “ Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt
Nam , em không có một đồng tiền trong tay…làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ ..ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi …”
Là một trong số các nữ công nhân được Liên minh bài trừ nô lệ mới vận động cứu thoát, chị  Thúy Liễu , quê ở Bến Tre cũng xác nhận là đã bị Victoria trấn áp cho đến lúc lên máy bay. Tiền đồng nghiệp đóng góp phụ giúp cũng bị ông chủ « Lập đen » ăn chận và ông này vẫn tiếp tục trấn áp những người còn ở lại :«Có một lần em cùng hai người bạn trốn đi …trong đó có Duy. Ông Lập đánh Duy …không cho sử dụng điện thoại … hôm qua em liên lạc với Duy mà không được…. »

Từ Nho Quan, Ninh Bình, chị Bùi Thị Mịa cho biết là sau những đợt khám xét của cảnh sát Nga, đến lần cuối cùng vì Victoria không phản ứng kịp lùa công nhân đi giấu nên chủ
phải thả cho về nước nhưng với… bàn tay trắng: «Em làm việc 18 tháng , xuống đất được hai lần, một lần tiễn người về Việt Nam, một lần vì ốm đau em xin quản lý cho ra hít khí trời thì được ra một tiếng đồng hồ… 150 người thì hết 140 người bị bệnh vì ăn uống không sạch sẽ… »

Bất bình trước tình trạng lường gạt này, anh Dũng, chồng của chị Thúy Liễu nói là phải truy tố trừng phạt những kẻ « buôn người » : « Em đề nghị phải truy tố những người này về tội buôn bán người. Cái này là hành vi mua bán người chứ không phải đi lao động gì hết….. » Nhưng người dân quê hiền lành này tuy vậy rất an phận. Họ chỉ mong các tổ chức thiện nguyện can thiệp với chính phủ Nga giúp ngăn chậntệ nạn nô lệ mới.

Theo một số nhân chứng thì sứ quán Việt Nam tại Nga rất tích cực can thiệp trợ giúp nạn
nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao chỉ can thiệp khi tai tiếng đổ bể. Có một số người cho rằng do tình hình kinh tế tại Việt Nam xuống dốc trong ba năm trở lại đây nên xuất khẩu lao động là một giải pháp để tình hình xã hội tại Việt Nam bớt căng thẳng.

Trong khi đó thì tại Nga, trong cộng đồng người Việt, chỉ có người nghèo mới giúp người đồng hương trong cơn khốn cùng. Giới « đại gia » Việt Nam thì chỉ nghĩ đến tiền đầu
tư của họ hơn là qua tâm đến nổi đau khổ của những công nhân cần tiền gửi về nuôi con, nuôi bố mẹ ở quê nghèo.

Bộ trưởng Đức gốc Việt Philipp Rösler thăm Việt Nam

Bộ trưởng Đức gốc Việt Philipp Rösler thăm Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Rösler

 

18.09.2012

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Rösler hiện ở Việt Nam trong chuyến công du châu Á kéo dài 4 ngày.

Được biết, chuyến đi với sự tháp tùng của khoảng 50 đại diện doanh nghiệp Đức nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hà Nội và Berlin.

Ông Rösler nhận định rằng Việt Nam là một trong những quốc gia ‘đang vươn lên trong khu vực tăng trưởng kinh tế ASEAN, và Đức muốn ‘có quan hệ đối tác chặt chẽ và mở rộng mối quan hệ’ với Việt Nam.

Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các giới chức cấp cao khác của Việt nam, ông Rösler dự Diễn đàn đối thoại Đức-Việt với đại diện giới kinh tế.

Hôm 17/9, Bộ trưởng Rösler đã có bài phát biểu trước sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội, và tại đây, ông đã được trao bằng Tiến sĩ danh dự.

Ngoài các cuộc gặp trên, ông còn tới thăm một số doanh nghiệp, dự lễ khánh thành Trường phổ thông giao lưu Đức-Việt và một Trung tâm công nghệ Đức-Việt.

Năm 2011, Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, và giao thương giữa hai nước đã tăng 28%, lên tới 5,7 tỷ euro.

Trước đây, ông Rösler, 39 tuổi, từng tới thăm Việt Nam nhưng trên danh nghĩa cá nhân.

Trả lời phỏng vấn tờ Spiegel của Đức trước khi tới Hà Nội, ông Rösler nói rằng Việt Nam là một phần của cuộc đời ông.

Ông Rösler cũng bày tỏ hy vọng rằng các doanh nghiệp Đức sẽ được hưởng lợi từ chuyến thăm của ông. Ông cho rằng Việt Nam là quốc gia đang lên, và đã đạt được nhiều thành quả trong những năm vừa qua, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, nhất là vấn đề pháp quyền.

Ông Rösler từng bị bỏ rơi bên ngoài một cô nhi viện Công giáo trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rồi được đưa sang Đức, và tại đây, ông đã được nhận làm con nuôi.

Nguồn: German Embassy, SPIEGEL VietNamNet Bridge

Khi đàn bà miền Tây… nhậu

Khi đàn bà miền Tây… nhậu

Chiếc ly “xây chừng” được chuyền tay nhau, chị Ba giữ phần cầm cái, rót rượu. Chị và các nữ “chiến hữu” uống sòng phẳng với đàn ông chúng tôi, không bỏ sót vòng nào.

Vừa nhậu, chị Ba vừa cười, nói: “Nam nữ bình đẳng, mấy em tới đâu, mấy chị tới đó”. Ban đầu uống 2 người 1 ly, nhưng sau 3 vòng đầu, tôi… sợ toát mồ hôi khi nghe chị Ba tuyên bố: “Đến vòng tăng tốc, mỗi người 1 ly, chị uống trước”…

Cảnh nhậu của phụ nữ miền Tây.

Cuộc nhậu nhớ đời ở Cà Mau.

Nghe đồn phụ nữ Cà Mau nhậu có tiếng, nên trong một chuyến công tác về đó, khi mấy đồng nghiệp rủ đi “so ly” với mấy chị em phụ nữ, tôi hào hứng nhận lời ngay. Chừng 11 giờ trưa, chúng tôi đã có mặt ở nhà anh Ba, một cán bộ huyện C.

Vừa thấy khách, anh Ba đã cười khà: “Nghe tụi bây xuống chơi, tao kêu chị Ba mày làm mồi bén đãi khách”. Không phải đợi lâu, chị Ba dọn lên đĩa vịt xiêm luộc chấm nước mắm gừng và thau tôm nướng đỏ au. Chị Ba xách ra can rượu đế 10 lít, tuyên bố: “Đây là tăng 1, tăng 2 tới bia”. Tôi nhẩm tính: Chỉ có 4 người chúng tôi, cộng với vợ chồng anh chị là 6, làm sao “cõng” nổi 10 lít rượu. Vừa dứt đã thấy chị Ba móc điện thoại alô, chưa đầy 5 phút sau 4 chị “chiến hữu” của chị Ba có mặt, ngồi vào bàn tiệc.

Chiếc ly “xây chừng” chạy quanh bàn nhậu, chị Ba làm “chủ xị”… Đến khi can rượu vơi hết phân nửa, chị Ba tuyên bố: “Bây giờ tăng tốc, chị uống sao mấy em uống vậy”. Nói xong, chị Ba rót liền 3 ly rượu, lần lượt uống hết từng ly, rồi rót rượu cho từng người. Vòng 3 ly đầu, tôi gắng gượng cầm cự, nhưng đến vòng thứ hai, vừa nốc xong, tôi vội vàng chạy ra hè “cho chó ăn chè”, trong khi  chị Ba và các “chiến hữu” ngồi cười ha hả. Anh Ba chủ nhà cũng chỉ khá hơn tôi một chút, chứ không cầm cự nổi với vợ và bạn vợ.

Khi đã ngà say, anh Ba ôm tôi tâm sự: “Mỗi tháng không dưới 20 ngày bà con, lối xóm mời đám giỗ, đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, ăn mừng… Anh đi không xuể, chị Ba mấy em phải đi thế, bả nhậu riết rồi lên đô”. Chiều hôm đó, tôi “quắc cần câu” nằm trên võng, còn nghe chị Ba và các “chiến hữu” vừa thu dọn “chiến trường” vừa rủ nhau đi uống bia, hát karaoke…

Hôm sau trên đường về TP.Cà Mau, anh bạn tôi điện thoại cho ai đó rồi  cười nói: “Ghé xã Lương Thế Trân nhậu tiếp, có một nhóm nữ trẻ hơn đang sẵn sàng tiếp tụi mình”. Nhớ tới trận nhậu kinh hoàng hôm qua, tôi nổi da gà, nhưng vì tò mò, tôi gắng gượng đồng ý. Chúng tôi ghé vào một căn nhà lá nằm giữa các ao nuôi tôm. Trên bộ ván, 4 phụ nữ tuổi khoảng 30 – 40 đang ngồi “lai rai” chờ khách, trước mặt là mâm bánh xèo nhân tôm và một can rượu đế 10 lít đã vơi một phần ba. “Vào cửa bửa 1 ly”, “ngồi xuống uống 1 ly”, “cầm đũa dủa 1 ly”, tôi tá hỏa với 3 ly rượu “chào sân” theo đúng quy định của chủ nhà.

Chiếc ly không xoay vòng như trận nhậu hôm qua, ở đây mấy chị nhậu theo kiểu chia phe: 4 phụ nữ ngồi đối diện với 4 đàn ông chúng tôi, ly rượu chuyền qua lại liên tục giữa hai phe. Đến khi chị Năm chủ nhà quyết định tăng tốc lên 2 ly một lượt, tôi muốn hoa mắt, nhìn thấy phe bên kia có đến… 8 người. Chỉ thêm 1 vòng nữa, tôi giơ tay đầu hàng, xin ra võng nằm, sau lưng là tiếng “trăm phần trăm” của mấy chị.

Mua chuột về làm mồi nhậu – chuyện không phải hiếm của phụ nữ miền Tây.

Làm cán bộ phải biết nhậu!

“Không phân biệt nam nữ, làm cán bộ ở miền Tây mà không biết nhậu thì không phải là… cán bộ” – cô bạn tôi hiện đang làm Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh X nói xanh rờn. Bạn và tôi thân nhau từ hồi học trung học, sau này mỗi người một nơi, nhưng hình ảnh người con gái dịu dàng, có phần nhút nhát ngày nào vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.

 

Say  rượu đâm chết bố chồng
Chiều 9.9.2012, ông Trần Văn Kịp (45 tuổi, ngụ ấp  Bà Chăng, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) ngồi nhâm nhi ly trà  nóng sau 1 ngày lao động mệt nhọc. Phút thư dãn của ông bất ngờ bị phá tan  khi cô con dâu 24 tuổi là Quách Hoài Thương đi nhậu ở đâu đó về say mèm, bị  bà nội chồng rầy la, Thương còn hỗn hào cãi lại.
Không chịu được, ông Kịp mắng cô con dâu quá đáng,  liền bị Thương cãi lại, suýt chút nữa ông bạt tai con dâu, may mà mọi người  kịp can ngăn. Nằm bức bối không ngủ được, ông Kịp lại la mắng con dâu, dẫn  đến xô xát giữa hai cha con. Bất ngờ, Thương chụp lấy con dao đâm 2 nhát chí  tử, làm ông Kịp tử vong.

Cho tới một ngày, tình cờ cùng có mặt trong tiệc nhậu, tôi không tin vào mắt mình khi thấy bạn liên tục nốc cạn những ly rượu đầy mà mặt không hề biến sắc. “Không uống không được bạn à” – cô ấy giải thích – “Ban đầu mình “né” dữ lắm, nhưng cuối cùng cũng phải nhậu”.

Rồi bạn kể cho tôi nghe có những cuộc làm việc cả ngày, nhưng cuối cùng chỉ được “gút lại” ở bàn nhậu. “Tửu lượng mình không cao như bạn thấy đâu. Phụ nữ tụi này khi nhậu phải biết “ăn gian” mới cầm cự nổi” – bạn tâm sự. Rồi bạn kể những màn “ăn gian” trong tiệc nhậu mà cánh cán bộ nữ dày công “nghiên cứu”, truyền tai nhau áp dụng: Trà trộn nước lã vào ly rượu trắng; cho nước trà vào ly rượu Tây; nhả rượu vào ly trà đá hoặc ra khăn tay; đổ rượu xuống gầm bàn… “Khi bị “đối phương” để ý, không “ăn gian” được, buộc phải uống, thì phương  cách cuối cùng là vào nhà vệ sinh móc cổ ói cho rượu bia ra hết, rồi nhậu tiếp.
Ban đầu rất khó chịu, nhưng dần cũng quen” – bạn thú nhận.

Sau lần nghe cô bạn cũ tâm sự về chuyện nhậu, mỗi lần dự tiệc nhậu có phụ  nữ tôi đều kín đáo quan sát, đúng như bạn tôi nói, các chị em đều khéo léo “ăn gian”. Họ đi nhậu phần nhiều vì “lễ nghĩa”, muốn cho công chuyện được thuận lợi, cho vừa lòng mọi người, chứ thực ra ít có người thấy “đã”. Tôi chợt thấy “thương” họ, họ trở thành nạn nhân của một thói quen hình thành đã lâu, ai cũng thấy không nên, nhưng không ai muốn sửa và dám sửa!

Tối trước, tôi đến rủ người bạn vốn sành sỏi trong chuyện ăn nhậu đi uống vài chai. Cửa vừa mở đã thấy bạn cười méo xệch miệng: “Tao phải giữ con cho đứa em gái, bữa nay nó đi nhậu tới tối”. Em gái của bạn là cán bộ cấp sở ở tỉnh Tiền Giang, hôm nay đi tiếp khách, nhờ anh trai rước và giữ đứa con học lớp 1, vì chồng cô công tác vắng nhà. Anh bạn cho biết, mấy cô bây giờ đi nhậu cũng “tăng 2, tăng 3”, sau rượu rồi tới bia, kết thúc bằng chầu karaoke, có bữa 9 giờ tối cô em mới ghé nhà anh rước con. “Phải thông cảm cho nó thôi, đi nhậu cũng là “công tác”, giữ con cho nó cũng như giúp nó công tác tốt”.

Những hệ lụy của đàn bà nhậu

“Một người chồng hư, chỉ hư người chồng. Một người vợ hư, hư cả gia đình”. Điều đó cũng đúng trong chuyện nhậu, khi người phụ nữ vốn là linh hồn của gia đình sa đà vào chuyện nhậu, hậu quả sẽ nặng hơn người chồng “nát rượu”. Tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), người ta vẫn còn nhắc chuyện một phụ nữ đã đánh mất tất cả vào những trận nhậu nổ trời. Người phụ nữ này cũng thuộc loại sắc nước hương trời, có mái ấm gia đình, trước đây chẳng hề biết đến rượu bia. Nhưng về sau do quan hệ làm ăn, chị trở thành “cao thủ” nhậu lúc nào không hay, một mình có thể “cõng” cả chai Chivas loại 70cl, còn bia thì phải hơn nửa thùng.

Từ khi biết mùi bia rượu, ngày nào chị cũng có “độ”, nhiều khi một ngày “đánh” 2 – 3 trận. Người chồng không thể nào chấp nhận một người vợ hết say rồi xỉn, nên lẳng lặng chia tay, đứa con gái cũng đi theo cha vì không chịu nổi người mẹ lúc nào cũng nồng nặc mùi bia rượu, về tới nhà là lăn ra ngủ như chết. Chồng con bỏ rơi, chị càng nhậu bạo hơn và cặp bồ với một bạn nhậu. Nhưng sau một thời gian, anh chồng hờ cũng lẳng lặng chia tay với nữ đệ tử lưu linh thứ thiệt.

Mới đây, gặp lại đồng nghiệp ở Cà Mau, tôi hỏi thăm vợ chồng anh Ba và các chị ở huyện C ngày trước, anh bạn cho biết chị Ba bị bệnh xơ gan rất nặng, nhóm nhậu của chị cũng tan rã. Tôi thầm nghĩ, nhậu như các chị mà không bệnh mới là lạ. Cô bạn phó giám đốc sở của tôi chưa thấy bệnh gì, nhưng những tiệc nhậu triền miên đã làm cho vóc dáng “tơ liễu” ngày nào giờ trở nên quá khổ.

Cô em gái của bạn tôi cũng vậy, trong nhà có đủ các loại máy chạy bộ, máy đánh tan mỡ bụng, nhưng mỡ cứ tích tụ quanh người theo năm tháng. Hay chuyện bà Thúy Liễu đốt chết chồng là nhà báo mới đây vẫn còn gây đau xót nhiều người. Bà Liễu cũng từng là tay nhậu có hạng trong giới nữ ở TP.Tân An. Bà có một nhóm bạn nữ khoảng 4 – 5 người, thỉnh thoảng tổ chức “chén thù chén tạc”. Từ nhậu nhẹt, tới cờ bạc, rồi thảm họa, chỉ là những bước ngắn!

Nhưng nhậu đến mức để lại hậu quả như 2 cặp vợ chồng ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang thì đúng là “độc nhất vô nhị”. Chuyện của họ luôn là đề tài đàm tiếu ở các tiệc nhậu vùng rừng U Minh heo hút này. Họ là hàng xóm của nhau, thường xuyên ăn nhậu “đồng vợ đồng chồng”. Một tối, 2 cặp vợ chồng cùng ngồi nhậu hết 5 lít rượu. Rượu vào lời ra, một người chồng đề nghị “đổi vợ”. Anh chồng kia đồng ý. Hai cô vợ ban đầu phản đối, nhưng đến lúc say mèm thì “chơi luôn”.

Đến sáng tỉnh rượu, mọi chuyện đã rồi! Một trong 2 người lẳng lặng dắt cô vợ mới (đổi) ra đi sau khi để lại 1 cây vàng và mấy dòng cho người hàng xóm: “Cây vàng này tui bù lỗ cho chú vì vợ chú trẻ hơn vợ tui”.

Theo Kỳ Quan – Anh Hùng (Lao động)

 

Khúc Ruột Bắt Đầu Cạn

Khúc Rut Bt Đu Cn

(09/12/2012)

nguồn:Vietbao.com

Tác giả : Tâm Việt

 

“Năm 2010, với 8 tỷ 26 đô-la đổ về, Việt-nam là nước nhận được nhiều ngoại-tệ từ nước ngoài gởi về đứng thứ 9 trong các nền kinh tế đang phát triển nhận được loại tiền đó.

“Năm 2011, Việt-nam nhận được 9 tỷ đô-la ở ngoài nước gởi về, giúp bù đắp
đến 92% cán cân thương mại bị hụt.

“Tiền gửi từ nước ngoài về bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan-trọng
trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.  Những con số thống-kê sơ-khởi
cho thấy là ít nhất 4 tỷ 7 đã đi vào thị-trường địa-ốc ở trong nước.

“Tuy-nhiên, số tiền do người Việt hải-ngoại gởi về trong sáu tháng đầu năm
2012 đã hạ xuống đáng kể tới 23%, đánh dấu một ‘mùa tiền ngoại gởi về khá bết’
cho toàn năm 2012.”

Nói không được

Trên đây là phần mở đầu của một bài báo mới đây ở trong nước viết bằng tiếng
Anh trên mạng VietNamNet Bridge (ngày 5 tháng 9, 2012).

Như chúng ta đều biết, tiền người Việt hải-ngoại gởi về là tiền “rất ngon” đối với ở trong nước.  Vì sao?  Vì không phải làm gì mà tiền cứ như trên trời rớt xuống.  Người nhà nhận được tiền đã vui, nhà nước VNCS lại còn vui hơn nữa bởi tiền thì trước sau gì cũng phải chuyển thành tiền VN không mấy giá trị trong khi đô-la gởi về thì Nhà nước thu vào ngân-hàng Nhà nước nếu chưa đi vào túi tham của các quan CS.  Do đó nên quan dân đều
rất “hồ hởi,” dân nhắc gia-đình bạn bè ngoài này gởi về, Nhà nước ung-dung đút túi.  Mà đâu phải chuyện nhỏ, bạc tỷ đấy các bạn!

Muốn thấy sự thành công của chính-sách Nhà nước CS “rút ruột… mấy khúc ruột xa ngàn dặm” này, ta chỉ cần nhìn vào mấy con số: Nếu trong những năm của thập niên 1990 thì chỉ có vài chục triệu mỗi năm thì sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994) rồi tái-lập bang-giao (1995), con số đó đã nhảy vọt lên đến:

1 tỷ 34 đô năm 2000

2 tỷ năm 2001

2 tỷ 7 mỗi năm trong hai năm 2002 và 2003

3 tỷ 2 năm 2004

4 tỷ năm 2005

4 tỷ 8 năm 2006

7 tỷ 2 năm 2008

6 tỷ 8 năm 2009 (có xuống một chút)

8 tỷ 26 năm 2010

9 tỷ năm 2011

nghĩa là nhân lên gấp gần 7 lần trong 12 năm (2000-2011).

Như vậy, ta có thể thấy là chính-sách của một số hội-đoàn, tổ-chức ngoài này kêu gọi bà con “không gửi tiền về, không đi du-lịch về VN” v.v. là gần như thất bại hoàn-toàn.  Dù như ai cũng biết là nếu ta tắt cái vòi nước đô-la chuyển về đó chỉ cần vài tháng là CS ở nhà ngất ngư.

Tương-đương với cái gì?

Muốn biết tầm quan-trọng của số tiền đồng-bào hải-ngoại gởi về thì ta thử đem so sánh với một vài món tiền khác xem sao.Theo một nghiên cứu của tổ-chức MPI (Migration Policy Institute) thì 9 tỷ do đồng-bào gởi về trong năm 2011 tương-đương với:

Gần gấp đôi (= 183%) số tiền chính-thức các nước (tất cả các nước trên thế-giới) viện-trợ cho VN để phát triển (ODA, Official Development Assistance).

Hơn (= 121%) số xuất cảng dịch-vụ thương mại (Commercial Services Exports).

Bằng 90% số tiền ngoại-quốc đầu tư thẳng vào VN (Foreign Direct Investment).

Bằng 12% tổng-số hàng xuất cảng trong năm, và

Bằng 7% tổng-sản-lượng quốc gia (GDP, Gross Domestic Product).

Tóm lại, số tiền “chùa” mà 3 triệu bà con ngoài này gởi về một năm bằng số tiền làm quần quật của hơn 6 triệu người (7% dân-số) làm đầu tắt mặt tối ở trong nước.  Thế thì làm gì Nhà nước chẳng khoái?  Nhất là khi đồng-bào gởi về là gởi đô-la hay Euro hay tiền Nhật, tiền Đại-Hàn… toàn thứ tiền cứng chứ không phải tiền Hồ mà không ai chịu nhận nếu đem ra khỏi nước.

Không trách nhiều người bực mình hay đau xót với ý-thức chính-trị còn thấp kém của đa-phần người Việt hải-ngoại gởi về nhiều khi vô tội vạ để cho người trong nước phè phỡn ăn chơi (chớ không phải để giúp gia-đình hay bạn bè cho những việc thực-sự cần thiết)!

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức

Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức chứ không phải không.  Bằng-chứng là
VNCS đã có luật đầu tư từ nước ngoài từ năm 1987 nhưng nếu ta thấy là
ngoại-quốc đã bỏ vào hàng trăm tỷ đầu tư trong mọi lãnh-vực ở trong nước thì
đồng-bào ta ở ngoài này đã dè dặt hơn nhiều.  Học được bài học CS chỉ
thích ăn cướp của dân (như qua mấy lần đổi tiền hay vụ đánh tư-sản mại-bản),
đồng-bào hải-ngoại đã rất rón rén khi đầu tư vào trong nước.  Chẳng thế mà
trong 25 năm (từ 1987 đến giờ), người Việt hải-ngoại vẫn chưa đầu tư đến 2 tỷ
bạc vào các dự-án làm ăn với chính-quyền CS ở trong nước–nghĩa là chưa bằng
1/4 số tiền tươi họ gửi về trong nước trong một năm (2011).

Thế tiền họ gởi về đi đâu, các bạn có thể hỏi.Không lẽ người ở trong nước lại có thể ngồi đó mà “ăn” hết số tiền bà con ngoài này gởi về, dù như người ta có câu “ăn không thì đến núi cũng lở.”

Không, người Việt ngoài này cũng hiểu là ta ở xa, khó lòng mà ăn có với những tên CS lưu manh có quyền có thế ở quê nhà.Những gương tầy liếp như anh em Nguyễn Gia Thiều (ở Pháp về) hay Trịnh Vĩnh Bình (ở Hoà-lan về) còn sờ sờ ra đó: nó để cho mình ăn một lúc rồi nó cướp mình trắng tay.

Do đó nên nhiều người cho rằng mình khôn thì mình không về, chỉ cần gởi tiền về
cho người nhà đi đầu tư vào những món hời là tốt rồi.Người nhà ở tại chỗ, quen lối làm ăn chụp giựt của CS rồi, quen biết những chỗ phải bôi trơn, hối lộ thì chắc sẽ thành thạo hơn, không sợ bị “tiền mất tật mang.”Nói cách khác, nếu người Việt không trực-tiếp đầu tư thì lại gián-tiếp đầu tư trong nền kinh tế đó qua trung-gian của người nhà, người quen.

Đã tưởng thế là khôn nhưng chính ra vẫn còn dại.Bởi người nhà thì cũng không
qua mặt được những cái cú cáo, móc nối, phe phẩy của bọn “bán trời không văn-tự.”  Bỏ tiền vào thị-trường chứng-khoán ư?  Nhất là khi tiền lãi nhiều khi nghe chóng mặt!Chẳng cần làm nhiều, chỉ cần bỏ vào nhà băng là cũng có tiền lời 15-16% rồi.  Ai mà không ham?

Rồi nếu còn tham hơn nữa thì bỏ vào địa-ốc với giá nhà, giá đất lên vùn vụt (có chỗ ở trung-tâm Hà-nội, một thước vuông có thể đắt gấp mấy lần đất ở Tokyo) làm sao mà lỗ vốn được?  Đó là lối suy nghĩ “ăn xổi ở thì” mà nhiều người cho là khôn ngoan, ăn chắc.

Bong bóng địa-ốc bể

Đó là thảm-trạng của không biết bao nhiêu người “ốm dở, khóc dở” ngày
hôm nay, cả ở Trung-quốc lẫn ở Việt-nam.

Khi giá nhà lên thì người ta đổ xô vào xây nhà, mua nhà, đầu tư vào địa-ốc.  Nhưng đến khi kinh tế chậm lại (như ở Trung-quốc là tỷ-lệ tăng trưởng đang ở mức 10-11% bỗng xuống 9% hay thấp hơn nữa, còn ở VN thì đang ở 6-7% thụt xuống còn có 4%) thì tiền trả nhà băng kiếm cũng không ra, vay thì giá quá đắt (tiền lãi lên đến hơn 20%, có khi đến 23-24%), thế là vỡ nợ, bỏ của chạy lấy người.  Và những vụ như vậy thường có hiệu-quả dây chuyền, đỡ
không nổi.

Chẳng thế mà cũng bài báo nói trên mách cho ta thấy là “ít ra 4 tỷ 7 đô-la,” nghĩa là hơn một nửa số tiền 9 tỷ đồng-bào gởi về, đã “đổ vào thị-trường địa-ốc.”  Và 4 tỷ 7 này thì chẳng mấy lúc ra mây ra khói khi cái bong bóng địa-ốc bị bể gần như khắp nước, không chỉ ở Hà-nội, Sài-gòn mà còn ở cả Cần-thơ, Đà-nẵng, v.v…

Có người ác miệng thì bảo “đáng kiếp!”  Lúc bảo thì không nghe, đến khi tiền thành mây khói rồi thì ngồi đó mà khóc!

Thì ra Đức Phật sáng suốt biết bao, có nhân thì có quả, có tham sân si thì có ngã, có vấp!  Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?  Những “đại-gia” hôm nay có thể ăn ngập miệng, tiền vất ra ngoài cửa sổ, nhưng có lẽ cũng không lâu sẽ phải trả giá cho những sung sướng đó bằng tù tội,
bằng chết chóc, không thể lường được.

Ở trên ta đã thấy là tiền hải-ngoại gởi về đã xuống gần 1/4 trong sáu tháng đầu năm nay.  Riêng ở Thành-phố HCM tức Sài-gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỷ (= 500 triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.

Có lẽ người ở ngoài này cũng đã học được bài học khi bị bỏng tay.  Chính-quyền CS đang nghĩ cách bù đắp bằng cách kêu gọi tăng-cường số người du-lịch vào Việt-nam.  Khổ nỗi, nếu tiền tươi bà con gởi về lên đến 9 tỷ trong năm 2011 thì cùng năm, ngành du-lịch chỉ mang về có 5 tỷ 1 thôi.  Trong khi mọi nơi đều xuống cấp thì không hiểu làm sao mà có thể mong du-lịch mang về chỗ thiếu hụt khi đồng-bào đã hết tin tưởng và không còn muốn đầu tư lối dốt nát như trước đây?

 

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

 

                                                                                                     Hà Mi

                                                                                                                           BBCVietnamese.com

Thứ tư, 15 tháng 8, 2012

 Uống bia 

Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam

Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.

Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.

Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.

Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.

Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là “cực hình” nhưng “vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có quí báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!”.

Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.

Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.

Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì “ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!”

Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì “số người ra quán để ‘giải quyết công việc’ chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả”.

Tờ báo này cũng viết “Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà”.

Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không bao giờ đi nhậu sau giờ làm.

 Uống bia

Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở

Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.

Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.

Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.

Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.

Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô “trăm phần trăm” và “zô zô” ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.

Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để “kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn” hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

‘Thăng tiến trên bàn nhậu’?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa – tức vẫn trong giờ làm việc.

Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về “văn hóa nhậu” tại Việt Nam.

Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi “nam vô tửu như kỳ vô phong” – đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.

Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về “văn hóa nhậu”.

Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu “miếng trầu làm đầu câu chuyện” đã dẫn tới “chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng …cũng trên bàn nhậu” như hiện nay?

Và để thay đổi được “văn hóa nhậu” này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.