Bi kịch lạc quan

Báo Tiếng Dân

Nguyễn Thọ

25-12-2022

Ảnh biếm họa đăng trên báo Đức Focus.de

Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm. Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số ít sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v. càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.

Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình XHCN phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v.

Trong thực tế thì năm 2022 là một năm thất thu của bọn độc tài. Ở các quốc gia quan trọng, chúng phải hứng chịu những thất bại nặng nề. Còn lâu dân chủ tự do mới chiến thắng độc tài trong cái thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn kinh tế, văn hóa, tôn giáo này. Nhưng trong năm qua, đại diện của cái ác đã phải nuốt nhiều quả đắng.

TRUNG QUỐC: Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản đã vỡ mặt vì chính sách Zero-Covid. Bất chấp mọi nhận thức về khoa học, Tập đã duy trì tình trạng cách ly của người dân Trung Quốc suốt ba năm qua, bắt ép toàn dân phải sử dụng loại vaccin không được kiểm định về hiệu quả. Hình ảnh hàng trăm nghìn người hâm mộ bóng đá ở Qatar không đeo khẩu trang, la hét vui mừng bên nhau đã khiến người dân Trung Quốc bừng tỉnh. Một cuộc nổi dậy vừa dữ dội, vừa thông minh được phát động trên mạng Chinanet vốn không có kẻ hở cho bất kỳ từ khóa nào. Cuộc nổi dậy không có người lãnh đạo đã làm toàn bộ nền chính trị Trung Quốc choáng váng. Người dân Trung Quốc vốn cam chịu hết mức và tự hào về đảng, về chế độ của họ bỗng đặt câu hỏi: Phải chăng…?

Biểu tình bằng giấy trắng đồng loạt nổ ra ở hàng chục tình thành Trung Quốc. Ảnh trên mạng

Chế độ độc tài hốt hoảng vội mở tung cửa để giảm áp lực, tránh bị sụp đổ. Lập tức nó vấp vào một sai lầm mới. Chính sách Zero-Covid và vaccin kém chất lượng đã khiến tỷ lệ miễn dịch toàn quốc rất thấp. Bệnh dịch bùng phát không kiểm soát được. Hiện tại đã có gần 300 triệu người dính Covid. Hệ thống y tế của “Siêu cường” tự phong đang bộc lộ sự lạc hậu của nó. Thảm kịch “chết không kịp chôn” đang xảy ra ở Trung Quốc với số tử vong lên đến hàng triệu. Con số này không ai kiểm định được vì bị bưng bít tuyệt đối. Cho dù là bao nhiêu người chết thì một đế quốc từng huênh hoang kiểm soát bệnh dịch hàng đầu thế giới nay đang loay hoay trong tình trạng mà các nước tồi tệ nhất đã trải qua hơn 18 tháng trước. Cách chống “hiệu quả” nhất hiện nay mà Tập và đảng ông ta nghĩ ra là hạ cấp dịch xuống thành “cảm lạnh covid” để trấn an dân chúng.

Từ trên đỉnh cao quyền lực Tập đã nhận thấy rằng: Không thể duy ý chí chống lại quy luật tư nhiên như virus, bệnh dịch và: Ngu dân đến mấy thì lúc nào đó sẽ vẫn bị lật tẩy.

Sức mạnh của Tập đã bị giới hạn.

NGA: Mặc dù đa số dân chúng vẫn tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin, nhưng thất bại trên mặt trận của quân Nga đang bắt đầu xói mòn niềm tin của giới trí thức. Lệnh động viên cục bộ đã vấp phải làn sóng “phản đối bằng chân” của hàng trăm ngàn thanh niên. Họ trốn ra nước ngoài, trong đó đa số là các chuyên gia công nghệ. Uy tín của Putin trong các nước xưa nay bị coi là chư hầu như Armenia, Kazashtan, Uzbekistan… đang suy yếu. Putin bị cô lập chưa từng thấy, trong khi Selenskji đang tạo được một khối đoàn kết quanh ông ta. Ý đồ đánh đuổi NATO ra xa biên giới Nga bỗng biến thành thảm họa: Nhiều nước xung quanh Nga, xưa nay trung lập bỗng ầm ầm xin vào NATO. Ước mơ đưa nước Nga trở lại vị trí siêu cường đang trở nên phũ phàng, khi phải ngửa tay xin mua thiết bị quân sự của các nước đang phát triển như Bắc Hàn và I-Ran.

Putin bế tắc, Ukraine đã thành khúc xương giữa cổ họng. Ông ta là nạn nhân của hệ thống giả dối do chính ông tạo ra. Nếu biết là dân Ukraine sẽ không đón chào đại quân, sẽ không ngồi im như khi Nga chiếm Crimea năm 2014 mà bọn xun xoe đã báo cáo, thì ông ta đã không dám đánh. Giờ rút quân khó hơn là khởi quân.

Trong cơn hoảng loạn, hôm 22.12, chính Putin tuyên bố: Mục tiêu của chúng ta không phải là tăng động lực của đối đầu quân sự, mà là “kết thúc chiến tranh”. Nghị sỹ St. Petersburg Yufeyew đã tố cáo Putin phạm luật, khi gọi “Chiến dịch quân sự đặc biệt” là “Chiến tranh”.

Thánh đang mất thiêng.

IRAN: Gần 50 năm qua, đất nước này đã trải qua chế độ thần quyền tàn khốc nhất. Đứng đầu “Hội đồng cách mạng” xứ này không phải là các Tổng bí thư hay Bộ chính trị, mà là các giáo chủ với các tà thuyết bị xuyên tạc đến mức độc ác từ kinh đạo Hồi. Thiên hạ nói về Thiên An Môn ở Trung Quốc, nhưng quên mất rằng, ở Teheran từng xảy ra nhiều Thiên An Môn như vậy. Lần nào bạo lực cũng thắng.

Người Iran biểu tình chống chế độ áp bức thần quyền suốt 3 tháng qua. Ảnh trên mạng

Nhưng từ ba tháng nay, cuộc nổi dậy lần này của nhân dân vẫn chưa có hồi kết. Hình ảnh các cầu thủ đội tuyển bóng đá Iran không hát quốc ca tại giải Worldcup 22 ở Qatar, với những dòng nước mắt của các cô gái Iran trên khán đài đã đi khắp thế giới. Chính quyền Iran đã giải tán “cảnh sát đạo đức” và hứa nới lỏng luật che mặt phụ nữ.

Cuộc nổi dậy hiện nay không còn xoay quanh cái khăn trùm đầu hay cách ăn mặc của phụ nữ. Thanh niên Iran cần không khí tự do để thở. Các giáo chủ cực đoan đã mất đi bộ phận quan trọng nhất của xã hội: Tuổi trẻ.

Ở Phương tây nền dân chủ đã cản phá được các đợt tấn công từ phía cực hữu, mỵ dân.

CHÂU MỸ: Chiến thắng của ông Biden hai năm trước đây đã cho thấy: Mặc dù Đảng Dân chủ yếu kém, không đoàn kết, thiếu vắng nhân tài, nhưng nước Mỹ đã chặn đứng thế chẻ tre của một Trump cực hữu, tham quyền. Cuộc bầu cữ giữa nhiệm kỳ vừa rồi tiếp tục khẳng định xu thế đó, khi mà hầu như mọi ứng viên do Trump đưa ra đều tuột dốc. Cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực của hiến pháp Mỹ vẫn hoạt động tốt, bất chấp những cố gắng đưa các quan tòa thiên hữu chiếm ưu thế ở tòa án tối cao.

Hơn nữa: Thất bại của Trump 2020 đã làm giảm nguy cơ đưa Kim-Jong-Un thành một nhân tố quan trọng lên bàn cờ an ninh thế giới. Chú Ủn vẫn tiếp tục ra bom, ra tên lửa, nhưng ít ai còn quan tâm đến chú (ngoài Zar Putin).

Ở BRAZIL, Tổng thống cực hữu Bolzonaro, kẻ thù của rừng Amazon đã cuốn gói ra đi sau cuộc bầu cử tháng 10 vừa qua. Những kẻ ủng hộ các nền chuyên chế Nam Mỹ phải cay đắng thú nhận rằng: Độc tài nghe có vẻ hấp dẫn, vì nó có sức mạnh hành pháp, vì nó quyết đoán. Nhưng nó chỉ hấp dẫn đến lúc đám đông được thưởng thức thế nào là độc tài.

PHÁP: Marine Le Pen luôn là bóng ma trên truyền thông. Đã có lúc thăm dò dư luận đưa ra con số 30%, cho đảng FN của bà, đứng đầu nước Pháp. Nhưng chưa bao giờ bà thắng cử tổng thống. Cứ mỗi lần bầu vòng hai thì tất cả các đảng khác, dù ghét nhau đến mấy, cũng tập hợp lại thành một khối “Anti-Le-Pen”.

Cử tri Pháp tự hào về đội bóng đá “l’équipe tricolore” của họ. Tất cả các nhân tài da mầu đá trong đó đều là thành quả của một xã hội dân chủ, không phân biệt chủng tộc. Chỉ đơn cử việc này thì đã thấy Le Pen không có cửa.

ĐỨC: Cảnh sát vừa mới phá tan một tổ chức vũ trang ngầm dưới cái tên “Công dân đế chế” (Reichbürger). Chúng dự tính lật đổ nhà nước hiện tại để dựng lên một đế chế của người Ariel. Nhìn vào thực lực của chúng (hơn 100 mống) thì thấy đúng là một trò trẻ con. Nước Đức mà tôi đang sống còn rất nhiều điều bất cập. Nhưng thái độ của dân chúng chống lại chủ nghĩa phát xít là rất rõ ràng.

Đám cực hữu có thể đốt lên các đám lửa, hòng tạo ra cháy rừng. Nền dân chủ của Đức hay Pháp đều là những bức tường bê-tông chịu lửa.

Nhìn lại năm 2022, tôi cảm thấy không nên cứ bi quan mãi. Lo sợ làm giảm tuổi thọ, nhất là ở tuổi U80. Vậy thì cố lạc quan vậy. Lạc quan trong hoàn cảnh khá là bi.

Lại nhớ đến bộ phim Liên Xô “Bi kịch lạc quan” của Vsevolod Vishnevsky trong những năm 1960.

Dân Ukraine thật tự hào về tổng thống của mình

Mạc Văn Trang

22-12-2022

Năm 2019, Zelensky giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine với hơn 70% số phiếu, đánh bại tổng thống đương nhiệm khi đó là Petro Poroshenko. Những tháng ngày cầm quyền đầu tiên không ít khó khăn.

Ngày 24 tháng 2 năm 2022 khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược (Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm đánh chiếm Ukraine trong 72 giờ. Cả thế giới lo cho số phận Ukraine “ngàn cân treo sợi tóc”. Mỹ sẵn sàng tổ chức cho gia đình Zelensky sơ tán.

Nhưng ông tuyên bố: Tôi không cần một chuyến đi! Tôi ở đây chiến đấu và cần súng đạn! Ít người tin Ukraine có thể bám trụ nổi trước đoàn quân xâm lược khổng lồ của Putin.

Vậy mà 10 tháng qua quân dân Ukraine dưới sự lãnh đạo của Zelensky không chỉ đoàn kết toàn dân đánh giặc ngoại xâm mà còn kêu gọi sự giúp đỡ ngày càng mạnh mẽ của quốc tế để đánh bại chiến lược quân sự của Putin. Dù Putin đã dùng mọi lực lượng, mọi thủ đoạn xấu xa, tàn ác nhất để tàn sát đất nước Ukraine, nhưng thực tế là:

– Quân Ukraine càng đánh càng mạnh – Quân Nga càng đánh càng suy yếu, càng thua;

– Càng đánh, Nhân dân Ukraine càng đoàn kết, tin tưởng vào Zelensky – Càng đánh, nội bộ Nga càng chia rẽ lục đục, mất niềm tin vào Putin;

– Ukraine ngày càng được quốc tế tin tưởng ủng hộ – Nga càng ngày càng bị quốc tế trừng phạt, cô lập;

– Zelensky ngày càng hiển hiện như người anh hùng được thế giới văn minh ngưỡng mộ. Ông đã đến ngay Kherson khi vừa được giải phóng còn đầy bom mìn, đến tận thành phố tiền tuyến Bakhmut đang diễn ra những trận chiến đẫm máu. Ông nói, đến những nơi đó là nghĩa vụ.

– Putin thì từ hình tượng “Đại đế” Nga trở thành kẻ trốn lủi cô độc, thất bại, tàn ác, bị nguyền rủa khắp thế giới và ngay cả ở nước Nga.

– Zelensky được Mỹ và các nước đồng minh sẵn sàng chào đón như người anh hùng, nhà lãnh đạo lớn (Biden nói Zelensky là Great Leader) của đất nước Ukraine – Putin thì trở thành tên “tội phạm chiến tranh” của một “nhà nước Nga khủng bố”…

– Zelensky vừa đến thăm Hoa kỳ. Một chuyến thăm đặc biệt. Ông vẫn mặc quần áo như ở chiến trường, “đến thẳng” toà Bạch Ốc; bỏ qua mọi hình thức xã giao vốn có, TT Biden và phu nhân ra tận xe đón chào thân thiết và trò chuyện thật tự nhiên trong toà Bạch Ốc.

Các cuộc tiếp xúc và hội đàm, Zelensky đều trực tiếp nói tiếng Anh, nên thật gần gũi, cảm thông.

Đặc biệt Zelensky được mời phát biểu trước Lưỡng Viện của Hoa kỳ. Bài phát biểu trực tiếp bằng tiếng Anh hơn 40 phút đã gây phấn chấn, xúc động cho các đại biểu; cả hội trường đến hơn 10 lần đứng dậy vỗ tay không ngớt.

Zelensky cảm ơn nhân dân và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ Ukraine to lớn, vô điều kiện để có những chiến thắng như vừa qua. Ông tin tưởng Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine cho đến thắng lợi cuối cùng. Ông cũng khẳng khái nói: “Tiền của bạn không phải là tiền từ thiện. Đó là khoản đầu tư vào an ninh và dân chủ toàn cầu mà chúng tôi xử lý theo cách có trách nhiệm nhất.”

Zelensky kêu gọi các thành viên Quốc hội tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và “hãy để những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm lược“. Ông lưu ý rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm của ông, nhưng nói thêm rằng mỗi thành viên Quốc hội có thể hỗ trợ việc thực hiện.

Ông nói, người Nga “dùng mọi cách” để chống lại các thành phố của Ukraine như Bakhmut, nhưng Ukraine “giữ vững trận địa của mình và sẽ không bao giờ đầu hàng”…

Zelensky cho biết người Ukraine sẽ tổ chức lễ Giáng sinh năm nay, bất chấp sự tàn bạo của chiến tranh: “Ngay cả khi không có điện, ánh sáng niềm tin của chúng tôi vào chính mình sẽ không bị dập tắt“.

Zelensky kết thúc bài phát biểu của mình rằng, Ukraine sẽ đạt được “chiến thắng tuyệt đối“, nhắc lại những bình luận mở đầu mạnh mẽ của ông rằng: “Ukraine vẫn sống và đang phát triển“.

Bà Chủ tịch Hạ Viện và Phó Tổng thống chủ trì buổi nói chuyện, đã được Zelensky tặng lá quốc kỳ Ukraine đem từ chiến trường với nhiều chữ ký của các binh sĩ, trao cho Quốc hội Mỹ. Bà Chủ tịch Quốc hội tặng lại Zelensky lá quốc kỳ từng kéo trên nóc nhà Quốc hội Mỹ.

Nhìn vào bản lĩnh trong chiến đấu và trong ngoại giao của Tổng thống với với phong cách tự tin đàng hoàng, đĩnh đạc, trẻ trung linh hoạt như vậy sao nhân dân Ukraine chẳng tự hào. Tự hào về Tổng thống do chính tay họ bỏ phiếu trực tiếp bầu ra, đã rất xứng đáng.

Không phải dân Ukraine, tôi cũng tự hào, ngưỡng mộ.

Toàn văn bài nói chuyện của Zelensky trước Quốc hội Mỹ

Báo Tiếng Dân

New York Times

Cù Tuấn, dịch

22-12-2022

Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn rất nhiều vì điều này. Cảm ơn các bạn. Như vậy là quá nhiều với tôi. Tất cả điều này dành cho những con người tuyệt vời của chúng tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Các bạn Mỹ thân mến, ở tất cả các tiểu bang, thành phố và cộng đồng, tất cả những người coi trọng tự do và công lý, những người trân trọng nó mạnh mẽ như chúng tôi, những người Ukraine ở các thành phố của chúng tôi, trong mỗi và mọi gia đình, tôi hy vọng những lời tôn trọng và biết ơn của tôi sẽ vang vọng trong mỗi trái tim người Mỹ.

Thưa bà Phó Tổng thống, tôi cảm ơn những nỗ lực của bà trong việc giúp đỡ Ukraine. Thưa bà Chủ tịch Hạ viện, bà đã dũng cảm đến thăm Ukraine trong khi chiến tranh đang diễn ra trên quy mô lớn. Cảm ơn rất nhiều. Một vinh dự lớn lao. Cảm ơn.

Tôi rất vinh dự được ở đây. Kính thưa các thành viên của Quốc hội, các đại diện của cả hai đảng cũng đã đến thăm Kyiv, các nghị sĩ và thượng nghị sĩ đáng kính của cả hai đảng, những người sẽ đến thăm Ukraine, tôi chắc chắn, trong tương lai; các đại diện thân mến của cộng đồng Ukraine hải ngoại, hiện diện trong căn phòng này, và lan rộng khắp nước Mỹ; các nhà báo thân mến, tôi rất vinh dự được có mặt tại Quốc hội Mỹ và nói chuyện với các bạn và tất cả người Mỹ.

Vượt qua tất cả các khó khăn và các kịch bản diệt vong đen tối, Ukraine đã không sụp đổ. Ukraine vẫn đang sống và chiến đấu. Cảm ơn các bạn. Và tôi có lý do chính đáng để chia sẻ với các bạn chiến thắng chung đầu tiên của chúng tôi: Chúng tôi đã đánh bại Nga trong cuộc chiến giành tâm trí của cả thế giới. Chúng tôi không sợ hãi, và bất cứ ai trên thế giới cũng không nên sợ hãi. Người Ukraine đã giành được chiến thắng này, và nó mang lại cho chúng tôi lòng can đảm để truyền cảm hứng cho toàn thế giới.

Người Mỹ đã từng có được chiến thắng này, và đó là lý do tại sao các bạn đã thành công trong việc đoàn kết cộng đồng toàn cầu để bảo vệ tự do và luật pháp quốc tế. Người châu Âu đã từng có được chiến thắng này, và đó là lý do tại sao châu Âu giờ đây mạnh mẽ và độc lập hơn bao giờ hết. Sự chuyên chế của Nga đã phải tắt khi gặp chúng tôi. Và nó sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta nữa.

Tuy nhiên, chúng ta phải làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển cũng giành được chiến thắng như vậy. Tôi biết thêm một điều nữa, tôi cho là rất quan trọng: Người Nga sẽ chỉ có cơ hội được tự do khi họ đánh bại Điện Kremlin trong tâm trí họ. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn đang tiếp tục, và chúng ta phải đánh bại Điện Kremlin trên chiến trường cái đã.

Trận chiến này không chỉ vì lãnh thổ, vì phần này hay phần khác của châu Âu. Trận chiến này không chỉ vì cuộc sống, vì tự do và an ninh của người Ukraine hay bất kỳ quốc gia nào khác mà Nga đang cố gắng chinh phục. Cuộc đấu tranh này sẽ xác định con cháu chúng ta sẽ sống trong thế giới nào, và sau đó là cháu chắt của chúng ta nữa.

Cuộc chiến này sẽ xác định liệu một nền dân chủ của người Ukraine và cho người Mỹ – có dành cho tất cả mọi người hay không. Trận chiến này không thể bị tạm ngưng hoặc hoãn lại. Nó không thể bị bỏ qua, hy vọng rằng vùng biển đại dương hoặc một cái gì đó khác sẽ giúp đỡ bảo vệ Ukraine. Từ Mỹ đến Trung Quốc, từ Châu Âu đến Châu Mỹ Latinh và từ Châu Phi đến Úc, thế giới đang liên kết và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ đến nỗi không ai có thể đứng ngoài và đồng thời cảm thấy an toàn khi một cuộc chiến như vậy đang tiếp diễn.

Hai quốc gia chúng ta là đồng minh trong cuộc chiến này. Và năm tới sẽ là một bước ngoặt, tôi biết điều đó, thời điểm mà lòng dũng cảm của người Ukraine và quyết tâm của người Mỹ sẽ phải đảm bảo chắc chắn tương lai cho nền tự do chung của chúng ta, nền tự do của những người dám chiến đấu cho các giá trị họ muốn.

Thưa quý vị và các bạn — thưa quý vị và các bạn — những người Mỹ. Ngày hôm qua trước khi đến đây, Washington, D.C., tôi đã tới tiền tuyến tại Bakhmut của chúng tôi. Tại thành trì của chúng tôi ở phía đông Ukraine, ở Donbas. Quân đội Nga và lính đánh thuê đã không ngừng tấn công Bakhmut kể từ tháng 5. Họ đã tấn công thành phố này cả ngày lẫn đêm, nhưng Bakhmut vẫn đứng vững.

Năm ngoái — năm ngoái, 70.000 người đã sống ở đây tại Bakhmut, trong thành phố này, và bây giờ chỉ còn rất ít thường dân ở lại. Mỗi tấc đất thành phố này đều thấm máu; tiếng súng nổ ầm ầm từng giờ. Các chiến hào ở Donbas đổi chủ nhiều lần trong ngày trong các trận giao tranh ác liệt, thậm chí là giao tranh cận chiến. Nhưng Donbas của Ukraine vẫn đứng vững.

Người Nga — Người Nga sử dụng mọi thứ, mọi thứ họ có, để chống lại Bakhmut và các thành phố xinh đẹp khác của chúng tôi. Quân chiếm đóng có lợi thế đáng kể về pháo binh. Họ có lợi thế về đạn dược. Họ có nhiều tên lửa và máy bay hơn chúng tôi có thể có. Đó là sự thật, nhưng lực lượng phòng thủ của chúng tôi vẫn đứng vững. Và tất cả chúng tôi đều tự hào về điều đó.

Chiến thuật của người Nga mang tính nguyên thủy. Họ đốt cháy và phá hủy mọi thứ họ nhìn thấy. Họ đã gửi những kẻ côn đồ ra tiền tuyến. Họ đã gửi những người tù bị kết án đến tham chiến. Họ tận dụng mọi thứ để chống lại chúng tôi, tương tự như một chế độ chuyên chế khác trong Trận chiến Bulge. Nga đã dùng tất cả những gì họ có để chống lại thế giới tự do. Giống như những người lính Mỹ dũng cảm đã giữ vững phòng tuyến và đánh trả lực lượng của Hitler trong lễ Giáng sinh năm 1944, những người lính Ukraine dũng cảm cũng đang làm điều tương tự với quân đội của Putin vào dịp Giáng sinh này.

Ukraine — Ukraine giữ vững tiền tuyến của mình và sẽ không bao giờ đầu hàng. Vì vậy, vì vậy, ở đây nơi tiền tuyến, bạo quyền là rất tàn ác đối với những người dân tự do – và sự hỗ trợ của các bạn là rất quan trọng, không chỉ giúp Ukraine đứng vững trong cuộc chiến đó mà còn đi đến bước ngoặt để giành chiến thắng trên chiến trường.

Chúng tôi có pháo binh, vâng. Cảm ơn các bạn. Chúng tôi có nó. Đủ chưa? Thành thật mà nói, không thực sự đủ. Để bảo đảm Bakhmut không chỉ là thành trì kìm hãm quân Nga, mà để quân Nga có thể rút lui hoàn toàn, cần phải có thêm nhiều đại bác và đạn pháo. Nếu được như vậy, tình thế sẽ giống như Trận chiến Saratoga, cuộc chiến giành Bakhmut sẽ thay đổi quỹ đạo cuộc chiến giành độc lập và tự do của chúng ta.

Nếu những người Mỹ yêu nước ngăn chặn quân khủng bố Nga tấn công các thành phố của chúng tôi, điều đó sẽ cho phép những người yêu nước Ukraine làm việc hết mình để bảo vệ nền tự do của chúng tôi. Khi Nga – khi Nga không thể tiếp cận các thành phố của chúng tôi bằng pháo binh, họ sẽ cố gắng tiêu diệt các thành phố này bằng các cuộc tấn công tên lửa. Hơn thế nữa, Nga đã tìm thấy một đồng minh trong việc này – trong chính sách diệt chủng này: đó là Iran. Hàng trăm máy bay không người lái chết người của Iran được gửi đến Nga – hàng trăm chiếc trong số chúng đã trở thành mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi. Đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Chỉ còn là vấn đề thời gian, và các máy bay này sẽ tấn công các đồng minh khác của Mỹ nếu chúng ta không ngăn chặn chúng ngay bây giờ. Chúng ta phải làm điều đó. Tôi tin rằng không nên có điều cấm kỵ nào giữa chúng ta trong liên minh của chúng ta. Ukraine sẽ không bao giờ yêu cầu lính Mỹ phải chiến đấu trên đất của chúng tôi thay chúng tôi. Tôi bảo đảm với các bạn rằng những người lính Ukraine có thể tự mình điều khiển xe tăng và máy bay Mỹ một cách hoàn hảo.

Hỗ trợ tài chính cũng cực kỳ quan trọng và tôi muốn cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều, cảm ơn các bạn về cả gói tài chính mà các bạn đã cung cấp cho chúng tôi và những gói mà các bạn có thể sẵn sàng chi thêmTiền của các bạn không phải là tiền từ thiện. Đó là một khoản đầu tư vào nền dân chủ và an ninh toàn cầu mà chúng tôi đang xử lý theo cách có trách nhiệm nhất.

Nga, Nga thực sự có thể dừng cuộc xâm lược của họ nếu họ muốn, nhưng các bạn có thể đẩy nhanh chiến thắng của chúng tôi. Tôi biết điều đó. Và nó sẽ chứng minh cho bất kỳ quân xâm lược tiềm tàng nào rằng: Không ai có thể thành công trong việc phá vỡ biên giới quốc gia, không ai có thể phạm tội ác và cai trị người dân trái với ý muốn của họ. Sẽ là ngây thơ nếu chờ đợi những bước đi hướng tới hòa bình từ phía Nga, vốn thích trở thành một quốc gia khủng bố. Người Nga vẫn bị Điện Kremlin đầu độc.

Việc khôi phục trật tự luật pháp quốc tế là nhiệm vụ chung của chúng ta. Chúng ta cần hòa bình, vâng. Ukraine đã đưa ra các đề xuất mà tôi vừa thảo luận với Tổng thống Biden, với công thức hòa bình của chúng tôi. 10 điểm nên và phải được thực hiện vì an ninh chung của chúng tôi, được bảo đảm trong nhiều thập kỷ tới và hội nghị thượng đỉnh có thể được tổ chức.

Tôi vui mừng nói rằng Tổng thống Biden đã ủng hộ sáng kiến hòa bình của chúng tôi trong ngày hôm nay. Mỗi người trong số các bạn, thưa quý vị, có thể hỗ trợ thực hiện để bảo đảm rằng sự lãnh đạo của Mỹ vẫn vững chắc, tại lưỡng viện và lưỡng đảng. Cảm ơn các bạn.

Các bạn có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt để khiến Nga cảm thấy việc xâm lược của họ thực sự đã gây hại như thế nào. Các bạn thực sự có khả năng giúp chúng tôi đưa ra công lý tất cả những người đã khởi xướng cuộc chiến tranh vô cớ và đầy tội ác này. Hãy hành động. Hãy để những kẻ khủng bố – hãy để nhà nước khủng bố phải chịu trách nhiệm về hành vi khủng bố và xâm lược của mình và bồi thường mọi tổn thất do cuộc chiến này gây ra. Hãy để thế giới thấy rằng Mỹ đang ở đây.

Thưa quý vị — thưa quý vị và các bạn, những người Mỹ, trong hai ngày nữa người Ukraine chúng tôi sẽ mừng Lễ Giáng Sinh. Có lẽ là dưới ánh nến. Không phải vì nến làm tăng cảm giác lãng mạn, không, mà vì sẽ không có, sẽ không có điện. Hàng triệu người sẽ không có hệ thống sưởi cũng như nước sinh hoạt. Tất cả những điều này là kết quả của các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi không phàn nàn. Chúng tôi không phán xét và so sánh cuộc sống của ai đó dễ dàng hơn. Hạnh phúc của các bạn là sản phẩm của an ninh quốc gia của các bạn; là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập và nhiều chiến thắng của các bạn. Chúng tôi, những người Ukraine, cũng sẽ trải qua cuộc chiến giành độc lập và tự do, với phẩm giá và thành công.

Chúng tôi sẽ ăn mừng Giáng sinh. Mừng Lễ Giáng Sinh và dù không có điện, ánh sáng niềm tin của chúng tôi vào chính bản thân sẽ không bị dập tắt. Nếu quân Nga – nếu tên lửa của Nga tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tự bảo vệ mình. Nếu họ tấn công chúng tôi bằng máy bay không người lái của Iran và người dân của chúng tôi sẽ phải đến hầm tránh bom vào đêm Giáng sinh, người Ukraine vẫn sẽ ngồi xuống bàn và cổ vũ lẫn nhau. Và chúng tôi không, không cần biết ước muốn của mọi người, vì chúng tôi đều biết rằng tất cả chúng tôi, hàng triệu người Ukraine, đều mong muốn giống nhau: Chiến thắng. Chỉ có chiến thắng.

Chúng tôi đã xây dựng một Ukraine hùng mạnh, với những con người mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ, các thể chế vững mạnh cùng với các bạn. Chúng tôi đã phát triển những bảo đảm an ninh mạnh mẽ cho đất nước của chúng tôi và cho toàn bộ châu Âu và thế giới, cùng với các bạn. Và cũng cùng với các bạn, chúng tôi sẽ đưa tất cả những người dám cản trở quyền tự do vào một nơi khác. [Cù Tuấn: chơi chữ: Put in (đưa vào) viết như Putin – tên Tổng thống Nga].

Và Ukraine sẽ là cơ sở để bảo vệ nền dân chủ ở châu Âu và trên thế giới. Bây giờ, vào dịp Giáng sinh đặc biệt này, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn. Tôi cảm ơn mọi gia đình người Mỹ đã trân trọng sự ấm áp trong ngôi nhà của mình và mong muốn sự ấm áp đó đến với những người khác. Tôi cảm ơn Tổng thống Biden và cả hai đảng, tại Thượng viện và Hạ viện, vì sự hỗ trợ vô giá của các bạn. Tôi cảm ơn các thành phố và công dân của các bạn đã ủng hộ Ukraine trong năm nay, những người đã tiếp đón những người Ukraine của chúng tôi, những người dân của chúng tôi, những người đã vẫy cờ quốc gia của chúng tôi, những người đã hành động để giúp đỡ chúng tôi. Cảm ơn tất cả các bạn, từ tất cả những người hiện đang ở tiền tuyến, từ tất cả những người đang mong chờ chiến thắng.

Đứng đây hôm nay, tôi nhớ lại những trận chiến của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, mà tôi nghĩ là rất tốt cho thời điểm này. Nhân dân Mỹ bằng sức mạnh chính nghĩa của mình sẽ giành thắng lợi tuyệt đối. Người Ukraine chắc chắn cũng sẽ chiến thắng.

Tôi biết rằng mọi thứ phụ thuộc vào chúng tôi, vào các lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng còn rất nhiều điều phụ thuộc vào thế giới nữa. Rất nhiều thứ trên thế giới phụ thuộc vào các bạn. Khi tôi ở Bakhmut ngày hôm qua, các anh hùng của chúng tôi đã trao cho tôi lá cờ, lá cờ chiến đấu, lá cờ của những người bảo vệ Ukraine, châu Âu và cả thế giới bằng cái giá mạng sống của họ. Họ yêu cầu tôi mang lá cờ này đến các bạn, đến Quốc hội Mỹ, đến các thành viên Hạ viện và Thượng viện, những người có các quyết định có thể cứu hàng triệu người.

Vì vậy, hãy để những quyết định này được thực hiện. Hãy để lá cờ này ở lại với các bạn, thưa quý vị và các bạn. Lá cờ này là biểu tượng cho chiến thắng của chúng ta trong cuộc chiến này. Chúng ta sẽ đứng vững, chúng ta chiến đấu và chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta – Ukraine, Mỹ và toàn bộ thế giới tự do – đoàn kết với nhau.

Chỉ một điều, nếu tôi có thể, điều cuối cùng – cảm ơn các bạn rất nhiều, cầu Chúa bảo vệ những người lính và công dân dũng cảm của chúng tôi, cầu Chúa mãi mãi phù hộ cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Chúc một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc, thắng lợi. Slava Ukraina. [Vinh quang cho Ukraine].

Argentina vô địch World Cup 2022

VOA Tiếng Việt

Đội tuyển Argentina hôm 18/12 giành chức vô địch World Cup 2022 khi đánh bại đương kim vô địch Pháp 4 – 2 trong loạt sút luân lưu sau khi hai đội hòa 3 – 3 sau hai hiệp phụ.

Argentina lần thứ ba vô địch World Cup sau trận đấu mà Lionel Messi ghi hai bàn và Kylian Mbappe lập hat-trick.

Với hai bàn thắng ở hiệp một của trận đấu nhờ công của Messi và Angel Di Maria, Argentina dường như trên đà giành thắng lợi, nhưng Mbappe đã chuyển hóa quả phạt đền ở phút 80 thành bàn thắng và tung cú volley một phút sau đó giúp Pháp cân bằng tỷ số và hai đội phải đá hiệp phụ.

Messi một lần nữa đưa Argentina vượt lên dẫn trước ở phút 108, nhưng Mbappe lại san bằng tỷ số bằng một quả phạt đền khác, trở thành cầu thủ thứ hai lập hat-trick trong trận chung kết World Cup sau Geoff Hurst cho đội tuyển Anh năm 1966.

Hai đội sau đó phải đá luân lưu để phân thắng bại. Thủ môn Emiliano Martinez của Argentina đã cản phá được cú sút của cầu thủ Kingsley Coman trong khi Aurelien Tchouameni đã sút ra ngoài, giúp Argentina giành chức vô địch thế giới đầu tiên kể từ năm 1986, và thứ ba tính cho tới nay.

VOATIENGVIET.COM

Argentina vô địch World Cup 2022

Đội tuyển Argentina hôm 18/12 giành chức vô địch World Cup 2022  

Triển vọng kinh tế Nga đi từ tệ đến khủng khiếp

Báo Tiếng Dân

Forbes

Stuart Anderson phỏng vấn GS Brian D. Taylor

Trúc Lam, dịch

15-12-2022

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga ở Ukraine và sự phản kháng của người Ukraine đối với cuộc xâm lược đó vẫn là sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong năm 2022. Ngoài ý nghĩa quân sự, cuộc xâm lược đã dẫn đến tình trạng hàng triệu người Ukraine tị nạn, khiến nhiều người đàn ông trong độ tuổi quân sự phải rời khỏi Nga, ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng, lương thực, thực phẩm và thay đổi nền kinh tế Nga.

Tháng 3 năm 2022, tôi đã phỏng vấn ông Brian D. Taylor, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Syracuse và là tác giả của cuốn sách rất được chào đón: “Quy tắc của chủ nghĩa Putin”. Để hiểu rõ hơn về những sự kiện trong mười tháng qua, tôi hỏi Giáo sư Taylor, ông đã viết câu trả lời về tương lai nước Nga sẽ ra sao. Ông thảo luận về diễn biến của cuộc chiến, tình trạng của nền kinh tế Nga, các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, quan điểm của Vladimir Putin về chủ quyền của Ukraine và các chủ đề khác.

Stuart Anderson: Ông nghĩ Vladimir Putin và những người xung quanh ông ta nhìn nhận diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine như thế nào kể từ khi cuộc xâm lược quy mô lớn bắt đầu hồi tháng 2 năm 2022?

Brian D. Taylor: Putin và nhóm người của ông ta chắc chắn hiểu rằng, cuộc chiến đã không diễn ra theo kế hoạch. Hai thời điểm quan trọng nổi bật: Quyết định rút các đơn vị tấn công vào Kyiv hồi tháng 3 và tháng 4, và quyết định công bố cái gọi là “huy động từng phần” hồi tháng 9. Về trường hợ đầu tiên, Putin phải từ bỏ mục tiêu nhanh chóng lật đổ chính phủ Ukraine. Trường hợp thứ hai, ông ta phải công nhận rằng thương vong của quân Nga (chết và bị thương) trong bảy tháng đầu của cuộc chiến quá lớn, đến nỗi Nga cần hàng trăm ngàn quân mới ổn định được mặt trận.

Tôi nghĩ Putin và giới tinh hoa trong quân đội và an ninh của ông ta – được gọi là siloviki – vẫn không tin rằng Nga đã thất bại trong cuộc chiến. Họ hy vọng sẽ tồn tại lâu hơn Ukraine và phương Tây bằng cách huy động thêm quân lính, gây ra những đau khổ rất lớn trong mùa đông cho người dân Ukraine, bằng cách nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự và chờ đợi sự mệt mỏi của phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine, làm cho Ukraine tan rã.

Anderson: Ông chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga bị đình trệ ngay cả trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt trong năm 2022. Những vấn đề kinh tế lớn nhất mà Nga và người dân Nga phải đối mặt hiện nay và trong những năm tới là gì?

Taylor: Vấn đề kinh tế lớn nhất mà Nga và người Nga phải đối mặt hiện nay dĩ nhiên là chiến tranh. Thay vì tăng trưởng như dự kiến khoảng 4% trong giai đoạn 2022-2023, nền kinh tế Nga dự kiến sẽ giảm 8% trong hai năm đó. Các biện pháp trừng phạt đã tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực quan trọng và hậu quả sẽ tiếp tục gia tăng. Chính phủ đang chuyển sang nền kinh tế thời chiến, nghĩa là nhà nước thậm chí còn kiểm soát nhiều hơn và chi tiêu quân sự nhiều hơn và đầu tư ít hơn vào nguồn nhân lực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Hàng trăm ngàn công nhân trẻ có học thức đã rời bỏ đất nước, và hàng trăm ngàn công dân Nga khác đã được huy động cho chiến tranh, thay vì tham gia sản xuất – chưa kể đến gần 100.000 binh sĩ tử trận, tính đến thời điểm này. Mức sống sẽ tiếp tục giảm, nợ lương và thất nghiệp gia tăng dường như cũng không thể tránh khỏi. Về lâu dài, việc phương Tây rời xa dầu mỏ và khí đốt của Nga và áp giá trần do chiến tranh gây ra, sẽ làm suy yếu lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Nga.

Nền kinh tế Nga đã hoạt động kém hiệu quả trong 15 năm qua do thể chế yếu kém — luật pháp yếu kém, bảo vệ quyền sở hữu kém, tham nhũng — và do đó đầu tư trong nước và nước ngoài tương đối thấp. Bây giờ do chiến tranh, triển vọng kinh tế của Nga đi từ yếu kém sang đáng sợ.

Anderson: Nga đã công khai phát sóng trên TV rằng họ đang đưa hàng chục ngàn trẻ em Ukraine đến Nga, điều mà nhiều người cho là bắt cóc. Ông có thể giải thích tại sao lại có sự khoe khoang của Nga về điều rõ ràng là vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh trên quy mô lớn không?

Taylor:Tôi nghĩ rằng, những hành động này mặc dù rõ ràng là rất đáng trách, nhưng nó lại hoàn toàn phù hợp với thông điệp của Kremlin về chiến tranh. Theo chính lời của Putin, người Nga và người Ukraine là “một dân tộc”. Putin thậm chí không thể tưởng tượng rằng Ukraine sẽ chọn liên kết với phương Tây, trừ khi họ bị lừa hoặc bị ép buộc làm như vậy.

Khi phát động cuộc xâm lược Ukraien hồi tháng Hai, ông ta khẳng định rằng, Ukraine bị cai trị bởi một chính phủ “tân phát xít” đang thực hiện “diệt chủng” đối với chính người dân của mình. Do đó, nhà nước Nga coi những vụ bắt cóc này không phải là tội ác chiến tranh mà là một hành động nhân đạo, nhằm giải cứu những đứa trẻ đang gặp nguy hiểm khỏi một chính phủ bất hợp pháp và độc ác ở Kiev. Dĩ nhiên, điều đó là vô nghĩa, nhưng nó không có nghĩa là quan điểm của cả các quan chức nhà nước Nga và các gia đình Nga, những người nói rằng họ đang “nhận nuôi” những đứa trẻ này, không nghiêm túc ủng hộ quan điểm này.

Anderson: Người ta nhận thấy việc Quân đội Nga sử dụng cờ và biểu tượng của Liên Xô ở Ukraine và vẫn thấy các bức tượng của Lenin ở Nga. Vì Kitô giáo giờ đây được xem là một phần quan trọng trong bản sắc của Nga, tại sao chính phủ [Nga] vẫn tiếp tục quảng bá các biểu tượng của Liên Xô và Lenin?

Taylor: Nước Nga của Putin thúc đẩy một sự pha trộn kỳ lạ của các biểu tượng và bản sắc. Trong bài phát biểu dài, biện minh cho cuộc xâm lược [Ukraine] hồi tháng Hai, Putin đã cay đắng tố cáo Lenin vì đã tạo ra Cộng hòa Xô viết Ukraine, mà ông coi là một quyết định sai lầm của Lenin. Tuy nhiên, như ông lưu ý, trong các bối cảnh và hoàn cảnh khác, Putin lại hoàn toàn chấp nhận lịch sử và các biểu tượng của Liên Xô. Tôi nghĩ cách để hiểu điều này là hiểu Putin là một người tin vào huyền thoại đế quốc Nga trong 1000 năm lịch sử liên tục của Nga. Đối với ông ta, nước Nga Sa hoàng thời tiền cách mạng, Liên Xô, và nước Nga hậu Xô Viết đều là một phần của một câu chuyện duy nhất về “nước Nga lịch sử” và vị thế hợp pháp của nước này luôn phải có tư cách là một Cường Quốc.

Dĩ nhiên, Nga không phải là quốc gia duy nhất kể một câu chuyện về chính mình mâu thuẫn với một thực tế lịch sử phức tạp hơn nhiều. Cuộc chiến này là một lời nhắc nhở bi thảm về những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi những huyền thoại về sự vĩ đại của đế quốc đóng vai trò là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại đương đại.

Anderson: Một nhà bình luận người Nga đã nêu ra sự mâu thuẫn rõ ràng trong luận điệu về việc người Nga và người Ukraine là một dân tộc và các dân tộc hậu Xô Viết đều thuộc về nhau, lập luận rằng, nếu người Nga không đầu hàng vì họ bị mất năng lượng hoặc điện trong mùa đông, thì tại sao mọi người lại mong đợi người Ukraine làm như thế. Ông nghĩ sao?

Taylor: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bình luận mà ông đề cập. Tôi nhắc lại một lần nữa, bài phát biểu ngày 21 tháng 2 của Putin, trong đó ông ta nói về người Ukraine: “Đây là những đồng chí của chúng ta, những người thân yêu nhất của chúng ta … không những là đồng nghiệp, bạn bè… mà họ còn là họ hàng, những người có quan hệ huyết thống, gia đình”. Tuy nhiên, các hành động của Nga trong 9 tháng qua cho thấy, Putin không thấy có vấn đề gì với việc sát hại và tra tấn những người mà ông ta coi là đồng chí, bạn bè và người thân.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi người Ukraine coi những tuyên bố của ông ta là những lời sáo rỗng và càng quyết tâm giữ vững chủ quyền và tự do của họ trước những nỗ lực của Nga nhằm gây ra đau khổ rất lớn cho dân thường, qua các chiến dịch ném bom chống lại cơ sở hạ tầng dân sự.

Anderson: Viện Nghiên cứu Chiến tranh gần đây cho biết rằng, Putin “tiếp tục bác bỏ ý tưởng về chủ quyền của Ukraine theo cách mà về cơ bản là không phù hợp với các cuộc đàm phán nghiêm túc”. Ông có đồng ý với quan điểm này không?

Taylor: Đồng ý 100%. Putin đã nói rõ trong nhiều năm rằng, ông ta không nghĩ Ukraine là “một quốc gia”, như ông ta đã nói với George W. Bush hồi năm 2008. Cuộc chiến này — bắt đầu từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea — bắt nguồn trực tiếp từ việc Putin từ chối coi Ukraine là một quốc gia có chủ quyền với quyền tự do đưa ra các quyết định về chính sách đối ngoại và chính trị của riêng mình.

Theo quan điểm của ông ta, Ukraine phải nằm trong “phạm vi kiểm soát” của Nga, như Fiona Hill và Angela Stent đã nói. Chỉ hai tháng trước, Putin đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng ông ta đang sáp nhập 4 khu vực của Ukraine mà theo luật pháp quốc tế và nhiều thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, đó là phần đất hợp pháp của Ukraine. Nếu Putin muốn kết thúc chiến tranh, ông ta phải làm điều mà không có gì ngăn cản ông ta: Đó là rút các lực lượng Nga trở lại biên giới quốc tế hợp pháp của Nga.

Một câu chuyện cảm động

Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.

Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.

Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: “Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp. “

Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do.

Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không do dự.

Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hoạt động khủng bố trong khu vực New York.

Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc.

Chúng tôi quyết định nói dối với hành khách trong khi chúng tôi vẫn còn ở trên không. Chúng tôi nói với họ rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất ở Gander, New Foundland để kiểm tra. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh ở Gander. Có nhiều hành khách phàn nàn, nhưng điều đó không có gì mới lạ! Bốn mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh xuống Gander. Giờ địa phương lúc bấy giờ tại Gander là 12:30 PM tức là 11:00 AM New York.

Khi chúng tôi đáp thì đã có khoảng 20 máy bay khác trên mặt đất đến từ khắp nơi trên thế giới và họ cũng đã phải chọn lối đi vòng này trên đường đến Hoa Kỳ.

Sau khi chúng tôi đã đậu trên phi đạo chờ lệnh mới, phi công trưởng thông báo như sau: “Thưa quý vị, chắc quí vị thắc mắc phải chăng tất cả các máy bay xung quanh chúng ta có vấn đề cơ khí tương tự như chúng ta. Thật ra chúng ta đang ở đây là vì một lý do khác..” Sau đó, ông tiếp tục giải thích thêm đôi chút cho chúng tôi biết về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những tiếng thở hổn hển ồ to lên và những tia nhìn hoài nghi thảng thốt. Phi công trưởng thông báo cho hành khách biết rằng giới hữu trách của phi trường Gander bảo chúng tôi giữ yên tại chỗ.

Bấy giờ trách nhiệm và quyền quyết định về tình trạng của chúng tôi tùy thuộc ở chính phủ Canada và lệnh của họ là không ai được ra khỏi máy bay. Và cũng không ai dưới đất được phép đến gần bất kỳ phi cơ nào. Chỉ có cảnh sát sân bay cứ lâu lâu lại đến dòm ngó chúng tôi một lúc, xong đi qua các máy bay khác. Trong khoảng một giờ đồng hồ kế tiếp, thêm nhiều máy bay hạ cánh và sau cùng Gander tiếp nhận tất cả là 53 máy bay từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ hàng không thương mại của Mỹ.

Trong khi đó, những mảnh tin tức bắt đầu phát ra trên hệ thống âm thanh của phi cơ. Lần đầu tiên chúng tôi được biết các phi cơ bị không tặc đã đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Lầu Năm Góc trong vùng Washington DC. Mọi người cố gắng dùng điện thoại di động của họ, nhưng không thể kết nối vì hệ thống truyền sóng ở Canada khác. Một số người gọi thông qua được, nhưng chỉ có thể với tổng đài ở Canada và họ cho biết rằng các làn sóng nối kết vào đất Mỹ đã bị chặn hoặc bị ngẹt.

Khoảng vào buổi tối trong ngày, tin tức cho chúng tôi rằng hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc đã đâm xuống đất. Bấy giờ hành khách đều kiệt sức về thể chất lẫn cảm xúc, không kể nỗi sợ hãi, nhưng tất cả mọi người đều bình tĩnh đáng kinh ngạc. Chúng tôi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ thấy 52 phi cơ bị lạc khác để nhận ra rằng chúng tôi không phải là người duy nhất trong tình trạng khó khăn này.

Trước đó chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ cho phép hành khách lần lượt ra khỏi máy bay mỗi lần một chiếc. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander nói với chúng tôi rằng phiên chúng tôi được phép rời phi cơ sẽ là 11 giờ sáng hôm sau. Hành khách không hài lòng tí nào, nhưng họ cũng buông xuôi chấp nhận tin không vui này mà không phản đối ồn ào; họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để ở qua đêm trên máy bay.

Gander hứa với chúng ta sẽ chăm sóc y tế, nếu cần thiết, nước, và dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời. May mắn thay chúng tôi không có tình huống y tế nào phải lo lắng. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần. Chúng tôi đã chăm sóc rất chu đáo cho thai phụ đó. Đêm trôi qua không gặp biến cố nào ngoại trừ sự xếp đặt chỗ ngủ không được thoải mái.

Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt trường học chạy đến. Chúng tôi ra khỏi máy bay và được đưa đến nhà ga, nơi chúng tôi thông qua thủ tục nhập cảnh và quan thuế, và sau đó phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.

Sau đó chúng tôi (phi hành đoàn) được tách ra khỏi đám đông hành khách và được xe van đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của chúng tôi được đưa đi đâu. Nhân viên của Hội HTT cho chúng tôi biết rằng thị trấn Gander có dân số 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách phải chăm sóc từ tất cả các máy bay đã buộc phải đáp xuống Gander! Họ bảo chúng tôi hãy yên tâm nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Mỹ mở và hoạt động trở lại, nhưng chắc cũng mất một thời gian.

Chỉ khi chúng tôi đến khách sạn và bật TV lên, chúng tôi mới biết hết toàn diện của cuộc tấn công khủng bố ở quê nhà (nước Mỹ), 24 giờ sau khi nó bắt đầu diễn ra.

Trong lúc đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rỗi và nhận thấy rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là “người máy bay.” Chúng tôi hưởng nhận tính hiếu khách của họ, khám phá thị trấn Gander đã kết cuộc đã trải qua một khoảng thời gian khá tốt đẹp.

Hai ngày sau, chúng tôi được gọi và được đưa trở lại sân bay. Trên máy bay, chúng tôi đoàn tụ với các hành khách và khám phá những gì họ đã làm trong hai ngày qua. Những điều chúng tôi khám phá đó thật không thể tin được..

Gander và tất cả các cộng đồng xung quanh (trong vòng bán kính 75km) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, hội trường, nhà nghỉ, và bất kỳ nơi tập hợp lớn nào khác. Họ biến đổi tất cả các cơ sở vật chất đó thành chỗ trú ngụ chung cho tất cả lữ khách lỡ đường. Có chỗ thì trải chiếu, chỗ thì trải nệm, chỗ thì trải túi ngủ và gối nằm.

Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện thì giờ để chăm sóc cho “khách.” 218 hành khách của phi cơ chúng tôi được đưa tới một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45 cây số, nơi đó họ được trú ngụ trong một trường trung học. Hành khách phụ nữ nào muốn có khu ngủ riêng cũng được sắp xếp theo ý muốn. Các hành khách đi chung cả gia đình cũng được giữ lại chung với nhau. Tất cả các hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng.

Các bạn còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai chứ? Bà ấy được đưa đến một nhà riêng đối diện bên kia đường với một cơ sở chăm sóc khẩn cấp 24 giờ. Có một nha sĩ được cử sẵn nếu cần đến, các y tá nam và nữ túc trực cạnh đám đông trong suốt thời gian tạm trú.

Các cuộc gọi điện thoại và e-mail cho Mỹ và thế giới được thiết lập sẵn để tất cả mọi người có thể dùng mỗi ngày một lần. Vào ban ngày, hành khách được cung cấp các chuyến “du ngoạn”. Một số chọn đi du ngoạn bằng tàu thuyền trên các hồ và bến cảng. Một số chọn đi băng đồng trong các khu rừng của địa phương. Các tiệm nướng bánh địa phương tiếp tục mở cửa để làm bánh mì tươi cho khách hàng.

Thức ăn được các cư dân nấu nướng ở nhà rồi mang đến cho các trường học. Người nào thích dùng bữa ở nhà hàng theo sự lựa chọn của họ cũng được đưa đi và được cung cấp các bữa ăn tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được cấp phiếu đến các tiệm giặt địa phương để giặt quần áo vì tất cả hành lý vẫn còn giữ trên máy bay.
Nói cách khác, mỗi nhu cầu thuần nhất của lữ khách lỡ đường cũng đều được đáp ứng đầy đủ. Hành khách đã khóc khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện này.

Cuối cùng, khi có tin tất cả phi trường ở Mỹ đã mở cửa trở lại, họ được chở đến sân bay đúng giờ và không thiếu một hành khách nào. Hội HTT địa phương đã nắm đầy đủ tất cả các thông tin của mọi hành khách và đã đưa trả hành khách về lại đúng chuyến bay. Họ phối hợp tất cả mọi thứ một cách tốt đẹp. Thật đúng là hoàn toàn không thể tin được….

Khi hành khách đã trên tàu, nó giống như họ vừa mới đi một chuyến du hành trên biển. Tất cả mọi người đều biết tên nhau. Họ trao đổi những câu chuyện của họ trong mấy ngày qua, khoe với nhau xem người nào được đối xử tốt hơn.

Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông giống như một chuyến bay du ngoạn ăn chơi được thuê bao. Phi hành đoàn tránh ra để họ tự do. Thật không thể tưởng. Hành khách hoàn toàn hàn gắn với nhau và gọi nhau bằng tên một cách thân mật, cùng nhau trao đổi số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ email.

Và sau đó là một điều rất lạ thường xảy ra. Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi tôi rằng ông ta có thể dùng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời được không. Chúng tôi không bao giờ cho phép điều đó. Nhưng lần này thì khác. Tôi nói “tất nhiên” và đưa máy vi âm cho ông. Ông nhắc mọi người về những gì họ vừa trải nghiệm trong mấy ngày qua. Ông nhắc nhở họ về lòng hiếu khách mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói rằng ông muốn làm một điều gì đó để đền đáp lại cho những cư dân tốt bụng của Lewisporte.

Ông cho biết ông sẽ thành lập một Quỹ tín thác dưới tên của DELTA 15 (Số hiệu chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ tín thác là cung cấp học bổng đại học cho học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi mọi khách đồng hành cùng chuyến bay đóng góp bất kỳ số tiền bao nhiêu cũng được. Khi chúng tôi đã gom góp đủ hết các tờ giấy ký hứa có ghi số tiền, tên họ, số điện thoại và địa chỉ, tổng số khoản tài trợ là trên $14.000!

Người đề xướng đó là một bác sĩ ở Virginia, ông hứa phần ông sẽ đóng góp bằng với số tiền đó và sẽ tiến hành thủ tục giấy tờ lập học bổng. Ông cũng nói rằng ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Hàng Không Delta và sẽ yêu cầu họ cùng hiến tặng.

Khi tôi viết bài này, quỹ tín thác đã lên hơn $1.5 triệu và đã hỗ trợ 134 học sinh theo học đại học.
Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những câu chuyện đẹp như thế này. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi vẫn có thể đối xử tử tế với người lạ trôi dạt tới. Nó nhắc tôi thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện trên thế giới và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi.

Xin thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ…

Xin Thượng đế ban phước cho người dân Canada… và đặc biệt là xin Thượng đế ban phước cho người dân Newfoundland.”

Jerry Brown

(Phan Hạnh chuyển ngữ)

Ukraine nói rằng “Các đồng minh phương Tây không nên sợ việc nước Nga tan rã” (Phần 2)

 Báo Tiếng Dân

The Wall Street Journal

Tác giả: Yaroslav Trofimov và Matthew Luxmoore

Cù Tuấn, dịch

9-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Ông Kuleba từ chối thảo luận về các sự việc cụ thể, nhưng nói rằng thế giới không thể mong đợi Ukraine sẽ nương tay trong khi nước này đang tiến hành một cuộc chiến tranh.

“Chúng tôi trước hết tập trung vào việc tấn công các mục tiêu ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine, vào việc giải phóng lãnh thổ của chúng tôi. Nhưng tất nhiên, quan điểm cho rằng Nga có thể làm bất cứ điều gì họ có thể làm về mặt kỹ thuật ở Ukraine trong khi Ukraine không có quyền tấn công tương tự là sai về mặt khái niệm, đạo đức và quân sự”, ông Kuleba nói.

“Ukraine không nên trở thành nạn nhân mãi mãi. Chúng tôi là một quốc gia đang chiến đấu trên mọi mặt trận vì sự sống còn, vì sự toàn vẹn lãnh thổ của mình”, ông nói thêm. “Điều quan trọng nhất là không ai coi hành động của Ukraine – miễn là nó tuân thủ luật chiến tranh quốc tế – từ quan điểm rằng Nga có thể làm mọi thứ họ muốn, trong khi Ukraine phải tôn trọng những lằn ranh đỏ nhất định trong việc tự vệ.”

Ukraine đã cam kết với Mỹ sẽ không sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Ông Kuleba nói rằng thỏa thuận đó không áp dụng cho Crimea, nơi được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Ukraine. Mỹ cũng đã hạn chế cung cấp cho Ukraine Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, hay ATACMS, có tầm bắn khoảng 200 dặm, và đã sửa đổi các hệ thống pháo Himars mà họ đã cung cấp cho Ukraine để họ không thể bắn tên lửa ATACMS vào Nga, dù cho Ukraine có thể mua đạn ATACMS từ một nguồn khác.

Đối với ông Putin, việc sáp nhập Crimea – điều mà nhiều người Nga cho là đã được chuyển giao cho Ukraine thời Xô viết một cách không công bằng vào năm 1954 – là một phần quan trọng trong di sản của ông, và việc mất lãnh thổ này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng lãnh đạo của ông. Ông Kuleba nói rằng điều đó không nên khiến Kiev bận tâm.

Ông nói: “Crimea không khác gì phần còn lại của Ukraine. Ukraine sẽ chiếm tất cả các lãnh thổ của mình bao gồm cả Crimea, một số bằng biện pháp quân sự và một số khác bằng biện pháp ngoại giao. Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự báo nào về sự cân bằng giữa hai bên.”

Ông Kuleba nói thêm rằng bất chấp những tuyên bố lặp đi lặp lại của Matxcơva rằng họ đã tìm cách có được đàm phán hòa bình, hành vi của Nga cho thấy họ thực sự không quan tâm đến hòa bình chút nào. Kể từ khi rút khỏi Kherson, Nga đã chuyển quân tới khu vực phía đông Donbas, nơi họ đang đẩy mạnh việc tấn công thành phố Bakhmut. “Họ đang chuẩn bị cho những trận chiến mới, và cho các hoạt động tấn công mới, không phải cho các cuộc đàm phán. Vì vậy, không có gì cho thấy Nga đã sẵn sàng đối thoại”, ông Kuleba nói.

Ông Blinken, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Giám đốc điều hành của Tạp chí Phố Wall hôm thứ Hai, bày tỏ sự hoài nghi tương tự về triển vọng đạt được kết quả đàm phán. Ông nói: “Trừ khi và cho đến khi Nga chứng tỏ rằng họ quan tâm đến thảo luận ngoại giao có ý nghĩa, còn không chuyện này sẽ không đi đến đâu cả.”

Ngoại trưởng Ukraine cho biết thêm, các thỏa thuận ngừng bắn Minsk năm 2014 và 2015, mà đã khiến các khu vực của Donetsk và Luhansk nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của Nga, cho thấy sự vô ích của các cuộc đàm phán với Matxcơva.

Ông Kuleba nói: “Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là thứ không thể đàm phán. Chúng tôi đã phải chịu đựng quá nhiều trong 9 tháng qua – chúng tôi đã học được bài học về cái gọi là tiến trình Minsk đã hành hạ chúng tôi trong 8 năm – và giờ chúng tôi không nhượng bộ về lãnh thổ và chịu mất những người dân Ukraine sống ở đó nữa.”

Ông Kuleba cho biết hành vi của Nga cho thấy Matxcơva vẫn đang tìm kiếm một chiến thắng quân sự, bao gồm cả việc chiếm được toàn bộ Ukraine. “Putin và những người thân cận nhất của ông ấy đang hy vọng một phép màu sẽ xảy ra và lật ngược thế cờ”, ông nói, nhắc lại lời kêu gọi của Ukraine đối với các đồng minh cung cấp thêm vũ khí cho nước này, bao gồm cả xe tăng, máy bay chiến đấu phản lực và tên lửa ATACMS do phương Tây sản xuất.

Ông Kuleba cho biết, trong quá khứ, Mỹ và các đồng minh đã dỡ bỏ những điều cấm kỵ từ lâu đời và cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí mà họ đã từ chối cung cấp trong quá khứ, chẳng hạn như pháo 155 mm hay Himars, khi cục diện cuộc chiến chuyển hướng sang khu vực Kiev.

Ông Kuleba nói rằng tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ở Bucharest vào cuối tháng trước, ông đã kêu gọi những người đồng cấp của mình “thay đổi hoàn toàn quan điểm: Thay vì chờ đợi một cuộc khủng hoảng để họ đưa ra quyết định, họ phải đưa ra quyết định ngay từ bây giờ để tránh khủng hoảng xảy ra.”

Khi được hỏi về phản ứng của NATO đối với đề xuất này, long Kuleba cho biết các chính phủ NATO cần thời gian để suy nghĩ về nó.

Cựu phụ tá tiết lộ Putin sẽ chạy sang Nam Mỹ nếu thất trận ở Ukraine

Báo Nguoi-Viet

MOSCOW, Nga (NV) Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, lên kế hoạch chạy sang Nam Mỹ tị nạn nếu thất trận ở Ukraine, cựu phụ tá của ông ta cho hay, theo Business Insider hôm Thứ Năm, 8 Tháng Mười Hai.

Chính phủ Nga bắt đầu soạn kế hoạch dự phòng, đặt tên “Con Thuyền Noah,” hồi mùa Xuân năm nay, ông Abbas Gallyamov, nhà cố vấn chính trị và từng là người soạn diễn văn cho ông Putin, viết trên Telegram hôm Thứ Ba.

Ông Vladimir Putin, tổng thống Nga. (Hình minh họa: Karen Minasyan/AFP via Getty Images)

Ông Gallyanov dẫn lời một số người trong cuộc cho thông tin vừa nêu, nhưng không nêu danh tánh những người đó. Ông không làm việc cho ông Putin từ năm 2010 đến nay và bản thân cũng đang sống lưu vong ở Israel. Ông gọi kế hoạch di tản của ông Putin là kế hoạch cực kỳ khẩn cấp.

Nhìn chung, giới phân tích cho rằng ông Putin sẽ không bị truất phế, bất chấp những thất bại nặng nề hiện tại trong cuộc xâm lăng Ukraine.

Hồi Tháng Mười, nhiều cựu giới chức chính phủ và ngoại giao Tây phương cho Reuters hay ông Putin vẫn đang nắm quyền chắc chắn. Trước đó, hồi Tháng Năm, giới chức Mỹ cho CNN biết không có triển vọng tức thì nào ông Putin bị truất phế.

Mục đích kế hoạch nêu trên là “tìm vùng đất mới có thể tới sinh sống nếu quê hương trở nên hoàn toàn không thoải mái,” theo ông Gallyamov.

“Đám tùy tùng của nhà lãnh đạo này không loại trừ ông ta sẽ thất trận, mất quyền lực và sẽ phải di tản khẩn cấp tới nơi khác,” ông Gallyamov thêm.

Ông còn cho hay, ban đầu, ông Putin cân nhắc kế hoạch chạy sang Trung Quốc, nhưng rồi bỏ ý tưởng đó vì lý do cơ hội chính quyền Trung Quốc “hợp tác” với ông ta hầu như rất thấp.

“Trung Quốc quá cảnh giác và quá xem thường người khác – nhất là kẻ thất bại. Bây giờ đã rõ ràng rằng, với họ, chỉ hy vọng thôi là không đủ,” ông Gallyamov viết.

Argentina và Venezuela hiện là hai quốc gia hàng đầu để ông Putin chạy sang tị nạn, ông Gallyamov nhận xét, cho biết thêm rằng nhà tài phiệt Igor Sechin của Nga quen thân với ông Nicolas Maduro, tổng thống Venezuela.

Ông Sechin, cánh tay phải của ông Putin, được giao phụ trách kế hoạch di tản đó, theo ông Gallyamov.

Ông Gallyamov tiết lộ thông tin này giữa lúc tin tức cho hay quân Nga tiếp tục bại trận và mất lãnh thổ chiếm được ở Ukraine.

Đọc diễn văn trên truyền hình hôm Thứ Tư, ông Putin thừa nhận cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ rất dài, đồng thời cảnh báo nguy cơ chiến tranh nguyên tử ngày càng tăng. (Th.Long) 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Quýt Tập Cận Bình

Đàn Chim Việt

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

Nhà văn Bá Dương phàn nàn rằng đồng bào của ông bị “dị ứng” với hai chữ cám ơn : “Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người TQ ra cái câu cám ơn ông e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được.”

Ngoài cái bệnh dị ứng với chuyện ơn nghĩa, vẫn theo như lời của tác giả Người Trung Quốc Xấu Xí, dân Tầu còn mắc cái tật hơi lớn tiếng : “Nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp.”

Những ghi nhận đọc được qua trang FB của Nguyễn Chương về người Đài Loan lại hoàn toàn khác:

  • Tại bến xe mọi người đều tự giác xếp hàng. Khi lên xe, nhân viên nhiệt tình hỏi bạn muốn đi đâu, và khi thu tiền hoặc thối lại tiền, họ đều nói “cảm ơn”vì bạn đã thịnh tình chiếu cố.
  • Khi mua cơm ở cửa hàng, mỗi lần kêu món hoặc đến lúc trả tiền, tôi đều nghe nhân viên nói “cảm ơn”luôn miệng.

Kinh nghiệm của tôi ở Singapore cũng thế, cũng khác. Có lần bước vào một tiệm ăn ở Đảo Quốc này, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hình một tô hoành thánh mì, cùng dòng chữ song ngữ (Please Keep The Volume Down While Eating After 10:30 PMdán ngay trên tường.

Ảnh (tnt) chụp năm 2019

Thảo nào mà quán đông nhưng không ồn. Hoá ra không phải ở đâu người Trung Quốc cũng là những kẻ vô ơn, và lúc nào họ cũng lớn họng, như lời than phiền của Bá Dương. Có nơi – và có lúc – họ cũng thường “cảm ơn luôn miệng” và cũng ăn nói nhỏ nhẹ, đàng hoàng, rất mực.

Thế mới rõ là có nhiều giống người Hoa chứ không phải một: Tầu Singapore, Tầu Hồng Kông, Tầu Đài Loan, Tầu Đại Lục … Và họ khác nhau một trời/một vực – theo như ghi nhận của một người cầm bút khác, Tạ Duy Anh:

“Không phải vô cớ mà người Đài Loan kiên quyết không nhận mình là Trung Quốc, dù họ phần lớn từ Phúc Kiến sang. Người Đài Loan hiền lành, tinh tế, trung thực thuộc loại nhất thế giới. Trong khi người Trung Quốc đại lục thì luôn tạo ra ác mộng cho bất cứ đâu họ đặt chân đến.”

Ở bình diện thể chế cũng thế: “Điểm khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật tại Đài Loan và Trung Quốc sâu và rộng gấp mấy lần vài trăm dặm eo biển chia cắt hai quốc gia này. The gulf between legal systems across the Taiwan Strait is far wider than a hundred miles.” (Margaret K. Lewis. “Taiwan’s Human Rights Revolution and China’s Devolution.” The Diplomat 10 Mar 2017 translated by Quỳnh Vi). 

Sao kỳ vậy cà?

Tác giả Huy Phương lý giải như sau : “Cũng giống quýt đó, trồng ở Giang Nam thì chua, trồng ở Giang Ðông thì ngọt. Ðó chính là nhờ phân, nước, khí hậu mỗi nơi cho những thứ trái có phẩm chất khác nhau… Bây giờ hầu hết giống quýt đều muốn được trồng ở Giang Ðông, chứ không muốn mọc ở Giang Nam.”

Tương tự, “bây giờ hầu hết” người Trung Quốc cũng đều muốn “được trồng” lại ở một nơi nào khác, cho nó bớt chua, chớ không phải ở nơi quê hương (bản quán) của mình:

Đất lành chim đậu. America, Canada, Australia thì không nói làm chi, chớ ngay tới  Châu Phi mà cũng được người Tầu coi như là đất lành thì ai cũng phải thấy rằng Trung Hoa Lục Địa (quả) là dữ thiệt, và dữ lắm – trừ ông Tập Cận Bình.

Chủ quan và kiêu ngạo cộng sản là chứng bệnh chung của rất nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao, chớ chả riêng chi bác Tập. Bởi thế, bác ấy rất bất bình (và bị chạm tự ái) vì người dân Trung Cộng đã bỏ chạy tá lả bùng binh – theo tôi – là điều hoàn toàn thông hiểu và thông cảm được.

Tôi chỉ phàn nàn mỗi ở điểm là ông Chủ Tịch Nước đã có cái thái độ quá đáng, hay nói chính xác hơn là quá quắt, khi đòi hỏi Nước Trung Hoa Là Một – One  China Policy. Ổng muốn thâu tóm tất cả vô cái phần đất dữ dằn (và chua lè) của mình cơ.

Ngày 1 tháng 7 năm 2017, Tập Cận Bình đến dự lễ kỷ niệm Hai Mươi Năm Trao Trả Hồng Kông – Hong Kong Handover 20th Anniversary. Bữa đó, tôi tình cờ cũng có mặt tại Hương Cảng và đang ngồi ăn mì (nên suýt ói) khi nghe thằng chả nói –  y như thiệt – trên TV rằng: “Hong Kong has always been in my heart.”

Biểu tình phản đối TCB tại H.K. Ảnh: South China Morning Post – 01 July, 2017

Tui quen cả đống người dân Hồng Kông, đủ mọi thành phần, chả hề nghe ai nói là trong trái tim họ lại có Tập Cận Bình cả. Họ cũng hoàn toàn không có chút xíu xiu thiện cảm, hay gắn bó gì với Trung Hoa Lục Địa. Giới truyền thông cũng phản ảnh y như thế:

– Reuter: Người trẻ Hong Kong muốn tất cả biết họ là người Hong Kong, không phải Trung Quốc.

– Le Monde: Thất bại của một đất nước, hai chế độ.

– RFI: Hồng Kông trong bàn tay thép của Trung Quốc.

– BBC: Đừng ảo tưởng rập đầu trước Trung Quốc.

– RFA: Người Hong Kong xin hộ chiếu Anh quốc vì lo sợ tương lai.

Người Đài Loan cũng vậy, cũng sợ thấy bà luôn. Đối với họ (chắc) hai chữ “cộng sản” cũng có nghĩa tương tự như “dịch tả” hay “dịch hạch,” chớ không là gì khác cả – dù  Tập Cận Bình vẫn luôn miệng trấn an:

“Sau khi thống nhất hòa bình, Đài Loan sẽ có hòa bình lâu dài và người dân sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng. Với sự hỗ trợ tuyệt vời của ‘mẫu quốc,’ nền an ninh của đồng hương Đài Loan sẽ còn tốt hơn nữa, và không gian phát triển của họ sẽ còn lớn hơn nữa.”

Chuyện của thiên hạ nhưng FB Nguyễn – Chương Mt (VN) vẫn nhất định xía vô, và bàn ra, cho bằng được:

“Cái này kêu bằng ‘nằm mơ giữa ban ngày’ từ phía Bắc Kinh… Đài Loan đã và đang là một lãnh thổ độc lập gần 70 năm rồi đa! Bảy thập kỷ (từ 1950 tới nay) sống mình ên, mọi chính sách đối nội lẫn đối ngoại do Đài Bắc tự quyết định (Bắc Kinh chớ hề được phép nhúng tay vào mà ‘chỉ đạo’). Ở đời, có ai đang độc lập mà không chịu sướng, lại đi chui vào một thiết chế để cho người khác chỉ đạo? Mà phải chi Bắc Kinh văn minh hơn, mức sống dân chúng cao hơn, an sinh xã hội tốt hơn thì… cũng dám xin thôi độc lập để được nâng khăn sửa túi lắm à.”

Nguyễn – Chương Mt còn làm tài hay, cầm đèn chạy trước ô tô, mau mắn cho độc giả biết rằng: “Danh xưng ‘Cộng hòa Đài Loan’ (tức ‘Đài Loan dân quốc’ 台灣民國) đang rục rịch để một ngày đẹp trời thế chỗ, không còn xài danh xưng ‘Trung Hoa dân quốc’ (中華民國), khỏi dính tới vòng kim cô ‘One China’ làm chi cho má nó khi…”

Theo VOA, nghe được hôm 02/01/2019, Tổng Thống Thái Anh Văn cũng mới vừa tuyên bố : “Đại đa số người dân Đài Loan kiên quyết chống đối khái niệm ‘một quốc gia, hai chế độ,’ đây là sự đồng thuận tại Đài Loan.” Mấy tháng sau, ngày 8 tháng 4, Taiwan News đưa tin : “Thousands of Taiwanese protest against ‘one country, two systems’ in Kaohsiung. Hàng ngàn người Đài Loan xuống đường phản đối ‘một nhà nước, hai chế độ’ ở Cao Hùng.”

Chưa hết, RFI nghe được hôm 7 tháng 5 năm 2019, lại vừa hớn hở cho hay : “Hạ Viện Mỹ thông qua luật bảo vệ Đài Loan … Với 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống.”

Tui thì không rành (và cũng không mặn mà) chuyện chính trị/chính em nên không dám xía vô, hay bàn ra gì ráo, chỉ trộm nghĩ rằng : hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?

Nhà cầm quyền Iran giải thể cảnh sát đạo đức và sửa đổi luật trùm khăn Hồi Giáo.

Lmdc Viet Nam

*** Tự do không tự nhiên mà có, mà phải trả bằng máu và nước mắt.

* Nhà cầm quyền Iran giải thể cảnh sát đạo đức và sửa đổi luật trùm khăn Hồi Giáo.

Chính quyền Iran đã phải nhân nhượng phong trào phản kháng đường phố kéo dài suốt ba tháng qua.

Ngày 04/12/2022, Teheran thông báo giải thể lực lượng cảnh sát đạo đức, được thành lập để « truyền bá văn hóa đoan trang và choàng khăn ». Mọi phụ nữ ở Iran bị bắt buộc trùm khăn che mặt theo một đạo luật có hiệu lực từ năm 1983.

Các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng 9 để phản đối việc thiếu nữ Mahsa Amini bị chết khi đang bị cảnh sát đạo đức giam giữ vì không trùm khăn Hồi giáo theo đúng luật.

Sau đó, phong trào phản đối chuyển sang hướng chính trị với những khẩu hiệu ngày càng cứng rắn hơn chống các nhà lãnh đạo Iran và khiến vài trăm người chết.

Ngày 03/12, bộ Nội Vụ Iran cho biết kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra vào tháng 09, có hơn 200 người chết, kể cả cảnh sát.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền Iran (IHR), trụ sở tại Na Uy, thống kê khoảng 448 người chết. Liên Hiệp Quốc đưa ra con số hơn 300 người, trong đó có hơn 40 trẻ em.

– Từ vài tuần nay, người ta thấy nhiều phụ nữ Iran, đặc biệt là thanh niên, không trùm khăn nhưng không bị lực lượng an ninh can thiệp.

Đây là một chiến thắng mà phụ nữ Iran nói riêng và nhân dân Iran nói chung đã phải trả bằng máu và nước mắt để có được quyền “Tự Do” không bị bắt buộc trùm khăn khi ra đường.

* Hoan Hô Phụ Nữ IRAN.

TL RFI & VOA

Người Iran kêu gọi biểu tình ba ngày từ thứ Hai (VOA)

 
Người Iran kêu gọi biểu tình ba ngày từ thứ Hai
Một cuộc biểu tình ở Iran.
 
VOATIENGVIET.COM
 
 

                      Những người biểu tình ở Iran hôm Chủ nhật đã kêu gọi tiến hành một cuộc biểu tình ba ngày trong tuần này nhằm duy trì áp lực lên chính quyền về cái chết của cô Mahsa Amini khi bị giam giữ.

Các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào đúng ngày Tổng thống Ebrahim Raisi phát biểu trước các sinh viên ở Tehran.

Ông Raisi dự kiến sẽ đến thăm Đại học Tehran vào thứ Tư, nhân Ngày sinh viên ở Iran.

Nhân dịp này, những người biểu tình đang kêu gọi các thương gia xuống đường và tập hợp về phía Quảng trường Azadi (Tự do) của Tehran, theo các bài đăng cá nhân được chia sẻ trên Twitter bởi các tài khoản chưa được xác minh bởi Reuters.

Họ cũng đã kêu gọi ba ngày tẩy chay bất kỳ hoạt động kinh tế nào bắt đầu từ thứ Hai.

Những lời kêu gọi tương tự về biểu tình và huy động quần chúng trong những tuần qua đã dẫn đến tình trạng bất ổn leo thang khắp đất nước, trong đó có một số cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran.

Hãng thông tấn HRANA của các nhà hoạt động cho biết rằng 470 người biểu tình đã bị giết tính đến thứ Bảy, trong đó có 64 trẻ nhỏ. Hãng này cho biết 18.210 người biểu tình đã bị bắt và 61 thành viên của lực lượng an ninh đã thiệt mạng.

Hội đồng an ninh nhà nước của Bộ Nội vụ Iran cho biết hôm thứ Bảy rằng số người chết là 200, theo hãng tin Mizan của cơ quan tư pháp.

Vaclav Havel: Vì sao người bất đồng chính kiến bị coi là ‘phản động’ ở các nước XHCN?(BBC)

BBC

21 tháng 12 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Vaclav Havel, một nhà viết kịch bất đồng chính kiến và là thành viên hàng đầu của Diễn đàn Công dân đối lập Tiệp Khắc, vẫy tay chào người dân, 29/12/1989 sau khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Tiệp Khắc.

Kỷ niệm ngày mất của cố tổng thống CH Czech Vaclav Havel (18/12/2011), BBC giới thiệu lại một phần tiểu luận của ông ‘Quyền lực của kẻ không quyền lực’, phần về khái niệm ‘bất đồng chính kiến’:

“Trong nhiều thập kỉ, lực lượng cai trị xã hội trong các nước thuộc khối Xô Viết đã dùng nhãn hiệu “đối lập” như là lời buộc tội ghê gớm nhất, đồng nghĩa với từ “kẻ thù”.

Dán cho ai đó cái nhãn “phần tử thuộc phe đối lập” cũng ngang với việc nói rằng anh ta, chị ta đang cố gắng lật đổ chính quyền và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (tất nhiên được bọn đế quốc trả tiền). Có thời cái nhãn đó đưa người ta thẳng tới giá treo cổ, và tất nhiên, vì thế mà chẳng ai muốn dán lên mình cái nhãn ấy.

Hơn nữa, đấy chỉ là một từ, và việc làm bao giờ cũng quan trọng hơn là nhãn mác. Lí do cuối cùng làm cho nhiều người bác bỏ thuật ngữ đó vì khái niệm “đối lập” hàm chứa một cái gì đó có tính chất tiêu cực.

Những người tự coi mình là đối lập nghĩa là chống đối một quan điểm nào đó. Nói cách khác, họ đặt mình trong mối quan hệ đặc biệt với quyền lực đang cai trị xã hội, và qua đó mà định nghĩa mình, rút ra quan điểm của mình từ quan điểm của chính quyền.

Những người chỉ đơn giản là quyết định sống trong sự thật, nói mà không cần nhìn ngang nhìn ngửa, tỏ lòng đoàn kết với đồng bào của mình, sáng tạo theo ý mình, và chỉ đơn giản là sống hòa hợp với cái Tôi tốt đẹp nhất của mình, dĩ nhiên là sẽ cảm thấy khó chịu khi phải coi quan điểm độc đáo và có tính tích cực của mình là tiêu cực, theo một nghĩa nào đó và coi mình là đang chống lại một cái gì đó chứ không đơn giản là những người như họ vốn là.

Rõ ràng là chỉ có một cách duy nhất để tránh hiểu nhầm là nói rõ – trước khi người ta sử dụng – các thuật ngữ “đối lập” và “thành viên thuộc phe đối lập” đang được sử dụng có nghĩa là gì và trong hoàn cảnh của chúng ta, chúng thực sự có nghĩa là gì.

Nếu thuật ngữ “đối lập” đã được du nhập từ các xã hội dân chủ vào hệ thống hậu toàn trị mà thiếu sự thống nhất về việc từ này có nghĩa là gì trong những hoàn cảnh vốn rất khác nhau, thì ngược lại, thuật ngữ “bất đồng chính kiến” lại được các nhà báo phương Tây chọn và bây giờ được nhiều người coi là nhãn mác cho một hiện tượng đặc trưng cho hệ thống hậu toàn trị và không bao giờ xảy ra nhất ít nhất là không ở trong hình thức như thế – trong các xã hội dân chủ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Hàng trăm sinh viên Tiệp Khắc quỳ gối khi đối mặt với cảnh sát chống bạo động,19/11/1989 tại trung tâm thành phố Praha trong cuộc biểu tình đòi dân chủ hơn và yêu cầu chấm dứt chế độ Cộng sản và bầu cử đa đảng tự do. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã đánh đập và bắt giữ nhiều người trong số họ. Một phong trào phản đối bất đồng chính kiến mạnh mẽ đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào ngày 10/12 và sự hình thành của một chính phủ phi cộng sản ở Tiệp Khắc, 10 ngày sau khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Malta, nơi Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và người đồng cấp Hoa Kỳ George Bush thiết lập một kỷ nguyên mới, kết thúc Chiến tranh lạnh.

Những “người bất đồng chính kiến” này là ai?

Dường như thuật ngữ này được áp dụng chủ yếu cho công dân các nước thuộc khối Xô Viết, những người đã quyết định sống trong sự thật và thêm vào đó, đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  1. Họ thể hiện quan điểm bất phục tùng và ý kiến phê phán một cách công khai và có hệ thống, trong những giới hạn rất nghiêm ngặt dành cho họ và vì vậy mà họ được phương Tây biết tới.
  2. Mặc dù không được xuất bản ở trong nước và mặc dù bị chính quyền ngược đãi bằng đủ mọi cách, nhờ thái độ của mình, họ vẫn giành được sự kính trọng nhất định, cả từ phía công chúng lẫn từ phía chính quyền, và do đó mà họ thực sự có – dù mức độ rất hạn chế và thậm chí là lạ lùng nữa – quyền lực gián tiếp trong môi trường của mình. Quyền lực đó đã bảo vệ họ khỏi những hình thức ngược đãi tồi tệ nhất, hoặc ít nhất cũng đảm bảo rằng nếu họ bị ngược đãi thì chính quyền sẽ gặp một số rắc rối chính trị nhất định.
  3. Phạm vi phê phán và những cam kết của họ đã vượt ra ngoài khung cảnh chật hẹp của môi trường xung quanh họ hay vượt ra ngoài những lợi ích đặc thù, nó bao trùm lên những chủ đề thảo luận có tính bao quát hơn; và do đó, về thực chất là có tính chính trị mặc dù mỗi người lại tự coi mình như một lực lượng chính trị nhất ở những mức độ rất khác nhau.
  4. Họ là những người nghiêng về việc tìm kiếm tri thức, có nghĩa là, họ là những người “cầm bút”, những người mà ngôn từ được viết ra là phương tiện trực tiếp – và thường là phương tiện duy nhất họ có thể điều khiển được, và nhờ thế mà họ được sự chú ý, đặc biệt là từ nước ngoài. Những cách sống trong sự thật khác thì hoặc là không được các nhà quan sát nước ngoài chú ý tới vì nằm trong môi trường địa phương khó nắm bắt – đấy là nói nếu chúng vượt qua được khuôn khổ địa phương – hoặc chỉ là thành tố bổ sung cho những điều mà họ đã viết ra mà thôi.
  5. Dù nghề nghiệp của họ có là gì thì những người này cũng đã được nói tới ở phương Tây, chủ yếu là vì những hoạt động của họ trong vai trò những công dân tận tụy hay khía cạnh chính trị, khía cạnh phê phán trong các tác phẩm của họ chứ không phải là vì những công trình họ làm trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi biết rằng có một lằn ranh vô hình mà nếu bạn vượt qua – mà thậm chí dù không muốn hay không nhận ra – thì họ sẽ không còn coi bạn như là người cầm bút vô tình trở thành một người công dân có quan tâm tới thời cuộc mà sẽ bắt đầu nói về bạn như là một “người bất đồng chính kiến” tình cờ cũng thích viết kịch (có thể là trong lúc trà dư tửu hậu?). Không nghi ngờ gì rằng có những người đạt được tất cả những tiêu chí này. Điều cần thảo luận là liệu chúng ta có nên dùng một thuật ngữ riêng cho một nhóm được định nghĩa một cách tình cờ như vậy không, và đặc biệt là có nên gọi họ là những “người bất đồng chính kiến” hay không. Nhưng, rõ ràng là, ta chẳng thể làm gì khác được.

Đôi khi để dễ nói chuyện, thậm chí tự bản thân chúng ta cũng dùng cái nhãn này, mặc dù không ưa, khá hài hước và hầu như lúc nào cũng để trong ngoặc kép nữa. Có lẽ đã đến lúc liệt kê một vài lí do vì sao chính những “người bất đồng chính kiến” lại không thích bị gọi như vậy.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGEVIN JACQUES

Nhà lãnh đạo cách mạng Vaclav Havel phát biểu trước đám đông tụ tập trên một con phố chính, trong cuộc biểu tình chống chính phủ dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Cộng sản.

‘Họ không phản bội ai cả, chỉ muốn bình đẳng’

Trước hết, cách gọi này có vấn đề về mặt từ nguyên.

“Người bất đồng chính kiến”, như báo chí chúng ta vẫn nói, cũng tương tự “kẻ phản bội” hay “tái phạm” vậy. Nhưng những người bất đồng chính kiến không coi họ là phản bội, vì một lẽ đơn giản là họ chẳng phủ định hay bác bỏ bất cứ điều gì.

Ngược lại, họ đã và đang cố gắng khẳng định bản sắc nhân văn của chính họ, và nếu họ có bác bỏ cái gì đó, thì đó chỉ là những thứ sai lầm và vong thân trong cuộc đời họ, tức là bác bỏ khía cạnh của “sống trong dối trá” mà thôi.

Nhưng đấy không phải là điều quan trọng nhất. Thuật ngữ “người bất đồng chính kiến” thường ám chỉ một nghề đặc biệt, như thể, cùng với những nghề bình thường hơn, có một nghề đặc biệt nữa là cằn nhằn về tình trạng của đời sống.

Trên thực tế, một “người bất đồng chính kiến” chỉ đơn giản là một nhà vật lí học, nhà xã hội học, một người công nhân hay một nhà thơ, là những cá nhân đang làm những việc mà họ cảm thấy là cần phải làm, và vì thế, họ thấy mình xung đột công khai với chế độ. Về phần họ, cuộc xung đột này không xuất phát từ bất cứ mục đích hữu thức nào, mà xuất phát từ logic nội tại của tư tưởng, hành vi hay tác phẩm của họ (thường là xung đột với ngoại cảnh, nằm ngoài tầm kiểm soát của họ).

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Nhà cựu bất đồng chính kiến và nhà viết kịch Vaclav Havel, tân Tổng thống Tiệp Khắc, phát biểu 23/2/1990 từ ban công của Cung điện Kinsky tại Quảng trường Thành phố Cổ với khoảng 100.000 người trong cuộc mít tinh kỷ niệm 42 năm cuộc đảo chính năm 1948 của cộng sản. Đảng Cộng sản đầu hàng vào cuối tháng 11/1989 (trong “Cách mạng nhung” không đổ máu) và thành lập một chính phủ liên minh với Diễn đàn Công dân, và Havel được bầu làm chủ tịch, 29/12/1989. Vào tháng 6/1990, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ 1946 được tổ chức tại Tiệp Khắc, kết quả trong chính phủ hoàn toàn phi cộng sản đầu tiên của đất nước trong hơn bốn mươi năm.

Nói cách khác, họ không cố tình trở thành một người bất mãn chuyên nghiệp, như người ta quyết định trở thành chị thợ may hay anh thợ rèn.

Trên thực tế, dĩ nhiên là họ thường không biết mình là những “người bất đồng chính kiến” cho đến khi họ thực sự trở thành một người như thế. “Người bất đồng chính kiến” xuất phát từ những động cơ khác hẳn với thói háo danh và chức tước. Nói ngắn, họ không quyết định trở thành “người bất đồng chính kiến”, và thậm chí nếu họ có dành hai bốn giờ một ngày cho nó, nó vẫn không phải là một nghề, mà trước hết đấy là một thái độ sống.

Hơn nữa, thái độ đó hoàn toàn không phải là tài sản độc quyền của những người xứng đáng với danh hiệu “người bất đồng chính kiến”, chỉ vì vô tình mà họ đáp ứng được những điều kiện bên ngoài, đã nói đến bên trên.

Có hàng ngàn người không tên tuổi khác đang cố gắng sống trong sự thật, và hàng triệu người muốn mà chưa thể, đơn giản vì có lẽ làm như thế trong điều kiện của họ cần lòng can đảm lớn hơn mười lần lòng can đảm của những người đã đi bước đầu tiên. Nếu vài chục người trong số đó được chọn ra một cách ngẫu nhiên và được xếp vào loại đặc biệt thì nó sẽ làm méo mó hoàn toàn bức tranh chung. Nó làm méo mó theo hai cách.

Hoặc là nó ngụ ý rằng những “người bất đồng chính kiến” là những người lỗi lạc, như “những loài cần được bảo vệ”, tức là người được phép làm những việc mà người khác không được làm, là những người mà chính phủ thậm chí còn nuôi dưỡng để làm bằng chứng về lòng khoan dung của nó; hoặc là nó đánh lừa người ta rằng đấy chỉ là một nhúm những kẻ bất mãn chẳng làm được trò trống gì, tất cả những người khác đều cảm thấy hài lòng, bởi vì nếu không thì họ đã là những “người bất đồng chính kiến” rồi.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGEVIN JACQUES

Mọi người cầm biểu ngữ và cờ trong cuộc biểu tình chống chính phủ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Cộng sản.

Nhưng đấy không phải là tất cả.

Cách phân loại này vô tình đã tô đậm ấn tượng rằng quan tâm chủ yếu của những “người bất đồng chính kiến” là quyền lợi phe nhóm mà họ cùng chia sẻ, như thể toàn bộ cuộc tranh luận của họ với nhà nước chỉ là xung đột trừu tượng giữa hai nhóm đối đầu nhau, chẳng liên quan gì đến xã hội.

Nhưng ấn tượng này mâu thuẫn sâu sắc với ý nghĩa thực sự của thái độ “bất đồng chính kiến”, tức là lo lắng cho quyền lợi của người khác, lo lắng trước những hiện tượng đang làm cho xã hội nhức nhối, nói cách khác, lo lắng cho quyền lợi của những người chưa dám lên tiếng.

Nếu những “người bất đồng chính kiến” có một thứ uy quyền nào đó, và nếu họ còn chưa bị tiêu diệt như những con côn trùng ngoại lai có mặt không đúng chỗ, thì đấy không phải vì nhà nước muốn giữ lại một nhóm đặc biệt này và tôn trọng tư tưởng đặc biệt của họ, mà vì chính phủ hiểu rất rõ rằng sức mạnh chính trị tiềm tàng của “sống trong sự thật” bắt rễ từ không gian bị che giấu, nó cũng nhận thức rõ thế giới, nơi bất đồng chính kiến lớn lên và thế giới mà nó hướng tới: Đấy là thế giới của đời sống thường nhật, thế giới của mâu thuẫn hàng ngày giữa những mục tiêu của cuộc đời với mục tiêu của hệ thống.

NGUỒN HÌNH ẢNH,DEREK HUDSON

Khoảng 250.000 người biểu tình tại Quảng trường Wenceslas để kêu gọi tự do hơn và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ chức, Miloš Jakeš, Prague, hôm 22/11/1989

Các tổ chức chính trị và cảnh sát không phí nhiều thì giờ với những “người bất đồng chính kiến” – có thể tạo ra ấn tượng là chính quyền sợ họ như thể sợ một nhóm quyền lực khác vậy – chỉ vì họ thực sự là một nhóm quyền lực khác; mà bởi vì họ là những người bình thường, với những lo lắng của người bình thường, họ chỉ khác với những người kia ở chỗ họ nói lớn điều mà những người khác không thể nói hoặc vì sợ mà không dám nói.

Tôi đã từng nhắc đến ảnh hưởng chính trị của nhà văn Nga bị đày ải Aeksandr Solzhenitsyn: nó không nằm trong sức mạnh chính trị riêng biệt mà ông có với tư cách là một cá nhân, mà ở trải nghiệm của hàng triệu nạn nhân trại cải tạo Gulag, ông chỉ làm mỗi một việc là khuếch đại và nói lại cho hàng triệu người có lương tri biết mà thôi. Tách ra một nhóm những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng hoặc lỗi lạc, trên thực tế, cũng có nghĩa là phủ nhận khía cạnh đạo đức cốt lõi nhất trong hoạt động của họ.

Như ta đã thấy, phong trào “bất đồng chính kiến” phát sinh từ nguyên tắc bình đẳng, dựa trên quan niệm rằng quyền con người và quyền tự do là không chia tách được. Cuối cùng, chẳng phải là những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng trong KOR ở Ba Lan đã đứng lên bảo vệ những người lao động không tên tuổi hay sao?

Và chẳng phải chính vì lí do này mà họ trở thành những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng hay sao? Và chẳng phải là những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng tập hợp lại trong Hiến chương 77, sau khi họ đã tập hợp cùng nhau nhằm bảo vệ những nhạc sĩ vô danh và liên kết với họ, và chính vì lẽ đó mà trở thành những “người bất đồng chính kiến nổi tiếng” hay sao? Đúng là một nghịch lí tàn nhẫn: Càng nhiều người đứng lên bảo vệ những người khác, thì họ lại càng dễ bị gọi bằng một từ làm họ xa cách với “các công dân khác”. Tôi hi vọng rằng cách giải thích này sẽ làm rõ ý nghĩa của các dấu ngoặc kép mà tôi đặt cạnh từ “người bất đồng chính kiến” trong suốt tiểu luận này…

“Quyền lực của kẻ không quyền lực” là tiểu luận trên 130 trang được Vaclav Havel viết khi ông là trí thức đối lập ở Tiệp Khắc tháng 10/1978. Vaclav Havel (1933-2011) được bầu làm tổng thống cuối cùng của Tiệp Khắc và tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech. Bản tiếng Việt trích đoạn ở trên có nguồn từ bản tiếng Việt xuất bản năm 2014 (xem thêm trên trang của nhóm Văn Lang, CH Czech: QuyenLuc.pdf (vanlang.eu)). Tựa đề của bài này do BBC đặt.

Chú thích: *Ủy ban Bảo vệ Công nhân, KOR – một tổ chức của Ba Lan tồn tại trước khi có sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết năm 1980, sau được đổi tên thành KSS-KOR (Ủy ban Tự vệ Xã hội-KOR) để nhấn mạnh đến cam kết bảo vệ các quyền dân sự và ủng hộ các sáng kiến xã hội chống lại các thể chế của nhà nước toàn trị. Tiểu luận của Vaclav Havel đã đem lại hy vọng cho phong trào tại Ba Lan như lời kể của một lãnh tụ nghiệp đoàn cơ sở ở nhà máy Ursus, gần Warsaw, ông Zbigniew Bujak, khi họ bị công an Ba Lan nhốt nhiều ngày trong xưởng máy vì đình công.

** Khi Hiến chương 77 xuất hiện, chính quyền Tiệp Khắc đã tung ra chiến dịch buộc toàn dân phải tuyên bố rằng Hiến chương 77 là sai. Hàng triệu người buộc phải kí giấy ủng hộ quan điểm đó của Đảng CS.