Anh Hề Ngây Ngô

Anh Hề Ngây Ngô

Kho truyện cổ tích Tây Phương có kể chuyện một anh hề được vua cho là ngây ngô khờ dại.  Anh ở ngay trong cung điện vua, được vua thương mến vì anh đã giải buồn phiền cho vua hằng ngày.  Nhà vua sống trên nhung lụa, chung quanh có cung tần mỹ nữ để vui chơi, có cao lương mỹ vị không còn làm vua thấy ngon miệng nữa.  Vua cũng có các quan trung tín lo chuyện quốc sự khiến vua chẳng phải làm gì mà cũng chẳng nghĩ được điều gì có lợi cho dân, cho nước.  Kho báu của cung điện vua chất chứa biết bao của quý, trong khi người nghèo trong nước túng thiếu cơ khổ.  

Một hôm, nhà vua gọi anh hề lại và nói: “Này là phủ việt của ta, đó là biểu tượng của vương quyền.  Ta cho phép ngươi giữ phủ việt này để làm trò hề cho ta vui… Khi nào ngươi tìm được một người ngây ngô, khờ dại hơn ngươi thì ngươi hãy trao lại cho nó”.

Từ đó, mỗi khi có thết đãi tiệc trong triều, anh hề đến với phủ việt trong tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt chọc cười mua vui cho nhà vua.

Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại.  Vua buồn bã nói với anh hề: “Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm”.

Anh hề hỏi: “Nhà vua đi tận đâu lận?”

Nhà vua trả lời: “Ta chẳng biết nữa”.

Anh hề hỏi tiếp: “Nhà vua đi có lâu không?”.

Nhà vua đáp: “Đi hoài và không trở về đây nữa”.

Anh hề hỏi “Nhà vua đã chuẩn bị hành trang chưa?”

Nhà vua trả lời: “Chưa hề”.

Anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu:“Vậy xin Hoàng Thượng cầm lấy phủ việt nầy.  Hạ thần xin trao lại cho Hoàng Thượng, bởi vì nay hạ thần đã tìm được một người ngây ngô và khờ dại hơn hạ thần rồi”.

Từ xưa đến nay, con người những hăm hở chạy theo danh vọng bạc tiền là những thứ khiến tâm hồn ra u mê tăm tối không còn biết nghĩ đến cái gì là tốt hơn cho mình ở thế giới bên kia sự sống.  Những người không có đời sống tâm linh an bình thì dễ bị lôi cuốn vào hướng đi của những người chỉ khát khao đời sống vật chất danh vọng, giầu có…

Người Kitô-hữu không quên bài học trong Tin Mừng Luca (12: 13-21).  Chúa Giêsu cũng gọi những kẻ giầu có là ngu dại.  Cái ngu dại của người phú hộ trong dụ ngôn (Luca 12: 16-21) là không thể nhìn xa hơn cái kho lẫm mà ông tự xây cất để giam hãm mình vào; cái ngu dại của ông là không biết mình có đem theo được của cải nào sau khi chết hay không?

Kẻ ngu dại nói chung là kẻ sống mà không biết mình đang đi về đâu, không biết đâu là ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời.  Kẻ ngu dại là kẻ lấy phương tiện cuộc sống làm cùng đích đời người; họ chạy theo quyền lợi, danh vọng, tiền bạc, họ chối bỏ tiếng lương tâm để làm điều phi pháp; họ chà đạp người khác để đạt danh vọng, quyền bính.

Cuộc sống hiện tại có thể là một cạm bẫy.  Những giành giựt mưu sinh có thể biến chúng ta thành kẻ ngu dại, chỉ nhìn thấy chén cơm manh áo mà quên đi ý nghĩa và cùng đích của cuộc sống.  “Cái khó không những bó cái khôn”, mà còn trói buộc lòng quảng đại của chúng ta.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta điều chỉnh hướng đi.  Hướng đi của những người có niềm tin phải là hướng đi về những giá trị của Tin Mừng và cùng đích của cuộc đời. Giữa chợ đời tranh chấp bon chen, người có niềm tin sẽ bị xem là kẻ mát mát, khờ dại, ngây ngô; nhưng điều mà người đời cho là khờ dại chính là lẽ khôn ngoan, là luận lý của Thiên Chúa.

Dù phải lội ngược dòng để trung thành với những giá trị Nước Trời, chúng ta cũng hãy can đảm tiến bước và tín thác vào Chúa.

Sưu Tầm và Tổng Hợp

From: KittyThiênKim 

NGƯỜI TRẺ NGÀY NAY

NGƯỜI TRẺ NGÀY NAY

Rev. Ron Rolheiser, OMI

NGUOI TRE HOM NAY

Một chủng sinh tôi mới quen biết, kể cho tôi nghe về hôm thầy dự một buổi tiệc tối thứ sáu ở trường đại học địa phương.  Nhóm này gồm những thanh niên đại học trẻ tuổi, và anh bạn của tôi giới thiệu mình là một chủng sinh, một người nỗ lực để trở thành linh mục, và khấn hứa sống đời độc thân khiết tịnh.  Khi nghe đến độc thân khiết tịnh, một số cười khúc khích, số khác giễu cợt, và nhiều lời đùa rằng anh sẽ phải bỏ mất biết bao nhiêu thứ trong đời.  Thật là ngây thơ, tội nghiệp!  Ban đầu, trong nhóm 8x9x này, niềm tin lòng đạo và những gì dẫn dắt anh chủng sinh muốn sống cuộc đời của mình, được xem là một chuyện vừa buồn cười vừa tội nghiệp.  Nhưng trước khi tàn tiệc, một vài cô gái trẻ đến, khóc trên vai anh và chia sẻ về sự thất vọng với việc bạn trai mình không thể hoàn toàn tận tâm trong mối quan hệ.

Điều này có thể cho chúng ta một mô tả về người trẻ trong thế giới thế tục hóa thời nay của chúng ta.  Họ thể hiện cái gọi là tính cách lưỡng cực về đức tin, giáo hội, gia đình, luân lý tình dục, và nhiều đều khác quan trọng với họ.

Họ cho chúng ta một hình ảnh mâu thuẫn.  Một mặt, nhìn chung, họ không đi lễ, ít nhất là không đều đặn, họ không giữ đạo đức Kitô giáo về tình dục, dường như lãnh đạm, và có khi thù địch với nhiều truyền thống quý báu trong đạo, và họ có thể thiển cận, không thể tin nổi khi nghiện ngập, và bị nô lệ hóa trong luồng thời thượng của thế giới giải trí, thời trang, và công nghệ thông tin.  Nhìn từ phương diện này, đám trẻ của chúng ta có vẻ không có đạo, suy đồi đạo đức, và vùi đầu vào những thứ hời hợt của các show truyền hình, và trò chơi điện tử.  Nghiêm trọng hơn nữa, các em còn có thể có vẻ thiển cận, tham lam, hư hỏng, và tư lợi quá đáng.  Thật là một viễn cảnh không sáng sủa gì trước mắt chúng ta.

Nhưng không hoàn toàn chính xác như vậy.  Trong hầu hết trường hợp, phía dưới bề mặt, các bạn sẽ thấy một con người dễ mến, chân thành, dịu dàng, thiện tâm, tử tế, đạo đức, quảng đại và tìm kiếm những gì đúng đắn (mà không có nhiều hỗ trợ từ một nền văn hóa thiếu chỉ hướng đạo đức rõ ràng, và đầy nguy cơ với quá nhiều chọn lựa).  Tin tốt là, hầu hết người trẻ, với những khao khát thật nhất trong mình, hoàn toàn không xa lạ với Thiên Chúa, đức tin, giáo hội, và gia đình.  Xét chung, người trẻ ngày nay vẫn là người tốt và muốn điều đúng đắn.

Nhưng, không phải lúc nào cũng rõ ràng như thế.  Có khi vẻ ngoài dường như lấn át chiều sâu của người trẻ đến nỗi con người thật của các em, và những gì các em muốn không thật sự rõ ràng.  Chúng ta thấy vẻ ngoài, và qua đó, thấy người trẻ có vẻ tư lợi hơn là quảng đại, hời hợt hơn là sâu sắc, bừa bãi hơn là nhạy bén về đạo đức, và lãnh đạm với đạo hơn là đầy đức tin.  Người trẻ cũng thể hiện một sự tự phụ thiển cận, cho rằng mình khó mà bị tổn thương, và không cần bất kỳ ai khác hướng dẫn.

Mà chính vì thế, người trẻ đang trong tình trạng lưỡng cực.  Hầu như, các em muốn những điều đúng đắn, nhưng quá thường xuyên vì thiếu sự hướng dẫn thực sự, và vì nền văn hóa bao quanh, mà người trẻ không đưa ra những chọn lựa đem lại những gì đúng với các khao khát sâu thẳm hơn trong lòng mình.  Ví dụ hàng đầu là về tình dục.  Các nghiên cứu trên giới trẻ 8x và 9x cho thấy hầu hết các em mong muốn cuối cùng có được một cuộc hôn nhân chung thủy một vợ một chồng.  Vấn đề là các em cũng tin rằng trước hết mình có thể sống mười hay mười lăm năm tình dục tự thoải mái, mà không chấp nhận rằng mười hay mười lăm năm tình dục không phải là một chuẩn bị tốt cho sự chung thủy nâng đỡ hôn nhân và gia đình.  Trong chuyện này, cũng như nhiều chuyện khác, các em bị kẹt giữa đặc nét văn hóa, và sự an toàn mỏng manh của mình.  Văn hóa cứ xướng lên một đặc nét nhất định, giải phóng khỏi những tỉ mẩn của quá khứ, hoàn toàn tự mãn xem thường bất kỳ điều gì chất vấn nó.  Nhưng nhiều sự tự mãn như thế thực sự đang sa vào bóng tối.  Sâu bên trong, người trẻ của chúng ta khá dao động, và may thay, chính điều này giữ các em yếu đuối và dễ thương.

Có lẽ Louis Dupre, triết gia đã dạy tôi vài năm ở Yale, trình bày rõ nhất điều này khi ông nói rằng người trẻ ngày nay không xấu, chỉ là chưa hoàn thiện.  Đây là một thấu suốt đơn giản mà nhiều ý nghĩa.  Có người có thể rất tuyệt vời và dễ thương, nhưng vẫn thiếu chính chắn, chưa trưởng thành.  Hơn nữa, nếu bạn đủ trẻ, như thế bạn có thể rất hấp dẫn, rất ngầu.  Và ngược lại, thường cũng như thế. Nhiều người trưởng thành chúng ta, bị giày vò vì tính lưỡng cực của chính mình, khi chúng ta chính chắn trưởng thành, nhưng lại không tuyệt vời và dễ thương.  Điều này gây nên những song đề nghịch lý.

Vậy người trẻ ngày nay thực sự là thế nào?  Là con người luôn luôn gói kín trong thế giới của riêng mình, bị ám ảnh về ngoại hình, ham mê đến nghiện truyền thông xã hội, sống ngoài hôn nhân, tự mãn thiển cận về đạo đức phi truyền thốn,g và quan điểm tôn giáo của mình ư?  Tôi tin rằng, đó chỉ là mặt bề ngoài.  Người trẻ ngày nay thực sự đầy nồng hậu, thiện tâm, quảng đại và mong đợi có ý thức một tình yêu và kết ước, cũng như mong đợi trong vô thức được Thiên Chúa ôm vào lòng.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Từ 30,000 sẽ thành 300,000, thành 3 triệu người!

 Từ 30,000 sẽ thành 300,000, thành 3 triệu người!

Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Vụ Formosa còn là một ung nhọt đau đớn trên thân thể và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhưng vượt trên Formosa, là mối đe dọa trên môi trường sống của 90 triệu người dân Việt. Đất nước không thể nào bảo vệ được sinh môi khi chính quyền cộng sản còn tồn tại. Vì mối lo của họ chỉ là củng cố quyền hành, tham nhũng, vơ vét, và tranh giành địa vị với nhau (đến cùng thì bắn giết lẫn nhau, như ở Lào Cai). Họ không quan tâm đến môi trường sống của người dân.

Sau khi công ty Formosa đã nhận lỗi và bồi thường, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã kêu gọi đồng bào hãy đứng lên bảo vệ môi trường, đề nghị bà con chúng ta tổ chức “biểu tình rộng khắp, trải dài từ trong nước ra đến hải ngoại” vào ngày cuối tháng 7, 2016; rồi tiếp nối với nhiều cuộc biểu tình khác.

Ngày 4 tháng 8, Giám Đốc Công An tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đe dọa: “(Đảng) Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá. Đề nghị cử tri tỉnh nhà hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả (cấp) bộ và (cấp) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt!”

Nhưng đồng bào ta ở Nghệ An không sợ hãi. Ngày Chủ Nhật, 7 tháng 8, đã có 5 ngàn người biểu tình đòi đóng cửa Formosa và bảo vệ môi trường sống. Ngày Thứ Hai, 15 tháng 8, thêm 30,000 người đã biểu tình tuần hành (có bản tin ước tính 50,000 người). Hàng ngàn giáo dân từ các giáo phận đã đi bộ nhiều cây số cùng tiến về phía nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài.

Facebook Đậu Văn Dương cho thấy hình ảnh những khẩu hiệu, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa;” “Hủy hoại môi trường là hủy hoại cuộc sống;” “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa!” Nhiều biểu ngữ không úp mở, đuổi: “Formosa cút khỏi Việt Nam!” hoặc nói trắng ra sự thật: “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa!”

Trong thánh lễ sau cuộc biểu tình, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã cầu nguyện và đưa ra lời kêu gọi đồng bào “… can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp Pháp Việt Nam và các Công Ước Quốc Tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường; và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”

Những đòi hỏi nêu trên: xét xử công minh; đền bù xứng đáng; và điều khiển đất nước minh bạch công khai, là nguyện vọng của tất cả mọi người dân Việt. Cho tới nay, chính quyền cộng sản hầu chỉ lo đe dọa dân, để bảo vệ quyền lợi. Họ muốn hoàn toàn phủi tay, không truy cứu Formosa và đền bù cho những người dân bị tai họa (một số người được cứu đói với 15kg gạo mỗi tháng, có thể kéo dài trong 6 tháng).

Đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp, cho Formosa bồi thường 11 ngàn tỷ đồng, tương đương với 500 triệu đô la, coi như xóa sạch nợ với hàng triệu nạn nhân, trong đó hàng trăm ngàn gia đình đang mất kế sinh nhai. Nhưng ngày 10 tháng 8, báo chí cho biết: Tổng Cục Thuế của chính quyền Cộng Sản đã chấp thuận miễn thuế và trả lại thuế cho công ty Formosa Hà Tĩnh. Số tiền được miễn lên tới hơn 10,450 tỷ đồng! Cuối cùng, công ty Formosa chỉ cần bỏ tiền túi 550 tỷ đồng, khoảng 25 triệu đô la Mỹ! Trong một cuộc đầu tư hàng chục tỷ đô la, công ty gây ra tai họa cá chết, người đói, môi trường tàn hại, mà số tiền bồi thường coi như không đáng đồng nào cả!

Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nêu lên vấn đề chính: Việc điều khiển đất nước không công khai, không minh bạch. Đảng Cộng Sản nắm trọn quyền. Họ ra lệnh cho một hệ thống tư pháp và một quốc hội chỉ đóng vai đầy tớ của đảng. Họ kiểm soát tất cả các báo, đài, nhà xuất bản, và các mạng tin học. Đại biểu Quốc Hội Đài Loan còn tới tận Vũng Áng gặp và tìm hiểu các nạn nhân. Báo chí Đài Loan và 25 triệu độc giả còn được tự do tiếp nhận nhiều thông tin về thảm họa Formosa hơn 90 triệu người Việt Nam.

Chế độ Cộng Sản được củng cố nhờ đe dọa, đàn áp tàn nhẫn, và bưng bít thông tin. Trong vụ Formosa, ngay cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân cá chết đã đầy mờ ám.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản cùng Liên Hiệp Quốc đã đề nghị giúp chuyên viên và phương tiện để điều tra nguyên do khiến cá chết hàng loạt, Cộng Sản Việt Nam đã từ chối. Họ chỉ mời một số chuyên viên Đức, Mỹ, Israel tham dự với tính cách tư. Nhưng các nhà khoa học ngoại quốc hoàn toàn đóng vai “làm cảnh.” Theo hợp đồng, nhiệm vụ của họ chỉ hạn chế trong việc “đọc và góp ý kiến” với bản báo cáo soạn sẵn, của một số chuyên gia Viện Hàn Lâm Khoa Học trong nước. Tiến Sĩ Friedhelm Schroeder, người Đức, cho biết ông không được phép tự lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Tại sao cấm? Vì cần bưng bít!

Người dân đã biết ngay từ đầu rằng thủ phạm là chính Formosa. Chính quyền Cộng Sản chờ hơn hai tháng mới công bố kết quả cuộc điều tra, để Formosa nhận lỗi. Trong thực tế, chỉ trong vòng mấy tuần nhà nước Cộng Sản đã có kết luận đó rồi nhưng họ giữ bí mật. Một người trong Bộ Môi Trường ở Hà Nội cho chúng tôi biết Formosa bị lật tẩy ngay khi có người đặt câu hỏi lý do khiến hóa đơn trả tiền điện của công ty đã tụt giảm đáng kể trong tháng 3, tháng 4 năm 2016! Tại sao số điện công ty sử dụng đã giảm bất ngờ, nhanh và nhiều như vậy?

Với câu hỏi đó, người ta lần đầu mối, tìm ra câu trả lời: Vì nhà máy lọc chất độc trong nước thải phải đóng cửa, máy hư không chạy, số điện dùng tất nhiên phải giảm! Nhưng câu hỏi tiếp là: Trong khi nhà máy “xử lý nước thải” không chạy thì công ty đổ chất thải vào đâu? Họ đành thú nhận: đổ vào đường ống cống ngầm, cho thoát ra ngoài biển!

Sau đó thì ai cũng biết, cá chết trắng ngập bờ biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, vào tới Thừa Thiên!

Chỉ riêng hành động thải nước thải chưa lọc ra biển gần tháng trời cũng đủ lý do truy tố công ty Formosa rồi. Nhưng chính quyền Cộng Sản lặng thinh. Họ còn mặc cả, “cò kè bớt một thêm hai” với tư bản nước ngoài. Nhưng nguyên do chính khiến họ khó ăn khó nói, là một công ty Trung Cộng, tập đoàn công ty Luyện Kim (MCC), nhà thầu của Formosa, là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường. Khi công bố kết quả điều tra, Việt Cộng không hề nhắc đến tên tập đoàn MCC! Báo chí dưới quyền đảng cũng không dám đả động tới, dù gọi là “Tập đoàn lạ!” Đến giờ chỉ các công dân mạng được coi một hồ sơ đầy đủ do nhà báo tự do Mai Thái Lĩnh trình bày.

Bài Xã luận trên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, số mới nhất, đã kiểm điểm lại vụ này và kết luận: “Như thế thì đủ thấy sự quyết liệt của Việt Cộng thật ra là ‘quyết làm cho liệt’ dân tộc và đất nước” vì sợ Trung Cộng. Tạp chí mạng nhắc lại lời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh sau cuộc đầu hàng ở Thành Đô: “Tôi biết rằng dựa vào Trung Quốc thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng!”

Đảng Cộng Sản muốn mọi người quên thảm họa Formosa. Nhưng chúng ta không thể để cho nó “chìm xuồng.” Dân Việt Nam không ngu dốt đến nỗi không nhìn thấy, dưới chế độ tham nhũng, độc quyền hiện nay, các thảm họa môi trường khác sẽ còn tiếp diễn, sau Formosa 1 sẽ có Formosa 2, Formosa 3, 4,… Một chuyên gia được mời tới “ngó qua” cuộc điều tra vụ Formosa 1, Giáo Sư Yasuki Maeda, đại học Osaka, Nhật Bản, nói một cách lạc quan: Nếu những chất độc làm hại sinh thái chỉ là chất cyanid và phenol, thì môi trường biển có thể phục hồi trong 30 tới 40 năm. Thời hạn đó có thể dài hơn. Trong thời gian 30, 40 năm đó, hai thế hệ ngư dân sẽ sống ngất ngư. Dân Việt Nam sẽ được nhà nước cho tự do, ăn cá tôm nhiễm độc một cách vô tư!

Dân Việt phải hành động. Hơn 30,000 đồng bào Công Giáo ở Nghệ An đã nêu gương. Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh, đã khuyên các con chiên ở Nghệ An: “Hơn bao giờ hết, chúng ta… có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai; chúng ta nhất quyết bảo vệ môi trường; đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác.”

Lời kêu gọi này phải được chuyển tới tất cả mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước. Sẽ có 300,000 người theo chân đồng bào giáo phận Vinh biểu tình liên tục, khắp nước và khắp thế giới, trong năm 2016, sang năm 2017, cho tới khi thành công. Vì “quê hương đất nước và với các thế hệ người Việt tương lai!”

Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng từng kêu gọi: “Hãy kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ!” Những cuộc biểu tình kiên trì, không ngừng nghỉ tuần này sang tháng khác sẽ có ngày dẫn đến cảnh 3 triệu người Việt cùng đi biểu tình đòi quyền được sống trong một đất nước sạch sẽ! Môi trường sạch sẽ, xã hội sạch sẽ, đạo đức sạch sẽ, chính trị sạch sẽ!

Nghèo hay sang cũng nên bỏ ra 1 phút để đọc bài này dù chỉ 1 lần

Nghèo hay sang cũng nên bỏ ra 1 phút để đọc bài này dù chỉ 1 lần

Cuộc sống có nhiều điều kỳ thú lắm bạn ơi! Không thể nhìn bề ngoài mà phán xét họ được!

Trong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn.

Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.

Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.

Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.

Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!

Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó. Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.

Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì. Chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, cuộc đời không có nếu, chỉ có hậu quả và kết quả …

Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ!

Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.

Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.

Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị. Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.

Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.

Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.

Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!

Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

Về đất nước Việt nam ngày hôm nay

From facebook Congtrung Nguyen

Nếu nhân danh cộng sản thì không biết tham lam chứ đừng nói chi là cứ vô tư tham nhũng tràn lan bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra giáng xuống sự sống của nhân dân.. Đó chỉ là ảo tưởng viễn vông khi bản năng của con người là vô tận, chỉ mong sao có tam quyền phân lập, tự do báo chí, kiểm soát quyền lực để ngăn chặn, giảm bớt và trừng trị đích đáng bọn tham nhũng xấu xa nhưng khoác áo mỹ từ đẹp đẽ “Do dân và vì dân “, chúng là những kẻ hậu sanh mà do ăn mày được cái dĩ vãng “cộng sản” nào đó để chụp giựt lên nắm quyền lực mà thôi! Phải chăng chúng đã câu kết thành những ” lợi ích nhóm “, ” tập đoàn quyền lợi ” cố ôm chặt lấy vũ khí chuyên chính vô sản của cộng sản để bảo vệ lợi ích và quyền bính của chúng? Tiền, tình, tham vọng, dục vọng, mưu mô, tị hiềm, quyền lực và bạo lực, sự ngông cuồng của bản năng, sự hiếu thắng của lý trí dục vọng với lải nhải những nguỵ biện của những luân lý cùn mòn, sáo rỗng,giả dối dẫn đến kinh tế tàn mạt, văn hoá chạm đáy,tình người vô cảm, nhân dân đói khổ, bơ vơ ngay trên chính quê cha đất tổ phải rong ruổi, tha phương cầu thực thành những gánh hàng rong..   Anh Duy Lâm ( Lâm Trần) có viết trên trang facebook của mình:”..phải nhìn tận gốc hàng rong từ đâu ra, từ đâu họ phải sống dường như ở đáy sông, nơi mà một anh dân phòng, một chú công an phường cũng có thể quát nạt, đánh đập, thu gom họ như những cái bàn cái ghế, ném họ xuống đường, lên xe tải như những đồ đạc chứ không phải người?
Họ là nông dân anh hùng cả đấy. Họ là chủ nhân của những miếng ruộng, mảnh rẫy, đã bị các tư sản đỏ phối hợp với chính quyền, công an (lại công an) đánh đập, giật khỏi tay họ phương tiện sống cuối cùng, đẩy họ ra lề đường.
Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.
Không thể sinh sống được ở nông thôn, họ kéo về phố…
Về phố thị, lưng vốn không có, chắc chắn rằng họ sẽ không mua được chung cư Ecopark, cố gắng lắm thì thuê được cái nhà trọ tồi tàn chen chúc, hoặc công viên, gầm cầu…
Về phố thị, nghề nghiệp không có, chắc chắn họ chỉ khuân vác, vé số, kiếm được cái xe ba bánh như ở chợ Bình Tiên vừa rồi là cố gắng lắm.
Họ như cây cỏ, như rau sam, chen lấn sát vỉa hè, vệ đường. Họ không có ngày mai. Ngày mai của họ chất kín hôm nay với ba món hàng mà chắc chắn anh DLV bác sĩ kia sẽ chun mũi, vì anh xài hàng hiệu.
Họ sẽ mệt mỏi sau một ngày lăn lộn dưới nắng, dưới bụi, chạy công an, dân phòng, chạy hàng…thú vui cuối ngày của họ là cút rượu men hoá chất, cẳng gà thối. Nó khác với thú vui của bar, của restaurant, của hotel, resort…
Họ trở thành thứ dở hơi, thành lực cản cho sự phát triển, thành đối tượng thu gom mỗi lần chỉnh trang đô thị. Là con bù nhìn cho những anh thượng sĩ Hà luyện ngón võ độc, để nhập viện 115 với chẩn đoán xuất huyết não, mà không có BHYT, không có tiền, đối mặt với những thứ đó chỉ còn cỗ ván từ thiện. Tôi chê anh Hà không ra tay mạnh thêm tí, có thể anh hàng rong kia gãy cổ chết tại chỗ, có khi vợ con anh ấy đỡ phải còm cõi trong những ngày nằm viện vô vọng.
Các bạn chê hàng rong. Nhưng tôi cho rằng đó là vùng đệm cho xã hội Việt Nam khỏi sụp đổ đấy. Như hàng cây vẹt, cây bần (cái tên cây cũng khốn nạn như hàng rong), cây mắm kia là hàng rào chắn sóng, là nơi ôm ấp từng mảnh đất liền, đội ngũ hàng rong giữ cho những xung đột xã hội Việt hiện nay khỏi bùng nổ, vì đói, vì tay chân chẳng biết làm gì. Vì vậy, ngày nào hàng rong còn tồn tại mà chưa có giải pháp tốt hơn, chính quyền cần cảm ơn Thượng Đế đã tạo ra nghề hàng rong.
Vì sao? Vì họ là những người đã mất hết, mất đến cả lối đứng thẳng người. Mà như ai đó đã nói, đem cái không có gì mà đổi được một chút gì thì kiểu nào cũng đổi.
Đằng sau chúng nó đuổi, đằng trước chúng chặn đường, đẩy người dân ra tận vỉa hè để kiếm sống, nếu chính quyền còn biết lo cho dân, cần phải có một phương án tiếp cận kinh tế xã hội khác, không thể để tình trạng “cừu ăn thịt người” như thời chủ nghĩa tư bản hoang dã hoành hành ở Anh. Hoặc nếu không lo được thì cũng phải lo cho họ được một số phòng hơi ngạt, một ít cây thập tự dọc đường cho họ có chỗ treo cổ miễn phí.
” Một chính quyền không phải của dân, không phải do dân mà không còn biết vì dân để giúp họ chết miễn phí thì chính quyền đó mãi mãi là ngụy quyền “.

Mao: Tội phạm lớn nhất của lịch sử, hơn cả Hitler hay Stalin

Mao: Tội phạm lớn nhất của lịch sử, hơn cả Hitler hay Stalin

Mai Vân

RFI

media

Chân dung Mao Trạch Đông trước Thiên An Môn, 16/05/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Một tấm hình của Mao Trạch Đông màu đỏ máu chiếm trọn trang bìa với hàng tựa lớn « Mao, tội phạm lớn nhất lịch sử » : Tạp chí L’Obs tuần này (18-24/08/2016) đã không ngần ngại dành hồ sơ chính cho nhân vật lãnh đạo Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người dân của mình bị chết oan, nhưng ngày nay vẫn được chế độ Bắc Kinh tôn thờ. Điểm độc đáo trong hồ sơ của L’Obs chính là phần so sánh « tội ác » của Mao với hai nhà độc tài khét tiếng khác là Hitler và Stalin để đi đến kết luận : kẻ đứng đầu chính là Mao Trạch Đông.

L’Obs đã dành hơn 10 trang trong cho hồ sơ Mao Trạch Đông, một mặt tổng kết di sản thực sự mà Mao để lại 40 năm sau khi qua đời, một mặt khác cũng tìm hiểu tại sao Trung Quốc ngày nay vẫn tôn thờ kẻ gây tội ác này. Bài viết nêu bối cảnh năm nay là kỷ niệm đúng 40 năm ngày người « Cầm Lái Vĩ Đại » qua đời (09/09/1976) và 50 năm Cách Mạng Văn Hóa.

Stalin và Hitler còn thua xa Mao về số người bị thiệt mạng

Trả lời phỏng vấn về tội ác của Mao, sử gia Frank Dikotter, giải thích với phóng viên của L’Obs là Mao đã lấy Stalin làm gương và không chỉ làm y như Stalin mà còn muốn vượt qua nhà độc tài Xô Viết, muốn vượt lên trên cả Lê Nin. Theo sử gia này thì Mao phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 50 triệu người ở Trung Quốc.

Nếu dựa trên số người tử vong thì Mao cùng với Hitler, là hai kẻ vô địch phạm tội ác. Hitler đã gây ra cái chết của 55 triệu người, nhưng con số đó bao gồm cả nạn nhân những vụ thảm sát (người Do Thái) lẫn những người đã nằm xuống trong cuộc Thế Chiến Thứ II. Trong lúc đó, ở Trung Quốc, Mao đã gây ra số tử vong tương đương, hơn 50 triệu, thậm chí còn hơn thế : Nạn đói mà Mao đã gây nên và để kéo dài suốt 3 năm từ 1959 đến 1962 đã làm 45 triệu người chết, cộng thêm với hàng triệu người khác trong các thời kỳ bạo lực khác – ít nhất 5 triệu nữa.

Là tấm gương của Mao, nhưng Stalin vẫn còn thua xa Mao tính về số người bị hy sinh. So sánh 3 nhân vật này, Hitler, Mao và Stalin, sử gia Dikotter cho là điểm chung của họ là họ rất thông minh, không hề có cảm giác tội lỗi, có tài thao túng tuyệt đỉnh – cả con người lẫn tình thế.

Mao đã noi gương Stalin như các cuộc thanh trừng cho thấy ngay từ lúc còn chiến tranh du kích trong những năm 1930 – tháng 12/1930 700 sĩ quan nổi dậy đã bị giết, từ 1942 đến 1944, 10.000 trí thức theo ông đến Diên An bị hành quyết. Mao còn lại muốn vượt qua Stalin và cả Lê Nin, tham vọng này của Mao đã dẫn đến hai thảm họa cho Trung Quốc, bước Đại Nhảy Vọt và cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Mao thật ra muốn chứng tỏ cho thế giới thấy ông là lãnh đạo thật sự của khối xã hội chủ nghĩa, là thiên tài có tầm nhìn xa và thắng được chủ nghĩa tư bản.

Phải nói là Mao đã đưa được 1/4 nhân loại đến với chủ nghĩa xã hội. Mao đã rất hãnh diện với thành tích này.

Dùng bạo lực làm phương pháp củng cố quyền lực

Các tài liệu lưu trữ của đảng Cộng Sản Trung Quốc được cho tham khảo gần đây, cho thấy là Mao đã chọn một chính sách bạo lực thật sự và triệt để làm phương pháp củng cố quyền lực.

Một ví dụ cụ thể là cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu ở Mãn Châu, từ năm 1947 – song song với cuộc chiến giànhchính quyền – và kết thúc năm 1952 : Với hơn một nửa nông dân làm chủ ruộng đất của họ, một phần khác thi chia nhau khai thác ruộng đất gia đình, chỉ khoảng 6% là thuê đất, không dễ dàng có đia chủ bóc lột dưới tay để nhân dân trút giận. Thế là đảng Cộng Sản đã « chế tạo ra » thành phần này, và kết quả là có 2 triệu người chết theo các báo cáo nội bộ của đảng.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Tưởng Giới Thạch, chính sách vây hãm thành phố của các tướng lãnh của Mao – dồn binh lính, dân chúng vào nạn đói, những ai bỏ chạy bị bắn tại chỗ – để buộc đối thủ đầu hàng, đã làm hàng trăm ngàn thường dân chết như ở Trường Xuân. Phương thức này cũng được áp dụng ở các thành phố khác như Bắc Kinh, Thượng Hải…

Sau khi chiếm chính quyền, từ năm 1950, những cuộc thanh trừng tiếp diễn, Mao còn đưa ra quota về số người bị hành quyết 1/1000 hay hơn nếu cần thiết. Trong vòng một năm, có 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng. Những cuộc thanh trừng về sau cũng không đếm xuể, cộng thêm nạn nhân nạn đói do sai lầm chính sách Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách Mạng Văn Hóa… Mao đã để lại một hình ảnh thật đen tối.

Mao vẫn là trụ cột của chế độ Tập Cận Bình

Nhưng ngày nay Trung Quốc mặc dù đã thay đổi, hiện đại hóa, kinh tế phát triển nhảy vọt, trở nên nền kinh tế thứ nhì thế giới nhưng Mao, vẫn là một trụ cột của chế độ Tập Cận Bình.

Để chứng minh Mao vẫn ngự trị trên đời sống Trung Quốc, phóng viên của l’Obs Pierre Haski đã nêu một số ví dụ đập mắt như hình ảnh Mao vẫn hiện diện khắp nơi, từ Quảng Trường Thiên An Môn cho đến các ngôi nhà ở thôn quê, ngay cả trên một số xe taxi. Lăng của Mao ở Thiên An Môn vẫn là nơi mà dân chúng, chính khách địa phương đều viếng thăm. Bài báo cũng trích lời của con trai một người từng là nạn nhân của Mao, giải thích : Khi nghe tin Mao qua đời, ông có cảm giác như « trời đang sập xuống ». Khác với Liên Xô thời hậu Stalin, Trung Quốc đã không « gột rửa dấu ấn của Mao ».

L’Obs cũng nhắc lại vụ đấu đá tranh quyền với nhóm « tứ nhân bang », trong đó có Giang Thanh, vợ của Mao. Khi phe này bị dẹp, vào đầu năm 1981, người ta cứ tưởng rằng đó sẽ là một dịp lên án Mao, thế nhưng đã có một sự thỏa hiệp giữa phe gọi là theo chủ nghĩa Mao « mềm », bỏ bớt đi những khía cạnh thái quá, và phe theo chủ thuyết thực tiễn, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, đã bị Mao thanh trừng hai lần.

Rốt cuộc trong Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 vào tháng 6/1981, đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh giá như sau về thành tích và sai lầm của Mao : 70% tích cực – 30% tiêu cực. Như vậy là dẹp qua một bên những sai lầm của người Cầm Lái Vĩ Đại. Những người còn sống sót của các thảm kịch chính trị đã được phục hồi sau năm 1976, nhưng không ai đặt lại vấn đề trách nhiệm các lãnh đaọ, điều này là cấm kỵ.

Ém nhẹm tội ác của Mao để bảo vệ Đảng Cộng Sản

Sử sách thì vẫn ca ngợi Mao, người đã mang lại lòng tự hào cho một đất nước chịu ô nhục trong hơn một thế kỷ. L’Obs nhận thấy là tính toán chính trị các lãnh đạo Trung Quốc trong những năm 1980, và tiếp tục đến hôm nay, là phải duy trì sự liên tục lịch sử với thời kỳ Cách Mạng, nhưng xóa nhòa những khía cạnh tiêu cực để bảo vệ tính chính đáng của đảng Cộng Sản.

Từ 35 năm qua, hình ảnh hiền hòa của Mao Trạch Đông, « vị cha già dân tộc » vẫn được gìn giữ ở Trung Quốc, cho dù người dân không hề bị lừa và vẫn chỉ trích Mao khi nói chuyện riêng. Có điều trong thời đại mất phương hướng hiện nay trên mặt tư tưởng, và với thời gian đã xóa mờ các vết thương, người dân Trung Quốc đã tìm về người trong mắt họ đã bảo vệ người dân « bình thưòng » trước những kẻ mạnh. Nhiều người Trung Quốc cũng không hiểu tại sao người nước ngoài lại có ác cảm với Mao, xem cố lãnh đạo của họ như một kẻ độc tài ghê rợn.

Tập Cận Bình hiện nay đã sử dụng phong cách Mao, những phương thức từ thời Mao như tôn thờ cá nhân, đàn áp ly khai. Thường ngày ông vẫn mặt âu phục, thắt cà vạt, nhưng trong lễ duyệt binh thì lại mặc áo cổ Mao. Phong cách Mao này được sử dụng để củng cố quyền lực của ông.

MỘT CÂU HỎI DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGOÀI PHONG TRÀO DÂN CHỦ

From facebook Pham Doan Trang
MỘT CÂU HỎI DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGOÀI PHONG TRÀO DÂN CHỦ

Lâu nay, vẫn thường có một thể loại bài viết với tựa đề chung là “một câu hỏi dành cho phong trào dân chủ”, “câu hỏi lớn dành cho các nhà đấu tranh dân chủ”, “giải pháp nào cho công cuộc dân chủ hóa”… Tóm lại, đã từng có nhiều câu hỏi đặt ra cho những người hoạt động dân chủ, ví dụ: Làm thế nào để thu phục nhân tâm, thu hút quần chúng? Đã thực sự có kết quả và lan tỏa chưa? Đã có ảnh hưởng tới ai/cái gì chưa? v.v.

Các câu hỏi này thường chỉ được đặt ra cho các nhà dân chủ mà thôi, không đặt ra cho ai khác. Cứ như thể những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang là những chính khách chuyên nghiệp ở một xứ sở dân chủ, có thể đi lại, viết lách, vận động, thuyết phục và kêu gọi quần chúng công khai, thoải mái vậy.

Nay chỉ xin có một câu hỏi, duy nhất một câu thôi, dành cho những người ở ngoài phong trào dân chủ, tức là những người chưa có hoạt động nào để tạo ra hoặc thúc đẩy một sự thay đổi tích cực nào của môi trường chính trị trong nước.

Bây giờ, giả sử có hai xã hội:

– (1) Một xã hội giống hệt như Việt Nam từ năm 1986 trở về trước, tức là: Nhà nước thích làm gì thì làm, muốn ra luật gì thì ra, muốn bắt ai thì bắt, muốn tịch thu tài sản của ai thì tịch thu, muốn xử tử ai thì xử tử. Chẳng ai biết nguyên nhân, tình trạng và hậu quả các việc nhà nước làm, coi như “phải ai nấy chịu”, ai không may mà có việc dính tới “cửa quan” thì cứ tự xác định là chết thôi. Ngày đó, số lượng tử tù oan (như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh…) chật kín nhà tù, nhưng không có chuyện thân nhân vật vã kêu oan và cộng đồng ồn ào đòi xem xét lại tiến trình điều tra và bản án như thế này, ai chết thì chết. Và, tuyệt nhiên không có một cái đám gọi là “các nhà dân chủ” như bây giờ. Bạn cứ việc im lặng mà sinh ra, lớn lên, đóng thuế nuôi cái nhà nước mà bạn chẳng biết nó đang và sắp làm gì, và cố đừng để dính dáng với nó, nếu không, phần thiệt sẽ luôn thuộc về bạn; chẳng phải đầu cũng phải tai.

– (2) Một xã hội như bây giờ, tức là: Vẫn tồn tại cái nhà nước đó, và bạn vẫn phải đóng thuế cho nó. Nhưng lại có thêm một đám gọi là “bọn dân chủ”. Bọn này rất ồn ào, to mồm, và cứng đầu cứng cổ. Gần như bạ cái gì nhà nước làm, chúng cũng phê phán, chỉ trích, và gọi đấy là “phản biện”. Chính sách gì của nhà nước, chúng cũng vặn vẹo, rồi la ó phản đối, ném đá, đến nỗi đã có nhiều người mô tả bọn chúng là cái lũ chỉ biết “auto chửi”: Chúng chửi từ vụ “vòng ngực dưới 72cm không được đi xe máy”, tới “người đi xe máy phải cầm theo giấy tờ chính chủ”, đến “CMTND phải có tên cha mẹ”, tới chuyện xử oan những Hải, Chưởng, Mạnh, tới chuyện “thay thế” cây cổ thụ tán lá xum xuê bằng cây mỡ thanh thanh, rồi chuyện nhận 500 triệu USD và tiếp tục tạo điều kiện cho Formosa làm ăn ở Việt Nam, v.v. đủ thứ. Cậy có Internet và mạng xã hội nên chúng nó bắt đầu liên kết lại, chúng nó hùa nhau “tát nước theo mưa”, chửi hội đồng Đảng và Nhà nước. Chúng nó chẳng còn coi Đảng và Bác ra cái quái gì. Đời tư của chúng thì be bét, toàn một lũ dâm đãng, trai gái lăng nhăng. Đã thế, nghe đâu chúng còn nhận tiền nước ngoài để sống phè phỡn nữa.

Chú ý là, trong cả xã hội (1) và (2), quan chức của cái nhà nước kia đều hủ bại, dâm ô như nhau, ăn tiền trong nước và nước ngoài như nhau, nhưng bạn không được chửi. Ở xã hội (1), nếu bạn chửi thì bạn chết; còn ở xã hội (2), bạn có thể nghe “bọn dân chủ” chửi thay, có gì bọn nó chết.

Ở xã hội (2), bạn vẫn phải đóng thuế nuôi nhà nước, nhưng không phải đóng một xu thuế nào cho “bọn dân chủ”. Chưa bao giờ bạn phải đóng thuế cho “các nhà dân chủ” cả.

GIỮA HAI XÃ HỘI ĐÓ, BẠN CHỌN SỐNG Ở XÃ HỘI NÀO, (1) hay (2)?

From facebook Pham Doan Trang

“Niềm tin” của Nguyễn Phú Trọng – từ Formosa đến 8 viên đạn đồng Yên Bái

“Niềm tin” của Nguyễn Phú Trọng – từ Formosa đến 8 viên đạn đồng Yên Bái

Dân Làm Báo

Vũ Đông Hà

21-8-2016

H1Vào ngày 14/8 trong đại hội vận động các đảng viên già cùng sát cánh với đương kim tổng bí thư để truy cùng diệt tận đám ruồi muỗi thuộc phe 3X, Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố “Niềm tin trong dân được củng cố và tăng lên”. Khoan nói tới niềm tin của hơn 90 triệu người dân bị đảng đem điều 4 hiến pháp ra hiếp, chỉ cần nói đến niềm tin của các đồng chí trong đảng với nhau – Niềm tin đó đã được thể hiện bằng 8 viên đạn K59 nhắm thẳng vào quân thù mà bắn vào ngày 18/8/2016 tại sào huyệt đảng hội Yên Bái.

8 viên đạn. 3 viên bắn vào bí thư tỉnh ủy. 3 viên bắn vào chủ tịch hội đồng nhân kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy. 1 viên bắn vào gáy chi cục trưởng chi cục kiểm lâm. Và 1 viên không biết bắn vào đâu đã khẳng định niềm tin của các cán bộ đảng viên cộng sản đối với nhau.

Đây không phải là “niềm tin” mới nhất. Đã có niềm tin kiểu “một đồng chí X”, “niềm tin Phạm Quý Ngọ”, “niềm tin Nguyễn Bá Thanh” và chuỗi dài những “niềm tin đồng chí” khởi đi từ triều đại Hồ Chí Minh sang đến triều đại Nguyễn Phú Trọng dẫn đến cái chết của nhiều cán bộ cao cấp cộng sản. Tất cả “niềm tin” ấy được sinh sôi nảy nở trong cái văn hóa “phê và tự phê” cùng với truyền thống “thanh trừng nội bộ” được học hỏi chu đáo từ Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình sang đến Tập Cận Bình ngày nay.

Trở lại với niềm tin của nhân dân đối với đảng mà Nguyễn Phú Trọng tự sướng trong Hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác, nghỉ hưu khu vực phía Nam (1)

Để có được cái cảm giác tự sướng và truyền cảm giác đến cho hàng ngũ cán bộ già nua, lão thành cắt mạng, Nguyễn Phú Trọng đã huênh hoang rằng: Thực tế công tác tổ chức – cán bộ, đối ngoại, xử lý việc gây ô nhiễm môi trường biển một số tỉnh miền Trung thời gian qua cho thấy cách làm đúng, chủ trương đúng.”

Những cách, chủ trương đó là gì?

Đó là:

– Tổng bí thư ngay lập tức thân chinh đến Formosa để “cùng là đồng chí, cùng là anh em” với thủ phạm tàn sát môi trường;

– Các quan chức kéo nhau xuống biển để mị dân biển vẫn sạch, vẫn an toàn;

– Bầy đoàn kéo nhau ăn hải sản xa vùng bị nhiễm độc và chụp hình, phỏng vấn đăng báo để lừa người dân;

– Tuyên bố nguyên nhân cá chết là do tảo nở hoa, thủy triều đỏ;

– Sau khi Formosa chính thức nhận lỗi nhưng không nhận tội thì lờ đi tất cả những hành vi, tuyên bố láo khoét trước đó;

– Nhận ngay 500 triệu bồi thường mà không cần biết những hệ quả, thiệt hại lâu dài ở mức độ nào. Trong khi đó thì đã bồi hoàn lại cho Formosa từ 722 triệu đô đến 1 tỉ 136 triệu đô (2);

– Không truy tố hình sự và vẫn để Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục lén lút xả rác thải tại nhiều nơi khác nhau cho đến khi người dân phát hiện;

– Đưa Võ Kim Cự và việc cấp phép 70 năm cho Formosa nhằm đánh lạc hướng vấn đề Formosa đã gây ra thảm họa môi trường sang chuyện Formosa được hoạt động bao lâu;

– Tiếp tục che giấu mọi thông tin, dữ kiện về thảm họa môi trường trước những yêu cầu của người dân đòi nhà nước phải minh bạch thông tin;

– Từng bước, từng ngày, giảm lượng thông tin về thảm họa môi trường, về việc bồi thường cho nạn nhân và tiến đến cho “sự cố” Formosa chìm xuồng.

Đối chiếu tuyên bố khoét của Nguyễn Phú Trọng với những gì mà chế độ đã làm, người ta có thể thấy cái gọi là “niềm tin của nhân dân dành cho đảng” chỉ đến từ căn bệnh thủ dâm cố hữu của Nguyễn Phú Trọng, giống như tất cả lãnh đạo đảng cộng sản khác, và “niềm tin” này đã được bảo kê bằng một thứ mà không có nó thì đảng chỉ có đường tự sát: “Điều 4 hiến pháp”.

Niềm tin của dân đối với đảng chẳng hề có để mà củng cố.

Ngay cả niềm tin của những kẻ gọi nhau là đồng chí cũng không bao giờ hiện hữu.

Đảng cộng sản không bao giờ tồn tại bởi niềm tin của nhân dân, sống còn bởi niềm tin của các “đồng chí” với nhau. Nó chỉ có thể tiếp tục cầm quyền sau khi đã cướp chính quyền là nhờ vào những chiến dịch khủng bố như “cải cách ruộng đất”, những cuộc “phê và tự phê” lôi nhau ra tố, và những âm mưu thanh trừng lẫn nhau không bao giờ ngưng nghĩ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

KÍNH CHÚA YÊU NGƯỜI

 KÍNH CHÚA YÊU NGƯỜI

(Cảm tác Lời Chúa CN 7TN, Năm A)

Tuyết Mai

Trước tiên ta phải thờ Chúa

Vì Người chính thật là Vua vũ hoàn

Người, Đấng quyền năng vẹn toàn

Người càng vinh hiển Người càng thiết tha

Người có trái tim bao la

Người yêu nhân loại hơn ta yêu Người

Người tác tạo nên con người

Người cho hình dáng giống Người tạc in

Người tạo trời đất muôn hình

Bao la hùng vĩ cùng loài sinh linh

Người ban nhân loại Con mình

Làm giá cứu chuộc hy sinh cứu đời

Người dậy sống ở trên đời

Giới Răn phải giữ Lời Người phải tuân

Thánh Ý Chúa phải xin vâng

Ba đào sóng gió xin dâng lên Người

Cuộc đời ngắn ngủi người ơi!

Sống theo Lời Chúa Nước Trời của ta

Yêu nhau đối xử thực thà

Yêu nhau như thể người nhà của nhau

Đừng nên tranh chấp dành nhau

Đừng nên chống cự hãy mau làm hòa

Đừng nên dắt nhau ra tòa

Mà hãy phân xử hãy hòa trước đi

Kẻo bị người ta điệu đi

Ngồi tù chẳng biết có khi được về?

Chớ cười người chớ khinh chê!

Chớ nên kết án theo bè vu oan!

Yêu thù địch cả kẻ gian

Ai ghét bỏ, ta làm lành với họ

Cả kẻ vu khống bắt bớ

Hãy yêu thương hãy xóa bỏ hận thù

Để Cha ta, Đấng nhân từ

Trên Trời hằng luôn tha thứ yêu thương

Mỉm cười vì Người độ lượng

Cả Con Cha là tấm gương sáng ngời

Nguyện xin Thánh Linh Chúa Trời

Phù trợ nâng đỡ cuộc đời chúng con

Sớm hôm kinh nguyện véo von

Luôn sống bác ái thi ơn giúp đời

Để được kính Chúa yêu người

Giới Răn ta giữ được Người thưởng ban

Dẫu cho sống trong cơ hàn

Bình An bên Chúa cũng thành Giấc Mơ

Cuộc đời quả là giấc mơ

Sáng ngày ca hát ầu ơ ví dầu

Thiên Đàng chừ biết ở đâu?

Sống sao nên thánh dắt nhau cùng về

Quê Trời chẳng có ai chê

Nhưng sao lắm kẻ không mê tìm về?

Trần gian làm họ u mê?

Say sưa chìm đắm đam mê thú trần

Bởi chìm đắm hại bản thân

Hại chính mình, hại người thân, xã hội

Mất linh hồn mất cả Tôi

Chỉ vì hào nhoáng quỷ lôi vào tròng

Cả cuộc đời kể đi đong

Nếu không hối cải đừng mong có ngày

Nếu tin có Chúa có Thầy

Như Phê rô đắm cần tay của Ngài

Có Chúa hy vọng ngày mai

Anh em hết thảy đổi thay trong ngoài

Tâm hồn mạnh mẽ sống hoài

Kết hợp với Chúa, đồng loại hỉ hoan

 

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát:

Kính Chúa Yêu Người

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa. 

TRỞ NGẠI LỚN NHẤT CỦA TÌNH YÊU

TRỞ NGẠI LỚN NHẤT CỦA TÌNH YÊU

Tác giả: Kilian Mc Gowan, C.P

Người dịch: LM JBM Trần Minh Cương

__._,_.___

Trở ngại lớn nhất để yêu mến Chúa là tính kiêu căng.  Vì kiêu căng là thèm muốn cho mình được trổi vượt một cách quá đáng; trong khi đó Đức Ái lại khiến ta xem Chúa là đối tượng tối thượng cho mọi cố gắng của ta.  Đang khi kiêu căng khiến ta co cụm lại với chính mình, thì Đức Ái lại gắn bó trí tuệ ta, trái tim ta, và ý chí ta với Chúa.  Vì trực tiếp chống lại điều răn thứ nhất, nên tính kiêu căng là tội lớn nhất trong tất cả mọi thứ tội.

Kiêu căng là nguyên nhân căn bản của khuynh hướng biến cái tôi của mình, chứ không phải là Chúa Ki tô, thành trung tâm đời sống mình.  Vì thế, Chúa đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mình như là dặc điểm đầu tiên của những kẻ theo Ngài.  Theo một nghĩa nào đó, sự hãm mình duy nhất mà chúng ta cần thực hiện là từ bỏ chính mình, vì cái tôi cá nhân đi ngược lại lề luật và tình yêu dành cho Chúa.  Không gì phá hoại đời sống Chúa Kitô ở trong ta bằng tính kiêu căng.
Tính kiêu căng – một thứ tà giáo

Tính kiêu căng đúng là một thứ tà giáo, vì nó lấy chính bản thân mình làm thần tượng thay vào chỗ chỉ dành cho Chúa.  Đó là sự tôn thờ quá đáng cái tôi của mình, vì nó coi cái tôi của mình như nguyên nhân đầu tiên và cũng như mục đích cuối cùng.  Nó thúc đẩy ta tìm cách khoe những điều tốt của mình ra, đồng thời giấu kín những khiếm khuyết hay thất bại của mình.  Nó cũng có thể xúi giục ta tìm cách hạ kẻ khác xuống vì sợ rằng họ sẽ làm giảm sự trổi vượt mà ta tưởng rằng mình đang có.

Nó làm ta đóng tai lại trước những lời phê bình, và đề nghị khách quan của người khác, nhưng lại thích lắng tai nghe những lời tán tụng mà nó hằng tìm kiếm.  Nó khiến ta nhắm mắt lại không thấy được những nhân đức hay tài năng của người khác đang khi tất cả mọi người đều trông thấy rành rành và thán phục, nhưng nó lại khiến ta chú ý những khuyết điểm hay thất bại dù nhỏ nhất của họ.  Bi đát hơn là nó khiến ta sống vì mình, chứ không phải vì Chúa.  Đấy đúng là một sự tôn thờ bản thân một cách sai lầm!

Tính kiêu căng biến ta thành người vong ân

Tính kiêu căng cũng biến chúng ta thành những kẻ vong ân.  Tại sao thế?  Vì cứ sợ rằng người khác sẽ không công nhận những thành công hay do tài năng và đức độ của mình.  Nên chúng ta cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải công nhận sự thành công đó là nhờ Chúa.  Thật ra, tất cả mọi sự tốt đẹp chúng ta có được đều xuất phát từ Thiên Chúa, chỉ có một điều duy nhất trong đời sống chúng ta mà Chúa không nhúng tay vào, đó là tội lỗi của chúng ta.  Ngoài tội lỗi ra, thì có thứ gì khác chúng ta có được mà không nhận từ bàn tay Thiên Chúa không?  Tính kiêu căng dường như làm ta không nhận ra chân lý cơ bản này.

Tính kiêu căng tạo ra một tế bào ung thư trong Nhiệm Thể Chúa Kitô.  Tế bào ung thư là tế bào hoạt động theo đường lối riêng của nó, nó từ chối không làm việc chung với những tế bào lành mạnh của thân thể.  Tính kiêu căng của bất kỳ ai đều giống như bệnh ung thư luôn luôn gây tai hại cho sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô, cản trở sự lưu thông của sự sống và tình yêu của Chúa Kitô là Đầu đến với các Chi Thể.

Tính kiêu căng ăn trộm vinh quang của thiên chúa

Cuối cùng, tính kiêu căng biến ta thành kẻ trộm, vì nó ăn trộm vinh quang vốn chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi.  Theo sự an bài của Chúa Quan Phòng, mọi sự mọi việc trong đời sống chúng ta cuối cùng đều nhắm đến làm vinh danh Thiên Chúa.  Nhưng người kiêu căng lại dùng mọi cố gắng, tài năng để xây một giáo đường tôn thờ sự trổi vượt của mình.  Do đó, họ là kẻ ăn cắp quyền lực, sự khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa.

Hậu quả đáng buồn nhất của tính kiêu căng là sự tự phụ khiến cho người kiêu căng tự cho mình là rất quan trọng, quan trọng đến nỗi Chúa không thể loại họ ra khỏi nhãn quan của Ngài.  Họ nghĩ rằng họ có thể cứu vớt linh hồn mình mà không cần phải thực sự từ bỏ chính mình, và có thể lên được thiên đàng mà không cần có đức trông cậy đích thực.  Họ quên rằng họ phải đặt Chúa trong trái tim họ trước khi trái tim họ được lên đến Cõi Trời.

Chúa chống lại người kiêu căng thì có gì đáng ngạc nhiên không?  Chúa không thể giúp người kiêu căng vì họ ở ngoài tầm giúp đỡ của Chúa.  Chúa sẽ giúp họ chừng nào họ nhận ra hay cảm thấy họ cần Ngài.  Họ bắt đầu trở lại với Chúa khi nào họ thành khẩn cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi”.  Chúng ta cũng phải cầu nguyện như vậy!

Trích: Nên Thánh Trong Thời Đại Mới

Tác giả: Kilian Mc Gowan, C.P

Người dịch: LM JBM Trần Minh Cương

Viết cho em bé may mắn được cứu sống từ đống hoang tàn của chiến tranh!

Viết cho em bé may mắn được cứu sống từ đống hoang tàn của chiến tranh!

Viết-cho-em-bé-may-mắn

Em là một đứa trẻ bất hạnh vì sinh ra trong thời chiến tranh khốc liệt đang xảy ra trên quê hương mình. Mấy năm nay Syria không còn là miền đất thanh bình của em nữa. Hằng ngày làn bom lửa đạn đang tàn phá làng quê, giết hại bao người và khiến nhiều đồng bào em phải tha phương cầu thực. Hôm nay khi biết câu chuyện em may mắn được cứu sống trên đài CNN, ai cũng cảm động và yêu thương em thật nhiều!

Sau vụ đánh bom, khu làng của em biến thành đống đổ nát. Mọi thứ đều hỗn loạn kinh hoàng. Người người tháo chạy và bao nạn nhân tử vong. Em là một trong những người may mắn được cứu thoát từ cảnh kinh hoàng ấy. Nhìn em thẫn thờ vô hồn ngồi trên nghế trong phòng cứu trợ, hẳn là ai cũng nhận thấy sự tàn ác của chiến tranh. Bởi trong cuộc chiến, trẻ em dường như là thành phần đáng thương để gửi thông điệp đến nhiều người: “Chúng con cần hòa bình, cần niềm vui và cần lớn lên trong hạnh phúc!”

Dù được may mắn cứu thoát, nhưng lúc này em mơ hồ về cuộc sống hiện tại. Với thân thể nhiều thương tích máu me, em không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Em chỉ thấy mình đớn đau lắm! Với khuôn mặt bình thản đến vô hồn, em không còn thấy gia đình, người thân, tương lai và quê hương. Dẫu được nhiều cô chú chăm sóc đặc biệt, hỏi thăm ân cần nhưng vết thương thân thể lẫn tâm hồn đã in hằn trên em. Hy vọng thời gian sẽ chữa lành những vết thương của em và cuộc sống cho em lớn lên trong bình an hạnh phúc.

Em biết không, nhiều bạn chạc tuổi như em không may mắn được cứu sống. Các bạn ấy đã về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Còn nhớ những dòng người rời bỏ Syria, lao mình ra đại dương để chạy trốn khỏi đói nghèo và bạo lực chiến tranh trong những năm qua. Trên chuyến tàu ngoái, tất cả đều bị nhấn chìm trong biển cả khiến 13 người thiệt mạng; trong đó có em Aylan Kurdi chết trôi dạt vào bãi biển.

Aylan-Kurdi

Em không biết bao giờ chiến tranh kết thúc, chẳng hay gia đình, người thân còn sống sót và chẳng biết tương lai mình sẽ ra sao!? Hóa ra chiến tranh không chỉ hủy diệt hiện tại mà còn tàn phá cả tương lai. Dẫu sao bên em vẫn còn có chúng tôi, còn nhiều người tiếp tục cho em những điều may mắn tốt lành. Cầu mong sao em có thể giữ được niềm tin và hy vọng, em nhé!

Sau cùng, là một nạn nhân bé nhỏ của một thảm họa chiến tranh, em hãy lay động lòng người để thế giới cùng nhau kiến tạo hòa bình. Rồi trước hình ảnh lúc này của em khiến cả thế giới bàng hoàng, em hãy cho con người biết thế nào là tội ác: bất công, chiến tranh, bạo tàn và vô tâm; thế nào là điều thiện: công bằng, hòa bình, hạnh phúc và tình người, em nhé!

Cầu chúc em tiếp tục nhận được may mắn và bình an!

hinh-anh

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ