Lời kể của cậu bé trở về từ Thiên đường trả lời câu hỏi linh hồn sẽ đi đâu

Lời kể của cậu bé trở về từ Thiên đường trả lời câu hỏi linh hồn sẽ đi đâu

linh hon1

 

Con người hiện đại đều rất “mê tín” vào các nhà khoa học, nhưng khoa học nhiều lúc cũng mang đến cho chúng ta những nhận thức sai lầm. Vũ trụ còn rất nhiều điều bí ẩn, nếu chỉ dựa vào lý thuyết khoa học thì chỉ đi đến đường cùng.

Linh hồn con người sau khi chết sẽ đi về đâu? (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học thông thường chỉ tin tưởng vào các loại máy móc thiết bị, đối với những hiện tượng tự nhiên bên ngoài, nếu không thể dùng máy móc hiện đại để kiểm chứng, thì đều không chịu thừa nhận. Vậy nên, máy móc đã trở thành cây gậy batoong của các nhà khoa học, nếu như không có nó, thì cũng không thể làm gì được.

Konstantin Korotkov, một khoa học gia người Nga thông qua việc sử dụng kỹ thuật quay phim điện tử sinh vật (bioelectrographic), đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh Kirlian tiên tiến quay chụp được cảnh tượng linh hồn rời khỏi thân thể trong khi người ta chết đi. Sau đó, ông đã tuyên bố rằng con người ta chết vốn không giống như ngọn đèn tắt, con người là có linh hồn. Nhưng linh hồn của con người đã đi đâu? Các nhà khoa học không có nói tiếp được nữa.

linh hon2

Một phụ nữ Ấn Độ trong lúc hỏa táng, máy quay phim đã quay chụp được một hình ảnh từ trong đống lửa lớn đang cháy bay ra. (Ảnh chụp từ clip)

Điều này cũng giống như châm cứu huyệt vị trên thân thể người mà Trung y đã sử dụng hàng nghìn năm qua, hơn nữa cách trị liệu rất hiệu quả. Về sau này, xuất hiện một số nhà khoa học, tuy họ biết châm cứu thực sự có thể trị khỏi bệnh, nhưng họ vẫn muốn bỏ ra một lượng lớn nhân lực, vật lực để nghiên cứu, để chính cặp mắt thịt của mình nhìn thấy “kinh lạc” rồi mới thừa nhận.

Một khoa học gia của Hàn Quốc sau này đã lợi dụng kỹ thuật nhiễm sắc thể và máy móc tiên tiến, cuối cùng đã phát hiện ra kinh lạc, gây phấn khích trong giới khoa học.

Trên các trang mạng còn có lưu truyền một số đoạn video, cho thấy cảnh tưởng linh hồn rời khỏi thể xác. Một đoạn video trong đó cho thấy, trong lúc thi thể của một phụ nữ Ấn Độ đang bị hỏa thiêu, máy quay phim đã quay được một hình ảnh bay ra từ trong đống lửa lớn đang cháy. Hình ảnh này lúc thì nhảy múa xung quanh đống lửa, lúc thì ẩn hiện trong đống lửa lớn.

 httpv://www.youtube.com/watch?v=AdLJt5aiCBs

Gulte.com – Dead Body Burning – Soul Caught On

Các nhà khoa học sau đó tuyên bố đây chính là linh hồn của người phụ nữ. Nếu như đoạn video này không có hiện ra hình ảnh đó, thì liệu người ta có tin rằng người phụ nữ này có linh hồn hay không?

Một đoạn video khác quay lại một cảnh tai nạn xe cộ xảy ra ở miền trung Tây Ban Nha, trong lúc cảnh sát và nhân viên cứu hộ đang xử lý hiện trường, một hình ảnh từ trong chiếc xe xảy ra tai nạn chậm rãi đi ra, sau đó bay đi.

httpv://www.youtube.com/watch?v=Ac04RVl3RIA

 Real GHOST caught on tape after fatal car crash accident GHOST CAUGHT ON TAPE Scary videos of ghosts

Colton Burpo giải đáp linh hồn đã đi đâu

Các nhà khoa học lợi dụng máy móc kỹ thuật đã phát hiện ra con người là có linh hồn, nhưng người ta sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu? Các nhà khoa học đến nay vẫn không có câu trả lời.

Một thanh niên người Mỹ 15 tuổi, cách đây 12 năm đã từng gặp một sự việc nguy hiểm, mạng sống nguy kịch. Sau khi được cứu sống lại, cậu đã giải đáp được vấn đề mà các nhà khoa học không thể tìm ra câu trả lời, đó chính là linh hồn của con người sẽ đi về đâu.

Cậu bé này tên Colton Burpo, năm cậu được 3 tuổi trong chuyến du lịch cùng bố mẹ đã bị sốt cao, viêm ruột thừa, bị chẩn đoán là cảm mạo, trên đường trở về nhà tình hình càng chuyển biến xấu. Đưa đến bệnh viện kiểm tra, mới phát hiện ruột thừa đã thủng, mạng sống nguy trong sớm tối, cần phải làm phẫu thuật ngay. May mắn là, cậu bé Colton mạng lớn, cuối cùng đã chuyển nguy thành an.

Khoảng một năm sau, có một ngày cậu cùng với bố, mẹ, chị gái cả nhà 4 người lái xe đi ngang qua bệnh viện đã từng cứu sống cậu, bố hỏi Colton rằng cậu có còn nhớ nơi này hay không? Cậu trả lời: “Đương nhiên còn nhớ, các Thiên thần đã hát cho con nghe ở chính nơi này”.

Cậu nói tiếp rằng: “Bởi vì con sợ hãi, vậy nên Chúa Giê-su đã bảo Thiên thần hát cho con nghe”. Cậu còn nói rằng Chúa Giê-su còn bế cậu lên, để cậu ngồi trên đùi của Ngài.

linh hon3

Colton trong tiết mục truyền hình chứng thực Thần thật sự tồn tại. (Ảnh: Internet)

Colton nhớ lại rằng, hôm đó cậu bay lên từ trên chiếc giường phẫu thuật, cúi đầu nhìn xuống, thấy các bác sĩ đều đang bận rộn, cậu bèn đi xuyên qua bức tường, nhìn thấy bố đang cầu nguyện, sau khi mẹ cầu nguyện thì nói chuyện điện thoại. Cậu kể lại không sai chút nào, điều khiến bố mẹ khó tin chính là, cậu nói bố mẹ lúc đó cầu nguyện ở trong những gian phòng khác nhau.

Một ngày, Colton đột nhiên nói: “Mẹ ơi, con có hai người chị gái”. Mẹ cậu rất kinh ngạc, bà chưa từng kể lại với cậu chuyện này, trước khi cậu ra đời, có một người chị gái, vì bị sảy thai nên đã không có cơ duyên đến thế giới này.

Cậu nói: “Người chị ở Thiên đường nhìn rất quen, chị ấy ôm con rất vui mừng, nói cuối cùng đã gặp được người nhà rồi!”.

Colton nói ở trên Thiên đường cũng nhìn thấy ông cố đã qua đời cách đây hơn 30 năm trước. Mặc dù ở nhân gian trước khi Colton ra đời thì ông cố đã mất từ lâu, nhưng ở Thiên đường, Colton lại gặp được ông ấy.

httpv://www.youtube.com/watch?v=QdUGoFTfP7w

11 yr Old Went to Heaven and Back, and Tells What He Saw

Colton miêu tả rằng Thiên đường thật sự rất đẹp, có rất nhiều màu sắc, “có đầy đủ tất cả màu sắc của cầu vồng”hơn nữa còn đẹp hơn rất nhiều so với màu sắc của nhân gian, chúng luôn phát sáng, đầy sức sống, bầu trời cũng không bao giờ tối.

Trên cánh cửa vàng kim có khảm rất nhiều trân châu; ngoài Chúa Giê-su ra, mỗi một người đều có cánh, có thể bay lượn khắp nơi, mỗi người mặc áo bào màu trắng với dây đai màu sắc khác nhau, trên đầu còn tỏa ánh hào quang. Chúa Giê-su có thể đặt cả thế giới trong lòng bàn tay của Ngài…

Tháng 11/2010, sau khi FoxNews đăng tải câu chuyện về trải nghiệm lên Thiên đường của cậu bé này, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đây như một bằng chứng để chứng minh “Thiên đường tồn tại”. Rất nhiều trang truyền thông quốc tế đang tiếp tục theo sát những báo cáo này.

Các nhà khoa học chứng minh có linh hồn tồn tại, còn Colton thì trả lời được linh hồn đã đi đến đâu, cũng đã chứng thực Thiên đường thật sự tồn tại.

Những quan niệm cố chấp do khoa học tạo thành, khiến người ta tin rằng không thấy thì không tin, khiến người ta mất đi ước thúc về mặt đạo đức tâm linh, để rồi chuyện xấu gì cũng đều dám làm.

Theo Epochtimes.com

Phạm Quỳnh và Việt Nam trong giai đoạn thoát Hán ngữ

Phạm Quỳnh và Việt Nam trong giai đoạn thoát Hán ngữ

 

PHAM QUYNH

 

 

 

 

 

 

Phạm Quỳnh khi còn làm quan nhà Nguyễn

   Trong bài Khảo về chữ quốc ngữ của Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, Phạm Quỳnh đã khẳng định một niềm tin, và lời ông vẫn còn giá trị cho đến hôm nay: “Tôi tin rằng hậu vận nước Nam hay hay là dở là ở chữ quốc ngữ, ở văn quốc ngữ”.
Nói đến chữ quốc ngữ hiện chúng ta đang dùng, phải ngược về thế kỷ 17, thời nó được khai sinh. Nhưng ở thời điểm ra đời, loại chữ viết dùng mẫu tự Latinh ghi âm tiếng Việt ấy chỉ sử dụng trong phạm vi nhỏ hẹp để truyền giáo. Phải đến đầu thế kỷ 20, khi người Pháp hiện diện ở nước Nam, chữ quốc ngữ mới dần được dùng nhiều hơn, phổ biến cho đến nay.

Lần hồi về cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cái thuở mà những nhà nho cựu học chưa quen với cảnh “vứt bút lông đi viết bút chì”. Ấy là lúc Nho học dùng Hán – Nôm với tân học dùng chữ quốc ngữ, chữ Pháp có sự va chạm mạnh mẽ. Còn nhớ như cụ đồ Chiểu, từng xem đây là thứ chữ của “Tây xâm”, bài bác kịch liệt lắm.

Ấy nhưng, dần dà qua thời gian, ngoài việc người Pháp đưa chữ quốc ngữ vào giảng dạy trong hệ thống trường học Việt, thì nhiều trí thức Tây học, nhận thấy sự thuận tiện của loại chữ ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự Latinh này, vừa dễ đọc, dễ viết, dễ truyền tải văn hóa, không như chữ Hán, chỉ phổ biến trong giới nho học là đọc thông, viết thạo, còn bình dân thì đa phần một chữ bẻ đôi chưa tỏ. Riêng chữ quốc ngữ, chỉ dăm bữa nửa tháng là có thể tập đọc, tập viết được.

Nhận thấy đây là lợi khí to lớn, nhiều trí thức Tây học bấy giờ đã ra sức hô hào, vận động và đi tiên phong trong việc phổ biến học chữ quốc ngữ. Ta còn nhớ, Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 đã gây một hiệu ứng lớn cho dân Việt trong việc học thứ chữ này. Rồi những hoạt động của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Paulus Của, Trương Minh Ký… trong địa hạt báo chí quốc ngữ đã có những tác dụng đầu tiên ở cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, góp vào tiếng nói ấy, chính là những hoạt động sôi nổi của “Tứ kiệt Hà thành” cho công cuộc dùng chữ quốc ngữ. Ở đây, ta bàn riêng về nhà văn hóa Phạm Quỳnh với chữ quốc ngữ mà thôi.

Sinh thời, họ Phạm có một câu nói rất nổi tiếng về chữ quốc ngữ, mà ngày nay, hậu thế vẫn còn ghi nhớ: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Dẫu giỏi Pháp ngữ, rồi sau này bồi bổ cả vốn Hán ngữ, nhưng Phạm Quỳnh nhận thức rõ vai trò của Việt ngữ. Trong Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, ở bài Bảo tồn Nam ngữ, ông chỉ rõ vai trò quan trọng của thứ tiếng mà ông gọi là Nam ngữ: “Muốn cho được tỉnh, muốn cho được khôn, thì chỉ có một không hai, là phải học chữ quốc ngữ, phải trau dồi tiếng quốc âm nước nhà, là phải học hành tra cứu cho cao thẳm thuần túy vậy”, hay trong bài Chữ Pháp có dùng làm quốc văn An Nam được không? đăng trên Nam Phong tạp chí số 22, tháng 4.1919, ông cho rằng Việt ngữ “đủ dùng cho người nước Nam, phàm cái trí người An Nam ta nghĩ được đến đâu, tiếng An Nam phải nói được đến đấy”. Quan điểm của Phạm Quỳnh là người Nam phải dùng Việt ngữ – Nam ngữ, tức là quốc ngữ bây giờ vậy.

Đề cao tầm quan trọng của Nam ngữ, cũng là thể hiện bản sắc, linh hồn, văn hóa dân tộc. Phạm Quỳnh mặc dù giỏi ngoại ngữ, nhưng ông không đề cao tuyệt đối Pháp ngữ hay Hán ngữ. Trong quan điểm của học giả họ Phạm, việc học ngoại ngữ cũng rất quan trọng, bởi “Học chữ ngoại quốc để bồi bổ cho chữ nước nhà” (bài Bảo tồn Nam ngữ) nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ngoại ngữ. Tỉ như việc học Pháp ngữ, ông cho rằng đó là phương tiện để mình tiếp cận, thu thái văn minh phương Tây, nghĩ là lấy nó làm cầu nối để mình tiếp thu cái tiến bộ của nhân loại: “Chữ Pháp là văn tự hay, người mình nên học tập, nghiên cứu cho thâm để nhờ đó mà thâu nhập lấy những kết quả tốt cho văn minh đời nay”. Còn Hán ngữ, theo ông là để bảo tồn văn hóa cổ chứ không phải là dứt hẳn nó. Quan điểm của học giả họ Phạm, đến nay ta vẫn thấy còn giá trị khi dân Việt chỉ một bộ phận nhỏ hẹp biết tiếng Hán, nhiều di sản vật thể, phi vật thể có liên quan đến thứ chữ này dần lụi tàn theo thời gian.

Để chăm chút cho Nam ngữ lan tỏa nhiều hơn nữa trong dân Việt, Phạm Quỳnh liên tục viết bài phân tích điểm hay, cái lợi của việc học chữ quốc ngữ trên báo chí, đặc biệt là trên Nam Phong tạp chí. Bình sinh, ông đã thực hiện nhiều lần đăng đàn diễn thuyết về vấn đề học chữ quốc ngữ. Không chỉ dùng công cụ báo chí từ tờNam Phong tạp chí ông lập năm 1917 là vũ khí truyền thông tuyên truyền cho vai trò của Nam ngữ, mà trên tờ báo ấy, văn chương quốc ngữ, những bài luận, bài sử… bằng quốc ngữ đã góp phần làm nên tên tuổi của những Nguyễn Bá Trác, Phạm Duy Tốn, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Tương Phố…

Năm 1919, ông cùng nhiều nhà trí thức tham gia lập Hội Khai Trí Tiến Đức và là Tổng thư ký của Hội. Phạm Quỳnh chính là một trong mười người tham gia biên soạn cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc… toàn những tay “anh hùng hảo hán” trong lĩnh vực văn chương thuở ấy. Ông còn là Hội trưởng Hội Trí Tri với chủ trương hoạt động “tiên trí kỳ tri, trí tri, tại cách vật (trước hết để biết, biết tường tận là do biết nguyên lý sự vật).  Trong thời gian 1924 – 1932, theo Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỷ XI đến giữa  thế kỷ XX) cho hay, Phạm Quỳnh còn trực tiếp tham gia giảng dạy về ngôn ngữ và văn chương Hán Việt tại Trường cao đẳng Hà Nội.

Hoạt động văn chương, báo chí, mà đặc biệt qua tờ Nam Phong tạp chí ông nắm, Phạm Quỳnh đã góp phần to lớn cho thứ chữ dân tộc, như trong Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 ghi: “tạp chí Nam Phong đã xây dựng nên một nền văn học căn bản và vững chắc cho văn chương chữ quốc ngữ”. Nhờ hoạt động cũng như uy tín bấy giờ của Phạm Quỳnh, ông đã góp thêm một tiếng nói trong công cuộc vận động đưa Việt ngữ thành quốc ngữ. Trong bài Khảo về chữ quốc ngữ của Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, Phạm Quỳnh đã khẳng định một niềm tin, và lời ông vẫn còn giá trị cho đến hôm nay: “Tôi tin rằng hậu vận nước Nam hay hay là dở là ở chữ quốc ngữ, ở văn quốc ngữ”. Và năm 1945, khi nước Việt Nam mới ra đời, Việt ngữ chính thức trở thành chữ viết của dân tộc. Trước đó vào năm 1939, Hội Truyền bá học chữ quốc ngữ còn xuất bản một cuốn sách giúp dân Việt học Việt ngữ hết sức giản tiện mang tên Vần quốc ngữ dạy theo phương pháp mới do Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Hy Trác biên soạn, hết sức giản tiện, mà ta có thể ngâm nga qua mẹo học như:

i, t giống móc cả hai,

i ngắn thêm mũ, t dài có ngang.

Hay:

a, o hai chữ khác nhau,

vì a có cái móc câu bên mình…

Trần Đình Ba

Thím Ngân

 Thím Ngân

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Hồi nẳm, không hiểu thi sĩ Bùi Giáng si mê kịch sĩ Kim Cương cái điểm nào; chớ còn bây giờ thì tui chết mê chết mệt chỉ vì nhan sắc khuynh thành của thím Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ Tịch Quốc Hội ăn mặc cách chi tôi ngó cũng xinh, chụp hình kiểu nào tui coi cũng đặng. Ngay cả cái cách bà ấy đổ (mẹ) nguyên cả sô bắp xuống ao cá bác Hồ tui cũng thấy (sao) nhí nhảnh, ngây thơ và dễ thương hết sức!

Một phụ nữ xinh đẹp và khả ái quá cỡ như vậy, tất nhiên, không thể nào tránh được lòng ghen ghét hay đố kỵ của bàn dân thiên hạ. Chả trách thím Ngân bị nhiều người (trong cũng như ngoài nước) mắng nhiếc và xỉ vả không tiếc lời, dù hổng có làm điều chi sai trật cả.

Coi: Quốc Hội khoá XIV tiếp tục lùi luật biểu tình thì có gì bất ngờ hay mới lạ đâu nào? Cả chục khoá trước cũng đều “bàn lùi” hết trơn hết trọi mà.

Thím Ngân chỉ nói lên là một sự thật hiển nhiên, khi bầy tỏ quan ngại về tình trạng “rối loạn đất nước” thôi. Chớ hơn bẩy mươi năm qua, kể từ khi mà cách mạng cướp được quyền bính, có ngày nào mà xứ sở này được an bình đâu mà không lo “rối loạn” ?

Có xét nét lắm thì cũng chỉ nên phiền trách thím Ngân về một chuyện nhỏ thôi, nhỏ còn hơn con thỏ nữa, đó là việc Quốc Hội khoá XIV đã dùng phiên họp khai mạc để thảo luận về một dự luật mà tôi e là hoàn toàn không cần thiết – Luật Cảnh Vệ.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 29 điều. Xin trích dẫn vài khoản trong điều 10 để rộng đường dư luận:

 Đối với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

  1. a) Bảo vệ tiếp cận;
  2. b) Bố trí lực lượng Cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc;
  3. c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;nắm tình hình, khảo sát xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.

Thảo nào mà đã có lúc ông Tôn Đức Thắng la làng là trong nhà toàn là “lính kín” không hà:

“Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến thăm cụ, vào thời gian nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:’Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).

Bác Tôn (chắc) bị bệnh hoang tưởng? Đảng bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc của lãnh tụ mà ổng lại tưởng “lính kín” đang rình rập nhà mình.  Tổng Bí Thư Đặng Xuân Khu cũng vậy, cũng đa nghi dữ lắm:

“Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).

Cũng ở tác phẩm dẫn thượng, nơi trang 194, tác giả còn cho biết thêm là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có thói quen “thì thào” với khách quen ở ngoài vườn vì ổng sợ trong nhà … có rệp!

Coi: Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư, Thủ Tướng đều không dám ăn, cũng không dám nói, vì sợ bị đầu độc hay nghe lén. Nếu Dự Luật Cảnh Vệ có điều “ngăn cấm các đồng chí không được rình rập và hãm hại lẫn nhau” thì hay biết chừng nào. Hay nhất là qúi ông Dương Bạch MaiPhạm Quí NgọNguyễn Bá ThanhPhạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn … đã không uổng mạng!

Luật Cảnh Vệ chỉ chuyên chú vào việc bảo vệ các đồng chí lãnh đạo khỏi bị những thế lực thù địch ám sát thôi hà. Thiệt là suy bụng ta ra bụng người. Rảnh, xem qua vài đoạn trong cuốn hồi ký (Gió Mùa Đông Bắc) của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu coi:

Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.

 Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.

Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màn cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er (Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán…

Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ  ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư  Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong) v.v…

Đối với bọn tay sai Mỹ/Ngụy, bán nước cầu vinh thì Đảng còn mạnh tay hơn nữa. Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của chiến sĩ đặc công Vũ Quang Hùng. Xin trích dẫn đôi đoạn:

Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông – Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ…

Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch.

Ảnh: Blog Sự Đời

Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng … trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn. Hai năm trước đó, G.S.  Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.

Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí bị ám sát năm 1969. Ảnh: Minh Đức

Cách ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông và Lê Minh Trí, tuy thế, “văn minh” hơn thấy rõ nếu so với kiểu “trừ khử” học giả Phạm Quỳnh – theo lời kể của ông Phạm Tuân:

Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn… Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát… ông Huân hoảng sợ, vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu… Cả 3 thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.”

Cuối bài tiểu luận (Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể) nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu hạ bút:

“Những người bị giết đều là những tinh hoa, là  danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ  đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ  nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi  mãi không về; vị bồ tát Thiếu Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận…”

Tính gồm luôn mạng sống của những thường dân vô tội bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất (ở miền Bắc) Chiến Cuộc Mậu (ở miền Trung) và vô số viên chức xã ấp bị lôi ra khỏi nhà bắn chết giữa đêm (ở miền Nam) thì con số nạn nhân của cách mạng dám lên tới hàng triệu mạng. Thay vì bàn thảo về Dự Luật Cảnh Vệ, nếu Quốc Hội khoá XIV khai mạc phiên họp đầu tiên bằng dự luật phục hồi danh dự cho những nạn nhân kể trên thì chắc chắn thím Ngân sẽ để lại một dấu ấn tốt đẹp hơn trong lòng người.

Nói qua nói lại gì chăng nữa thì chuyện cũng dĩ lỡ hết trơn rồi.  Chủ Tịch Quốc Hội cùng các bạn đồng viện, nói nào ngay, cũng đã làm việc hết sức mình theo cái tâm và cái tầm của họ.

Chúng ta không nên khắt khe và kỳ vọng nhiều quá vào một cơ quan lập pháp mà nhà nước hiện hành chỉ đặt ra để làm kiểng, ngó cho nó đẹp mắt thôi. Mà đã nói đến cái đẹp thì nhan sắc của phụ nữa là điều rất đáng quan tâm, mọi thứ khác đều là chuyện nhỏ và là đồ bỏ!

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?

Jonathan London

5-9-2016

** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **

Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:

Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.

Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v… Còn đối với những người khác, hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng. Học tiếng Trung làm gì, là hai câu hỏi sâu sắc.

Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế. Xin giải thích thế này:

Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.

Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn, nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.

Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … Tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyền thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công.

Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phổ thông/thêm của mình, vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok.

Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic. Cách học duy nhất là học thuộc lòng.

Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.

Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiêu trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có mấy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. Buồn!

Ở Đông Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.

Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không? Không.

Cụ thể, tôi đề nghị như thế này: Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. Về việc làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào để bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.

Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không Tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.

Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thế giới về vấn đề dạy tiếng Trung mà… )

Chỉ muốn trẻ em Việt Nam lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ phong thánh Mẹ Têrêsa

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ phong thánh Mẹ Têrêsa

Ngày đăng: 04/09/2016

Dongten.net

VATICAN. Hàng ngàn khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi lễ tôn phong hiển thánh cho mẹ Têrêsa Calcutta. Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế lúc 10h30 giờ địa phương, tức 15h30 giờ Việt Nam.

Thánh lễ được mở đầu với Ca nhập lễ Năm Thánh Lòng Thương Xót, tiếp đó là lời khẩn cầu của Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, xin Đức Thánh Cha ghi tên mẹ Têrêsa vào Sổ Bộ các thánh. Tiếp đó là Kinh Cầu Các Thánh và nghi thức phong thánh cho mẹ Têrêsa.

Thánh lễ được tiếp tục với Kinh Vinh Danh. Các bài đọc theo lịch phụng vụ của Giáo hội, Chúa Nhật 23 Thường Niên. Bài đọc một trích Sách Khôn Ngoan, bài đọc hai trích Thư của Thánh Phaolo Tông đồ gởi Phi-lê-môn. Sau khi bài Tin Mừng theo thánh Luca, được thầy phó tế công bố bằng hai thứ tiếng, Latinh và Hy lạp; Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng:

“Nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa?” (Kn 9, 13). Lời chất vấn này trong Sách Khôn Ngoan, chúng ta đã nghe ở bài đọc một. Bài đọc một trình bày cuộc sống con người như là một mầu nhiệm và chìa khóa để giải thích mầu nhiệm ấy không thuộc quyền sở hữu của ta. Luôn có hai nhân vật chính trong suốt chiều dài lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa và thi hành thánh ý của Người. Nhưng để thực thi thánh ý mà không có nghi ngại chần chừ, chúng ta phải tự hỏi chính mình: đâu là ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời tôi?

Cũng trong Sách Khôn Ngoan, chúng ta tìm thấy câu trả lời: “Con người được dạy cho biết những điều đẹp lòng Ngài” (Câu 18). Để xác tín vào lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự tra vấn chính mình và biết điều gì làm đẹp lòng Chúa. Rất nhiều lần, các tiên tri đã loan báo những điều đẹp lòng Thiên Chúa. Thông điệp được loan báo ấy là một tổng hợp tuyệt vời được gói trọn trong lời diễn tả sau đây: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6, 16; Mt 9,13). Thật vậy, mỗi công việc bác ái đều làm vui lòng Thiên Chúa, vì nơi người anh em mà chúng ta giúp đỡ, ta nhận thấy gương mặt của Thiên Chúa, Đấng chưa có ai thấy được bao giờ (Ga 1, 18). Mỗi lần cúi mình xuống trước nhu cầu hay sự cần kíp của anh em là chúng ta đã cho chính Đức Giêsu được ăn, được uống; là chúng ta đã cho mặc, đã giúp đỡ và thăm viếng chính Con Thiên Chúa (Mt 25,40). Tắt một lời, chúng ta đã tiếp chạm vào da thịt của chính Đức Kitô.

Chúng ta được mời gọi để diễn tả ra bằng những hành động cụ thể những gì chúng ta đã nài xin trong cầu nguyện cũng như khi chúng ta tuyên xưng đức tin. Không gì có thể thay thế cho lòng bác ái: ai dấn thân phục vụ tha nhân, ngay cả những người không quen biết, chính là những người được Chúa yêu thương (Ga  3, 16-18; Gc 2, 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô không đơn giản chỉ là giúp đỡ những ai đang thiếu thốn. Giúp đỡ người khác chắc chắn là một sự diễn tả dễ thương của tình đoàn kết nhân loại, tạo nên ích lợi ngay lập tức. Nhưng nếu chỉ như thế, việc giúp đỡ sẽ trở nên nghèo nàn, khô cằn vì thiếu nền tảng. Thế nên, nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho chúng ta là một lời mời gọi đến với lòng bác ái. Trong tình bác ái, mỗi môn đệ của Đức Kitô đặt trọn cả đời sống của mình vào việc phục vụ ngõ hầu được triển nở mỗi ngày trong tình yêu mến.

Chúng ta đã nghe Tin Mừng thuật lại: “Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu” (Lc 14, 25). Ngày hôm nay, “đám người rất đông” ấy chính là một số lượng đông đảo các thiện nguyện viên, những người quy tụ nhau nơi đây trong dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Anh chị em chính là đám đông ấy, đang bước theo Vị Thầy Chí Thánh và hiện thực hóa tình yêu cụ thể của Thầy cho mọi người. Tôi muốn nhắc lại với anh chị em những lời của Thánh Phaolô Tông Đồ: “Tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì anh đã làm cho lòng trí các người trong dân thánh được phấn khởi” (Plm 7). Bao nhiêu tâm hồn đã được các thiện nguyện viên an ủi! Bao nhiêu bàn tay đưa ra đã được họ nắm lấy đỡ nâng; bao nhiêu giọt nước mắt đã được họ lau khô; bao nhiêu tình yêu mến đã được ủ ấp trong những việc phục vụ hết sức thầm lặng, khiêm nhường và vô vị lợi! Việc phục vụ cao cả ấy là tiếng nói của đức tin và là sự diễn tả lòng thương xót Thiên Chúa Cha, Đấng luôn gần gũi những ai đang thiếu thốn.

Bước theo Giêsu là một việc hết sức nghiêm túc và đồng thời cũng rất vui tươi; đòi hỏi chiều sâu và lòng can đảm để nhận thấy Vị Thầy Chí Thánh nơi những người nghèo khổ nhất và bắt tay vào việc phục vụ họ. Chính vì điều này, các thiện nguyện viên sẵn sàng phục vụ những người rốt hết và những ai đang thiếu thốt nhất vì tình yêu của Đức Giêsu. Họ không mong chờ những lời cám ơn hay phần thưởng đáp đền. Họ sẵn sàng từ bỏ tất cả vì họ đã khám phá ra tình yêu đích thực. Giống như Thiên Chúa đã bước đến gặp gặp gỡ tôi, đã cúi xuống bên tôi trong những lúc tôi khó khăn thiếu thốn; thì chính tôi cũng phải bước đến gặp Ngài và cúi xuống bên những ai đang mất niềm tin tưởng hay đang sống như thể Thiên Chúa không tồn tại. Tôi phải cúi xuống bên những bạn trẻ không tìm thấy lý tưởng hay giá trị của cuộc sống; cúi xuống bên những gia đình đang gặp khủng hoảng, bên những người bệnh tật và những ai trong cảnh tù đày; cúi xuống bên những người di cư, tị nạn, bên những ai yếu đuối và không được bảo vệ chở che cả về tinh thần lẫn thể xác; cúi xuống bên những trẻ em bị bỏ rơi, bên những người già bị lãng quên trong cô độc. Khắp mọi nơi đều có những bàn tay chìa ra kêu xin sự giúp đỡ để họ được đứng thẳng trên đôi chân của mình. Chính vì thế, sự hiện hữu của chúng ta và sự hiện hữu của Giáo hội phải là sự hiện hữu để duy trì và trao ban niềm hy vọng cho mọi người. Và điều này gợi nhớ lại cách sống động chính bàn tay đỡ nâng của Thiên Chúa trên cuộc đời tôi khi tôi té ngã.

Mẹ Têrêsa, trong suốt cuộc đời, đã là thừa tác viên phân phát quảng đại lòng thương xót của Thiên Chúa. Mẹ luôn sẵn sàng với tất cả mọi người ngang qua việc đón tiếp và bảo vệ sự sống con người, từ những trẻ em không được sinh ra tới những người bị bỏ rơi và loại trừ. Mẹ đã dấn thân trong việc bảo vệ sự sống và không ngừng tuyên bố rằng “những trẻ em chưa được sinh ra chính là những người yếu ớt, mong manh nhất, nhỏ bé nhất và nghèo túng nhất”. Mẹ đã cúi xuống bên những người kiệt sức, bị bỏ mặc chết bên vệ đường. Mẹ nhận ra phẩm giá cao quý mà Thiên Chúa đã trao ban cho họ. Mẹ tha thiết nói với những người cầm quyền trên thế giới để họ có thể nhận ra tội lỗi của mình trước những tội ác của nghèo đói do chính họ gây ra. Đối với mẹ, lòng thương xót là “muối” khiến cho mỗi việc mẹ làm thêm đậm đà hương vị, và là “ánh sáng” chiếu soi những nơi tối tăm trong cuộc đời của những ai không còn nước mắt nữa mà khóc thương cho sự nghèo nàn và đau khổ.

Sứ mạng của mẹ là ở những vùng ngoại biên của các thành phố và điều ấy vẫn tồn tại trong thời đại chúng ta hôm nay như một chứng tích hùng hồn về sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những ai nghèo khổ nhất. Hôm nay tôi gửi gắm hình ảnh đầy biểu trưng này về người phụ nữ và về đời sống hánh hiến cho toàn thể những thiện nguyện viên trên khắp thế giới: Mẹ là gương mẫu của anh chị em về sự thánh thiện! Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta cảm thấy không quen khi gọi mẹ là thánh Têrêsa. Bởi vì, sự thánh thiện của mẹ quá gần gũi với chúng ta nên chúng ta vẫn muốn gọi mẹ là mẹ Têrêsa hơn.

Người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu hơn rằng tiêu chuẩn hành động duy nhất đó là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi ràng buộc. Tình yêu ấy được thông truyền đến tất cả mọi người mà không hề có sự phân biệt nào về ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói rằng: “Có lẽ tôi không nói ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể cười.” Chúng ta hãy ôm ấp vào trái tim nụ cười của mẹ và chúng ta hãy trao nụ cười ấy cho tất cả những ai chúng ta gặp gỡ trong suốt hành trình đời ta, đặc biệt là những người đang sầu khổ. Bằng cách đó, chúng ta sẽ mở rộng chân trời của niềm vui và hy vọng cho tất cả những ai đang chán nản, đang cần sự thấu hiểu và cảm thông.”

Chuyển dịch từ Ý ngữ: Vũ Đức Anh Phương SJ

ĐI TU CẦN ĐỨC VÂNG LỜI CHỊU ĐỰNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH

 ĐI TU CẦN ĐỨC VÂNG LỜI CHỊU ĐỰNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH

Tuyết Mai

Còn Nhà Dòng nào ta cảm thấy thích hợp thì nên cần đi để tìm hiểu thêm nhưng 3 yếu tố trên rất quan trọng cho những ai có ý định muốn đi tu thì cần phải nên biết trước.

Trước tiên là chúng ta tìm gì và có mục đích gì khi chọn đi tu?.   Vì thất tình ư? Thưa rằng Thiên Chúa chỉ chọn những bông hoa hoàn toàn chưa được ai động đến như cô dâu trước khi về nhà chồng mà vẫn còn trinh tiết.   Bất mãn với đời ư? Thưa rằng Nhà Dòng cũng không phải là nơi để con người tìm đến để trả thù đời hay để trút sự bất mãn ấy trên mọi người.

Thứ đến có phải chúng ta đi tu là để tìm danh vọng hay không?.   Người đời ai muốn đi tìm danh vọng thì trước tiên họ phải là thành phần giầu có để mang tiền đi mua danh vọng.   Còn con đường đi tu là con đường thứ hai dành cho thành phần xấu biết lợi dụng Nhà Dòng suốt thời gian dài để có chỗ ăn, chốn ở, học hành và được dùng mọi thứ tiện nghi cách rất là FREE.   Chỉ đòi hỏi một người suốt bao nhiêu năm dài học tập rồi cũng sẽ đến ngày đăng quan, mặc áo và ủm-bà-la ra làm cha hay làm Sơ để được người người tâng bốc qua chiếc áo tu phục, có phải?.

Nên xin thưa để tránh những thành phần có ý đồ xấu như trên thì Nhà Dòng sẽ là nơi cần phải gạn lọc, thử thách qua nhiều khóa gay go mà có nhiều lúc tưởng chừng sẽ bị nổ tung đầu óc của nhiều tu sinh ra.   Vì bạn đồng tu luôn kiếm chuyện với mình?.   Vì bề trên khó chịu và rất khó thương?.   Vì kẻ được cắt đặt công chuyện xem ra không công bằng bởi người thì làm nhiều, kẻ thì làm ít? Hay kẻ được cưng người bị ghét, v.v… Thưa vì sao?.

Điều dễ hiểu vì người muốn đi tu thì rất nhiều, rất đông nhưng người thật sự có lòng tu thì lại rất ít.   Không thi vào, không nhiều gạn lọc thì Nhà Dòng hóa ra là nơi nuôi ăn, cho ở Free chớ đâu còn là nơi đào tạo ra các tông đồ nhiệt thành mà sau này được Bề Trên SAI ĐI PHỤC VỤ ở khắp bốn phương trời cho người nghèo đói, người vô gia cư, người mắc bệnh phong hủi, khuyết tật bị người đời khinh rẻ và đuổi xua.   Chớ nói chi đến để trở thành hẳn một tông đồ gương mẫu như Chúa Giêsu mong muốn.

Ở nước VN thì chúng tôi không được rõ nhưng duy ở cái nước Mỹ này thì chức linh mục và các Sơ mà nhiều người đời liệt chung họ vào một cái nghề có học thức có nghĩa là họ làm việc có lương tháng đàng hoàng tùy theo học lực, có bảo hiểm sức khoẻ, có Vacation hằng năm và 65 tuổi thì họ cũng có lương hưu trí chớ không có ai nuôi họ cả.   Ngày cũng làm việc 8 tiếng toàn thời gian cũng như người thường vậy thôi.

Chúng tôi thành thật khuyên các bạn trẻ ai thực lòng muốn đi tu và đang tu thì nên tìm đọc chuyện đời tu của Thầy Văn sẽ thấy rằng đi tu thật lòng thì không phải là dễ đâu mà chỉ dễ dàng cho những ai có ý đồ không tốt mà thôi.   Vì với ý đồ xấu có sẵn ấy con người ta chỉ nhắm đến đích mà vô can hết những chuyện phiền phức của hiện tại.   Hoặc có thể họ đã được cài vào với âm mưu là phá Nhà Dòng, qua cách nịnh bợ bề trên rồi đặt điều vu khống, tố cáo người và để làm loạn.

Có phải thành phần này họ là sâu bọ, ung nhọt và là ung thư mang lây lan tiếng xấu cho Giáo Hội Công Giáo rất nhiều hay không? Nhưng thưa rằng chúng ta con cái Chúa cứ an tâm bởi qua suốt bao nhiêu thời đại Thiên Chúa vẫn luôn bảo vệ và dẫn dắt những ai từ bỏ tất cả để đi theo Người trọn một đời.   Chỉ cần người đi theo Chúa không để sự gì nơi trần gian làm cho họ lung lay mà mất đi niềm tin vào Chúa mà thôi còn mọi sự, mọi điều Thiên Chúa hẳn có cách riêng của Người.

Vì có phải nguyên do đi tu là với mục đích từ ban đầu ta mong muốn được đi theo Thiên Chúa để trở thành một tông đồ nhiệt tình có đầy nhiệt huyết y như các tông đồ của Chúa Giêsu ở thuở xa xưa hay không?.   Muốn được đi theo đường lối và giáo huấn của Người chớ có đâu ta đi theo một ông/bà Bề Trên, Giám Mục, Hồng Y, Linh Mục hay ngay cả Đức Giáo Hoàng rồi khi các ngài ấy thuyên chuyển đi nơi khác, các ngài làm bậy mang tai tiếng, hay các ngài chết đi rồi thì ta bỏ Thiên Chúa hay sao?.   Có vô lý lắm không?.

Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các cháu tu sinh luôn giữ vững một niềm TIN, CẬY, MẾN và trọn một lòng sống PHÓ THÁC vào bàn tay quan phòng của Chúa.   Để được Thiên Chúa ban cho Thánh Thần dìu dắt, dạy dỗ, và hướng dẫn.   Để các cháu được hoàn thành sứ mệnh mà các cháu đeo đuổi.   Để trở thành một tông đồ hữu ích theo từng khả năng mà Thiên Chúa ban tặng cho.   Để người một trái tim đem gieo rắc Tình Yêu Thiên Chúa đến khắp mọi miền mà Thiên Chúa muốn các cháu đến.  Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

3 tháng 9, 2016

Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập

Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập

VOA

Trà Mi

3-9-2016

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015. Ảnh: AP

Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.

Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục “mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân” và, vẫn theo lời ông, phải “đi vào cuộc sống.”

Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.

Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:

“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”

Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:

“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”

Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:

“Độc lập ơi độc lập,
Sao tên người cứ mãi xa xôi
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”

Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”

Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:

“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”

Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:

“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam “độc lập-tự do-hạnh phúc”, sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Chủ nhân chiếc lò đốt triệt để rác thải và tạo ra điện năng cho biết đã dỡ bỏ chiếc lò chỉ vì bị Sở KHCN Thái Bình cấm chế tạo.Ngay lập tức, các chuyên gia Nhật Bản đánh hơi được mùicông nghệ và nhảy vào đề nghị hợp tác. Chuyên gia Nhật cho biết nếu ông Bùi Khắc Kiên không được khuyến khích sáng chế tại Việt Nam, họ sẵn sàng mời ông sang Nhật Bản làm việc.
Bảo làm sao công nghệ của Việt Nam cứ mãi ì ạch.

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

 

Với sáng chế lò đốt có khả năng đốt triệt để rác thải ở nhiệt độ cao và dùng nhiệt năng để phát điện, đã có công ty của Nhật quan tâm.’ name=’description

Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho biết: “Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình.”

Có thể thấy rằng, để có một nền khoa học phát triển như hiện nay, người Nhật Bản đã có cách làm rất khác với Việt Nam. Bởi để giúp được ông Bùi Khắc Kiên đi đăng ký bản quyền, đoàn công tác của Bộ Khoa học Công nghệ cũng phải năm lần bảy lượt tới địa phương để tìm hiểu, trong khi Sở KHCN Thái Bình đã nhanh chóng cấm đoán người dân sáng chế mà không tìm hiểu cái hay, cái dở của họ, tính ứng dụng ra sao.
Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho biết: “Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình.”

Xem thêm: 

Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy “ngọc”

Căn phòng nơi Mẹ Tê-rê-sa qua đời

Căn phòng nơi Mẹ Tê-rê-sa qua đời

Dongten.net

httpv://www.youtube.com/watch?v=He5h–gc6DU

Tại trung tâm thành phố Calcutta nhộn nhịp, người ta thấy một ngôi nhà màu xám tao nhã “Mother House” (Nhà Mẹ). Đó là nơi Mẹ Tê-rê-sa Calcutta đã gieo trồng những hạt mầm cho Dòng Thừa Sai Bác Ái vào tháng 2 năm 1953.

Nơi đây, Mẹ Tê-rê-sa đã sống, đã cầu nguyện và làm việc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào năm 1997. Cũng nơi này, thân thể mẹ được đặt trong một ngôi mộ rộng lớn nhưng kín đáo. Ngày nay, mỗi năm có tới hàng triệu tín hữu tới đây thăm viếng.

Căn phòng nhỏ của Mẹ Tê-rê-sa cách đó khoảng chừng một bước chân với vài vật dụng của mẹ bên trong căn phòng.

Chính tại nơi ở khiêm nhường này và trên chiếc giường này, Mẹ Tê-rê-sa đã qua đời lúc 21:30 ngày 5 tháng 9 năm 1997.

Các chị em có mặt bên giường mẹ lúc đó nói rằng trong những khoảnh khắc cuối đời, mẹ nhìn chăm chú vào thánh giá và vòng mạo gai đặt bên cạnh bức hình khuôn mặt Thánh của Đức Giê-su.

SƠ NATHALIE

Người chăm sóc trẻ em tại Nirmala Shishu Bhavan, Calcutta

Đối với tôi, đó là một nơi đầy cảm hứng, nơi đó tôi thấy được sự hiện diện và sự thánh thiện của Mẹ Tê-rê-sa. Một điều tôi kinh nghiệm được là, ngay cả lúc sáng sớm, Mẹ có mặt ở nhà nguyện trước chúng tôi. Mẹ ở đó trước khi giờ cầu nguyện buổi sáng bắt đầu.”

“Nirmal Hriday,” nghĩa là Ngôi Nhà Trái tim Tinh tuyền, là nhà tế bần dành cho những người bệnh tật, nghèo túng và những người trong cơn nguy tử. Đó cũng là ngôi nhà đầu tiên Mẹ Tê-rê-sa thành lập vào năm 1952. Ngày nay, ngôi nhà ấy cưu mang hơn 100 người mắc bệnh nan y.

SUNITA KUMARI

Người phát ngôn của hội Bà mẹ từ thiện

Mẹ Tê-rê-sa nói: ‘Sunita, sao con không ghé thăm ngôi nhà dành cho những người đang trong cơn hấp hối?’ Tôi trả lời mẹ: ‘Con không nghĩ rằng mình có đủ can đảm và con cũng không dám gặp mặt họ.’ Mẹ nói với tôi: ‘Không, mẹ sẽ đích thân đưa con đi.’ Sau đó, mẹ đưa tôi đi và trên đường tới đó, mẹ chuẩn bị tâm lý cho tôi. Mẹ nói: ‘Nếu con bước vào đó với một nụ cười, con sẽ thấy mọi người cũng mỉm cười với con.’ Và đó là những gì đã xảy ra.”

Dù được đón nhận trên toàn thế giới, nhưng Mẹ Tê-rê-sa đã phải đối diện với nhiều thách đố khi bắt đầu sứ mạng của mình.

ĐỨC HỒNG Y OSWALD GRACIAS

Tổng Giám mục Bombay (Ấn Độ)

Mẹ giữ vững quan điểm theo cách đơn giản của mình và mẹ nói: Thưa Đức Tổng, con không được học về kinh tế và tài chính. Những gì con biết chính là cuốn Kinh Thánh và trong Kinh Thánh, Đức Giê-su nói rằng Cha trên trời lo cho cả những con chim, đếm từng sợi tóc trên đầu của bạn. Vì thế, con chắc chắn rằng Cha trên trời cũng sẽ lo lắng cho những người nghèo của con. Dựa trên nền tảng ấy, con tiến lên thực thi sứ mạng và mọi sự đều tốt đẹp, không có khó khăn gì.”

Năm 1955, mẹ thành lập “Nirmala Sishu Bhavan,” tức là Ngôi nhà Trẻ em. Ngôi nhà này dành cho những trẻ em đường phố bị bỏ rơi, cách ‘Mother House’ (Nhà Mẹ) khoảng 500 mét.  Được đánh động bởi kinh nghiệm thiện nguyện, Sơ Joan of Arc đã gia nhập dòng của Mẹ Tê-rê-sa và hiện đang chăm sóc những trẻ em mắc bệnh nan y.

SƠ JOAN OF ARC

Nirmala Shishu Bhavan, Calcutta

Lúc đó, mẹ đã già và chúng tôi không chắc mẹ sẽ sống được bao lâu nữa, nhưng mẹ không bao giờ tính toán sự hy sinh. Mẹ luôn có khuynh hướng quảng đại với người khác.”

Với nhiều người ở Ấn Độ, “Maa” của họ, nghĩa là “Mẹ” theo tiếng Hindi, đã luôn là một vị thánh. Và bây giờ, vị Thánh của Những Người Bần Cùng chính thức được Giáo Hội tuyên phong. Người ta không thể không nhớ lại lời của Mẹ Tê-rê-sa khi mẹ nói, “Tôi sẽ dâng hiến cho Giáo Hội các vị thánh.”

Chuyển ngữ: Quang Khanh, S.J

Nguồn: Rome Reports 03-09-2016

Bệnh Minamata

Bệnh Minamata

BINH MINAMATA

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh Minamata – Wikipedia tiếng Việt

Minamata disease – Wikipedia, the free encyclopedia

Vịnh Minamata, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản), nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata -30KM- vào năm 1950; do nhiễm hóa chất từ Công ty Chisso thải ra, chưa bằng 50% so sánh với FORMOSA,- 128KM.-

Người NHẬT tận lực ngay lập tức vét đáy biển? làm trong sạch môi trường. Tai sao vét đáy biển?

Vì rằng, mỗi khi có sóng ngầm, lớp trầm tích độc hại đang lắng đọng, nằm yên dưới đáy sẽ trỗi dậy, cuộn lên trên bề mặt mà khi “trời trong, biển lặng”, chúng ta cứ tưởng là biển sạch.

Lúc bấy giờ, với sự lao động miệt mài, chăm chỉ & đầy ý chí, họ đã MẤT 23 NĂM ĐỂ ĐÁNH BẮT, TIÊU HỦY HẾT SỐ CÁ ĐÃ NHIỄM ĐỘC, ĐỒNG THỜI MẤT 14 NĂM RÒNG RÃ ĐỂ NẠO VÉT, XỬ LÝ SỐ BÙN NHIỄM ĐỘC dưới lòng vịnh Minamata với kinh phí lên tới 48,5 tỉ yên. Họ đã dùng tàu hút trầm tích đáy biển, lấy chất độc xyanua & phenol ra khỏi biển.

Thế nhưng, ngày ấy, với sự thận trọng trong cách xử lý chất độc, đất nước Nhật đã không ngăn cản được bệnh Minamata, một căn bệnh khủng khiếp nhất của mọi thời đại.

Máu của những người tắm biển, ăn cá & các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm xyanua & phenol nhưng họ không hề hay biết.

Và một thời gian không lâu, người dân của thành phố Minamata thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bỗng phát bệnh, tay, chân bị liệt, run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp, rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, điếc, mù, đầu nhỏ, sống thoi thóp trong què quặt & dị dạng.

Thảm họa biển nhiễm độc tại vịnh Minamata đã đi vào lịch sử như một vết hằn đau đớn & khủng khiếp nhất của nhân loại.

MINAMATA 4

MINAMATA 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINAMATA 3

MINAMATA 1

THIÊN SỨ CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

THIÊN SỨ CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 TRẦM THIÊN THU

Chúa Nhật 4.9.2016, Giáo Hội Công Giáo hân hoan kính chào một vị Thánh mới: Mẹ Têrêsa Calcutta (thành phố Kolkata, Ấn Độ, 1910-1997).  Mẹ Têrêsa được mệnh danh là “Thiên Sứ của Thiên Chúa.”  Cả cuộc đời Mẹ đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo.  Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái.  Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình.”

Cha mẹ của bà là người Albani.  Bà sinh ngày 26.8.1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con.

Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị.  Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong Giáo Xứ, gọi là nhóm Tương Tế Tôn Giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo.  Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ireland, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào Nhà Tập.  Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Đến năm 1950, Nữ Tu Têrêsa lập Dòng Truyền Giáo Bác Ái (Dòng Thừa Sai Bá Ái,  Missionaries of Charity).  Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna ( भारत रत्न, nghĩa là “Viên Ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người dân) năm 1980.  Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri.  Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu Biết Quốc Tế năm 1972.

Trong thời kỳ Ấn Độ bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số giáo viên vẫn là các nữ tu gốc Ai-len.  Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử Loreto nữa nhưng thỉnh thoảng bà vẫn về thăm.  Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3 năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ.” Theo các nữ sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các Nữ Tu Dòng Loreto.

THANH TERESA

Hình ảnh Nữ Tu Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng Sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường.  Bà luôn có một hoặc hai Nữ Tu choàng sari đi theo.  Bà là con người kỳ lạ của thế kỷ 20.  Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy Nữ Tu nào choàng sari như vậy.  Nhưng đó là thói quen của Nữ Tu Têrêsa vùng Calcutta, bà “quên” mình là người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.

Chính phủ đã “ầm ĩ” chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các Nữ Tu truyền giáo.

Đầu thập niên 1950, các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi.  Bà đang cứu vớt chúng để “dụ” đưa chúng vào đạo Công Giáo?  Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để vận động phụ nữ không phá thai và bảo vệ sự sống.

Dự định của Mẹ Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat để được chết gần “thánh địa.”  Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ, nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời.  Mẹ Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.

Mẹ Têrêsa lập một trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta, trên khu đất do chính phủ cấp.  Bà là người lý tưởng hóa hơn là người lập dị.  Người phong cùi bị coi thường không chỉ ở Calcutta mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ.  Ai cũng sợ bị lây nhiễm.  Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.

Từ năm 1970, Mẹ Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God” ( Điều Tốt Đẹp Dành Cho Chúa ) của Malcome Muggeridge.

Bà không chỉ là người loan báo Tin Mừng, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi.  Cách dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta, chính các Nữ Tu Dòng Loreto cũng trở lại tìm bà.

Dân Calcutta rất quý mến Mẹ Têrêsa.  Các chị em học ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong.  Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng những phụ nữ tốt nghiệp trường Loreto.

Số phận những người vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy tiện của các chiến dịch.  Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại cảnh nghèo khổ của dân Calcutta.  Mẹ Têrêsa luôn phải phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt động của bà không suy giảm.  Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà.  Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.

Mẹ Têrêsa nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là bệnh-phong-của-Tây-phương.  Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng tôi tại Calcutta.  Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù chỉ một.”

Năm 1950, cũng là năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền Giáo Bác Ái, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã phê chuẩn Dòng này.  Cuối thập niên 80, Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam, một số Giáo Xứ ở Sàigòn như Thanh Đa, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng, Mai Khôi Tú Xương… đã được vinh dự đón tiếp Mẹ hoặc đến hiệp dâng Thánh Lễ giữa cộng đoàn.

Vì tuổi cao sức yếu, Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5.9.1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng đinh trong xã hội trong Đức Ái của Chúa Giêsu.

Mẹ Têrêsa được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Chân Phước ngày 19.10.2003.

Mẹ Têrêsa là nhân chứng sống động của Lòng Chúa Thương Xót. Thật tuyệt vời và phấn khởi, nhưng cũng thực sự mắc cỡ, khi nhớ lại lời nhận xét của Mẹ: “Người nghèo KHÔNG CẦN chúng ta THƯƠNG HẠI, họ cần TÌNH YÊU và CẢM THÔNG.  Họ cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cho họ.  Trong thời gian khó khăn của Ấn Độ, chúng tôi xin một số người tình nguyện từ khắp nơi đến giúp. Nhiều ngàn người đã đến, và khi họ ra về, họ có chung nhận xét là họ đã đem về nhiều hơn là đem cho.  Có một lần ờ Calcutta, chúng tôi nhặt được năm người đang hấp hối, trong đó có một người phụ nữ bệnh quá nặng.  Tôi muốn ngồi với chị trong giờ phút cuối cùng.  Tôi đặt tay tôi lên tay chị.  Chợt chị tỉnh ra, nhìn tôi, không than đói, không than khát, nhưng cười và nói lời cảm ơn trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời”.

Lạy Mẹ Têrêsa, xin ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược đãi, … Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ giàu lòng thương xót của chúng con. Amen.

 TRẦM THIÊN THU

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

(Sự kiện) – Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt vừa được công bố ngày 24/6. Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế” toàn cầu được công bố nhằm đánh giá mức độ đóng góp của các nước cho thế giới. Theo bảng này, Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra.

Theo tờ The Economist, bảng xếp hạng “Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tử tế) được dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, chia thành 7 lĩnh vực: Đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe.

 ybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có
Lybia – nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua – bị đánh giá là có “chỉ số tử tế” thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang.

Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, nhằm tránh khỏi sự phân biệt giàu nghèo giữa nước lớn và nước bé.(Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).

Theo bảng xếp hạng công bố, Ireland được coi là quốc gia “tử tế” nhất hành tinh, xếp ở vị trí thứ nhất, tiếp sau đó là Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand. Mỹ, quốc gia được coi là cường quốc số một thế giới chỉ được xếp ở vị trí 21 trong bảng này.

Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cụ thể, về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không.

Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125, được đánh giá khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật.

Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Trong chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao vì mức xuất khẩu vũ khí thấp nhưng bị đánh giá kém ở lĩnh vực an toàn Internet và đóng góp tài chính cho quân đội Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đứng thứ 123/125 trong chỉ số trật tự thế giới và bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu). Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá rất thấp trong chỉ số thải độc ra môi trường.

Một chỉ số khả quan hơn là sự đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế giới giới, xếp thứ 79/125. Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 bởi hiện vẫn đang nhận rất nhiều từ viện trợ nước ngoài về thuốc chữa bệnh, vắc xin. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là có đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng “chỉ số tử tế quốc gia” được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại.

Theo chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold, bảng xếp hạng này được đưa ra nhằm mục đích khuyến khích các “quốc gia bình thường” tự coi mình là một thành viên của cộng đồng quốc tế chứ không phải là một đất nước riêng lẻ.

Chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold

Ông này cho rằng kiểu tư duy “chỉ biết đến mình” chỉ đem lại sự bất lợi, và ông đưa ra một câu chuyện hài hước để minh họa cho điều này. Ông kể: “Một con gà trong một ngôi làng ở Trung Quốc bị cúm. 20 năm trước, đó chỉ là tin xấu cho con gà và gia đình của nó, thế nhưng ngày nay nó đe dọa đến sự sống còn của cả nhân loại vì quá trình toàn cầu hóa”.

Chuyên gia tư vấn này giải thích thêm: “Ngày nay, các quốc gia ngày càng phát triển hơn, nhưng thế giới và hành tinh này cùng toàn thể nhân loại trên đó thì ngày càng trở nên tệ hại hơn. Việc các nước chỉ chăm chăm chú trọng vào bản thân mình có thể dẫn đến tình trạng ích kỷ không vì cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chỉ là đánh giá chủ quan của riêng chuyên gia tư vấn Anhold mà không thông qua bất cứ một tổ chức chuyên xếp hạng, đánh giá có uy tín nào, nên nó chỉ có giá trị về mặt tham khảo. Ngoài ra, một số người cũng tỏ ra hoài nghi về cách thức chấm điểm và xếp hạng của chuyên gia này, đồng thời cho rằng nó không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại một số quốc gia.

Tổng hợp