MẸ MÂN CÔI – MẸ CHIẾN THẮNG

 MẸ MÂN CÔI – MẸ CHIẾN THẮNG

 ĐGM Vũ Duy Thống

Lễ Đức Mẹ Mân Côi gợi nhớ về một trận chiến. Năm 1571, trước sức mạnh đe dọa của Hồi Giáo trên phần đất nước Ý, Đức Giáo Hoàng Piô V đã kêu gọi con cái mình chung sức bảo vệ.  Các vua chúa Công Giáo Châu Âu đáp lời.  Đạo binh Thánh Giá lên đường ra tiền tuyến.  Hậu phương yểm trợ bằng Kinh Mân Côi.  Ngày 7 tháng 10, kết thúc binh lửa ở vịnh Lépante, với phần thắng nghiêng về phía Công Giáo.  Người ta mở lễ ăn mừng.  Mẹ Mân Côi từ đó có thêm danh hiệu là Mẹ Chiến Thắng.

kinh-man-coi

Ngày nay, cuộc chiến mang màu tôn giáo ấy đã lùi xa vào dĩ vãng.  Đạo binh Thánh Giá cũng chẳng còn.  Nhưng vẫn còn đó danh hiệu Mẹ Chiến Thắng.  Vì thế, vấn đề không phải là mặc cảm để mà nhức nhối, hoặc háo thắng với nhiều hời hợt, mà chính là bình tĩnh chiêm ngắm chân dung Đức Maria Chiến Thắng đã được ghi dấu hiền hòa qua Kinh Mân Côi.

1) Mẹ chiến thắng trên chính phận mình.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.  Lời thiên sứ truyền tin ngày nào được đưa vào phần đầu của Kinh Kính Mừng như muốn làm nổi bật lên sáng kiến của Thiên Chúa đã thương chuẩn bị Mẹ từ thuở ban sơ cho mầu nhiệm Con Chúa làm người.  Điều này thật quan trọng và chính yếu.  Nhưng ở phần chìm của Kinh Kính Mừng, như bài Phúc Âm ghi lại, là một thái độ đáp ứng không kém quan trọng của Đức Maria đối với thánh ý Chúa.  Phần chìm ấy là tiếng “Xin Vâng”.

“Xin Vâng” là tiếng nói của một tâm hồn rộng mở vốn đã quen tìm trong suy niệm tiếng nói muôn thuở của Thiên Chúa.  “Xin Vâng” là tiếng vắn gọn như phản ứng xuất thần, mà thực ra là cả một tiến trình đòi hỏi hy sinh chính bản thân mình để đánh đổi.  “Xin Vâng” là tiếng một lần dâng lên sẽ không bao giờ rút lại, một lần đoan hứa sẽ có giá trị suốt đời, một lần cúi đầu đáp tiếng là sẽ cúi đầu chấp nhận tất cả, cho dẫu đó là bất trắc của dịp Giáng Sinh, hay là lưỡi gươm của ngày Dâng Con, hoặc là đắng cay nghiệt ngã nhất của chiều Tử Nạn.  “Xin Vâng” là tiếng hiền hòa của người khiêm nhường, chỉ dám nhận mình là tôi tớ, nhưng lại là tiếng vinh quang đưa người khiêm nhường ấy bước lên thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa.

Rõ ràng tiếng “Xin Vâng” đã thay đổi phận đời Đức Maria.  Và ở đây, xin được gọi đó là một chiến thắng: chiến thắng của thánh ý Chúa trên cuộc đời Đức Maria đã trở nên chiến thắng của Đức Maria trên chính số phận đời thường của mình.

Vì thế, hôm nay, nếu đọc lên kinh “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, thì hãy vui mừng thêm nữa để nhận ra rằng ơn phúc của Thiên Chúa dẫu đã tiềm ẩn nơi Đức Maria, nhưng chỉ thực sự tỏ hiện qua tiếng “Xin Vâng”, để nhớ mãi hình ảnh Đức Mẹ chiến thắng trên chính phận mình.

2) Mẹ chiến thắng trên mỗi phận người.

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”.  Phần sau của Kinh Kính Mừng là lời cầu nguyện xem ra độc lập với phần trước, mà thực ra chỉ là một tâm tình duy nhất.  Nếu phần trước là lời kính mừng Đức Mẹ Chiến Thắng trên chính phận mình để trở nên “Đức Mẹ Chúa Trời”, thì phần sau là lời kính mừng Đức Mẹ Chiến Thắng trên mỗi phận người tín hữu, qua mẫu gương trinh trong thánh đức.  Do đó, danh hiệu “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời” chính là lời kính mừng trang trọng và cao quý Giáo Hội dành cho Đức Maria.  Đó cũng là chiến thắng chung cuộc Đức Maria đã đạt được trong đời mình.

Nhưng chiến thắng vinh quang ấy chẳng những không đẩy Đức Mẹ lên cao để xa cách cuộc đời dương thế, mà ngược lại, còn đem Mẹ đến gần gũi nhân loại hơn cả bao giờ.  Vì thế, không lạ gì khi kính mừng Đức Mẹ trong vinh quang, tín hữu bỗng dưng nghĩ về đời mình, không phải để xót xa phận mình tội lỗi cho bằng cảm nhận mối tương quan “Mẹ Thiên Chúa – Mẹ Giáo Hội” một cách chân tình với lòng trông cậy.

Bên kia lời “cầu cho chúng con là kẻ có tội” là cả một tình mẫu tử thiêng liêng.  Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có dư thánh đức để mà chiến thắng tội lỗi, nhưng là Mẹ Giáo Hội, Mẹ vẫn liên hệ với đời tín hữu như là phần đời của Mẹ.  Nếu tín hữu nhận mình là kẻ có tội mà vẫn dám cầu xin “Thánh Maria”, và nếu ngước trông lên Mẹ thánh đức mà vẫn không ngại trình bày cuộc đời tội lụy, thì đó là vì đã tín nhiệm và cậy trông vào tấm lòng người mẹ.

Mẹ đã chiến thắng phận mình, Mẹ cũng sẽ chiến thắng trên mỗi phận người tín hữu bằng cách khơi lên sự thánh thiện cho lui xa dần những phần tội lụy.

3) Mẹ Chiến Thắng – Mẹ Mân Côi

Phác vẽ chân dung Đức Mẹ Chiến Thắng qua Kinh Mân Côi như trên, thiết tưởng cũng một phần nào đó khơi lối đi vào ngày lễ hôm nay, đồng thời muốn xác tín về vị trí Đức Maria trong mầu nhiệm Hội Thánh, và nhắc nhở gián tiếp về vai trò của Kinh Mân Côi trong đời sống mọi kẻ tin.

Mừng lễ Mẹ Mân Côi không còn là mừng về một chiến thắng quân sự nào, mà chính là mừng về một chiến thắng còn lớn lao và cốt thiết hơn ở trong tấm lòng của Đức Maria và ở trong nỗi lòng của mỗi người con của Mẹ.  Đó là chiến thắng của ơn thánh trên tội lỗi, để gợi mở những chiến thắng khác của những điều thiện hảo tốt lành trong đời sống mọi người.  Mừng lễ Mẹ Mân Côi cũng không chỉ mừng cho Mẹ mà thực ra là mừng cho mọi kẻ tin, bởi lẽ Đức Mẹ trong mầu nhiệm Giáo Hội chính là kẻ đi trước bước lên chiến thắng và vì thế, trong Chúa Kitô, Mẹ trở thành Đấng che chở cầu bầu, phù trợ cho mọi tín hữu biết cậy nhờ Mẹ khi khao khát chiến thắng của ơn cứu độ trên chính phận mình.

Và mừng lễ Mẹ Mân Côi hôm nay chính là khẳng định mối liên hệ sâu bền giữa hai danh hiệu “Mẹ Mân Côi – Mẹ Chiến Thắng”, để thấy được rằng muốn có chiến thắng không thể xao lãng lần hạt Mân Côi; và nếu yêu mến lần hạt Mân Côi, sẽ có ngày bước vào chiến thắng.  Kinh Mân Côi là một vũ khí, nhưng là vũ khí hòa bình luôn đem lại hiệu quả tích cực.  Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.  Chỉ vì một lẽ, trong Kinh Mân Côi là hiện diện của Đức Mẹ Chiến Thắng.

Có một truyện kể lâu lắm rồi: hai thôn đạo tranh chấp nhau về một mảnh đất giáp ranh mà thôn nào cũng nhận là của mình.  Chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng nổ ra.  Khối kẻ u đầu sứt trán.  Cuối cùng cha xứ phải giải hòa và đem miếng đất giáp ranh ấy vào làm của chung gọi là “đất Đức Bà”, đồng thời cho dựng một tượng đài Đức Mẹ ở đấy.  Hết tranh chấp, thôn trên thôn dưới mỗi tối quây quần lần hạt vui vẻ.  Người ta gọi đó là đài Đức Mẹ Hòa Bình, nhưng cha xứ lại rất tâm đắc: đó là đài Đức Mẹ Chiến Thắng: thắng chia rẽ, thắng hận thù, thắng tội lỗi.

Lạy Đức Mẹ Chiến Thắng, xin cầu cho chúng con. Amen.

 ĐGM Vũ Duy Thống

(trích trong “Với Cả Tâm Tình”)

Langthangchieutim gởi

KINH MÂN CÔI KHÔ KHAN TRỞ THÀNH HƠI THỞ CỦA SỰ SỐNG CÒN

KINH MÂN CÔI KHÔ KHAN TRỞ THÀNH HƠI THỞ CỦA SỰ SỐNG CÒN

 Tuyết Mai

Chúng tôi rất thường nghe nhiều người than rằng Kinh Mân Côi khó đọc, đã khó chú tâm lại càng dễ bị chia trí.   Quá khô khan khi lời kinh cứ lập đi lập lại hoài như thế làm cho chúng ta dễ chán nản để đọc và có cớ làm cho chúng ta lười biếng không muốn đọc.   Nhưng lúc ban đầu thì những điều suy nghĩ ở trên đều không sai sự thật mấy đâu, nhất là ở tuổi trẻ rất thiếu sự kiên nhẫn.

Có một điều chúng tôi khuyên tất cả các cháu bạn trẻ nên tập đọc Kinh Mân Côi càng sớm càng tốt vì sự yên bình, ấm no và tự do của nhân loại trên khắp năm châu.   Không ai hiểu được tầm mức quan trọng của Kinh Mân Côi ảnh hưởng đến toàn thế giới nhân loại con người mà chúng ta đã, đang và sẽ ra sao ở trong tương lai cho bằng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của toàn thể nhân loại chúng ta.

Do đó mà Mẹ Maria đã truyền dạy cho hết thảy con cái của Mẹ trên toàn cõi địa cầu là hãy siêng năng đọc Kinh Mân Côi như thể Kinh Mân Côi là hơi thở ban cho chúng ta sự sống còn mà thật là như vậy!.   Như trong chúng ta đây có ai hằng ngày nhớ mà cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có sự sống bằng HƠI THỞ rất tự nhiên đến độ mà chẳng một ai từ bé cho tới lớn phải nhớ mà thở.   Trừ những ngày chúng ta bị cảm mạo không thở được, lúc bấy giờ chúng ta mới thấy rằng ôi HƠI THỞ nó quý còn hơn bạc vàng.   Vì chắc chắn rằng nếu sau 5 phút mà chúng ta không tự thở được hay không có máy trợ thở thì chúng ta cũng không thể nào sống được.

Do đó chúng ta cứ hãy tập đọc Kinh Mân Côi dù có bị chia trí nhiều, có không thuộc kinh nhiều, cũng không hiểu nhiều với những Mầu Nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng bởi đối với Thiên Chúa và Mẹ Maria các Đấng chỉ chú trọng tấm lòng của chúng ta mà thôi.

Ai bảo chúng ta phải cần đọc Kinh Mân Côi cho đúng thứ tự từ đầu cho tới cuối?.   Phải cần nghiền ngẫm từng câu từng chữ?.   Phải vừa đọc vừa ngắm mới có điểm nhiều hơn khi so sánh với những anh chị em khác mà họ thuộc làu rất là nhiều kinh?.   Thế thì chẳng lẽ người không thuộc kinh lại thua kém với người thuộc kinh hơn hay sao?.   Thưa hẳn trong mắt Thiên Chúa và Mẹ Maria thì không phải thế đâu!.

Nói thật nếu chúng ta có lòng thì dù ở bất cứ nơi đâu mà chúng ta có thể đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho nhân loại, cho gia đình và cho nhau thì cũng đều được Thiên Chúa và Mẹ Maria vui mừng mà nhận cả.   Nếu hôm nay ta chưa thuộc kinh nào khác ngoài kinh Kính Mừng thì ta cứ đọc hoài những kinh Kính Mừng mà dâng lên cho Thiên Chúa, cho Mẹ Maria vì sự đơn sơ và tấm lòng chân thật có nhiệt tình thì vẫn được Chúa, Mẹ hoan hỉ chấp nhận và có lẽ chắc sẽ nhiều hơn với những tấm lòng hời hợt và hay phô trương!?.

Thiên Chúa và Mẹ Maria của chúng ta quả thật là quá nhân ái, quá độ lượng và quá yêu thương chúng ta.   Thế nên trong tháng 10 là tháng Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta nên lợi dụng thời giờ mà đọc thật nhiều kinh dâng lên Mẹ Dấu Ái để Mẹ chuyển cầu những lời khẩn xin của chúng ta lên cho Thiên Chúa.   Là Đấng Tối Cao, Đấng có quyền cho chúng ta sống hay chết; xuống Địa Ngục hay lên Trời.    Đều tùy là do hết thảy nơi chúng ta có sự lựa chọn sống KHÔN NGOAN hay sống DẠI KHỜ.   Sống TỈNH THỨC hay NGỦ MÊ.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

3 tháng 10, 2016

Chết chưa chắc là hết .

Chết chưa chắc là hết.

Nhiều ý kiến lại cho rằng, chết là hết, mọi thứ sẽ trở về với “cát bụi”…Mọi thắc mắc sẽ chỉ được giải đáp khi con người chết đi và tự mình “trải nghiệm”. Song, vẫn có những người trở về từ cõi chết, và họ đã kể lại cho người trên “trần gian” nghe những câu chuyện ly kỳ, mang chút màu sắc huyền bí và đáng sợ.

1. Thoát xác, hồn lìa khỏi xác

hon-lia-khoi-xac

 

“Tôi chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, bỗng thấy cơ thể thật nhẹ nhàng như có thể bay lên bất cứ lúc nào. 

Nhưng nhìn lại dưới chân mình, một ai đó giống mình quá đỗi, nằm bất động, mắt nhắm nghiền, mặc cho mọi người than khóc xung quanh…Cho đến lúc ấy, tôi mới biết mình đã chết.” – Lời kể của một người trở  về từ cõi chết.

  1. Vẫn nhìn thấy được mọi người xung quanh và nghe thấy những gì họ nói

van-nhin-thay-moi-nguoi

 

Nhiều người kể lại rằng, họ vẫn có thể nhìn thấy, nghe thấy người thân đang than khóc vì họ, gọi họ tỉnh dậy, nhưng chính bản thân họ lại vô cùng tỉnh táo và cố gắng tương tác, gọi những người thân, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. “Tinh thần vô hình ấy” dần dần được cuốn đi theo chiều gió.

  1. Về thăm mẹ của mình

ve-tham-me-minh

Giờ đây trước mắt họ là hình ảnh của người mẹ thân yêu, văng vẳng bên tai là tiếng ru hời, “con yêu ngủ ngoan nhé”,  cho đến ánh mắt buồn rầu, lo lắng của người mẹ chăm sóc con nhỏ bên giường bệnh…tất cả ký ức về mẹ dần hiện về.Một người kể lại: “Tôi đã đến bên phần mộ của mẹ tôi, và ẩn sâu dưới lòng đất kia, tôi nhìn thấy mẹ đang mĩm cười, bà ấy còn vẫy tay gọi tôi.”

  1. Tiếp tục nhìn thấy tổ tiên, ông bà, những người thân quá cố

ong-ba-to-tien

Ai cũng có gia đình, thậm chí là một đại gia đình, và tổ tiên, ông bà đã sẵn sàng đợi bạn ở thế giới bên kia. Nhiều người thậm chí còn không biết rõ mặt của ông bà của mình, nhưng trong khoảnh khắc ấy một cảm giác thân thiết kỳ lạ, cùng những bàn tay vẫy gọi vô hình đã kéo bạn đến để cùng đoàn tụ.

  1. Hoài niệm lại cuộc sống trần gian

hoai-niem-cuoc-song-tran-gian

 

Toàn bộ cuộc sống mấy mươi năm trên thế gian sẽ được “trình chiếu” trước mắt bạn thêm một lần nữa. Một kỉ niệm vui, buồn trong cuộc sống, nhất là những khoảnh khắc in sâu trong tâm khảm của bạn nhất sẽ được dừng lại lâu thêm một chút ít.

  1. Bay trong cảm giác êm dịu, bình yên vô cùng

bay-trong-em-diu

Nhiều người kể lại, sau khi biết mình đã chết, họ nhận thấy mình biết bay, và bay một cách hết sức nhẹ nhàng, họ vươn mình vút lên tận 9 tầng mây xanh, thấy mọi thứ xung quanh thật mầu nhiệm, họ ngập trong cảm giác êm dịu và bình yên đến tận cùng.

  1. Bất giác tiến về phía ánh sáng mờ ảo cuối đường hầm

duong-ham

 

Bạn bất giác nhìn thấy một luồng ánh sáng mờ ảo phía cuối đường hầm, và bạn cứ đi, đi mãi theo luồng ánh sáng đó…

  1. Được dẫn dắt bởi những vị thần giám hộ.

than-giam-ho

 

Khi đến cuối đường hầm đố, nơi luồng ánh sáng mạnh mẽ nhất, bạn sẽ nhìn thấy những vị thần giám hộ, đó có thể là một thiên thần với đôi cánh cùng vòng tròn hào quang trên đỉnh đầu, có thể là vị thần Chết đầy quyền năng với tấm áo choàng đen, và cũng có thể là Hắc Bạch Vô Thường – Tay sai của Diêm Vương sẽ dẫn bạn đến một nơi xa xăm nào đó….Và lẽ dĩ nhiên, những người sống sót, trở về từ cõi chết kể lại rằng họ đã được giải thoát khỏi những vị thần giám hộ, sau đó đi ngược trở lại đường hầm, nhảy vút lên rồi nhẹ nhàng hạ cánh xuống cơ thể chính mình, có nhiều trường hợp, thi hài chính họ đã liệm yên trong chiếc quan tài tối tăm.

chet-khong-phai-la-het

VIỄN CẢNH

From:    Hằng Lê added 3 new photos.
VIỄN CẢNH

Cảm ơn ông tổ Karl Marx đã sửa sai với lời di chúc dặn dò hậu thế.
Và,
Cảm ơn Mark Zuckerberg đã ngăn chặn không để điều đó xảy ra trên thế giới này.
——————-
Chú thích:

Hiện tại đất nước xã hội chủ nghĩa Venezuela xinh đẹp đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng và người dân đang chết đói vì không có thực phẩm.

Tổng thống Hàn Quốc đã khuyên người dân trên đất nước “cộng sản thuần tuý” Triều Tiên hãy rời bỏ nước này để được sống là một con người.

Cuba đã kết nối với Mỹ từ trước một cách công khai để thoát khỏi chủ nghĩa xã hội sau 70 năm kiên định đi theo mà khiến họ chỉ có nghèo đói và lạc hậu vây quanh.

Trung Quốc cộng sản kiểu “mèo trắng mèo đen” là nước đã theo kinh tế thị trường của tư bản từ lâu và hiện nay đang rơi vào khủng hoảng quyền lực chính trị từ chóp bu cao nhất của nước này. Đồng thời rơi vào xung đột quốc tế sâu rộng với tất cả các quốc gia xung quanh từ lãnh thổ biên giới đến biển đông.

(Luan Le)

bieu-tinh

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Chết là hết?

From:  Kimtrong Lam
Chết là hết?

Liệu bạn có thật sự sợ chết không? Khoa học chứng minh linh hồn con người sẽ luôn tồn tại trong thế giới này

Có phải chúng ta vẫn lầm tưởng rằng chết là hết.

Gần đây, giáo sư Lanza tại trường đại học Wake Forest University tại North Carolina, đã đưa ra một kết luận gây sốc rằng: “Con người không thực sự chết đi!”

Khi một người chết đi, cái mất đi chỉ là cơ thể bên ngoài bằng da bằng thịt, còn ý thức của họ vẫn tiếp tục tồn tại! Kết luận của ông được đưa ra đứng từ quan điểm của vật lý lượng tử, đồng thời tuyên bố ông đã có đủ bằng chứng để chứng minh điều đó.

Khi người chết, ý thức của con người sẽ không vì thế mà biến mất. Con người còn có tồn tại “ tín tức lượng tử” siêu việt khỏi thân xác thịt, nó cũng chính là cái mà người thường chúng ta hay gọi: “Linh hồn”.

Vị giáo sư này cho biết, có rất nhiều bằng chứng trong cơ học lượng tử chứng minh “con người không thực sự chết đi”. Đứng từ quan điểm “Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử” mà xét, vũ trụ được cấu thành từ những sinh mệnh có ý thức tạo thành, không gian và thời gian chỉ là công cụ ý thức của con người. Nhưng ý thức của con người cũng là một chủng vật chất.

Ông cũng phát hiện rằng, khi máu của người ngừng chảy, trái tim ngừng đập, cơ thể sẽ tiến nhập vào trạng thái tạm dừng nhưng ý thức của con người thì không ngừng vận động. Cái chết chỉ là một hiện tượng biểu hiện mà ý thức của con người cảm nhận được, nó cũng có thể được gọi là sự tưởng tượng.

Giáo sư Lanza nói, luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử và các vũ trụ song song có một chút tương đồng, điều đó cũng nói mỗi sự việc phát sinh xung quanh chúng ta sẽ đồng thời diễn ra trong một vũ trụ song song. Khi chúng ta nghĩ về thời gian và vấn đề ý thức, trong một không gian khác ý thức của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi các cơ năng thân thể xác thịt của chúng ta ngừng hoạt động, nó sẽ bắt đầu trở lại trong một thời gian và không gian song song.

Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20 do Max Planck, Albert Einstein, và một số người khác tạo nên. Các nhà khoa học thường sử dụng nó để quan sát thế giới vật chất vi quan, đồng thời dùng lượng tử tính toán để giải thích những gì chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy.

Từ những kết luận của giáo sư này có thể rút ra một kết luận: Con người không thật sự chết đi, khi cơ thể xác thịt của con người chết, họ sẽ đến với một thời không song song (gồm cả không gian và thời gian) và lại tiếp tục cuộc sống này. Điều này quả là một phát hiện gây sốc, nhưng nó cũng mang lại một ý nghĩa tuyệt vời. Nó khiến cho người ta cảm thấy cái chết không còn là một điều gì đáng sợ nữa.

Vậy nếu chết không phải là hết thì những điều tốt hay không tốt mà chúng ta đã làm liệu có đi theo chúng ta sang thế giới bên kia không? Dù câu trả lời là thế nào thì việc chúng ta nên làm đó là sống một cuộc sống thật tốt đẹp, luôn luôn từ bi, lương thiện, giúp đỡ mọi người để tích phúc đức cho chính chúng ta và con cháu, đó là điều chúng ta nên làm và hướng tới. Bạn sẽ không bao giờ bị mất thứ gì khi làm những điều tốt như vậy, thậm chí cái bạn nhận được còn nhiều hơn những gì bạn mong đợi nhiều. Vì vậy nhất định phải sống một cuộc sống vui vẻ, hoà ái nhé.

Image may contain: one or more people

BẾ TẮC

Image may contain: car and outdoor

Huynh Ngoc Chenh with Nguyễn Thúy Hạnh.

 BẾ TẮC

Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.

Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.

Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở “cừa hàng lưu động” bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.
Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.

Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.
Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.

Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.

Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.

Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.

Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.

Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.

Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.

Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.

Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn…

Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.
Bế tắc, không chỉ Sài Gòn- Hà Nội và không chỉ giao thông- thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

http://huynhngocchenh.blogspot.de/2016/09/be-tac.html

Cái ác được dung túng

 Cái ác được dung túng 

Phạm Đình Trọng (Danlambao) – Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kỳ Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.

Người tung thế võ hiểm ra đòn là Ngô Quang Hưng, cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh, Hà Nội và người hứng trọn cú đòn độc hộc máu mồn là Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ. Cả hai đều là người Việt Nam, cùng một thế hệ thanh niên, cùng sống trong một thời mà như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Công an và nhà báo cùng đến hiện trường làm phận sự của mình, công an điều tra và nhà báo lấy tin về một vụ việc dân sự không phải là an ninh chính trị, không phải là bí mật nhà nước vì thế công an và nhà báo đều bình đẳng, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Nhưng ỷ thế là quyền lực nhà nước, là công cụ bạo lực con cưng của đảng cầm quyền tồn tại bằng bạo lực, lại muốn độc quyền khai thác sự việc, công an đã xua đuổi nhà báo và thế võ nghiệp vụ trấn áp tội phạm của công an hình sự đã được phô diễn với nhà báo chỉ biết khư khư giữ túi đồ nghề làm báo.

Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng. Người lính công an lao tới trong thế võ độc cước phóng chân đá vào mạn sườn và thoi nắm đấm vào mặt nhà báo được người chỉ huy công an bao che, biện bạch trơ trẻn là “gạt tay trúng má nhà báo”.

Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu ở con người chân chính.

Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa. Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.

Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành, sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân.

Coi chuyện công an vô cớ đánh hộc máu dân lành chỉ là chuyện thường, người vô cớ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng như thú nhận rằng bạo lực với dân như đã trở thành phương cách hành xử, như đã là qui trình làm việc của công an.

Công an tùy tiện sử dụng bạo lực với dân được bao che, dung túng và dân lành bị công an đánh hộc máu, đánh đến chết diễn ra khắp nơi trên cả nước, kéo dài suốt năm này qua năm khác. Dựa vào bạo lực để tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá chăm bẵm, o bế, nuông chìu công an và lực lượng công an đông đúc chưa từng có đã trở thành kiêu binh ngạo nghễ thoải mái dùng bạo lực với dân là nỗi ám ảnh khủng khiếp, nỗi bất an thường trực của người dân và là nỗi bất an của cả xã hội giữa thời yên hàn.

Ôi một thời đại rực rỡ!

01.10.2016

Phạm Đình Trọng

Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

 Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

Gm. GB Bùi Tuần

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ngày 13 tháng 10 năm 2016này là kỷ niệm 99 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần cuối.

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra là Lucia, Franciscô và Jacinta. Ba trẻ đã qua đời rồi. Sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cũng đã qua rồi.

Nhưng mấy ngày nay, tôi nghe Đức Mẹ thôi thúc tôi hãy coi những gì Đức Mẹ đã nhắn nhủ ba trẻ ở Fatima cũng chính là những điều Đức Mẹ muốn nhắn nhủ tôi và chúng ta. Để rồi, ngày 13 tháng 10 năm nay, Đức Mẹ cũng gởi sứ điệp của Mẹ cho lịch sử hôm nay đầy những phức tạp và nguy hiểm.

Tôi xin vắn gọn.

  1. Đức Mẹ cảnh báo là:

Nhân loại đang bị lôi cuốn vào đàng tội một cách khủng khiếp. Quá nhiều xúc phạm tới Chúa. Nhiều kẻ tội lỗi không ăn năn sẽ phải sa hoả ngục.

Hoả ngục là ngục tù rất kinh khiếp. Những ai bị đốt trong đó sẽ rất đau đớn, kêu la và tuyệt vọng.

Và trước đó, sẽ có chiến tranh và đói khát. Hội Thánh sẽ bị bắt bớ. Chết chóc tàn khốc sẽ xảy ra nhiều nơi.

  1. Đức Mẹ khuyên nhủ là:

Hãy hối cải, đền tội.
Hãy cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn khỏi tội.
Hãy lần chuỗi Mân Côi.
Hãy tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.

 Tôi thấy những gì Đức Mẹ cảnh báo về tình hình lúc đó, thì cũng đang rất đúng cho tình hình hiện nay.

  1. Tôi thấy cảnh xúc phạm đến Chúa hiện nay đang như một nhu cầu điên dại của nhiều người như đã mất tính người. 
  1. Tôi thấy cảnh hoả ngục không phải biển lửa còn xa, mà là rất gần, có thể là đang trong chính cuộc sống.

– Lửa hoả ngục là lửa kiêu căng,
– lửa ghen tương,
– lửa dâm ô,
– lửa ham hưởng thụ,
– lửa vị kỷ, lửa tham lam,
– lửa gian dối.

Các thứ lửa đó thiêu đốt tâm hồn con người, để rồi hoả ngục là trong chính mình, hoả ngục là trong gia đình, hoả ngục là trong cộng đoàn. Con người bị thiêu trong các thứ hoả ngục đó sẽ rất khổ ngay ở đời này. 

  1. Ra khỏi các thứ hoả ngục đó không là việc dễ.

Tôi có cảm tưởng này về tôi, đó là nếu tôi không được Hội Thánh và nhiều người cầu nguyện cho, chắc chắn tôi cũng sẽ rơi vào các thứ hoả ngục hãi hùng đó, và một khi đã rơi vào đó rồi, thì càng cần đến sự cầu nguyện và hy sinh của nhiều người, tôi mới được cứu thoát.

 Nhận thức trên đây giúp tôi đón nhận những gì Đức Mẹ khuyên nhủ ởFatima. Đó là hối cải, đền tội, lần chuỗi Mân Côi, tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, và cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở về với Chúa. 

  1. Tôi đón nhận, thì việc đầu tiên của đón nhận là khiêm nhường, xin Mẹ thương giúp tôi thực thi lời Mẹ dạy, từng bước, từng giây phút, từng hoàn cảnh.

Hiện giờ, tôi quá yếu về sức khoẻ thân xác. Đang ngồi mà muốn đứng dậy, tôi phải cố gắng lắm, rất nhiều khi phải nhờ người đỡ vực. Cũng vậy, bước một bước là cả một công trình phải nhờ người khác dắt đi một cách tế nhị.

Kinh nghiệm đó cho tôi thấy việc tôi đứng lên được và bước đi được trên đường đạo đức, không thể là chuyện của ý chí, mà chính là chuyện của ơn thánh. 

  1. Đón nhận ơn thánh và cộng tác vào ơn thánh là những việc của trái tim cầu nguyện. Trái tim cầu nguyện là trái tim hướng về Chúa, trong thái độ kết hợp lòng mình với Chúa Giêsu mà gặp gỡ Chúa Cha. Lúc đó Chúa Thánh Thần sẽ cho tôi phải cầu xin sự gì, cho hợp với ý Chúa Cha. 
  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy năng cầu nguyện kinh Mân Côi.

Tôi đã làm như Mẹ dạy. Và đây là một kinh nghiệm của tôi. Tôi đọc kinh Mân Côi như Mẹ dạy, và tôi đọc kinh Mân Côi theo cách, cũng do Mẹ dạy tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi dâng lên Mẹ những thánh giá của tôi, và tôi tin Mẹ hiện diện, Mẹ nghe và Mẹ thương tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi cũng dâng lên Mẹ những khổ đau của Hội Thánh, của đất nước, của đồng bào, và tôi tin Mẹ sẽ xin Chúa ban cho họ những ủi an cần thiết và ơn cứu độ.

Cách, mà Mẹ dạy tôi đọc kinh Mân Côi, như thế chính là một cách Mẹ đào tạo tôi, để tôi biết mến Chúa yêu người, theo gương của Mẹ, nhất là tôi được đào tạo về đức tin. 

  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ.

Tôi đã làm như Mẹ dạy: Khi tôn sùng Trái tim vẹn sạch Mẹ, tôi được Mẹ dạy là trong mọi thử thách, Mẹ luôn luôn kết hợp với Chúa Giêsu, để trong đau khổ vẫn có ủi an, trong thất vọng vẫn có hy vọng, trong cô đơn vẫn có khích lệ, trong yếu đuối vẫn có sức mạnh, trong thánh giá vẫn có phục sinh. Tất cả đều nhờ có Chúa Giêsu ở cùng. 

  1. Như vậy, Mẹ dạy tôi là tôi được trở nên đẹp ý Chúa, không phải vì tôi là người tốt, nhưng chính vì Chúa là Đấng tốt lành. 
  1. Những gì Mẹ Maria đang gợi ý cho tôi về ngày 13 tháng 10 năm ấy và năm nay là một món quà quý, Mẹ ban cho tôi, đứa con bé nhỏ của Mẹ. Xin hết lòng cảm tạ Mẹ.

Với món quà này, tôi nhìn những biến chuyển của thời sự trên đất nước và Hội Thánh dấu yêu một cách tin tưởng. Ơn cứu độ sẽ đến từ trên cao. Trái tim Mẹ sẽ thắng. Sự thắng thế của Trái tim người mẹ sẽ rất lạ lùng.

Với món quà này, tôi cũng được Mẹ dạy là phải hết sức tỉnh thức, nhất là tỉnh thức trước mưu kế của quỷ dữ satan. Thánh Phêrô quả quyết:

“Satan là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi căn xé” (1Pr 5,5).

Những con cái Đức Mẹ sẽ bị satan như thú dữ mưu hại. Nhưng Mẹ Maria sẽ thắng nó (Kh 12,17).

Tôi tin chắc như vậy.

Long Xuyên, ngày 20.9.2016.

– –

Gm. GB Bùi Tuần

VÒNG TAY SONG NGUYỀN

Thông tin nối kết phục vụ các gia đình

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Email: vongtaysongnguyen@gmail.com

Cân bằng tuyệt vời

 Cân bằng tuyệt vời

Ngân An – Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho… | Facebook

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượ…

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !”

“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”

Quan điểm của bạn thế nào???

               [BONUS]
Một xã hội công bằng mang tính nhân bản là gì ?

Không nên khó chịu về việc chênh lệch giàu nghèo của một xã hội nào đó. Mà hãy hỏi xem ở xã hội đó người nghèo có đủ sống không ? Chất lượng cuộc sống của người nghèo có thực thụ là 1 cuộc sống dành cho con người không ? Đau bệnh có được chữa trị tận tình không ?
Và tiếp tục hỏi xem những người giàu cái giàu của họ có xứng đáng không ? Họ giàu bằng công sức – đầu óc của họ hay sự mánh mung, gian lận hay bất chính, phi pháp, ô dù ?

Ở xã hội đó cơ hội đỗ đạt, cơ hội thăng tiến có công bằng với tất cả không ? Hay chỉ thiên vị cho riêng nhóm người nào đó và con cháu của những ai đó. Và quan trọng nhất, là luật pháp và chính sách ưu đãi của nhà nước phải công bằng với tất cả, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, địa vị… trước pháp luật ai cũng bình đẳng như ai.

Chị Xuân Nguyễn gởi

Cũng Góp Đôi Lời Về Tình Hữu Nghị

 Cũng Góp Đôi Lời Về Tình Hữu Nghị

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tới bây giờ tôi mới biết là đã có thời mà người Hà Nội được nghe Liên Xô và Trung Cộng chửi nhau bữa một:

“Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Tôi cũng có “cái thú giải trí” tương tự vào những ngày hè (năm 1987) ở thành phố Sisophone, Cambodia. Từ đây, tôi nghe được rất rõ cả hai đài Hà Nội và Khmer Đỏ phát thanh bằng tiếng Việt.

Cả hai cũng “tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau” ra rả suốt ngày là “bọn phản động.” Theo đài phát thanh thứ nhất thì thủ phạm gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn diệt chủng cho dân tộc Cao Miên chính là bọn phản động khát máu Pol Pot và Ieng Sari, tay sai của bọn giặc bá quyền Bắc Kinh. Còn theo đài phát thanh thứ hai thì tập đoàn lãnh đạo phản động Hà Nội, tay sai của quan thầy Liên Xô, mới là thủ phạm gây ra một nước Kampuchea đau thương và tang tóc.

Lịch sử rồi cũng sang trang. Khmer Đỏ đã tan hàng. Nhà đương cuộc Hà Nội thì hết hung hãn từ lâu, và hiện đang mỗi lúc một thêm nhũn nhặn trong vòng tay anh bạn Trung Quốc vỹ đại. Hai nước Trung/Xô cũng không còn hục hặc.

BBC lại vừa loan báo một tin vui: “Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”

Tình cảm giữa các nước anh em XHCN (xa xưa) bỗng trở nên mặn mà, và nồng ấm thấy rõ. Thế giới vô sản lại trở nên đoàn kết như chưa thể hề có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.

Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng chỉ riêng nhà văn Nguyễn Đình Bổn thì không. Ổng buồn lòng thấy rõ, và phàn nàn quá xá:

Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.

Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…

Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!

Kể thì cũng có hơi bẽ bàng (chút đỉnh) và chỉ “hơi” thôi, chớ nói là “quá bẽ bàng” thì tui e là không hoàn toàn đúng. Tui cũng vô cùng lấy làm tiếc là đã không thể chia sẻ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn về cách so sánh (“như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa”) của ông:

Theo tôi thì đây là một cái tát của một thằng ma cô dành cho một con mụ thập thành, chứ chả phải là cô gái nhà nhà lành (vừa) bị người tình vũ phu phụ bạc. Có phải lúc nào người dân miền Bắc cũng được Đảng Nhà Nước “dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu” đâu?

Cũng có bữa đực, bữa cái; lúc này, lúc khác đấy chứ:

Khi Việt Nam kịch liệt lên án Liên Xô, chị Nona người Nga, giáo sư đại học ở ta, vợ Nguyễn Tài Cẩn, mấy lần mếu máo bảo tôi là đi đường chị vẫn bị người lớn trẻ con ném đá, và chửi “đ. mẹ con xét lại!” Dân Việt Nam say mê chính trị lắm, mà thể hiện chủ yếu bằng gạch đá và chửi tục, chị nói.

Nhân Nona nói đến gạch đá tham gia chống xét lại, tôi hi chị có biết quân đội 12 nước xã hội chủ nghĩa đá bóng với nhau ở Hà Nội hồi sắp ra Nghị quyết 9 không. Nona nói có, có nghe. Bảo kinh hoàng lắm.

Tôi nói chính tôi chứng kiến. Tôi cùng ngồi xem với Trần Đức Hinh cục trưởng điện ảnh và Khánh Căn, báo Nhân Dân, sau này thông gia với Tố Hữu. Hôm ấy quân đội Liên Xô đấu với ai đó, tôi không nhớ – hình như Anbani

Dần lại thấy có những bị cói và sọt đan kín phủ báo ở chân mấy người xem gần chỗ chúng tôi. Thì ra đựng đầy đá củ đậu. Trận đấu bắt đầu được chừng mười lăm phút, người xem ở khắp bốn phía sân vân động thình lình nhất tề nhè vào cầu thủ Liên Xô ném đá tới tấp. Ba chúng tôi kinh ngạc. Khánh Căn nói phong trào quăng đá này nhất định là phải có tổ chức từ trên rồi. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Ôi, tưởng đâu và tưởng ai? Chớ từ trên thì còn có nhiều vụ ngu xuẩn hơn nhiều. Sau khi ném đá củ đậu vào “bọn xét lại Liên Xô,” trên lại có sáng kiến độc đáo là ghi đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” vào hiến pháp cho nó khỏi quên. Đã thế, rồi còn giận cá chém thớt một cách rất tiểu nhân và bất nhân nữa:

Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1979, phòng tổ chức mời vợ tôi lên. Cuộc gặp mặt gồm Bùi Đình Phảng, bí thư đảng ủy, Nguyễn Đình Mão, phó bí thư kiêm bệnh viện phó, Nguyễn Gia Hòa, đảng ủy viên, trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cùng một số nhân viên …

Sau vài lời rào đón, Nguyễn Đình Mão bảo vợ tôi:

– Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra chiến sự, Chúng ta đang chống quân bá quyền, bành trướng Trung Quốc. Chị là người Việt, nhưng chồng chị là người Hoa. Chúng tôi đang giải quyết anh ấy nghỉ chế độ mất sức. Còn chị muốn tiếp tục công tác, chị phải làm đơn ly dị và trả lại 3 cháu cho anh ấy, nộp cho chúng tôi.

Vợ tôi bàng hoàng … Thấy vợ tôi im lặng, trưởng phòng tổ chức Nguyễn Gia Hòa an ủi:

– Chúng tôi muốn giúp đỡ, cho chị lối thoát chứ không có ý gì khác. (Lâm Hoàng Mạnh. Vui Buồn Đời Thuyền Nhân, Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia: 2011).

Cũng theo cung cách “giúp đỡ” này mà trên đã đứng ra tổ chức những chuyến vượt biên để cho những gia đình người Hoa có “lối thoát” thân:

Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.

Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. (Trần Vũ. Biển San Hô, Tuần Báo Trẻ, Dallas, Texas: 2015).

Đó là chưa kể “những chuyện độc ác đếu giả như lấy vàng bạc của người ta xong lại cho tàu đuối theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm. Chính con rể tôi nói đơn vị anh đã đi vớt thuyền nhân bị đắm tàu ở ngay tại bên kia cầu Sài Gòn, thường chờ cho qua phao zê-rô mới rút nút, vâng, đục thuyền ra cắm nút vào rồi đến lúc sẽ rút nút ra, nhưng lần ấy đem rút sớm quá, xác người nằm san sát nhau trên sông như củi rều vậy.” ( Đèn Cù II, sđd, trang 92).

Ấy thế mà không bao lâu sau trên lại mặt dầy, mày dạn lục tục kéo nhau sang Tứ Xuyên để dự Hội Nghị Thành Đô, rồi chữa hiến pháp để đổi lấy một liều thuốc an thần có tên là Bốn Tốt & Mười Sáu Chữ Vàng.

Ảnh: RFA

Chả ai được biết nội dung và những thoả thuận (hay thoả hiệp) của hội nghị này nhưng ai cũng rõ là Hà Nội đã không nhận được vàng (thật) như mong muốn. Thế nên trên lại quay ra ve vãn “những thế lực thù địch phương Tây” để có thể được vay vốn ODA, được dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, và cấm vận vũ khí sát thương … nhưng mồm vẫn cứ lu loa: Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan.

Với cái tính bữa đực/bữa cái, và cái thói lá mặt/lá trái như thế thì bị chúng “giáng cho những bạt tai nẩy lửa” là phải (giá) chứ có oan ức có oan ức gì đâu mà kêu than là “quá bẽ bàng!”

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Tuấn Khanh

30-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.

Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được  nói, bình luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly trong đêm diễn này .

Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là gần hết giới báo chí Việt Nam cũng đã ngoan ngoãn tuân lệnh. Thói quen chấp nhận sự kiểm duyệt gần nửa thế kỷ – tính từ sau tháng 4-1975 – khiến cái gọi là quyền lực thứ tư của một quốc gia đã biến thành một đám học trò nhỏ, chỉ còn biết giương mắt vô thanh nhìn đời. Cũng ngay trong thời gian đó, báo giới Việt Nam rầm rộ ra vẻ phẫn nộ, viết về chuyện những người bán vé số bị phạt tiền vì lỡ bán vé số ngoại tỉnh. Thế nhưng họ không nhận ra, hay không dám nhận ra rằng, cấm nói về một buổi diễn được phép, cũng không khác gì cấm bán vé số hợp pháp trên quê hương mình.

Tôi tự hỏi, không biết bà Khánh Ly có biết chuyện này hay không. Và nếu biết, bà sẽ nghĩ gì? Năm 2015, khi được hỏi rằng nếu không được hát ở Sài Gòn, bà có buồn không – Khánh Ly từng cười, lắc đầu, nói rằng “khán giả ở mọi nơi, em à”. Quả đúng là con người ở đâu cũng vậy, văn hóa ở đâu cũng vậy. Nhưng với người cộng sản với sự thù ghét tự do thâm căn cố đế trong tim họ, thì không phải ở đâu cũng vậy.

Kiểm duyệt Khánh Ly chỉ là câu chuyện nhỏ của những điều ngang trái vẫn hiện ra trên đất nước này, tựa lời nguyền Bloody Mary trong gương – như lời nhắc rằng cuộc sống bình yên chỉ là ảo tưởng, bởi địa ngục là một điều có thật.

Ít có ai nhận ra rằng kiểm duyệt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã quen thuộc, đã trở thành như máu thịt. Mỗi một người làm báo đều có sẳn một mạch máu hình thắt cổ chai từ trái tim đến não. Khó mà đếm được có bao nhiêu người sống bằng nghề viết đã bật ra một ý tưởng thơ mộng hay tự do từ trái tim, nhưng đã tự bóp chết nó khi được dẫn lên đến não. Và rồi con chữ hay ý nghĩa viết ra đã bị cắt mất, tật nguyền và nhạt nhẽo như chính cuộc đời của họ.

Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.

Có lần, khi còn được ngồi cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn, ông than thở rằng một bài hát của ông bị kiểm duyệt ở Sở văn hóa thông tin thành phố, chữ “phu quân” trong vần điệu một người nữ hát về chồng mình, bị bắt phải thay bằng chữ khác. “Họ nói ‘phu quân’ có thể ám chỉ đến lính VNCH”, nhạc sĩ Thanh Sơn kể. Tôi không biết về sau thì ông có phải cam lòng thay chữ ấy hay không, nhưng lúc đó, tôi chỉ có thể nói với ông rằng khi những người cộng sản kiểm duyệt, giống như họ tự đọc lời nguyền Bloody Mary, tự mở cửa địa ngục và chỉ còn nhìn thấy thế gian này bằng sự tăm tối trong trái tim họ, chứ không bằng ánh mắt con người.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có lần kể rằng ông có bài hát về mẹ. Người mẹ đó ngồi trước biển nhớ con, mong con về. Ấy vậy mà ông từng bị chất vấn rằng có phải viết bài hát ấy có ý dành cho những người đi vượt biên hay không.

Kiểm duyệt như một con quái vật. Sự chịu đựng và cố vặn vẹo mình để có thể sống được trong thế giới kiểm duyệt, đã nuôi lớn con quái vật ấy. Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.

Chẳng lẽ tất cả những người cầm bút, tất cả những con người được học tiếng Việt, tiếng Anh và sắp tới và tiếng Hán… không ai nhận ra rằng con quái vật kiểm duyệt suy nghĩ và hành động trong xã hội này đã lớn đến mức nào? Khó mà đong đo được, nhưng có thể nhìn thấy rõ nhất là con quái vật đó ăn tươi nuốt sống nhân cách và linh hồn của không ít người, khiến khi họ thể hiện đã có thể thấy ngay đó là những người Việt xã hội chủ nghĩa hèn hạ và vô liêm sỉ.

Khi một tay công an mặc thường phục, không xuất trình thẻ ngành, hành động như một tên đầu gấu ngõ chợ tấn công các phóng viên ở huyện Đông Anh, điều thấy được là toàn bộ hệ thống quyền lực thứ tư ở Việt Nam đã như hú lên những tiếng kêu đau thương cho số phận của mình, chứ không giống như sự phản ứng của một nền báo chí có đủ ý chí lẽ thường . Ngay cả khi Công an quận Tây Hồ nói ngược nói xuôi, bẻ cong cả không gian và thời gian mà không cần bất kỳ một chứng minh vật lý nào, báo chí Việt Nam cũng chỉ yếu ớt phản ứng và dè chừng. Chấp nhận kiểm duyệt thái độ sống bình thường và quen sợ hãi trong bầu không khí kiểm duyệt, đã làm nhu nhược trí thức Việt Nam và báo chí Việt Nam một cách quặn đau.

Ngày 27 tháng 9/2016, có hơn 500 người dân đi nộp đơn đòi công lý từ thiệt hại bởi nhà máy Formosa – một câu chuyện của công lý và sự thật rất đỗi bình thường trên đất nước này nhưng trong nhiều ngày liền, sự kiện lịch sử đó vẫn là một khoảng trống bao la trên các trang báo. Bạn hãy tự hỏi xem, một vài phóng viên bị đánh mà giới báo chí còn đau yếu như vậy, thì làm sao cái gọi là quyền lực thứ tư của Việt Nam có đủ sức mạnh và lòng tự trọng để nói về 500 đồng bào mình đang khắc khoải với tương lai?

Những điều bình thường và đúng với Hiến pháp Việt Nam, mà con người Việt Nam hôm nay vẫn không dám gọi đúng tên, mô tả đúng việc thì mai sau, tinh thần và nguyên khí của dân tộc trong chế độ này sẽ tật nguyền đến mức nào? Bao nhiêu con chữ của câu hỏi này, xin được đánh từng ấy tiếng vào tiếng trống Đăng Vân để kêu oan cho số phận của dân tộc này vậy.

Ngày 5/3/1969, để đòi chính quyền miền Nam Việt Nam phải bãi bỏ chính sách với kiểm duyệt xuất bản, đã có hơn 100 nhà văn, dịch thuật, biên khảo, phê bình… cùng ký tên, trong đó có phần ghi rằng “kinh nghiệm từ nhà nước Cộng sản Tiệp Khắc đã cho thấy rằng sự cấm đoán, bưng bít, không bao giờ giải quyết được một vấn đề, mà chỉ làm cho vấn để ấy trầm trọng thêm đến một mức độ tai hại nhất…” Bản đồng ký tên này, có Sơn Nam, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Cung Tiến…

Tôi đang tự hỏi – hay tự mình mơ – về một 100 nhà báo ăn lương nhà nước cùng ký tên để phản đối công an nói riêng, và chính quyền nói chung hành xử tàn bạo với nghề làm báo. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ để nhớ về quá khứ, nơi nhân dân bị xét là phải sống trong một chế độ đồi trụy và tay sai, nhưng chứng cứ cho thấy họ vẫn rất lành lặn về tinh thần và nhân cách.

Mọi thứ không đơn giản như bạn thấy. Hãy nhìn lại cách kiểm duyệt Khánh Ly, cách cấm bán vé số ngoại tỉnh, cách thay đổi và mài giũa chữ nghĩa để phục vụ… và cả những cách mà chúng ta quen dần giả lơ, từ chối sự thật, quen tự cắt gọt mình để nằm vừa trong sự chiếc quan tài kiểm duyệt mỗi ngày. Hãy nghĩ, cho bạn và chính con cái của bạn.

Chắc rồi có lúc bạn sẽ nhận ra, tôi hy vọng vậy. Chúng ta hay truyền thông trên đất nước này, cũng giống như những người bán vé số sợ hãi, chỉ còn quẩn quanh với niềm hy vọng nhỏ nhoi ở nơi mình đang sống, chứ không dám chạm vào hay cầm giữ một niềm hy vọng nào xa hơn lằn ranh mà người ta đã vạch sẳn cho mình. Trái tim cùa quyền lực thứ Tư thoi thóp đập trong một thân thể cường tráng. Trái tim đau bệnh, mòn mỏi bởi những lằn ranh.

LIÊN ĐỚI

LIÊN ĐỚI

 ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Toàn cầu hóa đã giúp nhân loại phát triển tình liên đới.  Nhân loại trở nên một cộng đồng sinh mệnh.  Sự an nguy không còn của riêng ai mà là của tất cả mọi người.  Cứu người chính là cứu mình.  Vì một thảm họa nếu không sớm được ngăn chặn, sẽ mau chóng lan tràn khắp thế giới.  Liên đới đang trở thành đức tính không thể thiếu được trong đời sống hiện tại.  Nó không chỉ là một việc làm thiện nguyện mà còn là một nhiệm vụ cấp bách của mọi công dân trên hành tinh.  Biết sống liên đới, nhân loại đang đi vào con đường Phúc Âm.

lien-doi

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc đến tình liên đới.  Phải liên đới vì mọi người đều là anh em với nhau.  Phải liên đới vì đó là điều kiện vào Nước Trời.

Bài Phúc Âm hôm nay cho ta thấy điều đó.  Có lẽ khi đọc bài dụ ngôn này, có nhiều người bất mãn tự hỏi: “Ông nhà giàu đâu có tội gì mà phải xuống hỏa ngục.  Ông không gian tham, trộm cắp, bóc lột. Tiền của do công sức mồ hôi nước mắt ông làm ra, ông có quyền ăn xài chứ?  Giàu có đâu phải là tội?”

Vâng, giàu có đâu phải là một tội.  Tuần trước Chúa Giêsu đã cho ta thấy giá trị tích cực của tiền bạc khi dạy ta hãy dùng tiền của mua lấy bạn hữu để họ đưa ta vào cuộc sống vĩnh cửu.  Tiền bạc, nếu biết sử dụng, sẽ có giá trị tích cực.  Nhưng nếu không biết sử dụng, sẽ trở thành nguy cơ.

Nguy cơ thứ nhất: tiền bạc có thể mê hoặc tâm hồn.

Khi đó tiền bạc sẽ trở thành sợi dây trói buộc.  Tâm hồn mê tiền bạc giống như con chim bị cột, không cất cánh bay cao, bay xa được.  Đó là trường hợp chàng thanh niên đạo đức trong Phúc Âm.  Anh đến hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để được sống đời đời.  Anh muốn vươn lên, muốn tiến bộ trên đường đức hạnh.  Nhưng tiền bạc đã ngăn cản bước tiến của anh.  Chúa Giêsu cất tiếng gọi anh.  Nhưng tiền bạc đã trói buộc bước chân.  Và anh bỏ cuộc quay về.  Đành cam chịu với nếp sống tầm thường xưa cũ.

Nguy cơ thứ hai: tiền bạc dễ làm cho trái tim thành xơ cứng, chai đá.

Người có nhiều tiền bạc dễ rơi vào tình trạng tự mãn.  Tự mãn với những gì mình có, người giàu sẽ không cần tới ai khác và vì thế sẽ không chú ý đến những người chung quanh.  Đó là trường hợp ông nhà giàu trong bài Phúc Âm hôm nay.  Ông có nhà cao cửa rộng, mặc toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.  Chỉ mải mê hưởng thụ, ông không có thời giờ nghĩ đến người khác.  Ladarô nằm thoi thóp bên cửa nhà mà ông không nhìn thấy.  Ladarô có rên rỉ vì đau đớn, đói khát ông cũng không nghe thấy.  Tự mãn đã khiến trái tim ông khép chặt lại, biến ông thành vô cảm trước những đau khổ của tha nhân.  Những mẩu bánh dư thừa, ông đâu có tiếc gì.  Thế nhưng ông chẳng có thời giờ nghĩ đến Ladarô.  Và người ta vất những mẩu bánh dư thừa vào thùng rác trong khi Ladarô mơ ước được những mẩu bánh dư ăn cho đỡ đói.  Tự mãn đã biến ông nhà giàu thành ích kỷ, thiếu tình liên đới.

Nguy cơ lớn nhất mà tiền bạc có thể dẫn tới: đó là làm cho ta mất hạnh phúc đời đời.

Hạnh phúc trên Nước Trời là một cuộc sống hiệp thông trong tình yêu của Chúa Ba Ngôi.  Tình yêu của Chúa Ba Ngôi là một tình yêu dâng hiến trọn vẹn.  Cho đi tất cả để nhận lãnh được tất cả.  Những người ích kỷ không biết cho đi, không biết chia sẻ, không thể tham dự vào sự sống hiệp thông này.  Vì thế, người ích kỷ là người tự chọn con đường xuống hỏa ngục.  Kẻ khép cửa lòng trước nỗi khốn cùng của tha nhân, là người tự đào huyệt chôn mình.  Người sống thiếu tình liên đới là người tự trục xuất mình ra khỏi Nước Trời.

Bây giờ thì chúng ta hiểu tại sao ông nhà giàu lại bị đày đọa trong hỏa ngục.  Ông nhà giàu không có tội gì.  Ông chỉ có tội thiếu sót: thiếu sót tình liên đới, thiếu sót sự chia sẻ.  Trước đây ông đóng kín cửa để tự ngăn mình với Ladarô.  Nay cánh cửa đó biến thành vực sâu thăm thẳm chia cắt hai người. Trước kia ông chỉ cần xoay nắm mở cửa là gặp được Ladarô.  Nay ông không tài nào vượt qua được vực thẳm ngăn cách.  Trước kia ông nghĩ sẽ không bao giờ cần tới Ladarô.  Nay ông biết mình cần Ladarô cho mình một giọt nước thì đã trễ.  Tình liên đới nếu không tạo lập ở thế gian, khi chết rồi sẽ không còn cơ hội nữa.

Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy ta biết: Ta sống trong cuộc đời không đơn lẻ, nhưng sống với người khác.  Người ta không phải là những đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.  Trái lại vận mệnh chúng ta đan xen vào nhau.  Vì thế trách nhiệm liên đới là không thể thiếu được.  Do đó cần phải quan tâm đến những người chung quanh mình.  Sự quan tâm này không phải tự nhiên có được, nhưng phải tập luyện hằng ngày.  Phải rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh ngộ bất hạnh.  Phải rèn luyện một trái tim quảng đại sẵn sàng chia sẻ với những anh em thiếu thốn.

Lạy Chúa, xin mở mắt con để con nhìn thấy Chúa trong những anh em sống chung quanh con.  Xin mở tai con để con nghe được tiếng họ đang than van đau khổ.  Xin mở trái tim con để con biết chia sẻ với mọi người những niềm vui, nỗi buồn của họ. Amen.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 Langthangchiêutim gởi