Đôi nét về Trường LƯƠNG VĂN CAN

Lương Văn Can added a post from October 20 to her timeline.
Đôi nét về Trường LƯƠNG VĂN CAN

I. Quá trình thành lập và phát triển trường THPT Lương Văn Can

– Trường được thành lập từ năm 1966 với tên gọi là trường TRUNG HỌC CỘNG ĐỒNG QUẬN 8. Hiệu trưởng là thầy Uông Đại Bằng lúc đó mới 27 tuổi.
– Các em học sinh đầu tiên đã nhập học vào thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 1966.
– Năm 1967 – 1968, tên đầy đủ của trường là Trường TRUNG HỌC CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ TỔNG HỢP QUẬN 8: Cộng đồng là theo tinh thần cộng đồng, Đô thị là do có qui chế đô thị và Tổng hợp là vì dạy chương trình học có thêm một số môn tổng hợp.
– Năm 1972, hội đồng Giáo sư đã quyết định lấy ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày hội truyền thống của trường.
– Năm 1974 – 1975, trường đổi tên là trường THPT LƯƠNG VĂN CAN.

II. Tiểu sử cụ Lương Văn Can (1854 – 1927).

– Cụ Lương Văn Can, sinh năm 1854 mất năm 1927, người làng Nhị Khê tỉnh Hà Đông, đậu cử nhân Nho học nhưng đã từ chối sự bổ dụng của Nam triều và Pháp.
– Đầu thế kỷ 20, hưởng ứng phong trào Duy Tân vào tháng 3/1907, cụ đã cùng các nhà khoa bảng Nho học, Âu học thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội tại nhà riêng (số 4 Hàng Đào) làm Hiệu trưởng vừa kiêm ban tu thư (soạn bài, in thạch bản phát cho học sinh).
– Đông Kinh Nghĩa Thục là một Trường tư nhưng miễn phí, toàn bộ giáo ban đều là những thức giả Duy Tân yêu nước. Trường chủ trương nâng cao dân trí bằng những môn học thực dụng như: Sử Ký, Địa Lý, khoa học …, bài trừ hủ tục, chống óc khoa cử, hủ nho. Mục đích sâu xa của trường là thông qua các bài giảng, hun đúc lòng yêu nước và khích lệ tinh thần đấu tranh giành độc lập (trường cũng đồng thời là cơ sở liên lạc sĩ phu trong nước với phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ở hải ngoại).
– Nhận biết mục đích của trường và thấy ảnh hưởng của trường ngày càng lan rộng, 9 tháng sau (12/1907), thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.
Cụ Lương Văn Can bị bắt đưa đi an trí ở Nam Vang. Đến năm 1924 cụ mới được đưa về Hà Nội và tạ thế tại đây.
– Cụ Lương Văn Can là nhà ái quốc đồng thời là nhà cách mạng đầy tâm huyết đã đóng góp trọn vẹn cuộc đời, gia sản và cả con cháu (ông Lương Ngọc Quyến) cho phong trào cách mạng tân văn hóa và giải phóng dân tộc đầu thế kỷ 20 ở nước ta.

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

From :   Thuong Phan shared Dương Quốc Chính‘s post.
Image may contain: 1 person
Dương Quốc Chính

NƯỚC ZIMBABWE VÀ TỔNG THỐNG MUGABE

Năm 2000, ông này đã từng trúng giải đặc biệt trị giá 100 000 đô Zimbabwe, gấp khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của đất nước. Ông TT Zimbabwe từ năm 1980 này thật may mắn! Đất nước Zimbabwe lạm phát kinh khủng thế nào dưới thời ông này nắm quyền thì mọi người biết rồi, lên tới 100.000% và hơn nữa, do nhà nước không dám thống kê! Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 94%.

Nhưng ít người để ý là TT Mugabe từng là anh hùng giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân Anh. Zimbabwe nguyên là thuộc địa của công ty Nam Phi của Anh – tương tự công ty Đông Ấn ở Ấn Độ. Những người da trắng ở đây đã từng tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, tương tự Nam Phi và Mỹ, nhưng không được nước nào công nhận. Người da đen tổ chức chiến tranh du kích để đánh đuổi người da trắng và nước Zimbabwe ra đời vào năm 1980, bằng đàm phán, do Mugabe, 1 lãnh tụ du kích, làm TT. Sau khi “cướp chính quyền” TT Mugabe đã thẳng tay đàn áp phe đối lập đã sát cánh cùng mình để giành độc lập (có 2 nhóm du kích liên minh với nhau, Mugabe lãnh đạo 1 nhóm). Mugabe soạn thảo hiến pháp, tự xưng làm TT, năm 1990 ông xóa bỏ thượng viện và biến Zimbabwe thành 1 quốc gia độc đảng.

Sau khi nắm trọn quyền lực, Mugabe thi hành chính sách kinh tế kế hoạch, nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, kiểu XHCN, giành đặc quyền kinh tế cho phe nhóm ủng hộ ông. Dĩ nhiên nền kinh tế đó phải khủng hoảng khiến ông mất dần uy tín và phải ngồi lại ghế TT bằng cách gian lận bầu cử.

Để giành lại uy tín, Mugabe dùng các biện pháp dân túy như tấn công các chủ sở hữu đất là người da trắng, cướp đất để xung công, chính là cải cách ruộng đất. Hành động này được lãnh đạo bởi hội cựu chiến binh và cho nhóm này được hưởng đặc quyền từ tài sản cướp được. Tuy nhiên, giải pháp này không thể cứu vãn nền kinh tế. Chính phủ phải in tiền ra để chi tiêu dẫn đến siêu lạm phát kể trên. Mệnh giá đồng tiền lên tới 10ng tỷ đô la! Lạm phát tạm thời ổn định khi CP vô hiệu hóa đồng tiền bản địa, dùng đô la Mỹ thay thế. Nền kinh tế của Zimbabwe năm 2009 quay về tương đương với năm 1953, còn tệ hơn thời thực dân.

Rất tiếc là chính quyền của ông Mugabe vẫn đang tồn tại.

Nguồn gốc ngày phụ nữ Việt Nam 20/10

Hung Tran and Thomas Trung shared Lê Công Định‘s post.

Lê Công Định

Nguồn gốc ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 như sau:

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt (tham khảo Wikipedia).

Không chỉ riêng ngày này, mà tất cả những ngày lễ hoặc kỷ niệm nào khác của nhà nước này, đối với tôi đều vô nghĩa. Không phải tôi thù hằn hay căm ghét gì họ, mà đơn giản là bởi từ lâu đối với tôi chế độ này không chính danh, do không được toàn dân Việt Nam bầu chọn dân chủ.

Đã không chính danh thì mọi sự kiện lịch sử, thể chế pháp lý, chức vụ công quyền và lá cờ đỏ sao vàng của chế độ chính trị này đều vô giá trị trong mắt tôi. Tất nhiên, tôi đành phải sống ở đây và đành chấp nhận sự hiện diện của nhà nước này, bởi tôi không có lựa chọn khác ngoài điều duy nhất là muốn sinh sống tại Tổ Quốc mình.

Và vì không có lựa chọn khác, nên tôi muốn hệ thống nhà nước cộng sản biến khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, để tôi có thể sống thực sự tự do trên quê hương, mà không phải nhìn thấy cái quái thai đó hàng ngày.

Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại

Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

Tuongnangtien

RFA

Ở tù về chiều hôm trước, sáng hôm sau ông công an khu vực đã ghé “thăm” và nhắc nhở đôi điều cần thiết:

  • Vì không có hộ khẩu ở thành phố nên tôi sẽ phải đi kinhtế mới.
  • Trong khi chờ đợi, bắt đầu từ ngày mai phải sắm  “một cuốn sổ đi lại.” Khi đi đâu phải ghi ngày giờ khởi hành với chữ ký xác nhận của tổ trưởng dân phố, và đến đâu cũng phải có sự xác minh của người ở nơi đó.
  • Mỗi tuần phải mang sổ lên phường để kiểm tra.

Nghe xong, mẹ tôi lặng lẽ móc túi đưa cho thằng con hai đồng cùng lời dặn:

  • Mua cái bút nữa con ạ. Đi đâu, đến đâu cũng phải nhờ người ký thì dắt viết theo luôn cho nó tiện …
  • Dạ.

Tôi cầm tiền bước ra khỏi nhà, ghé vào một cái quán nhỏ mua một ly rượu trắng và mấy điếu Vàm Cỏ. Ực xong ly rượu, tôi châm điếu thuốc rồi lủi thủi đi và đi luôn cho đến bây giờ.

Năm ấy, tôi hai mươi sáu tuổi.

Hai năm sau tôi bò đến được một trại tị nạn ở Thái Lan (tả tơi, ủ dột, eo xèo, và bèo nhèo như một cái mền Sakymen ngấm nước)   vào đúng ngày sinh nhật của mình.

Hôm nay tôi hăm tám
Sáng tôi cầm gương soi
Tôi nhìn tôi bối rối
Tôi tưởng mình bốn mươi

Bây giờ thì tôi đã ngoài sáu mươi, đã sống gần hết đời (và tàn đời trong ngõ hẹp) ở xứ người nhưng chưa bao giờ bước chân trở lại chốn xưa – dù đôi lúc cũng nhớ nhà và nhớ quê muốn ứa nước mắt luôn. Bố mẹ tôi đều tự an ủi rằng vì “thằng con có số xa nhà” nên cả hai đành lặng lẽ từ trần trong cô quạnh!

Kiếp sống chung thân biệt xứ của tôi, xem ra, chả có gì là thú vị. Tuy thế, theo blogger Song Chi:

“Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại. Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber … cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam.

Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển…nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp giết hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng v.v…

Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa-thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.

Đây không phải là lần đầu, ngược lại, rất nhiều lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!”

Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai gợi ra ý niệm “tị nạn niềm tin,” và blogger Lam Thủy  gọi đây là “một cuộc di cư đau lòng.” Dù “đau” nhưng nhà văn Dương Thu Hương vẫn khẳng định: “Trong thâm tâm, ai cũng mong ‘Thoát Việt!’, ra khỏi mảnh đất bùn lầy tối tăm này bằng mọi giá.”

Sự thực, cũng không hẳn thế. Không phải “ai cũng muốn thoát khỏi mảnh đất bùn lầy tôi tăm này.”  Vẫn có những người quyết định, và quyết liệt, với một thái độ sống (hoàn toàn) khác: Dù thế nào cũng ở lại đây!

Tranh: Tuấn Khanh

Cái giá của sự lựa chọn dũng cảm này, tất nhiên, không rẻ. Ngày 10 tháng 10 vừa qua, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) cho biết:

“Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – tức Mẹ Nấm đã bị công an bắt khẩn cấp trái phép với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 bộ luật hình sự.

Blogger Mẹ Nấm là người hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, cải thiện dân sinh, chủ quyền biển đảo trong nhiều năm qua và là người được tổ chức Civil Rights Defenders trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015.

Trong suốt thời gian gần đây, blogger Mẹ Nấm đã tập trung nỗ lực tranh đấu của mình vào việc bảo vệ môi sinh, tố cáo Formosa và những dự án có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường. Đây là những hoạt động dẫn đến việc công an bắt giam khẩn cấp blogger Mẹ Nấm.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người mới nhất, chứ không phải là duy nhất, vừa bị bắt giữ tại Việt Nam. Ba tuần lễ trước đó, một phụ nữ khác cũng đã bị mang ra xét xử với với cáo buộc gây rối trật tự công cộng – theo tin của BBC:

“Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam trong lúc một số người ủng hộ bà bị câu lưu.

Bà Cấn Thị Thêu, người từng bị bắt vì đấu tranh giữ đất trong vụ ‘dân oan Dương Nội’, lại bị công an bắt tháng 6/2016 do ‘gây rối trật tự công cộng’ ở Hà Nội.

Hôm 20/9, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều người giăng biểu ngữ đòi trả tự do cho bà Thêu bên ngoài phiên tòa.”

Ảnh: Trịnh Bá Phương

Nếu “dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại” thì những kẻ lựa chọn ở lại, và sẵn sàng đối mặt với cường quyền (như bà Cấn Thị Thêu và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Bởi vậy, biên tập viên Mặc Lâm nêu ra câu hỏi:

  • Sau Mẹ Nấm là ai?

Trong một xã hội mà tất cả các thành viên đều là “tù nhân dự khuyết” thì kẻ kế tiếp có thể là bất cứ ai. Tuy thế, sự “rủi ro” này đã được tiên liệu và chấp nhận một cách bình thản nhiên – như lời của blogger Phạm Thanh Nghiên:

“Từ lúc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, số lần tôi nhận những tin nhắn đe doạ bị bắt, bị đánh gia tăng một cách đột biến.

Dạ xin kính thưa các loại đe doạ. Tôi biết, tôi biết là tôi hay bất cứ cựu TNLT nào cũng có thể trở lại nhà tù lần 2, thậm chí lần 3.

Điều này tôi đã xác định được ngay khi bước chân khỏi nhà tù Trại 5 Thanh Hoá rồi. Nói thẳng là tôi thích ở ngoài hơn, không thích đi tù. Nhưng nếu phải trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ mà phải trở lại nhà tù một lần nữa, xin sẵn lòng.”

Dù “đất nước như một con thuyền đang đắm” nhưng bao giờ ở Việt Nam vẫn còn những vị nữ lưu vì “tự do, công bằng và dân chủ” mà “sẵn lòng … trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ thì dân Việt hy vọng vẫn còn đường thoát.

Mảnh đất này, tất nhiên, cũng có những công dân nam giới. Tuy nhiên, vì bài viết đã khá dài; vả lại, tui cũng sắp có độ nhậu (đang nóng như hơ) nên xin tạm ngưng tở nơi đây – kẻo trễ hẹn!

Cần có lộ trình đóng cửa Thủy điện Hố Hô

Cần có lộ trình đóng cửa Thủy điện Hố Hô

Nam Nguyên, RFA
2016-10-19

Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh.

Courtesy of DanTri

Giới khoa học và luật gia kêu gọi dừng hoạt động dỡ bỏ nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là  một công trình nhỏ, nhưng việc vận hành xả lũ trong mùa lũ đã góp phần gây thiệt hại lớn lao cho 11 xã ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh vào trung tuần tháng 10 vừa qua.

Nhiều rủi ro

Giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, kêu gọi tiến tới một lộ trình chấm dứt hoạt động của nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Trao đổi với Nam Nguyên vào tối 18/10/2016, Giáo sư Vũ Trọng Hồng nói rằng, trong 10 năm vừa qua Việt Nam đã làm hàng trăm thủy điện nhỏ. Quốc hội đã loại bỏ hơn 400 thủy điện nhỏ trong quy hoạch, nhưng Nhà nước vẫn duyệt một số dự án cho làm trong đó có Hố Hô.

Theo Giáo sư Vũ Trọng Hồng, thủy điện nhỏ đóng góp cho nguồn năng lượng không nhiều, công suất dưới 30MW, trong lúc thủy điện lớn là hàng nghìn MW. Thủy điện nhỏ như Hố Hô là do chính Bộ Công thương đề nghị Nhà nước phê duyệt, cho nên bây giờ phải tìm cách giải quyết một cách thỏa đáng. Từ Hà Nội, Giáo sư Vũ Trọng Hồng tiếp lời:

“Theo tôi, những thủy điện nhỏ này có nhiều rủi ro lắm, dung tích của nó rất nhỏ cho nên lũ về mà đã tích nước rồi thì nó sẽ nguy cấp phải xả nhanh, chứ không thể như thủy điện lớn được.

Nhà nước nên xem xét những thủy điện nhỏ này, xếp nó vào danh mục những công trình có rủi ro lớn và phải lập một lộ trình để dừng không hoạt động nữa.
GS Vũ Trọng Hồng

Thủy điện lớn mùa lũ người ta tích, mùa khô xả, nhưng thủy điện nhỏ tích ngày nào là phải xả luôn. Đó chính là nhược điểm lớn nhất của thủy điện nhỏ.

Vì thế ngay lúc này, theo tôi Nhà nước nên xem xét những thủy điện nhỏ này, xếp nó vào danh mục những công trình có rủi ro lớn và phải lập một lộ trình để thủy điện này người ta dừng không hoạt động nữa…”

Theo thông tin của VietnamNet, tại nhà máy thủy điện Hố Hô sáng ngày 18/10/2016, trong khi thảo luận với tổ điều tra và chủ đầu tư Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng xác định rằng, không có thủy điện Hố Hô cũng không ảnh hưởng ngành điện.

Theo đó Hố Hô là nhà máy rất nhỏ, chỉ 14 MW, không có khả năng cắt lũ, có hay không có thì hệ thống điện Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu Hố Hô vận hành không tốt, ảnh hưởng mấy chục nghìn hộ dân hạ du thì là vấn đề rất lớn.

Tuy vậy theo VnExpress, cùng có mặt tại nhà máy thủy điện Hố Hô sáng 18/10/2016, ông Đỗ Đức Quân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng Lượng cũng thuộc Bộ Công thương lại bảo vệ việc thủy điện Hố Hô trong vụ xả lũ từ ngày 13/10 vừa qua, góp phần nhấn chìm vùng hạ du bao gồm 11 xã của huyện Hương Khê Hà Tĩnh là chấp nhận được.

Ông Quân cho rằng nếu Hố Hô không mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong trận mưa lớn vừa qua thì có thể xảy ra vỡ đập gây hậu quả khôn lường.

Thủy điện Hố Hô là một sai lầm

Luật sư Ngô Ngọc Trai, thuộc nhóm luật sư vừa kiến nghị Đảng và Nhà nước xem xét xử lý hình sự vụ thủy điện Hố Hô xả lũ gây thảm họa, nói với chúng tôi là cần xem qui trình xả lũ của thủy điện Hố Hô có nội dung như thế nào, do cơ quan thẩm quyền nào phê duyệt. Từ Hà Nội Luật sư Ngô Ngọc Trai tiếp lời:

Phải đình chỉ hoạt động và đập bỏ thủy điện đó đi. Không thể chấp nhận nó gây thiệt hại hai mươi mấy người chết và không biết đã chôn vùi bao nhiêu tài sản của dân như thế được.
LS Ngô Ngọc Trai

“Ta xem là việc xả lũ ở đấy đã đúng hay không đúng với qui trình đó. Nếu như ông giám đốc nhà máy thủy điện nói là đã làm đúng thì tôi cho là phải xem xét lại. Vì nó làm đúng mà nó gây hại như thế thì nếu làm sai thì nó gây hại đến đâu. Tốt nhất là không nên để tồn tại thủy điện đó nữa.

Thế còn các cán bộ người ta đang kiểm tra về thủy điện đấy thì tôi không rõ người ta phát biểu như thế nào, nhưng đại để tôi cho là phải xử lý nghiêm, cần thiết phải đặt ra vấn đề đình chỉ hoạt động và đập bỏ thủy điện đó đi. Không thể chấp nhận nó gây thiệt hại hai mươi mấy người chết và không biết đã chôn vùi bao nhiêu tài sản của dân như thế được.”

Được biết công trình thủy điện Hố Hô có tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc thuộc Công ty Điện lực 1 làm chủ đầu tư. Công trình gồm hai tổ máy có công suất 14 MW; dung tích hồ chứa 38 triệu m3; diện tích lưu vực lòng hồ khoảng 300 km2.

Tương tự các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, hồ Hố Hô không có thiết kế phòng lũ cho hạ du. Đặc thù của thủy điện Hố Hô là thân đập và nhà máy đặt trên địa bàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Bình, nhưng toàn bộ lòng hồ và hệ thống xả lũ lại nằm trên địa bàn xã Hương Liên, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.

Được biết kể từ khi đưa vào vận hành năm 2010 cho đến nay, Thủy điện Hố Hô được mô tả là nỗi kinh hoàng của người dân hạ du, bao gồm 11 xã huyện Hương Khê Hà Tĩnh. Báo mạng Pháp Luật ngày 18/10/2016 dẫn số liệu thống kê của huyện Hương Khê cho biết, sau khi có thủy điện Hố Hô vùng hạ du đã  gánh chịu ba lần lũ chồng lũ, thiệt hại nhân mạng 20 người dân bị chết và mất tích, thiệt hại nhà cửa tài sản mùa màng rất lớn.

Cần có lộ trình đóng cửa

Cùng với kiến nghị khai tử công trình Thủy điện Hố Hô của giới luật sư, Giáo sư Vũ Trọng Hồng đề xuất giải pháp thực tế là thiết lập lộ trình đóng cửa nhà máy thủy điện này. Giáo sư Vũ Trọng Hồng giải thích tính khả thi của đề xuất. Ông nói:

“Chúng ta phải học tập như nước Mỹ, khi đã phát triển rồi thì những thủy điện nhỏ cho ngừng hoạt động và phải tháo bỏ để trả lại môi trường sinh thái. Nhưng không nên dừng ngay lúc này, vì nguồn vốn họ vay thì họ phải phát điện để trả nợ.

Theo tôi, nếu Nhà nước đặt họ vào  danh sách rủi ro thì phải có lộ trình khi nào họ phải chấm dứt, quy định khi nào hoàn vốn thì phải chấm dứt. Nếu như muốn chấm dứt sớm thì Nhà nước phải bù trả cho họ một khoản chi phí tín dụng, những vốn vay chưa trả được thì phải kéo dài thời hạn tín dụng và hạ lãi suất, miễn giảm thuế như thuế giá trị gia tăng… để họ mau chóng hoàn vốn và chấm dứt không hoạt động như bây giờ nữa.”

Theo Giáo sư Vũ Trọng Hồng, trong khi chờ đợi một lộ trình để chấm dứt tất cả những thủy điện nhỏ và có nhiều rủi ro như thủy điện Hố Hô, trước mắt phải nỗ lực để giảm thiệt hại cho người dân vùng hạ du, như thực hiện đào tạo cơ bản cho các chủ đầu tư thủy điện, trang bị phần mềm để tiếp cận các phương pháp tính điều tiết.

Hơn nữa cần đào tạo cán bộ cho các thủy điện nhỏ để trong mùa lũ tích nước như thế nào, cũng như phải biết nhận định thông tin thủy văn để xử lý.

Hãng xe Mai Linh trước cơn phẫn nộ đang bùng lên trong dân chúng

Hãng xe Mai Linh trước cơn phẫn nộ đang bùng lên trong dân chúng

1. Từ khước

LS Lê Văn Luân

Taxi Mai Linh chắc hẳn còn nhớ vụ Tân Hiệp Phát điêu đứng bằng việc chịu thiệt hại hơn 7.000 tỷ chỉ trong vài tháng vì vụ con ruồi trong chai nước trước làn sóng tẩy chay từ dân chúng bởi sự phẫn nộ với cách hành xử “ngu ngốc” của một doanh nghiệp đi làm ăn mà không kinh doanh.

VPBank cũng một chút nữa phải trả giá vì bị khai ra là chủ đầu tư vụ chặt hàng loạt cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Nhưng họ đã không dám thừa nhận việc này và thoát chết trước sự nghi ngờ của dân chúng cả nước.

Nay, Taxi Mai Linh đang chứng minh mình chỉ là cái bóng của những mệnh lệnh chứ không phải một tay làm ăn chân chính của thị trường và coi nhân dân hay khách hàng là chủ của mình, trừ khi họ minh chứng được sự trong sạch theo chiều ngược lại.

 

Bài học từ Apple cho thấy, kể cả FBI hay Chính phủ Mỹ, nơi quyền lực nhất thế giới và khuynh đảo cả kinh tế và chính trị toàn cầu, phủ quyết được các nghị quyết của Liên hiệp quốc, cũng không thể ra lệnh cho Apple mở chiếc khoá Iphone của tên trùm khủng bố đang đe dọa đến an nguy của chính nước Mỹ mà FBI thu giữ được.

Hai hành xử, thể hiện trình độ tư duy và sự văn minh của hai nền chính trị mang bản chất hoàn toàn trái ngược nhau về sự tôn trọng nhân quyền và xã hội dân sự, sự độc lập của kinh tế đối với thể chế nhà nước.

Taxi Mai Linh không coi quyền lợi hợp pháp của người dân (quyền khởi kiện của ngư dân, diêm dân, người kinh doanh dịch vụ biển, hải sản chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm hoạ biển chết) là một điều chính đáng và cấp thiết – họ đã khước từ tức khắc một cách xuẩn ngốc, họ coi khách hàng không bằng một mệnh lệnh đơn thức từ phía sau. Và cũng chính vì lẽ đó, ắt hẳn, sự tồn tại của họ sẽ chẳng còn được bao lâu, kể cả từ hai phía, nhân dân và người ra lệnh cho họ.

Họ đang thực hiện trung thành một cách tuyệt đối “Luật im lặng” của Bố già (Mario Puzo). Và tất nhiên, một ngày, họ sẽ phải trả giá đắt vì điều đó.

clip_image001

L.V.L.

Nguồn: FB Luân Lê

2. Tẩy chay hãng xe Mai Linh

Đinh Nhật Uy

Tôi tuyên bố: Từ nay không bao giờ đi xe Mai Linh hay bất cứ dịch vụ nào của Mai Linh nữa, mong rằng các bạn cũng làm thế:

“Ông Hồ Huy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh đích thân gọi các tài xế Taxi hãy trở về, không được đón Giáo dân đi khiếu kiện Formosa, nếu không sẽ bị đuổi việc”.

Truớc mắt là 3 lý do:

– Tiếp tay ngăn cản quyền tự do khiếu nại tố cáo của nguời dân.
– Lạm dụng quyền lực, hăm dọa, xâm phạm lợi ích nguời lao động hợp pháp.
– Lựa chọn bưng bô, sống hèn sống nhục.

18 nghìn người thích, 415 lượt chia sẻ

Đ.N.U.

Nguồn: FB Đinh Nhật Uy

3. Thông báo của nhạc sỹ Tuấn Khanh

Tôi vừa nhận được tin nhắn của một người trong ban lãnh đạo xe Mai Linh, nói sự việc xe taxi từ chối chở người dân Quỳnh Lưu đi kiện Formosa – không phải như vậy. Tôi có đề nghị rằng nếu Mai Linh bị oan, thì hãy ra thông cáo phản ứng ngay, minh bạch về tin tức này.

Tôi cũng cho biết, việc tôi viết status dựa trên một video phỏng vấn người dân đi xe, trực tiếp tường trình lại.

Tôi tạm đóng status đã viết về taxi Mai Linh trong 24g, để ngóng chờ cty Mai Linh ra thông cáo nói rõ về việc này. Nếu thông cáo chứng minh được việc cty này không hành động như vậy, tôi sẽ lập tức nói lại, vận động lại cho Mai Linh.

Dĩ nhiên, sau 24g, nếu không có động tĩnh gì tôi sẽ mở lại status.

Kính báo.

Nguyễn Tuấn Khanh

Nguồn: FB Vu Hai Tran

4. Ý kiến của LS Trần Vũ Hải

Tôi sẽ cùng nhạc sỹ Tuấn Khanh chờ đợi câu trả lời của lãnh đạo Mai Linh trong vòng 24 tiếng. Hy vọng mọi chuyện sẽ khác!

T.V.H.

Nguồn: FB Vu Hai Tran

Bởi người dân không có quyền lên tiếng

Bởi người dân không có quyền lên tiếng

VOA

Người đàn ông chèo thuyền để vận chuyển hàng cứu trợ trong trận lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, ngày 18/10/2010.

Người đàn ông chèo thuyền để vận chuyển hàng cứu trợ trong trận lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, ngày 18/10/2010.

Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 70.000 ngôi nhà đã bị ngập tại Quảng Bình, hơn 24.000 ngôi nhà bị ngập tại Đà Nẵng. Mùa mưa đến, mùa lũ về, người dân miền Trung có thể đã quá quen với cuộc sống song hành cùng thiên tai. Nhưng nó trở nên khủng khiếp và đau lòng hơn khi chính chính quyền của dân “tiếp tay” cho dòng lũ thêm dữ bằng cách xả lũ từ nhà máy thủy điện mà không hề báo trước. Chúng ta bàng hoàng nhận ra đây như một phiên bản Việt của câu chuyện chính quyền Trung Quốc đột ngột xả đập gây lũ kinh hoàng khiến hàng trăm nghìn người dân thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc gặp nạn vào tháng 7 năm 2016. Trên các kênh truyền hình hay báo chí nhà nước, không một thông tin nào về việc xả đập được đề cập đến, người dân chỉ biết thông báo cho nhau qua các trang mạng xã hội khi nước đã tràn đến cách cửa nhà chỉ vài cây số. Trong cuộc họp báo trả lời những chất vấn của người dân, chính quyền thành phố Thiên Môn chối bay chối biến rằng không có vấn đề xả nước mà không thông báo trước cũng như không hề có người thiệt mạng.

Người dân miền Trung, họ còn gì?   Sau sự kiện Formosa gây ô nhiễm biển khiến cá chết tràn lan khắp 4 tỉnh miền Trung, kế sinh nhai từ công việc đánh bắt, buôn bán hải sản coi như chấm dứt. Họ đã thôi hoang mang và thay vì chấp nhận sự im lặng hèn hạ của nhà nước, họ tìm cách tự đấu tranh. Ngày 2/10/2016, ước tính khoảng 18.000 người dân tại huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung trước cổng tập đoàn Formosa để biểu tình. Người dân hiểu rằng 500 triệu đôla bồi thường không giải quyết được vấn đề, số tiền ấy không cứu sống được cuộc sống của họ, không bảo đảm được tương lai con cái họ. Biển không còn, người dân miền Trung nay sống nhờ vào các hoạt động nông nghiệp ruộng vườn. Nhưng đến ngày hôm nay, đất cũng chẳng còn. Cả xã Hương Khê, Hà Tĩnh, đang chìm trong biển nước vì thủy điện Hố Hô xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/giây cùng mưa lớn. Vẫn là ra rả “thương lắm miền Trung”, vẫn là ra rả những chỉ thị “đúng quy trình”, và vẫn còn đó từng đứa trẻ con đứng ngồi trên nóc nhà, nhìn bốn bề nước ngập cuốn theo cả gia tài con trâu con bò ít ỏi – sinh kế cuối cùng của gia đình mình. Có 20 người đã chết và mất tích trong cơn lũ.

Đây liệu có phải chỉ câu chuyện của quy trình, của trách nhiệm? Hay cơn lũ còn như một cái tát trời giáng vào mặt những người dân miền Trung, rằng chúng ta còn cơ cực lắm, chúng ta còn mạt hạng lắm, lo giữ lấy của cải, giữ lấy mạng sống vốn đã nghèo nàn của mình, đừng mơ tưởng đi biểu tình mà đòi lấy công bằng cho cuộc sống vốn dĩ đã quá nhiều bấp bênh. Trên các trang báo, tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy nổi một thông tin về biểu tình chống Formosa, chỉ thấy một miền Trung nghèo khó và khổ sở trăm bề. Họ không được chính quyền bảo vệ, ngược lại, còn cố tình dìm chết họ, vô tình và vô ý như cơn xả lũ trong mùa mưa về. Với 500 triệu đôla trong số 10 tỉ đôla từ quỹ đầu tư vào nhà máy, Formosa vừa làm vừa lòng dư luận khi các cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngay lập tức chấm dứt; vừa mua đứt được sự an toàn khi được chính quyền Việt ra sức bảo vệ. Giờ đây dân Hà Tĩnh có lẽ đã tự tìm được câu trả lời cho câu hỏi của họ trong cuộc biểu tình mới chục ngày trước: “Chọn dân hay chọn Formosa?” bởi số phận của họ, trớ trêu thay, hiện không khác gì những sinh vật chết ngập dưới biển độc, hay dưới bộ máy chính quyền đầy rẫy những thứ quy trình bán rẻ đất nước và coi thường mạng sống của chính người dân.

Xu thế ‘ghét người Hoa’

Xu thế ‘ghét người Hoa’

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Guang Niu/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương

Hình như từ khi có người Việt thì đã có người Hoa rồi.

Theo sử sách Trung Quốc thì Việt cũng từ Hoa mà ra, từ Trung Quốc di cư về Nam, hoặc là người Minh là những kẻ thua cuộc, lánh nạn nhà Thanh mà ồ ạt đến Việt Nam.

Chẳng lấy làm lạ, không ở đâu là vắng bóng người Hoa, đến đỗi người ta nói: “Ở đâu có khói, thì ở đó có người Hoa!” Và ở đâu, họ cũng làm nghề buôn bán, từ lớn như một cửa hàng tạp hóa hay vải vóc, đến một xe mì gõ, một gánh chè “lục tào xá,” gánh ve chai hay một bình lạc rang. Thời thơ ấu, ở một tỉnh nhỏ miền Trung, tôi vẫn thường nghe cha mẹ nói đến việc người Hoa buôn bán ngay thẳng, không gian lận, giả dối, biết giữ chữ tín.

Người Việt Nam, tuy vì hoàn cảnh xã hội, phải sống chung với các sắc dân khác, nhưng không bỏ dược tinh thần kỳ thị, có khi mình không hơn ai nhưng vẫn tỏ ra lòng khinh rẻ người khác. Tây Mỹ hay dân tộc thiểu số đều được gọi bằng “thằng,” thằng Tây, thằng Mỹ, thằng Mọi “cà lơ.” Đen thì ví là “cột nhà cháy,” trắng thì gọi là “bạch quỷ,” mũi người ta cao hơn mình thì gọi là “thằng mũi lõ.”

Đối với người Hoa, dù đã sống đời trên đất Việt từ lâu, vẫn bị gọi là Chú Chệt, Ba Tàu. Cứ nhìn qua các thành ngữ hay văn chương bình dân, chúng ta thấy người Việt ít có lòng tôn trọng đối với người Hoa. Nói bậy thì gọi là “nói Tiều nói Quảng,” tử tế, đàng hoàng thì bị chê là “quân tử Tàu,” nói loanh quanh thì bị cho là “vòng vo Tam Quốc,” trước sau bất nhất thì bị coi là “đầu Ngô, mình Sở,” mỉa mai hơn nữa là thành ngữ “dáo Tàu đâm Chệt…”

Tuy vậy, gần cả thế kỷ nay, lớn lên tôi chưa nghe ai nói đến chuyện ghét Trung Quốc.

Cách đây một thế kỷ, người Hoa ở Việt Nam còn nói tiếng Hoa, giữ phong tục của họ như tục phụ nữ bó chân, đàn ông đuôi sam. Tuy có buôn bán sinh hoạt với người Việt nhưng người Hoa có hệ thống sinh hoạt cộng đồng riêng biệt chặt chẽ, như bang, hội, có trường học, rạp hát, đình chùa mang bản sắc Trung Hoa, các bảng hiệu, tiệm buôn mang đầy chữ Hán.

Ở trên cùng một đất nước, chịu bao nhiêu nghịch cảnh chiến tranh, bom đạn, chia lìa, tôi thấy chẳng bao giờ ghét người Hoa.

Bản sắc người Hoa ở Việt Nam phai nhạt dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khi chỉ một tháng sau ngày nền Cộng Hòa được thành lập, thủ tướng đã ban hành Dụ số 10, tiếp theo sau đó là Dụ số 48 quy định về Bộ Luật Quốc Tịch Việt Nam. Trong đó, điều 12 ghi rõ: “Tất cả những ai gốc Hoa sinh ra ở Việt Nam đều bắt buộc phải nhập Việt tịch, để được có quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31 Tháng Tám, 1957.” Điều này có nghĩa là từ đây, người Hoa cũng phải đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam.

Người Hoa phải Việt hóa tên họ, kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải được viết bằng Việt ngữ.

Dụ 53 chỉ định chín nghề huyết mạch của nền kinh tế, mà ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động.

Phản ứng lại, các thế lực Trung Hoa trong và ngoài nước tẩy chay sản phẩm Việt Nam, và cả hàng hóa Mỹ ở Việt Nam, người Hoa ồ ạt rút hết tiền ký thác trong các ngân hàng, đồng tiền Việt Nam bị mất giá thị trường chứng khoán Hồng Kông, Hồng Kông từ chối nhận 40,000 tấn gạo mặc dù đã ký hợp đồng từ trước.

Không phải riêng Việt Nam, tại các nước Đông Nam Á, người Hoa ở đâu cũng dùng sức mạnh đồng tiền để thao túng thị trường, chuyên hối lộ và khuynh đảo các viên chức hành chánh tham nhũng, đóng thuế cho cả hai bên để thủ lợi và được yên thân.

Đến cuối năm 1974, người Hoa ở miền Nam Việt Nam kiểm soát hầu hết các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như độc quyền thương mại, xuất nhập cảng.

Tuy vậy, cuối cùng người Hoa cũng thúc thủ, dần dần đồng hóa với người Việt, nhiều người gốc Hoa, nhưng không nói nổi một câu tiếng Tiều, tiếng Quảng.

Người Hoa tại Việt Nam trở thành công dân Việt, được gọi là “người Việt gốc Hoa” từ đó cũng làm bổn phận công dân, đóng thuế, đi lính. Trong cuộc chiến chống Cộng Sản họ bị động viên ra chiến trường, tuy người Hoa có nhiều “lính ma, lính kiểng,” nhưng cũng cùng hoàn cảnh, không thấy ai ghét người họ.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Chợ Lớn là nơi tập trung nhiều người Hoa, một sớm một chiều, họ giương cờ đỏ Trung Quốc rợp trời, thời VNCH họ là người Hoa Đài Loan, thời Cộng Sản vào miền Nam, họ người Hoa Đại Lục, thì phải treo cờ Trung Quốc, hy vọng sẽ được chính quyền Bắc Kinh bao bọc.

Sợ lòng dạ Trung Quốc, và lực lượng người Hoa ở Chợ Lớn, coi như đạo quân thứ năm, và những người trong ruột con ngựa thành Troie, cuối cùng, cờ Trung Quốc phải được dẹp bỏ, người Hoa, nhất là tại Chợ Lớn, phải chịu chiến dịch trưng dụng tước đoạt tài sản của người giàu có, bắt bớ, cầm tù họ, mệnh danh là công cuộc “cải tạo công thương nghiệp” của những người thắng cuộc. Người Hoa cũng như người Việt ở miền Nam đã chịu ba lần đổi tiền tàn độc, vơ vét hết tài sản, trở thành trắng tay. Việt Cộng cũng dẹp hết tổ chức bang, hội của người Hoa. Cho đến năm 1978, khoảng 30,000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa bị quốc hữu hóa, 250,000 ngàn người Hoa chạy sang Trung Quốc, năm 1979, qua biên giới phía Bắc, chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều. Người Hoa bị ép buộc trở về Trung Quốc, mặc dù cha ông họ qua Việt Nam đã nhiều đời, sinh đẻ ở đây, không còn liên lạc với dòng họ bên Trung Quốc, không biết tiếng Hoa, làm sao để trở về được, nhiều người thất vọng, tự sát.

Trước năm 1975, chúng ta có phiền hà chuyện người Hoa thao túng kinh tế miền Nam và mua chuộc nhiều quan chức trong chính phủ, nhưng thực tế không ai thù ghét họ, và sau năm 1975, họ cùng người Việt ở miền Nam là nạn nhân của Cộng Sản Bắc Việt. Họ cùng bị tù đày, phân biệt đối xử, cùng nhau xuống tàu vượt biển, nên cũng chẳng ai ghét người Hoa. Ở trong nhà tù Cộng Sản, chúng tôi gặp nhiều người gốc Hoa thuộc diện “phục quốc,” cũng không thiếu anh em người Hoa trong quân đội, đảng phái phải chịu cảnh tù đày.

Nhưng 40 năm qua, tình hình thay đổi rất nhiều, Trung Quốc, một kẻ đàn anh từng ra ơn cho Việt Cộng, từ xe tăng, súng đạn đến đôi dép râu, bánh lương khô, không thể nào để cho đất nước này thoát khỏi vòng tay của chúng, thường xách mé, miệt thị Việt Nam Cộng Sản là kẻ vô ơn, cần cho một bài học. Đảng Cộng Sản ngày nay không đủ sức mạnh, không có sự liên kết nào có thể đương đầu, không có trí tuệ, tỏ ra hèn nhát, quỵ lụy, để mất đảo, cho thuê đất thuê rừng với giá rẻ như cho không. Đảng Cộng Sản Việt Nam bị Trung Quốc lấn lướt, ngư dân bị đốt tàu, làm nhục, giới quân sự cũng bị đe dọa tránh xa vùng đất Trung Quốc chiếm cứ. Ngay cả trong hải phận của Việt Nam, người Hoa vẫn chủ động lấn lướt coi như đó là sân sau của chúng, coi dân Việt như như đứa con hư, một loại “nghịch tử” đòi phải “hồi đầu!”

Mặt khác, hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc đầu độc cả thế giới, và nông dân Trung Quốc có tiền, thời mở cửa, đã gây ra một làn sóng du lịch vô văn hóa, từ cái ăn, đến cái ỉa, làm cho thế giới khinh miệt, coi rẻ. Người Việt trong nước và cả hải ngoại, trước tình thế này không làm sao tránh khỏi xu thế “ghét Hoa.”

Bản chất của mỗi con người từ lúc sinh ra không phải xấu, như nước từ nguồn hay nước sông biển. Xấu là vì nước đó nằm trong chai Trung Quốc hay lọ Việt Nam. Vì sao ngày nay, người ta ghét người Hoa và xem thường người Việt, câu trả lời rất đơn giản.

Ghét hay thương là chuyện của con tim và cả lý trí, nhưng hèn đến đỗi một tướng cầm quân mà “so vai rụt cổ” cho rằng: “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc,” thì dân tộc này chắc chắn thuộc loại hèn hạ, chẳng ra gì!

Người Hoa, dưới sự phán xét của bạn, họ có đáng ghét không?

Hiện tượng ‘Phan Anh’

Hiện tượng ‘Phan Anh’

19.10.2016

Một người đàn ông chèo thuyền vận chuyển hàng cứu trợ giúp các nạn nhân lũ lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)

Một người đàn ông chèo thuyền vận chuyển hàng cứu trợ giúp các nạn nhân lũ lụt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh tư liệu)

Báo chí Việt Nam đưa tin MC Phan Anh, một người dẫn chương trình nổi tiếng trong nước, đã quyên góp được hơn 16 tỷ đồng, tính đến ngày 19/10, để giúp cho các nạn nhân lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.

Trong khi đó, tin cho hay các tổ chức chính thức như Hội Chữ thập Đỏ hay một số đoàn thể của chính quyền các tỉnh, thành phố đã không quyên góp được số tiền tương tự.

Trên mạng xã hội, nhiều người nói việc MC Phan Anh huy động được một số tiền kỷ lục chỉ trong ít ngày có một phần lý do là anh được công chúng vô cùng yêu mến không chỉ về khả năng nghề nghiệp, mà còn vì anh thường đưa ra những thông điệp ủng hộ tiến bộ xã hội.

Song bên cạnh đó, sự kiện quyên tiền này cũng được nhiều người nhìn nhận là một “hiện tượng” về lòng tin ở Việt Nam.

Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ tin tưởng hơn khi đóng góp tiền cho những cá nhân như Phan Anh hay các nhóm xã hội dân sự vì có sự minh bạch. Ngược lại, họ cho rằng họ không biết tiền của họ khi nộp vào các tổ chức gắn với chính quyền sẽ được chi tiêu, phân phối ra sao.

Phân tích về vấn đề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, nói với VOA:

“Cách hành xử của anh [Phan Anh] từ trước đến nay tạo ra một niềm tin. Và anh luôn công khai, rất là minh bạch về những đóng góp của mọi người và update thường xuyên về những việc mình làm. Thế còn cũng có một số tổ chức đã có truyền thống kêu gọi hỗ trợ thì ở một vài nơi cũng có những vụ lùm xùm khiến cho người dân không tin tưởng. Trong những vụ lùm xùm đó, câu chuyện về tài chính nó không được minh bạch. Hình như là cũng có vấn đề tư lợi ở đó. Cho nên là bây giờ người ta đặt niềm tin vào những người như là Phan Anh. Điều đấy nó cũng phản ánh những thay đổi của xã hội chúng ta trong những năm gần đây”.

Thiên tai một, nhân tai mười!

Thiên tai một, nhân tai mười!

Song Chi

RFA

Cảnh tang thương mùa lũ năm nào cũng diễn ra…

Báo chí, truyền thông trong nước cho tới trên facebook mấy hôm nay tràn ngập thông tin, hình ảnh về cơn lũ kinh hoàng ở miền Trung.

Không một người VN nào còn có tấm lòng với quê hương với đồng bào, mà không nhói buốt lòng khi nhìn những hình ảnh rớt nước mắt giữa cơn bão lũ: Hàng chục ngàn căn nhà chìm trong nước, bà con leo lên mái chờ nước rút, một người phụ nữ ngồi chông chênh trên mái nhà giữa biển nước mênh mông, những đứa trẻ thò đầu qua cái lỗ trổ trên mái nhà ngóng ra xa chờ sự hỗ trợ, một em bé vừa bơi vừa đội cái thau trên đầu trong đó có con chó ngồi run rẩy, một con bò được cột treo lên, thân chìm trong nước, chỉ còn cái đầu cái mõm nghếch lên thở, một đám tang chạy trong lũ…

Cái nghèo cái khổ vốn đã đeo theo đồng bào miền Trung, lại thêm bão lũ, thiên tai liên miên… Không chỉ tài sản mất hết, hư hại hết, mà đã có ít nhất một chục người chết và hơn một chục người khác bị mất tích.

Đó là mới ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, còn nữa, Nghệ An, còn nữa, bão lũ vẫn đang chuẩn bị đổ tới…

Nhưng điều đáng nói hơn là bão lũ năm nào cũng xảy ra, nhưng từ trung ương tới địa phương cũng không tính toán được những cách thức làm sao để bà con bớt thiệt hại về tài sản, con người.

Năm nào dân cũng phải tự lo, rồi sau đó chính quyền địa phương, có khi quân đội cũng tham gia, cứu hộ bằng sức người là chính, cộng với những phương tiện thuyền bè thô sơ, rồi các tờ báo, các tổ chức dân sự lại kêu gọi cứu giúp, người dân lại “lá rách đùm lá nát” gửi cho nhau những gói mì tôm, chai nước suối… Bao nhiêu năm rồi vẫn cứ là mì tôm, lương khô!

Mỗi vùng nơi hay xảy ra bão lũ lẽ ra nên cấp hàng chục ngàn cái phao cứu sinh cho bà con trước mỗi mùa mưa; tìm cách xây ít nhất vài ba địa điểm lánh nạn tạm thời ở trên cao hoặc nhà cao tầng để sơ tán người và tài sản tạm vài ngày; đất nước có sông ngòi, biển từ Nam ra Bắc sao không có được một đội tàu cứu nạn, cứu trợ to, chuyên nghiệp để cứu trợ dễ dàng hơn; thậm chí, thay vì xây xây bao nhiêu cổng chào, tượng đài hoang phí sao không đầu tư cho một đội trực thăng chuyên cứu nạn, cứu trợ, vừa nhanh vừa hiệu quả v.v… Có vẻ như tài sản của dân chứ có phải của các ông đâu mà các ông đau, xót.

Đã ngu, đã tham lại còn ác!

Điều thứ hai, đáng phẫn nộ hơn là chuyện thủy điện xả lũ làm lũ chồng lũ, thiệt hại nặng nề hơn, năm nào cũng vậy.

Như năm nay, một cái đập Hố Hô xả hết cỡ khiến người dân Hà Tĩnh không kịp trở tay, mới qua hai ngày đã có hàng chục ngàn căn nhà chìm trong nước, chưa kể người chết, người mất tích.

Nào đã yên, lại rục rịch chuẩn bị xả lũ ở hồ Vực Mấu là hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An. Báo chí đưa tin, cũng chính đơn vị này, năm 2013 “hồ Vực Mấu đã từng mở tràn xả lũ gây nên trận lụt lịch sử, người dân vùng hạ lưu đã chìm trong biển nước. Hàng ngàn ngôi nhà bị ngập, tổng thiệt hại ước tính gần 800 tỷ đồng”.

Và sau đó những người có trách nhiệm trả lời do không lường hết trước được hậu quả! (“Ngày 16/10, sẽ xả lũ ở hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An”, VOV, “Chúng tôi không lường hết hậu quả khi xả lũ”, bài đăng năm 2013 trên VNExpress)…

Một cách trả lời vô cảm, cũng như năm nay, “Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô (công ty CP thuỷ điện Hồ Bốn) cho rằng, việc xả lũ tại Hương Khê là đúng quy trình.” (“Thủy điện xả lũ nhấn chìm nhà dân, chủ tịch huyện nóng mặt”, VietnamNet).

“Đúng quy trình”, một cụm từ xài quen trên cửa miệng các quan!

Bao nhiêu tài sản tính mạng của dân, chả ai bồi thường một xu cũng chả ai bị sứt mẻ gì, ghế ai nấy tiếp tục ngồi!

Dẹp mấy cái đập thủy điện đi, nhất là ở khu vực miền Trung, nước ta nắng gió thừa thãi, xách cặp theo học mấy nước châu Âu và Bắc Âu lấy điện từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời đi. An toàn hơn thủy điện và điện hạt nhân nhiều. Nhưng do sự bất cập trong chính sách của nhà cầm quyền và một số lý do khác, rất nhiều dự án điện gió, điện mặt trời ở VN vẫn chưa triển khai được, hầu hết đang “bất động” hoặc nhà đầu tư bỏ cuộc.

Trong khi đó thì những năm qua nhà cầm quyền VN lại hăm hở phá triển thủy điện, là do các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu thấp, lại rất biết cách “lại quả”, rộng rãi chi “tiền huê hồng”, hoặc do Bắc Kinh “hào phóng” cho vay với điều kiện phải là công ty Trung Cộng thực hiện…

Vì tầm nhìn không quá lỗ mũi nhưng cái chính vì lòng tham vô đáy, nhà cầm quyền VN đã không hề nghĩ gì tới cái hại khi xây thủy điện trong một quốc gia có lượng mưa quá lớn, năm nào cũng có bão lũ nên năm nào cũng xảy ra chuyện xả lũ, lũ chồng lũ như vậy!

Chưa kể lại còn lao vào những dự án điện hạt nhân với Tàu với Nga, lại càng thêm nhiều mối lo. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Đức đã chính thức dẹp bỏ các nhà máy điện hạt nhân.

Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, các điều kiện đảm bảo an toàn, cứu trợ đã kém, mà lại đất chật, dân đông, rất không nên phát triển điện hạt nhân. Điện hạt nhân chỉ có thể tiền hảnh ở những quốc gia có trỉnh độ kỹ thuật cao, năng lực ứng phó, cứu trợ hữu hiệu, đất rộng, người thưa…

Bài học nổ/rò rỉ nhà máy điện hạt nhân ở Nga, ở Nhật chưa đủ làm nhà cầm quyền Việt Nam quan tâm. Với họ, tiền là trên hết, tính mạng tài sản, tính mạng của dân thì là cái đinh gì!

Thiên tai một, nhân tai mười

Nhìn lại chỉ mới từ đầu năm đến nay, bao nhiêu thảm họa đổ xuống đầu nhân dân. Hạn hán và ngập mặn ở đồn bằng sông Cửu Long khiến mùa màng mất trắng, bà con chỉ còn biế ngồi khóc trong câm lặng trên những cánh đồng khô nứt toác.

Thảm họa biển chết, cá chết xảy ra đã hơn nửa năm, hàng chục ngàn hộ ngư dân lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc gần thất nghiệp, hàng trăm ngàn người thuộc các lĩnh vực như du lịch, nhà hàng, xuất khẩu thủy hải sản… cũng bị điêu đứng theo, và những nguy cơ ô nhiễm môi trường, bệnh tật kéo dài hàng chục năm treo lơ lửng trên đầu người dân VN.

Rồi hiện tượng cá chết lan rộng ra cả những vùng khác, cả những lồng bè nuôi cá, khiến người dân nơi này nơi khác phẫn nộ xuống đường biểu tình, mang theo những con cá chết trương sình, mắt mở trừng trừng đầy ám ảnh. Rồi lũ lụt ở miền Trung v.v…

Nhưng ngẫm cho kỹ tất cả những tai họa trên, thiên tai chỉ là một phần, cái chính là nhân tai-do con người gây nên. Hạn hán, ngập mặn và cả cái chết dần dần của đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước là hậu quả từ việc sử dụng nguồn nước thiếu khoa học của các nước láng giềng cộng với việc Trung Quốc xây mấy cái đập thủy điện “khủng” ở đầu nguồn, điều này đã được các nhà khoa học, chuyên môn cảnh báo từ lâu nhưng nhà cầm quyền VN vẫn không chịu tính cách đối phó lâu dài. Bây giờ cứ xảy ra hạn hán, ngập mặn thì lại đi năn nỉ Trung Quốc xả bớt nước!

Rồi nếu không phá rừng bừa bãi, xây đập thủy điện vô tội vạ thì lũ lụt đâu có kinh hoàng đến thế. Nếu không mở cửa cho Formosa vào xây nhà máy thép với những điều kiện hết sức lỏng lẻo thì thảm họa biển chết đâu diễn ra.

Còn nữa, họa “bùn đỏ” bauxite Tây Nguyên, họa rò rỉ phóng xạ hạt nhân từ các nhà máy hạt nhân do Trung Cộng xây sát biên giới VN và chính VN cũng đang triền khai mấy nhả máy điện hạt nhân, cũng lại ở khu vực miền Trung…

Nếu người Việt mình đừng giỏi chịu đựng đến thế…

Bao nhiêu thảm họa xảy ra nhưng từ thái độ cho tới cách ứng phó của nhà cầm quyền như thế nào? Suốt thời gian qua trước hậu quả nghiêm trọng của thảm họa môi trường do Formosa gây nên, tập đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN làm gì?

Sau khi ép được tụi Formosa nhả ra 500 triệu USD gọi là bồi thường, ngược lại, phía VN phải bồi hoàn tiền thuế còn lớn hơn cả số tiền đó, nhà cầm quyền tự cho như thế là xong.

Dân đen ai biểu tình phản đối liền bị bắt giữ, hạch sách, nhà cầm quyền còn công khai đứng về phía Formosa, đưa quân đội, vũ khí, xây hàng rào bảo vệ Formosa, sẵn sàng quyết chiến với dân.

Hội nghị Trung ương đảng lần thứ tư khai mạc. “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương lần thứ tư, sáng 9/10.”

Thảo luận, ra nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ… Bởi vì đó là mối quan tâm lớn nhất của Tổng Trọng và tập đoàn Ba Đình. (“Tổng bí thư: Ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, VNEconomy).

Khi lũ lụt xảy ra tang thương ở miền Trung, tập đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN làm gì? Ông Thủ thì gửi “công điện hỏi thăm đồng bào”, ra chỉ thị cho cấp dưới chống lũ, rồi ông và đám phó, đám đại biểu ngồi trong phòng máy lạnh êm ru nhắn tin ủng hộ người nghèo (“Thủ tướng nhắn tin ủng hộ người nghèo”, VNExpress); bà Chủ tịch Quốc hội thì chưng diện áo dài, mặt tươi hơn hớn đi dự khai mạc Festival áo dài tại Hà Nội (“Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Festival áo dài”, Tuổi Trẻ).

Ông Chủ tịch lặn đâu không biết, ông Tổng Trọng còn đang bận kêu gọi dân cứu đảng, dân cứu đảng còn ai cứu dân?

Rõ rồi, dân đen tự lo cứu nhau, trước giờ vẫn thế. Còn các quan đầu đẳng thì chờ khi nào dân chửi quá hoặc nước rút hết thì mới có một hai tay làm bộ xắn quần xuống vùng lũ ngó ngó chỉ tay năm ngón…

Phải nói thật, quá rõ bản chất cái nhà nước này, thế nhưng tôi vẫn chưa bao giờ hết kinh ngạc về mức độ vô cảm, tàn ác của họ đối với dân với nước, cũng như chưa bao giờ thôi sửng sốt trước sức chịu đựng vô bờ bến của người VN!

Nếu người dân Việt mình đừng giỏi chịu đựng đến thế…

Song Chi, 16/10/2016

 

Đàn Ong Hà Tĩnh

Đàn Ong Hà Tĩnh

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

RFA

Tôi có chút giao tình với anh Trần Ngọc Thành nên mỗi khi gặp gỡ chúng tôi đều tìm một cái quán (thật) vắng để ngồi tâm sự vụn, và uống với nhau vài chục ly rượu nhạt. Phải là một nơi “thật” vắng vì sau khi cạn mấy chai đầy (dù là rượu nhạt) thế nào ông đại diện Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do cũng chợt nhớ đến giọng ca … thiên phú của mình:

  • Tui sẽ hát bài “Đi Đâu Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh” để riêng tặng … Tiến nha!

Thoạt đầu, tôi rẫy nẩy:

  • Như rứa tội chết anh Thành à. Em nỏ biết Hà Tĩnh ở nơi mô đâu nà?
  • Can chi chuyện đó, trước sau gì rồi cũng sẽ biết thôi mà. Quê hương là của chung mọi người chớ nào có phải của riêng ai đâu…

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Đà Lạt, và sống (sắp) tàn đời ở California . Cả ba vùng đất này đều là nơi tập trung của dân tứ xứ nên không thể coi là bản quán của bất cứ ai. Nhận (đại) nơi chôn nhau cắt rốn của anh em bạn bè làm quê (mình) luôn cũng … khoẻ, nhất là khi bằng hữu đã mở rộng lòng.

Với tâm cảm này, và sau khi nghe anh Trần Ngọc Thành hát (cỡ) trăm lần thì Hà Tĩnh “thấm” vô hồn tôi (rồi biến luôn thành “quê mình”) hồi nào không biết. Chỉ biết, từ đó, tôi … đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh.

Hồi đầu năm, tình cờ đọc được bản tin ngăn ngắn (“Những Tân Bộ Trưởng Là Con Em Hà Tĩnh”) mà “niềm vui vỡ oà” và “hạnh phúc lâng lâng.” Xin ghi lại toàn văn, cùng hình ảnh, coi cho nó đã:

Điều đặc biệt, các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới, những nhân sự đứng đầu Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… đều là người Hà Tĩnh.

Sau khi Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ nhiệm kỳ mới với 27 thành viên đã chính thức ra mắt vào ngày 9/4.

Thứ 7, ngày 9/4, ông Lê Minh Hưng, người huyện Hương Sơn, chính thức trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong lịch sử ngành ngân hàng, ông Hưng là Thống đốc trẻ nhất từ trước đến nay, ông nhâm chức khi mới 46 tuổi.

Tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Hà quê tại huyện Can Lộc. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Hà sinh năm 1963, tiến sĩ khai thác mỏ. Người tiền nhiệm của ông Hà là nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, cũng xuất thân là người Hà Tĩnh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Từng đảm trách chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, nhưng ông Nguyễn Chí Dũng, tân Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư là người huyện Lộc Hà. Một địa danh ven biển của dải đất miền Trung.

Sinh ra ở huyện Cẩm Xuyên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là gương mặt thân quen đối với mọi người. Bà tiếp tục giữ trọng trách tư lệnh ngành y khi trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ.

Người Hà Tĩnh không chỉ vinh quang bởi các Bộ trưởng, tư lệnh ngành mà Hà Tĩnh còn được biết đến là tỉnh có nhiều ủy viên Trung ương nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, với số lượng 16 người.

Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Đã thiệt!

Chỉ có tiếc có điều là cái niềm vui (vỡ oà) và cái cảm giác hạnh phúc (lâng lâng) về Hà Tĩnh tôi lại không giữ được lâu. Cứ như niềm vui đã nằm trong thiên tai vrồi vậy! Ngày qua, mọi cơ quan truyền thông (trong cũng như ngoài nước) đều ái ngại đi tin:

Hà Tĩnh Xả Lũ Quá Nhanh Người Dân Trở Tay Không Kịp

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển nước

Ngay sau đó cả cộng đồng mạng xôn xao vì những thiệt do bão lụt, và mọi người đều hối hả với những hoạt động cứu trợ – qua ghi nhận của Bà Đầm Xoè:

Tính đến cuối ngày 15, đã có 20 người bị chết và mất tính, 26.000 ngôi nhà bị ngập và nước cuốn trôi, nhiều vùng bị cô lập đã hai ngày nay. Sau thảm họa Formosa thải độc làm chết biển, chết cá, hải sản, nhân dân miền Trung như bị một cú đánh chí mạng làm sụn sương sống, còn lâu mới gượng dậy được. Nay lại bị thiên tai khủng khiếp chưa từng có vùi dập. Những gì còn lại gọi là tài sản, của cải cầm hơi cũng đã  tuột khỏi tay họ, trôi theo dòng nước về với sông suối biển cả.

Chính phủ mới ra chỉ thị và thông báo yêu cầu cứu trợ cho miền Trung. Các hội đòan ăn tiền thuế, tức ăn mồ hội nước mắt của dân, chưa thấy hội đoàn nào lên tiếng. Chắc họ đang chờ chỉ thị của đảng, nhà nước hoăc họ còn ngỏn cổ lên ngóng hoặc phát giấy mời đến họp bàn…

Trong khi đó mấy anh em có tiếng trong phòng trào đấu tranh dân chủ, người đang quyên tiền, quần áo, lương thực thuốc men, người đã đang trên đường đến chia sẻ cùng bà con.

Tôi biết, nhưng người này, họ chẳng giầu có gì. Họ làm ăn gì cũng bị chính quyền tìm cách ngăn chặn phá hoại trong nhiều năm nay, nhưng họ có tấm lòng vì dân vì nước, thương người như thế thương thân. Biết tin miền Trung bị lũ lụt nặng hoành hoành, trong đó có nguyên nhân xả nước hết cỡ từ các đập thủy điện ở trên thượng nguồn, họ tức tốc lên đường, nhanh chóng có mặt ở nới đau thương để giúp đỡ, chia sẻ gánh năng đau thương cùng bà con.

Tôi thật sự cảm động khi nghe sáng nay trên FB Dung Vova đăng tấm ảnh anh chia tay hai con nhỏ với tâm sự:

“Bố phải đi Miền Trung, kể cả chỉ mang theo vài chục kí lương khô! Hẹn gặp bà con ở đó !

Ai ủng hộ lương khô, thuốc lọc nước cho bà con miền trung thì có thể gửi qua đây, trên đường tôi gửi giùm: 0021000912104 – NH VCB chi nhánh Hà Nội. Lê Văn Dũng Cám ơn”.

FB Hà Thanh, người mới bị tại nạn gãy xương bả vai, đang bó bột, không thể đi được, nhưng lòng anh vẫn hướng về bà con:

“Anh không đi được xin đóng góp 500 ngàn chia sẻ với bà con. Chúc các bạn lên đường gặp nhiều thuận lợi may mắn nhé”.

FB Thảo Teresa, lo lắng, cảm thương, uất hận:

“Miền trung đau thương tiếp tục ghánh chịu mưa lũ. Nằm ngẫm số phận con dân nước Việt sao điêu đứng đau thương mãi thế này. Nhân tai chưa xong lại thiên tai,
thảm hoạ Formosa vẫn còn nguyên đó, dân tôi mấy tháng nay chợ búa tiêu điều có bán cũng chả ai dám mua kiếm được một đồng chảy máu mắt…. Vậy mà tối qua cái thằng đầu bạc mắt gian nó vẫn lên tivi cao giọng bàn về cái văn kiện mả mẹ của nó, bàn về suy thoái chỉnh đốn cái đảng quần què này. Nó chẳng hề một lời nhắc tới đồng bào miền Trung”.

FB Nguyễn Lân Thắng, chỉ có một thông báo ngắn gọn:

“Lên đường… miền Trung ơi chờ nhé…”.

Lúc này là 11 h đêm, xe anh đang hối hả lăn bánh tiến vào miền Trung.

Fb Dũng Mai, chiều nay đang truyền dịch, cũng chỉ mong cho đỡ mỏi mệt để lên đường.

“Ruột gan nóng như lửa đốt trước những hình ảnh ngập lụt ở Quảng Bình, Hương Sơn Hà Tĩnh…mà những Fbker bè bạn gửi về.

Phải làm gì lúc này để giúp đồng bào miền Trung, nơi bà con đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, tài sản mất hết, đói và rét nữa?

Tôi nghĩ đến một chuyến cứu trợ cấp tốc của nhóm MAI info hoặc gửi tiền để anh em nhóm Áo Tơi của thày Lê Quốc Châu và nhóm VÌ HƯƠNG SƠN của thày Trần Đình Trợ – là những người có tấm lòng lại đang sống và làm việc Thiện tại miền Trung, đem tới chăn màn, quần áo, thực phẩm cho đồng bào của tôi trong đó.

Mọi người đều nóng như hơ khiến tôi chợt nhớ đến nội dung bản tin ngăn ngắn (“Những Tân Bộ Trưởng Là Con Em Hà Tĩnh”) đọc hồi đầu năm:

Người Hà Tĩnh không chỉ vinh quang bởi các Bộ trưởng, tư lệnh ngành mà Hà Tĩnh còn được biết đến là tỉnh có nhiều ủy viên Trung ương nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, với số lượng 16 người…

Chưa thấy có “động thái” gì từ những nhân vật đã mang lại “vinh quang” cho dân Hà Tĩnh, nơi mà ai cũng biết là quê hương của cụ  Phan Đình Phùng – tác giả của hai câu thơ nổi tiếng:

Dân đói kêu trời vang ổ nhạn
Quân gian dậy đất tựa đàn ong