AN NGUY GIỐNG NÒI

AN NGUY GIỐNG NÒI

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Trích EPHATA số 691

 Mấy ngày nay trên tất cả các phương tiện truyền thông, cả “lề trái” lẫn “lề phải”, một luồng

“bão tố” nổi lên từ vụ cá chết trên bờ biển miền Trung ( Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ). Nói chung người ta thấy một sự phẫn nộ  đồng loạt của nhiều thành phần trong xã hội.

Trong giao tiếp hàng ngày người ta dễ nhận ra một số người xưa nay tránh né với chuyện chung  nay bắt đầu phát biểu gay gắt, xưa nay thờ ơ với sinh hoạt xã hội nay bắt đầu biết lo âu, thậm chí còn nghe được những tiếng thở dài ai oán như tự thầm than thân trách phận vì sao trong quá khứ đã lạnh lùng không có chính kiến. Đó là những chuyển biến tốt, lẽ ra cần phải có sớm hơn thời điểm này, vì đã quá muộn cho một sự lên tiếng cần thiết.

Có thể phản ứng xã hội sẽ quyết liệt tập trung vào vụ cá chết và biển bị đầu độc, có thể người ta sẽ đòi phải có một ứng xử cần thiết với Formosa Hà Tĩnh. Về phía Nhà Nước, họ sẽ thả cho cục diện diễn biến như thế nào, lèo lái dư luận ra sao, mở hướng nào để giải quyết vấn đề, thậm chí mở ra những vụ án nào khác làm “động tác giả” để lừa phỉnh, pha loãng trọng tâm của cơn bão đang bùng phát.

Là Kitô hữu, hơn lúc nào hết chúng ta phải tỉnh táo và biện phân thực tại, chúng ta cần ơn Chúa

soi sáng. Ơn khôn ngoan, ơn trí tri, ơn hiểu biết, ơn can đảm, ơn yêu mến, … của Chúa Thánh Thần, không để cho bị chòng chành giữa muôn chiều đạo lý. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải tin tưởng vào Chúa, Lòng Thương Xót vô biên của Ngài và sự quan phòng đầy yêu mến.

Tuy nhiên chúng ta không phải là những kẻ nằm chờ sung rụng. Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị chúng ta dấn thân tích cực vào chuyện chung của xã hội, có trách nhiệm chính trị với xã hội.

 Dưới ánh sáng của Thông Điệp Laudato Si, thật đúng lúc để bức Thông Điệp này trở nên sống

động và thiết thực trong xã hội Việt Nam chúng ta. Những nguyên nhân gây ra thàm họa môi trường mà bức Thông Điệp đề cập tới đều đã hiện nguyên hình qua vụ cá chết và biển bị đầu độc ở miền Trung: Hệ thống kinh tế lợi ích phe nhóm, chế độ thực dân biến các nước nghèo thành bãi rác công nghiệp và chế độ độc tài toàn trị. Chúng ta là người Kitô hữu, dứt khoát chúng ta phải lên tiếng trong vụ việc này.

Không phải chỉ có biến cố cá chết và biển bị đầu độc, nhưng môi trường sống của chúng ta thật sự đã lâm nguy từ lâu. Thực phẩm nhiễm độc, chất tạo nạc và tăng trưởng có mặt trong chăn nuôi, không khí Hà Nội nhiễm thủy ngân, đồng bằng sông Cửu Long khô hạn và nhiễm mặn… Cùng với sự nhiễm độc của văn hóa, luân lý, giáo dục, nghệ thuật, y tế Tất cả những thứ đó đang tiêu diệt giống nòi Việt Nam. Nói cho cùng, biển đảo có thể mất, rừng đầu nguồn có thể mất, khoáng sản có thể mất, nhưng mất mà cũng có thể đòi lại được như một ai đó đã nói ngang ngược là con cháu chúng ta rồi sẽ đòi lại được, nhưng giống nòi mất, dân tộc mất làm sao đòi được ?

Trong Cựu Ước có câu chuyện con tàu của ông Nôê, chỉ với một số người rất ít, một số con vật rất ít, nhưng Chúa cứu cả thế giới này, Chúa làm mới lại cả thế giới này. Chúa chỉ cần chúng ta tin tưởng vào Chúa, phó thác cho Chúa mọi sự và luôn đặt niềm trông cậy nơi Chúa. Tuy nhiên trong câu chuyện con tàu của ông Nôê, trước khi được cứu, những người tin tưởng vào Chúa đã tuyệt đối tuân theo lời Chúa, đã can đảm làm điều Chúa bảo, bất chấp những chê cười rẻ rúng của “toàn dân”. Khi ấy mọi người mắng   họ là khùng, là thiếu khôn ngoan, là gây rối loạn cho trật tự trị an, là bất bình thường… Và chắc chắn họ đã không nhận được sự đồng thuận từ những người khác. Hãy ngẫm xem, gia đình ông Nôê phải gánh chịu sự cô đơn và khinh bỉ, phải sống chung với sự rẻ rúng và nguyền rủa như thế nào.

Có ai dấn mình vào danh sách gia đình ông Noê không ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

27.4.2016

GHI CHÚ THÊM CỦA EPHATA:

Xin kính mời quý độc giả Ephata hy sinh 5, 10 phút để lần lượt vào 2 link dưới đây trong

website :  www.giesuchanhlongthuong.net

để cùng xem và lắng nghe lời cảnh báo của Thiên nhiên và Đại Dương về thảm họa con người phải gánh chịu thảm họa nếu con người không biết bảo vệ gìn giữ môi trường sống của chính mình.

Video clip tiếng nói của Thiên Nhiên:

http://www.giesuchanhlongthuong.net/chia-se- chuyen-de/tieng-noi-cua-me-thien-nhien/

Giọng nói của nữ diễn viên Julia Roberts.

Video clip tiếng nói của Đại Dương:

http://www.giesuchanhlongthuong.net/chia-se- chuyen-de/10495/

Giọng nói của nam diễn viên Harrison Ford.

Đây là hai video clip nằm trong dự án “Nature Is Speaking” của Chương Trình

Conservation International Film. Ý tưởng chính của dự án là mang lại cho thiên nhiên một

tiếng nói thông qua giọng đọc các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như: Julia Roberts, Kevin

Spacey, Edward Norton, Penélope Cruz, Robert Redford và Ian Somerhalder… Bản dịch phụ đề tiếng Việt là của anh Chung Chí Công.

Có thể xem thêm các video clip còn lại của dự án “Nature Is Speaking” và cùng nhau

hành động tại  http://natureisspeaking.org

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM

ĐẤT NƯỚC MÌNH KHÔNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM

Baron Trịnh
Có bạn gửi cho bài thơ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” của cô giáo Lam ở trường THPT chuyên Hà Tĩnh, rảnh rỗi sinh nông nổi, họa lại vài dòng chơi.
—————————————

Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn
Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng
Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi

Đất nước mình không lạ quá đâu em
Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng
Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững
Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường

Đất nước mình không buồn quá đâu em
Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt
Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết
Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu

Đất nước mình có gì mà phải thương đau
Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế
Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế
Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu

Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu?
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

Hành trình của những thao thức + GB. Bùi Tuần

Hành trình của những thao thức + GB. Bùi Tuần

Bài chia sẻ trong dịp

kỷ niệm thụ phong Giám mục

30.4.1975-30.4.2016

BUI TUAN

  1. Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang ngự giữa chúng ta.

Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.

  1. Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi.

Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh.

Thao thức thứ nhất là làm thế nào để Hội Thánh Chúa được sống và được sống dồi dào sự sống của Chúa, tại Việt Nam đầy sóng gió.

Thao thức thứ hai là làm thế nào để đồng bào của tôi được yêu thương nhau, trong một tình hình có nhiều phân hoá.

  1. Hai thao thức đó đượcđốt lên trong tôi từ ngọn lửa đức tin. Với đức tin, tôi thấy tình hình là rất phức tạp, mà tôi thì quá yếu đuối. Nhận thức ấy đưa tôi đến gần Chúa.
  2. Tôi tin: Phải có ơn Chúa. Chỉ ơn Chúa mới thực thi được ơn gọi. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán xưa:“Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Nên, ưu tiên, tôi lo ở lại trong Chúa, như lời Người dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con”, “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu các con không ở lại trong Thầy” (Ga 15,4).
  3. Ở lại trong Chúa và sống mật thiết gắn bó với Chúa, đó làmột chiều kích nội tâm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong đời sống nội tâm được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi nhìn thấy khá rõ những hình thức Chúa cứu tôi, nhất là bằng sự Chúa tha thứ. Nhờ đó tôi kết hợp với Đấng Cứu Thế, là Đấng đã dùng sự khiêm nhường mà cứu chuộc nhân loại.
  4. Cũng Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn đưa tôi trong đời sống nội tâm, lại dẫn đưa tôi vào đời sống hoạt động.Hoạt động của tôi là hiệp thông với mọi việc, mà các Giám mục, các linh mục, các tu sĩ, các giáo dân làm theo nhu cầu mục vụ và truyền giáo.

Nhưng trong mọi hoạt động, Chúa Thánh Thần luôn nhắc bảo tôi là phải rất tỉnh thức, để bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng thực sự phải trong sạch về phương diện là chỉ tìm thực thi thánh ý Chúa mà thôi.

  1. Tôi vâng làm theo. Và mỗi lần thấy mình sai, thì tôi lạisám hối trở về với Chúa. Sám hối trở về trong tinh thần phó thác, đó là một việc tôi làm thường xuyên. Bởi vì tôi luôn luôn là kẻ yếu đuối. Chính trong sự được Chúa thứ tha, mà tôi cảm nhận được thấm thía tình Chúa xót thương.
  2. Trong sự sám hối trở về, tôi được Chúa cho thấy ơn Chúa là vô cùng cần thiết cho việc cứu độ.

Khi ban cho tôi ơn nhận biết sự cần thiết của ơn Chúa, Chúa cũng dạy tôi phải cộng tác vào ơn Chúa.

Cộng tác đầu tiên mà tôi cho là rất quan trọng, đó là hiệp thông với Đức Giáo Hoàng với tình con thảo và có trách nhiệm.

Cộng tác vào ơn Chúa còn bằng sự khiêm tốn học hỏi những gì về Chúa. Tôi nghĩ ngay tới Kinh Thánh, các thánh giáo phụ, nền thần học, triết học được Toà Thánh chứng nhận, và những sách đạo đức của những tác giả có uy tín, được Toà Thánh công nhận. Nhờ kho tàng kiến thức đó, tôi luôn thấy mình cần phải bắt đầu lại, nhất là ở sự phải từ bỏ mình.

  1. Cùng với  việc học ở các tác phẩm có uy tín về Chúa, tôi rất vui nhìn ngắm những việc lạ lùng Chúa làm nơi nhiều chứng nhân của Chúa đang sống gần xa ngay trong thời điểm này.
  2. Tôi chú ý cách riêng đến những người ngày đêm gieo hạt giống Nước Trời giữa nơi mình sống.Bằng đời sống đạo đức, họ là men giữa bột (x. Mt 13,33), họ là hạt cải gieo trong ruộng (x. Mt 13,31-32). Âm thầm và nhỏ bé, họ được Chúa gọi là những kẻ mở rộng Nước Trời.
  3. Hơn nữa, thao thức còn đẩy tôi đi sâu vào quần chúng. Ở đó, tôi đã nhận thấy nhiều người ngoại nhưng lại thuộc về Đức Kitô, do sự họ được Chúa Giêsu lôi kéo họ bằng những ơn khác nhau, đúng như lời Người đã phán xưa:“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32).

Với những khám phá như trên, tôi hiểu ơn gọi của tôi phải nhắm vào hy vọng và đợi chờ, chứ không phải vào những thành công trước mắt.

  1. Nếu ơn gọi của tôi đúng là hành trình của những thao thức, thì hôm nay những thao thức vẫn còn đó, nhưng mang những cung điệu mới, hợp với những thay đổi của lịch sử, một lịch sử có những tiến triển mới và cũng có những sa sút mới.
  2. Hôm nay, khi cuộc đời đã được báo động là sắp phải ra đi, tôi lại có thêm một thao thức mới, đó làthao thức đi về với Cha trên trời.

Đi về với Cha trên trời, đối với tôi, là một thao thức ngọt ngào, đòi rất nhiều niềm tin vào tình yêu thương xót Chúa, và cũng rất nhiều niềm tin vào tình yêu bao dung của mọi người.

  1. Để kết, tôi xin phép nói tắt một lời, đó là: Chúa giàu lòng thương xót đã yêu thương tôi quá sức tôi tưởng tượng, quá hơn sự tôi mong ước, nhất là ở sự Chúa luôn cứu tôi, luôn tha thứ cho tôi, luôn ban cho tôi những thao thức Phúc Âm được đốt lên từ đức tin do lòng thương xót Chúa.

Lạy Chúa, con xin phó thác con trong tay Chúa.

Long Xuyên, ngày 30.4.2016

Bạn có thể không ăn cá. Nhưng bạn không thể KHÔNG UỐNG NƯỚC !!!

 Bạn có thể không ăn cá.
Nhưng bạn không thể KHÔNG UỐNG NƯỚC !!!

Facebook Hoang LeThanh

Hiện tượng nước biển nhiễm độc không chỉ diễn ra từ Vũng Áng, Hà Tĩnh và lan xuống phía Nam, rồi sẽ đến Đà Nẵng, Nha trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, …

Không chỉ 300 km bờ biển miền Trung mà theo dòng hải lưu, phía Nam xuống tận Mũi Cà Mâu, phía Bắc lên tận Móng Cái, Quãng Ninh.

Sơ đồ các dòng hải lưu ở Biển Đông.

Tháng Tư: Dòng hải lưu biển Đông Việt Nam chảy từ Bắc xuống Nam, các dòng hải lưu Biển Đông và Biển Tây gặp nhau ở Mũi Cà Mau, trong trường hợp khô cạn, nhất là vào mùa hạn, từ tháng 1 đến tháng 6, khi lưu lượng sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ xuống thấp nhất, nước biển có thể xâm nhập sâu vào toàn bộ vùng duyên hải từ TP Tân An (tỉnh Long An) đến Bạc Liêu và Mũi Cà Mâu (hình 3 và 4).

Tháng Tám: Dòng hải lưu biển Đông Việt Nam chảy ngược lại, từ phía Nam ngược lên phia Bắc vào sâu các vùng vịnh Bắc bộ (hình 5, 6 và 7).
Khi mực nước sông cạn kiệt trong các tháng 1 và 2, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào các con sông lớn như sông Mã (Thanh Hóa), sông Đáy (Ninh Bình) sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bạch Đằng, và đặc biệt khi Tàu cộng không xã nước xuống sông Hồng, nước biển sẽ nhiễm mặn sâu hơn vào đồng bằng sông Hồng, …

Việc xả hàng chục ngàn mét khối nước thải ra biển hàng ngày của Formosa, nếu sự độc hóa tiếp tục thì với tốc độ chảy của dòng hải lưu, xuôi và ngược theo mùa, chỉ một thời gian vùng biển Việt Nam từ Quãng Ninh đến tận Mũi Cà Mâu, sự nhiễm độc lan tỏa khắp vùng biển cả nước, sự rữa sạch môi trường độc hại phải có thời gian hàng trăm năm và sự chăm sóc sức khỏe hàng chục triệu con người sẽ là một con số vô cùng kinh khủng.

Đó là lúc biển Việt Nam sẽ là Biển Chết, chết từ Bắc vào Nam.

Tác hại sẽ không dừng ở cá biển. Độc tố theo dòng hải lưu sẽ bám vào các sinh vật phù du, thủy sinh biển và vi sinh vật biển đó là nguồn thực phẩm dồi dào cho các loài cá tôm nơi biển cả.

Khi bị nhiễm độc, các loài tảo đơn, phù du thực vật biển nhạy cảm sẽ bị chết, các loài khác bị phá hoại hay thay đổi cấu trúc quần thể, chúng bị thay thế bởi những loài kém hơn về dinh dưỡng.

Độc chất, cho dù ở một mức độ nhỏ, có thể không đủ sức giết chết cá hay người, nhưng độc tố vẫn sẽ hiện diện rất lâu trong cơ thể sinh vật, trong môi trường. Độc tố lan tỏa ở biển, theo cửa biển, vào các sông lạch, ao hồ, ngấm sâu vào các mạch nước ngầm. Khi mà những mạch nước ngọt ngầm trong lòng đất đã bị độc hóa thì người dân Việt Nam không còn gì để sống.

Đặc điểm tác động độc hại và tác động tâm lý, sinh lý: Triệt tiêu hoặc biến đổi tế bào sống (gây ung thư), biến loạn hoạt động thần kinh não (bệnh Minamata xin hiểu một cách gần đúng là bệnh điên loạn, từ khi phát bệnh đến lúc chết chỉ 1 tháng).

Đến mùa nắng, khi lưu lượng các con sông từ Bắc chí Nam xuống cạn kiệt và theo dòng hãi lưu Biển Đông Việt Nam thì nước biển xâm nhập vào các cửa biển, sông lạch, ao hồ, và ngấm sâu xuống các mạch nước ngầm trong lòng đất.

Khi nguồn nước ngọt nhiễm độc, môi trường sẽ bị tàn phá trầm trọng thì sẽ đến một ngày rất gần, chỉ vài năm thôi, chúng ta sẽ chứng kiến giống nòi, dân tộc Việt Nam lụi tàn.

Chúng ta đừng cho đây là sự phóng đại. Căn bệnh Minamata (nhiễm độc kim loại nặng) mà nhân loại đã chứng kiến cho thấy một sự tàn phá mạnh mẽ, kinh hoàng. Đã 60 năm, nước Nhật giàu mạnh và hiện đại còn phải ra sức tẩy rửa môi trường và chăm sóc người bệnh bị nhiễm độc.

Chúng ta không ăn cá thì có thể ăn thịt, ăn rau, nhưng không ai có thể KHÔNG UỐNG NƯỚC.

Làm sao để nhận diện hết tác động của chất độc trong môi trường!? Đó sẽ là bệnh tật nhiều hơn, thân xác còm cỏi, tuổi thọ giảm, giống nòi suy kiệt, dân tộc tiêu vong.

Với 3260 cây số bờ biển, biển Việt Nam đã đem lại nguồn mưu sinh cho hàng chục triệu gia đình sống dọc bờ biển và nuôi sống bao nhiêu thế hệ từ ngày lập quốc. Bây giờ họ sẽ sống bằng nghề gì ? Ai sẽ giúp họ?

Các bà mẹ, bà vợ đi chợ, không mua cá thì sẽ biết mua gì để lo miếng ăn cho cả gia đình?.

Ai đã gây ra sự man rợ, kinh hoàng hết sức nghiêm trọng nầy ???

Đã đến lúc chúng ta phải tự cứu lấy mình!
Chúng ta không thể chết!
Dân tộc Việt Nam không thể tiêu vong!

Người dân Việt Nam không còn lý do gì để tin vào sự lãnh đạo của đảng csvn nữa cả !

Hoang L Thanh 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Các dòng hải lưu ở Biển Đông trong khoảng tháng tư.
2. Các dòng hải lưu ở Biển Đông trong khoảng tháng tám.

HLThanh 2

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Các dòng hải lưu ở Biển Đông trong mùa hè.
2. Các dòng hải lưu ở Biển Đông trong mùa đông.

HL THANH 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 Vùng nước biển mang độc tố xâm nhập toàn bộ vùng duyên hải (vùng sổ dọc liền nét) phía đông, từ Vũng Tàu, Tân An (tỉnh Long An) đến Mũi Cà Mâu.

Trong sơ đồ này chưa tính đến tác hại dòng chảy sông Cửu Long bị hạn hay thiếu nước do các đập thủy điện chận lại.

HL Thanh 4

 

 

 

 

 

 

Các cửa biển sông Cửu Long, nước biển nhiễm độc có thể xâm nhập sâu hơn gồm các tỉnh thành Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mâu,…

HL Thanh 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cửa sông đồng bằng Bắc bộ

Thực trạng sinh viên ra trường

 Thực trạng sinh viên ra trường
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…..
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao…!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo…
st

Facebook Mộc Lan Thiết

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

HA TINH

 

 

 

 

 

 

 

CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY.
Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự.
Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật.
Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại.

TRAN LAM

 

 

 

 

 

 
 

nguồn Facebook Lê Hằng

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THI LAM
(Hà Tĩnh)

BAI THO

NHAC

Cá chết: bốc “mùi tử khí” chế độ

Cá chết: bốc “mùi tử khí” chế độ

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Thông tin mới nhất, cá chết đã dạt vào đến bãi biển Đà Nẵng. Vũng Áng những ngày tháng Tư đang “nóng” như chảo lửa. Mùi “tanh” cá chết, độ “nóng” lòng dân đang lan tỏa dồn dập trên mạng xã hội, hoặc âm ỉ trên hè phố Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Vinh… tất cả đều hướng về Hà Tĩnh – tử huyệt đang mở ra?

20160426-Bai-CaChet-CamChau_Anh [2567732]

Đến cả những người vốn thường vẫn tỏ ra hoặc được cho là “khôn ngoan, cẩn thận” cũng đã treo khẩu hiệu trên trang cá nhân hoặc thốt lên giữa quán cà phê: “Quá bất thường”. “Âm mưu” hơn, có người nói theo kiểu “các thế lực thù địch” luôn cho nó vuông: “Bán nước rồi”.

“Khủng hoảng Vũng Áng” được bàn phím cả trái lẫn phải cập nhật hàng phút. Đầu tiên cá trên trắng bờ biển. Lãnh đạo Hà Tĩnh bảo cứ thoải mái ăn cá, tắm biển. Dân điên tiết “mời” ngược lại bác lãnh đạo giỏi xơi cá cho chúng em xem. Thợ lặn tiết lộ đường ống thải hóa chất cực độc từ dự án nhà máy thép Formosa xả thẳng ra biển. Sự phẫn nộ leo thang bởi tay đối ngoại của nhà máy tàu thách thức dân An Nam “chọn thép hay cá tôm” – một bằng chứng thép đã giết cá. Chứng cứ Formosa đang đầu độc Đại Việt càng củng cố khi 1 thợ lặn của Nibelc, một nhà thầu của dự án Formosa, tử vong bất thường. Thêm 5 thợ lặn khác của đơn vị này sau đó cũng phải nhập viện kiểm tra sức khỏe. Hàng tấn cá chết bị phát hiện đang trên đường “Nam tiến”. Xuất hiện các vụ ngộ độc do ăn hải sản miền Trung với hàng trăm người nhập viện v.v. và cá chết vẫn đang cứ tiếp tục trôi dập dềnh dọc biển Việt Nam trước sự im lặng của kẻ cầm quyền.

Quả là lấy vải thưa che mắt thánh và che thành công mắt các thánh quan của chế độ.

Vào tháng 3/2015, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) cấp giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý. Trách nhiệm được xác định thuộc về thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.

Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, thông tin từ Hà Tĩnh “giải trình” rằng có 2 văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép địa phương thực hiện việc cấp chứng nhận đầu tư? Cái trên của một Ủy viên Bộ Chánh trị sinh ở Thái Bình, gốc Trung Quốc, làm từng thớ thịt Việt Nam nổi gân xanh cùng với màn xin lỗi vụng về bằng giọng lơ lớ của Chu Xuân Phàm – Giám đốc đối ngoại gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Không thể tiếp tục các màn kịch vụng về kiểu cứ xơi cá, cứ tắm biển hay xin lỗi dân An Nam bằng giọng Tàu chệt nữa… Trò hề chỉ khiến dân chúng thêm sục sôi.

Bây giờ câu hỏi “chọn cá hay thép” lại đang hối thúc kẻ cầm quyền phải trả lời hơn là nhân dân. Bởi nhân dân đã có chọn lựa của mình trước cả khi các chế độ cầm quyền được sinh ra.

Nếu chọn cá, chính là chọn quốc gia dân tộc, phải ra ngay quyết định đóng cửa, hủy bỏ dự án “chết chóc” này. Đồng thời, như thư ngỏ mới đây do các luật sư độc lập trên cả nước đề nghị: Bộ Công an phải khởi tố vụ án hình sự hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo điều 182 và 188 Bộ Luật Hình sự của cá nhân, tổ chức liên quan, cho dù đó là ai.

Lo lắng trước các cuộc biểu tình từ vụ “khủng hoảng Vũng Áng” nhiều khả năng sẽ nổ ra trên toàn quốc trong những ngày sắp tới, một fanpage mạng xã hội “thân nhà nước” đã đưa ra cảnh báo:

“Thực địa từ Vũng Áng cho thấy, lãnh đạo, công an trong tâm trí dân xung quanh rất xấu. Từ vụ chợ Kỳ Anh, đến tất cả các kiểu dân cư quanh đó đều luôn trong tình trạng kích động, ức chế sẵn, lại đông bà con giáo dân”. Các thế lực thù địch đang “chất củi lâu chờ giờ châm lửa. Đáng lo nhất là tính mạng đám “người nước lạ” bên trong Formosa vì tiền lệ đã vài anh bỏ mạng hồi vụ giàn khoan HD 981. Mỗi làng xã ở Kỳ Anh như một gia đình riêng. Bà con trong làng là họ hàng hoặc thông gia với nhau. Tính đoàn kết tính bằng máu mủ. Đấy là chưa kể đồng bào giáo dân.”

Fanpage kết luận: “Hy vọng nhà nước sớm giải quyết mọi vấn đề. Sắp 30/4, cảm thấy có mùi”.

Biết đâu, tháng Tư lại có duyên với dân tộc Việt đến thế? Cá chết đã nghe thoang thoảng mùi tử khí của một chế độ.

Cam Châu

PHỎNG VẤN ÔNG LÝ QUANG DIỆU (tiếp theo)

 PHỎNG VẤN ÔNG LÝ QUANG DIỆU (tiếp theo)

Nguyễn Đình Cống

27-4-2016

Sau khi đăng bài “Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng”, nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ đầu (ông mất ngày 23 tháng 3 năm 2015), tôi được vong linh ông cho phỏng vấn tiếp.

Hỏi: Thưa ngài, quan hệ giữa ngài với Hà Nội sau 1990 là tốt đẹp, nhưng trước đó, đặc biệt là trước 1975 có thể nói là xấu. Điều gì đã làm thay đổi.

Trả lời: Thay đổi bắt đầu từ nhận thức. Trước đây vì thấy sự hung hăng và tàn bạo của cộng sản, tôi tìm cách ngăn không để nó lọt vào Singapore, vì thế bị Hà Nội chụp cho cái mũ phản động, gọi là tên chống cộng hèn hạ. Khối ASEAN ban đầu gồm 5 nước bị Hà Nội cho là “Khối xâm lược Đông nam Á, tay sai của đế quốc Mỹ”. Sau sự kiện sụp đổ của phe XHCN tôi biết chắc rằng cộng sản không còn đáng cho chúng tôi để ý, nó đang trên đường tan rã do mắc phải bệnh trầm trọng từ trong tế bào, gặp những mâu thuẩn gay gắt không khắc phục được. Chế độ cộng sản đã bộc lộ gần hết mọi khuyết điểm không thể sửa chữa, chỉ còn hơi tàn để lừa bịp một số người có dân trí thấp và bị khống chế, chỉ đủ sức duy trì sự độc tài và đàn áp dân chủ trong nước bị nó thống trị, không còn có khả năng tuyên truyền, lừa phỉnh các dân tộc khác đã biết về tự do, dân chủ, văn minh. Trước đây tôi lo đề phòng cộng sản lọt vào Singapore, sau này  tôi để cho tự do tuyên truyền vì biết chắc rằng những người có lương tri không ai còn nghe theo nữa, và nếu có một số ít, vì vô minh và lầm lỡ mà nghe theo thì cũng chỉ làm cho xã hội thêm phong phú chứ không đảo ngược được tình hình.

Trước đây Mỹ và một số nước lo chống cộng nhưng sau này chúng tôi thấy không dại gì mà làm một việc tốn công, vô ích như vậy, vì cộng sản sớm muộn gì cũng tự sụp đổ . Chúng tôi chủ trương chung sống hòa bình với cộng sản, tôn trọng các xu hướng khác nhau, việc đó không hại gì mà còn có ích lợi cho nhân dân và đất nước chúng tôi.

Hỏi: Ngài nói  chính phủ Mỹ và nhiều nước tôn trọng chế độ của các nước cộng sản, vậy phải chăng các ngài  cho rằng chế độ đó tuy có chứa mâu thuẩn, tuy thế nào cũng sụp đổ nhưng hiện tại loài người vẫn chấp nhận được, hoặc cũng có chỗ nào đó tốt đẹp.

Trả lời: Không, có lẽ tôi trình bày chưa rõ làm ông hiểu nhầm. Chúng tôi chấp nhận chung sống và tôn trọng sự khác biệt chứ không bao giờ cho rằng cộng sản có cái gì tốt, không cho rằng nhân loại “chấp nhận được” cộng sản. Nhân loại, để phát triển bình thường thì cần loại bỏ cộng sản. Còn các ông, nếu thấy thích thú cộng sản, cần thử nghiệm “chế độ làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu” thì xin tùy, chúng tôi không muốn và không thể áp đặt các ông theo ý chúng tôi. Xin lấy thí dụ. Hàng xóm nhà ông có người vì chơi bời trác táng mà nhiễm HIV, lại có tính tham lam, gian dối. Trước đây mọi người vì hiểu nhầm, quá sợ lây bệnh mà xa lánh, tẩy chay hắn. Ngày nay thấy bệnh đó không dễ lây, có thể phòng ngừa nên người ta chung sống hòa bình với hắn, giao tiếp, giúp đỡ, hợp tác với hắn, mong cho hắn khỏi bệnh. Bên ngoài người ta tôn trọng hắn, bên trong đề phòng thói tham lam và gian dối của hắn, không thể nào thân mật với hắn như với những người bạn tốt hoặc tâm giao. Vì lòng nhân đạo người ta sẽ giúp hắn chữa trị bệnh tật. Nếu hắn biết hoàn cảnh của mình mà ra sức chữa bệnh, từ bỏ tính xấu thì nhiều người sẽ trở thành bạn tốt của hắn, còn nếu hắn không chịu chữa bệnh, không muốn từ bỏ thói tham lam và dối trá thì mọi người cũng mặc kệ hắn, sẽ đến lúc hắn chết trong sự sỉ nhục và bị khinh bỉ.

Hỏi: Những điều ngài vừa nói có  mâu thuẫn gì không với việc chính phủ Việt Nam cộng sản ký kết Hiệp định đối tác toàn diện , đối tác chiến lược   với rất nhiều nước, trong đó có Mỹ  Singapore  và Nhật.

Trả lời: Trong những năm qua Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, ký nhiều hiệp định đối tác.  Việc này không mâu thuẩn gì với nhận định của tôi trên kia. Đối tác song phương, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược chỉ khác nhau về mức độ và phạm vi hợp tác  chứ không làm thay đổi về bản chất của quan hệ từ hợp tác trở thành đồng minh, trở thành bạn bè cùng chí hướng. Quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản và giữa Mỹ với Việt Nam đều là quan hệ giữa hai nước thù địch trong chiến tranh, mà Nhật bị tàn phá nặng nề hơn và có ít tài nguyên thiên nhiên.Thế mà sự hợp tác giữa Mỹ với Nhật có hiệu quả hơn rất nhiều so với Việt Nam. Một trong những lý do chính là Nhật không theo cộng sản, không bị kìm hãm bởi ý thức hệ, lao động sáng tạo được giải phóng, không bị chế độ toàn trị của một đảng đẻ ra tham nhũng, mua quan bán tước, lãng phí. Nhật và Mỹ cùng đi chung con đường dân chủ, không có mâu thuẩn về tư tưởng nên hợp tác chân thành. Quan hệ giữa Việt Nam với Nhật, giữa Việt Nam với Mỹ không thể nào thân thiết, gắn bó như quan hệ giữa Nhật với Mỹ hoặc như giữa Philippin, giữa Singapore với Nhật và Mỹ, mặc dầu giữa những nước đó đều ký các hiệp định gần giống nhau. Còn giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng ý thức hệ cộng sản, ký hiệp định hợp tác ở mức cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, thế mà thực chất thì thế lực bành trướng Trung quốc mới là kẻ thù nguy hiểm của Việt Nam, các ông còn bị lừa ký kết điều khoản không liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba, các ông mắc mưu Tàu cộng nhiều mà không biết. Chính vì các ông một mực theo Tàu cộng, cố giữ cho bằng được ý thức hệ cộng sản mà làm cho nhiều nước đối với các ông “chỉ bằng mặt mà không bằng lòng”.

Việt nam hiện nay có quan hệ ngoại giao với nhiều nước, được tham gia vào hội này, ban nọ của Liên hiệp quốc, bên ngoài tưởng như thế là có uy tín lớn trên trường Quốc tế, là có nhiều bạn bè, nhưng thực chất chưa bao giờ Việt Nam bị cô độc như bây giờ, vì bạn thì nhiều nhưng phần lớn chỉ là bạn ngoại giao, không có đồng minh cùng chí hướng đáng tin cậy, không có bạn chí cốt, không có bạn tâm giao. Có được  bạn thân là Lào thì quá bé, một bạn khác là Cu Ba thì quá xa mà cũng đang xa dần ý thức hệ. Việt Nam còn bị nhiều nước coi thường vì cho rằng đó là “ một đất nước không chịu phát triển”.  Chỉ riêng một việc lãnh đạo Việt Nam, ở trong nước nói nhiều đến kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn ra nước ngoài, đi đâu cũng xin người ta công nhận nước có nền kinh tế thị trường, tự cắt cái đuôi XHCN, đã làm rõ bộ mặt dối trá và hèn kém. Hình như dân Việt các ông quen với động tác xin- cho, mà không thấy sự yếu kém trong đó. Hiện nay Việt Nam đang bị cộng sản Trung quốc dùng ý thức hệ để khống chế, để bao vây, để phá hoại và cướp đoạt, dần dần dẫn đến thôn tính, thế mà không hiểu vì sao lãnh đạo các ông không nhận ra và tìm cách  thoát khỏi. Thái độ khuất phục của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Tàu cộng là một điều rất khó hiểu của nhiều nhà chính trị trên thế giới và chắc cũng khó hiểu đối với đa số nhân dân Việt Nam.

Hỏi: Từ năm 1975 đến 1990 là giai đoạn chuyển tiếp trong quan hệ Việt Nam- Singapore. Xin ngài cho biết vài nhận xét về giai đoạn đó.

Trả lời: Sau năm 1975 tôi vẫn tiếp tục bị Hà Nội lên án, đặc biệt xung quanh vụ di tản của thuyền nhân. Nhưng trước hết tôi nói về cuộc tiếp xúc với ông Phạm Văn Đồng vào tháng 10 năm 1978. Ông Đồng đến Singapore với tư cách một người chiến thắng trong chiến tranh, ngạo mạn và hung hăng. Ông cho rằng chúng tôi đã từng là cơ sở trong việc trung chuyển xăng dầu của Mỹ cho chiến tranh Việt Nam thì bây giờ phải có nghĩa vụ viện trợ cho Việt nam. Ông tự nhận là một chiến sĩ cộng sản và Việt Nam có vai trò lịch sử làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đông nam Á để giải phóng nhân dân lao động. Ngược lại, chúng tôi chỉ muốn bàn chuyện hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa, nhân dân chúng tôi không cần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc gặp gỡ không mang lại sự hiểu biết và hợp tác, chúng tôi chia tay nhau lịch sự nhưng lạnh lùng.

Về nạn thuyền nhân. Tôi biết việc dân Việt Nam đang ào ào bỏ quê cha đất tổ ra đi để tránh họa cộng sản. Hồi đó tôi quả có hơi sắt đá, không chịu tiếp nhận, chỉ giúp đỡ chút ít rồi đẩy họ đi tiếp. Tôi chỉ nghĩ đơn giản Singapore là nước quá bé, khả năng rất hạn chế, lại ở rất gần Việt Nam, nếu chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi thuyền nhân thì sợ họ đổ xô đến làm rối loạn đất nước. Tôi cũng được biết là Việt Nam có “kế hoạch II “, công an thu vàng của người muốn ra đi, tổ chức cho họ lên thuyền rồi đẩy ra biển. Không lẽ vàng thì công an Việt Nam nhận còn khó khăn thì Singapore chịu. Hơn nữa tôi cũng ngại là trong số thuyền nhân biết đâu có gián điệp của cộng sản. Sau này nghĩ lại tôi có ân hận và có thay đổi thái độ.

Về quan hệ tốt đẹp. Sau năm 1986 thấy Việt Nam có sửa sai đường lối kinh tế, mà các ông gọi chệch là đổi mới, tôi thấy có thể hợp tác. Vì thế khi ông Võ Văn Kiệt đến gặp tôi tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Thụy Sĩ vào tháng 2 năm 1990 với đề nghị bỏ qua bất đồng trong quá khứ để hợp tác thì tôi vui vẻ nhận lời . Và từ đó mở ra giai đoạn mới trong quan hệ 2 nước.

Hỏi: Được biết, vào tháng 11 năm 1991, sau khi ngài đã thôi chức thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt có mời ngài làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam. Xin cho biết ngài đã góp được những ý kiến gì.

Trả lời: Tháng 11 năm 1991, ông Võ Văn Kiệt, với tư cách thủ tướng chính phủ Việt Nam sang thăm Singapore. Trước đây ông Phạm Văn Đồng làm cho tôi quá thất vọng thì nay ông Kiệt làm cho tôi hy vọng. Ông Kiệt có lời mời tôi làm cố vấn nhưng tôi chưa dám nhận lời, hẹn sẽ sang Việt Nam khảo sát tình hình và sẽ trao đổi. Tháng 4 năm 1992 lần đầu tiên tôi đến Hà Nội, làm việc với ông Kiệt. Ban đầu ông Đỗ Mười,Tổng bí thư đảng định không tiếp , vẫn nghĩ tôi là tên chống cộng hèn hạ, nhưng sau khi biết các nội dung tôi trao đổi với ông Kiệt là thiện chí thì ông Mười đồng ý tiếp, bên ngoài tỏ ra thân mật, vui vẻ. Tháng 10 năm 1993 ông Đỗ Mười sang thăm Singapore thì đã có thái độ thân thiện và sau đó Hà Nội đã cho dịch và phát hành Tuyển tập các bài chính luận của tôi. Tôi còn đến Việt nam 3 lần nữa vào năm 1993, 1995, 1997.

Về việc góp ý kiến cho vua chúa hoặc cho những người lãnh đạo đất nước. Tôi thấy có 2 loại chính. Loại 1 là thuyết khách kiểu như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Chuy … trong lịch sử Trung quốc. Loại này có mục đích tiến thân nên phải tìm cho được điều vua chúa thích nghe để nói cho lọt tai. Loại 2 là các cố vấn, họ ít quan tâm đến điều các đối tượng thích nghe mà tập trung vào những kế sách có nhiều hiệu quả, đó là những mưu lược thể hiện tài năng và ý chí của họ.

Các ông lãnh đạo của Hà nội muốn đồng thời phát triển kinh tế thị trường, mà lại phát triển cho nhanh, bất chấp sự bảo vệ môi trường, vừa phải  giữ nguyên đường lối chuyên chính vô sản với chế độ đảng trị. Các vị cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, rằng họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác.

Tôi biết nếu góp ý thẳng thắn ngay họ sẽ không nghe, nên ban đầu tôi phải tỏ rõ thiện chí bằng cách bỏ ra một số tiền kha khá để viện trợ, để đầu tư một số cơ sở sản xuất, sau đó mời một số nhà lãnh đạo Việt Nam sang khảo sát tận nơi cách làm của chúng tôi để tham khảo được gì thì được. Sau ông Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt thì các ông Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt sang Singapore. Tuy các ông có thăm nhiều nơi, nghe nhiều bài giới thiệu nhưng hầu như không tham khảo được gì. Điều các ông muốn học và làm cho đến nay nhân loại chưa có ai biết, chưa có ai làm được, đó là phát triển kinh tế thị trường trong chế độ vô sản chuyên chính, theo Chủ nghĩa Mác Lênin, hoặc là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Cũng đến lúc phải nói ý kiến của mình, tuy biết rằng những góp ý đó hoàn toàn ngược với lòng mong muốn của họ. Tôi cho rằng kinh tế thị trường và thể chế chính trị vô sản chuyên chính là mâu thuẩn nhau, không thể dung hòa. Nếu cứ cố gán ép hai thứ đó với nhau thì sẽ sinh ra một xã hội rối loạn và thối nát, kiểu chế độ tư bản thời kỳ hoang dã. Vô sản chuyên chính sẽ không phát huy được mặt tích cực của kinh tế thị trường mà càng làm tăng thêm mặt tiêu cực, làm trầm trọng thêm các nhược điểm thối tha của nó. Kết hợp kinh tế thị trường với chuyên chính vô sản sẽ đẻ ra tham nhũng trầm trọng và rộng khắp, đẻ ra tệ nạn mua bán quan tước, sẽ làm xuống cấp đạo đức và giáo dục, sẽ làm phát triển tệ nạn dối trá từ trên xuống dưới, thế mà kết quả chẳng phát triển kinh tế được bao nhiêu.

Sau sửa sai 1986 mà Việt Nam nhận nhầm là đổi mới, kinh tế có phát triển, mặc dù phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8%, nhưng đó là chỉ là tăng trưởng do người dân được cởi trói chứ chưa phải do lao động sáng tạo và công nghệ cao, chưa phải do nền kinh tế tri thức. Hơn nữa đó là sự phát triển nóng dựa vào khai thác cạn kiệt tài nguyên, vay nợ, lao động đơn giản. Trong sự phát triển vội vàng dễ gặp phải việc tàn phá thiên nhiên và làm ô nhiểm môi trường, có được chút lợi trước mắt mà để tai họa nặng nề cho hậu thế. Tôi có góp ý về sự “Phát triển bền vững”, lãnh đạo Hà Nội có nghe, có nhắc lại nhưng hình như chỉ nói cho qua chuyện. Việc Việt Nam phát triển kinh tế trong khoảng mười năm sau 1986, đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói đã làm mờ mắt, làm tối lòng một số lãnh đạo, họ tưởng nhầm là nhờ tài năng của họ, là nhờ vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin, mà không biết rằng thực chất là nhờ làm ngược lại chủ nghĩa đó, nhờ nhân dân được cởi trói một phần.

Việt Nam muốn cải cách và phát triển kinh tế theo thị trường, muốn hòa nhập với thế giới dân chủ thì trước hết cần cải cách nhà nước theo thể chế tam quyền phân lập, cần phải thật sự tự do tư tưởng, thật sự mở rộng dân chủ, đặc biệt dân chủ trong bầu cử để chọn được những người có tài năng, như thế mới có được những sáng tạo. Lãnh đạo ở Hà Nội chỉ muốn nghe thuyết khách loại 1, kiểu các chuyên gia của Liên xô và Trung quốc trước đây, mà tôi không thể nào làm được như họ. Tôi chỉ muốn và có thể làm cố vấn loại 2, trình bày trung thực quan điểm của mình. Tôi tuy có được lời mời làm cố vấn nhưng những điều tôi góp ý chẳng ai nghe. Tôi đành nói ý cuối cùng: Các ông không phải tìm mời cố vấn nước ngoài mà hãy tìm ở trong nước, người Việt các ông có nhiều người giỏi nhưng không được dùng đúng chỗ vì họ không thích hợp với chế độ độc tài toàn trị của các ông. Vì bất đồng ý kiến mà số thì bị bắt giam, số bỏ ra nước ngoài, số khác ôm hận chờ thời. Tinh hoa, hiền tài của đất nước phải được tập họp lại trong Quốc hội, trong các cơ quan nhà nước. Kinh nghiệm chủ yếu của Singapore là bộ máy hành chính nhà nước phải thật tinh gọn, muốn vậy phải chọn dùng được những người thật sự tài giỏi và liêm khiết.   Khi nhìn vào Quốc hội của các ông chỉ thấy tính chất đại diện của nó chứ không thấy trí tuệ. Bộ máy của các ông gồm 3 tầng đè lên nhau gồm cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, ôm ấp lấy nhau, dẫm đạp lên nhau mà lại thiếu người giỏi và liêm khiết. Năng suất lao động của Việt nam thuộc loại rất thấp mà năng suất trong công tác của chính quyền và Quốc hội của các ông lại càng thấp. Việt nam có câu thành ngữ “Ăn tàn phá hại”, câu ấy khá đúng cho đội ngũ quan chức các cấp của các ông từ cơ sở đến trung ương. Như thế thì dựa vào đâu để phát triển xã hội. Các nước dân chủ đều cho rằng động lực để phát triển xã hội phải dựa vào năng lực và trách nhiệm của 3 lực lượng chính là trí thức, doanh nhân và quan chức chính quyền. Cộng sản lại cho là dựa vào liên minh công nông, thế mà công và nông của các ông đang lao động cực nhục và sống lay lắt, trí thức các ông thì phần lớn hữu danh vô thực, doanh nhân còn yếu và bị chèn ép, quan chức nhà nước thì phần lớn nặng về tham nhũng và cửa quyền, yếu kém về trình độ và đạo đức. Các ông muốn phát triển đúng hướng thì phải thay đổi từ gốc rễ là nhận thức, là thay đổi thể chế.

Ông Lý cho biết quan hệ giữa ông và Hà nội có thân thiết được một thời gian, sau đó cả hai bên đều chán nhau vì “đồng sàng dị mộng”, đặc biệt sau khi ông Võ Văn Kiệt nghỉ hưu thì quan hệ gần như quay về trạng thái “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”.

Tôi định nêu tiếp câu hỏi về ý kiến của ông đối với mong ước “Thoát Trung” và con đường sắp tới mà dân Việt nên theo, nhưng đến đây ông Lý ra hiệu cuộc phỏng vấn đã khá dài, cần kết thúc và không hẹn gặp lại. Thật tiếc, nhưng biết làm sao.

Qua vụ Vũng Áng – Formosa mới thấy đảng ta thật là vĩ đại

 Qua vụ Vũng Áng – Formosa mới thấy đảng ta thật là vĩ đại

Ngọc Thu

27-4-2016

7997. Qua vụ Vũng Áng – Formosa mới thấy đảng ta thật là vĩ đại! « BA SÀM

Ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn đương chức

 

 

 

 

 

 

 

Ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn đương chức

Khi còn đương chức, ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng dự báo về khu kinh tế Vũng Áng – Formosa như sau: “Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 – 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm“.

Bây giờ, 5.000, 10.000 tỷ đồng ngân sách đâu không thấy, chỉ thấy tôm cá chết la liệt khắp nơi, người dân ở 4 tỉnh có cá chết, cũng sắp chết theo vì chẳng còn tôm cá đâu mà ăn!

Các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng để cho báo chí ca ngợi về công lao của mình đối với dự án ở Vũng Áng như sau: “Ðể có một khu kinh tế Vũng Áng và những dự án tầm cỡ quốc tế như Formosa là công lao của các thế hệ lãnh đạo, sự vào cuộc của toàn Ðảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Mùa xuân là sự góp sức của nhiều cánh én, song không ai quên công lao của cánh én đầu đàn“.

Công lao chưa có, lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhận trước rồi. Bây giờ tới phần nhận trách nhiệm thì trốn hết. Ôi đảng ta! Vĩ đại biết chừng nào!

Sinh thời, ông HCM đã từng làm thơ về cái sự “vĩ đại” của đảng ta:

Ðảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.

Ðảng ta là đạo đức, là văn minh,

Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.

Công ơn Ðảng thật là to,

Ba mươi năm lịch sử Ðảng là cả một pho lịch sử bằng vàng…

Nào chỉ 30 năm, sau 76 năm, đảng ta bây giờ “vĩ đại” hơn cái đảng thời ông HCM trước đây rất nhiều!

Mời xem lại bài báo Nhân Dân của 2 tác giả Khắc Hiển và Võ Minh Châu, đăng ngày 16-8-2011, để thấy thêm cái sự vĩ đại của đảng ta!

Formosa – Dự án động lực của khu kinh tế Vũng Áng

Những ngày này, Hà Tĩnh đang dồn sức đẩy mạnh các hoạt động tiến tới kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh. Trong dòng chảy của lịch sử ấy, 20 năm tái lập tỉnh (1991 – 2011) là một bước ngoặt lớn, làm đổi thay nhanh chóng đến không ngờ bộ mặt kinh tế – xã hội của Hà Tĩnh. Trong đó, Vũng Áng là Khu kinh tế (KKT) có “sức hút” mạnh đối với các doanh nghiệp.

Thức dậy một vùng đất nghèo

Trong số hơn 100 DN, nhà đầu tư trong nước và quốc tế được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Ban Quản lý KKT Vũng Áng cấp giấy chứng nhận đầu tư thì dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Ðài Loan) là dự án lớn, trọng điểm có tầm chiến lược ý nghĩa quốc gia.

Ðịa điểm triển khai dự án Formosa trải dài trên địa bàn năm xã, là Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh) là vùng đất có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước.

Hôm 6-7-2008, cả vạn dân trong huyện, đặc biệt là bà con các xã phía nam đổ về xã Kỳ Phương dự lễ động thổ Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa. Câu nói đầy xúc động của ông Nguyễn Minh Ðức, một người dân gốc xã Kỳ Long: ” Lâu nay nghe nói mà chưa thấy chi, bầy tui lo lo, phấp phỏm. Nay được nhìn tận mắt lễ khởi công là bà con vui rồi, sướng rồi. Nhất định dân tôi sẽ đổi đời, quê hương Ðèo Ngang sẽ không phải mang tiếng “đang nghèo” mãi nữa”.

Theo cam kết sau hai năm khởi công, huyện Kỳ Anh phải bàn giao hơn 3.000 ha trong đó có hơn 2.300 hộ với khoảng 14.000 dân phải di dời đến năm khu tái định cư mới là cả một cuộc cách mạng lớn.

Xã Kỳ Phương tỷ lệ gia đình phải di dời đông nhất. Bà Lê Thị Nguyện ở thôn Quyết Tiến, tâm sự: Chồng mất sớm, bốn con đã trưởng thành, nay bà có trong tay số tiền đền bù 250 triệu đồng gửi tiết kiệm để dưỡng già và được sống tại khu TÐC khang trang, đầm ấm.

Ông Ðoàn Văn Luận ở xóm Thắng Lợi, cho biết: Mỗi tháng ông được nhận hơn ba triệu đồng tiền lãi từ ngân hàng của khoản tiền 280 triệu đồng được đền bù ruộng thừa mua gạo… Muốn đổi đời thì phải chịu gian khổ, khó khăn ban đầu, thậm chí thiệt thòi một chút, nhưng tương lai chắc chắn con cháu sẽ sung sướng bền lâu.

Khi Quốc hội khóa XIII khai mạc, chúng tôi vào xã Kỳ Liên được chị Nguyễn Thị Cúc Phó Bí thư Ðảng ủy xã dẫn vào thăm bác Nguyễn Xuân Liễu (thường gọi là bác Thanh) tại khu làng mới. Trong căn nhà vững chãi, lợp ngói, tường xây, người cán bộ về hưu đã ở tuổi 83, nhìn lên bàn thờ, trân trọng nói: “Tôi thay mặt tổ tiên, ông bà và cả linh hồn những người xưa sống vất vưởng ở chân núi, bìa rừng, nay được quy tập về trong nghĩa trang sạch đẹp, cảm ơn Nhà nước, cảm ơn dự án. Nhờ dự án mà người sống được đổi đời, dân quê tôi xưa có nằm mơ cũng chưa thấy nhà hai gác. Nay làng xóm ở như phố phường. Ðêm điện sáng tận vách núi. Câu thơ: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” xưa, nay phải đọc là… ” Hoành Sơn cồn bãi, vạn đại vinh quang…” mới đúng!

Hiện tại chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm mang tầm chiến lược lâu dài, bền vững cho người dân vùng dự án đã được tỉnh triển khai. Số lao động trong vùng được phân loại để có chính sách hợp lý. Lớp thanh niên có sức khỏe, trình độ văn hóa được cam kết ưu tiên tuyển vào các nhà máy trong KKT Vũng Áng. Những người độ tuổi 40-45 có thể tham gia lao động phổ thông trong các nhà máy và tại dự án chăn nuôi, trồng rau sạch ở hồ Tàu Voi. Ðược biết, một dự án đào tạo các ngành nghề dịch vụ khác, học ngoại ngữ cho lao động đi xuất khẩu… dành riêng cho Kỳ Anh đã được tỉnh phê duyệt và sẽ sớm đi vào hoạt động. Số người hết tuổi lao động được tỉnh trợ cấp mỗi tháng 15 kg gạo trong nhiều năm liền.

Biến lời tiên tri thành hiện thực

Formosa là một Tập đoàn lớn, đã có hơn 55 năm thành công trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh tại Ðài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam… Năm 2007 tổng doanh thu lên tới gần 70 tỷ USD. Bước đầu Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh gần tám tỷ USD cho dự án đa ngành từ luyện thép, cảng nước sâu, hóa dầu, nhiệt điện đến các ngành công nghiệp khác. Dự án có tầm quan trọng đặc biệt, tạo bước đột phá phát triển công nghiệp, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực; là cơ hội và điều kiện tốt nhất để Hà Tĩnh cơ cấu lại lao động, sắp xếp lại dân cư theo hướng CNH – HÐH. Ðến thời điểm này, phía Dự án đã hoàn thành công tác khoan thăm dò địa chất trên đất liền, trên biển; hoàn chỉnh 5,2 km đê bao quanh khuôn viên dự án, triển khai hút cát san nền 300 ha mặt bằng, giá trị gói thầu lên tới 400 triệu USD. Hiện tại, mặt bằng đã cơ bản san lấp xong, đang triển khai xây dựng khu hành chính gồm chục khu nhà 5 tầng là nơi ăn ở cho 6.000 chuyên gia và cán bộ ở và làm việc; san lấp 150 ha khu vực quy hoạch xây dựng cảng, tiến hành xây bến số 1 và hoàn thành đường trục chính nối với QL 1A để chuyển vật liệu, đầu tư 45 triệu USD thi công đường ống dẫn nước ngọt dài 15 km từ thượng nguồn Sông Trí về phục vụ dự án.

Ðể chủ động về điện Formosa đang lập đề án xây dựng 10 tổ máy nhiệt với tổng công suất 1.500 MW cung cấp cho dự án.

Ðể đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ổn định đời sống cho dân, Formosa đã chuyển trả 69 tỷ đồng tiền thuê đất… và cho Hà Tĩnh ứng trước 30 triệu USD trả tiền đền bù. Ngoài ra Dự án còn xây dựng hai hệ thống trường học giá trị 65 tỷ đồng tặng các xã Kỳ Phương và Kỳ Long phục vụ cho con em vùng tái định cư. Nhà đầu tư đã tập trung các nguồn lực, huy động hàng nghìn chuyên gia và công nhân triển khai một cách tích cực các hạng mục công trình, bảo đảm đúng tiến độ cam kết.

Việc triển khai tích cực dự án Formosa đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư vào KKT Vũng Áng và vùng phụ cận. Ðến nay, đã có hàng chục dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, nhà hàng, dịch vụ thương mại, sản xuất thực phẩm, rau sạch, đào tạo nghề… đã và đang được tích cực triển khai, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, nay là Chủ tịch Quốc hội, đã từng dự báo: Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 – 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm.

Ðể có một khu kinh tế Vũng Áng và những dự án tầm cỡ quốc tế như Formosa là công lao của các thế hệ lãnh đạo, sự vào cuộc của toàn Ðảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Mùa xuân là sự góp sức của nhiều cánh én, song không ai quên công lao của cánh én đầu đàn.

Chúng đi buôn

2 con cá, 2 phút, 24.000 tiến sĩ và 21 ngày

2 con cá, 2 phút, 24.000 tiến sĩ và 21 ngày

 Người Lao Động

Quang Huy

226-4-2016

H1

Chiều 26-4, trong Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tổ chức họp báo chủ yếu để xin lỗi về phát ngôn gây sốc trước đó thì kênh truyền hình VTC lại rẽ theo hướng khác, khá bất ngờ.

Trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm Quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên VTC đổ nước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng – nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyện thép, bị nghi là nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt gần 1 tháng qua – ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào. Sau 2 phút tung tăng, 2 con cá đuối dần rồi chết ngay đơ.

Không cần nói nhiều, bấy nhiêu đã đủ khẳng định nước biển chỗ Formosa cực độc!

Trở lại với cuộc họp báo của Formosa, trả lời phóng viên về việc nhập gần 300 tấn hóa chất về súc rửa đường ống, lãnh đạo công ty này nói Formosa có nhập “một ít axít” về rửa đường ống nhà máy nhưng không phải là dùng cho đường ống xả thải (!?). Vậy khi “rửa đường ống nhà máy” xong, nước thải ấy không xả ra biển thì xả đi đâu?

Tất nhiên, thực nghiệm nói trên của VTC chưa có cơ sở khoa học đầy đủ để “buộc tội” nhưng lý do vì sao nước biển ở Vũng Áng chỗ nhà máy luyện thép độc hại đến như vậy, Formosa không thể né tránh trả lời.

Để tìm ra sự thật, sự vào cuộc quyết liệt và trung thực, khách quan của các cơ quan hữu trách Việt Nam là rất cần thiết vào lúc này.

Sự vào cuộc ấy phải xuất phát từ tinh thần dân tộc và lòng tự trọng. Sở dĩ nói như vậy là bởi hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung đã diễn ra 3 tuần rồi nhưng các cơ quan chức năng chỉ mới dừng lại ở công việc lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm, thậm chí chờ mời chuyên gia nước ngoài. Giá như các nhà chức trách, nhà khoa học khoanh vùng nghi vấn là Formosa và xét nghiệm mẫu nước ngay nơi ấy thì câu trả lời có cơ may đã sáng tỏ sớm rồi, đâu phải chờ mấy tuần.

Những người làm báo đã làm thay công việc của các nhà chuyên môn, dù chưa thật tròn vai nhưng đã nói lên được trách nhiệm cao độ của họ với cộng đồng, thể hiện nỗi bức xúc trước sự bê trễ, quan liêu của những người có trách nhiệm.

Và bức xúc không kém nữa là trong lúc nghi vấn cá chết do độc tố được đặt lên hàng đầu thì một phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố rất thiếu trách nhiệm: “Người dân cứ yên tâm ăn cá và tắm biển Vũng Áng”. Xin mời, ông dám ăn cá và tắm biển Vũng Áng trước thì dân mới tin!

Formosa chiều 26-4 khẳng định không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào về nguyên nhân cá chết cho đến khi có kết luận từ phía Việt Nam. Chẳng biết bao giờ đội ngũ khoa học Việt Nam với 24.000 tiến sĩ và hàng ngàn giáo sư đang có mới đưa ra kết luận trong khi người dân thì hết sức nóng lòng vì sinh kế bị đe dọa từng ngày, từng giờ.

Khoa học là để phục vụ cuộc sống. Khi cuộc sống rất cần mà khoa học không cất tiếng thì là ngụy khoa học, là khoa học hữu danh vô thực. Câu chuyện con cá ở miền Trung, vì thế, đã kể rất nhiều câu chuyện buồn về cái tâm và cái tầm của nhà quản lý ở nước ta.

So sánh Formosa với Woburn: Vụ kiện ô nhiễm môi trường lớn nhất nước Mỹ

So sánh Formosa với Woburn: Vụ kiện ô nhiễm môi trường lớn nhất nước Mỹ

Thạch Đạt Lang

Những thùng đựng hóa chất độc hại ở Worburn. Nguồn: internet

26-4-2016

Ba tuần lễ vừa qua, người dân Việt Nam xôn xao về vụ cá chết hàng loạt trải dài trên bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, đến Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Đến ngày hôm nay đã ba tuần trôi qua, dù chưa có công bố chính thức của chính quyền cộng sản Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm họa nhưng những chỉ dấu cho thấy rõ ràng là cá chết hàng loạt vị bị nhiễm chất độc chứa trong chất thải của khu công nghiệp luyện thép vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Thiệt hại về vật chất liên quan đến đời sống hàng trăm ngàn ngư dân nằm trong 4 tỉnh nói trên chưa thể ước tính, nhưng sự ô nhiễm môi trường còn nặng nề, di hại nhiều hơn.

Để cho độc giả thấy rõ sự quan trọng của môi trường đối với người dân cũng như chính phủ Mỹ như thế nào, người viết xin nhắc lại một vụ kiện lớn nhất về thảm họa môi sinh đã xẩy ra ở Woburn, Boston, tiểu bang Massachusetts thập niên 80.

Câu chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 70, khi một số kỹ sư xây dựng phát giác ra hai giếng nước G và H ở Woburn đã đóng, không còn sử dụng, có nhiễm một số chất bị nghi ngờ gây ung thư, kể cả TCE (Tricholoroethylene). TCE là chất gây rối loạn bạch cầu trong máu, hủy hoại hệ thần kinh, gan… được chứng minh rõ ràng trong phòng thí nghiệm với động vật.

Woburn là một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Massachusetts với khoảng 40.000 dân, người dân dùng nước được cung cấp bởi các giếng bơm (Well, Fountain). Woburn có một số nhà máy thuộc da hoạt động đã lâu đời. Những nhà máy này là hãng con của tổ hợp W. R. Grace & Co, W.R. Grace & Co lại thuộc tổ hợp khổng lồ Beatrice Foods có chi nhánh, hãng sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm… ở nhiều nước trên thế giới.

Trong thời gian từ năm 1966 đến giữa thập niên 80, hơn 10 gia đình có con em ở Woburn bị chết vì bệnh hoại huyết (leukemia), một số khác cũng đang bị bệnh. Việc phát giác ra sự ô nhiễm của các giếng nước G và H, hai giếng nằm gần nhà máy thuộc da nhất, khiến nẩy sinh ra nghi ngờ là các giếng nước khác người dân Woburn sử dụng cũng bị nhiễm hóa chất gây bệnh hoại huyết. Các mẫu nước uống lấy từ các giếng ở Woburn có màu hơi vàng chứ không trong suốt như các nơi khác, đồng thời có mùi lạ mà người dân không hiểu tại sao.

Đầu năm 1981, một báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh dịch cho thấy tỉ lệ chết vì ung thư ở Woburn cao gấp 7 lần các nơi khác. Tuy nhiên báo cáo này không kết luận rõ ràng là những trường hợp chết vì ung thư là do nhiễm độc hóa chất từ các giếng nước sử dụng ở Woburn.

Cha mẹ của các trẻ em bị chết vì bệnh ung thư máu đã tham khảo ý kiến một luật sư tên Joe Mulligan, kiện những người chịu trách nhiệm về việc nhiễm độc hóa chất ở các giếng nước tại Wobrun ra tòa nhưng hồ sơ cuối cùng bị bỏ lơ.

Jan Schlichtman, một luật sư trẻ chỉ mới 30 tuổi, tốt nghiệp ở Cornell Private University, trước đó có thời gian làm việc với Joe Mulligan, có văn phòng cùng vài cộng sự viên chuyên về tai nạn lưu thông.

Ban đầu khi nhận được lời kêu gọi của người dân Woburn, Jan cũng thờ ơ vì nếu khởi tố vụ kiện, không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, những diễn tiến tình cờ sau đó khi gặp gỡ người dân Woburn đã khiến Jan quyết định đảm trách vụ kiện.

Việc Jan Schlichtman, đại diện người dân ở Woburn khởi kiện W.R. Grace Co và Beatrice Foods là một cuộc chiến đấu của David (Schlichtman) chống Goliath (W.R.Grace & Beatrice) vì văn phòng luật sư của Jan Schlichtman chỉ có 4 người, chống lại lực lượng luật sư hùng hậu của tổ hợp Beatrice Foods, đứng đầu là Jerry Facher với cả trăm cố vấn pháp luật..

Chỉ mấy ngày sau khi lập hồ sơ khởi tố nhà máy thuộc da do J. Riley Jr. quản lý ở Woburn làm ô nhiễm môi trường, Jan Schlichtman được tòa án cho phép khám xét tường tận khu vực, thu thập bằng chứng, lấy mẫu đất, lục soát các kho chứa hóa chất, bãi rác, thẩm vấn các nhân viên đã và đang làm việc cho nhà máy, người dân trong khu vực…

Những cuộc thẩm vấn với sự hiện diện của luật sư hai bên, được ghi âm làm bằng chứng. Nhiều nhân viên của nhà máy sợ mất việc không dám khai rõ, nhưng cũng có người can đảm nói hết sự thật.

Vụ án kéo dài nhiều năm, khởi thủy Jan nghĩ rằng đây chỉ là một vụ kiện nhỏ, sẽ kết thúc nhanh chóng. Chính bản thân Jan cùng 2 cộng sự viên là Kevin Conway và James Gordon không lường trước được hậu quả là họ sẽ bị khánh tận tài sản khi khởi tố.

Càng về sau vụ kiện càng bùng nổ lớn, không phải trong phòng xử mà ở bên ngoài hành lang tràn ngập phóng viên, ký giả. Những bằng chứng ô nhiễm môi trường trở thành một cuộc chiến tranh luận giữa các chuyên viên địa chất, thủy học. Đã có 130 nhân chứng được thẩm vấn, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, báo cáo phân chất, thử nghiệm của bác sĩ, bệnh viện về bệnh ung thư máu… lên tới 24.000 trang giấy A4.

Khi vụ kiện bắt đầu kéo dài với những phí tổn trả cho các chuyên viên phân tích các mẫu nước, đất, những thẩm định đánh giá của bác sĩ chuyên môn về máu, về ung thư… đã khiến cho Jan Schlichtman và các cộng sự viên khánh kiệt, phải cầm cố nhà cửa và những kỷ vật quý giá. Tuy vậy vì lương tâm nghề nghiệp, Jan và các cộng sự viên không bỏ cuộc, quyết tâm theo đuổi đến cùng. Sau đó Jan cũng nhận được sự trợ giúp của một giáo sư luật ở Harvard, Professor Charles Nesson, chuyên viên thượng thặng về bằng chứng.

Hồ sơ khởi tố của Jan Schlichtman đưa ra chứng cớ là 15 mẫu đất (mẫu tây: Acres) chung quanh nhà máy thuộc da ở Woburn bị nhiễm các chất độc gây ung thư, đặc biệt là TCE.

Giai đoạn 1 của vụ án bắt đầu vào tháng 03.1986, chánh án là Walter Jay Skinner, một người nổi tiếng nhiều kinh nghiệm trong tố tụng, có lương tâm và công bằng khi xét xử.

Tuy nhiên, khi nhận ghế chánh án, những diễn tiến của phiên tòa khiến thẩm phán Skinner hoang mang, không hiểu phải quyết định như thế nào, dù có bằng chứng rõ ràng là các giếng nước G, H bị nhiễm hóa chất gây ung thư.

Các hóa chất độc hại và TCE đã thấm vào trong lòng đất, trôi theo các mạch nước ngầm rồi hòa tan trong các giếng nước ở Woburn như thế nào? Không ai chứng minh được nhưng cũng không ai dám phủ nhận tiến trình đó.

Trong giai đoạn này không có nhân chứng nào được Jan Schlichtman đưa ra hiện diện ở phiên tòa. Vì không có câu trả lời rõ ràng với câu hỏi trên, bồi thẩm đoàn kết luận những chứng cớ buộc tội nhà máy thuộc da của W.R. Grace & Co làm ô nhiễm môi trường là không vững chắc nhưng đồng thời cũng không bác bỏ các chứng cớ.

Chánh án Skinner đề nghị bên nguyên cáo cũng như bị cáo cố gắng tìm thỏa hiệp hoặc tiếp tục tìm kiếm đưa ra thêm chứng cớ. Kết thúc giai đoạn 1 của vụ án kéo dài 78 ngày là một thỏa hiệp. W.R. Grace & Co cũng như Beatrice Foods không nhận lỗi nhưng để tránh lôi kéo dư luận có ảnh hưởng không tốt đến biểu tượng, sản phẩm của mình, đồng ý bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, cộng án phí, tất cả là $8.000.000. Theo đó mỗi gia đình có con em bị chết được đền bù $375.000.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Jan Schlichtman cũng như người dân Woburn, những gia đình có con em chết vì ung thư máu không hài lòng với kết quả đạt được, nhất là Anne Anderson, người có con trai tên Jimmy Anderson chết vì ung thư máu, Anne Anderson không tha thiết chuyện bồi thường tiền bạc, không chấp nhận kết luận rằng con trai mình chết vì bệnh hoại huyết chỉ là do tình cờ. Người dân Woburn yêu cầu những người có trách nhiệm phải điều tra và có câu trả lời rõ ràng về sư ô nhiễm.

Năm 1987, Jan Schlichtman cố gắng xin tái xét vụ kiện ở tòa phúc thẩm nhưng thất bại nên quyết định chuyển nội vụ cho sở Môi Trường EPA (Environmental Protection Agency). Tất cả hồ sơ vụ kiện được chuyển giao cho EPA để nơi này khởi tố W.R. Grace & Co và Beatrice Foods.

Khi EPA vào cuộc, để tránh những phiền phức, bất lợi khi phải đối mặt với luật pháp lần thứ hai, chủ tịch đoàn của W.R. Grace, Beatrice Foods theo sự cố vấn các luật sư của họ, đồng ý bồi thường $68.000.000 cho việc tái tạo, làm sạch môi trường ở Woburn.

Trong suốt diễn tiến chậm chạp của phiên tòa. Jan Schlichtman theo lời đề nghị của Giáo sư Charles Nesson, chấp thuận để phóng viên Jonathan Harr gia nhập vào nhóm mình, ghi chép lại mọi tiến triển của vụ kiện.

Jonathan Harr sau đó đã tổng kết mọi sự việc, viết thành một cuốn sách với tựa đề A Civil Action (Một Hành động Dân sự). A Civil Action trở thành một quyển sách bán chạy nhất (Best Seller) năm 1995, được quay thành phim với tài tử John Travolta trong vai Jan Schlichtman.

Hơn thế nữa A Civil Action còn trở thành đề tài giảng dạy, bàn thảo trong nhiều trường đại học của Mỹ. Đồng thời nó cũng làm thay đổi quan niệm, suy nghĩ, nhận định về sự quan trọng của môi trường đối với người dân cũng như chính phủ Mỹ.

So sánh vụ ô nhiễm môi trường ở Formosa và Woburn, người ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.

Ở Woburn, hóa chất thải ra trong quá trình thuộc da được chôn xuống dưới đất trong các bao, bì hay thùng sắt, nhiều nhất là TCE vì đây là chất cần thiết làm cho da trở nên trơn, láng. Những hóa chất này do rò rỉ đã thấm sâu vào đất, đi theo các mạch nước ngầm, hòa vào các giếng nước nên khó lòng phát hiện.

Quá trình này đòi hỏi thời gian lâu dài từ vài tháng đến nhiều năm. Ảnh hưởng kinh tế, xã hội ở Woburn cũng không nặng nề hay có dấu hiệu rõ ràng. Nhà máy thuộc da của Riley Jr. Bị đóng cửa sau vụ kiện, số nhân viên làm việc ở đó không quá trăm người, gánh nặng xã hội không lớn.

Ở Formosa, các chất thải độc hại được phun thẳng ra biển, làm ô nhiễm môi trường ngay lập tức và khi nồng độ tăng cao, sinh vật ở biển bị ảnh hưởng trực tiếp nên cá mới chết hàng loạt nhanh chóng như vậy. Theo dòng thủy triều, chất độc hại trong nước biển trôi về phía Nam nên gây ra thảm họa môi trường trong một phạm vi rộng lớn, trải dài trên 4 tỉnh.

Một khu vực nhỏ như Woburn cần $68.000.000 để tái tạo, làm sạch sẽ môi trường thì 4 vùng bờ biển Việt Nam cần bao nhiêu để tái tạo khi nơi này trở thành vùng biển chết không có tôm, cá…? Gấp chục lần, trăm lần hay hơn nữa số tiền bồi thường ở Woburn và ai sẽ bôi thường?

Gánh nặng kinh tế mà xã hội, đất nước phải chịu đựng là hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp tràn về thành phố kiếm cách sinh sống vì không còn ngư trường để hành nghề.

Chế độ cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ không có kế hoạch, chính sách gì để giải quyết thảm nạn do Formosa gây ra và người dân cũng đừng hy vọng gì sự giúp đỡ của chế độ phản dân, hại nước này.

Hãy tự cứu lấy mình.