NGU QUÁ MỨC CẦN THIẾT

NGU QUÁ MỨC CẦN THIẾT

facebook Truong Duy Nhat

NGU QUA

Trấn an dư luận. Bằng cách ngồi nhai cá và cởi quần lao xuống biển, trong lúc chưa xác định được thảm hoạ môi trường do dâu, vì đâu cá chết- là hành động ngu quá mức cần thiết.
Vấn đề, cũng không phải ở việc chi tiền mua hết cá cho dân. Bởi mua xong, bán cho ai? Càng không phải, ngồi chồm hổm ăn cá biểu diễn để kêu gọi. Ăn vào toi mạng, ai chịu trách nhiệm? Xúi dân nuốt thuốc độc à?
Ý thức quan chức. Trong chuyện này, không phải là ngồi nhai cá, hay cởi áo tụt quần lao xuống biển.
Toàn loại… đầu đất! Hay nói theo cách bọn trẻ giờ: ngu quá mức cần thiết!
Vấn đề cốt lõi là phải trả lời ngay, rõ ràng cho dân biết: vì sao cá chết. cá chết do đâu?
http://truongduynhat.org/ngu-qua-muc-can-thiet/

Cá chết ở miền Trung & Thơ từ những cây viết không chuyên

Cá chết ở miền Trung & Thơ từ những cây viết không chuyên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-04-30

Người dân thu gom ốc biển chết ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 27/4/2016.

AFP

Your browser does not support the audio element.

Chỉ trong vòng một tuần lễ sau vụ cá chết trắng ở 4 tỉnh miền Trung, trên hệ thống mạng xã hội xuất hiện hàng chục bài thơ của những cây bút không chuyên viết những dòng tự sự về tình trạng hoi hóp này và liên tưởng đến những cái chết trắng khác đang dần dần trở thành hiện thực.

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

Từ Hà Tĩnh, nơi có Vũng Áng và Formosa khi mọi con mắt đổ dồn vào nó với những bức xúc không cần che dấu đã xuất hiện bài thơ của một cô giáo trường chuyên. Bài thơ ngay lập tức được tải rộng khắp trên mạng xã hội, bài thơ được share hàng ngàn lần và người chơi Facebook gần như đi đâu cũng gặp bài thơ này.

Bài thơ hay mặc dù nó rất bình thường, nó nói ra những điều mà mọi người đều thấy. Nó nhắc tới nỗi ngây thơ đến dại dột của người dân khi bị chèn ép, ngược đãi thậm chí lừa dối nhưng vẫn bình chân như vại và cảm thấy đấy không phải là việc của mình. Sự ngây thơ ấy được tác giả bài thơ là cô giáo Trần Thị Lam nén lại trong hình ảnh của một em bé bốn ngàn tuổi rồi mà vẫn thích bú mớm không chịu đứng dậy trên đôi chân của mình.

Em bé Việt Nam khập khểnh và bệnh tật trên khắp cơ thể. Hình ảnh cá chết đầy mặt biển là một tiếng chuông gọi hồn cuối cùng cho những chiếc thuyền nhớ biển khơi và người ngư dân nhớ sóng. Cô giáo Lam không khóc mà nước mắt lưng tròng. Cô viết những dòng chữ mang nỗi ngậm ngùi cay đắng của tất cả chúng ta, những người nói tiếng Việt trên khắp thế giới.

Người trong nước bất lực, người bên ngoài lại càng bất lực hơn. Bài thơ của cô diễn tả sự bất lực ấy bằng một câu cũng bất lực không kém: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Câu hỏi “Đất nước mình rồi sẽ về đâu” được một cây bút nghiệp dư từ Oregon trả lời vài giờ sau khi bài thơ được cô giáo Lam post trên Facebook của mình. Bài thơ mang tên: “Anh trả lời liền…”

Anh trả lời liền. . .

Anh trả lời liền đất nước sẽ về sau

Khi thế giới đã về từ lâu lắm

Bởi cả nước được đảng bồng, đảng ẳm

Nên nhân dân hạnh phúc quá còn gì?

Đất nước mình vì thế chẳng chịu đi

Bởi đôi chân đã trở thành đất sét

Tiến sĩ giấy ngồi nhìn nhau lấm lét

Sợ đảng không tin nên phải viết điều thừa

Đất nước mình biển vẫn bạc như xưa

Chỉ có điều là bạc mầu cá chết

Rừng còn đó không bao giờ cháy hết

Dù đảng ta vẫn nhiệt liệt phá rừng

Em đừng hỏi chiếc bánh chưng to thế

Để làm gì khi dân chúng đói meo

Nhưng em ơi đấy chỉ là bánh vẽ

Thì dẫu to hay bé có hết nghèo?

Em đừng buồn khi dân không chịu lớn

Bởi lớn lên dân sẽ bị đảng “đì”

Dân khôn lắm họ núp sau bóng đảng

Giả ngu si cho đảng khỏi tự ti

Đảng yêu dân nên làm điều sai quấy

Cũng chẳng qua sợ dân chọn sai đường

Dân cõng nợ là yêu thương cõng đảng

Xét cho cùng thì cũng chỉ trơ xương

Đất nước mình tuy có ngộ đấy em

Nhưng nghĩ lại không có gì khó hiểu

Dân vẫn thấy nồi cơm to hơn văn miếu

Thì em ơi mấy ngàn năm nữa vẫn bị đảng lừa…

Bài thơ chấm dứt bằng câu khẳng định: sự lừa dối của đảng vẫn thế nếu dân mình cứ xem nồi cơm hơn mọi thứ khác, trong đó có văn hóa, lịch sử, chính trị cũng như ý niệm về tự do dân chủ. Ý nghĩa của bài thơ lồng chéo đan nhau làm thành chiếc võng chắc chắn cho người đọc nó nằm lên tha hồ suy gẫm.

Cũng viết về đảng khi trả lời cho cô giáo Lam, một tác giả không nêu tên khẳng định đảng là ánh sáng soi đường, soi cả đường đi lối về của dân chúng. Soi như con cò cần mẫn soi mồi cho đàn cò con đang lóp ngóp chờ cò mẹ ở nhà. Có điều là giống với nhiều tác giả khác, bài thơ kết lại với sự hối hận âm ỉ và tiếng than cháy bỏng của người viết về những câu hỏi đáng ra mọi người đều phải trằn trọc với những cách trả lời khác nhau.

Bài thơ mà cô giáo Lam đưa ra, lại nhận được từ những tác giả khác với những câu trả lời mà chính cô cũng không ngờ tới.

Đảng ta ánh sáng soi đường.

Đất nước mình chẳng có ngộ đâu em

Năm ngàn năm dân cũng không cần lớn

Bởi ngày ngày đảng chăm lo bú mớm

Dân đói dài, đảng nhà nước phải “no”

Đất nước mình chẳng có lạ đâu em

Nồi lẩu, bánh chưng…hay tượng đài nghìn tỷ

Từ biển rộng, sông dài và non sông hùng vĩ

Cả 90 triệu con người là của “đảng” mà em

Đất nước mình vui quá chứ em

Biển giao “bạn vàng”, rừng cho Tàu thuê nốt

Rừng chẳng cần, biển chết thì cứ chết

Khẩu hiệu bây giờ là “còn đảng, còn ta”

Đất nước mình sao em lại phải thương

Lũ trẻ kia làm mầm non của đảng

Một số đứa sẽ được sang tư bản

Cứ cúi đầu. . . tiếp bước đảng quang vinh

Đừng hỏi anh, đất nước sẽ về đâu?

Mỗi lời em, như một đường dao cắt

Lưỡi dao ấy không bằng đồng, sắt

Mà thấu tận tim mình. . .

Hãy hỏi “đảng”

. . . Nghe em

“Đất nước mình không ngộ quá đâu em”

Và rồi một bài thơ khác lại xuất hiện, trả lời cho cô giáo Lam với cái tựa khá hấp dẫn: “Đất nước mình không ngộ quá đâu em”.

000_9Y4W5-622.jpg

Cá chết ở bờ biển huyện Quảng Trạch, Quảng Bình hôm 20/4/2016.

Tác giả Baron Trịnh tỏ ra nghiêm túc khi dùng những điển tích được lịch sử hóa thành rồng thành tiên trong suốt một chặng dài của lịch sử dân tộc. Bài thơ họa lại ý chính của cô giáo Lam ở từ “ngộ”. Ngộ có thể được xem là ngộ nghĩnh hay một trạng từ chỉ sự ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được khi chúng ta cùng ngồi chung con thuyền của thế kỷ 21 nhưng tâm thế thì cứ như người của thế kỷ thứ nhất khi mà con người còn tiếp cận với nhau như các siêu nhân để từ đó mọi biến động nhân quần đều đổ vấy cho lịch sử. Đất nước mình cũng thế, từ thời chúng ta còn là những chiếc trứng đã nảy sinh chuyện chia đôi cũng như huyền thoại thánh Gióng chưa bao giờ được chúng ta xem là tâm lý AQ đầy trắc ẩn.

Một đất nước quá nhiều huyền thoại thì sản sinh ra những kẻ hoạt đầu là điều không nên hối tiếc than van. Baron Trịnh thẳng thắn trả lời cái mấu chốt ấy cho cô giáo Lam bằng 4 câu kết đầy sức hút: Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? / Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt / Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt  / Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn
Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng
Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi

Đất nước mình không lạ quá đâu em
Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng
Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững
Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường

Đất nước mình không buồn quá đâu em
Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt
Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết
Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu

Đất nước mình có gì mà phải thương đau
Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế
Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế
Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu

Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu?
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

Một tác giả khác, Cương Biên, viết những dòng thơ nhẹ nhàng hơn gửi cho cô gáo Lam, và tác giả biết rằng cô giáo ấy hôm nay không thể ngủ.

Với tựa bài thơ: “Uất hận quá rồi nước mắt chảy vào tim” Cương Biên thay cô giáo Lam viết tiếp những trăn trở quanh mình. Những hình ảnh tan nát của quê hương chập chờn trong giấc ngủ của cô cũng như nỗi ám ảnh của hàng loạt cá tôm chết trắng bờ biển đã làm tác giả phải thảng thốt:

Cô không thể soạn tiếp bài
Bởi hồn lạc về Hà Tĩnh
Nơi nước mắt nhân dân đang chảy dài về phía biển
Và biển chiều ứa máu oan khiên

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn bãi bờ phủ đầy tôm cá chết
Chập chờn tiếng thở dài thấu đêm đen những con thuyền cắm sào trên bến
Chẳng dám ra khơi ngay giữa biển quê mình

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn lúa chết khô giữa thì con gái
Chập chờn ruộng đồng nứt nẻ hoang bờ bãi
Những đàn bò ăn cả bao nilon

Có lẽ đên nay cô lại trắng đêm
Bởi giật mình Đền Hùng thất thủ
Bao nhiêu tượng đài ngổn ngang đổ vỡ
Xoang xoảng nứt niềm tin

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Bởi bóng ma những chợ trời hóa chất
Cứ lượn dọc lượn ngang giữa những đàn gia súc
Toác miệng cười trên những cánh đồng xanh

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Mơ thấy con cháu mình biến đổi gen mang hình thù kỳ quái
Thấy dải đất chữ S co rúm lại
Rồi bay ra khỏi bản đồ…

Đêm đã khuya rồi căm phẫn chẳng thành thơ
Chắc nhiều người cũng như cô thêm một đêm khó ngủ
Học trò ơi đất nước này là của ai hãy nhìn cho tỏ
Uất hận quá rồi, nước mắt ngược vào tim…

Chỉ một bài thơ ngắn lại có sức mạnh lay động hàng triệu con tim trên mạng xã hội cho chúng ta thấy được nhiều điều, đó là niềm tuyệt vọng nào cũng có giới hạn của nó. Chảy tới đâu thì nước cũng vẫn là nước, chỉ có con người là tồn tại và ngay cả tồn tại trong nỗi đau đớn bất lực nhất mà thượng đế đã ban cho.

Cô giáo Lam mới đây có tin bị công an mời làm việc để yêu cầu gỡ bỏ bài thơ khỏi trang Facebook của cô. Cộng đồng mạng lại một phen bàn ra tán vào trước cách hành xử kỳ lạ này, bởi, không một thế lực nào có thể làm thay đổi dòng chảy của thơ khi nó được viết với tâm thế của sự trăn trở chứ không phải theo đơn đặt hàng như các nhà thơ lớn nhỏ đang xếp hàng chờ để được ghi tên vào Hội nhà thơ các loại…

TƯỜNG THUẬT CẢ NƯỚC BIỂU TÌNH VÌ BIỂN Ô NHIỄM NGHIÊM TRỌNG

TƯỜNG THUẬT CẢ NƯỚC BIỂU TÌNH VÌ BIỂN Ô NHIỄM NGHIÊM TRỌNG

nguồn : Tin mừng cho người nghèo

‪#‎GNsP (01.05.2016) – Từ đầu tháng 4.2016, tình trạng ô nhiễm biển VN ngày càng trầm trọng khiến cá biển chết trắng dọc theo các bờ biển Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế làm cho cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân đã nghèo nay rơi vào tình trạng khốn đốn do mất nghiệp. Đây là một cuộc khủng hoảng môi sinh trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của giống nòi dân Việt. Chính vì lẽ đó, vào sáng ngày 01.05.2016, người dân cả nước đã xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã thờ ơ, vô cảm trước thảm cảnh biển bị ô nhiễm nặng và yêu cầu nhà cầm quyền cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không nhu nhược trước “giặc nội xâm và ngoại xâm”.

Tại Sài Gòn:

Vào lúc 6 giờ sáng, cuộc biểu tình chưa diễn ra nhưng nhưng một số người đã bị lực lượng công an bắt đi như bà Phạm Thanh Nghiên, ông Huỳnh Anh Tú, bà Dương Thị Tân, ông Đỗ Đức Hợp, anh Nam Thiên và anh Tình. Họ bị bắt ngay tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khi những người này vừa mới xuống hầm để gửi xe thì các tên an ninh hô to: “cướp, cướp, cướp…” và đã bắt những người này, đem đi đâu không rõ.

Bác sĩ Đinh Đức Long cho hay: “Sáng đi tập thể dục đã thấy hai chú an ninh rình trước cửa nhà, thấy tôi các chú mừng quýnh gọi điện báo cáo ngay. Đi một đoạn lại gặp anh cảnh sát khu vực hôm nay mặc thường phục nở nụ cười rồi gọi điện thoại. Đi tiếp nữa lại thấy một chú núp gốc cây nhìn theo tôi, rồi lại gọi điện thoại. Chà, hôm nay chắc nhiều chuyện hay lắm đây.”

Trước cửa nhà của phóng viên Huyền Trang bị 4-5 an ninh và cảnh sát khu vực đang căn chốt.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị công an canh từ ngày 29.04.

Tại Hà Nội:

Nhiều người dân Hà Nội đã phải ra khỏi nhà trước nhiều ngày để tránh bị lực lượng ngăn cản và căn chốt ngay tại nhà. Cô Thảo, sống tại Hà Nội cho biết:

“Hà Nội ngột ngạt từ chiều hôm qua (ngày 30.04), an ninh công an bủa vây khắp nơi lùng sục từ gia đình cho đến các nhà nghỉ. Chưa bao giờ tôi đi biểu tình mà phải nằm trong sân bệnh viện, trên đầu là trời lưng đặt đất như lần này, ở đây bẩn, lạnh và muỗi. Nhưng ít ra còn có mặt được với mọi người trong một hai giờ tới, những anh em khác bị 5-6 an ninh canh, cá biệt có ông Trương Dũng hơn 10 an ninh canh, anh Lê Hoàng 8 an ninh canh, nhà tôi cũng 5-6 an ninh đang chầu trực ở cửa. Đất nước tôi quá tươi đẹp phải không các bạn, cộng sản đang biến đất nước này ra cái gì vậy? Biến nhân dân thành ra người gì vậy? Bảo vệ môi trường phản đối bọn Formosa xả chất độc ra mà bị canh gác, áp chế như này. Đất nước này dân chủ thật. Dân chủ đến độ choáng váng.”

Tại Vũng Tàu:

Vào 6giờ 30: Một số người dân tại Vũng Tàu đã biểu tình tại bờ biển Vũng Tàu. Ông Hải, một người dân sống nơi đây và tham dự cuộc biểu tình nói với GNsP:

“Chúng tôi xuống đường với mong muốn chính quyền trả lại môi trường xanh – sạch – đẹp cho người dân VN. Chúng tôi có nhiệm vụ lên tiếng bảo vệ môi trường biển chính là bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chính mạng sống của chúng tôi và bà con VN. Anh em Vũng Tàu chúng tôi luôn sát cánh với bà con ngư dân ở Miền Trung.”

Vung Tau

Pv.GNsP

Sài Gòn đã bùng nổ! Tuyệt vời!

Sài Gòn đã bùng nổ! Tuyệt vời! Thông điệp rất mạnh mẽ:

– FORMOSA GET OUT VIỆT NAM!

– TRẢ LẠI BIỂN XẠCH CHO CHÚNG TÔI!

– XÂM HẠI MÔI TRƯỜNG CHÍNH LÀ XÂM LƯỢC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

– BỎ MẶC MÔI TRƯỜNG BỊ ĐẦU ĐỘC LÀ RƯỚC KẺ CƯỚP VÀO NHÀ

SAI GON 1`

 

 

 

 

 

 

SAI GON 2SAI GON 3

 

 

 

SAI GON 4

CHUYỆN NƯỚC VỆ: UNG NHỌT BỊ VỠ

CHUYỆN NƯỚC VỆ: UNG NHỌT BỊ VỠ

adminbasam

Nguyễn Đình Cống

30-4-2016

Vệ Kính thăm tập đoàn Pho mô, nước Đại Long. Phó nhòm: in tẹc léc.

Ung nhọt nay đã vỡ toang. Lỡ rồi còn biết chữa làm sao đây.

Kịch 5 hồi, 5 nhân vật, tiếp theo “ĐẠI VỆ CHÍ DỊ TÂN BIÊN”. Xin mượn tên đặt của Người buôn gió.

HỒI 1- Tại trụ sở tập đoàn Pho mô, nước Đại Long

Cheng Phu (chủ tập đoàn): Này ông An Đô, trong dự án ở nước Đại Vệ, khoản bảo vệ môi trường do nước thải ra biển là đáng lo ngại vì ở đó đã có tiền sự bọn Veđa giết chết sông Thi Va và những bê bối do chúng ta phá hoại môi trường ở nhiều nơi đều đã được họ biết đến.

An Đô (chuyên gia thiết kế): Vâng thưa ông. Theo tình báo thì chỉ có một số rất ít trí thức của họ biết loa qua thông tin chúng ta phá hoại môi trường ở các nơi, còn từ vua đến các quan không ai biết, họ đang mờ mắt vì những hứa hươu, hứa vượn của chúng ta. Mà ở nước Đại Vệ có mấy quan chức tin vào bọn trí thức,  nếu có đứa nào tiết lộ thông tin xấu về chúng ta thì chỉ cần xui giục vua quan họ tìm cách vu cáo là phản động, là trốn thuế hay tàng trữ hàng lậu rồi bắt giam hoặc bí mật khử đi là yên chuyện. Tuy vậy, tôi đã cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải đến mức có thể dùng nước đó để nuôi cá, tưới cây, chỉ là vấn đề giá thành hơi cao hơn bình thường, đến 1 vạn lạng.

Cheng Phu: Sao, đến 1 vạn lạng kia à, trong lúc toàn bộ dự án chỉ khoảng 25 vạn lạng. Ông hãy nghiên cứu cách nào rút bớt chi phí, kể cả dùng mưu lược.

An Đô: Dạ thưa, tôi cũng đã cho thiết kế phương án 2, chỉ xử lý kỹ một phần, khoảng 5% để phục vụ cho việc kiểm tra và tuyên truyền, phần lớn, khoảng 75% chỉ xử lý một phần, còn khoảng 20% không xử lý. Như vậy chỉ cần chi phí khoảng 2 ngàn lạng. Xin ông đừng lo, chúng tôi sẽ ngụy trang kỹ đến mức ngoài một số người thân tín thì không ai biết, và các chuyên gia môi trường đã tính toán rất kỹ là lượng nước thải như vậy được xả vào biển sẽ nhanh chóng hòa vào Đại dương, tai họa cho môi trường chỉ xảy ra từ từ, không thể thấy ngay được. Để đề phòng trong bọn đến kiểm tra có đứa nào giỏi, có thể điều tra ra, xin ông một khoản dự phòng chừng vài trăm lạng để kịp thời bịt miệng chúng.

Hồi 2- Tại kinh đô nước Đại Vệ

Cheng Phu: Thưa Hoàng thượng, hạ thần vô cùng biết ơn khi ngài gật đầu cho quan tổng đốc ký với hạ thần dự án cho thuê đất 70 năm với giá 80 đồng/ mét vuông mỗi năm và miễn cho 15 năm đầu. Cứ theo giá mặt bằng thị trường thuê đất và không miễn năm nào thì tổng chênh lệch là trên 12 ngàn lạng. Số này xin chia làm 3 phần. Một phần xin dâng lên Hoàng thượng, tuy chẳng đáng là bao nhưng cũng tạm đủ để ngài chia cho các cận thần dùng vào việc uống cà phê buổi sáng. Một phần xin dâng cho quan tổng đốc, cũng để chia cho đồng liêu và hầu cận, phần còn lại hạ thần xin giữ để thêm vào chi phí bảo vệ môi trường.

Vệ Kính (Vua của Đại Vệ): Điều ông vừa nói làm trẫm nhớ đến yêu cầu phát triển bền vững, mở mang kinh tế phải đi đôi bảo vệ môi trường, Việc đó đã được viết nhiều, nói nhiều mà chưa thực hiện được. Ông có dám cam đoan bảo vệ được môi trường đất, biển, không khí của cả vùng không?

Cheng Phu: Dạ, với trí thông minh của Hoàng thượng thì ngài biết rằng khoa học và công nghệ hiện thời chưa dám bảo đảm chăm phần chăm, nhưng hạ thần xin hứa là sẽ bảo đảm trên cơ bản. Trong khu công nghiệp sẽ có hàng vạn thần dân nước Đai Long. Chúng tôi có nghĩa vụ bảo vệ môi trường cho cả họ nữa chứ. Tuy vậy, hạ thần không dám khẳng định là mọi việc luôn xẩy ra êm đẹp, nếu sau này vận hành, thỉnh thoảng có tạm thời xẩy ra sự cố thì cũng rất mong Hoàng thượng thông cảm mà tìm cách bỏ qua.

Vệ Kính: Bỏ qua là thế nào, tôi mà bỏ qua cho các ông thì dân nước Đại Vệ có để yên hay không?

Cheng Phu: Dạ, phải nghĩ ra biện pháp vừa mềm vừa cứng để dân tuy có biết nhưng không đụng được đến cái gót chân của Bệ hạ chứ ạ. Để chuẩn bị cho việc này, hạ thần đã chuẩn bị một khoản 3 ngàn lạng, xin dâng lên để Hoàng thượng đưa vào công quỹ hoàng tộc.

Vệ Kính: Thế thì tạm được, nhưng trong số đó ông có kể khoản phải chi cho quan thượng thư, những người của Bộ Môi trường và những người của quan tổng đốc chưa?

Cheng Phu: Dạ có, kể tất cả các khoản đó ạ. Chi cho ai bao nhiêu là do ân điển của bệ hạ.

Vệ Kính: Thế thì không đủ, phải tăng lên, ít nhất là đến 4 ngàn lạng.

Cheng Phu: Dạ, hạ thần xin tuân chỉ.

(Vệ Kính Vương tiễn Cheng Phu ra về và cho triệu ông Lê Toan, thượng thư Bộ Môi trường)

Vệ Kính: Này quan đại phu Lê Toan, ta vừa nghe tên Cheng Phu báo cáo về môi trường của dự án Pho mô, ông chắc cũng đã xem xét qua?

Lê Toan: Dạ, không phải chỉ xem qua mà đã xem kỹ. Nước thải của họ, sau khi xử lý được tập trung lại trong một bể chứa trước khi tháo vào đường ống dẫn ra biển, miệng ống thoát đặt sâu 20 mét và xa bờ trên 1500 mét. Để chứng tỏ nước được xử lý tốt, trong bể chứa người ta sẽ nuôi cá. Chúng tôi đã cho các chuyên gia thẩm định kỹ thiết kế và đã chấp nhận, cho phép làm như vậy.

Vệ Kính: Ông có chắc rồi đây môi trường được bảo đảm chăm phần chăm không?

Lê Toan: Dạ làm sao mà dám bảo đảm trăm phần trăm ạ, thường không tránh khỏi một xác suất rủi ro nào đó.

Vệ Kính: Ý ông vừa nói phù hợp với lời tâu trình của ông Cheng Phu và cũng giống với ý của trẫm. Cheng Phu có đưa qua tôi, nhờ chuyển cho ông và các quan bên Bộ Môi trường 800 lạng để lo đối phó khi xẩy ra sự cố như ông dự đoán.

Lê Toan: Xin vô cùng biết ơn bệ hạ.

Hồi 3- Tại kinh đô nước Đại Vệ sau khi xẩy ra sự cố cá chết trắng biển

Vệ Kính: Này ông Cheng Phu, tôi vì tin ông mà tạo cho ông không biết bao nhiêu ưu đãi, thế mà ông gây ra vụ cá biển chết hàng loạt, bây giờ ông bảo tôi nên làm thế nào?

Cheng Phu: Dạ, thì từ đầu Hoàng thượng cũng đồng ý với hạ thần là không thể bảo đảm chăm phần chăm, và vì thế hạ thần đã dâng 4 ngàn lạng để xử lý sự cố.

Vệ Kính: Nhưng sự cố cũng chỉ vừa phải mới chấp nhận được để tìm các xí xóa, chứ vừa rồi không còn là sự cố mà là thảm họa, đại thảm họa, ông có biết không. Biết làm sao đây?

Cheng Phu: Dạ, chính gặp khó khăn mới tạo điều kiện để Hoàng thượng tỏ rõ trí thông minh và sự tín nhiệm tuyệt đối của quần thần. Hạ thần cũng tự biết tội lớn là quá tin vào các chuyên gia thiết kế và công nghệ. Để chuộc lỗi lầm hạ thần xin dâng thêm 1 ngàn lạng nữa, xem như để xử lý sự cố phát sinh, mong Hoàng thượng mở lượng hải hà để cứu hạ thần và tự cứu. Hạ thần sợ rằng nếu sự thật của vụ việc bị phát hiện thì hạ thần không tránh khỏi tội lớn là lôi kéo cả Hoàng thượng xuống hố cả nút. Trước mắt, để tạm trấn an dư luận, hạ thần xin Hoàng thượng chiếu cố đến thăm, kiểm tra tiến độ công trình, khen ngợi quan chức và thợ thuyền mà không nói gì đến chuyện cá chết.

(Sau khi tiễn Cheng Phu, Vệ Kính Vương cho triệu thượng thư bộ Môi trường Lê Toan).

Vệ Kính: Này ông Lê Toan, vụ cá chết ông định xử lý thế nào, đã nghĩ ra được mưu cao chước giỏi nào chưa? Đúng là một ung nhọt lớn đã bị vỡ, làm sao, làm sao để bịt lại được đây?

Lê Toan: Dạ muôn tâu. Thần cũng có lường trước nhưng không ngờ ung nhọt to đến thế, vỡ ra nhanh đến thế. Thần đã triệu tập một số mưu sĩ để vạch ra một số kế sách, nhưng quan trọng nhất là phải biết rõ ý của Hoàng thượng mới triển khai cụ thể được.

Vệ kính: Này ông Toan, ta tưởng ngươi ở dưới trướng hàng chục năm nay, hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc thì phải biết đúng ý ta chứ, dù ta chưa nói ra. Ta và nhiều người đều biết rõ thế lực chống lưng cho tập đoàn Pho mô và ta không bao giờ dám đụng đến cái lông chân của họ. Việc này cũng như nhiều việc khác, phải lấy đại cục làm trọng, tìm cách xí xóa càng nhanh càng tốt. Ta dự định phải tiến hành ít nhất 3 việc lớn. Giao cho bộ Hình theo dõi, ngăn chặn các cuộc rối loạn của dân, nắm được những tên cầm đầu xúi dục dân đấu tranh, biểu tình và có cách đối phó. Giao cho Bộ Nông tìm cách phát chẩn cho dân để làm dịu sự phản đối và tuyên truyền lòng tốt, vì dân của triều đình. Còn ông, liên kết với các Bộ khác và đặc biệt là một số tiến sĩ, giáo sư dỏm, hữu danh vô thực, đưa ra các giải thích chung chung để tạm trấn an dư luận, còn ta sẽ đi thăm khu công nghiệp để úy lạo.

Lê Toan: Dạ thưa, hạ thần vẫn đoán đúng ý bệ hạ, chỉ là được nghe thì càng thấm thía hơn. Hạ thần sẽ cho mời họp kín để thảo luận, rồi tung hỏa mù như thủy triều đỏ, như chưa đủ chứng cứ để kết luận, rằng đã cho thử nước biển mà chưa tìm ra chất độc, đồng thời tìm mọi cách trì hoãn việc các nhà khoa học chân chính vào cuộc, để khi họ đến nơi thì mọi dấu vết đã bị xóa gần hết.

Vệ Kính: Trẫm trông cậy vào nhà ngươi vì trẫm còn thì nhà ngươi còn. Công việc chắc sẽ khá vất vả vì đụng đến nhiều loại người phức tạp. Thôi thì cầm thêm 3 trăm lạng để tùy cơ ứng biến.

Hồi 4- Tại trụ sở Pho mô

Cheng Phu: Này ông Pham, nghe nói ông rất thuộc Tam Quốc, ông có thể kể lại tôi nghe đoạn Tào Tháo dặn người quản lý bớt khẩu phần của quân lính và đoạn Khổng Minh sai Mã Tốc ra trấn Nhai Đình không?

Pham (phát ngôn viên của Pho mô): Ôi, thưa ngài chủ tich tập đoàn, điều dân nước Đại Vệ chọn tôm cá hay sắt thép có phải tôi tự ý nghĩ ra đâu, tôi nói theo gợi ý của ngài đấy chứ. Tôi cũng đã vì tập đoàn mà cúi đầu chịu nhục, xin lỗi hết mọi người. Thế mà ngài định xử tôi. Tất nhiên tôi biết ngài không thể chặt đầu tôi như Tào Tháo và Khổng Minh đã làm, ngài định xử tôi như thế nào.

Cheng Phu: Xin ông an tâm tạm mai danh ẩn tích vài tháng hoặc vài năm cho sóng gió qua đi. Trong thời gian đó tôi sẽ tìm cách cung cấp cho gia đình ông như khi ông còn làm việc và sau đó sẽ nhận ông trở lại. Tôi chỉ tạm đuổi việc ông mà thôi, mong ông vì đại cục mà vui vẻ chấp nhận.

Hồi 5- Tại kinh đô cũ của Đại Vệ

Theo kế hoach từ trước, cứ 2 năm ở đây tổ chức hội hè, trước hết là lế Tế Nam Giao, từ hôm sau là các cuộc biểu diễn nghệ thuật. Trong các đoàn diễu hành người ta nhìn thấy có một ông to lớn, người sơn trắng, mồm ngậm con cá chết. Mới nhìn qua tưởng là bức tượng, té ra là một người thật. Thì cũng là một cách để các nghệ sĩ tỏ thái độ. Chưa biết Vệ Kính Vương và các quan chức Bộ Hình đối phó như thế nào.

30 tháng 4 sau bốn mươi mốt năm

 30 tháng 4 sau bốn mươi mốt năm

VietTuSaiGon

RFA

Đứng ở Bắc Vĩ tuyến 17, nhìn về phía Nam, bên kia cầu Hiền Lương, trước đây 41 năm là lãnh địa của Việt Nam Cộng Hòa. Và đứng trên suy nghĩ của người miền Bắc lúc bầy giờ thì đó là nơi “đồng bào miền Nam bị o ép, không có cơm ăn áo mặc, đau khổ vì bọn ngụy quân ngụy quyền…” theo lối nhồi sọ của người Cộng sản. Để rồi sau 41 năm, người ta lại đứng trên cầu Hiền Lương và nghĩ rằng giá như lúc đó đừng có ngày 30 tháng 4. Giá như… và giá như… cá chết sớm hơn nữa!

Thực ra trước khi cá chết hàng loạt, vấn đề người Trung Quốc xâm lược, tham nhũng, người dân nghèo mất đất, giới quan lại địa phương nhũng nhiễu… tất cả đã là những cái ung nhọt lớn của đảng Cộng sản, càng ngày nó càng lớn thêm. Mà con người thì ai cũng muốn sống trong yên tĩnh, bình an và đừng để chuyện gì trở nên náo động. Chính cái tâm lý thủ phận an thường này cộng với kiểu quản lý sắc máu của nhà cầm quyền đã làm cho hầu hết nhân dân bị tê liệt tính phản kháng. Vẫn biết, vẫn bất bình, vẫn bất mãn nhưng người ta bảo nhau “thôi kệ, ai làm gì thì làm, miễn đừng đụng tới nồi gạo nhà tôi là được!”.

Không hẳn tâm lý thủ phận, an thường như vậy đã là xấu. Bởi khi sống trong bối cảnh Việt Nam, từng va chạm với nhà cầm quyền, với công an thì mới thấy thông cảm cho thái độ lựa chọn này. Nhưng điều đó không hẳn là người Việt hoàn toàn tê liệt khi lựa chọn thái độ này. Bởi người ta đã quá ngán ngẫm cảnh tù cải tạo, cảnh dàn kịch bản để đẩy người ta đến cái chết trong trại tạm giam, nhà giam… và quá nhiều trò đẩy người ta ra đường.

Ngay cả khi rừng núi bị khai thác sạch sành sanh, thủy điện đầu nguồn tích nước làm cho ruộng đồng hạn, mặn, đất đai bị lấn chiếm, bị trưng thu một cách rẻ rúng và bất công, người Việt Nam vẫn chưa kịp đánh thức, vẫn cứ mặc kệ nó. Bởi đã sống quá lâu trong kìm kẹp, sống quá lâu trong bất công và đói khổ, mà khi đói khổ, khó khăn, thứ người ta cần đầu tiên phải là cơm áo, có bao nhiêu giữ bấy nhiêu. Đó là tâm lý chung. Cái tâm lý chung này cộng với tính chịu thương chịu khó, vị tha của người Việt Nam đã khiến cho hầu hết người ta dễ thông cảm và bỏ qua cho giới cầm quyền.

Nhưng không! Đó là lúc chưa đụng đến chén cơm manh áo. Và cũng đừng ai vội vàng kết luận rằng người Việt Nam bị tê liệt khả năng phản kháng. Hoàn toàn không phải vậy. Đến thời điểm bây giờ, có thể nói rằng người Việt Nam có tính phản kháng rất cao và sức chịu đựng cũng rất cao. Khi đã hết chịu đựng được nữa, người ta sẽ phản kháng. Và sự phản kháng này không đến từ ý nghĩa hay quyền lợi cá nhân mà đến từ tập thể, quyền lợi chung của dân tộc. Câu chuyện cá chết và lời kêu gọi biểu tình trên toàn quốc vào ngày 30 tháng 4 đã chứng minh cho chuyện này.

Trong lúc tôi ngồi gõ những dòng chữ này thì tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, hàng ngàn nông dân và ngư dân đã ra đường biểu tình. Người ta kéo đi cả vài xã và khí thế hừng hực. Khác với mọi cuộc biểu tình trước đây chỉ kêu gọi chống bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và ở các biên giới. Lần này người biểu tình nêu rõ tội danh của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Người dân yêu cầu nhà cầm quyền phải trả lời gấp về nguyên nhân cá chết và giải trình trước nhân dân về khu kinh tế Vũng Áng cũng như Formosa.

Thực ra, hàng triệu câu hỏi mà nhân dân đặt ra và bắt buộc nhà cầm quyền, đảng lãnh đạo phải trả lời thỏa đáng không phải chỉ mới có ngày hôm qua hay hôm nay mà điều này đã có từ sau 30 tháng 4 năm 1975. Khi mà cả miền Nam giàu có, trù phú và thơ mộng bỗng chốc trở thành tiêu điều, hoảng loạn. Người người đau khổ, nhà nhà đau khổ sau ngày “giải phóng” đã khiến cho người phía Bắc phải thấy giật mình, tỉnh mộng rằng hóa ra lâu nay mình bị tuyên truyền, bị nhồi sọ những thứ không có thật, hóa ra miền Nam giàu có gấp bội miền Bắc và người ta sống cũng văn minh, hiện đại gấp bội miền Bắc!

Những nghi vấn về đảng cứ âm ỉ cháy, đôi khi tưởng chừng như tắt lịm bởi cơm áo gạo tiền, bởi sức ép của xã hội mà ở đó mọi chuyện đều có thể xảy ra, con người có thể bốc hơi một cách bất thường và vô lý trong sức ép tập thể. Người ta buộc lòng phải thủ phận bởi nói cho cùng thì người ta đã quá đủ khổ đau và mất mát, người ta không muốn mất mát thêm nữa!

Tuy nhiên, khi tỉnh mộng, khi thấy rằng càng cố giữ, cố thủ và cố an phận thì không những không an toàn mà càng mau chết, người ta buộc phải nghĩ lại, phải cất tiếng nói và phải đứng lên. Những bất công từ địa phương tới trung ương cũng như sự đớn hèn, nhược tiểu của nhà cầm quyền đảng Cộng sản trước thái độ hống hách của người Trung Quốc trên biển Đông và gần đây là trên bờ, cụ thể là câu phát biểu đầy ngạo mạn và mất dạy của Chu Xuân Phàm đã làm cho nhân dân tỉnh ngộ.

Câu hỏi đặt ra trong mỗi người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc hiện nay là liệu chúng ta còn tồn tại được đến bao giờ? Và liệu chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Những câu hỏi này nhanh chóng biến thành hành động, hơn bao giờ hết, người dân sẵn sàng đứng lên để đòi lại một Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ, một Việt Nam thơ mộng rừng vàng biển bạc ngày nào.

Bởi sau bốn mươi mốt năm gọi là thống nhất hai miền đất nước, điều mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nhận thấy là mọi thứ tài nguyên trên đất nước này nhanh chóng bị tàn phá, nợ nần quốc gia chồng chất, gia đình ly tán và nhục nhã nhất là chính những người bị cướp, bị bắt, bị hành hạ phải bỏ nước ra đi đã gởi tiền về xây dựng đất nước. Còn những kẻ lên nắm quyền làm lãnh đạo thì chỉ lo vơ vét và bán đứng dân tộc, bán đứng quốc gia.

Bởi sau bốn mươi mốt năm, cái điều mà nhân dân Việt Nam nhận được chính là kẻ ăn không hết, người làm không ra, kẻ có quyền chức thì ăn trên ngồi trốc, sống như những đế vương, người dân cô thế thì thậm chí cả cái quyền được làm người nghèo cũng không có được bởi danh sách hộ nghèo đã lọt vào tay những kẻ không hề nghèo khổ nhưng lại có thế lực đỏ che chở. Nhiều kẻ có nhà cao ba, bốn tầng nhưng để cho con cái đứng tên, tách riêng ra thành một hộ khẩu và ở nhà tuềnh toàng để được vay diện hộ nghèo, được hỗ trợ và thâu tóm mọi khoản tiền dành cho người nghèo mà mang đi cho vay nặng lãi.

Sau bốn mươi mốt năm, cái điều gọi là “độc lập, tự do, hạnh phúc” chỉ là chiếc bánh vẽ và người thất nghiệp ngày càng cao, nạn trộm cướp, giết người tăng mạnh, giới quan chức lãnh đạo ngành giáo dục sống xa hoa và thiếu hẳn tư cách con người, bệnh viện trở thành cái lò mổ của tổ quốc và mỗi cán bộ y tế đều tiềm ẩn một đao phủ.

Sau bốn mươi mốt năm, không những chỉ riêng mỗi hệ thống cán bộ của đảng phá nát đất nước này mà bọn họ còn chơi trò cõng rắn cắn gà nhà. Một mình họ phá chưa đủ, họ đưa thêm anh bạn vàng Trung Cộng của họ sang tàn phá, môi trường bị hủy hoại, con người bị tàn hại, mọi thứ trở nên nguy hiểm và chết chóc…

Sau bốn mươi mốt năm, nếu như 30 tháng 4 năm 1975 đất nước trở nên náo nhiệt và ồn ào bởi tiếng reo hò của người miền Bắc và một bộ phận không nhỏ người miền Nam vui mừng “thống nhất đất nước” thì bốn mươi mốt năm sau, cả đất nước cũng trở nên náo động, nhưng không phải là tiếng reo hò mà là tiếng khóc, tiếng thở dài và uất hận.

Tiếng khóc, tiếng hét căm phẫn và tiếng thở dài của cả hai miền đất nước sau bốn mươi mốt năm cũng đủ nói lên rõ tính chất của nhà cầm quyền. Và một khi cả đất nước đều phải khóc, phải hét lên vì căm phẫn, uất ức và gào kêu sự minh bạch của nhà cầm quyền thì câu chuyện không còn đơn giản nữa rồi!

 

 

HÃY GẤP TRANG BÁO & TẮT TV

HÃY GẤP TRANG BÁO & TẮT TV

tuankhanh

http://youtu.be/wsEhrOg0TgM
Gửi một bài hát đến những ai đang muốn mở mắt nhìn quê hương, đón lấy quê hương với sự thật.
——————-

HÃY GẤP TRANG BÁO & TẮT TV

Sáng tác & trình bày: TK

——————-
Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường

Và tôi cũng thấy những bóng tối phủ vây trên từng phố phường

Và tôi thấy từng mẹ già được quay hình để gắn huân chương

Và tôi cũng thấy bao người già sống lây lất trên đường

Việt Nam (x 2) là Việt Nam
Tôi đã thấy đất nước này được gọi tên là thiên đường

Và tôi cũng thấy đất quê mình bị xâu xé từ bốn phương

Tôi đã thấy dân tộc mình có tên gọi tự do

Và tôi cũng thấy đời ngư dân ra khơi trong phiền lo

Việt Nam (x 2) là Việt Nam
Hãy gấp trang báo

Hãy tắt Tivi

Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề

Mở mắt đi nhé

Hãy lắng tai nghe

Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng

Việt Nam nhìn nhau

Việt Nam nhìn mai sau
Hãy gấp trang báo

Hãy tắt Tivi

Để thấy quanh ta chỉ là những mộng mị

Mở mắt đi nhé

Hãy lắng tai nghe

Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng

Việt Nam nhìn nhau

Việt Nam nhìn mai sau
Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường

Và tôi cũng thấy người yêu nước tôi đang khóc trước bạo cường

Và tôi thấy kẻ thù nào đang muốn bóp chết quê hương

Và tôi cũng thấy con tin mình như thúc giục lên đường

Việt Nam (x 2) là Việt Nam

 

 

Lại Chuyện Tháng Tư

 Lại Chuyện Tháng Tư

 S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

tuongnangtien

Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.

Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:

Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người!

Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:

Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…

Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy . Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn!

Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu chiến và hiếu thắng…không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi
đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là chỉ thị của “trên” đưa xuống và nửa nước bắt buộc phải (triệt để) tuânhành.

Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ.

Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Họ thường vừa gãi háng vừa nhậu lai rai (vài xị) cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải luơng, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Và họ đi Hồng Kông hay Nhựt Bổn để mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn. Họ đi buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và cả đám
đều hân hoan chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là con nít nhỏ, ở thành phố.

Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của môt giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân.

Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp!

Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa.

Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây ta sẽ xây dựng đất nước gấp muời lần hơn, ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại, và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp…

Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất…cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:

“Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về…

Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện:

– Làm cốc uống nước…

Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước.

Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437).

Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau:

“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”

Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.” Thiệt là mừng hết lớn.

Đó là một thời đã qua rồi!

Lịch sử đã sang trang. Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay muợn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du, hay nói một cách lịch sự và lịch sử là Đông Du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon.. rỗng) không còn phải là đặc quyền của riêng một giới người nào nữa.

Hai muơi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào toàn dân “hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online.

Nhiều năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ:

“Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn.

Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm…

Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa
ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn!
(“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành”) Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu).

Ảnh: Báo Lai Châu

Thôi chết mẹ! Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi rồi. Đúng
không?

– Thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân bản địa.

Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!”

Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn sao?

– Chắc bi họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng?

– Thế còn đám công nhân?

Xin đọc qua đôi dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng…

Gần một năm nay, các “chiếu” giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân… Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’… Tiền công 10.000 – 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công… làm thợ.

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM:

Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được.

Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyền đã ra cửa biển … mình ên! Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, bốn muơi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có qúi ông qúi bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi.

Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy duới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn.

Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ… mẹ) không chửi thề sao được chớ.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)

Quê hương rồi sẽ về đâu?

BAI THO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quê hương rồi sẽ về đâu?

Trần Lệ Nguyên, 4-2016, những tháng ngày biển chết.

facebook Tao Vo Van