Lý Quang Diệu, người biến hòn đảo muỗi mòng thành quốc gia giàu có (Phần I)

Lý Quang Diệu, người biến hòn đảo muỗi mòng thành quốc gia giàu có (Phần I)

Việt-Long – RFA
2015-03-23

LeeKuanYew

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo đưa Singapore đến thịnh vượng và tiến bộ.

AFP file

Nhả lập quốc của Singapore, ông Lý Quang Diệu, vừa thất lộc vào sáng thứ hai, thọ 91 tuổi. Thông cáo đăng trên website chính thức của ông cho biết ông qua đời một cách yên bình vào 3 giờ 18 phút, giờ địa phương.

Ông Lý Quang Diệu được thế giới coi là người “cha già lập quốc” của Singapore, nhà kiến trúc tạo dựng tiểu đảo Singapore có vị trí chiến lược nhưng không nguồn tài nguyên, không cả nguồn nước đủ dùng, chỉ có muỗi mòng gây sốt rét là “tài sản”, thành một quốc gia tiên tiến, giàu có nhất và trong sạch nhất ở châu Á, người dân có mức sống cao vào nhóm chiếm hàng đầu trên thế giới, được giới lãnh đạo châu Á ngưỡng mộ và thường xuyên tham vấn.

Gia tộc di dân

Ông sinh ngày 16 tháng 9, 1923, thuộc thế hệ thứ tư người Quảng Đông di cư sang Singapore thời còn là thuộc địa của Anh quốc. Thế hệ thứ nhất, ông cố Lý Mộc Văn, sinh năm 1846, sinh sống ở huyện Đại Phố, tỉnh Quảng Đông, từ nơi đó di cư sang Singapore vào năm 1863, trở thành đại phú gia, trở về Trung Quốc năm 1882, để lại vợ và ba người con. Thế hệ thứ hai là ông nội Lý Vân Long (1871), công dân Anh quốc tại Singapore, theo học chương trình trung học Anh ngữ, làm tài phú cho một thương thuyền, và trở thành quản trị viên công ty tàu thủy đó.

Thời thanh niên

Thân phụ của ông Lý Quang Diệu là Lý Tiến Khôn, cũng là công dân Anh, hấp thụ văn hóa Anh, lấy vợ là Thái Nhận Nương, sinh ra Lý Quang Diệu vào năm 1923, sau đó là ba em trai, và một em gái. Tài sản của nhà Lý Vân Long bị suy kiệt trong vụ đại suy thoái kinh tế toàn cầu trong thập niên 1930, nên cha của họ Lý chỉ là một chủ tiệm bình thường. Tuy nhiên bốn anh em Lý Quang Diệu đều được theo học đại học Cambridge ở Anh Quốc. Người cô của Lý Quang Diệu trở thành nữ bác sĩ người Singapore mang quốc tịch Anh đầu tiên hành nghề tại Singapore. Ba em trai của ông trở thành luật gia, nhà tài chính và bác sĩ.

Lý Quang Diệu tốt nghiệp trường Fitzwiliams thuộc đại học Cambridge, với bằng danh dự rất hiếm hoi Double Starred-First-Class Honours về luật học vào năm 1950. Học trình đại học của ông bị gián đoạn khi Nhật chiếm đóng Singapore trong thời gian 1942-1945. Ông đi làm, công việc đầu tiên là làm thư ký cho công ty nhập cảng vải vóc Shimola của người bạn của ông nội Lý Vân Long. Sau đó ông học tiếng Nhật, làm công việc dịch thuật tin tức phát thanh từ radio của phe đồng minh cho người Nhật.

Suýt bị Nhật bắn

Gần kết thúc thế chiến II, ông biết Nhật sắp thua trận, sợ đồng minh phản công tràn tới Singapore, ông chuẩn bị mua trang trại ở Cao nguyên Cameron, Malaysia để dọn sang, nhưng một nhân viên giao chuyển văn thư cho ông biết đơn xin đã bị an ninh Nhật lấy ra khỏi hồ sơ, và ông đang bị theo dõi. Ông phải bỏ ý định đi Malaysia. Lính Nhật bảo ông gia nhập nhóm người Hoa ly khai, ông xin về lấy quần áo và trốn luôn. Nhóm người Hoa này bị dẫn ra bờ biển và bắn chết hết.

young-lee-family

Lý Quang Diệu, đứng giữa, cùng ba em trai một em gái đứng sau cha mẹ là ông bà Lý Tiến Khôn

Lý Quang Diệu sang Anh tiếp tục con đường học vấn. Thất vọng vì người Anh không bảo vệ được Singapore trước quân đội Thiên Hoàng, ông trở về Singapore năm 1949 với quyết tâm phải giành độc lập cho xứ sở này.

Sự nghiệp chính trị

Tháng 11 năm 1954, Lý Quang Diệu cùng một nhóm bạn từng học tại Anh thành lập đảng xã hội Nhân dân Hành động, (People’s Action Party, PAP) . Đảng này liên minh với các công đoàn thân Cộng, mà ông Lý nhắm mục đích lôi kéo sự ủng hộ của đông đảo công nhân và người dân nói tiếng Hoa chiếm hơn 70% dân số, trong khi phe Cộng Sản tại Singapore cần khả năng lãnh đạo và quản lý của nhóm người không Cộng Sản, có học vấn Anh quốc, làm bình phong cho phe Cộng sản, vì luật cấm đảng Cộng sản Mã Lai hoạt động. Mục đích chung của hai phe là quyền tự trị của Singapore tách khỏi Anh quốc. Lý Quang Diệu trở thành Tổng bí thư đầu tiên của đảng PAP, và giữ chức vụ này đến tận 1992.

Ông đắc cử ghế dân biểu khu vực Đan Nhung Bá Cát Tập ở trung bộ Singapore năm 1955, trở thành lãnh tụ cánh tả đối lập với chính phủ liên minh Mặt trận Lao Động thuộc cánh hữu. Ông cũng là đại diện của đảng PAP tại hai hội nghị hiến pháp ở London, thảo luận với người Anh về tương lai của Singapore. Năm 1957 phe Cộng Sản chiếm quyền lãnh đạo đảng PAP bằng cách gài đảng viên giả hiệu vào đại hội đảng, nhưng chính phủ cánh hữu lập tức ra lệnh bắt giam hết phe Cộng Sản Singapore, tái lập quyền lãnh đạo cho Lý Quang Diệu, sau đó ông lại tái đắc cử dân biểu khu vực Đan Nhung.

Singapore tự trị

Cuối tháng 5- 1959 đảng PAP chiếm 43 trong tổng số 51 vị trí của Hội đồng lập pháp. Singapore giành được quyền tự trị trong mọi lãnh vực ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao vẫn thuộc Anh quốc, và họ Lý trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào ngày 3 tháng 6.

Năm 1961, Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Raman đề nghị thành lập Liên Bang Mã Lai Á bao gồm Malaysia, Singapore, Sabah và Sarawak. Lý Quang Diệu khởi động chiến dịch sáp nhập Singapore với Malaysia để chấm dứt chế độ thuộc địa Anh quốc. 70% cử tri ủng hộ ý kiến của ông trong cuộc trưng cầu dân ý 1 tháng 9 năm 1962, phần còn lại hầu hết bỏ phiếu trắng, vì Lý Quang Diệu không chấp nhận phiếu phủ định. Singapore trở thành bang thuộc Malaysia từ tháng 9, 1963. Tuy nhiên sự kết hợp không kéo dài, vì đảng UMNO giữ chính quyền Malaysia lo ngại trước sự hội nhập  của cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở Singapore đi cùng với thách đố chính trị do đảng PAP đem vào Malaysia.

Năm 1964, tháng 7, xảy ra bạo loạn sắc tộc khi hai cộng đồng người Hoa và người Mã lai ở Singapore tấn công nhau, khiến 23 người chết. Không biết ai gây bạo loạn, nhưng xáo trộn sắc tộc tiếp diễn, bùng nổ vào tháng 9, dân làm loạn cướp phá xe cộ, cửa hàng, khiến hai Thủ tướng Malaysia và Singapore phải ra trước đám động để xoa dịu tình hình.

Tống xuất khỏi liên bang

Không giải quyết được bất ổn, Thủ tướng Tunku quyết định tống xuất Singapore ra khỏi liên bang. Lý Quang Diệu cố gắng hòa giải nhưng không thành công. Tháng 8 năm 1965 sau khi thấy không thể tránh khỏi chia cách, ông ký thỏa ước ly khai vào tháng 8, 1965, trong đó bàn thảo mối quan hệ với Malaysia sau cuộc ly khai để tiếp tục hợp tác thương mại và quốc phòng.

Cuộc chia cách là một đòn nặng với chính phủ Lý Quang Diệu vì ông vẫn tin rằng Singapore khó sống còn nếu tách khỏi Malaysia. Singapore không có một nguồn tài nguyên nào, ngay cả nguồn nước chính cũng phải lấy từ Malaysia, trong khi khả năng quốc phòng gần con số không mới là thách đố chính yếu đối với ông và chính phủ Singapore.

Ông cố dấu nước mắt và nghẹn ngào loan báo tin này cho quốc dân Singapore trên truyền hình vào ngày 9 tháng 8, bày tỏ lòng nuối tiếc cho hai dân tộc nối liền với nhau về địa lý, kinh tế và chủng tộc.

Quốc hội Singapore thông qua nghị quyết chia cách, và thành lập nước Cộng Hòa Singapore.  Ông Lý ngã bệnh, tự cách ly 6 tuần liền sau đó. Thủ tướng Anh bày tỏ quan ngại, Thủ tướng họ Lý hồi đáp rằng đừng lo âu, ông và đồng sự đều tỉnh táo và sáng suốt, sẽ lượng định mọi hậu quả trước khi tiến bước trên bàn cờ chính trị.

Thủ tướng họ Lý bắt đầu tìm sự nhìn nhận và hậu thuẫn quốc tế cho nền độc lập của Singapore. Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm đó. Singapore thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN vào tháng 8-1967 cùng với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Lý Thủ tướng thăm Indonesia vào tháng 5 năm 1973; quan hệ song phương tăng tiến mạnh từ đó.

Tạo dựng bản sắc văn hóa riêng

Singapore chưa hề có một bản sắc văn hóa chính thống cho riêng mình để người nhập cư có thể hội nhập, dù ngôn ngữ chính là tiếng Mã Lai. Ông cùng chính phủ và đảng PAP nỗ lực tạo dựng một căn cước văn hóa cho xứ mình trong suốt hai thập niên 1970 và 1980, một nền văn hóa minh định hòa đồng chủng tộc theo chủ trương đa văn hóa. Chính phủ hết sức nỗ lực thực hiện và buộc người dân phải theo chính sách khoan dung tôn giáo, hòa đồng chủng tộc, dùng luật pháp cứng rắn trừng trị những hành vi hay mưu đồ kích động bạo lực vì tôn giáo hay chủng tộc. Một ví dụ là chính phủ Singapore từng cảnh cáo việc truyền bá phúc âm một cách vô ý thức do người Thiên Chúa Giáo thực hiện nhắm vào xứ Hồi giáo Malaysia; năm 1974 Singapore đã chấm dứt hoạt động của Hội Kinh Thánh Singapore nhằm xuất bản ấn phẩm tôn giáo bằng tiếng Mã Lai.

Quốc phòng, bài toán khó

Singapore dễ bị xâm hại về an ninh. Nhiều mối đe dọa đến từ các nước Cộng Sản trên thế giới và phe nhóm Cộng Sản trong nước, từ xứ Indonesia với chính sách đối đầu. Sau khi gia nhập LHQ, Thủ tướng  họ Lý đã chỉ thị phó Thủ tướng Ngô Khánh Thụy xây dựng quân lực Singapore, nhờ nhiều nước giúp đỡ, nhất là Israel, trong các lãnh vực cố vấn huấn luyện và tạo dựng cơ sở, căn cứ quốc phòng, ban hành chính sách động viên theo đó tất cả nam công dân từ 18 tuổi đều phải phục vụ Lực lượng quốc gia, ở một trong những lực lượng quân sự gồm Quân lực Singapore, Lực lượng Cảnh sát, hay Lực lượng phòng vệ dân sự.

Bài toán khó nhất: tham nhũng

lee-deng-1978-305

Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (phải) tiếp đón Thủ tướng Lý Quang Diệu (trái) tại Bắc Kinh, tháng 11-1978

Singapore cũng bị nạn tham nhũng như nhiều nước khác. Lý Thủ tướng đề nghị dự luật cho Phòng điều tra hảnh vi tham nhũng quyền hạn lớn hơn để bắt giữ, lục soát, triệu tập nhân chứng, thanh tra tài khoản ngân hàng, trương mục thuế của những đối tượng bị nghi ngờ và gia đình họ.  Ông Lý chủ trương cấp Bộ trưởng phải được trả lương cao để duy trì được một chính phủ trong sạch và chân thật. Năm 1994 ông đề nghị tăng lương các Bộ trưởng, thẩm phán và công chức cao cấp lên bằng mức lương của các chuyên viên, viên chức cao cấp nhất trong lãnh vực tư, nói rằng như vậy mới giúp tuyển mộ và giữ được những tài năng để phục vụ trong lãnh vực công.

Ông Lý Quang Diệu nắm giữ chức vụ lãnh đạo đảo quốc Sư tử trong ba mươi năm đến khi từ chức vào năm 1990 để trở thành Bộ trưởng cao cấp trong nội các của Thủ tướng Ngô Tác Đống. Đến tháng 8, 2004 khi con trai ông, Lý Hiển Long, trở thành Thủ tướng thứ ba của Singapore, ông được bổ nhiệm làm Nội các Tư Chính, giữ nhiệm vụ tư vấn cho toàn thể nội các. Giữ những chức vụ Thủ tướng và bộ trưởng cao cấp trong suốt hơn 50 năm liền, ông Lý cũng là một trong những bộ trưởng phục vụ lâu năm nhất lịch sử.

Tuy nhiên trong cuộc đời sóng gió và thành công vĩ đại ấy, tư duy chiến lược phát triển của ông Lý Quang Diệu mới là phần được lịch sử ghi lại đậm nét, và cả thế giới đông tây đều ngưỡng mộ.

Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam

Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-23

03232015-pm-l-k-yew-n-sug-for-vn.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Người dân Singapore cầu nguyện trước hình ảnh của cố cựu thủ tướng Lý quang Diệu (Lee Kuan Yew) được dựng lên nhiều nơi ở trung tâm cộng đồng Tanjong Pagar sau khi ông mất tại Singapore vào ngày 23 tháng 3 năm 2015.

Người dân Singapore cầu nguyện trước hình ảnh của cố cựu thủ tướng Lý quang Diệu (Lee Kuan Yew) được dựng lên nhiều nơi ở trung tâm cộng đồng Tanjong Pagar sau khi ông mất tại Singapore vào ngày 23 tháng 3 năm 2015.

AFP

Your browser does not support the audio element.

Theo thông báo của văn phòng Thủ tướng Singapore thì ông Lý Quang Diệu người được hầu hết dân chúng đảo quốc ngưỡng mộ như một vị lập quốc, đã qua đời vào lúc 3 giờ 18 phút sáng ngày 23 tháng 3 năm 2015. Mặc Lâm ghi nhận ý kiến của các chuyên gia thông qua những đề nghị của ông đối với Việt Nam.

Nói đến Singapore, không thể không nhắc đến tên tuổi của ông Lý Quang Diệu người đã biến khu vực đất đai không một chút giá trị trồng trọt, không có nước ngọt để uống và mọi sự bắt đầu gần như một con số không, chỉ sau vài thập niên đã vươn mình đứng dậy thành một đất nước phú cường về kinh tế, hùng mạnh về quốc phòng, ổn định về chính trị và tiếp tục là mô hình cho các nước đang phát triển noi theo.

Triết lý trọng dụng người tài

Những thành công vượt mức ấy có được từ sự dẫn dắt của ông Lý Quang Diệu, người mang kiến thức từ Anh quốc trở về áp dụng linh động trên phần đất hoang sơ được trao trả từ Anh. Ông đã áp dụng chính sách tận dụng nguồn nhân lực trí thức cao của nhân tài người Hoa khắp nơi quay về đảo quốc cũng như kêu gọi sự đóng góp của chuyên gia thuộc mọi quốc tịch trên thế giới để biến nền kinh tế tài chính nơi đây thành vị trí hàng đầu, cùng với kỹ nghệ sản xuất vật liệu cao cấp trong ngành y khoa và đào tạo nhân lực với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất trong khu vực.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết sự lớn mạnh của Singapore là kết quả từ tận tậm tận lực và nhất là tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu:

” Ông Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn đúng đắn và cái điểm nổi bật của ông là dựa trên triết lý trọng dụng và tận dụng người tài. Ông luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác, thu hút người tài về Singapore.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh”

-Điều đó cho thấy là ông Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn đúng đắn và cái điểm nổi bật của ông là dựa trên triết lý trọng dụng và tận dụng người tài. Ông luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác, thu hút người tài về Singapore. Ông đã lắng nghe khi Singapore có những biểu hiện tiến chậm hơn, ông đã mời các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đến để góp ý. Điểm thứ hai ông rất thực dụng, rất tỉnh táo điều gì cản trở bước tiến của Singapore vì không thích hợp thì ông sẽ tìm cách sửa đổi, tìm cách thay thế. Điều thứ ba là ông hết sức trung thực. Ông coi trọng một bộ máy trung thực, ông trung thực đối với ông và ông trung thực đối với những người khác.

Ông Lý Quang Diệu là một chính khách trong thế giới tư bản có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam. Ông được mời tư vấn kế hoạch phát triển kinh tế trong thời của chính phủ Võ Văn Kiệt. T.S Lê Đăng Doanh kể lại:

-Tôi có dịp được tiếp xúc với ông khi ông Lý Quang Diệu được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời sang để góp ý kiến cho Việt Nam thì ông Lý Quang Diệu đã có yêu cầu một cơ quan Việt Nam cung cấp số liệu về kinh tế đã nhờ Đại sứ Singapore tại Hà Nội và ông này đã đến gặp tôi lúc bấy giờ tôi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tôi đã soạn thảo một bộ tài liệu và viết ra thành tiếng Anh và sau đó khi sang Việt Nam ông Lý Quang Diệu đã rất cám ơn và sử dụng số liệu đó để góp ý kiến.

Tôi cũng có dịp hội họp với ông Lý Quang Diệu, trao đổi trực tiếp với ông trong những lần ông Lý Quang Diệu sang Việt Nam thì tôi đều được tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với ông. Ông mơ ước được một đất nước như là Việt Nam, có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những con người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Họ chịu khó làm việc và ông nghĩ rằng đất nước Việt Nam phải là một trong đất nước hàng đầu ở châu Á này.

” Ông Lý Quang Diệu từng cho rằng “Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore”. Đây là cách mà Việt Nam đang áp dụng với câu chữ là định hướng báo chí “

Ông cũng mong muốn Việt Nam phồn vinh và cường thịnh vì một Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho Đông Nam á, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng có lợi cho Singapore. Vì vậy cho nên ông nhiệt thành cố vấn, ủng hộ sự cải cách cho Việt Nam, ủng hộ phát triển kinh tế tư nhân, ủng hộ hội nhập.

Ông Lý Quang Diệu là một trong những người có công đóng góp cho sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Với vận động của ông, các nước thành viên đã đồng thuận cho Việt Nam tham gia vào tổ chức này vào tháng 7 năm 1995. TS Lê Đăng Doanh nhận xét những đặc tính mà ông Lý được mến mộ khi đóng góp cho Việt Nam:

-Cá nhân ông đã dùng các uy tín và khả năng thuyết phục để thuyết phục các nước ASEAN chấp nhận Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN. Ông cũng rất thẳng thắn, khi ông thấy những tiến bộ của Việt Nam chậm hơn ông mong muốn. Ông cũng rất thẳng thắn khi thấy rằng những cải cách của Việt Nam không được như ông kỳ vọng và trong hồi ký và các ý kiến lúc cuối đời ông cũng thẳng thắn nói lên những điều đó. Tôi nghĩ đó là một người bạn chân thành, một người bạn trung thực của Việt Nam và tôi tưởng nhớ ông, kính trọng ông và cám ơn ông về những gì ông đóng góp cho Việt Nam.

Quan niệm định hướng báo chí

Mặc dù là một nước thành công vượt bậc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới quân sự, từ xây dựng một nền văn hóa nhân bản tới phát triển du lịch trong khuôn khổ của sự tôn trọng, cũng như phát triển các loại hình nghệ thuật căn cứ trên tính phổ quát nhân văn, nhưng một lĩnh vực rất quan trọng thuộc về quyền tối thượng của người dân thì Singapore lại tỏ ra yếu kém nhất, đó là quyền tự do báo chí.

Ông Lý Quang Diệu từng cho rằng “Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore”. Đây là cách mà Việt Nam đang áp dụng với câu chữ là định hướng báo chí. Cũng không khác mấy với Việt Nam khi bị chỉ trích, ông Lý đã cho rằng các tờ báo chống ông được tài trợ bởi các thế lực thù nghịch ở nước ngoài.

Quan điểm cho rằng một số quyền tự do cần phải bị hy sinh để phát triển quốc gia của ông Lý Quang Diệu cũng từng gây tranh cãi nhất là quan điểm mô hình phương Tây về tự do dân chủ là không thể áp dụng được.

” Kiến nghị của ông Lý Quang Diệu cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiêu quả. Thí dụ như chuyện bộ máy nhà nước trọng dụng người tài. Thí dụ như xây dựng bộ máy công khai minh bạch. Thí dụ như xây dựng bộ máy không có tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng và không thể tham nhũng

TS Lê Đăng Doanh”

Luật sư Nguyễn Trần Bạt, tác giả của nhiều cuốn sách bàn luận chính trị cho biết nhận xét của ông về sự thiếu vắng tự do báo chí của Singapore, ông nói:

-Tôi cho rằng báo chí có hoạt động tự do hay không thì cuối cùng những thành tựu quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động xã hội chính là cái xã hội ấy nó phát triển và no ấm. Có một câu nói rất hay mà tôi nghĩ rằng có thể áp dụng được: ở chỗ nào ngay sự ngốc nghếch đã được hạnh phúc rồi thì khôn ngoan là thừa! Tôi nghĩ rằng người Singapore đang no ấm chúng ta còn hồi hộp xem sự no ấm của họ có bền vững không? Và nếu sự no ấm này có dấu hiệu nào đó không bền vững thì chúng ta buộc phải nghiên cứu các nguyên nhân của nó trong đó có thể không có tự do báo chí hay tự do chưa thỏa đáng có thể là một nguyên nhân để chúng ta nghiên cứu.

Những điều chưa thực hiện được

Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên Straits Times dưới tiểu tựa: “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc.

Nhận xét về phát biểu này, Giáo sư TS Nguyễn Đình Cống, từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng, có những bài viết nhận định về lý thuyết Mác Lê nin cũng như con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng, cho biết:

-Quá đúng! cái đất nước này muốn phát triển lên được thì phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin có nghĩa là từ bỏ những lý thuyết của cộng sản. Phải từ bỏ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vì những thứ ấy là không tưởng. Không những là không tưởng mà nó còn có nhiều độc hại. Cái Đại hội 12 này nếu như người ta hiểu ra được như thế, nếu người ta bỏ những thứ ấy thì không còn đảng cộng sản nữa thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng chứ còn cứ bám lấy những thứ ấy thì chỉ có đưa cả dân tộc này vào một hệ thống lệ thuộc vào Tàu thôi.

Mặc dù tiếp thu ý kiến của ông Lý Quang Diệu trên vấn đề hội nhập và phát triển cũng như chuyển đổi kinh tế, nhưng công cụ quản lý thành công của một nhà nước pháp quyền qua đóng góp của ông vẫn không được Việt Nam áp dụng, TS Lê Đăng Doanh chia sẻ:

-Kiến nghị của ông Lý Quang Diệu cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiêu quả. Thí dụ như chuyện bộ máy nhà nước trọng dụng người tài. Thí dụ như xây dựng bộ máy công khai minh bạch. Thí dụ như xây dựng bộ máy không có tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng và không thể tham nhũng! Tất cả những điều đó chúng ta chưa làm được và tôi nghĩ đấy là điều mà ông Lý Quang Diệu cũng tiếc và cá nhân tôi cũng rất tiếc cho đất nước của mình.

Ông Lý Quang Diệu được cộng đồng thế giới ngưỡng mộ, người dân Singapore tiếc thương có lẽ từ tư cách, tài năng và lòng yêu thương mảnh đất mà ông góp công đầu tạo dựng. Ông mất đi nhưng vẫn còn để lại những bài học mà nhiều nước đang học dở dang nhất là Việt Nam nơi từng được ông trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình.

Widodo: ‘Đường chín đoạn không có căn cứ’

Widodo: ‘Đường chín đoạn không có căn cứ’

Đây là lần đầu ông Joko Widodo thăm Nhật Bản theo tư cách tổng thống

Tổng thống Indonesia Joko Widodo được dẫn lời nói đòi hỏi Biển Đông của Trung Quốc không có căn cứ luật pháp quốc tế.

Ông Widodo hôm 23/3 rời Jakarta đi Nhật Bản, sau đó sẽ thăm Trung Quốc và Malaysia.

Trả lời phỏng vấn báo Nhật Yomiuri bản tiếng Anh, ông nói: “Chúng ta cần hòa bình và ổn định ở châu Á- Thái Bình Dương.”

“Cần có ổn định chính trị và an ninh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì thế chúng tôi ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử và đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật, Trung Quốc và Asean.”

Nhưng trong bản tiếng Nhật, ông có phát biểu tranh cãi hơn khi nói: “’Đường chín đoạn’ mà Trung Quốc nói đánh dấu biên giới biển của họ không có căn cứ luật pháp quốc tế.”

Cương vực của Trung Quốc trên Biển Đông, vẽ theo cái gọi là ‘đường chín đoạn’, bao trọn khoảng 90% diện tích mặt nước ở Biển Đông.

Khi được Reuters yêu cầu giải thích, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Indonesia, Rizal Sukma, nói rằng ông Widodo không ám chỉ yêu sách chung của Trung Quốc trên biển mà chỉ đề cập đến bản đồ dựa trên ‘đường chín đoạn’.

“Năm 2009, Indonesia đã gửi lập trường chính thức về vấn đề cho Ủy ban Phân định thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc, khẳng định đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý.”

“Không có gì thay đổi,” ông này nói.

Đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, được chính phủ Quốc dân đảng công bố lần đầu năm 1947 và sau này cũng được Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng lại.

Trong chuyến thăm Nhật lần đầu theo tư cách tổng thống, ông Widodo sẽ gặp Thủ tướng Shinzo Abe.

Bộ trưởng quốc phòng hai nước dự kiến ký một thỏa thuận quốc phòng.

Đây là nỗ lực mới nhất của Nhật muốn thắt chặt quan hệ an ninh với Đông Nam Á.

Toà Án Quốc Tế Hague Phán Quyết Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn Của Trung Quốc “Vô Giá Trị”

Toà Án Quốc Tế Hague Phán Quyết Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn Của Trung Quốc “Vô Giá Trị”

Chuacưuthe.com

, Tin Công Giáo Thế Giới

VRNs ( 19.03.2015) – Sài Gòn-

PHILLIPINES THẮNG TRUNG QUỐC TẠI LIÊN HIỆP QUỐC:

TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE PHÁN QUYẾT ĐƯỜNG 9 ĐOẠN LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC “VÔ GIÁ TRỊ!”

Phiên xử kéo dài 3 tháng, vào ngày 10/3/2015 Các thẩm phán của TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE, trong đó có Thẩm phán Thomas A. Mensah (Chủ tịch), thẩm phán Jean-Pierre Cot, thẩm phán Stanislaw Pawlak, Giáo sư Alfred HA Soons, và Thẩm phán Rüdige, đã đưa ra PHÁN QUYẾT về Bản Đồ 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (Biển Đông), hay còn được gọi là Biển Tây Philippines là VÔ GIÁ TRỊ đối với LUẬT LỆ Quốc Tế.

Bản án này rất quan trọng vì đã chứng minh rằng hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông là bất hợp pháp. Trung Quốc đã vượt quá giới hạn của nước nầy để đơn phương đưa ra bản đồ gây tranh cãi cho các nước trong vùng. Quyết định của TÒA ÁN HAGUE đã gây tổn hại danh tiếng của Trung Quốc về cách ứng xử trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng xấu với quốc tế về tính chất tiêu cực của nước nầy.

Việc không tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sẽ làm cho Cộng Đồng Quốc Tế thấy rằng Trung Quốc đang tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến.

Trong bản án mà Philippines đưa ra trước Hội Đồng Thẩm Phán, lên án Trung Quốc là một kẻ bắt nạt các nước láng giềng, Trung Quốc tìm cách cưỡng chiếm các nguồn tài nguyên của họ.

Tòa án cho biết hành động của Trung Quốc không những là khiêu khích mà có thái độ gây nguy hiểm cho Hòa Bình trong khu vực.

Sau khi Trung Quốc tranh lấn đảo Scarborough Shoal, thì Philippines đã không có cách nào khác và đã kiện Trung Quốc thông qua trọng tài quốc tế.

Dĩ nhiên, điều này không chỉ là một trận đấu tại tòa án giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng quan trọng hơn là một thách thức đối với Luật của Liên Hợp Quốc, Luật Biển (UNCLOS) được xây dựng vào năm 1982 mà Trung Quốc đã KHÔNG tuân thủ.

Quyết định của tòa án mang ý nghĩa là bây giờ Hành Động TUYÊN BỐ ĐƠN PHƯƠNG của TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ luật pháp QUỐC TẾ, các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi và bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông.

BS Võ Đình Hữu

Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu

Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu

Hoàng Nguyễn

RFI

media

Tài liệu của cơ quan mật vụ Rumani Securitate được chuyển đến trụ sở Hội đồng Quốc gia Nghiên cứu Tư liệu của Securitate CNSAS gần Bucharest, thủ đô Rumani. Ảnh tư liệu 10/03/2005. Bogdan Cristel/REUTERS

Mới đây, một bộ phim tài liệu mang tựa đề “Trong tầm ngắm của Securitate” – Securitate là cơ quan mật vụ của chế độ Cộng sản Rumani trước đây – đã được công chiếu trên hai kênh truyền hình quốc gia của Hungary. Sự kiện này làm dấy lên trong công luận và truyền thông Hungary những vấn đề về đạo đức và tội ác trong quá khứ vẫn chưa bị trừng phạt.

Từ Budapest, thủ đô Hungary, Thông tín viên Hoàng Nguyễn trước hết nêu bật nội dung bộ phim :

Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest 16/03/2015 – Mai Vân nghe

« Bộ phim đã được quay tại những hiện trường gốc, với sự tham dự của các nhân vật đa phần đã can dự vào những sự kiện có thật xảy ra cách đây ba chục năm, dưới chính thể của thủ lĩnh cộng sản Ceausescu tại Rumani, khi cơ quan mật vụ chính trị Securitate làm mưa làm gió ở quốc gia này.

Chỉ điểm ngay trong gia đình

Bộ phim nói về tấn thảm kịch của một gia đình ở vùng Kolozvár, một mảnh đất từng thuộc Vương quốc Hungary, sau đó bị sáp nhập vào Rumani và vẫn còn một cộng đồng Hung kiều đông đảo sinh sống. Hai vợ chồng nọ, vợ là Tőkés Eszter, chồng là Barta Tibor đều là những bác sĩ, những nhân vật có uy tín và được trọng vọng trong vùng.

Cùng một số gương mặt của giới trí thức vùng Kolozvár, gia đình Tőkés Eszter có xu hướng đối lập rõ rệt. Đặc biệt, thành viên gia đình có mục sư Tin lành Tőkés László là người được coi như thủ lĩnh tinh thần của Hung kiều ở Rumani, và cuộc nổi dậy cuối năm 1989 tại nước này được coi là có cơ nguyên từ hoạt động bảo vệ nhân quyền và tín ngưỡng của ông.

Bản thân bác sĩ răng Tőkés Eszter nhiều lần làm các cuộc phỏng vấn bí mật về tình hình rất nghiêm trọng tại khu vực có đông kiều dân Hung sinh sống, và tìm cách tự mang sang Hungary, hoặc thông qua một người bạn. Nhưng những kế hoạch đó luôn thất bại: tại biên giới, các nhân viên mật vụ đã chờ sẵn để “bắt quả tang” họ.

Một số những bài viết quan trọng, hoặc truyền đơn, tờ rơi với nội dung đối lập mà Tőkés Eszter đã cẩn thận cất giấu kỹ lưỡng vì sợ bị khám nhà, không hiểu sao cũng đều đều lọt vào tay mật vụ chính trị Securitate, và trở thành những bằng cứ mà chính quyền sử dụng để chống lại gia đình bà.

Trong những năm tháng ấy, cố nhiên không ai nghi ngờ người chồng, vị bác sĩ chỉnh hình tài ba, đầy uy tín, một con chiên sùng đạo Công giáo, chơi dương cầm rất điệu nghệ, và sau giờ làm việc còn chữa chạy miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Ông Barta Tibor còn hết sức được lòng hai người con riêng của bà Eszter với người chồng thứ nhất.

Sau biến cố 1989, bác sĩ Barta Tibor sang Hung định cư. Vợ ông, bà Eszter không theo chồng, và tới năm 2004 hai người ly dị. Phải tới gần hai chục năm sau, năm 2007, bà mới nhận được một hồ sơ từ Viện CNSAS (cơ sở xử lý các hồ sơ của mật vụ chính trị Rumani thời kỳ cộng sản), và cay đắng khi được biết sự thật về người chồng trong quá khứ.

Sự thật cay đắng về người chồng điềm chỉ

Theo đó, gần như hàng ngày, chồng bà đã viết báo cáo về hoạt động của đối lập của bà trong 5 năm liền để gửi lên thượng cấp. Thậm chí, bác sĩ Barta Tibor sở dĩ kết hôn với bà năm 1985 cũng là để nhằm thông qua bà, có được mối quan hệ với cả gia đình bà, để thực hiện hoạt động chỉ điểm được Securitate giao phó.

Mang biệt danh “Stelian”, Barta Tibor viết tường trình về tất cả mọi thứ có thể một cách hết sức kỹ lưỡng, kể cả về lễ thành hôn của hai vợ chồng. Ngay sau khi cưới, ông ta đưa vợ và hai con riêng của vợ đi nghỉ ở bờ biển để trong thời gian đó, mật vụ chính trị Securitate có thể đặt thiết bị nghe trộm vào ngôi nhà của họ.

Những bài viết, truyền đơn hoặc tư liệu gửi sang Hungary của bà vợ Tőkés Eszter cũng đều bị ông chồng chuyển tới cho Securitate. Là một kẻ chỉ điểm hết sức chuyên cần, Barta Tibor không bỏ qua bất cứ cuộc gặp mặt gia đình hay xã hội nào của gia đình Tőkés Eszter, để có được thông tin tức khắc cho mật vụ chính trị.

Không chỉ báo cáo về nhà vợ, Barta Tibor còn chỉ điểm rất nhiều nhân vật trí thức quan trọng vùng Kolozvár, trong đó có các chính khách, các nhân vật thuộc giới tăng lữ, các nhà nghiên cứu – nhiều người vẫn coi vị bác sĩ uy tín này là bạn thân có thể chia sẻ được.

Khi cuộc nổi dậy và chính biến 1989 ở Rumani xảy ra, Barta Tibor biến khỏi nhà và trong nhiều ngày ông ta ở lỳ trong trung tâm của mật vụ chính trị địa phương nằm ngay trên tầng trên của trụ sở giáo phận của Giáo hội Công giáo. Khả năng là trong thời gian đó, ông ta đã tìm cách tẩu tán hồ sơ tuyển dụng của mình với biệt danh “Stelian”.

Quá khứ chỉ điểm, di chứng đau đớn của một thời

Dùng mạng lưới chỉ điểm dày đặc để duy trì chính quyền và khiến người dân luôn trong cảnh sợ hãi và phục tùng là một trong những đặc tính của các thể chế cộng sản tại Liên Xô (cũ) và vùng Đông Âu. Trong nhiều thập niên, Stasi của Đông Đức, Securitate của Rumani hay AVH của Hungary là những cái tên kinh hoàng đối với mọi người dân.

Tại Hungary, theo ước tính chưa đầy đủ, đã có chừng hai trăm ngàn “chỉ điểm viên” từng phục vụ thể chế độc tài cộng sản, trong số đó, có cả những “kiều nữ” trẻ thành thạo tiếng Ả Rập và không ngần ngại nếu phải sử dụng thân xác cho “việc lớn”, theo một lãnh đạo Cục Lưu trữ Lịch sử trực thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia nước này.

Trong một phần tư thế kỷ qua, không ít những nhân vật có uy tín – những chính khách, tăng lữ, văn nghệ sĩ, nhà thể thao… – của Đông Âu đã bị lộ diện là những kẻ chỉ điểm. Chỉ điểm trong nội bộ gia đình cũng không phải là quá mới mẻ, đặc biệt như trong trường hợp mât vụ chính trị Stasi của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay KGB của Liên Xô.

Tuy nhiên, tại Rumani, phương pháp “nghiệp vụ” này không hay được cơ quan Securitate áp dụng. Trường hợp của Barta Tibor đặc biệt ở chỗ, nó được kiến tạo và tiến hành hết sức công phu, có chủ ý, đạt hiệu quả cao, và kết quả là đã làm tan nát cuộc đời của nhiều con người khi những giây phút, cảm xúc riêng tư nhất của họ cũng bị phản bội.

Phân tích các “loại hình” chỉ điểm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, không ít người bị cưỡng bức và làm công việc này một cách miễn cưỡng, “cho xong việc”. Nhưng cũng có những kẻ làm một cách tích cực, nhiệt tình như thể họ tìm được khoái cảm trong việc chỉ điểm và ngầm làm hại cuộc đời người khác, kể cả đó là người gần gũi nhất với mình.

Một thể chể có thể hủy hoại con người

Thuật lại một câu chuyện ít nhiều đã được biết đến cách đây ít năm, bộ phim “Trong tầm ngắm của Securitate” khiến người xem sững sờ ở chỗ, nó cho thấy một thể chế có thể làm hỏng con người như thế nào. Hoặc giả, nó tạo điều kiện để những bản năng tệ hại nhất của con người được “thả nổi”, trở thành hiện thực.

Về mặt đạo đức, rõ ràng bác sĩ Barta Tibor đã có thể lựa chọn cách khác, và không cần làm hại chính vợ ông ta – và gia đình nhà bà, cũng như những bạn hữu gần gũi và thân thiết – một cách chủ động và tích cực như vậy. Nhưng ông ta đã làm điều đó và ngay cả về sau này, khi bị phát hiện, cũng không hề cảm thấy cần phải sám hối.

Chỉ điểm đã từng được các lãnh đạo Xô-viết thời Stalin ở Liên Xô coi là một “bổn phận công dân”, khi họ hô hào “mỗi người dân đều là một chiến sĩ an ninh”, kỳ thực là những nhân viên mật vụ. Điều này cũng đúng với các nước Đông Âu thời kỳ 1945-1989, khi tất cả mọi công dân chỉ còn là một ốc vít trong cỗ máy vận hành.

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ở các xứ Đông Âu thời hậu cộng sản, khi có cơ hội, đã không dám tìm hiểu những hồ sơ chỉ điểm được bạch hóa, sợ sẽ thấy trong đó những cái tên quen thuộc, hoặc là thành viên gia đình, bố mẹ con cái mình, hoặc bạn bè mình. Những biệt danh trong các hồ sơ mật vụ, nhiều khi vĩnh viễn sẽ không được biết đến.

Trường hợp của bà Tőkés Eszter, được sự hỗ trợ của thân nhân là ông Tőkés László, người hùng của cách mạng Rumani 1989, nay là dân biểu Nghị viện Châu Âu, nên đã được biết đến rộng rãi thông qua báo chí và phim ảnh. Tuy nhiên, người chồng Barta Tibor, hiện vẫn sống và làm việc trên cương vị một bác sĩ có tiếng tại Budapest, thì không hề phải chịu hậu quả gì.

Báo chí Hungary có đặt câu hỏi: đúng vào thời điểm bộ phim được công chiếu, ông Barta Tibor còn có một buổi hòa nhạc tại Vương cung thánh đường Budapest, nơi lẽ ra hàng ngày ông ta phải tới sám hối cho tội lỗi của mình. Tuy nhiên, ông ta đã không hề tỏ ra hối hận, và dùng giấy tờ giả để biện minh, chối bỏ và phủ nhận mọi hoạt động chỉ điểm của mình!

Tư pháp bất lực, dành chỗ cho phán xử đạo đức

Tại các quốc gia cựu cộng sản vùng Đông – Trung Âu, kể từ sau biến cố dân chủ 1989-1990, nhu cầu thiết lập công lý, trừng phạt những tội ác trong quá khứ, để kẻ gieo gió phải gặp bão – nói rộng ra là trong sạch và trực diện triệt để với quá khứ – luôn là ý nguyện của số đông cư dân từng là nạn nhân bị đàn áp, tù đày, hoặc bị theo dõi, chỉ điểm bởi các thể chế độc tài toàn trị.

Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm sau ngần ấy năm không đơn giản, khi rất nhiều nhân chứng không còn sống, những hồ sơ, tư liệu tiêu hủy và thiếu sót, sự buộc tội và chứng tỏ tội trạng rất khó khăn. Nhiều kẻ thủ ác – trong giai tầng lãnh đạo, hoặc đơn thuần là những kẻ thừa hành của bộ máy mật vụ – không hề bị trừng phạt, và có thể sinh sống và ra đi êm thấm.

Báo chí Đông Âu hay nhắc tới ba cái tên Csatáry László, Képíró Sándor và Biszku Béla, ba kẻ thủ ác trong thập niên 40 và 50 thế kỷ trước tại Hungary, cũng chỉ bị xem xét tội trạng trong những năm cuối đời. Hai người đầu, phải chịu trách nhiệm trong những cuộc thảm sát dân Do Thái trong Đệ nhị Thế chiến – rốt cục đều đã thoát tội, và qua đời trong chăn ấm đệm êm ở tuổi 97.

Chỉ có Biszku Béla, Bộ trưởng Nội vụ thời sau cách mạng 1956, kẻ được coi là “nắm đấm cứng nhất” của thể chế độc tài cộng sản ở Hungary, là bị kết án ở tuổi 83 sau mấy chục năm sống yên lành và sung túc tại một biệt thự khu “thượng lưu” ở Budapest, với mức lương bổng gấp bốn lần lương hưu của một người bình thường.

Không chỉ thế, tại Cộng hòa Slovakia, mới đây chính quyền địa phương còn đưa ra một quyết định hết sức bị phản đối nhằm vinh danh một nhân vật cộng sản cộm cán – ông Vasil Bilak, đã mất cách đây một năm ở tuổi 95 – bằng cách phong ông ta làm công dân danh dự và dựng bảng ghi danh tại làng nơi ông ta chào đời.

Giữ chức Bí thư Trung ương đảng trong vòng hai chục năm, ông Bilak từng là một yếu nhân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, đồng thời là nhân vật quan trọng nhất trong số năm quan chức cao cấp đã ký vào bức thư “mời” Mátxcơva và quân đội khối Hiệp ước Vácxava vào đàn áp Mùa xuân Praha tại Tiệp Khắc năm 1968.

Những năm cuối đời, Vasii Bilak sống tại một biệt thự vào hàng sang trọng nhất ở thủ đô Bratislava. Hành vi “cõng rắn cắn gà nhà” của ông từng bị điều tra vì tội danh “bán nước”, nhưng hồ sơ điều tra của vụ án – lên tới hơn 23 ngàn trang – đã bị khép lại năm 2011. Luôn chối tội, Bilak đã ra đi mà không hề phải đối diện với hành động của mình trước vành móng ngựa.

Tuy nhiên, một khi công lý đến bởi cơ quan tư pháp tạm bất lực, thì người dân đã có cách khác để bày tỏ sự phán xử đạo đức của họ. Những tấm biểu ngữ được giăng trước nhà những nghi can trên, hoặc trong phiên xử của họ, kêu gọi tội ác phải bị trừng phạt, kẻ sát nhân không thể ngủ yên, v.v… chính là bản án của người dân, của những nạn nhân dành cho kẻ thủ ác.

Đối với Barta Tibor, tuy không bị truy tố nhưng tờ nhật báo lớn nhất của Hungary “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) đã có bài bình luận về ông ta với những lời phê phán rất nặng. Tác giả đặt câu hỏi, là một bác sĩ chỉnh hình, thường xuyên phẫu thuật cột sống, nhưng chính ông ta lại là kẻ không hề có xương sống khi chỉ điểm chính vợ mình, gia đình mình trong nhiều năm…

Như thế, khi nền tư pháp bất lực, công luận và người dân sẽ có sự phán xét đạo đức riêng của họ, cho những kẻ đáng bị trừng phạt, và đây là hình phạt cao nhất…

Phải thương lượng với Assad’

Phải thương lượng với Assad’

  • BBC

Hình chụp ông John Kerry gặp ông Assad năm 2010

Hoa Kỳ “rốt cuộc sẽ phải thương lượng” với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thừa nhận.

Phát biểu khi kỷ niệm bốn năm nội chiến vẫn chưa kết thúc, ông Kerry nói Hoa Kỳ đang thúc giục Tổng thống Assad tái tục thương lượng.

Hai vòng đàm phán trước đã thất bại.

Ước tính hơn 215.000 người đã thiệt mạng.

Trả lời phỏng vấn tại thành phố Ai Cập Sharm el-Sheikh, ông Kerry nói Hoa Kỳ đang làm việc với phe đối lập ôn hòa ở Syria và theo đuổi biện pháp ngoại giao.

“Chúng tôi đã có trao đổi với nhiều thành phần quan trọng trong bi kịch này,” ông nói.

Nhà Trắng trước đây đòi ông Assad từ chức như giải pháp chính trị, nhưng không rõ tuyên bố của ông Kerry có nghĩa là Mỹ thay đổi lập trường không.

Phóng viên BBC Jonathan Marcus nói bình luận của ông Kerry là dấu hiệu “rõ nhất” rằng Mỹ thừa nhận chính sách của họ về Syria “không đi đến đâu”.

Với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, nhiều chuyên gia tin rằng nếu ông Assad bị lật đổ, IS sẽ có lợi nhất.

Úc đề nghị trả tiền nuôi hai tử tội suốt đời trong tù Indonesia

Úc đề nghị trả tiền nuôi hai tử tội suốt đời trong tù Indonesia

Nguoi-viet.com


CANBERRA, Úc (AP)
Chính phủ Canberra vừa đề nghị trả chi phí nuôi ăn ở trọn đời trong tù cho hai tù nhân quốc tịch Úc bị án tử hình do vận chuyển heroin ở Indonesia, nếu Jakarta giảm án của họ thành tù chung thân, theo Bộ Ngoại Giao Úc hôm Thứ Năm.


Serge Atlaoui (giữa), quốc tịch Pháp, một trong chín người bị chính phủ Indonesia kết án tử hình vì buôn ma túy. (Hình: AP Photo/Tatan Syuflana)

Úc hiện đang cố sức vận động để ngăn cuộc xử tử hai công dân Úc là Andrew Chang, 31 tuổi, và Myuran Sukumaran, 33 tuổi. Họ ở trong số 9 tử tội ngoại quốc và một công dân Indonesia, dự trù sẽ cùng bị xử bắn trong thời gian ngắn tới đây ở nhà tù Nusakambangan Island prison trên đảo Java.

Ðề nghị trả chi phí giam giữ và nuôi ăn cho hai tù nhân này được Ngoại Trưởng Úc Julie Bishop đưa ra tuần qua trong lá thư gửi Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi và được tờ báo The West Australia tường thuật hôm Thứ Năm.

Bà Bishop xác nhận rằng đây là một trong các đề nghị do phía Úc đưa ra để thuyết phục chính phủ Indonesia không thi hành án tử hình.

Phía Úc đề nghị có cuộc trao đổi tù nhân, theo đó hai công dân Úc sẽ được đổi với 3 tù nhân Indonesia đang bị giam ở Úc. Tuy nhiên, nếu điều này không được chấp nhận, Úc sẵn sàng trả chi phí giam giữ trọn đời hai công dân Úc này. (V.Giang)

Nghị trường Trung Quốc mở cửa đón những người giầu nhất nước

Nghị trường Trung Quốc mở cửa đón những người giầu nhất nước

Trọng Nghĩa

clip_image002

REUTERS/Petar Kujundzic/Files

Trong tuần này, hai định chế đại biểu nhân dân chủ chốt tại Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày mai 03/03/2015 là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc – gọi tắt là Chính hiệp – và hai hôm sau đến lượt Quốc hội. Điều đáng chú ý là một yếu tố xuất hiện từ thời Giang Trạch Dân cách nay gần 15 năm, đã tiếp tục được phát huy và lộ rõ nhân hai cuộc họp lần này: Đó là sự có mặt của các doanh nhân giầu nhất nước trong hàng ngũ các đại biểu.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có hơn một phần ba doanh nhân trong danh sách 100 người giầu nhất Trung Quốc là đại biểu của một trong hai định chế kể trên. Danh sách 100 người giầu nhất là một bảng xếp hạng mang tên là Hồ nhuận Bách phú, do tạp chí Hồ nhuận lập ra hàng năm, mô phỏng cách làm của tạp chí Mỹ Fortune hay Forbes.

Như vậy là trong số 10 người đứng đầu danh sách Hồ nhuận Bách phú của năm 2014, có ba đại tỷ phú là đại biểu Quốc hội. Đó là các tên tuổi như Mã Hóa Đằng (Ma Huateng hay Pony Ma), người đứng đầu tập đoàn Internet khổng lồ Tencent, Lôi Quân (Lei Jun), người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn điện thoại thông minh đang vươn lên là Xiaomi, hoặc là ông Tông Khánh Hậu (Zhong Qinghou) ông trùm ngành giải khát tại Trung Quốc.

Bên cạnh các tỷ phú đại biểu Quốc hội đó, một số gương mặt khác trong danh sách 10 người giầu nhất nước cũng đã trở thành đại biểu của Chính hiệp, một cơ quan tham vấn tương tự như Mặt trận Tổ quốc tại Việt Nam. Có thể kể đến Lý Hà Quân (Li Hejun), ông trùm của ngành năng lượng mặt trời, vừa được tập chí Hồ nhuận đôn lên vị trí đầu danh sách, hoặc là Lý Ngạn Hoành (Li Yanhong hay Robin Li), chủ nhân công cụ tìm kiếm Baidu.

Theo tờ báo Trung Quốc Tân Văn hóa, nếu mở rộng ra thêm, thì trong danh sách 100 người giầu nhất Trung Quốc, có đến 15 người là đại biểu Quốc hội, và 21 người là thành viên của Chính Hiệp.

Theo tờ báo, tài sản của 36 người này cộng lại lên đến 1 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 190 tỷ đô la, một con số còn cao hơn cả GDP của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết là vào năm 2014, Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam chỉ tương đương với 184 tỷ đô la mà thôi.

Việc các doanh nhân nói chung, và những người giầu nhất nói riêng, được bầu vào các cơ chế tạm gọi là dân cử như Quốc hội hay Chính hiệp, bắt nguồn từ một học thuyết gọi là “Ba đại diện” do cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân sáng tạo vào năm 2001, theo đó các cơ chế Đảng hay Nhà nước phải mở ra cho doanh nhân và các “lực lượng sản xuất” khác, chứ không chỉ dành riêng cho 4 thành phần truyền thống là nông dân, công nhân, trí thức và quân đội.

Đấy được xem là một quyết định chính trị cần thiết trong bối cảnh kinh tế xã hội Trung Quốc chuyển đổi mạnh qua cái gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên, sự hiện diện của những người giầu có trong Quốc hội hay Chính hiệp Trung Quốc không phải không có vấn đề. Theo chính tờ Tân Văn hóa, cả hai định chế này luôn luôn nhấn mạnh quyết tâm chống lại tình trạng bất bình đẳng về của cải, và cam kết giúp đỡ những người nghèo nhất, sự hiện diện của hàng chục tỷ phú trong số các đại biểu đã bị chỉ trích. Nhiều người lo ngại rằng các nhân vật này có thể lợi dụng vị thế của mình để vận động hành lang phục vụ cho lợi ích kinh doanh của họ.

T.N.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/20150302-tq-dai-gia//

RSF giúp truy cập nhiều website thông tin bị ngăn chặn, kể cả ở Việt Nam

RSF giúp truy cập nhiều website thông tin bị ngăn chặn, kể cả ở Việt Nam

RFI

clip_image002

Bản đồ 11 nước có website được hỗ trợ tiếp cận (RSF)

Tổ chức Phóng viên không biên giới – (Reporters Sans Frontières – RSF), trụ sở tại Pháp, hôm nay, 12/03/2015, cho biết đã phá được kiểm duyệt đối với 9 websites thông tin thuộc 11 quốc gia bị coi là “kẻ thù của internet”, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Nhờ vậy, người sử dụng internet, ngay từ các nước bị kiểm duyệt, vẫn có thể truy cập được vào những website này.

Nhân dịp “Ngày quốc tế chống kiểm duyệt internet”, 12/03, tổ chức Phóng viên Không biên giới tiến hành chiến dịch mang tên “Collateral Freedoom”, cụ thể là nhân bản các website bị kiểm duyệt và đặt những phiên bản tương đồng nội dung này (site miroir) tại dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) của các tập đoàn tin học lớn như Amazon, Microsoft hay Google.

Cách duy nhất để tiếp tục phong tỏa các website nói trên là phải ngăn chặn các dịch vụ điện toán đám mây của những tập đoàn tin học này. Hậu quả là hàng nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin của những nước này, vốn vẫn sử dụng hàng ngày các dịch vụ điện toán đám mây, giờ đây không thể truy cập được nữa.

Theo Phóng viên Không biên giới, “chi phí để ngăn chặn các website tương đồng nội dung (site miroir) sẽ rất lớn về kinh tế và chính trị đối với những nước bị coi là kẻ thù của internet”.

RSF phối hợp với tổ chức phi chính phủ Trung Quốc GretFire để thực hiện chiến dịch “Collateral Freedom” và các website tương đồng nội dung được thuê đặt tại các dịch vụ điện toán trong nhiều tháng.

Trong số 9 website được hỗ trợ tiếp cận có webiste “Dân Làm Báo”, tại Việt Nam.

Các địa chỉ an toàn để tiếp cận các website tương đồng nội dung có trên trang web của RSF ở địa chỉ http://12mars.rsf.org/2015-fr/

Nguồn: http://vi.rfi.fr/20150312-rsf-vn//

Cảnh sát Mỹ bị bắn ở Ferguson

Cảnh sát Mỹ bị bắn ở Ferguson

Hai cảnh sát Mỹ đã bị bắn tại Ferguson, thị trấn ở Missouri, nơi từng có các cuộc bạo loạn bắt nguồn từ vụ một thiếu niên da đen không mang vũ khí bị giết chết hồi năm ngoái.

Một viên cảnh sát bị bắn vào mặt, còn người kia vào vai, cảnh sát trưởng hạt St Louis, Jon Belmar nói.

Cả hai đã bị “những vết thương nghiêm trọng do đạn bắn” nhưng tỉnh táo, ông nói.

Họ bị bắn trong một cuộc biểu tình diễn ra sau vụ từ chức của cảnh sát trưởng Ferguson. Ông này từ chức do nội dung bản phúc trình cáo buộc là có sự thành kiến chủng tộc trong đơn vị của mình.

Những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở cảnh sát Ferguson vào cuối ngày hôm thứ Tư, và ban đầu đó chỉ là một cuộc biểu tình khá yên ắng.

Nhưng ngay sau nửa đêm, đã xảy ra ít nhất ba cú nổ súng khi đám đông người biểu tình bắt đầu hỗn loạn, ông Belmar nói.

Ông nói ông cho rằng “những cú bắn đó đã cố tình nhắm vào các nhân viên cảnh sát của tôi,” chứ không phải họ bị đạn lạc.

Keith Rose, một người biểu tình, nói ông thấy một viên sỹ quan “đầy máu” và các nhân viên cảnh sát khác bê lôi người đó đi, để lại vệt máu trên mặt đất.

Cảnh sát đã giữ người biểu tình trong phạm vi khu vực để lấy lời khai nhân chứng, ông nói.

Những người biểu tình đòi giới chức phải có thêm hành động dựa trên nội dung bản phúc trình liên bang, và phải có thêm nhiều người trong đơn vị cảnh sát phải từ chức, ông Rose nói.

‘Thành kiến với người da màu?’

Cảnh sát trưởng Thomas Jackson là sỹ quan thứ sáu của Ferguson bị buộc thôi việc hoặc từ chức. Ông lúc đầu đã phản đối lời kêu gọi của người biểu tình và một số lãnh đạo tiểu bang theo đó muốn ông ra đi.

Đã xảy ra nhiều tuần biểu tình ở Ferguson sau vụ thiếu niên da đen Michael Brown bị bắn chết

Cảnh sát Ferguson đã bị chỉ trích rộng rãi sau vụ bắn chết Michael Brown hồi tháng Tám; Các cuộc biểu tình đã diễn ra trong nhiều tuần sau đó.

Hồi tháng Mười Một, một đại hội đồng bồi thẩm đoàn của hạt St Louis và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ kết luận rằng sỹ quan cảnh sát Darren Wilson đã không vi phạm bất kỳ điều luật nào khi bắn Brown.

Tuy nhiên, vụ nổ súng bắn Brown và các cuộc bạo động sau đó khiến giới chức phải tiến hành cuộc điều tra cấp liên bang, và kết quả điều tra nói rằng đã có sự thành kiến về chủng tộc trong hoạt động của cảnh sát thị trấn.

Bản phúc trình ghi nhận việc các quan chức thường ra vé phạt và “tha cho đi” đối với các lỗi vi phạm nhỏ của người da trắng, trong lúc một số người da đen thì phải qua đêm trong trại giam nếu không trả tiền phạt.

Bản phúc trình cũng nói rằng các cư dân da đen bị chặn đường vô căn cứ nhiều hơn, bị nhắc nhở nhiều hơn về các lỗi nhỏ như đi bộ xuống lòng đường.

Lực lượng cảnh sát Ferguson chỉ có ba nhân viên da đen, trong lúc thị trấn có 21 ngàn dân này là nơi đa số cư dân là người da đen.

Công tố liên bang Eric Holder nói chính quyền liên bang sẽ “sử dụng mọi quyền lực chúng tôi có để thay đổi tình hình”.

Điều đó có thể gồm cả việc giải thể lực lượng cảnh sát và chuyển trách nhiệm thực thi pháp luật cho các lực lượng cảnh sát ở các khu vực kế cận đảm trách.

Hơn 200.000 người nước ngoài bị Bắc Triều Tiên bắt cóc, cưỡng bách mất tích

Hơn 200.000 người nước ngoài bị Bắc Triều Tiên bắt cóc, cưỡng bách mất tích

Ông Marzuki Darusman, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên.

Ông Marzuki Darusman, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên.

11.03.2015

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên mới đây đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an ra sức giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên bắt cóc công dân nước ngoài. Theo tường thuật của thông tín viên Yeon Cheol Lee của đài VOA, ông Marzuki Darusman đưa ra yêu cầu vừa kể trong bản báo cáo nộp cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm thứ hai.

Một điều tra viên nhân quyền của Liên hiệp quốc đã trình bày một chiến lược mới để buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc bắt cóc công dân nước ngoài.

Ông Marzuki Darusman, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên, trình bày chiến lược này trong bản phúc trình nộp cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm thứ hai.

Phúc trình cho biết “Mục tiêu tối hậu của chiến lược này là có được sự chấm dứt và buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm đối với những vụ bắt cóc và cưỡng bách mất tích do chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thực hiện.”

Chiến lược mới bao gồm một loạt những hành động, trong đó có việc kiểm kê toàn diện những vụ bắt cóc và những hành động bền bỉ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Phúc trình đề nghị Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề bắt cóc trên cơ sở định kỳ.

Phúc trình cho biết “Hành động định kỳ của thực thể có nhiều quyền lực nhất của Liên hiệp quốc là cực kỳ quan trọng để duy trì đà tiến đối với vấn đề này và gây sức ép lên giới hữu trách của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.”

Ông Darusman, nguyên là Tổng chưởng lý của Indonesia, đã trình bày nỗ lực mới này tại một cuộc hội thảo ở Washington hồi hạ tuần tháng hai.

“Tôi sẽ trình bày những yếu tố chính của một chiến lược mới gồm nhiều đường hướng để giải quyết những vấn đề liên quan tới việc công dân nước ngoài bị chính phủ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt cóc và cưỡng bách mất tích,” ông Darusman nói.

Phúc trình của ông Darusman trích dẫn kết quả nghiên cứu của Ủy ban Điều tra Liên hiệp quốc về tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên cho biết hơn 200.000 công dân nước ngoài đã bị Bắc Triều Tiên bắt cóc hoặc cưỡng bách mất tích.

Trong bản báo cáo công bố hồi tháng hai năm 2014, Ủy ban Điều tra nói rằng Bình Nhưỡng “thực hiện những vụ bắt cóc có hệ thống, không cho những người đến từ những nước khác được hồi hương và sau đó cưỡng bách mất tích trên qui mô lớn và như là một vấn đề của chính sách quốc gia,” từ năm 1950.

Bắc Kinh: ‘Biển Đông là sân riêng của Trung Quốc’

Bắc Kinh: ‘Biển Đông là sân riêng của Trung Quốc’

Nguoi-viet.com

BẮC KINH (NV) – Đó là tuyên bố của ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, đáp lại những chỉ trích về việc Trung Quốc bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ ở Biển Đông.

Bãi đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa nay đã được Trung Quốc biến thành một căn cứ quân sự. (Hình: Tân Hoa Xã)
Tại một cuộc họp báo quốc tế diễn ra hôm 8 tháng 3 ở Bắc Kinh, tuy xác định chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông và các lân bang không thay đổi, song ngoại trưởng Trung Quốc công khai khẳng định, vì biển Đông là “nhà” và là “sân riêng” của Trung Quốc, Trung Quốc có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong khu vực thuộc về mình.

Ông Vương Nghị tuyên bố, Trung Quốc không giống như một số quốc gia đã “xây dựng trái phép trong nhà của người khác” nên “không chấp nhận những chỉ trích từ người khác khi chỉ xây dựng trên sân riêng của Trung Quốc.”

Tuyên bố của ông Vương Nghị khiến nhiều giới sửng sốt. Ông Thayer – một chuyên gia về Châu Á, làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, nhận định, đây có lẽ là lần đầu tiên Trung Quốc mô tả các thực thể địa lý ở Biển Đông như là “nhà” và “sân riêng” của mình. Ông Thayer bảo rằng, tuyên bố vừa kể của ngoại trưởng Trung Quốc, vừa thô bạo, ngạo mạn, vừa sai với lịch sử. Trong quá khứ, chính Trung Quốc mới là phía chiếm “nhà” và “sân” của người khác.

Ông Thayer nhấn mạnh, chỉ vài ngày nữa là tròn 27 năm ngày xảy ra sự kiện Trung Quốc cưỡng đoạt bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (14 tháng 3 năm 1988). Trong cuộc trò chuyện với RFI, ông Thayer khẳng định, đó là hành vi xâm lược trắng trợn nhưng lại không bị cộng đồng quốc tế trừng phạt nên Trung Quốc tiếp tục chiếm thêm nhiều bãi đá ngầm khác tại quần đảo Trường Sa.

Tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc được xem là sự leo thang về yêu sách chủ quyền, chuyển từ việc “khẳng định chủ quyền lịch sử” đối với các đảo và “vùng biển tiếp giáp,” sang tuyên bố quyền sở hữu đối với với các thực thể như các bãi đá ngầm hay rạn san hô.

Tuyên bố này còn được xem là một kiểu “hù dọa” ASEAN để cô lập Philippines và Việt Nam. Theo ông Thayer, các thành viên “nhút nhát, hay lo” của ASEAN sẽ được khuyên nhủ là phải tự kiềm chế và việc tham khảo ý kiến Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông (COC) sẽ bất tận.

Việc Trung Quốc mở rộng diện tích các đảo nhân tạo và tăng năng lực kiểm soát – cưỡng chế đồng nghĩa với việc thay đổi “thực tế tại hiện trường” và vì vậy sẽ biến mọi quyết định của Tòa Án Trọng Tài Về Luật Biển theo đơn kiện của Philippines trở thành vô nghĩa. (G.Đ)