CÁI THẾ PHẢI HÒA

Huỳnh Phi Long and 2 others shared a post.
Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, suit and outdoor

Bong Lau is with Trịnh Việt Anh and 7 others.

Cộng Sản ở đâu và thời nào đều mang bản chất lật lọng hiếu chiến và tàn bạo như nhau.

Tuy nhiên lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un rất phong độ và ngạo nghễ khi dám chửi lộn tay đôi với TT. Trump và chĩa hỏa tiễn dọa san bằng Washington. Trong khi đó lãnh đạo Việt Cộng thì hèn hơn, một mặt vuốt đuôi nịnh bợ đế quốc Mỹ, mặt ngầm thì vẫn chống Mỹ cứu nước và bưng bô cho Nga Tàu, mặt ngầm khác thì vơ vét của cải của dân nghèo để đi định cư bên xứ giãy chết.

Năm 1973 Hà Nội bị buộc ngồi vào bàn hội nghị để ký Hiệp Định Paris, sau khi TT. Nixon ra lịnh oanh tạc Bắc Việt đêm ngày vào Giáng Sinh 1972. Mở màn cho cái gọi là “rút lui có danh dự”.

Năm 1973 Hoa Kỳ bị đặt vào cái thế phải ép buộc VNCH ký đại vào cái Hiệp Định tháo chạy của phe đồng minh và cho phép mấy trăm ngàn quân CSBV ở lại miền Nam.

Nixon nhượng bộ để cứu mấy trăm tù binh con tin Mỹ đưa về nước. Chính quyền Nixon – Ford muốn đánh nữa cũng không được vì Quốc Hội thiên tả do đảng Dân Chủ nắm quyền đã bắt đầu khóa sổ hầu bao. Và đa số dân Mỹ khi ấy không muốn dính líu tới Việt Nam nữa.

Nhiều người hay tin vào thuyết âm mưu cho rằng Mỹ bán miền Nam cho Trung Cộng. Nhưng thực tế là Quốc Hội Hoa Kỳ nắm ngân sách quốc phòng. Và khi ngân sách ấy bị khóa sổ thì Tổng Thống và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chỉ ngồi ngáp ruồi.

Sau khi Hoa Kỳ rút quân, VNCH cô đơn chống trả đối chọi lại hàng hàng lớp lớp quân Cộng nô được Liên Xô, Trung Cộng và cả một hậu phương lớn của Cộng Sản quốc tế yểm trợ. Và dư luận thế giới khi ấy bị lừa bịp cho rằng phe CSBV có chính nghĩa, là cuộc giải phóng dân tộc. Đó là cái thế Nam Việt phải thua. Thua trong cô đơn.

Ngày hôm nay tình thế đảo lộn hoàn toàn ở bán đảo Triều Tiên. Bắc Hàn đang ở một vị trí cô đơn như VNCH trước khi mất nước 1975. Bắc Hàn đang đối đầu với cả thế giới, với các đồng minh hùng mạnh của Hoa Kỳ như Nhật, Nam Hàn, Úc, Âu Châu v.v. và nhứt là với các phi đạn mang đầu nổ nguyên tử của Mỹ sẵn sàng biến xứ thiên đàng Hàn Cộng thành một khối thủy tinh, nếu cần phải nhấn “những cái nút bự hơn”.

Đa số dân Mỹ cảm thấy bị Hàn Cộng đe dọa. Nhứt là không thích bị ăn hỏa tiễn liên lục địa của Kim Jong Un nên quần chúng Mỹ ủng hộ lập trường cứng rắn của chính quyền Trump. Hình ảnh Kim Jong Un đối với dân Mỹ là một thằng điên nguy hiểm.

Trong khi đó đồng minh thân cận của Bắc Hàn là Trung Cộng bị chính quyền Trump gây áp lực, để hợp tác phong tỏa cấm vận chế độ Kim Jong Un đến tận chân tơ kẽ tóc.

Trump có một ê kíp kinh doanh chuyên nghiệp biết cách bóp bao tử đối phương hiệu quả hơn các đợt cấm vận của những chính quyền Hoa Kỳ trước đây.

Những yếu tố áp lực trên làm Kim Jong Un tìm một lối thoát ôn hòa. Để cứu vãn một nền kinh tế đang hấp hối. Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In đã cho Kim Jong Un lối thoát danh dự đó.

Kim Jong Un và Moon Jae-In thân ái nắm tay nhau là hình đẹp của “hòa hợp hòa giải” làm nhiều người cảm động. Nhưng đó là bề ngoài. Hãy đợi đến cuộc họp Thượng Đỉnh giữa Kim Jong Un và Trump trong một hai tháng tới để phối kiểm thêm một lần nữa về những toan tính của lãnh tụ Hàn Cộng.

Sau đó là các báo cáo của tình báo đồng minh về các chương trình phóng phi đạn mang đầu đạn nguyên tử của Kim Jong Un. Nếu không có dấu hiệu đe dọa nữa. Khi ấy chúng ta sẽ an tâm chào mừng nền hòa bình ló dạng trên bán đảo Triều Tiên. Dân tộc họ sẽ ấm no và hùng mạnh.

Bỗng nhớ lại lịch sử nước nhà vào thập niên 60 khi công dân Nam Hàn ùa qua miền Nam kiếm việc làm. Bi giờ thì công dân Việt Nam ùa qua Nam Hàn để mần dziệc. Nhưng điều kiện và tư thế bi thảm hơn.   

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay