Mắt môi đây, xin em đừng chờ.

 HÃY YÊU NHƯ CHƯA YÊU LẦN NÀO – Ngọc Lan

httpv://www.youtube.com/watch?v=gQ6mbjtgU2w

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 29 thường niên năm A 22/10/2017

“Mắt môi đây, xin em đừng chờ”.

Chiếc hôn kia mong em từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ.

Dắt nhau đi về trong đợi chờ.”

(Lê Hựu Hà – Hãy Yêu Như Yêu Lần Đầu)

(Mt 19: 10-12)

 Trần Ngọc Mười Hai

Đang yêu nhau, mà sao anh lại cứ ới gọi và nhắn nhủ những câu như: “xin Em đừng buồn!” “Cho em quên đi ngày dài”, “Với bao đêm suy tư miệt mài” và rồi cứ thế, và cứ thế, anh cứ khuyên và vẫn răn, bằng câu hát rất thêm thắt như sau:

“Hỡi em yêu, xin em đừng buồn.”

Có đôi khi anh hay giận hờn. “
Để cho em quên đi ngày dài.

Với bao đêm suy tư mệt mài

Biết bao ngày đã qua.

Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.

Rơi rụng dưới mái hiên nhà.
Người sao chưa đến với ta.

Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.

Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.

Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.

Mới yêu đây nay sao phủ phàng.
Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.

Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.

Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Vâng. Quả có thế. Suy tư miệt mài, suốt ngày dài, dù “biết bao ngày đã qua” và những “chiều xót xa” ngồi đếm “những giọt nắng” “rơi rụng dưới mái hiên nhà”, vân vân và vân vân.

Vâng. Đúng như vậy. “Hãy (cứ) yêu nhau như chưa yêu lần nào”. “Hãy (cố) đưa nhau về nơi cuối trời” và rồi “Dắt (dìu) nhau đi cùng nhau (cho) trọn đời”. Ôi chao. Là ý-tứ của thi-ca với âm-nhạc. Ối chà, là ý-tưởng của người đời, với tình yêu.

Tình yêu trong đời, luôn có những mặt sáng chói, chiếu dọi lòng người ở khắp nơi. Dù, con người có ra chai đá đến thế nào đi nữa cũng vẫn còn yêu và cứ yêu. Yêu cho đến chết dù chỉ được sống với nhau, bên nhau theo cách nào đi nữa. Dù, đó có là sống “vầy vậy” hay sống theo cặp có hôn nhân/hôn-thú chính-thức hay không.

Tình yêu đôi lứa, có “vầy vậy” hoặc vẫn sống theo cặp chính-thức như hôn-nhân/hôn-phối hay không, lại vẫn trở-thành vấn-đề thời-thượng, rất hôm nay.

Vấn-đề thời-thượng của người hôm nay, lại đã kích-bốc/nổi lên như diều trên nhiều trang giấy, khiến bạn và tôi không thể không nghĩ đến và không thể không bàn cho ra nhẽ. Vấn-đề, vẫn là những vấn và đáp cho thật nhiều để rồi trở-thành đề-tài bàn thảo suốt nhiều kỳ như ở thị-trường chữ nghĩa của Úc, mấy hôm rày.

Thị-trường Úc, hôm nay, có tác-giả tên là Xavier Symons từng đặt tiêu-đề nổi cộm lại hỏi rằng: “Sao ta lại cứ bất đồng ý kiến về hôn nhân đồng-tính đến là thế?” Và, ông đã viết gần 5 trang giấy đặt vấn-đề đại để những bảo rằng:

“Tranh-luận về hôn-nhân đồng-tính lâu nay khiến người Úc nổi quạu hơn một thập-niên. Thế nhưng, lời lẽ trong tranh-luận chưa bao giờ huyên-náo như hôm này. Cả phía đối-lập cùng giới ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính đều nhất-trí với nhau ít nhất điều này: quyết-định là do người trả lời cho cuộc trưng-cầu-dân-ý đều bao-hàm chuyện căn-bản cho xã-hội và văn-hoá Úc.

 Người bầu phiếu nói tiếng “Không”, tức: không ủng-hộ hôn-nhân đồng-tính lại đã biện luận rằng: quyền-tự do căn-bản về tôn-giáo sẽ bị đe-doạ trầm-trọng nếu như định-nghĩa hôn-nhân bị thay-thế. Và những người trả lời tiếng “Có”, tức nhất-trí ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính lại thấy đây là sự sống còn tồn-tại trong việc loại bỏ thành-kiến xã-hội và hành-vi thù-địch với thành-viên cộng-đồng cùng một giới-tính…” (X. Xavier Symons, “Why can’t we agree on same-sex marriage?”Deep currents within our culture keep the opposing sides from communicating with each other, MercatorNet.com 25/9/2017)

Bầu phiếu “Không” hay “Có” cho lắm, người bầu cũng bị rơi vào tình-huống rối bời vì chính mình không nắm được thực-tế của đời người đang diễn-tiến. Diễn-tiến cách xuôi chảy hay khập-khiễng, vẫn là tình-trạng cố-hữu thường xảy ra khi xã-hội người đời đang bị kích-bốc đến khó xử.

Và hôm nay, chuyện khó xử còn thấy thể-hiện ở nhiều địa-hạt và cuộc đời con người. Rõ nhất là, các địa-hạt có liên-quan đến chuyện Đạo, việc đời thời hôm nay. Chính vì thế, mà hôm nay lại thấy có độc-giả gửi thắc mắc đến đấng bậc chuyên giải-đáp trên tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney như sau:

“Thưa Cha

Nay thì cuộc trưng-cầu dân-ý về vấn đề hôn-nhân đồng-tính đổ lên đầu mọi người, đà thấy rõ. Có thể nào xin cha tóm tắt các biện-luận có lợi cho hôn-nhân theo truyền-thống cũ, để rồi con đây hiểu rõ được đôi chút?”

 Hỏi như thế, thì có đấng bậc nào lại không trả lời/trả vốn cho ra lẽ. Cái lý lẽ mà phần đông người thời nay lại cứ để quên ơ đâu đó, xa con tim. Hỏi như thế, chắc chắn là đấng bậc sẽ lấy giấy bút ra mà trả lời, ngay lập tức, rất như sau:

“Cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa qua, là để người dân Úc có cơ-hội noi lên tiêng nói của mình về vấn-đề quan-trọng mà bất cứ xã-hội nào cũng phải đối đấu. Đó là: bẩn-chất rất thực của hôn-nhân. Và, cùng với vấn-đề này, là gia đình. Hôn-nhân và gia-đình, là khúc xương trụ cột của xã hội. Gia-đình tiến đến đâu, thì rồi xã-hội cũng tiến đến đó.

 Nếu gia-đình vũng-mạnh và bậc mẹ cha đoàn-kết với nhau, thì con cái sẽ tang-trưởng mà học cách thương-yêu và được yêu-thương. Con cái học-hỏi về các đặc-trưng của xã-hội như: sống tử tế, ăn ở rộng lượng, biết thứ tha và sống thật-thà rồi đem các đặc-trưng/đặc-thù của đời sống mình học hỏi vào với cộng-đồng rộng lớn hơn.

 Xã-hội sẽ nên lành-mạnh, nếu gia-đình ăn ở đàng hoàng. Nhưng, nếu gia-đình lục-đục thì toàn xã-hội cũng sẽ khổ-đau. Bởi thế nên, cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa rồi có tầm quan-trọng, thật thiết-yếu.

 Vậy, đâu là vấn-đề chủ-chốt trong tình-hình hôm nay? Có tất cả 6 điềm ta cần phải xem xét kỹ.

 Thứ nhất, và cũng là sự việc quan-trọng nhất, đó là khẳng định: chúng ta không hề chống-đối lại gần gũi, rất chung đụngchuyện những người đồng-tính luyến-ái quyến rũ nhau mà sống gần gũi, chung đụng. Họ là những con người giống bất cứ ai khác. Họ đều được cứu-rỗi nhờ Đức Giêsu Kitô đã chịu chết để cứu chuộc họ. Và, thiên-đường vẫn chừa chỗ chờ đợi họ gia-nhập cùng với mọi người, miễn là họ sống/chết tốt lành, hạnh đạo. Ta luôn có bổn-phận phải yêu-thương và tôn-trọng hết mọi người trong họ. Những người như thế, có thể là bậc con cháu, an hem chị em ruột thịt với ta hoặc bạn bè/người thân, hoặc như đồng-hương/đồng-nghiệp, vẫn rất gần.

 Thứ hai là, hôn-nhân, tự bản-chất, luôn là sự phối-kết giữa nam-nhân và nữ-giới đưa con cháu đi vào hiện-diện với thế-giới. Ta không thể đổi thay chuyện này, được. Đó, chio1nh là sự việc vẫn xảy đến như thế và đó cũng là lý-do khiến mọi quốc-gia trên thế-giới đều có luật-lệ để bảo-vệ hôn-nhân. Còn, việc phối-kết giữa hai người đồng phái-tính, tự nó, lại không thể tạo nên con trẻ được.

 Nói đơn-giản, thì: đây không phải là hôn-nhân. Nên, không không thể có “hôn-nhân đồng-quyền” giữa hai người nam hoặc hai người nữ cùng phái-tính. Một đằng thực-sự là hôn-nhân, còn đằng kia thì không phải.

 Thư ba là, đi đầu phiếu nói tiếng “Không” với hôn-nhân đồng-tính, không là hành-động kỳ-thị chống lại người đồng phái-tính quyến rũ ăn ở với nhau, chút nào hết. Cũng hệt như bậc cha mẹ không thể lấy con cái của mình làm vợ làm chồng mình được. Cũng hệt thế, anh em, chị em cũng không thể lấy nhau làm vợ làm chồng, thì rõ ràng là: hai người cùng phái-tính cũng không thể làm đám cưới ăn ở với nhau thành cặp phối ngẫu đồng phái-tính được.

 Hai người đồng phái-tính có thể yêu thương nhau, nhưng mối tương-quan yêu-thương ấy không có nghĩa-là hôn-nhân thực-thụ bao giờ hết. Nói như thế, không có nghĩa là ta kỳ-thị họ; nhưng đúng hơn, ta chấp-nhận một thực-tại vẫn đặt nền-tảng nơi bản-chất con người.

 Thứ tư là, nỗi-niềm phúc-hạnh của con cái sẽ gặp hiểm nguy. Có rất nhiều công-trình nghiên-cứu/khảo-sát cho thấy: trên hết mọi sự, con trẻ được nuôi theo cùng phái-tính, trên thực-tế lại đạt kết-quả tồi-tệ về mọi mặt, nếu ta so sánh với các trẻ bé do chính cha mẹ chúng nuôi nấng giáo-dục . Nói cho cùng, thì nếu ta đem con cái ra khỏi môi-trường gia-đình không để cho bậc mẹ cha của chúng nuôi nấng, thì trẻ bé sẽ bị thiệt-thòi vô kể, dù trẻ bé ấy được thương-yêu/chiều-chuộng cách nào đi nữa, cũng thế.

 Tình thật mà nói, nhiều con em của các cặp vợ chồng khác phái-tính, cuối cùng đi đến tình-trạng chỉ một trong hai người hoặc bố hoặc mẹ nuôi-dưỡng khi một trong hai vị này quá vang, hoặc chia tay/ly-dị, thì con cái sẽ đi đến kết-quả là chúng phải chịu đau khổ như thế nào. Và, ta cũng không thể tạo sự-kiện này thành chẩn-mực chung cho mọi người được.

 Thêm vào đó, mức-độ bền-bỉ nói chung của các mối tương-quan giữa hai người đồng phái-tính thường kéo dài chỉ trong vòn hai hoặc ba năm là cùng. Vậy thì, đâu là điểm tốt lành cho con cái họ đây?

 Thứ năm là, các giá-trị khác cũng sẽ phải chịu cảnh hy-sinh, bị loại bỏ nếu như chính-quyền hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng-tính. Mới đây, ta đều thấy điều ấy trên truyền-hình của Úc vào ngày Nhớ Ơn Cha tháng 9/2017 trên màn hình nhỏ có người cha hát bài “Con chuột túi”cho con nhỏ mình nghe, nhưng ông phải ngưng nửa chừng vì bị coi là bài hát nghiêng về chính-trị quá nhiều.

 Nay hỏi rằng, ta đang đi về đâu đây? Chừng nào thì mọi người sẽ không còn mừng lễ Nơ Ơn Cha, hoặc Ngày Mẹ Hiền, nữa đấy? Và trong tường-lai mai ngày, khi bé em lọt lòng mẹ chào đời, sẽ không còn ai ghi tên cha hoặc tên mẹ của bé lên giấy khai-sinh nữa. Nhưng, thay vào đó, chỉ mỗi ghi: Cha hoặc mẹ số 1, mẹ hoặc cha số 2 như nhiều nước trên thế-giới đang làm thế.

 Các hiện-tượng như thế, đều gây tổn-hại cho hai bê, cả người cha lẫn mẹ hiền của mình, nếu ta đi đến gia-đoạn hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng phái-tính. Đó là chưa kể đến Chương-trình “An Toàn Trường Lớp” nhằm nhắc cho con trẻ biết rằng: hôn-nhân đồng phái-tính là chuyện tốt lành, rất bình thường (?)

 Điều thứ sáu , như ta thường thấy xảy ra ở một số quốc-gia trên thế-giới và cả ở Úc này cũng thế, người lại nói đến tự-do tôn-giáo, tự-do ngôn-luận để bênh-vực cho hôn-nhân theo truyền-thống và chuyện con người có quyền dựa vào lương-tâm mà từ-chối hợp-tác tham-dự đám cưới giữa hai người đồng phái-tính đặt thành vấn-đề ; và có khi còn bị phạt vạ nữa. Toàn thế-giới rất mới rất quả cảm, đang ở đâu đó quanh chúng ta.

 Thành thử, cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào tháng 9/2017 ở Úc quả là sự-kiện quan-trọng cho tương-lai của nước này, thật cần-thiết. Điều nguy-hiểm, là: sự sống tốt lành trong xã-hội đang lvấn-đề. Ta không được phép đổi thay luật-lệ chỉ vì lợi-ích của một nhóm người rất ít ỏi.

 Tại Canađa chẳng hạn, sau 10 năm họ hợp-thức-hoá luật hôn-nhân đồng phái-tính, thì chỉ có mỗi 24% cặp phối-ngẫu chịu đăng ký như thế mà thôi. Và, hậu-quả xảy đến với nh6n-nhân, gia-đình, con cái và xã-hội nay quá lớn. Đi bầu phiếu để nói được tiếng “Không!” với hôn-nhân đồng phái-tính, tức là: ta đã bầu “Có!” cho gia-đình và xã-hội, vậy.” (X. Lm John Flader, Same Sex Marriage’s collateral damage goes in all directions, The Catholic Weekly, Question Time 24/9/2017, tr. 25)

Nghĩ gì thì nghĩ, Bầu gì thí bầu. Lập-trường nói “Có!” hoặc “Không!” với người mình thương yêu, sẽ mãi mãi trở thành đề-tài để ta suy nghĩ.

Bởi thế nên, nay đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta hãy về lại vườn thượng uyển có Lời Vàng thánh-nhân khi xưa từng khuyên-nhủ, rằng:

“Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ,

thì thà đừng lấy vợ còn hơn.”

Nhưng Ngài nói với các ông:

“Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,

nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.

Quả vậy, có những người không kết hôn

vì từ khi lọt lòng mẹ,

họ đã không có khả năng;

có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;

lại có những người tự ý không kết hôn

vì Nước Trời.”

(Mt 19: 10-12)

Bởi thế nên, nhiều người những tưởng rằng: đấng bậc nhà Đạo của ta trả lời như trên chỉ để cho xong chuyện. Nhưng, đấng bậc rất đạo nhà mình, là đấng bậc chọn đời độc-thân, nên đôi lúc thấy hơi khó. Khó, nhiều thứ chứ không chỉ mỗi chuyện hôn-nhân, hôn-phối hoặc hôn-lễ cứ lễ mễ như nguyên-tắc của nhà Đạo.

Thôi thì, đời người cũng xảy ra lắm thứ chuyện không ưng ý về nhiều mặt. Chí ít là mặt đạo-đức khiến nhà Đạo mình hôm nay cứ phải cân-nhắc từng li từng tí, cho dễ sống. Cân và nhắc cho lắm, lại vẫn gặp nhiều trục-trặc trên thực-tế đời người đi Đạo, rất phiền hà.

Thôi thì, để hiểu rõ cho sát các tình-huống trong đời, hôm nay, chi bằng ta đi vào vùng trời truyện kể để minh-hoạ cho một cuộc sống rất nhiêu-khê, nhiều bề rắc rối, mà rằng:

                  

Như truyện kể, hãy cùng nhau vững tâm mà sống hung/sống mạnh dù người đời đi Đạo có đổi thay lập-trường sống của họ đến thế nào đi nữa.

Nghe kể rồi, nay ta hãy vững tâm mà hãnh-diện rồi, đầu cao/mắt sáng cứ hát vang các ca-từ rất đẹp vừa trích ở trên, mà rằng:

Biết bao ngày đã qua.

Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.

Rơi rụng dưới mái hiên nhà.
Người sao chưa đến với ta.

Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.

Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.

Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.

Mới yêu đây nay sao phủ phàng.
Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.

Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.

Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

 Mong rằng, lời ca tiếng hát ở trên sẽ là nguồn hứng-thú để bạn và tôi, ta vui sống những ngày còn lại trong đời. Dù, cuộc đời có đổi thay. Dù, lòng người có ra thế nào đi nữa, cũng cứ mặc.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ mặc mọi người

Từng đổi thay/thay đổi auqn-niệm sống

Thì tôi đây

Vẫn thân-thương, trân-trọng

Hết mọi người.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay