Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

 Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

Nguồn: Từ tu-phung

Matt O’Brienm – The Washington Post

Tóm tắt câu chuyện về Venezuela: Quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng không đủ khả năng tự nấu bia, không có khả năng điều hành theo múi giờ trong khu vực, hoặc thậm chí người dân tại đây chỉ có thể làm việc khoảng hai ngày mỗi tuần.

Venezuela-

Venezuela

Nói cách khác, Venezuela đã trượt xa khỏi giai đoạn đáng lo ngại rằng nền kinh tế của nước này có thể bị sụp đổ. Chính xác hơn thì nền kinh tế tại đây đã sụp đổ. Đó là cách duy nhất để mô tả về nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho rằng sẽ giảm khoảng 8 phần trăm và lạm phát gia tăng khoảng 720 phần trăm trong năm nay. Và đó không phải điều tồi tệ nhất. Tình hình thực tế cho thấy chính quyền nước này đang đứng bên bờ vực thẳm. Venezuela hiện đang có tỷ lệ giết người đứng cao thứ hai trên thế giới, và bây giờ chế độ Chavista dường như đang đe dọa sử dụng bạo lực nếu phe đối lập thành công truất phế Nicolás Maduro khỏi chức vụ tổng thống. Nước này đang đứng trước một cuộc đua nghiệt ngã giữa tình trạng hỗn loạn và nội chiến.

Đây là một thảm họa hoàn toàn do con người tạo ra. Venezuela vốn có đủ tài nguyên để trở thành một quốc gia giàu có. Số lượng dầu mỏ ở Venezuela còn nhiều hơn so với Hoa Kỳ hoặc Saudi Arabia hay bất cứ nước nào khác trên thế giới. Mỉa mai thay, vì do điều hành kinh tế kém hiệu quả nhất trên thế giới, Venezuela không còn đủ tiền để thậm chí trả kinh phí dịch vụ in tiền. Nói cách khác, Venezuela gần như quá nghèo để có thể chịu đựng thêm mức lạm phát. Đây chỉ là một cách khác để nói rằng chính phủ hiện hành dường như đã bị phá sản.

Nhưng vì sao Venezuela lâm vào cảnh như ngày hôm nay? Đơn giản, nước này đã chi tiêu quá nhiều so với vốn họ có và không có nguồn dự trữ. Chúng ta hãy xem lại nước này đã tiêu tiền như thế nào trong thời gian vừa qua. Chính sách của chế độ Chavista là lấy tiền bán dầu mỏ chia cho người nghèo, nhưng chính vấn đề này đã dẫn nền kinh tế đến bờ suy sụp. Các quốc gia có nguồn dầu mỏ phong phú đều hiểu điều này. Bạn không thể phân phối lại lợi nhuận từ tiền bán dầu nếu như việc bán dầu không mang lại lợi nhuận. Tệ hơn, Hugo Chavez đã thay thế các lãnh đạo làm được việc tại công ty dầu do nhà nước cấp vốn bằng những người chỉ biết trung thành với ông. Việc này đã làm cho các đối tác nước ngoài lo ngại. Hoặc Chavez đã rút tiền ra [từ công ty dầu] mà không hoàn vốn, do đó dẫn đến việc công ty thiếu hụt vốn và mất khả năng tinh chế dầu từ sản lượng dầu thô. Kết cuộc là số lượng dầu do Venezuela sản xuất đã giảm khoảng 25 phần trăm từ giữa năm 1999 và 2013.

Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn chính phủ tiếp tục tiêu tiền. Theo tình hình hiện nay thì dù giá dầu có tăng đến ba con số cũng không đủ để nước này cần bằng số sách thâm hụt của mình. Vì vậy, Venezuela đã nhận tiền từ một nơi duy nhất mà họ có thế: công ty in tiền. Và họ đã nhận rất nhiều từ khi giá dầu toàn cầu bắt đầu sụt giảm trong vòng hai năm qua. Kết quả như bạn đã biết, việc tiếp tục in tiền dẫn đến việc đồng bolivar mất giả thảm hại so với đồng USD. Kể từ năm 2012, đồng bolivar theo giá thị trường chợ đen đã giảm 99,1 phần trăm so với đồng USD.

Venezuela-2

 

Nhưng thay vì phải đối mặt với thực tế này thì Venezuela đã chọn một trò chơi kinh tế của riêng họ. Nước này đã ban hành luật nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách buộc các doanh nghiệp phải bán hàng theo giá do nhà nước quy định. Chính phủ thậm chí cố gắng trấn an dân chúng rằng lạm phát “không hề tồn tại”. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không thể tạo được lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được món hàng nào. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khắc phục bằng cách cấp vốn cho một số công ty do chính họ chọn ra. Ý tưởng của chính phủ là cung cấp tiền cho các công ty này để họ tiếp tục kiếm tiền bằng cách trữ hàng và bán ra thị trường với giá mà chính phủ đã đề ra lúc ban đầu. Nhưng vấn đề với ý tưởng này tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận cho các công ty không có vốn trợ cấp từ chính phủ mà chính các công được chính phủ tài trợ cũng chẳng tạo được đồng lợi nhuận nào. Đơn giản là họ có thể bán đồng USD trên thị trường chợ đen và mang về số tiền lời còn nhiều hơn việc mua hàng hóa nhập khẩu về bán lại cho người dân.

Kết quả là hàng ngàn cửa hàng không có hàng để bán. Người dân thì phải xếp hàng dài và đợi nhiều giờ đồng hồ để được mua hàng.

Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mà tiền từ việc bán dầu đang bằt đầu cạn kiệt. Thật vậy, nhà sản xuất bia lớn nhất Venezuela vừa công bố rằng họ đóng cửa tất cả các nhà máy tại đây vì đã không nhận được tiền từ chính phủ để nhập khẩu nguyên liệu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các loại giấy vệ sinh. Venezuela vốn không có công ty in ấn tiền, thay vào đó họ phải trả tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền cho họ. Điều đó có nghĩa là Venezuela cần phải có tiền mới có thể tạo ra đồng bolivar.

Nhưng điều này không chỉ là câu chuyện về những ý tưởng tồi dẫn đến phá hoại cả một nền kinh tế. Đó cũng là câu chuyện về việc thiếu kế hoạch. Chính phủ Venezuela cũng có kế hoạch nào khác để vận hành đất nước nếu như nhà máy thủy điện duy nhất của nước này không còn hoạt động. Gần đây Venezuela phải đối mặt với nạn hạn hán nên lượng nước đã xuống thấp kỷ lục. Maduro đã làm tất cả mọi thứ từ việc phân phối điện đến các trung tâm, đổi múi giờ nửa giờ với hy vọng rằng người dân sẽ không cần sử dụng điện nhiều vào ban đêm – cho đến buộc 30 phần trăm nhân viên nhà nước chỉ làm việc trong ngày thứ Hai và thứ Ba của mỗi tuần.

Cho đến thời điểm này, nêu ra một danh sách các chính sách thành công có lẽ dễ hơn nhiều. Đó chính là không có chính sách nào mà không thất bại tại Venezuela. Nền kinh tế và tiền tệ của Venezuela đang sụp đổ, các cửa hàng không còn hàng hóa để bán, điện cũng không còn và nạn cướp bóc giết người thì chạm nóc. Những điều mà chế độ Chavistas làm tốt là tạo ra con dê tế thần, lừa bịp và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.

Có thể gọi đây là pháp luật của Maduro: Tất cả mọi thứ có thể sai và sẽ thất bại khi chính chính phủ của bạn làm ra điều đó.

Matt O’Brienm – The Washington Post

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

venezuela 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Venezuela Quốc gia ở Nam Mỹ

Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana

về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc.

Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela.

Thủ đôCaracas

Tổng thốngNicolás Maduro

Đơn vị tiền tệBolívar Venezuela

Châu lụcNam Mỹ

Tổng Sản phẩm Quốc nội438,3 tỷ USD (2013) Ngân hàng Thế giới

 Thiếu ăn, dân Venezuela cướp chợ và xe chở thực phẩm

Thứ Hai, 20 tháng Sáu năm 2016 22:22

Tác Giả: Người Việt

CUMANÁ, Venezuela (NV) – Trước tình trạng xe chở thực phẩm, lò bánh mì, thường xuyên bị tấn công, việc chuyên chở và lò sản xuất nhu yếu phẩm này ở Venezuela nay phải có lính võ trang bảo vệ.

 VENEZUELA_thieu_thucpham

Chen lấn mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở Puerto Ordaz, Venezuela. (Hình: Getty Images/Carlos Becerra)

Theo NY Times, cảnh sát bắn đạn cao su để giải tán đám đông xông vào hôi của các chợ, nhà thuốc Tây và tiệm bán thịt.
Một bé gái 4 tuổi thiệt mạng khi nhiều nhóm tranh nhau giành thực phẩm.

Tại Cumaná, sinh quán của các anh hùng dân tộc Venezuela, hàng trăm người tuần hành đến trước một siêu thị, kêu gào đòi thực phẩm.

Họ phá sập cổng sắt lớn rồi túa vào bên trong, vơ lấy mọi thứ, từ nước uống đến lúa mì, bột bắp, muối, đường, khoai tây, và bất kỳ thứ gì họ có thể tìm thấy, để lại đằng sau cảnh hoang tàn, với các tủ lạnh bị đập vỡ và kệ tủ đổ nhào.

Sự kiện cho thấy, dù Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới nhưng dân chúng vẫn có thể nổi loạn vì thiếu ăn.
Chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, có hơn 50 vụ nổi loạn cướp thực phẩm và nạn hôi của tập thể lan tràn trên khắp cả nước.

Hàng chục cơ sở buôn bán bị vơ vét hoặc bị phá hoại. Ít nhất 5 người chết.

Hồi năm 1989, quốc gia này từng trải qua một vụ tệ hại nhất, khi người nổi loạn bùng phát ở Caracas, thủ đô của Venezuela, do giá dầu hạ khiến chính phủ phải đưa ra biện pháp cắt giảm trợ cấp, làm người dân đột nhiên trở nên nghèo hẳn đi.

Trong biến cố này hàng trăm người thiệt mạng vì lực lượng an ninh phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp.
Tình trạng sụp đổ kinh tế trong những năm gần đây khiến Venezuela không còn có thể tự sản xuất hay nhập cảng đủ thực phẩm cho dân chúng.

Các thành phố áp dụng biện pháp quân luật sau khi Tổng Thống Nicolás Maduro ban hành tình trạng khẩn trương.
Tổng Thống Maduro là người được ông Chávez chỉ định thay thế để tiếp tục cuộc cách mạng của mình trước khi qua đời cách đây ba năm.

Anh Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người xếp hàng suốt ngày để chờ mua bánh mì ở Cumaná, nói: “Chừng nào còn thiếu thực phẩm, chừng đó nổi loạn vẫn còn.”
Cumaná là nơi có ít nhất 22 cơ sở thương mại bị tấn công chỉ trong một ngày hồi tuần trước.

87% người dân Venezuela cho biết không có đủ tiền để mua thực phẩm. Hết 72% tiền lương tháng được trích ra để mua đồ ăn.

Trung Tâm Hồ Sơ và Phân Tích Xã Hội, một tổ chức kết hợp với Liên Đoàn Giáo Chức Venezuela, cho biết, hồi Tháng Tư, họ khám phá thấy rằng một gia đình cần phải có số tiền tương đương với 16 mức lương căn bản mới đủ nuôi sống chính họ. (TP).

VENEZUELA 6

Người dân Venezuela biểu tình gần dinh tổng thống ở Caracas ngày 2/6 – Ảnh: Reuters.

Đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này…

Lực lượng an ninh Venezuela đã xịt hơi cay vào những người biểu tình hô vang “chúng tôi muốn thức ăn” gần dinh tổng thống ở thủ đô Caracas hôm 2/6, đánh dấu đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này.

Theo tin từ Reuters, hàng trăm người dân Venezuela trong tâm trạng bất bình, giận dữ đã đổ về dinh Miralores ở trung tâm Caracas để biểu tình. Tại đây, những người biểu tình đã bị hàng rào của lực lượng Vệ binh Quốc gia chặn lại. Cảnh sát cũng chặn một con đường chính để ngăn dòng người biểu tình.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – người đang chịu sức ép lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân này – trước đó đã lên kế hoạch phát biểu tại một cuộc tập trung của các nhóm thổ dân ở khu vực gần nơi diễn ra cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình nhanh chóng lan tới những dòng người dài đang xếp hàng chờ tới lượt mua hàng hóa thiết yếu tại các cửa hiệu gần đó, sau khi một số người tìm cách nhảy lên một xe tải chở thực phẩm để giành đồ.

“Tôi đã ở đây suốt từ 8 giờ sáng. Giờ đã không còn thực phẩm trong các cửa hàng và siêu thị”, một người phụ nữ chán nản nói. “Tất cả chúng tôi đều đói và mệt”.

Chính phủ Venezuela cáo buộc các chính trị gia đối lập kích động tình trạng hỗn loạn, nhưng nói rằng lực lượng an ninh đã kiểm soát được tình hình.

Dù sống ở quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và là thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), người dân Venezuela đang phải chịu đựng cảnh thiếu mọi hàng hóa thiết yếu, từ sữa tới bột mì, giá cả tăng vọt hàng ngày, và nền kinh tế suy thoái sâu.

Tổng thống Maduro đổ lỗi cho giá dầu thế giới giảm sâu và “chiến tranh kinh tế” do kẻ thù gây ra đã dẫn tới tình trạng kinh tế tồi tệ của đất nước. Ông Maduro cho rằng phe đối lập đang tìm cách đảo chính nhằm lật đổ ông.

“Mỗi ngày, bọn chúng đều đưa đến những nhóm gây bạo lực nhằm gây náo loạn đường phố. Và mỗi ngày, người dân lại từ chối và trục xuất bọn chúng”, ông Maduro nói tại cuộc tập trung của các nhóm thổ dân diễn ra ở gần cung Miraflores sau khi đám đông biểu tình bị lực lượng an ninh giải tán.

Các nhà phê bình cho rằng sự hỗn loạn của nền kinh tế Venezuela hiện nay là kết quả những chính sách sai lầm mà nước này đã theo đuổi 17 năm qua, nhất là chính sách kiểm soát tiền tệ và giá cả.

Phe đối lập muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay để bãi nhiệm Tổng thống Maduro. Các cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm hàng hóa, cắt điện và tội phạm diễn ra hàng ngày, trong khi nạn cướp bóc ngày càng gia tăng.

Một số nhà báo của Venezuela nói họ bị cướp ngày trong lúc đang tác nghiệp trong cuộc biểu tình ở trung tâm Caracas hôm 3/6.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Miguel Perez thừa nhận những khó khăn mà người dân Venezuela đang phải trải qua, nhưng cam kết tình hình sẽ sớm được cải thiện.

“Chúng tôi biết rằng tình hình tháng này rất nghiêm trọng. Đây là tháng mà nguồn cung hàng hóa xuống thấp nhất. Đó là lý do vì sao các gia đình lo lắng”, ông Perez nói trên đài phát thanh. “Chúng tôi đảm bảo là tình hình sẽ cải thiện trong mấy tuần sắp tới”.

Theo Diệp Vũ

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay