Về giáo sư luật Viet D. Dinh (Đinh Đồng Phụng Việt)

Dang Tuong and Dawson Le shared Lê Công Định‘s post.
Image may contain: one or more people and closeup

Lê Công ĐịnhFollow

Nhân chuyện các vị quan chức Việt Nam ngày nay cố tranh giành học hàm giáo sư hay phó giáo sư để trang trí chiếc ghế quan trường, tôi nhớ đến giáo sư luật Viet D. Dinh (Đinh Đồng Phụng Việt). Ông là một nhân tài gốc Việt hiếm có từ xưa đến nay trong ngành luật trên thế giới.

Ông sinh ngày 22/2/1968 tại Sài Gòn (tức năm nay tròn 50 tuổi) giữa lúc trận đánh Mậu Thân đang diễn ra. Gia đình ông vượt biên và định cư ở Hoa Kỳ một thời gian sau khi quân đội cộng sản xâm chiếm miền Nam năm 1975.

Ở Mỹ ông học luật, rồi làm việc trong hệ thống tòa án bao gồm cả Tối cao Pháp viện, và sau đó trở thành giáo sư luật tại Đại học luật Georgetown lúc khoảng 30 tuổi. Ông là chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Hiến pháp, luật Công ty và Kinh tế luật.

Thời gian tôi học luật ở Mỹ, tên tuổi của giáo sư Viet D. Dinh nổi như cồn trong giới học thuật Hoa Kỳ. Hầu như mọi tài liệu mà các giáo sư trường tôi giới thiệu cho sinh viên chọn học môn Kinh tế luật (Law and Economics) đều ít nhiều trích dẫn và tham khảo các nghiên cứu của ông.

Đài truyền hình C-SPAN ở Mỹ hay tổ chức các cuộc tranh luận giữa giới chuyên môn về Hiến pháp, giáo sư Viet D. Dinh là diễn giả khả kính thường xuyên được mời.

Năm 2001, nhờ tài năng xuất chúng về luật pháp và hiến pháp, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ thời Tổng thống George W. Bush. Trong 2 năm tại chức, ông là kiến trúc sư chính của Đạo luật Patriot nổi tiếng nhằm khắc phục hậu quả của biến cố 11/9/2001 và ông cũng là tác giả soạn thảo kế hoạch cải tổ toàn bộ hệ thống thực thi luật pháp liên bang Mỹ.

Tháng 5/2003 giáo sư Viet D. Dinh rời khỏi chức vụ Thứ trưởng để quay lại Đại học luật Georgetown, nhưng nhà trường buộc ông phải dành thời gian nghiên cứu thêm trước khi trao lại cho ông ghế giáo sư giảng dạy, vì ông đã rời công việc này trong 2 năm làm việc ở ngành hành pháp.

Như vậy, bất kể giáo sư Viet D. Dinh chỉ làm quan chức trong 2 năm và dù công việc mà ông đảm nhiệm có liên quan trực tiếp đến pháp luật, chiếc ghế giáo sư của ông phải tạm thời bị gián đoạn trong một thời gian (tiếng Anh gọi là Sabbatical).

Năm 2005 nhân dịp ông sang Việt Nam giảng về Hiến pháp Mỹ theo lời mời của Đoàn Luật sư Sài Gòn, tôi có dịp trao đổi với ông mới hiểu rõ hơn các yêu cầu và nguyên tắc khó khăn áp dụng trong lĩnh vực đại học ở Mỹ, bởi họ xem trọng vai trò và tư cách của giáo sư đại học. Vì vậy, tuy bằng tuổi ông, tôi vẫn kính ông như một bậc thầy để phải học hỏi luôn.

Dù ông rời bỏ quan trường để tập trung giảng dạy, đại học Georgetown cũng không đương nhiên chấp nhận lại vị giáo sư cũ của mình, mà buộc ông phải tái chứng minh năng lực nghiên cứu trước khi cho giảng dạy trở lại. Giáo sư rõ ràng không phải là một danh hiệu cả đời.

Khác với Việt Nam, ở phương Tây giáo sư là những nhà nghiên cứu và giảng dạy toàn thời gian tại một đại học hay viện nghiên cứu. Giáo sư không phải là một tước hiệu dùng để khoe mẽ về trí tuệ mà các quan chức vô học hay tranh giành.

Chỉ ở nền giáo dục suy đồi, thầy không ra thầy, não trạng quan chức và triết lý giáo dục bị đầu độc bởi chủ nghĩa Marx-Lenin cặn bã, người ta mới tranh nhau cái tước vị giáo sư hay phó giáo sư vô nghĩa như thế. Khoác cái áo mạt hạng đó vào, trí tuệ chẳng những không được người đời kính phục, mà còn nghiễm nhiên phô bày cái dốt ra cho thiên hạ đàm tiếu thêm.

Hỡi các giáo sư cộng sản, có nhục không?   

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay