Người Mỹ gốc Việt (Bài 4)-Lê Thanh Hoàng Dân

Lê Thanh Hoàng Dân

Bò đỏ thường vô FB của tôi nói chúng tôi khổ lắm, tộc Nails, homeless, về Việt Nam sống sướng hơn. Sự thật ra sao? Bài này nghiên cứu về lợi tức của người Mỹ gốc Việt.

“… Mặc dầu cần cù làm việc, nhưng lợi tức của người Việt tương đối thấp. Median Income (Lợi tức điểm giữa) của một gia đình Việt Nam ở Mỹ là $59,831 đô la một năm.

Median Income là lợi tức điểm giữa, có nghĩa là phân nửa số gia đình người Việt có lợi tức trên $59,831 USD và phân nửa có lợi tức thấp hơn số này. Số nầy tuong đối thấp hơn xã hội Mỹ nói chung, ở đó Median Income là $61,173 USD…”

Người gốc Việt tại Mỹ làm việc cần cù, nhưng lợi tức thấp hơn người Mỹ.

Theo một công trình nghiên cứu năm 2007, khoảng 64.9% người lớn hơn 16 tuổi tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của người Việt Nam khoảng 5.4% so với tỷ lệ của người Mỹ nói chung là 6.3%.

Đây là một điểm son của người Việt chúng ta, cần cù và cố gắng làm việc, không chấp nhận sống nhờ phúc lợi xã hội (Welfare). Thu Nhập bình quân (Average Income) của người Việt là $22,074 USD mỗi người một năm, tương đối thấp hơn của người Mỹ.

Theo một nghiên cứu năm 2012, Median Income (Lợi tức điểm giữa) của một gia đình Việt Nam được $55,736 USD. Nếu so sánh gia đình người Việt với gia đình những di dân khác nói chung, chúng ta tương đối khá hơn. Median Income của di dân khác ở Mỹ là $46,983 USD.

Hầu hết người Việt tại Mỹ đã đến đây sau cuộc chiến, với tánh cách tỵ nạn chánh trị.

Đa số họ đã sống dưới chế độ Cộng Sản từ 3 năm trở lên, nên sự ăn học và khả năng chuyên môn sau năm 1975 rất lôi thôi.

Do đó có thể nói họ thua di dân các nước khác rất xa trên phương diện học vấn, kiến thức, và tài chánh. Di dân nhiều nước khác tại Mỹ đến đây với nhiều khả năng chuyên môn (bác sĩ, Y tá, chuyên viên Kế toán v.v..), và một số đến đây với nhiều tiền theo dạng kinh doanh (di dân từ Hồng Kông và Đài Loan chẳng hạn). (Còn tiếp)

#Lethanhhoangdan #NhữngNgàyHưuTrí #30thángTư #myfamilygiađìnhtôi #ThànhPhốNewYork #NướcMỹnơitôiđangsống #42nămsốngởMỹ


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chiều Tảo Mộ

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Người Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có người chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nước ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả.

Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với người chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn người chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần.” (Trần Đăng Khoa. Chân Dung và Đối Thoại. Nxb: Thanh Niên, 1988).

Bãi mả, thực ra, không phải là “một tục lệ rất đặc biệt của người Eđê” mà là tập tục chung của nhiều sắc dân bản địa – ở Việt Nam :

“Đối với người Roglai – sắc dân sống rải rác các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng – lễ cúng bỏ mả có nghĩa là người sống từ giã người chết. Lễ này được cử hành sau mùa gặt hái đầu tiên, tính từ ngày người chết qua đời.

Mùa gặt hái hoàn tất, mọi người đều rảnh rang nên lễ cúng bỏ mả làm linh đình lắm. Có giết trâu mổ bò, mời thầy cúng làm lễ cho người khuất rồi đãi làng nước. Sau lễ bỏ mả là hết, ngôi mộ không được ai chăm sóc nữa.

Người Rhadé, đa số sinh sống tỉnh Darlac và Quảng Đức, cũng có lệ bỏ mả vào mùa gặt năm sau. Người nhà ra mộ khóc lóc một lần cuối rồi mộ bị bỏ hẳn. Kỷ niệm của người chết cũng chìm dần vào quên lãng.

Người Bahnar – sắc dân sống ở Đông Nam Kômtum, Tây Bắc Pleiku, và phía Tây Bình Định – cũng chỉ chăm sóc mộ phần một năm… Sau đó họ làm lễ tạ rồi san phẳng, và từ đây không còn ai ngó tới.” (Toan Ánh. “Tang Lễ Của Đồng Bào Thượng.” Nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, Sài Gòn 01 Sept 1963).

Bỏ mả, hay bãi mả là điều bắt buộc trong nếp sống du canh. Tục tảo mộ hằng năm, chắc chắn, chỉ bắt đầu khi nhân loại tiến đến giai đoạn định canh. Còn tôi thì phải  mãi cho đến cuối năm 2014, mới được rủ đi tảo mộ (lần đầu) khi đang lơ ngơ giữa một chiều Xuân, nơi đất lạ.

Nắng chiều dễ khiến cho lữ khách chùng lòng, dù ở bất cứ đâu. Nhưng phải trải qua một buổi chợ chiều, chợ tết, ở một làng quê nơi đất lạ thì mới hiểu ra thế nào là nỗi buồn xa xứ.

Dân Việt túm tụm dọc mé sông Tonle Sap, đoạn chảy qua xã Phsar Chhnang (tỉnh Kampong Chhnang) có thể đông đến vài ngàn. Tuy thế, cái đám người trôi sông lạc chợ nhếch nhác, te tua, rách nát này không tạo nổi không khí Tết cho khu chợ cạnh bờ.

May mà vẫn còn vài cái cặp đèn lồng đỏ, năm bẩy cây quất, và mấy chậu cúc vàng của những gia đình gốc Hoa nên hè phố trông cũng đỡ phần ảm đạm. Tôi cứ nhìn mãi một em gái nhỏ, đứng bán đôi cành mai đã héo mà không khỏi cảm thấy có đôi chút bận lòng.

Như mọi người Việt khác ở bến sông này, tôi cũng là kẻ phiêu bạt không nhà nên chả có chỗ để cắm hoa. Muốn biếu em một số tiền nho nhỏ, đủ để sắm sửa một bữa cơm chiều cuối năm tươm tất cho gia đình nhưng đang loay hoay chưa biết cách sao cho tế nhị thì chợt nghe tiếng đồng hương quen thuộc :

  • Sao ông thầy lang thang gì mình ên vậy ? Đi tảo mộ với tụi em nha, gần xịt thôi hà.

Thấy tôi hơi ngần ngừ, bà vợ rụt rè thêm:

  • Dạ, sẵn bữa nay có làm gà với mua được xị rượu để cúng nên mới dám mời ông thầy …

Nghe cách xưng hô thì tôi đoán là họ có con đang theo học ở trường làng Kandal, dưới bến sông. Không ai biết tôi tên gì cả, họ chỉ thấy ông già thường lui tới ngôi trường này và hay chơi đùa với lũ trẻ con nên gọi tôi bằng “thầy” cho nó tiện việc sổ sách – thế thôi.

Phải nhìn thấy cảnh nuôi gà trên những túp lều nổi tả tơi, và những bữa cơm đạm bạc quanh năm (toàn với khô hay cá vụn nhỏ li ti) của những người suốt đời sống lênh đênh thì mới hiểu được rằng được mời ăn gà là một hân hạnh không thể chối từ – dù tôi chả mặn mà gì với cả gà lẫn vịt!

May mà từ chợ đến nghĩa địa gần thật, chỉ chừng hơn cây số. Đang là mùa khô, nước rút nên mới lộ ra vài chục tấm mộ bia thô kệch và xấu xí. Chả ai sống qua tuổi sáu mươi. Khi còn tại thế (chắc) họ chưa bao giờ được giáp mặt với một ông nha sĩ, hay bác sĩ – dù chỉ một lần.

Sau khi thắp hương, nhổ cỏ, vun xới mộ phần, mọi người ngồi quanh chuyện trò ăn uống. Dường như ai cũng cảm thấy mãn nguyện vì đã làm xong chút bổn phận, cuối năm, với kẻ đã khuất.

Khó có thể ngờ rằng được đó là lần tảo mộ cuối cùng của cộng đồng người Việt ở xã Phsar Chhnang. Năm sau, từ Phnom Penh, thông tín viên Sơn Trung ̣(RFA) tường thuật: “Làng nổi của người Việt bị di dời… Theo thông báo của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang thì việc di dời sẽ được thực hiện từ ngày 10 tháng 10 và chấm dứt trước ngày 25 tháng 10 năm 2015.”

Tháng 10 thì Á Châu vẫn còn mưa, và mưa tầm tã. Bia mộ vẫn còn chìm sâu dưới nước. Với cái “thông báo” bất ngờ (và bất nhơn) trên thì chắc chắn không ai có cơ hội tạ mả, trước khi tiếp tục trôi xuôi theo kiếp lục bình.

Ở trời Âu, có những kẻ may mắn hơn nên được nằm yên mãi mãi trong những mộ phần và được thăm viếng thường xuyên :

“Tôi vào tiệm tạp hóa Tàu ở Luân Đôn mua một thẻ nhang ngắn rồi xuống Portsmouth, bắt phà qua Normandy… Bây giờ là mùa đông. Khi phà tiến gần vào bờ cho đến khi cặp bến Ouistreham nằm phía cực đông của bờ biển Normandy, trời còn rất tối. Sao Mai sáng long lanh, các ngọn đèn rải thưa quanh bến tàu, ánh sáng vàng đứng bóng, không hắt hiu…

Tôi đi bộ dọc bờ biển từ hướng đông, bắt đầu từ chỗ giáp mép biển của con kênh đào từ Caen (cách biển chừng 16 cây số). Cứ khoảng 100 thước, một tấm biển tưởng niệm, hình ảnh thế hệ các người lính thuộc binh chủng đã đổ bộ, và tên tuổi của một người lính tử trận ngày 6.6.1944…

Từ nơi này đi bộ hai cây số đến nghĩa trang đồng minh ở làng Ranville, ngôi làng đầu tiên trên đất Pháp được giải phóng sau khi người lính Dù chiếm giữ cầu Pegasus. Trên bản đồ là nghĩa trang của Anh, nhưng ở góc bên trái từ cổng vào có 330 bia mộ người lính Đức, chia cùng mảnh đất nghĩa trang với 2.235 người lính nhảy dù thuộc quân đội Anh, Úc, New Zealand, Bỉ, Pháp, Ba Lan…

Mỗi ngôi mộ người lính Đức đều có bia như các ngôi mộ của người lính đồng minh, tên tuổi, ngày sinh và ngày chết, chỉ khác là huy hiệu binh chủng được thay bằng dấu Thập tự Sắt. Dưới bầu trời xám đục, đài thánh giá trắng có hình cây kiếm mũi hướng xuống đất nổi bật ngay giữa nghĩa trang.

Những linh hồn nơi đây không còn chiến tranh nữa. Kiếm đã cắm hay cất. Không có một chữ ‘hòa giải’ nào trong nghĩa trang chung này. Nhưng các bia mộ của người lính Đức và người lính đồng minh nằm bên nhau. Người sống không thù hận nên người chết yên lành.” (Hồ Đắc Túc. “Những Mộ Phần Bên Nhau”. Việt Báo 01/01/201̣9).

Cùng lúc với Hồ Đắc Túc, Ngô Thanh Tú cũng đi tảo mộ ở quê nhà (Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà) nhưng với tâm trạng hoàn toàn không thư thái :

“Cứ mỗi bước chúng tôi đi đều phải chịu sự giám sát của ít nhất hai bảo vệ nơi này. Ánh mắt soi mói, những câu hỏi vô duyên, như : chụp hình để làm gì? Có động cơ gì không? làm chúng tôi vô cùng khó chịu. Người bạn đi cùng tôi nói, dường như cái chủ trương truy cùng giết tận còn được áp dụng cho cả người chết. Chế độ này ko chỉ trả thù người chết mà còn sợ họ đội mồ sống dậy nên kiểm soát rất chặt chẽ.”

FB Từ Đức Minh cho biết thêm : “Với bản chất thú tính, bất chấp luân lý và tình người. Người Cộng Sản không cần biết thế nào là nghĩa tử, nghĩa tận. Họ chủ động giáo dục cho đám con trẻ gọi mộ người lính Việt Nam Cộng Hòa là ‘mả ngụy’, ‘mả giặc’. Người ta canh tác rau trên mộ, tưới nước phân dơ bẩn, thả trâu bò lội giẫm đạp lên mộ. Khốn nạn hơn nữa, họ cho người đào giữa ngôi mộ và trồng lên đó những cây to. Mấy năm sau cây lớn làm xập mộ…”

Người đang sống ở Lộc Hưng mà họ còn ủi cho xập nhà, xập cửa thì xá gì đến chuyện mộ bia ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà!


 

 Hàng triệu người Mỹ hứng thú xem cảnh ‘đêm giữa ban ngày’ 2024

Ba’o Nguoi-Viet

April 8, 2024

AUSTIN, Texas (NV) – Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào hôm Thứ Hai, 8 Tháng Tư, thu hút hàng triệu người Mỹ, gây hào hứng lẫn kinh ngạc khi chứng kiến cảnh “đêm giữa ban ngày.”

Mặc dù ban đầu nhiều vùng trên nước Mỹ bị mây che phủ nhưng phần lớn đám đông hiếu kỳ vẫn may mắn được chứng kiến hiện tượng hiếm hoi này, theo AP.

Hiện tượng nhật thực nhìn từ Đài Kỷ Niệm Washington ở DC hôm Thứ Hai, 8 Tháng Tư, 2024. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Nhật thực quét qua Mexico, Hoa Kỳ và Canada, thu hút một lượng khán giả chưa từng có, với cả trăm triệu người cư trú trong hoặc gần đường đi của nhật thực.

Từ Georgetown, Texas, nơi bầu trời quang đãng đúng lúc để có một khung cảnh hoàn hảo, đến khu vực trung tâm thành phố Mesquite, nơi tiếng reo hò vang dội khi những đám mây tan ra trong khoảnh khắc trước khi nhật thực toàn phần, cảnh tượng này để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng những người quan sát.

Một người tên Ahmed Hussein, cư dân Austin, Texas, nói với phóng viên AP: “Tôi không bao giờ bỏ qua cơ hội được chứng kiến hiện tượng này.”

Đây cũng chính là tâm trạng của nhiều người đã háo hức chờ đợi sự kiện này trong nhiều tháng.

Chương trình xem nhật thực ở Austin kết thúc sớm trước các cảnh báo về một cơn bão kéo đến vào buổi chiều.

Cư dân Rushville, Indiana, vỗ tay reo hò khi chứng kiến ​​đèn đường sáng lên khi màn đêm buông xuống lúc diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần.

Đối với một số người, nhật thực không chỉ là một hiện tượng chuyển động của các thiên thế mà là thời điểm đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời.

Ở Trenton, tiểu bang Ohio, các cặp tình nhân tận dụng khoảng thời khắc đặc biệt này để trao nhau lời thề nguyện trong một buổi lễ cưới tập thể, trong khi ở St. Louis, nhiều người lên chiếc thuyền Tom Sawyer để được tận hưởng một khung cảnh độc đáo giữa dòng sông Mississippi.

Đám đông tập trung tại công viên gần tòa nhà Quốc Hội ở DC để cùng chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần hôm Thứ Hai. (Hình: Kent Nishimura/Getty Images)

Ở khu vực phía Đông thành phố Dallas, hàng trăm người tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Mesquite để cổ vũ và huýt sáo khi mây tan trong những phút cuối cùng trước khi nhật thực toàn phần.

Khi mặt trời bị che khuất hoàn toàn, đám đông ngày càng ồn ào hơn, tháo kính xem nhật thực ra để đắm mình trong khung cảnh khó quên khi nhìn thẳng vào mặt trời mà không sợ bị ánh sáng chói chang và được thấy sao Kim lấp lánh giữa ban ngày.

Miền Đông Bắc nước Mỹ từ New England đến Canada nơi bầu trời trong xanh suốt cả thời gian hiện tượng kỳ vĩ này diễn ra.

Bà Holly Randall, cư dân Colebrook, New Hampshire, cho biết việc trải nghiệm hiện tượng nhật thực nằm ngoài dự đoán: “Tôi không ngờ mình sẽ khóc.” Người phụ nữ nói với phóng viên với nước mắt chảy dài trên khuôn mặt.

Khán giả xem nhật thực tại thác Niagara, New York, cũng được thưởng thức cảnh trời tối sầm đi nhưng không có quang cảnh hào quang tuyệt đẹp vì mây che phủ. Khi mọi người rời khỏi công viên hơn một giờ sau, mặt trời mới ló dạng hoàn toàn.

Trong thời gian toàn phần, mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời, để lộ ánh chạng vạng đầy mê hoặc mà chỉ có thể nhìn thấy quầng sáng của mặt trời. Khoảnh khắc siêu thực này kéo dài tới 4 phút 28 giây, khiến các hành tinh và ngôi sao tỏa sáng rực rỡ và khiến các loài động vật phải im lặng để đáp lại.

 Cảnh mặt trời bị mặt trăng che trong hiện tượng nhật thực ở thành phố Indianapolis hôm 8 Tháng Tư, 2024. (Hình: Joel Kowsky/NASA via Getty Images)

4 phút 28 giây, khoảng thời gian này dài gần gấp đôi so với thời gian xảy ra nhật thực hồi bảy năm trước vì mặt trăng ở gần trái đất hơn.

Chỉ mất 1 giờ 40 phút để bóng của mặt trăng vượt qua 4,000 dặm (6,500 km) xuyên lục địa nước Mỹ.

Đường đi của nhật thực toàn phần, rộng khoảng 115 dặm (185 km), lần này bao trùm một số thành phố lớn, bao gồm Dallas, Indianapolis, Cleveland, Buffalo, New York và Montréal.

Ước tính có khoảng 44 triệu người sống trên đường đi trực tiếp của nhật thực và thêm vài trăm triệu người nữa trong phạm vi 200 dặm (320 km) dọc theo lộ trình này.

 Người dân New York đứng trên một cao ốc xem cảnh nhật thực. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

Các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ NASA và các trường đại học, không để lỡ cơ hội, đã phóng nhiều hỏa tiễn và làm những cuộc thí nghiệm dọc theo đường đi của hiện tượng nhật thực toàn phần lần này.

Những ai lỡ cơ hội được trực tiếp trải nghiệm kinh nghiệm nhật thực trong năm 2024 này có thể phải đợi hơn 20 năm nữa, vào năm 2045, để chứng kiến hiện tượng thiên thể chuyển động kỳ vĩ này. (MPL) [kn]


 

Lời tiên tri của Baba Vanga dần dần thành hiện thực trong 2024

Ba’o Nguoi-Viet

April 8, 2024

LOS ANGELES, California (NV) – Năm 2024 mới chỉ trả qua bốn tháng nhưng thế giới đã nhiều phen rung chuyển.

Nhà tiên tri mù người Bulgaria, Baba Vanga, nổi danh với năng lực dự đoán các diễn tiến nổi trội trên thế giới như vụ khủng bố 11 Tháng Chín, thảm kịch Chernobyl và cái chết của Công Nương Diana, đưa ra những lời tiên tri cho năm 2024 trước khi bà tạ thế năm 1996 khi được 85 tuổi – có vài lời tiên tri dường như đang thành hiện thực, FOX 11 Los Angeles cho biết.

Thường được so sánh với nhà chiêm tinh người Pháp Nostradamus, người có những lời tiên tri giúp ông nổi danh lúc còn sống lẫn sau khi qua đời trong thời kỳ Phục Hưng, Baba Vanga cũng là một nhà tiên tri tài giỏi.

Thời tiết nóng lên, nhiệt độ có thể tới mức kỷ lục trong năm 2024 (Hình: Sarmad Mughal/Pexels)

Baba Vanga báo trước rằng năm 2024 sẽ có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai.

Các đợt nắng nóng toàn cầu đang diễn ra thường xuyên hơn với tỷ lệ 67%, theo một nghiên cứu trên tạp chí Science Advances. Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao nhất trong các đợt nắng nóng ấm hơn 40 năm trước và ngày càng có thêm nhiều khu vực hứng chịu nắng nóng. Từ 1979 tới 1983, các đợt nắng nóng toàn cầu trung bình kéo dài tám ngày, nhưng từ 2016 tới 2020 số ngày nắng nóng lên tới 12 ngày, nghiên cứu cho biết. Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới WMO cho biết năm 2024 “rất có thể” sẽ lại là một năm nóng kỷ lục.

Tuy năm 1996 khi bà qua đời, internet vẫn còn phôi thai, nhưng Baba Vanga đã tiên đoán các hacker sẽ tăng cường đánh phá, nhất là vào các hạ tầng cơ sở quan trọng, tao nên nguy cơ an ninh.

Mới đây, AT&T vừa công bố một hồ sơ dữ liệu được tìm thấy trên “web đen” chứa nhiều thông tin gồm có một vài mã số an sinh xã hội và mật mã của khoảng 7.6 triệu người đang thọ hưởng trợ cấp và 65.4 triệu chủ trương mục cũ. Nguồn dữ liệu đó “bị tuồn từ chính AT&T hay từ một trong những nhà cung ứng của họ” vẫn chưa được kiểm chứng, AT&T, đặt trụ sở tại Dallas lưu ý – đồng thời cho biết thêm rằng họ đang tiến hành điều tra sự việc. AT&T cũng bắt đầu loan báo cho những khách hàng có dữ liệu cá nhân bị xâm phạm.

Apple, Meta và X, từng là Twitter, đồng loạt tiết lộ các cuộc tấn công an ninh mạng trong 12 tháng qua.

Dường như Baba Vanga từng dự đoán một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn vào năm 2024 do sự thay đổi quyền lực kinh tế trên toàn cầu và căng thẳng địa chính trị leo thang, cũng như mức nợ tăng vọt.

Trong năm nay, hàng triệu người Mỹ đang phải khổ sở với tình trạng lạm phát dai dẳng, cản trở kế hoạch cho tương lai tài chánh của họ, theo một nghiên cứu Allianz Life mới công bố.

Trong cả năm 2023, nền kinh tế Hoa Kỳ — vĩ đại thế giới — tăng trưởng 2.5%, từ mức 1.9% vào năm 2022. Trong khoảng thời gian từ Tháng Giêng tới Tháng Ba hiện tại, nền kinh tế được cho là sẽ tăng trưởng với tốc độ thường niên chậm hơn nhưng vẫn ở mức khá, 2.1%, theo mô hình dự báo do Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Atlanta công bố.

Ngược lại, Nhật Bản chứng kiến nền kinh tế suy thoái trong ba tháng cuối cùng của năm 2023 do tiêu thụ trong nước suy yếu. Tại Anh Quốc, lãi suất cao và năng suất thấp là thủ phạm dẫn tới nền kinh tế dưới tiêu chuẩn của quốc gia. Trung Quốc cũng đang phải đau đầu với những thách thức kinh tế.

Baba Vanga cảnh cáo về các hoạt động khủng bố gia tăng tại Âu Châu và dự báo thế giới có thể chứng kiến một “quốc gia lớn” tham gia thử nghiệm hoặc tấn công võ khí sinh học. Hiện nay, cuộc chiến giữa Israel và Hamas và hành động Nga xâm lược Ukraine vẫn không có hồi kết.

Baba Vanga dự đoán thế giới sẽ có vài đột phá y học chống lại bệnh nan y, gồm có cả bệnh Alzheimer và ung thư vào năm 2024.

Trong những tuần gần đây, giới y học xác nhận rằng vaccine ung thư phổi đang được phát triển. Tiến trình phát triển vaccine ngừa ung thư phổi dựa trên DNA tại Anh Quốc nhận được tài trợ cho hai năm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và sản xuất 3,000 liều đầu tiên, theo thông cáo báo chí từ University of Oxford, Anh Quốc.

Trong khi đó, tại Nga, một loại vaccine ngừa ung thư được cho là đang được phát triển. Tổng Thống Vladimir Putin cho biết trong các bình luận trên truyền hình rằng “Nga tiến rất gần tới việc tạo ra vaccine ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch thế hệ mới,” Reuters đưa tin.

Baba Vanga còn tiên đoán một điềm gở liên quan tới một người Nga nỗ lực thủ tiêu Putin.

Lời tiên tri của Baba Vanga dừng lại ở năm 5079 – đó là lúc bà dự đoán thế giới sẽ diệt vong. (TTHN)


 

ĐẤU TRANH ĐỂ KHAI SINH HY VỌNG – Rev. Ron Rolheiser, OMI

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra đầu tiên với các phụ nữ.  Tại sao lại thế?  Một lý do rõ ràng có lẽ là vì chính những phụ nữ này đã đi theo Ngài trong hành trình thương khó ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, trong khi đa phần những người đàn ông khác lại bỏ rơi Ngài.  Còn nữa, những phụ nữ này lên đường đến mộ Chúa vào tảng sáng ngày Phục Sinh với ý định xức dầu thơm cho xác chết, nên họ là những người ở trong vườn đầu tiên khi Ngài xuất hiện.  Nhưng tôi tin rằng, còn có một lý do mang tính biểu tượng và sâu sắc hơn nữa.  Những phụ nữ này là các bà đỡ.  Thường thì phụ nữ góp phần trong việc sinh hạ và là những người tinh thông nhất về việc dưỡng nuôi sinh linh mới.

Bà đỡ là sự giúp đỡ thiết thực trong bất kỳ việc sinh hạ nào.  Khi một đứa trẻ ra đời, thường là đầu sẽ ra trước, mở đường cho cơ thể ra sau.  Trong thời điểm này, rất cần một bà đỡ giỏi, giúp thuận tiện hóa việc sinh nở và bảo đảm đứa bé bắt đầu thở, đồng thời giúp bà mẹ bắt đầu cung cấp dưỡng chất cho sinh linh mới ngay lập tức.  Đôi khi, bà đỡ là mấu chốt định đoạt giữa sống và chết, và bà luôn giúp cho việc sinh nở thuận tiện hơn và lành mạnh hơn.

Sự tái sinh của Chúa Giêsu khai sinh ra sự sống mới cho thế gian, và trong thời điểm ban đầu đó, sự sống này phải được hỗ trợ nhờ các bà đỡ, cả về tính khẩn cấp của tình huống lẫn những hơi thở đầu tiên trong thế gian này.  Sự tái sinh đã khai sinh nhiều thứ, và chúng cần có bà đỡ, ban đầu là nhờ những phụ nữ được Chúa Giêsu hiện ra đầu tiên, rồi đến các tông đồ đã kể lại cho chúng ta lời chứng thấy tận mắt của họ, rồi đến giáo hội tiên khởi, nhờ các bậc tử đạo, nhờ đời sống đức tin của vô số người qua nhiều thế kỷ và đôi khi là nhờ các thần học gia và ngòi bút thiêng liêng.  Và hiện giờ, chúng ta vẫn cần làm bà đỡ cho điều khai sinh ra từ sự phục sinh.

Và biến cố phục sinh đã khai sinh ra nhiều điều, một biến cố tận căn không khác gì sự tạo dựng nguyên thủy.  Sự phục sinh của Chúa Giêsu chính là “ngày đầu tiên” thứ hai, là lần thứ hai ánh sáng chia tách với bóng tối.  Thật vậy, thế giới xác định thời gian theo biến cố phục sinh.  Chúng ta đang ở năm thứ 2024 kể từ biến cố đó.  (Kitô giáo được khai sinh từ biến cố đó.  Thời đại mới bắt đầu từ đó.  Nhưng các học giả đã tính toán rằng Chúa Giêsu đã 33 tuổi khi Ngài chết, nên họ thêm 33 năm để thời gian được tính từ khi ngài ra đời).

Trong những gì mà sự phục sinh đã khai sinh, một điều nổi bật và vẫn cần được chúng ta làm bà đỡ, chính là hy vọng.  Sự phục sinh khai sinh hy vọng.  Các phụ nữ lần đầu tiên gặp Chúa Giêsu phục sinh chính là những người đầu tiên được trao cho lý do đích thực để hy vọng và họ là những người đầu tiên làm bà đỡ cho sự khai sinh mới này.  Chúng ta cũng phải như thế.  Chúng ta cần trở thành bà đỡ cho hy vọng.  Nhưng hy vọng là gì, và nó được khai sinh thế nào trong sự phục sinh?

Hy vọng đích thực không bao giờ lẫn lộn với kiểu ý nghĩ mơ tưởng hay kiểu lạc quan nông nổi.  Không như hy vọng, ý nghĩ mơ tưởng chẳng hề có căn cứ gì.  Nó chỉ là mơ tưởng mà thôi.  Còn sự lạc quan thì bắt nguồn từ sự nông nổi tự nhiên (kiểu “Tôi luôn thấy mặt tốt của vấn đề”) hoặc theo bản tin tối mỗi ngày, nhưng chúng ta biết tình hình đó có thể thay đổi hàng ngày.  Hy vọng lại có một căn cứ khác hẳn.

Tôi xin đưa ra một ví dụ: Pierre Teilhard de Chardin, nhà khoa học gia đầy đức tin, có một lần trình bày với ý định thể hiện rằng câu chuyện lịch sử cứu độ khớp hoàn toàn với những thấu suốt của khoa học về nguồn gốc vũ trụ và sự tiến hóa.  Cha Teilhard lấy ý từ câu 3-10, chương 1, thư gửi Tín hữu Êphêsô mà gợi ý rằng cái kết của toàn bộ tiến trình tiến hóa sẽ là sự hiệp nhất mọi sự trong một bản hòa âm tận cùng trong Đức Kitô.  Một đồng nghiệp vô thần đã thách thức cha rằng: Những gì cha đưa ra là một giản đồ lạc quan tuyệt vời.  Nhưng nếu như chúng thổi bay thế giới bằng bom nguyên tử thì sao.  Lúc đó thì giản đồ lạc quan của cha sẽ thế nào?  Cha Teilhard trả lời thế này: Nếu chúng ta thổi bay thế giới bằng bom nguyên tử, thì đó sẽ là một bước lùi, có khi là lùi hàng triệu năm.  Nhưng điều mà tôi đưa ra sẽ thành sự, không phải vì tôi ước mơ nó hay vì tôi lạc quan.  Nó sẽ thành sự vì Thiên Chúa đã hứa như thế, và trong biến cố phục sinh, Thiên Chúa cho thấy rằng Thiên Chúa có quyền năng để thực hiện lời hứa đó.

Điều mà những phụ nữ gặp Chúa Giêsu đầu tiên đã trải nghiệm chính là hy vọng, dạng hy vọng dựa trên lời hứa của Thiên Chúa sẽ đứng về phía sự thiện trước sự ác, sự sống trước sự chết, bất kể hoàn cảnh, bất chấp chướng ngại, bất kể tình hình, bất chấp cả cái chết và bất chấp chúng ta lạc quan hay bi quan.  Họ là những bà đỡ đầu tiên đã giúp khai sinh hy vọng đó.  Và bây giờ đó cũng là nhiệm vụ của chính chúng ta.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim


 

Hào hứng: Tô Lâm đấu với Phu Trọng, ai thắng ai?

Theo Đài RFAcác báo lề trái

Chuyến đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình HuệChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 13/12/2023 (minh họa)

 AFP

Có vẻ như chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản nhưng thực sự số phận của ông Huệ đang nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao này.

Nhìn vào lời mời của phía Trung Quốc và sự đáp lời nhanh nhẩu của phía Việt Nam, người ta nhìn thấy rằng đây như là một cuộc hẹn được sắp đặt trước, gấp rút, và được ngoại giao hóa bề mặt bằng một lời mời của Ủy ban thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

Bất kỳ ai đang quan sát tình hình chiến trường Việt Nam cũng có thể hiểu rằng ông Vương Đình Huệ, con cờ cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, đang đứng trước những nguy cơ bị loại bỏ bởi Tô Lâm, Bộ trưởng Công an kiêm lãnh chúa toàn phần Việt Nam. Chuyến đi này chắc chắn là có lời cậy nhờ của ông Nguyễn Phú Trọng, cùng sự bày tỏ trung thành của ông Vương Đình Huệ với họ Tập, để xin bảo đảm cho chiếc ghế tổng bí thư sắp đến không bị lung lay.

Điều thú vị là trước chuyến đi của Huệ trên báo chí bắt đầu lại dấy lên câu chuyện về người bị đòn là người tình ca sĩ của Huệ đang nương nhờ ở nước Mỹ thù địch.

Trên báo Ngôi Sao, ngày 4/4, đột nhiên có một bài viết điểm lại cuộc đời của ca sĩ Hương Tràm một cách vô thưởng vô phạt. Nhưng rõ ràng nó là lưỡi gươm được cố ý treo lơ lửng, đối với ông Huệ. Bài viết có tựa đề Cuộc sống của Hương Tràm sau năm năm sang Mỹ, trong đó mô tả úp mở rằng cô chọn cuộc sống xa nhà không rõ lý do, và nói “cô có cuộc sống như một sinh viên xa nhà, biết trân quý sức khỏe và suy nghĩ tích cực”.

Thời gian gần đây, mạng xã hội rò rỉ hình ảnh ca sĩ Hương Tràm bế hai đứa bé được cho là sinh đôi, với tin đồn cô này là người tình, và đẻ hai đứa con cho ông Huệ tại Mỹ. Tờ VnExpress dẫn lời của Hương Tràm nói rằng cô không có con giống như lời đồn đại. Tuy nhiên cô không đính chính hay giải thích gì về tấm ảnh cô đang ôm hai đứa bé.

Trên con đường đi phó hội và nài xin Tập Cận Bình một vé để bảo đảm cho chức Bí thư, chắc chắn Vương Đình Huệ cũng sẽ luôn toát mồ hôi hột về đêm, khi nằm nghĩ đến câu chuyện đang cứ úp mở như vậy. Bằng mọi cách để bảo vệ cho mạng sống của mình và cho chức vụ quan trọng mà mình phải nắm bằng được, liệu Vương Đình Huệ có hy sinh thêm phần nào của đất nước, dân tộc, để nhượng bộ Tập Cận Bình cho chiếc miễn tử bài, đem về Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam gay cấn với Trung Quốc về tuyên bố những xâm lấn trên biển?

Chuyển đổi kinh tế sang thị trường là xu hướng không thể đảo ngược, nhưng đồng thời quá trình thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng cộng sản không chỉ là yêu cầu cấp thiết của cải cách thể chế mà còn là phương thức để duy trì sự cai trị bởi chế độ đảng toàn trị.

Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 Vương Đình Huệ được Đảng lựa chọn để đối diện với những thách thức lập pháp nêu trên. Và hơn thế, ông Huệ có quá trình liên tục ‘được quy hoạch’ vào Bộ Chính trị với vai trò quyết định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Năm 2012 ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Kinh tế trung ương sau tái lập và được đề nghị bổ sung vào Bộ Chính trị khoá 11 tại Hội nghị TW 7 năm 2013, nhưng không nhận được sự đồng thuận của Ban Chấp hành trung ương. Khi ông là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12 đã được luân chuyển giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội để chuẩn bị tiêu chuẩn cho sự thăng tiến cao hơn.

Các Bước Đi Của Tô Lâm Trong Những Ngày Tới

 “kỵ hổ nan hạ” (cưỡi trên lưng hổ khó xuống) mới là thành ngữ “khớp” với hiện tình của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau khi đã tạo ra được cơn địa chấn chính trị, có thể nói là lớn nhất trong lịch sử đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Đúng là có thể điểm danh ba hoặc bốn Nguyên thủ quốc gia Ba Đình đã bị “ngã ngựa” từ 2018 đến nay (tùy cách chọn), nhưng trường hợp Võ Văn Thưởng vừa rồi là một biệt lệ. Biệt lệ xét từ nhiều góc độ: Thưởng đại diện cho “Đoàn phái” ở Việt Nam, là “đệ tử ruột” của Tổng bí thư (TBT), lại được ra mắt hầu hết các “cửa Khổng sân Trình” bên thiên triều hồi ông tháp tùng Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc. Là “con nòi” của Đảng và là người gần gũi TBT nhất trong năm candidate (ứng viên) được ông Trọng chọn để thay thế mình, việc Thưởng bị “ngã ngựa” là “thất bại kép” , vừa đối với Đảng, vừa đối với TBT. Lại đúng vào ngày ông Trọng chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 14 nên thất bại ấy càng cay đắng.

“Quân bài domino” giờ ông Tô đang nhắm tới, dư luận Hà Nội râm ran mấy tuần nay, đó là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Bà Mai vốn là Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên” (LHTNVN); Võ Văn Thưởng và Nguyễn Công Khế (2) từng hoạt động dưới trướng bà. Công an đang khai thác các hồ sơ do Công Khế cung cấp. Tô Lâm cũng đang cho điều tra tiếp phương án sử dụng đất sau khi di dời Nhà máy thuốc lá Khatoco (Nhà máy thuốc lá Khánh Hội) (3). “Bóc tiếp dường dây” của Tập đoàn Phúc Sơn, theo Cục C03, vụ này đã phát hiện ra một dạng tội phạm mới “bằng cách dựa vào mối quan hệ thân quen là người có chức vụ, quyền hạn” (4). “Người có chức vụ quyền hạn” ở đây phải được hiểu là người nằm trong “Bộ Tứ” hoặc “Bộ Ngũ”. Vừa “rung cây dọa khỉ” thì có tin (chưa thể kiểm chứng vì là tin mật nhưng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội), bà Mai đã viết hai lá đơn từ luôn cả hai chức. Và bà phàn nàn: “Các anh suốt ngày bắt bớ, triệt hạ lẫn nhau… Tôi lấy làm đau lòng” (5). Bà đau lòng hay đau ruột, Tô Đại tướng không quan tâm. Ông đang nhắm tới hai cái ghế quan trọng của bà cho thuộc hạ.

Bố trí được người vào hai ghế của bà Mai, Tô Lâm mới thực sự yên tâm nhường ghế cho Phan Đình Trạc (hiện là Trưởng Ban nội chính Trung ương) để ông ngồi vào “vị trí tạm” nào đó, làm “bàn đạp” (springboard) lên ghế Tổng bí thư. Nhiều khả năng trước mắt, Tô Lâm vẫn để yên cho Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ, dù cả hai vẫn thường xuyên bị quân của Tô Lâm “đâm bị thóc, chọc bị gạo”. Có tin, Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang, cánh tay phải của ông Tô sẽ được điều sang làm Viện trưởng Viện Kiểm sát. Nhưng như thế là ông Tô sẽ hở sườn ngay tại đại bản doanh của mình. Điều này khiến ông quan ngại mỗi khi nhớ lại “tấm gương” của Trần Đại Quang. Vả lại, thực ra Tô Lâm cũng chưa tính hết được các “con bài tẩy” trong tay TBT. Biết đâu ông Tổng sẽ “lật ngửa bài” vào phút chót, cho nên Tô Lâm buộc phải tính toán kỹ. Nếu TBT vẫn chưa để bà Mai về hưu và chưa cho quân của Tô Lâm “điền vào chỗ trống” thì có nghĩa là TBT vẫn còn điều khiển được “cuộc chơi”. “Cưa tiếp” ghế bà Mai sẽ là một quyết định “dò đá qua sông” và có ý nghĩa “bước ngoặt thứ hai”…

“Cưa ghế” Thưởng đã trở thành “bước ngoặt đầu tiên” đối với cuộc tỷ thí trên thượng tầng Bộ Chính trị. Các cuộc “cưa ghế” trước đây đều được tiến hành theo một quy trình tạm coi là chặt chẽ. Nếu đụng đến Ủy viên Trung ương hay Bộ Chính trị thì đầu tiên, Ban Kiểm tra Trung ương và Ban Phòng chống tham nhũng tiêu cực phải ra tay trước, rồi mới tiến hành một loạt các thủ tục lích kích khác, từ Bộ Chính trị, xuống Ban CHTW rồi mới chuyển sang bên các ông nghị, bà nghị “bấm nút”. Một bí mật cung đình có thể sẽ không bao giờ được tiết lộ, là lần “cưa ghế” Thưởng vừa rồi, Tô Lâm đã có trong tay “Thượng phương bảo kiếm” của TBT hay Tô Đại tướng chơi đòn “đánh úp”. Bởi vì, sáng 13/3, Chủ tịch nước cùng các thành viên khác trong “Bộ Tứ” đang dự khai mạc cuộc họp của Ban Nhân sự thì ngay ngày hôm sau, 14/3/2024, Nhà Vua và Hoàng Hậu Hà Lan đã được thông báo về việc Việt Nam yêu cầu đình hoãn chuyến thăm cấp Nhà nước được hai Chính phủ chuyển bị hàng tháng trước đó (6).

Nếu thành tựu “hai bước ngoặt” nói trên, Tô Đại tướng sẽ củng cố tiến trình “nhân giống nhãn lồng Hưng Yên” trong hệ thống công an tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Theo Blogger Gió Bấc trên Đài RFA, thông qua chiến lược luân chuyển cán bộ Giám đốc Công an tỉnh, Tô Lâm đã có tay trong quyền lực ở hầu hết các đoàn đại biểu tỉnh thành và cả các bí thư tỉnh thành. Nếu cần gom phiếu ở cấp độ BCH Trung ương và Đại hội đảng, nhiều khả năng Tô Lâm sẽ có số phiếu cao tuyệt đối (7). Học tập cố Bí thư Lê Khả Phiêu trước đây đã “Thanh Hóa hóa” bộ máy nhân sự của Đảng, nay Tô Đại tướng cũng bước tiếp trên con đường “Hưng Yên hóa” guồng máy an ninh khắp trên cả nước. Đây là những “ăng-ten” vô cùng lợi hại đối với Bộ trưởng Công an trong việc “bắt thóp” những “bộ đôi hoàn hảo” gồm các Bí thư và Chủ tịch tỉnh ở các địa phương trong việc “ăn của dân không chừa một thứ gì”, như tổng kết của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Điều có ý nghĩa đặc biệt ở đây là Tô Đại tướng đã loại bỏ các khâu trung gian rườm rà phải theo “quy trình” trước đó. Hầu như Tô Đại tướng cho Thưởng “knock-out” ngay sau phiên họp Bộ Chính trị ngày 13/3. Thưởng không kịp trở tay, chấp nhận viết đơn mà không chờ phải ép! Trước đó, ngày 8/3, Công an cũng bắt luôn đương kim Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, mà không cần thông qua các ban bệ bên Đảng (8). Như vậy là từ nay, Tô Đại tướng có thể một mình một ngựa, bắt bất cứ Ủy viên Trung ương, thậm chí Ủy viên Bộ Chính trị nào “ngáng đường” ông (Hàng trăm tài liệu điều tra đã được ông chọn lựa kỹ càng đóng thành các tệp hồ sơ vô giá). Ấy là giới quan sát “vỉa hè” Hà Nội đồn đại như thế. Tuy nhiên, theo tin rò rỉ, mọi chuyện cũng không dễ dàng như vậy! Ngoài bà Mai, ông Tô sẽ phải chọn thêm “quân bài domino” nào trong cuộc chinh phạt, dọn đường cho ông và các đồng đảng cùng phe cánh tiến về đích, là điều Tô Đại tướng đang đau đầu (9).

Loại như Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thậm chí cả cựu Trưởng ban Trần Tuấn Anh, hay đương kim Chánh án Nguyễn Hòa Bình đều chỉ là những “món nộm” trong bữa tiệc của Tô Đại tướng. Cho mấy thanh củi ấy vào lò chẳng qua chỉ là để giúp TBT cứu vớt đôi chút “tính chính danh” còn rơi rớt lại của Đảng lẫn chế độ. Bộ trưởng Công an Tô Lâm muốn “hạ hỏa” sự sục sôi của dân chúng trước “Hội đồng giao thớt” của Chánh án Hòa Bình. Ông này cho quân ra chợ mua dao thớt về để làm vật chứng cho vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hàng chục năm trời. Còn Trần Tuấn Anh hay Đào Ngọc Dung chỉ là những cặn bã mà Tô Đại tướng chỉ “búng ngón tay” là bọn này được “nhập lò” để thỏa mãn cơn cuồng nộ của muôn dân. Nhưng Tô Lâm đang đau đầu, vì những tính toán đang bế tắc khác! Tô Bộ trưởng gặp khúc mắc trong việc chọn đủ “các món chính” cho bữa đại tiệc. Trong khi không thể “cưa” một lúc quá nhiều ghế trong “Bộ Tứ”, “Bộ Ngũ”. Tính sao cho kín võ và không lộ bài qua lố?

KHI BẠN CHẾT ĐI-Ha Nguyen Thu  

Những câu chuyện Nhân Văn

Ha Nguyen Thu  

Thi Thien

Đừng lo lắng về thân thể của bạn… người thân của bạn sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết tùy theo khả năng của họ.

Họ sẽ cởi quần áo của bạn, tắm rửa, mặc quần áo cho bạn, đưa bạn ra khỏi nhà và đưa bạn đến địa chỉ mới.

Nhiều người sẽ đến dự đám tang của bạn để “nói lời tạm biệt”. Một số sẽ hủy bỏ các cam kết và thậm chí bỏ lỡ công việc để đến dự đám tang của bạn.

Đồ đạc của bạn, ngay cả những thứ bạn không muốn cho mượn, sẽ bị bán, cho đi hoặc đốt cháy.

Chìa khóa, dụng cụ, sách, giày, quần áo của bạn… Và hãy yên tâm rằng thế giới sẽ không dừng lại vì bạn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục.

Trong công việc của bạn, bạn sẽ bị thay thế. Người có năng lực tương đương hoặc tốt hơn sẽ thay thế vị trí của bạn.

Tài sản của bạn sẽ thuộc về những người thừa kế của bạn…. Và đừng nghi ngờ rằng bạn sẽ tiếp tục bị trích dẫn, phán xét, chất vấn và chỉ trích vì những điều nhỏ nhặt và lớn lao mà bạn đã làm trong cuộc sống.

Những người chỉ biết đến bạn qua vẻ bề ngoài sẽ nói; Đàn ông hay đàn bà tội nghiệp!

Những người bạn chân thành của bạn sẽ khóc trong vài giờ hoặc vài ngày, nhưng sau đó họ sẽ trở lại cuộc sống vui vẻ và cười đùa bình thường.

Những con vật của bạn sẽ được cho đi và sẽ mất thời gian nhưng chúng sẽ quen với người chủ mới.

Những bức ảnh của bạn sẽ được treo trên tường hoặc lưu lại trên một món đồ nội thất trong một thời gian, nhưng sau đó có thể chúng sẽ được cất giữ ở đáy ngăn kéo. Và chúng ta sẽ chỉ sống trong ký ức của những người yêu thương chúng ta.

Người khác sẽ ngồi trên ghế của bạn và ăn tại bàn của bạn.

Nỗi đau sâu sắc trong ngôi nhà của bạn sẽ kéo dài một tuần, hai, một tháng, hai, một năm, hai… Rồi bạn sẽ được thêm vào những kỷ niệm và rồi, câu chuyện của bạn kết thúc.

Nó kết thúc ở giữa con người, nó kết thúc ở đây, nó kết thúc ở thế giới này.

Nhưng hãy bắt đầu câu chuyện của bạn trong thực tế mới… trong cuộc sống sau khi chết.

Cuộc sống của bạn, nơi bạn không thể di chuyển với những thứ từ đây bởi vì khi bạn rời đi, chúng đã mất đi giá trị mà chúng có.

Thân hình

Sắc đẹp

Vẻ bề ngoài

Họ

An ủi

Tín dụng

Tình trạng

Chức vụ

tài khoản ngân hàng

Trang chủ

Xe hơi

Nghề nghiệp

Tiêu đề

Bằng cấp

Huy chương

Cúp

Bạn

Địa điểm

Vợ chồng

Gia đình…

Trong cuộc sống mới, bạn sẽ chỉ cần tinh thần của mình. Và giá trị bạn tích lũy được ở đây sẽ là tài sản duy nhất bạn có ở đó.

Vận may đó là thứ duy nhất bạn mang theo bên mình và nó được tích lũy trong suốt thời gian bạn ở đây. Khi bạn sống một cuộc sống yêu thương người khác và hòa bình với hàng xóm, bạn đang tích lũy vận may tinh thần của mình.

Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng sống trọn vẹn và hạnh phúc khi còn ở đây vì “Từ đây bạn sẽ không lấy những gì bạn có mà chỉ lấy những gì bạn đã cho”.

Fb Luyen Bui


 

TUỔI XẾ CHIỀU – NHỮNG ĐIỀU SUY NGẪM

Bùi Mạnh Toàn

Rồi ai cũng phải về với cát bụi, có ai sống mãi trên nhân thế này đâu. Và thời gian càng ngày càng ngắn lại, sức khỏe càng ngày càng yếu đi.

Sao không bắt tay làm ngay những điều mình mong ước, sao không đi đến ngay những nơi mà ta thích thú, sao không sắm ngay những vật mà ta từng mơ tưởng khi trong túi vẫn đủ tiền.

Sao không chào mọi người bằng cái vẫy tay, bằng một nụ cười bởi nhiều khi đó là lần đầu tiên ta gặp họ nhưng có thể cũng là lần cuối cùng bởi không còn duyên gặp lại,

Tuổi già nên tạo cho mình một đam mê sáng tạo: chụp hình, vẽ tranh, nặn tượng, làm gốm, làm vườn, trồng cây, viết văn, làm thơ. Có năng lực hơn thì ta viết nhạc, ngâm nga những câu hát vui vẻ. Rồi đi đây đi đó…Tất cả trở thành gia vị cho cuộc sống mà thời trẻ bận rộn với manh áo, miếng cơm, lo âu cuộc sống ta không thực hiện được. Gắng đọc sách, đọc báo, vào mạng, viết mail để rèn luyện trí nhớ. Sống lâu mà chẳng nhớ gì, chẳng biết gì đang xảy ra cũng phí một quãng đời.

Đoạn đường trước mặt của mọi người ngày càng ngắn lại, sao không thể tha thứ, bao dung cho nhau những tỵ hiềm, những đụng chạm của một thuở. Sao không siết tay nhau khi còn sống.Sao không kiếm miếng ngon để thưởng thức hương vị của cuộc đời khi túi còn đủ tiền để trả cho món ăn ngon, đã đến lúc không nên hà tiện, keo kiệt để làm khổ thân mình, bởi khi ta mất đi mà vẫn còn tiền cũng là điều bất hạnh.

Nếu con cháu ngoan hiền thành đạt, có tình cảm với ta, có chăm sóc, thăm hỏi ta cũng là điều hạnh phúc. Bằng không, nếu chúng quên tình cảm gia đình, thì cũng đừng lấy điều đó làm buồn mà thất vọng.

Con cái muốn đi theo con đường nào, chọn ngành nghề gì, yêu ai và muốn lập gia đình với ai, ta chỉ nên khuyên nhủ, định hướng, không nên bắt chúng phải theo ý ta, sống vì ta. Bởi chúng có cuộc đời riêng của chúng và chúng ta chắc chắn sẽ không sống mãi với chúng nên phải để chúng quyết định đời mình.

Cũng không nên quá tin tưởng vào con cái mà giao hết số tiền dành dụm suốt cuộc đời cho chúng. Vì đó là mở đầu cho những bất hạnh mà ta phải chịu đựng sau này. Nếu khi đến tuổi mà cứ ôm khư khư các cháu, ta đã phí phạm thời gian còn lại ngắn ngủi của mình.

Người biết lo xa là khi tuổi trung niên đã chuẩn bị cho tuổi già, chuẩn bị để khỏi lệ thuộc vào con cái về vật chất, được như thế những ngày của tuổi già không phải trông mong vào những đồng tiền chu cấp của các con, được thoải mái và tự do trong sinh hoạt. Nếu đã không có lương hưu, không có tiền trong tay thì thật sự bất hạnh. Luôn phải nhìn sắc mặt các con mà sống, cuộc sống càng ngày càng tệ hại. Đứa có hiểu thì đỡ, đứa bất hiếu thì …

Người ta bảo tuổi già buồn, nhưng thật ra nếu biết cách sống và có sức khỏe, tuổi già là tuổi vui. Đó là tuổi đã làm xong những phận sự, chẳng còn nhiều trách nhiệm với cuộc đời, mọi lo toan cũng chẳng còn mấy chút. Giàu cũng giàu rồi, nghèo cũng nghèo rồi, chẳng còn sức lực và thời gian để thay đổi số mệnh.

Đau khổ, lo âu hay hạnh phúc, hoan hỉ đều do tâm ta mà ra. Cuối con đường của cuộc sống, an lạc, an nhiên mà đi, chăm sóc bản thân, chấp nhận cái đích cuối cùng của loài người, không âu lo, chẳng sợ hãi cái chết, hãy xem cuộc đời chẳng có gì là quan trọng nữa và tận hưởng nó đến giây phút cuối cùng, âu đó chính là con đường hạnh phúc. -/-

* Huỳnh Minh Hằng ( sưu tầm và bổ sung thêm )


 

Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.- Cha Vương

Chúc bình an! Trong bài huấn từ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài có nói về Kinh Mân Côi: “Trong thế giới hiện nay, rất phân tán, kinh này giúp đặt Chúa Kitô làm trung tâm, như Đức Trinh Nữ đã làm, Đấng suy niệm trong lòng tất cả những gì được nói về Con mẹ, và cũng những gì Người đã làm và đã nói. Khi đọc kinh Mân Côi, những thời điểm quan trọng và đầy ý nghĩa của lịch sử cứu độ được SỐNG LẠI. Những bước khác nhau về sứ vụ của Chúa Kitô được phát hiện. Với Đức Maria tâm hồn hướng về mầu nhiệm Chúa Giêsu.” Vậy trong ngày thứ 7 Bán Nhật Phục Sinh mời Bạn dành thời gian để suy niệm những mầu nhiệm tiềm ẩn trong Kinh Mân Côi để noi gương Mẹ Ma-ri-a với niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng. Hãy cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 06/04/2024

NĂM SỰ MỪNG: Thứ năm thì ngắm—Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.  Chúa Giêsu nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” (Lc 6:20). Nước Thiên đàng không chỉ là một thứ hạnh phúc tưởng tượng, nhưng thực sự hiện hữu và là phần thưởng cho những người biết tuân giữ các giáo huấn của Chúa ở đời này. Mẹ Maria đã thực thi những điều đó. Lời “xin vâng” của Mẹ là chiếc cầu nối giữa Trời và đất. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.” (Lc 1:48) Thiên Chúa đã rước Mẹ lên trời cả hồn cả xác vì Thiên Chúa yêu thương Mẹ biết bao. “Mẹ tuyệt đẹp vì Mẹ đầy ơn Chúa. Mẹ đẹp thánh thiện vì ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ đẹp cao quý vì làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.” (Lời Đức Giáo Hoàng Piô XII) Hôm nay qua việc suy gẫm 10 Kinh Kính Mừng này, Bạn hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng. (Nêu ra ý chỉ cầu xin…)

+ Kinh Lạy Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời…

  1.  Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, (Dc 6:10a) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  2. Lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?”(Dc 6:10b) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  3. Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. (Lc 1:46-47) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  4. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (Lc 1:48) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  5. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn! (Lc 1:49) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  6. Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (Lc 1:50) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  7. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1:51) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  8. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. (Lc 1:52) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  9. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1:53) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  10. Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời.”(Lc 1:54-55) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…

+ Kinh Sáng Danh: Sáng danh Đức Chúa Cha…

+ Câu Than Fatima: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con…

+ Kinh Lạy Nữ Vương: Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành…

+Kinh Hãy Nhớ: Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay…

From: Do Dzung

Xin Mẹ Thương- Mai Thiên Vân 

 Vụ bà Trương Mỹ Lan: Toà công khai đòi tiền chạy án!

Ba’o Nguoi-Viet

April 3, 2024

Trần Anh Quân/SGN

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (VKSNDTC) trơ trẽn tới mức ở trước toà kỳ kèo, mặc cả, ép các bị cáo phải chung thêm tiền chạy án. Dường như công lý chỉ là một phần, xoay được tiền – mà như vụ Việt Á hay chuyến bay giải cứu, tiền đòi được chưa bao giờ là dành cho các nạn nhân, mới là chuyện chính.

Trong phiên toà ngày 19 Tháng Ba, VKSNDTC đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan với ba tội danh gồm: đưa hối lộ, vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, và tham ô tài sản. Thế nhưng đến ngày 1 Tháng Tư, họ lại cho biết đang tính thiệt hại theo hướng có lợi cho bà Trương Mỹ Lan.

Báo điện tử Vnexpress dẫn lời VKSNDTC tại phiên toà: “Nếu vụ án không bị phát hiện thì hành vi của bị cáo còn tiếp diễn. Hiện, SCB quản lý một số tài sản có khả năng khắc phục hậu quả. Vì vậy, theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, các tài sản này sẽ được dùng để loại trừ một phần trách nhiệm hậu quả.”

“Nếu Viện Kiểm sát (VKS) áp dụng mức thiệt hại của vụ án là hơn 670,000 tỷ (Việt Nam Đồng) thì mức hình phạt đề nghị đối với các bị cáo sẽ khác. Còn hội đồng xét xử có chấp nhận quan điểm của VKS hay không, hay xác định thiệt hại là 670,000 tỷ làm căn cứ xác định mức hình phạt, thì do tòa quyết định,” đại diện VKS nói.

Tại phần này, có thể thấy VKSNDTC muốn bà Lan chi tiền để được giảm án, loại trừ trách nhiệm và áp dụng các nguyên tắc có lợi. Nhưng chi tiền cho VKS thì không đủ, phải chi thêm cho hội đồng xét xử thì toà mới chấp nhận quan điểm của VKSNDTC.

Nhưng bà Lan cho rằng khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng SCB thì bà đã đưa nhiều tài sản vào SCB “khiến cả gia tộc mất hết tài sản.” Đây có vẻ như là lời từ chối lo lót thêm tiền chạy án của bà trước những đòi hỏi vô lý của VKS.

Thế nhưng phản biện lại lập luận của bà Lan, VKS cho rằng “bà Trương Mỹ Lan không mất hết tài sản của gia tộc,’ mà chỉ có 60 trong số 1,169 tài sản bị kê biên là hình thành trước thời điểm hợp nhất SCB, còn lại có được trong thời gian phạm tội”.

Tức là VKS biết bà Lan vẫn còn tiền, và đòi phải chi thêm. Sau đó xảy ra đôi co giữa hai bên và bà Lan tỏ ra cứng rắn trong việc không chấp nhận đòi hỏi, thì đại diện VKS lại đánh giá rằng “bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không dám chịu trách nhiệm, thể hiện sự ngoan cố của bị cáo.”

Không chỉ vậy, phía VKSNDTC còn nói thẳng rằng các luật sư (của bà Lan) trong phần tranh luận chưa thật sự nghiêm túc, luận cứ đưa ra không bám sát diễn biến của phiên tòa làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo.

Tổng kết lại diễn biến có thể thấy rằng đầu tiên VKSNDTC đưa ra khung hình phạt cao nhất; sau đó tuyên bố sẽ tính thiệt hại theo hướng có lợi cho bị cáo, với điều kiện là phía bà Lan phải chấp nhận lấy tài sản để khấu trừ trách nhiệm. Nhưng bà Lan từ chối, Viện tiếp tục mặc cả việc kê biên tài sản. Bà Lan vẫn cứng rắn từ chối chung chi, nên bị VKSNDTC nhận xét là ngoan cố và mấp mé vấn đề “ảnh hưởng quyền lợi của các bị cáo.”

Chung tiền chạy án là câu chuyện quen thuộc trong mỗi vụ án tại Việt Nam, nơi mà công lý thuộc về kẻ có tiền, có quyền và có mối quan hệ.

Trước đây, tội phạm phải âm thầm chung chi cho điều tra viên, công an, toà án và VKS. Điển hình như vụ Việt Á, ông Nguyễn Minh Quân, giám đốc bệnh viện Thủ Đức bị phát hiện đã chi $2.2 triệu cho cán bộ thuộc cơ quan cảnh sát điều tra (C03) để chạy án. Hoặc vụ “chuyến bay giải cứu,” phía công ty Blue Sky muốn chạy án đã chi $2.6 triệu cho Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám Đốc Công An Hà Nội) và Hoàng Văn Hưng, trưởng phòng 5, cục An Ninh Điều Tra.

Còn vụ Vạn Thịnh Phát này, VKSNDTC trơ trẽn tới mức ở trước toà để kỳ kèo, mặc cả, ép các bị cáo phải chung thêm tiền để được giảm án.

Đặc biệt, những lời này không phải do VKS ở cấp huyện, cấp tỉnh, cấp thành phố, mà là từ VKS tối cao nói ra, cho thấy luật pháp của nhà nước CSVN nhìn vào là có vẻ nghiêm minh, nhưng luật bất thành văn và công khai là cứ nộp tiền thi được giảm án.

Nộp càng nhiều, án càng nhẹ đi. Sợ bà Trương Mỹ Lan không hiểu, nên đại diện VKS mới nói toẹt, và có phần đe dọa.

Đúng là công lý cộng sản.


 

Đòn lừa cuối cùng của Bắc Việt trong chiến tranh: Chính phủ liên hiệp 3 thành phần

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm

06/04/2024

Đòn lừa của Bắc Việt

Lời tòa soạn: Đòn lừa của Bắc Việt chỉ bị tiết lộ khi cuốn hồi ký “Saigon et Moi” của Đại sứ Pháp Mérillon được ra mắt ngày 23/5/1985 tại Paris. Nhưng sau đó, Bộ Ngoại Giao Pháp đã ra lệnh thu hồi nên độc giả khó tìm kiếm để mua. May thay, ông Vũ Hải Hồ ở Paris đã có quyển sách này và đã tóm lược những điểm chính, và được ông Đặng Kim Thu K19, Võ Bị Đà Lạt dịch và giới thiệu. Nhờ đó tác giả Nguyễn Tường Tâm mới có thể tham khảo, đối chiếu với nhiều tài liệu khác để có được bài báo duy nhất giới thiệu đầy đủ và cụ thể cái gọi là tin đồn về “CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP 3 THÀNH PHẦN” vào tháng 4-1975.

————————-

Binh pháp Tôn Tử, thiên 3 (Mưu Công), “thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch… hạ sách là tấn công thành trì.” Trong mưu kế này, sau khi ký Hiệp định Hòa bình 1973, Bắc Việt đã dùng tuyên truyền xám (là tuyên truyền không rõ nguồn gốc) để làm lung lay thượng tầng lãnh đạo của Miền Nam. Trong khi vẫn đánh mạnh, Bắc quân tung ra tuyên truyền xám là “Vĩ tuyến 17 sẽ di chuyển vào một tỉnh nào đó phía nam, để vùng đất giữa cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN)”, khiến dân chúng hoảng hốt tìm cách di chuyển sâu về phương nam để tránh cộng sản. Một người dân tác giả đã viết “Mọi người đồn đoán: có thể vĩ tuyến 17 sẽ dời đến Đà Nẵng vì vậy ông quyết định cho gia đình về lánh nạn ở Nha Trang với cậu T., em ruột mẹ tôi.” (1) Dần dần vào cuối 1974, Bắc Việt tung ra đề nghị một cuộc điều đình với chính quyền miền Nam không có Tổng thống Thiệu. Đây chỉ là hư chiêu đồn đại của Bắc Việt chứ chẳng có văn bản chính thức nào. Nhưng Hoa Kỳ, hoặc thực sự bị mắc lừa hoặc giả vờ bị mắc lừa, đã mượn ngay hư chiêu này của Bắc Việt để rút chân ra khỏi miền Nam suông sẻ, nên ngày 18-4-75 ĐS Martin trao đổi điện thoại với Đại sứ Pháp muốn giao cục xương khó nuốt, miền Nam, cho Pháp. Hồi ký của Đại sứ Pháp (2) viết, “ĐS Mỹ Martin cho Chính phủ Pháp biết việc Hoa kỳ sẽ bỏ rơi VN sau khi Phan Rang thất thủ. Nếu nước Pháp có muốn cố giữ miền Nam, qua một Chính phủ trung lập tạm thời…” Hồi ký cũng viết tiếp “ĐS Martin chỉ nói miệng vì không muốn lưu lại bằng chứng nào trong việc trao đổi điện thoại tối ngày 18-4-75… Trong tâm tình riêng giữa hai vị Đại sứ, Martin nói với Mérillon rằng nước Mỹ đã quá chán ngấy những cuộc đảo chánh trước kia nên đã khuyển cáo Tổng Thống Thiệu từ chức ra đi, tốt hơn là bị đảo chánh.”

Sau đó, ngày 20/4/75, phục tùng theo hư chiêu của Bắc Việt, Hoa Kỳ đã áp lực Tổng thống Thiệu từ chức. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng thân cận của TT Thiệu tới phút cuối đã tiết lộ, “Ngày 20/04/1975, ĐS Mỹ Graham Martin gặp TT Thiệu để thuyết phục ông từ chức, với lý do ông Thiệu đã thành một trở ngại cho hòa bình. Bắc Việt không điều đình với ông và Quốc Hội Mỹ cũng không ủng hộ ông.” (3)

Sau khi được Hoa Kỳ “bàn giao” miền Nam, Đại sứ Pháp Mérillon tưởng rằng “sứ mệnh lịch sử quốc tế” đã rơi vào tay mình nên bắt đầu hoạt động tích cực. Khởi đầu ĐS Pháp liên lạc với Bắc Việt để có thông tin cụ thể, đồng thời liên lạc với Trung Cộng để tìm hậu thuẫn. Đại sứ Pháp nghĩ rằng Trung Cộng vừa là đồng minh của Bắc Việt can dự mạnh mẽ vào chiến tranh Việt nam, vừa là quốc gia lân bang với Bắc Việt nên có thể có ảnh hưởng và hành động trực tiếp một cách mau chóng. Hồi ký của ĐS Mérillon viết tiếp, “Trung Cộng đồng ý hợp tác với Pháp để hình thành một Chính phủ Trung Lập tại miền Nam VN, nếu có sự tham dự của MTGPMN.” Nhưng trong hồi ký của ĐS Pháp có đoạn sau đây không thấy tài liệu nào ghi, “Điều trớ trêu là quyết định này lại thuộc năm tướng lãnh của Nga, đang có mặt trong Bộ tư lệnh của quân CSBV tại mặt trận Long Khánh.” Đồng thời đoạn sau đây cũng không thể kiểm chứng, “Mao Trạch Đông ‘ghét cay ghét đắng’ Lê Duẫn vì y thân Nga, vì thế điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra là phải làm sao triệt hạ nhóm Đảng viên thân Nga, cũng như tìm cách cầm chân quân BV, để tạo cơ hội cho MTGPMN vào SG. Bắc Kinh còn muốn tìm cách không cho BV chiếm trọn miền Nam.” Tất cả những đoạn tiếp theo của cuốn hồi ký cho thấy Trung cộng đã đồng ý với Pháp để can thiệp vào giải pháp chính phủ 3 thành phần tại miền Nam. Nhưng theo ý tôi, với tình hình thắng lợi như vũ bão của Bắc quân lúc đó, thì sự ngăn chặn của Trung cộng là điều không thể tin được. Nhưng không hiểu sao Đại sứ Mérillon lại nhiệt tình với giải pháp này bất kể thời gian không còn nhiều.

Ngày 21-4-75, trước áp lực của Hoa Kỳ, TT Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó TT Trần Văn Hương (theo đúng Hiến Pháp).

ĐS Pháp viết tiếp “Pháp đang hoạt động cho giải pháp Chính Phủ ba thành phần: quốc gia, đối lập, và MTGPMN. Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng đưa ra một danh sách, gồm có: Trương Như Tảng, Nguyễn Thị Bình, Đinh Bá Thi, các Tướng vc Lê Quang Ba, và Trần Văn Trà.” Sau khi thoả thuận với Trung Cộng, sáng ngày 22/4/75 ĐS Pháp Mérillon mời Phái đoàn của Tướng Dương Văn Minh tới Toà ĐS Pháp thảo luận. Sau khi lịch sự mời đoàn người tháp tùng Tướng Minh ra về để ĐS Mérillon mời một mình ông Minh dùng cơm trưa “bàn luận” kế hoạch. Ông Mérillon đưa ra hai cách thực hiện và đề nghị ông Minh phải tận lực hoàn thành giải pháp Trung Lập, như được trình bày chi tiết trong Hồi ký của ĐS Pháp. (4)

Cách thứ nhứt: Thành phần Chính Phủ Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc gồm có hai Đồng Chủ Tịch: Dương Văn Minh và Tướng vc Trần Văn Trà.

Ba Phó chủ tịch: Vũ Văn Mẫu, Trịnh Đình Thảo, và Cao Văn Bổng.

Trong 5 vị Tổng trưởng, nếu Tổng Trưởng là người của Quốc Gia thì Thứ Trưởng là người của “Mặt Trận” và ngược lại.

Hội đồng Cố Vấn Chính Phủ gồm có: Luật Sư vc Nguyễn Hữu Thọ, Kiến Trúc Sư vc Huỳnh Tấn Phát, Thích Trí Quang, Lương Trọng Tường, Hồ Tấn Khoa, Linh Mục Chân Tín.

Hai mươi bốn giờ sau khi công bố thành phần Chính Phủ, Pháp sẽ vận động các nước Âu Châu, Á Châu, và các nước thuộc “Khối Không Liên Kết” công nhận tân chính phủ để chận bước tiến của CSBV… Ông Dương Văn Minh hứa sẽ làm được.

Hồi ký của ĐS Mérillon viết tiếp đại ý: sau khi Chính phủ 3 thành phần thành hình thì những bước kế tiếp sẽ là bang giao với quốc tế để nhận sự ủng hộ và viện trợ cụ thể $690 triệu đô la và 200 triệu Quan Pháp. Đồng thời Trung Cộng sẽ ép Bắc Việt ngưng bắn để thảo luận. Trong hồi ký của ĐS Mérillon có thêm một điều không ai, nhất là người Việt Nam ở cả 2 miền, có thể tin được, là bà Nguyễn Thị Bình (Ngoại trưởng của MTGPMN) đã nói với ông Merillon là MTGPMN cũng đồng ý với giải pháp này để thoát ly khỏi quĩ đạo của Bắc Việt (sic).

Cách thứ hai: Sau khi thành lập Chính phủ 3 thành phần (có cả MTGP và lực lượng thứ 3) tất cả rút xuống Vùng 4 với Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Vùng 4) tiếp tục chiến đấu (tuyên bố Saigon bỏ ngỏ) chống lại Bắc Việt.

Khi đọc kế hoạch thành lập chính phủ 3 thành phần như ĐS Mérillon trình bày trong hồi ký của ông, tôi không nghĩ đa số người Việt có thể tin đó là “kế hoạch thực sự được sự đồng ý của Bắc Việt và MTGPMN (vốn dĩ là con đẻ của Bắc Việt)”. Nhưng vì thời điểm đó không có thông tin chi tiết như hồi ký của Đại sứ Pháp sau này công bố, cho nên không ít thành phần ở thượng tầng chính trị miền Nam tin đó là sự thật, kể cả Tướng Dương Văn Minh. Ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng công đoàn Việt nam, một nhân vật chính trị có uy tín, liên lạc mật thiết với tòa Đại sứ Hoa Kỳ, cũng như đủ quyền năng tiến cử đàn em vào chức Thủ tướng, và các chức vụ bộ trưởng, khác cũng tin tưởng kế hoạch Chính phủ liên hiệp ba thành phần. Ngay từ thứ Sáu, 25/4/75 (Bắc quân đã tiến tới Long Khánh chỉ cách Saigon có 80 Km), Ông Trần Quốc Bửu đã nói với một đàn em, cũng là bác sĩ riêng của ông, “Chắc phải liên hiệp. Em nên đi ra nước ngoài. Nếu chưa có đường đi thì nên liên lạc thường xuyên với gia đình anh, chừng nào anh đi thì đi cùng.”(5)

Đặc biệt là Tướng Minh hết sức tin tưởng ở kế hoạch lập chính phủ 3 thành phần để thương thuyết hòa bình, trong khi đối phương đang tiến như vũ bảo áp sát thành trì cuối cùng là Dinh Độc Lập. Chính vì tin tưởng mình là con cờ đang được quốc tế và đối phương (Bắc Việt) ủng hộ nên Tướng Minh nhất định không chịu nhận chức Thủ Tướng như Tổng Thống Trần Văn Hương đề nghị, mà ông nhất quyết đòi TT Hương nhường cho ông chức Tổng Thống để ông thương thuyết với Bắc Việt (6)

Chiều 27/4/1975, ĐS Mérillon được Tướng vc Trần Văn Trà nhắn tin nhờ cấp tốc thành lập Chính Phủ liên hiệp trung lập, đồng thời gửi gấm hai người thân tín là Nguyễn Thị Bình và Đinh Bá Thi vào chính phủ này. Trà còn cho biết hai sư đoàn của ông ta sẽ tiếp thu Saigon, phỗng tay trên quân Bắc Việt của Văn Tiến Dũng (hồi ký của ĐS Mérillon ‘7’). Đại đa số người Việt nam khi đọc tin này đều không ai tin được tự ý Tướng Trà dám phát biểu ý tưởng này, mà nghĩ ngay đây là Tướng Trà phát biểu theo lệnh của Bắc Việt. Chi tiết này cho thấy rõ Bắc Việt chủ động tung ra đòn lừa (hư chiêu) chính phủ 3 thành phần.

Trong khi đó, ĐS Mérillon vẫn không biết mình đang bị lừa. Sáng ngày 28/4, Mérillon chuyển kế hoạch này cho Tướng Dương Văn Minh và định tối hôm đó thì bắt đầu thực hiện kế hoạch sau khi Tướng Minh nhận bàn giao từ Tổng thống Hương.

Đồng thời ĐS Mérillon lại còn cho Tướng Pazzi xuống Cần Thơ chiều 28/4 gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam. Khiến cho càng nhiều người tin là đang có kết hoạch thành lập chính phủ 3 thành phần thật. “Chiều 28/4, Tướng Pazzi của Pháp xuống cần Thơ gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và QK 4…Tướng Nam hai lần yêu cầu ông Minh cho ông đem quân về phản công, nhưng ông Minh dặn đi dặn lại đừng phản công mạnh để tìm giải pháp chính trị.” (Tác giả Bác sĩ Hoàng Như Tùng –Chỉ huy trưởng Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ.) Tác giả Hoàng Như Tùng viết tiếp “Ông (Tướng Nam) bình tĩnh trả lời: “Đừng lo, mình vừa đi họp với Phái Bộ Tòa Đại Sứ Pháp. Sẽ có giải pháp ngọai giao, miền Tây không mất đâu, còn đầy đủ quân số tác chiến.” (8)

Tòa Đại sứ Pháp còn chính thức tung tin về Chính phủ 3 Thành phần cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH và can thiệp trực tiếp vào hoạt động quân sự của Quân lực VNCH như tường thuật của Trương đình Huấn, K 19 Võ Bị Đà Lạt, sĩ quan trực của Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu “Khỏang 10 giờ đêm (28/4), Đại Tá Công, Trưởng Phòng 2/Quân Đoàn III trình bày những tin tức đặc biệt thu thập được qua những liên lạc với Phòng Nhì (Deuxième Bureau) của Tòa Lãnh Sự Pháp. Toà Lãnh Sự Pháp đang đứng trung gian dàn xếp cuộc chiến giữa Chính Quyền Miền Nam và CS. Ông nói: ‘Phía cs đòi hỏi chúng ta phải hủy bỏ các cơ sở chiến tranh tại Biên Hòa thì họ sẽ ngưng pháo kích và đồng ý đi vào hội nghị để tránh đổ máu cho dân chúng khi họ tấn công vào Thủ đô’. Thời điểm ngưng pháo kích bắt đầu từ 12 giờ khuya đêm 28/4.” (9)

Thời gian Bắc Việt ngưng pháo kích này chính là thời gian 24 tiếng để Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam toàn bộ lực lượng Mỹ cùng với thành phần người Việt cần thiết. Thời gian này cũng đã được Pháp thỏa thuận với Bắc Việt. Theo hồi ký của ĐS Merillon, thời hạn Mỹ rút quân khỏi VN đã do ĐS Mérillon liên lạc với Phan Hiền, đại diện “Chính Phủ Miền Nam VN” của Huỳnh Tấn Phát ấn định.

Chẳng những vậy, thời gian này cũng đã được Bắc Việt thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hồi ký của ĐS Hoa Kỳ viết, “Khi đọc tấm điện văn của các Tướng Bắc Việt; họ nghĩ việc đưa mấy chiếc phi cơ sang Thái là chúng ta đã nuốt lời hứa với họ. Chúng ta đã nói chúng ta sẽ không mang các chiến cụ đi. Chúng ta chỉ muốn họ để chúng ta yên ổn ra đi trong trật tự. Vì họ nghĩ chúng ta nuốt lời, hôm sau họ pháo kích phi trường, làm thiệt mạng mấy Thủy quân Lục chiến của chúng ta.” (10)

Tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống chiều 28/4. TS Hưng viết “Chiều thứ Hai, 28/04, lễ tuyên thệ của TT Dương Văn Minh được cử hành trang trọng tại Dinh Độc Lập, trước mặt đầy đủ đại diện các định chế dân chủ.” (11) Ngay sau khi nhậm chức, TT Dương Văn Minh đã gửi ĐS Mỹ bức thư yêu cầu Mỹ rút toàn bộ lực lượng trong vòng 24 tiếng kể từ ngày 29/4 (phù hợp với thỏa thuận ngừng pháo kích của Bắc Việt). TS Nguyễn Tiến Hưng viết, “Sáng sớm ngày 29/4, một Sĩ quan trẻ tuổi phóng xe máy tới Tòa Đại Sứ Mỹ để trao bức thư. ĐS Martin liền trả lời ngay: “Tôi xin thông báo để Ngài hay là tôi đã ra chỉ thị như Ngài yêu cầu. Tôi tin rằng Ngài sẽ ra lệnh cho Quân Đội của Chính Phủ Ngài cộng tác bằng mọi cách để làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO…”(12). Ngày đó, khi nghe lá thư của TT Minh “đuổi Mỹ” phát trên đài phát thanh, mọi người tưởng đó là ý riêng của TT Dương Văn Minh, nhưng khi hồi ký của ĐS Pháp được công bố, mọi người mới vỡ lẽ TT Dương Văn Minh chỉ là quân cờ thi hành thỏa thuận của Bắc Việt với Pháp và Mỹ.

Trong bài diễn văn nhậm chức (chiều 28/4), ông Minh kêu gọi: “Cùng các anh em bên kia: tôi thực sự muốn hòa giải, các anh em cũng biết thế. Tôi yêu cầu mọi tầng lớp đồng bào hãy tôn trọng sinh mạng của nhau. Đó là tinh thần của Hiệp Định Paris…Chúng ta hãy ngồi vào bàn hội nghị để tìm những giải pháp hữu ích nhất cho Quốc Gia Dân Tộc. Để sớm chấm dứt những đau khổ của dân chúng và anh em binh sĩ, tôi đề nghị chúng ta ngưng ngay lập tức những cuộc tấn công lẫn nhau.”

8 giờ sáng ngày 29/4 (Hồi ký của Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, Trưởng Khối Ngoại Vụ của Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên viết lầm là 8 giờ sáng ngày 28/4, lúc đó Tướng Minh chưa nhận chức Tổng thống): Đại Tá Nguyễn Hồng Đài từ Tư Dinh của Đại Tướng Dương Văn Minh điện thoại cho tôi, nhờ đưa một phái đoàn đại diện của Tổng Thống đến gặp phái đoàn CSBV và VC (MTGPMN) ở trại Davis. Phái Đoàn gồm có Luật Sư Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng Thống, Luật Sư Vũ Văn Mẫu Thủ Tướng, và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH. Khối Ngoại Vụ chúng tôi cho biết là CSBV và VC không tiếp Phái đoàn (13). Sau khi Đại tá Nghĩa năn nỉ, cuối cùng, Phái đoàn đại diện Tổng thống Minh được đồng ý cho vào trại Davis, gọi là để viếng thăm hai Phái đoàn CSBV và CP Lâm Thời Miền Nam (Nguyên văn lời Đại Tá Sĩ của MTGPMN trực tiếp nói với tôi qua điện thoại) (14). “Phái đoàn của Luật Sư Huyền vào trại Davis lúc 9 giờ ngày 30-4 năm 1975, và rời khỏi trại hồi 10 giờ hơn… Theo Trung Tá Trương Minh Đẩu, Chánh Văn Phòng của Tổng thống Minh, “thì sau khi Phái Đoàn của ông Nguyễn Văn Huyền về đến Dinh Hoa Lan, ông Minh họp Hội đồng Chính Phủ và cho biết là MTGPMN đã bác bỏ đề nghị của ông nhằm tìm một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam. Vì vậy ông đã quyết định là: chỉ còn một cách duy nhất là “đầu hàng vô điều kiện” mà thôi!”

Sau này, trên đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Hoa Kỳ, phóng viên Nam Nguyên đã cho chạy lại Tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia (Saigon) vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975 như sau:

Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người VN để khỏi phí phạm xương máu người VN…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó.

Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”

Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ Tá cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng sau cùng của Quân lực VNCH. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước “(15).

Như vậy Bắc Việt đã hoàn thành mưu kế của Tôn Tử “dùng mưu thắng địch” để giảm thương vong. Đòn lừa của Bắc Việt đã đánh lừa được giới thượng tầng chính trị của miền Nam. Nhiều nhân vật cấp cao đã gửi vợ con sang Mỹ trước, còn họ ở lại với hy vọng sẽ “có một ghế” khi giải pháp Chính phủ liên hiệp 3 thành phần thành hình. Vì vậy, vào phút chót, nhiều người trong số họ không kịp bỏ chạy, kẹt lại đi tù nhiều năm. Một số may mắn thoát được vào phút chót trong đường tơ kẽ tóc như hai Tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng sau cùng do Tổng thống Minh chỉ định, và Tướng Trần Văn Trung, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, đến Bến Bạch Đằng vào sáng 30/4 và dùng một LCM nhỏ của Giang Cảnh để tìm đường ra biển. Rất may, LCM này được Tuần Duyên Hạm Tây Sa HQ 615 cứu vớt vào tối 30/4 (16).

Trong đòn lừa cuối cùng này, thành phần dân chúng tự mệnh danh là “Thành Phần thứ 3” đã bị Bắc Việt loại bỏ ngay sau khi chiếm được Saigon mà không cần công bố. Vào giây phút chiến thắng của Bắc Việt, Thành phần thứ Ba biết rằng đã đến lúc họ phải tự âm thầm giải thể. Terziani, người phóng viên Đức duy nhất hiện diện và giúp đỡ trong buổi phát thanh đầu hàng của Tướng Minh, đã hỏi Thủ Tướng Mẫu, người được coi là đồng sáng lập Lực Lượng Thứ Ba, Lực Lượng cách đây một tuần được coi là điều kiện không thể loại trừ trong một Chính Phủ Liên Hiệp, “Còn những cơ hội tương lai nào sẽ trao cho Lực Lượng Thứ Ba với hiện tình chính trị đã thay đổi như hiện tại?” ông Mẫu đáp “Hiện nay không còn lực lượng thứ nhất, chúng tôi không còn cần lực lượng thứ ba,” (17)

Có một điều đau xót là do sự hỗn loạn trong giới lãnh đạo của chính quyền Miền Nam cho nên lệnh ngừng bắn của Tổng thống Dương Văn Minh không được thuộc cấp thi hành một cách thống nhất và đều khắp nên có một số đơn vị đã dũng cảm tiếp tục hăng say chiến đấu một cách vô vọng bảo vệ Saigon, khiến không ít thành viên lực lượng vũ trang hai bên đã đau đớn ngã xuống vĩnh viễn vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.

Tham Khảo:

-(1) Bạc Tóc Tuổi Hai Mươi (Phạm Mai Hương (Trích Tập San Đa Hiệu số 93, trang 263)

-(2); (4); (7) Hồi Ký của ĐS Pháp— Những Ngày Cuối Cùng của VNCH Vũ Hải Hồ dịch

Đặng Kim Thu K19, Võ Bị Đà Lạt (Tập San Đa Hiệu 110, trang 223)

-(10) Đại sứ Martin nói về những ngày cuối tại Việt Nam” Trang 97, “Tears Before the Rain” (Nước Mắt Trước Cơn Mưa) của Larry Engelmann, Nguyễn Bá Trạc phỏng dịch) nguồn: (pham-v-thanh.blogspot.com)

-(3); (6); (11); (12) 30/04: Tổng Thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi VN

TS Nguyễn Tiến Hưng, BT Kế hoạch/CP Nguyễn Văn Thiệu

Nguồn: 30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam – BBC News Tiếng Việt

-(5) Những ngày này năm ấy, Trang Châu, Bác Sĩ Nhẩy Dù VNCH. (Nguyên tác:) (Nguồn: Văn Việt https://vanviet.info/van/nhung-ngy-ny-nam-ay/)

-(8) Lễ An Táng Tướng Nguyễn Khoa Nam (1/5/1975)

Hoàng Như Tùng –CHT QYV Phan Thanh Giản, Cần Thơ.

(https://hon-viet.co.uk/HoangNhuTung_TuongNhoTuongNguyenKhoaNam.htm)

-(9) Những Ngày Cuối Cùng của Cuộc Chiến tại Vùng 3 Chiến Thuật

Trương đình Huấn, K 19 Võ Bị Đà Lạt (Đa Hiệu số 42, trang 141)

-(13); (14) Hồi Ký của Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa

(Trưởng Khối Ngoại Vụ của Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên VNCH) (https://tienglongta.com/2019/04/25/duong-hieu-nghia-hoi-ky-dang-do/)

-(15) Tuần lễ kết thúc chiến tranh ở Saigon, 30/4/1975

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA © 2005 Radio Free Asia

–(16) Những Ngày Cuối Cùng của Hạm Đội Hải Quân VNCH

Nguyễn Đức Thu, K16 Võ Bị Đà Lạt (Tập San Đa Hiệu 118, trang 167)

-(17) Phóng sự của Börries Gallasch và Terzani tại Sài Gòn tháng Tư 1975 (Spielgel số 21/1975)

Phạm Cao Phong, trích dịch (BBC Tiếng Việt) (trg. 38-42)


 

Trung Quốc cảnh báo Việt Nam: Đừng kết bè kéo cánh

Tổng hợp Báo Chí Hoa Kỳ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với người tương nhiệm Việt Nam Bùi Thanh Sơn là Việt Nam ‘cần cảnh giác trước việc tham gia bè cánh để chống đối nước khác trong khu vực’ nhân chuyến thăm hai ngày của ông Sơn đến Trung Quốc.

Ông Vương đưa ra lời khuyên với người đồng cấp Việt Nam không lâu sau khi ông Sơn thăm Mỹ và hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, trong đó hai bên cam kết thúc đẩy tin cậy song phương và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ mới được thiết lập.

Nói với ông Sơn, ông Vương đã kêu gọi hai bên cùng bảo vệ công bằng và bình đẳng quốc tế, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên những vấn đề lên quan đến lợi ích chủ chốt chung, bản tin của Tân Hoa Xã cho biết.

Ông Vương cũng được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi ông Sơn cảnh giác “đừng tham gia bè cánh để chống đối nhau trong khu vực và đừng lập những ‘tiểu hội’ nhằm gây tổn hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bản tin của TTXVN và các báo do nhà nước quản lý ở Việt Nam không cho biết những điều ông Vương nói như trên trong cuộc gặp với ông Sơn.

Cả hai vị ngoại trưởng, trong cuộc gặp hôm 4/4, đều khẳng định luôn xem đối phương là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, Tân Hoa Xã cho biết. Riêng ông Sơn còn được dẫn lời nói quan hệ với Trung Quốc là ‘lựa chọn chiến lược’ của Việt Nam.

Ông Vương đưa ra lời khuyên với người đồng cấp Việt Nam không lâu sau khi ông Sơn thăm Mỹ, ngày 26-27 tháng 3, và hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, trong đó hai bên cam kết thúc đẩy tin cậy song phương và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ mới được thiết lập.

Chuyến công cán của ông Sơn đến Quảng Tây diễn ra hơn hai tuần sau khi ông Lê Hoài Trung, trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, sang tỉnh Cát Lâm để hội kiến với người đồng cấp Trung Quốc là ông Lưu Kiến Siêu, trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Trung Quốc.

Sau ông Trung và ông Sơn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ đến Trung Quốc, trong chuyến công du dự kiến dài kéo dài 6 ngày kể từ ngày 7/4 theo lời mời của ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Nhân đại.

Như vậy, với chuyến đi của ông Huệ thì tất cả các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đều đã đi thăm Trung Quốc kể từ Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 hồi cuối năm 2022.

 

Trước đó, Bắc Kinh đã thể hiện thái độ bực bội khi Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Tokyo và Canberra, hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực vốn cùng chia sẻ mối quan ngại của Washington về Trung Quốc.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Manila quanh Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông,

Tàu Hải Cảnh lớn của Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu nhỏ tiếp tế của Phillipines.

Trung Quốc đã cáo buộc Philippines bị “thế lực bên ngoài giật dây” để “khiêu khích Trung Quốc rồi sau đó lu loa lên”.

 

Ngoại giao đu dây loại cây tre của Việt Nam sẽ kéo dài được bao lâu nữa thì rơi vào lòng tay của Tàu Cộng như lời cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đã từng nói: ” không đánh đổi  chủ quyền thiêng liêng của Đất Nước lấy một tình hữu nghị viển vông”

Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines ngày 22-5-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, “Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam.

Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói“, Thủ tướng cho biết.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Hy vọng lúc tranh chấp nổ ra Việt Nam sẽ biết tỉnh táo với kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng trước khi quá trễ, nhưng một khi đã lệ thuộc Trung Cộng thì hầu như không thể thoát ra khỏi vòng kim cô Trung Quốc với sức mạnh của tên lửa, phi cơ, tàu chiến và kinh tế siết chặt vào cổ Việt Nam làm nghẹt thở trong một khoảnh khắc.