Hôm qua mưa ngập toàn thành phố HCM

Do Duy Ngoc

Hôm qua mưa ngập toàn thành phố HCM, cũng từ hôm qua trên facebook của người Sài Gòn ướt sũng nước. Ai cũng than trời, đau khổ vì nước như lũ miền Tây. Lũ miền Tây mang theo tôm cá, phù sa, làm giàu cho đất và người. Lũ thành phố là tai hoạ. Nhưng theo tui, phải có những cơn lũ toàn thành thế này thì dân mới đặt được câu hỏi mấy chục ngàn tỉ đồng để chống ngập đã chảy vào đâu mà SG vẫn còn ứ nước?
Nhờ có mưa ngập phi trường Tân Sơn Nhất khiến hơn 20 chuyến bay trong và ngoài nước không đáp xuống được thì người ta mới lại đặt ra câu hỏi quân đội lấy 180 mẫu đất của phi trường để làm giàu cho ai khiến hệ thống thoát nước của sân bay bị ứ, phi đạo không mở thêm được, sân bay tù túng, chật hẹp và dự trù mở ở Long Thành, lại tiếp tục bóp họng dân với sưu cao thuế nặng để trả nợ tiền vay?
Nhờ những cơn lũ, chường ra những cán bộ ban ngành chống ngập lâu nay chỉ rung đùi bỏ túi từ hàng trăm dự án thoát nước, đến cơ quan để đi nhậu, chiều ung dung đi về vào quán hưởng lạc chứ không giải quyết được con mẹ gì mà phong bì thì thời nào cũng có?
Cũng nhờ cơn mưa lũ mới thấy chất lượng của những con đường với giá 1 tỉ đồng một mét đường bị ăn chận ăn bớt như thế nào vì nước mưa đã cuốn phăng những dấu diếm che đậy từ bên trong khi những ổ voi xuất hiện sau mưa.
Cũng nhờ mưa lũ mới thấy dân ta có sức chịu đựng khủng khiếp thế nào, nhẫn nhục thế nào. Từng đoàn người, từng đoàn xe lầm lũi dưới mưa. Những em bé đi học về ướt lem nhem, người mẹ tìm mọi cách vượt qua giòng chảy một cách tuyệt vọng, che chở con bằng những gì có được trong tay. Những người phu xe già còng lưng níu chiếc xe giữa giòng nước cuốn. Những người buôn gánh bán bưng luống cuống che những món hàng ít ỏi của mình mặc cho mưa rát mặt. Những chiếc xe tắt máy giữa biển nước, đoàn người đẩy xe đi như cơn mộng du vĩ đại. Tất cả đều chỉ có trách trời, nhưng thực chất, tội không bởi tại trời mà bởi lòng tham không đáy cùng sự ngu dốt đầy kiêu hãnh của con người.
Cũng nhờ mưa lớn ngập đường mới thấy cán bộ thành phố ta mặt trơ, trán bóng thế nào khi tất cả đều lặng im, không có hành động nào thể hiện trách nhiêm, không cảm thấy day dứt khi đã ăn biết bao tiền mà mưa lũ vẫn bao trùm thành phố!!!

Bởi mấy lí do trên, tôi không nguyền rủa cơn mưa chiều qua và những cơn lũ sắp tới. Tui còn cám ơn vì nhờ nó tất cả sự xấu xa, bỉ ổi đều được phô ra giữa thanh thiên bạch nhật. Hãy nguyền rủa cho chính xác thủ phạm của phố thành sông, đừng trách trời cao tội nghiệp.
27.9.2016

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!

Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.

Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.

Nhiều nhà phân tích thời cuộc từng nghĩ rằng cuộc chiến pháp lý nên diễn ra ở nước ngoài mới may ra giành lại công lý cho nạn nhân. Tôi nghĩ khác, chiến trường phải ở đây, nơi thảm họa đang xảy ra và nạn nhân đang sinh sống. Và công cụ pháp lý phải là vũ khí chiến lược, cần được sử dụng một cách uyển chuyển.

Do sai lầm pháp lý chiến lược của mình, nhà nước đã biến vấn đề thuần túy dân sự thành chính trị. Họ sẽ mãi mãi mệt mỏi vì nỗi ám ảnh chính trị này, bởi trận chiến pháp lý-chính trị chống Formosa chỉ mới bắt đầu, trừ phi họ phải sớm từ bỏ Formosa như từ bỏ con tàu Titanic chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi cơn phẫn nộ của toàn thể dân tộc này.

Như tôi đã nhiều lần cảnh báo trước đây, hàng ngàn đơn kiện của các nạn nhân sẽ tràn ngập Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khiến tòa này sẽ bị tê liệt. Hôm nay Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng hơn 600 nạn nhân Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã chứng minh điều đó. Những ngày sắp tới sẽ có hàng ngàn đơn kiện như thế được nộp theo đúng cách Linh mục Đặng Hữu Nam đang làm, khiến tòa án Kỳ Anh nghiễm nhiên trở thành nơi nóng bỏng nhất của ngành tư pháp toàn thế giới.

Việc cấm khởi kiện tập thể từ trước đến nay tưởng rằng khôn ngoan, vì cho rằng sẽ làm nhiều ngàn người có ý định khởi kiện cùng một đối tượng giống nhau phải e dè do ngại đáo tụng đình một mình. Nay các nguyên đơn không còn e ngại nữa, bởi họ đang đứng trước câu hỏi “tồn tại hay là không?”, đã biết đoàn kết lại cùng kéo nhau đi kiện. Tòa án nào chịu thấu?

Xin hỏi thẳng, sau ngày hôm nay, liệu nhà nước cộng sản dám đàn áp hàng ngàn nguyên đơn khắp nơi đến tòa án Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện không? Xin thưa, nếu đàn áp xảy ra, những vụ kiện thuần túy dân sự thế này sẽ nhanh chóng bùng lên thành cơn lốc chính trị thổi phăng cái chế độ ngày càng bộc lộ bản chất phản dân của mình ngay lập tức.

(Le Cong Dinh)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

RFA

Ảnh của nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến – phải gọi như vậy – của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS – đã biện bạch rằng: ” Không ai chọn được láng giềng“, thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: “Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá” – Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời “tuyên thệ” được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua… Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa” rồi thì “tổn hại cho đất nước?”…

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng “biển đã hết độc”… nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng… để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến?

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và… vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh… Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn

Chúng tôi đã có bài viết: “Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?”. Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm “hỗ trợ” và “đền bù” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự “hỗ trợ” từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.

Hà Nội, ngày 27/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nhạc chế Mưa Sài Gòn

httpv://www.youtube.com/watch?v=1_HoDbU9i90

Nhạc chế Mưa Sài Gòn – Anh soái ca dũng cảm chụp chiếc xe trôi sông – Chất lượng đường sau cơn mưa

 

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Nguoi-viet.com

Một trong những tấm ảnh chụp cảnh ngập lụt chiều 26 tháng 9 tại Sài Gòn. Hàng chục ngàn người dùng Internet đã “like” chú thích của một facebooker cho tấm ảnh này: “Ðây không phải Sài Gòn. Ðây là ‘hồ’… chí minh.” (Hình: facebooker Tung Tin)

SÀI GÒN (NV) – Dù trận mưa nhấn chìm Sài Gòn chiều 26 tháng 9 đảo lộn sinh hoạt thường nhật của thành phố này, khiến dân chúng hết sức phẫn nộ, song chắc chắn nó sẽ giúp một số người cảm thấy vui.

Những lời oán thán từ việc nhiều trục đường chính, nhiều khu dân cư, kể cả những khu dân cư trước nay chưa bao giờ bị ngập, giờ chìm dưới cả thước nước, sự kiện phi trường Tân Sơn Nhất lại tạm ngưng hoạt động vì tái ngập, rồi các video clip được đưa lên Internet cho thấy, tại một số nơi, nước chảy cuồn cuộn như thác, cuốn xe hai bánh gắn máy trôi như lá khô, lượng người đầu đội mưa, chân ngâm trong nước trào lên từ cống rãnh, nhích từng centimeter tìm đường về nhà lên tới hàng triệu,… sẽ giúp việc giải ngân cho “Dự án giải quyết ngập do triều” thuận lợi hơn.

Vài tiếng trước khi Sài Gòn ngập chưa từng thấy, sáng 26 tháng 9, chính quyền thành phố Sài Gòn công bố “Dự án giải quyết ngập do triều” với chi phí lên tới 21,000 tỉ đồng. Theo đó, dự án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 ngốn 10,000 tỉ đồng. Giai đoạn 2 ngốn 11,000 tỉ đồng.

Giống như nhiều lần trước, chính quyền thành phố Sài Gòn quảng cáo, “Dự án giải quyết ngập do triều” sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường của thành phố này. Sau khi hoàn tất, các công trình của cả hai giai đoạn sẽ kiểm soát ngập trên phạm vi 570 cây số vuông ở bờ hữu sông Sài Gòn, nơi cư trú của khoảng 6.5 triệu dân. Nhờ vậy sẽ “nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh và thay đổi bộ mặt thành phố Sài Gòn, tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước.”

Trận mưa ngay sau đó đã giúp rửa sạch mọi thắc mắc. Chi tiền chống ngập tiếp tục trở thành cấp bách như đã từng rất cấp bách!

Chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, chính quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24,300 tỉ để chống ngập nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn càng ngày càng trầm trọng hơn: Dễ ngập, ngập vừa sâu vừa lâu, thậm chí không ít lần Sài Gòn lụt nặng chẳng phải do mưa mà chỉ vì thủy triều dâng cao!

Nhiều chuyên gia từng khẳng định, vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn không phải do “biến đổi khí hậu” mà vì quản lý tồi!

Cho dù việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng chính quyền thành phố này vẫn ra lệnh lấp khoảng 30% diện tích sông và kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4,000 hecta bị lấp và bị lấn chiếm.

Tháng 10 năm ngoái, giới hữu trách ở Sài Gòn loan báo sẽ chi 300 tỉ để khôi phục lại kênh Hàng Bàng – con kênh mà những viên chức tiền nhiệm từng ra lệnh lấp vào năm 2000. Việc cho phép lấp một phần hoặc toàn bộ sông, kênh, rạch để xây dựng đủ loại công trình đã ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng, nay, khi khôi phục lại sẽ ngốn thêm hàng chục ngàn tỉ đồng nữa.

Vào cuối năm 2014, khi được mời góp ý để tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn, một số chuyên gia về thủy lợi, khí tượng-thủy văn, tài nguyên-môi trường đã từng khẳng định, Sài Gòn khó mà hết ngập bởi các dự án chống ngập đã lạc hậu với thực tế. Việc chống ngập cho Sài Gòn đang đi theo hai hướng ngược nhau. Ðó là các nghiên cứu sâu để tạo nền móng chắc chắn cho tính khả thi của các dự án rất mỏng manh nhưng quy mô các dự án lại rất lớn. Theo họ, các dự án thực hiện theo những quy hoạch đã được duyệt đều thiếu nghiên cứu sâu trong khi lẽ ra phải làm ngược lại.

Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, một viên phó chủ tịch thành phố Sài Gòn tên là Nguyễn Hữu Tín, tỏ ra rất hoang mang, bởi chẳng lẽ phải tháo hàng trăm cây số cống thoát nước mới làm lên để làm lại (?). Ông Tín trách rằng, đó là tiền của dân, dùng không có kết quả, giờ chót bảo là lạc hậu, không phù hợp thì… biết nói thế nào (?).

Bất kể ông Tín lúng túng không biết nói thế nào, cuối tháng 8 năm 2015, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê duyệt đề nghị vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục thực hiện các quy hoạch hiện có nhằm chống ngập ở Sài Gòn!

Bởi việc chống ngập ở Sài Gòn đã được thủ tướng mở đường, tháng 10 năm 2015, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ chi và vay để chi thêm 68,000 tỉ nữa nhằm… chống ngập. Tháng tiếp theo (tháng 11 năm 2015), chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập trị giá 68,000 tỉ đồng.

Ba khu đất là công thổ đã vào tay các chủ đầu tư, các dự án chống ngập đã khởi công, tháng 6 vừa qua, dân chúng Việt Nam sững sờ khi mục kích diện mạo của một trong những công trình chống ngập thực hiện từ nguồn 68,000 tỉ vừa kể: Chủ đầu tư của công trình chống ngập ở đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thành phố Sài Gòn đã cho xây hai bức tường cao từ 40 centimeter đến 1.3 mét, dài 3.5 cây số, cặp sát cửa khoảng 500 căn nhà, cổng hàng trăm cơ quan hành chính, hãng xưởng, trường học, cửa hàng và lối ra vào của hơn 40 con hẻm. Nếu nền đường được nâng lên ngang với mặt hai bức tường vừa xây xong, tất cả các đơn vị dân cư nằm hai bên đoạn đường Kinh Dương Vương chạy từ vòng xoay An Lạc tới vòng xoay Mũi Tàu sẽ thấp hơn bề mặt vỉa hè từ 60 centimeter đến 1 mét. Mọi người sẽ buộc phải chui ra, chui vào chứ không thể ra vào một cách bình thường nữa. Do nước từ đường Kinh Dương Vương sẽ được… chuyển hết vào các khu dân cư, cuối cùng, công trình chống ngập vừa kể đang được xem lại.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ viên chức nào phải chịu trách nhiệm về chuyện đã tốn quá nhiều tiền chống ngập song tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn vẫn theo khuynh hướng năm sau trầm trọng hơn năm trước! Ngập lụt tại Sài Gòn đã và đang làm hàng chục triệu người buồn nhưng giúp một số người vui. Dẫu rất nhỏ nhoi nhưng thiểu số đó dư khả năng để duy trì niềm vui của họ. (G.Ð)

Người Việt âm thầm ra nước ngoài: ‘Cuộc di cư đau lòng’


Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.

Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Chị là người phụ nữ có cá tính mạnh, thích dịch chuyển, đồng thời là tác giả của bộ sách du ký “Lên đường với trái tim trần trụi” gồm 2 cuốn “Tôi là một con lừa” kể về chuyến đi lần theo dấu vết di cư của loài người và “Con đường Hồi giáo” thuật lại hành trình đến 13 nước vùng Trung Đông.

PGS Tiến sĩ Phương Mai là người đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” giữa lúc ngày càng có nhiều cuộc di cư, trong đó có nhiều người Việt, đang diễn ra trong thời gian gần đây. Theo chị, không có một cuộc chiến niềm tin nào cả, nhưng có sự giao hàm giữa khủng hoảng đức tin và khủng hoảng niềm tin, một trong những căn nguyên của cuộc tị nạn thời bình này.

Từ “khủng hoảng đức tin”…

Chị Phương Mai cho biết, cũng giống như rất nhiều người Việt khác, chị lớn lên trong một gia đình theo tam giáo. Chị nói “tín ngưỡng của Việt Nam nằm trong máu thịt người Việt rồi. Không chỉ các quan chức mà cả những người làm kinh tế, ở nơi nào mà họ tìm được sự phù trợ thì họ sẽ tìm đến để cúng bái”.

Chị nói thêm, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền. Bây giờ đi vào chùa không còn là để vãn cảnh nữa mà gần như là một sự cạnh tranh, hối hả, bon chen nhau đặt đồ cúng, rồi nhét tiền lẻ vào tay tượng ở khắp nơi trong chùa.

Chị chia sẻ: “Chùa chiền mà như chiến trường thì có thể thấy họ có cái nhìn hơi sai khác về đức tin, về tôn giáo, về tín ngưỡng. Có thể họ thấy quan lại ở ngoài thực tế cuộc sống có thể mua được, thậm chí thánh thần cũng có thể mua được thì có thể giải thích cho khủng hoảng niềm tin, khi niềm tin vào cuộc sống không có.”

…đến “tị nạn niềm tin”

PGS Tiến sĩ Phương Mai tâm sự, những người bạn của chị khi thấy bi quan với thực tế cuộc sống, họ đi tìm một nơi để thư thái tâm hồn bằng cách vào chùa chiền thì cũng nhìn thấy một thực tế không khác gì mấy. Họ sẽ tự hỏi ở đâu họ có thể tìm thấy sự công bằng, văn minh, tương lai cho con cái của họ.

Chị kể câu chuyện về một người bạn đã lên kế hoạch rất chi tiết và cẩn thận cho cả gia đình đi định cư ở nước ngoài. Người bạn này có một công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, có vài căn nhà ở trong Sài Gòn và ngoài Hà Nội, nhưng “bạn ý không muốn con cái phải sống cuộc sống đôi khi phải gù lưng thì mới sống ổn”. Và vấn đề quan trọng là người bạn đó “sợ con cái họ không có đủ thời gian để hưởng thành quả của một xã hội văn minh cho trọn”.

Chị đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” sau buổi trò chuyện với người bạn này.

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.

Khi được hỏi có phải chính chị cũng đang “tị nạn niềm tin” không, chị Phương Mai cho biết, chị quyết định ra nước ngoài sinh sống và làm việc là vì lý do cá nhân. Chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Mặc dù vậy, đôi khi chị cũng tự vấn liệu mình có mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam hay không, và câu trả lời hiện nay vẫn là không.

Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận đó là một câu hỏi khó, chỉ có thời gian và thực tế mới trả lời được bởi nếu về Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những điều chướng tai gai mắt thì chưa chắc chị vẫn có thể giữ nguyên câu trả lời đó.

Chị nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc đâu. Có thể lúc đó tôi cũng lại giống như những người bạn tôi, cũng lại mất niềm tin thì sao?”

“Cái vấn đề là chúng ta sống trong môi trường tham nhũng, sống trong môi trường gù lưng, gần như thành Chí Phèo ai cho tao lương thiện, sống trong xã hội mà ai cũng cho rằng phải đút lót thì công việc mới suôn sẻ. Nếu tôi phải đối mặt với cái thực trạng như thế thì cũng không đủ tự tin để mà giữ vững cái ý nghĩ mình có thể nhìn thấy tương lai ở Việt Nam, mình có thể tin mình tồn tại, mình sống hạnh phúc, mình theo đuổi những cái đam mê của mình khi trở lại Việt Nam.”

Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư.

Vậy câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt hơn, thì tại sao họ lại bỏ đi?

Theo PGS Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, cuộc di cư này diễn ra âm thầm và không phải ai cũng biết đến, nhưng nó lại là cuộc di cư đau lòng. Đau lòng hơn cả so với cuộc di cư của các thuyền nhân Việt Nam. Chị cho biết:

“Chúng ta đang có một cuộc di cư khác, một cuộc di cư thứ hai âm thầm hơn. Không ai bắt buộc họ cả, họ cũng chẳng chạy trốn một cái xã hội, một cái chế độ nào cả, nhưng mà họ đi tìm đến vùng đất mới vì ở nơi đó tốt đẹp hơn, như người ta nói là đất lành chim đậu và con số này khá là cao. Khi họ di cư ra nước ngoài, họ mang theo rất nhiều thứ mà chúng ta đang cần, không những là sức người sức của mà còn là kiến thức, tài năng.”

Chị Phương Mai chia sẻ niềm tin là thứ được xây dựng và bồi đắp từng chút một. Nó không phải là sự va chạm, đối đầu giữa hai khái niệm hoặc hai chủ thể mà nó là sự trôi dần đi, mòn dần đi. Chị nói “người ta không thể tìm thấy niềm tin ở đây thì người ta sẽ cố gắng tìm niềm tin ở nơi khác”. Phải chăng đó là lý do vì sao có một cuộc “tị nạn niềm tin” đang âm thầm diễn ra ở Việt Nam?

Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

 Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

 Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Phần lớn những vị lãnh đạo của ĐCSVN đều rất quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cây gì hay nuôi con gì là hai câu hỏi đầu môi của họ.

Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:

– Trồng những cây gì thế kia?

Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:

– Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ. Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:

– Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!

Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm… thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi. Từ lúc TBT quát tháo như thế, không khí của đoàn trầm lặng. Hầu như không ai nói gì cả. (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).

Đồng chí TBT đã “quát” như thế thì mọi người đều im thin thít là phải. Im lặng là vàng. Loại vàng này được xử dụng ở mọi cấp, và mọi nơi, từ Nam chí Bắc:

Một chiều, Duẩn phàn nàn rằng ông đã bảo Thành uỷ Hà Nội làm bàn ghế, giường tủ bán chịu cho công nhân viên, trừ lương hàng tháng hay trả dần nhưng họ không nghe. Duẩn nói: Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ? (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Thảo nào mà báo Tuổi Trẻ không tiếc lời ca ngợi rằng “anh Ba là ngọn đèn sáng hai trăm nến … là biểu tượng sáng ngời của sự lãnh đạo tài tình của Đảng.” Quyền lực cùng hào quang của ông Lê Duẩn không chỉ làm cho đất nước “sáng ngời” mà còn là niềm ước ao, và khát khao của rất nhiều đồng chí khác.

Ai vào Đảng mà không mong (thầm) có ngày được trở thành  TBT? Chức vụ cao cả này, tiếc thay, chỉ do một người nắm giữ; do đó, mỗi nhiệm kỳ, trong số vài triệu đảng viên mới có một người được may mắn ở vào vị trí này. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện là kẻ … đang may.

Chỉ có điều không may là hào quang quyền lực của chức vụ TBT, hiện nay, không còn được “rực rỡ” như xưa nữa. Miệng người sang hết gang/hết thép, đã đành; chính bản thân “người” vẫn thường bị chúng chửi như tát nước:

Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.

Ủa, ai mà bảnh dữ vậy cà? Dám gọi đồng chí TBT là “thằng” tỉnh queo vậy sao?

G.S. Tương Lai chớ ai!

Chuyện đâu đuôi như vầy: Ngày 17 tháng 9 năm 2016 vừa rồi, biên tập viên Mặc Lâm – RFA – có bài viết liên quan đến lời phát biểu (“Phải xây dựng văn hoá khinh bỉ”) của ông Đinh Thế Huynh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nguyên Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam.

Ảnh: RFA

Theo nhận xét của Mặc Lâm thì đây “là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống.” Để rộng đường dư luận, họ Mặc còn “có cuộc trao đổi ngắn với G.S. Tương Lai – nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, kiêm nhiệm Tổng Biên Tập Tạp Chí Xã Hội Học – về lời phát biểu thượng dẫn.

Xin nghe thêm vài câu hỏi/đáp nữa giữa hai nhân vật này:

Mặc Lâm: “Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư ?”

Giáo sư Tương Lai: “Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng ‘khinh nhau như mẻ”.

Úy trời, đất, qủi, thần ơi! Cái ông giáo sư này gan còn hơn Nhựt Bổn nữa à nha. Hết kêu đồng chí TBT bằng “thằng,” rồi lại mắng ông Ủy Viên Bộ Chính Trị (Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương) là …  “ngu xuẩn” nữa.

Nhớ cái đận mà Tố Hữu làm Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương coi. “Bọn Nhân Văn” có ai dám mắng ông ta (ngu) đâu mà cả đám đều bị hành cho tới bến.

Thưở đó đúng là thời hoàng kim của Đảng. Thời này, tiếc thay, nay không còn nữa. Giờ thì chả còn “triều đình áo mão” gì ráo. Lỡ mà G.S. Tương Lai có gọi bác Hồ bằng “thằng” thì chắc cũng huề luôn, xá chi mấy chú (lắt nhắt) cỡ như Đinh Thế Huynh hay Nguyễn Phú Trọng!

Mà chả cần tới bằng cấp tiến sĩ hay tước vị giáo sư/viện trưởng mới dậy dỗ được chúng nó đâu, thường dân Trần Thị Thảovẫn có thể lớn tiếng thoá mạ “từ sáng cho tới trưa luôn” mới thôi:

Tiên sư cha chúng mày chứ! Về già rồi thì ở nhà với con với cháu, tìm những việc làm chính đáng, để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đây chỉ toàn đi bám theo cái lũ bán nước! … Tiên sư cha chúng mày! Ngày hôm nay tao không đi ra được Bờ Hồ biểu tình chống TQ xâm lược, tao chửi chúng mày từ giờ đến trưa luôn!

Là người dân VN phải hiểu và phải biết nhục chứ! Cam tâm làm nô lệ cho Tàu mà không biết nhục? Cả thế giới người ta lên án, cả Tòa án Trọng tài Quốc tế người ta lên án… mà đến bây giờ chỉ có một lũ tay sai VN đi bênh cho Tàu. Không biết nhục! Tiên sư cha chúng này! Bà không sợ đâu.

Lịch sử sẽ lên án chúng mày, cả một chế độ thối nát, từ trên xuống dưới!” 

Bà Trần Thị Thảo. Ảnh: Anhbasàm

Trần Thị Thảo mắng không sót một thằng:từ thằng công an đứng đường kiếm thêm chút cháo đến thằng TBT ngồi nhận quà cáp thay cho tiền hối lộ. Ngày hôm sau, sau hôm chửi (như hát) bà chia sẻ “một chút tâm sự” như sau:

“Như thường lệ, sáng nào tôi cũng ghé qua hàng thịt ở chợ Bách Khoa để mua thức ăn. Đến trước tôi có một cô gái trẻ, cô đang chờ anh hàng thịt tính tiền. Thấy tôi đến, anh hàng thịt cười rất tươi và đon đả:

– Bà mua thịt gà hay thịt lợn ạ ? …và thế là anh ta bỏ mặc cô khách hàng trẻ đứng chờ .

Thấy vậy , tôi nói ngay:

– Bà đến sau, cháu cứ cân và tính tiền cho cô gái này đi, bà chờ cũng được.

Nghe tiếng tôi nói, cô vợ anh hàng thịt từ quầy bên vội chạy sang cân hàng cho tôi. Vừa làm cô vừa nói :
– Bà ơi, bà chửi hay quá (có lẽ cô tránh nói từ cộng sản), hôm nay thịt gà ngon bà ăn nhiều vào cho ngọt giọng rồi chửi tiếp nha…

Mặc dù là một chuyện rất nhỏ, nhưng đã làm tôi vui suốt từ sáng cho đến tận bây giờ các bạn ạ.”

Thái độ của vợ chồng cái anh hàng thịt này lại khiến tôi nhớ đến sự bất nhẫn của G.S Tương Lai: “Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi.”

Đời PHÙ-DU hay đời THIÊN-THU?

Đời PHÙ-DU hay đời THIÊN-THU?

reactions money cash rich bills

   Con người ngày nay xem ra họ rất cần TIỀN và chỉ cần TIỀN!Vì TIỀN mà họ bỏ rơi nhau, làm hại nhau, có khi loại trừ nhau!!! Có những gia đình ngày xưa nghèo chỉ ăn mắm muối mà hạnh phúc bên nhau, nay có lắm TIỀN nhiều của thì tranh giành lẫn nhau và xa rời nhau! Có những bạn bè khi cơ hàn là bạn chí cốt của nhau đến khi giầu sang lại quên đi tình nghĩa năm xưa! Có những mối tình phải ngậm ngùi chia tay chỉ vì đồng TIỀN xem trọng hơn con người mình yêu!!!

   Cuộc đời vẫn là thế! Tình người dễ thay trắng đổi đen! Có thể vì một chút bổng lộc mà làm hại lẫn nhau. Người ta sống như thể không bao giờ chết. Sống giành giựt lẫn nhau. Bon chen, lừa đảo và làm hại lẫn nhau chỉ vì TIỀN! Một cuộc sống đề cao đồng tiền thì khác chi một chiến trường cạnh tranh đầy khốc liệt! Một cuộc sống chỉ lo tranh giành làm sao có giây phút tận hưởng cuộc sống mà Chúa đã tặng ban?

   Tôi nhớ có một bài thơ của ai đó viết rằng:

television party sex angel like

Ta cứ tưởng trần-gian là cõi thật,
Thế cho nên tất-bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc,
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!!!

   Nhưng rồi với những ngày tháng tất-bật ngược-xuôi, đã giúp con người khám-phá ra sự thật của kiếp người! Một kiếp con người thật MONG-MANH, thật PHÙ-DU!!!

 stranger things funeral season 1 netflix roses

Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ,
Cuộc-đời này chỉ tạm-bợ mà thôi!
Anh và tôi giàu-sang hay nghèo-khổ,

Khi trở về CÁT BỤI cũng trắng tay!!!

   Nếu hiểu rằng CUỘC-ĐỜI LÀ PHÙ-DU, thì xin đừng tranh-chấp! Đừng tích-lũy của cải phù-vân! Hãy sống cho vui-vẻ với cuộc-đời và với mọi người!!!

cinemagraph john funeral wick

Cuộc-đời ta phù-du như cát bụi!

Sống hôm nay và đâu biết ngày mai?

Dù đời ta có dài hay ngắn-ngủi!

Rồi cũng về với cát bụi mà thôi!!!

   Và hãy sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thay cho những bon-chen ganh-ghét, hận-thù nào có ích chi?

Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét,
Ðừng hận-thù tranh-chấp với một ai!
Hãy vui sống với tháng ngày ta có,
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui!!!

   Nếu ta biết sống cho nhau và vì nhau, ta sẽ không bao giờ nuối-tiếc vì cuộc đời đã qua! Con người chỉ tiếc-nuối khi mình sống quá ích-kỷ mà làm tổn-thương đến đồng-loại mà thôi!!!

 

cemetary

Khi ra đi cũng không còn nuối-tiếc,
Vì ðời ta đã sống trọn kiếp người!
Với tất cả tấm lòng thành thương mến,
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen!!!

   Con người cần phải hiểu được nguyên-lý của tạo-vật: Là CÁT TA SẼ TRỞ VỀ VỚI BỤI! Lúc đó ta mới sống không bon-chen, không tích-lũy, nhưng luôn yêu-thương quảng-đại trao ban cho tha-nhân!!!

 movies religion ritual burial cremation

Ta là cát ta sẽ về với bụi!

Trả trần-gian những cay-ðắng muộn-phiền!

Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy,

Không còn buồn lo-lắng chốn trần-ai!!!

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Sự kiêu ngạo và thân phận con người.

Sự kiêu ngạo và thân phận con người.

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Vì phàm ai tôn mình lên s b h xung; còn ai h mình xung s được tôn lên. (Luca 18,14b)

Sự kiêu ngạo, thiếu khiêm nhường là bản chất của con người. Muốn rèn luyện đức khiêm nhường phải học hỏi, suy tư, lắng nghe và suy ngẫm lời Chúa để từ từ sửa đổi bản thân mình. Lúc sống trên dương thế, sự kiêu ngạo, vì cái tôi quá lớn thường làm cho cuộc đời của chúng ta gặp nhiều gian truân, khúc khuỷu, đưa đẩy chúng ta đến những hoàn cảnh ta không muốn, không lường trước được.

                 1)  Câu truyện về tháp Ba-ben.

 Thông thường con người luôn luôn xem cái tôi của chính mình là lớn lao, là vĩ đại. Nhân loại đầu tiên là ông Adam và bà Ave bị cám dỗ muốn ngang bằng ông Trời, muốn biết hết mọi sự nên đã ăn “trái cấm” và bị đuổi khỏi vườn địa đàng.

Chuyện tháp Ba-ben

Trong sách Sáng thế chương 11 ( câu 1 đến câu 9) có ghi:

Họ kiêu căng muốn xây một tháp cao tận trời  nhưng bị Thiên Chúa trừng phạt thói kiêu căng, ngạo mạn ấy…làm cho họ không hiểu ngôn ngữ của nhau và họ phải dừng xây dựng công trình này lại và bị tản ra khắp nơi trên mặt đất.

1 Thuở ấy mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau , họ kiêu ngạo, họ muốn lên thẳng tới trời cao nên:  Họ nói “Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lừng lẫy …”vì thế Đức Chúa Trời không muốn để họ kiêu ngạo quá như vậy nên  Đức Chúa nói:  Nào! Ta xuống và làm tiếng nói của họ bị xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa.” và phân tán họ từ chỗ đó ra khắp nơi trên mặt đất và họ phải thôi không xây thành phố nữa.   Bí ẩn về tháp Ba-ben trong Kinh Thánh

                    2) Sự kiêu ngạo của cộng sản Bắc việt:

 Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, khi người cộng sản miền Bắc chiếm được miền Nam Việt nam bằng quân sự họ rất kiêu ngạo, tự mãn. Họ là số một trên thế giới,  tự xưng mình là “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Lê Duẩn đã từng tuyên bố “ba dòng thác cách mạng” sẽ  tiêu diệt các nước tư bản Mỹ, Pháp, Anh, Đức v.v Họ trịch thượng không cần giao dịch với các nước Tây phương như Mỹ, Pháp Anh cho rằng kẻ cựu thù, chỉ giao dịch nước duy nhất là Liên sô và các nước Đông Âu mà thôi.

Họ tưởng rằng sau khi chiến thắng miền nam rồi họ có thể làm được mọi sự ngay cả về phát triển kinh tế hay về an sinh xã hội. Họ bắt chước Liên sô, quốc hữu hóa tất cả nhà máy của tư nhân ở miền nam và bắt mọi người làm ăn buôn bán phải vào hợp tác xã. Làm ruộng, hớt tóc, bán quán tạp hóa nhỏ cũng phải vào hợp tác xã. Hậu quả sau 10 năm, nền kinh tế miền nam hoàn toàn kiệt quệ, thiếu gạo, phải ăn bo bo, hàng hóa khan hiếm, cái gì cũng thiếu thốn. Do đó, để sống còn,  họ phải quay trở lại kinh tế thị trường. Để đỡ mắc cở họ gọi là đổi mới, kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” . Không ai có thể giải thích được “định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì.?

Hậu quả của sự kiêu ngạo này đã còn tác động lên toàn dân Việt nam, làm cho đất nước không chịu phát triển, một đất nước nghèo nàn, tụt hậu so với các nước khác ở Đông Nam Á.

                    3) Chuyện anh Nguyễn:

Anh Nguyễn vượt biên qua Mỹ đầu thập niên 1980, anh đã cố gắng, chăm chỉ làm việc hết sức  trong thương trường và anh đã rất thành công. Sự thành công trong thương trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng anh Nguyễn. Anh cho rằng mình đã thành công lớn, có nhiều tiền và tâm lý của anh Nguyễn là lúc nào cũng cảm thấy mình hơn người khác. Anh Nguyễn cho rằng khó có người nào theo kịp anh ,thành công như anh.Thấy người khác thành công tự nhiên anh Nguyễn không ưa vì anh không muốn có người thành công như mình hay hơn mình. Do đó không bao giờ anh khen bất cứ ai trong thành phố anh ở. Anh luôn luôn tìm khuyết điểm người khác để chê bai. Với tâm trạng hơn người của anh, anh không hài lòng với bất cứ người nào mà anh tiếp xúc.  Anh là người tự ái rất cao. Anh không thích người nào làm trái ý anh. Anh cũng không thích người nào có ý kiến khác biệt với anh. Anh không sống được với người vợ nào cả.

Anh có rất nhiều “bạn gái” nhưng anh vẫn sống một mình, anh không chọn được người nào làm vợ anh cả. Anh chỉ thích sống một mình vì anh chỉ yêu chính mình anh mà thôi.   Anh giống với anh chàng  Narcissus  trong huyền thoại Hy Lạp.

narcissus

Anh chàng  Narcissus

 Anh từng nói: “ Tôi đến tuổi về hưu rồi, tuổi gần đất xa trời rồi, phải ăn nhậu, ăn chơi cho đã trước sau gì cũng chết. Chết là hết.” (1)

Đó là quan niệm sống của anh Nguyễn mà một số người cũng thích sống “độc thân”  ăn chơi, vui chơi như vậy.

Sự thành công, sự giàu có dẫn đến sự tự cao, tự đại làm cho họ cô đơn vì họ không thể sống cùng, sống với bất cứ người thân yêu nào ngay cả với vợ (chồng) hay con cái của họ nữa.

Về ông chủ của Iphone Apple là Steve Jobs

steve-jobs

Chính Steve Jobs cũng phải viết: Trong lúc này trên giường bnh vin, hi tưởng v cuc đi, nhng li khen ngi, t cao, t hào v tài sn nhưng tôi cm thy tht vô nghĩa trước t thn, cái chết. Chính ông đã phải than thở :

 Tuy vậy phía sau của công việc tôi có rất ít niềm vui. 

Không thể dùng tiền để thuê người mang bệnh cho bạn.

Thượng Đế to dng chúng ta đ cm nghim được tin yêu trong tim, ch không phi nhng o tưởng v tin tài, danh vng như tôi đã làm trong sut cuc đi nhưng không th đem theo tôi được.

Làm ơn hãy nâng niu và nhận thức được giá trị tình yêu gia đình, tình yêu bạn đời và tình yêu bạn hữu, gìn giữ sức khỏe cho bạn và chăm sóc đồng bào của bạn.”

Kết:  Tôi sực nhớ đến Thánh Luca 18 ,câu 14b.

“ Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống thì được tôn lên”

Rồi kinh nhật tụng hàng ngày thường đọc :

Con xin dâng các lễ Misa , các Thầy cả ở khắp tứ phương thiên hạ làm trong ngày hôm nay, để Chúa con thương đến các kẻ có tội đang mong sinh thì bây giờ và sẽ CHẾT TRONG NGÀY HÔM NAY. Chớ gì máu châu báu Đức Chúa Giêsu là Đấng chuộc tội làm cho Chúa con thương đến các kẻ ấy.

Câu kinh này tôi rất yêu thích và đã giúp cho tôi rất nhiều trong cuộc sống  là lúc nào cũng nghĩ sẽ CHẾT TRONG  NGÀY HÔM NAY để định hướng cho cuộc sống của mình, để luôn có niềm vui trong đời này và hy vọng hạnh phúc thiên đàng trong đời sau.

25-09-2016

Tác giả : Phùng văn Phụng

(1) Xem thêm: Chết là hết

Thơ Bùi Chí Vinh

Thơ Bùi Chí Vinh

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
2016-09-24

RFA

1385425_346712252141330_267839227_n.jpg

Nhà thơ Bùi chí Vinh trong ngày khai mạc triển lãm tranh sơn dầu tại Nhà Triển Lãm Thành Phố.

Courtesy of Bui Chi Vinh’s facebook
“Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành
Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh
Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh
Nhà tù phát triển nhiều như thế

Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu.
– Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Kẻ sĩ làm sao dám học hành
Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!”

Đây là bài thơ có tên “Sinh nghi hành” của nhà thơ Bùi Chí Vinh do Hoàng Việt đọc.

Bài thơ như một clip video ngắn tô đậm những nhân vật của cuộc sống mà tất cả đang láo liên giữ lấy phần tốt nhất của xã hội cho mình. Bài thơ dựng lại cái hồn vía bên trong con người, dù ăn mặc sang trọng hay rách rưới, dù công nhân hay cán bộ họ len lén nhìn nhau mà sợ bị người kia hãm hại mình trong lúc sơ ý hay lơ đễnh.

Bài thơ ngắn và vẫn ngôn ngữ đầy chất giang hồ của Bùi Chí Vinh làm cho người đọc, người nghe có cảm tưởng anh đang cầm chiếc máy quay phim chỉa thẳng vào mình để rồi sau đó lại thở ra vui mừng vì không phải mình trong ấy.

Mặc Lâm: Chào nhà thơ Bùi Chí Vinh, rất vui được tiếp chuyện với anh ngày hôm nay trong chương trình Văn hóa nghệ thuật của đài Á châu tự do.

Thưa anh, chúng tôi vừa nhận được một bài thơ của anh nhưng không biết anh sáng tác vào dịp nào? Bài thơ có tên là “Sinh nghi hành”, cái tựa thôi đã gây một ấn tượng rất lớn, chữ “hành” tuy cũ nhưng khi nằm cạnh “sinh nghi” thì nó thành mới, nó có vẻ gì đó làm cho người ta tò mò. Anh có thể cho biết là bài thơ làm hồi nào? Từ xưa hay chỉ mới đây?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Bài này viết từ thập niên 80, thời kỳ rong ruổi giang hồ, thời không có công ăn việc làm, sống bằng nghề đạp xích lô, bán ve chai, làm công nhân xưởng nguyên liệu, làm ở xưởng đồ chơi, làm tất cả nghề để mưu sinh, kiếm sống. Tôi được tiếp xúc lại với tất cả những nhân vật trước khi tôi đi bộ đội, tức là thời kỳ tôi còn làm báo. Từ các tổng biên tập cho đến bí thư Thành ủy cho đến phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch thành phố, Ủy viên Trung ương Đảng… tức là người ta chỉ bằng mặt nhưng không bằng lòng, người ta sống không tin tưởng lẫn nhau, và bài thơ “Sinh nghi hành” xuất hiện vào lúc đó.

Đất nước tang thương

Mặc Lâm: Nhưng tại sao bao nhiêu chục năm qua rồi mà bài thơ theo tôi nhận xét thì như là anh mới vừa nói chuyện ngày hôm qua vậy? Vì trong này có một câu nói về Kiều, anh nói là:

“Thúy Kiều phát triển nhiều như thế

Thảo nào đất nước hóa lầu xanh.”

Ngay câu này đã làm cho người ta liên tưởng rằng, chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua giữa một người tên Nga và một người tên Mỹ đang ồn ào dư luận, đây có phải là một sự trùng hợp hay không? Hay xã hội vẫn tiếp tục lặp lại những gì mà nó vốn có từ xưa tới nay không thay đổi thưa anh?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Một bài thơ lớn bao giờ nó cũng mang tính chất tiên tri. Bài thơ này lúc làm không có bút mực nào ghi lại, chỉ đọc trên bàn nhậu anh em giang hồ thôi, sau đó anh em họ truyền khẩu gần như cả nước và nước ngoài. Những anh em đi ra nước ngoài cũng mang theo bài thơ đó.

Một bài thơ đậm dấu ấn trong lòng người đọc, nó tồn tại mãi bởi vì nó có tính cách dự báo, tiên tri trước những gì sẽ xảy ra. Anh có thể thấy nó trùng hợp với những gì xảy ra gần đây, nóng bỏng. Một đất nước tráo trở như thế, người phụ nữ, người đàn ông, tất cả cư xử nhau một cách nhỏ mọn, đề phòng lẫn nhau, thậm chí chụp giựt, trục lợi lẫn nhau, những cái đó luôn luôn lặp lại, cái vòng quay lịch sử luôn luôn lặp lại, đất nước này như một cô gái điếm phải bán thân nuôi mình… đều làm những công việc như thế.

Người bán và người nhận đều tính giá của món hàng, đất nước giả dối “sinh nghi hành” vậy đó. Đặc biệt tập trung vào vấn đề tình ái, vấn đề này phát triển nhiều như thế… Tạo ra cảnh tang thương cho đất nước mình.

12977039_845043585641525_1738917678368504528_o.jpg
Một bài thơ của nhà thơ Bùi Chí vinh được dịch sang ngoại ngữ khác.

Mặc Lâm: Đó là nói về số phận của những người đàn bà. Về kẻ sĩ trong xã hội, anh là một trong những người đã viết cho những tờ báo lớn và cũng là người làm thơ nữa, thì cũng có thể nói là một kẻ sĩ, nhưng anh lại viết, “kẻ sĩ làm sao dám học hành”, phải nói đây là một câu than đứt ruột vì “nhà tù phát triển nhiều như thế” thì làm sao xã hội này có thể phát triển được? Cái nhìn của anh về vấn đề kẻ sĩ, về đàn bà, về nhà tù, về Thúy Kiều, về Quang Trung . . .  chúng tôi thấy có vẻ lấy lịch sử để soi rọi và đối chiếu với xã hội hiện nay. Anh có thể nói thêm về cái nhìn của anh về xã hội thật, xã hội chung quanh anh đang xảy ra, nó như thế nào dưới mắt nhìn của anh, thưa anh?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Người ta nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, mình là một con người không phải thất phu mà mình là kẻ sĩ thì mình cần phải vượt qua tất cả để nói những gì mình đã thấy, những gì mình dự báo được. Thật ra cái việc đất nước mình đang lặp lại cuộc chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh nam kỳ, chiến tranh bắc nam, Quang Trung bỏ Tây Sơn, tức là sau khi thống nhất đất nước, ngay cả gia đình Tây Sơn cũng phải chia ra làm đôi, một bên là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc, một bên là Nguyễn Huệ gần như từng đấu với nhau, thành ra có cảnh “nồi da xáo thịt”.

Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu, trên thực chất nó là hình ảnh một con đỉa, cắt đỉa ra rồi thả lại vào ao nhưng đỉa không bơi được, hai cái đầu trôi theo hai hướng khác nhau. Đất nước mình hiện nay đang là như vậy, đất nước tôi như hình con đỉa dính liền bằng lưỡi dao, lưỡi dao ở đây là sông Bến Hải nên khi thiên hạ đã được nối lại thì đất nước vẫn hai đầu, cõi đất nước ký sinh theo hai kiểu khác nhau, nước thì bám theo Mỹ, nước đi theo Nga, Tàu, thành ra đất nước mình nó luôn như vậy, nó giống như:

“Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành.”

Ngay sau năm 1975 tôi đã thấy được điều đó, phải nói lên điều đó. Còn trước khi thống nhất chúng ta thường hay nói câu “nhà tù nhiều hơn trường học”, nhưng bây giờ sau khi thống nhất, chẳng những nhà tù không bớt đi chút nào, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Nhà tù để nhốt những người vượt biên, để nhốt những người tranh đấu, nhốt dân oan, nhốt những tệ nạn xã hội.

Tôi ở quân lao rồi, sau khi ở quân lao xong tôi bị đưa ra tòa quân sự. Chỗ ở của tôi bề ngang là 1 viên gạch bông, bề dài là 5 viên gạch bông, vì tôi chống đối cấp chỉ huy trong quân đội nên người ta chuyển từ quân lao này sang quân lao khác, mà anh biết một viên gạch bông có hai tấc, chật chội ở nhà tù đến mức độ khiến người ta chán ghét. Ở tù nóng nực phải cởi trần truồng ra để nằm, rồi lây bệnh truyền nhiễm, đó là nhà tù chỉ có ở Việt Nam.

Tôi từng là một thành viên trong nhà tù quân lao, nhà tù nhiều hơn trường học gấp đôi gấp ba lần nên đất nước chúng ta tang thương như thế.

Thoát Trung?

Mặc Lâm: Thưa anh, cái từ “sinh nghi” của anh thì âm hưởng rất rộng có thể từ mắt nhìn, từ nghi ngờ từ tư duy cũng có thể sinh nghi được.  Xã hội hiện nay có những hiện tượng không sinh nghi nữa mà nó hiển hiện tại Việt Nam đó là thực phẩm bẩn. Khi ăn uống bất cứ cái gì người ta cũng lo sợ bởi người bán chuốc độc cho nhau bằng những phương pháp làm lợi một cách vô lương tâm, rồi bây giờ lại xảy ra vụ cá nữa, những câu chuyện như vậy không còn sinh nghi nữa nhưng để miêu tả sự việc đó anh có nghĩ rằng sẽ đánh động xã hội bằng một bài thơ khác nữa hay không?

Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Tôi có viết điều anh vừa nói rất nhiều, chẳng hạn như bài thơ “Chúng tôi không bầu cho một thể chế xa dân”. Bài thứ hai là “Bài thơ của một xác người bó chiếu chở sau xe gắn máy” mới đây nhất.

Tất cả những nguồn gốc đều do Trung Quốc mà ra hết. Hễ còn dính líu Trung Quốc là còn đầu độc, còn mua đi bán lại còn hóa chất đổ về. Trước giải phóng làm gì có thực phẩm độc như thế, ẩm thực rất đàng hoàng con người ta ra chợ lựa bó rau con cá không cần dè dặt nhưng sau giải phóng thì thực phẩm bẩn đổ về, tất cả hóa chất đổ về mua đi bán lại những thứ xấu xa bỉ ổi toàn từ Trung Quốc và thậm chí như anh vừa nói cá ăn không được cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi Formosa tuy là của Đài Loan nhưng công nhân ở đó 70 – 80% người Trung Quốc thậm chí cổ phần người Trung Quốc cũng chiếm cũng lớn. Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay.

Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay.
– Nhà thơ Bùi Chí Vinh

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Bùi Chí Vinh. Sau đây là bài thơ có tên “Bài thơ về xác người bó chiếu chở trên xe gắn máy” qua giọng đọc Hoàng Việt:

“Đất nước nghèo mạt hạng
Anh bó xác em vào manh chiếu cột sau xe
Bọn quý tộc đỏ tiền muôn bạc vạn
Mở mắt mà coi chân người chết xanh lè

Mở mắt mà coi dân chúng chửi thề
Có đánh bắt xa bờ, cá cũng không ăn được
Vua quan hàng ngày tẩm bổ nhân sâm
Trong khi con nít ốm đau không có thuốc

Đất nước biến thành chư hầu Trung Quốc
Lũ Mạc Đăng Dung quỳ mọp trước thiên triều
Đám Lê Chiêu Thống xem dân như thù địch
Gò Đống Đa đồng nhân dân tệ phủ xanh rêu

Đất nước nghèo bởi một bầy sâu
Gặm tất cả tài nguyên đem dâng giặc
Thân xác Việt Nam mà hồn vía tận nước Tàu
Có biến cố là quay đầu phương Bắc

Đất nước quá nghèo nên anh bó xác
Chở em đi lủng lẳng khóc cuộc đời
Bọn quý tộc đỏ quá giàu nên không dư nước mắt
Chúng dại gì cho nước bốc thành hơi…”

Hy vọng cuộc trao đổi của chúng tôi với nhà thơ Bùi Chí Vinh sẽ giúp quý vị hiểu hơn hiện trạng xã hội hiện nay từ góc nhìn của một nhà thơ. Mỗi câu thơ của anh là một tấm ảnh sống động thể hiện đúng bản chất nhân vật mà máy móc dù hiện đại cách nào cũng không lột tả được cái thần của nó.

Thơ Bùi Chí Vinh đã biểu đạt hữu hiệu và nhạy bén với sinh hoạt xã hội mà con người trong đó đang tranh đấu để sống còn. Thơ anh giống như phát súng khởi đầu cho một cuộc đua mà chỉ có nhà thơ chạy việt dã với chính mình trên cung đường đầy sạn sỏi. Khán giả vừa là nạn nhân vừa là người bàng quan đứng bên lề đường vỗ tay một cách hồn nhiên và ra về sống cuộc sống như ngày hôm qua đã từng.

Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,

Saigon Niềm Nhớ Không Tên – Nguyễn Đình Toàn -Khánh Ly -NNS(Super HD)

httpv://www.youtube.com/watch?v=Ivif0313uQ4

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 26 thường niên năm C 25/9/2016

Tin Mừng (Lc 16: 19-31)

Khi ấy, Đức Giêsu nói với “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!

Ông Abraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

“Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Abraham đáp: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Abraham đáp: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.

&  &  &

“Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”

“trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)

Mai Tá lược dịch

Phượng ở ngoài đời, vẫn âu sầu nhân thế. Người ở trong Đạo, có như thế khộng? Câu hỏi đây, trình thuật vẫn cứ hỏi cả vào khi người đọc truyện Lazarô, rất khôn nguôi.

Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.

Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng.Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.

Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo:

“Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?

Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô nhưng nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: “Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”

Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).

Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù có bệnh ngặt nghèo hay cấp tính, ác tính và Chúa đâu muốn kết than, gần gũi họ. Gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu.

Ngày nay, rất có thể là : nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của thánh Giáo hội, rằng: Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”

Bằng ngôn từ ngày thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo:Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né.” Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.

Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa: “Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!”  Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo hội, cũng sẽ bảo: “Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế.”

Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông, như từng bảo: “Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!”

Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói: “Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa.” ( Col 1: 24) Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi:“Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn.”        

Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận đâu có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.

Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không-  đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.

Trong tâm tư đầy cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ rằng:

“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,

Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.

Tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển

Dầu sẽ như ve hết kiếp không về.”

(Nguyễn Nam An – Phượng)

Cảm nghiệm của hoa Phượng, mầu đỏ hay mầu tím, vẫn là cảm nghiệm về nỗi chết rất tật bệnh. Tật hay bệnh, vẫn thấy lòng trống vắng nếu không có Chúa gần gũi, chữa lành và yêu thương. Chính đó, là ý tưởng của cả nhà thơ lẫn nhà Đạo, rất văn thơ.

Lm Kevin O’Shea, CSsR biên-soạn

Mai Tá lược dịch

LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI RA KHỎI PHIÊN TOÀ NHƯ THẾ NÀO?

LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI RA KHỎI PHIÊN TOÀ NHƯ THẾ NÀO?

FB Nguyễn Hà Luân

23-9-2016

Phiên toà phúc thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh đang trong phần tranh luận, đối đáp giữa các LS và đại diện Viện Kiểm Sát.

Lúc 18g03′ khi đại diện VKS tuyên bố việc thu thập chứng cứ trong vụ án là hợp pháp, LS Trần Văn Tạo yêu cầu đại diện VKS phải dẫn chiếu các căn cứ pháp lý để chứng minh cho luận điểm của mình,

18g05′. HĐXX ngắt lời LS Tạo, với lý do là KS viên đã trình bày, không cần trình bày lại.

LS Tạo phản đối HĐXX.

Ở phía bàn đối diện, LS Trần Vũ Hải bật dậy lên tiếng, đề nghị Toà buộc KS viên phải nêu được căn cứ cụ thể, phải dẫn chiếu điều luật, không được phép nêu chung chung để kết tội các bị cáo.

Chủ toạ và LS Hải to tiếng với nhau. Dẫn đến Chủ toạ cảnh báo có thể đưa LS Hải ra khỏi phòng xử. Nhưng LS Hải vẫn không lùi bước và tiếp tục yêu cầu HĐXX phải thực hiện.

Chủ toạ phiên toà lập tức ra lệnh cho các nhân viên công lực đưa LS Hải ra khỏi phòng xử.

Khoảng gần chục Công an viên lao tới bàn LS, sẵn sàng dùng sức mạnh số đông để bức LS Hải ( Hẳn là họ nghĩ ông Hải sẽ chống cự ?????)

LS Trần Đình Triển bật dậy phản đối với một vẻ tức giận chưa từng có. Ông tuyên bố là quyền làm việc của LS đã bị ngăn trở thô bạo và trái pháp luật tại phiên toà này.

Hình ảnh cả chục chiến sỹ công an lao tới vây kín bàn làm việc của luật sư thật khó có ngòi bút nào tả nổi.

Ngồi cạnh Ls Hải, Luật sư Nguyễn Hà Luân quát to: ” Yêu cầu các anh rút ngay lập tức. Đừng cố tạo ra một hình ảnh tệ hại như thế này. Không cần các anh thì LS Hải cũng sẽ tự đi ra. Ông ấy sẽ không ngồi đây làm gì hết..”

Có lẽ, chính các chiến sỹ công an cũng cảm nhận được sự tình nên họ rút hết ra sau cửa ngách. Trong khi đó, LS Hải bình tĩnh, thong thả sắp xếp lại tài liệu của mình và tự mình ra khỏi ra khỏi phòng xử vào lúc 18g08′.