RIÊNG MỘT KHOẢNG CHIỀU

RIÊNG MỘT KHOẢNG CHIỀU

Kha Đông Anh

Khi đã trưởng thành tâm lý, chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần suy tư về thân phận con người để khả dĩ nhận ra nó nhỏ nhoi và bọt bèo.  Theo quy luật, ai cũng có một ngày hóa thành cát bụi, trở về nơi mình xuất xứ.

Buổi chiều, sau cơn mưa, tôi lặng đứng nhìn dòng người qua lại trên phố, chợt nghe lòng mình thánh thót những giọt ưu tư rỉ ra từ vết trầm bâng khuâng không tên.  Rất lạ.  Thứ cảm giác khó tả như những sợi nhỏ, dài, đan quyện nhau, chằng chịt như mạng nhện trong căn nhà bỏ hoang.

KHOANG CHIEU

Con tim mặc vẻ bí ẩn.  Con người đôi khi trở nên mâu thuẫn, một loại mâu-thuẫn-hợp-lý.  Thật vậy, đôi khi ta không hiểu hết chính mình.  Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà thành như vấn nạn.  Miệt mài đi tìm mình mà vẫn không gặp, chênh vênh một cõi về.  Đam mê và hoài bão cứ giằng co đêm ngày.

Những năm gần đây, việc hiến xác cho khoa học trở nên phổ biến hơn, nhiều người đã tình nguyện làm việc này.  Từ tháng 10-1997, tôi là người mang số thẻ 119.  Tôi là một trong những người đầu tiên được trường Đại Học Y Dược TP HCM “cúng sống” ba lần.  Sau đó không còn tổ chức lễ Macabê để tri ân những người hiến xác vì số người tăng lên nhanh quá đông.  Từ khi thực hiện ý định này, tôi thấy mình có chút gì đó hữu ích hơn, giảm bớt ích kỷ đáng kể, cái TÔI trong tôi bớt “hung hãn” hơn xưa.

Đời người một khoảng trăm năm
Tưởng dài mà ngắn – Nhiều buồn, ít vui!

Khi đã trưởng thành tâm lý, chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần suy tư về thân phận con người để khả dĩ nhận ra nó nhỏ nhoi và bọt bèo.  Theo quy luật, ai cũng có một ngày hóa thành cát bụi, trở về nơi mình xuất xứ.

Nói vậy không có ý bi quan yếm thế, nhưng để nhận diện mà cố vươn lên và sống hữu ích hơn, không chỉ cho chính mình mà còn cho mọi người.  Sống trong thời đại bùng nổ thông tin, không ai lại không biết ít nhiều về thế giới.  Một trong những điều khiến chúng ta quan tâm chắc phải là sự bất công giữa con người với nhau, sự bạc đãi và lạm dụng trẻ em, chiến tranh, coi thường nhân phẩm…  Tất nhiên, đó chỉ vì thiếu tình yêu thương đích thực.

Các nhà lãnh đạo đã và đang tìm mọi biện pháp hữu ích khả thi nhất để vãn hồi hòa bình, tìm hạnh phúc cho con người, xoa dịu vết thương cuộc đời vốn dĩ không ít đau khổ.  Vì đời người ngắn ngủi nên cần phải làm “cái gì đó” cho đáng sống.  Cần chau chuốt và nuôi dưỡng những tư tưởng vĩ đại, và chỉ cần một bề ngoài giản dị mà không quê mùa.

Những đám mây làm buổi chiều xuống thấp.  Thấp dần. Đang chạm vào đêm.  Khoảng chiều thật kỳ lạ.  Ngôn từ chiều cao siêu như thầm nhắc tôi lời của Pithagore: “Đừng thấy bóng mình to mà tưởng mình vĩ đại.”

Khi tư tưởng chín muồi thì thân xác bắt đầu rã rời, chuẩn bị tan rữa để hóa thành cát bụi!  Một nghịch-lý-thuận.  Thế nhưng con người rất dễ “lên mặt”, nhất là khi có chút gì đó hơn người khác về một phương diện nào đó.  Thánh Phalô nói: “Ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, thì là lừa gạt chính mình” (Gl 6:2-3).  Con người luôn bị giằng co, đôi khi mâu thuẫn: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19).

Cuộc sống luôn phức tạp và có nhiều điều khiến người ta hoang mang, lo lắng, thậm chí là sợ hãi – nhất là trong thế giới ngày nay.  Tuy nhiên, Chúa biết rõ mười mươi, biết rõ chúng ta hơn chính chúng ta biết mình, thế nên rất nhiều lần Ngài đã trấn an: “Đừng sợ!” (Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10).  Thật vậy, “dù cha mẹ có bỏ con thì vẫn còn Thiên Chúa đón nhận” (Tv 26:10), và “Đấng đã gọi tôi, Ngài đang ở với tôi, Ngài không để tôi cô đơn một mình” (Ga 8:29).

Tình yêu Thiên Chúa quá tuyệt vời, quá kỳ diệu, Lòng Chúa Thương Xót quá bao la, con người chúng ta không thể hiểu nổi. Chưa thể dò được khoảng cách giữa trời và đất thì chúng ta không bao giờ đủ trình độ hiểu hết Ý Chúa!

Con đã từng cảm thấy bất xứng và cầu xin như Giáo Hoàng tiên khởi Phêrô: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” (Lc 5:8).  Nhưng con vẫn tin cậy Ngài: “Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ có tội” (Lc 18:9-14).  Và con đầu hàng vô điều kiện để Ngài điều khiển: “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10:7 & 9).  Xin Chúa thương thánh hóa và nâng đỡ hạt-bụi-con luôn mãi.  Amen!

Kha Đông Anh

From Langthangchieutim

Lãnh đạo Việt Nam nên đổi nghề*

Lãnh đạo Việt Nam nên đổi nghề*

 FB Lê Công Định

Trong kế hoạch sử dụng “tiền bồi thường” của Formosa, Chính phủ có ý định dành một khoản tiền hỗ trợ ngư dân địa phương chịu thiệt hại vì mất ngư trường chuyển đổi nghề. Ý định đó, dù rất thực tế, cho thấy Chính phủ hoàn toàn hiểu rõ nhưng bất lực trước những khó khăn sau đây:

1. Không thể đóng cửa Formosa và phải chấp nhận Công ty này tiếp tục xả thải độc hại ra biển, nên ngư dân khó có thể trông mong trở ra biển đánh bắt thuỷ sản trong vài tháng tới. Do vậy, chỉ còn mỗi con đường chuyển đổi nghề.

2. Chấp nhận Formosa tiếp tục hoạt động là chấp nhận biển miền Trung trở thành Biển Chết. Ngư trường truyền thống của một quốc gia ven biển hàng ngàn năm nay xem như chấm dứt, ít nhất trong nhiều chục năm tới.

3. Để mặc Biển Đông cho tàu chiến và thuyền đánh cá của Trung Quốc tự tung tự tác đúng chiến lược bành trướng và thâu tóm Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh.

Đối với một chính quyền bất lực trước vấn đề mưu sinh của người dân và an ninh của quốc gia như vậy, điều cốt lõi không phải là chuyển đổi nghề của ngư dân. Mà thay vào đó, người dân mong muốn và yêu cầu toàn bộ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền phải chuyển đổi nghề cho dân nhờ. Nghề gì phù hợp với năng lực của quý vị thì tôi đành chịu.

Rất tiếc phải nói thẳng ra như thế!

__________

* Đầu đề do BBT BVN tự đặt.

Nguồn: https://www.facebook.com/LSLeCongDinh/posts/1728066847467092?pnref=story

NGƯỜI CÓ BÌNH AN SẼ ĐEM BÌNH AN ĐẾN KHẮP NƠI

 NGƯỜI CÓ BÌNH AN SẼ ĐEM BÌNH AN ĐẾN KHẮP NƠI

Tuyết Mai

Hay lắm khi Thiên Chúa ban cho chúng ta sự BÌNH AN trong tâm hồn thì dù mắt nhìn thấy mọi biến chuyển chung quanh trong cuộc sống ngày qua ngày, tai có nghe thiên hạ chửi hay nói xấu sau lưng mình cũng chẳng có thể làm tâm ta bị động vì những lời nói gây chiến của họ.   Nhưng quan trọng hơn hết là miệng ta không cần phải nói gì cả mà hãy dâng hết lên cho Thiên Chúa cùng cầu nguyện thật nhiều cho Linh Hồn sống đời của họ.

Do đó khi Thiên Chúa ban cho ai sự BÌNH AN thì gia đình người ấy hẳn sẽ luôn sống trong Chúa, trong an vui, trong thuận hoà vì hiểu biết nên thông cảm cho từng nỗi khó khăn của từng người trong gia đình, nhất là có vấn đề trẻ già xung khắc.   Có chuyện buồn phiền thì từ ông bà, cha mẹ là người có dầy kinh nghiệm sống đời sẽ đem lời an ủi và khuyên răn cho chúng con cháu chớ không dùng lời chửi bới chúng cách thậm tệ mà để con cháu chắt chúng ghim trong dạ.   Vì dần những lời đay nghiến ấy sẽ tích tụ, sẽ biến thành thù hận và ghét bỏ.

Sự chứng kiến và học hỏi từ trong gia đình nào luôn có sự xào xáo, om xòm to tiếng ấy hẳn con trẻ sẽ bắt chước mà đem ra đời hành xử với mọi người cách rất ích kỷ, nghĩ sao nói vậy thì thử hỏi đứa trẻ ấy sẽ ra sao, thành công hay thất bại trong đời? Hay luôn là tai họa cho người và cho đời? Và có phải nhà tù có xây nhiều bao nhiêu cũng không đủ chứa những trẻ bất trị và bất an cho xã hội hay không?.

Bởi thế mà Thiên Chúa ban cho ai có được sự BÌNH AN và sự KHÔN NGOAN thì cần lắm cho chúng ta ông bà, cha mẹ phải nên tận dụng thời giờ Chúa ban để giáo dục chúng trẻ trong tình yêu thương, xây dựng như một thầy, cô giáo đúng nghĩa.   Vì chẳng phải ai cũng có được Ơn ban của Chúa mà không cất công tìm kiếm Chúa trong THỜI GIỜ mà Chúa ban đồng đều (ngày 24 giờ) cho tất cả con cái Người được hưởng dùng đâu.   Vì sao? Thưa vì chúng ta người lớn mải lo tìm kiếm của cải Thế Gian.

Cái đáng tội là chúng ta bậc ông bà, cha mẹ thấy sai mà không sửa, thấy làm bậy mà không dừng thì còn bấy lâu thời giờ để chúng ta sửa đổi cách sống sao cho xứng đáng trong mắt Chúa và làm gương tốt lành cho thế hệ tương lai con cháu chắt sau này?.

Vì ai làm gương xấu cho một đứa trẻ thì cả một tương lai thế hệ của chúng sẽ bắt chước theo xấu cùng đem theo nhiều người xuống VỰC SÂU của TỘI LỖI.   Còn ai biết sống làm gương tốt lành ngay từ bây giờ thì quả thật người ấy ắt sẽ được nên THÁNH ngay tại đời này và tất cả con cháu chắt của họ cũng sẽ nên THÁNH cách không khó, thưa có phải??.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

9 tháng 7, 2016

THẦY ƠI, CỨU CON!

THẦY ƠI, CỨU CON!

LM Giuse Trần Việt Hùng

Câu truyện xưa kể rằng có một người đi du hành bị lạc trong bãi cát cuốn.  Thầy Khổng Tử đi ngang qua thấy sự nguy hiểm của người khách lạ, Thầy nói: Rõ thật người ta nên tránh xa những chỗ như thế này.  Kế đó, Đức Phật đi qua thấy trạng thái nguy hiểm này và nói: Hãy để cho tình trạng con người như thế mà nêu gương bài học cho cả thế giới.  Rồi Đức Mohammed cũng đi ngang qua đó và nói với người đang bị chìm sâu vào lòng cát: Alas, đây là ý của Chúa.  Cuối cùng, Chúa Giêsu xuất hiện trong hoàn cảnh nguy cơ này và nói: Này anh, hãy cầm lấy tay của Thầy, Thầy sẽ cứu con.

Có nhiều tôn giáo trên thế giới.  Các tôn giáo có rất nhiều giáo điều rất đáng khâm phục và ngưỡng mộ.  Nhưng chỉ có một Đấng có thể ban ơn cứu độ cho con người khỏi vòng nô lệ tội lỗi.  Chúa Giêsu phán: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.  Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy (Ga 14, 6).  Không có một vị sáng lập tôn giáo nào đã dám công bố như Chúa Giêsu, bởi vì họ không thể làm được.  Chỉ có Chúa Giêsu có uy lực và quyền năng để tha thứ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3, 16).

Ông Phêrô chìm trong nước, hoảng sợ chỉ kịp la lên: Lạy Thầy, xin cứu con!  Nghe lời kêu cứu thân thương, chắc chắn Chúa sẽ cứu.  Ông Phêrô là dân chài, sợ gì nước chứ.  Vậy mà khi bị ngụp xuống nước ông vẫn hoảng.  Ông hoảng vì thấy Chúa đi và đứng trên nước.  Ông sợ vì ông đang ở cạnh Đấng có quyền năng trên hết mọi sự.  Câu truyện ông Phêrô được đi trên nước và chìm xuống giúp chúng ta nhiều bài học suy tư trong cuộc đời.  Bài học của niềm tin.  Phêrô thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy” (Mt 14, 28).  Phêrô đã tin vào Thầy có quyền đi trên mặt nước.  Ông đã xin một điều quá sức mình.  Vì một vật nặng xuống nước ắt sẽ chìm.  Ông tin và ông bước xuống nước.  Ông đi trên mặt nước nhưng nhìn sóng biển và gió mạnh, ông sợ hãi và quên nhìn vào Chúa.  Ông bị chìm.

Lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm đi vượt biên trên biển bằng ghe đánh cá.  Thật tình mà nói trước khi ra đi, tôi chẳng biết gì về biển cả và không lo sợ chi.  Tôi cũng không tưởng tượng sự bao la và sức mạnh của biển khơi và những cơn giông bão, sóng ngầm, sóng bạc đầu.  Quyết định ra đi là đi thôi.  Chúng tôi khởi hành trong đêm tối, từng tốp vài ba người cập bến và lên ghe.  Ra đi giữa đêm tối phải đối diện với nhiều khó khăn.  Làm sao qua mặt được những chòi gác canh.  Tôi chỉ có một niềm tin phó thác trong Chúa.  Niềm hy vọng sự tự do và sự sống còn chỉ lờ mờ.  Hành trình vượt biển đó chính là bài học của hành trình trên sóng nước mỗi ngày.  Cho dù lo sợ và hồi hộp, chúng ta hãy cầu nguyện, cậy trông và phó thác.  Lạy Thầy, xin cứu con!  Đó là tất cả những tâm tình mang theo trên biển.

Có những khúc quanh cuộc đời làm cho chúng ta phải chùn bước, phải lo sợ và chán nản.  Chúng ta làm việc lành phúc đức, ăn ở hiền lành và sống đạo đức tốt lành.  Chúng ta nghĩ sống tốt sẽ được an hưởng sự bình an hạnh phúc.  Thế rồi một ngày đi khám bác sĩ, phát giác ra rằng mình đang bị ung thư, bị tiểu đường, bị xơ gan, sạn mật… hoặc là nghe tin buồn một người thân bị tai nạn, một thành viên trong gia đình mới qua đời, một đứa con bỏ nhà ra đi, một đứa chửa hoang, một đứa rơi vào nghiện ngập hút sách, đứa thì vào băng đảng, đứa bị đi tù, và gia đình ly dị phá tán, con cái truỵ lạc…  Hỡi ôi, đời là bể khổ!  Tất cả những tai ương, thảm cảnh và khổ đau có thể xảy ra cho mỗi người trong cuộc lữ hành.  Người ở trong cuộc cảm thấy choáng váng mặt mày và giống như bị chìm xuống nước chới với. Bao nhiêu mộng ước bỏ dở.  Lo lắng trách nhiệm gia đình còn nặng nề.  Bao nhiêu công việc dở dang đang đợi chờ.  Biết cậy dựa vào ai?  Tâm trạng rơi vào sự hoảng sợ và lo lắng.  Biết rằng sự lo lắng không làm thay đổi được hiện trạng đang xảy ra.  Những ai có niềm tin thì chạy đến cầu trời khấn phật, chạy thầy chạy thuốc và cầu vái tứ phương mong sao thoát nạn.  Môn đệ của Chúa thì kêu lên: Lạy Thầy, xin cứu con!

Có những lúc chúng ta bị tuột dốc trong chán nản, đơn côi, thất bại, đau buồn và có khi tuyệt vọng.  Tin theo Thầy Giêsu, dù trong trạng huống nào chúng ta vẫn phải có niềm hy vọng và cậy trông. Chúng ta hãy kêu lên: Lạy Thầy, xin cứu con!  Chúa sẽ giơ tay cứu chúng ta theo cách của Chúa.  Các thứ bệnh tật cả phần hồn lẫn phần xác đều có thể được chữa lành.  Niềm tin tưởng và lòng cậy trông kiên vững vào quyền năng của Chúa sẽ giúp chúng ta tìm được sự bình an.  Biết đâu sự rủi ro và bệnh tật sẽ sinh hoa kết trái trong đời sống đạo.  Sức mạnh đời sống tâm linh rất cần thiết để nâng đỡ khi yếu đuối bất hạnh.  Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng(Mt 11, 28).

Trong bất cứ bậc sống nào, độc thân, tu trì hay gia đình, mỗi người đều có những đêm tối sóng cuộn gió cuồng.  Khi còn non trẻ cũng như khi đã luống tuổi, chúng ta luôn phải đối diện với những cạm bẫy ở đời.  Người ta thường nói: Khôn ba năm dại một giờ.  Sa ngã cũng là chuyện thường tình trong cuộc đời, nhưng hậu quả có thể tai hại ghê gớm.  Có nhiều người đã mất cả chức vị, danh dự và lý tưởng. Đối với xã hội, có khi người ta trở thành trắng tay và bị tù đày.  Nhưng trong tâm tình của một Kitô hữu, chúng ta phải nhìn vào khía cạnh tâm linh để vượt thắng.  Rơi xuống, chìm xuống hay sa ngã, mỗi người đều có cơ hội trỗi dậy.  Ông Saolô khi bị luồng sáng đánh ngã ngựa, ông đã trỗi dậy và đổi đời trở thành môn đệ trung thành của Chúa.  Maria, người phụ nữ bị bắt qủa tang phạm tội ngoại tình và bị thiên hạ tố cáo để ném đá cho chết, Chúa Giêsu đã lên tiếng cứu vớt nàng và nói rằng: Con về và đừng phạm tội nữa.

Ông Phêrô tuy nóng nảy và vội vàng nhưng ông đã chứng thực niềm tin vào Thầy của mình.  Ông dám đi trên mặt nước.  Khi ông nhìn xuống và chú ý đến sóng gió, ông đã bị chìm.  Hãy ngước nhìn lên Chúa và cậy trông nguồn ân sủng từ trên ban cho.  Chúng ta ra khơi vào đời là phải đối diện với muôn thử thách chông gai.  Chúng ta không thể lượng định được cái gì sẽ xảy đến.  Hành trình đức tin là một cuộc mạo hiểm trong đêm tối.  Có những vị tu sĩ đầu tư cả cuộc đời để phục vụ tha nhân nơi vùng sâu nước độc.  Có những vị đã lăn xả phục vụ cho những người tàn tật, mồ côi và phong cùi.  Họ đã phải phấn đấu và vươn lên không ngừng.  Nhưng trong Giáo Hội, trải qua các thời đại, đã có những gương mù, gương xấu làm cho con thuyền Giáo Hội vì sóng gió và nghiêng ngả.  Những lạm dụng tính dục, những tham lam danh lợi, quyền lực và những sa ngã tục luỵ của các thành viên đã làm cho Giáo Hội tự lặng chìm.  Chúng ta luôn tỉnh thức cầu nguyện cho Giáo Hội.

Chúa Giêsu có uy quyền biến đổi, cứu vớt và chữa lành.  Chúng ta hãy chạy đến bên Chúa xin ơn tha thứ để chúng ta có thể khởi lại từ đầu.  Chúng ta biết rằng không có khi nào trễ, nếu chúng ta biết làm lại từ đầu.  Thánh Phêrô đã sa phạm nhiều lần nhưng Phêrô không ngại an năn khóc lóc trở về cùng Chúa.  Chúa đã cứu Phêrô và trao cho ông quyền cai quản Hội Thánh của Ngài.  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16,18).  Lạy Chúa, xin giơ tay cứu giúp chúng con trong mọi cơn gian nan, sầu khổ.  Chúng con hoàn toàn đặt niềm tin tưởng nơi Chúa. Lord Jesus, I trust in you and Lord Jesus, save me. 

LM Giuse Trần Việt Hùng

Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

 Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

 Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Cựu chuyên gia ngoại giao Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho mình bài viết này. Một bài viết như ông nói, hôm nay nhân 49 ngày mất của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, một người bạn thân của ông, ông viết tiếp một bài nữa về vụ Formosa!

Cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục, khi còn sống có tác phẩm nổi tiếng “Học phí trả bằng máu”. Còn hôm nay, cả dân tộc VN đang tiếp tục viết “Học phí trả bằng máu và cả nước mắt”, bởi sự vô cảm và vô minh của những quan chức có trách nhiệm, trước hết là Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND Hà Tĩnh

.Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Dy

Ảnh Ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, người “có công” đưa Dự án Formosa vào VN

Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.

Hệ lụy của tai họa môi trường

Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển Miền Trung (trừ quan chức địa phương diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền.

Tình hình đột ngột xấu đi khi chủ quyền Biển Đông bị đe dọa, mà sự kiện dàn khoan HD 981 là một bước ngoặt (5/2014). Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị “tàu lạ” bắt nạt và khủng bố, mất dần chủ quyền đánh cá trong vùng biển của mình. Bước ngoặt thứ hai là sự kiện cá chết hàng loạt tại Vũng Áng và bốn tỉnh Miền Trung (4/2016). Phải mất hơn hai tháng quanh co và trì hoãn, đến ngày 30/6 chính phủ mới kết luận Formosa là thủ phạm và phạt 500 triệu USD để bồi thường thiệt hại. Nhưng dư luận vẫn thất vọng và bất bình.

Thứ nhất, dư luận cho rằng số tiền phạt 500 triệu USD mà Chính phủ thỏa thuận với Formosa một cách vội vã, chưa dựa trên đánh giá toàn diện thiệt hại trước mắt và lâu dài do thảm họa môi trường mà Formosa gây ra. Con số có thể lớn hơn nhiều.

Thứ hai, nếu hỗ trợ ngư dân Miền Trung chuyển đổi làm nghề khác (như xuất khẩu lao động…) thì có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc, vì ngư dân sẽ phải bỏ ngỏ Biển Đông để lực lượng “Dân quân Biển” Trung Quốc kiểm soát. Không những ngành hải sản và du lịch biển của Việt Nam bị tê liệt, mà an ninh và chủ quyền quốc gia cũng bị đe dọa.

Thứ ba, không thấy Chính phủ đề cập đến việc hỗ trợ người dân bị nạn kiện Formosa (về dân sự và hình sự). Trong khi đó, Bộ luật Hình sự mới vừa được Quốc hội vội vã biểu quyết “dừng áp dụng ngay lập tức” (trước ngày 30/6). Liêụ có phải vì Điều 79 Khoản 1 và điều 235 Khoản 5 có thể được vận dụng để kiện Formosa, nên phải hoãn?

Thứ tư, không thấy Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhận lỗi và giải thích về trách nhiệm đối với thảm họa môi trường, không thấy nói sẽ xử lý thế nào đối với những tổ chức hay cá nhân mắc sai phạm nghiêm trọng (như thủ tướng đã tuyên bố).

Thứ năm, không thấy Chính phủ xin lỗi hay giải thích tại sao lại đàn áp bằng bạo lực đối với người dân biểu tình ôn hòa đòi biển sạch và minh bạch (như thế lực thù địch). Người dân coi hành động trấn áp này đồng nghĩa với bao che cho Formosa.

Đấu tranh quyền lực và chống tham nhũng

Tuy Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội đã “tạm xong”, nhưng đấu tranh quyền lực còn tiếp diễn. Những động thái “chống tham nhũng” gần đây cho thấy những người thuộc cơ chế quyền lực cũ (hay nhóm lợi ích) đang là đối tượng bị “chỉnh lý”, để cơ chế quyền lực mới củng cố thế lực.

Sau khi xử lý vụ phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (về chiếc xe Lexus gắn biển Xanh bất minh) và vụ Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng (đã điều chuyển con trai vào các chức vụ bất minh), cuộc “chính lý” vẫn đang tiếp diễn. Trong bối cảnh Trung Quốc đang tập trận quy mô lớn tại Biển Đông (5-11/7) để răn đe trước khi Tòa án Thường trực (PCA) ra phán quyết về tranh chấp Biển Đông (12/7), hội nghị Trung ương 3 (từ 4/7) đang bàn về vấn đề nhân sự “hệ trọng”. Đáng lưu ý là nguyên phó chủ tịch Bà Rịa-Vũng Tàu Phan Thanh Bình đã bị truy tố về “sai phạm quản lý đất đai”. Ông Bình là người đã tổ chức mít tinh phản đối Trung Quốc đem dàn khoan HD981 vào Biển Đông (5/2014) nên đã bị cách chức. Liệu việc xử lý ông Phan Thanh Bình mà không xử lý các cá nhân có trách nhiệm đã mắc sai phạm nghiêm trọng trong vụ bê bối Formosa có phải là một tín hiệu đáng suy nghĩ?

Ngoài ra, hội nghị TƯ 3 chắc sẽ phải bàn đối sách của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trước khi Tòa án Thường trực (PCA) phán quyết về vụ kiện của Philippines. Việt Nam phải có thái độ trước phán quyết của PCA, không thể lẩn tránh, vì đây là thước đo đánh giá và phân biệt thái độ của các nước ASEAN “xoay trục” về phía nào. Để đối phó với phán quyết của PCA, Trung Quốc đã tìm mọi cách phân hóa và lôi kéo được sự ủng hộ của 3 nước ASEAN là Campuchia, Lào và Brunei (tại khu vực Đông Nam Á).

Việt nam có thể trì hoãn, không dám kiện Trung Quốc ra PCA như Philippine đã làm, vì sợ “nhạy cảm” (hay nói cách khác là sợ Trung Quốc). Nhưng nếu Việt Nam không dám kiện Formosa hoặc nếu không hỗ trợ pháp lý cho người dân bị nạn kiện Formosa (như các nước khác đã làm), là vô cùng dại dột và không thể biện minh. Kiện về môi trường là một việc khó khăn và phức tạp nhưng được lòng dân, và được quốc tế ủng hộ. Vì vậy, phải kết hợp “nhà nước và nhân dân cùng làm”, phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc gia với quốc tế, phối hợp “ba mặt giáp công” là mặt trận pháp lý, khoa học và truyền thông.

Đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2008, với sự hỗ trợ của Hội Luật gia Đồng Nai và Đoàn Luật sư Bà Rịa-Vũng Tầu, nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, t/p Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu đã kiện công ty Vedan vì đã xả chất thải độc ra sông Thị Vải. Cuối cùng Vedan đã phải bồi thường 119,5 tỷ VNĐ cho Đồng Nai, 45,7 tỷ VNĐ cho t/p Hồ Chí Minh, 53,6 tỷ VNĐ cho Bà Rịa-Vũng Tầu. Năm 2015, trong vụ kiện BP làm tràn dầu ra vịnh Mexico, BP đã phải bồi thường cho Mỹ 18,7 tỷ USD và chi phí 54 tỷ USD để khắc phục hậu quả môi trường. Theo luật sư Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), điều mà người dân Miền Trung cần làm lúc này là thu thập đủ chứng cứ để kiện Formosa.

Đến ngày 30/6/2016, chính phủ mới công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa môi trường, nhưng các nhà khoa học và điều tra đã biết từ lâu, tuy không được phép công bố. Ngày 22/4/2016, thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, cục trưởng C49 (phòng chống tội phạm môi trường) cho biết, “phía C49 không thể phát ngôn ngay được vì ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác”. Điều đó có nghĩa C49 đã biết nhưng không được nói.

Về số tiền Formosa đền bù thiệt hại, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến thắc mắc tại sao con số 500 triệu USD lại tròn trĩnh như vậy? Dựa trên cơ sở nào? Theo thông báo thì đến 30/6/2016 chính quyền Hà Tĩnh mới lập ra “Hội đồng đánh giá thiệt hại do Formosa gây ra”. Nếu con số đó là của Formosa đưa ra, thì có hợp lý hay không? Theo cách tính của một chuyên gia môi trường (để tham khảo) thì tổng thiệt hại vật chất và tinh thần của thảm họa này phải là 690.69 triệu USD, nếu tính theo chuẩn của US EPA (Environalental Protection Agency), và ước tính phải mất khoảng 69 tháng mới có thể đánh giá được hết thiệt hại.

Những lỗ hổng về truyền thông

Thảm họa môi trường đã trở thành thảm họa truyền thông và khủng hoảng lòng tin. Người ta hay nói “mất lòng tin là mất tất cả”. Vậy lòng tin từ đâu?

Từ trước đến nay chưa có một vấn đề nào có thể lôi kéo được sự quan tâm và bức xúc của cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước nhiều đến thế, không phân biệt trí thức – khoa học hay người dân lao động, không phân biệt báo chí “lề phải” hay “lề trái”. Vì môi trường là vấn đề “trung tính”, không có “thế lực thù địch” nào có thể xúi dục. Đây là vấn đề toàn cầu và vấn đề sống còn của nhân loại, nên không có nhà nước nào lại dại dột đàn áp và bịt miệng dư luận. Đây là vấn đề phải tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế (như một nghĩa vụ toàn cầu), nhất là về mặt khoa học, pháp lý và truyền thông. Từ chối sự giúp đỡ của quốc tế để đối phó với một thảm họa môi trường là vô cùng dại dột và không thể biện minh.

Ngày 20 và 25/6/2016, kênh truyền hình Đài Loan PTS đã phát chương trình phóng sự điều tra dài 60 phút “Viêt Nam: Cái chết của cá” nói về nguyên nhân cá chết tại vùng biển Miền Trung mà Formosa là nghi phạm chính. Chương trình này đã gây chấn động dư luận Đài Loan, tác động đến chính giới. Tuy nhiên, khi PTS vào Việt Nam làm chương trình này có lẽ không được  sự ủng hộ của cơ quan chức năng và sự phối hợp của Đài truyền hình Trung ương hay địa phương, mà phải “làm chui”, (với sự hỗ trợ của vài nhà báo “lề trái”).

UDN (United Daily News) là tờ báo lớn thứ 3 Đài Loan, với đường lối biên tập ủng hộ liên minh chính trị do Quốc Dân Đảng (KNT) cầm đầu, đã bị thua Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn trong cuộc tổng tuyển cử (1/2016). Vừa rồi, báo UDN đã đưa tin chính phủ Việt Nam cấm xuất cảnh hai lãnh đạo của Formosa nhằm gây áp lực buộc họ phải chịu nhận trách nhiệm vụ cá chết tại Vũng Áng. Tuy nhiên, Formosa “không xác nhận” tin này.

Trong khi đó, phóng viên kênh truyền hình PTS của Đài Loan bình luận, “Nếu quả thật không có chuyện cấm xuất cảnh (là một việc rất nghiêm trọng) thì lẽ ra Formosa phải phủ nhận và tuyên bố thông tin đó là sai sự thật. Đằng này, họ lại chỉ úp mở “không xác nhận” thông tin. Dù sự thật thế nào, chính phủ Việt Nam cũng cần lên tiếng vì hiện đang có dư luận xì xào rằng phía Việt Nam “phá án” bằng “nghiệp vụ Bắc Giang” (tức ép cung). Nếu UDN đặt điều thì Việt Nam hoàn toàn có thể kiện UDN vì họ đã vu khống chính phủ.

Để hội nhập quốc tế, việc kết nối quốc tế về truyền thông là một việc cần làm vì đây là một khâu yếu của Việt Nam. Trong khi đó, cần tránh những tranh cãi gây tai tiếng và chia rẽ nội bộ mà dư luận hay gọi là hiện tượng “đấu tố” lẫn nhau hay “ném đá” hội đồng. “Khôn nhà dại chợ” chỉ có lợi cho các thế lực thù địch. Sự cố truyền thông của chương trình VTV “60 phút mở” do nhà báo Tạ Bích Loan chủ trì, với một số đồng nghiệp khác, là một ví dụ. Gần đây cuộc “bút chiến” trên mạng giữa Biên tập viên Lê Bình của VTV 24, với luật sư Trần Vũ Hải, là một ví dụ khác. Các sự cố đáng tiếc này bộc lộ những lỗ hổng về truyền thông.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu đáng mừng là một số báo chí Viêt Nam (như Zing.Vn) đã cử phóng viên sang Đài Loan điều tra và làm phóng sự. Phóng viên của Zing đã gặp gỡ phỏng vấn các nghị sĩ Quốc hội, các tổ chức Xã hội Dân sự và người dân Đài Loan về những gì liên quan tới Formosa (cả ở Đài Loan lẫn Việt Nam).

Bà Su Chih-feng, một nghị sỹ đảng cầm quyền Dân Tiến, cựu thị trưởng Vân Lâm (thủ phủ của Formosa và tâm điểm của ung thư) đã nói rằng Formosa là “quái vật khổng lồ”, phải cẩn trọng và cứng rắn với họ để tránh những rủi ro, vì quyền lực của họ rất lớn đối với chính quyền. Trong 9 năm làm thị trưởng Vân Lâm (2005-2014) bà Su đã từng lên tiếng từ chối dự án thép hàng tỷ đô của Formosa vì nguy cơ ô nhiễm cao. Bà Su khuyên nên kiểm soát chặt không cho họ đốt than cốc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trước khi hoạt động, chính phủ phải buộc họ thỏa thuận xử phạt thế nào nếu xẩy ra ô nhiễm hoặc gây ra bệnh tật.

Một nghị sỹ Đài Loan khác, ông Kuen-yuh Wu cho biết đã kêu gọi Formosa phải giải trình về vụ cá chết và cho biết nhiều người ở Đài Loan đang kiện Formosa vì tỷ lệ ung thư tăng. Ông nói khi Formosa tới các nước khác để đầu tư họ phải thực hiện các trách nhiệm xã hội chứ không chỉ làm ăn kiếm lợi. Họ phải quan tâm đến các vấn đề như ô nhiễm, quyền con người, quyền người lao động. “Formosa là trường hợp cá biệt. Thật đáng tiếc là chuyện này đã xẩy ra. Chúng tôi cũng quan ngại về hành vi của Formosa ở Việt Nam. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn giám sát hơn nữa hoạt động của công ty này ở nước ngoài. Formosa có ảnh hưởng rất lớn đến chính phủ Đài Loan trong quá khứ. Nhưng tôi tin chính phủ mới sẽ không chấp nhận kiểu ảnh hưởng thế này và sẽ kiểm soát tập đoàn này tốt hơn…”

Có thể hiểu Formosa đang hết thời. Tuy trước đây họ có thể thao túng chính phủ Đài Loan (cũng như Việt Nam) nhưng “thành tích” hủy hoại môi trường của họ quá lớn, nên uy tín của họ đã xuống quá thấp, ở Đài Loan cũng như các nơi khác trên thế giới. Nếu Việt Nam tiếp tục bao che cho họ theo kiểu “phạt cho tồn tại” là vô cảm và vô minh. Chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa xã hội thân hữu đang trở thành kẻ thù của nhân loại tiến bộ.

Những lỗ hổng về khoa học và pháp lý

Nghị sỹ Kuen-yuh Wu nói với phóng viên Zing rằng cho đến giờ ông vẫn chưa được đọc báo cáo điều tra, những gì ông biết chỉ dừng trên thông tin báo chí đưa như việc xuất hiện xyanua và phenol. Chưa tiếp cận được báo cáo thì ông không biết nồng độ xyanua trong nước ra sao và vì vậy khó đưa ra được kết luận của mình. Với độ dài đường ống thải hiện nay, chất độc chỉ lan ra được 47km, vì vậy nồng độ chất độc phải cao lắm mới lan ra tới 300km. Bộ TN&MT giải thích rằng khi xyanua và phenol kết hợp trở thành “tấm chăn” khổng lồ hút nhiều chất độc khác nên làm cá chết trên diện rộng. “Xyanua là rất độc và nguyên nhân cá chết hẳn là do xyanua, nhưng xyanua khi kết hợp lan rộng đến thế nào thì cần phải đọc báo cáo chi tiết. Là chuyên gia về độc tố học, tôi chưa từng đọc thấy tài liệu nào nói đến trường hợp hút các chất độc khác kiểu này”. Nói cách khác, ông ta chưa được thuyết phục.

Một chuyên gia khác là kỹ sư Nguyễn Minh Quang cũng khuyên là nên công bố các tài liệu khoa học và báo cáo điều tra để có cơ sở thuyết phục. Kết quả phân tích các mẫu nước thu thập trong khu vực Lăng Cô ngày 15/4/2016, trong khi có hiện tượng cá chết hàng loạt ở đây, đã bác bỏ lập luận của phía Việt Nam vì cả hai chất phenol và xyanua không được phát hiện trong tất cả các mẫu nước. Ngược lại, 5 trong 6 mẫu nước thu thập được có chứa NH4 với nồng độ từ 0,154 đến 0,416 mg/L. Với nồng độ đó, cá biển có thể chết ngay lập tức vì nồng độ an toàn của ammonia/ammonium cho cá nước mặn là zero… Do đó, không có một độc tố nào hiện diện trong cá chết vì ammonia/ammonium.

Theo ông Quang, giả sử hơn 50% mẫu cá chết thu được thật sự chết vì phenol và xyanua, như tuyên bố của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thì mức độ chính xác của nguyên nhân chỉ là 50% và gián tiếp thừa nhận rằng có một “yếu tố cực độc” khác đã giết số mẫu cá chết còn lại.  Nếu kết quả phân tích mẫu cá không được công bố, thì bất cứ ai cũng có thể giả thiết rằng chính “yếu tố cực độc” kia đã giết chết hàng loạt cá biển miền Trung, và lập luận này có cơ sở khoa học vì ammonia/ammonium được phát hiện trong nước biển ở nồng độ có thể giết chết cá, mặc dù ở cách xa nguồn nước thải trên 250 km. Nếu giả thiết này là đúng thì mức độ chính xác về nguyên nhân cá chết do phía Việt Nam đã công bố là “con số không!”

Ông Quang cũng khuyến nghị nên soát xét lại giấy phép xả thải của Formosa để lấp tất cả “kẽ hở pháp luật,” vì theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà có thể nói “ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa”. Cái cần giám sát nhất là từ luyện cốc, cần có hệ thống kiểm soát đạt “tiêu chuẩn 52”, nhưng vì đang trong giai đoạn chạy thử, nên chưa cơ quan nào được vào, chỉ khi nào họ đã vận hành rồi thì mới vào. Đây là kẽ hở pháp luật. Ta chưa kiểm soát được. Đáng ra phải đáp ứng tiêu chuẩn 52. Hệ thống quan trắc cũng chưa quan trắc được phenol, xyanua do pháp luật còn lỗ hổng, không có giám sát trong quá trình giám sát, thử nghiệm. Vì vậy, ông Quang đề xuất cách tốt nhất là lưu giữ lại nước thải ở hồ chứa tạm và chỉ được xả ra môi trường khi nào hội đủ tiêu chuẩn được ghi trong giấy phép qua kết quả phân tích.

Nói cách khác, đấu tranh trên ba mặt trận khoa học, pháp lý, và truyền thông còn tiếp diễn, và cần sự trợ giúp của quốc tế. Kết luận của Chính phủ  mới chỉ là bước đầu. Các nhà khoa học cần tiếp tục điều tra và phản biện để có cơ sở kiện formosa. Nếu Việt Nam nhận tiền phạt “cho phép tồn tại” thì sẽ mắc bẫy Formosa và các thế lực bất minh. Đấy là cách mà lâu nay họ vẫn làm. Xét cho cùng, Formosa chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Vô cảm và vô can

Trong khi thảm họa môi trường Miền Trung được Chính phủ kết luận là do Formosa gây ra, thì Hà Tĩnh có tới 16 trung ương ủy viên (số lượng nhiều vô địch toàn quốc). Trong đó có hai người đứng đầu hai bộ quan trọng nhất đối với các dự án đầu tư là Bộ KH&ĐT và Bộ TN&MT. Cơ cấu nhân sự bất thường này có liên quan gì đến Formosa không? Chẳng lẽ Hà Tĩnh có nhiều nhân tài như vậy? Hay đó là phần thưởng cho sự đóng góp của tỉnh vào thảm họa này? Ông Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch/Bí thư Hà Tĩnh) là người có công rước Formosa vào Việt Nam đầu tư, và ban phát nhiều ưu đãi đặc biệt (thậm chí sai phạm quy định) thì nay vô can. Ông Cự vẫn là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và đại biểu quốc hội.

Liên quan đến những nội dung sai phạm, ông Võ Kim Cự và các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thừa nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ là khách quan và cam kết sẽ “nghiêm túc tiếp thu, khắc phục, chấn chỉnh những sai phạm”. Ông Cự cho biết, “Có cái đã xử lý, có cái đang xử lý và sẽ xử lý một cách nghiêm túc những khuyết điểm trên”. Không hiểu ông Cự “xử lý và khắc phục” thế nào thảm họa môi trường (và có thể là thảm họa an ninh). Nếu ông Cự và các quan chức khác có liên quan mà vô can, thì sẽ còn nhiều ông Cự khác và còn nhiều Formosa khác. Tại sao các quan chức địa phương có thể rủ nhau đi ăn hải sản và tắm biển sau khi góp phần để xảy ra thảm họa môi trường này? Thật vô cảm và vô minh!

Trong khi đó người dân địa phương bị nạn ở Hà Tĩnh sống ra sao? Cả nước quan tâm và đồng cảm với thảm cảnh cá chết do biển nhiễm độc, ngư dân mất nguồn sinh sống và mất luôn ngư trường truyền thống bao đời nay. Nhưng chưa hết, hệ quả của dự án Formosa còn có những thảm cảnh và góc khuất mà nhiều người không biết, nếu thiếu truyền thông hay vô cảm. Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã “giận run người” khi biết tin 155 học sinh thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị thất học do tái định cư. Theo báo Một Thế giới (25/6/2016), bố mẹ các em chưa đi tái định cư và chính quyền yêu cầu các em phải đi học tại các trường trên khu vực tái định cư (cách nhà tới 25 km) nên các em thất học. Một số giáo viên tình nguyện tổ chức dạy các em trong khi chờ đợi, đã bị chính quyền quy tội “làm trái pháp luật”. Họ nơm nớp “sống trong sợ hãi” như tội phạm vì bị công an xã liên tục “triệu tập”.

Ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Kỳ Anh khẳng định với báo chí: “Theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, THCS thì việc mở lớp dạy học mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan, đặc biệt là sử dụng đội ngũ chưa đủ tiêu chuẩn để lên lớp là vi phạm pháp luật”. Nếu nói như vậy thì Cụ Hồ ngày trước đã “vi phạm pháp luật” vì dám phát động “bình dân học vụ”! Trong khi những người cầm quyền sai phạm nghiêm trọng vẫn vô can, và những tỷ phú gây ra thảm họa môi trường được “khoan hồng”, thì những giáo viên tình nguyện và học sinh cơ nhỡ lại trở thành tội phạm “vi phạm pháp luật” chỉ vì là nạn nhân của Formosa, chỉ vì muốn học. Nếu nói “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại” thì họ đang đánh ai đây?

Thay vì xin lỗi dân và giải thích với dư luận sẽ xử lý như thế nào những cá nhân mắc sai phạm gây ra thảm họa môi trường (như thủ tướng đã nói), thì Chính quyền tiếp tục dọa trấn áp để bịt miệng dư luận, với lý do “các thế lực thù địch” xui khiến. Thế lực thù địch nào xui khiến các giáo viên và học sinh cơ nhỡ muốn được học? Ai là thù địch?

Trong khi đó du lịch Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam, gây ra nhiều bất ổn (cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp). Đây là một hệ quả tất yếu của mối quan hệ Trung-Việt đầy bất ổn. Tuy chưa đến mức báo động, nhưng đây là một vấn đề đáng lo ngại, nếu đặt nó bên cạnh những vấn đề bất ổn khác như hàng vạn người lao động Trung Quốc đang sinh sống tại các khu vực có các dự án khủng của Trung Quốc tại Miền Trung (như Vũng Áng). Việc Trung Quốc vừa lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng cũng là một câu hỏi đáng suy nghĩ trong bối cảnh Biển Đông đang nóng lên từng ngày trước phán quyết của PCA.

Việc Formosa gây ra thảm họa môi trường làm cá chết, buộc chính phủ phải di dân và mất biển, có phải là một ý đồ lâu dài đối với Việt Nam? Thời điểm gây ra cá chết hàng loạt làm khủng hoảng xã hội trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, có phải là một ý đồ trước mắt để cản đường quan hệ Việt-Mỹ? Việc Formosa chiếm cảng nước sâu Sơn Dương tại Vũng Áng có liên quan gì tới chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông?

Đầu tư và bảo vệ môi trường

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong hơn hai tháng qua, để bắt được Formosa cúi đầu nhận tội, Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn 2 vấn đề lớn chưa được giải đáp thỏa đáng. Thứ nhất, nếu Formosa khẳng định nguyên nhân xả thải làm nhiễm độc biển là do lỗi của các nhà thầu phụ, thì các nhà thầu phụ này là ai? Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh các nhà thầu phụ đó để có biện pháp xử lý thích đáng. Formosa nó là do sự cố chập điện, vậy chập điện là vô tình hay cố ý? Thứ hai, những cá nhân và tổ chức nào của Việt Nam có trách nhiệm trong vụ việc này vì đã buông lỏng quản lý, giảm sát, hoặc đưa ra nhiều “ưu đãi” vượt quá mức quy định cho Formosa, để họ gây ra thảm họa môi trường?

Chính phủ Việt Nam phải lập ra các tổ chức giám sát để theo dõi thực hiện những cam kết mà Formosa đã tuyên bố, như bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường, phối hợp với các bộ ngành và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự.

Từ nay, những dự án lớn phải do chính phủ Trung ương quyết định, chứ không để cho chính quyền địa phương quyết định nữa. Phải điều hòa mục tiêu phát triển quốc gia để tránh tình trạng các địa phương đua nhau đầu tư phát triển bằng mọi giá, với những dự án chưa thẩm định kỹ, với các cán bộ yếu kém đưa ra những quyết định bất minh.

Tuy “mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng vẫn phải điều chỉnh chính sách đầu tư. Không chấp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không nên tin vào lời hứa của các nhà đầu tư, mà coi nhẹ thẩm định dự án. Phải kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức nào sai phạm trong vụ Formosa, nhằm răn đe các trường hợp tương tự không để xảy ra nữa. Vì vậy, không thể để cho những cá nhân, tổ chức này vô can.

Lời cuối

Nhiều người ngạc nhiên tại sao Formosa lại liều lĩnh đến phi lý khi đầu tư 10 tỉ USD (sau tăng lên 28 tỷ) cho một dự án thép có công suât 7,5 triệu tấn/năm (sau tăng lên 22 triệu tấn). Điều này là cực kỳ rủi ro vì giá thép đã giảm 200%. Vậy lý do thực sự là gì? Người ta có lý do để nghi ngờ là China Steel mượn danh Formosa để chuyển dịch sản xuất thép từ quặng tới thép thô vốn là khâu tốn kém nhất và ô nhiễm nhất sang Việt Nam, để cắt giảm chi phí và để tránh ô nhiễm môi trường Đài Loan. Nhưng Formosa và China Steel không thể tự mình làm được điều đó nếu không có các quan chức tham nhũng Việt Nam vô cảm và vô minh.

Thảm họa môi trường do Formosa gây ra tại Miền Trung còn lớn hơn sự kiện Trung Quốc đem dàn khoan HD981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014), là một bước ngoặt gây khủng hoảng quan hệ Trung-Việt. Formosa là một quả bom nổ chậm và là một tử huyệt đối với Việt Nam, cả về môi trường lẫn an ninh. Muốn vô hiệu hóa quả bom nổ chậm và tử huyệt này, phải “xoay trục” để thoát Trung và cải cách thể chế. Muốn khắc phục sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường (và an ninh) thì việc chống tham nhũng và kiểm soát các nhóm lợi ích phải đi đôi với cải cách thể chế.  

NQD. 7/7/2016

Đề nghị nhà nước huy động tiền, vàng của lãnh đạo, đảng viên trước

Đề nghị nhà nước huy động tiền, vàng của lãnh đạo, đảng viên trước

FB Thái Bá Tân

Ảnh minh họa

Hãy huy động tiền, vàng từ các quan tham nhũng trước. Ảnh: internet

ĐỀ

NGHỊ NHÀ NƯỚC

Nợ đến ngày phải trả,
Ngân khố gặp khó khăn.
Nhà nước muốn huy động
Tiền và vàng của dân.

Đó là chủ trương đúng,
Dân ủng hộ hai tay.
Để thực hiện cho tốt,
Xin đề nghị thế này.

Nhà nước phải huy động
Trước hết từ đảng viên.
Đảng viên mới có chức,
Tham nhũng và có tiền.

Chức nhỏ huy động ít.
Chức lớn huy động nhiều.
Ghi rõ, bốn triệu vị
Tổng cộng được bao nhiêu.

Ủy viên bộ chính trị
Phải đi đầu làm gương.
Tiếp đến các bộ trưởng
Và các vị trung ương.

Rồi các cục, vụ trưởng,
Các trưởng ban, trưởng phòng,
Đến các cụ hưu trí
Và các bác công nông.

Đảng viên đã tuyên thệ
Vì nước và vì dân.
Nay không thể không giúp
Khi đất nước khó khăn.

Vị nào không chịu giúp,
Cứ tìm cách chối từ,
Đề nghị cách chức hết,
Kể cả tổng bí thư.

Còn dân, không có chức,
Không cách được, tất nhiên,
Thì phải tự xoay xở
Mà nộp vàng, nộp tiền.

Như thế là sòng phẳng.
Nhà nước làm cách này
Chắc chắn sẽ hiệu quả.
Dân ủng hộ hai tay.

Kinh nghiệm Hàn Quốc.

Nhiều người bảo đọc xong bài này KHÓC, vì thương dân tộc VN !

Tác giả: Tony (theo Tony Buổi sáng)

KD: Bất ngờ, mình nhận được email này của nhà báo Nhật Tân với lời nhắn, xin đăng nguyên văn: Kim Dung ơi! Anh gửi Kim Dung bài này, em đọc và cho lời bình rồi post lên nhé!

Tại sao Việt Nam không mở to mắt mà học tập Hàn Quốc nhỉ? Riêng mình nó nói với mọi người cách đây hơn 10 năm trời: Việt Nam nên tìm kiếm và mua bản quyền bộ sách giáo khoa các môn khoa học tự nhiên của các nước tiên tiến về dịch ra dạy cho học sinh vừa hiệu quả vừa đỡ tốn kém? Chắc các quan Bộ Giáo dục đà tạo sẽ không muốn tí nào vì làm như vậy thì họ ăn gì?????

Năm 2004 Việt Nam chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” của Hàn Quốc có đoạn Tổng thống Bak Jeong-hi(Park Chung-hee –tại vị từ 17/12/1963 đến 26/10/1979) đã khóc vì thấy dân khổ quá và người đã tuyên bố sau 10 năm nữa nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc và sự thật đã đến với họ trong đó có dân VN.

Đọc bài này, mình bỗng nhớ tới cái câu của những năm xưa: Rằng những gì của chuyên môn xin để cho chuyên môn quyết định. Mặc dù vậy, tất cả những gì của chuyên môn ở xã hội ta luôn có bóng dáng cao quý của những gì không phải chuyên môn quyết định 

Sự định hướng, theo một cái đẹp không tưởng, dẫu là vẻ đẹp của lá Diêu Bông, đã là cái giá đau đớn phải trả.

Chắc gì ở đó, con người ta có thể khóc vì lòng yêu nước bị tổn thương như cô bé Hàn Quốc trong bài. Hay người ta sẽ vô cảm “hôi của” của đồng loại như báo chí đã từng đau đớn đưa.

Nhưng chắc chắn có nhiều người, trong đó có mình, khóc vì những gì nước Việt luôn lẹt đẹt đi sau, nay mai đi sau cả Lào, CPC 

————–

Kinh nghiệm Hàn Quốc.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

Blog RFA

Tuấn Khanh

9-7-2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet

(Phạm Thanh Nghiên): Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người được công chúng yêu mến không chỉ bởi những ca khúc mà anh sáng tác. Khán giả Việt Nam luôn hào hứng với sự góp mặt của anh trong vai trò Ban giám khảo của nhiều chương trình truyền hình đình đám như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, hay Commander trong “Trò chơi âm nhạc”. Đối với nhiều nghệ sĩ trong nước, được tham gia vào các game- shows truyền hình quốc gia là mơ ước và cơ hội để quảng bá tên tuổi, hình ảnh.

Tuấn Khanh không chỉ là một nhạc sĩ, anh là một nhà báo chuyên nghiệp và từng là phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo Người lao động.

Những năm trở lại đây, trên cả lĩnh vực báo chí lẫn âm nhạc, Tuấn Khanh chủ yếu viết về các đề tài xã hội, phản ánh hiện thực đất nước, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Các ca khúc, bài viết của Tuấn Khanh thu hút một lượng không nhỏ khán- thính giả trong cũng như ngoài nước. Một bài viết, thậm chí chỉ một đoạn viết ngắn bày tỏ quan điểm của anh trên Facebook cá nhân có thể lên tới hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và bình luận đồng tình.

Hai ca khúc mới nhất anh sáng tác. “Hãy gấp trang báo và tắt ti vi”, “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” được công luận đánh giá là hai trong số những ca khúc giá trị nhất trong dòng nhạc tranh đấu.

Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh.

————

Phạm Thanh Nghiên: Trước tiên xin cảm ơn nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Thưa nhạc sĩ, nếu cần một câu trả lời nhanh thì nhạc sĩ sẽ nói gì khi được hỏi: Cá chết hàng loạt, thảm họa môi trường trong hơn 3 tháng qua, ai là thủ phạm?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có nguồn cơn của nó. Cá chết hay biển nhiễm độc hôm nay, đó là một thảm họa cần phải được lường trước. Cũng như về việc khai thác bauxite, cả thế giới đều biết hậu quả sẽ lớn hơn kết quả, nhưng dường như những người có trách nhiệm luôn bỏ ngoài tai những cảnh báo.

Thủ phạm trực tiếp của thảm họa, có thể thấy là Formosa Hà Tĩnh. Nhưng không thể không gọi tên là thủ phạm cho những ai đã tiếp tay cho Formosa dựng nên một hệ thống lộng hành như vậy, coi thường luật pháp và con người. Tôi thích quan điểm của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về việc kêu gọi thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông ta có vẻ như chìm vào một màn sương mù, không lời đáp.

Nói theo quan điểm của Nhà nước, “nhóm lợi ích” đang bao phủ khắp nơi trên đất nước này.

Phạm Thanh Nghiên: Hiện chính phủ cũng chưa đưa ra những số liệu chính thức nhằm đánh giá về hậu quả của thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Vậy thưa nhạc sĩ, dưới cái nhìn của một nhà hoạt động xã hội, anh nhận định thế nào về thảm họa này đối với Việt Nam?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi không phải là một nhà khoa học nên không thể nói hết được cái gì đang tàn phá, cái gì đang hấp hối, và cái gì đang bị làm lơ. Tôi chỉ biết hàng triệu người xáo động, từ bỏ đất nhà mà tìm đường khác sinh sống. Tôi thương đất quê mình giờ đây bỏ hoang, nghề nghiệp cha ông truyền đời từ ngàn năm, nay người ta buộc phải phủi tay, chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ. Không thể so sánh biển miền Trung với Chernobyl ở Nga hay Minamata ở Nhật. Cũng không thể so sánh nỗi đau nào giống nỗi đau nào, nhưng bên cạnh đó còn sự sợ hãi về tồn vong của giống nòi và tổ quốc. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc như con thú dữ, luôn lăm le chiếm từng tấc đất, từng hải lý của Việt Nam, mà giờ thì trên biển, mọi thứ hoang vắng đó sớm trở thành là phần ăn vội của chúng.

Ở một quốc gia, khi thảm họa xảy ra. Con người và chính phủ phải cùng là một phía để tái tạo, để cứu nhau. Nhưng trong lúc này, dường như mọi thứ không phải như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng Formosa hay những gì đang xâm hại đất nước này đều có bóng dáng của bọn trục lợi và phản bội.

Phạm Thanh Nghiên: Anh đánh giá thế nào về khả năng của “chính phủ” khi giải quyết vấn đề Formosa?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bản thân tôi nhìn thấy sự kiện Formosa được chính phủ Việt Nam giải quyết như một bài tính nhanh, chứ không phải là một chương trình hành động. Tôi muốn nói rằng ở một thảm họa tầm mức thế giới như vậy, cho đến giờ này vẫn chưa có chính sách miễn thuế cho toàn bộ ngư dân trong khu vực bị hại. Cho đến nay, vẫn chưa có một chương trình điều tra xã hội nào để tìm xem thu nhập và hoàn cảnh của những người dân ở đó cần được đền bù như thế nào?

Chính phủ nhanh vội công bố việc sẽ dạy nghề khác để giúp người dân tìm đường sinh sống – nhưng nếu có những gia đình vẫn không thể thích nghi được thì sao? Và chính phủ không thể cưỡng bức người dân hành động theo ý mình để làm yên bề mặt sự kiện, như kiểu dồn lớp hay chuyển trường cho trẻ em mẫu giáo.

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông gửi thư cho Thượng thư bộ Binh Lê Cảnh Huy khi xuất hiện tranh chấp biên giới với nhà Minh, ghi rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.

Chiếu theo lời của tiền nhân, việc rước vào nhà những kẻ hủy hoại đất đai của tổ tiên, nay lại dồn dân bỏ đất hủy nghiệp ra đi, có phải là cách đang vứt bỏ, núi, vứt bỏ biển, để lại lợi thế cho giặc Tàu hay không?

Phạm Thanh Nghiên: Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, nhạc sĩ muốn dành những lời nào cho các ngư dân, các nạn nhân và cả anh thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Cái chết của anh Lê Văn Ngày không đơn giản là một số phận. Đó là một thông điệp cảnh báo cho mọi người rằng hôm nay anh gánh vác đế báo tin, ngày mai sẽ là phần tự quyết của mỗi người.  Tôi cảm thương cho anh Ngày và những người dân miền Trung vẫn ngày đêm với biển, rồi chết nơi biển với trái tim công dân trong sáng.

Không hiểu nổi vì sao, cho đến hôm nay, hồ sơ kết quả khám nghiệm tử thi của anh Ngày vẫn bị công an tỉnh Quảng Bình giữ lại, không giao cho gia đình. Điều đó thật là dã man.

Tôi muốn dành những lời chia sẻ cao quý nhất có được đến những người dân Cồn Sẻ, Quảng Bình đã xuống đường đòi Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Máu của họ đã đổ. Máu của cuộc sống được trải trên đường đi đến công lý của họ như dự báo một ngày mới. Có những người trách họ về việc đã để xảy ra những xung đột với phía chính quyền, nhưng với kinh nghiệm của một người sống gần nửa thế kỷ trên đất nước này, tôi tin rằng chính quyền đừng nên quen cách dùng bạo lực dồn ép người dân trước những điều đơn giản. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói “Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác”.

Phạm Thanh Nghiên: Đây có lẽ là một trong những vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của công luận. Nhưng dường như chưa đủ để tạo ra một sức ép để đẩy lùi sự lộng quyền, mang lại chút hy vọng cho công lý được thực thi? Chúng ta thiếu những gì thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Chúng ta đang thiếu tiếng nói chung. Thiếu một thái độ chung, một chương trình hành động đủ rõ để chính phủ Việt Nam cảm nhận một cách sâu sắc rằng người dân đang muốn gì. Có thể bạn đang nghĩ tôi nói đến một cuộc cách mạng? Dạ, không, tôi đang nghĩ đến những đổi thay cần thiết của một quốc gia vẫn còn nhiều người tin vào giá trị của bản hiến pháp.

Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc, chẳng hạn, hãy nhiệt liệt cỗ võ và nhắc lại liên tục lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc lôi những kẻ có trách nhiệm về việc tạo dựng Formosa trên đất nước này ra công luận. Hãy kêu gọi sức mạnh luật pháp thật sự với tiếng hô tán thưởng của nhân dân.

Đừng nói hy vọng công lý sẽ được thực thi, mà hãy nói phải hành động để công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người dân Việt Nam vào tương lai mới.

Phạm Thanh Nghiên: Vâng, “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”.

Cảm ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc phỏng vấn này. Đây có thể nói là cuộc phỏng vấn “liều lĩnh” nhất mà tôi từng thực hiện. Nó là cuộc phỏng vấn của một “phóng viên bất đắc dĩ” dành cho vị khách mời là một nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp.

Hy vọng sẽ có nhiều dịp khác được trò chuyện với nhạc sĩ về những đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ.

BÓNG GIÁO ĐƯỜNG NƠI TRẠI PHONG

BÓNG GIÁO ĐƯỜNG NƠI TRẠI PHONG

Nguyễn Thảo Nam

Ngày tôi dâng Thánh lễ tạ ơn Linh mục ở quê nhà là một ngày có những kỷ niệm in sâu.  Giữa bao nhiêu khách mời, có một nữ tu đến muộn.  Muộn vì chị ở một nơi xa.  Xa cả khoảng cách không gian, và xa cả khoảng cách tình người.  Chị sống với những người cùi ở Tây Nguyên, nơi con người ngại lui tới.  Chị không gọi họ là “cùi,” chị gọi họ là những người “phong,” để làm dịu đi thực tế của căn bịnh, và làm dịu đi cái ấn tượng về những con người kém may mắn này.

Hơn 30 năm trước, chị dạy tôi giáo lý và cách sống đạo, rồi chị sống những điều chị dạy.  Tha nhân, niềm đau khổ, tình thương, và lòng cảm thông không còn là bài giáo lý trên những trang sách.  Chị biến những trang sách bằng giấy, thành trang sách của tâm hồn.  Rời giáo xứ ấm áp tình người, để đến nơi xa xôi thiếu bước chân con người.  Những hình ảnh tưởng chừng như chỉ có trong tiểu thuyết.

Hôm nay chị ghé qua nơi giáo xứ mà chị đã phục vụ khi tuổi còn thanh xuân, để xem người học trò năm xưa dâng lễ tạ ơn.  Chị không lái xe.  Người tài xế đưa chị bằng xe Honda là một người cùi.  Chị không ngại ngồi bên anh, tình thuơng phục vụ lớn lao hơn sự sợ hãi.  Chị đã lặng lẽ ngồi bên cạnh những người cùi cả một quãng đời dài.

Chị gần họ, hiểu nỗi đau và niềm cô đơn.  Cô đơn trong tình người, và cô đơn giữa những người cùng đạo.  Chị hiểu hơn điều này khi thấy người bạn cùi cùng với chị đến gần với giáo đường hôm nay, nhưng anh thấy mình thật xa lạ.  Anh ngại đứng bên những người lành lặn, nên chọn một góc xa cho riêng mình ở phía cuối cổng giáo đường.  Anh không ngại đứng xa, vì cả cuộc đời, anh đã sống ở một góc xa ở phía cuối cổng cuộc đời.

Anh nhìn những bước chân vội vã của trẻ thơ đi về giáo đường, những chiếc áo dài thướt tha của xóm đạo, những bộ vét sang trọng của người đi tham dự lễ tạ ơn, và cả những chiếc áo dòng bóng bẩy của nhiều tu sĩ trẻ.  “Giáo hội sang trọng quá,” anh thốt lên với người nữ tu khi tan lễ.  Chị cũng tỏ ý đồng tình,  “Ừ, vui hơn ở trong trại cùi.”

Trại cùi có gần một trăm em, không kể người lớn.  Nó ở một nơi hẻo lánh của miền tây nguyên.  Mảnh đất núi đồi, thiếu thốn phương tiện.  Thiếu thốn nhất là nguồn nước, điều kiện cần thiết cho những người bịnh phong tắm rửa mỗi ngày.  Các em sinh ra không có sự chọn lựa cho số phận của mình, vậy thì làm sao có được những bước chân rộn rã như trẻ thơ xóm đạo.  Người nữ tu biết những thánh lễ nơi xóm đạo là vui, nhưng lại chọn đến ở một nơi buồn.

Chị mang hình ảnh giáo đường đến với những con người vì số phận không dám đến với giáo đường.  Trong ý nghĩa sâu xa nhất, chị là hình ảnh của giáo đường.  Thầm lặng, không rộn vang tiếng hát, không có những tà áo dài thiết tha, nhưng có nhịp thở và trái tim rung cảm của cảm thông.

Ở nhiều nơi, giáo đường không có Thánh lễ nên giáo đường trở nên trống trải.  Nhưng có Thánh lễ mà không tiếp tục lễ hy sinh trong cuộc sống thì vẫn chỉ là những nghi lễ hững hờ.  Khi Chúa Giêsu truyền dạy, “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy,” Chúa không chỉ có ý truyền cho giáo hội cử hành Thánh lễ mỗi ngày nơi bàn thờ, mà là truyền dạy sống Bí Tích Thánh Thể qua hành động như Ngài hành động: trở nên bánh và rượu để nuôi dưỡng sự sống cho thế giới.  Mỗi một nghĩa cử yêu thương là bánh, mỗi một chọn lựa hy sinh, dâng hiến là rượu.  Tình yêu trao ban và lòng hy sinh làm nên thánh lễ cuộc đời.  Người mẹ thức khuya lo lắng cho con, người cha lam lũ cho cuộc sống tươi xinh của gia đình, hay như người nữ tu hiến dâng một đời cho những con người bất hạnh, tất cả đang sống mầu nhiệm Thánh Thể. Trở nên bánh và rượu cho anh chị em mình là đang tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô.  Thánh lễ trở nên thiết thực quá, không riêng gì cho Linh mục, nhưng cho tất cả mỗi Kitô hữu, biết sống cho tha nhân.

Khi Thánh lễ Tạ Ơn Linh Mục kết thúc, người nữ tu đến chào.  Ánh mắt chị vui, long lanh, xen nỗi xúc động.  Chị nói, “Chị đến xem em dâng lễ ra sao!  Vui quá”.  Thánh lễ vui thật vì có hoa, có nến, có ca đoàn rộn vang tiếng hát, có tấp nập bước chân, có cả quay phim và tiệc mừng nữa.  Nhưng Thánh lễ vui chỉ là khởi điểm bắt đầu của hy lễ hiến tế.  Để mời gọi sống những Thánh lễ trong cuộc đời có niềm vui xen lẫn nước mắt, có hạnh phúc và đau khổ, có nhận lãnh và mất mát, được yêu thương và có cả phản bội nữa.

Tôi nói với chị, “Thánh lễ em dâng hôm nay có hoa, có nến, có rộn vang tiếng hát, và có ngàn nụ cười trên môi.  Còn thánh lễ chị dâng trong cuộc đời bên những con người đau khổ, thiếu vắng nụ cười, để nuôi dưỡng sức sống và niềm hy vọng cho một phần thân thể đau khổ của Đức Kitô, thật sự là sống trọn vẹn bí tích Thánh thể: trở nên bánh rượu cho thế giới.”

Khi nắng chiều xuống dần, chị theo xe cùng người bạn cùi trở về nơi xa xăm.  Tôi đứng nhìn bóng dáng họ khuất dần theo nắng nhạt.  Ở phía xa, lác đác ánh điện đường bắt đầu sáng.  Xe chị không dừng lại giữa phố phường sáng rực, nhưng lăn lóc qua những làng quê tĩnh lặng, mộc mạc, khuất lấp giữa núi đồi.  Chị mang Thánh Lễ và mang cả bóng Giáo đường đến với nhiều cuộc đời ngổn ngang đang sống ở nơi xa xăm nhất của tình người.  Tôi nhìn bóng dáng chị, rồi nghĩ đến Thánh Lễ đời mình.

Những năm Linh mục qua đi với nhiều Thánh lễ nơi bàn thờ, nhưng lòng vẫn mãi băn khoăn, bao giờ mình mới sống trọn vẹn mầu nhiệm Thánh thể như người nữ tu ấy.  Bao giờ mình mới trở nên bánh rượu đích thực như chính Đức Kitô để nuôi dưỡng sự sống cho thế giới?  Hiến lễ nào cũng có giây phút bắt đầu, nhưng kết thúc lời kinh lại chỉ diễn ra qua những hành động trao ban.  Cuối Thánh Lễ sáng nay, tôi nguyện thầm với Chúa:

Lạy Chúa, xin cho thánh lễ con dâng mỗi ngày giúp biến đổi nghi lễ thành hành động yêu thương.  Xin cho lời truyền của Thầy Chí Thánh “Hãy làm việc này mà nhớ đến thầy” thôi thúc chúng con hành động vì tha nhân, như hình ảnh người nữ tu hao gầy trở nên bánh rượu cho một phần nhân loại khao khát tình người.  Có khi phần nhân loại khao khát ấy lại chính là những con người cụ thể luôn hiện diện trên từng lối đi của đời con.

Nếu lễ dâng được cử hành mỗi ngày nơi giáo đường, thì hành động trao ban của chúng con cũng cần được diễn ra nơi bàn thờ của cuộc sống như một hy lễ nối dài.  Nếu được như thế, Thánh thể sẽ trở thành nguồn sức sống cho gia đình con, cho cộng đoàn, và cho cái thế giới quanh con đang cần được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng.  Những Thánh Lễ ấy, tuy không có tiếng hát, không có hoa, có nến, không có những bài giảng hùng hồn, nhưng lại là những Thánh Lễ mang đến sức sống cho nhiều tâm hồn.  Con không thể mang Giáo đường vào cuộc sống, nhưng xin cho con trở nên bóng giáo đường giữa lòng đời, như người nữ tu hao gầy bé nhỏ, nhưng có một trái tim có khi lớn lao hơn cả những Giáo đường lộng lẫy nhưng thiếu vắng tình thương.

Nguyễn Thảo Nam

CÂU CHUYỆN FORMOSA CÚT ĐI VÀ VĂN HÓA EM BÉ

CÂU CHUYỆN FORMOSA CÚT ĐI VÀ VĂN HÓA EM BÉ

“Kẻ giết người có khuôn mặt của bác nông dân hiền lành khi chia vườn ra hai mảnh, rau nhà, rau bán.  Kẻ giết người có khuôn mặt khổ hạnh quắc thước dân chài đem bán những con cá bị nhiễm độc làm nước mắm.  Kẻ giết người có khuôn mặt trí thức công quyền sang trọng khi bên các bàn tiệc tưng bừng chén chú chén anh kí những hợp đồng, dự án béo bở với những kẻ thải chất độc ra sông, suối, đất đai, thả chất độc lên trời và xuống Biển Đông”.

____

FB Lưu Trọng Văn

7-7-2016

Hãy cảnh giác trước thủ lĩnh đánh trống trận thúc giục nhân dân lao vào một cơn sốt yêu nước, bởi chủ nghĩa yêu nước thực sự là một thanh kiếm hai lưỡi. Nó [chủ nghĩa yêu nước] khiến máu chúng ta sôi lên, nhưng cũng đồng thời khiến tầm nhìn chúng ta thu hẹp lại… Và khi tiếng trống trận kia đạt đến đỉnh cao, khi mà máu đã sôi với thù hận, còn tâm trí đóng lại, thì vị thủ lĩnh sẽ chẳng cần tước đoạt quyền công dân nữa. Thay vào đó, chính nhân dân, đang đầy sợ hãi và mù quáng vì yêu nước, sẽ dâng hiến toàn bộ quyền của mình cho thủ lĩnh, một cách vinh dự. Tại sao ta biết như thế? Bởi ta đã từng làm như thế.

Lời của Caesar. Hàng triệu dân La Mã gục chết dưới lưỡi kiếm của ngài.

Các sách sử không phải ghi chép sử nhà Tần thì đem đốt cả đi. Trong thiên hạ ai cất giữ Kinh Thi, Kinh Thư , những sách của trăm nhà đều phải đem đốt hết. Nếu có những người dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chặt đầu bêu ngoài chợ, lấy xưa chê nay giết cả họ.

Lời của Tần Thuỷ Hoàng. Hàng triệu dân Bách Việt, Mãn, Hán …xương chất cao như núi vì cái gọi là vinh quang thống nhất thiên hạ của ngài.

Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực của lời nói và chỉ do lời nói mà thôi… Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của mê đắm và xúc cảm của con người.

Lời của Hitler.Hơn 40 triệu dân châu Âu là nạn nhân của những lời nói mà ngài khích động.

Chính trị là chiến tranh không đổ máu. Chiến tranh là chính trị đổ máu. Súng đẻ ra chính quyền.

Lời của Mao Trạch Đông.Hơn 40 triệu dân Trung Hoa phơi xác vì các cuộc cách mạng đỏ long trời lở đất của ngài.

V…V

Nếu làm phép cộng các nhà độc tài tàn bạo trên thế giới từ trước đến nay liệu nhân loại sẽ có được khuôn mặt của chúa tể độc tài, độc ác ? Nếu cộng các phát ngôn, tư tưởng của chúng chúa các bạo chúa sẽ có lời như thế nào?

Gã nghĩ, chúa tể ấy rồi sẽ xuất hiện.

Bộ mặt của nó như… thiên thần.

Vì sao?

Vì kẻ ác nhất thời đại công nghệ này sẽ là kẻ trong tích tắc huỷ diệt hàng triệu người một lúc, huỷ diệt nguồn nước, đất đai, bầu khí quyển của cả một quốc gia, cả một châu lục một lúc chỉ bởi một cái nhấp chuột hoặc một cái nhẹ nhàng ấn nút trong một căn phòng có nhiều bức tranh của các danh họa lừng danh thế giới như Levitan, Van Gogh và giữa âm thanh êm dịu bản Xô nát Ánh trăng kì diệu của Beethoven.

Còn tổng các triết lí, phát ngôn của chúa tể các bạo chúa ư?

Sau cái nhấp chuột ấy là lời chúc của một cô nàng xinh đẹp cũng như thiên thần: Chúc chàng ngủ ngon!

***

Gã đã và đang thấy gì trên quê hương của gã?

Kẻ giết người có khuôn mặt của bác nông dân hiền lành khi chia vườn ra hai mảnh, rau nhà, rau bán.

Kẻ giết người có khuôn mặt khổ hạnh quắc thước dân chài đem bán những con cá bị nhiễm độc làm nước mắm.

Kẻ giết người có khuôn mặt trí thức công quyền sang trọng khi bên các bàn tiệc tưng bừng chén chú chén anh kí những hợp đồng, dự án béo bở với những kẻ thải chất độc ra sông, suối, đất đai, thả chất độc lên trời và xuống Biển Đông.

Và cứ thế, và cứ thế…

Gã chả biết nữa ở nước gã, giữa những bạo chúa, và chúa tể của các bạo chúa trên các ngai vàng đâu đó đáng sợ hơn hay những kẻ giết người từ từ ngự trong những người thân, ngự trong …dân với khuôn mặt của dân đáng sợ hơn?

Cái chết bởi một nhát bấm nút chưa kịp đau đớn hay cái chết từ từ trong đau đớn không biết cái chết nào bi đát hơn?

Dưới giá treo cổ của phát xít Hitler nhà văn Fuxich gào lên: Hỡi Con người, hãy cảnh giác!

Dưới bản án do những người thân của gã, đồng bào của gã tự huỷ giệt lẫn nhau, có nhà văn nào của nước Việt sẽ phải gào lên: Sao quá độc ác, hỡi Con người ?

Vì sao, vì sao nên nỗi này dân tộc của gã ơi, đồng bào của gã ơi?

Ngày ấy khi Xuân ra đời,

“Ngày ấy khi Xuân ra đời,”
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi.”

(Nhạc Ngoại quốc – Lời Việt: Phạm Duy – Khúc Hát Thanh Xuân)

(1 Ti 1: 8-11)

Trần Ngọc Mười Hai

Xuân ra đời, không chỉ có mỗi ngày ấy. Lũ chim vui, có lứa đôi yêu nhau rồi, có thể cả vào lúc ấy, hôm nay và ngày mai. Tình yêu hay hạnh phúc thứ nào tốt đẹp và cần thiết hơn? Câu trả lời, sẽ hạ hồi phân giải. Nhưng, trước khi những giải và phân, ta cứ ngồi xuống mà nghe thêm câu hát tiếp, rất để đời, nổi trôi cũng không kém:

“Nhạc lắng hương xuân bồi hồi,
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi.
Nói với nhau, yêu nhau rồi,
Một ngày còn mới tươi môi.”

(Nhạc Ngoại quốc: One day when we were young)

Tình yêu hay hạnh phúc, thứ nào hay hơn ư? Này đây, một nhận định của ai đó, ký tên Lê Thuỷ viết như sau:

 Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân điều này chưa. Tôi nghĩ rằng đôi lần trong cuộc đời bạn sẽ phải nghĩ đến, bạn chọn yêu hay chọn được hạnh phúc.

 Yêu và hạnh phúc là hai định nghĩa hoàn toàn khác biệt, yêu không có nghĩa là sẽ được hạnh phúc, và hạnh phúc cũng không có nghĩa là tình yêu. Sự so sánh này như người ta vẫn hay so sánh tình và tiền vậy, nhưng sự so sánh này quá rạch ròi, và trong bài viết này tôi không đề cập, vì tôi đang đề cập đến cảm xúc của con người, nó dễ dàng nhầm lẫn khiến ta hiểu lầm vài thứ.

 Nếu bạn là một người đang yêu, và bạn được hạnh phúc suốt quãng thời gian sau này thì đó là điều tuyệt vời vô cùng, một điều kì diệu trong cuộc sống của bạn. Nhưng mảy may bạn không được cả 2 thứ đó, vậy bạn sẽ phải cân nhắc kĩ càng, vì cuộc đời đôi khi chỉ có vài lần cơ hội, một lần tuổi trẻ, một đời người, hoặc một lần lựa chọn sẽ không có sự quay đầu hay hối tiếc.

 Nếu là tôi trước đây, khi tôi 18, đôi mươi, hoặc đến tận 25-26 tuổi, tôi vẫn tuyên thệ trung thành với bản thân rằng tôi chọn yêu thay vì chọn hạnh phúc. Vì tôi tin rằng, chỉ có tình yêu mới đủ làm tôi hạnh phúc và tự tạo ra hạnh phúc (đại loại là làm chủ hạnh phúc). Đúng là tôi hạnh phúc thật, hạnh phúc ngắn ngủi nhưng kèm theo cả khổ đau song hành. Tôi hạnh phúc chừng nào thì càng khổ đau chừng ấy. Và tôi nhận ra, người yêu tôi chưa chắc mang cho tôi hạnh phúc, và người tôi yêu, tôi chưa chắc mang cho họ hạnh phúc. Vẫn đôi lần họ bảo tôi làm họ tổn thương thay vì làm cho họ hạnh phúc. Tôi bất lực nhìn tình yêu ra đi vuột khỏi tay mình mà không thể cứu vãn.

 Bạn biết rằng trên đời này không có gì là mãi mãi, trong đó có tình yêu. Tình yêu dễ vỡ, mong manh và theo sẽ nhạt dần với những sóng gió của thời gian đem đến, muốn giữ cũng không thể giữ vì bạn không thể lường hết được điều gì sẽ xảy đến với bạn. Tôi cũng đã từng tin vào tình yêu là một điều gì đó vĩnh cửu là bất diệt. Và tôi tin vào tình yêu đó, tin vào bản thân mình, vẫn tin vào câu suốt đời suốt kiếp. Ngày đó, tôi thật ngây thơ và trong trẻo. Cô bạn ngày ấy vẫn nói với tôi rằng, tình yêu một ngày nào đó sẽ hết, không phải hôm nay thì cũng là ngày mai, và chỉ để lại những kỉ niệm lẫn khoảng trống với những tiếc nuối trống rỗng, ngoài ra chẳng còn gì hết, muốn quay lại thì đã muộn. Nên đừng bao giờ lựa chọn tình yêu khi bản thân thấy không cảm thấy hạnh phúc trong hiện tại khi đã hi sinh qua nhiều.

 Cuối cùng tình yêu hết thật, cũng không hẳn là hết mà  nó đã không như còn như mong muốn, không còn như ban đầu, cảm xúc biến đổi dần theo thời gian, và tôi biết tôi không hạnh phúc dù tôi vẫn yêu rất nhiều. Tôi vẫn lựa chọn tình yêu, nhưng sau đó một thời gian sau, tôi bắt đầu lưỡng lự, vì cơ hội không có nhiều lần. Tôi tự hỏi mình, tôi muốn yêu hay muốn cuộc đời hạnh phúc. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến điều này.

 Tôi không hạnh phúc khi yêu, nhưng người cho tôi hạnh phúc tôi thấy thật yên ổn. Thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng, thật bình yên. Và cuối cùng tôi chọn hạnh phúc. Tôi chọn người đàn ông cho tôi một cuộc sống tinh thần êm đềm và an tâm, và tôi thấy mình hạnh phúc. 

Bên cạnh người tôi yêu, tôi thấy đau khổ, dằn vặt, mệt mỏi. Khi mất tình yêu, thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào một trạng thái đau khổ và trống trải của sự cô đơn. Tôi thấy mình chọn đúng. 

Cách đây 4 năm, một người bạn thân nhất của tôi đã lựa chọn một người đàn ông là cô ấy thấy yên tâm và tin tưởng thay vì chọn người mình yêu mà làm cho cô ấy luôn sống trong đau khổ lẫn bất an. Cuối cùng cô ấy có hạnh phúc hay không tôi không biết, nhưng 4 năm sau, cô ấy khuyên tôi rằng: HÃY LẤY NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀM CHO MÀY HẠNH PHÚC. Và bây giờ, tôi thấy hạnh phúc khi đi cùng con đường với cô ấy. Thoát khỏi sự sầu não đeo bám hằng mấy năm trời khi chọn yêu. 

Tôi không khuyên những người đã yêu, đang yêu chọn cái gì, tôi chỉ kể ra những câu chuyện về tôi để bạn có thể lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời. VÌ BẠN SỐNG LÀ SỐNG CHO CẢ CUỘC ĐỜI, KHÔNG PHẢI SỐNG TRONG MỘT KHOẢNh KHẮC NÀO ĐẤY. TÌNH YÊU CHỈ LÀ MỘT KHOẢNH KHẮC. RỒI SẼ QUA ĐI. BẠN VẪN PHẢI TIẾP TỤC CUỘC SỐNG ĐẰNG SAU ĐÓ. MÀ CUỘC SỐNG KHÔNG CHỈ CÓ TÌNH YÊU.

HẠNH PHÚC MỚI LÀ THỨ BẠN ĐEO ĐUỔI CẢ CUỘC ĐỜI.

KHÔNG CÓ TÌNH YÊU, BẠN VẪN SỐNG ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ NHỮNG THỨ KHÁC, TÌNH YÊU SẼ KHÔNG TỒN TẠI ĐƯỢC. VÀ KHI ĐÓ, CUỘC ĐỜI BẠN CHỈ CÒN LÀ BẤT HẠNH.

 Có thể bây giờ bạn không nhận ra chân lý này, bạn bác bỏ nó (như tôi từng bác bỏ) thì một ngày bạn sẽ ngộ ra được điều này một ngày nào đó khi bạn đi qua tình yêu.

CÒN BẠN, BẠN SẼ CHỌN GÌ?.”(Lê Thuỷ)

Chọn hạnh phúc như người viết ở trên ư? Đã chắc gì việc ấy thích-hợp với mọi người. Thôi thì, trước khi quyết định chọn-lựa, bạn và tôi ta cứ thử xem lời ca ta vừa hát, nói gì đây:

“Rồi nắm tay cùng nói vui,
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai,
Khuất xa biến vào nẻo khơi.
Từ đó khi xuân tái hồi,
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người,
Một ngày tuổi mới đôi mươi.”

(Nhạc ngoại quốc – bđd)

Vâng. Chính đó mới là trọng-tâm một quyết-định. Quyết chọn hạnh-phúc hay tình-yêu, cũng là chọn niềm vui cho đời mình. Đó là chọn và lựa của người đời hay nghệ-sĩ ở ngoài đời, cốt để vui. Thế còn nhà Đạo thì sao? Nhà Đạo chọn gì cho đời mình? Phải chăng người người chỉ chọn sống đời đi Đạo không bằng sống Đạo trong đời, mà chỉ loanh quanh chuyện nhà thờ nhà thánh suốt Chúa nhật, một ngày vui?

Thôi thì, ta thử đi vào chuyện hỏi/đáp giữa nhà Đạo và người đời sau đây. Hỏi, là hỏi rằng:

“Thưa cha.

Con có một số bạn bè/người thân đã không còn đều đặn đi lễ mỗi Chúa Nhật nữa rồi. Có người nói, họ quá bận rộn với đủ mọi công việc, có người còn phải lo cho con cái chơi thể thao với thể-dục, có người lại nói phải làm suốt 7 ngày, thì giờ đâu mà nhà thờ nhà thánh. Các câu trả lời này, khiến con thấy bất-bình, bởi khi xưa bạn bè của con đều là những người luôn sống tốt đạo đẹp đời, không khi nào bỏ bê chuyện nhà thờ hết. Vậy theo cha, con phải làm sao để giúp các vị này đây?

 Lại một lần nữa, câu hỏi của người đi Đạo thời nay vốn dĩ thực-tế, khôn-ngoan và cẩn-trọng. Thế nhưng, hỏi ai không hỏi, lại đi hỏi đấng bậc chuyên-chăm chuyện giáo-luật với phụng-vụ nhà thờ, thì đương nhiên câu trả lời, rày sẽ như sau:

“Anh/chị vừa nêu lên câu hỏi đi thẳng vào vấn-đề ngày càng quen-thuộc đáng cho mọi người ưu-tư, quan-ngại.

 Theo nghiên-cứu/khảo sát thực-hiện năm 2011, thì: chỉ mỗi 12.2% người Công giáo Úc “đi lễ” ít nhất 3 lần một tháng. Cách đây 50 năm, tỷ-lệ những người này lên đến 60%. Xem thế thì, đây không là tình-huống lành mạnh chút nào hết. Cuối cùng ra, thì Thiên-Chúa là khởi-đầu và cùng-đích của ta, Ngài đã tạo-dựng nên vũ-trụ này từ cõi hư-không. Ngài tạo-dựng ta theo ảnh-hình của Ngài, giống Ngài đến độ Ngài vẫn thương-yêu ta rất mực đến độ trở-thành người phàm rồi chết trên thập-giá hầu cứu-rỗi ta và Ngài vẫn dành chỗ cho ta trên Thiên-quốc. Ta không thể sống không có Ngài. Và, chắc chắn ta cũng không muốn chết mà không có Ngài và với Ngài…

 Vấn-đề con người ngày nay để Thánh-lễ Chúa Nhật luột mất khỏi cuộc sống thường nhật của mình, thường kéo theo sự thể là họ cũng để luột mất Thiên-Chúa ra ngoài cuộc của chính họ. Và, cuộc sống mà không có Thiên-Chúa, thật rất buồn.  

 Thật sự, Thiên-Chúa mang ánh-sáng, hy-vọng, niềm vui, tình thương-yêu và sự chín-chắn ta vẫn tìm và cần đến. Và, khi ta có con có cháu nhất là vào lúc chúng đi học ở trường Công-giáo, chúng sẽ thấy sự mâu-thuẫn giữa những điều chúng học được ở trường với lối sống ở nhà. Giả như bậc mẹ cha không có lòng hướng về chuyện đi lễ nữa, thì các vị ấy cũng phải nghĩ đến chuyện tốt của cháu con. Đưa con cháu đến nhà thờ dự thánh-lễ mỗi Chúa nhật như Ngày của Chúa là nơi cả gia-đình cùng nhau coi việc lễ lạy là chuyện ưu-tiên, thì đó là cách tốt đẹp để giúp chúng thấm-nhuần đặc-tính tín-thác, hy-vọng và thương-yêu đối với Chúa là Đấng cung-cấp nền-tảng trên đó ta xây-dựng cuộc sống của chúng.

 Ở đây, cũng nên nhớ Lời Chúa nói với các tông-đồ khi các thánh ngủ vùi ở vường Ghét-sê-ma-ni rằng: “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” Cũng thế, ta không thể bỏ ra chỉ một giờ đồng-hồ một tuần cho Chúa khi Ngài trông nom/bảo-vệ ta và chúc lành cho ta suốt ngày 24 tiếng và suốt bảy ngày trong tuần sao? Những người trở về đi lễ thường-xuyên ngày Chúa Nhật sau một thời gian-vắng mặt ở nhà thờ, đều đặt giá-trị của việc đưa Chúa trở về với tháng ngày thời-gian có Chúa chăm sóc cho đời mình, là điều tốt.

 Trờ về để đi lễ, mọi người sẽ lại được nghe Lời Chúa qua các bài đọc, được nghe lời cố-vấn hữu-ích từ các bài giảng và được cầu nguyện cho các ý-chỉ của mình, đặc-biệt hơn, lại được rước Đức Kitô và giờ hiệp-thông rước lễ, nữa. Vậy nên, hãy làm mọi việc ta có thể làm được để giúp đỡ bạn bè người thân trải-nghiệm niềm vui ấy, đặc-biệt vào năm thánh Từ-Bi 2016 này.

 Thật ra, nếu muốn, ta vẫn có thể làm cho thánh-lễ trở-thành việc hài-hoà thích-hợp với công việc, thể-thao, thư-giãn của ta vào mọi lúc để đi lễ vào tối Thứ Bẩy hoặc ngày Chúa Nhật, nếu thấy cần. Có như thế, ta sẽ làm được việc khác-biệt, rất lớn-lao.” (X. Lm John Flader, Faith, hope and love of God – and keeping the Lord’s Day holy, Question Time, The Catholic Weekly 01/5/2016 t. 18)

               Nói cho cùng, thì: có đi nhà thờ suốt mọi ngày hay chỉ mỗi Chúa Nhật cách quãng trong tháng hoặc trong năm cũng chỉ để chứng-tỏ niềm tin, hy-vọng và lòng thương-yêu vẫn còn đó nơi người Đạo Chúa chốn dương-gian, phàm trần. Tin, yêu và hy-vọng như Đức Thày linh mục-Dòng người Úc, từng quả-quyết hôm nào ở Sydney như sau:

Xin thêm đôi ý tưởng, để bảo rằng: Phúc Âm không kể cho ta biết là cuối cùng thì đá-tảng-lấp-mồ của Đức Giêsu khi xưa đã lăn về đâu? Phải chăng, đá tảng lấp mồ ấy đã và đang lăn vào hộp Cẩm Nang Thần-học của ta và của người chứ?

 Cuối cùng thì, ta có thể trở về với vấn-đề đặt ra cách rất thực, tức: về với  tình Thương-yêu của Thiên-Chúa vẫn đề ra với các mẩu vụn cuộc đời của ta, tức: của chính ta, mà thôi.” (X. Lm Kevin O’Shea, Ơn Cứu Chuộc Nơi Ngài Chan Chứa,nxb Phương Đông 2015, tr.152)  

Nói cho cùng, là nói những lời dù mạnh-bạo nhưng thích-hợp với thời-đại, với con người ở thời này, nay ra thế.

Nói cho cùng, thì có nói nhiều cũng chẳng thể nào đổi-thay được chiều-hướng trong đó mỗi người và mọi người vẫn cứ thế. Cứ, để mình trôi theo cơn lũ cuộc đời rất phàm-trần.

Nói cho cùng, còn là nói và thực-hiện đúng chủ-trương của mình và của người. Dù, người có “đi Đạo” theo kiểu xưa cũ hay rất mới, cũng vẫn là chọn-lựa tư riêng của người và của mình, trong cõi đời thực-tế nhiễu-nhương đầy cảm-nghiệm.

Nói cho cùng, sống đời nhiều đổi-thay còn là sống cùng và sống với không chỉ mỗi người đồng Đạo, đồng thuyền mà thôi, nhưng cả với người khác Đạo và khác thuyền nữa.

Nói cho cùng, thì sống là thực-hiện những điều mình ước/muốn trong tình-huống rất thực, của đời ở đây, rất bây giờ.

Nói gì thì nói, hãy cứ nói và làm như đấng bậc hiền lành trong Đạo, ngoài từng hướng-dẫn hoặc nhủ-khuyên như thày trò nhà Đạo khi xưa còn khuyến-dụ, như sau:

“Chúng ta biết rằng Lề Luật là tốt,

nếu người ta sử dụng cho đúng cách.

Thật vậy,

Lề Luật có đó,

không phải cho người công chính,

mà là cho hạng người sống ngoài lề luật

và bất phục tùng,

vô luân và tội lỗi,

phạm thánh phạm thượng,

giết cha giết mẹ, sát nhân,

dâm dật, kê gian,

buôn người, nói dối, bội thề,

và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh.

Đó là giáo lý phù hợp với Tin Mừng

đã được giao phó cho tôi,

Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa chí tôn.”

(1 Timôtê 1: 8-11)

Nói gì thì nói, hãy cứ nói theo nhạc-điệu có âm có vận, như lời thơ hoặc âm-nhạc vẫn hát rằng:

“Nhạc lắng hương xuân bồi hồi,
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi.
Nói với nhau, yêu nhau rồi,
Một ngày còn mới tươi môi.”

(Nhạc Ngoại quốc: One day when we were young)

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn lắng nghe

Hương Xuân bồi hồi

Để tiếng hát lên ngôi

nói với nhau yêu nhau rồi

một ngày còn mãi tươi môi

rất của Chúa.