Bí quyết làm cho các tờ báo “lề phải” không đạo bài của b

Bí quyết làm cho các tờ báo “lề phải” không đạo bài của bạn

FB Phạm Đoan Trang

28-7-2016

H1NHÂN CHUYỆN NHÀ BÁO LÊ BÌNH BỊ TỐ ĂN CẮP phóng sự của đồng nghiệp nước ngoài, mình mới vui vẻ kể cho các bạn nghe mấy câu chuyện này.

Trước hết phải nói là, thật ra, việc ăn cắp sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ – tức đạo văn, đạo nhạc, đạo hình ảnh, đạo ý tưởng… – là chuyện dễ xảy ra hơn nhiều so với ăn cắp những thứ mang tính vật chất, hữu hình như tiền, xe máy, quần áo, giày dép, v.v. Có lẽ bởi vì khi đạo các sản phẩm vô hình, thuộc sở hữu trí tuệ của người khác, người ta không thấy ngại hoặc sợ như khi lấy đồ đạc. Thậm chí người ta có thể xài bài vở, âm nhạc, ảnh… của người khác một cách rất tự nhiên mà không nghĩ là mình đang ăn cắp. Điều này đặc biệt đúng ở những nơi mà nền giáo dục, truyền thông, đạo đức và luật pháp đều chưa tạo được cho công dân ý thức tôn trọng sở hữu trí tuệ.

Nói vậy để đi đến ý tiếp theo là, ở Việt Nam, nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ trong làng báo, làng văn nghệ sĩ, chắc cũng nhiều như móc túi, ăn cắp xe máy, trộm chó… trong phần còn lại của xã hội.

(Nói đến đây là phải sờ gáy ngay xem mình đã đạo văn đạo báo bao giờ chưa. Thời Internet này, không thể giỡn mặt độc giả, khán giả được).

Yên tâm rồi mới tiếp tục: Cá nhân mình đã không biết bao nhiêu lần là nạn nhân của các vụ đạo văn, đạo báo (đạo ý tưởng thì thôi, không tính) kể từ khi đi làm báo đến nay.

Chẳng hạn, năm 2001, chương trình Thời sự 19h của VTV đã “xơi” nguyên bản text của mình trong một phóng sự về vụ mấy cựu binh Mỹ trở lại Mỹ Lai.

Tới năm 2009, hồi mình làm ở VNN, một bài viết của mình về chuyện dịch một số bài hát Liên Xô sang tiếng Việt (đăng nhân dịp 7/11) cũng “hân hạnh” được một nhà báo (nam) nổi tiếng luộc nguyên con gần 1 năm sau đó, chỉ sửa mỗi tên tác giả. Khi biết thì mọi sự đã rồi, mình cũng bận nên tặc lưỡi cho qua, chỉ hơi bực vì hình như bạn đọc ai cũng tưởng tác giả bài báo là nhà báo nổi tiếng kia.

Đầu tháng 2/2011, mình viết bài “‘Thời thanh niên sôi nổi’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, đăng trên tờ Sinh Viên Việt Nam số Tết Tân Mão. Tới mùa thu năm 2013, ông Giáp mất, lúc đó mình đang ở nước ngoài. Một tờ báo mạng nào đó (không nhớ tên) bèn cóp nguyên bài của mình về trang nhà và đổi tên mình thành “Sưu Tầm”. Mình “có ý kiến” trên facebook, liền bị phóng viên của tờ báo đó vào Diễn đàn Nhà báo trẻ mắng cho một trận, đại ý là “có giỏi thì liên hệ với báo tôi mà kiện tụng, mà đòi bản quyền, chứ chúng tôi lại phải hỏi ý kiến bạn rồi mới được đăng bài bạn à?”.

Cũng chưa nản bằng lần khác, quãng đầu 2014, một tờ báo rất lớn đã lấy một bài dịch của mình về đấu pháp của quân đội miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Chuyện kỳ quặc ở đây là, chính phóng viên của báo yêu cầu tòa soạn phải để tên dịch giả (là mình), nhưng tòa soạn gạt đi vì tên mình quá phản động; sau đấy vì phóng viên cứ ý kiến ý cò mãi, tòa soạn… lấy luôn tên phóng viên đó đặt vào bài báo đó. Cho mày hết ý kiến nhá, hễ con Đoan Trang nó kiện thì mày giơ mặt ra mà chịu, ai bảo mày tự nhận là đồng nghiệp của nó.

Mình vừa bực vừa buồn cười, bèn nảy ra một ý là, kể từ đó, các bài viết của mình đều chỉ xoay quanh các chủ đề “nhạy cảm” như nhân quyền, dân chủ, công lý, Biển Đông. Đồng thời, bất cứ khi nào có thể, mình đều chửi chế độ thật lực, nhất là tấn công vào sự yếu kém về nghiệp vụ và tệ hại về nhân cách của lực lượng công an…

Thế là kể từ đó, các bài viết của mình không bao giờ bị báo lề phải đạo nữa.

Báo Việt Nam ‘nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân’

Báo Việt Nam ‘nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân’

Bài viết "Nhận diện nhóm lợi ích 'bán nước, hại dân'" trên Báo Giáo dục Việt Nam.

Bài viết “Nhận diện nhóm lợi ích ‘bán nước, hại dân'” trên Báo Giáo dục Việt Nam.

Một tờ báo ở trong nước mới đăng bài bình luận, trong đó nói về chuyện có “nhóm lợi ích bán nước, hại dân”, “tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ”.

Báo Giáo dục Việt Nam thuộc Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng hôm 26/7 còn viết thêm rằng việc “bán nước, hại dân” không chỉ thể hiện ở “hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm, gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc”, mà còn là việc “đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài”, “đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang”, “làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành”.

Tờ báo sau đó đưa ra một trong các dẫn chứng liên quan tới Formosa cũng như khu công nghiệp Vũng Áng mà Giáo dục Việt Nam viết là “vương quốc cho người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh”.

Báo này viết rằng “một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp… đang từng ngày, từng giờ làm người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa xã hội suy đồi…”

Nhận xét về bài viết, blogger Đoan Trang nói với VOA Việt Ngữ rằng dù bài báo dùng từ “rất là mạnh”, nó “vẫn nằm trong khuôn khổ của lề phải của báo chí chính thống”.

Bà nói thêm:

“Từ đó [‘bán nước, hại dân’] không phải là nhằm vào những kẻ bán nước hại dân ở cấp cao. Nó dùng chiêu bài vạch mặt những kẻ ‘phản quốc, hại dân’ để chống những thành phần cấp thấp, tham nhũng lặt vặt, chứ không phải thay đổi cả thể chế. Năm nay, kể từ hồi xảy ra vụ Formosa, mình cảm thấy mâu thuẫn nội bộ của họ nhiều hơn. Các phe phái dồn dập đánh nhau nhiều hơn”.

Tờ báo đặt dấu hỏi: “Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng, biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải đảo sẽ tăng hay giảm?”

Báo Giáo dục Việt Nam viết tiếp: “Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được “tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái, với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ trước”.

Báo thuộc Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam viết tiếp: “Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng? Làm yếu khả năng bảo vệ tổ quốc chính là tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ. Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ” khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ bán nước, hại dân? Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận rằng đã hình thành nhóm lợi ích… bán nước, hại dân?”

Chưa rõ tờ báo nhắc tới ai có “mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng” trong đoạn trên. Giáo dục Việt Nam trước đó từng đăng tải nhiều bài bình luận về Trung Quốc với các tựa đề như “Kế sách thâm sâu của Tập Cận Bình”, “[Trung Quốc] tự kỷ về lịch sử để thực hiện giấc mộng bá chủ biển Đông”, hay “Giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình sẽ thành cơn ác mộng ở biển Đông”.

Trước câu hỏi liệu tờ Giáo dục Việt Nam có được “bật đèn xanh” trước khi đăng những bài viết dùng các lời lẽ mạnh mẽ, mang tinh thần dân tộc, nhà hoạt động xã hội Đoan Trang, người từng có thời gian làm việc trong một số cơ quan báo chí nhà nước, nói thêm:

“Báo Giáo dục mình không biết cơ quan chủ quản của nó là những ai, và ai đứng sau nó, nhưng mà tờ này lâu nay vẫn giữ một thái độ chống Trung Quốc và chống luôn cả phong trào dân chủ. Tờ này ngôn từ rất là mạnh, khá lạ ở Việt Nam. Việc họ viết bài này đăng trên báo như vậy cũng không có gì là lạ, nhưng có thể cùng bài viết này, có thể không đăng được ở các báo khác. Chỉ tờ này mới đăng được thôi”.

Ở phần cuối của bài viết, tờ Giáo dục Việt Nam lên tiếng kêu gọi “tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó”.

Trong phần đường dẫn liên quan tới bài nhận định này, tờ báo đưa lại bài viết có tựa đề, “Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để quyết tâm đối phó với Tổng bí thư [Nguyễn Phú Trọng]?” cùng bài, “Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc”.

TÍCH LŨY CỦA CẢI

TÍCH LŨY CỦA CẢI

(Lc 12:13-21)

Hương Vĩnh chuyển ngữ

Một cách khác thường, Chúa Giêsu đã gọi người đàn ông trong dụ ngôn nầy là “người dại dột” (Lc 12, 20), không phải vì ông ta giàu có – giàu có không phải là một cái tội – nhưng vì thái độ sai lầm của ông đối với của cải.

Một phi công đang bay trên không trung với ba hành khách trong máy bay: một hướng đạo sinh, một vị linh mục và một khoa học gia về không gian.  Viên phi công quay về phía ba hành khách và đưa tin buồn một cách nhẫn tâm: “Máy bay đang rơi xuống!  Chúng ta có bốn người nhưng chỉ có ba cái dù.  Tôi có vợ và ba con đang cần đến tôi.”  Anh ta chộp lấy một cái dù và nhảy ra khỏi máy bay.  Nhà khoa học nói lớn tiếng: “Tôi là người khôn lanh nhất trần gian.  Thật là một đại họa cho nhân loại nếu tôi phải chết.”  Ông liền chộp lấy chiếc dù thứ hai và nhảy ra khỏi máy bay.

Còn lại vị linh mục và em hướng đạo sinh.  Vị linh mục quay sang em đó và nói: “Con ơi, cha không có gia đình.  Cha đã sống một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc rồi, nay cha sẵn sàng trực diện với Đấng Tạo Hóa.  Con đang còn trẻ.  Cả một cuộc sống dài lâu đang trải ra trước mặt con.  Con hãy cầm lấy chiếc dù nầy đi.” Thật là một linh mục đáng khâm phục.  (Bạn có thể tin tưởng tôi khi tôi tuyên dương vị linh mục đó là anh hùng!)

Em hướng đạo sinh trả lời: “Xin cám ơn Cha, nhưng điều đó không cần thiết.  Cả cha và con đều có dù hết.  Cha có biết không, cái ông khôn lanh nhất trên đời đó đã nhảy ra khỏi máy bay, mang theo cái ba-lô của con!  Ông ta không khôn lanh như ông ta tưởng.”

Tôi thiết tưởng đó là phần chính của sứ điệp Tin Mừng hôm nay.

Linh đạo phá sản

Chúng ta không luôn luôn khôn lanh như chúng ta thường nghĩ tưởng.  Phần nhiều những gì chúng ta làm, quyết định hay chọn lựa không có ý nghĩa thật sự, sau khi chúng ta xem xét kỹ càng.  Chúng ta cảm thấy mình ngu đần.  Người đàn ông giàu có trong đoạn Phúc Âm nầy là một trường hợp điển hình.

Không có chỗ nào trong đoạn Phúc Âm nầy cho thấy ông là một con người xấu xa.  Có thể ông là một người tốt, một người tao nhã nữa.  Chắc chắn ông là một người làm việc đầu tắt mặt tối.  Đúng thế, những người làm việc khó nhọc đôi khi có những quyết định tồi tệ.  Người đàn ông trong đoạn Phúc Âm nầy đã lập kế hoạch đời mình căn cứ trên cuộc sống ở trần gian nầy mà thôi.

Cụm từ duy nhất mà ông biết đến là phải “có nhiều hơn nữa.”  Ông ta bị thôi miên bởi cụm từ “thêm nữa” mà không bao giờ có thể nắm bắt được.  Ông không bao giờ đi quá xa hơn cụm từ đó.  Ông càng có thêm, ông càng muốn thêm hơn.  Một người tham lam không bao giờ được thỏa mãn.  Đủ không bao giờ là đủ hết.

Bỗng chốc quả bong bóng nổ tung.  Chúa gọi ông ta và ông phải ra đi, để lại đằng sau tất cả của cải cho một người khác.  Ông không thể mang theo một thứ gì với mình.  Ông đứng trước mặt Chúa với tay không và trần trụi.  Ông không có một lời nào để thốt lên.  Sự trống rỗng của ông đã nói lên tất cả.  Cả Chúa cũng không có một lời nào để ngỏ với ông.

Tới lúc đó, ông mới biết mình chưa bao giờ làm gì hết.  Đám tang của ông cũng rầm rộ như đám tang của một tên trùm Mafia, với khối bông hoa và mộ bia bóng nhoáng.  Cuối cùng, tên trùm Mafia là người giàu có nhất trong nghĩa địa, nhưng được công bố là bị phá sản về mặt tinh thần.

Như vậy, những ưu tiên của chúng ta là gì?  Chúng ta đã sống cho lý tưởng nào?  Tất cả cuộc sống chúng ta dùng để làm gì?  Con tim chúng ta hướng về đâu?  Điều gì chúng ta đã mong muốn nhiều nhất?  Đó là những vấn nạn lớn lao.  Tất cả đều tùy thuộc vào câu trả lời.

Sự sống sau khi chết

            Số phận của người đàn ông trong dụ ngôn nầy đưa chúng ta đến một câu hỏi sâu xa hơn nữa: Điều gì xảy ra sau khi chết?  Có phải chúng ta sẽ được kết thúc dưới ba tấc đất hay trong lò hỏa thiêu? Có phải chỉ thế thôi sao?

Thánh Augustinô đã la lên: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa và con tim chúng con bồi hồi xao xuyến cho tới khi được nghỉ an trong Chúa!”  Chúng ta có kinh nghiệm về sự bồi hồi thổn thức đó ở trong chúng ta hay không?  Có một khoảng trống trong con tim và một sự nhức nhối trong tâm hồn mà chỉ Thiên Chúa mới khoả lấp được không?  Lại một lần nữa, đó chính là những vấn đề quan trọng trong cuộc sống.

Sự sống trước khi chết

Có một vấn nạn khác chúng ta cần phải nêu lên: “Có một cuộc sống trước khi chết không?” Điều đó xem ra là một câu hỏi quái đản đang đập vào đầu óc bạn.  Eric Fromm là một tâm lý học gia nổi tiếng đã viết:“Điều đáng thương hại trong cuộc sống ngày nay là phần đông chúng ta chết trước khi sống trọn vẹn.”  Nhà tâm lý học nầy đã quan tâm đến những người chỉ “hiện hữu” chứ không “sống” thật sự.

Tối chắc chắn nếu nhà tâm lý học Fromm có mặt ở Waterford vào ngày hội gọi là “Spraoi” vào thượng tuần tháng tám, ông ta sẽ lấy làm sung sướng thấy rất đông người đang vui hưởng cuộc sống mà không chút ngượng ngùng.  Thiết tưởng ngay cả Chúa nữa cũng sẽ hết lòng tán thưởng.  Tôi tưởng tượng Chúa đang nhìn xuống, mỉm cười và nói: “Cuộc thí nghiệm lớn lao của Ta với sự sống đã được chứng minh.”  

Tôi đã đọc đâu đó một câu chuyện nói về những người khóc than lớn tiếng trên giường bệnh, sắp chết, là những người chưa bao giờ biết sống.  Họ chỉ là những quan sát viên đối với cuộc sống, những người ngoại cuộc, những khán giả thụ động.  Thần học lớn lao của Kitô giáo cho biết vinh quang của Thiên Chúa chính là con người biết sống một cách trọn vẹn.

Giả thiết

Thử tưởng tượng một chút là Chúa hiện ra và nói đôi điều với chúng ta cũng như Ngài đã nói với người đàn ông giàu có trong đoạn Phúc Âm nầy: “Thời giờ của con đã điểm.  Bây giờ là lúc con phải ra đi.  Con còn sống vài giờ nữa thôi để sắp đặt cuộc sống cho ổn định.  Bây giờ quá trễ để thay đổi được gì, ngoại trừ việc con nói lời giã biệt.  Không cần phải sửa soạn hành lý.  Tất cả những gì con mang theo với mình là những kỷ niệm của con.”

Những kỷ niệm gì bạn sẽ mang theo?  Những kỷ niệm gì sẽ khiến bạn nói lên: “Tôi sung sướng vì đã biết sống.  Tôi sung sướng vì đã cưới người phối ngẫu của tôi.  Tôi đã được lớn lên trong gia đình tôi, yêu thương cha mẹ tôi, đối xử với mọi người với lòng kính trọng và đầy nhân phẩm, làm cho nhiều người cười thay vì khóc, làm cho nhiều người cảm thấy được thoải mái, biến cuộc sống trở thành hòa nhã hơn, ân cần hơn và chan chứa nhiều kinh nghiệm tốt đối với kẻ khác?”

Những ưu tiên

Nếu bạn chỉ còn sống thêm ít giờ nữa thôi, bạn có còn quan tâm đến sự thành công, đến trương mục ngân hàng, danh thơm tiếng tốt, chơi gôn thật giỏi hoặc bất cứ điều gì mà bạn thích thú trong cuộc sống?  Tôi thiết tưởng tôi biết điều bạn muốn làm trong những giờ còn lại của bạn.  Tôi ức đoán ra ngay bây giờ đây!

Bạn sẽ nói với càng nhiều người càng tốt về một trong ba điều sau đây – có thể hai điều hay cả ba điều.  Có người bạn sẽ nói: “Tôi rất lấy làm buồn!”  Với người khác, bạn lại nói: “Tôi tha thứ!”  Và người khác nữa, bạn sẽ nói: “Tôi rất yêu thương!”  Đó là những gì bạn sẽ nói, bởi vì rõ ràng cuộc sống là như thế đó.

Cuối cùng, cuộc sống có tương quan đến Thiên Chúa và đến tha nhân.  Và như thế, người giàu có trong dụ ngôn nầy đã đánh mất điều đó ở đâu?  Những ưu tiên của ông ta đã sai lầm.  Ông đã săn đuổi hũ vàng cho tới khi cầu vồng biến mất và khi đến cuối cuộc đời, ông bàng hoàng khám phá ra rằng đó chỉ là ảo ảnh.

Phúc Âm đưa chúng ta về với thực tại.  Sống là sống trong thực tại, chứ không phải bằng trí tưởng tượng.  Trí tưởng tượng cũng tốt, bao lâu không làm cho thực tại trở nên nhầm lẫn.  Phúc Âm đưa chúng ta trở về với những gì là quan trọng và những gì không quan trọng.

Lòng hào hiệp và sự chiếm hữu 

Trong vài giờ ngắn ngủi sau cùng đó, sự kiện trở nên giàu có hay nổi tiếng, trở thành vĩ đại và quyền thế, kho lẫm đầy thóc hay bất cứ chiến công, chiến tích nào mà chúng ta đã tích luỹ… không có điều gì trong những thứ đó sẽ trang trí cho khung ảnh cuộc đời.

Điều quan trọng ở đây là lòng hào hiệp ở bên trong, chứ không phải sự chiếm hữu ở bên ngoài. Và nếu chúng ta chân nhận như thế, chúng ta sẽ không ngớ ngẩn sai phạm khi chộp lấy cái ba-lô mà tưởng là cái dù.  Mong bạn hiểu điều tôi muốn nói!

Phúc Âm đã dạy: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời.  Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình.  Quả vậy, những sự vật hữu hình thì tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn.” (2 Cr, 4 17-18)

Nguyên Tác In Step With God

LM Vincent Travers, OP

Hương Vĩnh chuyển ngữ

From: langthangchieutim.

Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm

Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm

25.07.2016

Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.

Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.

Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.

Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.

Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.

Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.

Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.

Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:

“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.

Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:

“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.

Trong ấn bản “Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016” ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp – 125,7 nghìn người, Đức – gần 113 nghìn người, Canada – 182,8 nghìn người, Australia – 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên – 114 nghìn người.

HAI SẮC HOA TI GÔN

HAI SẮC HOA TI GÔN
T.T.Kh

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài những lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng “Hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi.”

Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biết suy.”

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.

Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
“Người ấy” cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu…
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

********************************

Huyền thoại thi ca tiền chiến Việt Nam những năm 1937-38 bỗng nổi cơn ba đào với bốn bài thơ ký tên T.T.Kh rồi sau đó lặng lẽ tan vào cõi hư không mặc cho dư luận ồn ào xôn xao.  Chất hưng phấn làm hoa ti gôn nở rộ một thời được khai hoa nở nhụy bằng một câu chuyện “Hoa ti gôn” của ký giả Thanh Châu đăng trên báo “Tiểu Thuyết Thứ Bảy” xuất bản tại Hà Nội.  Là một truyện ngắn không có gì đặc sắc nhưng nhẹ nhàng và bay bổng, “Hoa ti gôn” kể về một chuyện tình buồn giữa một chàng họa sĩ và một thiếu nữ gia đình thượng lưu.
Sau đó không lâu, tòa soạn nhận được một bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”, ký tên T.T.Kh do một người thiếu phụ trạc hai mươi, dáng bé nhỏ thùy mị, nét mặt u buồn mang đến.  Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.  Câu chuyện “Hoa ti gôn” đã khơi lại mối tình xưa của người thiếu phụ (T.T.Kh.) với một chàng nghệ sĩ, cả hai đã qua một thời yêu thương hẹn hò dưới giàn hoa ti gôn.  Rồi chàng ra đi biền biệt không hẹn ngày về.  Nàng ở lại vâng lời mẹ cha gạt nước mắt nên duyên cùng người khác – một người chồng luống tuổi – để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của thời quá khứ.  Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn đã gây nên xúc động lớn trong lòng người yêu thơ bởi những câu thơ quá da diết.  Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu điện ba tác phẩm khác cũng mang tênT.T.Kh.  Đó là các bài “Bài thơ thứ nhất”, “Bài thơ đan áo” (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và “Bài thơ cuối cùng”.
Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa.  Không ai hiểu tại sao bài “Hai sắc hoa ti gôn” lại xuất hiện trước “Bài thơ thứ nhất” và cũng không hiểu tại sao tác giả lại lặng lẽ rời bỏ văn đàn không lời từ biệt để lại trong lòng người yêu thơ bao nỗi niềm thương nhớ luyến tiếc.

********************************

Bảy mươi năm trôi qua, nhân gian tốn bao giấy mực để tìm hiểu T.T.Kh là ai.  Người thì đoán Trần Thị Khánh, một nữ sinh Hà nội, người yêu của Thâm Tâm, một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng với bài Tống Biệt Hành.  Kẻ lại bảo là Nguyễn Bính, rồi em gái họ nhà thơ Tế Hanh.  Người khác đoan chắc đó là Trần Thị Vân Chung, người yêu nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn.  Ai đúng ai sai, làm sao biết được khi tác giả tiếp tục thinh lặng “sống hờ hết kiếp, trong duyên trái đời”. 

 Làm sao có thể dệt nên chuyện tình buồn nếu chỉ có một người?  Thế là dư luận đổ xô đi tìm “người ấy” của T.T.Kh để hỏi xem “người ấy có buồn không?  Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ”.  Kẻ xầm xì nói đó là nhà thơ Thâm Tâm, người lại bảo là nhà văn Thanh Châu.  Nguyễn Bính, J. Leiba và bao nhiêu anh hùng thiên hạ khác nữa cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình!  Ai đúng ai sai, làm sao biết được khi loài hoa ti gôn chỉ nở một lần, hoa rụng mang theo niềm bí mật của người yêu hoa.

Làm sao có thể dệt nên chuyện tình ngang trái nếu không có người thứ ba, là kẻ có nợ nhưng không duyên, có nghĩa nhưng không tình?  Thế mà thiên hạ chẳng ai buồn tìm hiểu người chồng “nghiêm luống tuổi” là ai?  Báo chí chẳng tốn một giọt mực, không một lời phân ưu.  Chẳng ai buồn thắc mắc đến danh tính của kẻ chiến thắng nhưng lại là chiến bại, kẻ “được” nhưng là “mất”.  Cũng như vợ mình, chân dung của ông vẫn là một ẩn số phụ bé nhỏ không lối đáp trong nghi án văn học T.T.Kh.

Bài thơ tình lãng mạn thời tiền chiến này đã đi sâu vào lòng tôi một thời.  Ngắm hoa ti gôn “sắc hồng tựa trái tim tan vỡ, và đỏ như màu máu thắm pha”, tôi ngậm ngùi xót thương người con gái bạc phận ôm mối tình dang dở lên xe hoa, theo lời mẹ cha nhắm mắt đưa chân sống “quang cảnh lạ, tháng năm dài.  Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình.”  Tôi cảm thông tâm tình cay đắng người thiếu phụ buồn ngồi bên song cửa sổ miễn cưỡng “đan đi đan lại áo len cho chồng” mà mắt cứ dõi nhìn phương xa.  Tôi thầm trách “người ấy”đã làm tan nát thêm cõi lòng người yêu khi mang “bài thơ đan áo nay rao bán, cho khắp người đời thóc mách xem”.   Xót xa, tiếc nuối.… là những tình cảm lưu luyến dành cho hai nhân vật trai thanh gái tú có duyên gặp gỡ nhưng không phận phu thê đã dệt nên những áng thơ tình bất hủ cho nền văn chương Việt Nam!

Cũng như người đời, tôi chưa một lần thắc mắc tâm tư người chồng đi bên lề cuộc đời vợ mình ra sao.  Ông buồn hay vui khi đêm đêm nằm ôm cái xác không hồn với cặp mắt ngơ ngác thất thần?  Ông nghĩ gì khi môi đụng làn môi băng giá?  Ông cảm thấy gì khi được vợ nhưng không được trái tim của nàng?  Cho đến một ngày tình cờ đọc Kinh Thánh, tôi ngờ ngợ như đọc được nỗi niềm cay đắng của ông, một người đứng bên lề cuộc đời người yêu qua những dòng chữ chua chát “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7:6b).  Ôi, Thiên Chúa của tôi, Đấng tạo dựng nên muôn loài muôn vật, giàu sang và uy quyền, lại chia sẻ chung số phận hẩm hiu với người chồng già bạc phận trong “Hai sắc hoa ti gôn” hay sao?  Tôi đã sống ra sao để Ngài phải thốt lên những lời ai oán ấy?

Từ “ngày vui pháo nhuộm đường” đó, cuộc sống tuy nhiều sầu muộn, tháng ngày đong đầy những chua cay nhưng T.T.Kh. không hề có ý định chạy trốn cuộc sống, cũng chẳng dự định trốn theo người yêu.  Nàng“ vẫn đi bên cạnh cuộc đời” trong sự “ái ân lạt lẽo” của chồng với một thái độ lạnh lùng dửng dưng chấp nhận sự thật dù phũ phàng.  Tôi cũng thế, vẫn đi bên Thiên Chúa, vẫn thờ phượng Ngài, không có ý định bỏ đạo, càng không muốn chống đối Ngài.  Chỉ là một thái độ lạnh nhạt chấp nhận sự việc có Chúa bên đời như một tình cờ, như một sự ép đặt của mẹ cha.  Còn lòng tôi ư?  Người thiếu phụ có chồng “vẫn giấu trong tim bóng một người”, chỉ một người thôi!  Còn tôi, thờ phượng Ngài đó nhưng che giấu trong tim biết bao bóng hình, những mộng mơ với thế gian phù phiếm, những toan tính cho tương lai dù tương lai không thuộc về tôi và bao dự định dang dở….  Những bóng hình đó không ngừng đeo đuổi tôi đến nhà thờ những ngày Chúa nhật dù chỉ một tiếng, vẫn hiện diện trong những lời kinh ro ro thuộc lòng dù chỉ vài phút.  Như một thiếu phụ đoan trang khép mình trong lễ giáo, tôi tuân giữ những luật buộc một cách máy móc, dâng Ngài những của lễ dư thừa trong nhăn nhó.  Nhưng linh hồn tôi, trái tim tôi, tâm trí tôi… dật dờ đâu rồi trong một cõi xa xăm nào đó!

Đi bên chồng nhưng lại hỏi “người ấy” có buồn không, đó là tâm trạng của người xưa.  Còn tôi hôm nay đi bên Ngài đó nhưng vất vả lo toan cho những việc ở trần gian.  Miệng nói tôn kính Thiên Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự.  Nhưng bao sức lực, trí lực, tài năng, máu huyết của tuổi thanh xuân…. tôi đã dâng hiến cho thế gian hết rồi để mong tìm một chỗ đứng trong xã hội, một cuộc sống tiện nghi…..  Còn chăng chỉ là cái xác mệt mỏi vô hồn trong lòng nhà thờ mỗi ngày Chúa nhật buồn.  Xa thật hai cõi lòng của tôi và Ngài!  Phải chăng những lời trách móc “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7:6b) là để chỉ tôi sao?

“Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời…, vẫn giấu trong tim…”, “vẫn đi” và “vẫn giấu”, một sự ngoan cố đến lạ lùng của một phụ nữ yếu đuối.  Không có ý định từ chối cuộc sống và gia đình nhưng cũng không có ý định chôn hình ảnh xưa cố quên để sống, nàng đã cố bám víu lấy nó như một thứ lương thực nuôi sống hiện tại.  Tôi thấy thấp thoáng hình ảnh mình trong sự cố chấp bám dính quá khứ của người thiếu phụ.  Vẫn biết một ngày nào đó tôi sẽ phải rũ áo ra đi không mang theo được gì nhưng tôi vẫn ngoan cố xây đắp cho thật nhiều.  Vẫn biết đời sau mới là thiên thu vĩnh cửu nhưng tôi chỉ chăm lo hạnh phúc hời hợt của vài thu chóng qua.  Phải chăng đó là oan trái của kiếp người?  Phải chăng con rắn ngày xưa vẫn tiếp tục cám dỗ trong lòng mỗi người mãi không thôi?  Người thiếu phụ đã bám lấy cả hai và nàng đã phản bội cả hai: người yêu và chồng mà cuộc sống chỉ là “từng thu chết, từng thu chết”.  Kết quả cuộc sống của tôi có khá hơn không khi tôi cùng bám vào cả hai:  Thiên Chúa và thế gian?

Còn gì xót xa não nùng cho bằng khi nghe những lời thở than của người vợ hiền “Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời.  Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.”   Phải chăng đó cũng là những tiếng trách móc của tôi về sự “ái ân lạt lẽo” của Thiên Chúa?  Như một ông chồng già giàu có nhưng keo kiệt, uy quyền nhưng bủn xỉn, Ngài quay mặt làm ngơ trước những lời van xin thống thiết của tôi: cái xin không được, cái không xin lại cho, cái muốn được thì mất, cái mất lại được.  Ngài đã bỏ tôi chới với một mình trong khổ đau, mặc tôi ngụp lặn trong cô quạnh không lời ủi an.  Trong nỗi đau không tình cờ đó, Ngài tiếp tục thinh lặng, bí mật và khó hiểu….. không một lời đáp trả.  Quả là lạt lẽo và vô tình làm sao!

Dù lời thơ ai oán, hồn thơ chất chứa niềm trách móc cam chịu của người vợ bị chồng “lạt lẽo, hờ hững”, nhưng tôi vẫn bắt gặp đâu đó một sự quảng đại nơi người chồng “nghiêm luống tuổi” môn đăng hộ đối.  “Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ, “Người ấy” cho nên vẫn hững hờ.”  Chỉ là hững hờ thôi sao?  “Vẫn biết”, một sự khẳng định chắc chắn đến thế nhưng không có cảnh đòi li dị, không đuổi về nhà người vợ ngày qua đêm lại chỉ “thờ thẫn hồn eo hẹp nhớ người xưa, không cưới năm thê bảy thiếp, không đánh đập hành hạ, mà cũng chẳng có chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”, … không một hành động cụ thể nào cho sự trả thù.  Chỉ là một thái độ “hững hờ” của người quân tử!  Thái độ “hững hờ” hay nồng nàn, “lạt lẽo” hay sốt mến còn do thái độ cảm nhận của đối tượng nữa. Tôi không thể nhìn thấy cuộc đời màu hồng khi đeo cặp kiếng đen. Làm sao có thể tìm thấy một sự yêu đương nồng cháy khi “từ đấy thu rồi, thu lại thu.  Lòng tôi còn giá đến bao giờ?” Ai có thể làm tan tảng băng nếu lối vô bị bít kín?  Ly nước đã đầy làm sao có thể rót thêm?  Làm sao có thể tìm được lòng sốt sắng yêu mến khi tôi đến với Thiên Chúa với tấm lòng giá băng qua những nghi thức thờ phượng hời hợt bên ngoài, với trái tim đầy ắp những tham vọng thế gian và cái đầu tính toán đầy những thành kiến.

Có đúng chăng sự “hững hờ” và “lạt lẽo” của người chồng trong “Hai sắc hoa ti gôn” là kết quả cách sống thờ ơ của người vợ?  Có sai không thái độ giận dữ của Thiên Chúa “Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi!  Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3:15-16)  là kết quả cách sống dở dở ương ương của tôi?  Tôi còn có sự tự do lựa chọn cho mình một lối sống, nhưng người con gái đất Việt bảy mươi năm về trước thì không.  Vậy tôi và nàng ai đáng thương và đáng trách hơn?

Xuyên suốt bốn bài thơ của T.T.Kh, ngoài thái độ “hững hờ” và “lạt lẽo” của người chồng, còn một thái độ tế nhị khác nữa, đó là sự chờ đợi!  Ông đã âm thầm đi bên cạnh cuộc đời vợ mình để chờ đợi sự quay về của người vợ hiền, nếu không quay về vì yêu thương thì cũng xin vì bổn phận.  Qua ông, tôi bắt gặp hình ảnh chờ đợi của Thiên Chúa, Ngài đã kiên nhẫn đứng bên lề cuộc đời của những người đã chọn Ngài là Chúa nhưng chỉ là môi miệng để ngày qua tháng lại tiếp tục mòn mỏi trông chờ.  Một Thiên Chúa đầy quyền uy nhưng thật tội nghiệp vẫn lặng lẽ đứng đó, không một lời giải thích cho thái độ tưởng như hờ hững, lạt lẽo của mình, với đôi cánh tay giang rộng để chờ đợi không chỉ thân xác, không chỉ hình thức, không chỉ môi miệng nhưng là một tình yêu đích thực từ trái tim, một cái xác có hồn, một sự dâng hiến trọn vẹn tuyệt vời của người yêu.

Ngược lại với sự quảng đại chờ đợi trong âm thầm nhẫn nhục của người chồng là một sự phản bội tế nhị của “người ấy”:

“Chỉ có ba người đã đọc riêng

Bài thơ đan áo của chồng em

Bài thơ đan áo nay rao bán

Cho khắp người đời thóc mách xem.”

Là giết đời nhau đấy biết không?  (Bài thơ cuối cùng)

Bây giờ thì nàng đã rõ rồi tấm lòng yêu thương của người mà nàng hằng ấp ủ trong tim.  Trong khi người con gái “vườn Thanh” lo lắng “nếu biết ngày mai tôi lấy chồng. Trời ơi! Người ấy có buồn không?  với một niềm tin mạnh mẽ vào người yêu “nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ.  Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em” và nỗi khắc khoải mong chờ được tái ngộ dù chỉ trong mơ “tiếng lá thu khô xiết mặt hè.  Như tiếng chân người len lén đến”.  Thế mà người ấy lại nhẹ nhàng đem tình nàng “rao bán” trên mặt báo.  “Bài thơ đan áo” chỉ viết riêng cho chị chia sẻ nỗi lòng u uất của người con gái lấy chồng phương xa, giờ còn đâu nữa những tâm tư thầm kín của người thiếu phụ khuê các.  Người ta đã quên rồi lời hẹn xưa: “Cố quên đi nhé câm mà nín.  Đừng thở than bằng những giọng thơ”.  Người ta thương gì “một mảnh lòng tan vỡ”, xót xa gì “một tâm hồn héo”, tiếc gì một đóa “hoa tàn dấu xác xơ”.  Không ăn được thì đạp đổ!  Hạnh phúc của người yêu nào có nghĩa lý gì!  Thẳng tay, phũ phàng và dứt khoát “lại chính là anh, anh của em” đó!  Đâu rồi một tâm hồn nghệ sĩ cao thượng?  Đâu rồi nét quân tử của người yêu hoa?  Chả trách nào tiếng chim trong lồng tắt lịm từ đó!

Hình ảnh “người ấy” phải chăng là hình ảnh của thế gian: đẹp đẽ, lãng mạn, nên thơ… khi tình đang mặn nồng, thưở “nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn”.  Nhưng khi lòng tôi thao thức với lời mời gọi thiêng liêng từ trong đáy tim thì thế gian cố níu kéo bằng những dụ dỗ ngon ngọt, những hình ảnh phù phiếm, sự hưởng thụ thân xác.  Và khi tôi nhất quyết quay gót trở về với Thiên Chúa thì bộ mặt thế gian biến đổi với những gian trá mưu mô xảo quyệt, với hành động trả thù bỉ ổi nhằm phơi bày tội lỗi thầm kín của tôi cho dù làm thế “là giết đời nhau”.  “Đời chỉ đẹp khi tình còn dang dở!”  Tình đã dang dở rồi đây nhưng người trong cuộc có thấy đẹp hơn, thơ mộng hơn không hay chỉ toàn cay đắng phũ phàng?

Thế gian là thế đấy!  Người tình là thế đó!  Mặc dù “oán hờn anh mỗi phút giây” nhưng lòng thì “giận anh không nỡ nhớ không thôi”!  Thiên Chúa có lẽ quá thấu hiểu sự yếu đuối mù quáng của con người nên hai chữ TỈNH THỨC được lập đi lập lại nhiều lần trong giáo huấn của Ngài và ân sủng từ trời cao không ngừng tuôn đổ để giúp con người biết lựa chọn và sống với sự chọn lựa của mình một cách sáng suốt.

Chuyện tình nào rồi cũng có đoạn kết, mối tình tay ba nào cũng phải kết thúc bằng sự lựa chọn.  Như “Người chồng  Người tình” không thể cùng song hành với nhau trong cuộc sống “Người vợ”, thì Thiên Chúa cũng không thể cùng đồng hành với thế gian trong trái tim và linh hồn một người.  Tôi đang ở đâu trong mối tình tay ba giữa Thiên Chúa – Thế gian –  và Tôi?  Tôi sẽ chọn lựa ai, chỉ một trong hai?  Và sẽ sống với thái độ nào trong sự tự do lựa chọn đó?

Lang Thang Chiều Tím

08/2007

Chúng ta phải trả giá

 Chúng ta phải trả giá

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-07-25

000_Hkg7552560.jpg

Người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 08 tháng 7 năm 2012.

 AFP photo

00:00/09:42

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Cái bóng Trung Quốc, cái bóng cộng sản

Thảm họa môi trường Vũng Áng xảy ra hầu như cùng thời gian với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông. Hai sự kiện lớn này phủ cái bóng lo ngại về Trung Quốc lên các trang blog tiếng Việt chưa biết chừng nào mới chấm dứt.

Nói về cái bóng Trung Quốc phủ lên xã hội Việt Nam, luật sư Lê Luân viết rằng khi nho giáo, vốn là cái cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, và tâm lý nô lệ của người Việt chưa chấm dứt thì cái bóng của Trung Quốc vẫn còn đè nặng Việt Nam.

Một nhà nghiên cứu văn hóa Hán Nôm là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng với cái rủi ro lịch sử lệ thuộc 1000 năm thì văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lên Việt Nam là điều khó tránh, nhưng khi bàn về món tiền mà công ty Formosa hứa bồi thường cho Việt Nam sau thảm họa môi trường mà họ gây ra, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện viết rằngKhông có một món tiền nào có thể mua được sinh mệnh của mấy chục triệu người con đất Việt dải đất miền Trung. Không có một nhà máy thép nào có thể cho hàng triệu ngư dân cuộc sống như là biển cả.

Thảm họa môi trường biển miền Trung vừa qua đã phơi bầy toàn bộ những sự thật phũ phàng trong việc quản trị đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua.
– Nhà báo Kami

Công ty Formosa có chủ là người Đài Loan, nhưng được cho là gắn bó rất chặt chẽ với các công ty Trung Quốc cộng sản.

Nhà báo Nguyễn An Dân nhìn lại những ảnh hưởng của các quốc gia cộng sản lớn lên nước Việt Nam trong mấy chục năm qua:

Giai đoạn 1979, do Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Liên Xô khi đó trợ giúp chúng ta, nên chúng ta cho con em học tiếng Nga. Rồi cách đây 6-7 năm thì do Trung Quốc là bạn 16 vàng 4 tốt nên lại có đề án đưa tiếng Hoa vào hệ thống giáo dục phổ thông. Tại sao chúng ta cứ mãi ngả nghiêng như thế, mãi vọng ngoại như thế? Lại còn lập dự án phát triển viện Khổng tử, dưng lại các tượng Khổng Tử. Đó là sự thất thủ chủ quyền về giáo dục, về văn hóa tư tưởng.

Hai cuộc khủng hoảng, thảm họa môi trường Vũng Áng, và chủ quyền bị lấn lướt ngoài biển Đông đã đặt tính chính danh cầm quyền của đảng cộng sản vào một thử thách rất lớn. Nhà báo Kami bình luận:

Thảm họa môi trường biển miền Trung vừa qua đã phơi bầy toàn bộ những sự thật phũ phàng trong việc quản trị đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua. Đó là tình trạng chính quyền nhà nước và cán bộ lãnh đạo ở mọi cấp vô trách nhiệm đối với đất nước cũng như dân chúng. Họ đang điều hành quốc gia theo lối “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi”.

Đó là hậu quả của một thể chế chính trị độc đảng như Việt nam hiện nay, khi cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực đã bị tê liệt và vô hiệu hóa. Vì lợi nhuận và lợi ích của cá nhân, người ta đã bất chấp tất cả, kể cả cuộc sống của dân chúng và tương lai của dân tộc này. Vì thế chúng ta phải cảm ơn Formosa, nhờ qua đó chúng ta mới biết được thực trạng của đất nước. Chúng ta cần phải đặt câu hỏi, đảng Cộng Sản Việt Nam một đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam với các thành viên có ý thức như thế, thì còn xứng đáng để tiếp tục duy trì Điều 4 của Hiến pháp nữa hay không?

Bên cạnh những trách nhiệm về môi trường và chủ quyền, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho rằng chủ nghĩa cộng sản chịu trách nhiệm về những tổn hại về văn hóa và tin thần xảy ra trên đất nước Việt Nam mấy mươi năm qua.

Đấu Tranh

Một chuyển biến rõ ràng của tình hình chính trị xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây là nhiều người đã lên tiếng công khai kêu gọi loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Tác giả Lê Văn viết trong lời đề tựa cho một bài viết trên trang blog Ba Sàm rằng:

Xóa bỏ chế độ cộng sản không phải là đi tiêu diệt người cộng sản mà là nhằm loại đảng cộng sản ra khỏi quyền hành bằng mọi phương tiện,  mọi hình thức, mọi phương pháp ôn hoà để giành lại quyền tự quyết định cho tương lai của chính chúng ta, cho tương lai của cả dân tộc ta .

Không ít những đảng viên cộng sản rời bỏ đảng. Trang blog Bình Luận Án định nghĩa tội trạng phản đảng mà đảng cộng sản dành cho họ:

Hành vi phản bội đảng, suy cho cùng cũng chỉ mới là phản bội các đồng chí của mình, phản bội con đường hay xu hướng chính trị mà mình đã chọn. Chứ không có nghĩa là bị nhân dân hay những người ngoài đảng ghét bỏ, khinh bỉ, hay bị đánh giá là xấu…

Điều đáng lưu ý, là hành vi phản bội đảng tuy khá nghiêm trọng, nhưng rốt lại thì vẫn không phải, không bị xem là hành vi tội phạm – theo luật hình sự. Pháp luật Việt Nam, cụ thể là trong Bộ luật hình sự không có tội “phản bội đảng cộng sản”.

Nhưng những khẩu hiệu mang nội dung đòi xóa bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản vẫn chưa xuất hiện trên đường phố, mà thay vào đó là những lời đòi hỏi môi trường trong sạch và chủ quyền quốc gia. Tuy vậy những cuộc biểu tình đó vẫn bị đàn áp.

075_smit-notitle160501_npUhZ.jpg-400.jpg

Người Việt Nam biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Trong cuộc biểu tình ngày 17 tháng bảy Luật sư Lê Luân thử chọn cách im lặng nhìn thời cuộc và ông rút ra nhận xét như sau:

Có nhiều người nói, im lặng có thể cũng được gọi là một loại lòng tốt. Nhưng nhìn ngược lại, im lặng hay phớt lờ trước những bất công và đòi hỏi buộc phải lên tiếng của xã hội thực tại với một người có lương tâm, thì có nghĩa, im lặng, nếu được hiểu là một loại lòng tốt, chắc chắn thứ lòng tốt đó là hoàn toàn vô nghĩa và không sử dụng được, giống như đồng tiền trên tay mà không thể tiêu vậy.

Chọn cho mình một thái độ như thế nào trước những cuộc khủng hoảng hiểm nguy như môi trường và chủ quyền, cũng là điều mà nhạc sĩ Tuấn Khanh suy nghĩ:

Bạn hỏi tôi phải nên hành động như thế nào. Tôi khó có thể trả lời toàn ý cho bạn về điều này. Tôi cũng không muốn khuyên bạn xuống đường biểu tình, vì bạn có thể là một người bồng bột. Nhưng nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười. Đó là một nụ cười thật sự ấm áp để bạn, tôi, và người ấy cùng hiểu với nhau trong niềm hy vọng, rằng, dân tộc chúng ta, quê hương chúng ta đang thức tỉnh.

Hy vọng của nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng là mong ước trong tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, mong muốn về một tinh thần Diên Hồng trong thế kỷ 21 để cứu nguy dân tộc:

Điều mong ước của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là được nhìn thấy các bạn tranh đấu cho nhân quyền, các anh chị bảo vệ cây xanh, các bác các chú trong các đảng phái, những văn nghệ sĩ, trí thức, và quan trọng hơn hết, rất nhiều, hàng ngàn, hàng chục ngàn những khuôn mặt rất mới sẽ nắm tay nhau làm nên một biểu tượng Diên Hồng cho phong trào tranh đấu khôi phục và bảo vệ môi trường, bảo vệ ngư nghiệp, chủ quyền biển Đông và bảo đảm rằng con cháu chúng ta có được một cuộc sống an toàn, lành mạnh và tự do trong mọi lãnh vực.

…nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười.
– Nhạc sĩ Tuấn Khanh 

Mong muốn đó có lẽ chưa được như ý muốn, từ một góc độ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy khi bà phê phán sự kém tổ chức của các phong trào và tổ chức dân sự hiện nay:

Cần phải thừa nhận rằng : các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đang trong bước đầu hình thành và xây dựng, vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc, chưa có một tổ chức nào đủ tầm để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của các vấn đề đang đặt ra cho xã hội và cho đất nước. Điều gây băn khoăn là : các tổ chức xã hội dân sự có nhu cầu trở nên lớn mạnh hay không ? Các tổ chức xã hội dân sự có muốn khẳng định bản lĩnh của mình hay không ? Các tổ chức xã hội dân sự có thể tạo sức mạnh cho mình bằng cách xây dựng tổ chức của mình theo nguyên tắc minh bạch và trong suốt hay không ?

Trong khi mà Việt Nam đang bước những bước dài về phía vực thẳm tự hủy diệt thì người ta vẫn không thấy các nỗ lực cải cách từ phía chính quyền, và cũng chưa thấy nỗ lực để trở nên lớn mạnh từ phía các tổ chức xã hội dân sự. Vậy, tương lai của Việt Nam sẽ như thế nào ?

Câu hỏi này mỗi người phải tự đặt ra cho mình, cả những người đang đứng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước, cả những người đang hoạt động trong phong trào xã hội dân sự, và tất cả mọi người.

Nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn cho rằng sự tạo dựng phong trào dân sự làm quân bình với quyền lực chính trị là con đường duy nhất mà không có chọn lựa nào khác:

Xã hội Việt Nam chưa tạo dựng được một thể chế mà trong đó đảng chính trị chỉ có thể thỏa mãn được tham vọng quyền lực cố hữu của nó bằng cách gắng sức làm lợi cho cử tri/người dân nhiều nhất có thể.

Hãy quay lại với câu hỏi mà chúng ta đôi khi né tránh:

‘Giả sử đảng cầm quyền tuyên bố công khai đặt lợi ích của nó lên trên lợi ích quốc gia và đa số người dân, bạn làm được gì nó nào?’

Ngoài nó ra, bạn còn lựa chọn nào khác không?

Nếu chưa có, hãy tạo ra nó.

Hoặc ít nhất, đừng vùi dập những ai đang cố gắng tạo ra những lựa chọn khác cho bạn.

Bởi lẽ, thật khó có hàng hóa tốt nếu thiếu cạnh tranh kinh tế và cũng không dễ có chính sách tốt nếu thiếu cạnh trạnh chính trị.

Đôi lúc cũng có đấy, nhờ may mắn. Nhưng chẳng lẽ chúng ta đành lòng đặt vận mệnh cộng đồng chúng ta vào trò rủi may của số phận hay sao?

Để không phải nhìn thấy sự rủi may của dân tộc, blogger Dương Hoài Linh viết trên Dân Luận rằng Bất cứ chuyện gì trên đời này cũng có giá của nó. Nếu không chấp nhận trả giá anh sẽ đừng mong được thụ hưởng. Tất nhiên ta phải cố gắng để cái giá phải trả là thấp nhất nhưng không phải là sự vô cảm và hèn nhát.

CHÚA CHO MỌI NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG TỰ DO CHỌN CHÚA ÔI QUÝ LÀM SAO

CHÚA CHO MỌI NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG TỰ DO CHỌN CHÚA ÔI QUÝ LÀM SAO

Tuyết Mai

Tự Do là món quà quý hiếm nhất trong cuộc đời làm người mà Thiên Chúa ban cho tất cả con cái Người.   Vì Người hiểu rằng có Tự Do thì chúng ta mới có thể khai thác, học hỏi, thực hành và lựa chọn điều hay, dở trong cuộc sống và trong tài nguyên rất phong phú mà Thiên Chúa tác tạo được nằm trong vũ trụ và trong trái đất này.

Có phải không khi chúng ta đem tất cả những con thú sống ngoài thiên nhiên đem về bỏ chúng nhốt trong chuồng dù rằng chúng ta có thương yêu, có cho chúng ăn cho mập nhưng cánh của chúng thì bị cắt và chân của chúng thì không được thoải mái phóng xa hơn trong khả năng chúng có được!?.

Để so sánh thì con người của chúng ta cũng giống y như thế có nghĩa bậc cha mẹ thường dạy con cái của mình là “Đừng thế nọ hay đừng thế kia” thì chắc hẳn chúng con cái khi lớn lên sẽ không học được tánh tự lập và học biết lựa chọn sao cho đúng nhất trong cách giao tiếp và cách đối xử tốt đẹp với người đời, trong lẽ công bằng và trong yêu thương.

Từ bé ở nơi học đường chúng ta đã học được câu “Học hỏi và học hành” Có nghĩa học là phải hỏi và học xong là phải thực hành … Kẻo cái học của mình chỉ thâu thập thêm một mớ lý thuyết vô giá trị mà ai cũng có thể đọc được từ sách vở mượn hay mua về.   Thì có phí và tốn hao lắm chăng tiền của cha mẹ cho đi học suốt bao nhiêu năm trời và phí cả tuổi thanh xuân vì ra trường mà chẳng tìm được việc làm trong ngành mình đã được học.

Xong cái bằng cấp rồi thì bị thẩy vào đời với cái đầu non nớt, đôi bàn tay cả đời chỉ biết cầm bút và sự thân thưa đối thoại rất có giới hạn chỉ có được ở trong nhà với cha mẹ và với anh chị em thì sao gọi là kinh nghiệm mà hầu hết các nơi công sở, các công ty họ đòi hỏi cho có?.   Bởi do đó mà sự sống của trai/gái lớn lên trong gia đình cần thiết là phải có được cuộc sống Tự Do tối thiểu mà cha mẹ cần phải tin tưởng nơi chúng trong sự dạy dỗ đúng đắn của mình.

Thường chúng ta thấy những người (Mỹ) thành công trên đời là vì từ nhỏ họ đã được cha mẹ dạy cho có đầu óc sống tự lập, cho cơ hội Tự Do trong sự lựa chọn.   Nếu có sai, thất bại thì chúng sẽ được dạy thêm cho để chúng học kinh nghiệm sống rất thực tế và chúng sẽ càng giỏi hơn khi được ra đời sớm hơn.   Vì ai cũng học biết câu “Thất bại là mẹ thành công” mà.

Người Mỹ thường cho con cái của họ đi làm bán thời gian ở tuổi 16 (Ở tuổi này phải có chữ ký của cha mẹ mới được cho phép đi làm việc được trả lương).   Để chúng có thêm tiền mà tiêu xài cho những chuyện vặt vẵn không tên mà ở lứa tuổi ấy chúng hầu hết đã có bạn trai/bạn gái.   Mà không cần phải xin tiền cha mẹ vả nhà đông con thì lấy đâu đủ để cho chúng từng đứa chứ.

Có phải chúng ta thường không thích nghe người lớn nói câu “Đừng làm điều này hay đừng làm điều kia” với chúng trẻ không? Và thường kết quả sẽ luôn làm phật ý người lớn bởi chúng tò mò muốn biết là tại sao người lớn lại làm được mà cấm chúng Đừng Làm mà không có thời giờ để cắt nghĩa nguyên do là tại sao? Do đó mà lẽ đương nhiên là chúng phải thử cho biết.

Ấy, tất cả con cái của Chúa là đều như vậy hết bởi có phải Thiên Chúa Người tác tạo ra chúng ta có đầy đủ ưu điểm và khuyết điểm hay không?.   Song song thì Thiên Chúa cũng dạy cho chúng ta biết những điều hay, dở và 10 Điều Răn Đức Chúa Trời để biết mà sa tránh mọi sự dữ, mọi cám dỗ.   Cùng luôn tìm đến Người vì Người sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan, khí cụ để có thể vượt qua mọi hiểm nghèo, mọi tội lỗi nơi trần gian này.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

24 tháng 7, 2016

6 dấu chỉ thời cánh chung

6 dấu chỉ thời cánh chung

7/9/2016 4:19:04 PM

[Đăng báo ĐMHCG, số 359, tháng 7-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]

dauchi.jpg

Chúng ta nghe nói nhiều tới thời cánh chung, tận thế hoặc Chúa Giêsu giáng lâm. Nhưng rồi nghe mãi hóa nhàm nên chúng ta lại cho là bình thường. Đó là động thái nguy hại cho chính cuộc đời chúng ta. Hãy cảnh giác! Và liệu Kinh Thánh có cảnh báo chúng ta?

Thần học gia Jeff Kinley, tác giả cuốn “As It Was In The Days of Noah: Warnings from Bible Prophecy About the Coming Global Storm” cũng nghĩ vậy. Kinley nói: “Kinh Thánh cho biết rằng Thiên Chúa sẽ có lúc tái lâm để xét xử nhân loại. Nhưng khác với Đại Hồng Thủy, ngày đó sẽ là một sự kiện đơn giản, có thể là một loạt sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Đại Hồng Thủy cho thấy rằng Thiên Chúa kiên nhẫn, nhưng Ngài đặt ra giới hạn chịu đựng. Mặc dù hình phạt hủy hoại dữ dội, nhưng Ngài vẫn xét xử công bình và cho nơi trú ẩn”.

Đối với những người nghi ngờ tính hữu hiệu của Kinh Thánh hoặc không muốn nhìn nhận văn hóa ngày nay, Kinley chia sẻ 6 dấu chỉ và những gợi ý cho thấy thế giới đang đi đến ngày phán xét…

1. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta biết nhiều về vấn đề này. Đó là chủ đề nóng về tình trạng kinh tế. Trái khoản quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục tăng vọt. Trên khắp thế giới, các nước lớn và nhỏ đều không thỏa mãn nhu cầu nên lún sâu vào hố nợ nần. Cũng như thời ông Nô-ê, người ta phải nhờ vào các nước khác để sinh tồn, và họ phải trở về với Thiên Chúa. Kinh Thánh cho biết: “Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó” (2 Sbn 7:14).

2. BẠO LỰC và ÁN MẠNG

Kinley nói rằng có một bệnh dịch không thể kiểm soát là thù hận và bạo lực trong thế giới chúng ta, đó là điều hiển nhiên trong các loại tội phạm khủng bố vì thù hận, trong các nhóm tôn giáo, giết người có động lực thúc đẩy, giết những người vô tội và trẻ em trên khắp thế giới – điển hình là những người bị tàn sát dã man tại I-rắc trong những ngày vừa qua (tháng 8-2014). Năm 2011, hơn 1,2 triệu vụ phạm pháp dữ tợn đã xảy ra tại Hoa Kỳ – mỗi năm có 15.000 vụ giết người. Chúa Giêsu đã nói trước: “Thời ông Nô-ê thế nào thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24:37). Thời ông Nô-ê dầy bạo lực và sự xét xử của Thiên Chúa. Còn hơn là khuyến khích sợ hãi và lo lắng, Kinley động viên các Kitô hữu tìm hiểu các cách thể hiện tiên tri ngày nay và sống đức tin viên mãn là chia sẻ Đức Giêsu Kitô với người khác.

3. TRỘM CƯỚP

Ngày nay, thông tin cá nhân và tài chính không còn an toàn vì các hacker (kẻ cắp dữ liệu). Mối quan ngại này bao gồm cả mật khẩu của điện thư (email passwords), hình ảnh webcam và điện đàm. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng kẻ trộm cắp không làm gì khác hơn là giết người và cướp của. Chúng ta hiểu thời đại chúng ta theo nghĩa đen, nhưng qua con mắt của Kinh Thánh, kẻ thù đang cố gắng ăn cắp tính đồng nhất hoặc sự nhân dạng của chúng ta (giống như trộm cướp thẻ căn cước). Kinley khuyên các Kitô hữu “sống khôn ngoan và cứu lấy thời đại của chúng ta”.

4. VÔ LUÂN

Thế hệ này mê tình dục quá độ và coi thường tâm linh. Biên độ luân lý hầu như không còn trong văn hóa tự do tình dục, thoải mái chia sẻ các hình ảnh “đen”, kể cả âm thanh và văn bản. Các phương tiện di động (điện thoại, ipod, ipad, iphone,…) và mạng lưới xã hội (facebook, twitter, youtube,…) đầy những thứ độc hại. Kinley nhận xét: “Như trong thời ông Nô-ê, thời đại chúng ta là thế giới ưa tình dục, và ngày nay người ta dùng để bán đủ thứ – từ chiếc kẹo cao-su tới xe hơi. Tình dục xuất hiện khắp nơi”.

5. BÁCH HẠI KITÔ GIÁO

Năm 2011, gần 100 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Năm 2012, con số này tăng gần gấp đôi. Kinley shares that the Bible reaffirms this as Chúa Giêsu nói: “Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghétvì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:9-13).

6. ĐỨC TIN GIẢM SÚT

Thánh Phaolô nói: “Vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung” (1 Tm 4:1-2). Thời đại chúng ta có nhiều niềm tin sai lạc, các triết lý thời đại mới, và các bậc thầy tâm linh. Khi đến ngày tận thế, sẽ có nhiều các tiên tri giả, họ tự xưng là Đức Kitô. Kinley tin rằng việc phục hưng trong Giáo hội là cách mới và không được đề cập trong Kinh Thánh.

VĨ NGÔN: “ĐỪNG SỢ, THIÊN CHÚA LUÔN CHE CHỞ BẠN”

Tác giả Kinley nhắc nhở chúng ta rằng trong thời ông Nô-ê cũng như ngày nay, sự công chính và thánh thiện của Thiên Chúa luôn đứn vững. Khi các Kitô hữu biết trước sự trở lại của Đức Kitô, thì họ cũng phải như ông Nô-ê là biết sống sao cho người khác thấy mà trở về với ơn cứu độ. Hãy sẵn sàng chiến đấu và can đảm như lời Chúa nói với Áp-ram trước khi trở thành Tổ phụ Áp-ra-ham: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng. Ngươi hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo. Ta sẽ đặt giao ước của Ta giữa Ta với ngươi, và Ta sẽ cho ngươi trở nên đông, thật đông. Ông Áp-ram cúi rạp xuống” (St 17:1-2).

JANA DUCKETT
TRẦM THIÊN THU 
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Điếu Cầy phỏng vấn Kim Chi: ‘Họ bán nước rồi’

Điếu Cầy phỏng vấn Kim Chi: ‘Họ bán nước rồi’

Nguoi-viet.com  

Nghệ sĩ Kim Chi tại Tòa Soạn Người Việt. (Hình: Người Việt)

Nghệ sĩ Kim Chi tại Tòa Soạn Người Việt. (Hình: Người Việt)

Điếu Cầy/Người Việt

LTS – Nghệ sĩ Kim Chi, người từng vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam hồi chiến tranh Việt Nam, nay trở thành gương mặt tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí tại Việt Nam, mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Nhân dịp bà có mặt tại Hoa Kỳ (lần thứ nhì), blogger Điếu Cầy có cuộc phỏng vấn dưới đây. Xin mời độc giả theo dõi.

***

Điếu Cầy: Chào chị. Từng là nghệ sĩ tham gia nhiều phim “cách mạng,” năm 1964, từng cùng chồng là đạo diễn Hồng Sến vượt Trường Sơn vào Nam, cũng từng là MC của đoàn Văn Công “Giải Phóng,” điều gì khiến chị tham gia vào những hoạt động đấu tranh đòi dân chủ trong nước?

Nghệ Sĩ Kim Chi: Khi tham gia đoàn Văn Công Giải Phóng vào chiến trường, tôi mang khát vọng là giải phóng quê hương. Tôi nghĩ như thế, là vì theo thông tin tuyên truyền của báo chí nhà nước thì ông Diệm đang “lê máy chém đi khắp miền Nam” và đang gây ra rất nhiều nỗi đau cho miền Nam. Thành ra tôi nghĩ tôi rất sẵn sàng để tham gia vào cuộc chiến bảo vệ quê hương, thống nhất đất nước, đánh Ngụy đuổi Mỹ.

Cái suy nghĩ rằng trẻ thì dấn thân là như thế. Tại sao tôi là một người như thế mà hôm nay lại thay đổi để đồng hành với mọi người cùng tranh đấu? Phải nói rằng đó là một quá trình nhận thức về sự thực.

Trước đây, thông tin bị bưng bít và tôi cứ nghĩ rằng Ngụy là xấu, Mỹ là âm mưu xâm chiếm Việt Nam. Sau này, thông qua báo mạng, Internet, thì sự thật được phanh phui, và những gì sai trái của nhà nước này, những cái tội ác, tôi đã nhìn thấy. Từ những chuyện như hội nghị Thành Đô và âm mưu chiếm đoạt Việt Nam của Trung Quốc tràn ngập trên mạng. Các thông tin ấy thuyết phục tôi. Tôi mới bừng tỉnh ra là, ô hay, như thế là không phải như mình nghĩ.

Đặc biệt làm cho tôi đau đớn quằn quại là những người dân oan. Một cái Đảng công bố là dân cày có ruộng, mọi người được no ấm, trong nhận thức của tôi bây giờ nó là cái khẩu hiệu, hay nói mạnh hơn, là một sự dối trá.

Tôi không chịu được khi tôi nhìn thấy dân oan ngày ngày ngồi cạnh bên Ba Đình, những người mà người ta đeo biển đòi đất hay những vụ án oan sai, tất cả những điều đó lộ trước mắt tôi. Rồi thì truyền thông, báo mạng đã vạch ra cho tôi thấy những tội ác của cái chế độ hiện nay đối với dân. Đó là điều đã đánh thức tôi. Nên đối với tôi bây giờ, phải nói rằng tôi cảm ơn báo mạng vô cùng, cảm ơn Facebook vô cùng. Nếu không có những cái đó thì tôi còn ngu lâu lắm.

Sự thực như thế và tôi nghĩ rằng vai trò của báo mạng, thông tin của truyền thông quốc tế và trong nước đã giúp mở mang sự hiểu biết cho dân chúng và cho bản thân tôi. Tôi đã có rất nhiều biến đổi trong suy nghĩ nhờ đọc báo mạng, và phải nói thực là hiện nay đến mức tôi không còn quan tâm đến báo giấy nữa, vì ở đó, sự thực nó bưng bít, chuyện như thế này thì nói ra thế khác, nên hoàn toàn không còn để cho tôi quan tâm chú ý nữa.

Tóm lại, tôi thay đổi nhận thức, tôi đồng hành cùng đồng bào là vì tôi nhìn thấy sự thực. Những vụ án oan sai, những cuộc bắt bớ vô lý những người tranh đấu, đó là nhìn thấy thật.

Điếu Cầy: Những người cùng giới văn nghệ sĩ đồng tình với chị không? Có phải ngày càng có nhiều văn nghệ sĩ công khai bày tỏ chính kiến như chị?

Nghệ sĩ Kim Chi: Vâng, có. Hiện thì tôi thấy trong các anh em nghệ sỹ đồng lòng với những việc chúng tôi làm ngày một đông. Minh chứng là trong nhóm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi thấy có một số văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà thơ… Điều đó chứng tỏ sự chuyển biến của giới văn nghệ sĩ. Họ đã bắt đầu có những hành động can trường, dám xuống đường biểu tình, dám viết bài, dám trả lời phỏng vấn, thì tôi thấy đó là những tín hiệu mừng vui. Thật sự thì cũng chưa được nhiều lắm, nhưng mà rồi tôi tin là nó sẽ nhiều.

Điếu Cầy: Năm 2014 chị có chuyến đi đến Hoa Kỳ vận động cho tự do báo chí tại Việt Nam. Từ những kinh nghiệm bản thân mình, chị thấy báo chí tự do có thể góp phần khai dân trí, chấn dân khí, thay đổi xã hội Việt Nam theo hướng minh bạch và dân chủ như thế nào?

Nghệ sĩ Kim Chi: Điều đó rất cần thiết. Tôi nghĩ hiện nay cái công lớn nhất của báo chí tự do là đã phanh phui ra rất nhiều sự thật mà trước đây báo lề Đảng bưng bít tất cả. Nhưng bây giờ, với thông tin hiện đại nhất, nhờ mạng xã hội, Internet, báo chí tự do có thể nói là đã chiếm lĩnh thị trường và có công rất lớn là mở mang dân trí.

Điếu Cầy: Hoạt động của các nhà báo tự do, blogger trong nước hiện nay gặp những khó khăn gì? Đồng bào ở hải ngoại có thể giúp gì cho họ?

Nghệ sĩ Kim Chi: Quỹ hỗ trợ là điều hay; không chỉ cho những bài báo hay những câu chuyện mà cũng có thể là thơ, kịch nói, kịch bản phim, tất cả các thể loại, những gì có thể góp phần mở mang dân trí, vạch trần tội ác những kẻ bán nước và khích lệ những người đang tranh đấu.

Rất cần khích lệ anh em và làm cho những người cầm bút không sợ khi mình đi đến dân chủ thì mình bị đói. Nhiều người văn nghệ sỹ bây giờ họ sợ đấu tranh dân chủ thì sẽ không được đi sáng tác ở Hội, không có tiền nhuận bút, họ rất sợ hãi. Có người trước đây trong Hội Sân Khấu, rất thân với tôi, sau ngày quay lưng lại với tôi, sợ tôi buồn họ nói với tôi một câu rất buồn cười: “Chị thông cảm với tôi, cơm áo gạo tiền nó cần thiết, tôi không thể nào nhịn đói mà tranh đấu được.” Đó là điều tôi hiểu được và thông cảm được. Do đó tôi nghĩ nếu có một cái quỹ thì rất tuyệt; và trong lòng tôi nghĩ tôi sang đây tôi muốn nói với mọi người mong muốn đó.

Điếu Cầy: Hiện còn nhiều tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Hầu hết họ là những nhà báo tự do, những blogger chỉ biểu đạt chính kiến ôn hòa trên Internet mà bị tù đày. Trong chuyến đi này, chị có muốn gặp gỡ các vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ để vận động cho họ không?

Nghệ sĩ Kim Chi: Đối với tôi, ngày nào còn một người tù nhân lương tâm còn ở trong nhà giam thì đều rất là xót xa, và tôi có cảm giác họ cũng như những người ruột thịt của tôi. Hiện nay, tôi được biết có đến 84 tù nhân lương tâm đang ở trong tù mà nổi bật là những người rất can trường, yêu nước, như Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, dân oan Cấn Thị Thêu, Bùi Minh Hằng và còn nhiều nữa. Như vậy là trên 84 người vẫn còn đang bị giam cầm.

Cái “tội” của họ là yêu nước và nói sự thật. Cho nên tôi nghĩ có cơ hội, nhất định là tôi sẽ đòi tự do cho họ. Cũng như lần trước, tôi cũng đã làm như thế. Lần này tôi nghĩ cũng có thể tự tạo cho mình một cơ hội gặp những người có quyền ở đất nước Hoa Kỳ tự do này, kêu gọi hỗ trợ. Tôi nghĩ đó là lương tâm và trách nhiệm của tôi.

Điếu Cầy: Ngày 12 Tháng Bảy, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường Lưỡi Bò” trên Biển Đông. Theo phán quyết của tòa thì đã không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có đặc quyền kiểm soát vùng biển và nguồn tài nguyên tại khu vực có tranh chấp. Cả thế giới đã ủng hộ phán quyết của Tòa PCA. Sau phán quyết, nhân dân vui mừng, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn e dè, chưa có công bố cụ thể đối với phán quyết của PCA. Theo chị, phán quyết của PCA ảnh hưởng gì tới Việt Nam?

Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi nghĩ việc phán quyết của PCA đã làm chấn động đối với Việt Nam. Những người dân yêu nước khao khát thoát Trung thì rất vui mừng. Tôi rất vui khi ông xã tôi bảo các trí thức Việt Nam tập họp tại sứ quán Philippines tặng hoa chúc mừng. Và đối với tôi thì tôi thầm nghĩ đáng lẽ việc làm này nhà nước Việt Nam phải làm và nhà nước Việt Nam phải học Philippines, phải đuổi Trung Quốc ra khỏi Biển Đông.

Điếu Cầy: Theo chị tại sao họ lại chậm trễ đưa ra công bố và thậm chí lại đàn áp bắt giữ người dân khi họ công khai bày tỏ ủng hộ đối với phán quyết của PCA?

Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi nói điều này nghe nặng nhưng mà điều đó chứng tỏ họ bán nước rồi. Chứ nếu họ thật sự yêu nước thì không thể như thế được. Tôi chỉ nói ngắn gọn như vậy thôi.

Điếu Cầy: Chị có nhắn gởi gì đến anh em đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước?

Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi mừng vì thấy anh em đội ngũ ngày một đông và can trường, và điều đó hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhưng tôi có lo, thực ra nó còn rời rạc là một, chưa thật sự đoàn kết là hai, và cá tính khác biệt đôi khi đánh mất nhau để làm cho nhau tổn thương.

Rồi họ bị bọn, tôi nghĩ là tình báo Hoa Nam, rồi dư luận viên và công an, tìm cách chia rẽ mà chúng ta không cảnh giác để mắc mưu. Cho nên thích hành hạ nhau trên mạng, thích nói xấu nhau, thích làm nhục nhau, thì tôi không đồng tình với việc đó. Tôi mong mọi người tôn trọng nhau, nhìn nhau ở những mặt tích cực, nhìn những sự cống hiến của anh em mình và khích lệ nhau, động viên nhau. Tôi có một ao ước như thế, và trong ngoài cùng đoàn kết. Và cái nhắn gởi cuối cùng là xin nói với đồng bào hải ngoại, rằng anh em trong nước rất biết ơn và mong mỏi luôn được hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần để người tranh đấu ở Việt Nam đỡ rơi vào cảnh đói khổ. Hiện nay phải nói là công an Việt Nam, cộng sản Việt Nam đang tìm mọi cách để làm cho người tranh đấu khốn khổ. Ở đâu cũng bị đuổi, bị mất việc làm và bị nhiều thứ cho nên chúng ta cần phải yêu thương nhau, đùm bọc nhau, đoàn kết đoàn với nhau để chung một khối. Các hội nhóm cần liên kết với nhau để cùng thực hiện điều thiêng liêng nhất, đó là dành lại đất nước.

Điếu Cầy: Một câu hỏi thêm, như chị có nói là một số văn nghệ sĩ trong nước bày tỏ với chị là vì vấn đề cơm áo gạo tiền, họ không dám cất lên tiếng nói. Phải chăng các hội đoàn về văn nghệ ở Việt Nam đang chịu sự chi phối của chính quyền và đang nhận những tài trợ từ chính quyền để hoạt động theo định hướng?

Nghệ sĩ Kim Chi: Hoàn toàn là như thế. Người ta nghĩ rằng nếu bị cắt đi những tác phẩm của họ thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống. Ví dụ như một số văn nghệ sĩ trước đây, Phùng Quán hay một số người khác nữa phải viết chui, viết chui ẩn tên người khác để kiếm sống vì cái chế độ này hễ ai dám nói thật thì bị coi là giặc, mà đã là giặc thì không bao giờ xài đến tên người đó.

Chuyện mới nhất của tôi thôi là khi tôi đang ở Cam Ranh thì hãng phim tài liệu vào làm phim “Yersin.” Mà tôi cũng đang định thắp hương cho “Yersin” thì cậu đạo diễn mời tôi đến để quay tôi đi đặt hoa cho “Yersin.” Nhưng khi hội đồng duyệt phim của bộ văn hóa đến duyệt thấy cảnh tôi thắp hương thì bắt phải cắt bỏ. Tại sao phải như vậy? Chỉ vì tôi dám tranh đấu mà họ loại hình ảnh tôi ra khỏi phim.

Nhưng tôi trộm nghĩ, một người yêu nước như tôi, nếu phim đó ra hải ngoại mà có hình ảnh tôi thì nó tốt chứ. Nhưng mà người ta coi tôi là giặc nên dẹp bỏ tôi. Ai mà đi với phong trào nhân quyền dân chủ thì đều bị coi là phản động. Nhưng tôi xin nói thật, trong suy nghĩ của tôi, phản động là kẻ đi ngược lại với ý nguyện của nhân dân, kẻ làm cho mất nước, kẻ làm cho đất nước nghèo khổ và mất nhân quyền dân chủ, đó mới là phản động, chứ còn tôi là người yêu nước, tôi luôn tự hào. Tôi rất tự tin kể cả họ có dùng cái chết đối với tôi thì tôi vẫn nghĩ tôi đúng.

Điếu Cầy: Cảm ơn chị dành thời gian cho Người Việt.

ĐIỀU BẤT CÔNG Ở NƯỚC MỸ.

 Hằng Lê

ĐIỀU BẤT CÔNG Ở NƯỚC MỸ.

Nếu ở các nước khác người nghèo thường phục vụ cho người giàu,có tiền thì ở Mỹ lại ngược đời: người có tiền lại phải nai lưng hầu hạ người nghèo.

Chẳng hạn,đa số người Việt qua Mỹ đi làm Nail giờ đã khấm khá cả chủ ,cả thợ.Đi xe thì toàn loại đắt tiền cỡ Lexus,BMW,Mercedes… ở thì toàn nhà 300-500 ngàn trở lên,thế nhưng vẫn hàng ngày đi chà chân cho các em Mỹ đen,Mễ (Mexico) chẳng có nhà,có xe…phải ở apartments.Điều vô lý là các em Mỹ đen,Mễ…”trên răng dưới …quần xì” cũng có thể sai khiến các bà chủ tay mang nhẫn kim cương,xài bóp hiệu,điện thoại xịn,quần áo hiệu…chạy có cờ.Nguyên do là các em Mỹ đen,Mễ khôn hơn các em Việt,không thèm làm giàu mất công đóng thuế.Nếu income (thu nhập ) cao sẽ không được hưởng medicare(bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo).Không được heath insurance thì phải mua Obamacare càng chết.Thành ra các em cứ tàng tàng đi chơi rông quanh năm suốt tháng vẫn có tiền trợ cấp của chính phủ để đi làm móng tay,tóc ngồi chễm chệ trên ghế làm chân “pedicure ” mà sai bảo lung tung.

Đó là chưa kể nếu các em bệnh sơ sơ đã gọi ambulance cấp cứu.Vào bệnh viện tha hồ sai bảo các y tá (lương rất cao) và các y tá phải phục vụ vệ sinh cho các em từ A đến Z,nếu có kỳ thị các em sẽ comment nói xấu bệnh viện.Được phục vụ như bà hoàng nhưng các em không phải trả đồng xu cắc bạc nào.Ngân sách chính phủ giành trả hết cho tất cả những ai có low income (thu nhập thấp).Như vậy điều rút ra là ở Mỹ một là giàu hẳn hai là nghèo hẳn,đừng ở giữa lưng chừng.Và các em Mỹ đen và Mễ chọn cái thứ hai.

Tuy nhiên điều thứ hai này lại vấp phải sự khinh bỉ của dân Mỹ trắng có học.Mỹ trắng bề ngoài”thơn thớt nói cười” nhưng bên trong rất khinh các sắc dân chuyên ăn Welfare,Food Stamp … Chính vì vậy mà Donald Trump mới dự định xây bức tường chặn dân Mễ nhập lậu.Cảnh sát Mỹ da trắng lại rất chú ý đến dân da đen.Bởi sống ở Mỹ rất lâu nhưng đen -trắng là hai thái cực.Trắng lịch sự,văn minh bao nhiêu thì đen trái lại phơi bày hết bản chất nguyên thủy của mình.Nhưng quan trọng là đen đóng góp vào sự thịnh vượng chung của hợp chủng quốc rất ít vì thói làm biếng,thích hưởng thụ.Đen cũng đặc biệt với các tệ nạn xã hội như cần sa,ma túy,các thức uống có cồn.

Chính vì vậy cũng không thể trách hầu hết cảnh sát Mỹ đã chú ý đặc biệt đến sắc dân này dù nước Mỹ có đến hàng chục ,hàng trăm sắc dân khác nhau.Và đặc biệt là họ chẳng bao giờ kỳ thị người Việt nam vì “Việt Nam ham làm” và cả “ham tiền”.Dù lam lũ cày tuần 7 ngày nhưng nói về vật chất bên ngoài Việt nam không hề thua ai.

Nói như vậy để nhìn nhận các vụ nổ súng “đen bắn trắng” “trắng bắn đen” vừa qua không hẳn là vì xung đột sắc tộc.Tờ Washington Post thống kê tỷ lệ người da trắng ở các vùng hẻo lánh bị cảnh sát Mỹ bắn chết còn nhiều hơn cả đen.Vấn đề là khi chạm mặt cảnh sát anh phải làm cho họ tin rằng họ không bị đe dọa bởi vũ khí từ anh.Nếu không anh sẽ bị chết oan mạng.

Tuy nhiên tất cả thông tin cho rằng sai phạm của cảnh sát đều không bị xử lý bởi tòa án là không chính xác.Bởi lẻ nếu không có một ngành tư pháp công minh,độc lập thì nước Mỹ đã sa vào bạo loạn sắc tộc ,nội chiến từ lâu vì họ có đến 270 triệu khẩu súng trong dân.

Cho nên phải tin rằng ở Mỹ không ai có thể ở trên luật pháp.

(Duong Hoai Linh)

HY VỌNG VƯƠN LÊN TỪ TUYỆT VỌNG

HY VỌNG VƯƠN LÊN TỪ TUYỆT VỌNG

Bài số 2

70 NĂM SẬP BẪY

HỒ TẤN VINH

  1. NGƯỜI CHỦ MƯU

Hồ Chí Minh là người đem tai họa đến cho nước Việt Nam. Mấy ngày nay, gốc gác của HCM tràn ngập trên các trang thông tin.  Chính báo chí Trung Cộng với đầy đủ chi tiết và hình ảnh công khai cho biết thiếu tá HỒ TẬP CHƯƠNG đã đóng vai giả làm ‘cha già của dân tộc’ VN. Tin này có vẽ là thật 99 phần trăm. Sử gia Phạm Quế Dương, Giáo Sư Nguyễn Khắc Mai cũng đã đặt vấn đề. TS Hà Sĩ Phu cũng đã lên tiếng. Chỉ còn thiếu DNA nữa mà thôi.

Tuy nhiên có ba việc mà HCM đã thật sự có làm 100 phần trăm lận.

1/ HCM đã mời ‘cố vấn Trung Cộng’ qua trực tiếp chỉ huy giết hơn 170 ngàn người Việt trong cái gọi là ‘cải cách ruộng đất.

2/ Người ta đã nói nhiều về công hàm của Phạm Văn đồng và đổ tội cho Phạm Văn Đồng. Nhưng nếu không có lệnh của HCM, Phạm Văn Đồng không thể một mình ký cái công hàm ngày 14/9/1958 thừa nhận tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

3/ HCM là người ra lệnh đánh Miền Nam để thống nhứt đất nước. Thống nhứt đất nước chỉ là một ước mơ tình cảm, nhưng tai hại thực tế thì vô cùng. Nó tạo mâm cơm để CSBV đem dâng trọn nước VN cho Tàu. Nếu đất nước còn chia đôi, làm sao quân Trung Cộng giả dạng thường dân đến được tận Bình Dương hay Trà Vinh?

Cho nên, không cần đến chuyện HCM là giả hay thiệt, một Chủ Tịch nước mà phạm một trong ba tội kể trên là kể như là tội đồ của Việt Nam rồi – thiên thu phỉ nhổ. Huống hồ gì phạm cả ba tội chồng lên nhau.

  1. KẺ THI HÀNH

Trung Cộng không cho Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch tham dự Hội Nghị Thành Đô năm 1990 giữa giới lãnh đạo hai đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) và Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng). Trong Hội Nghị, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng đã năn nỉ Trung Cộng cho Việt Nam làm một tỉnh tự trị và đã được chấp thuận. Sau Hội Nghị, Nguyễn Cơ Thạch mất chức Bộ Trưởng luôn cả chức Ủy Viên Trung Ương. Nguyễn Cơ Thạch đã đánh giá về Hội nghị Thành Ðô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.

Hội nghị Thành Ðô là một thảm bại ngoại giao của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nó cho thấy Trung Cộng đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện kế hoạch thôn tính. Không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam.

Từ đó ta có thể hiểu mỗi lần có Đại Hội đảng là VN phải phái người qua Tàu nhận chỉ thị hay Tàu phái người qua VN ban chỉ thị về thành phần nhân sự. Từ các Tổng Bí Thư đến các Ủy Viên đều do Tàu chọn.

TS-Viện Sĩ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francaise d’ Extrême Orient). Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-d’Est contemporain).

Benoit de Tréglobé viết, “Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ” . . . “Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao nhất – Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần có sự thỏa thuận của ĐCSTQ”.

Vì là do Tàu tuyển chọn, không thể trông chờ từ ‘tứ trụ triều đình’ đến các Ủy Viện Bộ Chính Trị quây mặt chống lại Tàu. Vậy nhiệm vụ của đảng CSVN do Trung Cộng đóng dấu là cái gì? Trung thành với Trung Cộng, đảng CSVN chỉ có một nhiệm vụ quan trọng duy nhứt phải làm là ‘không làm cái gì hết’, chờ tế bào ung thư do HCM cấy từ năm 1945 từ từ lan rộng ra toàn cơ thể mà chết không thuốc chữa.

Đó là cái nguyên lý ngu xuẩn của cái mưu lược mang vẽ thông minh ‘ba không’ (bị đánh không nhờ ai giúp, bị đánh không trả đòn và bị đánh không giận!).

Đó là cái lý do cho đến bây giờ (sau gần 30 năm) không cho tổng kết cuộc chiến chống Trung Cộng 1979-1988. Không cho tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên cương. Không cho Quốc Hội bàn về Biển Đông. Không cho kiện Trung Cộng ra Toà Án Quốc Tế. Không cho biểu tình chống Tàu. Và gần đây nhứt, không cho công bố toàn bộ hồ sơ Formosa-Hà Tỉnh.

  1. KẾT QUẢ

Sau 70 năm, chứng ung thư bây giờ đã đến giai đoạn cuối. Hết thuốc chữa rồi. Dương Khiết Trì chắc ăn quá, sướng miệng gọi CSVN là đám con hoang cũng không ai dám trả lời mà còn phải gởi Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang sang Tàu nghiêng mình, sụp lạy!

Nhìn đâu cũng thấy nát bét.
Văn hóa, lịch sử ư? Có tên Tiến Sĩ tôn Mạc Đăng Dung là kẻ đã cởi trần quỳ lạy dâng đất cho tướng Tàu làm Mạc Thái Tổ!

Đạo đức ư? Con cái khôn lớn nhờ ơn đức cha mẹ. Mong đợi cái đạo đức gì với những hâu duệ của những người từng đấu tố cha mẹ mình để chứng tỏ lập trường giai cấp thất học của mình?

An ninh, quốc phòng ư? Đi lại tự do không ai dám xét giấy tờ, cả 100 ngàn quân Trung Cộng giả thường dân có mặt khắp cùng đất nước. Trung Cộng bây giờ có khả năng giết bất cứ ai tìm cách chống đối chúng.

Không có cách nào kể hết đâu vì nó sai bét trên mọi phương diện.

Tôi xin sử dụng những tin tức mới nhứt về tài chánh.

CTV Danlambao viết:

Bước vào năm 2016, dưới sự lãnh đạo tài… tiền của bầy sâu-chuột Ba Đình, 90 triệu người dân ôm một núi nợ to to, khoản 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương với chừng 110 tỷ đôla, tương ứng với khoản 60% tổng sản sản phẩm quốc gia (GDP). . .

Trước mắt chỉ biết trung bình mỗi người dân phải trả nợ cho các chúa chổm Ba Đình 1.100 USD.

CTV Danlambao – 2016/06/16

 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói:

“Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

… 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức. Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.

Lê Thọ Bình – 2016/06/09 – VietTimes

Và đây là danh sách 6 tổ chức chính trị – xã hội, ăn lương để trang điểm mà không làm gì cả: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội LHPN Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội CCB Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng LĐLĐ Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng!

Xài thả cửa. Xây tượng đài thả dàn. Xài vô trách nhiệm. Nhưng không sao hết. Tiền của xã hội chủ nghĩa là tiền của chung, nghĩa là không của ai hết! Đó là cái yên chí của cán bộ CSVN dầu cao hay thấp. Khỏi cần hiểu biết kinh tế nhiều, cái kiểu này là chẳng mấy chốc sập tiệm. Hơn 70 năm giăng bẫy, Trung Cộng chực sẳn ở bãi đáp để hào hiệp đứng ra thu dọn tàn cuộc dùm.

HỒ TẤN VINH

Melbourne

Ngày 18 tháng 6 năm 2016

BIỂN CHẾT

 BIỂN CHẾT

Lm. Vĩnh Sang, CSsR.

Tôi vừa đi dự một tang lễ của một người phải ra đi vì bệnh ung thư. Ông đã vượt qua ngưỡng của hai chữ hưởng thọ, nhưng ở thời hiện đại này ra đi với độ tuổi ấy vẫn được kể là sớm. Ông đang sinh hoạt rất bình thường, ngày ngày vẫn dành nhiều thời gian cho việc phục vụ ở nhà thờ, bỗng một ngày thấy đau ở vùng bụng , rồi có những triệu chứng khó tiêu, sau khi gặp bác sĩ với các xét nghiệm y khoa, bản án ung thư rơi vào cuộc đời của ông, nhanh chóng, chỉ trong vòng ba tháng, ông gánh chịu những ngày quằn quại trên giường bệnh, với những cơn đau không thể diễn tả, sức khỏe suy nhược dần rồi ra đi. Mọi người thân yêu thúc thủ nhìn ông đi trong đau đớn, không ai có thể cứu được ông, không ai có thể chia sẻ được với ông.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/299085/moi-ngay-viet-nam-co-205-nguoi-chet-vi-ung-thu.html. Đọan tin này cho biết mỗi ngày trên toàn cõi Viêt Nam có 205 người chết vì ung thư.

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu-se-tang-manh-o-viet-nam-trong-5-nam-toi-3324990.html. Đoạn tin này cảnh báo sẽ bùng nổ ung thư ở Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Nhưng bây giờ, khi chúng ta biết được biển của hơn 4 tỉnh miền trung bị đầu độc, sinh vật dưới biển chết sạch do các chất độc mà chính Formosa đã thừa nhận, một số các hải sản chết không kiểm soát được đã phân tán đi khắp nơi mang theo độc tố lên bàn ăn của từng nhà.

Tỉnh Hà Tĩnh rúng động vì lộ dần ra rác thải nguy hại chôn lấp khắp nơi, xả nước đầu nguồn được biện minh là bảo vệ đập thủy điện kéo theo lũ cuốn các chất độc lao nhanh về hạ nguồn dân cư, thấm sâu xuống các mạch nước ngầm, len lỏi vào từng nhà qua nguồn nước sinh hoạt, qua nông sản nhận nước. Không chỉ Hà Tĩnh, Phú Thọ cũng hoang mang vì chất thải được đưa lên tận Phú Thọ, Phú Thọ được xem là đầu nguồn nước của Hà Nội. Rồi sẽ là tỉnh nào nữa, sẽ là đầu nguồn của thành phố nào nữa ?
Hàng ngày có bao nhiêu tấn thuốc độc theo rau xanh, theo thịt gia súc, theo trái cây, theo các loại nước giải khát, theo không khí, … luồn lách vào tận xương tủy, phổi gan của người Việt Nam. Hàng ngày có bao nhiêu chất nguy hại theo quần áo, theo các vật dụng, theo các loại hàng tiêu dùng, …có xuất xứ từ Tàu ngấm vào da thịt người Việt Nam. Hai quả bom bùn đỏ treo lơ lừng trên cao nguyên sẵn sàng đổ úp xuống nuốt trọn cư dân vùng đồng bằng phía nam Nam Trung phần. Mọi dòng sông từ bắc vào nam tràn trề sức sống phù sa nay đang lịm dần hấp hối.

Như thế sẽ không là năm năm tới, mà ngay bây giờ, sẽ không là mỗi ngày 200 người chết vì ung thư, mà con số sẽ gấp mấy lần lên, mỗi năm không chỉ là 60.000 người chết vì ung thư mà sẽ là 600.000 hay 6.000.000 người ? Các bé sơ sinh ra đời với bao nhiêu thương tật, những hình hài méo mó dị hợm xuất hiện khắp đường phố, bệnh viện dày đặc người rên la, các lò thiêu phát triển mạnh và chạy hết công suất, dân số Việt Nam sẽ là …. ! Không còn là 90 triệu dân nữa đâu, chỉ vài năm nữa thôi.

Trong lần đến thămVũng Áng, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội đã nói :

“Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.

Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.

Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.”

(Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, TMCNN phỏng vấn ngày 19/06/2016)

Xin hỏi. Trong các hoạt động tham gia vào việc nhập khẩu, vận hành bộ máy chính trị và kinh tế, cánh tác nông sản, chăn nuôi gia súc, phân phối thực phẩm, …Có bao nhiêu người Công giáo nói riêng và có bao nhiêu người có tôn giáo nói chung tham gia ? Lương tâm chết, luân lý chết, tôn giáo có trách nhiệm không ? Tổ chức chính trị xã hội do đảng cộng sản lãnh đạo đầy con người đến chỗ lương tâm chết, luân lý chết, vậy vai trò huấn luyện lương tâm, hướng dẫn luân lý của tôn giáo đâu ? Chúng ta thường nói đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Đã đến lúc tôn giáo phải lên tiếng và giành lại quyền “dạy ăn ngay ở lành” của mình chưa ? Tại sao lại mượn cớ là không làm chính trị để trốn trách nhiệm ?

Một nhà trồng nông sản không dùng thuốc độc hại sẽ không sống nổi nhưng cả một giáo xứ không dùng thuốc độc hại có được không ? Một Giáo xứ không dùng thuốc độc hại sẽ lỗ lã nặng nhưng cả một Giáo phận không dùng thuốc độc hại có được không ? Một trang trại nuôi gia cầm không dùng thuốc tăng trọng sẽ bị thiệt hại nhưng tất cả các trang trại của người có tôn gíao không dùng thuốc tăng trọng có được không ? Một người cố gắng sống an ngay ở lành sẽ rất khó, nhưng cả hàng ngàn người tham gia các cuộc rước, cả hàng ngàn người trẩy hội cắm nhang ở chùa đền ăn ngay ở lành có được không ? Vai trò xã hội của tôn giáo là giữ lấy cái tinh thần, cái ngay lành của con người.

Trong Thư Chung gởi các tìn hữu Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolo đã hướng dẫn người Công giáo thuộc Giáo phận Vinh rất rõ ràng : Không tiêu thụ, không phân tán, không sản xuất chế biến thực phẩm bẩn, dĩ nhiên ngài cũng lên tiếng yêu cầu minh bạch và xử lý thảm họa môi trường. Đó là lời ngôn sứ, đó là thi hành sứ mạng ngôn sứ. http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12620

Dân tộc Việt Nam giàu tinh thần tôn giáo đang chờ đợi những tiếng nói như vậy. Mặc kệ thế gian công kích đánh phá, mặc kệ thế gian hận thù “vu khống đủ điều xấu xa”, mình không thuộc về thế gian nên thế gian sẽ không ưu ái mình, mình thuộc về Thiên Chúa. Không thể im lặng kéo nhau vào chỗ chết.

Lm. Vĩnh Sang, CSsR.

21/07/2016