Hàng trăm nạn nhân chuẩn bị kiện Formosa lên Toà án Kỳ Anh

Hàng trăm nạn nhân chuẩn bị kiện Formosa lên Toà án Kỳ Anh

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-09-20

giao-dan-phu-yen-622

Giáo dân Phú Yên biểu tình ôn hòa hôm 21/8/2016 để phản đối Formosa gây thảm họa môi trường biển.

Hình do giáo dân Phú Yên cung cấp

00:58/08:05

Trong bài phóng sự trước, chúng tôi có trình bày về quyết định thành lập Ban Hỗ Trợ các nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển được Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Toà Tổng Giám mục Giáo phận Vinh ký và đóng dấu có hiệu lực từ ngày 13 tháng 9.

Bên cạnh đó, vào ngày 26 tháng 9 này, Linh mục Đặng Hữu Nam, thuộc Giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An sẽ hướng dẫn hàng trăm giáo dân, những nạn nhân trực tiếp của thảm hoạ môi trường biển do Formosa gây ra, nộp đơn khởi kiện lên Toà án thị xã Kỳ Anh đòi minh bạch.

Sự việc cụ thể như thế nào, Cát Linh có cuộc phỏng vấn Linh mục Đặng Hữu Nam để biết thêm chi tiết.

Giúp dân khởi kiện

Theo hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành, quy định về khiếu kiện tập thể chưa được công nhận về mặt pháp lý. Mỗi người khi ký đơn phải đến đệ đơn và phải ký xác nhận. Điều này theo Linh mục Đặng Hữu Nam, thuộc Giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An, chính là một khó khăn trở ngại cho hàng trăm ngàn ngư dân khi muốn khởi kiện. Trả lời chúng tôi qua điện thoại vào đêm 20 tháng 9 ông cho biết:

Hiện tại đã có 430 bộ hồ sơ đã hoàn thiện và những ngày như hôm nay vẫn còn rất nhiều người đến để lam hồ sơ tiếp. Vì thế từ hôm nay đến 26 thì chưa biết sẽ thêm bao nhiêu nữa.
-LM Đặng Hữu Nam

“Trong hoàn cảnh đó Cha Nam quyết định tổ chức đưa những người đã đến nhờ Cha Nam làm hồ sơ để rồi đưa lên toà án đệ đơn. Con số đi đó ít nhất cũng phải 500, 600 người. Ngày 26 này sẽ tổ chức đi.”

Sau khi xảy ra thảm hoạ Vũng Áng Formosa, đời sống ngư dân bốn tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả cho đến hôm nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng dù chính phủ đã công bố bồi thường thiệt hại cho người dân. Do đó, các tổ chức, hội đoàn cá nhân trong và ngoài nước cùng các giáo xứ thuộc vùng phụ cận đã thực hiện nhiều công tác kêu gọi đóng góp cứu trợ và đòi bồi thường thiệt hại minh bạch cho người dân.

Một trong những hình thức đòi hỏi quyền minh bạch và bồi thường thoả đáng, theo đúng pháp lý là khởi kiện công ty Formosa đã gây ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Linh mục Đặng Hữu Nam nói thêm:

“Hiện tại đã có 430 bộ hồ sơ đã hoàn thiện và những ngày như hôm nay vẫn còn rất nhiều người đến để lam hồ sơ tiếp. Vì thế từ hôm nay đến 26 thì chưa biết sẽ thêm bao nhiêu nữa. Sẽ tổ chức đi vào ngày 26 tháng 9 tới đây, đệ đơn lên toà án. Trước mắt thì cũng xin ba luật sư cùng đi nhưng không biết là có hiện diện được không.”

Khi bắt đầu tiến hành thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết có tiếp cận và nhờ văn phòng của luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội tham vấn về điều kiện pháp lý và xem xét, duyệt hồ sơ. Luật sư Hà Huy Sơn là người đã làm một đơn khởi kiện mẫu đưa lên trang cá nhân để hướng dẫn giúp cho người dân có nhu cầu khởi kiện.

000_9Y4WA-622.jpg

Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.

Hơn 400 bộ hồ sơ hiện tại mà Linh mục Đặng Hữu Nam đề cập đến đều do các ngư dân đứng đơn và ký tên:

“Số đơn này chỉ là trong khu vực của người giáo dân trong giáo xứ của Cha Nam và các giáo xứ lân cận cũng như của các anh chị em không cùng tôn giáo nhưng ở trong các vùng phụ cận này đến để nhờ Cha Nam làm đơn.”

Linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho biết ngài rất ủng hộ về cuộc khởi kiện ngày 26 tháng 9 này:

“Cha Đặng Hữu Nam cũng như giáo dân của Giáo phận Vinh và Giáo xứ của ngài đang trong thời điểm cùng với Giáo phận Vinh lên tiếng về Formosa huỷ hoại môi trường 4 tỉnh miền Trung trong đó họ là nạn nhân. Thời gian vừa qua đã những cuộc xuống đường bày tỏ lập trường của giáo dân của Cha Nam, cho nên việc khởi kiện sắp tới cũng nằm trong chuỗi sự kiện đó.”

Chưa hy vọng ICC

Trong bài phóng sự trước, chúng tôi có đề cập đến một chính sách mới được đưa ra của Toà Hình sự Quốc tế – ICC, đó là sẽ thụ lý các vụ án về môi trường như những vụ cướp đất đai, phá rừng nhiệt đới hoặc làm nhiễm độc nguồn nước thì có thể sẽ bị đưa ra toà ở La Haye.

Tuy chính luật sư Hà Huy Sơn cũng cho rằng chính sách mới này là niềm hy vọng tích cực cho người dân Việt Nam nói chung và những nạn nhân của thảm hoạ Vũng Án Formosa nói riêng, tuy nhiên:

“Về thủ tục và trình tự thì đương nhiên nó cũng phải có thời gian. Bản thân các luật sư thì không có nhiều người nắm được thủ tục đó nên cũng chưa có hiệu ứng ngay được.”

Cũng cùng một nhận định, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết còn rất nhiều điều khó khăn để vượt qua, trong đó phải kể đến Quy chế Rome 1988:

Rất khó vì căn cứ vào khoảng A điểm 2 điều 12 của quy chế này thì ICC sẽ thực hiện quyền tài phán của mình ở quốc gia là thành viên. Vụ việc Formosa hôm nay phạm tội thì lại xảy ra ở Việt Nam, mà Việt Nam thì không phải là thành viên của ICC.
-LM Đặng Hữu Nam

“Trong Quy chế Rome 1988 của Toà hình sự quốc tế ICC quy định tại khoảng 1 điểm 2 có nói rằng quyền xét xử của ICC. Quyền tài phán này cho đến lúc này Việt Nam chưa phê chuẩn Quy chế Rome và cũng không có ý định tuyến bố công nhận thẩm quyền xét xử của ICC.”

Vào năm 2014, trong thời điểm dịnh kỳ phổ quát nhân quyền của Việt Nam, một quá trình 4 năm một lần dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiều quốc gia đã đưa ra kiến nghị Việt Nam cần phê chuẩn quy chế Rome nhưng nhà nước Việt Nam đã bác bỏ vì vấn đề nhạy cảm:

“Quy chế Rome công nhận thẩm quyền xét xử của ICC cho các tội nhân xâm phạm nghiêm trọng quyền con người nên rất nhạy cảm với Việt Nam. Điều thứ hai nữa,trở lại ý định đưa Formosa ra toà án quốc tế, thì quy chế Rome có nói rằng nếu Đài Loan đã phê chuẩn về quy chế Rome thì các tổ chức nhân quyền có thể đại diện cho người dân Việt Nam khởi kiện Formosa ra ICC. Nhưng cũng rất khó vì căn cứ vào khoảng A điểm 2 điều 12 của quy chế này thì ICC sẽ thực hiện quyền tài phán của mình ở quốc gia là thành viên. Vụ việc Formosa hôm nay phạm tội thì lại xảy ra ở Việt Nam, mà Việt Nam thì không phải là thành viên của ICC.”

Trong tài liệu đăng tải trên trang luatkhoa.org có ghi rằng: “Trong số124 quốc gia thành viên của ICC hiện nay không có tên Việt Nam và Đài Loan. Điều này có nghĩa là không thể truy tố quan chức chính phủ Việt Nam và lãnh đạo Formosa ra ICC, trừ trường hợp họ có quốc tịch của một trong 124 nước kể trên.”

Linh mục Phạm Sỹ Phương, một trong những người thực hiện Uỷ ban hỗ trợ nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển đã từng chia sẽ với chúng tôi rằng tất cả là một con đường dài phía trước. Và điều quan trọng trước mắt của Giáo phận vẫn là phải làm điều gì đó để là điểm tựa cho người dân lúc này. Do đó cuộc khởi kiện ngày 26 tháng 9 tới đây cũng có thể được xem là một hy vọng, nhằm giúp cho ngư dân bốn tỉnh miền Trung tìm lại sự công bình thoả đáng.

Bà Cấn Thị Thêu bị kết án 20 tháng tù, gia đình bị công an dọa giết

Bà Cấn Thị Thêu bị kết án 20 tháng tù, gia đình bị công an dọa giết

20.09.2016

can-thi-theu

Bà Cấn Thị Thêu được nhiều người biết đến là một nhà hoạt động vì các quyền đất đai và môi trường.

Bà Cấn Thị Thêu, một nhà đấu tranh về đất đai, đã bị một tòa án ở Hà Nội kết án 20 tháng tù hôm 20/9.

Con trai bà Thêu, anh Trịnh Bá Phương, cho VOA biết tòa án của quận Đống Đa đã kết án bà về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Phiên tòa đã diễn ra sau khi nhà chức trách bắt giữ bà Thêu cách đây hơn 3 tháng khi bà cùng nhiều người khác đến các cơ quan công quyền đòi hỏi quyền lợi về đất đai một cách ôn hòa. Có nhiều người và hình ảnh chứng minh điều này.

Anh Trịnh Bá Phương đã phản ứng về bản án:

“Gia đình tôi phản đối bản án bất công này. Tòa án của quận Đống Đa kết án mẹ tôi dù chỉ một ngày cũng là oan sai, nhưng họ đã quy mức án rất nặng nề là 20 tháng tù giam. Trước phiên tòa tôi cũng có nhận định tôi cũng không bất ngờ nhiều vì bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là họ lấy bạo lực và nhà tù để trấn áp người dân, để cai trị người dân”.

Bà Cấn Thị Thêu và nhiều người dân ở Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cách đây 2 năm đã đấu tranh, phản đối việc nhà chức trách thu hồi đất của dân để giao cho một doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh bất động sản. Họ cho rằng qui trình thu hồi đất không đúng pháp luật, điều này sau đó đã được Thanh tra Chính phủ xác nhận.

Vì hoạt động đấu tranh của mình, bà Thêu và chồng đã bị bắt một lần vào cuối tháng 4/2014 và phải nhận án tù 15 tháng. Họ mới mãn án vào cuối tháng 7 năm ngoái.

dan-duong-noi-bieu-tinh

Nông dân làng Dương Nội biểu tình bên ngoài phiên toà xử bà Can Thị Thêu, 20/9/2016.

Cho rằng việc bắt giữ và xét xử lần này là vô lý, bất công, gia đình bà và khoảng 100 người dân đã đến tòa án để biểu tình, đòi nhà chức trách xét xử công khai.

Tuy nhiên, anh Phương cho hay đoàn người đã bị công an chặn lại, sau đó nhiều người đã bị bắt về một đồn công an. Anh cho biết các nhân viên công an, an ninh đã đối xử thô bạo với người biểu tình. Anh cho biết thêm rằng tại đồn số 6 Quang Trung, gia đình anh đã bị dọa giết.

Anh nói:

“Khi vào trong đồn công an, họ lại tiếp tục thể hiện bản chất của chế độ công an trị. Họ đã đe dọa giết cả gia đình nhà tôi. Chính tai tôi nghe rằng họ đã nói rằng là chỉ một phút có thể cho đi đời luôn. Họ đe dọa giết cả nhà, ám sát cả gia đình. Trong đồn công an họ thể hiện rất là côn đồ”.

Tại phiên tòa, bào chữa cho bà Thêu là các luật sư Võ An Đôn, Nguyễn Khả Thành, Lê Văn Luân và Hà Huy Sơn. Họ lâu nay vẫn thường bào chữa cho những người đấu tranh, các nhà hoạt động và những người yếu thế.

Trước phiên tòa, luật sư Đôn bày tỏ trên trang Facebook cá nhân là ông sẽ bào chữa cho bà Thêu “theo hướng vô tội” vì bà là “người phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi của những người nông dân bị mất đất” và bà “không có bất kỳ hành vi gây rối nào”.

Nhưng thực tế là bà vẫn bị nhận án tù. Con trai bà, anh Phương, đánh giá cao nỗ lực của các luật sư song anh nói bản án dành cho mẹ anh là bản án do nhà chức trách định sẵn, thường gọi là “án bỏ túi” vì vậy các luật sư khó có thể xoay chuyển. Anh nói:

“Cả bốn luật sư rất nỗ lực bào chữa cho mẹ tôi theo hướng vô tội. Tuy nhiên cả bốn luật sư cũng đã không mang lại tự do cho mẹ tôi. Nguyên nhân, tính chất ở sâu bên trong là do cái án này là cái án bỏ túi. Phía nhà cầm quyền đã bất chấp dư luận, cũng như bất chấp các tiếng nói của luật sư, sự phản biện của luật sư, bất chấp sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền quốc tế”.

Về bản án mới tuyên đối với bà Thêu, nhà hoạt động vì dân chủ Hoàng Dũng ở thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook cá nhân rằng chính quyền Việt Nam thời gian gần đây chỉ kết án những nhà hoạt động hoặc những người đấu tranh với thời gian tù giam từ 2 đến 5 năm để tránh “sự lên án mạnh mẽ của các quốc gia văn minh” cũng như “sự kiên trì lên tiếng đòi trả tự do của cộng đồng đấu tranh trong nước”. Anh Dũng cho rằng chiến thuật mới của chính quyền có mục đích “vừa đủ để cách ly [những nhà hoạt động, những người đấu tranh] khỏi xã hội một thời gian, vừa đủ để phong trào đòi trả tự do không lớn mạnh, vừa đủ để quốc tế không cảm thấy quá ngột ngạt”.

Anh Trịnh Bá Phương cho VOA biết tới đây gia đình và những người ủng hộ bà Thêu sẽ tiếp tục biểu tình, đấu tranh ôn hòa, và vận động tiếng nói của các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội như Anh, Úc, Thụy Sĩ, Mỹ, cũng như của các tổ chức nhân quyền quốc tế để đòi trả tự do cho mẹ anh và những người đấu tranh khác.

Bên cạnh đó, anh Phương cho biết sẽ có một cuộc đấu tranh pháp lý để kiện “những người cướp đất” và “chính phủ Việt Nam” ra Tòa án Hình sự Quốc tế ICC về những bất công trong chính sách đất đai và các hành vi vi phạm nhân quyền.

NHỮNG MẢNH ĐỜI KHỐN KHỔ

NHỮNG MẢNH ĐỜI KHỐN KHỔ

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

20-9-2016

Những người dân kêu oan cho chị Cấn Thị Thêu bên ngoài phiên tòa. Nguồn: Facebook

Chị đã đi tù (lần thứ nhất) khi tôi biết đến cảnh bà con ngày ngày đi khiếu kiện. Anh thì cùng bà con các tỉnh phía Nam ngày qua ngày lội rả cẳng từ số 1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông đi ra phủ chủ tịch, tòa nhà quốc hội, phủ thủ tướng, văn phòng tiếp dân của mặt trận tổ quốc, các tòa soạn báo…liên tục 5 tháng ròng, không kết quả, không một tấm hình, không ai biết đến.

Tôi chỉ nghe tên chị và biết những người con trai của chị, những bạn trẻ bền bỉ, chịu khó lao động, chịu khó học hỏi. Tôi tiếp xúc với anh lần đầu tiên khi tôi ngượng ngùng đưa cái phong bì lép kẹp, được nhét vội ít tiền vì không chuẩn bị trước, lí nhí, “Em muốn giúp bà con ít gạo mà không biết mua chỗ nào, anh giúp em mua gạo bà con nấu cơm.”

Rồi sau đó, cứ cuối tuần là tôi chạy chục km xuống thăm bà con. Khi thì gạo, khi thì thịt cá, rau củ được mua bằng tiền đi dạy của mình. Vỉa hè, phía trước đồn công an quận Hà Đông, đối diện trụ sở tiếp dân của văn phòng chính phủ, trở thành nơi nấu ăn, sinh hoạt của bà con. Lúc cao điểm lên đến vài trăm người. Sau, tôi tham gia nhóm cùng một vài anh chị để giúp bà con được nhiều hơn.

Vài trăm con người từ các tỉnh miền Nam tụ về số 1 Ngô Thì Nhậm, với niềm mong mỏi đơn thư của mình sẽ được tiếp nhận, chuyển lên cấp có thẩm quyền, giải quyết. Có dự án vài trăm người, có dự án vài chục, có dự án chỉ vài người hoặc cá nhân đi thưa kiện. Mỗi một trường hợp là một sự phức tạp. Có trường hợp dự án lấy hàng trăm ha đất, ảnh hưởng cả nghìn hộ, có trường hợp tranh chấp giữa cá nhân có tiền và người yếm thế, có trường hợp bị lấy đất đã mấy chục năm không bồi thường, không quyết định. Và trường hợp nào cũng đầy nước mắt.

Bà con bị oan ức, gặp ai cũng lôi hồ sơ giấy tờ ra đưa cho coi để chứng minh mình đúng và nhờ lên tiếng dùm. Tôi, hồi đầu còn đọc, sau thì sợ, vì tôi có giúp được gì đâu về pháp lý. Những tập hồ sơ ám ảnh. Những người nông dân hiền lành ít học đó giỏi hơn tôi rất nhiều khi họ nói vanh vách không cần cầm giấy, nghị định nào, số bao nhiêu, sai ở điểm nào và vì sao họ bị oan, theo luật ở điểm nào và nghị định nào thì mới đúng. Những người nông dân hiền lành chất phát bỗng trở thành luật sư bất đắc dĩ, để tự cãi, tự đòi công bằng, công lý cho bản thân mình. Các bạn nên biết rằng, trong số đó, có chị mới học hết lớp 3, để thấu hiểu rằng họ đã phải cố gắng vượt bậc để tự tìm hiểu, để học và đấu tranh cho mình như thế nào. Và họ phải oan ức thế nào thì họ mới phải nỗ lực như thế, mới quyết tâm như thế.

Mỗi khi tôi nghe ai đó nói bà con đi đòi đất, thưa kiện chẳng qua là vì tham, vì muốn hơn, vì tiền… tôi đều bảo những người phát biểu câu đó hãy đi đi, hãy đến đi, hãy tiếp xúc với bà con đi, để nhìn thấy sự thật, để cảm nhận và thấu hiểu. Họ không làm điều đó. Họ chỉ ngồi một chỗ, nghe đài đảng, gõ phím chửi những người yếm thế. Bởi chửi người yếm thế thì dễ dàng và không bị đánh, không bị bắt như phản biện chính quyền.

Hàng trăm con người, không một chiếc smartphone, không có ai sử dụng facebook, không biết tự bảo vệ mình trước truyền thông của đảng, không thể tự biện minh cho mình trước sự hắt hủi và khinh khi, xa lánh của cộng đồng. Nỗi oan không được tỏ bày, không được thấu hiểu và không được sẻ chia.

Người đàn bà lớp ba, bò ra sàn nhà, nắn nót kẻ từng chữ lên mặt trong cái bao gạo cũ. Nguyên đêm, được đúng hai hàng. Đêm sau, tẩn mẩn ngồi vẽ một con mắt tuyệt đẹp với giọt lệ máu, bên cạnh hàng chữ. Bảo bối kêu oan của chị. Đi đâu cũng quấn trong người. Người đàn bà khác, sáng đi khiếu kiện, tối đi nhặt ve chai, chị mua xăng đổ vào người, quyết chết tại sân trụ sở số 1 Ngô Thì Nhậm. Trong giây phút bi phẫn tột cùng, vẫn lủng lẳng hai bên hông hai cái túi ni-long đựng vỏ chai nhựa, gia tài.

Anh, người đàn ông theo đạo Phật, ăn chay trường, hiền lành như cục đất, bàn tay thô mộc với những ngón tay to bè, vụng về, lần dò từng chữ cái trên bàn phím cái smartphone được tôi tặng. Anh tự học cả đêm, lần mò từng chữ, gõ được một trang trên điện thoại, kể về câu chuyện oan ức của bà con mình, đến sáng, bấm nhầm, mất sạch. Lại hì hục ngồi gõ lại từ đầu. Nếu anh không oan, anh có làm được như vậy?

Tôi bật cười khi nghe anh kể mà khóe mắt cứ cay xè. Anh, bị bắt cóc, bị di lý về địa phương bằng hình thức tống lên xe 16 chỗ, trói tay chân, trùm túi ni lông đen vào đầu, miệng nhét giẻ, và tất nhiên, kèm đấm đá. Không một lần được thăm, không cho tiếp xúc luật sư, tám tháng sau, anh bị kêu án 3 năm 6 tháng theo điều 258 bộ luật hình sự trong một phiên tòa anh bị dán băng keo vào miệng không cho kêu oan. Phiên xử có bản án trước ngày xử án một ngày. Sau bao lần xử lại, hoãn, hủy, sơ thẩm, phúc thẩm kéo dài, các luật sư vào cuộc bào chữa miễn phí, anh vẫn bị kêu y án, cái án bỏ túi, 3 năm 6 tháng. Anh-người tù không chịu mặc áo tù-liên tục kêu oan và chất vấn, biến phiên xử mình thành phiên tòa tố cáo tham nhũng.

Chị, người đàn bà mạnh mẽ, quyết liệt nhưng nhẹ nhàng, đoàn kết bà con và thấu hiểu vì sao mình lại bị oan, vì đâu mình mất đất. Những ngày tháng giam cầm không làm thui chột ý chí đấu tranh của chị mà chỉ làm cho chị kiên cường hơn. Và, điều đó là một việc không thể chấp nhận đối với những kẻ đàn áp. Chị bị bắt, và ra tòa lần nữa, lãnh 20 tháng tù giam trong một phiên tòa lố bịch. Bên ngoài, người đi dự phiên tòa công khai thì bị ngăn chặn, bắt, đánh.

Bây giờ, bà con dân oan nhiều người đã biết sử dụng smartphone, biết dùng facebook để nói lên tiếng nói của mình, bà con đã được đón nhận nhiều tình cảm hơn và sự thấu hiểu, chia sẻ của người dân. Nhưng điều đó chưa đủ. Họ cần lắm những người trí thức lên tiếng. Họ cần lắm sự dũng cảm bênh vực công lý của trí thức. Họ cần lắm mỗi người trong chúng ta thấu hiểu và nhận ra rằng nếu điều 53 hiến pháp vẫn còn tồn tại thì bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể gia nhập đội ngũ dân oan, trở thành họ-những mảnh đời khốn khổ.

Những tín hiệu vui của một nền dân chủ – Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấp. Nhất là sau vụ Formosa xả độc vào biển, mọi việc vẫn chết lặng, người ta lại thất vọng hơn. Tôi thì lại nghĩ khác, chưa bao giờ tôi thấy tin tưởng và an tâm như hiện tại. Sự tin tưởng và an tâm của tôi không đến từ những phân tích hàn lâm, cũng không phải những thảo luận giấy bút mà là thực tế tương tác, đi từ đầu đường xó chợ cho đến thị thành, tôi cảm nhận được Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào nền dân chủ đích thực. Và chưa bao giờ ý thức dân chủ tại Việt Nam lại mạnh như hiện tại. Và tôi cũng rất mừng vì cây dân chủ Việt Nam không bị chết non!

Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non?

Ở câu hỏi thứ nhất vì sao Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào dân chủ, có ba dấu hiệu căn bản để nhìn thấy điều đó: Sự bất tín nhiệm của người dân đối với nhà nước theo chiều kích phân tích, mổ xẻ; Người dân Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn hỗn mang của đám đông và tĩnh tại hơn; Ý thức về bản thân và xã hội mà mình đang sống.

Ở khía cạnh sự bất tín nhiệm của người dân, từ những năm 1990, thậm chí trước đó, người dân cũng đã hiểu rằng mình bị lừa dối bởi chế độ Cộng sản, tuy nhiên tỉ lệ quá thấp và không có độ lan tỏa, thậm chí mỗi người dân tự biến mình thành một thứ công an của chế độ, lề lối và thói quen đấu tố từ những năm giữa thập kỉ 1950 ở miền Bắc không những giảm đi mà còn tăng lên rất mạnh trong thời đoạn này.

Ngược lại, từ những năm 1990 về sau, càng ngày, người dân càng ý thức, càng thấy được sự nguy hiểm và man trá của chế độ cầm quyền nhưng người ta sợ cho an toàn bản thân, mạng sống và chấp nhận im lặng để giữ mạng sống. Và đây là giai đoạn giữa người dân với nhà nước đẩy nhau ra xa, chia hai thái cực, người dân luôn nhận thấy mối nguy hiểm rình rập từ thực thể gọi là nhà cầm quyền. Đồng thời, khi người dân cảm thấy sợ và không còn thân thiện, đẩy nhà nước về một phía thì cũng là lúc mà nhà nước, kẻ cầm quyền cảm thấy đủ an toàn để tác oai tác quái.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm tác oai tác quái theo đúng nghĩa của khái niệm này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhanh chóng đẩy đất nước xuống vực của nợ nần, ô nhiễm và băng hoại đạo đức. Có hàng nhiều thế hệ, tầng lớp bị ảnh hưởng bởi cơn tác oai tác quái của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng đây là thời đoạn mà người dân nhận rõ mặt kẻ bán nước, hại dân và tham lam rõ nét nhất. Đương nhiên, sự mất niềm tin được chuyển hóa thành hành động cánh mạng chưa công khai diễn ra khắp hang cùng ngõ hẻm.

Bên cạnh đó, sự tác động không nhỏ của báo chí dân chủ hải ngoại, mô hình xã hội dân sự, các trào lưu dân chủ và khuynh hướng dân chủ trong các tôn giáo đã nhanh chóng tạo hiệu ứng hành động. Từ Giáo Xứ Thái Hòa đến Cồn Dầu, Vinh – Nghệ An hay gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nhân dân ở Văn Giang, Hưng Yên cho đến hàng ngàn dân oan ở các vườn hoa trong thủ đô Hà Nội và những cuộc biểu tình đầu tiên là hai đầu đất nước gồm Sài Gòn, Hà Nội, sau đó nhiều thành phố khác cũng đứng lên biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi dân chủ… Những cuộc biểu tình và tuần hành này chỉ dừng ở mức biểu thị thái độ chứ chưa đi đến cách mạng. Nhưng theo tôi đó mới là tín hiệu đáng mừng.

Bởi lẽ, tâm lý đám đông được giảm thiểu đến mức cuối, dường như mọi hiệu ứng đám đông đã được thay thế bằng hiệu ứng thị giác, người ta thay vì hưởng ứng biểu tình ngay thì lại quan sát biểu tình, phân tích, tìm hiểu và nhận ra được rất nhiều vấn đề. Mà quan trọng nhất là người dân tự chuyển hóa mình trở thành nhà truyền thông, sẵn sàng tuyên truyền dân chủ khi cần thiết mặc dù bản thân chưa hề tham gia biểu tình hoạc hoạt động dân chủ. Điều này hứa hẹn một đại bộ phận nhân dân có tư duy dân chủ thực sự và không bị hớp hồn bởi hiệu ứng đám đông. Và cũng cho thấy khi cây dân chủ Việt Nam đơm bông kết trái sẽ là một mùa trái từ một cái cây đã đủ trưởng thành chứ không phải dạng trái non, trái rượng (nói theo cách của người nông dân).

Và khi mọi thứ đã đủ chín muồi, một cuộc cách mạng dân chủ ghé đến cũng chưa muộn. Nhưng dù sao, hiện tại, các tín hiệu dân chủ đang ngày càng rất mạnh vầ tôi không ngần ngại để nói rằng mỗi người nông dân, ngư dân đã chính thức trở thành nhà dân chủ mà bây giờ, nhà cầm quyền có dùng tiền tấn để đấm họ cũng chẳng xi nhê gì. Họ có thể nhận tiền, có thể gật đầu với nhà cầm quyền nhưng chắc chắc có cơ hội thì họ là người xông lên lật đổ chính quyền đầu tiên. Điều này khác hẳn với kiểu nhận ơn mưa móc của chế độ trong những năm trước thập niên 1990.

Cuộc đấu tranh của những học sinh trung học phổ thông ở Tây Nguyên hay Hà Tĩnh nhằm phản đối học phí cao, tuy nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là phản ứng của học sinh về vấn đề chi phí học tập nhưng thực ra sâu xa bên trong của nó chất chứa vấn đề ý thức hệ. Nếu như học sinh ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đồng loạt không đến lớp để phản đối học phí cao thì học sinh ở Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuộc mạnh mẽ hơn, các học sinh ở Chu Văn An, Cư Jut và nhiều trường khác đã biểu tình ngay trước cổng trường, đã phát tờ rơi kêu gọi phản đối chính sách dạy phụ đạo và học phí cao.

Điều này khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản phải vào cuộc, công an phải tổ chức điều tra thừ ai đứng đằng sau các em học sinh để “xúi giục” và “động cơ nào” đã khiến các học sinh dám phản đối mạnh mẽ. Trong khi đó, có một thực tế hết sức buồn cười, khi tìm hiểu, tiếp xúc với các học sinh ở Bắc miền Trung và Tây Nguyên, tiếp xúc với gia đình các em thì tôi có chung kết quả là cha mẹ các em không hề xúi các em, các em hành động tự phát vì chỉ có chính các em mới thấy được sự vô lý và bất cập của nền giáo dục mình đang học. Để có được điều nay, các em đã phân tích từ các mô hình giáo dục dân chủ thông qua phương tiện báo chí nước ngoài, qua internet.

Và đồng hành cùng các học sinh để đấu tranh lại là các cựu học sinh, sinh viên. Như vậy, có thể thấy rằng thay vì cầu toàn, cố gắng học cho xong tấm bằng để kiếm việc làm thì các em đã biết suy tư về thân phận cá nhân cũng như thân phận xã hội, đất nước. Điều này sở dĩ có được là nhờ vào máu tham của người Cộng sản, sự tham nhũng quá mức cũng như tham quyền cố vị và dốt nát của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên Cộng sản đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan. Lẽ ra công việc đó phải dành cho một tiến sĩ thực học hay một cử nhân thực học thì đám quan chức này đã chạy chọt, lo lót để có tiến sĩ, cử nhân và tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo. Chỗ ngồi chật kín, gây ra thừa ra một khối trí thức thất nghiệp. Và đây là lúc trí thức tự phản tỉnh mạnh nhất.

Sự phản tỉnh của trí thức luôn song hành với sự phản tỉnh của người nông dân. Bởi hơn ai hết, người nông dân, nhà nông là cái nôi của những trí thức, con nhà nông ước mơ học hành đỗ đạt để đổi đời, nhà nông phải chảy máu mắt để theo đuổi ước mơ và tương lai của con cái họ. Khi mọi sự vỡ lẽ, nhà nông thấu hiểu hơn ai hết cái ách đang đè trên cổ mình.

Nhưng có một điểm khác biệt giữa Việt Nam và nhiều nước độc tài khác, đó là hành động cách mạng. Mặc dù cùng chung một xuất phát điểm, nhưng Ai Cập hay Libya, Venezuela… đều đã hoàn tất cuộc cách mạng của họ, Việt Nam thì chưa. Vì dsao? Vì tâm thức của Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn là tâm thức nông nghiệp, khác với tâm thức công nghiệp hay tâm thức thương nghiệp của Hồng Kông chẳng hạn. Cái khác của người nông dân là họ làm việc rất thủng thẳng, chậm rãi nhưng chắc chắn. Trước khi gieo một đám sạ thì làm bờ cỏ cho sạch, làm cỏ xong lại cày đất, rồi chờ nước bệ tới mới ngâm giống, bừa ruộng, làm mặt bằng mà cấy, sạ. Mấu chốt của vấn đề là chờ nước bệ.

Người nông dân có thể cuốc đất trước khi gieo sạ một thời gian dài nhưng chỉ ngâm giống khi có nước bệ. Vấn đề dân chủ Việt nam hiện tại là người ta chưa nhìn thấy nước bệ nên chưa ai chấp nhận ngâm giống để rồi cây lúa nảy mầm, ủ đi ủ lại mà chết non. Vấn đề hiện tại là tư duy dân chủ, não trạng dân chủ hầu như đã chan hòa trong đời sống nhân dân và nhà cầm quyền Cộng sản thì đang mỗi ngày tự ăn đuôi của họ. Một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra tại Việt Nam thì ắt hẳn phải là cuộc cách mạng làm thay đổi mọi thứ tận gốc rễ, nó khác xa những gì người ta nghi hoặc!

Biểu tình phản đối Formosa xả thải ra sông Quyền

Biểu tình phản đối Formosa xả thải ra sông Quyền

RFA
2016-09-19

songquyen-protest-622.jpg

Hôm Chủ nhật 18/9/2016, nhiều người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tuần hành phản đối việc công ty Formosa xả thải xuống sông Quyền.

Ảnh chụp từ màn hình video youtube

Biểu tình phản đối Formosa xả thải ra sông Quyền

02:38/05:24

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vào ngày 18/9/2016, rất đông người dân ở giáo xứ Dũ Yên đã biểu tình để phản đối Formosa cũng như phản đối việc chính quyền cho công ty Formosa xả thải ra sông Quyền.

Xả thải ra sông Quyền

Sáng Chủ nhật 18/9, gần 2.000 người thuộc tổ dân phố Tây Yên thuộc xứ Dũ Yên, phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh đã đứng lên biểu tình phản đối Formosa “xả chất thải chảy qua sông Quyền trước khi đổ ra biển”.

Trước đó vào ngày 9/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, nhiều đại biểu của Hà Tĩnh kiến nghị với Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần phải cho nước thải của công ty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh xả ra khu vực sông Quyền (con sông này nằm cạnh khu công nghiệp Formosa) để dễ quản lý.

Sau đó phó bí thư thường trực tỉnh ủy Hà Tĩnh ông Trần Nam Hồng đã làm văn bản, dự án để xả thải ra sông Quyền trước khi cho chất thải của Formosa đổ ra biển.

Khi nhận được thông tin đó từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh là đang phê duyệt về dự án này thì người dân ở đây đã rất phẫn nộ và không còn tin vào chính quyền.

Việc Formosa xả thải đã làm cho ngư dân của 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại rất nặng nề, nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhiều người mất việc làm, gia đình điêu đứng, trong khi nhiều hộ ngư dân lại chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính quyền, nay chính quyền lại muốn nước thải đó đổ ra sông.

Cầu nguyện cho những người đang khổ đau

 Cầu nguyện cho những người đang khổ đau

Dongten.net

Có ai khổ như tôi không? Trời ơi, ai có thấu! Đó là những lời thường thốt ra ngoài miệng hoặc gặm nhấm tâm hồn người đang đau khổ. Khi buồn khi khổ, thời gian là những chuỗi dường như vô tận. Người ta muốn thoát ra mà không biết cách nào và khi nào có thể. Thế mà, người Kitô hữu lại đi tôn thờ một Đấng bị treo trên thập giá. Thế mà, Hội Thánh lại đi suy tôn Thánh giá. Hình như có cái gì đó sai sai ở đây!

cau-nguyen

Có những người đang đau khổ vì chiến tranh loạn lạc. Họ phải rời bỏ quê hương, đơn giản vì nếu không thì sẽ chết. Họ phải bỏ lại đằng sau tất cả những gì là truyền thống, gia đình, người thân. Họ sống trong tình trạng người còn người mất, trong một tương lai vô định.

Có những người đang đau khổ vì chưa có đủ nước uống, cơm ăn, áo mặc; vì bệnh tật, vì không được học hành. Họ sống cùng cực trong cuộc đời chật vật với kế sinh nhai.

Có những người đang đau khổ vì bị gạt ra bên lề xã hội, vì bị người thân coi như người dưng nước lã, vì bị tổn thương đến độ không dám tin ai.

Có những người đang đau khổ vì dù có tất cả của cải tài năng mà lại sống trong tình trạng trống rỗng mất hết ý nghĩa.

Có những người đang đau khổ mà không biết mình đang đau khổ. Đó là những kẻ khủng bố, tự hào về những chiến tích giết người và phá huỷ.

Lại có những con người sẵn lòng chịu khổ để toả cho đời hương thơm dịu ngọt. Họ kín múc sức mạnh từ nơi Thầy Giêsu chí thánh. Thay vì tự gặm nhấm nỗi đau, thay vì lây lất với câu hỏi: ai làm cho tôi đau khổ; thì họ tìm thấy lời đáp cho một lời mời: tôi có thể giúp ai bớt khổ. Khi không lấy mình là tâm điểm cuộc sống, khi bắt đầu biết nhìn người và biết thương người, người ta có một lối khác để thấy nỗi đau.

Giêsu vào đời vì tình yêu mến và đón nhận những đau khổ của phận người. Suy cho kỹ, hiếm có ai khổ bằng Giêsu. Ngẫm cho sâu, khó có ai vui như Giêsu. Có lẽ Giêsu là người hùng lý tưởng mà người ta kỳ vọng! Khi thấy Thầy Giêsu nổi tiếng trong lời nói và việc làm, người ta từng nghĩ như thế. Ít ai chú ý rằng, Giêsu ấy đã sống âm thầm suốt 30 năm. Ít có ai muốn nghe Thầy nói về cuộc khổ nạn. Lại càng ít người nhớ được rằng, Thầy đã nói về sự phục sinh và Thầy sẽ phục sinh. Chẳng thế, mà đến chân thập giá, người ta đều chạy trốn.

Nhiều người vào đời với tình yêu mến, nhưng tình yêu ấy rất bé nhỏ và mong manh. Người Việt thường nói, quá tam ba bận. Phêrô thì hỏi Thầy: phải tha đến mấy lần, đến 7 lần không. Phêrô không thể hiểu được cái kiểu tha đến 70 lần 7 của Thầy. Trên đường vác thập giá, người ta thì chạy trốn, có mấy chị em đạo đức vẫn đi theo Thầy, họ khóc thương cho một người Thầy đáng kính mà lại bị xử bất công. Cũng vì tình thương mến ấy, mà các chị em đi viếng mộ Thầy, để thăm xác của người Thầy đã khuất. Nhưng trong tình người, dường như cái chết là chấm dứt tất cả. Chẳng thế, mà hai môn đệ Emmau đã trở về quê sau khi Thầy của họ chết. Vì với họ, thế là hết. Bao nhiêu lý tưởng và kỳ vọng vào người Thầy này đã tiêu tan. Giờ chẳng còn gì.

Tình yêu mến của Giêsu không dừng lại ở cái chết, mà vượt qua cái chết để tới phục sinh. Tình yêu ấy hoá giải khổ đau thành niềm vui tinh tuyền. Cái khó chấp nhận lại là then chốt, đó là đón nhận Thập giá như là Thánh giá. Người ta mãi đau khổ vì người ta muốn nhanh hạnh phúc. Làm ăn chân chính thì lâu giàu, làm ăn bất chính thì giàu nhanh mà chết cũng nhanh. Ăn chơi thì nhanh vui mà khổ thì không ai đỡ được.

Đứng dưới chân Thập giá, Gioan đã giải nghĩa được thập giá nhờ ngắm nhìn Thầy, nhờ lời Thầy đã nói, nhờ những kỷ niệm sống cùng Thầy. Mẹ Maria đã đứng vững trong niềm hy vọng lớn lao cho dù dường như là chẳng còn gì hy vọng.

Con đường Giêsu khó hiểu và khó sống, vì người được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít, người theo đến cùng lại càng ít hơn. Cái khó nằm nơi con người chứ không nơi Thiên Chúa. Ngày nay, nhiều người thích đọc lướt, xem qua, nghe thử, trải nghiệm cho biết… Phong cách ấy là một phần của cuộc sống tươi đẹp, nhưng nếu phong cách ấy bao trùm toàn bộ cuộc sống, thì sẽ chẳng còn chỗ dành cho tha nhân và Thiên Chúa, vì tình thân với Giêsu và tình người có giá trị vô lượng chứ không hề là kiểu xã giao thoáng qua.

Lạy Chúa, Chúa thấu biết sự cùng khổ của con. Xin đồng hành cùng con, xin ban cho con sức mạnh, để con thấy cuộc đời này không chỉ toàn đau khổ mà còn có nhiều niềm vui, để con đồng cam cộng khổ với anh chị em con, để con sống niềm vui phục sinh của Chúa ngay trong những thử thách khổ đau của cuộc đời.

Tứ Quyết SJ

Đau khổ trong tương quan với Thiên Chúa

 Đau khổ trong tương quan với Thiên Chúa

Dongten.net

where-is-god-suffering

Một lần nếm trải đau khổ là một lần chúng ta được vững vàng hơn, và một lần vượt qua được đau khổ là một lần chúng ta thấy được giá trị đích thực của đau khổ. Đau khổ là cách mà Thiên Chúa vẫn dùng để dạy dỗ và tôi luyện chúng ta, bởi con đường chật hẹp luôn là con đường đi tới vinh quang. Thế nên, đừng vì lo sợ mà né tránh đau khổ, nhưng hãy xem đau khổ như là món quà Thiên Chúa trao ban để chúng ta được thông phần với Ngài.

Nói đến đau khổ thì ai trong chúng ta cũng ngán ngẩm và mong ước chúng đừng bao giờ đến với mình. Đau khổ vật chất làm cho chúng ta thường quy hướng về sự no thỏa, còn đau khổ tinh thần thì làm cho tâm hồn chúng ta luôn tha thiết đến sự bình an. Dù là đau khổ kiểu gì, chúng ta vẫn luôn sống trong sự khao khát được lấp đầy những điều thiếu thốn; và chính cái khao khát đó mới làm cho con người chúng ta luôn phải tìm kiếm. Giá trị của những đau khổ không phải là sự chứng tỏ khả năng của mỗi con người khi đương đầu với đau khổ, và tìm mọi cách để vượt qua; nhưng là một sự khám phá ra Thiên Chúa trong nhiều chiều kích khác nhau.

Nếu nhìn đau khổ như một tai ương phải đón nhận vì hệ quả của việc chúng ta đã làm, thì trong suy nghĩ của chúng ta luôn mang nặng tư tưởng của một sự trừng phạt. Tâm trí của chúng ta sẽ không bao giờ thanh thoát bởi sự giằng co giữa cái thiện và cái ác; việc thiện hay việc ác chúng ta làm không còn mang những giá trị vĩnh cửu nữa, mà chỉ vì hệ quả của chúng mà thôi. Như thế, đau khổ hoàn toàn là sự tiêu cực và vô ích đối với con người.

Nếu nhìn đau khổ như một hành trình huấn luyện cần phải có, chúng ta sẽ từng bước khám phá những điều thật tuyệt vời nơi Thiên Chúa. Chẳng bao giờ Thiên Chúa lại gởi đến cho chúng ta sự đau khổ để đòi hỏi chúng ta phải chịu đựng trong đau đớn. Chúng ta đau khổ thì chính Ngài còn đau khổ gấp bội và chúng ta đau đớn vì chịu đựng thì chính Ngài còn đau đớn hơn nhiều. Trong mỗi đau khổ, hình ảnh của Thiên Chúa chẳng khác gì những bóng râm phủ trên đỉnh đầu, để chúng ta nhận ra sự che chở của Ngài; hay những cơn mưa rào đẩy lui sự oi bức, để chúng ta được tắm gội trong tình Ngài. Bóng râm và mưa rào là những cách mà Thiên Chúa làm dịu bớt những căng thẳng và những thiêu đốt trong lòng chúng ta khi phải đối diện với đau khổ. Có khi đó chỉ là một niềm vui nho nhỏ bất chợt ập đến, xóa đi những phiền muộn của chúng ta; cũng có khi chỉ là một cử chỉ bác ái của tha nhân làm cho lòng chúng ta được thanh thản. Để rồi từ đó, chính Thiên Chúa dạy dỗ chúng ta nơi đau khổ ấy. Khám phá ra được điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta nơi đau khổ là một hành trình thú vị mà Thiên Chúa rất thích chúng ta thực hiện.

Khởi đi từ sự thinh lặng là điều hết sức cần thiết! Thinh lặng ở đây không có nghĩa là chúng ta không buồn nói chuyện với ai, hay không quan tâm đến ai; nhưng là dành những giờ phút đối diện với Thiên Chúa trong thinh lặng. Chính những giờ phút này giúp chúng ta nhìn lại mọi sự trong tương quan với Thiên Chúa, và cách thức Ngài dẫn chúng ta đi. Nếu chúng ta càng ngỡ ngàng bao nhiêu trước sự hướng dẫn của Ngài, thì chúng ta càng phải dành nhiều thời gian hơn để được sáng tỏ ý Ngài. Đau khổ luôn luôn để lại trong chúng ta những dấu ấn. Nếu chúng ta gắng sức giải quyết đau khổ bằng khả năng của riêng mình; thì những dấu ấn ấy thường nghiêng về chiều hướng hận thù, ghen ghét và thậm chí mất hết niềm tin. Ngược lại, nếu chúng ta để Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta, thì tâm hồn chúng ta lại được khắc nét bởi chính dấu ấn tình yêu của Ngài.

Đau khổ sẽ còn tiếp diễn trong hành trình sống của mỗi người chúng ta nơi trần gian này. Thiên Chúa mong muốn chúng ta đón nhận đau khổ như những món quà bổ dưỡng trên con đường về quê trời. Vì thế, chúng ta hãy biết giang rộng đôi tay để đón nhận và sẵn sàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Đó là cách để chúng ta sống niềm vui thật trong đau khổ, và đón nhận đau khổ trong niềm tin vững bền.

Therese Trần Thị Kim Thoa

Sử dụng hiệu quả người tài tại Việt Nam: câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp

Sử dụng hiệu quả người tài tại Việt Nam: câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-09-17

20160912001427-anh3.jpg

Thi tuyển Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, tháng 6 năm 2015.

 Courtesy of TTXVN

Sử dụng hiệu quả người tài tại Việt Nam: câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp

03:12/08:07

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vấn đề làm sao sử dụng hiệu quả người có tài tại Việt Nam tiếp tục là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Nhiều hội thảo được tổ chức để giới hữu trách và những nhà quản lý cùng nhau tìm lối ra cho vấn đề.

Khó khăn

Tại diễn đàn “Người Tài, Người Nhà” ở Hà Nội mới đây, vụ trưởng Vụ Giáo Dục Chuyên Nghiệp trực thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, đặt vấn đề “Một chuyên viên, một vụ trưởng, một thứ trưởng chất lượng cao là như thế nào, chưa lượng hóa được thì làm sao tuyển chọn và trong dụng”. Ông cho rằng Việt Nam còn mù mờ trong việc chọn người tài.

Vẫn theo ý kiến của tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, trong cơ quan hành chính, nhân tài phải là người có năng lực chu toàn nhiệm vụ, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nhân tài còn là người có khả năng dự báo, phân tích tình huống, đưa ra những quyết định hay hướng giải quyết tối ưu.

Tuy nhiên thực tế cho thấy số người có thể đáp ứng những tiêu chuẩn đó vẫn thiếu vắng.

Người dân quan tâm làm thế nào để bộ phận hành chính công phục vụ nhân dân với tiêu chí quan trọng nhất là vì dân và trong sạch.
– Giáo sư Chu Hảo

Giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý, viện trưởng Viện Thông Tin, Khoa Học Và Xã Hội, có ý kiến đối với nhận định của ông Hoàng Ngọc Vinh:

“Đúng quá chứ còn gì nữa, ông ấy nói như thế là chính xác, phản ánh đúng tình hình. Những chuyện như là đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, sử dụng… tôi cho cái khâu nặng nề nhất ở ta hiện nay là chuyện sử dụng.

Việc sử dụng gắn liền với cơ chế nhà nước và gắn liền với môi trường của người tài, cho nên rất khó sử dụng và người tài cũng khó phát huy. Nói chung là tôi đồng ý với ý kiến đó nhưng nói thế thì vẫn là lý thuyết. Còn năng lực, chính sách, giải quyết các tình huống, thái độ ứng xử, độ thông minh về cảm xúc EQ hay IQ thì những thứ đó trong thực tiễn nó thể hiện nhiều hơn chứ còn lượng hóa thì người ta đã lượng hóa cả rồi.”

Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Nam:

Ở Việt Nam mình gọi là công tác tổ chức cán bộ nhưng ở nước ngoài người ta gọi là công tác phát triển nguồn nhân lực cho nền hành chính công. Chính cái khác biệt ấy cũng gây ra tình trạng không tốt cho việc tuyển chọn người tài. Ở Việt Nam, những chuẩn mức của vị trí công tác đó cũng được đặt ra nhưng theo tôi là nó còn quá là chung chung. Mô tả công việc, mô tả trách nhiệm của từng công tác đó chưa được chuẩn hóa một cách cụ thể, rõ ràng. Việc đánh giá theo những chuẩn mức không rõ ràng như vậy rất khó khăn.

Những bất cập, những khó khăn, thậm chí cả những tệ nạn hiện có trong nền hành chính công của chúng ta xuất phát chủ yếu từ việc lựa chọn không đúng người vào những chức vụ trong nền hành chính công đó. Tôi nghĩ đấy là vấn nạn lớn của đất nước hiện nay.

Điều mà người dân quan tâm làm thế nào để bộ phận hành chính công phục vụ nhân dân với tiêu chí quan trọng nhất là vì dân và trong sạch. Điều đó vẫn là mảng tối trong hệ thống hành chính công của nước ta hiện nay.”

Không giúp người tài phát huy năng lực

Đối với nhà nghiên cứu văn hóa và cũng là dịch giả, thạc sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, tìm kiếm và tuyển chọn nhân tài vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy công quyền là một vấn đề quan trọng song không hoàn toàn là một vấn đề khó khăn:

000_APH2001071753268.jpg

Người trẻ học cách sử dụng internet trong một khóa học miễn phí được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 17 tháng 7 năm 2001. AFP PHOTO

“Trách nhiệm chủ chốt ở tất cả mọi ngành, mọi tầng lớp cũng như ở khía cạnh chính trị và xã hội đều phải là người tài cán, hơn hẳn người khác về tài năng, nhân cách, bản lĩnh .

Vấn đề nhận diện được người tài và chọn người tài vào trong hệ thống quản lý của xã hội cũng như quốc gia không phải là vấn đề khó khăn. Có nghĩa những nhà lãnh đạo tìm người tài thì không khó nhưng vấn đề là người ta không chọn người tài đó. Phải đặt ra một hệ thông tương ứng để người tài làm việc một cách hiệu quả nhất. Hệ thống đó chưa có tại Việt Nam.

Có thể khẳng định Việt Nam biết rất rõ ai là người tài, ai không là người tài. Vấn đề là lãnh đạo bổ nhiệm người nào, dựa trên hệ giá trị nào, hệ giá trị của người dân và chính quyền hay là hệ giá trị của một nhóm cá nhân thôi. Mấu chốt nhất là nằm ở chỗ đó.”

Đặt để một người có tài vào không đúng chỗ, ngược lại đặt để người kém khả năng vào một vị trí không tương xứng, thạc sĩ Đinh Gia Hưng góp ý tiếp, chẳng khác nào mang một con cá thả vào môi trường nước không thích hợp với thể loại và tầm vóc của nó:

Cho vào vùng nước nông thì tất nhiên con cá đó sẽ không thể hiện được sức mạnh của nó theo ý tạo hóa được. Ngược lại một con cá rất yếu lại đưa nó vào vùng biển rất sâu và rộng thì nó sẽ chết chìm ở đó, kéo theo những hệ lụy khác.”

Cũng tại diễn đàn “Người Tài, Người Nhà”, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh còn cho rằng nhận diện người tài kém, mù mở trong tuyển chọn, đặt không đúng chỗ vào những việc không xứng với khả năng là những lý do khiến người có tài chán nản bỏ đi.

Thực tế tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất đến những thành phần du học sinh hoặc nghiên cứu sinh từ nước ngoài trở về. Anh Đặng Ngọc Sơn, từng đi du học ở Đức, hiện làm việc tại Hà Nội:

Ở Việt Nam có câu truyền miệng là “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ”. Người đi du học về rõ ràng là không đủ thời gian để thích ứng được với môi trường trong nước. Bản thân khi họ về thì trong nước cũng không tạo điều kiện để có thể sắp xếp cho họ một vị trí hợp với khả năng của họ. Chính vì vậy nó như kiểu là một người bất đắc chí. Tôi được đi học, tôi được đào tạo một cách chính qui, tôi có năng lực thực sự nhưng tôi về lại không được làm cái việc đó. Sáng xách ô đi tối xách về, đồng lương thì không đủ, mọi thứ nó dẫn đến chán nản.

Tình trạng ở các cơ quan nhà nước là thân hữu rồi họ hàng các thứ bổ nhiệm cho nhau, đưa nhau lên.
– Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân

Gần như những người được đi du học và có năng lực thực sự họ không muốn về bởi họ biết có về chăng nữa thì cơ hội để có thể phát triển và thể hiện năng lực gần như là không có. Đấy là theo ý kiến đồng chí Vinh, nó tương đối chính xác theo thực tế xã hội Việt Nam hiện giờ.”

Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, giảng viện Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, từng sang du học tại Hoa Kỳ, đồng ý là cơ chế của Việt Nam không giúp người tài phát huy năng lực của họ:

Bởi vì họ không thể bổ nhiệm một người có tài năng mà qua thi tuyển lên đến chức vụ cao được. Ở các nước phát triển thì có thể một người tài qua thi tuyển được bổ nhiệm lên làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Ở Việt Nam thì cơ chế nhà nước không cho phép cái việc như thế, cho nên dẫn đến cái cơ chế là không trọng dụng nhân tài.

Ở Việt Nam bây giờ có mà nhận ra được người tài thì người đứng đầu cũng không thể tuyển dụng và bổ nhiệm vào vị trí ngay được vì hệ thống văn bản pháp luật liên quan không cho phép. Không có cơ hội cũng như môi trường để cho người tài có thể phát huy được là cái chung cả nước như thế.

Ngoài ra còn có tình trạng ở các cơ quan nhà nước là thân hữu rồi họ hàng các thứ bổ nhiệm cho nhau, đưa nhau lên. Thực tế bắt tay vào triển khai thì còn nhiều bất cập, thiếu sự quyết liệt của người đứng đầu.”

Liên quan ít nhiều đến câu chuyện tuyển dụng và thu hút nhân tài vào bộ máy công quyền ở Việt Nam, tại một buổi hội thảo bàn tròn trực tuyến bao gồm những nhà giáo dục vừa qua, ông Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đề xuất ý kiến mới là Việt Nam nên hỗ trợ người giỏi trở về nước hơn là chỉ bỏ tiền cử người đi học để rồi xảy ra trường hợp nhiều người không muốn trở về sau khi đã tốt nghiệp.

Văn hóa khinh bỉ là gì? ( RFA)

 Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.
– Giáo sư Tương Lai

 Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.
– Giáo sư Tương Lai

Mời xem:

Văn hóa khinh bỉ là gì?  ( RFA)

Một xác người đi qua dưới ánh mặt trời

Một xác người đi qua dưới ánh mặt trời

                Phạm Trung Tuyến

15/09/2016

xac-nguoi

Hôm qua, khi mới nhìn thấy bức ảnh cái xác của một người đàn bà bó chiếu buộc sau chiếc xe máy chạy trên đường, tôi đã lặng người đi vì xót xa cho thân phận con người. Rồi sau đó là cảm giác gai người vì nghĩ đến chặng đường 60km từ Thành phố Sơn La về huyện Quỳnh Nhai

Trên hành trình chiếc xe chở xác đi qua, bao nhiêu người đã nhìn thấy tận mắt hình ảnh đó? Đó là một hình ảnh thách thức mọi giá trị sống mà con người chúng ta đã vun đắp, xây dựng qua hàng trăm, hàng ngàn thế hệ.

Nhưng mà chiếc xe máy chở xác người ấy cứ thế mà đi qua bao nhiêu ánh mắt, như một ảo giác, như một điều không thật, như một đoạn phim.

Người nhà của người đàn bà đã chết ấy, người đàn ông đã lái chiếc xe máy với cái xác bó chiếu trên yên xe suốt 60 km ấy, có thể anh ấy chẳng còn nghĩ được gì ngoài sự kết thúc của một quá trình đã rất nhiều khổ đau.

Người phụ nữ ấy đã chết vì lao phổi, một thứ bệnh của người nghèo, vì tuyệt vọng sau quá trình chạy chữa kéo dài và xin ra viện để về nhà chờ chết, rồi chết trên đường đi.

Người thân của chị có lẽ không bất ngờ về điều đó, anh đưa chị về, theo cái cách mà anh có thể làm, trong khả năng, giản đơn như đặt một dấu chấm trên dòng đời.

Nhưng một xác người đi qua dưới ánh mặt trời suốt cả một hành trình hơn 60 km, trong trạng thái đó, là một hình ảnh không thể bất nhẫn hơn.

Dấu chấm hết cho cuộc đời người đàn bà ấy, dấu chấm cho những tháng ngày kiệt quệ theo đuổi việc cứu chữa người thân của gia đình chị, lại là những dấu hỏi về ý nghĩa cuộc đời những con người đã vô tình nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của chị.

Rốt cuộc thì cuộc sống của chúng ta, quá trình làm người của chúng ta có ý nghĩa gì khi thờ ơ nhìn thân xác đồng loại của mình trong trạng thái khốn cùng đi qua như thế?

Bao nhiêu con người đã nhìn thấy hình ảnh đó dưới ánh mặt trời trên suốt hành trình dài 60 cây số? Bao nhiêu cái chép miệng, bao nhiêu cái nhún vai, bao nhiêu ý nghĩ về sự đáng thương, về sự nghèo khó được thầm nhủ trong đầu? Theo thông tin từ bệnh viện thì người phụ nữ ấy đã chết sau khi ra viện, trên đường về nhà.

Bức ảnh chụp cái xác chị trên yên xe máy tại thành phố Sơn La. Như vậy, là người nhà chị đã bó chiếu và buộc xác chị lên xe máy ngay trên đường phố Sơn La, giữa ban ngày.

Bao nhiêu người đã chứng kiến quá trình đó và quay đi? Bao nhiêu tiền cho một chuyến xe để đưa cái xác ấy tử tế trở về nhà? Có thể gia đình người phụ nữ đó quá nghèo để nghĩ tới việc thuê một chiếc xe.

Nhưng bao nhiêu con người chứng kiến sự việc đó, họ đều nghèo tiền bạc, hay nghèo lòng trắc ẩn?

Một người đàn ông chở xác người đi qua dưới ánh mặt trời, lầm lũi suốt hành trình 60 cây số. Đó là một hình ảnh khốn cùng không phải của riêng thân phận người đàn bà đã chết, không phải sự khốn cùng của một gia đình nghèo.

Đó là sự khốn cùng của một xã hội nghèo nàn lòng trắc ẩn, nghèo nàn tính người, nghèo nàn sự sẻ chia.

Người đàn bà ấy chết rồi. Chị không còn cảm thấy đau khổ vì thân phận của mình nữa. Mọi nỗi đau chị đã để lại hết cho cõi nhân gian này, cho những người mà số phận bắt họ phải chứng kiến hình ảnh cái xác của chị được đưa đi như thế.

Người đàn bà ấy đã sống một cuộc sống quá khổ sở rồi, chị đã thoát khỏi cuộc sống ấy rồi, với chị, được đưa về quê bằng xe tang tử tế, hay nằm ngang yên xe máy thực có khác gì nhau?

Chỉ có chúng ta, những người vẫn đang sống nốt  cuộc đời của mình là sẽ phải nghĩ suy về hạnh phúc và khổ đau của tháng ngày trước mắt.

“Được đi học thì đừng ăn cắp!”

ĐỂ NHỚ MỘT THỜI …. : “Được đi học thì đừng ăn cắp!”

“Được đi học thì đừng ăn cắp!”

khai-tri

Nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi – Sài Gòn. 1969

Tản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai Trí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.

…Tủ sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên từ lâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông, nơi có thể cắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra mà quên trả tiền. Tiếng lóng của Sài Gòn là “đọc cọp“ như xem cine không mua vé, lẫn vào đám xếp hàng để chuồn vào gọi là “xem cọp”. Ông chủ hiệu sách ngồi trên lầu 2. Người Sài Gòn thường gọi là “ông Khai Trí”; lâu dần chỉ người trong giới mới nhớ tên thật của ông: Nguyễn Hùng Trương. Xuất thân không được học hành nhiều nhưng con người này sẽ trở thành một trong những biểu tượng “Khai Trí” cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Sài Gòn bằng nhà sách danh tiếng của mình.

Đấy là một buổi chiều Sài Gòn sầm mưa, màu thành phố hệt như màu “chiều tím” của Đan Thọ – Đinh Hùng. Dường như tôi đã chúi mũi ở giá sách này rất lâu, một trăm khổ thơ lục bát của tác phẩm mới xuất bản “Động hoa vàng” dường như còn thơm mùi mực. Tôi buộc mình phải học thuộc lòng nó vì lý do duy nhất: không đủ tiền mua ấn phẩm, mà ca khúc “Đưa em tìm động hoa vàng” mà danh ca Thái Thanh đang làm ngây ngất mọi tín đồ của quán cà phê Sài Gòn khi ấy. Nhưng trời đã tối, chỉ mới thuộc đến khổ thơ thứ 78. Chàng trai trẻ quyết định một quyết định chưa từng có trước đó trong đời: ăn cắp sách.

Tập thơ lận sau lưng áo học trò ra cửa.

Ông Hùng Trương ngồi sau chiếc bàn cũng chật đầy sách, hầu hết đều ngổn ngang chưa sắp xếp, có đủ mọi thể loại. Có lẽ đấy là những cuốn sách được tịch thu lại từ những kẻ… thó sách như tôi. Giọng ông trầm, ôn tồn, âm miền Nam:

“Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp? Ăn cắp gì cũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em về. Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!”

Tôi bước khỏi Khai Trí mặt cúi gằm, chưa bao giờ đời mình xấu hổ đến thế.

Hơn 30 năm sau, tôi bước vào căn nhà nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Ông Khai Trí sau nhiều năm sống ở nước ngoài nay về Sài Gòn. Ông chưa thôi nung nấu tâm nguyện mở lại nhà sách, dù sau 1975 nhà sách của ông bị tịch biên, hàng tấn sách của ông bị tiêu hủy hoặc phát tán vào tay ai không rõ. Tội danh dành cho ông ngày ấy là “truyền bá văn hóa Mỹ-Ngụy độc hại”. Chuyến về thăm này, ông nhờ người liên lạc với tôi và mời đến. Tôi ngạc nhiên không rõ điều gì.

Ông già và gầy hơn xưa. Chỉ sự ung dung, điềm đạm của một người thành lập một nhà sách danh tiếng nhất Sài Gòn là còn nguyên vẹn. Ông đưa một bản in tay bài thơ “Quê hương-bài học đầu cho con” để xin tác giả ký tên. Ra là thế!

Nhưng tôi chưa ký ngay, tôi dò hỏi ông trong ký ức liệu bao nhiêu đứa học trò ăn cắp sách ngày xưa tại nhà sách của ông, được ông tha về, ông còn nhớ nổi? Ông già hiền lành lắc đầu, “ Sao nhớ nổi thưa ông!”

Và tôi dẫn ông về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước, “Nó đây thưa ông, đứa học sinh ăn cắp tập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời khuyên bảo ân cần.”

Tôi ký tên vào bản thơ duy nhất của ông, còn hơn cả thế, nó còn dòng chữ ghi thêm “cảm ơn ông với lời khuyên ngày xưa-đã được đi học thì đừng ăn cắp”

Ông Khai Trí đã mất sau đó vài năm. Giấc mộng mở lại “Khai Trí” của ông không thành. Nhìn lại bức hình nhà sách cũ của ông những năm 69 – 70, nhớ ông, tôi viết những dòng này.

(Đỗ Trung Quân – sài gòn tháng tám – 2012)
Nguồn: baotreonline

Vài lời của người post

Đọc tâm tình của tác giả, tôi dưng dưng nước mắt… Dễ gì mà trong một bài viết ngắn, độc giả gặp được tới hai tâm hồn đẹp: tâm hồn của nhân vật trong câu chuyện và tâm hồn của tác giả viết câu chuyện … thẳng thắn và can đảm…. thật đẹp

From: Do Tan Hung

Thay đổi tư duy quản lý đất đai

 Thay đổi tư duy quản lý đất đai

Nam Nguyên, RFA
2016-09-16

RFA

 danoan-622.jpg

Những oan ức được viết lên biểu ngữ, trang phục tố cáo những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.

by Nguyễn Tường Thụy

Thay đổi tư duy quản lý đất đai

Mọi người được phép tích tụ ruộng đất, câu chuyện thần tiên đi ngược lại chủ trương phân chia ruộng đất và hạn điền mà Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện trong hơn 60 năm qua, nay có dấu hiệu chuyển biến.

Chiến lược phát triển nông thôn

Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát đi tín hiệu này qua phát biểu của ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại Hội nghị Phát triển Doanh nghiệp Nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, được tổ chức hôm 8/9 tại Hà Nội.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tối ngày 15/9/2016, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, từ Hà Nội phát biểu:

“Trước đây đã nói nhiều về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, bây giờ Chính phủ nhấn mạnh rất nhiều đến vấn đề gọi là chuyển đổi mô hình quản lý của Nhà nước sang mô hình gọi là Nhà nước kiến tạo, Nhà nước xây dựng.

Thế thì đây chính là lúc để Chính phủ xem xét tạo nên những chính sách đột phá, trong đó đặc biệt có mảng đất đai. Tất nhiên là thay đổi luật không phải dễ dàng và nhanh chóng được nhất là Luật Đất đai vừa mới sửa đổi, nhưng mà những chính sách đột phá có lẽ phải bắt đầu từ bây giờ, để trong tương lai có thể điều chỉnh những điều quan trọng về đất đai.”

Muốn sản xuất lớn phải có diện tích đất đai lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được.
GS Võ Tòng Xuân, Cần Thơ

Cần sửa Luật Đất đai

Báo SaigonTimes Online trích lời ông Nguyễn Văn Bình nói rằng mô hình kinh tế hộ giúp Việt Nam thoát cảnh đói ăn trở nên khá giả hơn, nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Bây giờ nông nghiệp Việt Nam phải chuyển qua sản xuất hàng hóa lớn để tham gia vào thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Nguyễn Văn Bình khẳng định là trong thời gian sớm nhất Ban kinh Tế Trung ương cùng các Bộ ngành hữu quan sẽ đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua hai chủ trương lớn là tích tụ ruộng đất và đẩy mạnh kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Cảnh nhân dân ngồi chờ bên ngoài các cơ quan nhà nước

Cảnh nhân dân ngồi chờ bên ngoài các cơ quan nhà nước

Cho phép tích tụ ruộng đất thì cần phải sửa Luật Đất đai, đây là phản ứng tích cực của Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng trên báo mạng Một Thế Giới ngày 14/9/2016.

Vị Giáo sư gắn bó với đồng bằng sông Cửu Long nói với nhà báo, xin trích nguyên văn:

“Muốn sản xuất lớn phải có diện tích đất đai lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được. Mà chỉ khi sản xuất lớn mới cơ giới hóa được, mới nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua đó, nông nghiệp Việt Nam mới có được thương hiệu, mới có được những sản phẩm thống nhất, đặc trưng và thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.”

Những vấn đề cốt lõi

Nhận định về sự thay đổi quan trọng trong quan niệm đất đai của giới chức cao cấp của Đảng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa phát biểu:

“Tích tụ ruộng đất ở Việt Nam không giống như các nước Âu Mỹ bởi vì đất đai họ rộng và tài nguyên nó khác. Việt Nam đặt ra vấn đề tích tụ ruộng đất tuy nhiên phải từng bước một.

Từ trước đến nay chưa có chính sách như thế thì bây giờ phải sửa đổi. Tất cả những văn bản pháp quy có liên quan đến ruộng đất, vấn đề sở hữu, vấn đề canh tác rồi là việc chuyển đổi quyền sở hữu đó như thế nào, hay sử dụng như thế nào.

Việt Nam hiện nay chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu đất đai. Thế cho nên phải sửa đổi Hiến pháp cũng như các chính sách, tôi nghĩ tuyên bố là một đàng, còn làm được vấn đề đó lại là một giai đoạn dài và cần sửa đổi hàng loạt chính sách có liên quan đến ruộng đất, cũng như đến sở hữu và sử dụng ruộng đất tiếp theo.”

Tuyên bố là một đàng, còn làm được vấn đề đó lại là một giai đoạn dài và cần sửa đổi hàng loạt chính sách có liên quan đến ruộng đất.
TS Vũ Văn Hóa, Hà Nội

Trên báo chí, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhiều lần nhấn mạnh muốn tích tụ được đất đai thì phải giải quyết được 3 vấn đề cốt lõi.

Trao đổi với chúng tôi, ông nhấn mạnh tới điều rất quan trọng để tạo nên một nền nông nghiệp mới có năng suất cao hơn, có hiệu quả cao hơn, hướng vào giá trị gia tăng và phát triển bền vững, là phải thay đổi các điều kiện để tổ chức sản xuất nông nghiệp. TS Đặng Kim Sơn giải thích:

“Thứ nhất phải rút được lao động ra khỏi nông thôn. Phải đưa được đông đảo đội ngũ lao động trong nông nghiệp tham gia vào lao động phi nông nghiệp, nhưng mà trên vị thế rất là sẵn sàng, trên một vị thế rất cân bằng để mà họ có thể tham gia vào thị trường lao động chính thức.

Thứ hai khi đã rút được nhiều lao động ra khỏi nông thôn rồi thì phải tích tụ đất đai lại vào tay những người biết làm ăn, những người có điều kiện làm ăn.

Trên cơ sở đó khi mà trang trại rộng hơn lớn hơn và nông dân có điều kiện để gắn bó với nhau thành các hợp tác xã, thì lúc đó mới có điều kiện để kéo các doanh nghiệp càng nhiều càng tốt từ các lĩnh vực khác đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và tạo điều kiện cho ngay bản thân những người làm ăn giỏi ở nông thôn khởi nghiệp, chuyển sang làm ăn kinh doanh phi nông nghiệp.

Có như thế mới tạo ra được thị trường kết nối được sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam với thị trường trong nước và thị trường thế giới, mới có thể đưa được nghề mới vào, mới có thể tạo ra nguồn đầu tư mới, nguồn vốn quan trọng mà đủ sức tạo sức bật mới cho nông nghiệp.”

Đã mất 20 hơn năm

Với chính sách ruộng đất của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam hiện nay có hơn 14 triệu nông dân với 70 triệu thửa ruộng, diện tích canh tác trung bình toàn quốc chỉ khoảng 1.000 mét vuông đầu người.

Miền Bắc và miền Trung rất ít đất, một gia đình nhiều nhân khẩu có thể có những mảnh ruộng nhỏ bé và không liền kề. Tình hình ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có khá hơn, nhưng đại đa số hộ nông dân có diện tích canh tác dưới 1 héc ta tức dưới 10.000 mét vuông.

Khi phát tín hiệu là Đảng sẽ cho phép tích tụ ruộng đất, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tự bạch rằng, Việt Nam đã chậm trễ hơn 20 năm, khi tiếp tục duy trì mô hình phát triển nông nghiệp trên nền tảng kinh tế hộ.

Theo lời ông Bình, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã tự túc lương thực và còn dư để xuất khẩu hàng triệu tấn mỗi năm.

Sự chậm trễ vừa nêu dẫn tới hậu quả ngày nay là nông dân vẫn nghèo dù không đói và tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như đã tới ngưỡng, không những không tăng mà đang suy giảm, nhất là khi đối diện thiên tai, biến đổi khí hậu.

Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai.
TS Đặng Kim Sơn

Khi nào nông dân chịu bỏ đất?

Khi vấn đề tích tụ ruộng đất được đặt ra với ưu tiên cao, giới đảng viên bảo thủ e ngại trở lại thời kỳ nông dân không ruộng và chế độ địa chủ thuê tô.

Điều này đã được ông Nguyễn Văn Bình trấn an tại Hội nghị phát triển Nông nghiệp ngày 8/9/2016 vừa qua. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định phải tích tụ được ruộng đất mà vẫn bảo đảm được quyền lợi của người nông dân.

Trên báo mạng Một Thế Giới, Giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh rằng, Nhà nước cần phải hoàn thiện luật, tích tụ ruộng đất để sản xuất chứ không phải đầu cơ, tích trữ, lạm dụng quyền sở hữu, sử dụng đất. Theo đó, cần phải cấm tích tụ ruộng đất theo kiểu bắt bí, ép buộc để mua rẻ đất, lập dự án treo, phân lô bán nhằm làm giàu bất chính vì lợi ích của một nhóm người nào đó.

Trả lời chúng tôi, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định:

“Điều lo ngại chính của những nhà hoạch định chính sách là những trường hợp tích tụ đất vào tay người sử dụng đất có hiệu quả. Nhưng trong khi đó lại không tạo được việc làm cho những người đã giao đất đi, không có sinh kế hợp lý cho những người này và có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc giảm thu nhập của người nông dân.

Thay vì sản xuất nhỏ bây giờ tập trung sản xuất lớn, nhưng mà những người lao động rút ra khỏi đất đai phải được đào tạo nghề, phải được vay vốn, phải được hướng dẫn kỹ thuật, phải được tạo ra việc làm ở những lãnh vực phi nông nghiệp có thu nhập ổn định.

Làm thế nào mà hai việc ấy diễn ra song song được thì câu chuyện ấy mới là an toàn. Điều lo ngại là điều kiện ràng buộc về tốc độ của quá trình tích tụ đất đai nó bị phụ thuộc rất nhiều nữa là phần của thị trường lao động.

Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai. ”

Rõ ràng Việt Nam đã quá chậm và thiếu chuẩn bị trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt kinh tế nông nghiệp. Giới chuyên gia cho rằng chặng đường phía trước còn xa để tới được cuộc đổi mới đột phá về tích tụ ruộng đất.

Nhưng theo TS Đặng Kim Sơn, người dân rất năng động họ đã tự mình tìm ra phương cách riêng để thực hiện việc tập trung đất đai sản xuất lớn, thí dụ như mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hay sự kiện ở miền Bắc, người dân gom đất lại và cho người có điều kiện làm ăn thuê, người cho thuê nhận được tiền thuê đất hay hoa màu tương đương với lợi tức mà trước kia họ tự canh tác.

Vẫn theo TS Đặng Kim Sơn, trong khi chờ đợi khung pháp luật hoàn thiện, người nông dân dù chỉ có quyền sử dụng đất, không có quyền sở hữu đất nhưng họ vẫn hành xử với đất và đầu tư vào đất như là những người chủ thực sự.