Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Báo Gia Đình

10/11/2013

“Dinh thự” của Tổng thống Uruguay là ngôi nhà cũ nát nằm ở ngoại ô thủ đô Montevideo, Uruguay. Ông đã sống ở đó gần hết cuộc đời với người bạn thân thiết là 1 chú chó 3 chân. Tài sản giá trị nhất của vị tổng thống này là chiếc ô tô cũ kỹ có giá chưa đến 2 ngàn đô la Mỹ.

Nếu không được biết trước ông Mujica là tổng thống của Nước Cộng Hòa Uruguay, một trong những nền kinh tế phát triển ở Nam Mỹ, thì bất cứ ai cũng có thể nhầm Ông với những người nông dân lam lũ ở quốc gia này.

Khó có thể tin người đàn ông này là đương kim Tổng thống Uruguay

Trước khi đắc cử Tổng thống Uruguay vào năm 2009, Ông Mujica đã có một cuộc sống hết sức giản dị và cần kiệm, đến nỗi nhiều người nghĩ rằng chẳng quá lời nếu gọi đó là khắc khổ. Sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống được cho là đối nghịch hoàn toàn với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới.

Ông Mujica đã từ chối căn biệt thự sang trọng mà nhà nước Uruguay cấp cho những vị lãnh đạo của mình, để chọn sống trong căn nhà cũ kỹ của vợ ông ở vùng ngoại ô.

Ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vùng nông thôn hoang vắng với lối dẫn vào là một con đường đất bụi bẩn.

Trước cửa ngôi nhà, không khó để nhìn thấy những dây phơi đầy quần áo mới giặt, được giăng mắc sơ sài. Nguồn nước sử dụng trong ngôi nhà không phải là nước máy mà là nước được bơm lên từ chiếc giếng khoan lâu năm ở trong vườn.

Căn nhà nhỏ được bố trí đơn giản và gần như không có đồ đạc giá trị. Trong căn phòng ngủ chật chội của ông Mujica, ngoài chiếc giường và một số đồ đạc cá nhân, vật có giá trị nhất có lẽ là chiếc ti vi mà ông vẫn dùng để xem tin tức.

Tổng thống Mujica vẫn tự tay làm mọi việc trong gia đình, từ sửa chữa những đồ gia dụng, máy móc cho đến làm vườn và làm việc đồng áng. Hầu hết thời gian của ông Mujica và vợ là ở ngoài đồng. Hai vợ chồng tổng thống tự tay lái máy cày, trồng trọt, nhổ cỏ và thu hoạch nông sản như những người nông dân chính hiệu.

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Ông Mujica cho biết ông không hợp với một cuộc sống xa hoa và kiểu cách, vì vậy ngay đến số lượng cảnh sát được cử đến nhằm bảo vệ an toàn cho gia đình ông cũng được giảm xuống tối thiếu và chỉ còn 2 người.

Người bạn thân thiết từ nhiều năm nay của ông Mujica là một chú chó tật nguyền có 3 chân, tên là Manuela. Ông thường chơi đùa với Manuela mỗi khi rảnh rỗi và chú chó này cũng kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ cho ngôi nhà của ông Mujica.

Chính bởi ông Mujica có một cuộc sống bình dị chẳng khác nào những người dân bình thường, mà giới truyền thông Uruguay đã gọi ông là vị tổng thống nghèo nhất thế giới. Không chỉ ăn chay và sống cần kiệm, ông Mujica còn tự nguyện quyên góp 90% lương hàng tháng của mình, tương đương khoảng 12 nghìn đô la Mỹ để làm từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo và những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn.

Hiện tại, tổng thu nhập của 2 vợ chồng tổng thống vào khoảng 775 đô la Mỹ/tháng, tương đương với mức thu nhập của bình quân trên một đầu người ở Uruguay.

Năm 2010, trong cuộc kê khai tài sản bắt buộc đối với những chính khách, toàn bộ tài sản giá trị của vị Tổng thống này chỉ là chiếc xe ô tô cũ kỹ được sản xuất từ năm 1987 có giá 1.800 đô la Mỹ.

Trong đợt kê khai tài sản năm nay, tài sản của tổng thống đã “tăng đáng kể” vì ông liệt kê thêm tài sản của vợ mình, bao gồm đất nông trại, ngôi nhà và chiếc máy cày.

Nhưng tổng tài sản của tổng thống cũng không bằng phân nửa tài sản của phó tổng thống đương nhiệm và 1/3 của vị tổng thống nhiệm kỳ trước.

Tư tưởng khác lạ về giàu và nghèo.

Vị tổng thống nghèo nhất thế giới cho biết, nhiều người có thể nghĩ ông là một ông già lập dị nhưng đó là lựa chọn của cá nhân ông. Ông Mujica nói rằng ông đã sống như vậy trong hầu hết cuộc đời của mình và sẽ còn sống như vậy cho đến cuối đời.

Nhiều người thường nhìn ông Mujica bằng ánh mắt thương hại và nghĩ rằng ông là một ông già nghèo lẩm cẩm, nhưng vị tổng thống này lại không hề cảm thấy như vậy vì ông có những quan niệm hoàn toàn khác biệt về giàu nghèo.

Tài sản giá trị nhất của tổng thống là chiếc xe ô tô cũ kỹ này

Ông Mujica nghĩ rằng chỉ có những người bị vướng vào vòng xoáy của tiêu dùng và của cải mới là những người nghèo. Những người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với số của cải mà mình đang có và luôn tìm mọi cách để kiếm tiền mua chúng, đến nỗi họ chẳng có thời gian dành cho bản thân, làm những việc mình yêu thích mới là những người nghèo, những người đáng thương.

Tổng thống Mujica tin rằng mình là một người may mắn và giàu có, bởi ông không sở hữa nhiều tài sản. Ông không phải mất nhiều thời gian chăm chút cho những tài sản này, vì vậy ông có thời gian để làm công việc đồng áng mà mình yêu thích.

Tư tưởng này cũng được Tổng thống Mujica phát biểu tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6 năm nay. Ông Mujica cho rằng việc tiêu thụ nhiều sản phẩm, hàng hóa chính là nguyên nhân dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên và gây ra sự ô nhiễm môi trường trên thế giới. Ông cũng hy vọng trong tương lại sẽ có nhiều nhà lãnh đạo và người dân sẽ lựa chọn phong cách sống như ông.

Nhiều người dân Uruguay khi được thăm dò ý kiến về phong cách sống của Tổng thống Mujica đã cho biết họ cảm thấy ông rất giản dị và gần gũi với mình. Nhiều người khác thì cho rằng phong cách sống là quyền lựa chọn của mỗi cá nhân, cho dù đó có là tổng thống đi chăng nữa.

Điều mà người dân mong chờ ở một tổng thống không phải là ông ta sống ra sao mà ông điều hành đất nước thế nào. Trong khi đó, nhiều người lại tỏ ra không đồng tình với cách sống của ông Mujica. Họ cho rằng có những nguyên tắc khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của một đất nước và họ mong muốn ông Mujica giữ hình ảnh trang trọng của một nhà lãnh đạo.

Con đường trở thành lãnh đạo của “người đàn ông lập dị”

Trong khi những người dân Uruguay có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách sống của tổng thống nước mình, thì không ít những người dân trên thế giới không khỏi tò mò muốn biết người đàn ông giản dị này đã trở thành tổng thống như thế nào.

Có lẽ ông Mujica không bao giờ ngờ rằng việc tham gia vào đội du kích Tupamaros là một bước ngoặt, dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời ông của ông sau này. Trong suốt khoảng thời gian trong đội du kích từ năm 1960-1970, ông đã trở thành thủ lĩnh của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự cầm quyền tại Uruguay.

Ông Mujica từng nhiều lần bị mưu sát và đã bị bắn trọng thương 6 lần trước khi bị giam cầm trong suốt 14 năm. Chính quãng thời gian bị biệt giam trong tù đã giúp ông Mujica định hình được quan điểm và phong cách sống của mình.

Năm 1985, ông Mujica được thả tự do và trở thành nghị sỹ quốc hội vào năm 1995. Trong khi đó, tổ chức đấu tranh vũ trang mà ông từng lãnh đạo đã trở thành một chính Đảng tham gia Mặt trận mở rộng.

Năm 2009, ông Mujica đại diện cho tổ chức chính trị Mặt trận mở rộng cầm quyền tham gia tranh cử tổng thống. Đối thủ của ông lúc này là ông Luis Lacalle, cựu tổng thống và là thành viên của Đảng Dân tộc.

Trong quá trình vận động tranh cử, ông Mujica đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của đông đảo người dân bởi phong cách giản dị, gần gũi. Ông thường xuất hiện với chiếc ba lô cũ trên vai cùng với quan điểm làm việc ít để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời, lối sống thanh đạm được ông duy trì từ khi ra tù cho đến hiện tại cũng khiến nhiều ông được nhiều người dân nghèo ủng hộ.

Nhờ phong cách giản dị, ông Mujica đã được người dân tín nhiệm và lựa chọn. Ông đã đánh bại đối thủ một cách ngoạn mục để trở thành tổng thống kế tiếp của Uruguay với 51% phiếu bầu. Khi đã trở thành tổng thống, ông vẫn duy trì cuộc sống thanh đạm như trước đây của mình.

Năm nay ông Mujica đã 75 tuổi và theo luật của Uruguay ông sẽ không được tái tranh cử vào năm 2014, khi ông đã 77 tuổi. Dù có nghỉ hưu và chỉ sống dựa vào trợ cấp của nhà nước, ông Mujica cũng sẽ không cảm thấy hụt hẫng khi mất đi một khoản thu nhập, bởi ông vốn đã quen với một cuộc sống tiết kiệm.

Tổ chức minh bạch quốc tế đã xếp Uruguay vào danh sách những nước ít tham nhũng nhất ở Châu Mỹ. Và chắc chắn, để Uruguay có tên trong danh sách này, có ít nhiều sự đóng góp của những chính khách sống giản dị như Tổng thống Mujica.

(Theo Báo Gia đình và Cuộc sống)

Chuyện nghệ sĩ sân khấu trùng tên

Chuyện nghệ sĩ sân khấu trùng tên

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-10-12

mong-tuyen-305.jpg

Nghệ sĩ Mộng Tuyền, ảnh sưu tập chụp trước đây.

File photo

Dễ nhầm lẫn

Ngoài xã hội nếu như có 2 người trùng tên nhau cũng đã gây khó khăn cho thiên hạ xác định, mỗi khi đề cập đến một trong 2 người thì trong văn nghệ cũng vậy thôi. Trong làng sân khấu có đến những 3 nàng Thanh Lan, do vậy mà thiên hạ rất dễ nhầm lẫn.

Khi nói về một buổi trình diễn ở sân khấu, hoặc ai đó đang nói về người nghệ sĩ mà nghe họ đề cập đến 2 chữ Thanh Lan, thì chắc rằng người nghe phải nghĩ ngợi trong vài giây và tự đánh dấu hỏi xem người ta muốn nói đến Thanh Lan nào đây.

Thật vậy, trong làng sân khấu, ca nhạc có đến 3 nàng Thanh Lan xuất hiện ở 3 thời kỳ: Thanh Lan thời Đệ Nhứt Cộng Hòa; sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại có nàng Thanh Lan khác xuất hiện, và sau 1975 lại có thêm một nàng Thanh Lan nữa. Do đó mà khán giả, thiên hạ rất dễ nhầm lẫn, người ta có thể hiểu ca sĩ này sang nghệ sĩ kia… Cái đặc biệt là cả 3 nàng đều có nét đẹp riêng và nổi tiếng mỗi người một cách.

Chúng tôi tạm thời gọi 3 nàng Thanh Lan bằng số 1, 2, 3 theo thứ tự thời gian trước sau mà các nàng ta xuất hiện ở mỗi thời kỳ.

Trước hết nói về Thanh Lan 1 thì nàng này xuất hiện trước nhất, đã tạo được tên tuổi cùng thời với Thanh Thúy ở những nhà hàng Văn Cảnh, Hòa Bình, Bồng Lai, phòng trà Anh Vũ và các sân khấu đại nhạc hội. Nếu như Thanh Thúy quyến rũ khán giả bằng giọng ca truyền cảm và nét đẹp dịu hiền, thì Thanh Lan 1 đã thu hút được người xem bằng sắc vóc và nét bạo dạn khi trình diễn. Thanh Lan đi vào tâm hồn khán giả do cái “duyên”, cái “bạo” chớ không phải do sự tạo rung động khó quên bằng giọng ca như Thanh Thúy hoặc Hoàng Oanh.

Thanh Lan 1 còn một lợi điểm nữa là rất ăn ảnh. Vì thế, nàng bước qua địa hạt phim ảnh thật dễ dàng. Trên màn bạc, Thanh Lan đã xuất hiện trong các phim “Đò Chiều”, “Bẽ Bàng”, “Cảnh Đẹp Miền Nam”, và thủ một vai chánh trong phim “Ảo Ảnh”. Con đường nghệ thuật đã đưa Thanh Lan 1 dến nếp sống trưởng giả, từ một nữ vũ sinh trong đoàn Kim Chung vào khoảng năm 1958. Nàng bắt đầu qua tân nhạc năm 1959, người hường dẫn về tân nhạc đầu tiên cho Thanh Lan là nhạc sĩ Phó Quốc Thăng.

TRANG-THANH-LAN2-250.jpg

Nghệ sĩ Bạch Tuyết và Nghệ sĩ Trang Thanh Lan tại giải Kim Khánh. File photo.

Nét đẹp của Thanh Lan được công nhận năm 1962, khi người ta tôn phong nàng làm “hoa hậu nghệ sĩ” và long trọng trao vương miện cho nàng trên sân khấu Anh Vũ. Phòng trà Anh Vũ ở Sài Gòn, là nơi mà những nhân vật tai to mặt lớn thời Đệ Nhứt Cộng Hòa thường lui tới. Tên tuổi và sự giao thiệp đã đưa Thanh Lan lên địa vị một “phu nhân” giàu sang đến mức triệu phú, hồi chế độ Ngô Đình Diệm.

Thế nhưng, nếp sống trưởng giả không làm Thanh Lan quên nghệ thuật, vì vậy thỉnh thoảng vẫn phải tìm tới một nơi có nhạc để hát, hoặc tự ý, hoặc theo lời mời. Hát không còn là sinh kế, nhưng hát cho… đỡ nhớ. Thanh Lan bảo vậy đó. Thanh Lan cũng không quên mình là 1 nữ nghệ sĩ có ít nhiều nguồn gốc từ giới cải lương. Vì vậy nàng vẫn yêu sân khấu bộ môn này và vẫn thường đi coi cải lương, ngồi ở hàng ghế đầu theo dõi mà say mê thích thú.

Do xuất thân từ đoàn cải lương Kim Chung, nên khi nghe tin Thanh Lan được bầu làm hoa hậu thì cả đoàn Kim Chung đã cười rần lên (không biết cười vấn đề gì).

Có lần một ký giả kịch trường phỏng vấn:

“Thanh Lan bây giờ muốn những gì?”

Nàng đáp:

“Chẳng muốn gì nữa, chỉ ngủ trong hạnh phục sẵn có và niềm vui hiện tại là thích nhứt. Mỗi ngày Thanh Lan ở nhà cưng cậu con trai hoặc lái xe đi dạo phố.”

Bấy giờ nàng đã làm chủ những chiếc xe hơi, những ngôi biệt thự trị giá bạc triệu. Nghe nói thì Thanh Lan 1 là phu nhân của ông Cao Xuân Vỹ (chẳng biết có đúng hay sai). Từ sau 1975 người ta không nghe thấy nàng ca sĩ Thanh Lan 1 này ca hát gì cả, đã giải nghệ, và có lẽ đã ra hải ngoại nhưng không xuất hiện.

Tiếp đây là đề cập đến Thanh Lan 2, nàng này xuất hiện khoảng sau năm Mậu Thân, và nổi tiếng như cồn vào những năm cuối của thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Thanh Lan 2 “lừng danh” nhiều hơn so với Thanh Lan 1, không những ở lãnh vực nghệ thuật mà luôn cả ngoài xã hội. Báo chí tốn khá nhiều giấy mực với nàng Thanh Lan 2 này, từ chuyện Dũng Long Biên (chồng của cô) đến chuyện đóng phim “Tiếng Hát Học Trò”, đóng phim “Tinh Khúc Thứ 10” với tài tử Nhật Bổn trên sông Hương v.v…

Không biết tại sao mà mỗi lần có việc gì đó xảy ra liên quan đến Thanh Lan 2 thì báo chí tập trung vào để nói. Tóm lại là Thanh Lan 2 nổi tiếng khá nhiều do những xì căng đan, mà báo chí thời bấy giờ đã triệt để khai thác, mà báo nói nhiều là thiên hạ bàn tán nhiều vậy. Hiện nay Thanh Lan 2 đã ở hải ngoại gần 20 năm, thỉnh thoảng vẫn còn đi hát. Khoảng hơn một năm trước đây cô có tham gia sô hát của kịch sĩ Túy Hồng.

Giờ thì nói đến nàng Thanh Lan 3 nhỏ nhứt, nàng này xuất hiện sau 1975, không có những “dậy sóng” như hai nàng kia, được khán giả biết đến là nhờ ca hát, và từng làm bầu gánh cải lương, nhưng rồi gánh hát rã nghỉ làm bầu luôn.

Thanh Lan 3 sinh quán ở Vĩnh Long, trong gia đình truyền thống cổ nhạc, và là em chú bác với nghệ sĩ Thành Tôn (hát bội). Nàng từng theo học lớp tân nhạc với Duy Khánh, và cũng từng học lớp có cổ nhạc ờ lò Út Trong. Sau đó thì chính thức đi vào nghề qua việc gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Phước Thành. Kế thì đi đoàn Đất Mũi và điều kiện thuận lợi đẩy nàng nhảy lên làm bầu gánh hát Sân Khấu Mới Đồng Nai. Thanh Lan có dịp kinh nghiệm được nỗi đắng cay nghiệp làm bầu, gặp cảnh đào kép eo sách, làm khó đủ thứ, đòi mượn tiền trước giao kèo rồi lại bỏ đi… Đoàn hát kiệt quệ, Thanh Lan cho đoàn rã gánh và đi hát chầu trở lại cho mấy đoàn khác. Thanh Lan 3 vừa mới nổi tiếng, được báo chí nói đến, đăng hình, nhưng rồi do “ngành cải lương cúc rũ thu tàn” nên hiện nay người ta chẳng biết Thanh Lan này ra sao, ở đâu?

Trên đây là thành tích của 3 nàng Thanh Lan, chúng tôi nêu lên tổng quát những sự kiện nổi bật, chớ nếu như đi vào chi tiết thì quá rườm rà…

Ngoài 3 nàng Thanh Lan cùng mang một tên, thì cũng có 2 nàng Kim Loan trùng tên với nhau.

thanh-tam-250.jpg

Các nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm (từ trái sang):Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lan Chi, Bích Sơn. File photo.

Vào thời đầu thập niên 1960 trong làng tân nhạc có ca sĩ Kim Loan, vừa đẹp lại vừa hát hay, và nhân lúc Hoa Kỳ phóng phi thuyền Apollo 11, cô nàng nói với báo chí: “Tôi thích lên cung trăng nhưng cũng sợ nguy hiểm quá!” (Không biết nói đùa hay có dụng ý gì chăng)?

Trong khi đó thì phía bên cải lương cũng có cô đào Kim Loan, và dù rằng khác lãnh vực nhưng cả hai đều đứng trên sân khấu, nên có thể người ta hiểu lầm, gây ngộ nhận giữa Kim Loan này và Kim Loan kia. Cũng như có dư luận cho rằng hai nàng Kim Loan chỉ là một thôi, mà lúc bấy giờ nghe đâu hình như Kim Loan tân nhạc có phàn nàn, rằng bộ hết tên rồi sao mà lại lấy trùng tên với cô, để cho thiên hạ thắc mắc chớ? (Có lẽ Kim Loan cải lương xuất hiện sau).

Thật vậy, nếu phải chi Kim Loan cải lương mà tài nghệ yếu kém, chỉ là cái bóng mờ ít ai chú ý, hoặc là không được cải nhan sắc mỹ miều trời cho, thì người ta nghĩ chắc sẽ không có vấn đề gì. Đằng này cả hai đều trẻ đẹp, tuổi đời lại cũng được khán giả ái mộ, nên vấn đề mới được đặt ra, mà chung cuộc thì người sau luôn bị thiệt thòi.

Báo chí thời có có nêu lên sự thể, thiên hạ cũng lên tiếng phê bình này nọ, chạm đến lòng từ ái của một nghệ sĩ, đồng thời cũng có những đề nghị thế nào đó, nên sau ngày lãnh giải Thanh Tâm 1963, Kim Loan cải lương đã quyết định đổi tên là Mộng Tuyền. Cô tuyên bố với mọi người rằng, cô được khán giả mến chuộng là do khả năng tài sắc của mình, chớ đâu có phải nhờ ở cái tên “Kim Loan”! Quả thật thời gian sau Mộng Tuyền được phía điện ảnh mời đóng phim, đảm nhận vai chánh của mấy cuốn phim, và làm trưởng ban cải lương ở đài truyền hình, tên tuổi nổi như cồn.

Có thể nói Mộng Tuyền là một trong những cô đào sân khấu đẹp nhứt vào thời đó, cô đã hát qua nhiều gánh, và lọt vào bao nhiêu cặp mắt xanh của bầu bì, vương tôn công tử, cũng như những anh kép cùng trang lứa. Ngày ấy một hoa mai trắng rụng vào tim cô, trung tá Nam được cái diễm phúc ấy, và đám cưới tổ chức tại nhà hàng Bát Đạt ở Chợ Lớn. Có những cơn sóng gió xảy ra, nàng nói bởi vì mình đã chọn, mình đã yêu, thì phải chiều nhau cho đến ngày răng long tóc bạc! Nhưng chưa đến ngày đó, trước ngày tàn cuộc chiến vài tháng thì Mộng Tuyền đã bái bai ông xã hoa mai trắng kia.

Sau 1975 Mộng Tuyền chánh thức làm vợ ông Bầu Xuân, và khi ông này đi học tập cải tạo hơn 3 năm, nàng ôm cầm sang thuyền khác, và ôm theo trên cả trăm cây vàng khiến cho ông này khổ đau, chán ngán quá ở vậy luôn. Người ta nói có lẽ ông Bầu Xuân khó kiếm ra một cô đào nào mà tài sắc như Mộng Tuyền, nên không thèm có vợ nữa.

Còn Kim Loan tân nhạc thì về sau cũng nổi tiếng không kém, nhưng chỉ ít năm sau vào lúc danh tiếng nổi như cồn thì Kim Loan đi Tây Đức và ở luôn bên Đức. Kể từ lúc ấy trong làng tân nhạc vắng bóng Kim Loan, và khi Kim Loan kia đi rồi, nàng Kim Loan ở lại cũng mang tên khác, thành thử ra sân khấu Việt Nam chẳng còn ai là Kim Loan hết.

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

RFA

12.10.2013

no-phu-tho-305.jpg

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng 12/10.

Screen capture

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng nay.

Theo tin từ AFP cho biết kho thuốc pháo thuộc sự quản lý của đơn vị Z121 của Bộ quốc phòng cách Hà Nội 120 cây số về hướng Bắc. Vụ nổ xảy ra vượt ngoài sự kiểm soát của lực lượng cứu hỏa cũng như cấp cứu trong nhiều giờ liền.

Một viên chức quân đội nói với hãng tin AFP có 21 người chết đã được xác nhận và 98 người khác bị thương, đa số bị bỏng vì lửa. Khoảng hơn 2.000 người dân sống gần khu vực đã phải di tản tránh lửa và các tai biến khác. Tất cả đều chạy về hướng Việt Trì, cách xa khu vực gần 40 cây số.

Theo các báo trong nước ghi nhận vụ nổ xảy ra trong khi có hơn 300 nhân công đang làm việc do đó số thương vong rất lớn. Nguyên nhân vụ nổ chưa được xác minh và các toán cứu hộ vẫn đang chờ cứu hỏa dập tắt lửa để tìm thêm thi thể nạn nhân.

Theo nhân chứng cho biết ngọn lửa bùng cao cách xa hiện trường hơn 15 cây số vẫn nhìn thấy. Tiếng nổ làm rung chuyển một khu vực chu vi hơn 10 cấy số và người dân rất hoảng loạn chạy trốn nhưng không được hướng dẫn phương hướng.

Hàng đoàn xe gắn máy kẹt cứng trên các con đường khiến xe cứu thương không thề làm việc. Bệnh viện huyện Thanh Ba đã quá tải và nạn nhân phải nằm chờ mang đi Việt Trì cấp cứu.

Đến 3 giờ chiều hôm nay theo thông tin từ bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ đã có 200 ca cấp cứu từ biến cố này. Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công Nghiệp Quốc phòng là nơi duy nhất sản xuất pháo hoa cho cả nước trong các dịp lễ lớn.

Năm 2010 một vụ nổ thuốc pháo tại sân vận động Mỹ Đình trong dịp lễ Ngàn năm Thăng Long đã khiến 4 người chết trong đó có ba người ngoại quốc.

Vụ nổ xảy ra ngay lúc lễ quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu tại Hà Nội vào lúc 7 giờ 30 sáng hôm nay.

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

(Ảnh: China Aid)

Trọng Nghĩa

RFI

Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Aid, trụ sở tại Mỹ, vào hôm nay, 13/10/2013, chính quyền tỉnh Chiết Giang (miền đông Trung Quốc) đã bắt giữ hai công dân Mỹ khi họ tìm cách tiếp xúc với một nhà ly khai hiện bị cầm tù.

Nữ bác sĩ Devra Marcus, hành nghề tại Washington cùng người bạn đồng hành tên Kness Kody đã đến nhà tù tỉnh Chiết Giang để xin được gặp ông Chu Ngu Phu (Zhu Yufu) một nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền đang thọ án tù tại đây. Không những không được gặp tù nhân này, mà cả hai người khách Mỹ đều bị chính quyền nhà tù câu lưu.

Nhà ly khai Chu Ngu Phu đã bị kết án 7 năm tù vào tháng 02/2012 vì đã viết một bài thơ bị cáo buộc là mang nội dung « phản nghịch » khi kêu gọi người dân Trung Quốc tập hợp lại với nhau để tiếng nói của mình được lắng nghe. Nhân vật này đã bị buộc vào tội danh « kích động lật đổ » chính quyền.

Theo hãng tin Pháp AFP, bài thơ của ông Chu Người Phu có đoạn tạm dịch như sau : « Đã đến lúc hỡi người dân Trung Quốc ! Quảng trường là của mọi người… Đã đến lúc bạn dùng đôi chân để đến quảng trường biểu thị sự lựa chọn của mình ».

Lời bài thơ rõ ràng gợi lên Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, trung tâm của các cuộc biểu tình rầm rộ đòi dân chủ trong hai tháng 05 và 06/1989, vốn đã bị đàn áp đẫm máu và hiện đôi khi vẫn là nơi thực hiện các hành động phản đối riêng lẻ.

Về hai công dân Mỹ bị bắt, trong một thông báo công bố trước khi khởi hành, nữ bác sĩ Marcus đã công khai cho biết hai mục tiêu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà : Nghiên cứu hội họa và khám bệnh cho ông Chu Ngu Phu.

Theo bà Marcus, bà đã nhận được thông tin theo đó ông Chu Ngu Phu, 60 tuổi, không được ăn uống và chăm sóc thuốc men đầy đủ và nhiều lần bị bất tỉnh. Bà viết : « Dựa trên thông tin đó tôi sợ rằng ông Chu Ngu Phu có thể bị chết do thiếu chăm sóc y tế và điều trị ».

Chính quyền Hoa Kỳ đã từng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà ly khai này cũng như tất cả các tù nhân khác bị kết án tù chỉ vì đã bày tỏ chính kiến ​​một cách ôn hòa.

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF – Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

REUTERS

RFI

Cuộc họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ngày hôm qua, 11/10/2013, ở Washington, đã kêu gọi chính quyền Mỹ khẩn trương hành động, giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách.

Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình:

« Trong những cuộc họp kiểu như thế này, Hoa Kỳ thường có thói quen dạy dỗ các nước khác hơn là bị nhắc nhở. Thế nhưng, năm nay, Washington bị phê phán vì nhiều lý do khác nhau. Trong thông cáo, nhóm G20 tài chính đã đề nghị Hoa Kỳ « khẩn cấp hành động để giải quyết những bấp bênh về ngân sách trong ngắn hạn ». Tình trạng tê liệt ngân sách và mối đe dọa mất khả năng thanh toán của cường quốc số một 1 kinh tế làm cho cộng đồng tài chính quốc tế lo ngại.

Một lo lắng khác : Sắp sửa đến thời điểm chấm dứt chính sách kích thích hào phóng của Cục Dự trữ Liên bang, bơm 80 tỷ đô la mỗi tháng cho nền kinh tế. Giới đầu tư trước đây đã rút vốn ra khỏi các nước đang trỗi dậy, sẽ bị mất đi một nguồn tài chính quan trọng. Kể từ sau thông báo của ông Ben Kernanke vào mùa xuân vừa qua, các nước Châu Phi phải trả lãi cao hơn khi đi vay.

Trong thông cáo của mình, các Ngân hàng Trung ương của các nước Châu Phi lo ngại việc chấm dứt hỗ trợ tiền tệ, đã cảnh báo nguy cơ « làm trật đường ray » tiến trình phục hồi tăng trưởng trên thế giới. Hoa Kỳ còn bị nhóm G20 chỉ trích về việc chưa thông qua kế hoạch cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho phép các nước đang trỗi dậy có trọng lượng hơn trong định chế này.

Về điểm phê phán thứ nhất, vào lúc cuộc khủng hoảng ngân sách bước sang ngày thứ 12, Nhà Trắng và đảng Cộng Hòa vẫn chưa đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, dường như, cả hai bên tỏ quyết tâm tìm kiếm một thỏa hiệp để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc. Song kết quả đạt được rất khiêm tốn : Từ 48 giờ qua, hai bên vẫn đang thương thuyết với nhau.

Tối Thứ Năm, Tổng thống Barack Obama đã tiếp các phái đoàn Thượng nghị sĩ và dân biểu của đảng Cộng Hòa. Nhiều người trong số họ bắt đầu thực sự lo ngại về tác động chính trị của cuộc khủng hoảng đối với đảng Cộng Hòa, bị coi là phải chịu trách nhiệm về tình trạng bế tắc hiện nay, theo như nhìn nhận của 60% dân Mỹ qua các cuộc thăm dò dư luận.

Hôm qua, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Chủ tịch Hạ viện (thuộc đảng Cộng Hòa) đề xuất cho phép nâng mức trần của nợ công cho đến ngày 22/11/2013, nhưng không chấp nhận cho mở lại các cơ quan chính quyền Liên bang trừ phi đạt được thỏa thuận giảm một số chi phí công. Còn các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa thì đề nghị nâng mức trần nợ từ nay đến đầu năm tới, chấm dứt việc đóng cửa các cơ quan chính quyền, đổi lại, thuế đánh vào một số thiết bị y tế sẽ bị xóa bỏ.

Chắc chắn là đề xuất của Thượng viện phù hợp với mong muốn của Tổng thống hơn, nhưng trong cả hai trường hợp, đảng Cộng Hòa đều đưa ra điều kiện khi bỏ phiếu chấp thuận giải quyết vấn đề nợ và ngân sách. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố rằng ông chỉ bắt đầu đàm phán khi các dân biểu không được đưa ra các điều kiện tiên quyết để bỏ phiếu thông qua việc nâng mức trần nợ và cho mở cửa trở lại toàn bộ các cơ quan Liên bang.

Tuy nhiên, dưới áp lực của người dân, ngày càng tỏ thái độ bất bình, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đang cố gắng hơn để tìm kiếm lối thoái ra khỏi khủng hoảng ».

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

11.10.2013

Ngân hàng Thế giới, WB, nói mặc dù tốc độ xóa nghèo diễn ra nhanh chưa từng thấy trong những thập niên gần đây, song 1,2 tỉ người “vẫn chìm sâu trong cảnh cùng cực” trong năm 2010. Ngân hàng công bố bản báo cáo “Tình trạng người ngèo” hôm thứ năm để mở khai mạc cuộc họp hàng năm của Ngân hàng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết ngân hàng có 2 mục tiêu chính – chấm dứt tình trạng nghèo khó cùng cực trước năm 2030 và thúc đẩy sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển. Điều đó có nghĩa là cải thiện tăng trưởng kinh tế và bình đẳng cho nhóm 40% dân số từ dưới lên của một nước đang phát triển. Ông nói:

“Đạt được những mục tiêu này đã trở thành mục tiêu chính cho tổ chức của chúng ta. Tuần này Hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới sẽ xem xét một kế hoạch chi tiết cho việc chuyển đổi hoạt động, cấu trúc và văn hóa của chúng ta để có thể đạt được những mục tiêu. Đây là chiến lược đầu tiên tập hợp tất cả những tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới dưới một khuôn khổ duy nhất để gặt hái kết quả.”

Tuần này, ngân hàng đã đặt một mục tiêu tạm thời mới, nhằm giảm tình trạng nghèo khó cùng cực xuống còn 9% trước năm 2020.

Báo cáo nói xóa bỏ nghèo khó cùng cực trong khoảng thời gian của một thế hệ là một “thách thức to lớn,” đòi hỏi phải có “sự hiểu biết thấu đáo về tình trạng của người nghèo.” Ông Kim nói:

“Chinh phục nạn nghèo đói là chuyện to lớn so với năng lực của chúng ta rất nhiều. Một phong trào toàn cầu, đang phát triển đã lớn mạnh khi các nhà lãnh đạo chính phủ, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự đoàn kết xung quanh mục tiêu trọng yếu này. Chiến lược của chúng ta là táo bạo vì thách thức rất to lớn. Hơn một tỉ người sống trong nghèo khó cùng cực, thu nhập 1,25 đô la một ngày hoặc ít hơn. Chúng ta phải hành động với sự cấp bách và lòng quyết tâm. Trong báo cáo “Tình trạng người nghèo”, chúng ta nhận thấy rằng 400 triệu người cực kỳ nghèo khó của thế giới trong năm 2010 là trẻ em.”

Ông nói người nghèo không thể chờ đợi tiến bộ từ từ xuất hiện mà họ cần được giúp đỡ ngay bây giờ:

“Khi nhìn lại hơn 30 năm qua, chúng ta thấy tiến bộ vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo, ít hơn 700 triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực, ngay cả khi dân số thế giới tăng thêm 2,5 tỉ người. Ở những nơi như Ấn Độ và Trung Quốc, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo khó cùng cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong số 35 nước nghèo nhất, 100 triệu người nghèo vẫn còn cực kỳ nghèo khó. Nhiều người sống trong nghèo khó cùng cực từ  hơn 30 năm qua.”

Báo cáo “Tình trạng người nghèo” nói 26 trong số 35 nước có thu nhập thấp trên thế giới là ở châu Phi.

Bác sĩ Kim cho biết nhiều người nghèo không được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh:

“Những người cực nghèo vẫn sống dưới mức 1,25 đô la một ngày như cách đây 30 năm. Và để thoát khỏi cảnh nghèo, những người nghèo ở nông thôn sẽ phải tăng thu nhập của họ nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của các nước đang phát triển. Chiến lược của chúng ta sẽ giúp các nước nhận trợ giúp giải quyết vấn đề lớn nhất của họ, đó là tạo công ăn việc làm, chống biến đổi khí hậu, là những việc gây thiệt hại rất nhiều đối với người nghèo trên thế giới.  Ngoài ra, chúng ta cũng cần giúp họ đối mặt với các vấn đề bất ổn và xung đột.”

Báo cáo cho biết dù số lượng người nghèo phái nam và phái nữ bằng nhau, tình trạng nghèo khó vẫn còn chênh lệch về mặt giới tính. Người nữ trong độ tuổi từ 15 đến 30 có khoảng một năm ít học hơn những người nam nghèo cùng nhóm tuổi.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới nói thêm, nếu các mục tiêu giảm nghèo được đáp ứng, cần phải có sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ cho Hiệp hội Phát triển quốc tế, gọi tắt là IDA. IDA cung cấp các khoản vay cho các chương trình cải thiện tăng trưởng kinh tế và điều kiện sống. Ông Kim cho biết:

“Với sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ, chúng tôi dự định sẽ tăng nguồn kinh phí của IDA cho những nước bất ổn và bị ảnh hưởng bởi xung đột đến mức 50 phần trăm trong ba năm tới. Chương trình của chúng ta cho các cuộc họp thường niên năm nay cho thấy ngân hàng tập trung vào nhiều  thách thức về phát triển quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, tiếp cận tài chính, năng lượng, vai trò của khu vực tư nhân và bình đẳng giới tính.”

Trong một tin tức có liên quan, IMF thông báo rằng các nước thành viên đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giảm nghèo và Tăng trưởng.

Quỹ này giúp IMF cho các quốc gia có thu nhập thấp vay với lãi suất bằng không. Nguồn tài trợ cho Quỹ đến từ gần 4 tỉ đôla lợi nhuận do bán 403 tấn vàng dự trữ.

Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân

Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân

Cuộc tấn công vào Lattaquié đã khiến nhiều người thiệt mạng, theo nguồn tin từ giới bảo vệ nhân quyền.

Cuộc tấn công vào Lattaquié đã khiến nhiều người thiệt mạng, theo nguồn tin từ giới bảo vệ nhân quyền.

REUTERS/Handout

RFI

Hôm nay, 11/10/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch công bố một bản báo cáo, theo đó, các nhóm thánh chiến và lực lượng nổi dậy, đã giết hại 190 thường dân. Sự vụ xẩy ra tại các khu làng theo hệ phái Hồi giáo alaouite, ở Syria, trong tháng Tám vừa qua.

Trong báo cáo 105 trang, Human Rights Watch – HRW – cho biết đã tiến hành điều tra tại chỗ và phỏng vấn 25 người, kể cả những người sống sót sau vụ quân nổi dậy tấn công vào 10 ngôi làng của người theo hệ phái Hồi giáo Alaouite, ngày 04/08, ở tỉnh Lattaquié, nơi được coi là thành trì của Tổng thống Bachar Al Assad.

Theo HRW, vào ngày đó, có ít nhất 190 thường dân đã bị giết hại, trong số này có 57 phụ nữ, 18 trẻ em, 67 người đã bị hành quyết, mặc dù trong tay họ không có súng ống hoặc tìm cách bỏ chạy. Đối với HRW, đó là những thường dân không có vũ trang, không làm gì để có thể đe dọa hoặc làm cho người ta nghĩ rằng họ là những người chống lại cuộc tấn công.

Vẫn theo HRW, có ít nhất 20 nhóm có vũ trang đã tham gia vào cuộc tấn công và chiếm được 10 ngôi làng của người Hồi giáo Alaouite. Ngày 18/08, quân đội chính phủ Syria đã chiếm lại được các ngôi làng này.

Ngay lập tức, phe đối lập Syria đã lên án các vụ hành quyết thường dân tại 10 ngôi làng. Trong thư ngỏ gửi HRW, Liên minh đối lập Syria đã lên án mọi hành động vi phạm nhân quyền do các tổ chức có vũ trang thực hiện. Liên minh cũng nhắc lại cam kết ton trọng các luật lệ quốc tế liên quan đến nhân quyền

Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí

Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí

Medical sign

Medical sign

11.10.2013

Truyền thông Trung Quốc cho biết một người đàn ông ở vùng nông thôn đông bắc đã dùng dao cắt trái cây, cưa, và dụng cụ gãi lưng để cắt chân của mình vì không có tiền để trả chi phí y khoa và không muốn tiếp tục đau đớn không chịu nổi.

Theo bản tin báo chí, ông Trịnh Diêm Lương, 47 tuổi, sống ở Bảo Định, chẩn bệnh năm 2012 thấy bị chứng nghẹt tĩnh mạch và các bác sĩ nói rằng tĩnh mạch trong chân phải của  ông đã hỏng hoàn toàn.

Chứng bệnh này làm ông rất đau đớn và các thuốc giảm đau không giúp được gì.

Bản tin nói vì không đủ khả năng trả chi phí điều trị, ông Trịnh Diêm Lương quyết định cắt chân mình khi thấy bắt đầu mưng mủ và biến sang màu đen.

Ông đã mất 4 răng hàm khi cắn xuống vì quá đau trong lúc tự cắt chân.

Viêm nhiễm giờ đây lan sang chân trái, và ông tìm cách tự chữa bằng iốt và gạc.

Ông muốn có một chân giả để có thể tiếp tục nuôi gia đình.

Nguồn: Totonto Sun, The Independent

Cuộc viếng thăm của cụ Phan Bội Châu tới DCCT Huế

Cuộc viếng thăm của cụ Phan Bội Châu tới DCCT Huế

Đăng bởi lúc 9:09 Sáng 10/10/13

VRNs (10.10.2013) – Sài Gòn – Cách đây hơn 70 năm (1936), cụ Phan Bội Châu (1867-1940), đã tới thăm Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế. Sau cuộc thăm viếng, cụ có viết một bài di bút và đăng trên báo Vì Chúa của cha Nguyễn Văn Thích (số 3, ngày 2-10-1936). Hôm qua trên bloganhvu có đăng lại bài viết này và giới thiệu là lấy trên facebook của một người quen. Chúng tôi xin phép đăng lại để quý đọc giả biết về cuộc thăm viếng của một danh sĩ, một nhà cách mạng Việt Nam thời Pháp thuộc tới một cơ sở của DCCT.

THAM QUAN TRƯỜNG DÒNG CHÚA CỨU THẾ NGÀY 27-05-1936

…Khi Châu mới vào cửa, lên tới thềm, bấm chuông cửa, sau nửa phút đồng hồ, thì thấy một người học trò ở trong ra, đưa Châu lên phòng trên lầu, Châu vừa vào tới nơi, thời cha H, Ngài liền đứng dậy bắt tay, mời Châu ngồi, trên sắc mặt ra cái vẻ xuân phong hào khí, vừa nghiêm túc vừa ôn tồn, phảng phất như toàn bức tinh thần của nhà tông giáo phát hiện ra trước mặt Châu.

Sau nửa phút đồng hồ ngài với Châu ngồi đối diện, liền nhả lời vàng ngọc mà nói với nhau. Châu rằng: “Cụ lấy tư cách một nhà văn nhân học sĩ, tới viếng trường Dòng này, tôi rất mực hoan nghênh. Bởi vì tư cách nhà văn nhân trái hẳn tư cách nhà chính trị. Của Đức Chúa Trời chẳng bao giờ từ tạ văn nhân, mà lại rất vui lòng cho những bậc văn nhân thưởng thức”.

Tôi trả lời: “Vâng! Tôi vào tham quan nhà này có hai mục đích chính:

Một là: muốn biết tinh thần bác ái của nhà tông giáo.

Hai là: muốn nếm được chân lí, chắc Ngài cũng sẵn lòng chỉ dẫn cho tôi”.

Ngài rằng: “Tốt lắm! Tốt lắm! Nay tôi xin dẫn Cụ đi xem”.

Tôi đáp: “Vâng! Tôi thiên vạn cám ơn. Ngày này thiệt là ngày vinh hạnh của đời tôi”

Đoạn rồi Ngài lấy tư cách của chủ nhân dẫn tôi đi xem khắp ba tầng lầu. Bắt đầu xem ở Cung thánh, đến phòng dạy, phòng ăn, phòng ngủ, đến phòng diễn thuyết, phòng thầy tu. Trong các phòng quy mô rất thanh khiết, vừa chỉnh đốn vừa khang trang.

Đoạn rồi Ngài cùng vị giảng sư đưa tôi lên sân lộ thiên ở tầng trên, sân này là một chốn thường làm rất thanh cao, rộng rãi, tô bằng xi măng nhuốm sắc vàng, vừa khoan khoái vừa bình thản tưởng như những lúc trăng trong gió mát, mây tạnh trời quang, mà đặt chân vào trên sân này, thời in như đứng vào trong bức kính đồng. Tứ bề nước biếc non xanh, thảy ánh vào trong đôi cặp mắt, cảnh Tiên cõi Phật, e chẳng gì tốt hơn! Nhưng tiếc quá, lúc đó đương khi sau mùa hạ, mặt trời còn nép nấp ở trong đám mây mù, khiến cho kém bớt mấy phần hứng vị.

Ở trong lúc tham quan các phòng, mà khiến cho tôi được phần lợi ích riêng, là khi vào xem tàng thư viện. Trong viện đủ các thứ sách: sách chữ Tây, sách chữ Tàu, sách chữ Nam, thứ sách gì cũng có, mà người quản lí ở trong viện, lại là người tôi đã có duyên tương thức một lần, là ông cố G, cữu biệt trùng phùng cảm tình sâu đậm. Ông cho tôi mượn hai bản sách, bổ thêm óc chân lí cho tôi rất nhiều, tôi cám ơn về phần riêng ông nhiều lắm.

Kể từ khi bắt đầu vào nhà, cho đến lúc thăm bàn thờ Đức Mẹ, được thấy các việc trong ngoài, phúc con mắt của Phan Bội Châu, thật quá chừng đội ơn Chúa.

Ấy là đại lược đầu đuôi ở trong cuộc tham quan trường Dòng Cứu Thế. Về mặt hình thức thì biểu hiện ra những quy mô khoan bình thanh nhã, mà nhất là về mặt tinh thần, biểu hiện ra cái thái độ hòa bình nhân ái. Vì thế bắt buộc tôi phát sinh ra mấy mối cảm tưởng sau đây:

Mối cảm tưởng rằng thứ nhất là thấy trường Công Giáo trọng tinh thần mà không trọng vật chất, trọng thành ý mà không trọng hư văn. Bởi vì khi cha H, Ngài tiếp tôi vẫn dùng bằng lễ tân chủ, nhưng thuốc không, trà không, mà bánh rượu cũng không, nhất thiết những hình thức giả toàn là không ráo. Nhưng mà ở trong đôi tròng con mắt, biểu hiện ra cái vẻ rất nhân từ, mà quý hóa nhất lại là những nụ cười rất tự nhiên hòa nhã, những tiếng nói rất chân thành, thật thà.

Sách Nho có câu rằng: “Bất thành tắc vô tật, cố quân tử thành chi vi quý“, nghĩa là: Hễ việc gì không ý chân thật, thời có việc ấy mặc dầu cũng in như không. Cho nên những bậc quân tử rất quý trọng ở đạo thành.

Mối cảm tưởng thứ hai là rõ được đạo thờ Trời ở trong Công Giáo rất phù hợp với chân lí trong đạo Nho xưa.

Sách xưa có câu rằng: “Tế như tại, tế thần như thần tại“, nghĩa là hễ tế lễ Trời hay tế Thần, phải thường thường nhất tâm thành kính, như có Trời có Thần ở bên mình vậy. Chẳng một phút đồng hồ nào, mà quên lững Trời với Thần thế mới là tế.

Nay tôi được cung chiêm bàn thờ thánh ở trong trường nhà Dòng. Thấy nghiêm túc quá mà chẳng thấy phiền vãn, thấy cung kính mà chẳng thấy lễ vật. Ngọn đèn cây nến, biểu hiện ra cái vẻ quang minh, xem lễ đọc kinh, tỏ ra cái tính hòa mục, ngoài bấy nhiêu hình thức, chẳng thấy gì là mùi tục. Thế chẳng phải là tế như tại hay sao? Thật ta nên cảm phục.

Ấy là hai mối cảm tưởng như trên kia, chính vì một giờ đồng hồ tham quan nhà trường Cứu Thế.

(Báo Vì Chúa số 3, ngày 2-10-1936)

TRẢ LỜI VỀ “CÂU CHUYỆN TÔN GIÁO”

LTS: Tháng trước đây có người trong Giáo đồ mời cụ Sào Nam chơi nhà trường Cứu Thế. Sau đó Cụ có viết một bài, tỏ lời khen ngợi tôn chỉ đức Giáo Chủ…. Nhân đó, có tiếng truyền nhau rằng cụ Sào gần đây theo Giáo. Nhiều người viết thư lại bản báo hỏi. Bản báo kể lại với Cụ. Cụ đã viết trả lời như sau:

Đối với tôn chỉ các Giáo, như “Chúng sinh bình đẳng”, và “Kiêm ái chúng sinh”, chuyên một mục đích “Xả thân cứu thế” như đạo Chúa, đạo Phật, khi nào Cụ cũng tôn kính quý chuộng. Chính hồi Cụ Đông độ đã có nhiều bạn giáo đồ là đồng chí.

Vậy đối với tôn giáo, vẫn tôn kính các giáo lí hợp với nhân đạo đó, chứ không phải mê tín đem hương hoa cầu nguyện hay là tin cái thuyết “xuất thế” như ai đã tưởng.

(Tiếng Dân ngày 31-12-1936)

Theo Phan Bội Châu Toàn Tập – Tập 7 Văn xuôi 1925-1940 – Trang 504-507

http://bloganhvu.blogspot.com/

LM Lý được giải thưởng Truman-Reagan Medal of Freedom”

LM Lý được giải thưởng Truman-Reagan Medal of Freedom”
October 08, 2013

nguoi-viet.com


WASHINGTON DC (NV) .-
Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản trên thế giới vinh danh và trao giải thưởng năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị tù tại Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị một Công an CSVN bịt miệng khi ngài lên tiếng đả kích Cộng Sản tại phiên tòa ở Huế ngày 30/3/2007. Tấm hình này được coi như biểu tượng của sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. (Hình: AFP/Getty Images)

Theo nguồn tin từ Hoa Thịnh Đốn, Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) vừa quyết định vinh danh và trao huy chương  “Truman-Reagan Medal of Freedom” năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý vì đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho nhân quyền, tự do tôn giáo, bất chấp tù tội, nguy hiểm bản thân nên đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án tù.

Giải thưởng và huy chương “Truman-Reagan Medal of Freedom” dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ được tổ chức trao tặng tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 1/11/2013 tới đây.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 67 tuổi, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù 3 lần mà thời gian ở tù tổng cộng đã gần 20 năm, chưa kể các năm tháng bị quản chế. Hiện ông đang bị giam giữ ở nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà với bản án 8 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Dù đã bị tai biến mạch máu ít nhất 3 lần trong nhà tù, nhiều lúc không thể tự di chuyển đi đứng và gần với cái chết, ông vẫn không được nhà cầm quyền CSVN trả tự do dù có sự vận động mạnh mẽ của các chính phủ và quốc hội các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Linh mục Lý đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN thi hành các chính sách cai trị ngược lại với những cam kết quốc tế về nhân quyền, đòi chế độ trả lại cho nhân dân các quyền tự do căn bản như quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do hội họp lập hội, tự do tôn giáo, tuy có ghi trong bản hiến pháp của chế độ nhưng bị hạn chế nghiêm ngặt trong thực tế.

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những người sáng lập Khối 8406, một tổ chức công dân vận động dân chủ hóa đất nước, đòi CSVN bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản và đòi bầu cử quốc hội trực tiếp, tự do ứng cử và bầu cử.

Tượng nữ thần Dân Chủ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhắc nhở mọi người về hơn 100 triệu nạn nhân bị Cộng Sản sát hại khắp trên thế giới. (Hình: Wikipedia)


Bất cứ người dân nào đi ra ngoài khuôn khổ của nhà cầm quyền độc tài tại Việt Nam, đều bị bắt bỏ tù dựa trên những điều luật hình sự mơ hồ. Khi còn là quản xứ họ đạo An Truyền gần thành phố Huế, linh mục Lý đã cùng giáo dân treo biểu ngữ “Tự do tôn giáo hay là chết” quanh nhà thờ.

Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản có cựu tổng thống George W. Bush là chủ tịch danh dự.

Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản là một tổ chức vô vị lợi mang tính giáo dục ở Hoa Kỳ. Tổ chức được thành lập theo một đạo luật năm 1993 với mục đích tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân đã bị Cộng Sản sát hại trên thế giới.

Linh mục Nguyễn Văn Lý từng được nhiều vị dân cử tại Hoa kỳ và quốc hội Liên Âu đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình. (TN)

Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài

Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài

Du khách từ Trung Quốc đi mua sắm dọc Ðại lộ số 5 ở New York. Hồi đầu năm nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói hình ảnh của Trung Quốc bị tổn hại vì điều mà ông gọi là 'cách cư xử thiếu văn minh của khách du lịch Trung Quốc'.

Du khách từ Trung Quốc đi mua sắm dọc Ðại lộ số 5 ở New York. Hồi đầu năm nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói hình ảnh của Trung Quốc bị tổn hại vì điều mà ông gọi là ‘cách cư xử thiếu văn minh của khách du lịch Trung Quốc’.

Shannon Sant

09.10.2013

BẮC KINH — Chính phủ Trung Quốc cho biết hình ảnh của nước họ ở nước ngoài đang bị tổn hại bởi khách du lịch Trung Quốc. Những bài tường thuật của truyền thông nhà nước Trung Quốc trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay đã nói tới việc khách du lịch phá hoại những đài tưởng niệm quốc gia ở Bắc Kinh, và chính phủ mới đây đã công bố một danh sách khá dài những qui định dành cho những người đi du lịch ở nước ngoài. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Cuốn cẩm nang dày 64 trang mà giới hữu trách Trung Quốc ấn hành hồi gần đây có tựa đề Du lịch Văn minh. Trong cuốn sách này, chính phủ ở Bắc Kinh đưa ra rất nhiều lời khuyên, đi kèm với hình ảnh, dành cho du khách Trung Quốc, kể cả việc nên tỉa lông mũi cho gọn ghẽ, đừng móc mũi nơi công cộng, và đừng mang giày ngồi xổm trên bồn cầu tiêu công cộng.

Cô Kachina Xu, 15 tuổi, mới trở về Bắc Kinh sau khi đi nghỉ hè ở Pháp với gia đình. Cô tỏ ý hoan nghênh những lời khuyên của chính phủ và cho biết thêm như sau.

“Khách du lịch Trung Quốc đã đánh nhau để giành chỗ chụp hình. Đó là một việc rất đáng xấu hổ vì vụ này được báo chí loan tin. Họ đánh nhau và cảnh sát phải tới can thiệp.”

Cô Xu nói rằng hầu hết những đồng bào của cô đi ra nước ngoài đã mang lại sự hổ thẹn cho Trung Quốc.

“Điều đó làm cho tôi cảm thấy xấu hổ. Họ làm cho người Trung Quốc bị mất mặt.”

Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cũng có một nhận định như vậy. Hồi đầu năm nay, ông nói rằng hình ảnh của Trung Quốc bị tổn hại vì điều mà ông gọi là cách cư xử thiếu văn minh của khách du lịch Trung Quốc.

Du khách Trung Quốc ngồi trước của tiệm LV tại Hồng Kông. Cư dân ở Hồng Kông cũng phải chật vật ứng phó với làn sóng du khách đến từ Hoa Lục.

Ngay cả tại Hồng Kông, cư dân của đặc khu hành chánh của Trung Quốc cũng phải chật vật ứng phó với làn sóng du khách đến từ Hoa Lục. Một viên giám đốc của một công ty lữ hành, không muốn nêu danh tánh, đã mô tả như sau về hành vi của một số du khách Trung Quốc.

“Họ muốn chen nhau, thay vì xếp hàng, để mua túi xách LV hoặc để lên xe lửa trước người khác. Nhiều người ở Trung Quốc, sau một thời gian dài không thể ra nước ngoài, rồi đột nhiên lại trở nên giàu có và giờ đây họ có thị thực để du hành ra nước ngoài. Đối với những người này tất cả mọi thứ đều mới mẻ.”

Năm ngoái có đến 83 triệu người Trung Quốc du hành ra nước ngoài. Số người này chi tiêu tổng cộng 102 tỉ đô la, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Vị nữ giám đốc của công ty lữ hành ở Hồng Kông nói rằng bất kể là cách cư xử của du khách Trung Quốc có văn minh hay không thì những cánh cửa vẫn mở rộng để chào đón họ vì họ tiêu tiền rất nhiều.

“Quả thật là họ mang lại rất nhiều đôla du lịch. Cho nên đó là điều mà một số người bán hàng phải cắn răng mà chịu.”

Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Âu Châu hồi gần đây đã nới lỏng những hạn chế về visa cho du khách Trung Quốc. Theo ước tính, số người Trung Quốc du hành ra nước ngoài sẽ tăng gấp đôi vào năm 2018.

Nobel Hóa học 2013 về tay 3 nhà khoa học Karplus, Levitt, Warshel

Nobel Hóa học 2013 về tay 3 nhà khoa học Karplus, Levitt, Warshel

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2013 Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel.

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2013 Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel.

09.10.2013

Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho ba nhà khoa học Martin Karplus, Michael Levitt, và Arieh Warshel.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Ðiển vinh danh các nhà khoa học này với công trình phát triển các mô hình đa phạm vi của các hệ thống hóa học phức tạp.

Giải thưởng trị giá 1,25 triệu đôla được chia đều cho ba nhà khoa học.

Khoa học gia Martin Karplus sinh quán tại Áo, hiện là giáo sư tại Đại học Strasbourg và Ðại học Harvard.

Khoa học gia Michael Levitt người Nam Phi hiện đang làm việc tại Đại học Stanford.

Khoa học gia gốc Israel Arieh Warshel cộng tác với Ðại học Nam California ở Los Angeles.

Các giải thưởng về thành tựu khoa học, văn chương và hòa bình lần đầu tiên được trao tặng vào năm 1901 theo ước nguyện của nhà phát minh ra chất nổ và là một doanh gia Alfred Nobel.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong

Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.

Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.

REUTERS/Jason Lee

Tú Anh

RFI

Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ . Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa : một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh.

Trung Quốc dường như đang chiếm thế thượng phong trong mọi lãnh vực ngoại giao đến quân sự nhờ vào nền kinh tế được xếp vào hạng thứ hai trên thế giới. Tại thượng đỉnh APEC và ASEAN  trong hai ngày 07 và 08 tháng 10, chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nổi bật như ngôi sao sáng trong khi lãnh đạo siêu cường Hoa Kỳ, Barack Obama phải vắng mặt vì khủng hoảng chính trị và ngân sách.

Các nhà phân tích quốc tế không ngần ngại kết luận là chính sách « chuyển trục » sang Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ gặp vấn đề và Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên sẽ « lấp khoảng trống ».

Tuy nhiên đây không phải là nhận định của những nhà phân tích dám suy nghĩ độc lập tại Hoa lục : xem vậy mà không phải như vậy.

Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.

Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là « Cộng Hòa Nhân Dân » thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định : Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.

Trong một bài phân tích dài với tựa đề : « Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân » được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng : Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được « giải phóng », quyền của công dân bị xem là « tà ngụy ». Dưới bảng hiệu « chuyên chế vô sản » một hệ thống độc tài khác khai sinh : đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân « được giải phóng » phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.

Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày « giải phóng » hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh : sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được « biến hóa » thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu « tài sản xã hội chủ nghĩa » dù Mao không nói đến « chia chác » như vậy.

Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn « cướp chính quyền » mà tập trung vào chuyện bí ẩn « xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ».

Về niềm kiêu hãnh « nhờ Đảng mà Trung Quốc lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới » thì ông Bào Đồng nhắc dân Trung Hoa hãy nhớ là trước năm 1949, Trung Quốc đã chiếm thứ hạng này, và phải mất 64 năm mới trở về thứ hạng cũ. Ông bình luận một cách mỉa mai : Phải mất 64 năm học tập, người dân Trung Hoa mới ngộ ra « sự thật » là xứng đáng được những kẻ cầm quyền hiện nay lãnh đạo. Mà « sự thật » trong chế độ này là do đảng quyết định.

Hệ quả là người dân Trung Hoa từ thế hệ này qua thế hệ khác phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng tràn lan, nạn ô nhiễm từ trên trên trời xuống lòng đất.

Đó là « mô hình » Trung Quốc được xây dựng trong 64 năm qua. Trong khi đảng cố gắng phô bày bộ mặt phấn son với quốc tế thì trong nội bộ, họ ý thức được các nhược điểm cốt lõi này với những lời « bôi nhọ lẫn nhau » hay biện minh là « cần học hỏi thêm ».

Để kết luận, nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.

Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung : « Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng : nổi dậy làm cách mạng ».

Miến Điện trả tự do cho 56 tù nhân chính trị

Miến Điện trả tự do cho 56 tù nhân chính trị

Tù nhân chính trị Miến Điện Win Thaw (trái) và Hla Win được trả tự do khỏi nhà tù Insein tại Rangoon, ngày 23/7/2013. Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein hứa sẽ phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trước cuối năm nay.

Tù nhân chính trị Miến Điện Win Thaw (trái) và Hla Win được trả tự do khỏi nhà tù Insein tại Rangoon, ngày 23/7/2013. Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein hứa sẽ phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trước cuối năm nay.

08.10.2013

Miến Điện loan báo kế hoạch trả tự do cho 56 tù nhân chính trị, trong đợt ân xá mới nhất theo lệnh của Tổng Thống Thien Sein.

Hiện chưa biết lý lịch những tù nhân được ân xá, nhưng các giới chức chính phủ cho biết là trong số này sẽ có nhiều người sắc tộc thiểu số đòi ly khai.

Người ta tin rằng còn hàng chục tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Miến Điện. Quốc gia từng nằm dưới quyền cai trị của quân đội này đã thực hiện một loạt biện pháp cải cách đùáng kể.

Trong một chuyến đi thăm London hồi tháng Bảy năm nay, Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein hứa sẽ phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trước cuối năm nay.

Giới chỉ trích kêu gọi ông Thein Sein hãy thả các tù nhân ngay lập tức. Họ nói rằng những người đó đang được dùng như những con cờ để mặc cả với phương Tây.

Lệnh ân xá mới nhất được đưa ra trong cùng ngày nhà lãnh đạo Miến Điện lên đường đi Brunei để dự một hội nghị với các nhà lãnh đạo khu vực và quốc tế.

Những vụ bỏ tù đối thủ chính trị từng là dấu ấn của các nhà cai trị quân sự Miến Điện, vốn đã trao quyền lại cho một chính phủ dân sự hồi năm 2011.

Từ đó tới nay, hàng trăm tù chính trị đã được phóng thích, các biện pháp kiểm duyệt báo chí đã được nới lỏng, và thủ lãnh đối lập Aung San Suu Kyi đã được phép ra ứng cử, và đã đắc cử vào quốc hội Miến Điện.

Những cải cách của Miến Điện đã được các chính quyền phương Tây ca ngợi. Rất nhiều nước trong số này đã nới lỏng các biện pháp cấm vận kinh tế đã áp dụng trong nhiều thập niên đối với quốc gia ở Đông Nam Á này.

ĐỨC THÁNH CHA TẠI ASSISI : CÁC KITÔ HỮU PHẢI TRÚT BỎ TÍNH THẾ TỤC

ĐỨC THÁNH CHA TẠI ASSISI : CÁC KITÔ HỮU PHẢI TRÚT BỎ TÍNH THẾ TỤC

Tác giả: GLV. Phạm Xuân Khôi

conggiaovietnam.net

Vatican Radio ngày 4/10/2013 – Các Kitô và Hội Thánh phải trút bỏ tính thế tục, ĐTC Phanxicô nói khi ngỏ lời với một số người nghèo ở Assisi nước Ý sáng hôm nay.  Ngài đưa ra sứ điệp này trong cùng một căn phòng mà Thánh Phanxicô, khoảng 800 năm trước đây đã cởi bỏ y phục của mình và đặt dưới chân thân phụ giàu có của ngài, khi từ bỏ đời sống sang giàu và gia tài của mình để hiến thân cho Thiên Chúa trong một cuộc sống khó nghèo.

ĐTC nói rằng hôm nay là một dịp tốt để mời Hội Thánh cởi bỏ những gì là thế tục.  Hội Thánh bao gồm tất cả mọi người đã được rửa tội, và tất cả đều phải theo Chúa Giêsu, là Đấng tự trút bỏ chính mình, chọn trở thành một người tôi tớ và chịu sỉ nhục trên đường Thập Giá của Người.  “Nếu chúng ta muốn trở thành những Kitô hữu, thì chung ta cũng không có cách nào khác.”

Nếu không có Thánh Giá, không có Chúa Giêsu và không tự trút bỏ những gì thế tục, thì “chúng ta trở thành những Kitô hữu ở tiệm bánh ngọt … thích những gì ngọt ngào tốt đẹp, nhưng không phải là những Kitô hữu đích thực.”

Ngài nói, “Chúng ta cần phải phải trút Hội Thánh, chúng ta đang có nguy cơ rất trầm trọng.  Chúng ta đang có nguy cơ sống theo thế tục.”

Ngài tiếp tục rằng các Kitô hữu không thể sống theo tinh thần của thế gian, là tinh thần dẫn đến hư danh, kiêu căng và tự đắc.  Và những điều ấy đưa đến việc thờ ngẫu tượng, là tội nặng nhất.

Ngài nhấn mạnh:  Hội Thánh không chỉ là hàng giáo sĩ, hàng giáo phẩm và các tu sĩ, “Hội Thánh là tất cả chúng ta và tất cả chúng ta phải trút bỏ tính thế tục này.  Tính thế tục làm hại chúng ta.  Thật quá buồn khi thấy một Kitô hữu bị tục hóa.”

Ngài cảnh cáo: “Chúa bảo chúng ta rằng chúng ta không thể làm tôi hai chủ: hoặc phục vụ tiền bạc hoặc phục vụ Thiên Chúa…. Chúng ta không thể bắt cá hai tay (lấy một tay xóa điều tay kia viết).  Tin Mừng là Tin Mừng.”

Khi thừa nhận những người nghèo địa phương đang tụ tập quanh ngài, ĐTC nói: “Nhiều người trong anh chị em đang bị tước đoạt bởi cái thế giới dã man này, là thế giới không cung cấp việc làm, không giúp đỡ, không quan tâm dù các trẻ em bị chết đói… , không quan tâm dù nhiều gia đình không có gì để ăn hay  không có tiền bạc để mua bánh mang về nhà.”

Khi đề cập đến hàng trăm người tị nạn đã chết trong một vụ đắm tàu ​​ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý hôm thứ năm, ĐTC thương khóc cho một số lớn những người đã chết vì cố gằng chạy trốn điều kiện cực kỳ khẩn trương ở đất nước của họ.

Ngài tiếp tục rằng thật là trớ trêu khi một Kitô hữu muốn đi theo con đường thế tục.  “Tinh thế tục giết chết; nó giết người, nó tiêu diệt Hội Thánh.”

Sau đó ĐTC cầu xin Chúa ban cho các Kitô hữu can đảm để trút bỏ tinh thần thế tục, mà ngài gọi là “bệnh phong hủi, bệnh ung thư của xã hội và bệnh ung thư của Mặc Khải của Thiên Chúa và là kẻ thù của Chúa Giêsu.”

Ngài kết luận: “Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng cần thiết để tự trút bỏ chính mình.”

Phaolô Phạm Xuân Khôi