Hoa Kỳ hoan nghênh Miến Điện tuyên bố bỏ kiểm duyệt báo chí

Hoa Kỳ hoan nghênh Miến Điện tuyên bố bỏ kiểm duyệt báo chí

                                                                                              nguồn:  RFI

 Các nhà báo Miến Điện phản kháng việc kiểm duyệt báo chí, tại Răngun, ngày 04/08/2012.

        Các nhà báo Miến Điện phản kháng việc kiểm duyệt báo chí, tại Răngun, ngày    04/08/2012.

REUTERS/Soe Zeya Tun

Trọng Thành

Hôm qua 20/08/2012, ngay sau khi chính quyền Miến Điện chính thức thông báo về việc chấm dứt chế độ kiểm duyệt đối với báo chí, Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố này. Đại diện nhiều tổ chức truyền thông kêu gọi Miến Điện thực thi triệt để chủ trương từ bỏ chế độ kiểm duyệt đối với truyền thông.

Nói chuyện với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland : « Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của chính quyền Miến Điện về việc các phóng viên không cần phải nộp bài viết cho cơ quan phụ trách thông tin trước khi xuất bản ». Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng, trên thực tế hệ thống kiểm duyệt tại Miến Điện vẫn chưa được hủy bỏ.

Về phần mình, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, có trụ sở tại Paris nhận định, nếu như quyết định của chính quyền Naypyidaw dẫn đến việc hủy bỏ thực sự chế độ kiểm duyệt báo chí tại nước này, thì « đây sẽ là một thay đổi mang tính lịch sử, chấm dứt nửa thế kỷ mà các phương tiện truyền thông nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền ».

Xin nhắc lại là, sau hàng thập kỷ bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhìn chung các hoạt động báo chí tại Miến Điện bắt đầu được nới lỏng khoảng một năm trở lại đây, kể từ khi chính quyền Miến Điện bắt đầu cải cách. Báo chí về chính trị và tôn giáo, hai lĩnh vực cuối cùng vẫn nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, vừa mới được cho phép xuất bản không qua kiểm duyệt vào ngày hôm qua, thứ Hai 20/8.

Trả lời AFP, một viên chức thuộc Bộ Thông tin Miến Điện cho biết, phim sẽ tiếp tục được đặt dưới sự kiểm duyệt và các phóng viên truyền hình sẽ phải « tự kiểm duyệt », thông qua việc yêu cầu cấp trên định hướng trong các tin tức được đánh giá là nhạy cảm.

Ủy ban bảo vệ các nhà báo, có trụ sở tại New York, kêu gọi Miến Điện hủy bỏ hội đồng kiểm duyệt đối với phim và xem xét lại luật pháp trong lĩnh vực này.

Ông Shawn Crispin, đại diện Đông Nam Á của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Bangkok), lưu ý rằng, chỉ cho đến khi nào chính quyền Miến Điện cải cách triệt để, thì các nhà báo mới không còn lo bị kiểm duyệt, và tự do thông tin mới được đảm bảo.

Tĩnh Tâm Giới Trẻ Thánh Linh lần đầu tiên tại Đền ĐMHCG Houston, TX

Tĩnh Tâm Giới Trẻ Thánh Linh lần đầu tiên  tại Đền ĐMHCG Houston, TX

17-19 /08/2012

 

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

Giới trẻ là tương lai của Giáo Hội cần sự nâng đỡ đặc biệt để không xa cách Chúa , để có một tình yêu vô tư và trong sáng nơi Thiên Chúa. Vì lẽ đó, theo sự gợi ý của Cha Đạt , phụ trách ơn gọi Giáo Phận Houston và Cha Thu quản nhiệm Giáo Xứ Christopher, cùng với tinh thần hy sinh dấn thân  dám làm của Chị Vân , Chị Hóa. Các Cha trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh đã quyết định tổ Chức Khóa Thánh Linh bằng Anh Ngữ cho giới trẻ Houston tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Bắt đầu bằng các bài dance hâm nóng nhiệt huyết , tan băng.

Cha Đạt , Giới trẻ với Chúa Thánh Thần , trình bày về sự cầu nguyện và một đời sống nên mạnh nhờ  liên kết với Chúa Thánh Thần .

Cha Ben , hướng dấn Giới Trẻ trước những cám dỗ và đời sống tinh thần.

Cha Chương dòng Don Bosco,  với tài kể chuyện về “ Ngôi nhà trên đỉnh gió hú” và “gương hy sinh của 117 Thánh Tử Đạo VN”  thật là hấp dẫn với các nhân vật Mọi Da Đỏ và Mũi đỏ.

Cha Minh truyền  lửa Chúa Thánh Linh đến cho mọi người.

Tiếp theo , phải kể đến phần chia sẻ theo Nhóm do các Cha , Các Sơ hướng dẫn: Có hai câu hỏi gợi ý đó là :

  1. Kinh nghiệm được gặp gỡ Chúa Giê Su của mình ?
  2. Chúa Thánh Thần đã tác động trong đời sống của Bạn như thế nào ?

Kinh nghiệm của Nhóm nhỏ ( 8 người) mà Tôi là một thành viên  như sau:

–   Một phật tử thuần thành  chia sẻ , Chị bị bệnh  mất ngủ và nhức đầu nan y , không chữa khỏi đã đến với Chúa trong Khóa Thanh Linh ,  Chị chỉ đến vì làm theo người bạn, “ để thử coi có hy vọng gì không” , sau khi đã đi khẩn cầu ở hầu hết các Chùa không thành công. Chúa không chỉ chữa cho Chị lành phần xác nhưng còn làm cho chị yêu mến Chúa quá đỗi. Anh Chồng không chấp nhận , nhưng đến khi con Anh vốn bị Tâm Thần từ lâu , được Chúa chữa khỏi lên cơn  thì nay cả gia đình đểu tin và xin làm con Chúa.

–  Cha H chia xẻ , khi còn là môt thanh niên, trong một lần viếng nghĩa trang , nhìn vào tượng Mẹ bế Chúa tử nạn , ( Pieta), Anh Thanh Niên H,  được ơn bằng an và yêu mến Chúa choáng ngợp hồn , Anh H đã đi tu làm Linh Mục dòng Chúa Thánh Thể, Cha cảm thấy yêu thương các bệnh nhân và nay Cha H làm tuyên úy cho các bệnh viện tại Houston. Khi cầu nguyện cho bệnh nhân có những lần bệnh nhân được ơn Chúa an ủi và – thêm trông cậy Chúa.

–    Một Anh thanh niên khác nói rằng , Anh đã theo đạo vì muốn lấy  vợ , nhưng điều xảy ra là cách đây một thời gian , anh đã tham dự một buổi cầu nguyện Thánh Linh , khi đó , Anh được Chúa bao bọc bằng một đức tin cháy sáng và yêu mến.  Kể từ hôm đó cho đến  hôm nay  thì Anh còn sốt mến Chúa hơn cả bà xã. Anh có biết đã lái xe 5, 6 tiếng đồng hồ để đến dự Khóa này. Đời sống Anh thay đổi , Anh luôn có niềm vui và bằng an trong Chúa.

–     Sự hồi sinh năng lực truyền giáo , uy quyền mãnh liệt của Chúa Thánh Thần qua sự rao giảng trong các Khóa Thánh Linh cho anh chị em ngoài Đạo và Anh Chị Em Tân Tòng thật là đáng mừng.

–    Một anh trung niên chia sẻ , sau khi dự Khóa Thánh linh tại Giáo Xứ Ngôi Lời vào năm 2008, anh đã có mối tương quan mới với Chúa. Do đó,  đối với anh thì Chúa là một thực tế , gần gũi hàng ngày , bất cứ khi nào bị cám dỗ về sắc dục hay các cám dỗ mà anh sắp thua và chiều theo điều xấu thì anh gọi tên Chúa Giê Su yêu dấu của anh , lập tức cơn cám dỗ tan biến tức thì , nó vỡ tan như “ bong bóng xà phòng” . Một triệu lần như một , khi trong mối liên kết với Chúa thì Chúa đã ra tay can thiệp bảo vệ ngôi đền của Chúa là thân mình của Anh . Thật là một kinh nghiệm gần gũi và quí giá !

Nhiều lần , Các Cha đã mời Chúa Thánh Linh đụng chạm vào tâm hồn tham dự viên, kết quả là , Các Em trẻ  hầu hết đều được Chúa đụng chạm và có giây phút tuyệt vời , nghỉ ngời , tĩnh lặng trong Chúa hoặc hồi tâm và làm hòa với người mình giận hờn , làm hòa với Chúa như một người con.

Tĩnh tâm giải quyết một vấn nạn của tuổi trẻ đó là hàn gắn lại những mối giây liên hệ trong gia đình , làm mới lại tình Cha Con, Anh Em qua sự tha thứ cho nhau và qua lòng mến Chúa đổ xuống cho tham dự viên. Có một cô gái , 16 tuổi  đã hết giận Cha Mẹ sau 3 năm dài không chấp nhận bất cứ ý kiến nào của Bố Mẹ trong các vấn đề có bạn trai sớm, muốn trang điểm sớm và trang điểm khi đi học, muốn ăn mặc theo model khi đi đến trường học.

Các bạn trẻ Leader của các Nhóm rất mạnh mẽ, họ được ơn cảm nhận và biết được rằng ,  ai có nhu cầu cần hòa giải, cần giải tỏa và hai ba bạn đã đến  cùng đặt tay cầu nguyện với người đang cần sự liên kết . Họ đã làm một cách thành khẩn cho đến khi ơn đổi mới tâm hồn của Chúa ban xuống cho đương sự  thì các Leader trẻ mới chịu dừng lại và tạ ơn Chúa.

Dưới đây  là tâm sự của một Bác tham dự đã gởi cho Vợ mình mấy lời sau khi dự khóa CTĐS: – Chưa bao giờ Anh cảm thấy hạnh phúc hơn lúc này khi Chúa can thiệp trực tiếp vào hạnh phúc của Gia Đình mình , làm mới lại mọi mối quan hệ : Bố Mẹ với Con và Chồng với Vợ. Y như là Chúa nắm lấy tay Anh và Con  mà bắt cả hai bắt tay nhau trước mặt của Chúa vậy. Có sự bằng an và an ủi lớn lao của Chúa bao phủ gia đình  chúng ta!

Tuy Khóa không đông lắm vì là lần đầu tiên tổ chức cho giới trẻ nên chưa  có được sự kết hợp chặt chẽ với Life Teen của các Giáo Xứ nhưng về chất lượng thì rất là tuyệt vời. Tổng số tham dự vào khoảng chưa đến hai trăm người so với các kỳ tĩnh tâm khác lên đến trên một ngàn người, nhưng phải nói là ai tham dự cũng được tràn đầy bằng an và niềm vui chan chứa , đó là chưa kể đến khoảng hơn 20 người được ơn lành bệnh về phần xác : nhức đầu, thấp khớp, đau lá lách, mất ngủ, …

Sau cùng phải nói là chỉ có 4 bác, 1 anh mà cho mọi người ăn ngon và dư đầy không thể tưởng được. Cám ơn tình yêu cụ thể của Chúa được các Bác, Các Anh tỏ ra trong việc cung ứng,  thết đãi các bữa ăn sáng , trưa , chiều, tối . Ơn Chúa trong Khóa này dồi dào như lượng thực phẩm bổ dưỡng, tươi ngon, dư đầy mà mọi người sử dụng . Xin Chúa ban một mùa xuân mới cho giới trẻ trong các Khóa Thánh Linh. Hơn ai hết Các Em vốn bị bế tắc trước ngưỡng cửa thiêng liêng cần đến các Khóa Thánh Linh vô cùng.

Phần tôi , có niềm vui và bằng an nhẹ nhàng cứ lan tỏa lớn dần trong tâm hồn và sẽ ở cùng tôi trong su ốt tuần lế này. Cám ơn hồng ân của Chúa , Chúa thật là tuyệt vời.  Không thể nào tôi giữ kín niềm hạnh phúc này trong tâm , tôi phải chia sẻ ra với các bạn và mọi người.

Francis Tran ,

Lord the Incarnation Parish, Houston, TX

Khởi tố hai bị cáo trong vụ án đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh

Khởi tố hai bị cáo trong vụ án đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh

Minh Đức

 

 WHĐ (14.08.2012) – Hai nhân viên Tòa Thánh là Paolo Gabriele, cựu quản gia của Đức giáo hoàng và Claudio Sciarpelletti, kỹ thuật viên tin học của Phủ Quốc vụ khanh, đã được Tòa án Nhà nước Vatican triệu tập, trong vụ án rò rỉ tài liệu mật của Phủ giáo hoàng.

Phán quyết của thẩm phán điều tra của Tòa Thánh Vatican, Bonnet Piero, đã được công bố vào trưa thứ Hai. Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã trình bày các kết quả của giai đoạn thẩm tra này, theo đó có một bị cáo thứ hai cũng bị bắt vào đêm vào cuối tháng Năm. Cả hai sẽ bị xét xử bởi Tòa án Vatican: Paolo Gabriele về tội đánh cắp và Sciarpelletti Claudio về tội tàng trữ tài liệu bị đánh cắp.

Paolo Gabriele bị bắt ngày 23 tháng Năm. Nhiều tài liệu đã được tìm thấy tại nhà của ông. Ông thừa nhận đã chiếm đoạt tài liệu của Tòa Thánh, sao chụp các tài liệu này và trao cho nhà báo Italia Gianluigi Nuzzi một bản. Ông nói rằng ông đã hành động một mình, để phục vụ Đức giáo hoàng và không nhận bất cứ khoản tiền nào cho việc này.

Về phần Claudio Sciarpelletti, một phong bì gửi cho Paolo Gabriele đã được tìm thấy trong văn phòng của ông. Nhưng các nhà điều tra không đưa ra được bằng chứng kết luận Sciarpelletti đồng lõa trong vụ này. Tuy nhiên trong quá trình thẩm vấn họ cũng ghi nhận có những mâu thuẫn và những điều không ăn khớp.

Phán quyết này tạm khép lại cuộc thẩm tra. Trong bản cáo trạng của công tố viên còn có một số nhân vật khác không được tiết lộ danh tính. Những người này có thể được điều tra thêm.

Phán quyết này cho thấy viên cựu quản gia đã được giám định về tâm lý và được kết luận là có thể chịu luận tội như bình thường. Ngoài ra, phán quyết cũng cho biết một ngân phiếu 100.000 euro đã được tìm thấy tại nhà của ông và một bản sao quý giá của tác phẩm Aeneis.

Cuối cùng, người ta được biết sẽ có một phiên toà hình sự với ba thẩm phán. Ngày mở phiên tòa này chỉ được công bố sau ngày 20 tháng Chín.

(Vatican Radio, 13-08-2012)

Nguồn:  WHĐ

Maria Thanh Mai gởi

Nhà mù Bừng Sáng: Ánh sáng nơi đâu?

Nhà mù Bừng Sáng: Ánh sáng nơi đâu?

16/08/2012                            nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (16.08.2012) – Sài Gòn – Ngày 15.07 vừa qua, Christine Hà, cô gái Mỹ gốc Việt đến từ Houston (Texas) đã vượt qua khoảng 30.000 người sáng mắt để lọt vào top 36 thí sinh dự chung kết cuộc thi truyền hình nổi tiếng MasterChef tại Mỹ. Cô gái này mắc một chứng bệnh về thần kinh, bắt đầu giảm thị lực từ năm 19 tuổi và bị mù hoàn toàn vào năm 27 tuổi. Hà đã làm lay động bao trái tim của khán giả khi thể hiện niềm đam mê nấu nướng cháy bỏng của mình với đôi mắt hầu như không nhìn thấy gì. Thiếu ánh sáng từ đôi mắt, Hà lấy ánh sáng từ trái tim.

50 em khiếm thị tại mái ấm Bừng Sáng sẽ phải làm gì để hội nhập và còn vươn lên hơn nữa với những người bình thường trong một xã hội còn quá nhiều phân biệt đối xử và khắc nghiệt với người khiếm thị?

Mái ấm của tình thương

Chị Hạnh, 24 tuổi, dáng người gầy ốm nhưng nói chuyện vui vẻ và thân thiện, chị bị khiếm thị do một tai nạn. Chị Hạnh dẫn chúng tôi quẹo vào một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Tri Phương, Q.10, Sài Gòn (266/5 Nguyễn Tri Phương, P.4, Q.10). Trước mắt chúng tôi hiện lên một căn nhà nhỏ hẹp, khoảng 25 m2 và có một căn gác nhỏ. Dân chung quanh quen gọi là “nhà mù”.  

Mái ấm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 50 em nhỏ. Mái ấm Bừng Sáng do thầy giáo khiếm thị Đào Khánh Trường sáng lập. Ông bị khiếm thị từ nhỏ do hậu quả của căn bệnh đầu mùa. Đồng cảm với những người khiếm thị, đặc biệt là các em thiếu nhi, năm 1977, thầy Trường nhận các em khiếm thị về nuôi. Đến ngày 16.09.1986, mái ấm Bừng Sáng chính thức thành lập. Cơ sở hoạt động đến nay đã được 25 năm.

Thầy Trường là giáo sư Âm Nhạc trường Khiếm Thị, cũng như các em, đôi mắt của thầy không thấy gì ngoài một màu đen. Để duy trì ngôi trường này miễn phí cho các em, thầy đã đi dạy và làm việc vất vả để có nguồn kinh phí ổn định cho nơi này. Cơ sở là một căn nhà chật hẹp, nằm trong con hẻm nhỏ, đang có 43 em khiếm thị sống ở đây, được giáo dục bởi người những người thầy khiếm thị. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng thiện nguyện viên trong và ngoài nước.

Đến nay, trường Bừng Sáng đã xây dựng xong cơ sở 2 khang trang hơn ở gần ngay cơ sở 1 và có đầy đủ nhạc cụ, máy vi tính và những máy móc, phần mềm tin học dành riêng cho các bạn khiếm thị.

Từ khi thầy Trường mất, sơ Nguyễn Thị Hoàng,  (điện thoại: 0909681611), Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, đảm nhận công việc Chủ Nhiệm của trung tâm. Sơ Hoàng chia sẻ: “Lúc thầy Trường sinh thời, sơ và công đoàn thường xuyên lui tới thăm hỏi chia sẻ và giúp sức. Sau khi Thầy Trường mất, vì thương các em nhỏ không ai lo chăm sóc, nên sơ Hoàng xin chuyển về điều hành công việc, chăm lo cho các em về mặt tinh thần, giáo dục kiến thức, giúp các em tự tin vào bản thân, khuyến khích các em học tập nếu cám em ham muốn đi học, còn các em khác tùy vào khả năng sơ dạy làm đồ thủ công, bên cạnh đó còn có các bạn sinh viên, những nhà hảo tâm và các bạn đã rời mái trường trở về giúp duy trì và phát triển ngôi trường.”

  

Khó khăn không làm vơi ý chí

Những trẻ em nơi đây được sơ Hằng và sơ Hoa chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Còn cô Loan, quê ở Tây Ninh, phụ trách công việc bếp núc cho các em.

Ban đầu còn khó khăn nhưng sau thời gian được các sơ chăm sóc, dạy dỗ và rèn luyện thói quen nên các em có thể thích nghi với cuộc sống thường ngày phần nào. Chị Hạnh tự hào cho biết: “Các bạn có thể tự nấu cơm bằng nồi cơm điện, nấu những món chiên xào đơn giản bằng bếp điện.”

Anh Hòa, 31 tuổi, sống tại mái ấm hơn 20 năm. Anh đang giảng dạy tin học cho các em. Anh kể về chính mình: “Khi mới tiếp cận với bất cứ công việc gì thì cũng khó khăn, nhưng dần dần quen rồi thì thấy mọi việc cũng bình thường. Tôi đã được Thầy Trường đón nhận và dạy dỗ, bây giờ tôi cũng phải dạy lại cho các em bằng chính những kinh nghiệm tôi anh có được”.

Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với người khiếm thị chính là vấn đề học hành và đi lại. Mỗi lần các bạn muốn đi đâu thường phải nhờ người chở, hoặc phải có người dắt đi. Gần “nhà mù” có một vài công trình đang xây dựng và sửa chữa, nên việc di chuyển bất tiện và nguy hiểm. Chị Hạnh, khi đi cùng chúng tôi, không chú ý nên va phải các song sắt và cây gỗ từ một trong những công trình này.

Một số em được học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, trường học dành riêng cho người khiếm thị, và một số thì được học tại các trường hòa nhập. Ngoài ra, sơ Hoa, các em nhỏ hay gọi sơ là “cô giáo Bông” đến tận nhà giảng dạy chữ Braille (loại chữ nổi dành cho người mù) và dạy toán cho các em. Đôi khi, các em học bằng cách thâu âm và sau đó về nghe lại những đoạn âm thanh đã thâu được. Ngoài ra, học tin học, học đánh đàn, học nghề… và những thứ khác đều trở nên khó khăn với các em.

Các giảng viên ở trung tâm Bừng Sáng cũng chính là những thành viên trong mái ấm này. Những người được đi học và về hướng dẫn lại cho nhau, chẳng hạn như thầy Phú, thầy Huyến dạy nhạc… Bên cạnh đó, các bạn còn được học nghề massage, học cách kết cườm, làm hoa, làm móc chìa khoá, đan giỏ… Sau khi học xong các lớp phổ thông thì các em còn được học tiếp lên đại học và cao đẳng.

Vào thời gian rảnh, chị Hạnh cho biết những trẻ em hay kiếm công việc làm thêm, chẳng hạn như massage, công việc thủ công, kết cườm, làm hoa, móc chìa khoá, làm giỏ. Khi chúng tôi hỏi các em làm việc này như thế nào khi không nhìn thấy ánh sáng, chị trả lời: “Các em vận dụng những giác quan khác và luyện tập nhiều lần để làm công việc này. Thí dụ như việc kết cườm, các em dựa vào cảm giác để phân biệt những hạt cườm theo kích thước to nhỏ khác nhau trong các hộp riêng biệt. Còn massage thì đi học ở trung tâm và làm theo hướng dẫn của thầy, tiền công là khoảng 15.000đ/tiếng.”

Nhờ những công việc ấy mà các bạn có thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân cũng như để phụ giúp với mái ấm trong việc lo cho các em nhỏ.

Tuy nhiên, công việc massage cũng có nhiều bất trắc. Chị Hạnh kể, có một chị bị khiếm thị từ thuở nhỏ, khách hàng gọi đến nhà để massage cho khách và cuối cùng là bị khách cưỡng hiếp.  “Cơ sở bên mình thì nữ làm cho nữ, nam làm cho nam. Những cơ sở khác thì không quan trọng điều này”.

Luôn có niềm hy vọng

Thời gian đầu khi mới vào ngôi nhà nhỏ bé này, các em đều mặc cảm với chính mình và xa lánh mọi người xung quanh. Các em nhỏ luôn luôn có cảm giác là mình bị bố mẹ bỏ rơi, Bé Vi 9 tuổi khiếm thị do di truyền vừa khóc vừa nói: “Sao mẹ lại quên em, có phải mẹ đã bỏ em rồi không chị, tại em bị mù phải không chị, tại em không giúp được gì cho mẹ phải không chị, tại em không ngoan phải không chị, tại em, tại em… ”. Hầu như các em nhỏ ở đây đều cảm thấy mình đã bị mất tình thương yêu của những người thân trong gia đình.

Theo thời gian, khi đã thích nghi được với mọi thứ thì nỗi buồn vơi đi, những niềm vui đã bắt đầu nhen nhóm trong tâm trí các em lúc này đã bừng sáng, các em cố gắng rất nhiều trong việc học hành, giao tiếp, vui chơi, thân thiện với mọi người. Anh Hòa 31 tuổi vui vẻ chia sẻ: “Cũng bình thường thôi, mọi việc đã trở thành thói quen”.

Niềm vui khiến các em nhiệt tình hơn, hăng say với các công việc hơn, trong các hoạt động giải trí ngoài công viên, tại các nhà thờ. Chúng tôi được nghe bé Đức kể chuyện diễn cảm, nghe bé Khang đàn một vài bài nhạc ưa thích và được bé Vy chia sẻ về ước mơ trở thành cô giáo giống như sơ Hoa, “cô giáo Bông”.

Trên thế giới có khoảng 161 triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị (người vẫn còn nhìn thấy được, nhưng thị lực rất yếu, dưới mức 3/10) và 37 triệu người mù (người hoàn toàn không nhìn thấy gì) (theo thông kê vào năm 2002). Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt.

Theo khảo sát của RNIB trên những người khiếm thị về tuổi khởi phát bệnh, thì khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Thống kê riêng ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi.

Riêng ở Việt Nam hiện nay có khoảng 900.000 người (1,2% dân số) bị khiếm thị, 5,1 triệu người có khuyết tật về mắt. Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật về mắt là bị khiếm thị từ thuở nhỏ và do tai nạn.

Chẳng hiểu sao, tôi chợt nhớ đến sơ Hoàng, sơ Hằng, sơ Hoa với dáng người bé nhỏ nhưng yêu Chúa và thương các em vô vàn…

Những em ở mái ấm Bừng Sáng và những em khiếm thị ở các nơi khác luôn xứng đáng được hưởng một tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Ánh sáng, phải chăng ở chính ước mơ của các em, sự hy sinh phục vụ của các sơ, lòng nhiệt huyết của những người thầy và ở ngay mỗi người trong chúng ta?

Teresa Đinh Trần Hoàng Vi – Anna Nguyễn Thị Thanh Xuân

Maria Đặng Thị Kim Huệ – Teresa Trần Ngọc Bích

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

 

                                                                                                     Hà Mi

                                                                                                                           BBCVietnamese.com

Thứ tư, 15 tháng 8, 2012

 Uống bia 

Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam

Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.

Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.

Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.

Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.

Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là “cực hình” nhưng “vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có quí báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!”.

Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.

Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.

Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì “ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!”

Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì “số người ra quán để ‘giải quyết công việc’ chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả”.

Tờ báo này cũng viết “Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà”.

Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không bao giờ đi nhậu sau giờ làm.

 Uống bia

Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở

Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.

Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.

Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.

Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.

Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô “trăm phần trăm” và “zô zô” ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.

Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để “kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn” hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

‘Thăng tiến trên bàn nhậu’?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa – tức vẫn trong giờ làm việc.

Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về “văn hóa nhậu” tại Việt Nam.

Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi “nam vô tửu như kỳ vô phong” – đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.

Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về “văn hóa nhậu”.

Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu “miếng trầu làm đầu câu chuyện” đã dẫn tới “chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng …cũng trên bàn nhậu” như hiện nay?

Và để thay đổi được “văn hóa nhậu” này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.

Đức Mẹ đã được vinh danh tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

Đức Mẹ đã được vinh danh tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

                                                                          Nguyễn Long Thao

                                                                                                         8/11/2012


 

London, England, 10/08/ 2012. –

 Những ai có dịp theo dõi chương trình truyền hình của hệ thống NBC tại Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 8 năm 2012 đều thấy cảnh nữ lực sĩ người Ethiopia, Meseret Defar, đã biểu lộ đức tin của mình ngay sau giây phút vượt qua lằn ranh cuối để chiếm huy chương vàng trong cuộc thi chạy 5000m tại Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 tại Luân Đôn.

Khi được biết mình thắng huy chương vàng trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, các lực sĩ thường biểu lộ xúc động của mình bằng cách ôm mặt khóc. 

Nhưng nữ lực sĩ Meseret Defar đã biểu lộ cách khác. Nàng lấy hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để sẵn trong áo chạy đua, úp lên mặt mình, hôn hình Đức Mẹ. Nàng khóc với Đức Mẹ và thành khẩn cảm ơn Mẹ. Nàng đã đưa hình Đức Mẹ cho các ống kính truyền hình ghi hình Đức Mẹ như một cử chỉ vinh danh Mẹ Hằng Cứu Giúp

Nữ lực sĩ Meseret Defar là người Kitô Giáo, nàng đã phó thác cuộc tranh tài của mình vào quyền năng của Chúa. Khi Uỷ Ban Thế Vận Hội giới thiệu về nàng, ống kính truyền hình cho thấy nàng đeo ảnh Thánh Giá và trước khi chạy đua, nàng đã làm dấu Thánh Giá và thầm thĩ cầu nguyện.

Trước khi cuộc đua, nhà bình luận thể thao của hệ thống truyền hình NBC cho biết 3 vận động viên người Kenya và 2 tay đua khác người Ethiopia, nhất là cô Tirunesh Dibaba là đối thủ sừng sỏ nhất có nhiều cơ hội thắng huy chương vàng.Tuy nhiên, Cô Defar đã đoạt huy chương vàng trong cuộc chay đua 5000m với thành tích 15 phút 04 giây 24 sao (15:04:24). Huy chương Bạc về tay cô Vivian Cheruiyot người Kenya và huy chương đồng về tay cô Dibaba, người Ethiopia.

Tưởng cũng nên nói thêm về thành tích chạy đua của cô Defar: Cô đã hai lần vô địch thế giới trong môn chay đua 3000m. Ở cự ly 5000m, tại Hy Lạp năm 2004 cô đoạt huy chương vàng và ở Bắc Kinh năm 2008 cô đoạt huy chương đồng.

Vào năm 2006, ở cự ly 5000m, cô đã phá kỷ lục thế giới với thời lượng 14 phút 24 giây 53 sao

Nguyễn Long Thao

Kỷ niệm chuyến đi “Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam”

Kỷ niệm chuyến đi “Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam”

                                                                                             Nguyên Vũ

 

WGPSG — Medical Aid For Vietnam là Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam được thành lập năm 1994, khởi đầu cho những chuyến hành trình y tế từ thiện tại Việt Nam với số tiền, dụng cụ y tế và thuốc men quyên góp từ chính bàn tay và tâm huyết của những bác sĩ và thiện nguyện viên tham gia trong chương trình.  

Trong những năm đầu, đoàn chỉ tổ chức về Việt Nam mỗi năm một lần, nhưng từ năm 2000 với số thiện nguyện viên ngày càng gia tăng thì cứ mỗi 8 tháng là đoàn lại quy tụ các thiện nguyện viên khắp nơi trên thế giới cùng nhau về Việt Nam để khám chữa bệnh, phát thuốc, phát mắt kính, khám răng và phát quà cho những người dân nghèo tại các vùng hẻo lánh xa xôi. 

Ngoài việc khám chữa bệnh, đoàn còn có chương trình mổ tim cho các em từ 16 tuổi trở xuống, mổ mắt cườm cho người già, hỗ trợ cho các phòng phát thuốc từ thiện tại các làng xã nghèo, và trợ giúp việc chữa trị cho những bệnh nhân nghèo. 

Để tham gia chương trình năm nay, mỗi thiện nguyên viên đã tự mua vé máy bay từ nơi họ ở về Việt Nam và mỗi người cũng đóng góp 1.200 – 1.300 USD để lo cho các phương tiện đi lại và ăn ở trong suốt thời gian làm việc 2 tuần tại Việt Nam. Riêng số tiền Medical Aid For Vietnam quyên góp từ những tấm lòng hảo tâm đều được dành trong công tác y tế và chữa trị cho người nghèo. 

93 thiện nguyện viên từ các nơi như Canada, Mỹ, Hồng Kong, Việt Nam bao gồm bác sĩ, nha sĩ, y tá, dược sĩ, sinh viên và thông dịch viên… đã có mặt tại Sài Gòn để bắt đầu cho chương trình y tế từ thiện từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 7 năm 2012.  

Đoàn đã có buổi họp mặt và dâng Thánh lễ tại Trung tâm Mục vụ Giáo Phận Sài Gòn chiều ngày 8 tháng 7 năm 2012 và cùng chia sẻ bữa cơm tối tại nhà hàng Hương Biển. Sáng ngày 9 tháng 7 đoàn chia thành ba nhóm và tỏa đi làm việc tại các vùng miền khác nhau:

 

 

 

 

Nhóm 1 – Delta Team:  Khoảng 9 giờ sáng, 35 thiện nguyện viên trong nhóm đã hăng hái khuân vác hành lý, dụng cụ và thuốc men chất đầy trên xe buýt khởi hành đi Rạch Giá.  

Vẫy tay tạm biệt Sài Gòn, nhóm để lại sau lưng mình những con đường đầy nghịt xe cộ và ầm ĩ tiếng còi, vượt qua các sông rạch cùng những đám ruộng lúa xanh mượt mà để trực chỉ Miền Tây hướng đến vùng Rạch Giá, Cần Thơ và Long Xuyên.  Dù thời tiết mưa nắng bất thường, nhóm cũng đã phục vụ 4.888 bệnh nhân (khám chữa mắt 700 bệnh nhân, chữa răng 840 người, và khám tổng quát 3.348 người). Trong những ngày đầu làm việc, các thiện nguyện viện (dù đa số không biết Tiếng Việt) cũng đã học thuộc và hát vang bài ca “Anh em dô ta” để vượt qua cái mệt mỏi do thay đổi múi giờ và những cơn mưa bất chợt của Miền Tây. 

Nhóm 2 – Highland Central Team: Trên chuyến bay khởi hành lúc 14g20 đi Pleiku, 34 thiện nguyện viên nhóm Cao Nguyên đã sẵn sàng và hăng hái cho chuyến hành trình y tế tại vùng cao.

Khí hậu ôn hoà vùng cao nguyên đêm mưa ngày nắng đã giúp cho các thiện nguyện viên cảm thấy dễ chịu trong những ngày phục vụ anh chị em dân tộc Bana tại các thôn Kon Drei và Măng La (KonTum), thôn Plei Chuet và H’ra (Pleiku).  Sau 1 tuần làm việc tại vùng cao nguyên, nhóm đã hạ sơn tiến về vùng biển Nha Trang.  

Tại Nha Trang, nhóm đã làm việc 2 ngày tại Khánh Vĩnh, sau đó dành 1 ngày đi thăm và tặng quà cho 130 trẻ mồ côi tại Chùa Lộc Thọ, Khánh Hoà và 60 em khuyết tật tại Cơ sở Chăm sóc Giáo dục trẻ khuyết tật Hoàng Diệu. Nhóm đã phục vụ 3.889 bệnh nhân (mắt 843, răng 555, tổng quát 2.491) và tặng rất nhiều thuốc men cho hai cơ sở y tế từ thiện địa phương. 

Nhóm 3 – Northern Stars Team: Cái nóng oi bức của thành phố Vinh đã chào đón 24 thiện nguyện viên của Nhóm Miền Bắc vừa đáp chuyến bay 13g50 từ Sài Gòn đến Vinh để phục vụ tại giáo xứ Trung Song và giáo xứ Bình Thuận.  

Sau 3 ngày làm việc liên tục không ngơi tay, nhóm đã thấm mệt và đuối sức vì những cơn nóng cao độ. Một số thành viên vì sức khoẻ đã không tiếp tục tham gia được, nhưng những thiện nguyện viên còn lại vẫn hăng say lên đường đi Lạng Sơn, một tỉnh vùng núi phía Đông Bắc của Hà Nội, giáp biên giới Trung Quốc. Mỗi ngày nhóm đã lặn lội hàng trăm cây số, vượt qua những con đường núi ngoằn nghèo, gồ ghề để tới các buôn làng hẻo lánh tại xã Bằng Mạc và xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, phục vụ cho người dân nghèo hiếm khi được gặp bác sĩ. Nhóm đã phục vụ 3.600 bệnh nhân (mắt 650, răng 710, tổng quát 2.240) và tặng 2.800 phần quà (mỗi phần quà trị giá 100.000đ). 

Tổng cộng trong hai tuần làm việc ở Việt Nam đoàn đã khám 12.377 bệnh nhân (mắt 2.193 , răng 2.105, tổng quát 8.079), và tặng khoảng 8.000 phần quà cho người nghèo (400-500 phần cho mỗi nơi các nhóm đến làm việc), mỗi phần quà trị giá 100.000 VND. 

Sau những ngày làm việc, ngày 19 tháng 7, cả 3 nhóm đã tập trung về Nha Trang để gặp mặt tổng kết và nghỉ ngơi. Mọi người cùng chung vui trong bữa cơm tối với những tiết mục văn nghệ là các bài ca và điệu múa mà mỗi nhóm đã học hỏi được nơi mình đến phục vụ. 

Ngày 20/7 đoàn chia tay Nha Trang về Sài Gòn và các thiện nguyện viên đã lần lượt giã từ Việt Nam trở về xứ sở và công việc thường ngày của mình.  

Trong những ngày làm việc tại Việt Nam mặc dù phải đương đầu với cái nóng 40 độ C ở Vinh, hay những cơn mưa dầm ở Miền Tây và rào cản về ngôn ngữ ở Tây Nguyên (vì đa phần những anh em đồng bào ở đây không biết tiếng Kinh nên khi khám bệnh ở đây đoàn cần tới 2 thông dịch viên, từ tiếng đồng bào sang tiếng Kinh và từ tiếng Kinh sang tiếng Anh), mỗi thiện nguyện viên trong đoàn đều cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc vì đã được đi đến những nơi mà bình thường họ sẽ không đến, được phục vụ và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, nhất là được kết tình thân hữu với các thiện nguyện viên đến từ khắp các phương trời. Khó ai có thể quên được những bài Thánh Vịnh cùng những bài hát được ca vang trên xe buýt lúc đi đường, những lời cầu nguyện cho nhau và cho tha nhân, đặc biệt là những câu chuyện vui dí dỏm khiến mọi người cười vang, ai ai cũng thấy đoạn đường dài đã được rút ngắn lại. Tất cả đều là những trải nghiệm ý nghĩa khó quên và là hành trang tô điểm cho cuộc đời.

Nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Sau Thế vận hội Olympic 2012, một vận động viên Tây Ban Nha sẽ gia nhập chủng viện

Sau Thế vận hội Olympic 2012, một vận động viên Tây Ban Nha sẽ gia nhập chủng viện

                                                                                                   Đinh Lăng

 

WGPSG — Carlos Ballve –vẫn được bạn bè gọi là “Litus”– chơi vai hậu vệ trong đội tuyển khúc côn cầu của Tây Ban Nha đang dự tranh Thế vận hội Olympic London 2012, cho biết: sau khi Thế vận hội kết thúc, anh sẽ gia nhập chủng viện tại Bỉ để trở thành linh mục.

Theo nhật báo El Pais của Tây Ban Nha, dù anh luôn coi mình là một tín hữu, nhưng chỉ mãi đến năm 2005 anh mới nhận thức được tầm quan trọng của Thiên Chúa trong đời sống của mình.

Mùa hè năm đó, mọi sự bắt đầu thay đổi khi anh thi đấu giải vô địch thế giới U21.

Anh nói: “Chúng tôi khởi đầu thật tệ, đến nỗi vào ngày Chúa nhật, tôi đi lễ và giao hẹn với Chúa: Tôi nói với Chúa, nếu Chúa thay đổi chuyện này, tôi sẽ đi Medjugore với cha tôi. Chúng tôi đã làm nên lịch sử. Chưa bao giờ đội U21 giành được một huy chương, và lần ấy chúng tôi xếp thứ ba”.

Ballve đã giữ lời hứa và đi Medjugore. Tuy nhiên, anh nói rằng cuộc sống của anh vẫn chẳng có gì thay đổi. Anh vẫn đi chơi với các cô gái, tiêu tiền như rác, và chẳng hề cầu nguyện”.

Nhưng “có điều gì đó bên trong tôi nói rằng: ‘Litus, bạn đang được tự do làm những gì bạn muốn, nhưng hiện nay bạn chẳng có hạnh phúc’”.

Mặc dù đang là cầu thủ giỏi nhất, anh đã quyết định bỏ cuộc chơi để đi tìm Chúa.

“Tôi nói với Ngài: ‘Con không biết mình đã làm gì sai. Có những điều kỳ lạ đang diễn ra. Con muốn đến thú nhận với Chúa, này con đây, Chúa hãy làm những gì Chúa muốn’”.

Cuộc sống của anh bắt đầu thay đổi, và anh chỉ xin Chúa cho anh thực hiện ước mơ được tham gia Thế vận hội.

Vì thế Ballve gọi thời gian của mình tại Thế vận hội Olympic cho đến nay là “một kinh nghiệm phi thường và quý giá”. Anh nói rằng anh hy vọng “không chỉ giành chiến thắng, nhưng còn lớn lên trong đời sống đức tin, và chia sẻ điều ấy với những người khác nữa từ khắp nơi trên thế giới”.

(CNA/EWTN News, 3-8-2012)

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

trong chiasetinbai@gmail.com

Chợ Trời Ở Pháp

Chợ Trời Ở Pháp
 
                                                                                                         Bích Xuân Paris
 
 
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi3.JPG
Một buổi sáng nắng vàng rực rỡ, tôi chuẩn bị đi một vòng ngoài Chợ Trời cách nhà tôi hơn cây số rưỡi. Đi Chợ Trời cũng có cái thú, đến đó mua thứ gì cũng có, như cái áo thun mới mua ở ngoài Chợ Trời rẽ hơn phân nửa ở tiệm. Nói chung món nào bán ở Chợ Trời cũng rẻ hơn là mua ở tiệm nhất là áo quần, giày dép, mũ, xách cho đến những hàng trái cây, hàng thịt, hàng cá, gà quay và dụng cụ cho phòng tắm, nhà bếp … Hàng bán áo quần là đông khách nhất vì 2, 3 euro một cái nên người mua mặc sức chọn lựa. Những biển hiệu trên áo quần mới này đều bị cắt bỏ hết. Áo quần này những tiệm bán không chạy, cuối cùng bán cho những người chuyên thầu những mặc hàng bị ứ đọng để thẩy ra Chợ Trời.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi1.JPG
Ở Pháp, thị xã nào cũng có những khu Chợ Trời, 3 ngày mỗi tuần, có nơi 2 ngày. Chợ Trời có nơi vào ngày thứ ba, thứ sáu. Nơi khác, thứ bảy, chủ nhật … Người bán ở chợ bán đủ 3 ngày, có người bán năm, hoặc bảy ngày một tuần, nếu họ có sức khỏe và những khu Chợ Trời khác còn chỗ. Những người buôn bán này không cố định phải bán một chợ mà họ được quyền bán nhiều khu Chợ Trời khác nhau. Chợ Trời có đủ 4 mùa, có điều lạ, dầu cho trời lạnh dưới không độ âm, khách cũng trùm khăn, đội mũ, mang bao tay, áo ấm đi ra Chợ Trời coi hôm nay có thứ gì mới lạ không ?
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi2.JPG
Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung, chủ chợ chỉ chỗ nào thì lấy chỗ đó, bán buổi nào chủ chợ thâu tiền buổi đó. Chợ đông nhất vào lúc 10 giờ 30 sáng và tan vào lúc 1 giờ chiều.
Trong thị xã tôi ở có 3 khu vực tổ chức Chợ Trời. Khu Chợ Trời tôi đến hôm nay có hai ngày chợ trong tuần, thứ ba và thứ sáu. Khu Chợ Trời này ngay nơi toà đô chính của thị xã. Trong chợ có 8 gian hàng bán trái cây, 9 hàng thịt đủ loại như : dê, thỏ, gà, ngựa … xúc xích khô. 4 hàng cá, 2 gian hàng bánh, hàng thức ăn tươi. Gian hàng trái cây khô, của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, ngoài ra có hơn 50 gian hàng như : hoa tươi, đồ trang sức, vòng vàng giả, mỹ phẩm, kính mắt, áo quần, hàng vải, rideaux …
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi4.JPG
Có những khu Chợ Trời, đậu xe nơi công cộng phải trả tiền dầu là ngày chủ nhật (thứ bảy thì đưọc free, một tuần được đậu xe miễn phí một ngày và lễ). Hầu hết người ta đến Chợ Trời ngày chủ nhật nên không ai để ý, khi ra về mới thấy hàng xe đậu hai bên lề đường đều dính phạt « bươm bướm » xanh trên xe.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi5.JPG
Vì có ba ngày Chợ Trời nên số người đi làm cho công sở có quyền phụ bán hàng với vợ ngày cuối tuần, nhưng họ không được cấp giấy phép để hành nghề buôn bán vì đã có công việc làm rồi. Sau khi có giấy phép, người bán nộp đơn xin chủ Chợ Trời, chủ chợ sẽ sắp chỗ cho mình, (người buôn không có quyền chọn lựa). Chủ chợ cũng có quyền từ chối món hàng mình muốn đặt bán với lý do trong chợ đã có người bán món hàng đó rồi. Nhưng cũng có nhiều chợ có đến 5,7 gian hàng bán cùng một món. Chủ chợ sắp mỗi gian hàng này ở mỗi góc xa xa. Những người bán kiểu này là bán hàng rong họ đến bán thử, nếu được, lần sau đến bán tiếp, nếu thấy ế họ « chuồn » luôn … Mỗi tuần có 3 ngày chợ, con buôn phải có mặt bán đủ 3 ngày, luật như vậy là để lúc nào chợ cũng có đông người bán.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi6.JPG
Người bán ở Chợ Trời khi về hưu, không được quyền sang nhượng chỗ bán của mình lại cho ai, nếu có, 2 bên thương lượng với nhau rồi người mua cứ đưa tiền khơi khơi cho người sang lại chỗ. Nhưng người sang chỗ phải xin phép người chủ chợ và đưa bao thư thật đầy cho chủ chợ, lúc đó chủ chợ mới nhắm … mắt để cho người mới này vào chợ tiếp tục bán món hàng vừa được sang lại.
Chủ chợ là người làm việc cho nhóm người thầu, họ có nhiệm vụ trông coi, và sắp xếp chỗ cho giới buôn bán, phần đông chủ chợ là người trong gia đình hoặc bà con với người thầu.
Chợ Trời ai muốn bán gì thì bán, ví dụ : một chợ ba, bốn tiệm gà quay, nhưng có chợ chỉ một người bán gà quay thôi, bởi chủ chợ đã bị người bán gà này đã mua đứt bằng cách hối lộ tiền, nên chủ chợ không cho người khác đến bán món gà nướng nữa. Mỗi lần thâu tiền chợ, lúc nào chủ chợ cũng có tiền « típ » và lúc nào những người bán trong chợ cũng làm chủ chợ vui lòng, chủ chợ mua gì không ai tính tiền.
Một người Việt Nam tên Nam Gà, vì cách ướp gà sả tiêu của ông rất mặn mà thơm, ngon. Tôi tìm ông đến ông. Ông bán 2 loại gà nướng lớn và nhỏ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Mỗi ngày ông bán được 200 con. Loại gà nhỏ ông mua vào 2 euro, bán ra 7 euro. Gà lớn nuôi ở nông trại, ông mua một con giá 3,50 euro, bán 13 euro. Ông cho biết cách đây 10 năm chỉ việc xin vào bán gà nướng ở Chợ Trời thôi mà ông phải đưa bao thơ cho chủ chợ trong đó có 2500 euro, một thời gian bán gà quay, ông mua được căn Appartement 40000 euro. Thấy bán gà nướng tiền vào túi dễ dàng, ông xin thêm 4 m² trong một khu Chợ Trời khác để bán gà, và bao thơ lần này nặng ký đến 7000 euro, nhưng chủ chợ từ chối vì trước ông Nam đã có người khác tặng chiếc xe hơi mới keng cho chủ chợ rồi.
Tôi hỏi :
– Chợ Trời có gì đặc biệt mà người ta phải mất tiền để được vào đó, mùa hè thì không sao đến mùa đông lạnh từng khía da …
Ông Nam nói :
– Ừ, vậy đó ! Xin vào bán ở chợ rất khó, mà muốn bán gà nướng còn khó hơn, có nhiều Chợ Trời nằm trong khu giàu, nhất là Paris ở quận 8, 15, và 16 bán cái gì cũng gấp hai, ba lần ở chợ khác, nên phải có bao thư cho chủ chợ …
– Chợ Trời thường xẩy ra những chuyện gì ?
– Thỉnh thoảng cảnh sát vào thình lình để xét giấy tờ, người bán không khai báo sẽ bị phạt ngay như trường hợp của tôi, vợ bị cảm tôi mướn tạm người đứng bán, cảnh sát đến hỏi và tôi bị phạt 1500 euro vì mướn người trái phép.
Ông Nam ngưng nói, móc trong áo ra bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hít một hơi rồi nói :
– Gà quay là món dễ bán nhất ở Chợ Trời, các món khác khuất lại để mua lần sau chứ đói là phải ăn. Gần trưa nghe thơm phức mùi gà nướng nên ai cũng muốn mua …
Ông Nam phì phà khói thuốc vừa nói với lời hằn hộc :
– Chủ Chợ Trời ở đây là thằng mị dân ăn hối lộ đủ mọi cách. Trong chợ trước kia chỉ mình tôi bán gà nướng thôi, tôi đã bao thư cho nó để độc quyền bán gà nướng, nó gật đầu hứa, nhưng lại cho người thứ hai vào chợ bán gà nướng, rồi đến người thứ ba … Bây giờ số gà nướng của tôi bán ra mỗi ngày chỉ được 30, con thôi.
– Ở Pháp mà cũng hối lộ cho chủ chợ vậy sao ! Gà bán ra ít hơn so với lần trước thì có đủ chi phí không ?
Ông Nam gà nói :
– Giới bán buôn ai cũng biết chủ chợ hối lộ mà không dám làm gì, mình thưa nó thì mình cũng mất chỗ để bán. Chủ chợ có đủ quyền hành ở trong tay, vào đây thì phải chịu thôi … Gà bán ít tôi phải xin bán thêm các món khác như : Cơm chiên, chả giò, gỏi cuốn, gà xào với rau cải …
Tôi lại tò mò :
– Gà nướng bán không hết thì làm sao ?
– Gà còn lại thì đem cho bạn bè, cho người bán cá trong chợ, hàng cá bán không hết họ cũng cho tôi. Gà đem về làm gà xào chua ngọt, gà làm cơm chiên để chủ nhật bán tiếp, gà làm thứ khác không xuể thì đem vất đi. Tôi đã biết số khách của mình có bao nhiêu rồi nên gà nướng vừa đủ để bán. Gà dư, gà thiếu có ngày không chênh lệch bao nhiêu.
– Ông có thấy người giàu sang đi Chợ Trời không ?
– Sao lại không, mấy bà nhà giàu cứ đi loanh quanh trong Chợ Trời mua ba các thứ để chùi chân ở trong xe hơi, khăn để chùi nhà, để rửa chén, giày, dép đi trong nhà … Giàu nghèo chi cũng thích ra Chợ Trời ráo !
– Có khi nào con buôn ở trong chợ đánh nhau không ?
– Có chớ.
– Tại sao ?
– Thì bên này lấn qua chổ bên bia vài ba phân là có chuyện …
– Lúc đó thì cảnh sát đến ?
– Không, chủ chợ đến dàn sếp.
– Ngoài mấy chuyện này ra ở Chợ Trời có chuyện gì lạ nữa không ?
– Thỉnh thoảng có khách bị ngất xỉu, có người bị móc túi vậy thôi …
– Mùa đông đứng bán ngoài trời mấy tiếng đồng hồ lạnh buốt chịu sao nổi, và lạnh nhất là ở đâu ?
– Thường thì lạnh nhất là hai lòng bàn chân đến đầu gối, tồi vùng thắc lưng rồi đến hai bàn tay. Phải có máy sưởi để bên cạnh chứ không thì … chết cứng.
Thình lình trời bỗng kéo mây đen, gió thổi ù ù rồi sấm chớp ầm ầm. Cơn mưa to lớn đổ xuống thật nhanh, khách vội vã chạy tránh mưa dưới những cây dù của người chủ hàng trong chợ. Cơn mưa kéo dài 15 phút, tôi đứng tránh mưa dưới cây dù của người bán trái cây nhìn sang bên gian hàng phía trước gian hàng bán áo quần trưng bày trêm sạp. Người đàn ông mặc quần jean, áo jacket hối hả trải tấm dãi dầu trên đống áo quần để tránh những gịot mưa bắn vào.
Tôi đứng nép người vào bên trong, nhưng nước mưa bắn vào hai ống quần bị ướt đẫm. Tôi đưa mắt người bán hàng phía trước, rồi nhìn mặt đường ướt sũng những cơn mưa nặng hạt mà tôi không trù tính là sẽ có mưa.
Trời hết mưa, tôi cảm ơn người bán hàng để tôi tránh cơn mưa. Trên suốt con đường trở về nhà, tôi cứ suy nghĩ hoài về những người bán hàng ở ngoài Chợ Trời hôm nay …
Bích Xuân Paris

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

 VOA

Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc thuộc Viện Brookings

03.08.2012

Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cảnh báo Trung Quốc tránh có thêm động thái nhằm siết chặt kiểm soát trong vùng biển Nam Trung Hoa đang có tranh chấp, mà Việt Nam gọi là Biển Đông; giữa lúc có thêm căng thẳng tại khu vực này.

Trong thông cáo báo chí cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc về chuyện có thêm khu cảnh bị và đưa thêm giới chức dân sự đến bãi cạn Scarborough, và sử dụng các rào cản ngăn không cho tàu của nước ngoài đến.

Trong thông cáo, quyền phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nhấn mạnh việc Bắc Kinh nâng cấp mức quản lý hành chính tại thành phố Tam Sa và lập khu cảnh bị tại đây đi ngược lại với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những cách biệt và rủi ro làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Thông cáo dường như là dấu hiệu cho các nước Đông Nam Á thấy Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi các diễn biến trong khu vực.

Tuy nhiên, theo lời ông Kenneth Lieberthal, chuyên viên về Trung Quốc tại viện nghiên cứu Brookings và là một giới chức dưới thời cựu Tổng thống Clinton, việc chính phủ Mỹ nêu đích danh Trung Quốc trong lúc có mấy nước Đông Nam Á đòi chủ quyền tại vùng này, có thể làm Bắc Kinh nghĩ rằng Washington đang siết chặt an ninh tại đây để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Ông nói tiếp:

“Rất có thể Trung Quốc sẽ xem cảnh báo này không cần thiết, và xác nhận các quan tâm của họ rằng Hoa Kỳ đang năng nổ tìm cách đứng về phe các nước Đông nam Á để chống lại họ.”

Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

“Lập trường Hoa Kỳ tôi cho là cũng không có gì mới mẻ so với từ trước đến giờ là không tìm cách can thiệp vào những tranh chấp nếu đó là giữa hai quốc gia, giữa Trung Quốc và một quốc gia đặc biệt nào. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ như hàng hải tự do trong vùng và không muốn thấy có chiến tranh nên nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng con đường hòa bình. Nói cách khác Hoa Kỳ làm áp lực để ASEAN bây giờ ngồi lại với nhau để thành hình một giải pháp tập thể của toàn vùng ASEAN. Hoa Kỳ cho rằng nếu ASEAN không bảo được nhau như trường hợp tại Kampuchia vừa rồi thì Trung Quốc cứ lấn tới thôi.”

(Nguồn: Los Angeles Times, Bộ Ngoại giao Mỹ)

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

                                                                                 nguồn:  VOA

 Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Trà Mi-VOA

13.07.2012

Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm mà Tạp chí Thanh Niên hân hạnh giới thiệu đến quý vị trong chương trình hôm nay.
 

Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt thu tóm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đã phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya thì sang phụ việc cho một hãng đóng giày, còn thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Có lúc trong nhiều ngày liền ông không có được một giấc ngủ. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đã lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.

Ông vào làm việc cho công ty Hughes Aircraft Company và trở thành Khoa học gia Trưởng của bộ phận chuyên trách lĩnh vực truyền thông bí mật và vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm của hãng. Khi công ty hội nhập với tập đoàn danh tiếng Raytheon, ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp của Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, trung tâm nghiên cứu của ông tách rời ra khỏi Raytheon để thành một công ty riêng có tên là TelASIC, ông đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Kỹ nghệ Hệ thống của công ty này. Tại đây ông đã nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hãng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động. Hiện ông là Phó giám đốc Cao cấp phụ trách về Công nghệ Di động Toàn cầu của hãng MTI, có nhiệm vụ khuếch trương trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của công ty ở Mỹ và Đan Mạch.

Định cư tại bang California, Tiến sĩ Khiêm đang sở hữu hơn 25 bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vưc truyền thông-tín hiệu và nhiều giải thưởng, trong đó có các giải thưởng của hãng Hughes dành cho kỹ sư trẻ xuất sắc và dành cho phát minh xuất sắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết đăng trên các đặc san khoa học kỹ thuật. Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Khiêm sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về bí quyết thành công của mình.
   
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi cũng chỉ có một thành công rất khiêm nhường thôi, không có gì quan trọng lắm, nhưng dĩ nhiên là ai cũng phải đi qua những chặng đường khó khăn, vất vả để đạt được kết quả mình muốn. Đó là chất xúc tác để mình cố gắng hơn. Tôi nhớ năm 1975 khi tôi đến Mỹ, có khoảng thời gian tôi phải làm việc suốt mà không có được phút nào ngủ cả vì lúc đó tôi phải làm 2 công việc. Tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng và làm trong một hãng đóng giày. Tối tôi làm nhà hàng, khuya tôi đi đóng giày, ban ngày tôi phải học để thi cuối khóa. Làm đóng giày tôi kiếm được khoảng 1,25 đô la/giờ. Lương làm nhà hàng chủ yếu nhờ vào tiền ‘tip’. Sau đó, trường đại học Purdue ở bang Indiana cho tôi học bổng vào chương trình cao học nên tôi không phải trả học phí. Trường lại trả lương cho tôi làm nghiên cứu khoa học. Cho nên, trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ việc cắp sách đến trường. Hồi tưởng trở lại, tôi cũng không thấy gì gọi là nặng nhọc lắm. Có lẽ nhờ thời tôi ở Việt Nam, tôi có sức chịu đựng rất cao. Người ta thường đi xe Honda hay xe đạp đến trường, tôi hằng ngày đi bộ 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới trường. Học xong đi bộ về nhà 1 tiếng rưỡi nữa. Tôi muốn tự ép mình chút xíu về sức chịu đựng. Tôi cảm thấy đó là một sự tranh đấu cần thiết để rèn luyện sức chịu đựng của mình một chút. Khi tôi vào đại học Phú Thọ, ban ngày tôi đi đạp xe đi dạy kèm 2, 3 chỗ vì kế sinh nhai. Những điều đó tạo cho mình một sức chịu đựng và sau này trở thành những lợi thế cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn hơn.

Trà Mi: Một người Việt ngồi vào ghế điều hành cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ uy tín hàng đầu của Mỹ, cảm giác của tiến sĩ như thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Ước mơ của tôi là tìm ra một hướng đi, một cái nhìn mới trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Năm tôi 35 tuổi, họ mời tôi vào chức vụ Khoa học gia Trưởng. Công ty khoảng 60 ngàn nhân viên chỉ có 9 Khoa học gia Trưởng thôi. Tôi bước vào vị trí này giữa những người tóc bạc, tôi rất ngạc nhiên và hơi bàng hoàng lúc ban đầu. Tôi đặc biệt cảm ơn quốc gia này vì họ có cái nhìn rất cởi mở. Nếu họ cảm thấy mình có thể làm được việc, họ sẽ mở cánh cửa cho mình bước vào. Nói về cảm tưởng, tôi cảm thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi và cho những người làm việc chung với tôi. Mình lại có một trách nhiệm cao hơn, làm sao có thể thỏa mãn được những trách nhiệm đó thì mình cảm thấy vui rồi. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Bên cạnh tôi là những cộng tác viên luôn đem lại cho tôi những giây phút hào hứng làm việ c chung.

Trà Mi: Từ các vị trí cao cho tới những bằng phát minh và các giải thưởng, những thành tích có ý nghĩa thế nào đối với tiến sĩ?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Những bằng cấp hay bằng phát minh đó, khi mình phát minh rồi, nó trở thành những phần tử chết, tức là những cái đã xảy ra rồi. Nó có thể đem lại cho tôi những hồi ức vui vẻ trong giây phút thôi, nhưng những cái làm tôi phấn chấn nhất là những bài toán mà chúng tôi đang đương đầu trong hiện tại và tương lai. Thành ra, nhiều khi tôi cũng không quan tâm lắm đến các thành quả đã đạt được vì đó là những cái đã đạt được rồi. Nhiều khi mình quan trọng hóa các thành quả cũ đó cũng làm mất đi ý nghĩa vì những phần tử mớ, phần tử sống nằm ở hiện tại và tương lai. Tôi chú tâm và muốn tìm những hạnh phúc mới của tôi trong những giờ giải những bài toán mới.

Trà Mi: Có thể nói đối với tiến sĩ, thành công và thành tựu là quá trình phấn đấu không ngừng, không có điểm dừng.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Dạ vâng.

Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã đi qua bằng một từ ngắn gọn để mô tả về nó, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chặng đường đó mỗi người phải tự tìm ra mục đích, hướng đi, và hạnh phúc của mình nằm ở đâu. Nếu chúng ta không thích làm việc đó, thì chắc chắn sự thành công nếu có cũng chỉ giới hạn thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra sự thích thú trong công việc.

Trà Mi: Nhiều người ngày nay đánh giá sự thành công dựa trên hai yếu tố chính. Một là học vấn. Hai là có vai trò lãnh đạo. Liệu có phải đây là thước đo chính xác? Có thể có những con đường thành công khác hơn ngoài hai bàn đạp là học vấn và lãnh đạo hay không? Vừa là một nhà khoa học, vừa trong vị trí một người lãnh đạo, cái nhìn của ông về vai trò và tầm quan trọng của học vấn và tinh thần lãnh đạo đối với giới trẻ ra sao?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Người Việt Nam đặt sự thành công vào vấn đề khoa bảng. Nghĩa là muốn thành công phải đi qua con đường học vấn, dùng đó làm bàn đạp tới thành công. Điều đó không chắc hẳn như vậy. Tại Mỹ như chị cũng biết có các trường hợp, như ông Bill Gates chẳng hạn, trở thành những người thành công nhất. Tôi cho rằng có nhiều phương pháp dẫn tới sự thành công, chứ không dứt khoát phải đi qua chương trình học. Tuy nhiên, khi chúng ta đi học, chúng ta còn học cách làm người nữa. Cho nên, tôi nghĩ bước đường đi học rất quan trọng, giúp chúng ta biết cách ngoại giao, cách làm việc, cách suy nghĩ. Nếu chúng ta theo khuôn mẫu tạo thành công qua học vấn hay quản trị thì đó cũng chỉ là những cái giới hạn thôi. Thành công đối với tôi là đạt được những cái mà mình muốn giúp ích cho xã hội.

Trà Mi: Người Việt tại Mỹ có rất nhiều gương thành công, thành danh mà câu chuyện của tiến sĩ Khiêm đóng góp một phần trong đó. Ông có cảm nghĩ thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi biết chắc là người Việt của chúng ta có rất nhiều người thành công. Có một chút đóng góp, tôi cũng cảm thấy rất hãnh diện và cảm thấy rất vui. Người Mỹ đã mở những cánh tay rất rộng đối với tôi, cho tôi những cơ hội này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Môi trường tại Mỹ giúp chúng ta đạt được những thành công cao hơn. Ví dụ như ở Việt Nam có một hạn chế là những người đảng viên hay con cái của đảng viên mới được nắm giữ những chức vụ quan trọng. Điều này hạn chế số người thành công rất ít. Môi trường làm việc ở Mỹ mở rộng hoàn toàn, đào tạo ra rất nhiều người thành công và mọi người cảm thấy thoải mái. Đó là một chất kích thích giúp nước Mỹ này thành công. Theo tôi, chúng ta nên mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người, nên sử dụng những người có khả năng. Như cách làm việc của người Mỹ ở đây, tôi cảm thấy rất thoải mái.

Trà Mi: Tiến sĩ vừa nói tới ‘chất kích thích’ mà xã hội Mỹ giúp các cá nhân trong xã hội có được cơ hội thành công hơn, tức là mọi người có nhiều cơ hội đa dạng khác nhau. Còn về ‘chất kích thích’ giúp cho một nhà khoa học có nhiều bằng phát minh sáng chế như tiến sĩ đây là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chất kích thích đó là mình phải có sự đam mê tìm kiếm những điều mới lạ trong công việc. Có một số người chỉ vui vẻ làm công việc cho xong. Có những người muốn giải quyết công việc xong rồi mới về nhà. Làm khoa học đòi hỏi phải có sự đam mê. Chất kích thích đối với tôi là tìm ra phương pháp mới. Thời tôi còn đi học chương trình tiến sĩ ở đại học Purdue, có một bài toán nan giải trong luận án của tôi. Hằng đêm, trước khi đi ngủ và trong giấc ngủ của tôi, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đó. Tôi tìm ra lời giải khoảng 2-3 giờ sáng và ngồi dậy viết lên giấy. Khi tôi làm cho công ty Hughes, có một số bài toán khó, tôi đã bỏ 6 tháng trời để tìm ra lời giải hầu đưa tất cả hệ thống truyền thông kết hợp lại với nhau.

Trà Mi: Nếu có một lời khuyên đối với giới trẻ từ câu chuyện thành công của mình, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Đầu tiên, nói về phương pháp để thành công, chúng ta cần phải giữ một tư cách đàng hoàng, một thiện chí làm việc, và cố gắng trau giồi kiến thức. Những người xung quanh thấy mình có khả năng, họ sẽ đưa mình vào một vai trò làm việc thăng tiến hơn. Người Mỹ có câu vai trò quản trị là vai trò của sự tin tưởng. Mình tạo sự tin tưởng qua những việc mình làm, tư cách làm việc, và thiện chí làm việc của mình. Họ thấy mình có thể làm việc được, họ sẽ cho mình những cơ hội. Nếu những người xung quanh không mở cánh cửa cho chúng ta đi, chúng ta không thể vào vườn hoa xinh đẹp nào cả. Thứ nhì, mình phải tìm mục đích, hướng đi, và những người cộng tác để cùng làm việc và chia sẻ những thành quả với nhau. Có những người làm việc chung cố dấu những ý nghĩ của họ để giữ phần thưởng riêng cho họ. Những điều đó sẽ trở nên rất tầm thường và không vui. Phải nên thích làm việc với những người cộng tác xung quanh mình.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Khiêm đã dành cho Tạp chí Thanh Niên của đài VOA cuộc trao đổi này.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Cảm ơn quý vị thính giả đã theo dõi.

Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?

Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?

Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, stress thực sự được coi là một sát thủ dấu mặt với những tác động có thể ngoài sức tưởng tượng.

Hiện nay ngày càng có nhiều người đã tự nhận rằng mình là một nạn nhân của stress. Cuộc sống căng thẳng và đặc biệt là lịch làm việc dày đặc đã khiến số người bị stress theo dạng này hay dạng khác ngày một cao. 

Thực tế, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tuyên bố rằng họ cảm thấy “cực kỳ” căng thẳng. theo một nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Mỹ.

Những người bị căng thẳng quá độ thường cũng gánh chịu những tác động về sức khoẻ như trầm cảm, đau tim, v…v….đó thực sự là vấn nạn cần được giải quyết.

Dưới đây là những sự thật về stress có thể bạn chưa biết.

1. Cơ thể không thể phân biệt được stress nặng và stress nhẹ. Căng thẳng về kẹt xe cũng sẽ gây tổn hại tương tự như căng thẳng do li dị.

2. Stress có thể gây ra hiện tượng “ức chế vỏ não”, theo đó một vài phần của bộ não có thể ngừng hoạt động và khiến bạn không thể tiếp tục làm việc.

3. Một nghiên cứu đã chỉ ra: Kiếm tra thông tin trên Smartphone càng nhiều, càng dễ bị stress. Tuy nhiên đây được coi là một vòng quay luẩn quẩn vì khi một người càng cảm thấy lo lắng và stress, họ càng có xu hướng check thông tin trên điện thoại.

4. Email cũng gây ra những tác động bất lợi. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người tránh xa email trong 5 ngày có nhịp tim đựơc cải thiện rõ rệt.

5. Nhịp tim và áp huyết tăng tỷ lệ thuật với stress, do đó có thể gây ra những cơn đột quỵ.

6. Nhiều người bị stress trở nên hoài nghi với những gì “nằm ngoài khuôn khổ” thông thường.

7. 75% chi phí sức khoẻ có liên quan đến các cơn ốm có tính chu kỳ, và stress là nguyên nhân số 1 gây ra những cơn ốm thất thường đó.

8. Những người cha trong gia đình nếu chịu nhiều áp lực trong việc trang trải sinh hoạt gia đình thường có xu hướng bị bệnh khớp.

9. Stress kéo dài sẽ làm gián đoạn phần lớn các quá trình trong cơ thể người, tăng nguy cơ bị các bệnh như: Tiểu đường, đau tim ,v…v….

10. Stress sẽ dẫn đến bị kích động.

11. Trong những sự kiện bi thương liên quan đến người thân chúng ta. Nguy cơ bị đau tim lên cao tới hơn 21 lần.

12. Một bà mẹ đang mang thai gặp nhiều stress có nguy cơ sinh con bị dị tật và chậm phát triển.

13. Trẻ con sớm bị căng thẳng quá độ sẽ gây nên những tác hại rất to lớn trong sự phát triển tâm lý trong tương lai.

14. Bị stress cũng dễ bị cảm cúm.

Với những tác hại kể trên, Stress được coi như một “sát thủ thầm lặng” trong cuộc sống. Trong cuộc sống hối hả và bộn bề ngày nay, đừng quá chạy theo công việc để rồi phải gánh chịu những hậu quả về sức khoẻ cũng như gia đình. Sinh hoạt điều độ, bố trí thời gian biểu hợp lý, đặc biệt là dành thời gian tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ căng thẳng xuống rất nhiều. Đừng tự biện hộ rằng “tôi không có thời gian”, người ta sẽ luôn có đủ thời gian cho những việc họ coi là quan trọng nhất. 

Theo Cafef/TTVN/Foxbusiness/DVT 

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi