Lê Tiến Phương, cựu chủ tịch Bình Thuận, bị bắt vì tham nhũng

Ba’o Nguoi-Viet

April 26, 2024

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Ông Lê Tiến Phương, 65 tuổi, cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc “có sai phạm” liên quan dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm 26 Tháng Tư, cùng bị bắt với ông Phương là các bị can: Nguyễn Văn Phong (cựu phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận), Xà Dương Thắng (cựu giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận), Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết), Hồ Như Hải (cựu phó giám đốc công ty Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam, chi nhánh Bình Thuận) và Lê Anh Huy (cựu trưởng phòng Hành Chính Tổng Hợp, Chi Cục Quản Lý Đất Đai tỉnh Bình Thuận).

Ông Lê Tiến Phương khi còn tại vị ghế chủ tịch tỉnh Bình Thuận. (Hình: Đức Trong/Tuổi Trẻ)

Ông Lê Tiến Phương tại vị ghế chủ tịch tỉnh Bình Thuận từ năm 2011.

Đến hồi cuối năm 2015, ông Phương được miễn nhiệm sau khi làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.

Hồ sơ của Bộ Công An Việt Nam cáo buộc ông Lê Tiến Phương “ký nhiều quyết định quan trọng liên quan đến dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết,” nhằm giúp tập đoàn Rạng Đông chuyển mục đích xây dựng sân golf trên khu đất rộng 62 hécta thành khu đô thị.

Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận là đơn vị thẩm định quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của dự án và là cơ quan đề nghị việc “hoán đổi” 20% quỹ “đất xã hội” trong dự án sang nơi khác.

Liên quan vụ án này, tờ Thanh Niên cho biết thêm, từ hồi đầu năm 2019, ông ĐT, cựu bí thư Tỉnh Ủy Bình Thuận đã làm đơn tố cáo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận và Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bình Thuận đã cố tình cho chuyển nhượng vốn từ chủ cũ sang chủ đầu tư mới là tập đoàn Rạng Đông.

Hồi Tháng Mười Một, 2015, ông Lê Tiến Phương đã có quyết định phê duyệt giá đất chỉ 2.5 triệu đồng ($98) mỗi mét vuông mà không tiến hành đấu giá đất cũng như không có quyết định thu hồi đất.

Đơn của ông ĐT cho rằng thời điểm đó, đất tại sân golf Phan Thiết có giá thị trường khoảng 20-25 triệu đồng ($789-$986) mỗi mét vuông.

Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết khiến một loạt quan chức của tỉnh Bình Thuận vướng vòng lao lý. (Hình: Đầu Tư)

Như vậy, với quyết định nêu, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận đã gây thất thu cho ngân sách tỉnh “hàng tỷ đồng.”

Hiện chưa rõ ông Lê Tiến Phương được tập đoàn Rạng Đông “lót tay” bao nhiêu trong dự án này. (N.H.K)


 

KINH TẾ HÀNG RONG- TRA PHAN

Sau khi đưa đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc chết vào cuộc chiến tương tàn, hàng triệu người miền Nam chết trong chiến tranh, sau khi tàn phá nền kinh tế miền Nam đang cất cánh, một nền kinh tế đứng đầu Đông Nam Á, sau khi đẩy hàng trăm ngàn người Việt Nam chết trên biển đông, hàng trăm ngàn người chết trong trại tù (gọi là trại cải tạo). Sau khi làm cho biết bao gia đình ly tán- đến nay chưa tìm gặp lại được- làm cho biết bao gia đình tán gia, bại sản. Sau 49 năm xây dựng “XHCH ưu việt” tình trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, y tế v.v… hiện nay ra sao?

******

Hình như chưa khi nào tôi thấy dân mình đổ ra đường kiếm sống nhiều như bây giờ. Mọi nghề, mọi lứa tuổi.

Có cái gì như mâu thuẫn giữa những vị đại biểu tai voi mặt lợn, mày trơn trán bóng, bưởi to bụng bự, veston cà vạt, áo dài lụa là, khăn tơ quấn cổ ngồi êm đềm giữa Ba Đình mát lạnh, nguy nga tráng lệ, thơm ngát hương hoa, trái ngược với cảnh rất, rất nhiều đồng bào tôi đang phơi nắng dầm mưa, hít bụi ô nhiễm, chen lấn giữa ngập ngụa dòng đời để kiếm miếng ăn từng ngày. Kiếm miếng ăn thực sự, ăn bữa nay lo bữa mai, trằn trọc qua đêm để sáng mỏi mệt thức dậy chưa biết hôm nay sống bằng gì. Đó đang là hiện thực, thực sự đang là hiện thực.

Bây giờ ai ra đường Sài Gòn sẽ thấy, không muốn nhìn, không cần để ý cũng thấy. Xe ôm, shipper đủ màu áo chạy rong ruổi khắp nơi trên mọi nẻo phố phường, áo xanh đỏ vàng bạc màu mưa nắng, rất nhiều em đã tốt nghiệp trường này, ngành nọ. Vé số đủ lứa tuổi, đủ loại người từ kẻ lành lặn đến người tật nguyền, từ em bé đến những cụ già, phơi mình ở những góc ngã tư dưới cái nắng nóng nung người trưa hè nhiệt đới. Bia ôm, massage ôm, hớt tóc ôm cũng “bày hàng” la liệt ra lề đường để chiêu dụ. Chuyện da thịt, môi miếng tưởng cần góc tối kín đáo nhưng ế ẩm thì cũng phơi ra mời chào, sĩ diện xấu hổ cho mà đói rã họng ư. Chợ nhỏ di động thì xe ba gát lớn bé, thúng, mủng, thau, rổ, miếng ni lông, tận dụng hết…xuống đường. Vài trái ổi, dăm nải chuối, mấy trái thơm, khoai lang, bắp cải, dưa leo, cà chua, thậm chí cả chó, mèo,…ui chu choa, nhất là trước mấy Cty, Xí nghiệp tiếng loa với đủ giọng Bắc, Trung, Nam mở hết công suất tạo nên một bản hoà tấu chát chúa dội vào tai, nghe mà đau lòng…

Còn hàng ăn, mà đám youtuber chuyên đi thổi lên câu view kiếm tiền, và mấy anh Tây ba lô gọi là street food “ngon nắm, ngon nắm” thì tràn ngập hè phố. Mì xào chay, phở áp chảo, mì Quảng trộn, xôi vò xôi xéo xôi ngắt, chè chén chè ly chè bịch, chuối chiên, bánh tiêu dầu cháo quẩy, cháo lòng cháo huyết, hột vịt lộn, bánh mì chả cá chiên, cà phê mang đi (cà pháo mang về), cơm tấm sà-bì-chưởng,…(ôi, “thiên la địa võng”, kể tới mai cũng không hết), tất cả tràn ra lề đường “đông như quân Nguyên”, nối đuôi nhau sắp hàng dọc, xếp hàng ngang. Tất cả là những mảnh đời đang bế tắc mưu sinh bằng nỗi thất vọng, và tương lai vô định.

Đại đa số đồng bào tôi đang “xâm chiếm lòng lề đường” mưu sinh, nuôi thân, nuôi gia đình và nuôi một thiểu số đang ngồi giữa nghị trường tráng lệ, có xe đưa rước, ngủ khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng sang trọng, bàn…những chuyện tào lao, tầm ruồng mà hình như ít ai quan tâm đến họ.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu,

Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Kệ! Cứ để cho dân tụi nó “liệu”! Bọn mình cứ lo chuyển tiền qua Mỹ…cho kịp. Mấy đứa con có Thẻ Xanh chưa? Chuyện nhập thêm quốc tịch Sip, Malta, Barbuda,…sao rồi? Thôi, mình bàn tiếp chuyện…nước Mỹ đi! Thằng Mỹ sao nó để thằng Trung Quốc thả khinh khí cầu bay lang thang vậy hè? Đô La lại xuống nữa rồi! Ông mua nhà ở Ohio à, sao không mua bên Cali. Con bà học Columbia à, sao không ráng vô Berkeley… Họ rôm rả, sôi nổi, hưng phấn cả lên khi nói về nước Mỹ, chẳng như lúc thảo luận về dân đen sao mà buồn ngủ. Bấm, bấm, dậy bấm đi: GDP 8%! OK salem!

Còn xa lắm hoặc không bao giờ!

Ptt

Tra Phan

(Hình báo mạng)

 Cái giá của đốt – Dương Quốc Chính

 Ba’o Tieng Dan

Dương Quốc Chính

26-4-2024

Chỉ 6 tháng trước, không mấy ai biết đến công ty Phúc Sơn của “Hậu pháo” và công ty Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng. Không thấy có điều tiếng hay danh tiếng gì trên giang hồ. Chắc người trong ngành, liên quan đến dự án của mấy công ty này mới biết. Rất khác với Vạn Thịnh Phát (VTP) hay Tân Hoàng Minh (THM), FLC.

Đến khi A2, A4 rụng thì nhân dân mới ngã ngửa, là do có sự liên hệ tới các sân sau kia. Mà cũng không có tin chính thống, toàn tin đồn. Chứ giờ này có ai biết chính xác lý do tại sao anh Thưởng, anh Huệ xin nghỉ đâu, chỉ là lý do cá nhân. Lý do của đảng thì chung chung, chả biết cụ thể ra sao.

Chứng tỏ không có gì qua mắt được… anh Hiếu gió!

Trên lý thuyết, bây giờ chỉ có hai bộ trưởng cầm súng, viện trưởng VKS nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có thể thêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và “cụ” là khó bị sờ tới. Còn các đồng chí khác, về lý thuyết là đều có thể bị đụng tới! Vì cũng chỉ 6 tháng trước, không ai nghĩ có ngày hôm nay, gãy mất hai trụ. Một trụ nữa thì cũng chịu nhiều đồn đoán bấy lâu, thì lại êm! Chưa kể trước đó đã có một Chủ tịch nước phải nghỉ vì lý do tương tự.

Nhưng vụ bắt bớ ông Hưng Thuận An dẫn tới A4 rụng mới kịch tính hơn cả. Vì bắt đúng lúc A4 đi công du Trung Quốc. Thật sự như cái tát và đó là đòn tâm lý cực nặng. Đang họp hành đón tiến “bạn” mà đệ tử thông báo ở nhà bắt rồi. Chả són cả đái. Mà phía Trung Quốc chắc chắn cũng biết luôn, vì người của họ chắc ở Việt Nam cũng đông.

Nếu đúng lời anh Hiếu, trợ lý anh Huệ bị hốt ở ngay cửa máy bay sau chuyến công du, thì Bộ Công an ra đòn quá nặng, không còn chút nể nang. Như vậy là vụ ca sĩ HT chỉ là giương đông kích tây, để team anh Huệ chủ quan. Bây giờ thì em HT đã có thể có cuộc sống bình yên với bạn trai rồi.

Tầm này các đồng chí còn lại, mà nằm trong phạm vi bắt bớ thì cũng run lập cập, vì tội 10 năm trước người ta còn hồi tố được. Các cụ đảng viên có thể hoan hỉ về công cuộc đốt lò có nhiều thành tựu, nhưng chuyện này cũng đồng thời khiến toàn dân hiểu rằng tham nhũng đã không có vùng cấm!

Nhưng điều tai hại nhất, đó là nền kinh tế đã đình trệ, vì quan chức đều sợ sai, sợ vào lò, sợ phải nhảy lầu, nên thủ thế, không dám ký. Doanh nghiệp vì thế mà cũng thủ thế lấy lương khô ra ăn cầm hơi chờ lò tắt. FDI thì lẳng lặng đầu tư qua nước khác sau khi đến Việt Nam chém gió khen ngợi.


 

Vương Đình Huệ chính thức rút lui khỏi chính trường!

Ba’o Tieng Dan Lê Văn Đoành 25-4-2024 Trận thư hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Công an Tô Lâm mà mọi người chờ xem, rất tiếc đã không xảy ra khi họ Vương sớm buông súng xin hàng. Nhanh hơn dự đoán của mọi người, Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa 12 và 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, đã làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và quốc hội, rút lui khỏi chính trường. Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định “Tuyệt Mật” số 163-QĐ/UBKTTW ngày 19-4-2024, nội dung “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Vương Đình Huệ”, thì năm ngày sau, tức ngày 24-4-2024, ông Huệ đã viết đơn gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xin dừng cuộc chơi.

Ảnh: Quyết định Kiểm tra của UBKT Trung ương. Nguồn: Tiếng Dân

Mặc dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng hết sức để “giải cứu” Vương Đình Huệ, nhưng ông cũng đành “bó tay”. Mọi tài liệu, chứng cứ “án tại hồ sơ”, nằm trên bàn làm việc của Tổng bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và Bộ Công an, đều chống lại nỗ lực của Chủ tịch Quốc hội và cả người đỡ đầu cho ngài Chủ tịch. Bản thân Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu, theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khi để cấp dưới lộng hành, núp bóng ông để can thiệp, lấy dự án cho các tập đoàn và nhận hối lộ với số tiền lên đến cả ngàn tỷ đồng. TRỢ LÝ Bị Bắt, Liệu Ông VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Có THOÁT TỘI? | TUYỆT MẬT TV -  YouTube Ông Huệ bị cho là đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, những người hạ bệ ông Huệ còn có chứng cứ về việc ngài Chủ tịch có nhiều quan hệ phức tạp, không trong sáng, vi phạm “đạo đức và lối sống”.Ông Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc làm gì và trong bối cảnh nào? ---  (Nguồn: BBC)

Ca sĩ Hương Tràm được cho là người tình của Ông Vương Đình Huệ và hai con sanh đôi đang ở Mỹ. Ảnh của Bacaytruc.com

Những người “xử” Huệ cho rằng, các sai phạm của ông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của đảng, gây bức xúc trong các tầng lớp đảng viên và cả dư luận xã hội hiện nay. Hôm nay, Bộ Chính trị khoá 13 nhóm họp khẩn cấp tại Hà Nội để xem xét đơn và đồng ý cho ông Vương Đình Huệ được thôi các chức vụ, theo “nguyện vọng” ông Huệ trình bày trong đơn. Bộ Chính trị sẽ triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường vào chiều thứ Sáu, ngày 26-4-2024, để Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, xem xét theo nguyện vọng, ban hành nghị quyết, cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thôi chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thôi làm đại biểu quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026, để “về vườn làm người tử tế”. Như vậy, “bộ ngũ”, tức năm nhân vật chủ chốt lãnh đạo đảng và nhà nước từ đầu khoá 13 đến nay, chỉ còn hai người: Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính.

Ảnh: “Bộ ngũ” triều đình, ba nhân vật đánh dấu đã bị knock out, hiện chỉ còn hai người. Nguồn: MTTQ/ Tiếng Dân edited

Dự kiến tại Hội nghị Trung ương bất thường lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội thay thế Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng, là người đã bị truất phế hồi tháng trước. Có thông tin, bà Nguyễn Thị Vân Chi, phu nhân của ông Vương Đình Huệ, hiện không có mặt ở Việt Nam. Bà Chi là đại biểu quốc hội khoá 14 và 15, đơn vị Nghệ An. Bà giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Séc. Nếu không có gì thay đổi, thì trung tuần tháng 5-2024 Hội nghị Trung ương 9 khoá 13 sẽ diễn ra. Dự kiến hội nghị này sẽ bầu bổ sung 3 ủy viên Bộ Chính trị, để thay thế số ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết và để dễ phân công công tác lãnh đạo chủ chốt của đảng. Từ nay đến ngày khai mạc đại hội 14, nhiệm kỳ 2026-2031, (dự kiến khai mạc vào tháng 1-2026) sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, bởi vì nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tất cả đều có “tì vết” trong quá khứ. Chỉ cần một phe nào đó “khai hỏa” thì những tì vết dù không lớn, cũng sẽ biến thành “quả bom” gây rúng động chính trường hoặc nổ tung cung đình!
 
Bình luận của báo Người Việt, California.

THĂM CHỒNG CẢI TẠO

Đất ĐỏThiên Hạ Chuyện

Lòng tôi chùng xuống, không biết từ bao giờ tôi nghĩ tới ngày 30/04/75, ngày sóng gió của cả Miền Nam.

Tôi có bốn đứa con còn nhỏ lắm. Đứa con gái đẩu lòng hơn sáu tuổi và con trai út vừa tròn một năm. S. bị tập trung cải tạo trên rừng sâu … Những địa danh xa lạ của vùng rừng núi cao nguyên Trung Phần.

Đồng hồ đánh thức từ 3h sáng . Tối hôm qua phải thức khuya chuẩn bị đủ thứ, xếp các thức ăn vào giỏ … để sáng hôm nay lên đường sớm: Đi thăm chồng.

Tôi đi, các con còn đang ngủ say nên không nói được với con lời nào. Tôi nhờ một người láng giềng tốt bụng chăm sóc các cháu. Tôi vắng nhà chỉ một ngày một đêm mà sao lòng tôi lo lắng khôn nguôi.

Chúng tôi tập hợp tại ngã tư đường Yên Đỗ từ 5h sáng mà gần 8h xe mới bắt dầu rời thành phố về hướng Phước Long, Bình Long, Sông Bé …

Xe chạy qua nhiều đám khoai mì, chạy qua những đám ruộng khô cằn, những mái tranh rách nát, bên những rẫy bắp cành lá xác xơ … nắng cháy … Vùng Kinh Tế Mới!

Đến chiều, xe đã tới vùng rừng núi Phước Long, chạy quanh co trong rừng già, càng lên cao, càng chậm, như con Bọ Hung bò qua dốc! Đường vào trại thăm nuôi lầy lội, chắc là tối hôm qua đã có một trận mưa rừng lớn lắm.

Cái dốc đứng cao và dài … Những giỏ đồ ăn thăm nuôi được để trong xe, chúng tôi vén quần thật cao, một tay xách dép, tay kia níu chặt mấy nhánh lồ ô chìa ra hai bên đường lần từng bước nhỏ. Bùn quánh qua ống chân. Mồ hôi nhễ nhại … Vì sợ trợt tôi bò lên dốc. Nhìn lên phía trước, các chị bạn cũng đang bò …! Trông giống một đàn “kiến càng” bò lên dốc … Ý nghĩ ngộ nghĩnh khiến tôi bật cười một mình!

Lại thầm nghĩ: chắc ông xã mình đang tưởng tượng ra cảnh này và đang đợi từng giờ, tự nhiên thấy hết mệt …

Khoảng bốn giờ chiều thì chúng tôi tới nơi. Rừng trên cao nên rừng âm u tối. Những con muỗi rừng bay lượn từng đàn, cánh dài bụng bự vây quanh chúng tôi! Có lẽ người dân Sài Gòn vẫn còn thơm mùi thành phố dù họ đã nếm đủ mùi vị đắng cay từ khi xuất hiện lá Cờ Đỏ Sao Vàng trên mảnh đất Miền Nam!

Mặt trời trốn sau những rặng tre già, gió rừng lạnh buốt trên vai. tôi rùng mình nhìn quanh … Rừng lồ ô và những người vợ trẻ đi thăm chồng!

Vài người bộ đội đi qua … mặt lạnh như rừng già. Họ thật xa lạ … Nơi đây không còn tìm thấy bóng dáng những khuôn mặt Miền Nam hiền hoà năm trước …

Màn đêm bao trùm thật dễ sợ, lưa thưa vài dãy lều tranh và những ngọn đèn dầu mù u hắt hiu vàng úa. Chung quanh tôi là những người vợ trẻ đến từ đâu không ai hỏi nhưng chúng tôi cùng hoàn cảnh và tâm trạng giống nhau nên thân thiện như quen thân từ lâu lắm.

Chúng tôi ngồi chung trong một cái lán làm bằng nẹp tre rừng. Hai người bạn khá thân: chị Nguyễn Văn Tường, chị Vĩnh Thuế và tôi. Chúng tôi ngồi chụm lưng vào nhau cho đỡ sợ! Dưới bóng đèn dầu mờ mờ, chị Tường ngồi quấn lại mấy lọn tóc. Chị làm đẹp để sáng hôm sau gặp anh Tường.

Trên vách, hai con rắn đầu đỏ đang hả miệng nhìn chúng tôi. Chúng tôi ngồi co vào nhau, nhắm mắt … May mắn có một chị nói đó là rắn Mái Gầm. Nó chỉ rình để ăn vụng thực phẩm của tù nhân. Chúng tôi ngồi đó, lưng dựa vào nhau, bên cạnh mấy giỏ đồ ăn để trong mùng chờ trời sáng. Hai con rắn vẫn nhìn chúng tôi không rời.

Sáng hôm sau, mỗi đứa thay cho mình một cái áo tốt hơn … Để dấu nét âu lo của mình, tôi tô lên môi một chút son hồng. Mấy phút nữa tôi sẽ được gặp chồng, người tôi thương nhớ.

Thời gian chờ đợi nơi đây như dài gấp bao ngàn lần khi mình chưa đặt chân đến. Gần trưa, chúng tôi đươc gặp người thân của mình. Mỗi gia đình thăm nuôi ngồi một góc nhỏ, cạnh nhau vài mét, trên một lán làm bằng tre rừng …

Những chiếc nón lá làm mái che cho những nụ hôn thương nhớ. Đồ ăn bày ra trước mặt nhưng hình như chắng ai đói … Tôi nhìn Bs Tường và Bs Vĩnh Thuế. Các anh bơ phờ, áo quần nát nhàu vì năm tháng lao động tay chân. Nhìn lại chồng mình … ngậm ngùi muốn khóc …!

Vài món ăn mang ra rồi cất vào giỏ, chẳng ai muốn ăn mặc dù họ đang rất đói.

*****

Bốn tiếng đồng hồ thăm nuôi trôi qua rất nhanh … Và mấy tiếng leng keng báo hểt giờ … Tôi vội vàng xếp thức ăn vào giỏ cho chồng … Thuốc nhức đầu, tiêu chảy, mấy ký đường cục, vài bao bột ngủ cốc, một ký tôm khô, một bịch mắn ruốc xào thịt ba chỉ với sả ớt, bộ quần áo …

Vài người bộ đội đi đi lại lại thúc dục hết giờ thăm nuôi!

Chúng tôi bịn rịn chia tay. Người đi vào trại cúi mặt bước nhanh, thình thoảng gắng quay đầu nhìn lại … Người ra về nhìn theo một lần nữa người thân yêu của mình … Rừng chiều cũng lạnh lùng ngoảnh mặt.

Để tránh con đường lầy lội hôm trước, bác tài đưa chúng tôi ra về theo một hướng khác … Đi quanh quẩn trong rừng rất lâu … Mặt trời bắt đầu trốn sau rừng tre già từ từ chìm trong bóng tối.

Chúng tôi đi sát vào nhau … Sợ lắm. Một nhóm phụ nữ trẻ chưa một lần nào nếm trải trong rừng đêm. Không biết con gì sẽ tấn công?

Người dẫn đường bật cái đèn pin bé tí, ánh sáng yếu ớt không đủ thấy mặt nhau. Chúng tôi loanh quanh trong rừng già. Bóng đêm bao trùm mọi nẻo … Để trấn an nỗi lo âu trong lòng mình, chị bạn đi bên tôi khôi hài: Chúng ta là đoàn người đi tìm vàng … (Vàng và Máu của Thế Lữ). Xơ xác mệt nhoài.

Sau hai giờ trôi qua trong rừng tre già, người dẫn đường cũng tìm được hướng ra … Chúng tôi vừa lên xe chưa bao lâu thì rừng đêm cũng chập chùng mưa gió. Tiếng sấm sét, gió rít, nước chảy, mưa rơi … Những nhánh tre rừng nghiêng ngã đập mạnh hai bên chỗ ngồi. Chúng tôi lắc lư theo nhịp di chuyển của chiếc xe đò.

Quanh co, băng rừng, qua suối … lòng tôi cũng đang mưa gió như ngoài trời.

Chị Tường đưa cặp mắt ướt lệ nhìn tôi! Chị cũng là một cô giáo đã bị thôi việc từ ngày 30/04. Chị buôn bán chợ trời nuôi đàn con thơ 5 đứa mà đứa lớn nhất vừa tròn 8 tuổi.

Tôi bắt đầu lo sợ, sợ bác tài lạc hướng … sợ xe lăn xuống hố … Trong đẩu tôi hiện lên hình ảnh cô em gái , đẩu quấn băng sau khi xuất viện mới cho tôi hay là bị xe lật trên đường đi thăm chồng cãi tạo ở Hà Nam Ninh về …

Xe cứ lắc lư, chao đảo giữa bóng đêm mịt mùng. Xe chạy gần qua hết một đêm dài mà không tìm thấy hướng ra Quốc lộ … Đêm nay, nếu tôi có bề nào không bao giờ về được nữa, thì ai nuôi bốn đứa con thơ đang chờ mẹ ở nhà! Ông bà ngoại mất lâu rồi, anh em tôi đông, nhưng ly tán và tan nát từng mảnh đời sau biến cố 30/04!

Những lo sợ không chịu rời bỏ tôi một phút giây nào. Tôi cố nắm chặt hai bàn tay mình lại hít một hơi thật dài. Tôi khom người đứng lên, cố gắng làm một động tác nào đó cho vơi đi nỗi lo sợ trong lòng mình nhưng tôi đã khóc lúc nào không biết … Xe vẫn chạy … Tôi nhắm mắt, cứ để cho giòng lệ của mình hoà theo những giọt nước mưa.

Qua một đêm kinh hoàng, xe về tới bên kia cầu Sài Gòn. Bác tài cho chúng tôi xuống xe ngồi lại bên lề đường chờ cầu Sài Gòn mở cửa. Tôi thở phào nhẹ nhỏm như vừa trút được một gánh nặng ngàn cân.

Ôi! Một chuyến đi … thăm chồng.

Kim Thoa

Tv TÂN NHÂN CHỦ chuyển đăng.

( copy từ Fb Nguyen Anh Vu )

Ảnh: ngày còn trẻ


 

Tại sao Việt Nam nhiều ngôi sao… sa?

Tác Giả: Đàn Chim Việt

Ảnh mang tính minh họa

Bởi đa phần các cán bộ của chúng ta thời nay không có lý tưởng phục vụ đất nước. Tranh đấu làm quan không phải với mục đích cao cả gì mà chỉ để có quyền lực và hưởng lợi từ địa vị của mình.

Có những ngôi sao mọc lên, cùng với những câu chuyện giống cổ tích trong sách cổ, tấm gương nọ kia, rồi một ngày đẹp giời rơi rớt đâu đấy. Nặng thì tham gia đội bóng áo sọc của các cán bộ, nhẹ thì âm thầm lặn mất tiêu như đá rơi xuống ao bèo.

Mạng xã hội sẽ rộ lên vài bài mỉa mai, mát mẻ, hả hê nhưng cũng chỉ như những tiếng cười nhạt thếch, vô vị và vô duyên.

Đằng sau những nụ cười thiếu gia vị ấy là một cảm giác cay đắng ê chề, bởi người hiền, cán bộ hiền trong xã hội này quả là hiếm hoi. Cứ thấy ngôi sao nào có vẻ sáng sủa, đang mọc lên thì trong lòng không khỏi tự hỏi liệu sao ấy có mọc cao không, hay lại theo vết rơi của những ngôi sao trước đấy?

Mấu chốt ở đây không phải ở việc quyết tâm tìm củi và hăng hái đốt lò mà hãy nhìn vào tận gốc rễ của vấn đề.

Cán bộ nhỏ bắt đầu sự nghiệp bằng những phong bì nhỏ. Phong bì đưa và phong bì nhận. Đưa quen tay và nhận quen tay. Tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, bởi mỗi phong bì đưa và nhận đều chính là sự mua và bán một chút lương tâm cán bộ, lương tâm của một con người.

Lúc ấy, họ chưa là củi nhưng đã nhiễm vi rút củi, và lượng vi rút trong người cứ âm ỉ nhân lên mãi và họ đều trở thành những thanh củi tiềm năng. Một lúc nào đấy, lượng vi rút bùng phát thành bệnh. Quan trường ắt phải tranh đấu, đã tranh đấu thì có đối thủ, đối thủ sẽ tìm ra được và chứng minh được căn bệnh củi trong họ và thế là các ngôi sao thành những ngôi sao… sa.

Thực ra vấn đề sâu thẳm, cốt lõi ở nhân cách, văn hoá của họ. Ý nghĩa cuộc sống không phải ở việc đứng trên đầu người khác, được ăn nhiều, mặc nhiều hơn người khác. Ý nghĩa cuộc sống là đóng góp gì cho cuộc sống được đẹp đẽ hơn. Tiếc thay, điều này rất xa lạ và nghe có vẻ giáo điều và dở hơi với các cán bộ chưa thành củi.

Chính vì việc xa lạ với lý tưởng sống nên củi ở Việt Nam sẽ còn rất nhiều. Khi chính cơ chế là cái máy sinh ra củi thi chẳng có cái lò nào đốt được hết củi. Đây là một bộ phim dài tập, dài liên miên, củi cứ to dần đều, lò cứ cháy… chỉ mỗi tội cốt truyện cứ na ná và nhạt nhẽo như nhau.

Như đã nói, vấn đề cốt lõi là văn hoá và đã là văn hoá thì khó chữa đến nản lòng. Vị nào kêu cần chấn hưng văn hoá là đúng nhưng không phải bằng cách đổ tiền vào. Dùng tiền thuế của dân để chấn hưng văn hoá vào lúc này thì khác nào ném ra một đống thịt giữa bầy sói đói và gào lên: Hãy ăn một cách từ tốn, ăn sao có văn hoá đi!

Giải pháp ư? Khó lắm. Tôi nhường cho những vị có đầu óc siêu việt đưa ra giải pháp nhưng có lẽ phải có một người đủ tâm, đủ tầm, vô cùng mạnh mẽ và can đảm để có thể nói: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng.” Giống như câu nói của tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc.

Mượn bức hình phần nào nói lên “lý tưởng” của củi.

Châu Đoàn (Facebook)


 

Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!

RFA
2024.04.23

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Sau khi ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt vì cáo buộc hình sự, một số người dân được RFA phỏng vấn cho rằng người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam phải rời bỏ chức vụ ngay lập tức, thậm chí phải bị điều tra về trách nhiệm hình sự.

Như tin đã đưa, ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an bắt giữ ông Hà với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam nếu bị kết tội.

Ông Hà là trợ lý cho ông Huệ trong hai mươi năm qua, kể từ khi ông này còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước đến chức vụ Bộ trưởng Tài Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và giờ là Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội phải từ chức hay bị điều tra hình sự

Tin trợ lý thân tín của ông Vương Đình Huệ bị bắt ngay sau chuyến thăm của ông đến Trung Quốc từ 07-12/04 gây xôn xao dư luận.

Trong ngày mà truyền thông nhà nước đưa tin ông Phạm Thái Hà bị bắt, ông Huệ vẫn chủ trì một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để bàn thảo về chương trình nghị sự của Quốc hội trong hai tháng tới, cũng như một số dự án luật.

Một người dân quê ở Nghệ An cho rằng, nếu ở trong một một nền chính trị trong sạch, thì với vai trò là cấp trên trực tiếp, ông Huệ phải từ chức khi có những bê bối như nhân viên cấp dưới tham ô, nhận hối lộ,… hay cụ thể trong trường hợp này là “lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi.”

Người này nói với RFA trong ngày 23/4 nhưng không nêu tên vì lý do an ninh:

Rất tiếc Việt Nam hiện nay sở hữu một thể chế chính trị chẳng trong sạch chút nào, thậm chí là rất bẩn thỉu. Báo chí tự do không có, các phe phái đấu đá nhau bằng việc khui ra những vụ án sân sau để tranh giành quyền lực hòng thâu tóm tài sản quốc gia cho cá nhân họ.”

Ông này cho rằng, “thật ngây thơ” nếu ai đó hiện nay tin vào sự minh bạch của bộ máy Nhà nước hiện nay do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và “Tôi chỉ thấy đó là một ổ nhóm tội phạm, mà trong đó, có nhiều băng đảng có quyền lợi mâu thuẫn với nhau.”

Trên trang Facebook của mình, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông cho rằng trong cơ quan nhà nước, cấp trưởng và cấp phó nhiều khi không cùng bè cánh nhưng quan hệ giữa một quan chức lãnh đạo và trợ lý/thư ký/cố vấn thì lại khác, đây là một quan hệ hữu cơ có chung một mục đích, chung quyền lợi và ăn chia sòng phẳng, do vậy tuy là cấp trên-cấp dưới nhưng về thực chất thì họ là đồng bọn và đồng lòng, và không có chuyện trợ lý làm sai mà quan chức này không biết.

Một nhà hoạt động động ở Hà Nội, không muốn nêu danh tính cho rằng với các chức vụ trong 20 năm qua thì ông Phạm Thái Hà không có quyền hành gì để giúp Tập đoàn Thuận An, nhưng ngược lại ông có thể đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với người có quyền hành.

Theo nhà hoạt động này, ông Huệ không thể rũ bỏ trách nhiệm nếu đi đến cùng sự việc.

“Về mặt chính trị, nếu ông Huệ từ chức thì giống các trường hợp của ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng.

Nhưng về mặt xử lý hình sự thì ở Việt Nam chưa có tiền lệ đối với tứ trụ, nên có thể phạm vi điều tra, xử lý hình sự chỉ dừng đến Phạm Thái Hà, rồi buộc ông Huệ từ chức. Điều này khác với các nước pháp quyền trên thế giới, ví dụ như trường hợp cựu Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc.”

Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, người sinh ra ở Nghệ An nhưng hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, thì cho rằng ngoài trách nhiệm chính trị, ông Huệ còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ông này mới là nhân vật chính trong vụ án đang được Bộ Công an mở rộng điều tra. Ông Bình khẳng định:

Ông Vương Đình Huệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì trợ lý chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, tuy nhiên trợ lý thì vẫn phải chịu tội đồng lõa. Ngoài trách nhiệm chính trị ra như từ chức hoặc bị bãi nhiệm, ông Huệ còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới xứng đáng.”

Thiếu minh bạch thông tin

Theo các chuyên gia, tự do báo chí và minh bạch thông tin là những yếu tố cần thiết để có thể đối phó với quốc nạn tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trong nhiều năm qua.

Trong các vụ từ chức gần đây của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng cùng với hai Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, người dân hoàn toàn không được thông báo về cụ thể các sai phạm của những lãnh đạo này.

Hay những “Tập đoàn Phúc Sơn”, “Tập đoàn Thuận An” chỉ đến khi vụ việc bị vỡ lở và công an công bố, người dân mới được biết trong khi những đại công ty này trúng thầu rất nhiều dự án quan trọng ở nhiều địa phương.

Ông Lê Sỹ Bình bình luận về vấn đề này:

Việc minh bạch thông tin ở Việt Nam đặc biệt là về các lãnh đạo cấp cao đối với người dân thì xưa nay vốn là điều xa xỉ, và ngược lại thì việc bưng bít thông tin của các lãnh đạo thì lại là sở trường của họ, chính vì vậy mà mỗi sự việc vỡ lở thì nó đã đi quá xa và đã gây thiệt hại rất lớn cho quốc gia.”

Trong các vụ quan chức ngã ngựa trước đây, truyền thông “lề trái” thường đưa ra các tin đồn trước khi vụ việc xảy ra nhiều ngày thậm chí nhiều tuần, và sau đó các tin đồn này trở thành hiện thực khi truyền thông Nhà nước được phép đưa tin.

Người dân quê Nghệ An bình luận về việc này:

Hàng nghìn cơ quan báo chí nhưng câm như hến, cả nước trăm triệu dân mà ngồi hóng tin từ Người Buôn gió, nhưng người này lấy tin từ đâu? Nếu không từ bên trong ra thì người ngoài có cơ hội tiếp cận không? Tôi nghĩ họ sợ sự minh bạch, nên mới làm những trò ném đá giấu tay đó.” 

Blogger Người Buôn gió (tức Bùi Thanh Hiếu) và Thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa, ở Đức đều đưa nhiều thông tin về trợ lý thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều ngày trước khi Bộ Công an công bố bắt tạm giam để điều tra.

Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh..

Tuy nhiên, theo nhà hoạt động ở Hà Nội thì “tự do báo chí thực sự yếu, đặc biệt loại hình báo chí điều tra tại Việt Nam hoàn toàn khó sống, không thể tiếp cận thông tin dễ dàng, đa dạng và tiềm ẩn nhiều đe dọa.”


 

Ba Đình luận kiếm: “Tô Nhất Chỉ” đối đầu “Nghệ Vương Công”

Ba’o Tieng Dan

Blog RFA

Gió Bấc

23-4-2024

Suy cho cùng thì mỗi kỳ đại hội đảng giống như cuộc luận kiếm trong chuyện chưởng Kim Dung. Các cao thủ dù là đồng môn hay khác phải cũng phải lấy hết sức bình sinh thi triển tuyệt học võ công, loại trừ nhau để tranh ngôi minh chủ.

Tuy nhiên, lần này luận kiếm diễn ra khá sớm. Trước đại hội từ một hai năm, cái lò chống tham nhũng cháy rừng rực, đốt cả củi tươi, cả cây cổ thụ. Ngày 13-5-2023, tiếp xúc cử tri Đông Anh, Hà Nội trả lời về xử lý cán bộ tham nhũng, “người đốt lò vĩ đại” đã mở ra bước ngoặt mới cho các đối tượng đã bị lộ hoặc sa cơ thất thế được rời sàn đấu an toàn, đồng thời kích hoạt công cuộc thanh trừng.

Khuyến khích là thôi. Nếu đã vi phạm rồi, thấy tay nhúng chàm rồi tốt nhất là xin thôi. Thế là nhẹ nhàng, nhân văn nhất. Ta đã xử rồi. Lúc đầu có người xuyên tạc bảo phe nọ, cánh kia đánh nhau, nhưng càng ngày càng thấy đó là nhân văn, nhân ái, nhân tình, mở đường cho mà tiến bộ, đâu phải cứ cốt xử cho thật nặng“.

Ông Trọng còn nhấn mạnh: “Anh nào địa phương không làm được thì xử lý, thay anh ấy đi. Đã không xứng đáng thì thôi từ chức đi. Đó là nhân đạo, nhân ái, nhân tình. Gần đây, rất nhiều trường hợp thế rồi và đang còn nữa, các đồng chí cứ chờ xem. Nếu địa phương không làm được, trên này T.Ư làm hộ” (1).

Chỉ trong vòng mấy tháng, đã có 4/18 đại cao thủ của Bộ Chính Trị phải ngậm ngùi rời khỏi đấu trường. Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Tuấn Anh và Võ Văn Thưởng dù vị trí hiện nay có khác nhau nhưng đều có điểm chung là các ứng cử viên sáng giá của tứ trụ trong đại hội 14. Cả bốn đều rời sàn đấu bằng con đường tự nguyện xin từ chức theo cánh cửa “khoan hồng, nhân văn” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công khai trên hệ thống tuyên truyền của đảng, bốn đại cao thủ này đều tự xin gác kiếm vì “trách nhiệm người đứng đầu” để cấp dưới làm sai.

Với Nguyễn Xuân Phúc là “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự” (2).

Với Trần Tuấn Anh là “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều tổ chức Đảng, đảng viên cấp dưới vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị xử lý hình sự” (3).

Với Võ Văn Thưởng là: “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” (4).

Nói mất chức vì trách nhiệm người đứng đầu chẳng qua chỉ là cái cớ, cái bình phong che chắn, lớp hóa chất tẩy rửa cho bàn tay nhúng chàm. Vì nếu thật sự chỉ vì cấp dưới sai phạm, người đứng đầu xứng đáng phải từ chức hơn ai hết phải là Nguyễn Phú Trọng. Từ trước đến nay chưa có Tổng Bí Thư nào mới hơn nửa nhiệm kỳ đã có hơn 20 Ủy viên Trung ương, 4 Ủy Viên Bộ Chính trị đương nhiệm phải mất chức, thậm chí nhiều người phải vào tù.

Về quy trình, tất cả bốn trường hợp trên đều theo kịch bản chung: Từ kết luận, đề xuất của Ủy Ban Kiểm Tra, Ban Chấp Hành Trung Ương họp bất thường ra quyết định. Thế nhưng có một sự thật, sau mỗi đại “cao thủ” này đều có “bang hội”, cái vòi bạch tuộc tham nhũng, bóc lột xương máu người dân đến tận xương tủy, giá trị tài sản chiếm đoạt hàng ngàn tỉ. Sau lưng Phúc là Việt Á. Sau lưng Phạm Bình Minh là chuyến bay giải cứu. Sau lưng Trần Tuấn Anh là tập đoàn tham nhũng ở Bộ Công Thương, Điện Lực, Xăng Dầu. Sau lưng Võ Văn Thưởng là tập đoàn Phúc Sơn.

Cái Ủy ban Kiểm tra “sang trọng” ngồi duyệt xét, kết luận, báo cáo, đề nghị Trung ương kỷ luật những “củi gộc” này cũng chỉ là một cấp thẩm quyền theo thủ tục đánh giá lại hồ sơ đánh án của công an. Cả bốn “thanh củi” trên đều gục ngã bởi tuyệt kỹ công phu “Tô Nhất Chỉ”của Tô Đại Tướng. Yếu quyết của công phu này là đánh sập doanh nghiệp sân sau, tóm gáy chân rết trung gian thân tín. Dù là cổ thụ bị chặt hết rễ, cành hay thân cây cũng phải chết.

“Tô Nhất Chỉ” sức mạnh vô song như Cửu Dương Thần Công và Nhất Dương Chỉ của Vương Trùng Dương, Đoàn Dự, bốn đại cao thủ đều quy phục không dám phản đòn. Ấy vậy mà trong cuộc chiến mới đây, “Tô Nhất Chỉ” đã xuất chiêu nhưng va phải “Nghệ Vương Công” và trong thế bất phân thắng bại.

Tin đồn về cuộc chiến Tô Đại Tướng cưa ghế Huệ Vương lan tràn trên mạng xã hội như sấm động trời nam. Cả báo chí quốc tế xa gần cũng lưu ý. Diễn biến đã qua cho thấy: Tin đồn từ chuyện khởi tố tập đoàn Thuận An sân sau, bắt giam đệ ruột Phạm Thái Hà … hầu hết đều đúng và đi trước tin chính thống của “lề đảng” hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Thế nhưng, tin đồn và dự đoán kết quả thì con lùng nhùng. Lúc cho rằng Huệ Vương đã buông gươm, khi thông tin Huệ Vương không nhân tội và “yêu cầu làm rõ, có hay không một thế lực lộng quyền, tiếm quyền trong đảng, âm mưu hạ bệ ông, thao túng chính trường” (5). Quả bóng đang còn trong chân của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương. Phải lập đoàn kiểm tra trong vòng 60 ngày để kết luận báo cáo Bộ Chính Trị.

Phối kiểm lại các thông tin chính thống của đảng, có thể thấy Huệ Vương thật sự chưa thúc thủ. Với bốn đại cao thủ trước đây, khi đàn em thân tín được công bố đã bắt giam, hầu hết đều im tiếng rời khỏi chính trường. Huệ Vương hoàn toàn ngược lại. Dư luận cho rằng Phạm Thái Hà (thư lý xuyên suốt cho Huệ Vương từ thời làm kiểm toán, Bộ Tài Chính, Thành Ủy Hà Nội và hiện nay), bị bắt từ ngày 15-4. Đánh chó không kiêng chủ nhà, không nêu chức danh chung chung như các Thư ký khác bị bắt, ngày 22-4 báo chí công bố thông tin của tướng Tô Ân Xô nêu đích danh “Bắt ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội” như lời đe dọa (6).

Hơn ai hết Huệ Vương biết những điều này. Thế nhưng chiều cùng ngày, trên báo chí, Huệ Vương vẫn bản lĩnh vững vàng, dự họp Thường Vụ Quốc Hội góp ý dự Luật Địa chất và Khoáng sản (7).

Sự bình tĩnh, tự tin đối đầu với cơ quan điều tra không chỉ thể hiện ở Huệ Vương mà còn cả ở chân rết cấp dưới. Sau khi khởi tố vụ án ở tập đoàn Thuận An, cơ quan điều tra C03 có văn bản yêu cầu một số địa phương báo cáo thông tin về các dự án của Thuận An đang thi công tại địa phương, trong đó có tỉnh Đăk Lăk. Một lãnh đạo của tỉnh này đã “hiên ngang” trả lời báo chí:

“Sau khi Bộ Công an có văn bản, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo đơn vị sự nghiệp của tỉnh là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ theo yêu cầu. Còn báo cáo thế nào là việc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk và Bộ GTVT. Tỉnh Đắk Lắk không có văn bản nào” (8).

Cần nhớ rằng, Bí thư Đắk Lắk tiền nhiệm là ông “tiến sĩ chân vịt” Bùi Văn Cường nổi tiếng, hiện là Tổng Thư Ký Quốc Hội, cánh tay phải của Huệ Vương. Nếu không có sự chống lưng này thì bố bảo ông lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cũng không dám trả lời ngang ngạnh như vậy.

Một số tình tiết ấy cho thấy Huệ Vương chưa dễ dàng thúc thủ. Công phu “Nghệ Vương Công” có thể cầm cự “Tô Nhất Chỉ” không chỉ 60 ngày mà còn có thể đảo ngược thế cờ.

“Nghệ Vương Công” là gì? Ai cũng biết Huệ Vương phát tích và cầm đầu phe cánh Nghệ An đang có 14 Uỷ viên Trung ương đảng, 4 Uỷ viên Bộ Chính trị tại khóa 13. Nếu liên kết với Hà Tĩnh và một số địa phương, các đại cao thủ còn lại, Bộ Chính Trị sẽ là thành trì vững chắc bảo vệ Huệ Vương.

Theo quy trình của đảng, nếu Huệ Vương không tự buông gươm, quần hùng Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ xử lý bằng bỏ phiếu. Yếu tố phe cánh, thế lực, tiền bạc trong bỏ phiếu cực kỳ quan trọng. Chạy chức, chạy quyền, chạy án được thì ắt có chạy phiếu.

Nguyễn Phú Trọng từng thất bại trong bỏ phiếu kỷ luật đồng chí X. Thậm chí cả tiểu tốt như Tất Thành Cang  khi đưa ra bỏ phiếu cũng không thể khai trừ. Vì vậy, dù kết luận kiểm tra có khách quan, nghiêm ngặt, Tô Đại Tướng vẫn chưa chắc thắng. Huống hồ chi trong đoàn kiểm tra lần này, giang hồ hắc – bạch đan xen.

Để buộc Huệ Vương quy hàng, e rằng không thể chỉ dùng mỗi chiêu “Tô Nhất Chỉ” với cường độ nhẹ nhàng như bốn lần trước. Tướng Nguyễn Việt Thành phải mất nhiều tháng trời mất ngủ, phải đưa Hải Bánh về Tiền Giang chăm sóc mới lấy được lời khai nhận tội giết Dung Hà. Tô Đại Tướng sẽ phải dùng binh lực để quy phục thêm cao thủ. Không tạo phiếu bằng tiền thì phải tạo bằng quyền. Phải mở lại “hồ sơ thần chết”, lưu ý những lá phiếu tì vết phải bỏ đúng định hướng.

Sẽ có nhiều doanh nghiệp sân sau lên thớt để sân trước phục tùng. Người ta đã nghe điểm danh một số tên tuổi lẫy lừng. Trong 60 ngày sắp tới, đấu trường sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ.

Ngoài ra, Huệ Vương còn có ân sủng vừa triều kiến Tập Hoàng, được ban cho nụ cười tươi hiếm có. Không rõ vô tình hay hữu ý, ngay trong lúc đấu trường đang bất phân thắng bại, Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc đến thăm Việt Nam gặp cả Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc và cả Tô Lâm, đây cũng là biến số đầy bí ẩn. Đương nhiên tác động, sự lựa chọn của Tập Đế hoàn toàn không vì lợi ích của người dân Việt.

Yếu tố quan trọng khác là sức khỏe, niềm tin, ý chí của “người đốt lò”. Đã thật sự muốn truyền ngôi Minh Chủ hay vẫn muốn là ứng viên giấu mặt?

Nói theo nhà thơ Nguyễn Duy, trong cuộc luận kiếm này, dù Tô Nhất Chỉ hay Nghệ Vương Công chiến thắng, thì nhân dân đều thất bại. Mục tiêu của họ vẫn chỉ là ngôi Minh Chủ, đặc quyền đặc lợi cho cá nhân, phe nhóm. Tài nguyên đất nước, nhân lực, chủ quyền quốc gia sẽ bị vắt kiệt trong thể chế hỗn mang này.

_________

Chú thích:

1- https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-neu-thay-tay-nhung-cham-roi-thi-tot-nhat-la-xin-thoi-185230513122147693.htm

2- https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-thoi-giu-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-trung-uong-dang-khoa-13-20230116162443784.htm

3- https://tuoitre.vn/ong-tran-tuan-anh-thoi-giu-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-trung-uong-dang-khoa-xiii-2024012611164621.htm

4- https://vnexpress.net/trung-uong-dong-y-ong-vo-van-thuong-thoi-chuc-chu-tich-nuoc-4722542.html

5- https://baotiengdan.com/2024/04/22/cai-ket-nao-cho-vuong-dinh-hue/

6- https://tuoitre.vn/bat-ong-pham-thai-ha-pho-chu-nhiem-van-phong-quoc-hoi-kiem-tro-ly-chu-tich-quoc-hoi-20240416175515436.htm

7-https://tuoitre.vn/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-gop-y-du-luat-dia-chat-va-khoang-san-20240422185223708.htm

8- https://nld.com.vn/lanh-dao-tinh-dak-lak-len-tieng-ve-goi-thau-cua-tap-doan-thuan-an-19624041915051581.htm


 

Những ngày cuối của thủ đô yêu dấu-Truyen ngan

Ba’o Nguoi-Viet

April 22, 2024

Lâm Nguyễn/SGN

Sáng 28 Tháng Ba, ba cứ dẫn cả nhà đi tới đi lui. Tàu mỗi lúc mỗi ít mà người thì mỗi lúc mỗi đông.

Mình không nhớ rõ ràng từng chi tiết lắm nhưng cái hình ảnh mấy trăm ngàn con người ứ đọng lại trên bến tàu để giành giựt 1 chỗ trên tàu và thỉnh thoảng lại có những tiếng rơi nặng nề xuống biển thì không làm sao mình quên được.

Đám đông người Việt Nam chen chúc di tản tại phi trường ngày 29 Tháng Tư, 1975. (Hình: National Archives/AFP via Getty Images)

Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, bối rối, kinh hoàng, cùng quẫn. Kẻ đi tới, người đi lui, khóc lóc, kêu réo dội lên nghe thật dễ sợ. Mấy bao gạo sấy cứng như đá nhưng cũng được tụi mình chiếu cố tận tình. Suốt một ngày vất vả, lang thang khắp các xó xỉnh của bến cảng, đợi chờ, hy vọng rồi tuyệt vọng, cả nhà mệt lả. Mình tưởng như không thể nào đi nổi nữa (Lúc đó mình là đứa con lớn nhất trong nhà chỉ mới 11 tuổi).

Đêm đến. Người đến mỗi lúc một đông. Cả nhà đứng trên bến. Mình còn nhớ rõ lúc đó có một chiếc tàu đậu ở ngoài xa. Nhũng người đứng trên bến kêu la í ới nhưng chiếc tàu không vào được. Nếu lúc đó chiếc tàu tiến vào, mấy chục ngàn người mà ùa xuống, chắc chắn sẽ chết mấy trăm lần so với những ngày qua vì điều chắc chắn là chiếc tàu sẽ chìm lỉm.

Lúc đó có một người lính có lẽ vì hoảng quá đâm ra liều lĩnh nên nhảy đại xuống biển và cố gắng bơi ra chiếc tàu. Mặt biển tối sẫm nhưng cũng thấy đầu ông lúc trồi lên lúc chìm lỉm. Mọi người trên bờ hồi hộp theo dõi, thỉnh thoảng lại cổ vũ: “Gắng lên, gắng lên, gần tới rồi” và hàng trăm tiếng “Ồ” bật lên mỗi khi thấy ông ta bị chìm có lẽ vì đuối sức. Cứ thế mọi người kể cả tụi mình hồi hộp theo dõi nhưng cuối cùng ông ta mất tăm. Mọi người cũng chẳng còn hơi sức, tâm trí đâu để mà than thở, hay tỏ một câu thương xót cho cái chết bi thảm của ông. Hình ảnh ấy cứ bám riết tâm trí, ám ảnh mình suốt chuyến đi.

Ba dẫn cả nhà ra ngay giữa bến. Ngoài khơi có một chiếc tàu to đang tiến vào. Nhưng rồi nó cũng không dám vào sâu hơn nữa vì mỗi lần tiến lên được chút ít là “họ” từ trên núi pháo xuống mặt biển ầm ầm. Có một ông lính to cao mặc đồ bộ binh, mũ giáp đàng hoàng cầm đèn pin chớp chớp 3 cái một, hình như là để ra hiệu cho tàu vào. Thình lình ở phía bên phải bỗng chớp lên một vệt sáng dài như sấm chớp. Mình nghe tiếng ông ta hét to: “Pháo, nằm xuống”.

Ba dúi đầu tụi mình xuống. Cả nhà vừa kịp nằm dài ra là :”Ầm, ầm”. Lúc đó mình mới thật sự thấy khiếp sợ. Ngày hôm qua, tuy bị nhưng họ pháo rải ra, thưa thớt hơn và cả nhà ở trong một phòng kín. Còn bây giờ thì liên tiếp không ngớt. Tưởng chừng như bao nhiêu tiếng động kinh khiếp của trái đất đều đổ dồn vào đây. “Ầm ầm” liên tục làm mọi người không ngóc đầu dậy được. Tụi mình nằm im thin thít.

Người tỵ nạn cộng sản từ Đà Nẵng, Huế và các thành phố thất thủ khác của miền Nam Việt Nam, chen chúc hành lý trên xe buýt, cố gắng kiếm thức ăn và nước uống khi họ từ Thành phố Cam Ranh hướng về Sài Gòn (Bettmann / Getty Images)

Sau này nghe ba nói lại mình mới biết là lúc đó ba đã cố ý cho cả nhà nằm túm tụm vào nhau để lỡ có rủi quả nào rớt trúng thì bị hết cả nhà còn hơn là người còn người mất. Pháo cứ trên núi dội xuống trên đầu mọi người. Giữa bến không có một tàng cây hay một túp nhà nào. Mọi người buông xuôi, mặc cho may rủi. Nằm lồng lộng giữa trời để hứng những quả pháo không có mồm có mắt. Nghĩ lại mình còn thấy ghê sợ. Pháo vừa ngớt, ba kéo hết ra một cái hầm dầu ca-dôn. Nói là hầm nhưng thật ra đó là một đường ống giống như những cái cống chứa đầy dầu trơn nhẫy. Tụi mình phải nửa ngồi nửa đứng, hai tay bấu vào vách đá, lưng dựng vào vách này, chân bíu vào vách kia. Láng quáng sảy chân rơi xuống cũng chết. Mình không hiếu lúc đó hai cu Kỳ và Tí (5 và 3 tuổi) lấy sức đâu mà bíu vào vách đá như vậy. Tê dại cả chân tay đầu óc. Pháo gần khoảng 1 tiếng thì ngớt dần và ngưng hẳn. Lúc đó trời đã rạng sáng. Sáng 29/3.

Lúc này soát xét lại thì đồ đạc lẫn lộn đâu hết, chỉ còn một xách gạo sấy, 1 xách quần áo trong có cái radio cassette. Còn cái xách Boeing của nhà trong đựng những bộ quần áo quý của má thì mất tiêu. Nhưng cũng chẳng ai có vẻ tiếc rẻ (khi cả nhà mình vừa thoát khỏi cái chết). Còn hơi sức đâu mà nghĩ tới những chuyện vớ vẩn nữa.

Mặt trời lên. Một cảnh tượng hiếm có đập vào mắt mình. Trên bến la liệt những đồ vật, xe cộ, người bị thương, bị chết nằm ngổn ngang. Xe cộ nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Xen giữa những hàng xe cộ là đồ vật. Quần áo, ti vi, máy quạt, va-ly, túi xách, kể cả những đồ vật đắt tiền và thậm chí mình còn thấy cả những đôi hài, sandale, hoặc đôi giày cao gót của đoàn người di tản cởi bỏ và vất lại.

Ba má lại thất thểu kéo tụi mình ra đi. Dọc đường, mình thấy máu me và tiếng rên rỉ xin cứu vớt, xin nước của người bị thương vang lên không ngừng. Có một người đàn bà bị thương nặng, 4 đứa con vây quanh bà ta khóc lóc nhưng bà xua đi và nặng nhọc nói:
– Thôi mẹ gần chết rồi, mấy đứa con đi đi. Chạy theo họ chứ không là bị pháo kích nữa đó.

Bốn đứa nhỏ vùa chạy theo sau đoàn người nhà mình vừa quay lại nhìn bà mẹ và khóc nức nở. (Cảnh tượng này suốt đời mình không bao giờ quên được). Không biết máu của ai văng lên cái xách đồ mà dính be bét trên quần áo. Vào đến Cam Ranh, nhà mình mới hay.

Có người chết rồi mà mắt mở trừng trừng. Có người bị thương đau quá rên siết thật thê thảm. Có người nuốt nước mắt bỏ thân nhân bị chết ở đó và ra đi. Chưa bao giờ mình thấy đồ đạc nhiều như vậy. Đồ đạc nằm chỏng chơ trên cảng, lăn lóc ngoài đường. Giá lúc ấy có ai mà chụp được cảnh đó hẳn bức ảnh đáng giá ngàn vàng.

Khung cảnh cảng ngổn ngang, bừa bãi và vắng lặng vì bây giờ, sau trận pháo kinh thiên động địa, mọi người lại hoảng hốt ra đi. Đi về đâu? Cũng chẳng ai biết chắc họ sẽ đi về đâu. Nhưng thấy người khác đi, mình cũng đi. Cứ như những con kiến hoảng hốt bò quanh miệng chén nước sôi. Cùng quẫn, tuyệt vọng, bơ phờ, kinh hoàng, ngần ấy thứ in hằn lên từng khuôn mặt già cũng như trẻ.

Cứ đi, dù không có cái đích cuối cùng, kéo nhau đi hoài, đi hủy dù không có phương tiện. Cả nhà cùng đoàn người chạy loạn lại kéo nhau về Sơn Chà – Chợ Chiều. Từ Cảng Tiên Sa đi ra Chợ Chiều cũng 9, 10 cây số. Đi ngang dãy nhà ở Tiên Sa mà hồi xưa gia dình mình ở, mình thấy ở đó đã bi pháo dội đổ nát hết.

Lúc đó mình mới 11 tuổi, QG 9, Bé Ba 7, Bé Tư 6, cu Kỳ 5, cu Tí 3 và Bé Tí 2. Lại thêm bà Tuyên cùng hai đứa con: đứa 1 tuổi, đứa hai ngày tuổi. Thật là nheo nhóc. Ba thì xách đồ, chị Lụa bồng bé Tí, má bồng đứa con lớn của bà Tuyên, bà Tuyên bồng đứa mới sinh.

Ba dặn mình phải níu tay Bé Tư. Bé Ba đi với QG. Còn Kỳ và Tí thì đi sát bên ba. Lên đường, không phấn khởi, không tin tưởng, không có đích như những chuyến đi chơi. Tới đâu hay tới đó. Cả nhà mình như trôi đi trong một khối biển người khổng lồ, cuồn cuộn, nối tiếp nhau tưởng chừng như không bao giờ hết được.

Dọc đường đi, nhiều cảnh tượng kinh khủng đã đập vào mắt mình. Và người! Người từ Sơn Chà, từ Đà Nẵng lại đổ trở ra Tiên Sa.

Người vô kẻ ra. Đúng là môt bầy kiến vĩ đại đang bò quanh miệng chén nước sôi. Thật là bế tắc. Mọi người lại nhìn nhau bàng hoàng, ngơ ngác. Bây giờ phải đi đâu, đến đâu. Đứng im một chỗ cũng không thể bình tĩnh được nên phải chạy tứ tung ngoài đường. Rốt cuốc hàng đoàn người dài dằng dặc đi ngược chiều nhau, nhìn ngó nhau, thắc mắc, lo sợ và tuyệt vọng.

Có những cái đã in sâu trong óc mình. Mình đã gặp dọc theo con đường (ngay trước cổng vào khu hải quân ở Sơn Chà) một người đàn ông mặc bộ đồ thủy quân lục chiến nằm vắt tay lên trán, bên cạnh là chiếc xe Honda chất đầy đồ đạc. Trông ông ta có vẻ thản nhiên quá. Lại ngủ nữa à? Không ai biết được là ông ta đã chết rồi, người chạy loạn thương tình xếp lại tư thế nằm của ông cho ngay ngắn. Có thể giờ này vợ con ông đang đi tìm ông. Trông tư thế nằm của ông có vẻ vô tư quá. Trông như 1 bác nông dân đang say sưa đánh giấc sau khi làm những đường cày.

Tái bút:

Hành trình chuyến đi còn kéo dài đến hơn 10 ngày mới đến được Sài Gòn nhưng không hiểu sao lúc đó mình chỉ viết đến đây thì dừng. Tuy nhiên, cách đây vài năm, mình có nhớ lại nên viết kể tiếp về chuyến đi với đích đến cuối cùng là Sài Gòn. Chuyện cá Ông cứu thuyền là có thật. Năm 2018, mình đã đưa ba má ra đảo Bình Ba (ba má sau khi lục lọi trí nhớ đã xác định tên đảo) để thắp hương tại Lăng Cá Ông, cảm tạ Ông đã cứu chiếc ghe không bị lật chìm giữa biển.

Cuối cùng, điều mình muốn nói là qua chuyến đi chết chóc này, mình muôn vàn cảm tạ, biết ơn ông bà Tổ Tiên phúc đức đã che chở cho cả nhà toàn vẹn cho đến khi đặt chân lên đất Sài Gòn dù thân hình xơ xác, tiều tuỵ đúng nghĩa đen đầu trần chân đất.


 

Chưa Bao Giơ được như hôm nay: Một số vùng ở Long An, Sóc Trăng không có nước uống?

Mùa hạn năm nay, Long An có hơn 20.000 người dân tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ bị thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh này sau đó phải công bố thiên tai hạn mặn khẩn cấp, cấp độ 4 độ rủi ro rất lớn, đồng thời kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 160 tỷ đồng.

Độ mặn từ 1 đến 4 phần nghìn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An công bố rủi ro thiên tai xâm nhập mặn cấp 4 – độ rủi ro rất lớn, ngày 17/4.

Trong bối cảnh nước mặn xâm nhập sâu trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 72 km đến hơn 80 km. Theo dự báo, độ mặn 4 phần nghìn còn vào sâu hai sông nói trên khoảng 90-110 km ở thời gian tới. 

Xâm nhập mặn nồng độ 4 phần nghìn tính từ cửa biển ở các con sông lớn tại miền Tây thời điểm cuối tháng 3. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Xâm nhập mặn nồng độ 4 phần nghìn tính từ cửa biển ở các con sông lớn tại miền Tây thời điểm cuối tháng 3. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Đợt khô hạn, xâm nhập mặn năm nay ở miền Tây không gay gắt như năm 2016 và 2020, song kéo dài ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng khô hạn. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo hạn hán còn kéo dài hết tháng 4, đến đầu tháng 5 mới xuất hiện mưa giông chuyển mùa.

Người dân và các nhà hảo tâm ở phường Long Thạnh đã ủng hộ và tổ chức đoàn chở hơn 1.500 block nước suối để uống, 4.000 lít nước ngọt sinh hoạt và thuốc điều trị bệnh ngoài da miễn phí hỗ trợ cho người dân huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đang thiếu nước ngọt uống, nước sinh hoạt do khô hạn kéo dài và bị xâm nhập mặn.

Đốt củi cớ sao lại đốt Lò của Bác Trọng?

Previous slide
Next slide

4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa có thể bạn chưa biết

4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa có thể bạn chưa biết

Khi nhắc đến các nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị tướng lãnh nào đó. […] Việc tập trung vào những nhân vật này làm cho bức tranh về chính trị Việt Nam Cộng hòa có phần không hoàn chỉnh. Nhấn mạnh quá nhiều vào các nhóm quân sự kiểm soát chính quyền khiến góc nhìn về chính thể và môi trường chính trị của nền cộng hòa miền Nam Việt Nam có phần không lành mạnh, dễ bị bóp méo. Từ đó, bài viết, tư liệu dành cho các lãnh đạo dân sự thật sự của Việt Nam Cộng hòa cũng không còn bao nhiêu. Dưới đây là bốn cái tên bạn có thể cân nhắc cho các đối thoại chính trị mới mẻ hơn về Việt Nam Cộng hòa.