Mừng lễ Giáng Sinh 2012 tại Thánh thất Bàu Sen

Mừng lễ Giáng Sinh 2012 tại Thánh thất Bàu Sen
Một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Những người Công giáo hẳn đã quen với hình ảnh thân thương của hang đá, máng cỏ, với không khí nôn nao của những ngày chuẩn bị đón mừng đại Lễ. Nhưng có bao giờ bạn mừng Lễ Giáng Sinh ở một không gian không thuộc khuôn viên nhà thờ giáo xứ chưa? Mời bạn cùng Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn trải nghiệm không khí ngày lễ Giáng Sinh nơi Thánh Thất Bàu Sen của các bạn đạo Cao Đài nhé!
Không gian Thánh Thất Bàu Sen hôm nay là sự hòa quyện tinh tế giữa Đông và Tây, một hồ sen nho nhỏ làm nền cho Thiên Nhãn kỳ vương cao trên nền trời xanh, được điểm thêm hình ảnh những quả châu màu đỏ. Màu của không khí Giáng Sinh hòa cùng màu xanh cánh sen của làng quê Việt Nam. Nơi góc sân, một hang đá nhỏ đơn sơ với mái nhà tranh, nơi gia đình Thánh Gia cư ngụ…
Sau lời cầu nguyện dâng lên Đức Chí Tôn, mọi người cùng lắng nghe chia sẻ của linh mục Phanxicô Xaviê Bảo Lộc, trưởng Ban MVĐTLT đề tài “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Những bạn đạo Cao Đài và các tín hữu Công giáo có dịp nhìn lại lịch sử của ngày lễ Giáng Sinh cũng như niềm vui của những người có Chúa ở cùng.
THÁNH THẤT BÀU SEN: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Đáp lời, giáo sỹ Huệ Ý nhắc lại truyền thống thờ Trời của của người Việt ta. Từ ngàn xưa, khi chỉ có vua mới được gọi là Thiên Tử, thì người Việt đã cảm nhận sự xa vời vợi của vị “Thiên Tử” này, trong khi ngước mắt lên, họ có thể thấy cả bầu trời rộng lớn phía trên đầu. Ông bà ta đã cắm một cây cột giữa sân nhà, lập một bàn thờ nhỏ chỉ một hai gang tay, đó là Bàn Thiên, là nơi thờ Trời. Trong niềm tin dân gian, khi đó ông Trời đang ở cùng chúng ta. Và trong giáo lý Cao Đài có dạy con người luôn hướng thượng và tu tập:
“Tu là học để làm Trời
Phải đâu muôn kiếp làm người thế gian”
Bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe các Đạo tỷ Cao Đài hát rất tâm tình bài “Chứng nhân tình yêu” của linh mục Nguyễn Duy. Một bài thánh ca các tín hữu quen nghe trong thánh đường được cất lên tâm tình trong không gian mang nét Á Đông với lư đèn, các bài vị cùng hương trầm lan tỏa…
Buổi lễ kết thúc với bữa cơm chay huynh đệ. Có một Đạo huynh Cao Đài nói vui: “Ngộ hén, cơm chay mà có cả cơm rượu, đây là rượu của Gia-tô ban cho trong ngày vui này!”.
Giáng Sinh đang trở nên ngày lễ dân gian của toàn xã hội, là ngày của niềm vui và là dịp để tri ân nhau, trao tặng những món quà nhân ái và thắt chặt mối tương giao bằng hữu. Nhưng để có được niềm vui hôm nay, mỗi người chúng ta cần tạ ơn về món quà đầu tiên được trao ban nơi hang đá nhỏ Bêlem, trong một đêm đông lạnh giá cách nay hơn hai ngàn năm. Ước mong sao Chúa Hài Đồng luôn ngự trị trong tâm hồn chúng ta mọi ngày, để tất cả cùng đồng tâm xây dựng đại gia đình nhân loại tốt đẹp hơn.
Nguồn:  nhipcautamgiao
Maria Thanh Mai gởi

Đột kích nhà mẹ đẻ: Tuyên bố không thừa nhận bố mẹ

Đột kích nhà mẹ đẻ: Tuyên bố không thừa nhận bố mẹ
nguồn: Báo Datviet.vn
(ĐVO) – Ngày 12/12, cụ Nguyễn Thị Muộn (82 tuổi) đã có đơn trình báo gửi cơ quan chức năng tố cáo hai người con trai thuê côn đồ đột nhập vào nhà cụ cắt khóa, sinh sống trong nhiều ngày.
Con trai
Cụ Nguyễn Thị Muộn (82 tuổi, Láng Hạ, Hà Nội) sinh được 7 người con, 2 gái, 5
trai.
Theo trình bày của cụ Muộn, cụ có quyền sử dụng thửa đất cùng quyền sở hữu nhà
ở tại địa chỉ: 153 phố Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, HN theo Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất số do Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, cấp ngày 26/04/2012 mang tên bà Nguyễn
Thị Muộn (có chồng là ông Đào Văn Sỏi đã chết).
Hình ảnh được cho là nhóm côn đồ đã phá khóa, chiếm nhà cụ muộn
Hình ảnh được cho là nhóm côn đồ đã phá khóa, chiếm nhà cụ Muộn
Nhưng 2 phòng của ngôi nhà ở tầng 1 (nơi cụ Muộn vẫn sống và thờ cúng chồng) bị con trai cả của cụ là Đào Văn Chung (60 tuổi, phố Hàm Long, phường Hàng Bài) cho một chủ cửa hàng kinh doanh nước đóng bình thuê bất hợp pháp (cửa hàng kinh doanh nước chính là của ông Chung làm chủ thuê vợ chồng anh em trai quản lý).
Sau khi cụ Muộn cùng 5 người con đuổi nhân viên cửa hàng ra khỏi nhà để cho người khác thuê lại, người con trai út là Đào Minh Lợi cùng vợ xông vào hành hung, khóa cửa lại. Người thuê mới buộc phải dùng khóa khác, khóa lần 2.
Ngày 7/12, ông Lợi đã thuê các đối tượng xã hội và các đối tượng mạo danh
thương binh đến cắt khóa nhằm chiếm căn phòng. Cụ Muộn đã trình báo chính quyền
địa phương nhưng không được giải quyết.
Ngày 11/12, anh Lợi cùng vợ tiếp tục thuê hàng chục đối tượng xã hội cùng nhiều
xe tự chế (giả xe thương binh) đến tiếp tục cắt khóa cả cửa trong và cửa ngoài,
chiếm dụng cả 2 phòng. Các đối tượng còn ăn ở, sinh hoạt trái phép trong nhà từ
ngày 11/12 đến chiều tối ngày 14/12.
“Nó còn đổ mắm tôm, dầu nhớt trước cửa để cho tôi đi trơn ngã mà chết”, cụ Muộn cay đắng cho biết.
Cụ Muộn cùng các con đã phải cầu cứu công an phường Láng Hạ và cảnh sát 113,
nhưng khi cơ quan chức năng đến lại chỉ đứng nhìn mà không giải quyết.
Trước hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật của
các đối tượng, cụ Muộn đã có đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng. Trong đơn
cụ viết: “Là một công dân lương thiện, tôi khẩn thiết mong quý cơ quan có
biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình tôi,
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
Ngày 18/12, trao đổi với phóng viên, cụ Muộn chỉ mong muốn được trả lại tầng 1
của ngôi nhà cho cụ ở đỡ phải leo lên, leo xuống.
Theo anh D (người thuê gian nhà tầng 1 của cụ Muộn để bán phở) cho biết:
“Có khoảng 7 xe giả xe thương binh xếp thành hàng dài dọc ngõ 151 Lạng Hạ.
Mỗi xe ít nhất là một người, họ có phải là xã hội đen hay đầu gấu hay không tôi
không biết. Tôi chỉ thấy họ vào nhà ngồi trong nhà nhưng không đập phá, đánh
đập hay gây gổ gì.
Sự việc kéo dài trong mấy ngày, nhưng vì là người thuê nhà nên tôi cũng không
quan tâm chuyện nhà chủ. Nói ra nói vào không phải đầu cũng phải tai”, anh
D cho biết.
Một cụ ông ngõ 151 cho biết thêm, mâu thuẫn thực chất đã xảy ra từ mấy năm
trước. Nhiều lần cụ thấy chuyện tranh chấp, xảy ra giữa anh em, mẹ con tại ngôi
nhà này.
Không thừa nhận bố mẹ
Theo cụ Muộn, mọi mâu thuẫn bắt nguồn từ quyển sổ đỏ của cụ bị vợ chồng ông Đào
Văn Chung tự ý đi làm thủ tục sang tên đổi chủ. “Nó bảo tôi cho nó mượn
quyển sổ đỏ để làm thủ tục kê khai. Ai nghĩ rằng nó lại làm lại sổ đứng tên vợ
chồng nó mà gạt tên tôi ra khỏi sổ”.
Ông Đào Văn Chung và Đào Minh Lợi đã có đơn gửi cơ quan chức năng không thừa nhận cụ Muộn là mẹ đẻ của mình
Ông Đào Văn Chung và Đào Minh Lợi đã có đơn gửi cơ quan chức năng không thừa nhận cụ Muộn là mẹ đẻ của mình
Nghĩ rằng, cũng là con cái, nhà cửa không ai khiêng đi được nên cụ Muộn cũng bỏ qua. Đến khi các con cụ ở nước ngoài trở về đã yêu cầu trả lại tên sổ đỏ cho cụ.
Đến ngày 26/4/2012, Ủy ban quận Đống Đa đã ra quyết định hủy sổ đỏ của vợ chồng
ông Chung, cấp lại GCN Quyền sở hữu cho cụ Muộn.
Ngày 25/10/2012, ông Chung cùng em trai là Đào Minh Lợi đã có Đơn khiếu nại
khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng cho rằng chính quyền địa phương đã cấp nhầm
sổ đỏ cho người đã chết.
Vì sổ hộ khẩu mới cấp cho cụ Nguyễn Thị Muộn và chồng là Đào Văn Sỏi (đã chết).
Nhưng hai người đó không phải là bố mẹ ông.
Theo ông Chung, bố mẹ ông phải là cụ Đào Văn Sõi (đã chết) và mẹ là Nguyễn Thị
Muôn (chứ không phải là cụ Muộn và cụ Sỏi).
Do vậy, các giấy chứng nhận sở hữu nhà đất tại số nhà 153 phường Láng Hạ mà UBND
quận Đống Đa cấp ngày 26/4/2012 cho cụ Nguyễn Thị Muộn và chồng là Đào Văn Sỏi
(đã chết) là trái pháp luật vì… hai người có tên trong sổ mới không phải là
mẹ và bố ông Chung, không phải là chủ sử dụng mảnh đất tại 153 phố Láng Hạ,
quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau khi cấp lại giấy chứng nhận, cụ Muộn đã đòi lại 1 phòng tầng 1 cho thuê lại
với giá 21 triệu/tháng. Căn phòng thứ 2 do Công ty nước của con trai cụ Đào Văn
Chung và Đào Minh Lợi là nhân viên không chịu rời đi dù đã được cụ đưa thông
báo.
Cụ Muộn cùng các con đã dùng khóa khóa cửa phòng, cho người khác thuê, dẫn đến
sự việc ông Lợi thuê người đến phá khóa, đột nhập vào sinh sống trong nhà.
“Ngôi nhà 153 Láng Hạ là ngôi nhà do bố mẹ tôi là ông Đào Văn Sõi và mẹ Nguyễn Thị Muôn để lại, những người tên là Nguyễn Thị Muộn và ông Đào Văn Sỏi không phải là bố mẹ của chúng tôi,
không có quyền hành gì tại ngôi nhà 153 Láng Hạ”, ông Lợi và ông Chung khẳng định.
Tuy nhiên, tại công văn trả lời của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, đã khẳng
định, việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho cụ Muộn là hoàn toàn hợp pháp.
Đồng thời cũng khẳng định, cụ Nguyễn Thị Muộn với cụ Đào Văn Sỏi chỉ là một.
Việc ông Chung phủ nhận bố mẹ, cho rằng cụ Muộn và ông Sỏi không phải bố mẹ ông
Chung là không có cơ sở.
Trả lời phóng viên, ông Cáp Quang Thành – Trưởng công an phường Láng Hạ cho biết,
những đối tượng đó không phải là xã hội đen. Khi công an xuống, thì họ đã rút hết
khỏi hiện trường.

Ông Thành cũng cho biết, căn phòng đó là nơi vợ chồng ông Lợi đã từng sinh sống,
làm ăn từ nhiều năm nay, giờ đang xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, ông Thành không nói rõ về hình thức xử lý những đối tượng này. Theo
ông Thành, đó là chuyện nội bộ trong gia đình.

Đan viện Châu Sơn.

.Đan viện Châu Sơn.

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình,  xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành – đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945  bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.


Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới, bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch – là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. “Vỏ bọc” Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng. Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).


Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, hiện tại, các Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.


Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua, chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga.

Nhà nghỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn, gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường.


Nếu nói về “Của Lạ” trong tự nhiên thì có lẽ Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vẫn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa


Tượng đài Đức Mẹ – một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam, nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách, chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người…!

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ tư, 12 tháng 12, 2012

Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975

Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan  đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.

Với cậu bé chăn trâu ngày đó  mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’
diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.

Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí
cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?

Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?

Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy
đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.

Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi
tiếp.

Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.

Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn,
và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.

Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.

Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.

Dòng đời trong lịch sử

Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.

Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…được tái hiện rõ rệt.

Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong
bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.

Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.

Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông

Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là
các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.

Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống
động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.

Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của
các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.

Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một
nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.

Nhân chứng và tư liệu

Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác
giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.

Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.

Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử

Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.

Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi,
coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.

Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.

“Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’, tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng? “

Nguyễn Giang

Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam
War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten
Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.

Các đoạn về quan hệ Trung Xô  hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution
1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).

Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng
sản’ vẫn được  giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.

Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.

Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới
cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.

Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước
ngày hôm nay.

Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983

Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.

Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore
trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.

‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận
khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.

Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn
ngoại’ cho tác giả.

 

Tham Nhũng: VN Hạng 123

Tham Nhũng: VN Hạng 123

(12/06/2012)

nguồn:Vietbao.com

Vào hôm Thứ Tư 5/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế – trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường  niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận.

RFI ghi nhận rằng, trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt
hơn 10 hạng so với năm ngoái.

Chỉ số CPI, tên tắt của Corruption Perception Index là một số liệu tổng hợp,
dựa trên các thống kê, điều tra, thăm dò khác đã được công bố trong năm về tình
hình tham nhũng tại một quốc gia nhất định.

Đây không phải là một chỉ số xếp loại tình trạng tham nhũng thuần túy, mà chỉ
là con số nêu bật cảm nhận – chẳng hạn như của các doanh nhân ngoại quốc – về
tình hình tham nhũng tại một nơi.

RFI nói, trên danh sách 176 được Minh bạch Quốc tế xếp hạng năm nay, theo thứ
tự từ «trong sạch» nhất đến «tham nhũng» nhất, như vậy là Việt Nam đứng thứ
123, bị thụt lùi 11 hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi Việt Nam được xếp
thứ 112, và trên tổng số 183 quốc gia.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lẽ dĩ nhiên thua xa Singapore, nước
thường xuyên đứng trong các thứ hạng đầu của các nước trong sạch nhất. Năm nay
Singapore xếp thứ 5 trong danh sách, chỉ thua Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand
và Thụy Điển.

Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm
chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị
tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới
Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam.

RFI ghi thêm, rằng trong bản xếp hạng CPI năm 2012, Việt Nam vẫn hơn ba nước
còn lại trong vùng, bị rớt vào diện các quốc gia bị xem là tham nhũng nhất thế
giới : Cam Bốt (hạng 157), Lào (hạng 160) và Miến Điện (hạng 172).

 

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Đăng bởi cheoreo lúc 1:00 Sáng 5/12/12
nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (05.12.2012) – Sàigòn – Sau 3 bài giảng sám hối vào Mùa chay năm 1990 tại Đền Đức Mẹ HCG Sàigòn, cha Stêphanô Chân Tín, DCCT đã bị nhà cầm quyền quản thúc 3 năm tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Chính trong thời gian khó khăn tại đây, Thiên Chúa đã chọn ngài cho một sứ vụ mới.

Trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ An Thới Đông tại huyện Cần Giờ (27.3.2004), trong bài diễn văn, cha Stêphanô Chân Tín kể lại như sau: “Đầu thập niên 80, một người trong xã thuộc ấp An Hòa là anh Nguyễn Văn Bạc bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại anh gặp những người Công giáo tốt. Anh được giới thiệu đến DCCT Sàigòn. Tại đây, cha Bạch Văn Lộc cùng thầy Đỗ Minh Hạo đã nhận giúp anh học Giáo lý. Sau đó, các anh chị Legio từ Sàigòn tới An Thới Đông để chia sẻ, nâng
đỡ đời sống đức tin của anh và tiếp tục dạy giáo lý cho gia đình anh, cho bà mẹ
và vợ chồng con cái người em trai của anh tất cả là 13 người. Con đã ban bí tích Rửa tội cho họ vào tháng 6.1993. Sau đó, cùng một hai thầy DCCT và một số anh chị em Legio xuống chia sẻ với bà con giáo dân vào mỗi Chúa nhật hàng tuần. Công việc phân chia một cách đơn giản. Con thăm hỏi chung mọi người và cử hành phụng vụ tại nhà anh Bạc. Các thầy phụ trách giáo lý dự tòng trong một gia đình khác. Các anh chị Legio thì tới từng gia đình để thăm hỏi, tiếp cận và giúp đỡ mọi chuyện trong chừng mực có thể được.

Tới đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc hoạt động của con và các anh chị Legio. Công việc dạy giáo lý và cử hành phụng vụ với phẩm phục tại gia bị nghiêm cấm. Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi cho phép không mang lễ phục để dâng lễ.

Chuyện học giáo lý cũng vẫn được tiếp tục, số người xin gia nhập dự tòng mỗi ngày một gia tăng. Chính quyền không cho tụ tập đông người thì bà con tụ tập học giáo lý tại các gia đình ngoài Công giáo. Một thời gian sau, đến lượt các gia đình này cũng xin theo Đạo khi họ nhận ra niềm vui của những người dự tòng và giáo lý tốt đẹp của Chúa. Sự khó dễ của chính quyền lại hóa ra duyên cớ khiến hạt giống đức tin được gieo vãi trên diện tích rộng hơn và số người đón nhận đức tin mỗi ngày một gia
tăng.” (Lịch sử DCCT, Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do)

Với nhiều người, cha Stêphanô Chân Tín là một linh mục trí thức có những tư tưởng phản biện sâu sắc, luôn lên tiếng bênh vực Giáo hội, bảo vệ quyền con người trước những bất công, trước việc phẩm giá con người bị xúc phạm dù trong bất cứ chế độ nào. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều anh chị em giáo dân, đặc biệt là những anh chị em giáo dân tại An Thới Đông biết tới cha như là một linh mục tận tụy với những công việc dạy giáo lý, ban các Bí tích cho những người muốn tin theo Chúa.

Đường lối của Thiên Chúa thật kỳ diệu. Trong những năm tháng tưởng chừng như khó khăn nhất của cuộc đời, Thiên Chúa lại xếp đặt để cha Stêphanô Chân Tín có thể loan báo Tin Mừng một cách trực tiếp như Hiến pháp của Dòng mời gọi.

Trong bài giảng thánh lễ  nhập quan cho cha Stêphanô Chân Tín, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên tu viện DCCT Sàigòn nói: “Người trí thức xem cái tước tiến sĩ thần học là đỉnh cao của cuộc đời cha Chân Tín. Còn trong Nhà dòng xem vị trí Giáo sư thần học và chức Giám đốc Học viện DCCT ở Đàlạt là đỉnh cao của đời tu của ngài. Nhưng Thiên Chúa không xét xử dựa trên những chuyện đó. Có lẽ đỉnh cao của cuộc đời ngài là thời gian ngài bị quản thúc ở Cần Thạnh. Vì chính thời gian đó mở đầu cho công cuộc truyền giáo của ngài ở vùng An Thới Đông. Từ chỗ chỉ một vài người theo Đạo,
đến nay vùng truyền giáo này đã có hơn 500 anh chị em theo Đạo. Như thế, chúng
ta mới thấy ơn Chúa đã làm nơi ngài trong thời gian mà người ta cho là tù ngục.”

Những năm bị quản thúc, Thiên Chúa đã chọn cha Stêphanô cho một sứ vụ mới

Những người con An Thới Đông về dự lễ tang người cha đã sinh ra mình trong đức tin

Giáo phận Sàigòn tự hào về điểm truyền giáo An Thời Đông mà Thiên Chúa đã dùng cha Stêphanô để khởi đầu

Cha Stêphanô gắn bó với giáo điểm An Thới Đông từ năm 1990-1997. Hiện nay giáo điểm này đã có hơn 500 giáo dân

PV.VRNs

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Đăng bởi pleikly lúc 6:02 Chiều 1/12/12

VRNs (01.12.2012) – Sài Gòn – ChaChân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012, tại Nhà hưu dưỡng – Tỉnh DCCTN, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Sau đây là thông tin chính thức từ Văn phòng Tỉnh DCCT VN, VRNs xin kính chuyển đến quý vị độc giả gần xa. Kính xin quý vị cầu nguyện cho cha Chân Tín và loan tin cho những người cần biết.

———

CHA STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), DCCT

Sinh ngày 15.11.1920, tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT

Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục

được gọi về nhà Cha lúc 16g15 ngày 01 tháng 12 năm 2012, hoàn tất hành trình 92
năm ở trần gian, 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm thi hành sứ vụ Linh mục.

Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 16 giờ 30, ngày Chúa Nhật 02.12.2012.

Nghi thức di quan cử hành lúc 21 giờ 00, thứ Hai 03.12.2012.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 6 giờ 00, thứ Ba 04.12.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3.

Điện thoại: (08) 38437715, Ext. 105

Email: dcctvn@gmail.com

Hoả táng tại Bình Hưng Hoà.

Xin hiệp lời cầu nguyện cho Cha Stêphanô Chân Tín.

Xin miễn phúng viếng vòng hoa các loại.

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Tác giả: Trầm Thiên Thu

Nguồn: Thanhlinh.net

Nhớ ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Hồi còn thiếu niên, tôi thường đọc báo Trái Tim Đức Mẹ và báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Có lần đọc bài viết về Đức cha Jean Cassaigne (thường gọi Cha Sanh), tôi đã thực sự ấn tượng. Cũng hồi đó, một lần đến nhà thờ Fatima Bình Triệu, tôi thấy có tượng ngài đứng với một bệnh nhân cùi ngồi bên chân ngài, tôi càng ấn tượng về ngài. Nhưng ngày nay không còn thấy bức tượng đó nữa.

Theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về “tập kỷ yếu Năm Linh Mục”, Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội “yêu thương và phục vụ”. Đây là những chứng từ sống độngvà rất gần gũi để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là Vị Sáng lập Trại Phong Di linh từ năm 1929.

NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT

Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne (tên Việt nam là Sanh), một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:

“Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này“.

Thứ tư ngày 20-10-1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.

Cho đến ngày 24-01-1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.

Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12-1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.

Tháng 12-1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn: PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 Cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.

Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc  đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.

Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 07.12.1927, Cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20-12-1927 và được an táng ngày 22-12-1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.

Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.

Ngày 17-2-1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.

Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20-2-1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài. “Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục”, ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám Mục Sài-gòn vừa qua đời năm vừa rồi  và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị Linh Mục của người phong cùi. Vị Thừa Sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị Linh Mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị Thừa Sai
không do dự khi vâng lời Tòa Thánh với đức tin và can trường: “Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi”. Những lời lẽ thật khiêm nhường. Khẩu hiệu Giám mục là “Bác Ái và Yêu Thương” đã nói lên điều đó.

Ngày 24-6-1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các Nhà Thờ Sàigòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày, có những bạn bè đến từ khắp nơi… và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ Phụng Vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng.

Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và
bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám
rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.

Tân Giám Mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám Mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sàigòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.

Ngày 19-12-1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong Linh Mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. “Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”, sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.

Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5-3-1955, Ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris: “Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ“.

Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một Giám Mục kế vị Ngài, Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài ngày 30-11-1955. Ngày 02-12-1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di Linh.

Từ đây, Đức Cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2-1973 Đức Cha bị té gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà Ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức Cha nói với người nữ tu chăm sóc Ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm dài (1926-1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…”.

Thứ bảy ngày 20-10-1973, Đức Cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: “Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá”. Mười ngày trôi qua, vào lúc 10 giờ đêm ngày 30-10-1973, Đức Cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức Cha đã được Chúa gọi về hồi 01 giờ 25. Đức Cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 05-11-1973.

NẢY MẦM ĐỨC TIN

Cha Phanxicô Darricau, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, đã viết về sự kiện Đức Cha Cassaigne trở lại làng cùi Di Linh như sau: “Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách trại phung hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. Suốt trong 6 tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở trại cùi. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ trại phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…”.

Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của  Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: “Tôi được phúc sống mười năm gần Đức Cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo thượng tại Di-linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nổi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho làng cùi.

Ngày 26-7-2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức Cha và để lại chứng từ: “Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói… dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề.

Khoảng tháng 6/1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức Cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức Cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức Cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức Cha thêm sức cho con để con chịu dựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa tạ ơn Đức Cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ”.

Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần một Đức Cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007:

“Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông! Nhưng với Trại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức Cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức Cha đã giúp ba mẹ con can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.

Khi Đức Cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi,  với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức Cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức Cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.

Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức Cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức Cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức Cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức Cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.

Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thương mà Đức Cha cố dành cho chúng con”.

TRẦM THIÊN THU

(Tổng hợp)

 

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Thứ năm, 15 tháng 11, 2012

nguồn: BBC

Bệnh nhân tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh

Cả bệnh nhân và bác sĩ đều nói người nhà bệnh nhân đưa
phong bì vì cho rằng “có đưa mới yên tâm”

Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi “không đưa phong bì” tại diễn đàn Quốc Hội vào hôm qua, khiến dẫn tới tranh luận về nguyên nhân của tình trạng tiêu cực này và vai trò trách nhiệm Bộ Y tế và nhà nước trong vấn đề này.

Các bác sĩ nói muốn chấm dứt phong bì thì  cần nâng lương cho nhân viên y tế, giải quyết quá tải ở tuyến trung ương và nâng cao nhận thức người dân.

Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Minh Hải tại Hà Nội cho rằng thực hiện việc này là rất khó và hiện nay có thể nói là mới đang ở giai đoạn “hô khẩu hiệu” vì một khi mức lương của y bác sĩ còn quá thấp, không đủ sống, thì khi được biếu phong bì dù biết là sai họ vẫn phải
nhận.

Tuy nhiên bác sĩ Hải cho biết một số bác sĩ mở phòng mạch tư khám thêm ngoài việc đi làm tại bệnh viện và khi với mức thu nhập cao hơn, đủ sống, trên thực tế họ đã không còn nhận phong bì từ bệnh nhân.

Ngoài ra còn là chuyện đã thành thói quen từ phía gia đình bệnh nhân là đã vào bệnh viện là “người nhà bệnh nhân cứ đưa, có đưa thì mới yên tâm”, bác sĩ Hải nói thêm.

“Nhưng văn hóa phong bì không phải chỉ có ở ngành y tế, đến xin học cho con cũng phải có phong bì,” bác sĩ Hải nói.

Muốn chấm dứt tình trạng đưa phong bì như kêu gọi của Bộ trưởng Y tế thì ngoài chuyện cần nâng lương cho nhân viên y tế, còn phải có các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trung ương và đồng thời nâng cao nhận thức của người dân.

“Giáo dục và Y tế là hai ngành có tính đặc thù vì thế cần có những chính sách của nhà nước như tăng lương cho ngành y tế,” theo quan điểm của bác sĩ Hải.

Việc bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này.

Bệnh nhân tại Việt Nam giải thích tâm lý theo nhau đưa phong bì cho bác sĩ, y tá vì cho rằng như thế mới được đối xử tốt.

Ngoài ra để thay đổi được một thói quen đã định hình từ lâu này chính người dân cũng cần được nâng cao nhận thức mới có hy vọng “nói không với phong bì” như lời Bộ trưởng Y tế kêu gọi.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thủy, một người chuyên trông người ốm tại bệnh viện và cũng từng đưa con đi bệnh viện, nói với BBC Việt Ngữ mọi người thường cho rằng phải đưa phong bì mới được bác sĩ đối xử tốt và cho thuốc tốt.

Chị Thủy giải thích việc chữa bệnh theo con đường qua bảo hiểm thường rất chậm và rất nhiều thủ tục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh chọn “đưa phong bì” để có thể được điều trị nhanh hơn và tốt hơn.

“Tình trạng đút lót phong bì như vậy không thể gọi  là cảm ơn được. Nếu mua quà như hoa quả chẳng hạn để tặng cả một kíp trực, hay kíp làm việc của Khoa đó thì mới gọi là cảm ơn,” chị Thủy nói.

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

 
Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.

Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.

Reuters

Thụy My

nguồn: RFI

“Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần”.

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay
không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?

Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.

Sự kiện lần đầu tiên có một đại biểu Quốc hội đặt vấn đề từ chức với Thủ tướng Việt Nam đã được dư luận rất chú ý. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý trao đổi với chúng tôi về những cảm nhận của ông trong vấn đề này.

RFI : Kính chào Luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện có một đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng về việc từ chức ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi
cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng
từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam
mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước,
chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của
một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng,
trong khi mình lại hành xử khác đi.

Lòng tự trọng ăn sâu vào nếp văn hóa rồi, do giáo dục từ nhỏ, trong đó có cái gọi là « văn hóa xấu hổ », thấy mình làm không được thì thôi, mình rút lui. Điều này đã ăn sâu vào những nước có thể chế dân chủ và có một nền giáo dục tốt, trước tiên là giáo dục về con người.

Tôi nhớ là trước đây tôi đi học, thì nền giáo dục chế độ cũ dạy cho tôi mấy điều thôi. Đó là yêu gia đình – ông bà cha mẹ, rồi yêu thiên nhiên, và yêu đất nước, yêu tổ quốc. Yêu con người nữa – người ta lỡ bước thì mình phải giúp đỡ, vân vân.

Chính nền giáo dục đã hình thành nên tâm hồn con người, và con người sẽ biết xử lý như thế nào. Trong khi thật ra nền giáo dục của chúng ta nó nặng về chính trị, phục vụ yêu cầu trước mắt, không phải đào tạo vì con người và cho con người. Do đó có thể nói văn hóa ứng
xử rất dở, trong đó có vấn đề từ chức.

Tôi nghĩ các vị lãnh đạo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về điều này. Mà tiền lệ thì cũng có trường hợp ông Lê Huy Ngọ, từ chức do trách nhiệm về vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng từ trước đến giờ chưa có một vị cấp cao nào từ chức cả, mặc dù rõ ràng so với trách nhiệm, thì trong nền kinh tế hiện nay thất thoát rất nhiều tài sản của nhân dân.

Thế thì ai phải chịu trách nhiệm ? Thậm chí tại sao không nói thẳng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đó là ai ? Tôi thì trong Đảng cũng được giáo dục là phải có địa chỉ cụ thể, mà đến phiên các vị thì các vị lại không nói cụ thể, mặc dù cả nước – toàn dân và trong Đảng đều
biết vị ủy viên Bộ Chính trị đó là ai.

Điều đó làm cho Nghị quyết trung ương 4 vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ hô hào nói thẳng và nhìn thẳng vào sự thật, mà sự thật sờ sờ ra đó thì lại không chấp nhận. Khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri chất vấn thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại nói là đồng chí X, thành ra là một ẩn số. Nó làm cho người dân càng mất tin tưởng hơn nữa. Và
nghị quyết này, nghị quyết kia cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi, không thể nào trở thành hiện thực được. Bởi vì cấp cao nhất không làm gương, thì làm sao các cấp dưới noi theo được. Ví dụ tình hình chống tham nhũng chẳng hạn.

Thành ra tôi nghĩ là các vị phải mạnh dạn và có lòng tự trọng. Mình đã gây đổ vỡ cho nền kinh tế, đổ vỡ cho đất nước, thì mình phải từ chức. Ví dụ trong lãnh vực giao thông vận tải, biết bao nhiêu sự cố xảy ra, nhưng ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải vẫn tại vị. Trong
khi ở Hàn Quốc hay một số nước, chỉ cần một tai nạn gì đó là từ chức ngay. Hay
mới đây ông giám đốc CIA của Mỹ, chỉ dính líu tới vụ bê bối tình cảm thì cũng
từ chức.

Như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân. Đó là thái độ cách mạng của người cán bộ, thái độ thẳng thắn, chân thật. Chứ còn gây ra tai họa cho nền kinh tế mà vẫn bình chân như vại thì không được. Do đó đại biểu Dương Trung Quốc có gợi ý đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, mà nhiều người cũng nêu chứ không chỉ ông Dương Trung Quốc không
thôi.

Nhưng tôi nghĩ là, thôi, chuyện đã qua rồi. Bây giờ đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì nên bằng hành động, vực dậy nền kinh tế, chứng minh rằng đã thấy thiếu sót của mình, và có những biện pháp hiệu quả, để đưa nền kinh tế đi lên. Chứ còn
bao nhiêu lời hứa hẹn, quyết tâm, nói đến lòng tự trọng này nọ… nhưng mà không có những hành động cụ thể thì người dân không tin nữa.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho là chủ trương phát triển kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh lớn là do Đảng thông qua. Đành rằng Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không thể bắt ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh trách nhiệm một mình. Ông nghĩ sao về ý kiến này ?

Thì vấn đề xây dựng các tập đoàn đâu phải tự dưng ông Nguyễn Tấn Dũng làm được, phải thông qua Bộ Chính trị. Thành ra trách nhiệm về vấn đề tham nhũng là của cả tập thể Bộ Chính trị. Tôi nói « lỗi hệ thống » là ở chỗ đó.

Nhưng nói gì thì nói, chứ cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm ! Khuyết điểm của Bộ Chính trị là ở chỗ là thông qua chủ trương mà không giám sát, theo dõi để phát hiện những sai sót, không dám đấu tranh để chấn chỉnh lại. Để cho một mình tự tung tự tác, thì sẽ dẫn đến tai
hại cho nền kinh tế của chúng ta.

Tôi nghĩ, bình thường nếu một người không được giám sát chặt chẽ, dù là trước đây tốt – ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có quá trình – nhưng do không được giám sát nên có những thiếu sót, như Bộ Chính trị trong hội nghị trung ương 6 đã phân tích.

Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.

Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người.

Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất.

Mới đây rất đau lòng : một bà cụ ở Thanh Hóa, qua xô xát với công an đã bị chết ở Hà Nội. Thì đấy, những cái chết rất là bi thảm ! Trong văn bản 157 người ký về vụ Phương Uyên, thì chúng tôi rất lo ngại. Sau nghị quyết trung ương 6, làm sao Đảng và Nhà nước phải ngăn
chặn khuynh hướng dùng bạo lực, dùng các lực lượng cảnh sát, công an để đàn áp dân, để bắt bớ khi người dân có tiếng nói khác với mình.

Cái tình trạng này rất là nghiêm  trọng – tình trạng công an đánh chết dân gây xúc động rất lớn ! Hay là cái hình ảnh lôi tuồn tuột hai mẹ con trần truồng ở đồng bằng sông Cửu Long…

Phải chứng minh là sau nghị quyết trung ương 6 thì Nhà nước đã có khắc phục những thiếu sót, bằng cách làm sao cho dân người ta làm chủ thật sự. Làm sao tôn trọng các quyền tự do dân chủ, và không được đàn áp những người biểu tình, đàn áp những người có ý kiến khác. Bởi vì thật ra người ta làm trong khuôn khổ của luật pháp.

Ngay cả em Phương Uyên cũng vậy thôi. Những cuộc họp báo vội vã vừa rồi cũng làm nhiều người nghi ngờ, không biết có phải thật sự như vậy hay không. Vấn đề ở chỗ là, tại sao lại đẩy những con người như em Phương Uyên, như nhạc sĩ Việt Khang đến một sự chống đối như vậy.

Tôi nghĩ là do thiếu sót của mình.  Bởi vì ai tham nhũng? Rõ ràng là Đảng tham nhũng chứ ai nữa! Ai yếu ớt, nhu nhược trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Thì cũng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứ ai! Các em nói như thế là nói lên một cái thực tế, mà là thực tế
nhức nhối hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được. Thay vì đối thoại với các
em thì mình lại đi trấn áp, bắt bớ.

Vì vậy mà bên cạnh “văn hóa từ chức”  thì còn phải xác định trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Và khi có sự cố gì xảy ra thì phải xử lý thật nghiêm minh chứ không thể bỏ qua được.

RFI : Có vẻ công việc trước mắt còn rất là bề bộn… Dân  khiếu kiện khắp nơi, càng đưa ra xử những vụ bị nhà nước gọi là « âm mưu nổi dậy chống chính quyền » thì lại càng có thêm những tiếng nói phản đối. Lúc nãy ông có nói, vấn đề bây giờ là hành động, thì liệu Thủ tướng Việt Nam có dễ dàng sửa chữa sai lầm bằng hành động phù hợp lòng dân hay không ?

Vấn đề xin lỗi trước dân, từ trước đến nay (chưa có) thôi thì người dân người ta thấy cũng được. Không phải nói như ông Dương Trung Quốc trước đây là « an tâm ». Người ta không an tâm đâu, nhưng người ta thấy tình thế trước những sai lầm rất nghiêm trọng, lần đầu tiên
các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải nhận thiếu sót trước dân và xin lỗi dân. Điều đó không thể không làm được. Đáng lẽ phải có kỷ luật, phải cách chức …

Nhưng vấn đề ở đây là người ta trông chờ, xem thử những lời xin lỗi đó thể hiện được trên thực tế ra sao. Xin lỗi thì rất dễ, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể trong quản lý kinh tế, trong điều hành đất nước như thế nào.

Tôi cho đây là một thách thức rất lớn đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ở chỗ là sau nghị quyết trung ương 6, nếu không có những biện pháp hiệu quả, nếu giữa lời nói với việc làm không đi đôi với nhau thì người dân lại càng mất lòng tin.

Và thật ra mới có những ý kiến phản đối chứ dân chưa có ai nổi loạn đâu. Người ta có ý kiến thế này thế kia, thì tôi nghĩ rằng không nên đàn áp. Phải tôn trọng và lấy đối thoại làm chính.

Ví dụ tại sao các nhân sĩ trí thức, gồm những người có tên tuổi – và trong kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây, có cả gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu. Thì Nhà nước phải trả lời ! Đó là văn hóa – người dân người ta có kiến nghị thì phải trả lời được hay không được.
Đó là một cái lịch sự tất nhiên, cái văn hóa của người lãnh đạo.

Trong khi hô hào xây dựng nền văn hóa, nhưng bản thân cách hành xử của Nhà nước và chính quyền chúng ta lại không có văn hóa. Cái điều mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gọi là « sự im lặng đáng sợ », rất là kỳ. Ngay cả với đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà thư của đại tướng cũng không được báo chí đăng, rồi cũng không được trả lời ! Như vậy là
các vị lãnh đạo đã rất coi thường dân, coi thường nhân sĩ trí thức, và kể cả coi thường những vị khai quốc công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp.

RFI : Thưa ông, còn một ý kiến khác là theo nguyên tắc thì Thủ tướng phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì liệu có khuôn mặt nào khác được người dân tín nhiệm hay không ?

Bởi vì phương thức của mình nó cũ kỹ quá rồi. Từ Đảng chỉ định qua thì cũng chỉ có từng ấy người. Chứ nếu chúng ta dùng phương thức bầu cử, thì tất nhiên trong xã hội có những người tài, người ta sẽ ra ứng cử. Còn nếu tiêu chuẩn phải là ủy viên Bộ Chính trị thì hẳn nhiên là 14 vị đó thôi. Nếu mà bầu cử thật sự – vừa rồi bầu cử ở Mỹ, thì nó công khai
minh bạch để người dân người ta lựa chọn.

Mà tôi nghĩ không phải là Việt Nam không có nhân tài, không phải là không có người có thể đứng ra quản lý đất nước. Nhưng do định chế chính trị hiện nay như vậy đó.

Ví dụ hội nghị trung ương vừa rồi, một trong những nội dung bàn là quy hoạch các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban chấp hành trung ương, Ban bí thư…Thì như vậy có nghĩa là Đảng đã lựa chọn trước rồi. Từ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương giới thiệu qua chính quyền, mà chính quyền, Quốc hội đại đa số là đảng viên, thì bầu cử sẽ vô nghĩa. Thành ra
người ta nói là « Đảng cử, dân bầu ».

Một thể chế dân chủ thì không thể đi bằng con đường như vậy được.

Vì vậy trong góp ý sửa đổi Hiến  pháp, Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng có đề nghị là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thì phải như thế nào, và ai kiểm soát Đảng, ai giám sát ? Chứ Đảng không thể là một thứ siêu quyền lực, đứng ngoài và đứng trên luật
pháp được. Và đảng viên không phải là điều kiện để được làm lãnh đạo. Lãnh đạo thậm chí phải tổ chức thi tuyển đủ thứ, thông qua bầu cử… thì lúc đó nhân tài sẽ xuất hiện.

RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức

nguồn: VOA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bị kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém
trong lãnh đạo

 

14.11.2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang gặp nhiều khó khăn lần đầu tiên bị Quốc hội Việt Nam kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém trong lãnh đạo đã đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.

Bản tin của Hãng thông tấn AFP hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên một vị thủ
tướng của Việt Nam bị một đại  biểu của Quốc hội gồm 500 ghế của nhà nước
độc đảng kêu gọi từ chức.

Trong chất vấn tại Quốc hội sáng thứ Tư, ngày 14 tháng 11, Ðại biểu Dương Trung
Quốc  nói:

“Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin
lỗi. Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của
mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn
tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại
– là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều
mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.”

Ðại biểu Dương Trung Quốc nói tiếp:

“Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là
một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người
có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45, sau khi nhận trách nhiệm chính trị
về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn
đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị  tổng bí thư, kịp góp phần
khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.”

Ông Dương Trung Quốc đúc kết chất vấn của ông bằng hai câu hỏi chính:

“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng,
mà nhẹ trách nhiệm với dân? Và hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho
một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn
tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

Cũng theo tin của AFP,  Ðại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói những sai sót của
Thủ tướng Dũng trong việc lập kế hoạch đưa kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn
đã gây mất niềm tin trong công chúng đối với sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.

Ðáp lại những công kích công khai hiếm thấy, Thủ tướng Dũng, tự hào với 51 năm
tuổi đảng của mình, nói:

“Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có
xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ
khác.Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ
nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”

Ông Dũng quả quyết rằng ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng như được đảng tín nhiệm
giao phó:

“Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp
tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ
phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn
sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương
đảng, của Quốc hội”.

Quốc hội Việt Nam hiện đang xem xét một nghị quyết có thể sẽ bắt buộc các nhà
lãnh đạo cấp cao cần phải chiếm được phiếu tín nhiệm để tiếp tục tại vị, song
không rõ liệu phiếu tín nhiệm như vậy có thực sự mang lại thay đổi thiết thực
nào, hay chỉ là một hình thức chiếu lệ.

Ba phụ nữ trẻ Việt Nam được trao giải Nhân quyền 2012

Ba phụ nữ trẻ Việt Nam được trao giải Nhân quyền 2012

Từ trái: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy
05.11.2012
Ba phụ nữ trẻ dấn thân cổ xúy cho nhân quyền và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam được
vinh danh Giải Nhân quyền Việt Nam 2012.
Ban tổ chức giải thưởng, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Hoa Kỳ), cho biết 3 nhà hoạt động gồm Phạm Thanh Nghiên, nhà báo tự do Tạ Phong Tần đang bị cầm tù, và blogger Huỳnh Thục Vy được bầu chọn từ 24 đơn đề cử trong và ngoài nước.
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên từng tham gia biểu tình và viết bài chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa đang bị quản thúc tại gia ở Hải Phòng sau khi mãn án 4 năm tù hồi tháng 9 năm nay về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Cô Phạm Thanh Nghiên chia sẻ cảm nghĩ khi được vinh danh Giải Nhân quyền Việt
Nam năm nay:
“Tôi rất lấy làm vui mừng và vinh dự khi là một trong ba nữ chiến sĩ nhân quyền được nhận giải thưởng này. Đối với tôi, giải thưởng này có ý nghĩa rất to lớn. Nó ghi nhận những công sức rất nhỏ bé của chúng tôi đóng góp để cải thiện và tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Thứ hai, nó cổ vũ tinh thần rất lớn cho không chỉ riêng cá nhân tôi, mà cho những người đã, đang, và sẽ đấu tranh vì quyền con người. Và tôi vẫn kiên định con đường đấu tranh bất bạo động vì quyền con người để đòi lại những cái quyền của bản thân mình và cho những người khác.”
Blogger Huỳnh Thục Vy là tác giả của các bài viết chống Trung Quốc và phản đối bất công
xã hội. Cô nói Giải thưởng Nhân quyền cô nhận năm nay là một niềm khích lệ cho những người tranh đấu nhân quyền trong nước nói chung trước tình hình nhân quyền đang ngày càng xuống cấp tại Việt Nam:
“Sự vinh danh này em muốn chia sẻ lại cho tất cả những người đang phải chịu đàn áp, tù đày ở Việt Nam. Em không nghĩ là mình có thể đóng góp được gì nhiều, chỉ là lên tiếng để nói lên sự thật mà mình cho là đúng để bảo vệ tự do và công lý.”
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đang thụ án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi có các hoạt động và viết bài chống Trung Quốc, chỉ trích nhà nước, cũng như phản ánh nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội.
Giải Nhân quyền Việt Nam là giải thưởng thường niên ra đời từ 10 năm nay nhằm vinh danh thành tích tranh đấu bất bạo động của những người dấn thân cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam.
Trong số các nhân vật từng được tuyên dương Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam có
Thượng tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ
luật Cù Huy Hà Vũ.