KẾ BỊT TAI TRỘM CHUÔNG

KẾ BỊT TAI TRỘM CHUÔNG

Khách vào yết kiến vua Vệ và thưa:

– Thần mới đi ngang nước Tấn, có câu chuyện “rân ran” hay lắm, xin được kể, bệ hạ nghe chơi !

Vua Vệ đon đả:

– Tiên sinh cứ kể.

Khách kể :

– “Nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm “hôi của”, nhưng nhà chỉ còn một cái chuông lớn.

Tên trộm nghĩ, lấy cái chuông này bán cũng có tiền, nhưng chuông lớn quá vác không nổi. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông, mới mang đi được.

Nhưng tên trộm sợ mọi người nghe được, nên nút chặt tai mình lại, nghĩ :” Mình không nghe thì người khác cũng chẳng nghe ?”. Nghĩ xong, hắn cố đập chuông bể ra từng mảnh.

Người chung quanh nghe, nhưng thấy tên trộm “táo tợn”, “dữ dằn” quá, dắt đao kiếm đầy mình, nên chẳng dám vây bắt”.

Vua Tề ngắt lời:

– Ta tối dạ lắm. Xin tiên sinh đừng dùng “chiện” “ngụ ngôn” hoặc “nói bóng, nói gió”, cứ nói thẳng ra.

Khách rón rén thưa:

– Các quan tham của nước Vệ tha hồ vơ vét của dân, không thèm nghe tiếng “dân kêu”. Khác nào tên trộm tự bịt tai, trộm chuông đâu !

Vua Vệ ra vẻ “boăn khoăn” nói:

– Bọn tay chân của ta kém cỏi về trí tuệ và mưu kế đến thế sao ?

Khách nói:

– Bệ hạ nhầm rùi ! “Bịt tai trộm chuông” là mưu kế phổ biến nhất, hiệu quả nhất hiện nay.

Vua Vệ chán quá nói:

– Đa tạ tiên sinh. Ta cũng đang muốn bịt tai đây.

Khách từ biệt lui ra, than:

” Ta đang ở một nước của bọn giả điếc !”

(Tiếu lâm cải biên- ĐAS)

Sang Tran

May be an image of outdoors

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay