Căn Cước Công Dân của Hàn Quốc phải ghi chú thêm họ & tên bằng chữ Hán.

Nhật Duy 

Bình luận của Nhật Duy :

Việt Nam rất may mắn so với dân Hàn Quốc (xem bài viết bên dưới) vì có chữ quốc ngữ La Tin hoá do các linh mục, tu sĩ Công giáo người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi và Pháp như cha Alexader De Rhodes và cha Francisco De Pina vào VN thời Chúa Trịnh những năm 1500 giảng đạo và sáng chế ra chữ quốc ngữ La Tin hoá sử dụng tiện lợi gần 150 năm thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm rất khó học, lại bất tiện.

Thế nhưng VC và những thằng thầy chùa cực đoan như Thích Nhật Từ, sử gia cộng sản Nguyễn Đắc Xuân… vô ơn với các nhà truyền giáo kể trên. Không có họ thì dân VN và tụi VC còn hú tiếng Hán của Tàu.

————-

ĐỂ HIỂU RÕ TÊN CỦA MÌNH, trong Căn Cước Công Dân của Hàn Quốc phải ghi chú thêm họ & tên bằng chữ Hán.

Tiếp theo phần trước “CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NHỮNG ĐỨT GÃY VĂN HÓA”. Các nước Đồng Văn như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa cả ngàn năm nên việc sử dụng chữ Hán không có gì xa lạ. Bán đảo Triều Tiên là chư hầu của TQ trong một thời gian dài, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa TQ nên người Hàn Quốc mặc dù nói tiếng Hàn nhưng không có chữ riêng mà họ viết bằng chữ Hán, nhưng vì chữ Hán khá khó nên lúc bấy giờ chỉ có các quan văn võ, nho sĩ mới có cơ hội học chữ Hán, còn dân thường hầu như không biết chữ.

Năm 1443, để xóa nạn mù chữ và phổ biến việc học chữ, vua “Sejong 세종” của triều đại Joseon đã tạo ra 24 ký tự với 14 phụ âm và 10 nguyên âm mà chủ yếu được viết bằng các khối âm tiết gồm 2 đến 5 thành phần. Khác với chữ Hán là chữ biểu ý tượng hình, Chữ Triều Tiên là chữ biểu âm (giống như Kana hay chữ Quốc ngữ VN). Điều đó có nghĩa là, nếu người Việt đọc chữ 男 là “nam”, viết theo chữ Quốc ngữ là “n + a + m = nam” thì người Triều Tiên cũng phát âm là “nam” và viết theo chữ Triều Tiên là ㄴ(n) + ㅏ(a) + ㅁ(m) = 남(nam) .

Mặc dù vua Sejong đã phát minh ra chữ Triều Tiên nhưng mục đích chính vào thời điểm đó không phải là “bài trừ chữ Hán”, mà là tạo ra một chữ viết mà mọi người có thể giao tiếp dễ dàng và có thể viết “tiếng Hàn thuần túy” ( Do đó, trong năm trăm năm kế tiếp, các tài liệu và ấn phẩm chính thức của Hàn Quốc, để phấn đấu cho độ chính xác, vẫn chủ yếu sử dụng chữ Hán và chữ Hàn chỉ là công cụ phụ trợ cho chữ Hán.

Cho đến năm 1906, 1 nhà ngôn ngữ học Ju Si-gyeong đã đưa ra học thuyết “Hàn Văn Độc Tôn Luận”, ông cho rằng các ký tự Trung Quốc là ký tự nước ngoài và Hàn Quốc nên đánh thức ý thức dân tộc thông qua việc bản địa hóa chữ Hàn. “Hàn Văn Độc Tôn Luận” của Ju Si-gyeong bắt đầu được thực hiện sau khi Hàn Quốc độc lập vào năm 1945. Kể từ đó, chính phủ Hàn Quốc đã phát động ba chiến dịch liên tiếp để loại bỏ chữ Hán .

Chữ Hán xuất hiện trong Căn Cước Công Dân của người Hàn : Thế hệ trẻ ở Hàn Quốc hiện nay gần như không hiểu gì về chữ Hán, sách báo cổ trong thư viện phải dịch lại sang chữ Hàn. Ngoài ra, do tiếng Hàn ngày nay được trình bày dưới dạng bính âm nên có nhiều cách phát âm giống nhau nhưng chúng có thể tương ứng với nhiều chữ Hán, ví dụ chữ “jung” được hiểu nôm na rất nhiều nghĩa tiếng Hán như 重、仲、中、眾 ; chữ “jae” được hiểu nôm na rất nhiều nghĩa tiếng Hán như 再、載、宰、才、栽、災 ; chữ “sa” được hiểu nôm na đến hơn có tới 54 chữ Hán, khiến người Hàn Quốc ghi chú thêm “họ và tên” bằng chữ Hán vào Căn Cước Công Dân của họ để tránh nhầm lẫn ý nghĩa “họ và tên”.

Sau khi TT Kim Dea-Jung (Kim Đại Trung) lên nắm quyền vào năm 1998, ông đã ban hành “Tuyên ngôn phục hồi chữ Hán”, khuyến khích học sinh học thêm chữ Hán. Năm 2009, “Liên đoàn xúc tiến giáo dục chữ Hán toàn quốc” , được thành lập bởi 20 cựu thủ tướng của Hàn Quốc, đã cùng đệ trình một đề xuất lên Nhà Xanh, ủng hộ việc Hàn Quốc nên bắt đầu dạy chữ Hán ở các trường tiểu học. Ngoài ra, 5 tổ chức kinh tế lớn của Hàn Quốc cũng đề nghị 190.000 công ty của họ phải vượt qua bài kiểm tra chữ Hán khi tuyển dụng nhân viên.

Mặc dù hiện nay ở Hàn Quốc, học chữ Hán vẫn chỉ là môn học tự chọn ở các trường trung học, nhưng hiện nay nhiều trường đại học Hàn Quốc quy định sinh viên phải đạt chứng chỉ chữ Hán cấp 2 hoặc vượt qua kỳ thi kiểm tra chữ Hán do trường tổ chức trước khi tốt nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng nhân viên, các công ty lớn như Tập đoàn Samsung sẽ cộng thêm điểm cho những ứng viên có chứng chỉ trình độ chữ Hán.

Nguồn: Facebook An Nhiên

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay