Đôi nét về Trường LƯƠNG VĂN CAN

Lương Văn Can added a post from October 20 to her timeline.
Đôi nét về Trường LƯƠNG VĂN CAN

I. Quá trình thành lập và phát triển trường THPT Lương Văn Can

– Trường được thành lập từ năm 1966 với tên gọi là trường TRUNG HỌC CỘNG ĐỒNG QUẬN 8. Hiệu trưởng là thầy Uông Đại Bằng lúc đó mới 27 tuổi.
– Các em học sinh đầu tiên đã nhập học vào thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 1966.
– Năm 1967 – 1968, tên đầy đủ của trường là Trường TRUNG HỌC CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ TỔNG HỢP QUẬN 8: Cộng đồng là theo tinh thần cộng đồng, Đô thị là do có qui chế đô thị và Tổng hợp là vì dạy chương trình học có thêm một số môn tổng hợp.
– Năm 1972, hội đồng Giáo sư đã quyết định lấy ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày hội truyền thống của trường.
– Năm 1974 – 1975, trường đổi tên là trường THPT LƯƠNG VĂN CAN.

II. Tiểu sử cụ Lương Văn Can (1854 – 1927).

– Cụ Lương Văn Can, sinh năm 1854 mất năm 1927, người làng Nhị Khê tỉnh Hà Đông, đậu cử nhân Nho học nhưng đã từ chối sự bổ dụng của Nam triều và Pháp.
– Đầu thế kỷ 20, hưởng ứng phong trào Duy Tân vào tháng 3/1907, cụ đã cùng các nhà khoa bảng Nho học, Âu học thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội tại nhà riêng (số 4 Hàng Đào) làm Hiệu trưởng vừa kiêm ban tu thư (soạn bài, in thạch bản phát cho học sinh).
– Đông Kinh Nghĩa Thục là một Trường tư nhưng miễn phí, toàn bộ giáo ban đều là những thức giả Duy Tân yêu nước. Trường chủ trương nâng cao dân trí bằng những môn học thực dụng như: Sử Ký, Địa Lý, khoa học …, bài trừ hủ tục, chống óc khoa cử, hủ nho. Mục đích sâu xa của trường là thông qua các bài giảng, hun đúc lòng yêu nước và khích lệ tinh thần đấu tranh giành độc lập (trường cũng đồng thời là cơ sở liên lạc sĩ phu trong nước với phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ở hải ngoại).
– Nhận biết mục đích của trường và thấy ảnh hưởng của trường ngày càng lan rộng, 9 tháng sau (12/1907), thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.
Cụ Lương Văn Can bị bắt đưa đi an trí ở Nam Vang. Đến năm 1924 cụ mới được đưa về Hà Nội và tạ thế tại đây.
– Cụ Lương Văn Can là nhà ái quốc đồng thời là nhà cách mạng đầy tâm huyết đã đóng góp trọn vẹn cuộc đời, gia sản và cả con cháu (ông Lương Ngọc Quyến) cho phong trào cách mạng tân văn hóa và giải phóng dân tộc đầu thế kỷ 20 ở nước ta.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay