Bốn mươi năm thời gian dài quá đủ.

Bốn mươi năm thời gian dài quá đủ.

Tác giả: Phùng văn Phụng

Tạ ơn Trời mỗi sớm mai thức dậy,

Cho con còn ngày nữa để yêu thương. (1)

   *    *    *

Vào đầu năm 1970,  tôi có nhờ Ông Hiệu Trưởng Uông Đại Bằng đề nghị với Nha Khảo Thí để tôi chuyển về trường Lương văn Can, còn được gọi là trường Trung học Tổng Hợp Đô Thị Quận 8, để giữ vai trò Tổng giám thị. Năm đó tôi được 28 tuổi . Ông Uông Đại Bằng và Giám Học Hồ Công Hưng lúc đó hơn tôi chừng vài tuổi.

Thời gian 40 năm hơn nửa đời người cũng là thời gian quá dài  “ biết bao vật đổi, sao dời ” vui mừng cũng có mà đau buồn cũng không ít . Ngày nay nhiều cựu học sinh đã là ông bà nội, ông bà ngoại rồi đã trên dưới 60. Tại sao thời gian dài như thế tình thầy trò, tình bạn hữu của các em cựu học sinh vẫn gắn bó nhau. . Vậy sự gắn bó, liên kết, chia xẻ ngọt bùi với nhau phải có lý do chứ?

Với tuổi đời hiện tại” thất thập cổ lai hy” mới cảm nghiệm được rằng thời gian trôi qua quá mau, đã hiểu được rằng đời người như “ bóng câu qua cửa sổ”. Nhớ lại mới đó mà thấm thoát nay đã già.

Vài ghi nhớ về trường Lương văn Can.

Nhìn lại thời gian qua, trước năm 1975  số giáo sư trong ban giảng huấn khoảng 100 tới nay đã ra đi khoảng 14 người ( 14%),  ban giám thị khoảng 13 và mất khoảng  5 người (gần phân nửa). Trong số học sinh cũng đã có các em lẽ tẻ ra đi với tuổi chưa đầy 60 .

Tại sao hơn bốn mươi năm qua tình thầy trò vẫn đậm đà thấm thiết? Tôi nghĩ là nhờ có tình yêu thương thật sự đã gắn bó với nhau.

Tôi nhớ có lần trong khi tập hợp học sinh chào cờ buổi sáng có một em học sinh bị xỉu tại sân trường và đích thân chính ông Hiệu trưởng Uông Đại Bằng đã chở học sinh này đi nhà thương mà không nhờ nhân viên nào khác trong trường, đủ thấy tấm lòng yêu thương lo lắng cho học sinh của Ông Hiệu trưởng .

Với với số lương hàng tháng cuộc sống của thầy cô lúc bấy giờ cũng tạm đủ sống không thiếu thốn gì. Hơn nữa đa số thầy cô giáo ra trường đi dạy học cũng còn rất trẻ, sống có lý tưởng, nên đã cố gắng làm việc hết lòng, hết khả năng, làm việc đàng hoàng mà còn cố gắng sống đời sống gương mẫu, sợ mang tai tiếng, để làm chứng nhân  cho học trò noi theo, bắt chước.

Ông Hiệu trưởng Uông Đại Bằng trong những năm làm việc không có mang tiếng gì về tiền bạc mà sáng sớm đã thấy ông ngồi trong văn phòng và tối mịt mới rời văn phòng về nhà. Việc thi tuyển vào học trường Lương Văn Can đều do hội đồng thi tổ chức và chấm điểm rất công tâm . Không có việc chạy chọt tiền bạc hay thế lực nào áp đặt .

Ngoài ra tinh thần làm việc cộng đồng cùng nhau chia xẻ khó khăn, nâng đỡ nhau trong công việc cũng đã làm cho tình thầy trò,tình bạn hữu giữa các học sinh với nhau càng yêu thương gần gũi nhau hơn.

Tôi vẫn không quên câu nói như sau : Giá trị của bạn chính là việc bạn đã làm gì, đóng góp gì, chứ không phải vỏ bọc hình thức bạn tốt nghiệp trường nào, có bao nhiêu bằng cấp.

Bằng cấp rất cần thiết nếu bằng cấp ấy là do học tập siêng năng, cần mẫn mà có, do tài năng thật sự mà có, chớ không phải bằng cấp do chạy chọt bằng tiền bạc hay do áp lực quyền hành mà có. Ngoài ra với tài năng thực sự đó cũng chưa đủ, giá trị con người chính là sự đóng góp cho xã hội,  cho tha nhân, làm việc hữu ích cho con người mới là điều quan trọng, phải không ?

Nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đóng góp cho hậu thế gần một trăm đầu sách đủ loại vừa sách học làm người, sách dịch các tác phẩm nổi tiếng của Mỹ, của Pháp, sáng tác đủ loại để giúp cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh học hỏi hiểu biết triết lý Đông Phương, Tây Phương, nền văn minh Âu Mỹ để các bạn trẻ tìm cho mình con đường lý tưởng để sống . Ông có thuật lại ông cùng học chung một lớp với người bạn học rất giỏi luôn luôn đứng đầu lớp, ông không thể nào học hơn người bạn đó được, nhưng rồi thời gian trôi qua ông không còn thấy tin tức, sự đóng góp gì của người bạn đó nữa.

  Đến cuối cuộc đời có gì để tiếc:

Là một người có tài, tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du đã viết:

“ Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Còn người viết bài này là người tầm thường, không có gì xuất sắc chỉ:

Tạ ơn trời – hôm nay tôi còn sống
Mt còn nhìn, còn đc được Emails
Đi còn vui, đâu đến ni cô liêu.
Thêm kiến thc, thêm t tâm h x !
T ơn các bn gn xa
Hng ngày chia s cùng ta đ điu.
Emails nhn được bao nhiêu
Là bao tình cm thương yêu nng nàn.
* – Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi biết bao kỷ niệm buồn vui, những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được.

*. – xin cám ơn tất cả … những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi từng biết mà chưa quen.
* – Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này thật vô cùng ý nghĩa …

* – Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây chán nản buồn phiền nhất, để quên đi những sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương, để vui mà sống .

T ơn Tri mi sm mai thc dy,

Cho con còn ngày na đ yêu thương .(1)

(Sưu tầm trong internet)

Vài kỹ niệm về Hội Phụ Huynh Học Sinh Trường Lương Văn Can (trước năm 1975)

Tôi còn giữ hai quyển kỷ yếu đóng chung thành một tập do cựu học sinh Nguyễn Tấn Luyện từ Canada gởi tới.

Hai cuốn đều có tên là “Trung Học Tổng Hợp Đô Thị Quận 8” Kỷ Yếu 1972-1973 và Kỷ Yếu 1973-1974 . Nhờ hai cuốn này tôi nhớ lại được những hình ảnh, những sinh hoạt của thầy cô và học sinh trong thời gian tôi làm việc tại trường này.

Lúc tôi về trường chỉ có dãy lầu ở bên trái, đối diện với dãy lầu này chỉ là khu đất trống.

Trong cuộc bầu cử ban Quản Trị  Hội Phụ Huynh học sinh và Giáo chức, ông Đỗ Đăng Lợi được bầu làm Hội trưởng còn tôi làm Chánh thơ Ký, ông Nguyễn văn Sinh làm Chánh Thủ Quỹ của Hội.

Tôi còn nhớ Hội Phụ Huynh lo việc xây cất dãy bên phải của trường.

Khi đào mống để xây trường học gặp rất nhiều hòm chôn người chết. Đào chỗ nào cũng đụng hòm do đó bà con mới biết khu này là khu nghĩa địa cũ.

Chủ thầu xây cất phải lo cúng kiến và lo cải táng cho các ngôi mộ đó.  Nhà thầu làm mấy phòng học ở phía sau để có đủ chỗ cho học sinh học, sau đó mới xây dãy bên phải có lầu. Ông Đỗ Đăng lợi rất cẩn thận thường xuyên kiểm soát thât chặt chẻ việc xây cất. Chính ông Lợi và ban Quản trị Hội đã đích thân đến kiểm soát từng giai đoạn xây cất, xem có đủ chất lượng, đúng theo bản vẽ họa đồ không rồi mới cho tiếp tục xây cất.

Mỗi tháng Hội phụ huynh họp một lần, luôn luôn lấy ý kiến đa số các thành viên của Hội.

Xây cất nửa chừng nhà thầu bị lỗ lúc đó công việc đạt được 70, 80 phần trăm. Nhà thầu bỏ trốn vì vật giá gia tăng .

Lúc đó Hội phụ huynh rất có uy tín dưới sự điều hành của ông Đỗ Đăng Lợi và với sự theo dõi của Hiệu trưởng Uông Đại Bằng.

Về phần trợ giúp cho học sinh nghèo Hội cũng thường họp Ban Quản trị Hội để lấy ý kiến xem xét để trợ cấp từng trường hợp một, chỉ trợ cấp cho các em học khá mà gia đình nghèo thật sự.

Suốt mấy năm Ông Đỗ Đăng Lợi làm Hội trưởng (1970-1975) không hề bị mang tai tiếng gì mà mỗi lần họp Đại Hội Phụ Huynh Học sinh rất đông bà con phụ huynh tham dự và bầu cử,  kiểm phiếu công khai không hề có sự sắp đặt nào trước.

Sinh hoạt của Hội Phụ Huynh Học sinh trường Lương văn Can  chấm dứt vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Không biết có phải vì đặt tình yêu thương lẫn nhau và đã làm việc công tâm, đàng hoàng, không tơ hào, không gian lận, dính líu tiền bạc vì tư lợi thì sẽ được yêu thương dầu  là 40 năm hay 50 năm hay lâu hơn nữa.

Tất cả là tình yêu thương.

Phùng Văn Phụng  

(1) Câu thơ nguyên văn là:

  Cám ơn đời mi sm mai thc dy
Ta có thêm ngày n
a đ yêu thương

 Tác gi nguyên thy ca 2 câu thơ này là 1 thi sĩ lng danh, người Lebanese (Li Băng) 
tên là Kahlil Gibran (1883-1931), tri
ết gia ln lên sinh sng Mỹ .

Gibran

 

 

 

 

 

 

 

Hình Kahlil Gibran

 Xem thêm về Kahlil Gibran:  https://en.wikipedia.org/wiki/Kahlil_Gibran

DSC03342

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả cùng với Giáo sư Trần Nguyên Khôi

Hình chụp trước năm 1975 tại trường Lương văn Can

trong ngày bầu cử Ban Quản Trị Hội Phụ Huynh Học Sinh và Giáo Chức

http://luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-1401_4-12890_5-15_6-1_17-8_14-2_15-2/

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay