Kỹ Thuật Cuối Tuần: Máy Bay Drone Hộ Tống Chiến Đấu Cơ F35 của Không Quân Hoa Kỳ

Tổng Hợp Báo Kỹ Thuật

Không quân Hoa Kỳ đã chọn Anduril và General Atomics để tạo ra các thiết kế chi tiết, sản xuất và tiến hành các chuyến bay thử nghiệm của chương trình máy bay hợp đồng chiến đấu  (CCA), dịch vụ này được công bố hôm thứ Tư, 24-4-2024. Thế là hai công ty Anduril và General Atomics đã vượt qua những hãng khổng lồ như Boeing, Lockeed Martin, Northrop Grumman để nhận được hợp đồng có kỹ thuật tiên tiến kể trên.

A 1:2 scale model of Fury, the group five autonomous aircraft designed by Blue Force Technologies

Mô hình máy bay hợp đồng không chiến của hãng Anduril, @nh của Anduril

Bộ Không quân có kế hoạch triển khai chương trình CCA theo từng bước một, và công ty General Atomics và Anduril hiện

SecAF Kendall phát biểu tại SLOC

đang làm việc để tạo ra thiết kế của máy bay cho giai đoạn đầu tiên, được gọi là Increment 1. Trong Hội nghị chuyên đề chiến tranh AFA hàng năm vào tháng Hai, Bộ Trưởng Không Quân Kendall nói với các phóng viên rằng Không quân ban đầu muốn tuyển đến ba nhà cung cấp cho giai đoạn Increment 1, nhưng ngân sách hiện tại chỉ đủ để  hỗ trợ hai.

Dịch vụ này đang yêu cầu 557 triệu đô la cho chương trình trong yêu cầu ngân sách tài khóa 2025 và có kế hoạch chi gần 9 tỷ đô la cho nỗ lực này đến năm tài chính 2029. Không quân Mỹ dự kiến cuối cùng sẽ mua ít nhất 1.000 hệ thống máy bay hợp đồng tác chiến không người lái với giá khoảng 30 triệu USD cho mỗi máy bay.

XQ-67A

General Atomics đã hoàn thành ba chuyến bay với XQ-67A, đây là cơ sở cho việc được chọn trúng thầu thiết kế Máy bay hợp dồng chiến đấu  của công ty.

Design of General Atomics drone.

Ý tưởng về máy bay drone hợp đồng chiến đấu của hãng General Atomic.

Boeing cho biết trong một tuyên bố hôm nay rằng gã khổng lồ hàng không vũ trụ đã cung cấp một “giải pháp độc lập phù hợp với các yêu cầu CCA giai đoạn một của Không quân Hoa Kỳ” và đã không giới thiệu hai loại máy bay drone cũ là MQ-25 Stingray hoặc MQ-28 Ghost Bat.

First Image Of MQ-28 Ghost Bat In The United States | The Drive MQ-25 (màu trắng) và MQ-28 (màu xám) của Boeing, @anh của War Zone.

“Trong khi chúng tôi thất vọng vì chúng tôi sẽ không tiến lên trong giai đoạn này của chương trình CCA của Không quân, chúng tôi không nản lòng trong cam kết cung cấp máy bay chiến đấu tự trị thế hệ tiếp theo cho khách hàng quân sự Mỹ và toàn cầu. Công việc tiếp tục trên gia đình hệ máy bay tự hành vốn mạnh mẽ và đang phát triển của chúng tôi, bao gồm MQ-25 Stingray và các biến thể trong tương lai, MQ-28 Ghost Bat và một số chương trình độc quyền mà chúng tôi không thể tiết lộ ở đây”, Boeing nói.

Công ty chế tạo máy bay F35 hàng đầu, Lockeed Martin nói, “vẫn cam kết thúc đẩy công nghệ tiên tiến trong các hệ thống tự hành cho các nhiệm vụ trên không và mặt đất. Công việc của chúng tôi để phát triển và tích hợp các kiến trúc mở tìm đường, các hệ thống điều khiển mặt đất như Hệ thống™ chiến đấu đa miền, giao diện yếu tố con người và hệ thống nhiệm vụ vẫn tiếp tục. Trong một thời gian, chúng tôi đã tập trung vào việc đưa vào cuộc sống sức mạnh biến đổi của các hoạt động tự trị và hỗ trợ AI / ML trong các hệ thống DoD có phi hành đoàn và không người lái, đặc biệt tập trung vào việc tích hợp CCA với F-35 và F-22. Những cam kết và công việc này đang được tiến hành”.

Sixth-generation fighter based on the model of Lockheed Martin for AFRL ...

Phác họa về maý bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockeed Martin @nh của Pinterest.

Hình giả tưởng một trận không chiến với F35 chỉ huy, Drone CAA hợp đồng không chiến, Drone đi đầu nhằm bảo vệ F35 với phi công chỉ huy cuộc chiến. Drone CAA vừa bảo vệ F35 và F22 vừa tấn công các mục tiêu được giao phó.

Thánh Mác-cô-Cha Vương

Chúc bạn và gia đình một ngày tràn đầy sức mạnh và ơn sủng của Chúa. Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Mác-cô, mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 25/04/2024

Thánh Mác-cô là cháu của thánh Bác-na-ba. Người đã đi theo thánh tông đồ Phao-lô trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất, và theo đến tận Rô-ma. Người cũng là môn đệ của thánh Phê-rô và là thông ngôn của thánh Phê-rô, đã soạn lời giảng của thánh Phê-rô thành sách Tin Mừng. Truyền thống cho rằng người đã sáng lập giáo đoàn A-lê-xan-ri-a. (Nguồn: Kinh Phụng Vụ)

Những gì chúng ta biết về Thánh Mác-cô thì trực tiếp từ Tân Ước. Ngài thường được coi là nhân vật Mác-cô trong Tông Ðồ Công Vụ 12:12 (Khi Phêrô thoát khỏi ngục và đến nhà mẹ của Máccô).

Phao-lô và Bác-na-ba  muốn đưa Mác-cô đi trong chuyến truyền giáo đầu tiên, nhưng vì một vài lý do nào đó, Mác-cô đã ở lại Giêrusalem một mình. Trong cuộc hành trình thứ hai, Phaolô lại từ chối không muốn đem theo Mác-cô, bất kể sự nài nỉ của Bác-na-ba, điều đó chứng tỏ Mác-cô đã làm phật lòng Phao-lô. Sau này, Phao-lô yêu cầu Mác-cô đến thăm ngài khi ở trong ngục, điều đó cho thấy sự bất hòa giữa hai người không còn nữa.

Là Phúc  âm đầu tiên và ngắn nhất trong bốn Phúc  âm, Mác-cô nhấn mạnh đến việc Ðức Giêsu bị loài người tẩy chay trong khi chính Người là Thiên Chúa. Phúc  âm Thánh Mác-cô có lẽ được viết cho Dân Ngoại tòng giáo ở Rô-ma—sau cái chết của Thánh Phê-rô và Phao-lô khoảng giữa thập niên 60 và 70.

Cũng như các thánh sử khác, Mác-cô không phải là một trong 12 tông đồ. Chúng ta không rõ ngài có biết Ðức Kitô một cách cá biệt hay không. Một số sử gia cho rằng vị thánh sử này đã nói đến chính ngài trong đoạn Ðức Kitô bị bắt ở Giệtsimani: “Bấy giờ một người trẻ đi theo Người chỉ khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh, nhưng anh tuột tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Máccô 14:51-52).

Tương truyền thì Mac-cô thành lập Giáo Hội Alexandria (Ai Cập) và chịu tử đạo tại đó năm 68 (bị kéo lê trên đường đá cho đến chết). Thánh tích của ngài được đưa về Venice năm 815. Thành phố Venice, nổi tiếng với quảng trường San Marco, một vương cung thánh đường vĩ đại ở đây được cho là nơi chôn cất thánh nhân. Thánh Mác-cô là quan thầy của thành phố Venice và còn là quan thầy của những người làm nghề gương và các lục sự.

Dấu hiệu của Thánh Mác-cô là con sư tử có cánh, do bởi đoạn Mác-cô diễn tả Gio-an Tẩy Giả như một “tiếng kêu trong hoang địa” (Máccô 1:3), mà các nghệ nhân so sánh tiếng kêu ấy như tiếng sư tử gầm. Ðôi cánh của sư tử là bởi áp dụng thị kiến của Êgiêkien về bốn con vật có cánh cho các thánh sử.

LỜI BÀN: Cuộc đời Thánh Mác-cô đã hoàn tất những gì mà mọi Kitô Hữu được mời gọi để thi hành: rao truyền Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Ðặc biệt, phương cách của Thánh Mác-cô là qua sự viết văn. Những người khác có thể loan truyền Tin Mừng qua âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, thi văn hay giáo dục con em ngay trong gia đình.

LỜI TRÍCH: Hầu hết những gì Thánh Mác-cô viết đều có đề cập đến trong các Phúc  m khác — chỉ trừ bốn đoạn. Sau đây là một đoạn: “… Chuyện nước trời cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Ðêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Ðất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa” (Máccô 4:26-29).

(Nguồn: Người Tín Hữu)

From: Do Dzung

Tại sao Việt Nam nhiều ngôi sao… sa?

Tác Giả: Đàn Chim Việt

Ảnh mang tính minh họa

Bởi đa phần các cán bộ của chúng ta thời nay không có lý tưởng phục vụ đất nước. Tranh đấu làm quan không phải với mục đích cao cả gì mà chỉ để có quyền lực và hưởng lợi từ địa vị của mình.

Có những ngôi sao mọc lên, cùng với những câu chuyện giống cổ tích trong sách cổ, tấm gương nọ kia, rồi một ngày đẹp giời rơi rớt đâu đấy. Nặng thì tham gia đội bóng áo sọc của các cán bộ, nhẹ thì âm thầm lặn mất tiêu như đá rơi xuống ao bèo.

Mạng xã hội sẽ rộ lên vài bài mỉa mai, mát mẻ, hả hê nhưng cũng chỉ như những tiếng cười nhạt thếch, vô vị và vô duyên.

Đằng sau những nụ cười thiếu gia vị ấy là một cảm giác cay đắng ê chề, bởi người hiền, cán bộ hiền trong xã hội này quả là hiếm hoi. Cứ thấy ngôi sao nào có vẻ sáng sủa, đang mọc lên thì trong lòng không khỏi tự hỏi liệu sao ấy có mọc cao không, hay lại theo vết rơi của những ngôi sao trước đấy?

Mấu chốt ở đây không phải ở việc quyết tâm tìm củi và hăng hái đốt lò mà hãy nhìn vào tận gốc rễ của vấn đề.

Cán bộ nhỏ bắt đầu sự nghiệp bằng những phong bì nhỏ. Phong bì đưa và phong bì nhận. Đưa quen tay và nhận quen tay. Tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, bởi mỗi phong bì đưa và nhận đều chính là sự mua và bán một chút lương tâm cán bộ, lương tâm của một con người.

Lúc ấy, họ chưa là củi nhưng đã nhiễm vi rút củi, và lượng vi rút trong người cứ âm ỉ nhân lên mãi và họ đều trở thành những thanh củi tiềm năng. Một lúc nào đấy, lượng vi rút bùng phát thành bệnh. Quan trường ắt phải tranh đấu, đã tranh đấu thì có đối thủ, đối thủ sẽ tìm ra được và chứng minh được căn bệnh củi trong họ và thế là các ngôi sao thành những ngôi sao… sa.

Thực ra vấn đề sâu thẳm, cốt lõi ở nhân cách, văn hoá của họ. Ý nghĩa cuộc sống không phải ở việc đứng trên đầu người khác, được ăn nhiều, mặc nhiều hơn người khác. Ý nghĩa cuộc sống là đóng góp gì cho cuộc sống được đẹp đẽ hơn. Tiếc thay, điều này rất xa lạ và nghe có vẻ giáo điều và dở hơi với các cán bộ chưa thành củi.

Chính vì việc xa lạ với lý tưởng sống nên củi ở Việt Nam sẽ còn rất nhiều. Khi chính cơ chế là cái máy sinh ra củi thi chẳng có cái lò nào đốt được hết củi. Đây là một bộ phim dài tập, dài liên miên, củi cứ to dần đều, lò cứ cháy… chỉ mỗi tội cốt truyện cứ na ná và nhạt nhẽo như nhau.

Như đã nói, vấn đề cốt lõi là văn hoá và đã là văn hoá thì khó chữa đến nản lòng. Vị nào kêu cần chấn hưng văn hoá là đúng nhưng không phải bằng cách đổ tiền vào. Dùng tiền thuế của dân để chấn hưng văn hoá vào lúc này thì khác nào ném ra một đống thịt giữa bầy sói đói và gào lên: Hãy ăn một cách từ tốn, ăn sao có văn hoá đi!

Giải pháp ư? Khó lắm. Tôi nhường cho những vị có đầu óc siêu việt đưa ra giải pháp nhưng có lẽ phải có một người đủ tâm, đủ tầm, vô cùng mạnh mẽ và can đảm để có thể nói: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng.” Giống như câu nói của tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc.

Mượn bức hình phần nào nói lên “lý tưởng” của củi.

Châu Đoàn (Facebook)


 

Ngẫm nghĩ về cuộc đời

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn. Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc. Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm. Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài học,. và người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang vui! Đừng trả lời khi đang nóng giận! Đừng quyết đinh khi đang buồn! Đừng cười khi người khác không vui!

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.

Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe.Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người). Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức. (trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t… ngơ ngác một mình với giờ

phút dài thăm thẳm!). Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng. Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn. Các con vô tình thì có thể sẽ tranh giành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và có khi còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn. Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ.

Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)? Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng. Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ…

Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn Bạn bè nữa… họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình. Không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.(Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay những người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60)/.

S.T. Khong biet tac gia

Hành động độc ác của người Bất Lương không tàn nhẫn bằng sự thờ ơ, vô cảm của kẻ Lương Thiện.

Không ai chọn được cho riêng mình cách sinh ra như thế nào, nhưng có thể chọn được cách Chết….


 

5 điều khó nhất trong cuộc sống

Mọi thứ ở đời đều là vô thường, bạn sẽ không bao giờ biết ngày mai sẽ là hoa thơm hay trái đắng…

1. Điều khó thay đổi nhất chính là THÓI QUEN

Trong cuộc sống, không ít người có thói quen trì hoãn, lười biếng, ngủ muộn, thiếu kiên trì và bỏ cuộc giữa chừng,… Những thói quen này tuy nhỏ nhưng có thể vô tình tác động xấu tới cuộc đời của chúng ta một cách từ từ.

Tuy thay đổi thói quen là khó, nhưng không phải là không thể thực hiện được. Từ hôm nay, bạn có thể bắt đầu những bước đầu tiên trên hành trình tu sửa thói quen sống của chính mình. Nếu cảm thấy việc đọc sách quá khó, hãy thử duy trì đọc chỉ 5 trang sách đều đặn mỗi ngày. Nếu cảm thấy việc tập luyện quá khó, bạn có thể thử chạy bộ chỉ 10 phút mỗi ngày. Nếu việc dậy sớm là quá khó đối với bạn, bạn chỉ cần thử dậy sớm hơn ngày hôm trước 5 phút thôi. Những thay đổi nhỏ trong cuộc sống sẽ dần dần tạo nên thói quen, tiếp thêm năng lượng và giúp bạn hoàn thiện bản thân qua từng ngày.

Tuy thay đổi thói quen là khó, nhưng không phải là không thể thực hiện được.

2. Điều khó tìm nhất chính là TRI KỶ

Một số nhà khoa học đã thống kê rằng, chúng ta sẽ gặp khoảng 8.263.563 người trong cuộc đời, 3.619 người trong số đó trở thành bạn với chúng ta, 275 người rồi sẽ trở thành bạn thân, và rồi họ sẽ dần biến mất.

Bởi thế nên người xưa mới nói rằng, bạn bè nhậu thì dễ tìm, còn tri kỷ là điều hiếm thấy. Bạn có thể gặp rất nhiều người, nhưng có rất ít người thực sự hiểu bạn. Bạn tâm giao không phải là những người đi cạnh bạn trong một thời điểm nhất định, mà là sự đồng hành lâu bền của tâm hồn với sự thấu hiểu. Nếu may mắn có được tri kỷ trong đời, hãy trân quý.

3. Điều khó đoán nhất chính là TƯƠNG LAI

Mọi thứ ở đời đều là vô thường, bạn sẽ không bao giờ biết ngày mai sẽ là hoa thơm hay trái đắng. Tương lai không ai có thể đoán định trước, và cách tốt nhất để đối mặt điều đó là bình tĩnh và chấp nhận đương đầu mọi thử thách.

Tương lai không ai có thể đoán định trước, và cách tốt nhất để đối mặt điều đó là bình tĩnh và chấp nhận đương đầu mọi thử thách.

4. Điều khó làm nhất chính là HÀI LÒNG

Người hạnh phúc là người biết hài lòng với cuộc sống và cảm thấy đủ đầy trong mọi hoàn cảnh. Vào thời nhà Minh, có một người đàn ông tên Jiushao ngày nào cũng tới chùa thắp hương lễ Phật, tạ ơn trời đất đã ban thêm cho mình một ngày được sống. Bà vợ ông thấy vậy cười nói: “Ngày chỉ có 3 bữa cơm nhạt, thế mà ông cũng coi đó là phúc lộc?”.

Jiushao chậm rãi nói: “Thứ nhất, chúng ta đang ở thời đại đất nước hòa bình và thịnh vượng, không có chiến tranh. Thứ hai, chúng ta không phải lo lắng về cơm ăn, áo mặc. Thứ ba, chúng ta có sức khỏe tốt, không có bệnh gì, cũng không có lỗi lầm phải vào tù ra tội. Tại sao cuộc sống may mắn như vậy lại không được coi là phúc lộc?”.

Hẳn vậy, hài lòng mãn nguyện chính là trạng thái hạnh phúc nhất của cuộc sống. Hạnh phúc không bao giờ phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, mà chỉ xuất phát từ chính trái tim của bạn. Chỉ có người biết tu dưỡng, có lòng khoan dung và hòa ái, không màng danh lợi, không so đo sân si mới có thể nắm lấy hạnh phúc.

5. Điều khó suy đoán nhất chính là LÒNG NGƯỜI

Trên đời có hai chữ khó đoán định nhất chính là lòng người. Có nhiều lúc, dù có bao nhiêu của cải, con người ta cũng khó có thể đổi lấy một tấm lòng chân thật. Trong cuộc sống, đừng dễ dàng nhận định về một con người, cũng đừng vội đánh giá quá cao vị trí của bản thân trong lòng người khác.

Bình An / Theo: Visiontimes

From: Anh Dang & KimBang Nguyen


 

 DỊU DÀNG …

“Dịu dàng là làm người khác thoải mái, vui vẻ khi bên cạnh. Nó bao gồm bốn phẩm chất chính là sự nhân hậu, sự điềm tĩnh, sự cẩn trọng và sự nhã nhặn. Nhà triết học Aristotle định nghĩa sự dịu dàng là một phẩm chất trái ngược với sự giận dữ, quá kích động, nhưng đồng thời cũng cho rằng thiếu đi sự tức giận trong những tình huống cần nó là tội lỗi. Theo ông, sự giận dữ được kiểm soát tốt chính là sự dịu dàng.”
– Wikipedia

“Những con người tốt bụng và giàu lòng cảm thông nhất thế giới này, họ vốn dĩ không phải đã như vậy từ khi mới lọt lòng, mà họ từng bước một trở nên như vậy. Họ là những mảnh đời đã trải nghiệm vô vàn dư vị, những hỉ nộ ái ố của cuộc sống, là những mảnh đời đã đứng dậy sau bao đêm đen, là những mảnh đời đã đấu tranh để biến từng đau thương thành những bài học kinh nghiệm. Những người như vậy không đơn thuần là chỉ tồn tại – họ lựa chọn sự mềm mỏng khi thế giới ném vào họ những chông gai. Họ có niềm tin vào những điều tốt đẹp, bởi lẽ họ đã tận mắt chứng kiến tại sao lòng trắc ẩn lại cần thiết đến thế. Họ đã tận mắt chứng kiến tại sao sự dịu dàng lại quan trọng đến vậy trên thế giới này.”

“Và bởi vậy, dịu dàng không phải là tính cách, nó là một loại năng lực, một phẩm chất được tôi luyện theo thời gian.

Đáng ngưỡng mộ hơn, là khi chúng ta chọn dịu dàng như một lựa chọn.

Chúng ta chọn dịu dàng:

Khi ở giữa những bộn bề không vui, vẫn dành cho ai đó một nụ cười.
Khi nghiêm khắc, vẫn có thể ôn nhu.
Khi ở giữa một cuộc tranh luận nảy lửa, vẫn có thể nói bằng tone giọng mềm mỏng.
Khi đang lướt nhanh, vẫn có thể dừng lại khi ai đó cần sự giúp đỡ.
Khi biết người ta yêu đang buồn, gom hết những ân cần cho một cái nắm tay.
Sâu trong dịu dàng, ta tìm thấy lòng trắc ẩn, tìm thấy sự cẩn trọng khi tiếp cận đối phương, bởi không muốn tạo nên những thương tổn không bao giờ lành.”

– nhà văn Lynh Miêu.
“Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa
Hoa táo hoa lê nở trắng vườn
Quê nhà thăm thẳm sau trùng núi
Em mở lòng xem lại vết thương”

– Dịu dàng có lẽ cũng như ánh nắng, để chúng ta hong khô những vết thương lòng.
(St)

From: KimBang Nguyen

AN LÒNG VỀ MỘT SỰ HIỆN DIỆN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Các tông đồ đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông”.

“Đứng trên đỉnh đồi, tôi nhìn thung lũng này đến thung lũng khác; từ ánh nắng đến sương mù, từ bóng tối của đêm. Bước theo Ngài trên đường đời quanh co, bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác. Ngài hiện diện như tia chớp, tiếng Ngài như sấm ran; nhưng Ngài lại dẫn tôi trong yên ắng thì thầm của Thánh Thần. Và tôi ruổi theo! Mạnh mẽ hay dịu dàng, tình yêu Ngài vẫn lênh láng. Tôi an lòng về một sự hiện diện liên lỉ!” – William Cowper.

Kính thưa Anh Chị em,

“Tôi ‘an lòng về một sự hiện diện’ liên lỉ!”. Cùng với William Cowper, Lời Chúa lễ kính thánh Marcô cho thấy sự hiện diện liên lỉ của Chúa Phục Sinh nơi những kẻ Ngài sai đi!

Marcô, tác giả cuốn Phúc Âm ra đời sớm nhất, cũng là cuốn ngắn nhất, ghi lại mệnh lệnh “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo!”. Đó là một lệnh truyền cho một sứ mệnh có tên “Vô Biên!”. Vô biên vì không biên giới, vô thời gian và quá sức người! Giao cho một nhóm nhỏ quá đỗi bình thường, sứ mệnh đó xem ra không tưởng! Tuy nhiên, các môn đệ vẫn ra đi làm chứng về một Giêsu Vô Hình, sống chết cho Đấng ấy, bởi lẽ họ ‘an lòng về một sự hiện diện’ tràn đầy của “Đấng cùng hoạt động với họ” khắp hang cùng ngõ hẻm cho đến mút cùng thế giới. Và đó là một sự thật!

Sứ mệnh “Vô Biên” không dành riêng cho nhóm nhỏ đầu tiên, nhưng còn cho bạn và tôi! Trong “Memoirs of St. Peter”, “Hồi Ký Của Thánh Phêrô”, Michael Pakaluk có một cái nhìn khá sâu sắc, “Việc loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo ngụ ý rằng, sự khéo léo cũng như sự chăm chỉ của chúng ta cần được Tin Mừng thắm đượm; từ đó, ngang qua các nền văn hoá khác nhau – với một sự chủ động tốt – Kitô hữu chỉnh đốn lại những gì hỏng hóc, tái thiết những nơi Satan từng ở, cũng là nơi nó bị trục xuất. Theo một nghĩa nào đó, sứ mệnh vô biên này bao gồm mọi hình thức và cách cư xử ‘có thể có’ của mọi tín hữu. Bất kể nghề nghiệp, đấng bậc, tuổi tác… họ được sai đi rao truyền tình yêu và lẽ thật của Thiên Chúa cho thế giới. Và ở đó, họ ‘an lòng về một sự hiện diện’ quyền năng của một Đấng Vô Hình đang đồng hành!”.

Trong thư của mình hôm nay, Phêrô bảo đảm với các Hội Thánh rằng, mặc dù họ đang đau khổ, nhưng “Chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường”. Hãy ‘an lòng về một sự hiện diện’ của “Đấng chăm sóc”, Đấng mà tình yêu Ngài được ngợi khen miên viễn, “Lạy Chúa, tình thương Chúa đời đời con ca tụng!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Có Chúa cùng hoạt động với các ông”. Nhờ Đấng ‘cùng hoạt động’ đó, bao con người kế tiếp nhau đã ra đi hơn hai thiên niên kỷ qua. Họ sống và chết cho Ngài. Bạn và tôi thì sao? Đừng quên, đây là công việc của Đấng dẫn dắt “bằng tiếng thì thầm của Thánh Thần”. Vì vậy, dẫu khó khăn đến đâu, bạn cứ “ruổi theo Ngài”; gian nan đến mấy, cứ ‘an lòng về một sự hiện diện’ liên lỉ của Ngài “bằng niềm tin nhiều hơn bằng thị giác!”. Vấn đề là bạn và tôi “phải được Tin Mừng thắm đượm”, hầu “chỉnh đốn lại những gì hỏng hóc, tái thiết những nơi Satan từng ở”. Và như thế, chúng ta đang tạo một sự khác biệt cho thế giới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chớ gì con – như Marcô – là một dụng cụ sắc bén của Lời, một vũ khí lợi hại trong tay Chúa mà Satan phải run khiếp!”, Amen.

 (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

 *********

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

15 Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. 18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”

19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. 20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.


 

Làm sao để chôn hai chế độ?- Trần Thiện Phi Hùng

Trần Thiện Phi Hùng

Tôi sáu năm làm lính, thêm sáu năm làm quan, binh chủng Hải Quân. Xạo là chuyện đương nhiên.

“Tượng nào cao bằng tựơng Trần Hưng Đạo

Lính nào xạo bằng lính Hải Quân”

Xứ VNCH ta, Bộ Binh, Không Quân chỉ có 4 vùng chiến thuật nhưng Hải Quân có vùng 5 Duyên Hải; Phú Quốc, Côn Sơn. Như nhiều chàng lính biển khác, tôi có thừa tài xạo. Xạo như thật. Xạo với gái bán bars, xạo cả với thượng cấp, nhưng không dám xạo với gái nhà lành, vì tôi rất sợ vướng nợ giai nhân rồi dính lưới hôn nhơn. Đời lính biển đầy những chuyến hải hành dài cả tháng mà có vợ thì xắc suất nuôi con của thiên hạ rất cao.

Thôi thì cứ xạo với mấy em bán bar, mấy cô chịu chơi cho đời vui cái đã rồi tính.

***

Cùng dòng họ Trần Thiện như tôi, có một ông Đại Tướng, 2 ông Đại Tá, mấy chục ông tá, ông uý.

Ông bà nội tôi là loại điền chủ sau khi đã bị chính phủ VNCH mua lại bởi luật người cày có ruộng; vẫn còn 100 mẫu để canh tác và 15 mẫu ruộng hương hỏa. Cha tôi là một triệu phú có đủ thứ, villas, nhà lầu 4 tầng với mấy chục phòng cho Mỹ mướn rồi sáu bẩy căn phố. Tôi thằng con trưởng nam, vậy mà không được ai nuôi cho ăn học. Ngay khi biết mình 18 tuổi, tôi tự nguyện vào lính hải quân dù chưa nhận được lược giải cá nhân.

Làm lính chưa đầy 6 năm tôi mang lon Thượng sĩ, năm chưa tròn 24 tuổi; đi đâu cũng bị quân cảnh xét giấy tờ coi có mang lon giả hay không. Tôi chỉ mong hết 5 năm để giải ngũ, nhưng rồi chiến cuộc leo thang nên bị lệnh lưu ngũ. Sau đó, tôi đi học làm quan, thăng cấp từ chuẩn úy lên trung úy thì tự động.

Dù làm lính hay làm quan, tật ba gai không bỏ. Gái đến cầu tàu rủ rê đi chơi thì dù đang gác cũng đem súng giao cho sĩ quan trực và bỏ đi chơi 5 ngày sau mới về; vì đi 6 ngày bị cho là đào ngũ nên chiều ngày thứ 5 là tôi về trình diện và vui vẻ nói lý do là “Tại gái xuống tận cầu tàu rũ đi chơi” và vui vẻ đi tù.

Từ đầu tháng Tư 1975, ngay khi thấy chộn rộn, nhiều người tìm đường ra đi, tôi đã chọn ở lại. Là sĩ quan hải quân, tôi mà muốn ra đi thì tàu nào cũng đi được hết. Tàu nào cũng có bạn cùng khóa lính hay khóa quan hay cùng đơn vị khi xưa; Hơn nữa, nơi tôi phục vụ là Trường Chiến hạm của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, chuyên huấn luyện tác chiến và thanh tra các chiến hạm của hải quân nên gần như quen biết rất nhiều. Những thường dân mang cả gia đình đứng lớ ngớ trước Hải Quân Công Xưởng muốn vào phía trong để xuống tàu mà không vào được tôi còn dẫn dùm vào. Tôi xa mẹ từ thuở nhỏ nay chỉ muốn được sống bên mẹ của tôi mà thôi. Tôi tự tin là dù hoàn cảnh nào, mình cũng có thể xoay sở để sống còn.

Chiều 30 tháng Tư, lần đầu tiên tôi đến nhà ba tôi. Đứng trên sân thượng của building 4 tầng trên đường Chi Lăng, nhìn những chiếc T. 54 của Quân Bắc Việt từ bệnh viện ung thư và tòa hành chánh tỉnh Gia Định quẹo qua đường Chi Lăng ngang bót Hàng Keo qua trước nhà ba của tôi để tiến về Dinh Độc Lập. Tôi rơi nước mắt. “Thế là hết; Tôi thua trận; Tôi bị mất Nước!”

Tôi rời bỏ Biên Hòa về quê mẹ nhưng bị truy tìm nên phải về quê của Ông Ngoại và 15 ngày sau mới trình diện ở Quận Chợ Gạo. Hai tháng sau khi trình diện, tôi được đưa đến tập trung ở Đình xã Tân Lý Tây. Ngôi đình này được cho là linh thiêng vì không bị dấu vết của bom đạn. Ở đây chúng tôi phải khai lý lịch chừng chục lần trong 2 tháng. Ngay lần khai đầu tiên, tôi hiểu ngay đây là lúc phải xài tài ba xạo. Mấy ông họ hàng Trần Thiện theo phe quốc gia không dính gì đến tôi. Bố mẹ, chú bác anh em nhà tôi đều theo kháng chiến, có cả lô tử sĩ. Nhiều lúc đang ngủ bị dựng dậy bắt khai lý lịch vì lệnh trên bắt khai lại. Lý lịch của tôi là lý lịch xạo thì làm sao nhớ mà khai cho đúng y như nhau nên phải chép thật nhỏ giấu vào trong bâu áo. Mỗi lần khai là lần lấy ra xào lại.

Sau đợt lý lịch, một ngày Thứ Bảy gần tối, cả bọn trình diện được lùa lên một đoàn xe GMC và xe hàng loại chở heo đến. Lệnh chỉ ngắn gọn, “chuyển trại”, không cho biết sẽ đi đâu. Xe chạy về hướng Cai Lậy, một bên lộ là con kinh. Một tên trên xe nói tới Mỹ Phước Tây rồi.

Mỹ Phước Tây cái tên nghe quen quá. Tôi cố moi trí nhớ. Phải rồi, đây vùng nằm giữa Đồng Tháp Mười, trên đường đi Mộc Hóa.
Qua Mỹ Phước Tây chừng 2 hay 3 km, xe dừng lại. Cán bộ coi tù cho biết đây là Trại Cải tạo Vườn Đào. Tên Vườn Đào là vì ngày xưa có người lập vườn trồng đào lộn hột nhưng rồi bỏ hoang. Trên chục dẫy nhà lá dài hàng mấy chục thước. Vào trại, tôi được một số trại viên cũ cho biết họ bị bắt trước ngày 30 tháng 4 và đưa về đây, lùa đi đốn cây làm nhà cho trại. Chúng tôi được chia ra 25 người vô một tổ. Trải nylon quấn mền ngủ qua đêm vì quá tối không thể tìm cách giăng mùng.

Trại cải tạo Vườn Đào đúng là cái trại tù không giống bất cứ nơi đâu. Trong trại không ai nhìn ra tôi. Tôi nhận ra một Thiếu úy ngày xưa ở quân trường Nha Trang tôi làm Đại đội trưởng của hắn nhưng nay nhìn tôi hắn ta ngó lơ. Thế cũng là tốt.

Thời mới đến trại Vườn Đào, tôi nhờ được Mẹ lên thăm vừa tiếp tế vừa dúi tiền cho, nên ăn no xài bảnh. Nhưng những ngày tù “huy hoàng” cũng tới lúc kết thúc. Đổi tiền. 22 tây tháng Chín, 1975, tôi còn trên 100 ngàn, phải chia cho bạn bè đổi dùm. Cán bộ đưa cho mấy đồng còn bao nhiêu giữ lại. Vậy là hết thời vung vít.

Trong trại, ngoài màn lao động còn đủ kiểu họp hành, bắt viết đủ thứ “tự khai” rồi “thu hoạch.” Anh nào bị gọi lên “làm việc” là có chuyện vì bị báo cáo gì đó. Tự biết mình khai lý lịch xạo, muốn yên tôi đóng luôn vai dữ, sẵn sàng đập lộn. Hăm he và thừa cơ đánh vào chỗ yếu của thiên hạ là cách sống còn mà trường đời dạy tôi. Nhược điểm là thằng nào cũng muốn được thả về sớm. Tôi thì tuyên bố tao không cần ra sớm. Tiền bạc mẹ và em của tao đủ sống nhiều năm nữa; Tao không cần ra sớm vì tao biết không thể nào ra sớm; Thằng nào cà chớn tao đập để cùng nhau ở trại tù muôn năm cho vui.

Đòn phép này có vẻ hữu hiệu, vậy mà yên được ít lâu, rồi cũng có ngày tôi bị gọi đi trình diện “làm việc”. Chắc là bị báo cáo gì đây. Trước khi đi, tôi còn hăm he:
– Tao mà bị gì thì thằng nào báo cáo nên trốn đi chứ không thì đừng trách tao nặng tay.

Người chờ “làm việc” với tôi không phải tay cán bộ coi an ninh trại mà là một Trung Úy cán bộ người Miền Nam nằm vùng Đồng Tháp Mười. Ngay khi gặp mặt, anh ta tự xưng là “chính trị viên” và trấn an tôi ngay:
– Tôi gọi anh lên chỉ để nói chuyện chơi cho biết thôi, không có gì quan trọng.
Sau đó, tôi còn được mời ngồi, rồi chính viên trung uý cán bộ này đưa thuốc lá của anh ta ra mời hút.
– Tôi vừa đọc xong mấy bài thu hoạch của anh. Anh là văn sĩ à?

À thì ra anh ta thích đọc “văn xạo” của tôi. Trong tự khai rồi thu hoạch của tôi, mẹ tôi từng là cán bộ huyện Giồng Trơm tỉnh Bến Tre từ thời Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp và cha tôi thì thời đầu kháng chiến từng là đồng chí của tướng Trần văn Trà. (Thực sự thì Ba tôi có một thời tham gia kháng chiến, biết Trần văn Trà trước khi ông rời khỏi chiến khu về thành) Chuyện trò lan man, anh ta còn hỏi làm sao bài tôi viết đề cập tới nhiều người chính anh ta cũng chưa biết.

Sau hơn tiếng đồng hồ được mời trà mời thuốc, trước khi ra về, viên Trung Uý còn bảo tôi cứ về trại an tâm tin tưởng cách mạng luôn có tình có lý. Được thả về trại bình an, bạn tù vây quanh thăm hỏi việc gì vậy, tôi trả lời:
– Trung Úy Chính Trị Viên (thay vì nói là cán bộ) kêu tao lên hút thuốc nói chuyện chơi và khen bài viết của tao có thể xuất bản thành sách cải tạo!

Tù cải tạo được cán bộ gọi lên nói chuyện chơi mà không có gì hết thì đúng là “đáng ngờ.” Sau đó tôi được thoải mái dễ sống, không tên nào dám báo cáo gì hết.

Một hôm, vừa cơm trưa xong tôi bị kêu lên gặp cán bộ. Vẫn viên trung uý chính trị viên lần trước, nhưng lần này anh ta không ngồi văn phòng mà đứng sẵn trên bậc thềm khu cơ quan đón tôi. Sau màn chào hỏi, anh ta vui vẻ dẫn tôi lại văn phòng thuộc khu của trưởng trại, bảo tôi chờ phía ngoài. Anh ta vào phòng một lát rồi đi ra, bảo tôi “Hôm nay anh sẽ làm việc với đồng chí bí thư, tôi sẽ gặp anh sau.“ Nói xong, viên trung uý ra dấu cho tôi đi tới phía văn phòng cửa mở sẵn rồi bỏ đi. Tôi đứng lại tần ngần bên cửa, đang tự hỏi không hiểu chuyện gì thì từ trong phòng, một giọng nữ miền nam vang ra:
– Anh vô đi.
Giọng nói có vẻ lạ. Tôi bước vào phòng. Không thấy ai. Bàn làm việc ghế ngồi bỏ trống. Vẫn cái giọng nữ ấy vang lên phía sau tôi.
– Anh ngó lui coi. Tôi ở đây.

Giọng nói vang lên ngay bên cửa, nơi tôi vừa bước qua. Không phải khăn rằn. Cũng không bà ba đen. Một cô mặc áo sơ mi trắng ngắn tay bó sát chưa quá ba mươi tuổi đứng khoanh tay bên cửa. Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi:
– Anh không nhớ tôi đâu nhưng tôi biết anh. Tôi biết anh đánh lộn trong trại. Tôi biết anh khai lý lịch xạo.

A, phút nguy hiểm đã tới. Thì ra cái người mà viên trung uý gọi là “đồng chí bí thư” là cô này. Phải coi cô ta là thứ người gì rồi mới liệu đường mà thoát hiểm. Ai đây? Động nào, bars nào. Có phải mấy cô tôi từng gặp ở làng Cam Ranh hay ở bến bờ nào đây?

– Anh đang cố nhớ mà không thể nhớ ra. Tôi không ở những nơi mà anh đang nghĩ đâu. Anh cứ nhìn tôi coi có nhớ gì không?

Cô ta vẫn đứng yên bên cửa, vẫn khoanh tay nhìn tôi và như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Có vẻ thấy tôi giống như con nai vàng ngơ ngác giữa trời mùa đông, cô ta nhắc lại điều vừa nói:
– Anh đừng cố tìm tôi trong những chỗ anh thường lui tới. Tôi không phải loại đó. Thong thả, tôi sẽ nhắc cho anh nhớ. Chúng ta chỉ gặp nhau một lần.

Biết tôi không thể nhớ ra gì hơn. Cô ta tiếp tục:
– Có lẽ chưa đầy 30 phút. Nhưng tôi biết về anh. Tôi đã coi tất cả hồ sơ của anh. Bao năm qua, tôi vẫn quyết phải tìm cho ra anh. Đầu tháng Năm, sau khi ổn định tình hình; tôi lên Sài Gòn vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Giấy tờ hồ sơ của hải quân còn đầy đủ cả. Một người của chúng tôi nằm vùng ở phòng tổng quản trị đưa cho tôi danh sách những người trình diện; còn anh ta thì tìm giúp tôi danh sách các quân nhân hải quân trước 75. Có ba người trùng tên anh, tất cả đều là sĩ quan. Một Trung tá là người Bắc di cư; một Trung úy người Nam và một thiếu úy người miền Trung. Tôi biết anh người Nam. Trong danh sách sĩ quan hải quân trình diện, tôi tìm thấy tên anh, một Trung úy người Nam, địa chỉ Tân Vạn Biên Hòa. Tôi lên ngay Biên Hòa thì công an xã cho biết anh bỏ cây xăng trốn đi đâu không biết. Anh đâu có trốn khỏi tay tôi.

À, đúng là một tay nguy hiểm. Không hiểu mình gây thù chuốc oán gì mà bị săn lùng tới mức này. Chắc phải giả ngây giả dại mới qua khỏi ải này, tôi nghĩ. Cô ta nói tiếp:
– Tôi biết anh đã trình diện. Sau khi có lệnh tập trung cải tạo tôi tìm hầu hết các trại cải tạo miền Tây và đến Mỹ Tho thì thấy tên anh; Lý lịch anh khai ở trại này toàn là thứ ba xạo, đúng chưa? Con trai độc nhất trong nhà như anh thì đào đâu ra mà có anh ruột là Thương Uý tập kết tử trận ở Cà Mau. Anh muốn tôi kể thêm nữa không?
– Cô… Cán bộ. Cô…

Thấy “con mồi” đứng lơ ngơ chịu trận, cô ta có vẻ hài lòng, thong thả rời chỗ đứng về lại bàn rồi bảo tôi:
-Trong trại này anh còn dám đánh lộn rồi còn tuyên bố chẳng cần được thả sớm. Anh “chì” lắm mà, sao nay ú ớ vậy. Thôi, ngồi xuống đi. Bây giờ chú ý nghe tôi nhắc. Anh nhớ Năm Căn không? Nhớ đi…
– Năm Căn Cà Mau?
– Còn Năm Căn nào nữa. Ngày ấy anh chỉ là một anh thủy thủ quèn mà làm tàng… Nhớ đi. Rán coi. Tôi nhắc thêm nghe. Thấy trên cánh tay bọn tôi có bốn dấu xâm, anh ba hoa giảng lung tung rồi bảo chúng tôi đi đi, mau mau về nhà lo làm ăn mà kiếm tấm chồng…

À á. Năm Căn. Bốn vết xâm. Tôi bắt đầu nhớ. Chuyện đã mười mấy năm trước, hồi tôi mới vào lính. Sau 2 tháng được huyến luyện quân sự ở Nha Trang, tôi xuống chiếc tàu Há Mồm ( HQ. 500) làm thủy thủ tập sự và được tham dự “Chiến dịch Sống Tình Thương” ở quận Năm Căn, tỉnh Cà Mau; Đây là nơi mà khi tàu ủi bãi, có mấy đứa con nít đến, dơ tay gõ vào thành tàu rồi la lên “bằng sắt thiệt tụi bây ơi”; Chúng tôi thấy lạ kỳ nên hỏi vậy chớ các em nghĩ tàu làm bằng gì. Bọn nhỏ nói các ảnh nói tàu làm bằng cạc tông.

Cũng trong chiến dịch này, có bữa địa phương quân đưa xuống tàu chúng tôi ba nữ giao liên gửi cho hải quân giữ chờ hải thuyền đến chở giao về tỉnh Cà Mau. Chiến dịch chấm dứt, tàu tôi được lệnh phải đi công tác khẩn chuyển quân ra miền Trung. Chỉ huy tàu bảo ba cô giao liên chỉ là bọn con nít, chẳng biết gì, cho lệnh phóng thích luôn. Tôi đang phiên gác với một ông Trung sĩ nên được lệnh xuống phòng tạm trú dẫn ba cô lên bờ thả cho đi. Đúng là cả ba đều con nít, hai cô 15 tuổi, cô lớn chắc cũng chỉ 16, 17 tuổi. Thấy trên cánh tay các cô có 4 dấu xâm, tôi nói:

” Các cô có biết 4 dấu chấm xâm trên cánh tay ý nghĩa là gì không? Sinh Bắc Tử Nam là để cho người miền Bắc vượt tuyến vào Nam thề chiến đấu cho đến chết vì Bác vì Đảng. Các cô sinh ở miền Nam không lẽ Sinh Nam Tử Bắc hay Sinh Nam Tử Nam thì chống lại với người Miền Bắc hay sao? Về xóa hết đi lo làm ăn kiếm tấm chồng mà sống cho bình thường. Chuyện đánh nhau là chuyện của đàn ông, con trai đừng xía vào cho khổ thân.”

Không lẽ chỉ nói chừng đó mà thành mối hận để bay giờ phải trả. Thấy tôi nín thinh, cô cán bộ áo trắng nhắc tiếp:

“Anh nhớ thêm đi. Lúc anh bảo ba cô đi đi, tôi không chịu đi mà đòi anh đem giao chúng tôi cho tỉnh Cà Mau. Anh hỏi tại sao thả mà không chịu đi mà đòi giao cho tỉnh. Tôi nói chứ không phải thả đi để các anh bắn từ phía sau lưng hay sao? Anh phá ra cười rồi hỏi ai bảo các cô vậy? Tôi nói nghe các anh lớn nói. Anh hỏi lại nếu thả để bắn sau lưng thì còn ai sống mà kể lại cho các anh lớn biết. Rồi anh tiếp là chẳng những hải quân mà tất cả các binh chủng khác cũng không có binh chủng nào thả người rồi bắn sau lưng. Anh còn nói bắt người thì phải đưa ra tòa xét xử, nếu có tội thì phạt tù chỉ khi nào giết nhiều người, làm hại nhiều người thì mới bị kết tội tử hình công khai chứ không bao giờ bắn sau lưng cả. Anh nhớ ra chưa?

Thấy giọng cô ta bỗng như dịu lại, không có vẻ gì là hằn thù, tôi làm bộ như vừa chợt nhớ ra và kêu:
– A…A… Cô có thể cười cho tôi coi không?
– Có lẽ anh đang nhớ ra rồi; vì ngày đó anh có khen tôi cười có hai lúm đồng tiền nên dễ kiếm chồng lắm.
Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi và cười. Hai lúm đồng tiền, bên phải sâu hơn bên trái.
– Đúng rồi. Đúng cái mặt cười năm xưa. Tôi nhớ sau khi tôi khen cô bé còn nguýt tôi một cái thật dài. Tôi nhớ hoài cái nguýt dài ấy.
– Ở đó mà cô bé, cô bé….
Tức thì thêm một cái nguýt dài trên mặt cô cán bộ. Đôi má lúm đồng tiền bỗng như linh động hơn.

Sau cái cười và cái nguýt dài của cô cán bộ áo trắng, tôi cảm thấy nhẹ người.
– Anh nhìn lại coi. Hơn 12 năm rồi. Đâu còn con bé nào ở đây.
Đến lượt tôi cũng nhìn thẳng vào mắt cô ta và cười. Câu chuyện từ lúc này bắt đầu thấy dễ chịu. Tôi nói:
– Sau khi đưa các cô tới gần cái chợ nhỏ bên sông, thấy chỗ an toàn, tôi mới bảo các cô đi đi. Khi các cô đi qua khu chợ, tôi còn đi theo một đoạn canh chừng. Không thấy cô ngó lui.
– Tôi không ngó lui nhưng biết anh đi theo. Chắc anh không thể ngờ là khi về nhà rồi, ngay ngày hôm sau tôi còn trở lại khu bến sông ấy, nhưng tàu của anh đã đi rồi.
– Tôi có nghe viên trung uý vừa rồi gọi cô là đồng chí bí thư. Chắc cô đã là đảng viên lâu năm.

– Vậy là anh đã nghe. Đúng là tôi đã 12 tuổi đảng. Ngay khi trở về, tôi được kết nạp đảng. Sau đó được chuyển về làm công tác nội thành, theo dõi thầy cô và hiệu đoàn học sinh trường trung học Cà Mau nên tôi học thi lại Tú tài 1 và năm 65, tôi đậu luôn Tú Tài 2. Sau đó ít lâu, tôi chuyển về công tác nằm vùng tại đại học Long Xuyên cho tới ngày giải phóng. Anh không biết là bao năm qua, tôi vẫn tin là sẽ có ngày tôi gặp lại anh…

Tôi nói:
– Thì chúng ta đang gặp nhau ở đây. Hôm nay tôi đã là người tù. Cô là người thắng trận. Ngày ấy, thấy trên cánh tay các cô có mấy vết xâm, tôi lỡ nói mấy câu gì đó. Mong cô không để tâm.
– Anh khỏi cần phải mong. Mấy câu anh nói ngày ấy tôi không bao giờ quên. Hôm nay tôi cố ý mang áo sơ mi ngắn tay để anh thấy trên tay tôi không còn vết xâm nữa. Tôi đã xoá bỏ chúng từ lâu. Anh thấy chưa, không còn dấu vết hay để thẹo gì cả.

Cô ta vừa nói vừa đưa cánh tay ra. Thấy tôi im lặng, cô ta nói luôn:
– Anh không cần phải sợ tôi. Hơn 12 năm trước, khi trở lại bến sông ở Năm Căn tìm anh, tôi chỉ muốn anh biết là tôi cám ơn anh. Hôm nay cũng vậy. Trước đây, khi bắt đầu đi tìm tông tích anh, tôi chỉ mong một lần gặp lại coi anh sống ra sao, vợ con dùm đề thế nào. Khi coi hồ sơ, tôi đến địa chỉ ghi trong lý lịch thì ra là nhà của ông ngoại anh chứ không phải nhà của mẹ anh.

Tôi hỏi địa chỉ và đến thăm mẹ anh ở xóm Tân Vạn. Chính bà than phiền với tôi là cho đến nay anh vẫn còn độc thân. Nhìn hình trong nhà, tôi nhận ra anh ngay. Bao năm qua, tôi không thể quên ánh mắt tinh nghịch nụ cười nửa miệng của anh. Mẹ anh kể là mấy cô bạn anh toàn là gái giang hồ, bán bar. Anh sợ lập gia đình nên không dám quen gái nhà lành. Mẹ anh nói có lần bà bảo anh cưới cô giáo nhà bên cạnh nhưng anh nói không muốn có vợ vì sợ phải nuôi con thiên hạ. Anh biết vì sao mẹ anh kể tôi nghe mọi chuyện về anh không?

– Vì cô hỏi thì bà kể. Mấy chuyện đó có gì đâu mà mẹ tôi phải dấu.

– Không phải vì tôi hỏi mà mẹ anh rất thương tôi, tự bà kể ra. Bà muốn tôi phải biết tất cả về anh. Tại sao anh biết không? Tại tôi nói với mẹ anh rằng tôi là người thương của anh. Anh đã tính đưa tôi về ra mắt mẹ nhưng chưa kịp làm. Tôi không chỉ nói mà còn ở lại với mẹ anh hai ngày hai đêm. Bà nói với tôi không sót điều gì, từ ba anh tới bà con chú bác dòng họ. Mẹ anh còn nói bà thiệt mừng khi thấy tôi tự đến ra mắt bà. Hôm nay gặp lại anh, chúng ta không có nhiều thì giờ để vòng vo nên tôi phải nói luôn với anh chuyện này. Tôi thật lòng muốn làm bạn với anh.

Một cô cán bộ 12 tuổi đảng muốn làm bạn với tôi. Chuyện thật khó tin. Tôi nói:
– Cám ơn cô nhưng tôi chỉ là một tên tù không biết ngày nào về, làm sao có thể là bạn của cô được.
– Ngày xưa anh từng mang tôi ra khỏi nhà tù, lần này, đến phiên tôi sẽ cứu anh ra khỏi nơi này.

Chuyện tưởng như đùa nhưng cô ta nói nghe chắc như ăn bắp. Tôi từng nghe chuyện lý lịch với phía cộng sản là sinh tử. Có nhiều cán bộ cao cấp tập kết ra Bắc nay thấy con cháu đi tù cải tạo mà ngó lơ, không ai dám dỡn mặt với kỷ luật đảng. Tại sao cô cán bộ này dám nói ra miệng là sẽ ra tay cứu mình. Cô ta là thứ bí thư gì vậy. Âm mưu gì đây mà cô ta phải tìm đến ở với mẹ tôi mấy ngày đêm để nắm hết lý lịch bí ẩn của tôi. Mẹ tôi vốn cả tin. Chưa bao giờ tôi mang bất cứ cô nào về nhà ra mắt mẹ.

Nay thấy một cô gái có vẻ con nhà lành dễ thương tới xưng là người tình của thằng con, bảo sao bà ta không tin ngay mà thương. Nhưng tôi đâu có khờ như bà mẹ mình được. Tôi nói:
– Cô đã biết hết lý lịch thật của tôi. Tất cả rồi sẽ bị phanh phui, chắc tôi sẽ khó sống. Cô tuy có 12 tuổi đảng nhưng dính đến tôi sẽ có ngày liên lụy. Xin cô tha cho tôi.
Cô ta cười to và nói:
– Anh khỏi lo dùm tôi. Tôi đã hứa là sẽ làm. Anh cứ sống bình thường như mọi người trong trại là được rồi.

Cô ta đưa cho tôi một túi quà và nói:
– Đây là quà của riêng tôi biếu anh. Mẹ anh cũng muốn gửi quà nhưng tôi nói bà cứ giữ đó. Tháng tới tôi sẽ đưa bà lên thăm anh. Thôi, anh về đi. Trưởng Trại có lẽ sắp trở lại.

Tôi nhận gói quà, chào cô ta ra về mà gần như người mất hồn. Về tới trại giam, tôi chỉ trả lời qua loa trước những lời dò hỏi của bạn tù.

Đúng như lời hẹn, tháng sau cô ta đi cùng với mẹ tôi lên thăm. Không phải thăm riêng mà bình thường như bao người cải tạo khác. Cùng gặp một lúc tại nhà thăm nuôi, chỉ 15 phút.

Mọi lời lẽ nói với người thăm gặp phải diễn ra trước mặt viên cán bộ phụ trách. Từ đó, cô ta tiếp tục đi cùng mẹ tôi đến thăm tôi hàng tháng. Chẳng thể nói gì, tôi đành phó thác cho số phận. Thấy cô cán bộ 12 tuổi đảng đóng vai phó thường dân ngồi cười cười bên bà mẹ thăm nuôi, tôi nổi tánh lì, trò chuyện tự nhiên, đôi khi còn chọc cười như ngày xưa ở các bars hay động. Tôi còn gì để mất? Cô ta muốn gì ở tôi? Tôi có gì để mà lợi dụng? Thôi thì phó mặc cho số phận.

Tháng Một năm 1976, một buổi chiều vừa ăn cơm xong, sắp tới giờ điểm danh vô chuồng, bỗng có cán bộ cầm danh sách đến gọi đúng tên tôi bảo thu dọn gọn lẹ đồ đạc cá nhân mang theo ra điểm danh.

Bất ngờ gọi tên lúc chiều tối hẳn không phải lệnh tha. Thu dọn đồ đạc mang theo kiểu này chỉ có thể là chuyện trại. Nơi tập họp điểm danh là sân trại. Số tù được gọi ra điểm danh có hai mươi mấy mạng, trong số này có tên chỉ còn anhchỉ còn một chân. Một cán bộ trẻ mang lon thiếu uý dẫn chúng tôi đi ra cổng. Không thấy xe cộ gì. Cả bọn cuộc bộ, không thấy có quản chế súng ống kèm sát như khi đi lao động. Một tên đánh bạo hỏi:

– Chúng tôi đi đâu đây cán bộ?
– Đi tới nơi làm lệnh tha.
– Tha về hả cán bộ?
– Bộ tha rồi không về ở lại ăn hại à?
Cả bọn nửa tin nửa ngờ; Trời bắt đầu tối. Thả vào giờ nầy, xe cộ đâu mà về?

Cả bọn được dẫn ra đến nhà thăm nuôi. Đèn được thắp sáng. Có viên trung uý xưng là chánh trị viên tôi từng gặp đợi sẵn. Thấy tôi trong đoàn người, anh ta cười ra vẻ “hồ hởi” bảo hôm nay anh sẽ thấy cách mạng luôn có tình có lý. Các anh tập trung lại bàn thăm nuôi khai lại địa chỉ và người nhà cho chính xác một lần, sau đó sẽ nghe đồng chí trại trưởng tới nói chuyện.

Chừng nửa giờ sau, Đại Úy Trưởng Trại ra tuyên bố:
– Các anh thuộc diện gia đình cách mạng được bảo lãnh cho về; Kể từ giờ phút nầy tuyệt đối không được liên lạc với những người trong trại; Từ đêm nay các anh ăn ngủ tạm tại nhà thăm nuôi này. Cán bộ sẽ phát mền chiếu v.v.., gạo và lương thực để các anh tự nấu nướng. Ngày mai sẽ làm thủ tục nhận lại đồ ký gởi và lệnh tha. Sau đó chờ liên lạc, gặp gỡ thân nhân bảo lãnh và làm lễ ra trại. Trong mấy bữa chờ làm lễ, các anh tuyệt đối không được liên lạc với các trại viên cũ.

Hôm sau, cả bọn được tập trung lên cơ quan nhận lệnh tha, tiền và đồ dùng ký gửi. Riêng phần tôi, kiểm lại thấy còn vài trăm bạc mới. Ba ngày sau, đã thấy đoàn người thân nhân trong đó có bà mẹ tôi có mặt tại nhà thăm nuôi. Hai mươi mấy tên tù được tha, kể cả tôi, hầu hết đều do mẹ là người bảo lãnh.

Cán bộ ra đưa cho một số tiền để mua thức ăn làm bữa tiệc chia tay. Một bà mẹ đến từ Cao Lãnh nghe nói trước là chủ nhập cảng các loại máy ghe tàu, “xung phong” nhận sẽ “ủng hộ” thêm tiền chợ và còn tình nguyện lãnh đi chợ dùm. Bà ta hỏi có thể cho một hay hai người đi theo mang phụ thức ăn. Cán bộ nói:
– Bây giờ thì các anh có thể đi tự do; muốn mấy người theo cũng được.

Thế là khu chợ gần Trại Cải Tạo Vườn Đào được một buổi chợ trúng mối. Heo, gà, vịt, tôm càng, cá… rau cải mua nguyên thúng, nguyên sàn, hỏi giá bao nhiêu là mua bấy nhiêu khỏi cần trả giá; tiền chợ được bà chủ Cao Lãnh xuất hầu bao, mớ tiền chợ ít ỏi do trại phát có lẽ được bà mẹ này cất riêng để làm kỷ niệm ngày con được ra tù.

Tiệc chia tay thức ăn ê hề nào gỏi, nào ca ri, cá hấp, tôm càng nướng, thịt heo, gà, vịt luộc. Thế rồi tiệc cũng bế mạc. Thức ăn gần như còn nguyên vì ai cũng chỉ nếm cho có vị và cán bộ cũng không dám ăn bửa tiệc đắt giá đáng mấy chục lần số tiền cho để làm tiệc. Mấy Bà xin đem thức ăn cho mấy người trong trại thì cán bộ không cho bảo phải đem chôn hết.

Ra khỏi trại mọi người đứng chờ đón xe Mộc Hóa để về Cai Lậy. Từ phía hàng rào trại, thấy lố nhố người đứng trông ra. Tôi quay lui, cũng không dám nhìn lâu không còn nhận được dáng của đứa nào!.
Tôi nói với Má:
– Mình đi lần, bao giờ có xe thì đón. Chứ đứng đây chờ nhìn vào các bạn trong kia nhìn ra, con thấy bất an!
Tôi và má Tôi đi lần dọc theo lộ. Tất cả gần như thấy vậy cũng đi theo.

*****

Là người tù trại Vườn Đào được về sớm, tôi biết thân ở yên với mẹ già. Chòm xóm không thấy làm khó dễ.

Sau khi được trao trả quyền công dân, tôi còn được cử ông Nông Hội Ấp đề nghị tôi làm trung đội trưởng lao động ấp; mọi người vỗ tay táng thành. Thế là từ đó ai thấy tôi đến nhà là biết bị gọi đi lao động không công cho XHCN, nào đào kinh, lấp kinh, rồi nước đọng cây trái bị úng nước, ruộng lúa bị ngập nước không rút kịp lâu ngày cây cối chết, lại phải đi phá đập, vác lúa thu thuế… Tôi không dám nhìn khi thấy bà con nông dân ai cũng đầy nước mắt khi bồ lúa vơi đi hơn phân nửa để đóng thuế. Nghe nói lúa thuế được chở tiếp tế cho Miền Bắc.

Mỗi tháng Cô Bí Thư đều đem nhiều khô mắm từ Cà Mau lên thăm Tôi và ở chơi 3 hay 4 ngày. Cô ta ngủ chung với mẹ tôi, vẫn có vẻ được bà thương mến, tín cẩn. Tôi cũng không nói hay hỏi gì thêm ngoài việc cho mẹ biết là bà đã vô tình đem sói vào nhà vì cô ta là nữ bí thư trên 12 tuổi đảng.

Cũng có lần cô ta biệt tăm luôn 3 tháng; rồi một hôm bỗng đến thăm với nhiều quà từ miền Bắc. Cô cho biết vừa đi tập huấn ở Hà Nội về. Tôi hỏi:
– Em sáng mắt ra chưa?
Cô ta lườm và nói:
– Anh chưa thấy quan tài nên chưa biết đổ lệ!

Đầu năm 1980, Cô ta đến thăm và tối hôm đó có mặt mẹ của tôi. Cô ta nói:
– Mẹ muốn em lo cho anh ra đi; nhưng em có điều kiện là anh phải nhận em làm vợ cho đến khi định cư rồi sau đó tùy anh. Em cho anh một tháng để suy nghĩ và trả lời em.

Mẹ tôi khuyên tôi nên nhận cô ta làm vợ vì cô ta thương tôi thật sự. Tôi thì nghĩ không hẳn. Cô ta bỏ nhiều công phu tìm tôi, giúp tôi và nay muốn cùng tôi vượt biên với tư cách là vợ một sĩ quan hải quân để làm gián điệp như bao trường hợp nằm vùng khác, có người làm tài xế, người giúp việc trung thành tận tâm cả chục năm nhưng sau tháng tư đen thì mới lòi mặt thật. Nhưng đâu còn đường nào khác để tính.

Chưa đầy một tháng sau cô ta lên và bảo tôi chỉ đem theo một bộ quần áo gọn nhẹ để mai đi. Tôi hỏi:
– Em chưa biết anh có đồng ý hay không mà bảo ra đi.
– Thông minh như anh thì không bao giờ bỏ mất dịp may, vì anh không mất gì cả, kẻ mất nhiều nhất là em nhưng là em tự nguyện; Mọi chuyện ra sao sau này anh sẽ biết.

Tôi hỏi cô ta có an toàn không.
– Anh có cần có tàu Hải Quân biên phòng hộ tống hay không? Nếu muốn em cũng có cho anh.
Tôi nghe mà khiếp. Chẳng rõ cô ta nói đùa hay nói thật. Cỡ bí thư huyện ủy cũng không thể có quyền vào Bộ Tư Lệnh Hải quân xưa để thăm kẻ thù; Không hiểu cô ta là thứ gì? Không ra hải ngoại để nằm vùng hay làm gián điệp thì còn gì nữa? Nghĩ vậy nhưng thôi kệ. Cô ta làm gì ngày mai tính sau, cứ thoát ra khỏi nước cái đã. Thế là chúng tôi từ giã mẹ ra đi.

Tàu vượt biên dài 12 mét mới toanh, máy cũng mới và số người đi là 52 người do một cựu hàng hải thương thuyền ngày xưa lái; nhưng cuối cùng 26 người bị rớt lại vì ghe nhỏ chuyển ra ghe lớn bị chận giữa đường mà trong đó có gia đình tài công. Cô bí thư hỏi:
– Anh lái được chứ ?
– Lái được nhưng không có bản đồ mà chỉ có la bàn thì phải chạy thẳng ra hải phận quốc tế rồi theo hướng Tàu buôn mà lấy hướng đi thì sẽ sang Singapore hay tấp vào các đảo của Indonesia.

Tôi lái suốt 5 ngày đêm mới gặp một ghe đánh cá của Indonesian và hỏi thăm thì được chỉ cho một chỗ cách đó không xa. Tôi lái vào và ở đó một ngày một đêm thì được tàu của Indo đưa đến trại tị nạn Kuku. Một tháng sau chúng tôi được đưa sang trại Galang và dĩ nhiên trong lý lịch của Hải quân Trung úy VNCH nay có thêm cô vợ bí mật nhiều phần là gián điệp.

Trên bước đường lưu vong quê người xứ lạ làm thân thất quốc, chúng tôi cô đơn lạc lõng như nhau. Ngày qua ngày cả hai đứa đi học tiếng Anh về nấu cơm chung rồi chung mùng và thành vợ chồng thật.

Ở Galang tôi gặp lại bạn bè quân ngũ xưa; vì gần như mỗi tàu là có đôi ba hải quân xưa được đi không tốn tiền để lái tàu. Quán Trùng Dương là nơi tụ họp để nhận ra nhau kể chuyện xưa và bàn chuyện tương lai. Các cựu hải quân xưa làm sổ lưu niệm giống như thời học trò viết lưu bút ngày xanh cho những tháng nghỉ hè. Lắm ông ghi cả số quân đơn vị xưa và dán cả hình. Ôi các quan lính ơi Tôi mà đem cái sổ này về thì e rằng cô bí thư mười mấy tuổi đảng sẽ lén ghi lại hết gởi về Bắc Bộ phủ thì gia đình các ông cũng mà khó sống ở VN!. Tôi từ chối viết sổ lưu niệm và cũng không đến quán hội họp nữa.

Cũng tại trại Galang, tôi có người bạn trước là thiếu úy ngành điện khí được mướn làm người gác máy điện phụ cho một thợ điện người Indo. Anh Indo này khá am tường về tình hình VN và có phân tích như sau:
– Các anh vượt biên nghĩ rằng ra ngoại quốc rồi Mỹ sẽ giúp cho thành lập một đoàn quân để trở về dành lại VN. Có lẽ các anh lầm rồi. Mỹ không bao giờ giúp các Anh đâu vì giúp các Anh; Mỹ được lợi gì? Các anh đánh nhau mà nhiều nữ tính quá. Nhân đạo với kẻ thù thì chỉ có con đường chết; Phải như chúng tôi kìa. Chỉ một đêm thôi không một tiếng súng; toàn dùng dao, búa, mã tấu mà giết cho tuyệt giống cộng sản. Chỉ một đêm là xong gần triệu mạng…

Sáu tháng sau chúng tôi được đi định cư. Tôi không tham gia đoàn thể nào, không hội họp với cả hội đồng hương nhưng lúc nào cũng canh chừng cô vợ bí thư đảng viên.
Cô ta cũng như tôi chẳng quen ai; đến cả dùng điện thoại cô ta cũng không sử dụng. Mẹ tôi mất năm 83. Mẹ cô ta mất năm 84. Năm 90 ba tôi và ba của cô ta cùng mất trong một năm. Chúng tôi nhận thư nhưng không về và đến nay cũng chưa về. Chúng tôi đồng ý không có con. Tôi 72 và vợ 70 tuổi; nếu còn ở Việt Nam, cô ta nay đã 52 tuổi đảng, không biết làm tới chức gì.

Mất nước bốn mươi năm, lưu vong hơn 35 năm, chúng tôi chưa bao giờ có ý định về thăm lại quê hương. Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì “cả hai chế độ” cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
Kỷ niệm 40 năm.

Trần Thiện Phi Hùng

From:Tu-Phung


 

Với tôi, ai cũng nên đọc bài này 1 lần…

 

Mến chào các bạn trẻ. Tôi xin phép được xưng hô như vậy vì con tôi nói chắc tôi là thành viên lớn tuổi nhất tham gia Facebook ở đây. Tôi hiện đã là bà nội, bà ngoại trên 70 tuổi rồi.

Mấy hôm nay nhóm NVCL (Người Việt Cali) có cuộc thi Ảnh Xuân tôi thích lắm, tôi được ngắm rất nhiều hình đẹp của các bạn đi du Xuân, đi chợ Tết, áo dài thướt tha… Tuổi trẻ tự đã đẹp, đẹp vì nét trẻ trung. Khi các bạn đến tuổi xế chiều sẽ hiểu.

Một cháu admin nhắn tin cho tôi, kêu bác Hà ơi bác tham gia thi đi. Như tôi đã nói, ai cũng có một tuổi trẻ tươi đẹp. Thời của tôi đã qua, tất cả chỉ còn là hoài niệm. Thôi bây giờ tôi xin tham gia cho vui bằng những câu chuyện lan man của người già nhé.

Hồi xưa ở Việt Nam tôi là Dược Sĩ làm trong phòng thí nghiệm. Thời của tôi ở quê con gái ít được học cao. Nhưng tôi may mắn có người cha là thầy giáo, thấy tôi ham học nên ông hết lòng nuôi tôi ăn học đến khi ra trường. Trong cái hay có cái dở, khi mới qua Mỹ tôi không thể nào tìm được việc làm vì từ nhỏ không quen việc chân tay. Thấy chồng con mới chân ướt chân ráo tới xứ người, tiếng Anh chưa rành mà ai cũng phải lao vào guồng máy chóng mặt ở đây để mỗi tháng đối phó với gánh nặng tiền nhà, tiền điện nước, tiền bảo hiểm, một núi hóa đơn! Tôi xót lắm, nên tôi cũng đọc báo rao vặt và xin đi làm. Nhà hàng, quán ăn, quán nước nào cũng xin lỗi nói tôi chậm. Và tôi quá hiền, nghe trong bếp nhân viên cãi nhau to tiếng bằng những lời lẽ mà xin lỗi, tôi không thể kể lại ở đây, là tôi càng hoảng hồn! Cho nên tôi nói trong cái hay có cái dở là vậy, người trí thức mà qua Mỹ khi lớn tuổi cũng khổ, vì đi học lại cũng không xong, mà đi làm việc chân tay cũng không hợp.

Cho đến một hôm, tôi may mắn đọc thấy mẩu tin cần tìm người chăm sóc bà cụ, mà lạ lùng là cụ đang nằm trong nursing home. Đã vô nursing home thì có người chăm sóc 24/24 rồi, sao gia đình họ lại thuê thêm người phụ để làm gì? Các bạn ơi, khi đã vào nursing home tôi mới hiểu. Một cái nursing home dù hiện đại hay mắc tiền đến cỡ nào, nó cũng thiếu. Thiếu cái tình! Tình là nguồn sống, nguồn an ủi cuối cùng của những cụ già. Vào nursing home thì cái phần xác người ta được chăm sóc, nhưng phần hồn sẽ chết dần chết mòn, tôi nhận thấy như vậy đó. Con cái của cụ này quá bận rộn hay sao mà cũng không có thì giờ vào thăm cụ, nhưng họ vẫn còn lòng hiếu thảo để nghĩ đến việc bỏ tiền ra thuê người vào thay. Công việc của tôi khá đơn giản, có thể nói là nhàn hạ. Mỗi sáng tôi ghé khu Việt Nam mua đồ ăn cho cụ, xin tờ báo. Cả ngày tôi ngồi bên cụ, đọc sách đọc báo, kể chuyện hay nghe cụ kể chuyện, đút cụ ăn đồ Việt, vì đồ Mỹ trong đó cụ luôn để nguyên cho hộ lý bưng đi, không hề đụng tới. Khi con cái gởi cha mẹ mình vào nursing home thì trong lòng rất yên tâm vì tin rằng ông bà sẽ được chăm sóc. Tôi không trách nhân viên trong nursing home, họ làm đúng công việc của mình. Đúng giờ họ bưng mâm đồ ăn tới, đúng giờ dìu đi vệ sinh, đi tắm, cho uống thuốc. Hết!

Đúng vậy, hết. Chuyên nghiệp, trách nhiệm, thao tác thành thục. Nhưng họ không thể nào san sẻ cái tình của con cái, của gia đình cho từng cụ. Cụ bỏ ăn, họ không thể ngồi hàng giờ để dỗ dành. Tới giờ đi vệ sinh mà cụ không đi, họ không thể kiên nhẫn ngồi chờ. Họ đâu có rảnh ngồi nghe cụ kể về con về cháu, về thời xưa… Rồi dần dần, các ông bà sẽ trở nên câm lặng, ánh mắt vô hồn nhìn vào khoảng không, sống như một cái cây vô tri không cảm giác. Đối với người già, thiếu cái tình của gia đình nó khủng khiếp lắm các bạn trẻ à. Bà cụ tôi chăm sóc thời trẻ đẹp lắm, nhìn hình cụ treo trên tường, cụ mặc áo dài, đeo kính mát to bản, đứng kế chiếc xe hơi, thời đó là sang trọng kiểu cô Ba Sài Gòn.

Nằm cùng phòng là một bà cụ người Hoa, trên tường cũng treo hình chụp với con cháu xung quanh rất đông… Ai cũng ăn mặc có vẻ sang trọng, hình chụp trong một ngôi nhà rất rộng, khang trang. Vậy mà suốt cả năm trời ở đó, tôi chưa hề thấy một người nào trong hình vào thăm. Bà nằm đó vò võ suốt ngày, Tivi bật mà không nhìn, thỉnh thoảng bà lẩm bẩm vài câu tiếng Tàu cho chính bà nghe hay bà đang nói chuyện với một người thân tưởng tượng, tôi cũng không rõ.

Hằng ngày khi đẩy bà cụ của tôi vào phòng sinh hoạt chung để thay đổi không khí, tôi hay bắt gặp một cụ ông, tuy ngồi xe lăn nhưng tay chân khá dài, tôi đoán khi còn trẻ chắc ông cũng to cao, phong độ lắm. Ông quơ tay múa chân, nói tiếng Anh huyên thuyên, bất kể có ai nghe hay không. Tôi nghe một cô điều dưỡng kể rằng ngày xưa ông từng là sĩ quan không lực, phòng ông có treo hình mặc quân phục phi công rất đẹp trai!

Thời gian đó, mỗi ngày vào nursing home, tôi thấy bao nhiêu ưu phiền, lo lắng, căng thẳng vì cuộc sống ngoài kia dường như phai nhạt hết. Vì tôi thấy cõi đời này quá vô thường. Giận dữ, bon chen, sân si… chả có nghĩa lý gì cả. Rồi đến một ngày tuổi già sức yếu, ai cũng sẽ đến lúc phải nằm bất động trên giường, xung quanh bao nhiêu hình đẹp thời trẻ, bằng khen, huy chương… treo đầy về một thời oanh oanh liệt liệt. Những thứ ấy đều trở nên phù du mà thôi.

Tết này các bạn đi chùa, đi hội chợ Tết, đi hội hoa Xuân, có ai có người quen đang nằm trong nursing home không? Các bạn tạt qua một chút thôi, để thăm hỏi, chúc Tết. Đối với chúng ta là những việc rất bình thường, nhưng đối với những ông bà vì tuổi già phải ở trong đó đến cuối đời, thì đó là một niềm vui không tưởng, một hạnh phúc vô biên giúp họ bừng sáng quãng đời còn lại…

LeVanQuy share từ Ha Tang – trang FB Người Việt Cali.


 

NÊN BIẾT – CÁC TÔNG ĐỒ CHẾT CÁCH NÀO…???

Antonio Son Tran

NÊN BIẾT – CÁC TÔNG ĐỒ CHẾT CÁCH NÀO…???

  1. Thánh Mattheu chịu tử đạo ở Ethiopia. Người ta đã dùng một thanh gươm để giết chết Ngài.
  2. Thánh Mac-cô chết ở Alexandria, Ai cập. Người ta đã dùng những con ngựa để kéo bừa Ngài qua các đường phố cho đến chết.
  3. Thánh Luca bị treo cổ ở Hy lạp vì Ngài đã giảng rất hùng hồn về sự Lầm Lạc, Hư mất.
  4. Thánh Gioan chịu tử đạo bởi hình phạt bị thêu sống trong cái bồn khổng lồ chứa đầy dầu đang sôi, trong cuộc tàn sát ở Rôma. Tuy nhiên, Ngài đã đựơc cứu sống một cách nhiệm lạ. Rồi Ngài bị kết án đi đày trong các hầm mỏ ở nhà tù trên hòn đảo của Patmos (Island of Patmos). Thánh Gioan đã viết Sách Khải Huyền tại đảo này. Sau này, Tông đồ Gioan đựơc trả tự do và trở về thi hành sứ vụ Giám mục của Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài qua đời trong lúc tuổi già. Ngài là vị tông đồ duy nhất qua đời một cách bình an.
  5. Thánh Phê-rô bị đóng đinh quay đầu xuống đất trên thập giá hình chữ X. Theo truyền thống Giáo hội giải thích, bởi vì Ngài nói với những người xử tử là Ngài cảm thấy không xứng đáng để được đóng đinh giống Đức Chúa Giêsu Kitô.
  6. Thánh Giacobe là người lãnh đạo Giáo hội tại Giê-ru-sa-lem, đã bị ném xuống đất từ nóc đền thờ ở huớng đông nam, cách mặt đất gần cả trăm mét vì Ngài đã từ chối từ bỏ đức tin vào Chúa Kitô. Khi người ta phát hiện Ngài vẫn chưa chết, những kẻ thù đánh đập Ngài cho đến chết bằng gậy của thợ nhuộm vải.

Đỉnh đền thờ này cũng là nơi Satan đã dùng trong cơn Cám dỗ Đức Chúa Giêsu.

  1. Thánh Giacobe (tiền) là con ông Dêbeđê. Ngài là người làm nghề đánh cá. Khi được Đức Chúa Giêsu kêu gọi, Ngài đã theo từ đó để thi hành sứ vụ. Với tư cách là ngừơi lãnh đạo mạnh mẽ của Giáo hội, Giacobe đã bị chém đầu cuối cùng tại Giêrusalem. Tên lính La-mã canh giữ ngài đã rất ngạc nhiên khi ngài bảo vệ đức tin của mình trước toà án xét xử ngài. Sau đó, lính canh đi bên cạnh ngài đến nơi hành hình. Bỏ qua mọi sự thuyết phục, anh ta đã tuyên xưng niềm tin của mình và quỳ bên cạnh Thánh Giacobe để chấp nhận bị chém đầu như một Kitô hữu.
  2. Thánh Bathôlômêô, cũng đựơc gọi là Nathanael, đã truyền giáo ở Á châu. Ngài sống chứng nhân cho Chúa ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thánh nhân chịu tử vì đạo vì rao giảng Tin Mừng ở Armenia, tại đây ngài đã bị lột da cho đến chết bằng roi da.
  3. Thánh Anrê bị đóng đinh trên thánh giá hình chữ X ở Patras, Hy Lạp. Sau khi những tên lính đánh ngài bằng roi cách dã man, chúng cột (trói) thân xác ngài vào thập giá bằng những sợi dây thừng cho đến khi ngài hấp hối. Những môn đệ của thánh nhân kể lại rằng, khi ngài đựợc dẫn đến thập giá, ngài đã chào cây thập giá bằng những lời này: “Tôi đã ước ao và mong chờ giờ hạnh phúc này đã từ lâu”. Cây thập giá đã đựơc treo thân xác Đức Kitô và Người đã thánh hiến nó thành cây thánh giá. Thánh nhân tiếp tục giảng đạo cho những tên lính hành hình ngài trong hai ngày cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
  4. Thánh Tôma đã bị đâm bằng một cái giáo ở Ấn Độ vào một trong những chuyến đi truyền giáo của ngài để thành lập cộng đoàn Giáo hội tại lục địa nhỏ (subcontinent).
  5. Thánh Giuđa (Tađêô) bị giết chết bằng những mũi tên khi ngài kiên quyết bảo vệ niềm tin vào Chúa Kitô.
  6. Thánh Mat-thi-a, được chọn để thay thế chỗ cho tên phản bội Giuđa Iscariot, đã bị ném đá và rồi bị chặt đầu.
  7. Thánh Phaolo bị hành hạ và rồi bị chặt đầu vào năm 67 dứơi thời bạo chúa hoàng đế Nero ở Roma. Thánh Phaolo chịu đựng việc tống giam trong thời gian dài. Thời gian này đã giúp ngài viết nhiều lá thư mục vụ cho các giáo đoàn mà ngài đã thiết lập trên khắp đế chế La mã. Những lá thư này truyền dạy những đạo lý nền tảng của Kitô giáo và chiếm một phần lớn trong Bộ Tân Ước.

Có lẽ điều này là một sự nhắc nhở chúng ta rằng những đau khổ trong đời chúng ta, quả thật chỉ sánh với một phần nhỏ bé trong những bách hại dữ dội và sự tàn bạo kinh khiếp mà các tông đồ và các môn đệ đã trải qua vì sống và làm chứng cho niềm tin của mình. “Và anh em sẽ bị người ta ghét bỏ vì danh của Thầy. Nhưng ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ” (Tin mừng Thánh Mattheu).

(hình ảnh Thánh Phêrô bị đóng đinh ngược)


 

CEO thăm Việt Nam nhưng lại qua Nam Dương mở cơ sở

Theo Đài Á Châu Tự Do và Các Báo

RFA
2024.04.19

Gần đây, nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Jensen Huang của NVIDIA hay Tim Cook của Apple khi đến Việt Nam đều ca tụng nước chủ nhà bằng những lời lẽ rất ngoại giao và đưa ra những lời hứa tốt đẹp. Thế nhưng, họ lại không đưa ra cam kết cụ thể nào.

Thấy gì từ việc CEO các tập đoàn công nghệ đến Việt Nam ca tụng rồi sang Indonesia đầu tư?CEO Tim Cook trong cuộc gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 16/4

@nh của AP

 

Biết người biết ta…

Mới đây nhất, hôm 15/4/2024, CEO của Apple là Tim Cook đến Việt Nam, báo chí được dịp hết lời ngợi ca ông này. Tuy nhiên, cũng như các lãnh đạo tập đoàn lớn khác, CEO của Apple “chỉ hứa hẹn”, rồi sau đó rời Việt Nam sang Indonesia.

Tại Indonesia, CEO của Apple lập tức công bố những cam kết và kế hoạch đầu tư rất cụ thể như: Apple đang mở “Học viện phát triển Apple” thứ tư ở Indonesia. Cả ba học viện trước đó của Apple ở Indonesia đã hoạt động hiệu quả, “đào tạo hàng nghìn kỹ sư Indonesia,” có thể tạo các ứng dụng (app) cho App Store “cho cả người dùng trong nước và quốc tế.”

Trước đó, hãng tin CNBC cũng cho biết lãnh đạo của NVIDIA tuyên bố đầu tư 200 triệu USD ở Indonesia để xây dựng “Trung tâm phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo”.

Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện?

Thực tế cho thấy các “ông lớn” như NVIDIA, Apple không “hứa hẹn” mở rộng đầu tư ở Việt Nam, còn các hãng nhỏ hơn như Lam Research mới đây đính chính thông tin họ sẽ mở nhà máy ở Việt Nam sau cuộc gặp với lãnh đạo nước này.

Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu Chip tiên tiến vào Việt Nam. Tạp chí tiếng Anh “The Investor” của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (VAFIE) cho biết “Hoa Kỳ đã áp đặt các yêu cầu cấp phép bổ sung đối với việc xuất khẩu chip Nvidia sang một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.” Lý do của lệnh cấm này là nhằm “hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công nghệ quan trọng.” 

Bình luận về động thái này của Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quốc Trí, một nhà nghiên cứu, nhà báo độc lập ở TP. HCM, tác giả của hàng trăm bài viết về kinh tế chính trị và thực trạng phát triển công nghệ ở Việt Nam, cho rằng Hoa Kỳ lo ngại Việt Nam nhận được chip tiên tiến của NVIDIA rồi bán lại cho Trung Quốc.

Kỹ sư Khiêm Nguyễn, một chuyên gia cấp cao về công nghệ và kinh doanh của công ty Voyager Space, một công ty đa quốc gia ở California, Hoa Kỳ, thì đưa ra nhận xét rằng, các “đồng chí Việt Nam” cần hiểu là “nhà đầu tư không đem tiền đi làm làm từ thiện”. Ông cho rằng bây giờ nếu Việt Nam có một chiến lược tổ chức từ trên xuống dưới một cách khoa học thì có thể lấy được nhiều cơ hội “dễ ăn” hơn là lao vào những ngành đỉnh cao như bán dẫn.

Ông Khiêm Nguyễn nói, hiện nay, bán dẫn là ngành nổi trên truyền thông, còn nhiều ngành khác “thầm lặng” hơn, nhưng cũng quan trọng mà những dân tộc nào có đầu óc thông minh sẽ có thể làm “core technology” (công nghệ lõi) cho toàn thế giới. Ông cho rằng khả năng người Việt có thể học và làm được, nhưng lãnh đạo Hà Nội “sẽ chả bao giờ hiểu được những điều này.”

Ông Nguyễn Quốc Trí giải thích:

  • NVIDIA hiện là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường (market cap), đạt hơn 2000 tỷ USD (gấp 5 lần GDP của Việt Nam) nhưng họ hoạt động theo mô hình fabless – tức không sở hữu nhà máy riêng mà chỉ đầu tư vào R&D và thương mại hóa sản phẩm. Còn lại, NVIDIA sẽ thuê các foundry (tức các nhà sản xuất, chủ yếu là TSMC của Đài Loan) sản xuất con chip.
  • Điều này cũng đúng với Apple. Market cap, tức giá trị vốn hóa thị trường, của họ đạt 3000 tỷ USD. Thay vì tự sản xuất iPhone, Macbook, iPad, Airpod, Vision Pro, … họ thuê các nhà thầu, công ty hoạt động theo mô hình OEM (sản xuất thiết bị gốc), ODM (sản xuất “thiết kế” gốc) như Foxconn, Pegatron, Wistron, Compal, Quanta (Đài Loan), Luxshare (Trung Quốc), … làm việc đó. Những nhà thầu này lại sử dụng linh kiện bởi một chuỗi dày đặc các nhà cung cấp. Chính những nhà cung cấp này lại phải tìm cách cạnh tranh với nhau. Chẳng hạn, trước đây Apple thường sử dụng màn hình do Samsung cung cấp cho iPhone, nhưng gần đây họ đã chuyển sang BOE (Trung Quốc) do chất lượng không kém mà giá rẻ hơn.
  • Vì thế, chúng ta không nên nói những câu “vô nghĩa” như mong NVIDIA hay Apple xây nhà máy sản xuất tại Việt Nam bởi họ sẽ không cần làm việc đó. Nếu có thì hãy nghĩ cách để Việt Nam vươn lên, có nhiều doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng của Apple hay NVIDIA, bắt đầu từ những thứ đơn giản như các chi tiết vỏ nhựa, dây cáp, … và cao cấp hơn là linh kiện, bo mạch, …
  • Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất, sở hữu nhiều lợi thế không kém hoặc hơn Việt Nam. Ta đừng cậy mình có vị trí chiến lược, tài nguyên dồi dào, … những thứ đó họ đều có cả, bên cạnh thị trường lớn gần gấp 3.  Và quan trọng nhất là thể chế chính trị của họ, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của Hồi giáo, nhưng đang ngày càng hoàn thiện theo hướng tốt, tinh gọn, minh bạch và hiệu quả hơn.
  • Tôi còn nhớ từng đọc một bài viết của Giáo sư David Dapice, thuộc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của Indonesia tốt hơn Việt Nam. Chẳng hạn, hệ thống tàu điện ngầm (MRT) tại Jarkata cũng vay vốn ODA của Nhật, đã đi vào vận hành được 5 năm, còn những hệ thống tương tự tại Hà Nội và Sài Gòn thì liên tục chậm tiến độ, chưa biết bao giờ mới xong.  Về chất lượng nhân sự, có thể thấy Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo, một lãnh đạo theo khuynh hướng kỹ trị, trong nhiệm kỳ của mình đã làm được rất nhiều việc cho đất nước Indonesia. Các bộ trưởng trong nội các của ông này cũng là những người được đào tạo bài bản, hiểu về kinh tế thị trường, quản trị tài chính và công nghệ. Tiêu biểu như Nadiem Makarim (sinh năm 1984), nhà sáng lập Gojerk (startup công nghệ từng được định giá 10 tỷ USD) được lựa chọn làm bộ trưởng giáo dục, công nghệ và văn hóa.
  • Tôi không nói người Indonesia thông minh hơn người Việt. Chúng ta có rất nhiều nhân tài nhưng phần lớn đều phải lựa chọn sinh sống và làm việc tại hải ngoại. Ngày còn đi du học, tôi thấy những bạn bè Indonesia thường ít được đánh giá cao như sinh viên Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là thể chế của Indonesia hiện tại tốt hơn hẳn Việt Nam.

Và đó là yếu tố quyết định khiến các big tech đang có xu hướng chọn Indonesia thay vì Việt Nam.


 

MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠi! Với hình ảnh và link nguồn.

Tôi có thói quên hay chuyển bài viết hay email nào hay với hình ảnh vả link của nguồn để kiểm chứng.

     Xin được gửi lại để tin tức về con người với một tâm hồn đáng ngưỡng mộ này càng được rõ hơn.

Dạ Hương- diễn đàn Hoài Hương

   

HOW A HOLLYWOOD MOGUL FOUND TRUE HAPPINESS

https://www.cambodianchildrensfund.org/stories-news/hollywood-mogul-found-true-happiness

MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠi!

Ở tuổi 45, Scott Neeson có đủ thứ mà một con người mơ ước: chức vụ Chủ tịch hãng phim XX Century FOX, biệt thự sang trọng, xe hơi thể thao và danh sách những người nổi tiếng trong đám bạn bè. Song, ở trên đỉnh vinh quang của sự nghiệp, bất ngờ với tất cả, anh đã bỏ ngành kinh doanh điện ảnh, bán đi tất cả tài sản và mãi mãi biến mất, không dây dưa với thế giới điện ảnh.

Scott tâm sự:” tôi có thể làm việc ở hãng phim đến cuối đời. Một điều quá đơn giản. Tôi không nghĩ là tôi bất hạnh hơn ai đó trong số các nhà sản xuất thành công ở Hollywood. Nếu bạn nhìn tôi từ bên ngoài thì nghĩ là tôi hạnh phúc. Nhưng bản thân mình, tôi không nghĩ như vậy”.

Scott ngẫu nhiên đến Phnom Penh, thủ đô của Campuchia trong đợt nghỉ phép đầu tiên trong 12 năm làm việc không có ngày nghỉ. Anh chỉ muốn nhìn thấy chùa chiền Châu Á và Campuchia chỉ là một chặng dừng chân trong dự kiến vài nước cần đến. Một lần, ngồi uống cà phê vỉa hè, khi Scott cho tiền một đứa trẻ ăn xin thì một vị khách ngồi kế bên bỗng nói “nếu ông muốn giúp trẻ em thật sự thì hãy đến bãi rác thành phố”. Rồi không hiểu sao, anh nghe theo lời khuyên này

“Những gì tôi nhìn thấy là cú sốc khủng khiếp. Khoảng 50 đứa trẻ bới các thùng rác để tìm đồ ăn thừa sống qua ngày. Tôi có thể sờ được mùi rác thải… Chỉ có mình tôi, không có dịch vụ xã hội nào bên cạnh. Tôi nghĩ phải làm gì đó hoặc đành để đám trẻ bơ vơ bên thùng rác.Tôi có thể quay đi và làm bộ không nhìn thấy gì. Nhưng rồi tôi bỗng cảm thấy mình phải có nghĩa vụ ở đây… “. – Scott nhớ lại.

Ngay hôm đó, anh thuê phòng cho 2 đứa trẻ vô gia cư tá túc, cách xa bãi rác, rồi lo chữa bệnh cho chúng. Scott nói tiếp ” để đảm bảo cuộc sống cho một đứa trẻ vô gia cư ở Campuchia chỉ cần có 40 đô. Nói ra điều đơn giản này tôi thấy xấu hổ với bản thân…”

Trên đường về lại Mỹ, Scott nghĩ ngợi cách giúp đám trẻ tội nghiệp và anh thấy thiên chức của mình là ở mảnh đất đầy đau thương này. Và vào năm sau, anh sắp xếp lịch làm việc trong tháng với thời gian biểu 3 tuần làm ở Hollywood, 1 tuần ở Phnom Penh.

Scott nhớ lại có lần, 1 trong 5 diễn viên được trọng vọng nhất ở Hollywood đã gọi điện than phiền bữa trưa hãng chiêu đãi không được “sang trọng, đúng tầm vóc”. “Tôi nổi điên. Anh ta đến bằng máy bay riêng và than vãn một bữa ăn “không ra gì”, trong khi tôi đứng đối diện với những thùng rác, nhìn những đứa trẻ đang chết dần chết mòn vì đói. Cuộc đời tôi ở Hollywood chỉ là trang trí, giả dối. Tôi phải bỏ hết và bay sang Campuchia”.

Dù nhiều người khuyên can, Scott Neeson đã bán tất cả tài sản ở Mỹ để có số tiền đủ nuôi ăn học cho 200 đứa trẻ trong 8 năm.

Anh đã lập ra tổ chức Cambodian Children’s Fund giúp trẻ cơ nhỡ để thu hút thêm tiền giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Đến nay, số trẻ được ông giúp ăn học, chăm lo y tế, chỗ ở đã lên tới 2000 trẻ.

Scott không có con riêng và anh bộc bạch:” tôi chưa bao giờ lấy vợ và cảm thấy điều đó là không cần thiết. Là đàn ông độc thân khi kinh doanh điện ảnh ở Hollywood là cuộc sống quá tốt. Ở Los Angeles, không thiếu những phụ nữ tuyệt vời, nhưng trong những giấc mơ điên rồ nhất, tôi không hình dung mình có thể cưới ai. Giờ đây, tôi đã có những đứa con phải chăm bẵm. Sau 10 năm nữa, chúng sẽ lo lại cho tôi, còn tôi sẽ là ông của chúng”.

Trước đây, ở Hollywood, vào ngày nghỉ, Scott thích chèo thuyền và chơi bóng bàn với bạn bè, còn giờ, cựu Chủ tịch của hãng phim lớn nhất thế giới ngày ngày ở bãi rác bên những đứa trẻ “quy hoạch còn dài, tương lai còn mù mịt”. Và anh thốt lên “tôi không nghĩ là sẽ về lại Los Angeles”

From: haiphuoc47 & NguyenNThu