Còn về biển Đông, di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng là gì?

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

23-7-2024

Không thấy học giả nào bàn luận tới [di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng về biển Đông], từ học giả quBốc tế đến học giả quốc nội. Di sản lớn nhứt là việc ra luật về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng” tháng 11 năm 2020. Theo văn bản này thì mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo… từ thời điểm đó trở thành “chuyện tuyệt mật của đảng”.

Từ đó đến nay, báo chí Việt Nam hầu như bị “giới nghiêm”, không nhà báo nào dám viết bài liên quan đến vấn đề biển, đảo nữa. Bất kỳ ai nói, hay viết về chuyện này có thể bị buộc vào tội “tiết lộ bí mật quốc gia”. Đây là tội rất nặng, chiếu theo Bộ luật Hình sự.

Vì sao ông Trọng không muốn dân chúng bàn luận về những vấn đề này? Theo tôi biết, không phải vì “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”, mà vì ông Trọng quyết định giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách “khai thác chung” với Trung Quốc.

Một cách nôm na, “khai thác chung” có nghĩa tương tự ruộng đồng của Việt Nam từ nay nông dân Việt Nam sẽ cầy cấy chung với nông dân của Trung Quốc. Lúa gạo không biết sẽ chia bằng cách nào?

Theo tôi thấy, Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc trên mọi vấn đề ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Repsol rút giàn khoan, bất chấp khoản tiền bồi thường hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ, đô la, vì yêu sách của Trung Quốc. ExxonMobil cũng rút giàn khoan ở mỏ Cá voi xanh, có lẽ vì bị Trung Quốc đe dọa…

Theo tôi biết, qua một số tài liệu đến từ cuộc hội thảo về Biển Đông giữa học giả Việt Nam và học giả Trung Quốc, vùng khai thác chung còn có thể là vùng Tư Chính.

Việt Nam cũng hợp tác với Trung Quốc về dự án “hai hành lang một vành đai”. Hai hành lang Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng. Vành đai là đường bờ biển từ mũi Quỳnh Châu (Trung Quốc) bao gồm các tỉnh trong Vịnh Bắc Việt.

Việt Nam cũng gia nhập dự án “Vành đai – con đường của Trung Quốc”. Việt Nam cũng cam kết với Trung Quốc việc “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai”…

Theo tôi thì đây là di sản nặng nề nhứt của ông Trọng để lại cho thế hệ sau. Di sản không hẳn là tích sản mà còn có thể là tiêu sản (nợ nần…). Tiêu sản này chắc chắn sẽ di hại đến đời con, đời cháu… Không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể lấy lại quyền tự chủ, có thể “mời” Trung Quốc về nước…


 

Nguyễn Phú Trọng – ‘người cộng sản kiên định cuối cùng’ và di sản ‘đốt lò’

Theo BBC tiếng Việt

Một trong những câu hỏi được đặt ra mỗi khi có một lãnh tụ qua đời là di sản người đó để lại cho đất nước là gì. 

Nhìn lại sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng trong gần ba nhiệm kỳ ở vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, giới quan sát nhận định rằng một trong các di sản đáng chú ý của ông phải kể đến công cuộc “Đốt lò” mà ông bắt đầu thực hiện từ năm 2013.

David Hutt: Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam 'nhằm hạn chế khu vực tư nhân' - BBC News Tiếng Việt

Nỗ lực này thành công hay thất bại?

Về con số, có 167.700 cán bộ, đảng viên đã bị kỷ luật, nhiều người bị xử lý hình sự trong giai đoạn 2012-2022, theo Tạp chí Tổ chức Nhà nước của Bộ Nội vụ. Con số này nếu tính tới thời điểm hiện nay (2024) chắc hẳn còn cao hơn nữa.

Hiệu ứng của chiến dịch này là khoảng 60.000 người từ chức chỉ trong giai đoạn 2021-2023 trong khi số cán bộ của khu vực công chỉ có khoảng 2,5 triệu.

Đốt lò kỳ 2: Tổng bí thư chống tham nhũng còn để 'khôi phục đạo lý XHCN' - BBC News Tiếng Việt

Chỉ riêng trong hai năm 2023 và 2024, hàng loạt lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã mất chức, trong đó phải kể đến hai chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc (bị miễn nhiệm tháng 1/2023) và ông Võ Văn Thưởng (bị miễn nhiệm tháng 3/2024), hai phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam (tháng 1/2023), và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm ngày 2/5/2024.

Tiếp đó, vào giữa tháng 5, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cũng mất chức.

Đây được coi là các cơn địa chấn trong chính trường Việt Nam.

Nền kinh tế cũng chịu tác dụng phụ của các chiến dịch này. Hồi tháng 5/2024, Reuters ghi nhận các nhà đầu tư đã giảm lượng cổ phiếu nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt Nam tương đương gần 2 tỷ USD kể từ năm 2023, trong đó lượng bán ra nhiều nhất được ghi nhận trong những tuần biến động chính trị vào đầu năm 2024.

Ngày 16/5, Reuters trích dẫn một bức thư của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây gửi tới chính phủ Việt Nam, trong đó nêu rõ rằng Việt Nam đã bỏ lỡ ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do những trì trệ của bộ máy hành chính.

‘Người cộng sản kiên định cuối cùng’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương - Báo Đại biểu Nhân dânNGUỒN HÌNH ẢNH,Báo Đại Biểu Nhân Dân.

Một số nhà quan sát cho rằng, khi nhìn vào tập thể nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng từng không thấy ai có vóc dáng và tư tưởng lãnh đạo – nhất là niềm tin vững chắc vào Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Nhận thức được tình trạng rất bấp bênh và nguy khốn mà con tàu Đảng Cộng sản đang trải qua, ông Trọng đã nóng ruột và cương quyết tiếp tục cương vị nhiệm kỳ ba, dù việc đó có thể gây ra tai tiếng về tham vọng quyền lực trong bối cảnh sức khỏe ông suy giảm.

Dù di sản ông để lại là thành công hay thất bại thì ông Trọng vẫn được đánh giá là “người cộng sản kiên định cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A.

Trọng ra sách đốt lò BBQ | Đàn Chim Việt Online - Thông tin - Chính trị - Nghị luận

Chiến dịch đốt lò, biếm họa của Đàn Chim Việt.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC:

“Ông Nguyễn Phú Trọng là một lãnh đạo bảo thủ, theo đường lối cứng rắn, kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin trong khi thực tế ở Việt Nam thì không còn có gì là Mác-Lênin nữa.

“Ví dụ, chủ nghĩa Mác-Lênin có nghĩa trong kinh tế thì quốc doanh là chính. Trong khi đó, hiện tất cả các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam chiếm một phần tương đối nhỏ trong đóng góp cho GDP và trong tạo công ăn việc làm cho người dân.

“Không những thế, các tập đoàn kinh tế nhà nước từ 2006 đã làm cho đất nước này thụt lùi. Thế thì thực sự về kinh tế Việt Nam không có gì Mácxít-Lêninít cả.

“Bên cạnh đó, Việt Nam có Tổng Liên đoàn Lao động nhưng tất cả đình công ở Việt Nam đều bị coi là bất hợp pháp. Trong khi lẽ ra công đoàn phải bảo vệ công nhân khi họ đấu tranh với chủ tư bản, thì công đoàn Vệt Nam bảo vệ giới chủ tư bản. Cái này hoàn toàn không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin.”

Cùng chung nhận định với ông Quang A, GS Carl Thayer từ ĐH New South Wale của Úc nói rằng “ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được biết đến là người bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội.”

“Đó là xây dựng đảng thông qua các quy định, cải cách để lựa chọn cán bộ chiến lược, cử đi các tỉnh, đề bạt, rồi sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ những người suy thoái,” GS Thayer phân tích.

Nhìn vào kinh nghiệm 30 năm ở Tạp chí Cộng sản, 5 năm làm tổng biên tập của tạp chí lý luận hàng đầu của đảng này, rồi làm chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College thuộc Đại học National Defense (Mỹ) nhận định ông Nguyễn Phú Trọng “là một nhà tư tưởng cộng sản trọn đời”.

GS Abuza nói với BBC rằng do các vị trí này đều mang tính lý thuyết nên ông Trọng là “người hầu như không có kinh nghiệm về mặt thực tiễn”.

Chiến dịch đốt lò ‘thất bại’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Bàn về một trong những di sản nổi bật nhất của ông Nguyễn Phú Trọng – chiến dịch chống tham nhũng hay còn gọi là “Đốt lò” – TS Nguyễn Quang A cho rằng nó đã “thất bại hoàn toàn”.

Ông phân tích:

“Quan trọng nhất là ông ấy không nhận ra bản thân ông ấy và hệ thống của ông ấy sinh ra tham nhũng. Như thế thì ông có đốt đến bao giờ cũng không hết củi.”

“Không giải quyết triệt để những vấn đề nội tại trong hệ thống thì không giải quyết được tham nhũng. Các vấn đề đó bao gồm thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí, xã hội dân sự, thiếu một nhà nước pháp quyền với một hệ thống tư pháp độc lập, không có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực.

“Điều cơ bản là không ai có quyền ngồi xổm lên pháp luật.”

“Điều lệ Đảng quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm tới ba nhiệm kỳ… chứng tỏ là ông ấy không tôn trọng chính điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Quang A cho rằng thực chất cách chống tham nhũng như vậy còn “có hại”.

“Nó cản trở bao nhiêu GDP của Việt Nam, cản trở bao nhiêu sáng kiến của từng địa phương, từng cá nhân.

“Vì mọi hoạt động của Việt Nam luôn cần thử nghiệm, được thì nhân rộng, sai thì chỉnh. Nhưng ai cũng sợ vào lò, không ai dám nói, không ai nêu sáng kiến. Thiệt hại này có thể đo lường bằng con số được.”

“Suốt từ mấy năm nay, bản thân ông Phạm Minh Chính và các lãnh đạo khác đều kêu là phải chống lại nạn trì trệ, không dám chịu trách nhiệm, không dám làm. Vì sao lại có nạn này? Vì họ sợ thành củi.”

Dù vậy, TS Nguyễn Quang A nói rằng theo quan điểm của chính ông Nguyễn Phú Trọng và của một bộ phận người dân Việt Nam thì chiến dịch đốt lò này đã thành công.

Theo TS Quang A, lý do là nhờ kỹ thuật tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giáo sư Zachary Abuza thì nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng: “Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã tàn phá và làm suy giảm tính chính danh của Đảng Cộng sản theo cách không thể ngờ đến, bởi vì đã phô bày nạn tham nhũng tràn lan ngay tại thượng tầng chính trị.”

Ông nói rằng chiến dịch này đã không chấm dứt tham nhũng vốn đã trở thành một nạn dịch tại Việt Nam.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam giấu tên cũng nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/7 rằng theo ông, chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng là thất bại do chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết phần gốc và đã để lại một nền chính trị bất ổn định và một nền kinh tế trì trệ.

“Nếu những năm 1990, các vụ tham nhũng lớn nhất cũng chỉ tới vài trăm triệu đồng thì tới nay đã lên hàng ngàn tỷ đồng. Tham nhũng không hết, không bao giờ hết mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang mất đi các nhà đầu tư lớn. Trong nước xảy ra tình trạng không ai dám quyết, như vậy thì làm sao xã hội phát triển được.

“Mặc dù ông Trọng cũng để lại một số dấu ấn cá nhân như là người đầu tiên đưa được các quan chức hàng đầu Bộ Chính trị ‘vào lò’, hay việc ông đã đón Tổng thống Joe Biden và chứng kiến hai nước Việt-Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất, nhưng nhìn chung, di sản chống tham nhũng của ông là một đất nước đi xuống.”

Nhà nghiên cứu David Hutt từ Viện Nghiên cứu Trung Âu về châu Á (CEIAS) nhận định với BBC: “Trong nỗ lực cứu Đảng Cộng sản, ông Trọng đã để lại một di sản của việc phớt lờ tất cả các quy tắc và chuẩn mực vốn nhằm kiểm soát quyền lực và giới hạn nhiệm kỳ, tuổi nghỉ hưu, sự phân chia tứ trụ.

“Ông cũng đã giám sát việc tái tập trung quyền lực vào cơ quan trung ương đảng; làm suy yếu sự độc lập của bộ máy hành chính; thanh trừng các nhà kỹ trị và sự trỗi dậy của các lãnh đạo ngành công an.

“Tất cả nhân danh một chiến dịch chống tham nhũng nhằm cố gắng thay đổi bản chất con người thay vì thay đổi hệ thống chính trị đầy tham nhũng.

Ông để lại một Đảng Cộng sản ít hướng đến sự đồng thuận, ít cân bằng giữa các phe phái và mạng lưới quyền lực vùng miền, và ít có khả năng tự kiểm soát quyền lực của mình hơn – và dễ có nguy cơ bị một phe mạnh chiếm đoạt quyền lực hơn.”

Tin tức, sự kiện liên quan đến biem hoa - Tuổi Trẻ Online

‘Bài học cho các lãnh đạo mới’

“Sự ra đi của một lãnh đạo luôn là một dấu mốc trong lịch sử của một đất nước. Xấu đi hay tốt lên chưa biết, nhưng hi vọng những người mới lên sẽ học được bài học thất bại của ông Trọng để không lặp lại,” TS Nguyễn Quang A nhận định.

Về bức tranh một Việt Nam trong một kỷ nguyên mới với một lãnh đạo mới, ông Quang A nói với BBC rằng ông không võ đoán, nhưng dựa vào kinh nghiệm quốc tế thì ông thấy rằng “không có lý do gì để hi vọng nhưng cũng không có lý do gì để bi quan.”

Ông phân tích:

“Dựa trên những việc ông Tô Lâm đã làm ở Bộ Công an phóng chiếu ra, nếu ông ấy vẫn tiếp tục các hoạt động đàn áp khốc liệt, thì với cương vị chủ tịch nước, ông ấy sẽ tạo điều kiện cho những người thân cận ông ấy lên thì có thể suy ra tình hình không sáng sủa gì, rất ảm đạm.

“Nhưng tôi hi vọng với cương vị mới, và học kinh nghiệm của thế giới và của bản thân ông Trọng, chưa biết chừng sẽ có sự thay đổi.

“Vì những trường hợp như thế từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa.

“Chẳng hạn, vào những năm cuối của chế độ XHCN ở Ba Lan, Đại tướng Wojciech Jaruzelski, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan từng là người đàn áp phong trào công đoàn đoàn kết rất mạnh mẽ nhưng ông ấy cũng chính là người tích cực tham gia vào việc chuyển đổi dân chủ của Ba Lan.

“Cũng vậy, ông Tô Lâm, khi đã củng cố được quyền lực, dưới sức ép của quốc tế và người dân, và suy nghĩ riêng của chính ông, hoặc những quân sư của ông ấy có thể khuyên ông ấy, thì rất có thể lại có một sự tiến bộ nào đó trong dân chủ hoá, như nới lỏng đàn áp, cho tự do báo chí, trả tự do cho tù nhân lương tâm, một cách từ từ, có lộ trình.

“Vấn đề là quản trị tốt, phải có sự minh bạch, thượng tôn pháp luật, kiểm soát và cân bằng quyền lực, và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập.

Lý do để không bi quan, theo ông Quang A, là do ông tin rằng người dân Việt Nam “biết quyền của mình”. Đó là các quyền hiến định mà “họ chỉ cần thực hiện một cách xây dựng chứ không cần ai ban cho”.

“Việt Nam đã ký tham gia công ước của Liên Hiệp Quốc về Các quyền dân sự và chính trị từ 1982.

“Hiến pháp Việt Nam cũng nêu rõ việc tôn trọng quyền con người. Nếu chúng ta cứ chủ động lên tiếng thực hiện – không cần ai ban cho – quyền của mình một cách xây xựng – chúng ta sẽ tạo ra một rào cản, buộc lãnh đạo phải đi theo một hướng mà chính lãnh đạo đã tuyên bố, đó là phục vụ nhân dân,” Tiến sĩ Quang A nói.


Bệnh Nghẹt Thở ở tuổi cao niên

Một công dân cao tuổi 62 tuổi đã được đưa vào bệnh viện do bị nghẹt thở sau khi uống một ly nước vào lúc 11:00 tối. Ông đã được đưa đi cấp cứu nhưng không may đã qua đời. Cái chết đột ngột của ông cảnh báo những người cao tuổi rằng bất kể họ làm gì, họ phải chú ý đến hai điều: Một là Ngăn Ngừa Ngã, Và hai là Ngăn Ngừa Nghẹt Thở.

Thức ăn hoặc nước uống thông thường di chuyển từ miệng, qua cổ họng, xuống thực quản và tới dạ dày. Quá trình này có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện hành động nuốt thức ăn, chúng ta phải sử dụng khoảng 30 cơ và dây thần kinh.

Trên đường đi của thức ăn, có một nắp đậy hình chiếc lá ở đáy lưỡi được tạo thành bởi tập hợp các mô gọi là nắp thanh quản. Nó ngăn không cho thức ăn đi vào trong khí quản khi chúng ta đang nuốt. Cùng lúc đó, các dây thanh âm khép chặt bịt kín đường thở, xương móng và thanh quản bị kéo hướng lên trên và tiến về phía trước khiến thực quản mở ra. Chúng ta sẽ tạm thời ngưng thở trong quá trình nuốt.

Nhưng thỉnh thoảng toàn bộ hệ thống này không hoạt động như mong muốn, với nắp thanh quản và dây thanh quản không đóng đúng cách. Một lượng nhỏ thức ăn hoặc chất lỏng mà chúng ta nuốt sẽ đi sai đường, bị hít vào trong khí quản hoặc phổi. Phản xạ của cơ thể là ho, đôi khi là ho rất dữ dội, nhằm đẩy các vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp.

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thức ăn hoặc nước uống tiến vào trong phổi, gây ra chứng viêm phổi. Các loại thức ăn hoặc đồ uống có tính axit như nước cam làm tổn thương phổi nhiều nhất.

Đôi lúc, chúng ta không có phản xạ ho hoặc nôn khan ngay lập tức khi thức ăn hoặc chất lỏng đang tiến vào khí quản hoặc phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Điều này thường xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc chứng khó nuốt (dysphagia). Chứng khó nuốt thường xuất hiện do cơ bắp của chúng ta trở nên yếu đi vì bệnh tật, chấn thương hoặc lão hóa.

Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ...

Sau tuổi 60 và xa hơn nữa, một người phải bắt đầu tự huấn luyện: Khi uống nước – Dừng mọi thứ lại và tập trung uống nước cẩn thận và chậm rãi. Người cao tuổi dễ bị nghẹt thở vì các cơ cổ họng và cơ nuốt đã bị thoái hóa và thiếu sức mạnh cơ bắp. Thông tin sau đây được truyền đạt bởi một bác sĩ vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực y tế. Đáng để tham khảo, đặc biệt nếu bạn hoặc người thân hoặc bạn bè đã trở nên cao tuổi. Viêm phổi do nghẹt thở khi uống nước, sữa, súp, v.v., là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Nếu có người cao tuổi ở nhà:

Xin Lưu Ý:

1. Sử dụng ống hút, nếu có thể, khi uống nước và giữ đầu cúi xuống khi nuốt.

2. Xin uống súp đặc thay vì súp trong. Súp trong chảy nhanh và dễ bị nghẹt thở khi hô hấp không thông suốt.

3. Xin đừng uống chất lỏng khi vẫn còn thức ăn rắn trong miệng, hoặc khi đang nhai. Nếu nước lưu lại trong miệng quá lâu, nó sẽ chảy vào khí quản và gây nghẹt thở nếu bạn không cẩn thận.

4. Đừng nói chuyện hoặc quay đầu khi có thức ăn hoặc nước trong miệng.

From: Anh Dang & Kim Bang Nguyen 


 

ĐẤT TRŨNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Có hạt được một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi!”.

“Chúa ở khắp mọi nơi; tuy nhiên, Ngài không muốn bạn tìm Ngài ở mọi nơi mà ‘chỉ trong Lời’. Tiếp cận Lời, bạn sẽ ‘gặp Ngài ở khắp mọi nơi!’. Hãy tìm Ngài trong Lời; nhưng trước hết, tâm hồn bạn phải là mảnh đất giàu, mà đất giàu, thường là đất trũng!” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

“Tâm hồn bạn phải là mảnh đất giàu, mà đất giàu, thường là ‘đất trũng!’”. Lưu ý trên được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Như ‘đất trũng’, nơi đầy ắp phù sa, có nhiều cơ may cho hạt giống phát triển; cũng thế, nơi một tâm hồn trũng, Lời Chúa có nhiều cơ hội sinh hoa kết trái. Được như thế, khi mùa về, sẽ có “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi!”.

Chúa Giêsu đang nói đến mảnh đất tâm hồn; qua đó, chúng ta nghe, hiểu, chấp nhận và chọn làm theo thánh ý Ngài. Chỉ khi chăm chú vào Lời, chúng ta mới có thể nắm bắt được ý muốn của Chúa, “Đấng ở khắp mọi nơi”. Nhưng thật không dễ để tâm hồn là một mảnh đất giàu; bởi lẽ, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực vun xới, tưới tiêu. Vậy phải làm thế nào?

Một trong những quan trọng bậc nhất để có một mảnh đất giàu cho tâm hồn là chúng ta phải khiêm tốn. Khiêm tốn, trước hết, là nhìn thấy sự thật chúng ta là ai, một tội nhân! Tiếp đến, thấy được sự cấp thiết của ân sủng! Tâm hồn khiêm tốn thừa nhận sẽ bất lực nếu không có ân sủng. Thế mà như phù sa chỉ đọng lại vùng trũng; ân sủng Chúa cũng chỉ lưu lại nơi những tâm hồn trũng vốn sẽ lệ thuộc tuyệt đối vào Chúa. Chỉ khi đó, ân sủng mới có khả năng thấm vào cuộc sống chúng ta; từ đó, chảy tràn cho người khác.

Bài đọc Cựu Ước cho thấy tiến trình của dòng chảy ân sủng nơi Giêrêmia, một đại ngôn sứ. Chúa phán, “Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi; Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân”. Và tôi thưa, “Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!”. Tâm hồn Giêrêmia quả là vùng ‘đất trũng!’. Từ con người đó, Thiên Chúa sẽ nói, sẽ làm những việc cả thể. Và Giêrêmia đã mềm mỏng thưa lên, “Lạy Chúa, miệng con sẽ tường thuật ơn cứu độ Ngài ban!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Có hạt được một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi!”. Đức Phanxicô nói, “Lời đã hiện diện trong tâm hồn chúng ta rồi, nhưng việc làm cho nó sinh hoa kết trái còn tuỳ thuộc vào chúng ta; nó tuỳ thuộc vào sự ôm ấp mà chúng ta dành cho hạt giống này. Thường thì người ta bị phân tâm bởi quá nhiều nhu cầu, quá nhiều cám dỗ và thật khó để phân biệt giữa nhiều tiếng nói và Lời của Chúa, Đấng duy nhất giải phóng chúng ta. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tập thói quen lắng nghe Lời Chúa, đọc Lời Chúa. Và tôi xin trở lại một lần nữa với lời khuyên đó: “Hãy luôn mang theo một bản Phúc Âm tiện dụng bên mình, một ấn bản bỏ túi, trong túi, trong ví… và sau đó, hãy đọc một đoạn ngắn mỗi ngày, để quen dần với nó!”. Hãy đọc, hiểu rõ hạt giống Chúa ban cho bạn và suy nghĩ xem bạn sẽ nhận được nó từ loại đất nào, đất giàu, ‘đất trũng’ hay bụi mâm xôi?”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để ân sủng Chúa trôi đi và hạt Lời nơi con chỉ làm mồi cho lũ sẻ. Ngay hôm nay, con sẽ chọn cho mình một cuốn Phúc Âm bỏ túi, giúp con yêu mến, đọc và thẩm thấu Lời mỗi ngày!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

***************

Thứ Tư Tuần XVI, Mùa Thường Niên, Năm Chẵn

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. 8 Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. 9 Ai có tai thì nghe.” 


 

HƠN 60 XE MÁY CHÌM NGHỈM TRONG HẦM CHUNG CƯ MINI Ở HÀ NỘI.

Thao Teresa

Sáng 24/7, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, sau trận mưa dai dẳng chiều tối 23/7, tại một số khu vực trên địa bàn như đường 25m, phố Triều Khúc… xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.

Sáng nay, nước bắt đầu rút, chỉ còn một số điểm ứ đọng. Lực lượng chức năng đang tiến hành khai thông cống rãnh giúp nước thoát nhanh hơn.

Phản ánh tới báo Dân trí sáng nay, chị Phan Thị Sinh (ở chung cư mini lô 28 Khu đấu giá Yên Xá, xã Tân Triều) cho biết, sau trận mưa kéo dài, khoảng 6h sáng 24/7, toàn bộ tầng hầm để xe của chung cư mini cao 8 tầng với 1 tầng hầm bị ngập sâu.

“Có khoảng 60-70 chiếc xe máy của sinh viên, người dân thuê trọ tại đây chìm nghỉm trong nước. Nước ngập nửa tầng hầm để xe. Thang máy không hoạt động, chúng tôi đã gọi chủ nhà nhưng không thể liên lạc”, chị Sinh nói.

Theo chị Sinh, nước ngập sâu khiến tài sản của người dân bị thiệt hại nặng nề.

Trong sáng nay, nhiều người đã phải bơi trong hầm để xe để tìm phương tiện đưa ra ngoài mang đi sửa.

Chị Sinh cho biết, tới 8h30 sáng nay, người dân đã tự đưa được 15 chiếc xe máy ra khỏi hầm chung cư, tuy nhiên dưới hầm vẫn còn khoảng 50 chiếc xe máy khác.

Hiện người dân không dám xuống lấy tiếp vì lo có điện rò rỉ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nguồn : Dân Trí.

Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

Vũ Quốc Ngữ is with Phạm Thanh Nghiên.

RFA, ngày 23/7/2024

Từ việc phạt hành chính những người dân bàn luận về cái chết của Tổng bí thư đến việc gia tăng yêu cầu Facebook hạn chế những bài viết trái chiều, Chính phủ Việt Nam tăng cường đàn áp những tiếng nói phản biện trước khi cử hành quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Bộ 4T yêu cầu Facebook chặn hiển thị bài viết ở Việt Nam

Ngay ngày 19/7, chỉ ít lâu sau khi truyền thông nhà nước Việt Nam công bố người đứng đầu đảng cầm quyền trong 13 năm qua đã qua đời, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên viết bài mang tựa đề “Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại được đặc cách chờ lịch sử phán xét?”.

Trong bài viết trên Facebook cá nhân, người cùng gia đình đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, khẳng định “Không cần chờ đến lịch sử, nhân dân Việt Nam được quyền phán xét ông ngay lập tức.”

Trước đó một ngày, bà cũng viết một bài nhận định về việc ông Tô Lâm phải kiêm nhiệm hai chức sau khi ông Trọng qua đời, trong đó có nhắc lại việc ông này ăn món thịt bò dát vàng tại một nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn năm 2021 khi còn làm Bộ trưởng công an.

Ngày 22/7, bà nhận được thông báo bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh từ Facebook về hai bài viết trên với nội dung “Bài viết của bạn không hiển thị tại Việt Nam” vì “Chúng tôi nhận được yêu cầu từ Vietnam Ministry of Information and Communications (Bộ Thông tin và Truyền thông- Bộ 4T- PV) đề nghị hạn chế khả năng tiếp cận bài viết của bạn.”

Đưa ra lời giải thích về quyết định trên với tài khoản của bà Phạm Thanh Nghiên, công ty con của Meta nói đã “đánh giá yêu cầu pháp lý trước khi hành động theo yêu cầu pháp lý hoặc yêu cầu của chính phủ” và đã “tính đến các tác động về nhân quyền.”

Facebook khuyến nghị bà Nghiên liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nếu có bất kỳ câu hỏi nào.

Bà Phạm Thanh Nghiên cho biết, mạng xã hội Facebook đã chặn tương tác, xoá bài hay đóng tài khoản của bà nhiều lần trong những năm gần đây, thi thoảng có thông báo, nhưng chưa bao giờ thông báo cụ thể và đầy đủ như lần này, đặc biệt là về sự can thiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Người từng bị án bốn năm tù giam sau khi tọa kháng ở nhà với biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” cáo buộc công ty của Mỹ từng là diễn đàn để nhiều người ở Việt Nam có thể cất lên tiếng nói trái chiều nhưng nay đã hy sinh nhân quyền để kiếm lợi. Bà Nghiên nói với RFA trong ngày 23/7:

“Facebook đã quy hàng tức là chạy theo lợi nhuận và từ bỏ cái cam kết là bảo đảm quyền tự do ngôn luận khi mà kinh doanh ở Việt Nam và họ đã có thể nói rằng là hợp tác thậm chí là thỏa hiệp với lại Đảng Cộng sản Việt Nam để mà kiểm duyệt những trang Facebook của những người bất đồng chính kiến hoặc là kiểm duyệt nội dung những bài có nội dung mà Chính phủ Việt Nam không thích.”

Sự việc xảy ra tương tự với nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức. Chủ bút của trang Thoibao.de có nhiều bài viết về chính trường Việt Nam, cho biết ngay trong ngày 23/7 mạng xã hội Facebook thông báo không cho hiển thị bốn bài viết của ông về TBT Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.

Ông nói với RFA trong tin nhắn vào sáng 23/7:

“Sáng nay thấy Facebook báo có 4 bài không được hiển thị tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc thông báo này là mới vì cả năm nay Facebook chỉ lẳng lặng khóa bài ở Việt Nam mà không thông báo gì.”

Trong báo cáo minh bạch của mạng xã hội có hơn 60 triệu người dùng ở Việt Nam (số liệu năm 2023), Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12/2023, công ty có trụ sở chính tại California đã hạn chế quyền truy cập vào hơn 2.300 bài viết, bình luận, nhóm và fanpage ở Việt Nam do báo cáo từ Cục Phát thanh và Thông tin điện tử (ABEI) của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) và Bộ Công an (MPS).

Lý do là những bài viết này bị cáo buộc vi phạm luật pháp địa phương về cung cấp thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo quy định tại Điều 5.1(d) Nghị định số 72/2013/ND-CP. Các mục còn lại bị hạn chế do bị cáo buộc vi phạm luật pháp địa phương khác.

Phóng viên gửi email tới Bộ Thông tin và Truyền thông để đề nghị xác nhận yêu cầu Facebook không cho bài viết của Phạm Thanh Nghiên hiển thị ở Việt Nam nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Chúng tôi cũng gửi email đề nghị công ty Facebook xác nhận đã thực hiện yêu cầu này của phía Việt Nam, tuy nhiên chưa lập tức nhận được phản hồi.

Nhiều Facebooker bị phạt tiền, có người bị công an đánh

Sau khi ông Trọng qua đời, nhiều người dùng ở Việt Nam bày tỏ niềm tiếc thương ông trên mạng xã hội Facebook, bên cạnh đó cũng không ít tiếng nói chỉ trích những việc ông đã làm và chưa làm được trong thời gian ông tại thế.

Song song với đàn áp trực tuyến xuyên biên giới, nhà chức trách Việt Nam trừng phạt những người ở trong nước dám có tiếng nói trái ngược với chế độ.

Truyền thông nhà nước dẫn nguồn từ công an thành phố Hồ Chí Minh đưa tin sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, trong những ngày qua phát hiện một số đối tượng trong và ngoài nước sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải những thông tin bị cho “thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc; công kích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”

Báo chí nhà nước cũng đưa tin trong hai ngày 20/7 và 21/7, Phòng Phòng An ninh mạng & Phòng/Chống Tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an TP HCM đã áp dụng mức phạt hành chính 7,5 triệu đối với ba người vì đăng tải nhiều bài viết có nội dung nêu trên, và buộc họ viết cam kết không tái phạm.

Về nỗ lực của chính phủ nhằm dập tắt các tiếng nói trái chiều liên quan đến cái chết và di sản của ông Trọng, một nhà hoạt động cho rằng Hà Nội không muốn kịch bản của họ dựng lên bị thất bại ngay từ bắt đầu.

Ông nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:

“Hà Nội đang dựng kịch bản về ông Trọng như một ‘bác hồ mới’ nhằm hâm nóng lại giá trị đã cũ nát của Đảng Cộng sản.

Không có cái mất mát nào của cá nhân hay của chung dân tộc Việt Nam mà không bị cộng sản thao túng thành lợi thế để cai trị. Chính vì vậy, những nỗ lực làm rõ hay vạch mặt ông Trọng và Đảng Cộng sản lúc này trở thành một trọng tội và bị đàn áp dữ dội.”

Một nhà hoạt động khác ở TPHCM không nêu danh tính vì lý do an toàn cho hay, ông vừa bị công an triệu tập lên đồn để làm việc về bài viết trên trang cá nhân bày tỏ sự bất bình về chuyện nhà nước ra lệnh phải “than khóc” đối với ông Trọng ở khắp nơi.

Ông cáo buộc trong quá trình làm việc, một số viên an ninh đã đánh và ép ông phải thừa nhận trang Facebook cùng bài viết của mình nhưng ông phủ nhận và từ chối ký tên. Trước khi cho người này về, công an nói sẽ triệu tập làm việc tiếp.


 

Cư dân gốc Việt Little Saigon: Biden rút lui, nhường đường cho Harris ‘là đúng lúc’

Ba’o Nguoi-Viet

July 22, 2024

Đằng-Giao/Người Việt

LITTLE SAIGON, California (NV) – Cộng đồng người Việt ở Little Saigon đặc biệt quan tâm trước tin Tổng Thống Joe Biden rút lui khỏi cuộc tranh cử vào ngày 5 Tháng Mười Một tới đây và đề cử phó Tổng Thống Kamala Harris tiếp tục đại diện đảng Dân Chủ trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, đối đầu với cựu Tổng Thống Donald Trump, đại diện đảng Cộng Hòa.

Tổng Thống Joe Biden và Phó Tổng Thống Kamala, hình chụp hôm 29 Tháng Năm, 2024, tại Philadelphia, Pennsylvania. Ông Biden đã nhường bước để bà Harris tiếp tục cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc và Tháng Mười Một tới đây. (Hình: Andrew Harnik/Getty Images)

Cư dân gốc Việt, thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đa số cùng đồng ý rằng sự rút lui của Tổng Thống Biden, ở tuổi 81 lại đang bị COVID-19, là quá đúng dịp, đúng lúc.

Quyết định rút lui của ông Biden được chính thức loan báo trưa Chủ Nhật, 21 Tháng Bảy, 2024 lúc 1 giờ 46 phút giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Kỹ sư Tạ Trung, một người tham gia hoạt động chính trị nhiều năm tại cộng đồng, nói: “Tôi cho rằng đây là một quyết định có suy nghĩ trước sau và chín chắn của ông Biden. Ông đợi bên Cộng Hòa họp hội nghị xong xuôi, đợi ủy ban vận động tranh cử của đảng Cộng Hòa tưởng rằng họ đã ổn định chương trình tranh cử rồi mới tuyên bố rút lui. Tất cả những lời công kích về tuổi tác của ông Trump đối với ông Biden, nay trở thành ‘gậy ông đập lưng ông.’”

Ông Tạ Trung nhấn mạnh rằng quyết định rút lui của Tổng Thống Biden là sáng suốt.

“Đây là sự can đảm của ông Biden. Ông không tham quyền cố vị, dám lên tiếng rút lui để tạo lợi thế cho đảng Dân Chủ cũng như cho cả nước. Không có ‘guts’ thì không ai làm vậy đâu,” ông Trung nhận xét.

Ông cũng cho rằng sự rút lui của ông Biden là điều rất tốt cho ứng cử viên Kamala Harris.
Nếu trước đây, tuổi tác là một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh cử này thì bây giờ, ông già Trump trở thành lụm khụm trước đối thủ Kamala Harris mới 59 tuổi.

“Và nếu giữ cách nói chuyện hung hăng hùng hổ xưa nay của ông Trump thì nhìn vào sẽ như ông bắt nạt phụ nữ,” ông Trung tiếp. “Tôi nghĩ ông Trump và ban vận động tranh cử của ông đang lúng túng trước thế cờ này.”

Ông Tony Bùi, ở Westminster, một người từng hăng hái ủng hộ ông Trump, nói: “Tôi nghĩ đây là dịp rất tốt để cho những khuôn mặt mới, trẻ trung hơn, có thể ra ứng cử tổng thống Hoa Kỳ. Tôi từng ủng hộ ông Trump vì tôi ủng hộ chính sách MAGA [Make America Great Again] của ông. Tôi ủng hộ bất cứ ai muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn vì đây là quê hương của chúng ta và của con cháu chúng ta.”

Bà Trần Mỹ Tâm, ở Garden Grove, nói: “Ông Biden bỏ cuộc bây giờ là quá đúng rồi. Càng tranh cử thì càng thua to. Ngay từ hôm ‘debate’ lần đầu tôi biết ông thua liền. Ông tới tuổi lú lẫn rồi, nghỉ ngơi cho khỏe thân.”

Bà Đàm Kim Linh, cư dân Santa Ana, cười: “Xưa nay tôi vẫn bầu cho đảng Dân Chủ vì tôi mê cố Tống Thống [John F.] Kennedy. Chuyện [ông Biden bỏ cuộc] xảy ra bất ngờ nhưng cũng giúp tôi bớt suy nghĩ vì mấy hôm trước tôi đang phân vân không biết có nên bầu cho ông kỳ này hay không.”

Bà thêm: “Tôi theo Dân Chủ nhưng tôi bầu cho tư cách và chính sách của ứng cử viên chứ không bầu theo đảng.”

Trong khi đó cũng có người chia sẻ suy nghĩ của mình mang tính… dị đoan.

Bà Bùi Kim Uyên, ở San Diego, tỏ ý dè dặt: “Tôi lo cho bà Harris vì ông Trump này có tướng ‘khắc phụ nữ.’ Kỳ rồi, [trong cuộc tranh cử năm 2016], ông đã thắng bà Hillary Clinton giờ chót. Tôi sợ kỳ này cũng vậy nữa.”

Nhưng cũng có người suy nghĩ cẩn thận hơn.

Ông Nguyễn Bình Phương, ở San Jose, chia sẻ nhận định: “Tôi thấy ông Biden rút lui là phải. Lý do thứ nhất là ông không có tiếng nói dứt khoát để giải quyết cuộc chiến Israel-Palestine. Lý do thứ nhì là vấn đề di dân của Nam Mỹ. Ông có cố gắng nhưng bị đẩy vào thế bị động, chịu nhiều áp lực.”

Ông thêm: “Tôi thích cách làm việc của bà Harris là nói chuyện trực tiếp với các quốc gia sở tại, ngăn chặn làn sóng di dân trước khi sự việc xảy ra.”

“Tôi rất sợ nếu ông Trump đắc cử, ông có thể thực thi dự án 2025 của tổ chức Heritage Foundation thì nước Mỹ sẽ trở thành một chế độ độc tài,” ông Phương chia sẻ.

Khung cảnh thương xá Phước Lộc Thọ, nhìn từ đường Bolsa với quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ, trung tâm của khu Little Saigon, nơi có đông người Việt sinh sống nhất Hoa Kỳ và hải ngoại. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Bà Tân Nguyễn, ở Westminster, nói: “Từ trưa hôm qua đến giờ, tôi buồn khi hay tin ông Biden loan tin bỏ cuộc. Ông mà bỏ cuộc thì tôi sẽ không bầu cử Tháng Mười Một này. Ông là người có lòng với đất nước, tuổi cao như vậy mà vẫn còn phục vụ. Tôi buồn quá.”

Viễn ảnh bà Kamala Harris có thể trở thành vị nữ tổng thồng đầu tiên của Hoa Kỳ không làm nhiều người nao núng.

“Mỹ luôn là một quốc gia cấp tiến mà đi sau nhiều nước trong chuyện này,” ông Phương nói. “Các nước khác đã có nữ tổng thống, nữ bộ trưởng rồi mà Mỹ bây giờ có nữ tổng thống thì cũng đâu có gì là lạ.”

Có người nêu ra tinh thần kỳ thị giới tính của người Mỹ.

Ông Thiện Nguyễn, ở Garden Grove, nhận xét: “Phụ nữ vẫn chưa được thực sự tôn trọng trên chính trường Hoa Kỳ. Lịch sử đã cho thấy như vậy. Theo tôi, bà Harris ‘không có cửa’ kỳ này.”

Ông Tạ Trung chỉ ra sự oái oăm của cuộc tranh luận tranh cử tương lai giữa ông Trump và bà Harris.

“Cứ thử nghĩ đi, đây là cuộc gặp gỡ của một người bị buộc tội đại hình và một cựu bộ trưởng tư pháp California, hào hứng và lý thú lắm,” ông nói. “Nếu bà Harris ra tranh cử, rất nhiều phụ nữ của hai đảng thuộc mọi sắc dân sẽ ủng hộ bà.”

Ở mức độ cá nhân, sự vắng mặt của Tổng Thống Joe Biden trong cuộc tổng tuyển cử năm nay làm nhiều người không khỏi ngậm ngùi. [kn]

Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com


 

Bạn sẽ luôn bình thản đối diện với mọi chuyện.

Lời Chúa Mỗi Ngày

Đến một thời điểm nào đó trong đời, bạn sẽ luôn bình thản đối diện với mọi chuyện.

Dù là chuyện xấu hay tốt cũng không còn khiến cho bạn phải phản ứng quá gay gắt nữa.

Có lẽ do thời gian đã nhào nặn bạn từ một con người bồng bột, sống bằng cảm xúc trở thành một người biết suy nghĩ và sống lý trí hơn.

Ai đó đến thì luôn chào mừng, nhưng nếu có rời ta mà đi thì cũng không còn quá đau lòng mà gào khóc nữa.

Vì người đã muốn đi, có giữ cũng không được. Rồi bản thân tự sắp xếp lại mọi thói quen – thói quen không có người ta trong cuộc sống của mình nữa.

Công việc không được như ý muốn cũng chẳng chán nản mà trốn chạy nữa.

Cười nhẹ một cái, có gì đâu làm lại là được.

Đến thời điểm đó bạn sẽ nhận ra, tình yêu đôi lứa không còn là cả thế giới của bạn, bạn nhận ra giá trị của gia đình quan trọng như thế nào.

Bạn dành thời gian cho bản thân và gia đình nhiều hơn thay vì cứ chạy theo những mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Sau những năm tháng lặn lội bị đẩy cho ngã nhiều thì cuối cùng bạn cũng sẽ tự rèn cho mình được cái tính bình thản đó thôi.

Và rồi nước mắt không còn là cách mà bạn giải quyết mọi chuyện nữa.

Thay vào đó là nụ cười….

ST


 

U mê- Quốc Anh

Ba’o Tieng Dan

Quốc Anh

21-7-2024

Cái năm ấy là năm nảo, năm nào chẳng nhớ chỉ biết là cái hồi thực dân phong kiến nó cai trị. Huyện Lùng Tùng ở trên rừng trên rú có con hổ nó vào bản bắt trâu, bắt bò khiến dân tình hoang mang.

Quan Huyện Phà Sình treo giải thưởng ai giết được con hổ sẽ thưởng 10 quan tiền. Bọn đàn ông, trai tráng thấy phần thưởng có thể mua được cặp trâu nên háo hức tổ chức đi giết hổ.

Họ rình rập đêm hôm cuối cùng cũng giết được con hổ thay vào đó là một mạng người bị hổ quật chết.

Họ khênh con hổ đến huyện đường lĩnh thưởng, quan huyện sai bọn Sai Nha lấy tiền công quỹ trả thưởng đúng như đã hứa. Con hổ quan huyện giữ lại để nấu cao, vợ quan huyện đắc ý nghĩ thầm, ”nồi cao này đáng giá đến 50 quan không phải đùa”.

Một tháng sau, quan Tuần phủ đi kinh lý đến phủ quan huyện Lùng Tùng. Quan huyện Phà Sình đem cao hổ biếu quan Tuần phủ, và kể lại câu chuyện giết hổ trừ hậu họa cho dân.

Quan Tuần phủ nghe xong, hết lời khen quan huyện có tấm lòng phụ mẫu và hứa sẽ đề nghị nhà vua phong thưởng cho quan huyện.

Mấy tháng sau quan thái giám Bộ Lại tiếp chỉ về tận Lùng Tùng trao phần thưởng của vua ban cho quan huyện Phà Sình. Dân huyện Lùng Tùng nô nức đến dự, công lao của quan huyện Phà Sình vì thế được thổi lên như cồn.

Một năm sau quan huyện Phà Sình bỗng nhiên lâm bệnh, nhiều người đến thăm hỏi. Có người kể, năm ấy nhà có tang, nghèo đến nỗi không đủ tiền thuê thầy mo, thầy cúng. Nhà có mỗi con trâu đem bán không ai mua vì tất cả đều cảnh bần cùng khố rách.

Biết tin, quan huyện bảo bà vợ ba đến mua. Thăm quan huyện người ấy khóc như mưa, dập đầu tạ ơn quan huyện, nói không có quan huyện mua trâu thì không biết chôn bố ở đâu…

Tiếng lành đồn xa, đi đến đâu người dân cũng ca ngợi quan huyện có phúc đức.

Khi quan sắp lâm chung, bọn sai nha ngồi họp với nhau bàn hậu sự, tổ chức đưa quan về nơi an nghỉ cuối cùng. Bọn họ bảo phải làm nghi lễ hoành tráng, mồ to mả đẹp cho quan, mọi việc được sắp xếp chu đáo đâu vào đấy.

Còn quan huyện Phà Sình, trước khi hấp hối gọi vợ con vào, căn dặn:

– Đừng làm mồ to mả đẹp kẻo sau bọn dân đen nó đập phá. Nhìn cái cơ ngơi này đi, đấy là máu, mồ hôi nước mắt của bọn họ đấy. Ngày trước hổ về bắt trâu, dân làm gì có trâu, nó bắt trâu nhà mình. Giết được con hổ mất một mạng người, hổ mình lại nấu cao, công lao danh vọng mình hưởng. Người ta nghèo không có tiền ma chay cho bố, mình đến mua trâu người ta mình càng giàu. Nghĩ lại toàn làm việc lưu manh, thất đức, gian trá… trước sau họ cũng đào mổ đào mả của tôi đi…

Vợ con quan huyện nghe xong khóc ầm ĩ, khi nước mắt họ chưa khô, quan thở hắt ra và về cõi tiên Phật.


 

 THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ

1.Thân thế của Giacôbê:

Giacôbê là con của ông Dêbêđê và bà Salômê, anh của thánh Gioan Tông Đồ; sống nghề chài lưới ở biển Giênêgiaréth, bạn chài với Phêrô và Andrê.  Tin Mừng thường nhắc đến hai anh em Giacôbê và Gioan Tông Đồ nhiều lần.

Họ thuộc nhóm những môn đệ tâm giao của Chúa Giêsu (cùng với Phêrô và Gioan).  Các ngài được chứng kiến: Việc Chúa cho con gái ông Giairô sống lại, sự hiển dung của Chúa ở đồi Thabor, lúc Chúa cầu nguyện ở vườn Cây Dầu.

Giacôbê là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã lấy máu đào của mình làm chứng cho Chúa Giêsu: vua Hêrôđê Antipa đã ra lệnh chặt đầu ngài vào năm 44 (Cv 12,2; Mt 20,22-23).  Như thế ứng nghiệm lời Chúa tiên báo cho ông: “ông đã thông chia chén của Chúa.”

  1. Tính tình của Giacôbê: Giacôbê được gọi là vị Tông Đồ cao vọng (Mt 20,20).

Giacôbê được Chúa gọi là “con của thiên lôi,” điều này cho thấy rằng ông là con người nóng nảy và cuồng nhiệt đến thế nào.  Quả vậy, phản ứng của ông đối với các dân thành Samaria đã giải thích điều đó.  Khi Chúa qua con đường Samaria để về Giêrusalem, dọc đường những người Samaria đã từ chối không đón tiếp Chúa, Giacôbê đã đế nghị với Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống mà tiêu diệt chúng không?” (Lc 9,54).

Cao vọng của Giacôbê còn được thể hiện qua sự việc bà Salômê, là mẹ của ông, đã thỉnh cầu Chúa Giêsu cho Giacôbê và Gioan rằng: “Xin Ngài truyền lệnh cho các con tôi được ngồi một đứa bên tả, một đứa bên hữu Ngài trong Nước của Ngài” (Mt 20,21).

Cao vọng của người mẹ truyền sang cho người con đến độ người mẹ không xin thì con cũng tự xin.  Bằng chứng là Marcô kể lại câu chuyện thỉnh nguyện này mà không nhắc đến người mẹ, nhưng chỉ kể Giacôbê và Gioan tự miệng nói ra câu ấy (Mc 10,37).

Tuy Giacôbê có cao vọng như vậy, nhưng Chúa vẫn chọn ông và tín nhiệm ông, và Người đã hoán cải ông.  Chúa hoán cải các môn đệ: Bằng đời sống gương mẫu của ngài: Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ và Người bảo các Tông Đồ hãy rửa chân cho nhau, vì “Ai muốn làm lớn trong anh em, thì hãy hầu hạ anh em” (Mt 20,27).  Bằng cái chết của Người: con Người đến để thí mạng sống mình hầu làm giá chuộc thay cho nhiều người (Mt 20,28).  Các Tông Đồ đã lần lượt chịu tử đạo để theo gương Chúa.

  1. Nhận thức và áp dụng:

Thánh Giacôbê thuộc giới thợ thuyền làm nghề chài lưới vất vả; đàng khác lại có tham vọng đi ngược với vai trò và tinh thần của người tông đồ, nhưng Chúa Giêsu vẫn gọi và chọn ông đi theo Chúa và làm Tông Đồ cho Chúa.  Điều này chứng tỏ ơn thánh của Chúa Kitô quả có sức làm biến đổi tâm hồn và cuộc sống của Giacôbê đến độ ông đã hiến mình trọn vẹn cho Chúa.

Noi gương thánh Giacôbê: người tông đồ không nên tự ty mặc cảm về những hèn kém của mình, nhưng tin tưởng vào tình thương và sức mạnh của ơn Chúa để hiến thân trọn vẹn cho Chúa.

Đi theo Chúa, Giacôbê vẫn còn có những tham vọng phàm trần, song nhờ sự giáo huấn của Chúa và nhất là gương sống của Chúa đã khiến ông từ bỏ mọi sự và từ bỏ chính bản thân mình để hiến mình cho Chúa cách trọn vẹn.

Người tông đồ cần lắng nghe lời Chúa để đón nhận những giáo huấn của Chúa; đồng thời phải biết chiêm ngắm gương sống của Chúa để noi gương bắt chước sống trọn vẹn cho Chúa.

Giacôbê được Chúa dành riêng trong nhóm những người thận cận của Chúa để được chứng kiến những sự việc cần thiết cho sứ mạng làm chứng nhân trong vai trò người Tông Đồ.

Những ai được mời gọi sống đời thánh hiến, cũng được tuyển chọn riêng trong thời gian tu luyện để tìm gặp Chúa, đến với Chúa, ở lại với Chúa và để được biến đổi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, hầu có thể chu toàn sứ vụ tông đồ của mình.

Phụng vụ chư Thánh

From: Langthangchieutim

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

Ba’o Tieng Dan

RFA

Trần Hiếu Chân

22-7-2024

Chủ tịch Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Nguồn: Minh HOANG / POOL / AFP

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng tạ thế ngày nào, Le Monde cũng đưa ra hai thời điểm khác nhau (1). Trưa 18/7/2024, truyền thông Nhà nước Việt Nam phá lệ, lần đầu tiên, đồng loạt đăng thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe TBT. Chủ tịch nước Tô Lâm được Bộ chính trị (BCT) phân công chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định. Chiều 18/7, ĐCSVN quyết định trao tặng (không phải là truy tặng) Huân chương Sao Vàng (2). Liệu TBT có biết về sự phân công này của BCT? Giờ đây, chẳng ai có thể trả lời câu hỏi ấy! Blogger Gió Bấc bình luận chuẩn xác khi nhận xét rằng, việc “bổ nhiệm Nhiếp chính lúc Nhà Vua chưa băng hà” là ngoại lệ chưa từng có trong các triều đại cộng sản, từ Lenin, Stalin ở Nga, Mao ở Trung Quốc hay Lê Duẩn ở Việt Nam. Các “lãnh tụ anh minh yêu đảng, yêu nước vĩ đại” luôn phấn đấu hy sinh phụng sự đến hơi thở cuối cùng. Chính vì vậy, khi lãnh tụ trút hơi tàn thì đám cận thần phải sống mái giành giật vị trí quan trọng trong ban lễ tang, vị trí đứng cạnh quan tài để bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, cũng đồng thời gián tiếp thể hiện vai trò kế vị. Thông thường là qua tắm máu. Trotsky đã đào tẩu vẫn bị truy sát. Beria phải dựa cột. Tứ nhân bang phải vào tù để tế cờ cho vương triều mới (3).

Công bố quyền lực “Nhiếp chính vương” kèm theo lời hiệu triệu “toàn đảng đoàn kết”, vừa là lời huấn thị, vừa là sự răn đe trước khi “phát tang”, hy vọng quyền lực đã và sẽ được chuyển giao êm thấm mà không phải tắm máu như các triều đại trước đây của các Đảng đàn anh. Bài báo “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” (4) do Tô Đại tướng trên cương vị Chủ tịch nước đứng tên, được hầu hết các báo “lề Đảng” đăng toàn văn ngày 19/7, là một biệt lệ chứa nhiều hàm ý. Trước hết, thời điểm công bố lần đầu tiên bài viết ấy là hoàn toàn đi ngược lại Điều 9 của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về vấn đề “quốc tang”. Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần (5).

Sỡ dĩ Tô Đại tướng bỏ qua nghiêm luật nói trên là vì “Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự tranh giành quyền bính giữa các đại thần đã lộ diện…” (Tam quốc chí). Sau những cuộc họp kéo dài trong hai ngày 18 và 19/7 của Bộ Chính trị và các Lãnh đạo chủ chốt để bàn về Lễ tang, Tô Đại tướng quyết định đăng bài viết ấy sớm để khẳng định, bản thân mình “dân Bắc lý luận”, mới đúng là “Truyền nhân của chính Tổng bí thư”. Nhưng ngay sau hôm 19/7, Tô Chủ tịch cũng phải kịp thời điều chỉnh thời điểm công bố bài viết. Tạp chí Cộng sản lấy ngày 20/7 (6). Trạng mạng Chính phủ đăng lùi tiếp đến 21/7 cho đúng với tinh thần của Nghị định số 105 (7). Bài viết hầu như không có một “bit” thông tin gì mới và đặc sắc, chỉ sao chép lại một cách đại cương nhất có thể, về một số luận điểm của cố TBT, lý thuyết gia Mác xít cuối cùng từng kiên định với chủ nghĩa và nay đã mang tất cả cái chủ nghĩa trống rỗng ấy xuống lòng đất (8). Nhưng việc “đại cương hóa” một học thuyết đã bị lịch sử vứt vào sọt rác, trớ trêu thay lại là “lá bùa hộ mệnh” mà Chủ tịch nước đang rất cần để làm phương tiện tiệm cận đến cái đích cuối cùng là chiếc ghế Tổng bí thư!

Thay vì lo chuẩn bị những bài viết “chạy tang”, các Trợ lý của Chủ tịch nước (Tô Đại tướng thì không thể có thời gian vào lúc “tang gia bối rối” này), nên ngẫm nghĩ nhiều lần bài viết “Vài lời với TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của ký giả Nguyễn Đức Kiên, phóng viên báo “Gia đình & Xã hội”, đã từng gây rúng động cả nước. Để đánh giá di sản của một người đã từng có nhiều năm nắm giữ vận mệnh của quốc gia – dân tộc, có lẽ cần nhìn vào một số vấn đề cơ bản như, người đó có cố bám giữ quyền lực hay không, người ấy có dám dũng cảm từ bỏ quyền lực để dân tộc này, đất nước này có cơ hội phát triển theo hướng dân chủ, văn minh như phải bỏ ngay Điều 4 Hiến pháp, quy định lại Quyền tư hữu về đất đai, phải tái cứu xét vụ ám sát cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm… (9)

Tiếng nói ấy đã gióng lên như một hồi chuông cảnh báo cách đây gần một “con giáp”, đúng vào thời gian cầm quyền của TBT Trọng. “Trung ngôn thì nghịch nhĩ”, ông Trọng sinh thời đã bỏ lỡ minh triết ấy của tiền nhân và không thấu cảm được bản lĩnh một nhà báo tự do, đã cố tình phớt lờ năm điểm trong tuyên bố của công dân Nguyễn Đức Kiên. Nay là lúc ông Tô Lâm nên nghe theo tiếng nói thiện lành để khôi phục lại “tính chính danh” cho cái quyền lực mà ông đang nhắm tới!

Trong bài viết “chạy tang” thượng dẫn, người đứng tên nhắc đi nhắc lại nhiều lần về “mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân” của Đảng cai trị, cũng như vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Nếu thật lòng Tô Đại tướng đau đáu những vấn đề như thế thì thật là hồng phúc cho Việt tộc. Giờ là lúc, với tư cách là người muốn tiếp quản quyền lực trên mọi phương diện, mong Tô Đại tướng nói đi đôi với làm. Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời sau gần ba chục năm ngồi trong Bộ Chính trị, đã được bầu làm Tổng bí thư ba lần, vượt qua giới hạn hai nhiệm kỳ, theo quy định của Điều lệ Đảng. Giống như Tập Cận Bình bên Trung Quốc, cố TBT Nguyễn Phú Trọng đã loại trừ được các đối thủ chính trị bằng “phong trào đốt lò” dưới vỏ bọc chống tham nhũng, để thành nhân vật lãnh đạo độc tôn và tối cao. Nhưng nếu Tô Đại tướng nghiêm túc nhìn lại di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng, hẳn ông phải nhận chân được, đó là một sự nghiệp còn hết sức dang dở! (10). Việc Tô Lâm không nhấn nhá đến công cuộc đốt lò của ông Trọng trong bài viết, hẳn không phải là sự vô tình hay lãng quên cố ý? 

Trong các cao trào “đả hổ diệt ruồi” ông Trọng sao chép từ Trung Quốc về, nói cho cùng, suốt thời gian làm Bộ trưởng Công an, ông Lâm cũng chỉ là phương tiện trong tay TBT. Và rồi chắc Tô Lâm đã giác ngộ ra một điều, tất cả những “tinh hoa” TBT Trọng ươm trồng thật ra chỉ là những khúc củi mục không hơn không kém. Như vậy, bản thân ông cũng đã có “công lớn” trong việc đưa “bầy sâu bự” ấy vào lò. Nay là lúc sẽ bước vào kỷ nguyên làm chủ cuộc chơi, ông cần những mục tiêu xa hơn là chỉ giành lấy quyền bính cho bản thân và phe cánh. Ông Tô Lâm hẳn thuộc lòng “tam tự kinh” thuở mới vào ngành, giành chính quyền đã khó… Giờ đây, từ bài viết “chạy tang”, giới tinh hoa trong nước cũng như bạn bè quốc tế kỳ vọng ông không lần theo “lối cũ ta về”. Đột phá của ông phải chăng là giảm nhiệt đốt lò, giới hạn nhà tù và còng số tám, chú mục văn hóa chính trị và thế cân bằng về đối ngoại nhiều hơn? Mong lắm thay!

__________

Tham khảo:

(1) https://www.lemonde.fr/en/obituaries/article/2024/07/20/nguyen-phu-trong-symbol-of-vietnamese-authoritarianism-dies-in-hanoi_6691391_15.html

(2) https://baochinhphu.vn/thong-bao-cua-bo-chinh-tri-ve-tinh-hinh-suc-khoe-cua-dong-chi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-102240718135301977.htm

(3) https://www.rfavietnam.com/node/8114

(4) https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-loi-lac-tron-doi-vi-nuoc-vi-dan-20240719203749665.htm (ngày 19/7)

(5) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-105-2012-ND-CP-to-chuc-le-tang-can-bo-cong-vien-chuc-153684.aspx

(6) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-loi-lac-tron-doi-vi-nuoc-vi-dan (ngày 20/7) (ngày 20/7)

(7) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-loi-lac-tron-doi-vi-nuoc-vi-dan-119240720082157821 (ngày 21/7)

(8) https://www.voatiengviet.com/a/ly-thuyet-gia-mac-xit-cuoi-cung/7706272.html

(9) https://baotiengdan.com/2024/07/21/vai-loi-voi-tbt-dang-cong-san-viet-nam-nguyen-phu-trong/

(10) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv2grzjr2kyo 


 

Vụ Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, tuyên một án tử hình, hai án chung thân

Ba’o Dat Viet

July 23, 2024

Chiều ngày 23/7, Hội đồng Xét xử vụ án xảy ra tại Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (ĐHBKĐN) đã tuyên các mức án nghiêm khắc đối với năm bị cáo, bao gồm một án tử hình, hai án chung thân, một án 20 năm tù và một án 4 năm tù.

Cụ thể, cựu Thủ quỹ Trường ĐHBKĐN, bà Lâm Thị Hồng Tâm, bị tuyên án tử hình. Cựu Trưởng Phòng Kế hoạch-Tài chính, ông Hoàng Quang Huy, và Kế toán trưởng, bà Phạm Thị Huỳnh Như, cùng bị tuyên án chung thân. Cựu Hiệu trưởng ĐHBKĐN, ông Đoàn Quang Vinh, bị tuyên án 4 năm tù, và ông Nguyễn Khánh Dương nhận mức án 20 năm tù.

Phiên xét xử vụ án này bắt đầu vào ngày 22/7. Ông Đoàn Quang Vinh bị cáo buộc “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong khi đó, bà Lâm Thị Hồng Tâm và ông Hoàng Quang Huy bị xét xử về tội “tham ô tài sản”. Bà Phạm Thị Huỳnh Như và ông Nguyễn Khánh Dương bị xử theo tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT), ông Huy và bà Tâm đã ký khống séc (séc không ghi đầy đủ số tiền và các nội dung theo quy định) rồi điền số tiền để rút tiền từ tài khoản ngân hàng của trường và chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân. Để thực hiện việc rút tiền, bà Tâm đã sử dụng quyển séc ngân hàng được giao quản lý, không điền đầy đủ thông tin vào mà đưa cho ông Huy ký xác nhận mục “kế toán trưởng”, sau đó trình cho ông Vinh ký duyệt.

Ông Vinh, với vai trò là hiệu trưởng và chủ tài khoản, đã ký duyệt các séc không có nội dung sau khi bà Tâm giải thích rằng đã bàn bạc với ông Huy về việc cân đối số tiền trong tài khoản. Ông Vinh đã duyệt các séc khống mà không kiểm tra kỹ số tiền đã rút, việc nhập quỹ tiền mặt hay chi tiêu thực tế, từ đó để cho bà Tâm và ông Huy thực hiện hành vi gian lận trong thời gian dài từ năm 2021 đến ngày 31/12/2022.

Ông Đoàn Quang Vinh, sinh năm 1962, là Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng từ năm 2017 đến cuối năm 2022 trước khi về hưu. Ông bị bắt giữ vào tháng 2 vừa qua, sau khi Cơ quan CSĐT khởi tố và bắt giam ông Hoàng Quang Huy và bà Lâm Thị Hồng Tâm.