HÒA LAN NHẬP CUỘC

Lu Thi Tuong Uyen
HÒA LAN NHẬP CUỘC

”Có ông trùm đẫn thiếu nữ tuổi teen đến cho lái xe nam, bảo ‘đem đi dùng bao lâu cũng được’ rồi làm việc đưa người cho đường dây.”

*
BBC – Hà Lan điều tra băng đảng Ireland thứ hai đưa lậu người Việt – 3 tháng 11 2019

Trong lúc có thêm tin về vụ 39 công dân Việt Nam chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc, nhà chức trách Hà Lan đã mở lại cuộc điều tra một băng đảng Ireland thứ hai, bị nghi chuyển người Việt vào Anh.

Hôm 6 tháng 8 năm nay, một lái xe tải người Ireland đã bị bắt ở Hook, Hà Lan với 29 người Việt Nam trên thùng xe.

Cảnh sát Hà Lan cho hay 29 người đó đều trên đường di cư bất hợp pháp nhưng người lái xe, ở tuổi ngoài 20, chỉ bị tạm giữ rồi thả.

Cuộc điều tra tạm ngưng hồi tháng 8 nay được mở lại với nghi vấn nhóm Ireland này cũng đưa người từ Bỉ sang đảo Ireland.

Theo trang The Irish Sun (03/11/2019), công tố viên Hà Lan đang xem xét việc có ra lệnh truy nã châu Âu với lái xe người Ireland kia hay là không.

Họ nghi ngờ rằng đây cũng là một đường dây buôn lậu người khác nữa từ lục địa châu Âu sang các đảo Anh và Ireland.

Một lái xe khác bị giữ hồi tháng 7 tại Bỉ với 20 người nhập cư lậu trốn trên thùng xe.

Trang Irish Sun trong một bài khác cùng ngày 03/11 cũng mô tả các ông trùm băng đảng tuyển dụng, dụ dỗ và cưỡng bức các lái xe trẻ tham gia đường dây buôn người.

Cùng các chuyến xe qua phà là “hành khách” tức di dân lậu vào Anh, với tiền công cho lái xe 500-3000 bảng một đầu người, tuỳ quãng đường.

Có khi lái xe không hề biết thùng xe có di dân lậu vì ông trùm đã bố trí những thời điểm khác nhau để lái xe vắng mặt, như vào quán cà phê bên đường, tạo cơ hội cho người di dân chui lên xe.

Nhưng đó là những trường hợp đưa người nhỏ lẻ.

Còn để vận chuyển hàng chục người, lái xe phải hợp tác kỹ với băng đảng và đôi khi họ làm vậy do bị mua chuộc bằng tiền, ma tuý và tình dục.

Có ông trùm đẫn thiếu nữ tuổi teen đến cho lái xe nam, bảo “đem đi dùng bao lâu cũng được” rồi làm việc đưa người cho đường dây.

Một lái xe cao niên hơn, dân Ireland, nói ông đã bị băng đảng tiếp xúc hàng chục lần những năm qua với đề nghị tham gia đường dây buôn người.

Các báo Ireland không nói 29 người Việt bị giữ trong vụ hồi tháng 8 ở Hà Lan nay ở đâu.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BBC, các khu lán trại ở gần Lille, Pháp, và những cộng đồng nhập cư ở Paris, hiện là nơi tạm trú và điểm chờ xe hàng cho không ít người Việt tìm cách sang Anh.

Được biết dù một số gia đình ở Việt Nam đã nhận tin từ Anh rằng con em họ có trong số 39 người chết ở Grays, Essex, công tác xác định danh tính toàn bộ các tử thi vẫn tiếp tục.

Theo BBC nội địa, người chủ trì hoạt động này là bà Caroline Beasley-Murray, Pháp y viên Hoàng gia cao cấp (HM Senior Coroner) của hạt Essex.

Vì vụ việc liên quan đến vùng chủ quyền pháp lý (jurisdiction) của hơn một quốc gia, công tác này sẽ kéo dài hơn thường lệ.

Các anh chị em có thể tham khảo thêm videoclip dài 10:06 phút qua link gốc: https://tinyurl.com/y5x46vdq

Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: outdoor
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: sky, outdoor and water

Chu Mộng Long: CHUYỆN VUI: LỢI BẤT CẬP HẠI

Chu Mộng Long: CHUYỆN VUI: LỢI BẤT CẬP HẠI

Ông bạn vong niên, huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, đã nghỉ hưu, vừa gọi điện trao đổi với tôi về điều luật đưa “thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng vào diện bí mật quốc gia” mà Quốc hội đang bàn luận. Ông hỏi rất chân thật:

– Theo ông thì nên ủng hộ hay không?

Tôi trả lời ngay:

– Nếu Quốc hội thông qua thì tôi phải ủng hộ, vì Quốc hội là đại biểu của tôi. Nếu không ủng hộ thì tôi đã không đi bầu. Vả lại, hàng năm tự kiểm điểm, tôi đều hứa chấp hành tuyệt đối chủ trương, đường lối…

Ông bạn có vẻ bực doc, mắng thẳng thừng:

– Thế mày là con cừu à? Mày có thấy lợi bất cập hại không?

Tôi thẳng thắn:

– Không có gì mà không có hai mặt của nó. Nếu lợi lớn hơn hại thì nên làm.

Ông ta văng tục:

– Lợi đéo gì, mày nói tao xem?

Tôi trả lời:

– Ít nhất có 7 điều lợi. 1) Gửi con du học, mua đất, mua nhà, buôn ma túy, rửa tiền, gửi tiền ra nước ngoài mà không bị lộ danh tính. 2) Thôn tính, cướp đoạt đất như vụ Thủ Thiêm, sau 20 năm cũng chẳng biết đồng chí nào là thủ phạm. Gọi tên bằng bí danh Út Trọc, Vũ Nhôm thì bố ai biết chúng thuộc băng đảng nào. 3) Nếu bị lộ về hối lộ như các đồng chí ở Bộ Truyền thông hay lộ về đánh bạc như vụ các tướng ở Bộ Công an thì cứ đánh tráo cho đảng địch. 4) Cài cắm cả họ vào bộ máy quyền lực với những tên họ khác nhau thì khó mà bị lộ. Chẳng hạn như họ nhà Mèo thì đổi thành họ nhà Chó, nhà Gà, nhà Vịt thì bố thằng nào lần ra được tung tích. 5) Không gửi con đi du học được thì nâng, chữa điểm thi vào đại học top cao cho con em mình mà không bị phát hiện đó là con em đồng chí nào. 6) Nếu lãnh đạo rững mỡ có chịch lộn con em của chính các đồng chí ấy thì chỉ mắc tội ấu dâm, cưỡng dâm mà không mắc tội loạn luân vì khác họ, thổ dân gọi là khác Totem. 7) Bọn thù địch và dân muốn chửi thì không biết tôn ti họ hàng lãnh đạo ở đâu ra mà chửi. Chúng chỉ có thể chửi loạn xạ như Lú, Đần, Ngọng, Mít, Lon, Lu… gì đó thì cũng chẳng chết ai. Còn nếu chúng biết mà nêu đích danh tên họ, tổ tiên ra mà chửi thì bắt bỏ tù vì tội “tiết lộ bí mật quốc gia”.

Nghe đến đó thì ông bạn im lặng mấy giây. Chắc là đang trầm tư. Ông hỏi:

– Nghe cũng có lý. Nhưng ông có thấy cái hại nào không?

Tôi nói nhanh, dứt khoát, vì khắc phục bão hồi sáng giờ chưa xong:

– Tôi não bò. Chỉ thấy điều lợi. Hại chăng là bọn thù địch, phản động sẽ rêu rao, rằng đảng ta quang minh, đang đường đường chính chính lãnh đạo đất nước mà tại sao phải rút vào hoạt dộng bí mật chứ gì? Kệ mẹ chúng nó!

Ông bạn gầm lên:

– Tao, đảng viên huy hiệu 40 năm tuổi đảng, cực lực phản đối cái điều luật đứa não bò nào đó đưa ra. Tao hỏi mày câu cuối cùng. Rằng, nếu khi tao chết đi, người ta muốn đọc điếu văn ngợi ca tao, lấy tao làm tấm gương cho con cháu học tập và làm theo, thì phần thân thế và sự nghiệp của tao phải viết thế nào?

Nghe đến đó, tôi cười sằng sặc:

– Tôi, với tư cách là bạn vong niên, không đồng chí nhưng cũng là bạn chiến đấu của ông, tôi sẽ nhận viết điếu văn, thậm chí viết sách ca ngợi ông. Tôi sẽ gọi tên họ của ông bằng một bí danh nào đó, và hiển nhiên, thân thế của ông tôi sẽ viết thành một thân thế đặc biệt. Chẳng hạn, bố của ông thì tôi dùng tên họ ông hàng xóm…

Nói xong, tôi lo cúp máy. Lúc cúp máy, tôi còn nghe văng vẳng tiếng chửi trong loa: “Địt mẹ mày!” Nghe hơi tức, vì tôi không phải là con của ông ta!

GIAODUC.NET.VN
(GDVN) – Ông Lê Văn Cuông cho rằng: “Nêu gương thì phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các thành tích của lãnh đạo để mọi người noi theo”.

Vụ 39 người chết: Truyền thông trong nước nói trách nhiệm thuộc về nước Anh, không phải Nhà nước Việt Nam

Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.

 

Vụ 39 người chết: Truyền thông trong nước nói trách nhiệm thuộc về nước Anh, không phải Nhà nước Việt Nam

RFA
2019-11-02

Hình minh họa. Hai người mất tích ở Anh và chiếc xe tải chở xác 39 người

Courtesy of Reuters, RFA edit

Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.

Hôm 1/11, Cảnh sát Essex, Anh, cho báo chí biết họ tin rằng tất cả 39 nạn nhân trên chiếc xe được tìm thấy hôm 23/10 vừa qua đều là người mang quốc tịch Việt Nam.

Nhân Dân online, trang tin vốn là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 1/11 viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”. Báo Nhân Dân viết:

Tuy nhiên, trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.”

Báo Nhân Dân cũng đưa ra dẫn chứng rằng ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, và UBND các tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh, và các địa phương liên quan khẩn trường làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp với phá luật Việt Nam và quốc tế.

Theo bài báo, các thế lực thù địch, các tổ chức như Việt Tân, hay bài giảng của linh mục Ngô Văn Khả tại Thánh lễ tổ chức ngày 27-10-2019 ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) cầu nguyện cho 39 nạn nhân đã tuyên truyền những luận điểm không đúng nhằm phê phán nhà nước

Bài báo cũng cho biết nước có người di cư nhiều nhất thế giới không phải là Việt Nam. Trích một ý kiến trên Facebook để làm kết luận, báo Nhân Dân viết:

Nước có tỷ lệ người di cư trên dân số cao nhất ở châu Á không phải Việt Nam, không phải Trung Quốc, thậm chí không phải Ấn Độ hay Phi-líp-pin, mà là một nước phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người trên 30 nghìn USD. Lý do vì đâu? Vì áp lực cạnh tranh cao, vì phải làm việc 70 giờ/tuần, vì thực phẩm, dịch vụ đắt như vàng cốm, và hỡi ôi, vì chật… Nên lý do di cư là cực kỳ đa dạng, nhiều khi rất trời ơi, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế, mưu sinh của từng hoàn cảnh người, chẳng liên quan gì đến đất nước. Tranh thủ sự vụ để bôi xấu nước mình như là địa ngục trần gian thì chỉ thể hiện sự yếm thế, thiếu hiểu biết mà thôi”.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ hôm 2/11 có bài viết nhận định thảm kịch 39 người nhập cư trái phép chết ở Anh không phải là trách nhiệm của “chính phủ  mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người.”

Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.

Theo bài báo, việc người dân di cư từ nước này sang nước khác vốn là điều bình thường vẫn xảy ra ở các nước, dù giàu hay nghèo. Thậm chí nước Đức hiện cũng có khoảng 4 triệu người hiện sống ở bên ngoài nước Đức, còn Việt Nam hiện cũng có 4 triệu người sống ngoài Việt Nam.

“Chính việc ngăn trở mong muốn đó một cách bất hợp lý là gốc rễ của những bi kịch như ở Essex. Khi người ta không thể ra đi theo dòng chảy tự nhiên của nhu cầu lao động và thị trường một cách hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng buôn người lấp vào chỗ trống.”, bài báo viết.

Dẫn chứng một bài báo viết từ nước Anh và Washington Post, và những thay đổi trong tình hình chính trị hiện nay tại Anh, bài báo nhận định: “Những cái chết ở Essex không phải là tai nạn hay chỉ diễn ra một lần. Chúng là sản phẩm trước hết của một nền chính trị và chính sách nhập cư phi nhân tính hóa, và đối xử với con người và việc họ di cư (một quyền cơ bản) như những trục trặc xã hội.

Ngay sau khi hai bai báo này được đăng tải, nhiều người Việt Nam đã đồng loạt post lại hình ảnh các bài báo trên mạng facebook và chỉ trích chính phủ Việt Nam đang muốn rũ bỏ trách nhiệm về thảm họa này và đổ lỗi cho các thế lực thù địch, thậm chí chính sách của nước Anh.

Gia cảnh cháu Trà My

Hoang Le Thanh
Gia cảnh cháu Trà My

Manh Kim

Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…

Gửi anh Mạnh Kim,

Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.

Về gia đình chị My:

Bố chị My là ông Phạm Thìn, quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh năm 1964. Hồi trẻ làm chủ lò gạch nên kinh tế khá giả. Mẹ chị My là bà Nguyễn Thị Phong, quê quán thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh, sinh năm 1958, là công nhân nghỉ chế độ 176. Bố Phạm Thìn gây tai nạn giao thông cho mẹ Nguyễn Thị Phong, sau đó vào viện chăm sóc rồi thương nhau. Trước năm 2000, kinh tế gia đình khá giả, đã có vài miếng đất đẹp ở thị trấn Nghi Xuân (do ông Thìn tạo dựng).

Sau năm 2000, kinh tế sa sút, kinh doanh gạch ngói thất bại. Ông Thìn bà Phong rất chịu khó lại tốt bụng nhưng do ông Thìn không học hành, lại sa vào bài bạc nên mất hết tài sản. Hiện tại gia đình sống trong một căn nhà tập thể cũ gần bờ sông Nghèn do ông bà chắt bóp mua được. Bà Phong có một sạp bán hàng khô ngoài chợ Nghèn, thỉnh thoảng có người đến nướng nhờ con cá, cái bánh đa kiếm thêm 5-10 nghìn. Ông Thìn bị đau cột sống, vận động khó khăn lại vừa bị tai nạn chấn thương đầu cách đây không lâu nên phải nghỉ làm bảo vệ. Kinh tế gia đình bấp bênh.

Vì là họ hàng xa, và em cũng cực kỳ ít ở nhà nên em chỉ mới gặp ông Thìn bà Phong một lần, tầm năm 2010 gì đó, lúc ông bà được anh em họ cho mượn đất. Khi ấy bà mở quán phở, ông thì đi buôn rau. Sáng sáng cứ 3g ông lại đi Vinh nhập rau củ, về cung cấp cho một số nhà hàng ăn và buôn bán ở chợ Nghèn. Đợt đó tuy cũng dư giả nhưng quá vất vả, chắc vì lý do sức khỏe nên ông bà nghỉ làm.

Theo quan sát của em, nhiều người dân ở quê em chứ không riêng gia đình chị My, có thể nhịn ăn nhịn mặc để mua được chiếc iPhone hoặc đi du lịch check-in sang chảnh. Vì vậy nhìn anh em nhà My rất giống “con nhà giàu”. Mà cũng theo phỏng đoán của em, gia đình có một thời gian chắc cũng khá giả nên mấy anh em quen với cuộc sống được nuông chiều, ăn trắng mặc trơn không chịu lao động.

Gia đình có ba người con:

Con trai cả tên Tuấn: học hết cấp ba nhưng lêu lổng phá phách, không lo làm ăn. Bố vay tiền mua xe để cho chạy taxi thì cầm mất. Sau khi chuộc lại, bố tức giận bán rẻ xe, không cho chạy taxi nữa, thế là lỗ vài trăm triệu. Hiện tại anh này đã có gia đình.

Con gái thứ hai là Trà My (sinh năm 1993): Trà My từ nhỏ ngoan ngoãn, thương yêu bố mẹ, sống có tình nghĩa với làng xóm, được hàng xóm đánh giá: “Ngoan, biết điều”, lại xinh đẹp có tiếng. Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế Hà Tĩnh, về không xin được việc làm nên đi Nhật ba năm, kiếm được khoảng 150 triệu về phụ bố mẹ trả nợ, sau đó gánh nặng kinh tế đè lên vai, chị lại đi Anh…

Con trai út là Mạnh Cường (còn gọi là Tặc): Cường cũng thuộc dạng “con nhà lính tính nhà quan”, “ăn chơi không sợ mưa rơi”. Bố mẹ tiếp tục vay tiền mua xe cho chạy taxi nhưng hồi tháng 9 vừa rồi bị cháy xe. Anh ta may mắn được một người đi đường kéo ra cứu thoát chết. Hiện tại bây giờ không có nghề nghiệp gì, chỉ có nợ.

Bản thân chị My và bố mẹ chị đều là người lương thiện, rất tốt bụng và hay giúp người, đi xa về đều thăm hỏi quà cáp, sống có tình có nghĩa, không giống với anh trai và em trai. Do nhiều biến cố mà hiện tại gia đình không còn đất đai hay tài sản gì ngoại trừ một đống nợ.

Chuyến đi định mệnh:

Chính vì ngoan ngoãn hiếu thảo mà đứa con gái duy nhất của gia đình đã quyết định đi nước ngoài với mong muốn kiếm tiền về cho bố mẹ trả nợ và đổi đời. Mà có lẽ, một phần do anh con trai lười biếng, một phần do gia đình cũng không dám giao cho anh, sợ anh phá hết, mà cô gái bé nhỏ đang độ tuổi lấy chồng quyết tâm đến “miền đất hứa” “làm vài năm rồi về”. Trước khi đi chị nói: “Con phải liều đi để cứu bố mẹ, con thương bố quá…” – Mẹ chị kể.

Tổng chi phí khổng lồ cho chuyến đi này là khoảng 950 triệu đồng. Ở đâu ra mà nhà chị My lại có số tiền lớn như vậy? Đầu tiên, bọn buôn người yêu cầu trả 500 triệu để My được đặt chân đến nước Pháp (bao gồm chặng sang Trung Quốc, làm hộ chiếu giả 16 tuổi rồi bay sang Pháp). Tiếp theo, khi sang đến Anh, chúng sẽ thu nốt 450 triệu còn lại. Gia đình ở nhà vay mượn anh em họ hàng được 500 triệu. Ở bên Anh sẽ có sẵn người nhà (cũng nhập cư bất hợp pháp) đón, cho My vay nốt 450 triệu, sau đó My lao động trả nợ dần. Tiếc thay, 500 triệu cũng mất mà người cũng chẳng còn.

Bố chị nói: “Biết rứa không cho con đi”. Có nghĩa là gia đình cũng không hiểu được mối nguy hiểm lớn như thế nào.

Người đã đi về kể lại:

Chú L, ở thị trấn Nghèn, kể về ba chuyến đi Anh của chú từ những năm 2005. Ngày đó chú đi “cỏ” chứ không phải “VIP” như My, có nghĩa là phải bám gầm xe qua cảng vào nước Anh mà lái xe không hay biết.

Sang Anh, 99% người Việt mình đều trồng cần sa, vì thu hồi vốn cực nhanh, đã “chui thì chui từ đầu đến cuối”. Nó đơn giản hơn nhiều so với làm nail – công việc hợp pháp đòi hỏi nhiều thủ tục chặt chẽ. Vì thế, mặc dầu có mối nguy hiểm là bị cướp, nếu không thương vong thì cũng phải đền một số tiền lớn cho chủ trang trại, nhưng cũng vô cùng thu hút người Việt, điển hình như những người như chị My: không có bằng cấp, không có tay nghề, ở quê thiếu thốn việc làm, lại gánh một khoản nợ lớn, vô cùng túng quẫn, lại nhẹ dạ cả tin, nghe đồn “nhà anh A anh B chị C đều đi Anh về xây được nhà tầng, mua ôtô rồi”, thế là liền liều mạng ra đi…

………..

Những gì thể hiện trên Facebook, qua một thời gian đủ dài, có thể giúp người khác không chỉ thấy được suy nghĩ riêng tư mà còn tính cách, tâm tính hoặc thậm chí phần nào bản chất của mình. Trà My cũng vậy. My post những tấm ảnh cá nhân hoặc chụp với bạn. Thỉnh thoảng My dẫn lại câu triết lý sống nào đó như thể muốn nói hộ suy nghĩ của cô. My trong sáng và còn rất trẻ con. Ít nhất đó là cảm nghĩ khi tôi xem từ status cuối cùng trước khi sự kiện kinh khủng xảy ra cho đến status cuối năm 2018 – một thời gian đủ dài để phác họa lại Trà My từ những gì cô tự phác họa về mình. Không thể diễn tả được cảm giác như thế nào khi xem trang cá nhân một người giờ không còn nữa mà lại là một người đáng được có một cuộc đời đẹp và đáng được nhận nhiều điều đẹp đẽ hơn là chỉ sự bất hạnh và cả tính mạng mình. Cũng không thể diễn tả nổi cảm giác khi thấy một số người đang nói về My những ngày qua. My đáng được sống hơn những người này nhiều lần.

Nguồn: Manh Kim
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10158616573724796&id=568139795

Image may contain: night

Nhật Bản ngưng chấp nhận đơn xin visa từ 90 cơ sở tư vấn du học Việt Nam

About this website

RFA.ORG
Đại sứ quán Nhật Bản hôm 31/10 thông báo đình chỉ đại diện xin cấp visa vô thời hạn và có thời hạn đối với 90 cơ sở tư vấn du học ở Việt Nam vào giữa khi có những thông tin nhiều sinh viên và thực tập sinh từ Việt Nam sang Nhật…

Rõ là thận phận con người

Image may contain: one or more people, people sitting, text and outdoor

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực at Lm Jos Trần Chính Trực.

Phận người như sợi chỉ mành
Mong manh trước gió thôi đành thế thôi !
Phận người rõ phận tôi vôi
Mới vừa thấy đó, ôi thôi mất rồi!

Rõ là thận phận con người
Nay còn mai mất, thân rồi rữa tan
Dù cho lắm lối, đa mang
Phận người giòn mỏng, trong gang tấc nầy

Nhưng hồn bất tử là đây
Thanh thoát, siêu thế hồn đầy linh thiêng
Linh hồn sống mãi triền miên
Đến tòa phán xét phận riêng trả lời

Việc lành, việc dữ ở đời
Lành thời được thưởng, dữ thời phạt ngay
Công bằng lẽ thật là đây
Làm lành, lánh dữ thật rày mới an

Phúc Thật Lời dạy chứa chan
Vững tâm tiến bước, hiên ngang trọn đời
Mến Chúa, yêu người chẳng vơi
Thật tâm theo Chúa trọn đời chẳng thôi !

Dù là mạng sống hết rồi
Hồn thiêng vĩnh cửu ta thời chẳng nao
Thật tình theo “Chúa Tình yêu”
Muôn đời hạnh phúc ta theo Chúa Trời.

(st)

Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

About this website

M.TRITHUCVN.NET
Cổ nhân cho rằng, vận mệnh, phúc báo của một người tốt hay không tốt chỉ cần xem người ấy có khẩu đức hay không là có thể biết được. Trong cả đời của một người, việc thiện có thể không phải ngày nào cũng làm nhưng lời nói…

Nhà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?

Nhà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?

Bởi   AdminTD

Trương Nhân Tuấn

2-11-2019

Ảnh: internet

Cảnh sát Anh cho biết “39 nạn nhân là người Việt Nam”. Câu hỏi “chúng ta đã làm những gì để đồng bào chúng ta chết thảm như thế” đã là một câu hỏi chính đáng. Nhà nước VN cần sớm có câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng.

“Trách nhiệm tối thượng” của thảm kịch này không phải là các chính sách “nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu” như báo Tuổi Trẻ đã nói. Trách nhiệm này thuộc về Việt Nam.

Trên quan điểm “công pháp quốc tế”, giữa “chủ quyền quốc gia” và các Tuyên bố quốc tế về quyền con người, hay các công ước quốc tế về di dân và lao động… Nước Anh không có trách nhiệm nào về người di dân, mặc dầu chính sách về di dân của Anh “có nhiều trục trặc” đối với các quốc gia Châu Âu (nhất là đối với Pháp), khiến khuynh hướng áp đảo là lựa chọn nước Anh là điểm đến cuối cùng (chứ không phải là các nước khác).

Nước Anh với chủ trương “ultra-liberal” về lao động lại không có vụ “thẻ căn cước” phiền phức như các quốc gia khác. Ai “nhập” vô được xứ Anh thì có thể đi làm “lậu” dễ dàng. Các quốc gia khác như Pháp, Đức… mặc dầu tiền trợ cấp xã hội nhiều hơn Anh, nhưng thủ tục lao động rất nhiêu khê. Người chủ không dám mướn lao đông “lậu” vì tiền phạt rất nặng và dễ dàng bị bắt vì kiểm soát thường xuyên.

Nước Mỹ thời ông Trump chủ trương xây một bức tường biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn di dân lậu. Cảnh sát biên phòng bắt bớ rồi trục xuất người di dân… Tất cả các hành vi này đều “đúng luật” Mỹ và không trái ngược với công pháp quốc tế. Đơn giản vì các hành vi có mục đích bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia. Người ta chỉ trích nước Mỹ việc xây tường, hay các việc tách trẻ em rời khỏi cha mẹ… vì vấn đề “đạo đức” và về vấn đề “nhân quyền”.

Nước Mỹ, nước Anh, hay bất kỳ quốc gia nào khác… đều có “quyền tối thượng” bất khả xâm phạm “chủ quyền về lãnh thổ”. Lãnh thổ này được bảo vệ bằng “đường biên giới”. Bất kỳ người nào vượt qua biên giới một nước mà không được sự chuẩn nhận của sở di trú nước này (thủ tục passeport và visa) người này phạm tội.

Từ khi khái niệm “quốc gia” được thành hình, đồng thời với các khái niệm về “lãnh thổ”, “biên giới”, “quốc tịch”, “chính phủ” v.v… thì khuynh hướng “di dân tự nhiên” (xuyên biên giới), tức “di dân lậu” đã chấm dứt. Nó không hề là “quá trình tự nhiên đã diễn ra từ ngàn xưa và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai” như Tuổi Trẻ đã viết.

Các việc “di dân” do nhu cầu lao động đều được thực hiện “theo luật”, đúng như tinh thần các kết ước mà hai quốc gia (xuất khẩu và tiếp nhận lao động) đã ký.

Hiện tượng di dân (lậu) chỉ thấy ở các quốc gia có chiến tranh. Hiện nay Châu Âu đã và đang bị khủng hoảng do di dân (hàng loạt và quá đông đảo đến vài triệu người) đến từ các quốc gia như Irak, Afghanistan, Soudan, Syrie… Trên phương diện công pháp quốc tế, những người này có thể được hưởng qui chế vì “tị nạn”, quốc gia tiếp nhận không có quyền xô đuổi. Mặt khác, nếu thành phần di dân này đi bằng phương tiện “vượt biên”, luật quốc tế áp dụng (trên biển) cũng sẽ khác hơn (không được quyền từ chối cứu nạn).

“Nhà nước việt Nam đã làm những gì khiến dân chúng chết thảm như thế”? VN là một quốc gia đang giải thể hay là một đất nước hòa bình từ 50 năm, phát triển (khoạn mục), GDP năm nào cũng tăng 6, 7 phần trăm?