Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập là Tổng thống Venezuela

Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập là Tổng thống Venezuela


Lãnh đạo đối lập ở Venezuela, Juan Guaido (trái); Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải)

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 23/1 tăng áp lực lên Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, loan báo Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo đối lập ở Venezuela là Tổng thống lâm thời, đồng thời báo hiệu sẽ có các biện pháp chế tài dầu mỏ đối với Venezuela.

Trong khi người biểu tình trên cả nước xuống đường phản đối ông Maduro, Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ công nhận ông Juan Guaido, lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, là Tổng thống lâm thời của Venezuela và gọi chính quyền của Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Nicolas Maduro là “không hợp pháp.”

“Tôi sẽ tiếp tục dùng toàn bộ sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ để áp lực phục hồi dân chủ cho Venezuela,” Tổng thống Trump nói.

Loan báo được đưa ra sau khi ông Guaido tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời của Venezuela và chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Maduro loan báo cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ cũng như ra thời hạn cho nhân viên ngoại giao Mỹ 72 giờ để rời khỏi Venezuela.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi ông Maduro lùi bước và thúc giục quân đội Venezuela ủng hộ nỗ lực vãn hồi dân chủ.

Đáp câu hỏi liệu có tính tới chuyện can thiệp quân sự vào Venezuela hay không, Tổng thống Donald Trump nói “Chúng tôi chưa cân nhắc điều gì nhưng mọi biện pháp đều được đặt lên bàn.”

Người dân Venezuela ủng hộ phe đối lập đã thúc giục ông Guaido lên làm Tổng thống kể từ khi ông Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì hôm 10/1 sau cuộc bầu cử năm ngoái vốn bị Mỹ và chính phủ nhiều nước tẩy chay là gian lận.

Ông Guaido, 35 tuổi, tố cáo ông Maduro tiếm quyền và cam kết chuyển giao một nhà nước mới cho quốc gia đang sụp đổ kinh tế với tình trạng siêu lạm phát.

Ông Guaido được bầu làm lãnh đạo Quốc hội hôm 5/1. Trước đó, ông từng tuyên bố sẵn sàng thay thế ông Maduro nếu được quân đội hậu thuẫn, và mục tiêu của ông lúc đó là kêu gọi bầu cử tự do.

Sẽ có nhiều vấn đề phức tạp khi Mỹ chính thức công nhận ông Guaido và cũng có thể bị phản ứng ngược nếu Tổng thống Maduro viện cớ này để bắt giam ông Guaido và các nhân vật đối lập khác.

Sau loan báo của ông Trump, các nước bao gồm Argentina, Chile, Peru và Paraguay đều có động thái tương tự. Một giới chức Canada cho biết Ottawa sẽ tiếp bước. Mexico thì loan báo không thay đổi trong chính sách của họ đối với Venezuela.

Reuters dẫn nhiều nguồn tin cho hay chính quyền Trump có thể sẽ ban hành thêm các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ của Venezuela, sớm nhất là trong tuần này, nếu tình hình chính trị ở Venezuela càng tồi tệ.

Từ cuối năm ngoái, Mỹ bắt đầu xem xét chuyện đưa Venezuela vào danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

Tòa Bạch Ốc không hài lòng trước các biện pháp trừng phạt hiện hành đối với Venezuela vì chưa nhắm vào xuất khẩu dầu mỏ của nước này và việc đó, nếu xảy ra, sẽ tước đi phần lớn doanh thu của quốc gia Nam Mỹ.

Xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ trong năm ngoái giảm 15%, xuống mức thấp nhất trong gần ba chục năm qua.

Hôm nay, ngày 23/01/2019 Tổng thống độc tài Venezuela – Nikolas Maduro đã bị nhân dân Venezuela lật đổ.

Hoa Do and 2 others shared a post.
Image may contain: 2 people, people standing
Kim Tran

Hôm nay, ngày 23/01/2019 Tổng thống độc tài Venezuela – Nikolas Maduro đã bị nhân dân Venezuela lật đổ.

Lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaido chủ tịch quốc hội Venezuela được bầu là Tổng thống lâm thời.

Chính phủ các nước Mỹ, Canada, Brazilia, Paraguay, Peru và Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ đã công nhận chính quyền mới của Venezuela.

Lại thêm 1 chính quyền (trong số ít ỏi còn lại của thế giới) xung đột quyền lợi với nhân dân bị sụp đổ.

Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Thị Kim Nhân chuẩn bị ..

NHỮNG TRI THỨC TỪ PHÁP TRỞ VỀ

Image may contain: sky, ocean, outdoor and water

Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.

NHỮNG TRI THỨC TỪ PHÁP TRỞ VỀ

@Nam Nguyen

Lời nói đầu: Sau câu chuyện về triết gia Trần Đức Thảo nhiều người đặt câu hỏi, lý do gì mà những trí thức có điều kiện phát triển như thế ở tại môi trường nước Pháp lại quyết định bỏ tất cả để về nước kháng chiến? Câu hỏi không hề đơn giản, nếu ta không đặt mình vào hoàn cảnh, điều kiện của chính những nhân vật đó, và phải phần nào hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ! Câu chuyện sẽ hơi dài và có quá nhiều nhân vật, ai không quan tâm thì nên bỏ qua, còn ai thấy “dân ta nên biết sử ta” thì tác giả hy vọng sẽ chia sẻ được một góc nhìn tổng thể về đề tài này, cũng đã ba phần tư thế kỷ trôi qua rồi…

Thời điểm năm 1941 nước Pháp bị chia đôi, Paris nằm ở lãnh thổ bị Đức chiếm đóng, còn phía Nam thì vẫn nằm trong tầm quản lý của Thống chế Pétain. Thế chiến bắt đầu giai đoạn đẫm máu, khốc liệt nhất sau khi Đức bất ngờ tấn công Liên Xô 22/6/1941. Lúc cao điểm nhất có tới 80 nghìn người Việt Nam (thời đó vẫn bị gọi là An Nam) khoác áo “lính” của Pháp và ở châu Âu. Lính có 2 loại:”lính thợ” – làm lao động chân tay cho Pháp – Đức; “lính chiến” – các tiểu đoàn quân đội Pháp, nhưng thực chất toàn người Việt được tuyển mộ để đánh nhau với Đức. Thời đó Việt kiều tại Pháp có nhưng số lượng rất ít! Tại Paris có khoảng gần một nghìn người Việt đang theo học đại học, cao đẳng, hoặc đã học xong đang đi làm hay lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ…

Câu chuyện bắt đầu từ trường đại học Cầu đường Paris. Đây là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của Pháp, với phương châm tuy hơi tếu nhưng nói lên đòi hỏi rất cao của sinh viên trường này :“Người tốt nghiệp cầu đường phải biết làm bất cứ việc gì, kể cả làm cầu đường!” (và quả thật sau này ông Caquot – thầy giáo nổi tiếng của môn sức bền vật liệu, một trong những người đề xướng và áp dụng “bê tông dự ứng lực”, “linh hồn” của trường – sau 1945 được Chính phủ Pháp De Gaulle giao cho trọng trách phụ trách toàn bộ công cuộc tái thiết đất nước). Đây là trường trước kia của Hoàng Xuân Hãn, Xuphanuvông…(và cách đây chỉ vài năm thôi một trong 6 giảng đường lớn của trường Cầu đường được gắn tên Hoàng Xuân Hãn để tri ân người học trò kiệt xuất của trường vì thành tựu to lớn ở các lĩnh vực chính trị, khoa học kỹ thuật và công lao đối với nước Pháp!). Phạm Quang Lễ (tên thật của Trần Đại Nghĩa) vừa tốt nghiệp xong, và với bằng này ông có quyền xin học tiếp ở rất nhiều trường khác, lúc này ông học đồng thời ở trường Điện và trường Hàng không. Ông được một “đàn em” cùng trường – sinh viên năm cuối Trần Hữu Phương – mời tham gia cùng với anh em trong trường thành lập ra một sân chơi cho tất cả đồng hương. Gọi là “anh em” chứ tại trường lúc đó mỗi năm chỉ có một sinh viên Việt Nam – dưới năm Phương một năm là Trần Lê Quang, mới vào trường là Nguyễn Hy Hiền. Vì Phạm Quang Lễ quá bận học nên chỉ hứa sẽ cùng tham gia với anh em, thế nên mọi người rủ thêm Trần Văn Du (sinh viên của Alfort – một dạng của Viện vệ sinh dịch tễ). Và thế là ra đời “Hội Ái hữu của những người Đông Dương ở Paris”!

Mấy sinh viên trường đó ngoài học cầu đường theo chính khóa còn hay chạy sang học ké thêm ở Sorbonne và College de France thế nên góp tiền nhau, tìm thuê ngay cạnh đó một gian nhà ở tầng một, rộng chỉ sáu bảy chục mét vuông, sơn sửa lại, mua bàn ghế và thậm chí mua cả một cái piano. Tất nhiên trong lúc Đức chiếm đóng, thời chiến như vậy thì Hội ra đời phải xin phép nhà cầm quyền Đức rồi, nhưng khi biết tiêu chí hoạt động của Hội là trợ giúp đồng hương Paris và đấu tranh với Chính phủ Pháp về vấn đề độc lập cho Đông Dương thì Hội nhanh chóng được chấp nhận cho hoạt động.

Với tài tổ chức của Hội trưởng Trần Huy Phương (có những lúc là Trần Văn Du làm thay hội trưởng, nhưng chưa bao giờ là Hoàng Xuân Mẫn như báo chí hay viết vậy) địa điểm này nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của đồng hương Việt Nam ở Paris. Họ thường tụ tập nhau vào chủ nhật hay thứ bảy, góp tiền liên hoan nhẹ, uống trà, trao đổi tin tức quê nhà, bàn chuyện học hành rồi bao giờ cũng đi đến chủ đề chính trị. Sau một thời gian, cũng vì lý do chính trị, Hội đổi tên thành “Hội Ái hữu của những người Việt Nam ở Paris”-tức là các hội viên tự thấy nếu có đấu tranh cho chủ quyền độc lập, thì phải từng nước đấu tranh chứ không thể hô hào cho cả Đông Dương được, và đây chính là tiền thân của các “Hội Việt kiều” ở Paris và Pháp sau này. Võ Quý Huân, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Mẫn (em cụ Hoàng Xuân Hãn), Lê Văn Thiêm, Phạm Huy Thông…là những hội viên tích cực nhất. Sau này có cả anh em lính thợ cũng qua lại Hội, rồi nhiều ông cố đạo người Việt cũng hay đến. Hội bắt đầu đủ mạnh để có thể tổ chức được cả những chương trình văn hóa nhỏ, ví dụ mời danh cầm Thái Thị Liên, vợ của ông Trần Ngọc Danh – sau này là đại sứ đầu tiên của VNDCCH tại Pháp – sang biểu diễn…

Lúc đó ngoài học ra, các nhà trí thức trẻ tất nhiên phải quan tâm đến chiến sự xung quanh. Càng học hành cao, thì họ càng không thể nuốt được cái cảm giác ê chề là dân của nước thuộc địa đồng nghĩa với sự lạc hậu, nghèo hèn (mặc dù quả là đúng như vậy thật!!). Và càng nặng nề hơn nữa khi họ nhìn thấy “mẫu quốc” Pháp là thực dân sừng sỏ ngày nào, giờ đây bị Hitler chia cắt và sẽ nuốt dần thôi. Sau nữa họ lại thấy Liên Xô và quân đồng minh quyết chiến với phát xít Đức như thế nào, trong chiến cuộc đó Pháp chỉ có một vai trò quá nhỏ bé, không tương xứng! Thế mà nước Pháp rệu rã ấy vẫn một mực áp đặt chế độ thuộc địa lên những nước như Việt Nam, quyết không nhả ra! Gần như tất cả hội viên của Hội Ái hữu cảm nhận được rõ ràng và thống nhất rằng PHẢI ĐẤU TRANH MỚI CÓ ĐỘC LẬP – những người yêu nước trẻ tuổi này rất nhanh đi tới kết luận đó và sau này khi có nhiều thông tin hơn thì rất cảm tình với đường lối đấu tranh của Hồ Chí Minh.

Thời đó thủ lĩnh của “cộng sản thứ thiệt” ở Paris là bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, ông là đảng viên cộng sản Pháp từ lâu và cũng là đàn anh của sinh viên lứa những năm 40. Ông đã nổi tiếng học giỏi từ khi còn ở nhà, đã học xong ra đi làm bác sỹ, nhưng chính bản thân lại liên tục đau ốm phải nằm viện liên miên, nên rất ít khi anh em ở HAH thuê xe đón ông từ viện về Hội để gặp gỡ, mà thường có gì cần hỏi thì vào thăm ông Viện ở trong bệnh viện. Cảnh thường thấy là ông Viện nằm trên giường bệnh, ôm quyển từ điển Anh-Pháp đọc liên miên rồi khoe “hôm nay tao học xong chữ O” – tức là ông cứ thế học hết từ này đến từ khác, trang này đến trang khác, thế mà ông nhớ hết và sau này rất giỏi tiếng Anh! (Phải nói thêm là sinh viên Việt ở Pháp thời đó chỉ bắt đầu học tiếng Anh khi Anh bắt đầu tham gia cuộc chiến, và phải nghe đài Anh để có thông tin chính xác về chiến sự toàn châu Âu…). Vậy nên các trí thức, sinh viên người Việt lúc đó chỉ biết đến cộng sản qua hình tượng Đảng cộng sản Pháp là chính, còn biết về Hồ Chí Minh qua đấu tranh giải phóng dân tộc tại quê nhà (cũng có tin tức thường xuyên trên báo Pháp, nhưng anh em phải tìm thêm nhiều nguồn khác nhau để chọn lọc…). Và phải khẳng định rằng từng sinh viên – hội viên của Hội Ái hữu tự tìm hiểu về chính trị chứ không hề có sự tuyên truyền, nhồi sọ, lôi kéo từ bất cứ phía đảng phái nào!

Năm 1945 Đức thua trận, quân đồng minh Anh-Mỹ giao trả nước Pháp cho tướng Le Clerc – tướng bộ binh của De Gaullle, thời kỳ “Cộng hòa thứ tư” bắt đầu. Các trí thức Việt tại Paris đón nhận tin độc lập ở quê nhà 02/9/1945 rất vui mừng, tuy vậy chỉ có thông tin một chiều qua báo Pháp, họ cũng chưa biết được nhân vật Hồ Chí Minh là cộng sản, người của Quốc dân đảng (là của phe đồng minh) hay là một thế lực chính trị nào nữa. Hồi đó báo chí Pháp đưa tin theo chiều hướng: Việt Nam tuyên bố độc lập đối với Nhật (Việt Minh dành lại quyền từ chính quyền Bảo Đại do Nhật dựng lên). Sau này Pháp (Leclerc) đưa quân vào Sài Gòn với chiêu bài giúp Tây (các lực lượng còn lại trên đất Đông Dương) lập lại trật tự tại cựu thuộc địa của mình (mà trước kia đã bị Nhật cướp một cách bất hợp pháp qua việc dựng nên chính phủ Trần Trọng Kim)…

Ở Paris cuộc sống của các trí thức trẻ người Việt cũng có nhiều xáo động. Đức rút đi vơ vét theo hết sạch lương thực nên cuộc sống khá khó khăn. Tuy vậy Pháp vẫn giữ chế độ học bổng tiếp tục cho các sinh viên đang học, còn ai tốt nghiệp rồi thì có thể học tiếp lên hay đi tìm việc làm cho các công ty Pháp, các bác sỹ thì mở phòng khám…đó là một chính sách khuyến khích ở lại học và làm việc tương đối rõ ràng đối với những người là nguồn chất xám đáng quý ngay cả đối với xã hội Pháp. 1945 hầu như không có ai về Việt Nam cũng vì lý do tình hình ở nhà chưa rõ ràng đối với những kẻ xa nhà (mà người ít nhất cũng đã ra đi cách đây 6-7 năm rồi!).

1946 đoàn Việt Nam sang hội nghị Fontainebleau là một sự kiện lớn, được giới trí thức người Việt ở Paris và Pháp rất trông đợi. Hội Ái hữu là một trong những tổ chức tích cực đón tiếp, giúp đỡ đoàn nhất trong suốt thời gian đoàn ở Paris. Pháp đã công nhận Hồ Chí Minh là Chủ tịch hợp hiến, tuy vậy chỉ đối với phần Bắc kỳ thôi, chứ không phải của toàn Việt Nam thống nhất (và đó cũng là chủ đề chính của hội nghị Fontainebleau!). Đoàn gồm: chủ tịch Hồ Chí Minh (thực ra đi đoàn riêng), ông Phạm Văn Đồng – Phó thủ tướng (cụ Hồ kiêm Thủ tướng), Tạ Quang Bửu – bộ trưởng quốc phòng, Vũ Đình Huỳnh – Tham biện phụ trách Lễ nghi, Phan Anh, Hoàng Minh Giám, Dương Bạch Mai, Nguyễn Mạnh Hà… Nhân vật đặc biệt: ông Đỗ Đình Thiện – trợ lý chủ tịch, nhưng thực ra cụ Thiện là “nhà tài trợ” cho chính phủ, mọi chi phí -rất nhiều đấy – cho chuyến đi lịch sử này đều do một tay cụ cống hiến, một nghĩa cử cao đẹp, rất đáng quý! Cụ Hồ thì ở nhà riêng của Aubrac – lãnh tụ kháng chiến của phe Đảng cộng sản (họ chống Đức ngay trên đất Pháp, đối nghịch với phe De Gaulle – sang Anh để chống Đức), còn cả đoàn thì ở khách sạn hạng sang mấy tháng trời. Hội nghị Fontainebleau đi vào bế tắc, 2 điều khoản không thể chấp nhận được là:

-Pháp đòi hỏi Hồ Chí Minh chỉ làm chủ tịch của Bắc kỳ, còn Trung kỳ và Nam kỳ thuộc sự cai quản của Bảo Đại. (Bảo Đại sau này lại mời Diệm đứng ra lập chính phủ, mà Diệm lúc đầu được Mỹ hậu thuẫn, mà đồng minh Anh – Mỹ lại không ủng hộ Mao, đứng chung với Tưởng Giới Thạch ở Hội đồng bảo an LHQ – thế nên mọi chuyện càng rối như canh hẹ! Cũng phải hiểu rõ rằng chính quyền của Bắc kỳ lúc này KHÔNG được sự ủng hộ của Stalin, chứ không thì Pháp đâu có dám ép Việt Nam nhiều như vậy, cũng chả cần gì hội nghị Fontainebleau, “kẻ chiến thắng” mà chỉ “hừ” nhẹ một tiếng thì cái đám quân thất trận như Pháp đời nào dám trái ý!).

-Pháp bắt bí bằng cách đòi đền bù cho các công ty, tài sản của mình nếu Việt Nam cứ đòi độc lập! Ví dụ rõ nhất là đòi đền bù mỏ than Hòn Gai, trước kia triều Nguyễn bán cho Pháp chỉ 10 quan!!! Nay Pháp đòi một cái giá thị trường mà cả chính phủ Việt Nam lúc đó nằm mơ cũng chả có được!

Tất nhiên người Việt ở Pháp càng thấy được bộ mặt trơ trẽn của tên thực dân mới là Pháp, qua đó càng thêm có cảm tình với chính phủ Hồ Chí Minh. Và cũng phải nói Hồ Chí Minh là một chính trị gia kiệt xuất, rất phong độ, uyên thâm và cảm phục được đa số bà con ta ở Pháp lúc đó!

Tạ Quang Bửu trước tốt nghiệp Trung tâm kỹ nghệ Paris, và lần này ông sang là lần thứ hai sau độc lập, lần trước ông đi cùng đoàn Quốc hội với các ông Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng với nội dung chính là “hữu nghị”, cũng đã tiếp xúc nhiều với kiều bào. Với sự giúp đỡ của Trần Ngọc Danh ông đã tiếp xúc với một số trí thức trẻ để đề nghị họ về nước giúp đỡ chính phủ kháng chiến chống Pháp – vì với kết quả hội nghị như thế này, muốn giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc thì chỉ có cách là kháng chiến chống Pháp thôi! Tất nhiên đường lối đó phải được Hồ Chí Minh đồng ý, Bác Hồ có nói chuyện với vài vị, nhưng cứ nói một cách sáo rỗng như báo chí sau này “các trí thức nghe theo lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, về nước kháng chiến” thì e rằng bỏ qua hết tài tổ chức cũng như công sức của bác Bửu và lòng hảo tâm của bác Thiện! Và trước nhất, họ tự nguyện quay về theo tiếng gọi của núi sông!

Không có cuộc “tuyển mộ” ầm ĩ nào, mà qua sự giới thiệu của Nguyễn Khắc Viện, Trần Ngọc Danh ông Bửu đã tiếp xúc với một số người theo ông đánh giá là cần thiết cho kháng chiến sau này, và hội tụ điều kiện để có thể về đợt này. (Trần Ngọc Danh hồi đó là đại sứ ta tại Pháp – chưa có tòa đại sứ, nhân vật đối với kiều bào Paris cũng gây rất nhiều đồn đoán mà không có giải đáp, ví dụ “là em của Trần Phú, người của Quốc tế cộng sản do Nga cử sang…”; sau này ông bị kỷ luật ra khỏi đảng, thực hư không biết thế nào!?). Điều kiện: đó là nhiều người muốn về nhưng đang “kẹt”, và có nhiều người chưa muốn về ngay – không phải ai cũng có đủ số tiền mua vé tàu về nước, và tuy ở Pháp khó khăn, nhưng tình hình ở trong nước vừa qua nạn đói năm Ất Dậu nghe nói còn khủng khiếp hơn nhiều!

Tất nhiên “Hội Ái hữu” là nhóm mà ông Bửu quan tâm tới đầu tiên. Chủ tịch Hội những người An Nam tại Paris lúc đó là Trần Hữu Phương – người Sài Gòn – rất có cảm tình với chủ tịch Hồ Chí Minh – nhưng anh không thể về được vì mới cưới vợ là một cô đầm dòng dõi quý tộc, nên bắt buộc phải theo đạo cùng dòng tu với nhà vợ, không theo kháng chiến được (sau này ông về miền Nam và làm Thống đốc một Ngân hàng). Nguyễn Hy Hiền nhận nhiệm vụ ông Phạm Văn Đồng giao, sang Pháp học thêm về thủy lợi, về sau. Trần Lê Quang chưa về ngay được, vì có về thì anh phải về với gia đình ở Sài Gòn (sau này ông về Nam, làm bộ trưởng bộ giao thông của miền Nam, có hai chị và em gái hoạt động cách mạng nội thành, còn người em trai được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang”; năm 1975 ông là chuyên viên Liên hiệp quốc tại Beirut). Lê Văn Thiêm còn phải sang Đức bảo vệ nốt luận án tiến sỹ, Trần Đức Thảo và Phạm Huy Thông chưa thi xong thạc sỹ (Agrege-còn khó và quý hơn tiến sỹ)… Nhiều bác sỹ đang mở phòng mạch hay kỹ sư đang làm cho hãng Pháp không dễ bỏ ngang (và cũng phải đấu tranh tư tưởng lắm chứ!). Để từ bỏ “kinh đô ánh sáng” mà về bưng biền kháng chiến thì hành động này cũng đòi hỏi rất nhiều lòng dũng cảm, đó vừa là trách nhiệm cao cả (một đi không trở lại) lại vừa là một vinh dự to lớn (được chính phủ đài thọ vé về nước – đó cũng là một khoản tiền lớn thời bấy giờ!). Anh em hồi đó cứ đùa: “giá cụ Thiện có đủ tiền thì tốt nhất mang được hết số lính chiến người Việt về – mấy chục ngàn lính – giúp cụ Hồ đánh Pháp thì chắc là kháng chiến sẽ mau chóng thành công…”

Cuối cùng 4 người được Tạ Quang Bửu giới thiệu để đi cùng tàu, theo đoàn với Bác Hồ về nước năm 1946 (sau hội nghị Fontainebleau) trên chiếc tàu “Dumont d’Urville” là:

-Trần Đại Nghĩa – lúc này vẫn tên Phạm Quang Lễ – về nhận chức thiếu tướng quân đội, cục trưởng Cục Quân giới – là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ông đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong quân đội cũng như ngạch giáo dục, quản lý khoa học – kỹ thuật. Công lao rất lớn của ông là một “nhà quản lý” rất giỏi, trong những điều kiện khó khăn nhất mà phát huy tối đa được sức mạnh tập thể, thế nhưng báo chí sau này cứ hay ca ngợi ông như một “nhà chế tạo vũ khí”, “nhà phát minh” – dễ gây hiểu sai cho vai trò và đóng góp của ông trong lịch sử nước nhà!

-Võ Quý Huân – kỹ sư đúc, chia tay con gái nhỏ với người vợ đầm (gốc Nga – gia đình quý tộc đã lưu vong sau 1917). Người đi đầu trong công cuộc phát triển ngành đúc-luyện kim cho miền Bắc.

-Võ Đình Quỳnh – con đại tư sản miền Trung, kỹ sư mỏ -anh của Võ Đình Bông. Ông về rồi vào Nam, bị kẹt luôn ở đó sau toàn quốc kháng chiến, trở thành nhà buôn gang thép lớn, tuy nhiên cự tuyệt không làm gì cho chính quyền miền Nam. Thế nhưng người em ruột lại khéo đổi tên, sang được Pháp, trở thành đảng viên đảng cộng sản Pháp, rồi đến 1952 lại từ Pháp trở về miền Bắc, sau này cống hiến khá nhiều cho ngành điện-than.

-Trần Hữu Tước – người “nổi tiếng” vì đi đâu cũng dẫn theo con chó, phong thái giống dân Tây – bác sỹ tai-mũi-họng lâu năm ở Paris, đã tốt nghiệp đi làm từ lâu – đi về cùng để dọc đường chăm sóc sức khỏe cho đoàn. Sau này sáng lập ra ngành tai-mũi-họng của miền Bắc Việt Nam.

Theo sự sắp xếp của ông Phạm Văn Đồng, sau đó vài tháng 5 trí thức Paris khác đã về theo tàu “Félix Roussel” (tổ chức mua vé, cho mỗi người 3000 quan để mua áo quần, đồ đạc) về Sài Gòn rồi sau đó được đưa vào chiến khu. Tàu đi đến Singapore thì nghe được tin “toàn quốc kháng chiến”. Gồm có:

-Hoàng Xuân Nhị – cháu của cụ Hoàng Xuân Hãn – Sorbonne (tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp) – giỏi ngoại ngữ, đã dịch Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc… và in ở Paris (cũng như dịch, in Gorky, Mayacovskiy sang tiếng Pháp)! Sau này làm ủy viên phụ trách giáo dục & văn hóa trong Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Sau 1954 làm Chủ nhiệm khoa ngữ văn ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

-Nguyễn Ngọc Nhật – tốt nghiệp Trường Trung tâm Cơ khí Paris, về cùng người vợ đầm. Sau này làm ủy viên phụ trách tôn giáo, mặt trận (bố là lãnh tụ Cao Đài ở Bến Tre, đã tặng hết tài sản cho kháng chiến). Nguyễn Ngọc Nhật chết trong tù tại Sài Gòn, người vợ sau đó quay lại Pháp. (Ông đã chết rất anh dũng, tôi đã có riêng một status về ông!)

-Trần Văn Du – bác sỹ thú y (tốt nghiệp trường Alfort-trường dược và thú y lớn nhất của Pháp – như kiểu Viện Pasteur ở nhà mình). Trong chiến khu ông làm giám đốc một quân y viện của Nguyễn Bình, bị Tây nhảy dù, bắt về Sài Gòn, bị bắt buộc làm việc cho Tây nhưng ông kiên quyết không chịu. Tuy vậy Tây phục tài ông nên cũng không làm khó dễ nhiều, cho ra ngoài làm riêng. Mới mất cách đây mấy năm, trước khi mất ông đã di chúc tặng lại Thành phố HCM cả một cơ sở thực nghiệm và chế biến vắc xin của mình! Ông lấy con gái của ông Thái Văn Toản – thủ tướng thời Khải Định – Bảo Đại, bà là công dân Mỹ nên có thể vì thế Tây phải nể nang mấy phần…

-Nguyễn Văn Thoại – bác sỹ dinh dưỡng, tiến sỹ sinh hóa, có thời gian giúp đỡ cho Bửu Hội (Bửu Hội là nhà bác học Việt Nam có nhiều nghiên cứu về ung thư, có thể nói là nhà bác học Việt Nam nổi tiếng nhất thời đó tại Pháp)-xin về để nghiên cứu về hoạt động của anh em trí thức ở chiến khu như thế nào. Về Nam, ông có đi thực tế một thời gian, nhưng sức khỏe yếu nên xin về. Muốn được đi cùng đoàn từ chiến khu miền Nam đi ra tận miền Bắc, vì theo lời đồn (có thể là ý kiến của ông Bửu Hội) trên đường Trường Sơn có một loại cây rất quý để chữa ung thư, nhưng sức yếu nên không đi được. Sau này quay lại Pháp sống và làm việc, sau 1975 ông thỉnh thoảng về Hà Nội chơi, và có kể là đã có người tìm ra loại cây quý kia, ông đã có mẫu vật trong tay, ở bên Pháp đang tiếp tục nghiên cứu. Kết quả chưa thấy được công bố…

-Nguyễn Hy Hiền – Đại học Cầu đường Quốc gia Paris, về chiến khu đổi tên thành Lê Tâm, nhận chức đại tá quân đội. Kỹ sư quân giới dưới quyền của tường Nguyễn Bình, tác giả súng không giật SS chế tạo tại rừng Sác. Sau khi tập kết ra Bắc ông chuyển sang ngành giáo dục đào tạo, rồi sau đó sang quản lý khoa học – kỹ thuật, và như một cơ duyên, ở nhiều cương vị ông đã song hành cùng người anh cùng trường đại học Cầu đường Paris, người thủ trưởng trực tiếp ở nhiều cơ quan là Trần Đại Nghĩa: Cục Quân giới, trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Ủy ban Khoa học nhà nước, Báo Khoa học thường thức…

-Lê Văn Võ: tốt nghiệp khoa hóa ở cao đẳng Grenoble (giống Võ Quý Huân). Sau này về Ban quân giới ở chiến khu Nam Bộ cùng Lê Tâm, phụ trách chế tạo thuốc súng. Sau khi tập kết ra Bắc làm kỹ sư trưởng của Nhà máy bia Hà Nội – trong vị ngon của bia Hà Nội ngày nay chắc cũng có đóng góp của ông.

Sau 2 đợt các trí thức về nước năm 1946 thì vẫn có lác đác những trí thức hàng đầu thu xếp xong công việc riêng để về, trong hoàn cảnh chiến sự ở nhà đang rất nóng bỏng. Không thể không nhắc tới 3 vị sau:

-Lê Văn Thiêm: cử nhân trường đại học Sư phạm Paris (khoa toán), sau đó làm luận án tiến sỹ và phải sang Đức để bảo vệ. 1948 ông bảo vệ luận án tiến sỹ quốc gia tại Pháp, rồi 1949 ông từ Pháp về Bangkok, rồi đi đường bộ thằng về chiến khu trong bưng biền không qua Sài Gòn, sau đó lại quay lại Bangkok đi Bắc Kinh, từ Bắc Kinh quay về Nam Ninh để cùng phụ trách giáo dục cho trường Khu Học Xá là nơi sơ tán và đào tạo con em cán bộ cách mạng miền Bắc qua (cùng các ông Võ Thuần Nho, Nguyễn Xiển). Sau hòa bình ông là viện trưởng Viện Toán đầu tiên, và có công lớn sáng lập ra những trường đại học đầu tiên của miền Bắc.

-Trần Đức Thảo: cử nhân và thạc sỹ của trường đại học Sư phạm Paris (khoa triết). Ông được chính chủ tịch Hồ Chí Minh mời về nước từ đợt 1946, nhưng ông xin hoãn lại để hoàn thiện luận án tiến sỹ, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về chủ nghĩa Marx-Lê, rồi 1952 mới về. Về số phận vinh quang và cay đắng của ông đã có rất nhiều bài viết… Hãy nhớ, Thảo là nhà triết học đúng nghĩa duy nhất mà Việt Nam ta đã từng có!

-Phạm Huy Thông: nói về các trí thức từ Paris về, không thể bỏ qua ông. Ông sang Pháp năm 1937 để học trên đại học, con người rất tài hoa, nhà thơ mới (ví dụ tác phẩm “Tiếng địch sông Ô”), đã trở thành luật sư từ năm 21 tuổi. Sang Pháp, chắc là về học hàm học vị trong số người Việt không ai nhiều như ông. Là người có uy tín và tích cực bậc nhất tại Hội Ái hữu, năm 1946 ông cùng Hội Ái hữu được cụ Hồ chọn làm những người trợ giúp cho đoàn đi dự hội nghị Fontainebleau, và ông đã quyết định chọn cho mình con đường đấu tranh như con đường của cụ Hồ. Tuy vậy vì lấy vợ đầm nên ông chưa về ngay được, ông chọn con đường đấu tranh vì độc lập ngay trên đất Pháp. Rất có tài tổ chức, ông phụ trách Việt kiều hải ngoại (bây giờ mới có từ Việt kiều), làm giới chức Pháp khá đau đầu, chúng trục xuất ông về Sài Gòn năm 1952, vợ và con cũng theo ông về Việt Nam. Ông tham gia đấu tranh cùng với Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát… rồi bị địch bắt. Cũng như bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn Hữu Thọ… ông đã được trao đổi tù binh và ra miền Bắc năm 1955. Sau này người ta nhớ nhất về ông là Hiệu trưởng Sư phạm Hà Nội và Viện trưởng Viện Khảo cổ, tuy nhiên tài tổ chức và uy tín của ông có lẽ chưa được tận dụng hết!

Ngoài các vị kể trên thì cũng rất nên nhắc tới 2 trí thức từ Pháp về khác:

-Nguyễn Như Kim: “tri thức Việt kiều bất đắc dĩ”. Học trong nước, khi từ chiến khu Việt Bắc được giao mang 18kg vàng sang Thái Lan để mua khí tài cho miền Bắc và chở về bằng tàu biển, ông bị Pháp bắt cho vào tù, và khi thấy ông là tri thức, Pháp đưa cho ông 2 lựa chọn: hoặc bị xử (chắc chết) hoặc “phải” sang Pháp học, và tất nhiên ông phải chọn phương án 2 (chứ không phải như người ta hay viết, trong tù nhưng vẫn “xin ý kiến tổ chức” và “tương kế tựu kế, sang Pháp trau dồi kiến thức và chờ lệnh” – cuộc sống nhiều khi có những lý lẽ khác với người đời tô vẽ!). Ông học về điện và vô tuyến điện (có thể nói ông là người đầu tiên được học bài bản về điện tử chân không thời đó). Quả là lòng yêu nước vẫn không nguôi ngoai trong ông, nên sau 1954 khi được ông Tạ Quang Bửu gửi lời mời, ông đã thu xếp để đưa cả vợ con về nước. Ông làm chủ nhiệm khoa Cơ-Điện đầu tiên tại ĐH Bách Khoa Hà Nội (sau là khoa Điện-Điện tử) và sau là viện trưởng Viện Thông tin…

-Lê Bảo: học trường Hàng hải tại cảng quân sự Toulon (cũng là một trường rất nổi danh ở Pháp) – có thể nói là người được đào tạo bài bản nhất về đóng tàu. Sau 1954 ông đã về miền Bắc và khi đó khoa Cơ-Điện của ĐH Bách khoa được tách ra, ông làm chủ nhiệm khoa Cơ khí, tuy vậy sau này ông chưacó dịp áp dụng kiến thức về bộ môn đóng tàu…

Nhìn lại tiểu sử tóm tắt của các tri thức quay về từ Pháp, ta có thể thấy mấy điểm chung sau:

-họ là những NGƯỜI YÊU NƯỚC, họ tự nguyện về nước, biết trước sẽ vô cùng gian khổ, xuất phát từ ý nguyện “đáp lời sông núi”, đa số chỉ trở thành đảng viên sau này.

-không có ai trở thành cán bộ lãnh đạo ở những cương vị chủ chốt cao nhất, tuy vậy tất cả họ đều đã áp dụng vốn kiến thức được học bên Pháp trên mọi cương vị. Đất nước chưa tận dụng hết khả năng của họ (cũng như chưa thu hút được hết trí thức giỏi khác từ Pháp về), khá đáng tiếc!

-6 người trong số họ được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về thành tựu khoa học-kỹ thuật: Lê Văn Thiêm,Trần Đại Nghĩa, Lê Tâm, Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước.

-là những tri thức thự thụ, họ đã sống hết mình và không có kẻ nào luồn cúi cầu vinh, cầu lợi. Họ xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ sau noi theo!

P.S.
Căn nhà của Hội Ái hữu – đ/c 11 Rue Jean de Bauvais, quận 5 Paris – được các hội viên góp tiền mua lại năm 1942. Người đóng góp nhiều nhất – 40% giá tiền mua – là Lâm Ngọc Huấn – một người Tàu Chợ Lớn, sang Paris chả học gì, chủ yếu ăn chơi thôi, tuy vậy rất ủng hộ Việt Minh và cụ Hồ (sau này về miền Nam làm Sở Mật vụ thì phải?!), và anh Tuyên, con một địa chủ miền Nam, học hội họa tại London. Bây giờ vẫn là trụ sở của Hội Việt kiều yêu nước tại Paris.

Chưa từng có cuộc gặp lại nào có tương đối đầy đủ những tri thức từ Pháp về.

Các nhân vật của status này đại đa số đã thành người thiên cổ, theo tác giả thì hiện nay chỉ còn 2 cụ đều đã ngoài 90: Lê Tâm (tức Nguyễn Hy Hiền), Lê Bảo (cả hai đều ở Hà Nội).

Chắc bài viết mang tính chủ quan, còn có nhiều sai sót, xin bạn đọc lượng thứ và góp ý thêm!

Nguồn: @Nam Nguyen.
https://m.facebook.com/photo.php?fbid=815184748543464&id=100001558398112&set=a.445137485548194

Toàn dân Venezuela xuống đường…

Image may contain: outdoor
Hong Ha

Toàn dân Venezuela xuống đường, không vủ khí, không bom xăng, chỉ bằng Ý Chí Cương Quyết thay đổi chính quyền Cộng Sản và họ xuống đường sau 3 ngày Trump lên tiếng muốn thấy 1 chính quyền mới không Cộng Sản ở Venezuela. VN Tôi đâu? Bạn không lên tiếng, bạn không xuống đường hò hét, ai nghe ai biết bạn khổ?

BAO GIỜ ĐẾN LƯỢT MỸ ỦNG HỘ VIỆT NAM?

Image may contain: 1 person, suit and closeup
Image may contain: 1 person, crowd and outdoor

Phạm Thành is with Hoa Kim Ngo and 12 others.

BAO GIỜ ĐẾN LƯỢT MỸ ỦNG HỘ VIỆT NAM?

Hôm nay, 24.1.2019, cả phe đối lập và phe ủng hộ tổng thống Manduro đều xuống đường biểu tình phản đối chế độ xã nghĩa và tổng thống Venezuela – Maduro.

Đây là điều khác hẳn so với các cuộc biểu tình trước đây của dân Venezuela phản đối Maduro và chế độ xã nghĩa.

Đặc biệt: “Ngay trước thềm cuộc biểu tình diễn ra, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát đi thông điệp ủng hộ qua một clip bằng tiếng Tây Ban Nha: “Thay mặt cho tổng thống Donal Trump và toàn thể nhân dân Mỹ, hãy cho phép tôi bày tỏ sự ủng hộ không lay chuyển của Hoa Kỳ khi các bạn, nhân dân Venezuela cất lên tiếng nói đòi tự do của mình vào ngày mai. Chúng tôi tuyên bố sát cánh cùng các bạn. Chúng tôi sẽ ở bên các bạn tới khi nền dân chủ được khôi phục và giành lại được sự tự do”. Lời lẽ của ông Pence cho thấy quyết tâm của ông Trump là đạt bằng được mục tiêu xóa bỏ CNXH ở đất nước này như trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hồi năm ngoái. (trich bài của fb Trần Đình Thu”.

Tôi có niềm tin vững chắc rằng, chế độ xã nghĩa của Venezuela sẽ bị xóa xổ cùng với tổng thống Maduro bị lật nhào trong thời gian này.

Có rất nhiều lý do dẫn đến kết quả này. Nhưng lý do rất quan trọng là nước Mỹ đã công khai lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ sự thay đổi này.

Bao giờ thì Mỹ công khai lên tiếng ủng hộ dân Việt Nam vùng lên xóa bỏ xã nghĩa và xóa bỏ cộng sản cầm quyền thì công cuộc đấu tranh của dân Việt Nam cũng sẽ vùng lên mạnh mẽ như dân Venezuela.

Bao giờ đến lượt Việt Nam, nước Mỹ và ngài Trump ơi?

Qua đời vì ung thư, cô gái 27 tuổi người Úc để lại tâm thư gây bão MXH

Qua đời vì ung thư, cô gái 27 tuổi người Úc để lại tâm thư gây bão MXH

 “Hãy tận hưởng và sống trong khoảnh khắc đẹp thay vì mải mê ghi lại mọi thứ qua màn hình điện thoại. Cuộc sống không phải để sống qua màn hình, cũng không phải để có được bức ảnh đẹp một cách hoàn hảo.”

Holly Butcher, 27 tuổi, đến từ Grafton, New South Wales, Australia mới qua đời vào ngày 4/1 vì căn bệnh ung thư xương. Ở độ tuổi đấy, con người ta bắt đầu mơ ước đến một cuộc sống ổn định cùng với gia đình nhỏ. Nhưng với Holly, còn một khoảng cách rất xa mà có lẽ không bao giờ có thể với tới ước mơ ấy được.

Trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác, Holly Butcher đã viết một lá thư ngỏ để gửi tới tất cả mọi người trong cuộc sống này, để nói về cách sống mãn nguyện mỗi ngày của chính mình khi cô đang trên chặng hành trình cuối cùng đi tới kết thúc. Lá thư đã được gia đình cô gái chia sẻ trên mạng xã hội chỉ vài giờ sau khi cô trút hơi thở cuối cùng.

Cô từng là người đại diện cho bang đi thi đấu bóng quần và khúc côn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian chiến đấu với bệnh tật, cô nhận thấy cơ thể mình ngày càng yếu ớt và không thể điều khiển cơ thể như trước được nữa. Bức thư được đăng tải lên tài khoản Facebook của Holly Butcher ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với 64.000 lượt thích, 56.000 lượt chia sẻ và rất nhiều bình luận, những con số vẫn đang tăng lên theo từng giờ.

“Thật sững sờ khi bạn nhận ra và buộc mình phải chấp nhận cái ch.ế.t khi bạn mới chỉ 26 tuổi. Đó là điều tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới. Từng ngày trôi qua và tôi hi vọng cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn, cho tới khi điều không mong muốn đã xảy ra.

Tôi đã luôn hình dung trong đầu xem mình già đi thì sẽ thế nào, có nếp nhăn này, tóc bạc đi này, tôi sẽ lo toan vất vả vì gia đình với những đứa con, một gia đình mà tôi sẽ gây dựng với người đàn ông của cuộc đời mình. Tôi đã khát khao những điều ấy rất nhiều và giờ đây, mọi sự càng trở nên khó khăn.

Đó chính là cuộc sống. Cuộc sống mong manh, quý giá và khó đoán. Mỗi ngày được sống là một món quà, mà đôi khi chúng ta quên mất phải trân trọng.

Giờ tôi 27 tuổi. Tôi không hề muốn phải ra đi. Tôi yêu cuộc sống của mình. Tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi có nhiều thứ muốn làm cho những người tôi yêu thương. Nhưng đến bây giờ, những điều đó đều nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi.

Chợ Úc – Việc Làm Nhà Ở Tại Úc

Tôi không viết lá thư này để mọi người cảm thấy ghê sợ cái ch.ế.t, tôi thích ý nghĩ rằng ch.ế.t là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta thường cố tình không chấp nhận sự thật. Tôi muốn nói về cái ch.ế.t, dù đó là một việc không dễ. Tôi muốn những ai còn được sống khỏe mạnh trong cuộc đời này hãy thôi lo lắng về những điều nhỏ nhặt, vô nghĩa trong cuộc sống.

Đừng quên rằng mỗi chúng ta, ai rồi cũng đều có chung một kết cục, vì thế hãy làm những gì có thể để thời gian của bạn trở nên đáng giá, dù những điều điên rồ, ngớ ngẩn thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Tôi có rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cuộc đời trong những ngày tháng cuối cùng này. Có khi giữa đêm khuya, những suy nghĩ mông lung lại xuất hiện trong đầu tôi.

Tôi nhớ lại những khi mình buồn rầu vì những điều mà giờ đây tôi cảm thấy chúng thật hài hước. Vậy nên, những khi bạn như vậy, hãy nghĩ về những người đang thực sự phải đối diện với những vấn đề trầm trọng.

Hãy biết ơn vì bạn chỉ gặp phải những vấn đề nhỏ nhặt và rồi bạn cũng sẽ vượt qua thôi. Những điều bực mình vẫn sẽ xảy ra nhưng xin bạn đừng quá để tâm, đừng cho phép những điều đó khiến bạn gây ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh.

Khi đã hiểu ra rồi, hãy bước ra ngoài, hít thở thật sâu, nhìn ngắm bầu trời và những cái cây, bạn sẽ thấy mọi thứ thật đẹp đẽ. Rồi bạn sẽ hiểu ra rằng bản thân may mắn thế này khi vẫn còn làm được một điều thật đơn giản như thế – hít thở.

Bạn có thể bị kẹt xe, có thể bị thiếu ngủ vì chăm con, người thợ cắt tóc bạn ngắn hơn yêu cầu, móng tay vừa sơn đã bị xước, vòng 1 quá nhỏ, da bạn bị rạn, bụng hơi to… Hãy mặc kệ những chuyện nhỏ ấy đi.

Tôi thề rằng bạn sẽ thấy những chuyện đó quá bé nhỏ nếu cuộc sống của bạn bất ngờ gặp biến cố lớn. Những chuyện đó chẳng nhằm nhò gì khi bạn nhìn cuộc sống một cách thoáng hơn.

Tôi đã phải chứng kiến cơ thể mình suy kiệt dần mà không thể làm gì được, tất cả những gì tôi mong muốn chỉ là có thể trải qua thêm một sinh nhật và một Giáng sinh nữa ở bên gia đình, và rồi tôi lại muốn sống thêm một ngày nữa để dành thời gian bên người yêu và chú cún cưng. Tôi chỉ cần thêm một ngày nữa mà thôi.

Tôi nghe người ta hay than phiền về công việc quá chán chường, về việc không có động lực tập thể dục, nhưng họ quên mất phải biết ơn vì cơ thể của họ có đủ khả năng để làm tất cả những điều đó. Lao động, luyện tập mỗi ngày nghe có vẻ là điều quá bình thường, cho tới khi cơ thể của bạn không còn cho phép bạn làm được những điều đó nữa.

Hãy trân trọng sức khỏe và cơ thể của bạn, cho dù đó không phải là vóc dáng lý tưởng bạn mơ ước. Hãy chăm sóc cơ thể, hãy vận động, nuôi dưỡng nó thật tốt, đừng ám ảnh tiêu cực về cơ thể mình.

Có sức khỏe tốt quan trọng hơn là có cơ thể đẹp. Ngoài ra, hãy cố gắng tìm ra niềm vui dành cho tinh thần mình. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận ra rằng những điều hoàn hảo được thể hiện trên mạng xã hội, vốn luôn khiến bạn bất an khi đem ra so sánh với bản thân mình, chỉ là chuyện rất nhỏ.

Bất cứ tài khoản mạng xã hội nào khiến bạn cảm thấy bất an về bản thân, hãy ẩn tài khoản đó đi. Bạn cần phải mạnh mẽ bảo vệ những cảm nhận tích cực của bạn về chính mình.

Hãy biết trân trọng những ngày bạn khỏe mạnh, và ngay cả những ngày bạn không khỏe vì bị cúm, đau lưng, chệch mắt cá chân… Cũng hãy biết ơn vì đó không phải những bệnh tình trầm trọng và rồi nó sẽ biến mất thôi. Hãy than thở ít hơn nhé, hãy giúp nhau nhiều hơn nữa.

Hãy cho đi, thực sự bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Tôi ước gì mình đã giúp đỡ những người xung quanh nhiều hơn nữa. Kể từ khi bị bệnh, tôi đã gặp được rất nhiều người tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ tôi, thậm chí có cả những người xa lạ tôi không biết; có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đền đáp lại được những tấm lòng bao dung ấy. Tôi sẽ không bao giờ quên và sẽ luôn biết ơn những người đó.

Khi bạn sắp ra đi, bạn sẽ không nghĩ tới việc đi ra ngoài mua sắm như bạn vẫn thường làm lúc còn khỏe mạnh. Lúc này, bạn nhận thấy mình thật ngốc nghếch khi đã tiêu quá nhiều tiền vào mua sắm.

Hãy mua quà tặng cho những người thân yêu thay vì chỉ chăm chăm nghĩ xem mình nên mua gì. Thứ nhất, chẳng ai quan tâm nếu bạn mặc một chiếc váy hai lần đâu. Thứ hai, bạn chắc chắn sẽ thấy rất vui nếu mời mọi người đi ăn nhà hàng, đi uống cà phê hoặc dành thời gian nấu nướng ở nhà.

Hãy biết trân trọng thời gian của mọi người. Đừng bắt họ phải chờ đợi mình, hãy luôn đúng giờ. Hãy trân trọng khi bạn bè muốn dành thời gian bên bạn.

Năm nay, gia đình tôi đón một Giáng sinh mà không có quà đặt dưới gốc cây thông, nhưng ai ai cũng cảm thấy hài lòng vì không phải chịu áp lực đi mua sắm trong dịp cuối năm bận rộn này. Chúng tôi dành thời gian để viết những tấm thiệp với những dòng thật chân thành để trao cho nhau. Chúng tôi đã thẳng thắn nhìn nhận rằng mua quà cho tôi lúc này không còn nhiều ý nghĩa.

Thật lạ lùng! Nghe có vẻ buồn, nhưng những tấm thiệp đem lại cho tôi nhiều cảm xúc hơn những món quà tôi từng nhận được.

Hãy sử dụng tiền của bạn vào những trải nghiệm ý nghĩa, hay ít nhất cũng đừng bỏ lỡ những trải nghiệm chỉ vì bạn đã tiêu hết tiền vào mua sắm.

Hãy đắm chìm mình vào thiên nhiên. Hãy tận hưởng và sống trong khoảnh khắc đẹp thay vì mải mê ghi lại mọi thứ qua màn hình điện thoại. Cuộc sống không phải để sống qua màn hình, cũng không phải để có được bức ảnh đẹp một cách hoàn hảo. Hãy tận hưởng thực sự khoảnh khắc đáng nhớ! Đừng cố gắng ghi lại khoảnh khắc để khoe với người khác.

Đôi khi hãy thức dậy sớm để nhìn ngắm thế giới xung quanh. Hãy nghe nhạc, thực sự lắng nghe. Âm nhạc là một liều thuốc tốt. Những bài hát cũ luôn là những bài hát hay nhất.

Hãy ôm lấy chú cúng cưng của bạn. Nói thật, nếu phải đi xa, tôi sẽ nhớ nó lắm.

Hãy trò chuyện với bạn bè, hãy hỏi xem dạo này họ thế nào, đừng chỉ nhớ nhau qua điện thoại.

Hãy đi du lịch nếu đó là đam mê của bạn, còn nếu không phải điều bạn muốn thì không cần phải đi.

Hãy làm việc để sống, đừng sống chỉ để làm việc.

Hãy làm những gì bạn cảm thấy hạnh phúc.

Hãy ăn những gì bạn thích, chẳng việc gì phải từ chối chỉ vì sợ béo.

Hãy mạnh dạn nói “không” với những điều bạn không muốn làm.

Đừng cố sống cuộc đời mà những người khác cho rằng thế mới là hoàn hảo. Có thể bạn chỉ muốn sống một cách bình lặng và như thế mới là ổn nhất cho bạn.

Hãy nói với những người bạn yêu thương rằng bạn yêu họ mỗi khi có cơ hội, và hãy yêu thương họ bằng tất cả những gì bạn có.

Cũng phải nhớ rằng nếu có ai hay điều gì khiến bạn cảm thấy khổ sở, thì bạn hoàn toàn có sức mạnh để thay đổi, dù là trong công việc, tình yêu hay bất cứ điều gì khác. Hãy mạnh mẽ thay đổi. Bạn không biết chắc chắn mình có bao nhiêu thời gian sống trên đời này, vì vậy, đừng lãng phí thời gian vì buồn khổ. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nó đúng đấy.

Một điều cuối cùng, nếu bạn có thể hãy làm việc tốt cho nhân loại và bản thân mình bằng cách hiến máu thường xuyên. Việc làm này khiến cho bản thân cảm thấy tuyệt vời khi cứu được những sinh mạng khác. Người hiến máu đã giúp tôi sống thêm một năm nữa – một năm mà tôi sẽ mãi mãi biết ơn. Bởi vì tôi được sống trên đời cùng gia đình, bạn bè. Một năm mà tôi đã có những thời gian tuyệt vời nhất trong đời.

Tạm biệt!

Holly.”

 From: Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang 

Phim Silent Night…

 Phim Silent Night…

 Phim có nội dung từ một Câu chuyện có thật trong đêm Giáng Sinh 1944

 Elisabeth Vincken, một phụ nữ Đức vì trốn tránh chiến tranh nên đưa con trai 12 tuổi của mình tên là Frisbey lánh xa trong rừng thẳm trong một căn nhà gỗ. Tuy rằng xa xa vẫn nghe được tiếng súng vọng lại, nhưng một nơi hoang vắng thế này, nghe chừng như an toàn. 

Đêm Noel, hai mẹ con mong đợi ông bố đang làm việc trên thị trấn quay về đây đoàn tụ ăn bữa cơm Noel. Elisabeth có nuôi được một con gà béo đặt cho nó cùng tên với viên phó tướng của Hitler là Hermann Göring. Cô mong muốn đợi chồng về sẽ thịt con gà trống này để cả nhà thưởng thức. 

Hôm ấy, tuyết phủ dầy đặc, che lấp đi tất cả mọi nẻo đường trên núi, hy vọng người bố trở về thực sự là mỏng manh. 

Đột nhiên có tiếng gõ cửa, cậu bé Frisbey tưởng rằng bố đã về chạy ra mở cửa, nhưng mẹ cậu ngăn cậu lại, thổi tắt nến và tự mình ra mở cửa, hai người lính đội mũ sắt xuất hiện trước cửa, một người nữa bị thương nằm lê trên tuyết, máu rỉ nhuộm đỏ một vùng. Họ dùng tiếng Anh để giải thích cho cô điều gì nhưng cô không hiểu, trong tiềm thức cô đã biết rằng đây là quân địch, sự nguy hiểm rất có thể xẩy ra. Đây chính là ba người lính Mỹ thuộc sư đoàn 8 binh đoàn 121 bộ binh do bão tuyết nên đã lạc đến đây, họ bị lạc trong rừng đã ba ngày, mệt mỏi, đói rét và nhiều vết thương đang dằn vặt họ.Người nằm trên tuyết bị thương ở đùi, mất rất nhiều máu, cái chết như đang  rình rập với anh. Họ mang trên mình súng đạn, có thể ập vào nhà cưỡng chiếm, nhưng họ vẫn lịch sự, gõ cửa và xin phép chủ nhân cho vào. 

Elisabeth dựa vào cửa nghe những lời năn nỉ mà cô không nghe rõ nhưng cô hiểu được họ muốn gì và giang tay mời họ vào. Cô để người lính bị thương nằm lên giường mình, xé khăn trải giường băng bó vết thương cho anh, gọi con trai đi giết gà và gọt khoai tây để chuẩn bị đồ ăn tối của đêm Noel. 

Chẳng mấy chốc, căn nhà nhỏ đã thơm lừng mùi gà nướng, và rồi Elisabeth phát hiện một người trong họ nói được tiếng Pháp, cô và họ bắt đầu giao lưu và không khí căng thẳng dần dần tan đi. 

Chốc lát, lại có tiếng gõ cửa, cậu bé cho rằng có lẽ lại có thêm quân Mỹ bị lạc, chạy ra mở cửa thì phát hiện bốn lính Đức đứng ở cửa. Frisbey đứng ngây người, bởi cậu ta đã được dậy dỗ quy định của Đức quốc xã nếu như nuôi giữ kẻ địch trong nhà sẽ bị giết không tha thứ. Lúc ấy Elisabeth bước ra niềm nở chào các lính Đức bằng câu : “Merry Christmas”, rồi nghe viên hạ sĩ giải thích nhóm người bị lạc trong rừng, muốn ngủ nhờ một đêm. Elisabeth tươi cười mời họ vào và nói:” Mời các anh vào nhà cho ấm và cũng mời các anh chung vui bữa tối Noel an lành với chúng tôi. Nhưng gia đình chúng tôi còn có một số vị khách khác, họ không phải bạn của các anh nhưng rất mong sự dung nạp của các anh với họ.”, sĩ quan Đức lập tức cảnh giác hỏi:” Trong đấy là ai? có phải quân Mỹ?” , Elisabeth trả lời phải và nói tiếp:” Đêm nay là đêm bình an, không ai được hành sự ở đây, xin các vị bỏ vũ khí ngoài cửa cho”, quân Đức nhìn chằm chặp vào Elisabeth, cuối cùng cũng bỏ súng ngoài cửa rồi mới bước vào căn nhà gỗ.

 Lập tức, không khí trong căn nhà căng thẳng hẳn, một lính Mỹ đã nhanh tay rút súng chuẩn bị bắn vào quân Đức, nhưng Elisabeth đã lớn tiếng chặn lại, cô dùng tiếng Pháp lặp lại câu vừa nói ngoài cửa với lính Đức:” Đêm nay là đêm bình an, không ai được hành sự ở đây, đưa súng cho tôi.”, sau đó cô sắp xếp cho hai bên binh lính ngồi xen kẽ quanh bàn ăn, do nhà hẹp nên họ ngồi sát vào nhau, vai chạm vai, còn Elisabeth thì tươi cười đi chuẩn bị đồ ăn.

Đồ ăn trong bếp tỏa hương thơm lừng, cô vừa làm việc vừa nhiệt tình nói chuyện vui vẻ, không khí căng thẳng tan đi. Sau đó, lính Mỹ moi thuốc lá ra mời lính Đức, lính Đức lấy chai rượu vang và bánh mì ra góp vui. Một lính Đức lấy dụng cụ cấp cứu của mình ra để băng bó lại vết thương cho người lính Mỹ bị thương, anh ta là quân y, biết tiếng Anh, giải thích cho lính Mỹ biết vết thương bởi gặp trời lạnh, chưa bị nhiễm trùng, chỉ có mất máu quá nhiều, nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi. Sự nghi kỵ đề phòng lúc này hầu như đều đã tiêu tan. 

Đồ ăn được bầy ra, Elisabeth chắp tay cầu nguyện trước khi ăn, mắt cô rớm lệ và thành khẩn nói khẽ:” Cảm ơn ân điển của Chúa, ban cho chúng con niềm vui trong sự khủng khiếp của chiến tranh, được đoàn tụ một cách hòa bình trong căn nhà này. Trong đêm Noel an lành, chúng con xin thề rằng sẽ không phân biệt thù địch, hữu ái bên nhau, cùng nhau chia sẻ bữa cơm Noel đậm đà tình nghĩa này. Chúng con nguyện cầu cho chiến tranh mau kết thúc để mọi người bình yên trở về quê nhà.”, lời nguyện vừa hết, khuôn mặt các binh lính đã tràn trề nước mắt. Mọi người bị xúc động với những lời cầu nguyện của Elisabeth, trong khoảnh khắc, mọi thù hận, căm ghét mà trên chiến tuyến dồn lại bỗng chốc tiêu tan thành mây khói, trong thâm tâm họ chỉ nghĩ đến gia đình, quê hương và người thân, một sự khát khao hoà bình trào dâng. 

Sau bữa ăn, họ cùng nhau bước ra khỏi căn nhà gỗ, lúc đó, bão tuyết đã ngưng, bầu trời đêm lấp lánh ánh sao, mọi người không ai bảo ai, cùng nhau ngẩng mặt tìm kiếm ngôi sao Bethlehem ( Star of Bethlehem).

 (Đêm Giáng Sinh cũng làm chúng ta nhớ đến câu chuyện Ba Vua (Three Kings hay Magi) đến từ phương Đông, họ đã tìm ra nơi Chúa sinh ra đời để chiêm bái nhờ hướng theo ánh sao rực sáng trên hang đá ở Bethlehem. Ngôi sao sáng được gọi là Ngôi Sao Bethlehem (Star of Bethlehem) vì không ai biết ngôi sao ấy tên gì. Có nhiều giả thuyết về sự xuất hiện của ngôi sao ấy. Có thể đó là biểu hiện huyền bí hay là một phép lạ đánh dấu sự ra đời của Chúa Jesus. ) 

Sau đó, 7 người lính đã từng là thù địch giết chóc nhau trên chiến trường lại cùng nhau ngủ chung dưới một mái nhà, họ trải qua một đêm bình an ấm áp, yên lành, đầy kịch tính… 

Sáng hôm sau, Elisabeth nấu đồ ăn sáng cho mọi người rồi hai bên chia tay nhau lên đường, sĩ quan Đức căn dặn hướng trận địa của quân Đức để ba người lính Mỹ khỏi đi nhầm đến đấy, họ còn làm một cái cáng để cho người lính Mỹ bị thương nằm. Hai bên đều lưu luyến bắt tay từ biệt Elisabeth và cậu con trai Frisbey rồi ra đi ở hai hướng khác nhau. 

Câu chuyện chưa kết thúc, 14 năm sau, 1958, cậu bé Frisbey đã 26 tuổi, anh đã kết hôn và di dân sang Mỹ. Anh cư trú tại Hawaii và mở một tiệm bánh Pizza. Sau đó, anh có viết lại câu chuyện này và gửi cho nhà xuất bản “Reader’s Digest”, bởi đã nhiều năm nay, Frisbey ao ước được gặp lại những người trong cuộc buổi tối hôm ấy. 

Năm 1995, đài truyền hình Mỹ tiết mục ” unsolved mysteries” đã đem câu chuyện này quay thành phim và chiếu trên kênh tivi, không bao lâu, một nhân viên dưỡng lão viện ở thị trấn vùng Maryland gọi điện thoại cho người phụ trách tiết mục, nói rằng ở nơi đây có một người lính già hay kể cùng một câu chuyện như vậy. 

Người lính đó là một trong ba người lính Mỹ đêm hôm đó, ông tên là Ralph. Rất nhanh, họ bố trí cho hai người gặp mặt, xa cách sau 50 năm, Frisbey và Ralph lại gặp nhau, hai người ôm nhau cảm động đến khóc. Ralph nức nở:” Mẹ cậu đã cứu sống chúng tôi”, sau đấy Frisbey lại tìm được thêm một người lính Mỹ, nhưng những lính Đức thì không tìm lại được. 

Năm 2002, Frisbey qua đời, cùng năm ấy, một hãng phim Hollywood có dựng lại câu chuyên này thành phim lấy tên là ” The Silent Night ” ( Đêm yên tĩnh ). 

Câu chuyện chỉ ra cho chúng ta thấy, Elísabeth chỉ là một phụ nữ người Đức bình thường, trong cuộc chiến tàn khốc, bà đã dũng cảm ngăn chặn giết chóc, giữ được sự tôn nghiêm của nhân tính. Hiển nhiên, dũng khí của bà, bắt nguồn từ tình yêu bác ái của Chúa GiêSu, và lòng trắc ẩn nhân đạo vốn có của loài người. Thiện tâm của bà, vượt lên trên sự thù địch, vượt trên cả chủng tộc, quốc gia, đánh thức nhân tính trong thâm tâm của hai phía thù địch. Chính bởi sự bất diệt của lòng nhân đạo là điều quí giá để bảo đảm nền hòa bình trên trái đất. 

Trong lúc chúng ta hân hoan đón mừng ngày lễ thiêng liêng này, hãy tĩnh tâm hồi ức ý nghĩa chân chính của Noel, lấy tinh thần cao đẹp của Chúa và tình yêu thương nhân bản, hóa giải hận thù, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, không chiến tranh, không bạo loạn, không khủng bố, cùng nhau trải qua những đêm vui tươi và an lành.

https://www.youtube.com/watch?v=nEH7_2c644Q (Silent Night avec Paroles | chant de Noël)

Silent night, holy night!

All is calm, all is bright.

Round yon Virgin, Mother and Child.

Holy infant so tender and mild,

Sleep in heavenly peace,

Sleep in heavenly peace

 Silent night, holy night!

Shepherds quake at the sight.

Glories stream from heaven afar

Heavenly hosts sing Alleluia,

Christ the Savior is born!

Christ the Savior is born 

Silent night, holy night!

Son of God love’s pure light.

Radiant beams from Thy holy face

With dawn of redeeming grace,

Jesus Lord, at Thy birth

Jesus Lord, at Thy birth

 Fb Trương Văn Tân

CUỘC SỐNG LUÔN CẦN SỰ QUAN TÂM

CUỘC SỐNG LUÔN CẦN SỰ QUAN TÂM

Sau khi chịu phép rửa của Thánh Gioan, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai.  Ngài rao giảng Tin mừng.  Đi liền với lời rao giảng là các phép lạ.  Bài Tin mừng hôm nay tường thuật phép lạ Ngài biến nước thành rượu ngon theo lời thỉnh cầu của Đức Mẹ.  Đây là phép lạ đầu tiên của Ngài.  Qua phép lạ này, chúng ta thấy được những bài học về sự quan tâm: Sự quan tâm của Đức Mẹ; sự quan tâm của Chúa Giêsu và sự quan tâm của các gia nhân.

  1. Sự quan tâm của Đức Mẹ

 Đi dự đám cưới để chúc mừng hạnh phúc của đôi tân hôn là chuyện bình thường trong cuộc sống.  Đặc biệt khi con người có những mối liên hệ: ruột thịt, họ hàng, bạn bè, làng xóm láng giềng với nhau.  Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết Chúa Giêsu và Mẹ Maria đi dự tiệc cưới.  Chắc chắn gia đình chủ tiệc có liên hệ gì đó với Mẹ Maria và Chúa Giêsu.  Thông thường, những người được mời đến dự tiệc sẽ được sắp xếp ngồi vào chỗ đã chuẩn bị trước và được gia chủ tiếp đón một cách chu đáo.  Đức Mẹ và Chúa Giêsu là khách mời, và có lẽ là khách mời danh dự nên sẽ được sắp xếp vào chỗ ngồi đặc biệt.  Nhưng tại sao Đức Mẹ lại biết chủ tiệc hết rượu?  Vì Mẹ quan tâm đến gia chủ.  Mẹ quan sát và thấy gia chủ bối rối.  Mẹ tìm hiểu và thấy họ hết rượu.  Đúng như người ta nói: Bác ái là tìm tòi.  Tìm sự thiếu thốn của người khác để quan tâm, để giúp đỡ.  Giúp đỡ như thế nào đây?  Đức Mẹ đã nghĩ đến Chúa Giêsu.  Vì Mẹ tin tưởng chỉ có Con của Mẹ mới có thể giải quyết được chuyện này.  Thế là Mẹ đã mạnh dạn đặt vấn đề với Chúa Giêsu, Con của Mẹ: “Họ hết rượu rồi” (x. Ga 2,3).  Vai trò của Mẹ là như thế: Cầu bầu.  Việc còn lại là của Chúa Giêsu.  Mặc dầu, câu trả lời của Chúa Giêsu có vẻ lạnh nhạt: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?  Giờ của tôi chưa đến” (x. Ga 2,4).  Nhưng Mẹ vẫn tin tưởng Chúa Giêsu sẽ làm gì đó để giúp đỡ chủ tiệc.  Bằng chứng là Mẹ đã bảo những người giúp việc “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (x. Ga 2,5).

Mẹ Maria có mặt ở tiệc cưới Cana là do lời mời của gia chủ, và cũng là do sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.  Ngày hôm nay, nhiều gia đình đang thiếu thốn cách này cách khác: Thiếu thốn sự quan tâm, thiếu thốn tình yêu, thiếu thốn miếng cơm manh áo, bị bệnh tật…  Hãy mời Mẹ về với gia đình, hãy dâng những nỗi khổ, những sự thiếu thốn của gia đình chúng ta cho Mẹ.  Mẹ sẽ sẵn sàng cầu bầu cùng Chúa giúp đỡ gia đình chúng ta như xưa Mẹ đã cầu bầu cùng Chúa giúp đỡ gia đình tiệc cưới tại Cana.

  1. Sự quan tâm của Đức Giêsu

 Trong suốt 3 năm rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu hằng luôn quan tâm đến mọi hạng người để giúp đỡ, để biến đổi, để chữa lành.  Riêng trong đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Ngài quan tâm đến lời yêu cầu của Đức Mẹ.  Khi Mẹ Maria đề nghị Ngài cứu giúp gia tiệc, Chúa Giêsu trả lời cho Mẹ biết “Giờ Ngài chưa đến” (x. Ga 2,4).  Mặc dầu giờ chưa đến nhưng do lời thỉnh cầu của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Điều đó chứng tỏ Ngài quan tâm đến Mẹ.  Sự quan tâm đó còn được thể hiện qua việc Ngài trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ.  Từ đó, Mẹ trở thành mẹ của mỗi người chúng ta.  Mẹ hằng yêu thương giúp đỡ chúng ta khi còn sống cũng như khi đã về trời.  Vì vậy, Giáo hội thường gán cho Mẹ các tước hiệu như: Đấng bênh vực, Mẹ Phù hộ, Mẹ cứu giúp, Đấng làm trung gian (x. LG 62).

Chúa Giêsu không những quan tâm đến Đức Mẹ mà Ngài còn quan tâm đến chủ tiệc và đôi tân hôn, tức là quan tâm đến đời sống gia đình.  Đám cưới là niềm vui lớn nhất trong đời của đôi tân hôn.  Chính vì vậy, cả đôi tân hôn và cả gia đình chủ tiệc đều mong muốn có một niềm vui trọn vẹn.  Thế mà, không hiểu sao giữa tiệc vui lại hết rượu.  Đây là sự cố xảy ra ngoài ý muốn của gia đình và cô dâu chú rể.  Vì không muốn họ mất đi niềm vui trọn vẹn, nên Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon để cứu giúp họ.  Việc Chúa Giêsu đi dự tiệc cưới và làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon nói lên sự quan tâm của Ngài đối với gia đình.  Đó lá dấu chỉ Ngài sẽ lập Bí tích hôn phối sau này.  Bí tích hôn phối được Chúa thiết lập kết hợp người nam và người nữ thành vợ chồng.  Đặc tính của bí tích này là đơn hôn và vĩnh hôn.  Nghĩa là phải một vợ một chồng và phải sống với nhau cho đến chết.

  1. Sự quan tâm của các gia nhân

 Thông thường trong các đám cưới, ngoài cha mẹ anh em họ hàng ra còn có những người làng xóm, bạn bè…  Họ không phải là khách mời, nhưng là những người đến để giúp đỡ.  Họ giúp gia chủ những công việc như: Dựng rạp, sắp đặt bàn ghế, trang trí, nấu nướng, bưng bê mâm cỗ…  Tại đám cưới ở Cana, vai trò của những người này hết sức quan trọng.  Không những họ làm những công việc trên, mà họ còn đóng góp phần mình trong phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Sau khi đề nghị với Chúa Giêsu, Mẹ Maria bảo họ: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (x. Ga 2,5).  Và khi nghe Chúa Giêsu bảo đổ đầy nước vào các chum.  Họ liền làm đúng như vậy.  Sau đó, Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc” (x. Ga 2,8).  Họ cũng làm theo như vậy, và phép lạ đã được thực hiện.

Như vậy, phép lạ hoá nước thành rượu ngon do Chúa Giêsu làm nhưng nhờ lời thỉnh cầu của Mẹ Maria và sự cộng tác tích cực của các gia nhân.

Trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống gia đình, cần có sự quan tâm, giúp đỡ, cộng tác của những người xung quanh.  Đó là sự cộng tác: giữa vợ chồng với nhau; giữa cha mẹ và con cái; giữa anh em ruột thịt; giữa bạn bè; giữa làng xóm láng giềng.  Mỗi người Chúa ban cho mỗi khả năng, nếu biết quan tâm, giúp đỡ, cộng tác với nhau chắc chắn sẽ đem lại lợi ích to lớn.  Thánh Phaolô trong bài đọc II đã nói: “Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh.  Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.  Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người”(1 Cr 12, 9-11).

Cuộc sống cần sự quan tâm.  Noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các gia nhân trong bài Tin Mừng, mỗi chúng ta hãy thể hiện sự quan tâm của chúng ta đối với những người xung quanh.  Mình giúp người, người giúp mình đó là quy luật của cuộc sống.  Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta hãy nghe câu chuyện cảm động sau đây: Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến thịt đông lạnh.  Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra một chút.  Đột nhiên, cửa phòng bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết.

Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu, nhưng vẫn không có ai nghe thấy.  Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh.

Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ…  Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.

Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý.

Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi.  Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào.  Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!   Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói “cháu chào bác!”  Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!”   Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem thế nào.  Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…”

Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được sự tình gì sẽ xuất hiện vào ngày mai!

(Theo NTDTV, Mai Trà biên dịch)

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đến tham dự tiệc cưới ở Cana và Chúa đã cứu gia đình chủ tiệc một bàn thua trông thấy khi làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Ngày hôm nay, nhiều gia đình đang tan nát vì họ thiếu thố đủ thứ: Thiếu tình thương, thiếu sự kính trọng, thiếu sự quan tâm, thiếu niềm tin, thiếu lòng chung thuỷ…  Xin Chúa hãy đến với họ để giúp họ như xưa Chúa đã giúp gia chủ và đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành

CON MA NHÀ HỌ HỨA !

Quỳnh Quang Nguyễn and Ngoc Xuan shared a post.
Image may contain: night and text
Image may contain: 1 person, sitting and outdoor
Image may contain: 8 people, people smiling, crowd and outdoor
Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person, text and outdoor
+4

Hải Uyên

CON MA NHÀ HỌ HỨA !

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k có những bà cụ lê lết ngoài đường.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn cảnh trẻ em đi đánh giày nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn cảnh ăn chơi trụy lạc khắp vũ trường, quán bar nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn đĩ điếm đứng đường nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn cảnh người dân buôn gánh bán bưng nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn người nghèo kẻ giàu nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong sẽ k còn tham nhũng, bạo quyền nữa.

Họ nói giải phóng miền Nam xong ai ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Họ nói giải phóng miền Nam xong mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc, ai cũng có quyền bày tỏ chính kiến và quyền tự do ngôn luận.

Họ nói giải phóng miền Nam xong thì chúng ta sẽ tiến nhanh lên thiên đường.

À phải rồi, chúng ta đang lên thiên đường, những thiên đường mù đang đợi chúng ta.

43 năm, sau khi họ nhân danh công bằng, bình đẳng để giải phóng miền Nam thì họ đã tạo ra một xã hội khủng hoảng, thối nát, mục ruỗng, tồi tệ, hoang tàn hơn gấp vạn lần cái xã hội mà họ nói là cần giải phóng.

Và đến giờ họ vẫn tự hào về điều đó !

St.

TRƯỚC THỀM ĐẠI BIỂU TÌNH Ở VENEZUELA, HÃY CẦU CHÚC CHO NHÂN DÂN VENEZUELA THÀNH CÔNG!

TRƯỚC THỀM ĐẠI BIỂU TÌNH Ở VENEZUELA, HÃY CẦU CHÚC CHO NHÂN DÂN VENEZUELA THÀNH CÔNG!
Jan. 23, 2019;

Venezuela đang trở thành điểm nóng sau khi một nhóm binh sĩ đảo chính thất bại và sau đó phe đối lập tuyên bố sẽ tổ chức đại biểu tình vào ngày 23/1/2019.

Ngay trước thềm cuộc biểu tình diễn ra, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát đi thông điệp ủng hộ qua một clip bằng tiếng Tây Ban Nha:

“Thay mặt cho tổng thống Donal Trump và toàn thể nhân dân Mỹ, hãy cho phép tôi bày tỏ sự ủng hộ không lay chuyển của Hoa Kỳ khi các bạn, nhân dân Venezuela cất lên tiếng nói đòi tự do của mình vào ngày mai. Chúng tôi tuyên bố sát cánh cùng các bạn. Chúng tôi sẽ ở bên các bạn tới khi nền dân chủ được khôi phục và giành lại được sự tự do”.

Lời lẽ của ông Pence cho thấy quyết tâm của ông Trump là đạt bằng được mục tiêu xóa bỏ CNXH ở đất nước này như trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hồi năm ngoái.

Nếu nhân dân Venezuela đấu tranh thành công thì đây sẽ là điểm đầu tiên trong tiến trình xóa bỏ hoàn toàn CNXH trên thế giới của ông Trump.

Trước khi cuộc binh biến nổ ra, chủ tịch quốc hội Guaido, thủ lĩnh phe đối lập đăng một video lên mạng xã hội, kêu gọi các lãnh đạo quân đội Venezuela:

“Chúng tôi không yêu cầu các bạn đảo chính, mà chỉ muốn các bạn đừng nổ súng. Chúng tôi mong các bạn đừng bắn vào chúng tôi, mà hãy cùng chúng tôi bảo vệ quyền được lắng nghe của người dân”.

Sau đó binh biến nổ ra và một quân nhân trong nhóm đảo chính cũng phát đi tuyên bố bằng clip:

“Các bạn muốn chúng tôi châm ngòi nổ, chúng tôi đã châm. Chúng tôi cần sự hậu thuẫn của các bạn”.

Sau đó nhóm quân nhân nhanh chóng bị bắt nhưng thủ lĩnh phe đối lập phát lời kêu gọi đại biểu tình.

Nếu tính theo giờ Venezuela thì tối nay cuộc biểu tình sẽ bắt đầu.

Với tình hình này, nếu người dân Venezuela biểu tình với số lượng lớn và Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ như vậy thì Maduro chắc chắn không dám đàn áp người biểu tình và nếu có muốn thì chưa chắc quân đội đã nghe theo lệnh của Madura. Bởi vì tình trạng kinh tế quá kiệt quệ, có thể phần lớn binh lính nước này sẽ ngả về phe nhân dân Venezuela.

Chúng ta hãy chờ những kết quả đầu tiên từ đất nước đáng thương đó và cầu mong cho nhân dân Venezuela giành được nền dân chủ trong hòa bình và không đổ máu.

Hãy cầu chúc cho họ!

Trần Đình Thu

Ảnh: Thủ lĩnh phe đối lập Venezuela và tổng thống độc tài Maduro

Image may contain: 1 person, suit
Image may contain: 1 person, suit

Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ: Số liệu án tử hình thuộc bí mật quốc gia

Van Pham

BÀN VỀ CÁI GỌI LÀ “BÍ MẬT QUỐC GIA” CỦA CS
Đỗ Ngà

Những tin tức thuộc loại sống còn đối với một đất nước thì người ta mới đưa vào loại bí mật quốc gia. Như công nghệ quân sự, như kế hoạch phát triển vũ khí, về vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân vv…

Thế nhưng với chính quyền CS, bí mật quốc gia là những thứ bẩn thỉu bên trong bộ máy đảng bao gồm: những hành động tội ác, những quyết định bán nước, và những việc làm bẩn thỉu khác. CS dùng từ “bí mật quốc gia” gói chúng lại để không ai có thể thấy bộ mặt bẩn thỉu của họ.

Đơn cử như, Hội Nghị Thành Đô, hay những văn kiện bí mật khác mà Nguyễn Phú Trọng đã kí khi sang Bắc Kinh chầu Tập Cận Bình là những thứ họ muốn giấu. Những cái chết liên quan đến sự đầu độc giết nhau cướp ghế trong hậu trường là những trò vừa độc ác vừa bẩn thỉu nên họ xem đó là bí mật quốc gia. Hay như việc kêu án rồi sau đó tha cho nạn nhân ra tù ở ẩn để lấy tiền bỏ túi là một điều rất phổ biến. Điều này tôi xác nhận, vì tôi đã chứng kiến điều ấy. Điều này vừa phạm vừa phạm đạo Đức nên họ xem nó là bí mậy quốc gia.

Trên face anh Lê Công Định có nói “Lý do nào đó là bí mật quốc gia? Đơn giản thôi, tuyên tử hình mà không tử hình, thì làm sao có số liệu?”. Điều này là hoàn toàn chính xác. Vì thế cho nên họ mới xem nó là bí mật quốc gia. Nếu không gói nó lại bằng tờ giấy gói có tên “bí mật quốc gia” thì dân phẫn nộ sao?

Ngày nay trên thế giới, người ta đề cao tính minh bạch trong các hoạt động của bộ máy nhà nước để làm sạch bộ máy, thì CS lại làm ngược lại, họ lại che đậy hết tất cả những khía cạnh nào mà họ có thể làm bậy. Cho nên, càng nhiều thứ vô lí được liệt vào hạng “bí mật quốc gia” thì đó chính là nơi những người Cộng Sản làm ra những điều dơ bẩn nhất, độc ác nhất, và những việc làm phản dân hại nước. Bí mật quốc gia, một thứ nắp đậy những sự bẩn thỉu, thối tha.

Đắk Lắk: Hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo

Đắk Lắk: Hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo

ĐẮK LẮK, Việt Nam (NV) – Sau khi nhận tiền hỗ trợ của học sinh nghèo, bà hiệu trưởng trường Tiểu Học Yang Hăn, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, đã ăn chặn hàng trăm triệu đồng giành cho mình và chia cho giáo viên, ai không lấy bị trù dập.

Nói với báo Người Lao Động sáng 22 Tháng Giêng, 2019, ông Lê Văn Long, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Krông Bông, cho biết huyện đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác bà Vũ Thị Sơn, hiệu trưởng trường Tiểu Học Yang Hăn (xã Cư Drăm).

“Bà Sơn bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày kể từ ngày 24 Tháng Giêng, để công an huyện điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc chi trả tiền hỗ trợ của chính phủ cho học sinh nghèo vùng khó khăn,” ông Long nói.

Tin cho biết, trong niên học 2016-2017, trường Tiểu Học Yang Hăn có 93 học sinh thuộc diện hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được nhận tiền hỗ trợ của chính phủ với số tiền 506 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau khi nhận tiền từ kho bạc, thay vì mang về giao lại cho phụ huynh học sinh thì bà Sơn đã tự ý trích 135 triệu đồng chia cho mình và các giáo viên của trường. Trong số 40 cán bộ, giáo viên của trường Tiểu Học Yang Hăn có đến 36 người nhận tiền, chỉ có 3 giáo viên và 1 kế toán không nhận số tiền trên.

Ông Nguyễn Sỹ Minh, kế toán trường Tiểu Học Yang Hăn, cho biết sau khi nhận tiền hỗ trợ, bà Sơn có phát cho ông 3 triệu đồng và nói “đây là tiền do phụ huynh trích lại” nhưng ông không nhận vì nghĩ mình “không thuộc diện được nhận số tiền trên.”

“Tiền này là tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo khó khăn ăn bán trú. Làm sao mình bớt được của học sinh, bớt là vi phạm dù bất kỳ lý do gì,” ông Minh nói.

Điều đáng nói là sau đó, 2 giáo viên không đồng ý nhận tiền của học sinh nghèo đã bị bà Sơn luân chuyển vào điểm trường xa hơn.

Tin cho biết trước đó, trong thời gian làm hiệu trưởng Trường Tiểu Học Cư Đrăm, bà Sơn đã lập hồ sơ “ma” để thanh quyết toán việc sửa chữa khu vệ sinh của trường nhưng thực tế không thực hiện và chỉ bị cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Krông Bông phê bình.

About this website

 

NGUOI-VIET.COM
Sau khi nhận tiền hỗ trợ của học sinh nghèo, bà hiệu trưởng trường Tiểu Học Yang Hăn, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, đã ăn chặn hàng trăm triệu đồng……