KỂ CHUYỆN NOEL

KỂ CHUYỆN NOEL

 Gm. Giuse Vũ Duy Thống

Không biết từ bao giờ phương Tây đã mặn mà với lối Thần Học Kể Chuyện (Théologie Narrative), vốn khác với lối truyền thống đặt nặng trên suy tư (Théologie Spéculative), nhưng chỉ biết rõ rằng, kể từ Đại Hội Truyền Giáo Châu Á lần thứ nhất tại Thái Lan, kiểu nói “Kể chuyện Chúa Giêsu” đã được chọn làm chủ đề của Đại Hội, và đã nhanh chóng được mọi quốc gia tham dự đón nhận như một phương thế truyền giáo. 

Kể chuyện Chúa Giêsu như bốn Phúc Âm là một cách; kể chuyện Chúa Giêsu như sách Tông Đồ Công Vụ là một cách khác; kể chuyện Chúa Giêsu như lịch sử Giáo Hội Công Giáo là một cách khác nữa; và kể chuyện Chúa Giêsu như cuộc đời của các Thánh lại là cách thiên biến vạn hóa tùy thuộc vào tâm tính, trình độ kiến thức và môi trường văn hóa mà các ngài là thành phần.

Kể chuyện Chúa Giêsu như thế thời nào cũng có thể làm được, bởi “chuyện” đã sẵn, có khác chăng là “cách kể” thôi.  Kể bằng kịch nghệ thơ văn, kể bằng lời giảng trở trăn kiếm tìm, kể bằng suy nghĩ tâm tình, kể bằng đời sống hòa mình hiệp thông.  Mọi phương cách đều có thể được vận dụng, miễn sao chuyển tải được “chuyện Chúa Giêsu” đến với khán giả hoặc thính giả.

Nhân dịp mùa Giáng Sinh trở về, nương theo suy nghĩ trên, xin được ghi nhận vài cách kể chuyện Noel có thể đem lại những hiệu ứng bất ngờ.

Kể chuyện Noel bằng Hang Đá, Máng Cỏ

Đây là cách kể chuyện Noel truyền thống nhất vì chất liệu đã được ghi lại trong Phúc Âm, chỉ cần khéo léo sử dụng và vận dụng là thành chuyện kể hấp dẫn.  Chẳng ai bảo ai, cứ lễ Noel là mọi Nhà Thờ lớn nhỏ trên thế giới đều bày ra Hang Đá Máng Cỏ.  Bên trong, giản dị thì chỉ cần ba nhân vật: Đức Mẹ, Thánh Giuse, Chúa Hài Đồng; rườm rà chi tiết đầy đủ hơn thì xung quanh Máng Cỏ phải có bò lừa chiên cừu mục đồng, và xa xa là ba vua đang trên đường đến kính viếng.

Nhưng dù giản dị hay rườm rà, nhất định phải có ánh sao chiếu sáng, thiên thần bay lượn và câu “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời…”  Bên ngoài, Tây phương còn lộng lẫy hơn với cây thông tuyết trắng xe tuần lộc, nhưng Đông phương chỉ cần chút ít rơm khô, mái tranh túp lều là đã đầy đủ lắm rồi.  Dù gì đi nữa cũng phải có một ít đá giấy, đá vải, hoặc đá mốp mới ra dáng Hang Đá Noel.

Đây cũng là cách kể chuyện phổ biến nhất, dễ hiểu nhất cho mọi người kể cả cho những người ngoài Công Giáo.  Tháng 12 năm 1995, tại cuối Nhà Thờ Đức Bà Paris, có cuộc triển lãm Hang Đá hoành tráng: số Hang Đá trưng bày khá nhiều và lượng khách tham quan đông đến ngộp thở.  Phải mua vé xếp hàng vào xem.  Người ta có thể không đến với Giáo Đường nhưng muốn có Noel thì dường như phải đi xem Hang Đá. 

Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại Sàigòn, chỗ nào có Hang Đá Máng Cỏ là y như rằng sẽ bị tràn ngập bởi lượng khán giả xa gần kéo đến ùn ùn.  Lương giáo như nhau, cứ đến với Hang Đá mới thực sự biết lễ Noel.  Người ta bảo đường Phạm Thế Hiển quận 8 mỗi dịp Noel lại trở thành con đường rực rỡ Hang Đá.  Đường nối liền nhà Giáo Dân của nhiều Giáo Xứ, mỗi nhà một Hang Đá nối dài cả con đường trông thật lộng lẫy.

Thường thì kể chuyện phải có người kể người nghe, nhưng bằng Máng Cỏ Hang Đá, biến cố Noel đã được bộ tượng Giáng Sinh kể lại một cách sinh động khiến chẳng phải rậm lời, mọi người xem đều hiểu và tới lúc Chúa muốn, biết đâu trong số họ lại chẳng có người đồng cảm tin nhận như các mục đồng năm xưa.

Ở khu vực Chí Hòa, nơi các Giáo Xứ san sát bên nhau, mỗi dịp Noel, những con đường trong xứ đều được thắp sáng bằng một mạng lưới bóng điện liên hoàn, và mặt đường dẫn từ Hang Đá khu này đến khu khác lúc nào cũng sạch sẽ khang trang.  Một nhà người lương gần đó ước mơ: giá trong năm ngày nào cũng là lễ Noel.  Ước mơ dung dị của nhà này có thể trở thành tiền đề gợi mở cho những cách kể chuyện Noel không lời nhưng đầy hiệu ứng thiết thực cho đời.

Kể chuyện Noel bằng ca khúc Giáng Sinh

Bên cạnh Hang Đá Máng Cỏ truyền thống, một phương thức khác khá hiện đại và hiệu quả để chuyển tải chuyện kể Noel đến với nhiều người, kể cả thiếu nhi và người cao tuổi, dĩ nhiên giới trẻ là thành phần chính, đó là những ca khúc.

Mỗi năm khi tiết trời chuyển mùa lập đông cho khí lạnh gieo vào đất nước, cũng là lúc các tụ điểm ca nhạc thành phố bắt đầu đổi chương trình nhẹ nhàng cho những ca khúc Noel trổi lên gọi đời hoan hỉ.  Trong số những ca khúc ấy, phải kể trước hết là những bài hát quốc tế ai cũng biết và ai cũng có thể ngân nga giai điệu.  Người ta có thể không thuộc lời của bài hát, nhưng chỉ nghe dạo nhạc cũng chia sẻ được ít nhiều tâm tình.

Nếu ngày xưa còn bé đã nghe và bập bẹ giai điệu Jingle Bells “Là là lá la la là…” thì khi lớn sẽ được thôi thúc khám phá tìm hiểu, để mỗi lần chợt nghe đâu đó vẳng lại khúc ca là tự dưng tâm hồn muốn bay bổng mở ra cho Noel ùa vào.  Lành mạnh và hồn nhiên, linh thiêng và sống động.  Nhất nữa, như thói quen nhiều nơi, những ca khúc Noel phổ thông đã được xâu chuỗi thành liên khúc có thể trình tấu liên tu bất tận khiến Noel vốn đã rộn rã lại còn được nhân tăng gấp bội.

Thiếu nhi hát múa Noel, giới trẻ hát nhảy Noel, người lớn hát mừng Noel.  Tất cả làm thành một dòng chảy chuyện kể Noel đến mọi ngõ ngách tâm hồn.  Cùng với những ca khúc quốc tế, không ít bài hát Noel đặc sản Việt Nam đã trở thành phổ biến và luôn được các Nhà Thờ tấu lên trong Lễ Giáng Sinh.

Ai trong đời chẳng muốn hòa tiếng dẫu nhè nhẹ khi nghe vấn vương lời hát “Cao cung lên” của Hoài Đức?  Dù ở quê nhà hay bôn ba hải ngoại đêm Noel ai lại không nhớ đến ca khúc mà có người khéo ví như một kiểu dân ca Noel Việt Nam “Hát khen mừng Chúa Giáng Sinh ra đời” của Hải Linh?

Có lẽ Đức Hồng Y Cresenzio Sepe, nguyên Bộ trưởng bộ Truyền Giáo, đã được nghe hát bài Noel này nhiều lần, nên dịp viếng thăm Việt Nam hồi đầu tháng 12 năm 2005, ngài đã không ngừng yêu cầu được hát với mọi cộng đoàn ngài ghé thăm, bất kể ngoài Bắc hay trong Nam, bất kể giữa nắng trưa mồ hôi nhễ nhãi, bất kể bầu khí Phụng Vụ chưa chính thức bước vào chuẩn bị trực tiếp cho lễ Noel.

Nội dung chuyện kể Noel chỉ có một, nhưng hình thức kể chuyện Noel bằng giai điệu thì có muôn vàn. Biết đâu trong số thính giả của Noel ngày nay có người buột miệng cầu nguyện “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa Ngự trên cao”, như một lời kinh phổ biến, vừa mang màu thi vị rất được người trẻ yêu thích, vừa ấp ủ một niềm hy vọng cho ngày mai đẹp sáng tin yêu.

Kể chuyện Noel cho mình và cho người

Đối với người Công Giáo, Noel là một lễ của thực hành Đức Tin, nhưng đối với rất nhiều người, Noel hiện nay chỉ giản lược như một lễ hội của văn hóa.  Chính vì thế, Noel có mặt khắp nơi nơi, từ vùng băng tuyết tới vùng nắng ấm, từ thành thị đến thôn quê, từ trong nhà tới ngoài phố, từ nơi công cộng tới chốn riêng tư, từ nhà hàng tới Nhà Thờ.  Đâu đâu cũng phảng phất bầu khí Noel.

Nơi nhanh nhạy nhất có lẽ phải kể đến là các Trung Tâm Thương Mại lớn nhỏ.  Bên Mỹ từ ngày Thanksgiving, người ta đã thấy xuất hiện trên các quầy hàng tất cả những sản phẩm phục vụ cho mùa Noel, từ A đến Z, chẳng thiếu sự gì.  Ai ưng truyền thống cứ việc đến với những địa chỉ truyền thống, ai thích fashion cứ việc tìm tới những địa chỉ thời trang.  Ready made có đủ, ngay cả cho những khách khó tính nhất.

Bên Tây thì khỏi nói, ngay từ cuối tháng 11 đã có nhiều nơi dựng cây thông vĩ đại với muôn bóng đèn nhấp nháy mời mọc mua sắm.  Trong suốt tháng 12, mặt tiền phố xá bỗng thay da đổi thịt, tươi tắn rộn ràng, sắc màu bắt mắt, cho dẫu là giữa mùa đông rét mướt.  Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu mua sắm.  Chả thế mà người ta vẫn bảo Noel là một mùa thương mại.

Tại Việt Nam cũng vậy. Í t năm gần đây khi bước vào kinh tế hội nhập, Noel dễ nhận ra nhất ở những trung tâm buôn bán.  Những cây thông và cánh thiệp Giáng Sinh được bày la liệt, không chỉ trong nhà sách mà còn len lỏi ra vỉa hè lề đường; những hộp bánh buche de Noel cũng chen chân ra sát tủ kính phô trương hương vị; những ông già Noel đủ cỡ, nhớn có, nhỡ có, nhí có, hiện diện khắp nơi để phục vụ đồ ăn thức uống nhộn nhịp trong các nhà hàng, và nhiều khi còn chạy xe Honda bạt mạng trên đường phố để mời chào níu kéo.  Đến là nô nức!

Những nhà sách Công Giáo xem ra cũng nhanh nhạy không kém.  Chung quanh, người ta đã phân lô dành cho bạn hàng quen thuộc với những đèn sao lấp lánh, và tất cả những phụ kiện đầy đủ cho một Hang Đá, từ nhỏ xíu đặt trên bàn giấy cho đến hoành tráng trang hoàng mặt tiền Nhà Thờ Xứ Đạo.

Buôn có bạn, bán có phường.  Các bạn hàng mặc dù giọng nói Bắc Trung Nam xen kẽ, nhưng tíu tít như đã quen nhau tự bao giờ.  Trăm kẻ bán, vạn người mua.  Hàng chục quầy bán mà vẫn tấp nập, ngày đêm khách tới lui không ngớt.  Đã đành, bán buôn thì phải tính tới chuyện lời lỗ, nhưng khi bán buôn trong mùa Giáng Sinh, không biết có ai hòa mình vào khung cảnh hoặc vào cung cách bán hàng để góp phần kể chuyện Noel?

Một chị bán Hang Đá ở TĐ tâm sự: mỗi năm chị chỉ bán 100 bộ Hang Đá thôi, hết sớm nghỉ sớm, và bao giờ chị cũng giữ lại cho nhà mình một bộ mới, bất kể lớn nhỏ để trải lòng mừng lễ Noel.  Theo cách nghĩ của chị: trước khi kể chuyện Noel cho người khác, Noel phải là chuyện kể cho chính mình.

Tại Trung Tâm Thương Mại Tang Plaza lớn vào bậc nhất của đảo quốc Singapore, từ ngày 24.11.2007 đến ngày 6.1.2008 là cả một bầu khí rộn ràng Noel.  Trên các cửa kính lối ra vào và trong các đại sảnh, đâu đâu người ta cũng gặp được những biểu tượng Noel hoành tráng, tưởng là đời mà lại rất đạo, như câu Phúc Âm Gioan 3, 17 được nêu lên ngay lối vào ngang tầm mắt của bất cứ ai: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”.

Những cách kể chuyện Noel nêu trên, dẫu không trực tiếp, cũng là những cách kể nhẹ nhàng.  Đôi khi kể mà như không kể, nhiều khi không kể mà vẫn là kể.  Kể cho khán giả, kể cho thính giả.  Kể cho người, và trước hết kể lại cho chính mình.

Ai cũng có chỗ đứng trong niềm vui kể chuyện Noel.  Đối với người này, hiệu ứng có thể chỉ là một tín hiệu mở đầu cho hành trình tìm tới.  Đối với người khác, hiệu ứng có thể lại là một ký ức tìm về.  Dù là tìm tới hay tìm về, hy vọng sẽ có một ngày tìm gặp.

Noel ánh sáng vui tươi,
Noel câu hát lòng người nôn nao,
Ngước nhìn trời lấp lánh sao,
Chợt nghe hồng phúc rộn bao la mừng.

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

 From: Langthangchieutim

Chiến thắng Bạch Đằng giang năm 1288, quân dân Đại Việt, hoàn toàn không có sự lãnh đạo của đảng.

Image may contain: 1 person, suit and text
Image may contain: one or more people, outdoor and nature
Image may contain: outdoor
Image may contain: outdoor
Phan Thị Hồng is with Chú Tễu.

Tiêu diệt mộng xâm lăng giặc Nguyên – Mông.

Chiến thắng Bạch Đằng giang năm 1288, quân dân Đại Việt, hoàn toàn không có sự lãnh đạo của đảng.

Mới đây, vào tháng 10/2019, tại cánh đồng thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã phát hiện và khai quật bãi cọc gỗ lim cổ được chôn vùi dưới lòng đất.

27 cọc gỗ thời nhà Trần có niên đại gần ngàn năm tuổi là bãi cọc trong trận chiến Bạch Đằng lần thứ 3 (năm 1288).

Bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng, ngăn chặn quân Nguyên – Mông hành trình vào sông Giá, buộc quân giặc phải tiến quân theo thủy lộ sông Đá Bạc vào trận địa cọc gỗ dưới lòng sông Bạch Đằng.

Tướng quân Trần Quốc Tuấn đã điều quân mai phục sẵn đón chờ quân giặc. Trận thủy chiến Bạch Đằng giang vang lừng, ngàn năm sử sách còn ghi.

Toàn bộ thủy quân của giặc Tàu bị tiêu diệt tan tành.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt đã đánh tan tành và tiêu diệt mộng xâm lăng quân giặc đế quốc Nguyên – Mông.

Cũng chính nơi đây, năm 938, Ngô Quyền đã từng tiêu diệt quân Nam Hán, giết chết tướng giặc Hoằng Thao. Đến năm 981, vua Lê Đại Hành cũng từng tiêu diệt quân Tống xâm lược.

Bãi cọc gỗ Bạch Đằng vùi thây quân xâm lược phương Bắc. Dã tâm xâm lược chuốc lấy mối nhục muôn đời không rửa nổi …

Lịch sử đã chứng minh:

Không cần sự lãnh đạo của bất cứ cái đảng quái gở nào, quân dân nước Đại Việt đã dạy cho bọn giặc Tàu xâm lược bài học:

– Đánh tan rã và tiêu diệt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên – Mông.

Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Giang Văn Minh), mà nhục quân thù khôn rửa nổi !

Tấm ảnh 1: “Tách rời sự lãnh đạo của đảng…” Thời đó, có đảng phái nào liên can đến … những trận chiến thắng Bạch Đằng giang vang lừng, không nhỉ !?.

Ảnh 2: Bãi cọc gỗ Bạch Đằng phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, Huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
Ảnh: Báo Thanh Niên.

Ảnh 3: Cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 – 46 cm. Ảnh: Lao Động.

Ảnh 4: Bãi cọc quý thời Trần hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Tham khảo:
https://m.tinhhoa.net/hai-phong-dao-vuon-phat-hien-coc-go-q…

Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án tử hình, còn Phạm Nhật Vũ chỉ có 3-4 năm tù

Image may contain: 5 people, including Minh Le, meme and text

Lmdc Viet Nam

*** Nguyễn Bắc Son bị đề nghị án tử hình, còn Phạm Nhật Vũ chỉ có 3-4 năm tù ***

– Có tiền bỏ bạc triệu đô hối lộ cả bộ Thông Tin Tuyên Truyền, thì ông Vũ cũng thừa tiền mua chuộc tất cả quan tòa trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone).

Ở trong tù ông Vũ chỉ cần ra lệnh cho đàn em đem vài thùng carton US đô la làm quà Tết cuối năm cho các bác thì “tội nặng” cũng thành “nhẹ tôi”.

– Trong phiên xử hôm 20.12, thay gì luận tôi ông Phạm Nhật Vũ, thì Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội lại bào chửa cho ông ta và cho rằng cho rằng, cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ đã chủ động khắc phục toàn bộ thiệt hại và các chi phí liên quan vụ án. Trong quá trình điều tra, ông Vũ đã tự thú tội Đưa hối lộ, ăn năn hối lỗi, tích cực với cơ quan pháp luật trong giải quyết vụ án. Ông Vũ tham gia hoạt động từ thiện và có nhiều đóng góp cho Giáo hội phật giáo Việt Nam.

Bởi vậy, cơ quan công tố đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông Vũ và chỉ đề nghị phạt ông Vũ từ 3-4 năm tù với tội “Đưa hối lộ.”

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự của Việt Nam 2015, mức hình phạt cao nhất đối với tội Đưa hối lộ là 20 năm tù nếu của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên.(1 tỷ đồng VNĐ = 43.000 USD)

Cho đến ngày hôm nay, ai cũng biết Ông Vũ đưa hối lộ ít nhất 4 lần tất cả đều bằng US đô la: cho ông Son 3 triệu, cho ông Tuấn 200.000, cho ông Trà 2.5 triệu và cho ông Hải 500.000.
Tổng cộng 6,2 triệu USD bằng 140 tỷ VNĐ hối lộ.

Sự việc trên cho thấy ông Vũ là người có “tội nặng nhất” trong vụ án tham nhũng nầy, vì ông đã bỏ tiền ra hối lộ tất cả quan chức Bộ Thông Tin Tuyên Truyền từ trên xuống dưới để làm lợi tư.

– Đã không hỏi Ông Vũ tất cả số tiền bạc triệu US đô la tiền mặt ở đâu ông Vũ có ? Mà cơ quan công tố còn đề nghị phạt ông Vũ chỉ có 3-4 năm tù ? Pháp luật, công lý VN bây giờ là vậy sao ???

* Nếu thế thì người dân họ nó đúng, ở xứ thiên đường CH XHCN CSVN có tiền mua tiên cũng được, chứ nhầm nhò gì các bác công tố viên.

Ha Ha Ha….

TL – BBC

Thu nhập trung bình của lao động Việt chỉ bằng 1/7 khu vực

Đây là báo trong nước đăng, những anh nào vẫn tự hào về VN được lãnh đạo tài tình bởi đảng CSVN nên bớt miệng lại.

Thu nhập trung bình của lao động Việt Nam năm 2019 chỉ đạt khoảng 242 USD/tháng, thấp hơn con số của châu Á – Thái Bình Dương (1.802 USD/tháng) và toàn thế giới (1.931 USD/tháng).

NEWS.ZING.VN
Thu nhập trung bình của lao động Việt Nam năm 2019 chỉ đạt khoảng 242 USD/tháng, thấp hơn con số của châu Á – Thái Bình Dương (1.802 USD/tháng) và toàn thế giới (1.931 USD/tháng).

Nội các mới của nữ thủ tướng Phần Lan…

Image may contain: 4 people, people smiling, people standing, suit and indoor
Image may contain: 8 people, people smiling, people standing

Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and Kieu Loan.

Những người đẹp không trải qua trường cao cấp lý luận chính trị của đảng.

Nội các mới của nữ thủ tướng Phần Lan, từ trái qua phải:

– Bộ trưởng Giáo dục Li Andersson 32 tuổi,
– Bộ trưởng Tài chính Katri Kulmuni 32 tuổi,
– Thủ tướng Sanna Marin 34 tuổi,
– Bộ trưởng Nội vụ Maria Ohisalo 34 tuổi.

Các cô gái trẻ trung này chưa hề qua quy hoạch theo quy trình trường cao cấp lý luận chính trị của đảng, lại không phải hạt giống đỏ. (Ảnh 1)

*

Trong thời điểm này (tháng 12/2019), tại Indonesia – đất nước Đông Nam Á gần gũi với Việt Nam – Tổng thống Widodo vừa công bố đội ngũ cố vấn, 7 người tuổi trẻ được chọn, họ từ 23 đến 36 tuổi với nền tảng và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Những nhân tài trẻ tuổi này sẽ tư vấn cho Tổng thống về các chủ đề bao gồm giáo dục, kinh doanh, công nghiệp sáng tạo, quyền khuyết tật và khoan dung tôn giáo.

Tổng thống Widodo cũng đăng một bức ảnh về sự kiện giới thiệu họ lên tài khoản Instagram của mình @jokowi. (ảnh 2).

Tham khảo:
https://www.thejakartapost.com/…/step-aside-boomers-heres-j…

Nữ du học sinh Việt bị ở lại Nhật Bản hết cuộc đời.

Đừng giỡn mặt với Hải quan Quốc tế

Nữ du học sinh Việt bị ở lại Nhật Bản hết cuộc đời.

Tòa án Osaka tuyên phạt một phụ nữ du học sinh Việt Nam một án tù chung thân vì mang 60 kg thịt chó tới bán cho người Việt tại đây.

Theo News24, hôm 02/12, tòa án Osaka (Nhật Bản) đã xét xử Nguyễn Thị Nhu, 23 tuổi, vì tội buôn lậu thịt chó. Người phụ nữ sống tại thành phố Hijemi, tỉnh Hyogo bị cáo bu.ộc mang tổng cộng gần 60 kg thịt chó sang Nhật Bản để bán cho người Việt ở đây mà không có xác nhận kiểm dịch.

Trước đó, theo thông tin của đài MBS TV, Nguyễn Thị Nhu cùng hai đồng phạm người Việt Nam đã bị bắt giữ vì bu.ôn l.ậu 10 kg thịt chó qua sân bay Kansai hồi tháng 04/2018.

Các nghi phạm bị cáo buộc đã trốn kiểm dịch cho lô thịt này theo quy định về luật phòng chống bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi của Nhật Bản.

Trước tòa, Nguyễn Thị Nhu thừa nhận do biết người Việt Nam ở Nhật Bản thích ăn thịt chó nên đã mang sang để ăn và bán cho thực tập sinh tại đây.

Tòa án Osaka xác định Nguyễn Thị Nhu đã ba lần nhập lậu thịt chó với số lượng lớn để buôn bán. Thẩm phán cho biết dù đã bị cảnh báo nhiều lần nhưng Nguyễn Thị Nhu vẫn tiếp tục vi phạm.

Nguyễn Thị Nhu sau đó đã bị tuyên án tù chung thân.

Vào tháng 07/2019, một du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã bị b.ắt vì mang tổng cộng 350 thanh nem chua nặng 10 kg và 360 quả trứng vịt lộn nặng 25 kg tới sân bay quốc tế Tokyo. Theo xét nghiệm, số nem chua mà du học sinh này mang theo có nhiễm virus tả lợn châu Phi.

Image may contain: 1 person, text

OBAMA VÀ HƠN THẾ NỮA…

VÀ HƠN THẾ NỮA…
Tác giả: Đào Hiếu.
*

Ngày ấy, sân khấu chính trị Mỹ đang quay cuồng trong điệu rock. Chợt im tiếng. Có một người da đen mảnh khảnh bước lên bục diễn với cây kèn trompette. Và điệu Blues trầm lắng vang lên.
Đó là Obama.

Nhưng ông không chỉ đến với điệu Blues, ông mang cả một thế giới mới lạ được phối màu trầm của contrebasse, kèn gỗ và chất giọng khàn đục của Louis Armstrong xập xình lắc lư…
Ông mang lại sự hòa dịu, êm ái.

Sự đắc cử của Obama đồng nghĩa với sự thay đổi chiến lược toàn cầu của các tập đoàn kinh tế Mỹ.

Bọn họ đã lắp Obama trên cánh cung và bắn đi. Obama là chiếc nỏ thần của Thục An Dương Vương. Cái mũi tên màu sô-cô-la ấy một lúc đã bắn trúng nhiều con chim: Sự phân biệt chủng tộc, Chiến tranh Iraq, Hồi giáo, Lá chắn tên lửa…

Obama là điều mới lạ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Là nước cờ táo bạo nhất của giới tài phiệt Hoa Kỳ. Obama tốt hay xấu, thành công hay thất bại, điều đó thời gian sẽ trả lời, nhưng trước hết Obama đã thay đổi được hình ảnh nước Mỹ trong con mắt của thế giới. Đó là điều trước đây chưa ai làm được.

*

Sự có mặt của Obama tại Nhà Trắng còn có ý nghĩa rất lớn rằng: Kể cả kẻ kiêu hãnh nhất, giàu mạnh nhất như Mỹ, rốt cuộc cũng phải xét lại mình, phải tìm cách thay đổi. Cái đó Marx gọi là “biện chứng”. Nhưng tiếc thay những người tự nhận là marxiste như đảng cộng sản Việt Nam, như đám cầm quyền “ăn vạ” ở Bắc Triều Tiên hiện nay, như các nhà lãnh đạo còm cõi quá đát ở Cu Ba… lại không hiểu cái phép biện chứng ấy. Đúng ra là họ rất sợ sức mạnh của quy luật biện chứng và tìm mọi cách để ngăn cản sự phát triển của quy luật ấy.
.

Thực chất, họ là những kẻ phản động.
Miệng họ nói “hòa giải, hòa hợp dân tộc” nhưng tay họ cầm súng dí vào lưng, cầm còng số 8 khóa vào tay những người Việt Nam đã bại trận, đã bị tước vũ khí, đã bị lột sạch, trần trụi…

Họ không có kiến thức và lòng nhân ái để hiểu rằng tháng 4 năm 1994 khi Nelson Mandela, người bị giam giữ hơn hai thập niên trong nhà tù, lên làm tổng thống Nam Phi đã không tìm cách trả thù những kẻ đã đàn áp nòi giống mình suốt 300 năm.
Ở Nam Phi lúc ấy chẳng những đã không có “học tập cải tạo”, không có dí súng vào lưng, treo cổ, hay đày đoạ đối phương trong lao dịch, mà chính quyền của Mandela gần như giữ nguyên trạng bộ máy hành chính và cả bộ máy cảnh sát. Các đảng phái chính trị vẫn hoạt động tự do bình thường.

Tất nhiên vẫn có những phiên tòa xử các tội phạm phân biệt chủng tộc trong chế độ Apartheid nhưng không kể đến màu da, đảng phái, cũ mới. Các chánh án và luật sư phần lớn là người da trắng từng hành nghề trong chế độ cũ vì họ có kiến thức và hiểu biết luật pháp.

“Khi ông Mandela rút khỏi chính trường, nhiều người lo ngại sẽ có phân biệt chủng tộc ngược của người da mầu. Nhưng Thabo Mbeky, người kế tục sự nghiêp của Mandela vẫn tiếp tục chính sách hòa giải dân tộc, và về nhiều mặt, nhất là kinh tế, còn rộng mở hơn ngừời tiền nhiệm.” (trích bài “Nhìn Nam Phi ngẫm đến Việt Nam” của Oldmovie 13)

*

Mùa đông năm 1997, tôi có dịp sang Đức, ngụ tại Potsdam. Buổi sáng tôi gặp một ông già người Đức ngồi ăn phở tại quán của người bạn tôi. Với thứ tiếng Anh không lấy gì làm lưu loát lắm, ông khoe ông là đại tá phi công của chính quyền Đông Đức cũ. Tôi hỏi:
-Thế khi nước Đức thống nhất bác có phải đi học tập cải tạo không?
Ông già tỏ vẻ ngạc nhiên và nói rằng chẳng những không có “cải tạo” mà ông còn được chính quyền mới trả lương hưu nữa.

Nhưng ngoạn mục nhất là sự xuất hiện của nữ thủ tướng Angela Merkel. Bà sinh ở Đông Đức, từng là sinh viên của trường đại học Leipzig, đậu tiến sĩ vật lý năm 1986, từng là đại biểu quốc hội của chính quyền cộng sản Đông Đức. Thế mà khi nước Đức thống nhất bà lại được thủ tướng Helmut Kohl bổ nhiệm làm bộ trưởng phụ trách về phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 23/11/2005 bà đắc cử chức Thủ tướng Chính phủ Đức. Sự đắc cử của bà Angela Merkel cũng ngoạn mục không kém gì thắng lợi của Obama.
.

Rõ ràng là những người cầm quyền ở Âu Mỹ (và cả Nam Phi) dù bị mang tiếng là thực dân, đế quốc… nhưng khi cần cao thượng họ là những người cao thượng, khi cần nhân ái họ là những người nhân ái, khi cần lẽ phải họ là những người rất tôn trọng lẽ phải.

Còn Việt Nam chúng ta, trong suốt chiều dài lịch sử từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Tây Sơn… chỉ thấy trả thù, trả thù, trả thù, chỉ thấy những trò hèn hạ như tứ mã phanh thây, đào mồ cuốc mả, cho lính đái vào đầu lâu, tru di tam tộc, cửu tộc, chém ngang lưng, chôn sống tập thể, đấu tố, thủ tiêu, ám sát…

Đó là lỗi của ai vậy? Có phải tại cái “gen” của nói giống Lạc Hồng? Xin thưa, không phải đâu. Bởi vì Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Pôl Pôt, Hitler, Staline…đều thế cả. Đó là lỗi của bộ máy cầm quyền. Nếu họ dã man hoặc theo những học thuyết dã man, họ sẽ đẩy cả dân tộc vào sự man rợ.
Nhân dân không có lỗi gì cả.
Sự xuất hiện của Angela Merkel, Barack Obama, Nelson Mandela, Thabo Mbeky… là thành quả của sự hối lỗi, sự điều chỉnh, sự xét lại của Quyền Lực tại các nước ấy.

Hãy vứt những cái đầu tủn mủn vào đống phế liệu của lịch sử. Việt Nam cũng đang cần một sự hối lỗi, một sự điều chỉnh, một sự thức tỉnh như thế.

Đ.H.

CHÚ THÍCH ẢNH:
-Tổng thống Barack Obama
-Tổng thống Nelson Mandela
-Tổng thống Thabo Mbeky
-Thủ tướng Đức Angela Merkel

Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 1 person, suit and closeup
Image may contain: 1 person, smiling, closeup

Chúc mừng Chúa Giáng Sinh 2019 và Năm Mới 2020

 

 Vài ngày nữa, ghi nhớ ngày Chúa Giáng trần đem yêu thương, bình an đến cho mọi người cách đây hơn hai ngàn năm.

 Và cũng sắp chấm dứt năm cũ 2019 và bước sang năm mới 2020 nhiều hy vọng mới.

Kính chúc quí đọc giả thân yêu và bà con, anh chị em quí mến được nhiều sức khỏe và bình an trong mọi hoàn cảnh.

Cầu nguyện cho thế giới hoà bình, cho Việt Nam sớm được tự do, dân chủ và nhân quyền.

Ban Biên Tập

Kẻ Đi Tìm

Ngày 20 tháng 12 năm 2019

httpv://www.youtube.com/watch?v=Yu3o8W5JMuU

THE PRAYER with Lyrics Celine Dion & Andrea Bocelli_By Moonlight6869

Trò chuyện cuối năm: Dân chủ có làm nên hạnh phúc?

Trò chuyện cuối năm: Dân chủ có làm nên hạnh phúc?

 Bùi Công Trực

Ảnh: hoiannow.com.

Hạnh phúc là một khái niệm mà khoa học vẫn chưa thể định nghĩa một cách toàn diện. Nhiều ngành nghiên cứu khác nhau đã cố gắng xây dựng nên những định nghĩa riêng của mình về hạnh phúc, từ sinh học, tâm lý học, kinh tế học đến chính trị học và tôn giáo… Song đến cuối cùng, chưa ai dám cho rằng “định nghĩa” của mình về hạnh phúc có thể thỏa mãn hoàn toàn ý niệm của những cá nhân khác, hay những khía cạnh khoa học khác. 

Một trong những điều hiếm hoi mà các nhà khoa học có thể đồng ý với nhau là việc nhận định “hạnh phúc” nên được xem như một hoạt động trí tuệ hoàn toàn mang tính chủ quan từ người đưa ra nhận định. Không ai có thể nhận định thay cho một người rằng cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không. Một người lao động nghèo tại Việt Nam có thể tìm thấy hạnh phúc trong 100.000 đồng thu nhập tăng thêm mỗi tuần; trong khi đó một tỷ phú đô-la tại Hoa Kỳ có thể sẽ không có cảm xúc với một triệu đô-la thu nhập tăng thêm của họ trong một ngày. 

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc hạnh phúc có thể được bất kỳ phe phái nào sử dụng để biện minh cho thành quả quản trị nhà nước của một quốc gia. Hạnh phúc trở thành một con dao hai lưỡi khó kiểm soát. Với bài viết này, người viết không muốn nó trở thành bãi chiến trường của việc định nghĩa hạnh phúc, nên buộc phải đi theo các chỉ số phổ biến trong các bảng xếp hạng thường thấy của The Happy Planet Index (do New Economics Foundation vận hành), hoặc nổi tiếng hơn là World Happiness Report (do tổ chức Sustainable Development Solution Network – UNSDSN – trực thuộc Liên Hợp Quốc thống kê và phổ biến). 

Dân chủ, mặt khác, là một khái niệm dường như đã được thống nhất từ rất lâu, nhưng bao giờ cũng trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”. Những quốc gia châu Âu, đặc biệt như Thụy Sĩ và các quốc gia Bắc Âu, với lợi thế dân số thấp và đồng nhất sắc tộc, thường tự tin với khả năng thực thi các biện pháp dân chủ trực tiếp. Trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có thể dựa vào nhiều biến thể khác nhau của dân chủ đại diện và hình thức chính thể cộng hòa. 

Tại các quốc gia châu Á, các nhà kỹ trị tài năng nhưng không kém phần độc đoán tiếp tục quảng bá như khái niệm dân chủ theo kiểu “con đường Châu Á”, nơi mà công dân có quyền muốn nói và làm gì cũng được, miễn là đừng đặt dấu hỏi về sự lãnh đạo “thiên thu” của các nhà kỹ trị. Chưa quốc gia nào trên thế giới này, kể cả những quốc gia còn duy trì chế độ quân sự tập quyền, tự nhận rằng mình không dân chủ cả. 

Vậy nên, khi nói về dân chủ trong bài viết này, người viết tham chiếu đến nền dân chủ cấp tiến truyền thống (traditional liberal democracy), nơi mà các quyền chính trị căn bản của cá nhân được tôn trọng, dựa trên một hệ thống tổ chức chính trị đa nguyên, và hiển nhiên là khả năng áp dụng dân chủ trực tiếp khi cần thiết. Nhìn chung, có thể hiểu dân chủ là mô hình chính trị nơi mà quyền lực nhà nước tối cao được xây dựng dựa trên nhân dân, và được thực thi bởi chính người dân – trực tiếp hay gián tiếp – thông qua cơ chế đại diện hình thành thông qua bầu cử tự do. 

Tiền có mua được hạnh phúc?

Thật ra, chỉ số “hạnh phúc” chỉ mới trở nên phổ biến gần vài thập niên trở lại đây, và chính thức có tiếng nói trong chính trị thế giới khi chính phủ Bhutan giới thiệu khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc dân (Gross National Happiness) để đối trọng với Tổng Thu nhập Nội địa (Gross Domestic Products – GDP) hay Tổng Thu nhập Quốc dân (Gross National Products – GNP). 

Thực tế, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng mức độ giàu có và thịnh vượng không có ảnh hưởng quá nhiều đến hạnh phúc của một quốc gia. 

Ví dụ, trong nghiên cứu tổng hợp chi tiết và khá nổi tiếng của tờ The Economist, nhiều minh chứng cho thấy sự tăng trưởng và giàu có của một quốc gia gần như không gây ảnh hưởng mấy đến hạnh phúc của người dân quốc gia đó. Ngay từ năm 1974, nhà kinh tế học Richard Easterlin đã phân tích và nhận thấy từ giai đoạn 1946 đến 1970, không chỉ nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập bình quân của người dân Hoa Kỳ cũng tăng lên đến 65%, song sự thỏa mãn về đời sống cá nhân của người dân Hoa Kỳ (life satisfaction – tại thời điểm này chỉ số hạnh phúc vẫn chưa được đón nhận) chỉ dậm chân tại chỗ. 

Các nhà nghiên cứu thừa nhận các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hài lòng, hay hạnh phúc trong dân chúng, nhưng một nền kinh tế tăng trưởng đều đặn cũng không giúp ích gì được cho chỉ số hạnh phúc nói chung của các thành viên quốc gia ấy. 

Ảnh: The Economist.

Biểu đồ trên đây thể hiện chỉ số hạnh phúc của Trung Quốc và Ấn Độ (với màu xanh của Trung Quốc và màu đỏ của Ấn Độ, riêng màu xám là trung bình thế giới) nghiên cứu từ năm 2006 đến 2018. Trong thời điểm mà kinh tế của Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều tăng trưởng một cách đều đặn, có thể nhận thấy chỉ số hạnh phúc của hai quốc gia gần như không phát triển ấn tượng như cách mà túi tiền của người dân nước họ được lấp đầy. Chỉ số hạnh phúc của người Ấn ngày càng tệ đi, người Trung Quốc vẫn chật vật để cảm thấy thỏa mãn với đời sống hiện đại trong tương quan với trung bình thế giới. 

Như vậy, xét theo các bằng chứng khoa học, tăng trưởng và sự thịnh vượng luôn có kết nối chặt chẽ với hạnh phúc, nhưng giàu có rõ ràng không là nhân tố duy nhất hay quan trọng nhất trong việc quyết định mức độ hạnh phúc của một con người. Không thể phủ nhận rằng các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo danh sách của nhiều tổ chức xếp hạng, bao gồm Canada, Norway, Denmark và Iceland, đều có chỉ số kinh tế rất ấn tượng. Song cũng với nhiều ví dụ thực tiễn khác mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên, rõ ràng tiền không phải là một biến đáng tin cậy để xem xét mức độ hạnh phúc của con người. Điều này cũng giúp chúng ta loại bỏ được lập luận “giàu thì hạnh phúc”, kể cả trong các thảo luận khoa học lẫn các cuộc tán gẫu thông thường. 

Giờ có lẽ là lúc chúng ta bàn đến mối liên hệ giữa dân chủ và hạnh phúc.

Dân chủ và hạnh phúc

Năm 2000, một trong những nghiên cứu đầu tiên về dân chủ và hạnh phúc được hai nhà kinh tế học Bruno S. Frey và Alois Stutzer công bố trên Journal of Happiness Studies (Tạp chí Nghiên cứu Hạnh phúc). Tập trung vào dân cư Thụy Sĩ với những khác biệt vùng miền nhất định liên quan đến hoạt động bầu cử và các quyết định dân chủ theo xu hướng dân chủ trực tiếp (với hơn 6.000 mẫu nghiên cứu), các nhà nghiên cứu đi đến một kết luận tự tin rằng hệ thống chính trị xây dựng dựa trên mô hình dân chủ trực tiếp càng tốt sẽ càng khiến cho người dân cảm thấy hạnh phúc hơn. 

Hai nhà khoa học ghi nhận, hạnh phúc không nằm ở việc kết quả sau cùng của cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý có đúng ý hay có lợi cho người đi bầu hay không. Dù lựa chọn của những người này có chiến thắng hay không trong các cuộc bầu cử – trưng cầu dân ý, họ luôn cảm thấy hạnh phúc hơn nhờ vào cảm giác tham gia vào tiến trình dân chủ, có thể lý giải phần nào nhờ vào cảm giác đóng góp và làm chủ đời sống chính trị trước tiên của chính bản thân mình, và sau đó là cộng đồng. Bản thân người viết cũng nghĩ rằng việc tham gia vào các hoạt động chính trị dân chủ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn vì những khác biệt, bất đồng, hay thậm chí là những ức chế, tức giận chính trị có thể được giải tỏa thông qua việc tham gia các hoạt động chính trị. Hoặc bạn giành chiến thắng, hoặc bạn thừa nhận rằng quan điểm chính trị của mình hiện không được đại đa số người dân chấp nhận. 

Hiển nhiên, sẽ có bạn đọc không hài lòng với cách tiếp cận và chọn mẫu của nghiên cứu nói trên. Thụy Sĩ luôn được xem là một trong những quốc gia đáng sống và hạnh phúc nhất trên thế giới, vậy nên có thể mối liên hệ giữa dân chủ và hạnh phúc chỉ hạn chế trong khu vực địa lý này thôi không? 

Người Thụy Sĩ đi bỏ phiếu tại thành phố Bern năm 2016. Ảnh: VOA News.

Giáo sư Robert Inglehart thuộc Đại học Michigan cũng đồng ý với lo ngại trên. Để tìm ra mối liên hệ thật sự giữa dân chủ và hạnh phúc, ông thực hiện một nghiên cứu phổ quát hơn, cả về mặt không gian lẫn thời gian. Trong quyển sách có tầm ảnh hưởng về nghiên cứu dân chủ mang tên Democracy and Happiness: What Causes What, Giáo sư Inglehart sử dụng thang điểm về dân chủ của tổ chức Freedom House, từ đó phân tích và kiểm tra mối liên hệ giữa những quốc gia có chỉ số dân chủ cao với mức độ hạnh phúc của người dân tại quốc gia đó. Ông khẳng định là tìm ra được mối liên hệ tương quan (thậm chí là nhân quả) rất mạnh mẽ giữa tự do dân sự của công dân và hạnh phúc của họ. Trong đó, “tự do dân sự” (civil liberties) được ông định nghĩa là “tự do khỏi những can thiệp bừa bãi của chính phủ”, được pháp luật bảo vệ, gồm những quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp. 

Sự tương quan tuyệt đối này, đáng tiếc thay, chỉ duy trì trong vài thập niên. Giáo sư Inglehart quan sát thấy nó bắt đầu suy yếu ngay đầu thập niên 1990, khi Liên Xô sụp đổ, phần lớn Đông Âu, châu Phi và châu Á chuyển tiếp thành những nền cộng hòa dân chủ hoặc những kiểu cộng hòa hỗn hợp khác. Vị giáo sư không lý giải hiện tượng này trong công trình nghiên cứu nói trên, nhưng ông đưa ra lý giải của mình trong một tác phẩm khác  – Developing Freedom and Rising Happiness: A Global Perspective – cho rằng sự suy giảm nghiêm trọng giữa khả năng tạo ra hạnh phúc của dân chủ là do có một lượng lớn các quốc gia mới vừa trải nghiệm dân chủ vẫn còn phải loay hoay tìm ra một mô hình dân chủ phù hợp với quốc gia mình, trong khi công việc và sự ổn định kinh tế – chính trị của người dân không còn được nhà nước bảo đảm (dù kết quả của việc bao cấp này rất tệ) và vẫn có một lượng lớn dân số còn cảm tình với các chế độ độc tài cũ (mà trong thời điểm này thường là các chính thể cộng sản). Song ông tin rằng, chỉ cần các quốc gia và dân chúng duy trì xây dựng một nền dân chủ phù hợp, và nền tảng dân chủ trở nên vững chắc, mối liên hệ giữa dân chủ và hạnh phúc chắc chắn sẽ trở lại chiều hướng thuận mạnh mẽ như ban đầu. 

Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình với khả năng tạo ra hạnh phúc cá nhân của các nền dân chủ, song với một số đề xuất cải thiện. Trong một số nghiên cứu như Electing Happiness: Does Happiness Affect Voting and do Elections Affect Happiness của nhóm nghiên cứu trường Đại học York (Anh), các tác giả nhắc nhở rằng dân chủ một cách hời hợt, chỉ thông qua bầu cử một lần dành cho các chức danh đại diện không thôi sẽ rất khó có ảnh hưởng tích cực lên hạnh phúc của người dân. Số liệu nghiên cứu của họ cho thấy chỉ số hài lòng với cuộc sống của người dân tại Anh giảm trở lại con số ban đầu chỉ vài tháng sau bầu cử, với lý giải ngầm rằng sau khi đã thực hiện quyền bầu cử của mình, một số người dân có cảm giác họ không thể kiểm soát và đưa ra các quyết định chính trị quan trọng gây ảnh hưởng lên các chính trị gia nữa. Các nhà nghiên cứu kêu gọi việc thực hiện hoạt động dân chủ cần phải đi kèm với các công cụ đối thoại, ra quyết định và tham vấn khác để bảo đảm sự tham gia tích cực của dân chúng đối với hầu hết các quyết định chính trị quan trọng của địa phương hay trung ương, từ đó bảo đảm chỉ số hài lòng và sự hạnh phúc của người dân. 

Việt Nam: Bài toán khó của tự do kinh tế, FDI và văn hóa? 

Với khẳng định rằng dân chủ và các hoạt động chính trị dân chủ là một biến cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nên một môi trường hạnh phúc cho người dân, chúng ta sẽ nên bắt đầu thế nào với vấn đề “hạnh phúc” tại Việt Nam?

Vị trí thật sự của Việt Nam về chỉ số hạnh phúc là một dấu hỏi lớn. 

Năm 2019, chúng ta được xếp hạng 94 trên tổng số 156 quốc gia được xếp hạng theo chỉ số hạnh phúc của Liên Hợp quốc (UNSDSN). Trong đó, Việt Nam thậm chí được xếp đến thứ hạng 23 của thế giới về quyền tự do đưa ra các quyết định đời sống cá nhân (Freedom to Make Life Choice) và hạng 49 thế giới về tuổi thọ trung bình (Life expectancy). 

Ba năm trước đó, 2016, Việt Nam được Happy Planet Index đánh giá là một trong năm quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, trên số mẫu 140 quốc gia xếp hạng. Một trong những lý giải cơ bản của thứ hạng cao chót vót này là do Dấu chân Sinh thái (Ecological footprint) của người Việt Nam còn khá thấp. Với tư cách là một quốc gia đang phát triển với nhu cầu ăn uống và năng lượng ở mức độ trung bình, người Việt Nam không tiêu thụ nhiều tài nguyên tự nhiên để tồn tại như các quốc gia khác. Tuy nhiên, thứ hạng rất cao này rõ ràng cho thấy các thông tin thu thập được về cảm xúc và sự thỏa mãn đời sống của người dân tại Việt Nam là rất đáng nể. 

Gần đây, thậm chí một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp có tiếng tăm trên Facebook thường được biết đến với cái tên Nas Daily, đăng tải một video với tiêu đề How happy is Vietnam, tiếp tục nhấn mạnh đến khía cạnh hạnh phúc của người dân Việt Nam với những khẳng định chắc nịch. Còn cách đây vài tháng, báo Nhân Dân bản tiếng Anh khẳng định Việt Nam là “Cảm hứng của Hạnh phúc” (Inspiration for Happiness), nơi mà người nước ngoài có thể đến sống, làm việc, và đều cảm nhận được không khí vui tươi và hạnh phúc mà xã hội Việt Nam mang lại. 

Người Việt Nam có thực sự hạnh phúc như người nước ngoài hình dung? Ảnh: thehappykid.blog.

Song nếu cân nhắc lại những chỉ số về dân chủ và tự do của Việt Nam, có thể thấy dường như dân chủ và hạnh phúc ở dải đất hình chữ S này không có liên quan gì đến nhau. 

Theo đánh giá của Freedom House, chúng ta chỉ có điểm số 20/100, tức thuộc nhóm những quốc gia “máu mặt” nhất trong phi dân chủ. Họ cũng ghi nhận rõ điểm của một số hoạt động cụ thể, với một số con điểm như 0/12 trong tiến trình chính trị (electoral process – tức nói quá trình bầu cử và lựa chọn lãnh đạo quốc gia hoàn toàn không thuộc quyền kiểm soát của người dân), hay con điểm 1/14 đối với quyền tự do hội, nhóm và tự do biểu đạt. Còn nói đến tham nhũng và tự do báo chí, Việt Nam được nhắc đến như một “hung thần” ở cuối bảng xếp hạng. 

Vậy chắc chắn có điều gì đó không hợp lý ở đây. 

Hoặc là những nghiên cứu về dân chủ và hạnh phúc mà chúng ta bàn đến ở trên đều là sai lầm. 

Hoặc các đánh giá về mức độ hạnh phúc của người dân Việt Nam là sai lầm, là nói quá. 

Người viết không nghĩ rằng cả hai cách giải thích trên là hoàn toàn chính xác. 

Hiển nhiên, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam không hạnh phúc như nhiều người nước ngoài sinh sống tại đây tưởng tượng ra (một phần vì thu nhập của người nước ngoài cao trong khi chi phí sinh sống tại Việt Nam quá thấp so với mặt bằng chung thế giới). Tác giả William Taylor, một chuyên gia về Việt Nam – Trung Quốc từng làm việc cho The Asia Foundation thì chỉ ra rằng các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục… phá sản, với thời kỳ đỉnh cao là 100.000 doanh nghiệp mỗi năm (2012 – 2013) và trong năm 2019, con số này cũng phải lên đến gần 62.000 doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của người lao động Việt Nam rất cao, với một số lượng lớn trở thành lao động tự do, buôn bán nhỏ, buôn bán rong và thậm chí là chạy grab. Việt Nam đồng thời cũng tiếp tục là một trong 10 quốc gia xếp chót bảng xếp hạng về chất lượng môi trường và không khí. Ngay từ những năm 2012, William Taylor ghi nhận với 70% dân số Việt Nam vẫn còn sinh sống tại nông thôn, những nghiên cứu về khu vực này cho thấy có tới 48% dân số tại đây nói rằng họ không hài lòng và hạnh phúc với tình trạng đời sống hiện tại. Taylor từ đó nhận xét, có lẽ người Việt Nam hạnh phúc, nhưng họ không lạc quan và vui vẻ như chúng ta tưởng tượng. 

Mặt khác, có lẽ cũng nên bổ sung thêm lập luận về vấn đề tự do kinh tế và văn hóa của người Việt Nam. 

Dù tự nhận mình là một quốc gia xã hội chủ nghĩa đang tiến bước lên chủ nghĩa cộng sản, nền kinh tế Việt Nam đã được tự do hóa đến mức không thể nhận ra bất kỳ đặc trưng gì của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo đúng với chuẩn mực kinh tế mà Liên Xô xây dựng. Không còn chỉ tiêu kinh tế tập trung, không còn việc làm do nhà nước cung cấp, không còn hệ thống an sinh xã hội sử dụng ngân sách và nguồn lực nhà nước, người Việt Nam đã tự lực cánh sinh suốt 30 năm kể từ khi Đổi Mới. Điều này khiến cho báo chí và người Việt Nam không quá bất ngờ, trong khi báo chí quốc tế vô cùng ngạc nhiên khi vào năm 2014, Pew Research Center công bố có đến 95% người Việt Nam ủng hộ và nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản là tốt cho họ. Điều này, phần nào thể hiện sự thất bại của nhà nước Việt Nam trong công tác tuyên truyền chính trị, nhưng có lẽ nó cũng tạo nên một ảo tưởng nhất định giữa đại đa số các công dân Việt Nam rằng họ có thể nắm quyền tự do kinh tế, quyền quyết định các vấn đề đời sống của bản thân, mà không cần thiết phải quan tâm đến quyền tự do và lựa chọn chính trị

Cùng lúc đó, với một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dồi dào tiếp tục đổ vào Việt Nam, niềm tin này chắc chắn sẽ còn được bảo toàn, ít nhất là một vài năm tới; từ đó đóng góp vào sự lạc quan nói chung của người dân Việt Nam về trải nghiệm hạnh phúc của họ. 

Nói cách khác, dù các chỉ số tự do – dân chủ của Việt Nam còn rất thấp, nhưng vấn đề là người dân đang được cởi trói, ít nhất là về kinh tế. Việc được cởi trói, dù ở mức độ nào, vẫn rất có ý nghĩa khi nỗi ám ảnh của họ về tình trạng chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật và nền kinh tế bao cấp vẫn còn rất nặng nề. 

Không chỉ vậy, từ cái nhìn cá nhân của người viết, những yếu tố văn hóa – kinh tế về đời sống tinh thần và sự liên kết của gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cách nhìn của người dân Việt Nam về hạnh phúc và dân chủ. Các yếu tố nên được cân nhắc bao gồm thói quen chia sẻ gánh nặng kinh tế giữa các thành viên trong gia đình, việc nhiều lao động không có tuổi hưu, hay phong cách việc làm có phần thiếu tổ chức, nơi mà một người chỉ bị xem là “thất nghiệp” khi ngồi một chỗ và không thể kiếm ra tiền. 

Người viết đồng tình với nhận định khoa học cho rằng dân chủ có thể làm nên hạnh phúc. Dân chủ có nhiều trạng thái và có nhiều mô hình, nhưng đến cuối cùng một mô hình dân chủ vận hành tốt chắc chắn sẽ giúp người dân của quốc gia đó hạnh phúc hơn. Tham gia vào một nền chính trị dân chủ không chỉ giúp người dân đóng góp vào việc hình thành nên những chính sách có lợi cho bản thân và cộng đồng, mà còn giúp cho bản thân các cá nhân đó có cảm giác hoàn thiện bản thân mình với quyền lực kiểm soát đời sống chính trị và đời sống kinh tế. 

Hiển nhiên, dân chủ không thể và sẽ không phải là biến duy nhất để đo đạc hạnh phúc, nhưng người viết tin rằng dân chủ, nếu được tổ chức một cách phù hợp, sẽ là một biến quyết định để duy trì chỉ số hạnh phúc của người dân. Nếu một quốc gia được xem là hạnh phúc, nhưng không dân chủ, điều này phần nào cho thấy những uất ức, những bất công, những xung đột chính trị đang bị kìm nén ở đâu đó trong xã hội, và người dân đang phải tìm kiếm sự khuây khỏa trong những niềm vui ngắn hạn khác nhau. Cho đến khi những con số kinh tế không còn “thần kỳ” (một tương lai chắc chắn sẽ đến), cho đến khi sự thỏa mãn về “tự do kinh tế” bị bão hòa, cảm giác bất lực chính trị và bất an cá nhân sẽ trở lại và ám ảnh đời sống chính trị Việt Nam. Thứ hạnh phúc mà người Việt Nam tự cho rằng mình đang sở hữu, có chăng là thứ hạnh phúc vay mượn của chính mình trong tương lai mà thôi.