Chuyện dài Việt Nam XHCN: Cán Bộ Tích nước Thủy Điện làm chết 25 hecta rừng

Tổng hợp báo chí lề phải

Ngày 17.4, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết vừa có báo cáo đề xuất xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thủy điện tích nước gây chết hơn 25 ha rừng.

Thủy điện tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết

Thủy điện tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết. Tin ảnh của TRANG ANH, báo Thanh Niên.

Trước đó, năm 2023, lực lượng bảo vệ rừng phát hiện tại khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum có hàng chục ha cây rừng bị chết do thủy điện tích nước.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định Thủy điện Thượng Kon Tum đã có hành vi ngăn dòng chảy khiến nước dâng ngập gây úng làm cây rừng chết với diện tích hơn 25 ha rừng (xảy ra tại các tiểu khu 401a, 406, 407, 411, 412, 413 thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông; tiểu khu 410 do UBND xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông quản lý và tại tiểu khu 451 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy quản lý).

Môi trường - Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25ha rừng bị chết úng

Cây rừng bị chết do thủy điện tích nước.

Đơn vị chịu trách nhiệm khiến 25,36 héc ta rừng bị chết do ngập úng ở khu vực lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum là Công ty Cổ phần đo đạc và bản đồ Viễn Thám vì công ty này đảm nhận việc tư vấn đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Diện tích 25,36 héc ta rừng bị chết do ngập úng ở khu vực lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum nằm ngoài phạm vi diện tích được UBND tỉnh Kon Tum thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê và giao đất cho Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh.

Đám Cán Bộ phá rừng

Ngoài Công ty Viễn Thám, trách nhiệm đối với các cá nhân có liên đới, gồm: 2 cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; 5 cán bộ huyện Kon Plông; 2 cán bộ huyện Kon Rẫy; 2 cán bộ thuộc Sở NN&PTNT; 1 cán bộ Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Kon Tum; 2 cán bộ thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông; 1 Phó Giám đốc của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy.

Lời Bình của Kẻ Đi Tìm

  • Cán Bộ lớp ăn lớp phá vì dốt và tham không biết tới bao giờ dân mới thoát khổ nạn.
  • Không biết ăn được bao nhiêu trong vấn đề giao đất, phá rừng?
  • Lợi một hại trăm, đến mấy chục năm sau hoặc không bao giờ họ có thể  trồng lại được đám rừng bị phá. Trong khi lợi về điện chỉ được một thời gian ngắn ngủi trong tháng mùa khô.

 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay