Chưa bao giờ cơ đồ nước ta được như ngày hôm nay: Côn An bắt Đại biểu Quốc Hội phó ban dân nguyện, giảng viên lão thành của Đại học Luật Hà Nội, Ông Lưu Bình Nhưỡng

Những phát biểu rúng động nghị trường của Ông Lưu Bình Nhưỡng đã có thể làm cho ông nay bị tội vạ

“Chưa bao giờ niềm tin vào nghành Tư Pháp thấp như hiện nay”

Cho phép tỷ lệ án oan sai thì rất nguy hiểm. Công Lý không được cho phép tỷ lê oan sai.

“Cần chấm dứt tình trạng Cứ Lễ Tết Công An đi thu tiền”

Giải cứu cho các công ty doanh nghiệp bị treo giấy phép hơn 10 năm vì âm mưu. 

Không để vụ Công Tố Viên xâm phạm em bé chìm xuồng.

Tường Thuật của Đài BBC Tiếng Việt

15.11.2023

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

 
 

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc vể tội cưỡng đoạt tài sản, theo khoản 4 Điều 170 BLHS.

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nhưỡng tối 14/11, khi ông vừa xuống sân bay Nội Bài. Ông Nhưỡng bị điều tra về vai trò đồng phạm của nhóm giang hồ cưỡng đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp khai thác cát. Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng bị khám xét nhà ngay sau đó.

Trang thông tin của Công an tỉnh Thái Bình thông báo rằng, lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt - Ảnh 1.

Ông Lưu Bình Nhưỡng giảng viên Đại Học Luật trên 20 năm, phó ban Dân Nguyện Quốc Hội,  lúc bị bắt. Ảnh của Công an Thái Bình

“Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.”

Vẫn theo trang tin của Công an tỉnh Thái Bình, đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 03 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Theo nhà chức trách, Cường nói việc khai thác cát ảnh hưởng việc nuôi thủy hải sản tại bãi triều để gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải miễn cưỡng trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại với giá rẻ. Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, nhóm ông Cường đã chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Báo chí Việt Nam cũng đã đưa tin này, nhưng chỉ dừng lại ở việc dẫn lại thông báo của Cơ quan cảnh sát Điều tra công an tỉnh Thái Bình – bên phát lệnh bắt giam ông Lưu Bình Nhưỡng.

Ông Nhưỡng là Đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016-2021).

Ông hiện là Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Gần đây nhất, ông Nhưỡng có cuộc gặp với gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Tháng 10/2018, ông Nhưỡng gây chú ý dư luận với phát ngôn được cho là gây sốc tại nghị trường, chỉ đích danh vi phạm của cơ quan điều tra là “rất khủng khiếp”.

Nguyên văn lời ông Bình Nhưỡng khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an: “Đối với lĩnh vực công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%…

Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này.”

Sau phát ngôn “dậy sóng” của ông Nhưỡng, Bộ Công an đã phát đi thông cáo cải chính về các số liệu, đồng thời cho rằng phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng “gây dư luận không tốt”, dẫn đến việc nhiều trang mạng xã hội bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp và cơ quan điều tra.

Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an dẫn lời Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức, lên án ông Bình Nhưỡng đã không tuân thủ nguyên tắc trong sinh hoạt tại nghị trường vì tống đạt ông Nhưỡng nêu là “tài liệu mật”.

Tổng thư ký Quốc hội: Số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sử dụng là chưa ...

Ông Nhưỡng có bằng Tiến sĩ luật và từng là luật sư cũng như có hơn 20 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Ông từng khẳng định trên trang cá nhân: “Tôi không nói sai, không hề bịa đặt, không sử dụng bất kỳ thông tin, tài liệu “ngoài luồng” và đặc biệt không áp đặt quan điểm cá nhân với dụng ý xấu xa.”

“Cái mà tôi nói có tính chất “cửa miệng” là “khủng khiếp” chẳng qua là một thói quen bình thường trước một tỷ lệ vi phạm cao, khi so sánh với các vi phạm của cơ quan khác trên lĩnh vực đó.”


 

Được xem 28 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay