Đón nhận điều dữ

Đón nhận điều dữ

Satan hành hạ Giop” khiến ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho tới đỉnh đầu. Ông ngồi giữa đống tro, lấy mảnh sành mà gãi. Bấy giờ vợ ông bảo: ”Ông còn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của ông nữa hay thôi? Hãy nguyền rủa Thiên Chúa của ông và chết đi cho rồi!!” Nhưng ông Giop đáp lại: Cả bà cũng nói như mụ điên. Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?” Trong tất cả những chuyện ấy, ông Giop không để cho môi miệng thốt ra lời tội lỗi” (Jb 2, 7b-10)

Ông Giop là một người giàu sụ, giàu có nhất Phương Đông: ông có nhiều đàn súc vật, giàu của cải, giàu con cái, kẻ ăn người làm trong nhà thật đông.

 Ông là một người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông thương yêu, dạy dỗ con cái biết sống đoàn kết thương yêu nhau và nhân đức.

 Các con trai ông thường luân phiên đến nhà nhau tiệc tùng và cho người mời 3 cô em gái đến ăn uống với họ. Mỗi khi hết vòng tiệc tùng, ông Giop cho gọi họ đến để thanh tẩy họ; rồi ông dậy thật sớm, dâng lễ toàn thiêu cho mỗi người trong họ vì ông tự nhủ: “Biết đâu con trai ta đã chẳng phạm tội và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng! (Jb1, 1-5)

Thường tình nhân loại (thời đó và cả thời nay) thì cho rằng vì ông thánh thiện, công chính như vậy nên ông được Thiên Chúa thưởng cho giàu có. Đành rằng những gì chúng ta có được đều do bởi Thiên Chúa ban cho. Nhưng Ngài  không công nhận điều đó là thước đo con người thánh thiện hay công chính.

Một ngày kia dân Sơva xông vào cướp lấy đàn bò, lạc đà v.v… đang ăn cỏ và chém giết hết kẻ giúp việc. Cùng lúc thì thiên tai giáng xuống đốt cháy chiên dê, cuồng phong từ sa mạc thổi vào làm sập nhà và các con ông chết hết. Khi nghe đầy tớ trình bày tự sự như vậy, thay vì ông hoảng hốt, buồn rầu, tức giận, than khóc và nguyền rủa hay than van… như nhân thế thường tình

 nhưng ông lại: trỗi đậy, xé áo mình ra , cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi; xin chúc tụng danh Đức Chúa!”(Jb 1,20)

Một người gần gụi nhất, thương yêu nhất là người vợ, đầu ấp tay gối đã sinh ra cho ông mười người con mà cũng mắng nhiếc, nguyền rủa ông, bà nói  “hãy nguyền rủa Thiên Chúa của ông và chết đi cho rồi”

 Bà có những lời cay độc với ông và xúc phạm đến Đức Chúa như thế, ông cũng rất bình tĩnh, bình tâm mà “không để cho môi miệng thốt ra lời tội lỗi“.

Ông chỉ khuyên bà: “Cả bà cũng nói như mụ điên, chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không đón nhận sao?”

Chúa ơi, sao mà ông Giop lại có thể bình tĩnh, điềm đạm đến như vậy được??? Hẳn ông có một sức mạnh mãnh liệt trong nội tâm, một nội lực thật thâm hậu lắm về lòng tin tưởng, về lòng yêu kính và phó thác mãnh liệt vào Đức Chúa thì ông mới có thể „ xin chúc tụng danh Chúa” trong lúc mất mát đau khổ cùng cực đến nhói tim, đắng lòng???!!!.

Con người ta mất chút của cải cũng đau lắm rồi, riêng ông ta mất hết tất cả: của cải, ruộng nương, đàn súc vật và nhất là cả con cái nữa, mà không hề có một lời than van, oán hận, trách móc Chúa hay trách móc ai cả???

Nhân thế thường tình từ ngàn xưa đến ngày nay vẫn luôn có ý nghĩ rằng những người giàu có của cải dư thừa là những người được Thiên Chúa ban thưởng và họ tự cho mình là những người được Chúa thương yêu, thánh thiện, công chính.

Còn những người nghèo, kẻ thiếu thốn là những người tội lỗi, bất hạnh nên không được Chúa ban thưởng.

Số đông những tín hữu Kitô giáo cũng nghĩ như vậy. Họ không biết rằng Chúa Giêsu
đã dạy: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà bảo đảm đâu” (Lc 12,15).

 Chúa còn dùng dụ ngôn ông phú hộ phá kho lẫm cũ, xây kho lẫm mới để tích trữ của cải và thóc lúa, rồi tự hài lòng, nhủ lòng rằng Hồn tôi hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi ăn uống vui chơi cho đã” (Lc 12,19). Và Chúa Giêsu đã mắng ông: “Đồ ngốc!, nội đêm nay người ta sẽ lấy mạng ngươi….” (Lc 12,19)

Những điều dữ từ con người đối xử với con người thì sao? Ta có biết đón nhận một cách bình an, bình tâm như ông Giop được không? 

Lạy Chúa, xin ban cho con một phần trăm đức tin và sự phó thác của ông Giop để con biết đón nhận cách bình an, những điều bất hạnh đến với mình như là một hồng ân để ca tụng Chúa. Amen.

Elisabeth Nguyễn

From: Tamlinhvaodoi

VỚI CẢ TÂM TÌNH

VỚI CẢ TÂM TÌNH

 ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Truyện thiền kể có hai nhà sư xuống núi.  Dọc đường các ngài gặp một thiếu nữ đứng bên vũng nước sâu.  Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được.  Thấy vậy, một nhà sư liền bế thiếu nữ vượt qua vũng nước.  Trở về gần đến chùa, nhà sư kia trách bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế?”  Nhà sư trả lời: “Tôi đã để cô ta lại bên vũng nước, sao anh còn mang cô ta về đến tận chùa.”

 Câu chuyện ý nhị trên đã minh họa rõ nét về hai lối sống đạo.  Lối sống đạo theo hình thức và lối sống đạo theo nội tâm.  Nhà sư trọng hình thức không dám động đến thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương.  Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật giới sắc.  Ông tự hào về mình và trách móc bạn đã vi phạm luật tu hành.  Ông đã hoàn toàn giữ luật theo hình thức bề ngoài mà không xét đến nội tâm của mình.

Những người Biệt phái và Luật sĩ trong đạo Do Thái cũng giữ đạo theo hình thức như thế.  Họ rất trọng những lề luật theo hình thức bề ngoài.  Họ cho rằng giữ những hình thức bề ngoài là đủ.  Theo họ, đạo là lề luật.  Giữ trọn lề luật là giữ đạo.  Đặc biệt là luật thanh sạch.  Người Do Thái có nhiều cấm kỵ ô uế.  Bị coi là ô uế những người mắc bệnh phong, những người phụ nữ sau khi sinh con, người ngoại đạo.  Ai tiếp xúc với những người ô uế sẽ bị lây nhiễm ô uế.  Ngay cả những đồ vật bị người ô uế động đến cũng trở thành ô uế.  Ai động đến những đồ vật đã bị ô uế cũng sẽ bị lây nhiễm ô uế.  Ô uế là tội lỗi.  Những người bị ô uế sẽ không được dâng lễ vật cho Chúa.  Để tránh ô uế, người Do thái luôn rửa tay, rửa bát bên ngoài cho sạch.

Đức Giêsu chê trách họ là giả hình.  Vì họ chỉ lo giữ sự trong sạch bề ngoài mà không lo giữ sự trong sạch bề trong.  Họ lo rửa tay chân mà không lo rửa lương tâm.  Họ sợ tiếp xúc với người bệnh nhưng họ vẫn ấp ủ những ý đồ xấu xa trong tâm hồn.  Có lần Đức Giêsu đã sánh ví họ với những mồ mả, bên ngoài thì tô vôi, sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì đầy xương cốt hôi hám xấu xa.

Vì quá chú trọng đến những luật lệ tỉ mỉ bên ngoài, họ biến đạo thành một mớ những nghi thức trống rỗng vô hồn.  Đọc kinh cho đủ bổn phận mà không cầu nguyện.  Ăn chay để giữ đúng luật hơn là để hạn chế tính mê tật xấu.  Làm việc bác ái để phô trương hơn là để chia sẻ với người anh em cơ nhỡ.  Tệ hại nhất là họ giữ đạo mà không thật lòng yêu mến Chúa.  Nên hôm nay, Đức Giêsu đã nặng lời chỉ trích họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.”

Những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết.  Nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị, cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong.  Nội tâm con người là nguồn mạch của mọi hành vi.  Nội tâm có tốt thì hành vi mới tốt.  Nội tâm có chân thật thì hành vi mới có giá trị.

Đạo Chúa không phải là hình thức.  Đạo Chúa là tình yêu.  Tình yêu chân thật phát xuất từ đáy lòng.  Giữ hình thức mà không có tình yêu thì chưa phải là giữ đạo.  Làm những việc lớn lao mà không có tình yêu cũng chỉ là vô ích, như lời thánh Phaolô dạy: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng.  Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.  Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.”

Vì thế, khi làm việc gì, điều cần thiết là cho cử chỉ phản ánh trung thực tâm hồn.  Tất cả mọi việc làm lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tâm hồn chân thực.  Nhất là phải làm sao cho mọi nghi thức tôn giáo phát nguồn từ trái tim yêu mến chân thành.  Việc từ thiện phải phát nguồn từ một tình yêu mến huynh đệ, thành thực muốn chia sẻ.  Lời cầu nguyện phải phát xuất từ một trái tim yêu mến của người con hiếu thảo đối với Cha trên trời.  Việc ăn chay phải khởi đi từ ý muốn chế ngự các nết xấu.  Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối.  Có như thế, khi môi miệng đọc kinh, lòng ta mới gần gũi Chúa.  Khi ăn chay, tâm hồn ta mới tan nát vì tội lỗi.  Khi làm việc bác ái, ta tránh được thói phô trương.  Khi rửa tay, tâm hồn ta mới được thanh tẩy nên trong trắng.

Với tất cả tâm tình, những nghi thức mới trở nên có hồn, thành thực.  Với tất cả tâm tình, ta mới thực sự sống đạo.  Với tất cả tâm tình, đạo mới đưa ta đến gần Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con thêm lòng yêu mến Chúa.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

From: Langthangchieutim 

THẦN KHÍ…XÁC THỊT

THẦN KHÍ…XÁC THỊT

Ga 6,60-69

“xác thịt chẳng có ích gì”

Đúng là “xác thịt” chẳng có ích gì, có nghĩa là cái nhìn, cái nghe, cái nghĩ suy… rất hạn hẹp.

Bởi cái nhìn của người chỉ thấy cái bên ngoài và cân đo đong đếm hay đánh giá theo cái thấy cái vỏ, rất ít khi đúng.

Vì thế : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?”.

Quá đúng, tâm trí loài người nghe thế nào thì nghĩ thế vậy,không thể khác được, không thể xa hơn được, không thể sâu hơn được. “Tại hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu đã nói : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.

Thế là đánh bài chuồn : “Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Loài người chúng tôi, con cháu E-và là vậy đấy !

Ngày hôm nay cũng vẫn là con cháu E-và, chỉ thấy cái đói khát nơi “xác thịt” (thân xác) là rõ nhất. Nhà nghèo, đói khát quá vẫn có quyền ăn vụng ăn trộm (chôm chỉa) mà không mắc tội cơ mà !

Nhưng còn nghèo nàn đói lả tâm linh thì khó mà thấy mà biết nên con người thường lo cho phần xác hơn là phần linh hồn.

Lo phần xác nhiều quá sẽ kéo theo phần hồn (thường là hướng chiều đi xuống).

Ngược lại, lo phần hồn (thiêng liêng) sẽ nâng thân xác lên (bay lên) khung trời mở rộng, bay xa bay cao…

Vậy là xưa và nay cũng chẳng khác nhau bao nhiêu !

“Thần khí mới làm cho sống”

Thần khí và sự sống là cái bên trong. Nhìn vào cái bên trong giúp cho người ta nhìn thấu đáo hơn, tinh tế hơn, tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn, cảm thông hơn.

Cái thần khí của con người (thân xác, linh hồn và thần khí) là nơi để tiếp xúc với Chúa, đón Chúa vào trong để chính Chúa mới là sự sốngcho con người ấy.“Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”.

“Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?”

Ông Si-môn Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Ông Phêrô liền đáp, liền đáp vì ông thuộc loại nhanh mồm nhanh miệng và ông Gioan rất kính trọng ông Phêrô vì ông là tông đồ trưởng nên lời đáp của ông Phêrô thật tuyệt vời. (nói nhỏ : nặng lời với ông Giuđa Ítcariốt lắm “Thế mà một trong anh em lại là quỷ dữ !”)

Đức Tin là ân ban Chúa tặng trao cho con người một cách nhưng-không (vô điều kiện). Cái từ bên trong con người đó để con người giao tiếp gặp gỡ Chúa hằng ngày và làm cho con người có sự sống.

Sự sống đây chính bởi Chúa sẽ giúp cho con người can đảm vượt qua được những âu lo sợ hãi ;

giúp con người đứng vững khi gặp những thử thách đau thương và nếu có ngã thì ngã trong vòng tay yêu thương của Chúa.

Bừng lên sức sống mới trong một trời mới đất mới.

Xin Chúa Cha ban ơn ấy cho chúng con.

Ô, “ơn ấy” là gì nhỉ ? 

“Vì thế, Thầy đã bảo anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.”

OTC

From Tamlinhvaodoi

CHÚNG CON THEO THẦY ĐỂ CÓ SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI

CHÚNG CON THEO THẦY ĐỂ CÓ SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI

Tuyết Mai 

Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!” … Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin” … Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. … Chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa”. (Ga 6, 61-70).

***************************

Hễ ai tin vào Lời Chúa Giêsu giảng dạy thì hãy tin rằng người ấy sẽ được Thiên Chúa ban cho Nước Trời và sẽ được hưởng mọi sự vinh quang của Thiên Chúa trên Nước Trời ấy và hãy tin chắc như đinh đóng cột thì mới sẽ không dễ bị cám dỗ và bị ngả lòng. Nhất là con cái Chúa đừng để cho con người hiện đang được Chúa nuôi dưỡng trong giáo hội đang phạm pháp, bôi nhọ cùng làm gương xấu của họ … ảnh hưởng đến cuộc sống tâm linh của hết thảy chúng ta.

Chúng ta phải luôn tin rằng Giáo Hội Công Giáo là do chính Chúa Giêsu sáng lập và đã đặt cho thánh Phêrô làm đầu hội thánh do đó mà Giáo Hội của Chúa từ suốt bao thế kỷ qua vẫn đứng vững tuy có chòng chành, nghiêng ngả, đảo lộn vì những thành phần lãnh đạo đã vì danh, lợi, thú trần gian nên đã từng làm cho con tầu của Giáo Hội bị chia rẽ, lạc giáo và làm gương mù gương xấu cho toàn giáo dân trên khắp cùng thế giới.

Nhưng có phải như trong bài đọc CN XXI của tuần này Chúa Giêsu có biết rõ điều đó vì trong số tông đồ ngoài nhóm 12 tiên khởi thì họ đã nói với Chúa Giêsu là những Lời giảng dạy của Ngài nghe quá chói tai đấy không?. Cũng cho chúng ta hiểu rằng từ thuở xa xưa mà cũng đã có những thành phần có chức vụ cao trong đạo Chúa nhưng vì họ muốn được hưởng thụ nên đã không bao giờ thực thi những điều Thiên Chúa dạy. Chúa Giêsu cũng đã rất nhiều lần dạy cho chúng ta nhận diện ra được những thành phần bê bối mà Ngài đã cực lực lên án, chê trách vì họ sống rất là mầu mè và rất là đạo đức giả.

Bài đọc trên đã nhắc nhở con cái Chúa rằng chúng ta hãy sống thực thi Lời Chúa dạy chớ không phải qua lời của những người có chức vụ cao ở trong Giáo Hội và rằng Lời Chúa thì chúng ta nghe theo chớ đừng bắt chước gương xấu mà các vị ấy làm … là có cơ hội sa ngã theo như trong hiện tại giáo hội đang gặp một con sóng dữ đánh, làm chòng chành con tàu của giáo hội. Nhưng không phải thế mà chúng ta vội vã bỏ đạo mà đi theo đạo khác. Bởi có Thiên Chúa luôn hiện diện trên chiếc tàu giáo hội thì sao chúng ta lại nao núng, sờn lòng?.

Sao chúng ta lại dễ nghi ngại hay đòi hỏi Chúa phải lên tiếng khi Ngài đang ngủ gần bên? Có ai còn ai nhớ là Chúa Giêsu đã trả lời sao với 12 tông đồ đang rất là sợ hãi khi sóng đánh quá mạnh bên mạn thuyền không?. Có phải Ngài luôn hỏi các vị rằng sao các con yếu đức tin thế?. Vâng, tất cả chúng ta khi đứng trước một vấn nạn thì đều yếu đức tin vì chúng ta là con người mà, ai lại không sợ khổ sợ chết chứ. Không sợ chết thì sợ bị mất danh dự. Không sợ bị mất danh dự thì cũng sợ bị chuyển đổi. Và khi bị chuyển đổi, bị buộc dời đi nơi khác thì chúng ta không còn có cơ hội làm giàu được, có phải?.

Có nghĩa là bao nhiêu công sức, cố gắng, kí cóp, chôn giấu kể như gần mất đi tất cả những gì chúng ta gầy dựng từ đầu!?. Ấy có phải tận cùng là vì chúng ta luôn thích chìu chuộng cái thân xác vô dụng và hay chết này hay không? Và suốt từ ngàn xưa cho đến ngày nay giáo hội luôn bị tiếng xấu và càng ngày giáo dân càng bỏ nhà thờ, bỏ Chúa vì cớ ấy. Mà vì thế đã có biết bao nhiêu người trong giáo hội đã bị sa Hỏa Ngục muôn đời vì đã luôn để cho vật chất cai trị và thỏa mãn nhục dục làm cớ vấp phạm cho rất nhiều người trẻ vô tội.

Bởi khi chúng ta sống chọn thế gian thì hẳn không có Thiên Chúa ở cùng nên Chúa Giêsu mới dạy rằng con lạc đà chui qua lỗ kim lại dễ hơn là người giầu có. Ý chỉ con cái Chúa khi đã nhận lãnh bí tích Rửa Tội thì chỉ có một con đường duy nhất để theo ấy là chọn Chúa hay chọn thế gian?. Chọn thế gian thì thế gian có rất nhiều điều gian xảo vì ít có ai giầu xụ mà phía sau của họ không chứa đầy dẫy những tội phạm giết người và cướp của.

Mong rằng bài đọc Phúc Âm của tuần này giúp cho hết thảy chúng ta nhận biết rằng theo Chúa là phải giữ 10 Điều Răn Chúa dạy nhưng tóm gọn lại hai điều là Kính Chúa và yêu người như yêu bản thân. Cùng nhận ra rằng theo Chúa vì chỉ có Lời Chúa mới có thể ban sự sống đời đời. Amen.

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai 
25 tháng 8, 2018

————————————————————-

https://www.youtube.com/watch?v=VM_b3e1jQmg

Con Biết Thầy Là Ai 
(Thơ và nhạc của Tuyết Mai)

Giàu Có và Bỏ Mọi Sự

Giàu Có và Bỏ Mọi Sự

Mt 19,23-30

Giàu có

Trên đời này có nhiều thứ làm cho ta giàu có lắm.

– Giàu có tiền của, vàng bạc đôla nhà cửa đất đai ruộng vườn… yến tiệc linh đình, gấm vóc lụa là, ăn uống phủ phê…

– Giàu có kiến thức, tư tưởng kim cổ đông tây, bằng cấp học giả, tài giỏi năng khiếu, khôn ngoan thông minh, sáng suốt hơn người

– Giàu có địa vị, quyền cao chức trọng, lên xe xuống ngựa, uy quyền thống lãnh, kẻ đón người đưa, thích đứng ở ngã tư đường cho người ta chào hỏi xin phép bái lạy…

– Giàu có miệng lưỡi, nói khéo nói khôn, danh hiệu mồm vàng, thu hút hấp dẫn lôi cuốn đến nỗi bà góa đem của cải ra trao nộp hết….

– Giàu có đạo đức, lúc nào miệng cũng lâm râm cầu nguyện, đeo nhiều thẻ kinh, mặc áo tua dài, ngày đi dăm ba lễ, lần hạt dài mấy cây số, kể lể công phúc lập được…

“Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”

Người có tật thì hay giật mình, người giàu có thì hay hỏang hốt… mà các ông môn đệ chắc là giàu có lắm nên mới giật mình sửng sốt và còn vô cùng sửng sốt; hay là các ông lo cho số phận các nhà giàu không biết: “Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói :

“Thế thì ai có thể được cứu?”

Vậy thì giàu có của Chúa là giàu có thế nào? 

“Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói :

“Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được.” 

Theo tôi suy đóan (hay đóan mò lắm !), giàu có theo cách của Chúa là có Chúa đầy mình, kho tàng của mình là Chúa vì kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó.

Chúa kêu gọi con người sám hối hóan cải để thay đổi não trạng tư duy của mình. Từ một Thiên Chúa nhỏ nhen, tính tóan, cằn nhằn, hẹp hòi… sang một Thiên Chúa giàu lòng từ bi nhân hậu, tha thứ, xót thương…

Bỏ mọi sự

Bỏ mọi sự trở nên túng bấn nghèo khổ cùng cực phải không ?

Bỏ hết mọi trở nên khù khờ cả lũ với nhau ý à ?

 “Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội”.

Gấp bội cái gì nhỉ ?

chẳng lẽ từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất lại được nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất gấp bội à ?

Lại suy bụng ta ra bụng Chúa nữa,

có phải là: Có Chúa là có Tất Cả, tất cả trong Tất Cả. Có Tình Yêu là có gấp bội, hẳn nhiên là vật chất có đó (có mà đầy) nhưng không chiếm hữu (không vun vét, tích cóp, dồn lắc).

Ngài đến trần gian nối kết mọi người vào trong Vương Quốc Tình Yêu.

Vậy ai là anh em, là chị em, là cha mẹ ?

Là những người thực hành Lời Chúa và thi hành Thánh Ý của Người. Người sống trong Vương Quốc Tình Yêu,

tất cả “sự vật” thuộc trần gian trở thành thứ yếu, trở thành phương tiện… đó là ý nghĩa của việc từ bỏ.

Một khi đã cảm nhận được Chúa là hạnh phúc là niềm vui là bình an thì Chúa cũng chính là sự giàu có của mình “và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp”.

OTC

From Tramtubensuoi gởi

  MÊ DÂM DỤC- Bài Giảng của Thánh Gioan Maria Vianney

  MÊ DÂM DỤC– Bài Giảng của Thánh Gioan Maria Vianney

MÊ DÂM DỤC

Sự chết, phán xét, Thiên Đàng, Hỏa Ngục, không làm cho họ sợ hãi tí nào, không có gì lay chuyển họ được. Trong các tội lỗi, tội mê dâm dục là khó diệt trừ nhất.  

Thánh Gioan Maria Vianney 

Mê dâm dục là sự yêu thích các thú vui nhục dục trái ngược với đức trong sạch. Không có tội nào làm suy nhược và phá hủy linh hồn nhanh chóng cho bằng tội đáng xấu hổ này; nó lôi kéo chúng ta ra khỏi bàn tay Thiên Chúa, và ném chúng ta như ném một cục đá vào trong hố sâu bùn lầy hôi thối. Một khi đã chìm trong đống bùn nhơ đó, chúng ta không thể nào thoát ra được. Trong đống bùn đó, chúng đào cho mình một cái lỗ; càng nhúc nhích, chúng ta càng làm cho cái lỗ ra to thêm, rồi từ từ chìm xuống. Rồi chúng ta đánh mất đức tin của mình, chúng ta cười nhạo tôn giáo, không còn mơ ước Thiên Đàng, không còn sợ hãi Hỏa Ngục nữa. Thật bất hạnh biết bao cho những linh hồn sống trong đam mê tội lỗi này! Linh hồn họ đẹp đẽ đến nỗi kéo được sự chú ý của Thiên Chúa để mắt nhìn, như khi người ta nghiêng mình trên một đóa hoa hồng thơm ngát, nhưng nay đã trở nên như một xác chết lâu ngày, mùi hôi thối độc hại của nó bay thấu tận trời cao.

Chúa Giêsu Kitô đã kiên nhẫn chịu đựng sống giữa các Tông Đồ, là những người đầy kiêu căng và tham vọng, thậm chí một người đã phản bội; nhưng Người không dính một chút bợn nhơ của họ; Người ghê tởm tất cả mọi tính hư nết xấu. Thiên Chúa phán: ”Thần Khí của Ta không ở trong người, nếu người chỉ là xác thịt và thối nát.” Thiên Chúa lìa bỏ tất cả những người tâm địa độc ác và dâm ô. Chúng để mình chìm đắm trong bùn nhơ như con heo hèn hạ, nhưng lại không ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên. Người trơ trẽn như vậy thật đáng ghê tởm trước mặt mọi người, nhưng họ không ý thức được điều đó. Thiên Chúa đã ghi dấu ô nhục trên trán của họ, nhưng họ không cảm thấy xấu hổ; họ có cái mặt bằng đồng và một trái tim bằng đá; thật là vô ích khi nói với họ về danh dự đạo đức, vì lòng trí của họ đầy tự mãn và kiêu căng.

Các chân lý như: sự chết, phán xét, Thiên Đàng, Hỏa Ngục, không làm cho họ sợ hãi tí nào, không có gì lay chuyển họ được. Trong các tội lỗi, tội mê dâm dục là khó diệt trừ nhất. Những tội khác trói chúng ta bằng xích sắt, nhưng tội mê dâm dục trói chúng ta bằng xích da bò, loại da không bao giờ rách hay đứt; tội mê dâm dục là lò lửa làm ô uế cả những người lớn tuổi cao niên. Hãy xem hai ông già bỉ ổi bị cám dỗ về sự trong sạch đem lòng thèm muốn bà Susanna; họ đã giữ cơn sốt thời trai trẻ đến lúc già yếu. Khi thân xác kiệt sức vì trụy lạc, khi họ không còn thỏa mãn được những đam mê, thì họ thay thế bằng những ước muốn và ý tưởng dâm ô.

Gần đến giờ chết, họ vẫn còn nói về đam mê cho đến hơi thở cuối cùng; họ chết như lúc họ sống – cứng lòng; sự đền tội nào có thể bù đắp cho tội mê dâm dục này? Sự hy sinh nào có thể lay động họ ở giờ phút cuối cùng, những người suốt đời chỉ nghĩ đến những thú vui nhục dục? Liệu người ta có thể nào mong đợi một lần xưng tội đàng hoàng, một lần rước lễ sốt sắng từ những người, mà lúc trai trẻ có lẽ đã cố tình giấu giếm những tội lỗi ghê tởm và xấu hổ này, đã nhiều lần phạm thánh không? Liệu miệng lưỡi họ đã khép kín lâu nay, chịu mở ra ở giờ phút cuối cùng không? Không có điều đó đâu; Thiên Chúa đã bỏ rơi họ; nhiều lớp chì đè nặng trên người họ; và họ cứ đổ thêm vào. Nhưng hãy coi chừng, đó có thể là lần cuối cùng của đời họ.

From: hnkimnga & Anh chị Thụ Mai

 Em đi rồi, sám hối chạy trên môi,

Suy Tư Chúa nhật thứ 21 thường niên năm B 26/8/2018

(Ga 6: 54a, 60-69)

Tại hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu tuyên bố:“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời.” Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Đức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông:”Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.

 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.”Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.” Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.

Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai:”Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Simôn Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”

    *      *      *

 “Em đi rồi, sám hối chạy trên môi,”

“Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng…”

(dẫn từ thơ Nguyên Sa)

 Mai Tá lược dịch. 

Nhà thơ buồn, vì người em rày đã đi. Em đi rồi, nhà thơ thấy sám hối chạy trên môi, nên tháng ngày vật vã cứ chĩu nặng trên vai buồn. Nhà Đạo lại rất vui mà ra về khi Tiệc Thánh đến hồi chấm dứt, lòng những mang theo bài sai Chúa nhắn nhủ, và gọi mời.

Trình thuật thánh Gioan nay kết thúc với lời cuối Tin Mừng ở chương 6 Chúa nói về “Bánh Hằng Sống” khiến người nghe thấy chướng tai, bèn bỏ Ngài lại một mình. Và khi đó, Ngài hỏi đồ đệ xem các thánh nhận xét ra sao về chúng dân, đồ đệ bèn quả quyết: ai bỏ Chúa thì cứ bỏ,nhưng các thánh không bỏ Thày và cũng chẳng đi đến nơi nào không có Thầy ở đó.

Cuối buổi Tiệc, dân con Chúa những tưởng Tiệc Thánh đã chấm dứt khi chủ tế giơ tay ban phép lành kèm lời nhắn: “Anh chị em hãy ra đi bình an.” Kỳ thực, lời chúc “ra đi” hay “ra về” bình an, đều hàm ẩn một thôi thúc dân con dự Tiệc hãy về với thế trần mang theo sứ vụ Chúa trao phó, cho mọi người. Nhưng, bài sai đây là sứ vụ gì? Thực hiện sứ vụ này ra làm sao? Kết quả dẫn đến sẽ thế nào?

Ở đây, dân con dự Tiệc vào phút cuối sẽ khám phá ra một hiện diện khác từ Tiệc Thánh. Đó là, sự hiện diện mặt-đối-mặt của các sự vật có tính cách chỉ như vật thể. Dự Tiệc, không là hiện diện bằng thân xác mà dân con/cộng đoàn từng trải nghiệm theo cung cách chủ quan, hạn chế. Nhưng, hiện diện đây là qui cách hiện hữu mà chỉ mình Chúa mới có. Chính đó là Hiện Diện theo nghĩa của việc tặng ban/cho đi. Cho một cách nhưng-không chẳng màng gì lợi danh, đổi chác hoặc đáp trả theo nghĩa “có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Đức Chúa không tặng ban cho ta chỉ một hiện hữu có ích, Ngài cũng chẳng trông chờ ta cảm kích biết ơn để rồi tạo thành ràng buộc khiến ta mất tự do, chẳng thoải mái. Ngài cũng không muốn lấy đi giây phút hiện tại ta đang sống trong nhà Chúa như một sự thể chính đáng. Và, Ngài cũng không đánh giá quá thấp chuỗi ngày dài đầy những quá khứ hoặc tương lai đang trờ đến.

Ta tưởng đó như một hiện tại kéo dài để rồi thiết lập nên những mẩu chuyện nhỏ cho một tổng thể lớn. Tổng thể, là đường lối hoàn toàn khác cho thấy người đời vẫn đặt nặng mọi thứ hơn là hiện tại. Nhất là, hiện tại xảy ra ở cuối buổi Tiệc Thánh, vào lúc ta được bảo: hãy “ra đi” mà trở thành kẻ tản bộ trong ước mơ tuy chậm nhưng rất chắc, ở thế trần. Ra đi, vì bài sai Chúa gửi đến thế trần không do ta chọn và thiết lập, mà chỉ tuân thủ và thực thi.

Và, Hội thánh hôm nay cho thấy thái độ “đóng kín” không am tường bản chất của mình, nên đã không phản ánh cái đẹp của trần thế bằng việc thể hiện động thái của mình. Và, cũng vì không am tường bản chất của chính mình nên cũng không tạo ảnh hưởng nào lên trần thế hết.

Thành thử, khi nhận bài sai ra đi về với thế trần làm chứng nhân rao giảng Lời Chúa và sống cho Chúa, nhiều dân con đi Đạo cảm thấy khó mà sống thực niềm tin giữa lòng dân tộc, thời hiện đại. Bởi thếnên, nền văn hoá thời đại chẳng dám đón nhận sứ điệp của Đạo Chúa, nữa. Thế trần thời hiện đại, là chốn miền khiến ta khó mà sống niềm tin rất đích thực. Bởi, ngày nay người người vẫn dễ dàng sống theo lề thói rất vật chất, tự do vui hưởng lợi lộc do chủ thuyết tiêu thụ dọn sẵn ý hướng chệch choạc.

Ở đây cũng thế, không dễ gì có thể định hướng được tính khí của nhân loại để người người có thể ra đi mở rộng Nước Chúa, sống cho Chúa. Bởi lẽ, cơ chế xây dựng nên Hội thánh hôm nay ngày càng ít trở nên gương mẫu cho đời thường, ở trần thế. Và vì thế, Hội thánh càng xa rời đời sống của chúng dân. Vì, nơi thế trần hôm nay cũng vậy, ngày càng thấy ít đi các Tiệc thánh hiến tế hoặc Tiệc Lòng mến thân thương đông người dự. Số lượng linh mục phục vụ Tiệc ngày càng ít, kéo theo sự thể là sứ vụ rao giảng Lời Chúa ngày càng chất chồng lên đôi vai trần của một vài vị còn ở lại với thánh hội.

Từ đó, có mục tử cùng lúc phải coi ngó nhiều giáo xứ. Có vị phải bỏ nhiều giờ để tới vùng sâu vùng xa mà “rao giảng”.

Thế nên, hôm nay, nhu cầu đòi dân con dự Tiệc nhận bài sai “ra đi rao giảng Nước Trời” trở thành chuyện sống thực ở đời. Sống thực, là sống đúng ý nghĩa của Tiệc Lòng Mến biến cải thế giới thành chốn miền đặc biệt để sống và lao động. Hôm nay, hơn năm mươi năm trôi qua kể từ ngày Công Đồng Vatican II ban hành nghị định thư về sự sống còn của dân con nhận bài sai rao giảng, cho thấy đó là quan điểm cách mạng chứng thực vai trò giáo dân đã đến hồi nở rộ, đẹp đẽ. Tốt lành.

Vấn đề của giáo dân hôm nay, không nhằm khuếch trương Hội thánh theo số lượng tăng nhanh bao gồm sự việc và phong trào do Hội thánh chủ trương. Cũng chẳng là phải làm gì hoặc làm thế nào để số người đến nhà thờ ngày một đông, có thêm người đọc kinh, hát xướng. Mà là, sống thực cuộc sống có hiệp thông ta học được từ Tiệc Thánh xảy đến ngay trong trần thế rất khí thế.

Trở thành giáo dân đúng nghĩa, là ơn gọi nhận bài sai ra đi rao giảng Lời, chứ không phải chức vụ mình nhận để thực thi. Ơn gọi giáo dân đây, là ân lộc gọi mời mọi người trở nên dân con của Chúa bằng cuộc sống hiệp thông, rất thương yêu. Gọi mời mọi người trở thành dân con sống thực Lời Chúa trong một thế giới chỉ chú trọng vật chất. Sống thực Lời Chúa, là sống hiệp thông thương yêu trong khuôn khổ của trần thế.

Sống thực ở đây không là kinh nghiệm hiệp thông rước lễ rút từ Tiệc Thánh rồi phổ biến cho thế giới cũng làm như thế. Làm thế, khác nào biến thế giới bên ngoài thành chi nhánh của Hội thánh ở bên trong. Làm thế, tức như thể dân con mình không còn tôn trọng tính đặc biệt của thế giới bên ngoài và lại chỉ muốn tân trang đổi mới mặt ngoài của thế giới, thế thôi.

Sống thực Lời của Chúa, là cởi mở với tính chất rất trần thế nơi cuộc sống đời thường vẫn như thế; để rồi, từ đó khám phá ra sự thể của cuộc sống có hiệp thông, thương yêu rút từ Tiệc Thánh đang thăng tiến với thế trần. Mãi đến nay, Hội thánh vẫn chưa đạt thành tích về chuyện này. Hội thánh lâu nay vẫn hãi sợ “thế gian” rất phàm tục. Thế gian, là cụm từ Hội thánh ít muốn nghe đến. Thế gian, là từ ngữ về hệ thống giá trị mang tính phàm tục đối nghịch hệ cấp giá trị của thánh hội. Và Hội thánh vẫn cứ sợ cả những giáo dân bên trong thánh hội của mình một ngày nào đó sẽ qua mặt cả hệ cấp rất thánh nữa.

Nay, đã thấy một vài đổi thay trong thái độ của thế gian. Nhiều vị sống ở thế giới gian trần này, nay đã biết được rằng: song song với các vận động đề cao nhân quyền của dân thường và các vậnđộng bênh vực những người thuộc sắc tộc thiểu số cùng nghèo hèn, Hội thánh nay cũng tích cực đề bạt và bàn bạc với trần thế để đi đến hành động chính đáng. Nhiều vị trong Hội thánh, nay đã biết dân con mình dù sống trong trần thế, với “thế gian” vẫn nhận lãnh nhiều ân lộc từ Đức Chúa.

Vậy thì, việc đó nói lên điều gì? Và có từ đâu? Phải chăng từ bài sai “ra đi” mà hiệp thông, thương yêu. Hiệp thông thương yêu, là kết hiệp và cảm thông với những người khác mình, trong quan hệ thường nhật. Bởi thế nên, thông điệp ở đây hôm nay, là: nếu ta học được điều hay từ hiệp thông thương yêu trong thánh hội, thì hãy sống thực điều đó bên ngoài hội thánh. Sống được thế, sẽ mang đến cho ta một khí thế, rất sống động. Hiệp thông yêu thương, là biết tôn trọng mọi người để rồi cùng họ đem tình thương đến với người khác, dù theo cung cách rất đời thường, hoặc “thế gian”.

Giáo dân ta, nay là người có cơ may nhiều hơn triều thần giáo sĩ và tu sĩ do việc họ vẫn sống và làm việc ngay trong cơ cấu trần thế. Việc của giáo dân, nay là lập quan hệ với những người sống trong trần thế, theo cung cách rất thế trần. Như thế, và như thể chính giáo dân mới là người đóng đúng vai trò thừa sai có từ bài sai “hãy ra đi mở mang Nước Trời, ở trần gian”.

Vào lúc kết thúc buổi Tiệc Thánh, giáo dân dự Tiệc là những người vẫn được giáo triều sai bảo “hãy ra đi mà về với thế gian” để triển khai công tác tốt đẹp được Chúa ủy thác. “Hãy ra đi”, bởi nay quý vị được ủy thác công tác ra mà đi, vì đã có phép lành từ Đức Chúa của hiệp thông/thương yêu ở với mình. Ra mà đi, vì ngay tại nơi mình đến đã thấy rõ dấu hiệu của sự sống lại, rất trổi trang.

Ra mà đi, nhưng không hãi sợ trần thế rất “thế gian” khi xưa được gọi là kẻ thù thứ ba rất đáng sợ. Bởi, thế gian là ta và cũng là người, chứ đâu là quỉ. “Ra mà đi”, hầu nhận lãnh sứ vụ gửi đến con người và cho con người có đính kèm phúc lành, chứ không phải lời chúc dữ dành cho “kẻ thù” là quỉ sứ, đáng hãi sợ. Hãy hiên ngang mà ra đi, vì Đức Chúa vẫn ở với mình và với người, là thế gian Ngài thương mến.

Trong tinh thần phấn chấn mà ra đi, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa ngâm dở, ở trên, rằng:

            “Em đi rồi, sám hối chạy trên môi,

            Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng.

            Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn,

            Giữ hộ anh, màu áo lụa Hà Đông.

            Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng,

            Giữ hộ anh, bài thơ tình lụa trắng.”

            (Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)

Thơ tình hay áo lụa, vẫn cứ là lời nhắn nhủ của thế trần hôm nay không còn là “kẻ thù” rất dữ tợn. Nhưng đã là mục tiêu của thánh hội được Chúa ủy thác một bài sai, bấy lâu nay.

            Lm Kevin OShea DCCT biên soạn

  Mai Tá lược dịch

From Vuisongtrendoi gởi

Quen nhau từ năm tháng rồi

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 21 Thường niên năm B 26-8-2018

 “Quen nhau từ năm tháng rồi”

Ngàn phương xa vời

Anh đến nơi này

để rồi quen nhau mãi mãi.”

(Lê Dinh – Ngày ấy quen nhau)

(1Th 4: 16-17)

Trần Ngọc Mười Hai

Quen nhau, đã từ lâu mà sao lại bảo “anh đến nơi này để rồi quen nhau mãi mãi”? Quen nhau mãi mãi, cũng không thể như đấng bậc vị vọng nọ, nại cớ quen nhau đã từ lâu bèn làm chuyện xằng bậy như bản tường trình từ nhà Đạo, viết như sau:

Mới đây Đức Tổng Giám Mục Wilson được coi là chức sắc cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo bị kết tội che dấu lạm dụng tình dục trẻ em. Qua một thông báo. Hội Đồng Giám Mục Úc cho biết: “Việc ngài quyết định từ chức đã đến sau khi tính chuyện tương lai tiếp theo sau việc ngài bị kết tội không báo cáo những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong thập niên 1970”. 

 Thông báo cho biết tiếp: “Trong khi thủ tục tư pháp tiếp tục, viêc từ chức của ĐTGM Wilson được coi là một chương mới trong câu chuyện đau lòng của những ai bị (cựu linh mục) Jim Fletcher xâm phạm tình dục mà cuộc sống đã bị hoàn toàn thay đổi. Quyết định này có thể mang lại đôi chút an ủi cho họ mặc dầu tất cả những đau khổ mà họ đã phải gánh chịu”.

 Thông báo còn cho biết thêm là “quyết định của ĐTGM Wilson có nghĩa là ngài không còn là TGM Adelaide nữa bởi vì có kéo dài thì cũng chỉ gây thêm đau khổ và phiền muộn cho nhiều người, đặc biệt là các nạn nhân còn sống và cũng cho tổng giáo phận Adelaide. Hồi tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Wilson đã bị kết tội bao che lạm dụng tình dục và bị kết án 12 tháng quản thúc. 

 Trong khi đó, qua một thông cáo báo chí của Tổng Gíáo Phận Adelaide, ĐTGM Wilson cho biết hy vọng và cầu nguyện rằng quyết định của ngài sẽ là một chất xúc tác hàn gắn đau khổ và phiền muộn. Ngài cho biết:

 “Vào ngày 20 tháng 7, tôi đã đệ trình đơn xin từ chức Tổng Giám Mục Adelaide lên ĐTC. Mặc dầu việc từ chức không được yêu cầu, thế nhưng tôi đã quyết định bởi vì càng ngày tôi càng quan tâm đến mức độ tổn hại mà việc tôi bị kết  tội mới đây gây ra cho cộng đoàn. Tôi từng có ý gia hạn quyết định này cho đến khi thủ tục khiếu nại hoàn tất.

 Thế nhưng, có quá nhiều đau khổ và phiện muộn nếu tôi tiếp tục duy trì vai trò Tổng Giám Mục Adelaide, đặc biệt đối với các nạn nhân của (cựu linh mục) Fletcher. (Vũ Nhuận chuyển ngữ từ abcnet.au)

 Quen nhau trong đời, quen cả những vấn đề được kể trong đời đi Đạo, nghe rất quen. Nghe quen quen, cón có truyện kể về các thiên thần hộ thủ, được giáo dân nọ đặt câu hỏi gửi đấng bậc nhà Đạo những câu tương tự như sau:

“Thưa cha,

Vẫn biết, Giáo hội từng dạy ta rất nhiều điều về các “thiên thần hộ thủ”. Thế nhưng, loài người chúng ta có thấy các vị ấy bao giờ đâu. Nếu vậy, lấy đâu là bằng chứng để ta tin là: các thiên thần ấy có thực. Xin cha giải thích cho con biết, kẻo không còn tin vào những gì được dạy dỗ từ lúc nhỏ.” (Câu hỏi của một bổn đạo người Úc không ghi tên)   

Ấy chết! Không ghi tên/tuổi hoặc gốc gác lai lịch, thì có ma nào biết được người ấy là người Úc, cơ chứ? Chẳng lẽ người Úc mình lại hay hỏi những câu vẩn vơ/lờ mờ như thế sao? Thôi thì, có hỏi sao thì cứ hỏi, rồi ra đấng bậc nhà mình vẫn vui lòng giải thích, để chính mình được vui, như sau:

“Tôi e rằng phần lớn các giáo-hữu đều tin vào chuyện thiên-thần hộ-thủ từng giúp họ một số việc trong đời thật cũng khó thuyết phục được ai; chí ít là việc này lại dính đến chuyện các thiên thần vì đã đến cứu họ, nên không để cho tai nạn xảy đến hoặc trường hợp tìm ra đồ dùng đã mất hoặc nhớ lại vào phút chót những gì mình từng quên bẵng, và nhiều thứ khác.

 Lại có nhiều vị từng kinh-nghiệm về các sự việc khá ấn tượng. Như vừa rồi, có người đến kể cho tôi nghe câu chuyện một cụ bà nọ bị liệt đã té khỏi giường khi cụ ông ra khỏi nhà. Cụ không thể leo lên giường nằm trở lại được, bèn ngủ ngay trên sàn. Nhưng gặp lúc cụ ông đi làm về thấy vợ mình vẫn nằm yên trên giường ngủ. Cụ bà là người sùng kính hết sức mình vào các thiên thần hộ thủ gìn giữ cụ. 

Nhiều lúc, các thiên-thần cũng đã hiện ra với ai đó qua hình-thù người phàm. Đó là trường-hợp được tổng lãnh thiên thần Raphael kể lại trong Cựu Ước. Sách này cho biết thần-sứ Raphael đã hiện ra với người trẻ mang tên Tôbia và cùng với người này lập hành-trình rất dài và rồi kết thúc bằng sự kiện tốt đẹp. Cuối cùng thì, thần sứ Raphael mới bộc-lộ lai-lịch đích-thực của mình mà bảo rằng: ngài là thiên-thần hộ -thủ. (X. Sách Tôbia 5: 4-5; 12: 15)

Nhiều vị thánh cũng tuyên bố là: các ngài có kinh-nghiệm được các thiên-thần hộ-thủ gìn giữ suốt nhiều tháng ngày trong đời mình. Trong số các vị này, phải kể đến thánh Josemaria Escriva, người Tây Ban Nha. Thánh nhân đã kể câu chuyện từng xảy đến với ngài như sau: 

Năm ấy 1931, trong đợt sóng chống giáo sĩ ở nước này, trong lúc thánh-nhân đang đi bộ trên đường phố ở thủ đô Madrid thì có ba người trẻ tuổi sáp lại gần phía ông. Tức tốc, một trong ba gã ấy chạy ùa về phía thánh-nhân vội vàng kêu lớn tiếng:

-Để tao bắt lấy nó.

 Lập tức, một đứa khác ngăn cản:

-Không được thế. Ngươi đừng có đánh ông ta.

 Ngay sau đó, người trẻ ấy bèn gọi thánh Josemaria bằng những lời trêu chọc như sau:

-Này, chú lừa con rất bé nhỏ.

 Đó là hình-tượng mà thánh-nhân nói về mình. Nhưng, những điều như thế, duy chỉ có mỗi ngài hoặc cha giải tội của ngài được biết mà thôi. Nên ngài biết chắc là kẻ dữ đã tìm cách đánh ngài và thiên-thần hộ-thủ đang đến cứu ngài.

 Ít năm gần đây, tôi có nghe kể lại câu truyện cô bé nọ có tham-dự buổi tình-nguyện do nhóm Opus Dei tổ-chức tại vùng Manchester City, thuộc nước Anh. Đêm tĩnh-nguyện hôm ấy, có chủ-đề về lòng sùng kính các thiên-thần hộ-thủ. Cô bé sau đó đã nói rằng: hiện giờ chẳng có ai còn tin vào các thiên-thần hộ-thủ mình nữa.

 Trên đường về nhà, cô bé phải lội bộ ngang qua một vùng tăm tối có cây phủ trùm, bỗng có một thanh-niên người sạch sẽ sáng láng xuất hiện dưới ánh đèn lù mù, trước mặt cô. Đang suy tinh không biết có nên nhắm mắt rồi lầm lũi đi về phía trước hoặc rẽ sang đường khác cố tránh né. Khi đến gần, cô thấy người trẻ tuổi kia nhìn vào mặt cô; đổi lại, cô cũng nhìn vào mặt anh ta. May mắn thay, người trẻ ấy lại không sáp đến gần cô làm gì hết.

 Những ngày sau, cô mở báo ra đọc thấy có tin về một người con gái bị giết chết ở khu công viên vào cùng lúc đêm hôm ấy, và thủ-phạm đã bị bắt giữ. Cô đến đồn cảnh-sát hỏi thăm thì được tường-trình về những gì cô trải-nghiệm cùng buổi tối. Cô lân la và được phép hỏi chuyện thủ-phạm vụ giết người, thì được biết: thủ phạm lại chính là người trai trẻ từng đi ngang trước mặt. Đợi đến lúc hỏi rằng: tại sao lúc ấy hắn lại không tấn công cô thay vị một phụ nữ khác, thì anh ta bảo: “Lúc ấy có hai người con trai mạnh khỏe đã hộ-tống cô, nên hắn ta không làm hại cô được…

 Một ví-dụ khác, được các đài phát thanh thời ấy nói nhiều về đám thủy quân lục chiến quan-tâm nhiều trong thời chiến ở Triều Tiên. Rõ ràng, câu chuyện thật được anh lính chiến tên gọi là Micae từng kể lại, là: anh được cha mẹ dạy mỗi ngày cứ sáng sáng phải đọc kinh xin cùng thánh Micae Tổng lãnh Thiên Thần gìn giữ anh bằng những câu kinh như: 

“Lạy Tổng lãnh Thiên thần Micae,

xin thánh-nhân giữ gìn hộ thủ con vào mọi lúc.”

 Anh vẫn nguyện kinh như thế mỗi ngày, chẳng hề quên. Một hôm, trong buổi tuần-tra/do thám vào mùa đông lạnh giá ở Hàn Quốc, bất chợt anh thấy mình đang ở cạnh một người lính chiến thuộc loại to lớn, rất vĩ đại chưa từng gặp, nhưng đã nói với anh rằng: Anh ta tên Micae và anh còn nói thêm: “có lẽ chúng ta sẽ gặp rắc rối, chợt đến trước mắt… 

Thế rồi, trời bắt đầu có tuyết càng ngày càng nặng hạt. Nhưng, người lính nọ lại quả quyết: chẳng mấy chốc, mọi nguy hiểm rồi cũng chấm dứt. Và, quả như lời anh nói, cơn tuyết đổ đã ngừng hẳn. Sau đó, hai người lại xa cách không còn dịp làm việc chung với nhau nữa, tuy thời-điểm tuần-tra vẫn tiếp-tục diễn-tiến. 

Ít lâu sau, lại có sự kiện nhóm của hai anh đi tuần-tra bèn gặp phải 7 người lính chiến thuộc đám địch thù xuất hiện tay lăm lăm mấy cây súng máy chĩa vào người cả hai anh. Bỗng anh bạn bèn hét lớn tiếng mấy câu:

 “Ngồi sụp xuống, Micae!

Sụp xuống mau đí!”

Và, cả hai đều nằm rạp xuống đất, tức thì có lằn đạn bay vụt trên đầu cả hai người. Anh thấy một Micae lực lưỡng vẫn đứng yên không động đậy, dù chẳng có ai ở đó tong quãng không hôm ấy. Micae lực lưỡng bèn nhảy chồm kéo anh nằm rạp xuống, nhưng chính anh ta lại bị đạn ghim vào trước ngực. Anh vẫn thấy Micae lực lưỡng yên hàn đứng sừng sững, chung quanh có lằn ánh sánh bao bọc tay anh cầm lưỡi kiếm sáng quắc, rồi biến mất.

 Thế rồi, anh lấy lại bình tĩnh trở về với thực-tại khi đám tuần-tra đến gần về phía anh đang nằm. Anh bèn hỏi đồng bạn là Micae người bạn lực-lưỡng khỏe mạnh kia đang ở đâu? Thì các bạn đều trả lời:

 “Bọn tôi đâu thấy có Micae nào lại gần anh đâu!

Vả lại, trong tiểu đội của mình, duy nhất chỏi có anh tên là Micae mà thôi.”

 Rồi họ hỏi làm thế nào mà có thể bắn hạ được địch quân đông hơn anh thế? Anh bèn nói: bọn tôi có làm được tích sự gì đâu. Quả thật, cây súng máy của anh không hề nhả mất viên đạn nào hết. Nhưng bảy tay quân thù kia đều chết dưới lằn gươm sắc bén, chứ không phải sung đạn.

 Tựu trung, câu truyện muốn minh-chứng rằng: Thiên-thần hộ-thủ quả có thật.”(X. Lm John Flader, Are guardian angels real? The Catholic Weekly 04/01/2015, tr. 22)

Có những truyện kể trong đời, tưởng chừng nghe rất quen, có khi quen đếnđộ “nằm lòng” lại vẫn là những câu truyện được kể như sau:

Sau tuổi 50, tôi hiểu ra rằng, cuộc đời muốn hạnh phúc chính là làm được 6 chữ này

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy. Bản thân chúng ta vốn đã rất khổ, rất mệt, không cần cứ mãi chỉ trích lẫn nhau…

 Con người ta, cả một đời đều đang bận rộn, mệt mỏi, bôn ba. Dù cho vất vả bao nhiêu, sau cùng vẫn có rất nhiều việc không thể hoàn thành được. Con người ta, cả một đời đều đang tằn tiện, tích cóp, dành dụm; sau cùng dù cho dè sẻn bao nhiêu, tiền bạc vẫn không bao giờ thấy đủ. Con người ta, cả một đời đều đang chịu đựng, nhường nhịn, sợ hãi; nhưng dù cho cẩn thận thế nào, ta vẫn đắc tội với không ít người.

Một đời chúng ta đều đang đọc, đang viết, đang cảm ngộ; nhưng dù có thông minh bao nhiêu, vẫn phải đối diện với không ít lần thua thiệt. Con người, cả một đời đều đang tỉnh táo, dù cho bình tĩnh bao nhiêu, cơ trí bao nhiêu; sau cùng vẫn không tránh khỏi những điều tiếc nuối. 

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy. Bản thân chúng ta vốn đã rất khổ, rất mệt, không cần cứ mãi chỉ trích bản thân. Đời người vốn không phải mọi chuyện đều luôn như ý, cớ chi phải cưỡng ép bản thân. Đã cố gắng hết mình rồi, dù cho kết quả thế nào cũng đều được cả. Chuyện nơi thế gian, không ai nắm chắc được vĩnh hằng.

 Đời người vốn không phải mọi chuyện đều luôn như ý, cớ chi phải cưỡng ép bản thân. 

 Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: Đời người thật quá ngắn ngủi, không cần thiết phải tính toán quá chi li. Những việc không hiểu được, thế thì không cần phải hiểu; có những người không phỏng đoán được, thì không cần phải phỏng đoán; có những lý lẽ nghĩ không thông, thì không cần phải nghĩ ngợi thêm nữa. Những việc không vui trước đây, hãy đem nó cất giữ ở một góc xó không có ai.

 Vậy nên, tự nhắc nhở bản thân mình: Tôi có thể không được hoàn mỹ, nhưng nhất định phải chân thực, tôi có thể không giàu có, nhưng nhất định phải vui vẻ!

 Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: cuộc sống, sẽ không vì những lời oán trách của bạn mà thay đổi; đời người, sẽ không bởi bạn phiền muộn mà đổi khác. Dù bạn oán trách hay không, cuộc sống vẫn sẽ y như vậy; dù bạn có buồn hay không, đời người cũng sẽ y như thế. Oán trách nhiều, buồn phiền vẫn là bản thân; thương cảm nhiều, khổ não vẫn là chính mình.

 Bạn khóc, cuộc đời sẽ không bởi vậy mà chảy nước mắt vì bạn; bạn khổ, cuộc đời sẽ không bởi vậy mà thêm phiền não.

 Là con người, đâu có chuyện vạn sự đều luôn như ý, mọi việc đều luôn thuận tâm.

Trong công việc, đâu có chuyện vạn sự đều viên mãn, mọi việc đều không chút tiếc nuối.

Nếu đã như vậy, sao ta lại không mỉm cười? Nếu đã như vậy, hà tất phải phiền muộn lo âu?

Người sống ở đời, vui vẻ là một đời, sầu khổ cũng là một đời, vậy sao ta không vui sống cho đến cuối cuộc đời này?

 Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng: Đừng làm khó bản thân, một người, long đong khổ sở sống ở thế gian này, đừng bởi những người mình không thích mà đánh mất niềm vui, đừng bởi những người chỉ vụt thoáng qua trong sinh mệnh đó mà lưu luyến không thôi, cũng không cần phiền não với từng áng mây thoảng qua.

 Hãy sống vì bản thân, dù cuộc sống cho ta điều gì, đều thản nhiên vui vẻ đón nhận, đây mới là thái độ sống tốt nhất!

 Đừng làm khó bản thân, cũng đừng bắt chước người khác, hãy là chính bản thân mình, đi tốt con đường mà mình đã chọn, làm tốt những việc trong phận của mình, sống cuộc sống mà mình mong muốn.

Người sống ở đời, vui vẻ là một đời, sầu khổ cũng là một đời, vậy sao ta không vui sống cho đến cuối cuộc đời này?

 Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: Với những gì bản thân không với tới được, không cần phải mong muốn thái quá, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. Lòng mệt mỏi rồi, hãy nghe vài bản nhạc hay; trong lòng có chuyện sầu não, hãy thổ lộ với người bạn yêu thương. Mệt mỏi rồi, hãy pha cho mình một ấm trà, tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt nghỉ ngơi.

 Những lúc buồn phiền, tìm kiếm niềm vui, đừng đánh mất hạnh phúc. Những lúc bận rộn, hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, đừng đánh mất sức khỏe. Những lúc mệt mỏi, hãy ngừng tay lại, chớ để đánh mất niềm vui.

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được: Đừng làm khổ bản thân, đời người chỉ mấy chục năm ngắn ngủi, bôn ba cũng được, lăn lộn cũng được, đều chỉ là nháy mắt. Không chỉ trích, không oán trách, cho bản thân một phần lạc quan, một phần bình hòa. Không cưỡng cầu, không mong mỏi thái quá, cho bản thân một phần tâm trạng thản nhiên, một phần tâm thái điềm tĩnh. Không so đo, không tính toán, giữ lại một phần tình cảm chân thành nhất trong tâm.

 Không hâm mộ vầng hào quang của người khác, không chê trách thói đời nóng lạnh, cất những bước chân tự tin, kiên định với sự lựa chọn của riêng mình. Lấy tâm thái lạc quan mà sống tuổi già tốt đẹp nhất của mình!

Cuối cùng, sau tuổi 50, chúng ta hãy ghi nhớ rằng cách sống tốt nhất chính là 6 chữ: Nghĩ thông, nhìn thoáng và buông bỏ!

 Truyện kể về đời người sau tuổi 50, vẫn là những chuyện nghe khá quen, thế nhưng người nghe ít khi chịu cho đó là sự thật. Bởi thế nên, có nhiều chuyện trong đời, cứ tưởng là sự thật được mọi người chấp-nhận, nhưng sự thật lại rất khác.

Thế đó, là đôi giòng chảy kể lể ở “Chuyện Phiếm Đạo Đời” rất quen quen, nay đưa ra để bà con ta, lấy làm đầu để để suy-tư. Suy tư đâu đấy rồi, nay xin mời bà con mình lại hát thêm vài ba đoạn ở trên để kết-thúc rồi còn đi vào thực-tế cuộc mà sống thự và sống với bà con, anh em như sau:

“Quen nhau từ năm tháng rồi

Ngàn phương xa vời

Anh đến nơi này

để rồi quen nhau mãi mãi…”

 Và, thêm câu điệp khúc cứ hát mãi rằng:

“Quen nhau qua đáy mắt

Duyên tình người em gái

Ngày nào vừa quen nhau

Nay đã mến thương nhau

 Giờ này người em tôi

Hoa thắm lên môi hồng

Bên câu chuyện nồng ước mộng chung.”

(Lê Dinh – bđd)

Thế đó, là vài ba đề-nghị nhỏ làm kết-luận cho chuyện phiếm đạo đời cộng với lời đấng thánh hiền, từng bảo ban, nhắn nhủ rằng:

“Vì khi hiệu lệnh ban ra,

khi tiếng tổng lãnh thiên thần

và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên,

thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống,

và những người đã chết trong Đức Kitô

sẽ sống lại trước tiên;

rồi đến chúng ta, là những người đang sống,

những người còn lại,

chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ,

để nghênh đón Chúa trên không trung.

Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi.”

(1Th 4: 16-17)

Nói cho cùng, đã có Tổng Lãnh Thiên Thần hộ-thủ rồi, thì ai trong chúng ta còn lý-do nào nữa, mà lo-ngại? Thế đó, vẫn là lời nhắn gửi đến bạn bè, người thân, hôm nay và mai ngày ở huyện nhà.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những câu chuyện phiếm

Nghe quen quen

Nên cũng thấy khó

Mà nghĩ tiếp

Cho mình và cho người

ở trong đời.  

From Vuisongtrendoi gởi

“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”

TIN MỪNG Mt 20,1-16a
“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”

X Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” Họ liền đi.

Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi.” Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.” Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền.

Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ:

“Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.” 

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.”

Suy niệm:

Lòng rộng lượng và thiện hảo của Thiên Chúa rất giầu sang không ai có thể đo lường được Và dĩ nhiên không thể nào so sánh được. Làm sao có thể so sánh được những tội lỗi chúng ta được chúa tha với lòng rộng lượng xót thương của Chúa. Cho dù chúng ta làm biết bao việc bác ái từ thiện về nhiều phương diện cũng không thể so sánh Với lòng rộng lượng khoan dung của chúa đối với tội lỗi của mỗi chúng ta.

Bài học về sự bất mãn của những người đến làm sớm trong vườn nho giúp chúng ta nhìn lại về đời sống vật chất và Đức tin: Biết bao ơn lành chúng ta nhận được từ Thiên Chúa mà không do một công trạng gì của chúng ta cả. Những gì chúng ta có thì chúng ta là ai đều do thiên chúa ban tặng nhưng không.

Mỗi khi chúng ta càm nhàm, ghen tị với những người khác, chúng ta quên mất Chúa là Đấng công chính và Ngài rất rộng lượng với chính cá nhân mình.

Thầy Bạch gởi