HOA QUẢ THỨ 4: Kiên Nhẫn – Cha Vương

Chúc bạn một ngày thật kiên nhẫn với chính mình và với những người chung quanh để được bình an.

Cha Vương

Thư 6: 26/5/2023

TIN MỪNG: Bởi vậy, anh em thân mến, anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích. (1 Cr 15:58)

HOA QUẢ THỨ 4: Kiên Nhẫn (nhẫn nhục) là một nhân đức giúp ta biết kiên nhẫn, bền chí giữa những lao nhọc, dựa trên niềm hy vọng vào những điều tốt lành mà Chúa hứa ban. Nó giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết của tội lỗi gây nên.

 SUY NIỆM: Thánh Têresa Avila nói: “Đừng để gì làm bạn xao động, và làm bạn sợ hãi.  Mọi sự đều đang qua đi; Thiên Chúa không bao giờ thay đổi.  Sự nhẫn nại chịu đựng đem lại tất cả.  Ai có Thiên Chúa thì không thiếu thốn gì.  Một mình Thiên Chúa đã đủ.” Trong tương quan với tha nhân, đức nhẫn nhục chẳng những không để cho bạn thoái lui trước những nghịch cảnh, mà còn kiên trì theo đuổi lý tưởng với nhiệt khí luôn luôn đổi mới. Khi nhìn dưới cặp mắt tự nhiên, bạn muốn bỏ rơi người tội lỗi mà bạn không ưa thích để mặc họ buông trôi, nhưng do đời sống nhân đức, do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, bạn không đành chịu bó tay. Bạn chấp nhận bỏ qua những khuyến điểm của nhau để tìm ra một giải pháp dung hoà trong tâm tình yêu thương chịu đựng lẫn nhau như Thiên Chúa yêu thương và kiên nhẫn chịu đựng bạn vây.  Một tác giả thiêng liêng người Ý, Carlo Carretto, sau khi dành trọn hai mươi năm đi tu trong cô độc ở sa mạc Sahara, khi hỏi ông điều gì là điều duy nhất ông cảm thấy Chúa hay nói với ông trong im lặng lâu dài và sâu sắc, ông nghe thấy Chúa nói gì với thế giới?  Câu trả lời của ông là: Chúa bảo chúng ta cứ chờ đợi, cứ kiên nhẫn!

LẮNG NGHE: Kẻ nóng tính gây ra cãi vã, người chậm giận làm dịu cuộc đôi co. (CN 15:18)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, con đang sống trong thế giới vội vã, xin giúp con chậm lại một chút để nghĩ đến Chúa đang kiên nhẫn với con để rồi con biết kiên nhẫn với những người chung quanh. Xin ban cho con ơn kiên nhẫn ngay bây giờ Chúa ơi.

THỰC HÀNH: Nếu bạn không thể hoàn thành những mục đích mà mình đặt ra, bởi vì thiếu kiên nhẫn, thì hãy cố gắng chia nhỏ mục đích chính của mình ra thành những mục đích nhỏ. Và cố gắng thực hiện những mục đích nhỏ đầu tiên và sau đó hãy thực hiện những mục đích lớn hơn. Làm việc nhỏ với đầy nhiệt huyết thì bạn sẽ ổn thôi.

From: Đỗ Dzũng

HOA QUẢ THỨ 3: Bình An – Cha Vương

Chúc bạn một ngày tràn đầy Bình An của Chúa Thánh Thần nhé. Xin bạn dâng một lời kinh cầu nguyện cách riêng cho chiến tranh Nga-Ukraine được chấm dứt. Đa tạ!

Cha Vương

Thứ 5: 25/5/2023

TIN MỪNG: Chúa là nguồn mạch bình an, xin Người ban cho anh em được bình an mọi lúc và về mọi phương diện. Xin Chúa ở cùng tất cả anh chị em! (2 Thx 3:16)

HOA QUẢ THỨ 3: Bình An—Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái, không lay động trong những rộn ràng, sóng gió của cuộc đời.

SUY NIỆM: Bình an là gì? Bình an có phải là sự vắng mặt của chiến tranh, của đau khổ không? Nói về sự bình an thì đoạn Tin Mừng hôm nay cho bạn biết có hai loại bình an:

(1) Bình an theo kiểu thế gian, tức là bình an theo chiều ngang: bình an giữa các dân nước, chủng tộc, giai cấp xã hội, tôn giáo.

(2) Bình an phát xuất từ Thiên Chúa tức là sự bình an theo chiều dọc: bình an từ nguyên thuỷ phát xuất từ Thiên Chúa, giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người. Mọi hình thức bình an khác đều tùy thuộc vào sự bình an này. Khi trời đất được tạo dựng, Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! (St 1,2) Loại bình an này là khi bạn cảm thấy lòng mình không lay động trong những rộn ràng, sóng gió cuộc đời! Bình an cũng không phải có ở một gia đình giàu có, sung túc, quyền lực cao sang! Bình an không phải có nơi sở hữu một chiếc xe hạng sang hay có được những món đồ cao cấp. Bình an của Đức Giêsu trao tặng cho các môn đệ và cho bạn hôm nay không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, mà còn đi xa hơn để đạt được thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng bạn về mầu nhiệm ơn cứu độ, về sự sống vĩnh cửu. Bạn hoàn toàn thuộc về Chúa, không còn thiếu thốn chi nữa (Tv 23).

LẮNG NGHE: Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (Ga 14:27)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin thêm ơn cho con để con biết luôn luôn tín thác cuộc đời của con trong tay Chúa và bước đi thanh thản trong sự bình an nhờ có Chúa ở cùng con con không sợ chi.

THỰC HÀNH: Hạn chế tham gia các nhóm buôn chuyện, hãy quyết tâm từ bỏ thói quen nói xấu, chỉ trích sau lưng người khác để mang lại bình an cho chính mình và cho kẻ khác.

Nguồn: Đỗ Dzũng

Kinh Hòa Bình – Mai Thiên Vân

HOA QUẢ THỨ 2: Hoan Lạc – Cha Vương

Một ngày tràn đầy hoan lạc trong Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 24/05/2023

TIN MỪNG: Còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban. (1Thx 1:6)

HOA QUẢ THỨ 2: Hoan Lạc—Lòng bạn tràn ngập niềm vui hạnh phúc vì bạn có Chúa.

7 cách đơn giản để cuộc sống luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc - V Blog

Đây là trạng thái của  tâm hồn. Thiên Chúa là Đấng rất gần gũi với bạn còn hơn bạn biết chính bạn nữa. Ngài là Cha yêu thương, là Con đến cứu độ và là Thánh Thần ban sự sống. Càng gần Thiên Chúa qua lối sống “hợp với lẽ phải” thì lòng bạn tràn đầy hoan lạc. Hoan lạc và hạnh phúc dựa trên bản lĩnh nội tại chứ không dựa trên chiếm hữu của cải bên ngoài; chúng gắn liền với đời sống nội tâm của ta. Nói cách khác, cuộc thăng tiến đời sống thánh thiện là con đường để đạt đến  hoan lạc và hạnh phúc. Kẻ sống thánh thiện thì cũng sống hoan lạc và hạnh phúc. Vì vậy mới có câu “tiền bạc không mua được hạnh phúc được”.

SUY NIỆM: Trong một bài giảng, thánh Gioan Kim khẩu khẳng định rằng: “Không ai có thể làm cho ta bất hạnh nếu chúng ta không làm cho mình bất hạnh; cũng vậy, không ai làm cho chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta không tự làm cho mình hạnh phúc.” Hoan lạc (cũng như hạnh phúc) nằm ở trong ta, và được nâng đỡ nhờ các động lực nội tại mang lại một lý tưởng sống cao thượng. Nếu bạn tích cực sống hiền hoà, nhã nhặn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong đức ái, trong tinh thần “tương thân tương ái” thì những hành động, dù có nhỏ nhoi đến đâu cũng mang lại cho bạn và cho những người chung quanh một niềm vui nội tâm khó tả.

Mẹ Thiên Chúa – Lòng Chúa thương xót

Đó là hoa quả của Chúa Thánh Thần được phát ra từ đức ái và tạo nên một sự hiệp nhất và gần gũi với Chúa và tha nhân.

Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần – Lễ Chúa Thánh Thần

Trái lại nếu bạn chỉ biết nghĩ đến cái tôi, luôn căng thẳng cau có, chìm đắm trong phiền muộn, hạn hẹp trong tư tưởng, lời nói và hành động thì cuộc sống của bạn chẳng đem lại lợi ích gì cho chính mình và cho tha nhân cả.

 

LẮNG NGHE: “Con ơi, hãy tin tưởng! Xin Đức Chúa trên trời cho buồn phiền của con biến thành hoan lạc. Cứ tin tưởng đi con!” (Tb 7:17)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hướng con về đường ngay chính trực để được sống bên Chúa luôn mãi vì “trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi!”

THỰC HÀNH: Kết hiệp với Chúa bằng cách tăng thêm giờ cầu nguyện trong ngày.

Nguồn: Đỗ Dzũng 

Sống gần mẹ -tinmung.net 

HOA QUẢ THỨ 1: Bác ái – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày Sinh Nhật của Giáo Hội. Thánh Gioan Maria Vianê nói: “Người yêu mến Chúa Thánh Thần sẽ cảm nghiệm mọi thứ vui sướng trong mình. Thánh Thần dẫn chúng ta giống như một người mẹ dẫn dắt đứa con nhỏ, hoặc giống như một người sáng dẫn một người mù. Những người yêu mến Chúa Thánh Thần sẽ thấy việc cầu nguyện đầy hoan lạc đến nỗi họ không thấy có đủ giờ để cầu nguyện.” Để chuẩn bị tâm hồn và sống trong Chúa Thánh Thần, mời bạn cùng mình suy niệm 12 hoa quả của CTT để cảm nghiệm được niềm hoan lạc vui sướng vì được Chúa hướng dẫn trong đời nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 23/05/2023

TIN MỪNG: Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. (Gl 5:22-23)

HOA QUẢ THỨ 1: Bác ái—Là nhân đức dạy ta biết yêu thương, phục vụ và tha thứ cho người khác, theo gương Chúa Giêsu Kitô. Bác ái gắn liền với những hành động cụ thể và thật sự phát xuất từ tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân.

SUY NIỆM: Trong xã hội lạnh cảm đa dạng ngày nay có những nơi con người đang bị bỏ rơi, bị đối xử còn tệ hơn những con thú trong nhà. Dù con người có ác tâm đến đâu, bạn vẫn còn thấy chữ “nhân” được in trên những mảnh đời bất hạnh. Hơn bao giờ hết đây là lúc mà người Ki-tô hữu phải sống đúng với lời Thánh Gio-an tông đồ đã nhắc nhở: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3:18). Những lời này đã được thánh tông đồ diễn tả bằng một mệnh lệnh mà không một người Kitô hữu nào có thể tránh né. Đã đến lúc phải loại bỏ đi lối sống giả tạo với những lời nói trống rỗng huênh hoang qua môi miệng, và dấn thân hơn nữa vào những hành động cụ thể mà bạn được mời gọi thực hành, vì tình yêu không chấp nhận viện cớ thoái thác giả tạo.

LẮNG NGHE: Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. (2 Cr 9:6)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thánh Thần, đừng để tim con thắt lại trước những đau khổ của người khác nhưng hãy mở rộng tim con để con biết sống yêu thương và chia sẻ.

THỰC HÀNH: Làm một việc bác ái nhỏ với một con tim yêu thương hôm nay.

Nguồn: Đỗ Dzũng

Thánh Rita ở Cascia (1381-1457)-Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia quyến, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Rita ở Cascia (1381-1457), mừng quan thầy đến những ai nhận ngài làm bổn mạng nhé. Xin thánh nhân cầu bầu cùng Chúa cho chúng con trong lúc gần như bất khả thi giữa cuộc đời gian khổ này.

Cha Vương

Thứ 2: 22/05/2023

Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là “Vị Thánh Bất Khả,” vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng, ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp.

Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường.

Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng. Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân. Ngài được phong Chân Phước năm 1626 và được phong Thánh năm 1900. (Nguồn: GP Vĩnh Long)

Nguồn: Đỗ Dzũng

Chúa Là Tất Cả Đời Con || Giang Ân – Gia Ân  

Khi nói Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì?

Xin Chúa ban muôn phúc lành xuống trên bạn và gia đình để bạn luôn ao ước những gì thuộc về Chúa. Đừng quên cầu nguyện cho nhau nhé?

Cha Vương

CN: 21/05/2023

GIÁO LÝ: Khi nói Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì? Nghĩa là Chúa Giêsu, một người trong chúng ta đã về lại nhà với Thiên Chúa Cha và ở lại đó muôn đời. Nhờ Chúa Giêsu mà Thiên Chúa ở gần loài người chúng ta trong cách thức loài người. Và trong Phúc Âm Gioan, Chúa Giêsu đã nói: “Khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12, 32). (YouCat, số 109)

SUY NIỆM: Trong Tân ước, việc Chúa về trời chấm dứt giai đoạn bốn mươi ngày được đánh dấu bằng việc Đấng đã sống lại ở gần gũi với các môn đệ. Cuối giai đoạn này Chúa Giêsu đi vào trong oai nghi của Thiên Chúa với toàn bộ nhân tính của mình. Kinh Thánh thuật lại bằng những hình ảnh tượng trưng có “mây”, có “trời”. Như Đức Bênêđictô XVI nói: “Con người có được chỗ trong Thiên Chúa”. Chúa Giêsu Kitô bây giờ ở với Chúa Cha, từ đó một ngày kia Người đến “phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Chúa Giêsu về trời có nghĩa là Chúa Giêsu không còn là hữu hình ở dưới đất, nhưng lại vẫn luôn có mặt dưới đất.(YouCat, số  109 t.t.)

LẮNG NGHE: Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời. (Cv 1,11)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu phục sinh, Chúa dạy con: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:1-3) Xin đừng để những bận tâm thế tục làm con xao xuyến và lo âu nhưng giúp con biết can đảm sống đức tin, chấp nhận hy sinh, giám sống yêu thương và chu toàn nhiệm vụ ở trần gian để sau này con có được chỗ ở trong Thiên Chúa.

THỰC HÀNH: Môi trường gia đình là trường học dạy về đức tin và yêu thương, đó cũng là nơi mà tiền bạc không quí bằng tình yêu. Hôm nay mời bạn hãy trở thành một chứng tá cho đức tin, cho tình yêu xả kỷ của mình ngay trong gia đình bằng những hy sinh nho nhỏ, rộng lượng chia sẻ, và xây dựng một mái ấm hạnh phúc trong Chúa Ki-tô phục sinh nhé.

Nguồn: Đỗ Dzũng

Hy Lễ Cuối Cùng-Nguyễn Hồng Ân 

Ai được làm phép Rửa tội?-Cha Vương

Thứ 6 rồi bạn ơi! Một cuối tuần bình yên và zui zẻ nhé.

Cha Vương

GIÁO LÝ: Ai được làm phép Rửa tội? Thông thường: giám mục, linh mục, phó tế làm phép Rửa tội. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, bất cứ Kitô hữu nào cũng có thể làm phép Rửa tội, bằng cách đổ nước trên đầu người lãnh và đọc rằng: ” Tên …, TÔI RỬA con, (ông, bà, anh, chị, em) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”. (YouCat, số 198)

SUY NIỆM: Bí tích Rửa tội rất quan trọng đến nỗi dù không phải là Kitô hữu cũng có thể làm, miễn là cố ý làm điều Hội thánh làm khi rửa tội. (YouCat, số 198 t.t.)

❦ Bí tích Rửa tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Ðức Kitô và Hội thánh Người. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Ðức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các người Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí tích Rửa tội thuộc về Ðức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Ðức Kitô (ấn tín).

LẮNG NGHE: Đức Kitô: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28:19)

CẦU NGUYỆN:  Lạy Chúa, hồng ân Chúa tuôn đổ trên con khi con được Rửa tội, con thuộc về Chúa và trở thành một tạo vật mới của Chúa Ba Ngôi, xin giúp con tăng trưởng mỗi ngày trong sự thánh thiện của các nhân đức mà Chúa đã dạy.

THỰC HÀNH: Tên thánh của bạn là gì? Hãy chạy đến thánh bổn mạng của bạn để xin ơn mỗi ngày nhé.

Nguồn: Đỗ Dzũng

Có một liên kết hữu cơ giữa các bí tích không?-Cha Vương

Một ngày bình yên trong Chúa nhé bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Chúa trong anh em hôm nay nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 16/05/2023

GIÁO LÝ: Có một liên kết hữu cơ giữa các bí tích không? Các bí tích đều là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng chính là nguồn gốc các bí tích. Người ta phân biệt: có những bí tích khai tâm dẫn đưa vào đức tin, đó là bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể; có những bí tích chữa lành, đó là bí tích Giải tội, Xức dầu bệnh nhân; có những bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ, đó là bí tích Hôn phối và Truyền chức thánh. (YouCat, số 193)

Chùm thơ: Bảy bí tích huyền diệu

SUY NIỆM: Bí tích Rửa tội liên kết ta với Chúa Kitô. Bí tích Thêm sức ban cho ta Thánh Thần của Người. Bí tích Thánh thể hiệp nhất ta với Người. Bí tích Giao hòa giúp ta làm hòa với Chúa Kitô. Bí tích Xức dầu bệnh nhân Chúa Kitô dùng để chữa lành, ban sức mạnh, an ủi. Nhờ bí tích Hôn phối Chúa Kitô ban tình yêu Người cho tình yêu ta, và ban sự trung tín của Người cho ta. Nhờ bí tích Truyền chức thánh, các linh mục nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn các Kitô hữu, nhận lấy quyền tha tội và cử hành Thánh lễ. (YouCat, số 193 t.t.)

Kinh Bảy Bí Tích | ĐA MINH ROSA LIMA

❦ Khai tâm có nghĩa là dẫn vào, là cho một người gia nhập vào một cộng đoàn nhờ Thánh Thần của Chúa Kitô.

LẮNG NGHE: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:19-20)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, bí tích là sự sống thần linh của những người theo Chúa, xin giúp con biết siêng năng lãnh nhận ân sủng bí tích để được tham dự vào sự sống đời đời ngay từ bây giờ.

VUI HỌC THÁNH KINH: Gđpv : Những ai được lãnh nhận Bí tích Xức dầu?

THỰC HÀNH: Chính anh em là muối cho đời … Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. (Mt 5: 13,14) Khi lãnh nhận bí tích bạn được mời gọi trở thành muối và ánh sáng cho trần gian. Bạn có sống đúng với lời mời gọi này không? Sửa đổi lại lối sống của mình một tí nhé để cho xứng đáng với những gì bạn lãnh nhận.

Nguồn: Đỗ Dzũng


 

Thánh Isidore. (St. Isidore of Madrid, 1070-1130)-Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Isidore. (St. Isidore of Madrid, 1070-1130)

PrayerGraphics.com » St. Isidore the Farmer

Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé. Xin thánh nhân chuyển cầu cho chúng con được sống thánh giữa đời.

Cha Vương

Thứ 2: 15/05/2023

Thánh Isidore là quan thầy của các nông dân và làng quê. Ðặc biệt, ngài là quan thầy của Madrid, Tây Ban Nha, và của Hội Nghị Ðời Sống Công Giáo Thôn Quê Hoa Kỳ.

Khi lớn tuổi, ngài làm công cho gia đình ông Gioan de Vergas, một địa chủ giầu có ở Madrid, và trung thành làm việc cho đến mãn đời. Isidore kết hôn với một thiếu nữ đạo đức và chính trực mà sau này bà được tuyên xưng là thánh Maria de la Cabeza. Hai người có được một con trai nhưng chẳng may cậu chết sớm. Cả hai ông bà tin rằng ý Chúa không muốn hai người có con, do đó họ quyết định sống khiết tịnh cho đến suốt đời.

Isidore là người đạo đức thâm trầm bẩm sinh. Ngài thức dậy từ sáng sớm để đi lễ và dành thời giờ trong những dịp lễ lớn để đi viếng các nhà thờ ở Madrid và vùng phụ cận. Trong khi làm việc, ngài luôn chuyện trò với Thiên Chúa. Khi bị các đồng nghiệp cho rằng ngài trốn tránh nhiệm vụ qua việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày, lấy nhiều thời giờ để cầu nguyện, v.v…,

Isidore trả lời rằng ngài không còn lựa chọn nào khác hơn là tuân theo Ông Chủ tối cao. Truyền thuyết kể rằng, một sáng kia khi ông chủ đến cánh đồng để bắt quả tang Isidore trốn việc đi nhà thờ, ông thấy các thiên thần đang cầy cấy nơi khu ruộng của Isidore.

Isidore còn nổi tiếng là thương người nghèo và cũng thường để ý đến việc chăm sóc loài vật.

Isidore từ trần ngày 15 tháng Năm 1130, và được phong thánh năm 1622, cùng với các Thánh I-nhã, Phanxicô Xaviê, Têrêsa và Philip Nêri.

Saint Isidore stock photo. Image of catholicism, interior - 115051924

Lời Bàn: Chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự ứng dụng nơi vị lao công thánh thiện này: Công việc lao động có phẩm giá; sự thánh thiện không bắt nguồn từ địa vị xã hội; sự chiêm niệm không lệ thuộc vào học thức; đời sống thanh bạch là con đường dẫn đến sự thánh thiện và hạnh phúc. (Nguồn: GP Vĩnh Long)

Nguồn: Đỗ Dzũng

Nên Thánh Giữa Đời (Sáng tác: Sr. Têrêsa)- Xara Trần

Thánh Pancratiô (289 – 304)-Cha Vương

Một ngày trung tín trong việc nhỏ nhé. Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Pancratiô (289 – 304), vị tử đạo tí hon. Xin thánh nhân chuyển cầu cho chúng ta.

Cha Vương

Thứ 6: 12/05/2023

Oraciones A San Pancracio: Para Dinero, Trabajo, Ventas, Y Más

Chúng ta cần biết về một vị thánh tử đạo còn rất trẻ: Thánh Pancratiô. Ngài chết vào lúc mới 14 tuổi trong năm 304. Pancratiô là một thiếu niên rất đẹp trai và khỏe mạnh, luôn thắng các thiếu niên khác trong những trận đô vật. Một hôm Pancras thắng một thiếu niên ngoại đạo, người này rất tự phụ tự đắc. Để trả thù, hắn đi tố với hoàng đế rằng Pancras là người Công giáo. Thời đó, đạo Công giáo bị luật Rôma cấm đoàn.

Hoàng đế là bạn thân của cha Pancratiô (người cha này đã qua đời), nên muốn tha cho Pancratiô. Ông cố gắng làm mọi cách cho Pancratiô thay đổi ý . Hoàng đế nói:  Con chỉ cần dâng vài lời cầu nguyện với các thần của ta, và ta sẽ ban cho quyền bính trong đế quốc ta. Tuy Pancratiô sợ chết lắm, nhưng em không thể chối Chúa Giêsu. Pancratiô đáp lại: Nhờ phép rửa tội, tôi đã nên con Thiên Chúa. Tôi không bao giờ từ chối Chúa Giêsu, cho dù có được cả một đế quốc. Thế là Pancratiô đã bị xử tử hình.

Ngài đã tỏ ra can đảm biết bao khi bị điệu qua các đường phố như một một tên trọng tội. Ngài đã không hề kêu la khi quân lính đánh đòn, và không hề đổi ý khi nghe dân chúng chế nhạo. Trái lại, Pancratiô đã nghĩ đến Chúa Giêsu đang bị điệu qua các ngả đường Giêrusalem đến nơi Ngài bị đóng đinh. Trước khi Pancratiô bị một lưõi gươm chém đầu, Ngài đọc lời kinh này chứng tỏ sự bình an trong tâm hồn và sức mạnh Ngài có: “Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa về đau khổ con sắp lãnh nhận. Con chấp nhận đau khổ này với lòng hân hoan, vì biết rằng cái chết của con sẽ đưa con về Thiên Đàng để ở với Chúa mãi mãi. Lạy Chúa Giêsu, xin cứu những kẻ sắp giết con!”

Ngài được chôn trong một nghĩa địa mà sau này mang tên của ngài. Thánh Pancratius được nước Anh đặc biệt sùng kính vì Thánh Augustine ở Canterbury đã dâng hiến một nhà thờ ở đây cho Thánh Pancratius, và thánh tích của ngài được tặng cho vua xứ Northumberland.

London's Must-Visit Historical Churches

Lời Trích: “Chúng sẽ bắt bớ và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và nhà tù, và chúng sẽ điệu anh em đến trước mặt vua quan vì danh Thầy. Ðó là cơ hội để anh em làm chứng. Hãy nhớ rằng, đừng lo nghĩ cách bào chữa, vì chính Thầy sẽ cho anh em tài ăn nói khôn ngoan khiến tất cả các địch thủ không tài nào chống đối hay bắt bẻ được” (Lc 21,12-15). (Nguồn: HĐĐMVN)

Lạy Thánh Pancratiô, xin cầu bầu cho con biết luôn luôn kiên trì trong đức tin.

Nguồn: Đỗ Dzũng


 

Thánh Đamien (3 -1-1840 – 15 – 4 -1889)

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé. Hôm nay Giáo Hội Hoa Kỳ mừng kính Thánh Đamien, vị anh hùng của người Hawaii. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.

Cha Vương (cũng là Sinh Nhật của Cha)

Thứ 4: 10/05/2023

Cha Đamien của hòn đảo Molokai, Hawaii, tên là Joseph de Veuster sinh tại Tremelo, Bỉ vào ngày 3 tháng 1 năm 1840. Khi anh của ngài vào tu dòng Thánh Tâm, cha của Ngài chuẩn bị để Ngài nối nghiệp buôn bán của gia đình. Tuy nhiên, Ngài quyết định hiến thân mình cho Chúa. Năm 1859, Ngài vào tu tại một chủng viện ở Louvain và lấy tên là Đamien.

St. Damien of Moloka'i

Năm 1863, anh của Ngài được sai đi truyền đạo ở quần đảo Hawaii nhưng không may bị bệnh rất nặng. Đamien xin bề trên và được phép đi thay cho anh của mình.

Experiencing old Hawaii on Moloka'i | Molokai, Molokai hawaii, Hawaii ...

Ngài đến Honolulu vào ngày 19 tháng 3 năm 1864 và được phong chức linh mục vào ngày 21 tháng 5 năm 1864. Ngài được sai đến Big Island để bắt đầu công việc của một vị linh mục.

Father Damien of Molokai - Hawaii's First Saint - YouTube

Vào thời gian đó, chính quyền Hawaii quyết định ngăn chặn sự lây lan của bịnh cùi bằng cách trục xuất những người bị nghi ngờ là mắc bệnh cùi tới Kalaupapa trên hòn đảo Molokai – một nơi rất xa xôi và hẻo lánh được bao quanh với núi và biển. Những người bị bỏ rơi này xin được có một bậc tu trì đến để giúp đỡ họ về những nhu cầu tinh thần. Đức Cha Louis Maigret nói cho các cha nghe về vấn đề này và có vài cha xung phong đi trong vòng vài tháng. Cha Đamien là người đầu tiên ra đi vào ngày 10 tháng 5 năm 1873. Với lời xin của Ngài và của những người cùi ở Kalaupapa, Ngài đã ở lại Molokai.

Rebel with a Cause: Father Damien on Molokai - the low countries

Ngài đã mang những tia hy vọng tới chốn địa ngục đầy thất vọng này. Ngài đã trở thành nguồn an ủi và sự khuyến khích cho đàn chiên của ngài bằng cách trở thành vị bác sĩ cho linh hồn và thể xác của họ không kể sắc tộc và màu da. Ngài đã trở thành tiếng nói của những người câm và xây dựng một cộng đoàn nơi những người cùi tìm ra những lý do mới để sống. Một nơi không luật pháp đã trở thành một nơi thống trị bởi luật yêu thương.

Sau khi Ngài bị nhiễm bệnh cùi vào năm 1885, cha Đamien đã có thể cảm thông hoàn toàn với những bệnh nhân cùi. Ngài thường nói, “Chúng ta, những người cùi”. Cha Đamien trở thành một chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người. Sức mạnh của Ngài đến từ Thánh Thể như chính Ngài đã viết: “Chính nơi chân bàn thờ là nơi chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh chúng ta cần khi bị bỏ rơi . . .” Chính nơi này Ngài đã tìm ra sức mạnh và sự khuyến khích để phục vụ anh chị em cùi. Vì những tia hy vọng và sự âm thầm phục vụ người là “vị truyền giáo hạnh phúc nhất trên thế gian”, và là một đầy tớ trung thành của Chúa và nhân loại.

A Catholic Mom in Hawaii: Feast of St. Damien of Molokai - Photos and ...

Cha Đamien đã qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1889 sau 16 năm sống và phục vụ giữa những bệnh nhân cùi. Xác Ngài đã được chuyển về Bỉ năm 1936 nơi người được chốn cất trong nhà dòng Thánh Tâm tại Louvain. Ngài đã được biết đến khắp thế giới. Năm 1938, quá trình xin phong cho Ngài làm Á Thánh được giới thiệu tại Malines, Bỉ. Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI đã kí nghị định “anh hùng của sự trinh tiết và thương yêu” vào ngày 7 tháng 7 năm 1977.

Qua Cha Đamien, Giáo Hội có một tâm gương cho những người tìm được ý nghĩa trong Kinh Thánh và cho những người mong ước đem Tin Mừng của Chúa đến cho người nghèo. Năm 1955, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Cha Đamien làm Á Thánh tại Burssels. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phong thánh cho Ngài. Ngày mừng kính thánh Đamien là ngày 10 tháng 5 hằng năm.

Statue Père Damien - ARTE GROSSÉ USA

Hai Phép lạ đã được Tòa Thánh công nhận là do lời cầu xin của Chân Phước Damien:

(1) Ngày 13 tháng sáu, 1992, ĐGH Gioan Phaolô II công nhận Phép lạ xẩy ra năm 1895 cho một Nữ tu người Pháp, tên là Simplicia Hue, nằm chờ chết vì bịnh ruột. Nhờ làm tuần 9 ngày cầu xin Cha Damien cứu chữa, nên qua một đêm, liền hết bịnh.

(2) Phép lạ thứ hai xẩy đến cho một phụ nữ người Hawai’i bị ung thư, tên là Audrey Toguchi. Năm 1997, bà được Bác sĩ Walter Chang cho biết: chứng ung thư tế bào đã lan khắp chân, và phổi. Không thể chữa lành được. Và hồ sơ bệnh trạng được lưu trữ tại ”Hawaii’i medical Journal, October 2000”.  Toà Thánh đã công nhận là hai phép lạ thật, và cần thiết để ĐGH Benêđitô XVI tuyên bố Chân Phươc Damien lên bậc Hiển Thánh.

Phụng vụ có cần đến những nơi chốn để cử hành phụng vụ không?

Thứ 6 rồi bạn ơi! Cuối tuần zui zẻ an lành nhưng đừng quên đi Lễ nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 05/05/2023

GIÁO LÝ: Phụng vụ có cần đến những nơi chốn để cử hành phụng vụ không? Qua chiến thắng nhờ Phục sinh, Chúa Kitô đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việc thờ phượng Thiên Chúa “trong tinh thần và sự thật” (Ga 4,24), không còn bị ràng buộc vào một nơi thờ riêng biệt nào, vì Chúa Kitô chính là đền thờ thật của Thiên Chúa. Tuy nhiên trong thế giới Công giáo đã có rất nhiều thánh đường và các nơi thánh, vì con người cần những nơi riêng biệt đó để gặp nhau và những nơi thánh nhắc nhớ họ về thực tại mới này (là thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và sự thật). Mỗi nhà thờ của Thiên Chúa đều là biểu tượng Nhà Cha chúng ta ở trên Trời, mà chúng ta đang hành hương tiến về nơi đó. (YouCat, số 189)

SUY NIỆM: Thực ra ta có thể cầu nguyện khắp nơi – trong rừng, ngoài biển, trên giường. Nhưng chúng ta không phải là tinh thần thuần túy. Vì là con người, chúng ta có xác, cần phải nhìn nhau nghe nhau, cảm thấy sự có mặt của nhau, chúng ta cần một nơi cụ thể để gặp nhau, để là “Thân thể Chúa Kitô”. Chúng ta phải quỳ gối để thờ phượng Chúa; chúng ta phải ăn bánh đã được truyền phép; chúng ta phải lên đường với thân xác của mình khi Người mời gọi. Và, bên lề đường một cây thánh giá sẽ nhắc nhở ta: thế giới thuộc về ai và chúng ta lên đường đến với ai. (YouCat, số 189 t.t.)

LẮNG NGHE: Hãy nhìn nhận CHÚA là Thượng Đế, chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người, ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt. Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn, tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi, tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người. Bởi vì CHÚA nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín. (Tv 100:3-5)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”, xin giúp con ý thức sự hiện diện của trong nhà tạ của mỗi nhà thờ để bày tỏ sự trang nghiêm tôn kính.

THỰC HÀNH: Nhìn lại cách ăn mặc của bạn khi đến nhà Chúa, đừng lộ liễu như đi dạ hội và cũng đừng bê bối như đi chợ vậy. Nhà thờ là nơi Chúa ngự, chọn lựa cách ăn mặc cho xứng đáng nhé.

From: Đỗ Dzũng

YouTube player

Trong nhà Chúa tôi sẽ định cư – Sr. Trầm Hương, FMSR